Đường thị trường vốn phản ánh mối quan hệ giữa lợi suất kỳ vọng và độ dao động của danh mục. Hay nói cách khác đường thị trường vốn phản ánh tính chất chung của thị trường, nếu một tài sản hay một danh mục nằm trên đường thị trưồng vốn thì ta nói tài sản hay danh mục đó đựơc định giá đúng theo giá trị của thị trường
_ Nếu danh mục đó nằm trên đường thị trường vốn thì ta nói danh mục đó thực thi tốt
_ Nếu danh mục đó nằm dưới đường thị truờng vốn ta nói danh mục đó thực thi không tốt.
49 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và quản lý danh mục đầu tư tại tổng công ty cổ phần tài chính dầu khí Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hực tế xảy ra (trong tương lai) có thể cao hơn hay thấp hơn tỷ suất lợi nhuận mong đợi.
Để đo lường rủi ro của DMĐT ta thường dung phương sai hoặc độ lệch chuẩn của lợi suất thu được. Không giống lợi suất, việc xác định độ lệch chuẩn của DMĐT rất phức tạp do ảnh hưởng của yếu tố hiệp phương sai, tức là mức độ quan hệ rủi ro của các chứng khoán trong DMĐT. Hiệp phương sai giữa lợi suất của hai tài sản là chỉ tiêu đo lường mức độ quan hệ tuyến tính giữa hai chứng khoán.
Công thức tính phương sai của DMĐT:
+) Độ dao động của danh mục:
Các tham số ri, si , , V do thị trường quyết định nên để điều chỉnh.
II. Nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán
Quản lý danh mục đầu tư là một nghiệp vụquan trọng trong kinh doanh chứng khoán ,là công cụ hữu hiệu để hạn chế rủi ro và tối đa hoa lợi nhuận.Vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lý danh mục đầu tư một cách tối ưu nhất.Một danh mục đầu tư có thể bao gồm tất cả các chứng khóan trên thị trường như cổ phiếu, trái phiếu hay các giấy tờ sở hữu bất động sản….
Vì sao cần quản lý danh mục đầu tư?
-Thứ nhất đa dạng hoá danh mục đầu tư là nhu cầu của người đầu tư có trường hợp giá cả của mọi chứng khoán được định giá đúng nhưng mỗi chứng khoán vẫn chứa đựng rủi ro và những rủi ro này có thể san sẻ thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư.
-Thứ hai: việc lựa chọn danh mục đầu tư phải tính đến ảnh hưởng của thuế. Nhà đầu tư phải chịu mức thuế caothường không mong muốn trong danh mục củamình co nh ững chứng khóan giống như trong danh mục của những người chịu thuế thấp
-Thứ ba: quản lý danh mục đầu tư là cần thiết vì liên quan đến lứa tuổi khách hàng đầu tư , các nhà đầu tư ở những lứa tuối khác nhau sẽ có nhu cầu riêng trong việc lựa chọn danh mục đầu tư và liên quan đến rủi ro.Thông thường người già thích đầu tư vào những chứng khoán có độ an toàn cao như trái phiếu chính phủ, còn những người trẻ lại thích đầu tư vào những chứng khoán có mửc rủi ro cao nhưng kìvọng mức lợi tức cao.
Một giả định cơ bản của lý thuyết danh mục đầu tư là những người đầu tư đều mong muốn đạtđựơc mức lợi suất đầu tư tối đa ứng với mỗi mức rủi ro của danh mục. Nếu phải lựa chọn giữa hai loại tài sản cùng đem lại mức lợi suất đầu tư như nhau thì họ sẽ chọn loại tài sản có mức rủi ro thấp hơn.Tuy nhiên điều này không có nghĩa là tất cả những nhà đầu tư đều có mức ngại rủi ro như nhau mà còn tuỳ thuộc vào mức chấp nhận rủi ro của mỗi người trong mối tương quan với lợi suất đầu tư mà họ có thể chấp nhận đựơc.Từ đó lý thuyết tài chính đưa ra một quan điểm được chấp nhận chung là bất cứ một nhà đàu tư hợp lý nào đều có một mức ngại rủi ro nhất định khi đầu tư.
1. Mức ngại rủi ro và hàm hữu dụng
Trong lý thuyết đầu tư , khái niệm mức ngại rủi ro được coi như nền móng cơ bản trong việc phân tích quyết định đầu tư. Lý do là hầu hết các nhà đầu tư đều có mực ngại rủi ro nhất định,song ở mức độ khác nhau.Mỗi nhà đầu tư đều có một mức ngại rủi ro nhất định ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào tâm lý và khối lượng tiền sở hữu. Các nhà kinh tế học tài chính hiện đại đã xây dựng lý thuyết hàm hữu dụng biểu thị mối quan hệ hữu dụng của một đơn vị tiền tệ kiếm thêm vớimức độ rủi ro của khoản đầu tư và mức ngại rủi ro của nhà đầu tư.
Với giả thiết này họ đưa ra công thức cho mối tương quan rủi ro và mức đền bù rủi ro tương xứng.Mỗi nhà đầu tư phải gắn một mức độ chấp nhận rủi ro nào đó( hay giá trị hữu dụng ) vào những danh mục đầu tư ngang nhau dựa trên lợi suất đầu tư ước tính và rủi ro của danh mục đó.
Công thức hợp lý thể hiện mối tương quan giữa mức ngại rủi ro theo thang điểm sau: U = E ( r) – 0,5A.σ2
Trong đó: U là giá trị hữu dụng, A là chỉ số biểu thị mức ngại rủi ro của nhà đầu tư,hằng số 0,5 là một con số quy ước theo thông lệ của xác suất thống kê diễn tả mối quan hệ giữa lợi suất ước tính bình quân E(r) và độ lệch chuẩn σ của giá trị bình quân đó.
Phương trình hàm hữu dụng cho thấy sự nhất quán với quan điểm cho rằng giá trị hữu dụng sẽ tăng lên nếu kết quả tỷ suất lợi nhuận ước tính tăng và giá trị hữu dụng sẽ bị giảm đi nếu mức độ rủi ro tăng.Chỉ số A biểu thị mức độ ngại rủi ro của nhà đầu tư.Mối nhà đầu tư khác nhau sẽ có một chỉ số A khác nhau, tuỳ thuộc vào tâm lý của nhà đầu tư đó và khối lượng của cải mà họ sở hữu.
Thông thường , đối với cùng một khoản đầu tư thì các nhà đầu tư có mức ngại rủi ro cao hơn sẽ đòi hỏi mức đền bù rủi ro tương ứng nhiều hơn mới chấp nhận đầu tư . Các nhà đầu tư khi xem xét những danh mục đầu tư khác nhau( có những cặp lợi nhuận ước tính- mức độ rủi ro khác nhau) sẽ chọn danh mục đầu tư nào đemlại cho họ giá trị hữu dụng Ulớn nhất ( nghĩa là có cặp lợi nhuận ước tính- mức độ rủi ro tốt nhất)
Đặc biệt ,trong trường hợp danh mục đầu tư không có rủi ro ,nghĩa là khi yếu tố phương sai bằng 0, thì giá trị hữu dụng của nó sẽ bằng với tỷ suất lợi nh uận ước tính.
σ2 =0 → U = E (r) ( danh mục đầu tư không có rủi ro)
Để phân tích hành vi ra quyết định đầu tư , theo cách tiếp cận về giá trị hữu dụng như trên ,chúng ta có thể so sánh những giá trị hữu dụng với tỷ suất lợi nhuận trong trường hợp đầu tư khong có rủi ro khi tiến hành lựa ch ọn giữa một danh mục đầu tư có rủi ro và một danh mục đầu tư an toàn.Giá trị hữu dụng của mộtdanh mục đầu tư còn được gọi theo cách thức của thống kê họclà tỷ lệ”tương đương chắc chắn” của danh mục đầu tư.
Tỷ lệ tương đương chắc chắn của danh mục đầu tư làmức tỷ suất lợi nhuận đạt đựơc chắc chắn của một danh mục đầu tư không có rủi ro được nhà đầu tư chấp nhận và xem như mức độ hấp dẫn tương đương để so sánh với danh mục đầu tư có rủi ro.
Nói cách khác, mộtdanh mục đầu tư có rủi ro được xem là hấp dẫn nếu lợi suât CE của nó vượt quá mức lợi suất của một danh mục đầu tư không rủi ro được dùng làm chuẩn để so sánh(thông thường người ta dùng lãi suất tín phiếu kho bạc của chính phủ như là danh mục đầu tư khôngcó rủi ro để so sánh)Mộtnhà đầu tư có mức ngại rủi ro cao khi xem xét quyết định đầu tư có thể sẽ có một tỷ lệ lợi suất CE khá thấp đối với một danh mục đầu tư có rủi ro nào đó.Nếu CE thấp hơn lợi suất đầu tư không rủi ro được dùng làm chuẩn so sánh, ngay cả khi danh mục rủi ro đó có mức đền bù rủi ro dương, thì nhà đầu tư cũng không thể chấp nhậndanh m ục đầu tư rủi ro đó.Ngược lại một nhà đầu tư có mức ngại rủi ro thấp hơn, sẽ có mức lợi suất CE cao hơn đối với cùng một danh mục đầu tư có rủi ro đó. Nếu CE cao hơn mức lợi suất chuẩn nêu trên thì nhà đầu tư có thể thích danh mục đầu tư có rủi ro đó hơn là danh mục đầu tư phi rủi ro được dùng làm chuẩn so sánh.
Giá trị hữu dụng còn được gọi là tỷ lệ tương đương chắc chắn
CE = U = E ( r) – 0,5A.σ2
- Trong thực tế, không chỉ gồm những nhà đầu tư ngại rủi ro mà còn có những nhà đầu tư trung dung với rủi ro có hệ số A=0 và những người thích rủi ro A<0.
Những nhà đầu tư trung dung là nhứng người đánh giá mức độ hữu ích của mộtdanhmục đầu tư chỉ căn cứ trên lợi nhuận ước tính E(r), mà không quan tâm đến mức độ biến động hay rủi ro của danh mục đầu tư đó. Đối với những nhà đầu tư này, một tỷ lệ tương đương chắc chắn của danh mục đầu tư bằng chính lợi nhuận ước tính.
A=0 →U=CE=E(r) – 0,5A σ2= E(r)
Những người đầu tư thích rủi ro là những ngưồi xem rủi ro như một cơ hội để thu được mức lợi suất cao, một động cơ để họ quyết định đầu tư. Danh mục đầu tư có mức rủi ro càng cao sẽ càng làm họ ham thích vì họ hy vọng vào khả năng thu lợi nhuận lớn.Sự khác nhau giữa 3 loại “ngại rủi ro “,”trung dung” và “thích rủi ro” là ở chỗ. NHững người đầu tư “ngại ruiro” luôn luôn cân nhắc mối quan hệ của cả hai yếu tố lợi nh uận và rủi ro trong tổng thể giá trị hữu dụng ,trong khi đó người đầu tư trung dung với rui ro chỉ quan tâm đến yếu tố lợi nhuận , còn người “thích rủi ro” chỉ quan tâm đến yếu tố rủi ro. Tuy nhiên lý thuyết tài chính cho rằng đa số những người đầu tư đều ngại rủi ro. Do vậy, mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận đựơc xây dựng trên cơ sở tâm lý của số đông này.
2. Lợi suất và rủi ro của danh mục đầu tư
2.1. Lợi suất của danh mục
Lọi suất đầu tư ước tính của danh mục đầu tư làbình quân gia quyền (theo tỷ trọng vốn đầu tư vào từng loại tài sản kí hiệu là w) của lợi suất thu được từ mỗi loại chứng khoán có trong danh mụcđầu tư đó. Điều này đồng nghĩa với lợi suất ước tính của một danh mục đầu tư là trung bình trọng số của các lợi suất ước tính thu được từ mỗi loại chứng khoán trongdanh mục đầu tư đó.
E (rp) = w1E(r1) + w2E(r2) +…+wnE(rn)=
Giả sử một danh mục đầu tư có chứng khoán A,B,C với tỷ trọng các chứng khoán có trongdanh mục là : wA= 0.5, wB= 0.3, wC= 0.2 và lợi suất ước tính tương đương là 7%, 6%,11.4%. thì lợi suất ước tính toàn danh mục là:
E(rp)= 0.5*7 + 0.3* 6+ 0.2* 11.4 =7.58%
2.2.Rủi ro của danh mục đầu tư và đa dạng hoá danh mục đầu tư
2.2.1 Rủi ro của danh mục
Như chúng ta đã biết ,sự hiện diện của rủi ro có nghĩa là có khả năng xuất hiện nhiều kết quả khác nhau từ một nguyên nhân ban đầu. Do vậy, thước đo của toàn bộ rủi ro chính là khả năng khôngchắc chắn về kết quả thu được,hay sự biến thiên của kết quả đó, được các nhà thống kê lượnghoá bẳng độ lệch chuấn của lợi suất thu được. CŨng giống như từng chứng khoán riêng lẻ,,rủi ro tổng thể của danh mục được định nghĩa là khả năng biên động trong tương lai.
Thước đo của tòan bộ rủi ro chính là khả năng không chắc chắn về kết qủa thu được,hay sự biến thiên của kết quả đó được các nhà thống kê lượng hóa bằng độ lệch chuẩn của lợi suất thu được.
2.2.2 Đa dạng hoá danh mục đầu tư
+ Nếu danh mục đầu tư càng đa dạng càng có nhiều khả năng giảm thiểu rủi ro không hệ thống.
+ Rủi ro hệ thống là rủi ro của cả thị trường nênkhông thể giảm thiểu được.
+ Phần rủi ro hệ thống luôn tiềm ẩn nên bất kì một danh mục nào cũng đều chứa đựng rủi ro, ít nhất là phần rủi ro hệ thống.
3. Lý thuyết thị trường hiệu quả và tính ngẫu nhiên của thị trường
3.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả
Một thị trường vốn hiệu quả là nơi mà gía chứng khóan điều chỉnh nhanh chóng mỗi khi xuất hiện thông tin mới và do đó mức giá hiện tại của một chứng khoán bất kì là kết quả phản ánh mọi thông tin liên quan đến nó.Hiệu quả của thị trường vốn cũng là một trong những vần đề gây tranh cãi nhất trong các nghiên cứu đầu tư bởi các ý kiến đánh giá về hiệu quả này là rất khác nhau.
Thị trường hiệu quả đựoc hiểu theo 3 khía cạnh: Phân phối hiệu quả , hoạt động hiệu quả và thông tin hiệu quả .Một thị trường chỉ đựoc coi là hiệu quả hoàn toàn khi đồng thời đạt được hiệu quả trên cả 3 mặt trên.
- Thị trường được coi là hiệu quả về mặt phân phối khi các nguồn tài nguyên khan hiếm được phân phối được sử dụng một cách tốt nhất. Điều này có nghĩa là chỉ những người trả gía cao nhất cho các nguồn tài nguyên đó mới được sử dụng chúng. Đối với thị trường vốn và thị trường chứng khoán, vai trò của nó là phân phối các nguồn vốn có thể đầu tư sao cho có hiệu quả tôt nhất.
- Thị trường được coi là có hiệu quả về mặt hoạt động khi các chi phí giao dịch trong thị trường đó được quyết định theo quy luật cạnh tranh. Khi chi phí giao dịch bằng 0 thì thị trường được coi là hiệu quả. Tuy nhiên trên thực tế các thị trường sẽ không tồn tại nếu hoạt động của những người vận hành thị trường không được bù đắp.
-Thị trường được coi là hiệu quả về mặt thông tin nếu giá hiện hành phản ánh đầy đủ và tức thời tất cả các thông tin có ảnh hưởng đến thị trường.
Tuy ba mặt cấu thành này của thị trường hiệu quả có sự gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau nhưng trong lý thuyết thị trường hiệu quả , người ta giả định rằng thị trường chứng khoán có hiệu quả về mặt phân phối và hoạt động. Vì vậy chúng ta chỉ xét đến thị trường này trong điều kiện hiệu quả về mặt thông tin. Khi nói đến thị trường hiệu quả thì đồng nghĩa với quan điểm là thị trường hiệu quả về mặt thôngtin.
Từ đó , giả thiết về thị trường hiệu quả được phát biểu như sau:
Thị trường hiệu quả là thị trường mà trong đó giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ tức thời tất cả các thông tin hiện có trên thị trường. Khi giả thiết này đúng có nghĩa là giá cả chứng khoán được xác định tại mức công bằng và phản ánh đầy đủ thông tin hiện có trên thị trường , việc giá tăng hay giảm là do và chỉ do nó phản ứng với các thông tin mới. Mà thông tin mới là thông tin không thể dự đoán được.Do vậy sự thay đổi về giá chứng khoán do tác động của những thông tin mới cũng là không thể dự đoán được.Tức là giá chứng khoán thay đổi một cách ngẫu nhiên và không dự đoán được.
3.2. Học thuyết về tính ngẫu nhiên
Nói một cách khái quát người ta có thể thấy rằng :bất cứ một thông tin nào được sử dụng để dự đoán diễn biến của cổ phiếu đã được phản ánh hoàn toàn trong giá của cổ phiếu đó.Chừng nào còn có những thông tin khác chỉ ra rằng giá cổ phiếu đang bị đánh giá dưới giá trị các nhà đầu tư sẽ đổ xô vào việc mua chứng khoán này và ngay lập tức giá cổ phiếu sẽ bị đẩy lên ơ rmức hợp lý mà tại đó lợi suất của nó đúng bằng lợi suất bình thường đủ để bù đắp cho rủi ro của cổ phiếu đó.
Nhưng giả thiết này tất cả các thông tin đều có thể tiếp cận được, gía của cổ phiếu chỉ có thể tăng hay giảm khi xuất hiện những thông tin đựoc coi là mới. Những thông tin mới là những thông tin không thể dự đoán đựơc. Nếu là loại thông tin dự đoán đựoc thì những dự đoán đó đã sẵn sàng được phản ánh vào trong giá cổ phiếu. Vì vậy giá cổ phiếu khi nhận được những thông tin mới cũng sẽ thay đổi không thể dự đoán được.
Đây cũng chính là cốt lõi của lý luận cho rằng giá của cổ phiếu diễn biến một cách ngẫu nhiên.
3.3 Các hình thái thị trường hiệu quả
Có 3 loại hình thái:
- Hình thái yếu của thị trường
HÌnh thái này xuất hiện với giả thiết rằng giá cả của chứng khoán đã phản ánh đầy đủ và kip thời những thông tin trong quá khứ về giao dịch của thị trường như khối lượng gíao dịch giá cả chứng khoán….
Khi dạng hình thái yếu của thị trường tồn tại thì các nhà phân tích kỹ thuật trở nên bị vô hiệu hoá . Bất cứ một thông tin nào có được trong quá khứ đều đã được phân tích bởi hàng nghìn các nhà phân tích trên thị trường. Những chuyên gia này đã hành đôngj theo cách mà họ đã tìm ra và điều này rất nhanh đựoc phản ánh trong giá cổ phiếu. Giả sử những thôngtin này chứa đựng những dấu hiều về tương lai, khi đó các nhà đầu tư sẽ tìm mọi cách để khai thác triệt để dấu hiệu này . Cuối cùng những thông tin này trở thành sự hiểu biết của tất cả các công chúng và do vậy gía của cổ phiếu sẽ nhanh chóng được điều chỉnh thăng bằng lại.
- Hình thái trung bình của thị trường
HÌnh thái này nhận định rằng giá cả của chứng khoán đã phản ánh tất cả những thông tin liên quan đến công ty được công bố ra đối với công chúng . Ngoài những thôngtin trong quá khứ những thôngtin cơ bản của công ty mà công chúng đầu tư có thể dễ dàng thu đựoc như năng lực sản xuất , chất lượng quản lý , những thôngtin cần thiếtc ủa công ty đang cạnh tranh… đều được phản ánh trong giá của chứng khoán.
Nếu hình thái trung bình của thị trường tồn tại khôngcó hình thức nào có khả năng đem lại cho nhà đầu tư lợi nhuận siêu ngạch nếu việc phân tích chỉ dựa trên những số liệu từ nguồn được công bố ra công chúng và những thôngtin dự đoán cả thị trường đều biết.
- Hình thái mạnh của thị trường
HÌnh thái này cho rằng giá của cổ phiếu đã phản ánh tất cả những thôngtin cần thiết có liên quan đến côngty , thậm chí cả những thôngtin nội gián.
Điều này nói lên rằng các thị trường phản ứng nhanh chóng với bất kỳ thôngtin nào kể cả những thông tin mang tính chất nội bộ hay cá nhân làm cho khả năng tìm kiếm lợi nhuận siêu ngạch khó xảy ra Như vậy hình thái này không cho phép tồn tại phân tích kỹ thuật lẫn cơ bản.
III. Quy trình thiết lập và quản lý một danh mục đầu tư
Tìm hiểu thị trường
Việc tìm hiểu thị trường giúp cho nhà đầu tư có cái nhìn toàn cục về thực trạng của thị trường chứng khoán- nơi mà họ đang đặt kì vọng khai thác lợi nhuận.Khi tìm hiểu thị trường nhà đầu tư nên tập trung vào các thông tin sau:
- Quá trình phát triển của thị trường (ổn định haykhông)
- Các biến cố lịch sử của thị trường và lý giải các biến đó
- Các nhân tố vĩ mô và vi mô có thể gây ảnh hưởng đến thị trường
- Tình trạng hiện tại của thị trường
Khi đó nhà đầu tư có thể chủ động nhận biết các đặc điểm về quy luận vận động của thị trường cũng như xác định được xuất phát điểm tham gia vào thị trường của mình đang ở đâu trong chu trình vận động ấy.
Xác định chứng khoán mục tiêu
Thôngqua việc tìm hiểu thị trường và phân tích sơ bộ dựa trên những thông tin đại chúng NĐT tiến hành sơ bộ lọc ra các mã chứng khoán có khả năng đầu tư dựa trên những phán đoán ,hiểu biết và mụctiêu đầu tư của mình.
Thu thập và sàng lọc thông tin
Thu thập và sàng lọc thông tin là một quá trình thường xuyên trước và sau khi tiến hành đầu tư .Với nhóm chứng khoán tiềm năng đã được chọn lọc từ bước trên ,NĐT có thể tập trung thu thập và phân tích thông tin chi tiết hơnđể lựa chọn chứng khoán tối ưu cho danh mục đầu tư của mình.Trong quá trình chọn lọc thành phần,NĐT cũng nên chú trọng phân tán rõ ràng bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư .
Ví dụ :NĐT có thể kết hợp chứng khóan theo sự đối trọng về mức độ rủi ro có tần suất dao động lớn kết hợp với các chứng khoán có tần suất dao động nhỏ.Việc đa dạng hoá danh mục giúp NĐT tránh được rủi ro hệ thống khi trong danh mục xuất hiện quá nhiều những chứng khoán có cùng một tập tính vận động.
Xác định các tiêu chí đầu tư
Việc xác định tiêu chí đầu tư giúp cho NĐT không rơi vào tình thế bị động trong kinh doanh.Bên cạnh đó NĐT cần xác định các chiến lược quản lý dang mục đầu tư phù hợp.Có 3 chiến lược:
- Chiến lược quản lý thụ động
- Chiến lược quản lý bán chủ động
- Chiến lược quản lý chủ động
5. Theo dõi danh mục đầu tư
Đây là quá trình giám sát danh mục dựa trên các tiêu chí đầu tư đã đề ra từ bước trên.Trong bước này thông tin tiếp tục được cập nhật và phân tích theo mức độ thường xuyên có thể có của nhà đầu tư.
Mức độ ấy có thể khác nhau giữa mỗi nhà đầu tư, song phải đảm bảo phát hiện kịp thời được những biến động bất thường của thị trường và của chứng khóan thànhphần trong trường hợp các tiêu chí đầu tư đạt mức hoặc bị vi phạm NĐT nên lập tức trở lại bước 3 để xác định nguyên nhân của biến động và tiến hành điều chỉnh sửa tiêu chí đầu tư ,thanh lý hoặc cắt lỗ.
Đặc biệt với những biến động lớn và bất thường NĐT nên theo dõi sát sao diễn biến thị trường thay vì chỉnh sửa tiêu chí đã đặt ra.
6. Thanh lý danh mục đầu tư
Đây là bước cuối cùng dễ dàng và cũng là khó khăn nhất .Dễ dàng vì khi NĐT nhận đựơc tín hiệu cho phép thanh lý một phần hoặc toàn bộ chứng khoán danh mục thì tác động duy nhất phải làm là bán chứng khoán,còn khó khăn là NĐT phải đối mặt với quyết định bán chứng khoán vào thời điểm thị trường đang có những biến động tăng hoặc giảm mạnh..Hay đó là tình huống mà NĐT phải đối mặt với tâm lý càng để càng lãi trong điều kiện thị trường thuậnlợi hoặc chấp nhận từ bỏ một phần tài sản của mình khi thị trường suy giảm.
7. Đánh gía hiệu quả thực thi danh mục đầu tư
So sánh việc thực hiện danh mục đầu tư tối đã lập với một danh mục đối chứng theo các chỉ tiêu đã trình bày ở phần sau để từ đó rút ra kết luận
IV. Yêu cầu của việc quản lý danh mục đầu tư
Yêu cầu của việc quản lý danh mục đầu tư trong từng chiến lược quản lý danh mục đầu tư là khác nhau trong chiến lược quản lý thụ động
Đối với chiến lược quản lý danh mục đầu tư chủ động yêu cầu đặt ra đối với các nhà đầu tư là :
_ Khả năng đem lại lợi nhuân trên mức trung bình ứng với mỗi mức độ rủi ro. Đối với các nhà đầu tư ứng với mỗi mức độ rủi ro nhất định lợi suất đầu tư càng cao càng tốt . Điều này có thể thực hiện được nhờ khả năng dự đoán thời cơ thị trường hoặc khả năng lựa chọn và nắm giữ các loại chứng khoán có lợi nhất.
- Khả năng đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm loại bỏ các rủi ro không hệ thống . Đây là yếu tố thứ hai cần xét đến trong đánh giá hiệu quả quản lý danh mục đầu tư khác với rủi ro hệ thống ( rủi ro thị trường ) , rủi ro không hệ thống có thể bị xoá bỏ nếu danh mục đầu tư được đa dạng hoá một cách hoàn hảo . Có thể đánh gía mức độ đa dạng hoá trên cơ sở xem xét mối tương quan giữa lợi suất danh mục đầu tư với lợi suất danh mục thị trường. Một danh mục đầu tư hoàn haỏ phải đảm bảo lợi suất của nó biến động giống như lợi suất danh mục thị trường. Nói cách khác lợi suất tương quan của hai danh mục này phải bằng 1.
CHƯƠNG II.
XÂY DỰNG TIÊU CHÍ LỰA CHỌN CỔ PHIẾU.
I. Một số căn cứ cơ bản để lựa chọn cổ phiếu.
1. Căn cứ vào chỉ tiêu tài chính
Chỉ tiêu tài chính quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là ROA và ROE. Trong đó ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu được tính bằng lợi nhuận sau thuế / vốn chủ sở hữu. Còn ROA phản ánh khả năng sinh lời của tổng tài sản, được tính bằng lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản. Theo Warren Buffet thì ROA và ROE lớn hơn 20% được coi là hợp lý.
Với tiêu chuẩn này chúng ta có thể loại bỏ tất cả các cổ phiếu có ROA và ROE < 20%.Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này chúng ta có thể mua phải cổ phiếu có ROE và ROA lớn hơn nhưng giá thị trường đã quá cao thì sẽ không có hiệu quả. Để hỗ trợ cho vấn đề này ta cần quan tâm đến chỉ số P/E.
2. Căn cứ vào chỉ số P/E
P/E là phản ánh giá của cổ phiếu (P) gấp bao nhiêu lần thu nhập của cổ phiếu (EPS). Đánh giá chỉ số P/E có nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Tuy nhiên theo Warren Buffet thì P/E 20%.
Vấn đề đặt ra là nếu sử dụng những chỉ tiêu đó chúng ta có thể loại bỏ những cổ phiếu tốt nhưng áp dụng những chỉ tiêu đó chúng ta có thể hạn chế đựoc rất nhiều rủi ro khi lựa chọn cổ phiếu. Thực tế tại thị trường chứng khoán Việt Nam cho thấy một số cổ phiếu có ROE và ROA > 20% và P/E <20% nhưng gía không tăng hoặc tăng rất chậm. Do đó cần so sánh tốc độ tăng giá của những cổ phiếu trên so với VN_INDEX.
3. Căn cứ vào tốc độ tăng giảm so với VN_INDEX
Theo căn cứ này , xét trong một khoảng thời gian những cổphiếu mà lúc thị trường giảm có mức độ giảm ít hơn thì khi thị trường tăng nó sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn.
4. Căn cứ vào giai đoạn phát triển.
Trong các giai đoạn khác nhau của thị trường phục hồi thì các cổ phiếu khác nhau sẽ có tốc độ tăng chậm khác nhau.Chẳng hạn giai đoạn đầu của sự phục hồi các cổ phiếu đầu tầu thônng thường sẽ tăng giá trước
II. Xây dựng tiêu chí lựa chọn chứng khoán cho danh mục đầu tư tại PVFC.
1. Một số chỉ số tài chính dùng để phân tích chứng khoán.
Chỉ tiêu vốn điều lệ: Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các thành viên của doanh nghiệp góp và được ghi vào điều lệ của doanh nghiệp. Đối với một số doanh nghiệp, pháp luật quy định vốn điều lệ không được thấp hơn số vốn pháp định – là mức vốn tối thiểu phải có quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Đây không phải là khoản nợ nên các công ty cổ phần được toàn quyền sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh mà không phải lo trả cho chủ sở hữu của nó. Điều này cho thấy mức độ tự chủ trogn sản xuất kinh doanh của các công ty góp vốn cổ phần càng lớn thì mức độ tự chủ về vốn trong sản xuất kinh doanh càng cao. Ngược lại không thể nói một công ty có mức độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh cao khi phần lớn tài sản của nó lại được tài trợ từ các nguồn vốn vay nợ hoặc chiếm dụng từ bên ngoài.
Do tính chất như vậy của vốn điều lệ nên có thể dựa vào tiêu chí vốn điều lệ để xem xét đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Ở chuyên đề này tôi sẽ lọc và lựa chọn cổ phiéu của những công ty có mức vốn điều lệ lớn hơn 100 tỷ đồng kết hợp với hệ số β > 0 – đó là những cổ phiếu có tính tăng trưởng ổn định trên thị trường.
2. Lựa chọn cổ phiếu theo lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.
Thị trường ViệtNam phát triển chưa ổn định , giá cổ phiếu biến động bất thường nên mặc dù nhiều nhà đầu tư đã thuộc lòng những nguyên tắc, kĩ thuật mua bán đã được các chuyên gia đưa ra nhưng vẫn bị thua lỗ,vì các lý thuýêt đó chỉ phù hợp với thị trường hoàn hảo, vì vậy khi quyết định đầu tư nhà đầu tư cần đặt công ty vào trong môi trường Việt Nam để phân tích nhiều yếu tố về xu hướg phát triển chung , phát triển ngành, quan tâm đến những văn bản luật có liên quan đến ngành, lãi suất và lạmphát cũng như khôngthể bỏ qua những mối quan hệ giữa Việt Nam và thế giới.
Do vậy việc xác định xu hướng phát triển ngành nhằm lựa chọn công ty nào cổ phiếu nào để đầu tư là cực kí cần thiết
Cơ phiếu thuộc nhóm ngành phòng thủ đây là những ngành liên quan đến nhu cầuhàng ngày của mọi người như duợc phẩm , y tế may mặc điện nước, giao thông. Nhóm ngành này không bị suy yếu nhưng cũng không dễ tăng trưởng cao .
Trong bối cảnh gía tiêu dùng ở tất cả các quốc gia trên thế giới đang ở mức cao như hiện nay, khiến cho lạm phát cónguy cơ tăng mạnh các nhà đầu tư nên xem xét đầu tư vào cổ phiếu của các công ty lương thực thực phẩm y tế… Bởi lẽ nhóm ngành này không liên quan nhiều đến những thay đổi vĩ mô và nó phục vụ những nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người.
Bên cạnh đó những ngành chịu ảnh hưởng nhiều như ngân hàng, bất động sản hay nhóm ngành sản xuất khác thuộc nhóm ngành tấn công . Đây là nhóm ngành có lợi nhuận cao nhưng rủi ro cũng lớn. Ngoài ra còn có một số ngành thuộc nhóm đặc biệt khi sủ dụng những nguyên liệu đặc biệt như sản xuất xe máy hoặc công nghệ thông tin với những chương trình sáng chế độc quyền…Việc lựa chọn danh mục cổ phiếu còn tuỳ thuộc vào lợi nhuận kì vọng của các nhà đầu tư , tuy nhiên nên cơ cấu danh mục một cách hợp lý.
Vì vậy trong chuyên đề tổt nghiệp này tôi lựa chọn danh mục cổ phiếu với tiêu chí có một vài cổphiếu ở nhóm ngành “ phòng thủ “để manh tính an toàn và một vài cổ phiếu ở hai nhóm ngành kia, Kết hợp với việc xem xét một vài chỉ tiêu tài chính của công ty đó để lựa chọn đuợc những cổ phiếu có khả năng mang lại lợi nhuận cao.
CHƯƠNG II:
XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN TÀI CHÍNH DẦU KHÍ VIỆT NAM
I . Các mô hình lý thuyết sử dụng để phân tích lựa chọn chứng khóan và danh mục đầu tư
1. Mô hình định giá tài sản vốn
Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) được coi là cốt lõi của lý thuyết kinh tế tài chính hiện đại Dựa trên nền tảng đó vào những năm giữa thập niên 60, ba nhà kinh tế học William Sharpe, John Lintner và Jack Treynor đã đưa ra mô hình CAPM nhằm dự baó tỷ suất sinh lời của chứng khoán thông qua hệ số beta của chứng khoán đó.
Ý tưởng chung đằng sau mô hình đinh giá tài sản vốn là các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư vốn của mình vào bất cứ tài sản gì thì cũng được bù đắp theo 2 cách : gía trị tiền tệ theo thời gian và rủi ro.
1.1. Các giả thiết đối với mô hình
1.1.1 Giả thiết đối với nhà đâu tư
- Nhà đầu tư e ngại rủi ro
- Nhà đầu tư lựa chọn danhmục đầu tư nhằm tối đa hoá lợi ích kì vọng
_ Số lượng các nhà đầu tư đủ lớn để có thể xem như mỗi nhà đầu tư là tác nhân cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường tài chính.
-Các nhà đầu tư trên thị trường đồng nhất trong đánh giá về lợi suất kỳ vọng và rủi ro của các tài sản.
1.1.2 Giả thiết đối với các tài sản và thị trường
-Các tài sản có số lượng cố định có thể chia nhỏ tuỳ ý và đều được giao dịch trên thị trường.
-Lợi suất của tài sản rủi ro trong chu kì xem xét là các biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn.
- Trên thị trường có các tài sản phi rủi ro với lãi suất phi rủi ro và các nhà đầu tư có thể vay cho vay với lãi suất phi rủi ro.
- Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. là thị trường :
+MỌi thông tin liên quan đến tài sản này đều được công khai và các nhà đầu tư có thể tiếp cận thông tin này mĩên phí.
+ Không có các giới hạn khống chế về khối lượng giao dịch , bán khống tài sản.
+ Không có chi phí giao dịch , môi giới cũng như các chi phí khác liên quan đến giao dịch tài sản.
1.2 Danh mục thị trường và tính hiệu quả của danh mục thị trường
- Ký hiệu: + V= [σij] (i,j= )
σị= cov(ri,rj)
N; số lượng các tài sản rủi ro.
+ rf: lãi suất của tài sản phi rủi ro
=(…)
* danh mục thị trường :
-Vi :tổng giá trị thị trường của tài sản phi rủi ro.i (i=)
= VM: tổng giá trị thị trường của tất cả các tài sản phi rủi ro hay giá trị vốn hoá của thị trường của các tài sản rủi ro.
Wi=; i=; 0≤wi≤1.
=1
Wm=(w1, w2,…, wN)
WM : coi như véctơ tỷ trọng của danh mục đầu tư.
M: được coi là danh mục thị trường khi:
+ chỉ gồm toàn các tài sản rủi ro.
+ Tỷ trọng của tài sản i=
* Cân bằng thị trường và tính hiệu quả của danh mục thị truờng
- Số lượng các nhà đầu tư trên thị trường :K, Hàm lợi ích kỳ vọng của các nhà đầu tư là Uk
- Nhà đầu tư k chọn danh mục Pk là điểm tiếp xúc giữa hàm lợi ích và đường thị trường vốn.Trong đó wk là tỷ trọng nhà đầu tư k đầu tư cho danh mục tiếp tuyến T,(1-wk) là tỷ trọng đầu tư cho danh mục phi rủi ro F.
M
E(RM)
Rf
Pk
T
Danh mục T có tỷ trọng ( t1, t2, …,tN, 0)
Danh mục F có tỷ trọng ( 0, 0,….0,1)
PK = Wk.T + ( 1- wk ) F
Như vậy tỷ trọng đầu tư vào tài sản rủi ro i của nhà đầu tư k là : wk ti
với ( i=, k = )
Ký hiệu :
Vk : Tổng gía trị thị trường của các tài sản của nhà đầu tư thứ k.
Vki : Tổng giá trị thị trường của các tài sản rủi ro thứ I do nhà đầu tư k nắm giữ.
Vki = wk ti Vk với ( i= , k = )
( i= ) tổng gía trị của tất cả các tài sản i do nhà đầu tư nắm giữ hay là mức cầu về tài sản i (i=)
=
Mức cung của tài sản i trên thị trường là Vi (i=)
Trạng thái cân bằng của thị trường là trạng thái cân bằng giữa cung và cầu tài sản . Suy ra : Vi = với i=
Mặt khác :
Do → wMi = ti (i=)
Hay trong điều kiện căn bằng thị trường , danh mục thị trường trùng với danh mục tiếp tuyến. Danh mục T là danh mục hiệu quả nên M cũng là danh mục hiệu quả.
1.3. Đường thị trường vốn và đường thị trường chứng khóan.
1.3.1. Đường thị trường vốn: ( Capital Market line – CML)
- Đường thị trường vốn thể hiện mối tương quan giữa lợi suất kỳ vọng với rủi ro của những danh mục hiệu quả. Thông qua đường CML , với một mức rủi ro nhất định sẽ xác định được giá trị thị trường tương ứng của danh mục đó .
r
CML
M
rf
σi
Phần bù rủi ro thị trường
σM : rủi ro thị trường
giá trị thị trương của một đơn vị rủi ro
1.3.2. Đường thị trường chứng khoán
Một danh mục hay một tài sản bất kỳ đều có gía trên thị trường và đều được xác đinh bằng bằng đường thị trường chứng khóan (SML). Đường thị trường chứng khoán thể hiện mối tương quan giữa lợi suất kỳ vọng và độ rủi ro của các chứng khoán riêng lẻ hoặc của danh mục .
-Mô hình CAPM có dạng :
= rf+ βi(- rf ) : SML
Trong đó: βi =
là độ rủi ro của tài sản , phản ánh rủi ro hệ thống
Βi>1 thì tài sản I là tài sản năng động
: βi<1 thì tài sản i là tài sản thụ động
Tất cả các chứng khoán được định giá đúng đắn đều nằm trên đường SML
Nếu là đỉêm nằm phía trên đường SLM thì chứng khoán đó được định giá thấp hơn giá trị thị trường thực sự của chúng.
Nếu là điểm nằm phía dưới đường SML thì chứng khóan đó được định giá cao hơn giá trị thực sự của chúng
Kết luận : Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) mô tả mối quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận ước tính. CAPM cho rằng rủi ro hệ thống là mối quan tâm của các nhà đầu tư vì nó không thể loại trừ được bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư , hay nói cách khác thị trường chỉ chấp nhận mang lại thu nhập cao hơn cho tài sản có mức rủi ro thị trường lớn hơn. Và theo mô hình CAPM xác đinh lợi suất của một tài sản bằng lợi suất phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro do thị trường bù đắp. Phần bù rủi ro xác định bằng hệ số rủi ro nhân với giá trị thị trường của rủi ro đó.
Tuy vậy ,lý thuyết CAPM được xây dựng trên cơ sở các giả thiết và các giả thiết này không thực tế , các yếu tố đầu vào phức tạp bởi vậy nó gặp rất nhiều hạn chế trong việc áp dụng
2. Lý thuyết lựa chọn danh mục đầu tư theo MARKOWITZ
Đa dạng hoá danh mục đầu tư có thể làm giảm thiểu rủi ro phi hệ thống. Harry Markowitz đã chỉ ra một cách chính xác bằng cách lựa chọn những cổ phần không di chuyển cùng chiều với nhau thì nhà đầu tư có thể làm giảm độ lệch chuẩn tỷ suất lợi nhuận sinh lợi như thế nào. Trong đầu tư tài chính,, nhà đầu tư luôn hướng tới lợi ích cao nhất. Markowitz đã đưa ra mô hình xem xét quan hệ giữa lợi tức tối ưu trung bình và độ rủi ro được đo bẳng phương sai của lợi tức vì vậy có thể gọi mô hình này là mô hình mean – variance.Mô hình đưa ra những bước đi đầu tiên của quản lý danh mục đầu tư : xác định một hệ thống các danh mục đầu tư hiệu quả , tập hợp các danh mục này sữ có một đường cong biên hiệu quả các danh mục chứng khoán rủi ro, thường được gọi là đường biên hiệu quả.
2.1 Các giả thiết của mô hình
- Giả thiết nhà đầu tư là e ngại rủi ro
- Nhà đầu tư đánh giá rủi ro của danh mục dựa vào phương sai của danh mục
- Nhà đầu tư đưa ra quyết định dựa vào đường biên hữu dụng, đường thể hiện mối tương quan giữa lợi suất kỳ vọng và phương sai của tỷ suất lợi nhuận.
- Với cùng một mức rủi ro nhà đầu tư sẽ lựa chọn tài sản( danh mục) có lợi suất kỳ vọng lớn hơn, ngược lại với cùng một mức lợi suất kỳ vọng nhà đầu tư sẽ chọn tài sản có rủi ro thấp hơn.
2.2 Thiết lập mô hình
- Danh mục P có:N tài sản với tỷ trọng : w = (w1, w2…wN)
Véctơ lợi suất các tài sản : R = (r1,r2,…rN)
Lợi suất danh mục :Rp= = (R, W)
Với V là ma trận covarian của danh mục P
(quy ước : R,V, W… là véctơ cột; R’,V’, W’ là vectơ hàng)
Phương sai của danh mục : = W’.V. W
Bản chất của việc xác định các danh mục đầu tư hiệu quả là tại mỗi mức rủi ro nhất định, chỉ quan tâm đến các danh mục có rủi ro lớn nhất.Hoặc ngược lại danh mục mà nhà đầu tư quan tâm là danh mục có mức rủi ro thấp nhất đối với mỗi mức lợi tức dự tính. Trên thực tế hai phương pháp này đều cho kết quả như nhau.
Để định lượng mức độ biến thiên của từng loại chứng khoán trong danh mục đầu tư được đa dạng hoá, ta dùng công thức tính hệ số tương quan, ký hiệu là ρ.
Wi: tỷ trọng tài sản i
Hiệp phương sai của lợi suất tài sản i, j là cov ( ri, rj) =σij
Ma trận hiệp phương sai lợi suất của tài sản N là :
V=
là phương sai của lợi suất tài sản i
Do V là ma trận đối xứng xác đinh dương nên tồn tại ma trận nghịch đảo
V-1 cũng là ma trận đối xứng và xác định dương.
→Danhmục Pcó:
3. Mô hình chỉ số đơn
3.1 Giả thiết
Mô hình chỉ số đơn là mô hình hồi quy của lợi suất kỳ vọng tài sản i theo lợi suất của thị trường. Hệ số β trong mô hình chính là hệ số β trong mô hình CAPM hay nói cách khác theo mô hình một tài sản bất kì trên thị trường bị chịu tác động của hai nhân tố : Nhân tố chung của thị trường và nhân tố riêng có cuả tài sản đó.
Phương trình : ri = αi + βi * rm +εi
Với ri, rj : lợi suất của tài sản và của thị trường
εi đại diện cho nhân tố riêng của tài sản đó.
Giả thiết cơ bản của mô hình:
E(εit) = 0 Tức là nhân tố riêng không ảnh hưởng đến giá trị trung bình của tài sản đó.
Cov(rm, εi ) = 0 không có sự tương quan giữa các lợi suất thị trường và nhân tố riêng của tài sản đó.
Cov(εi, εj) =0 không có sự tự tương quan giữa các nhân tố riêng
3.2 Mô hình
-Mô hình chỉ số đơn:
Ri =αi + βi * rm + εi →Phương trình đường đặc trưng của tài sản i.
Cov (εi, rm) =0
E ( εi) = 0
_ Với P là danh mục bất kỳ :
W = (w1, w2, w3,…, wN)
Rp=
α biểu thị một lợi suấtcố định gắn liền với chứng khoán i . VỚi một chứng khoánkhác nhau thì αi là khác nhau , do thái độ của mỗi rủi ro của tài sản so với thị trường là khác nhau.
Βi đo mức độ nhạy cảm của tài sản I so với thị trường . Nếu βi > 1 thì tài sản i tương ứng là tài sản năng động , nếu βi < 1 thì tài sản i tương ứng là tài sản thụ động .
εiđạidiện cho phần lợi suất riêngcủa chứng khoán i không tương quan với lọi suất của thị trường cũng như mức lợi suất khác của các chứng khoán khác tồn tại trên thị trường.
3.3 Ứng dụng
Phân tích rủi ro danh mục và nguyên lý đa dạng hoá
Tổng rủi ro của tài sản i: σi2
Phương sai lợi suất của thị trường M: σ2M ( rủi ro hệ thống)
Phương sai của sai số : εi : σ2εi ( rủi ro phi hệ thống- rủi ro riêng của tài sản i)
Xét danh mục P: W = (w1, w2, w3,…, wN) với i=
Ta có, lợi suất của danh mục rp =
Nếu ri tuân theo mô hình SIM:
rp= (αi + βiM. rM + εi)
rp= αp+ βpM.rM+ εp
Với :
, ,
Điều kiện : Cov(ri.εi)=0, E(εi)=0, Cov(εi,εj)=0 ( i,j= )
TỔng rủi ro của danh mục P:
Trong đó:
Rủi ro riêng , rủi ro phi hệ thống của danh mục
rủi ro hệ thống hay rủi ro thị trường
Nguyên lý đa dạng hoá:
Nếu chọn : Wi= khi N →
Thì : → 0 Như vậy rủi ro phi hệ thống của danh mục bị triệt tiêu.
Đối với danh mục phi hiệu quả, đa dạng hoá để giảm thiểu rủi ro phi hệ thống .Cho nên khi định gía tài sản hoặc danh mục, người ta chỉ tính tới rủi ro hệ thống của danh mục.
Rủi ro hệ thống
Rủi ro hệ thống
σ
Kết luận :
Như vậy theo mô hình chỉ số đơn, lợi suất của một tài sản chịu tác động của biến động chung của lợi suất thị trường và biến động của lợi suất riêng của chính nó. Từ đó có thể phân tích, rủi ro của một tài sản bao gồm rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống.
So với mô hình CAPM, các giả thiết của mô hình chỉ số đơn dơn giản rất nhiều, ta có thể dùng mô hình này để ước lượng hệ số β trong mô hình CAPM.
4. Đánh gía việc thực thi danh mục đầu tư.
4.1. Phương pháp Treynor
- Treynor triển khai thành công thức đánh giá động thái của danh mục đầu tư như sau:
T=
Trong đó:
Rp: tỷ suất lợi nhuận của danh mục Ptrong khoảng thời gian đánh giá
Rf : Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro bình quân ( lợi suất tín phiếu kho bạc trong cùng khoảng thời gian)
Βp : hệ số rủi ro hệ thống của danh mục
Như vậy với bất kỳ nhà đầu tư nào T càng lơn càng tốt . Công thúc trên diễn tả mức bù rủi ro trên một đơn vị rủi ro của một danh mục treynor đã chọn hệ số Tm của danhmục thị trường làm chuẩn.
4.2. Phương pháp Sharpe
Phương pháp của Sharpe đưa ra được triển khai từ mô hình định gía tài sản vốn (CAPM) , về mặt lý luận tập trung xoay quanh đường tuyến tính biểu diễn thị trường vốn (CML)
Phương pháp Sharpe đánh gía hiệu quả thực thi của danh mục thôngqua một hệ số , ký hiệu là S được tính theo công thức :
S=
Trong đó:
Rp: Tỷ suất lợi nhuận của danh mục I trong khoảng thời gian đánh gía
Rf: Tỷ suất lợi nhuận phi rủi ro trong cùng khoảng thời gian.
σp độ lệch chủân của tỷ suất lợi nhuận ( thực tế của danh mục đó trong cùng khoảng thời gian.
Công thức này có ý nghĩa đo lường mức đền bù rủi ro đạt được trên một đơn vị rủi ro tổng thể của danh mục . Vì thước đo rủi ro ở đây là độ lệch chuẩn nên phương pháp này đánh giá kết quả quản lý danh m ục trên cơ sở cả lợi suất đầu tư lẫn mức độ đa dạng hoá.
4.3. Phương pháp Jensen
Đường thị trường vốn phản ánh mối quan hệ giữa lợi suất kỳ vọng và độ dao động của danh mục. Hay nói cách khác đường thị trường vốn phản ánh tính chất chung của thị trường, nếu một tài sản hay một danh mục nằm trên đường thị trưồng vốn thì ta nói tài sản hay danh mục đó đựơc định giá đúng theo giá trị của thị trường
_ Nếu danh mục đó nằm trên đường thị trường vốn thì ta nói danh mục đó thực thi tốt
_ Nếu danh mục đó nằm dưới đường thị truờng vốn ta nói danh mục đó thực thi không tốt.
Phương trình đường thị trường vốn:
Hệ số chênh lệch αp= Rp’ ->0 thì danh mcụ thực thi tốt. Với là lợi suất danh mục P theo đường thị trường vốn. Rp’ lợi suất thực tế của danh mục.
CML
A
E(RM)
M
E(Ri)
B
II. Xác định danh mục đầu tư cho PVFC
1. Số liệu và nguồn gốc sử dụng số liệu.
Số liệu thu thập từ tổng công ty cổ phần tài chính Dầu Khí Việt Nam và lấy từ các Website:
www.fpts.com.vn
www.bsc.com.vn
www.indirect.com.vn
2. Lập danh mục tối ưu cho nhà đầu tư.
Vói tiêu chí lựa chọn cổ phiếu như trên , tôi xin đưa ra một danh mục các cổ phiếu được lựa chọn như sau:
STT
MCK
Tên đầy đủ
Ngành
1
FPT
Công ty cổ phần đầu tư phát triển công nghệ FPT
Thiết bị công nghệ
2
PVS
Công ty cổ phần dịch vụ và kỹ thuật dầu khí
Dầu khí
3
SJS
CTCP đầu tư phát triển đô thị và KCN Sông Đà
Bất động sản
4
PTS
CTCP vận tải và dịch vụ Petrolimex Hải Phòng
Vận tải
5
TDH
Công ty cổ phần phát triển nhà Thủ ĐỨc
Bất động sản
6
KDC
Công ty cổ phần Kinh Đô
Chế biến thực phẩm
7
NTP
Công ty cổ phần nhựa thiếu niên Tiền Phong
Hàng da dụng
8
RAL
CTCP bóng đèn phích nứoc Rạng Đông
dụng cụ điện
9
FMC
Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta
Chế biến TP
10
KHA
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Khánh HỘi
Hàng hoá cá nhân
Sau đây là một số thông tin về những cổ phiếu được lựa chọn:
STT
MCK
Vốn điều lệ
hệ số β
Ngành
1
FPT
1398 tỷ
1.266715
Thiết bị công nghệ
2
PVS
1750 tỷ
0.956192
Dầu khí
3
SJS
400 tỷ
1.018099
Bất động sản
4
PTS
100 tỷ
0.977890
Vận tải
5
TDH
252 tỷ
1.018162
Bất động sản
6
KDC
571 tỷ
1.008423
Chế biến thực phẩm
7
NTP
217 tỷ
0.947970
Hàng da dụng
8
RAL
115 tỷ
0.992270
dụng cụ điện
9
FMC
100 tỷ
0.917087
Chế biến TP
10
KHA
142 tỷ
1.061388
Hàng hoá cá nhân
Chúng tôi sử dụng số liệu giá đóng cửa của 10 cổ phiếu trên từ ngày 21/9/2007 đến ngày 31/12/2008 ( gồm 310 quan sát) để tính toán nhằm lập ra một danh mục tối ưu( theo nguồn www.fpts.com.vn)
Lấy lợi suất phi rủi ro bằng rf= 8,7% /năm hay rf= 0,0024%/ngày.
2.1 Sử dụng thuật toán EGP để lập danh mục tối ưu T.
Ở phần này chúng ta sử dụng thuật toán EGP để xác định các cổ phiếu trong danh mục đầu tư. Theo phương pháp này chúng ta sẽ xác định được danh mục tiếp tuyến T, từ đó chúng ta sẽ xác định biên hiệu quả. Danh mục tối ưu mà nhà đầu tư lựa chọn sẽ nằm trên biên hiệu quả.
Tính lợi suất theo ngày của 10 cổ phiếu trên và của chỉ số VN_INDEX theo công thức:
Rt= ln
Trong đó : Pt : giá cổ phiếu hoặc chỉ số ở thời kì t
Pt-1: giá cổ phiếu hoặc chỉ số ở thời kì t-1
Rt: lợi suất của cổ phiếu hoặc chỉ số
Giả sử các yếu tố khác như thị trường vốn, tâm lý nhà đầu tư… đều thoả mãn các giả định cơ bản của mô hình chỉ số thị trường.(SIM)
Sử dụng mô hình SIM để xác định danh mục tối ưu bằng phương pháp Elton- Gruber- Padberg (phương pháp EGP)
Ước lượng phương trình ri= αi + βiI* rI + εi cho 10 cổ phiếu trên bằng cách hồi quy lần lượt lợi suất của từng cổ phiếu trên theo lơị suất của VN_INDEX thu được các βiI.
Trước hết ta kiểm định tính dừng của các chuỗi lợi suất của các cổ phiếu trên.
Đối với chuỗi lợi suất của cổ phiếu FPT
Sử dụng kiểm định Dickey- Fuller ta có:
Theo kết qủa kiểm định nghiệm đơn vị ta thấy:
│t qs│= 14.51285 > │t 0.1│= 2.5718
│t qs│= 14.51285 > │t 0.01│= 3.4534
│t qs│= 14.51285 > │t 0.05│= 2.8711
Theo tiêu chuẩn Dickey-Fuller, chuỗi lợi suất của FPT là chuỗi dừng.
ĐỐi với chuỗi lợi suất của cổ phiếu PVS
Sử dụng kiểm định Dickey- Fuller ta có:
-Theo kết quả kiểm định ta thấy:
│t qs│= 14.86468 > │t 0.1│= 2.5719
│t qs│= 14.86468 > │t 0.01│= 3.4536
│t qs│= 14.86468 > │t 0.05│= 2.8712
Theo tiêu chuẩn Dickey- Fuller , chuỗi lợi suất của PVS là chuỗi dừng.
Theo kết quả kiểm định nghiệm đơn vị ta thấy:
│t qs│= 13.21311> │t0.1│= 2.5719
│t qs│= 13.21311> │t001│= 3.4536
│t qs│=13.21311 > │t 0.05│=2.8712
Theo kết quả kiểm định nghiệm đơn vị chuỗi lợi suất của cổ phiếu VSH là chuỗi dừng.
Kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất của các cổ phiếu khác ta làm tương tụ.
Kiểm định tính dừng của chuỗi lợi suất của 10 cổ phiếu trên và chuỗi lợi suất của chỉ số VN_INDEX bằng cách kiểm định nghiệm đơn vị ta có kết quả sau:
STT
Cổ phiếu
ADF Test Statistic
T0,01
T0,05
T0,1
1
FPT
-14.51285
-3.4534
-2.8711
-2.5718
2
PVS
-14.86468
-3.4536
-2.8712
-2.5719
3
SJS
-10.47402
-3.4534
-2.8711
-2.5718
4
PTS
-15.44015
-3.4536
-2.8712
-2.5719
5
TDH
-13.21311
-3.4536
-2.8712
-2.5719
6
KDC
-13.55685
-3.4534
-2.8711
-2.5718
7
NTP
-15.53993
-3.4536
-2.8712
-2.5719
8
RAL
14.39857
-3.4534
-2.8711
-2.5718
9
FMC
-14.70763
-3.4534
-2.8711
-2.5718
10
KHA
-14.01054
-3.4534
-2.8711
-2.5718
11
VN_INDEX
-11.84793
-3.4534
-2.8711
-2.5718
-Ta thấy chuỗi lợi suất của 11cổ phiếu trên là chuỗi dừng. với các m ức ý nghĩa 1%, 5%,10%. Theo tiêu chuẩn ADF.Giả sử các điều kiện còn lại đều thoả mãn các điều kiện của mô hình CAPM và mô hình SIM
Thuật toán:
-Bước 1: Tính tỷ số Treynor :
Sau đó sắp xếp các chỉ số này tương ứng với từng cổ phiếu theo thứ tự giảmdần.
Bước 2: Tính hệ số Ci đối với các tài sản bằng công thức:
Trong đó:
sI2: phương sai của chỉ số thị trường.
hj2 = var(ej) = RSS/(n-2)
Bước 3: Xác định hệ số ngưỡng C* bằng cách so sánh ERBi với Ci.
C* =Ck với k sao cho : ERBi ≥ Ci với i≤ k và ERBi k.
Khi đó danh mục tối ưu sẽ bao gồm các chứng khoán xếp từ 1 đến k. Các chứng khoán từ thứ tự k+1 trở đi sẽ không có mặt trong danh mục.
Ta có kết quả bảng sau:
STT
Cổ phiếu
(ngày)
βiI
η 2i
1
FPT
0.005644
1.266715
0.000642
2
PVS
0.005366
0.956192
0.001475
3
SJS
0.005506
1.018099
0.000495
4
PTS
0.004435
0.997890
0.00274
5
TDH
0.006178
1.018162
0.000674
6
KDC
0.007064
1.008423
0.000556
7
NTP
0.004371
0.947970
0.001182
8
RAL
0.006047
0.992270
0.000475
9
FMC
0.005509
0.917087
0.000448
10
KHA
0.003278
1.061338
0.000449
Trong đó:
(ngày) chính là giá trị Mean depentdent var
η2i = Var(εj) = (RSS: Sum squared resid)
σ2I = Var( R_VN_INDEX) = 0.00046 ( tính cho chuỗi lợi suất của VN_INDEX trên chuỗi số liệu từ 21/9/2007 đến 31/12/2008)
CHọn rf = 8.7%/năm = 0.024%/ngày.
Từ các kết quả trên ta tính được tỷ số Treynor và hệ số Ci và có được bảng sau:
STT
Chứng khoán
βiI
η 2i
ERBi
1
KDC
0.007064
1.008423
0.000556
0.006767
2
RAL
0.006047
0.992270
0.000475
0.005853
3
TDH
0.006178
1.018162
0.000674
0.005832
4
PVS
0.005366
0.956192
0.001475
0.005361
5
FMC
0.005509
0.917087
0.000448
0.005298
6
SJS
0.005506
1.018099
0.000495
0.005173
7
NTP
0.004371
0.947970
0.001182
0.004358
8
FPT
0.005644
1.266715
0.000642
0.004266
9
PTS
0.004435
0.997890
0.00274
0.004204
10
KHA
0.003278
1.061338
0.000449
0.003345
TT
Chứng
khoán
()βjI
Cộng dồn
cộng dồn
ERBi
Ci
1
KDC
12.273381
12.376759
12.376759
1828.9873
1282.9873
0.006767
0.003580
2
RAL
12.225263
12.130762
24.507521
2072.8416
3355.8289
0.005853
0.004432
3
TDH
8.810089
8.970098
33.477619
1538.0591
4893.888
0.005832
0.004737
4
PVS
3.475254
3.32301
36.800629
619.8665
5513.7545
0.005361
0.004787
5
FMC
11.761161
10.786008
47.586637
1877.3405
7401.095
0.005298
0.004969
6
SJS
10.638384
10.830982
58.417565
2093.9911
9495.0861
0.005173
0.005006
7
NTP
3.494938
3.313096
61.730661
760.2768
10255.3629
0.004358
0.004967
8
FPT
8.417445
10.662504
72.393165
2498.2599
12753.6228
0.004266
0.004849
9
PTS
15.310219
15.277914
87.671079
363.4249
13117.0477
0.004204
0.005734
10
KHA
6.786191
7.202442
94.873521
2508.7714
15625.8191
0.003345
0.005330
Theo kết quả trên, ta xác định phân vị tương ứng k=6, C* = 0.005006.
Vậy sẽ có 6 loại chứng khoán sẽ có mặt trong danh mục đầu tư đó là : KDC, RAL, TDH, PVS, FMC, SJS, và 4chứng khoán còn lại sẽ bị loại ra khỏi danh mục đầu tư : NTP, FPT, PTS, KHA.
Bước 4: Xác định Wi với i = 1 đến 6.
Công thức:
Trong đó:
Từ công thức trên ta tinh toán được kết quả sau:
STT
cổ phiêu
Zi
Wi
1
KDC
1813.71
0.006767
3.193943
0.3378
2
RAL
2088.99
0.005853
1.769475
0.1871
3
TDH
1510.63
0.005832
1.247780
0.1319
4
PVS
6482.66
0.005361
2.301344
0.2434
5
FMC
2047.07
0.005298
0.597744
0.0632
6
SJS
2056.77
0.005173
0.343481
0.0366
Bảng trên cho ta danh mục tối ưu là:
T( KDC, RAL, TDH, PVS, FMC, SJS) = ( 33.78%, 18.71%, 13.19%, 24.34%, 6.32%, 3.66% ). Điều này có nghĩa là chúng ta nên mua vào và nắm giữ 33.78% KDC, 18.71% RAL, 13.19% TDH, 24.34% PVS,
6.32% FMC, 3.66% SJS. Khi đó danh mục của chúng ta là danh mục tối ưu.
Nhà đầu tư có 20tỷ đồng đầu tư vào danh m ục tối ưu T thì lượngvốn đầu tư tương ứng vào từng cổ phiếu là :
STT
Cổ phiếu
Wi
Lượng vốn đầu tư(tỷ đồng)
1
KDC
33.78%
6.756
2
RAL
18.71%
3.742
3
TDH
13.19%
2.638
4
PVS
24.34%
4.868
5
FMC
6.32%
1.264
6
SJS
3.66%
0.732
Tổng
100%
20
Danh mục tối ưu T có:
0.00619/ ngày = 0.619%/ngày.
→ rtnăm =8.5104/năm=851.04%/năm
0.001355/ngày →σT=0.03681/ngày
(năm) = 0.4946/năm=49.46%/năm
→σT= 0.7033/năm
2.2. Sử dụng phương pháp Trung bình – Phương sai ( phương pháp Markovitz) trong lựa chọn danh mục đầu tư.
Ở phần này chúng ta sẽ sử dụng phương pháp Trung binh- Phương sai để xác định danh mục tối ưu( danh mục MPV)
Từ 6 cổ phiếu đã lọc được ở trên : (KDC, RAL, TDH, PVS, FMC, SJS) , chúng ta sẽ xây dựng danh mục có phương sai nhỏ nhất.
Trước tiên ta tính lợi suất trung bình và phương sai của các cổ phiếu đó:
KDC
RAL
SJS
TDH
PVS
FMC
Mean
0.007064
0.006047
0.005506
0.006178
0.005366
0.005099
Var
0.001024
0.000928
0.000972
0.001157
0.001904
0.000835
Tiếp theo ta tính ma trận hệ số tương quan của 6 cổ phiếu trên như sau:
FMC
KDC
PVS
RAL
SJS
TDH
FMC
0.000834
0.000424
0.000308
0.000484
0.000359
0.000430
KDC
0.000424
0.001028
0.000221
0.000421
0.000489
0.000536
PVS
0.000308
0.000221
0.001900
0.000482
0.000451
0.000329
RAL
0.000484
0.000421
0.000482
0.000931
0.000421
0.000438
SJS
0.000359
0.000489
0.000451
0.000421
0.000974
0.000495
TDH
0.000430
0.000536
0.000329
0.000438
0.000495
0.001151
Từ đó ta tính được ma trận nghịch đảo V-1:
FMC
KDC
PVS
RAL
SJS
TDH
FMC
1956.920
-333.125
-35.5751
-673.863
-113.868
-260.988
KDC
-333.124
1574.951
91.9793
-219.615
-428.428
-367.538
PVS
-35.5751
91.97933
637.9073
-246.146
-207.124
-28.824
RAL
-673.863
-219.615
-246.146
1839.191
-233.469
-175.229
SJS
-113.867
-428.429
-207.124
-233.469
1640.911
-315.784
TDH
-260.988
-367.538
-28.8236
-175.295
-315.784
-1348.782
Ta có : A = u’. V-1.u = 1903.467
B = . V-1. u =11.55917
C = . V-1. = 0.07446
D = AC – B2 = 130.173
Danh mục MPV có : 0.00607
0.000525
Trong đó tỷ trọng của các chứng khoán trong danh mục MPV là :
W() = g + .h
g=
h =
→ Tỷ trọng của các chứng khoán trong danh mục là :
(WKDC, WRAL, WTDH, WPVS, WFMC, WSJS)=(23.78%, 18.62%, 10.19%, 24.47%, 19.23%, 3.71%)
Nhà đầu tư có 20 tỷ đồng đầu tư vào danh mục tối ưu P thì lượng vốn đầu tư tương ứng vào từng cổ phiếu là :
STT
MCK
Wi
Lượng vốn đầu tư(tỷ đồng)
1
KDC
23.78%
4.756
2
RAL
18.62%
3.724
3
TDH
10.19%
2.038
4
PVS
24.47%
4.894
5
FMC
19.23%
3.846
6
SJS
3.71%
0.742
tổng
100%
20
Danh mụctối ưu P có:
= 0.004808 /ngày= 0.4808%/ngày.
→rp(năm)=4.7587/năm= 475.87%/năm
0.001196/ngày →σP=0.03458/ngày
(năm)=0.43654/năm=43.65%/năm.
→σp= 0.66071/năm
Từ hai danh mục tìm đựơc ở trên ta nhận thấy, với mỗi mục tiêu khác nhau chúng ta sẽ xây dựng được một danh mục có tỷ trọng của các cổ phiếu khác nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 31339.doc