Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch đồng bằng sông Cửu Long

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính xã hội hóa cao, là ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia, cũng như mỗi địa phương; để phát triển du lịch, cần có nhiều giải pháp đồng bộ mà một trong những giải pháp đó là xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch đóng một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, do đó cần có giải pháp thiết thực để phát triển nhằm đưa ngành du lịch của vùng phát triển tương xứng với tiềm năng, vị thế sẵn có, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu không phải một sớm một chiều mà phải cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng dân cư và của các nhà kinh doanh du lịch. Hy vọng một thời gian55 không xa, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ khai thác hết tiềm năng, vị thế của mình, sớm cất cánh trở thành kinh tế mũi nhọn của vùng, cũng như của cả nước.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch đồng bằng sông Cửu Long, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
50 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Vũ Văn Thực* TÓM TẮT Du lịch được coi là ngành công nghiệp không khói giữ vị trí, vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch. Bên cạnh đó, du lịch còn được coi là ngành xuất khẩu tại chỗ, góp phần thu ngoại tệ không nhỏ cho đất nước, cải thiện cán cân thanh toán, giải quyết việc làm cho xã hội. Vì vậy, phát triển du lịch luôn được các quốc gia nói chung, ở Việt Nam, trong đó có các địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng quan tâm phát triển; để phát triển du lịch cần có nhiều giải pháp đồng bộ, một trong những giải pháp đó là xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch. Bài báo sẽ trình bày khái quát tiềm năng, lợi thế và thực trạng xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời đề xuất một số giải pháp xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng nhằm phát triển ngành du lịch Đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới Từ khóa: thương hiệu du lịch, Đồng bằng sông Cửu Long BUILDING AND PROMOTING TOURISM BRAND IN THE MEKONG DELTA ABSTRACT Tourism is considered as a smokeless industry that plays an important role in the economy of every country, especially those with potentials and advantages for tourism development. In addition, tourism is an on-site export industry, which contributes a large amount of foreign currencies, improves the balance of payments and creates jobs for the country. Hence, tourism development has always been concerned by countries in general, and Vietnam’s localities in the Mekong Delta, in particular. In order to expand tourism, many synchronous solutions must be accounted, one of which is building and promoting tourism brands. This article outlines the potential, advantages and current situation of building and promoting tourism brands in the Mekong Delta. Accordingly, we propose some solutions to develop tourism in the Mekong Delta in the coming time. Keywords: tourist brand, Mekong Delta * TS. Agribank, chi nhánh Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 51 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch được coi là ngành du lịch không khói giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia, đặc biệt là các quốc gia có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, chính vì thế, phát triển du lịch được nhiều quốc gia quan tâm đầu tư phát triển. Thực tế cho thấy, một điểm đến du lịch có thương hiệu sẽ thu hút khách hàng, gia tăng năng lực cạnh tranh của điểm đến đó với các điểm đến du lịch khác, cũng như góp phần hạn chế rủi ro. Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, tuy nhiên tiềm năng đó chưa được khai thác phát huy hết hiệu quả, có nhiều nguyên nhân dẫn đến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long chưa phát huy hết hiệu quả, mà một trong những nguyên nhân đó là việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch chưa được chú trọng đúng mức, do đó cần nghiên cứu đề xuất giải pháp hữu hiệu xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long để ngành du lịch phát huy hết hiệu quả của nó 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích 4 triệu ha, nằm dọc theo 2 con sông Tiền, sông Hậu với dân số khoảng hơn 17 triệu dân, nơi sản xuất lúa gạo, thủy sản, cây ăn trái lớn nhất của nước; nơi đây còn được nhiều người biết đến như một vùng sông nước có phong cảnh hữu tình, khí hậu trong lành, con người hiền hòa, hiếu khách để phát triển du lịch. Có thể kể ra dưới đây một vài tiềm năng du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long: y Thứ nhất, con người đồng bằng sông Cửu Long hiền hòa, hiếu khách, luôn cởi mở, phóng khoáng đối với mọi người dù quen hay lạ đều thân thiết, nhiệt tình và rất chân thành, luôn quí trọng tình nghĩa, đây là một tiềm năng du lịch lớn mà khó có một vùng miền nào có được. y Thứ hai, Đồng bằng sông Cửu Long có hệ sinh thái phong phú, đa dạng, từ hệ sinh thái biển, đảo, cửa sông, rừng ngập mặn, với nhiều khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên có tính đa dạng sinh học cao, thuộc hàng quý hiếm ở trong nước và trên thế giới, chẳng hạn như: Vườn quốc gia Mũi Cà Mau, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Tràm Chim, Phú Quốc, vườn chim Bạc Liêu, Bên cạnh đó, còn có hơn 700 km bờ biển, với hơn 145 hòn đảo lớn, nhỏ và nhiều bãi tắm đẹp, hoang sơ như: Mũi Nai, Hòn Chông; Hòn Khoai; Ba Động...; trong đó, nổi tiếng hơn cả là đảo ngọc Phú Quốc, đây là những nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển du lịch. y Thứ ba, Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở hạ lưu sông Mê Kông, con sông lớn nhất Đông Nam Á, với hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, bên cạnh đó có mạng lưới sông ngòi kênh rạch chằng chịt, du khách có thể trải nghiệm tham quan cuộc sống mộc mạc, thơ mộng của người dân vùng sông nước. y Thứ tư, đến với Đồng bằng sông Cửu Long du khách không thể bỏ qua loại hình du lịch tâm linh như chùa Dơi ở Sóc Trăng, chùa Bà ở Châu Đốc, tỉnh An Giang. Bên cạnh đó, vùng đất này là nơi sinh sống lâu đời của bốn dân tộc Kinh, Hoa, Khmer và Chăm chứa đựng một bề dày văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đa dạng, giàu bản sắc, hàng năm có hàng trăm lễ hội lớn nhỏ, hàng ngàn kiến trúc tôn giáo lâu đời rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hóa. y Thứ năm, với nhiều ưu đãi của thiên nhiên sông nước, cây ăn trái, rừng, biển nên khí hậu trong lành, mát mẻ, cây lành trái ngọt và nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng, do đó nơi đây có nhiều điều kiện để phát triển du lịch sinh thái của cả nước. y Thứ sáu, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước và cả hệ thống chính trị, hệ thống cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư mạnh mẽ, dần được hình thành giúp du khách có thể dễ dàng tham quan cả bằng đường bộ, đường thủy và đường hàng không. Bên cạnh đó, với sự gia Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch... 52 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật tăng của du khách, để đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế đã được đầu tư xây dựng đi vào sử dụng, rất thuận tiện cho du khách đến tham quan, học tập và nghỉ ngơi. y Thứ bảy, một nét văn hóa rất đặc sắc của Đồng bằng sông Cửu Long đó là những phiên chợ nổi nhộn nhịp vào buổi sáng sớm, như: Cái Răng (thành phố Cần Thơ), Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), hay những cù lao quanh năm chan hòa ánh nắng, khí hậu trong lành như cồn Phụng, cồn Ốc, cồn Quy (tỉnh Bến Tre), cồn Tiên (tỉnh Đồng Tháp), cồn Mỹ Phước (tỉnh Sóc Trăng), cồn Thới Sơn (tỉnh Tiền Giang) cũng là một nét đẹp rất đặc trưng của vùng sông nước Nam Bộ. y Thứ tám, Đồng bằng sông Cửu Long là quê hương của những điệu hò đối đáp trên sông, đặc biệt, là nơi thực hành và phát triển loại hình nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã được UNESCO công nhận.1 3. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long đã có bước phát triển khá nhanh trong thời gian qua, trở thành ngành kinh tế quan trọng của vùng. Năm 2018, du khách đến ĐBSCL đạt khoảng 40 triệu lượt khách, tăng 17%, trong đó du khách quốc tế có khoảng 3,4 triệu lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu du lịch của vùng đạt 24.000 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2017. Ngoài đóng góp về kinh tế, du lịch là một kênh quan trọng để giới thiệu quảng bá hình ảnh của Đồng bằng sông Cửu Long đến với người dân trong và ngoài nước, góp phần tạo nên thương hiệu du lịch của vùng, cũng như quốc gia. 2 Hình ảnh về du lịch của Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu được nhiều du khách biết đến. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận rằng, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long vẫn chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, vị thế của mình, cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ du lịch đã được cải thiện nhưng còn nhiều hạn chế; sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng còn chưa cao; hình ảnh du lịch vùng còn mờ nhạt. Vì thế, lượng khách trong và ngoài nước đến du lịch còn thấp so với tiềm năng sẵn có của vùng. Có nhiều nguyên nhân, song một trong những nguyên nhân quan trọng đó là đến nay vẫn chưa tạo dựng được thương hiệu, chưa có chiến lược vùng về xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế cho thấy, một số địa phương tại Đồng bằng sông Cửu Long đã có nhiều nỗ lực để quảng bá hình ảnh của mình đến với thế giới trong những năm qua. Tuy nhiên quy mô các hoạt động xúc tiến quảng bá hình ảnh du lịch còn nhỏ lẻ, thiếu sự hợp tác, liên kết giữa các địa phương để phát huy tiềm năng du lịch đặc thù, từ đó hiệu quả các chương trình mang lại không cao. Nội dung và hình ảnh các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch chưa được đầu tư đúng mức, chưa tạo được dấu ấn đối với du khách trong và ngoài nước, chưa đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác phát triển. Bên cạnh đó, trong quá trình xây dựng và quảng bá thương hiệu của các doanh nghiệp du lịch hiện nay còn gặp khó khăn về nhân lực, tài chính, giá dịch vụ, tình trạng vi phạm bản quyền cũng như cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính còn chưa thực sự thông thoáng. Nhiều doanh nghiệp còn 1 Trần Thị Xuân Mai (2017). Du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tiềm năng và giải pháp phát triển. Tạp chí Công thương 2 https://baotintuc.vn/thoi-su/xay-dung-thuong-hieu-du-lich-chung-cho-dong-bang-song-cuu- long-20190905164139188.htm (cập nhật ngày 10/10/2019) 53 chưa ý thức được vai trò và ý nghĩa quan trọng của thương hiệu trong hoạt động kinh doanh. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp du lịch vẫn đang ở thế yếu về năng lực cạnh tranh thu hút khách du lịch do thương hiệu và quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp chưa được biêt đến trên thị trường trong nước và thế giới. 4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU DU LỊCH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Trong bối cảnh đất nước đã hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, sự cạnh tranh toàn cầu nói chung, các địa phương trong nước nói riêng nhằm thu hút khách du lịch ngày càng gay gắt hơn, do đó việc xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch vùng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng cho phát triển du lịch. Chúng tôi đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng và quảng bá du lịch Đồng bằng sông Cửu Long, cụ thể như sau: y Một là, xây dựng chiến lược marketing du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: theo đó, các tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long cần phối hợp để tăng cường hoạt động marketing và xúc tiến du lịch, đây là một trong những chìa khoá để thu hút khách du lịch; muốn vậy, phải tập trung xây dựng được chiến lược marketing du lịch vùng, mà cốt lõi là xây dựng chiến lược thương hiệu du lịch vùng trên cơ sở đó tổ chức các chiến dịch xúc tiến quảng bá thương hiệu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long nhằm thu hút khách du khách trong và ngoài nước. Việc quảng bá thương hiệu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long cần đa dạng hình thức quảng bá, chú trọng sử dụng công nghệ tiên tiến để quảng bá hình ảnh du lịch vùng đến với du khách trong và ngoài nước. y Hai là, xây dựng hình ảnh du lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế của vùng để khẳng định thương hiệu của du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: xây dựng hình ảnh du lịch Đồng bằng sông Cửu Long với hình ảnh đặc trưng là đồng lúa, sông nước, vườn cây ăn trái; phong tục tập quán, nét văn hóa, sinh hoạt cộng đồng; các vườn quốc gia nổi tiếng (U Minh Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc); có núi rừng, biển đảo và hang động ở An Giang, Hà Tiên – Phú Quốc (Kiên Giang), Cà Mau; tham quan trải nghiệm sinh hoạt của bốn dân tộc anh em (Việt – Trung – Khmer – Chăm) gắn với cảnh quan sông nước miệt vườn, chợ nổi trên sông, tham quan tìm hiểu các khu rừng nguyên sinh, vùng đất ngập nước, tràm chim khám phá đờn ca tài tử, văn hóa Khmer, du lịch tâm linh, nghỉ dưỡng biển ở Phú Quốc y Ba là, thiết lập văn phòng đại diện du lịch ở các địa phương, trung tâm du lịch lớn của cả nước, cũng như ở các quốc gia có thị trường trọng điểm, tiềm năng: cần phải mở rộng mạng lưới văn phòng đại diện du lịch Đồng bằng sông Cửu Long ở trong và ngoài nước có thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng nhằm quảng bá thương hiệu du lịch vùng; đây là yếu tố quan trọng trong chiến lược quảng bá thương hiệu du lịch nhằm cung cấp và giải đáp thông tin du lịch và triển khai các hình thức tiếp thị, quảng bá thương hiệu du lịch vùng tới du khách truyền thống và tiềm năng. Bên cạnh đó, cần thường xuyên tham gia các hội chợ, hội nghị du lịch quốc tế chuyên nghiệp ở trong và ngoài nước. y Bốn là, huy động các cấp, các ngành cũng như tầng lớp nhân dân tham gia vào hoạt động tiếp thị, xúc tiến du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: tuyên truyền cho các cấp, các ngành và tầng lớp nhân dân ở các địa phương trong vùng coi việc quảng bá hình ảnh và thương hiệu du lịch của vùng không chỉ là trách nhiệm của nhà nước, của ngành du lịch mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như trách nhiệm của mỗi người dân ở Đồng bằng sông Cửu Long, từ đó sẽ tạo ra sức mạnh của cả hệ thống chính trị để tạo dựng được thương hiệu du lịch vùng một cách bền vững, góp phát phát triển du lịch vùng. Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch... 54 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật y Năm là, mở rộng hợp tác và sáng tạo trong xây dựng và truyền thông thương hiệu: hợp tác được thực hiện đồng bộ trên nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm cả hợp tác gữa địa phương với các ngành, hợp tác giữa địa phương với địa phương, hợp tác giữa địa phương, các doanh nghiệp với các đối tác quốc tế, hợp tác giữa các doanh nghiệp và người dân để cùng xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch vùng. y Sáu là, giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và kiện toàn bộ máy quản lý phục vụ phát triển du lịch: các cơ sở kinh doanh du lịch cần chủ động tăng cường công tác đào tạo tại chỗ. Thực hiện có hiệu quả về chính sách thu hút trí thức, ưu tiên cho lĩnh vực du lịch. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, như: quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bố trí đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà nước về du lịch; phải có những chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho những chuyên gia du lịch và những người làm du lịch chuyên nghiệp để cống hiến sức lực, trí tuệ cho phát triển du lịch vùng, địa phương; bên cạnh đó cần sẵn sàng giao cho họ những trọng trách cao, gắn với trách nhiệm được phân công. y Bảy là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cơ quan quản lý du lịch: sử dụng hiệu quả nguồn lực để phát triển; nghiên cứu thị trường, thị hiếu của du khách; xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan thông tấn, báo chí trong và ngoài nước; tổ chức hội chợ, triển lãm; nghiên cứu, tìm hiểu các loại hình quảng cáo để ứng dụng vào từng thời kỳ, từng giai đoạn và từng thị trường. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quảng cáo du lịch; tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn, đa dạng với chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách trong từng giai đoạn phát triển và không ngừng cải tiến để sản phẩm thu hút du khách; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện các chính sách về thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chính sách đền bù giải tỏa, có chính sách khuyến khích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính, trình độ quản lý chuyên nghiệp, đầu tư dự án có quy mô, loại hình mới. y Tám là, tập trung xây dựng chính sách ưu đãi và kêu gọi đầu tư cho du lịch trong vùng: trong đó, đầu tư một cách tập trung, không dàn trải theo từng giai đoạn cụ thể để tạo những sản phẩm đặc trưng mang tính khác biệt của vùng với các địa phương, quốc gia khác. Xây dựng các sản phẩm bổ trợ và sản phẩm cạnh tranh trong giai đoạn tiếp theo trên cơ sở khảo sát, tính toán và phân khúc thị trường cụ thể. y Chín là, nâng cao nhận thức của người dân để bảo vệ môi trường du lịch, phát triển du lịch theo hướng bền vững: tuyên truyền nhằm chuyển biến về nhận thức, tư duy phát triển du lịch đến các tổ chức và tầng lớp nhân dân về bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch một cách bền vững; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm môi trường du lịch. 5. KẾT LUẬN Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính xã hội hóa cao, là ngành kinh tế quan trọng của mỗi quốc gia, cũng như mỗi địa phương; để phát triển du lịch, cần có nhiều giải pháp đồng bộ mà một trong những giải pháp đó là xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch đóng một vai trò, vị trí hết sức quan trọng. Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, do đó cần có giải pháp thiết thực để phát triển nhằm đưa ngành du lịch của vùng phát triển tương xứng với tiềm năng, vị thế sẵn có, góp phần phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu không phải một sớm một chiều mà phải cần sự chung tay của cả hệ thống chính trị, cả cộng đồng dân cư và của các nhà kinh doanh du lịch. Hy vọng một thời gian 55 không xa, du lịch Đồng bằng sông Cửu Long sẽ khai thác hết tiềm năng, vị thế của mình, sớm cất cánh trở thành kinh tế mũi nhọn của vùng, cũng như của cả nước. Xây dựng và quảng bá thương hiệu du lịch... TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Trương Hoàng (2016). Xây dựng thương hiệu du lịch địa phương tại Việt Nam. Tạp chí Du lịch [2]. Hoàng Tỷ (2019). Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long: Liên kết phát triển. Tạp chí Công thương [3]. Đỗ Nam, Việt Tiến, Tân Thành (2017). Phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Báo Nhân dân [4]. items/4544 ( truy cập ngày 26/09/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxay_dung_va_quang_ba_thuong_hieu_du_lich_dong_bang_song_cuu.pdf
Tài liệu liên quan