Canh tác rau màu
- Trồng cây để chắn gió, cát và hơi muối, đồng thời giảm thiểu được cường độ sóng và gió;
- Dự trữ nước mưa, tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt);
- Phân huỷ chất thải hữu cơ, tái sử dụng làm phân bón.
Nuôi trồng thủy sản
- Khôi phục, trồng cây/rừng quanh khu vực ao nuôi;
- Nuôi kết hợp (tôm - cua - cá - sò).
Trồng lúa
- Nuôi xen canh tôm - lúa; tôm - cá;
- Nghiên cứu/trồng thử các giống lúa chịu mặn, hạn;
- Cải thiện môi trường, HST đồng ruộng - dẫn nước từ sông vào để lấy nước và trầm tích cải tạo đồng
ruộng.
53 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 808 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hình hóa hay tham vấn các bên liên quan.
Phân tích MCA được tiến hành theo các bước sau:
1. Xác định và thống nhất (các) nhóm tiêu chí sử dụng trong phân tích MCA (tiêu chí về môi trường, xã hội,
kinh tế, v.v.);
2. Xác định các tiêu chí được sử dụng để đánh giá hiệu quả tác động của các giải pháp thích ứng;
3. Tham vấn các bên liên quan để xác định và xếp hạng mức độ quan trọng của từng tiêu chí;
4. Sử dụng các mô hình tính toán/bản đồ để đánh giá và so sánh các giải pháp thích ứng;
5. Dựa trên các mục tiêu thích ứng, và kết quả từ mô hình/bản đồ, so sánh các giải pháp, xác định các lựa
chọn giải pháp thích ứng phù hợp cho từng khu vực.
Phạm vi ứng dụng: Cấp quốc gia/vùng/tỉnh/huyện.
Các hoạt động cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
• Xem xét các giải pháp ứng phó hiện tại và đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp này trong tương
lai theo các dự báo;
• Xác định được các giải pháp thích ứng trong tương lai cho từng nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và
các ngành, lĩnh vực được lựa chọn;
• Xác định các chiến lược thích ứng ưu tiên trong tương lai, tập trung vào các chiến lược thích ứng với
BĐKH dựa vào HST;
• Xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá và lựa chọn các giải pháp thích ứng ưu tiên;
• Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của các giải pháp EbA được lựa chọn;
• Lựa chọn được các giải pháp EbA ưu tiên.
32 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
Ví dụ: Trong phân tích đa tiêu chí, có thể sử dụng một hoặc một số nhóm tiêu chí khác nhau tùy thuộc vào thời
gian, nguồn lực và dữ liệu, thông tin sẵn có. Một số nhóm tiêu chí chính có thể sử dụng trong MCA bao gồm:
Kinh tế
• Các biện pháp thích ứng có đem lại hiệu quả về mặt kinh tế theo thời gian không?
• Khả năng tài chính của địa phương để triển khai các giải pháp thích ứng có đáp ứng được không?
• Thu nhập của người dân có tăng lên không?
Xã hội
• Các biện pháp thích ứng có mang lại lợi ích cho các nhóm bị tổn thương và cộng đồng không?
• Các giải pháp thích ứng có đóng góp vào việc giảm tỷ lệ nghèo tại địa phương không?
• Việc triển khai các giải pháp thích ứng có hỗ trợ địa phương tạo việc làm và thu nhập không?
• Các biện pháp thích ứng có phù hợp với bối cảnh địa phương và được xây dựng dựa trên năng lực
của cộng đồng không?
Môi trường
• Các biện pháp thích ứng có góp phần duy trì các dịch vụ HST cho cộng đồng bị tổn thương không?
• Các biện pháp thích ứng có đem lại các tác động tích cực đến môi trường không?
Kỹ thuật
• Các biện pháp thích ứng có phù hợp với các kịch bản BĐKH đã được dự báo không?
• Các biện pháp thích ứng có thể dễ dàng điều chỉnh khi có các thay đổi ngoài dự báo không
Chính sách
• Các biện pháp thích ứng được lựa chọn có phù hợp với chính sách, văn hóa địa phương không?
• Các giải pháp thích ứng này có được cộng đồng chấp nhận không?
Công cụ 7.1: Phân tích chi phí hiệu quả
Mô tả: Một trong những công cụ hiệu quả về phân tích đa tiêu chí để xác định các giải pháp thích ứng ưu tiên
là thực hiện phân tích chi phí hiệu quả của các giải pháp thích ứng được lựa chọn. Phương pháp phân tích
chi phí hiệu quả (CEA) được sử dụng để so sánh chi phí và hiệu quả của hai hay nhiều phương án hành động
nhằm xác định phương án (hay tập hợp các phương án) có chi phí thấp nhất để đạt được một mục tiêu nhất
định. Thông thường chỉ có một thước đo về hiệu quả được xem xét trong phân tích CEA. Hạn chế của phương
pháp CEA khi phân tích các tác động về môi trường là chỉ xem xét đến cụ thể một chỉ tiêu lợi ích được sử dụng
là thước đo hiệu quả. CEA có thể hỗ trợ phân tích chi phí hiệu quả của giải pháp thích ứng dựa vào HST về
mặt kinh tế, xã hội và môi trường trong ngắn hạn và dài hạn.
Phạm vi ứng dụng: Tỉnh/ngành/lĩnh vực.
Ví dụ: Phân tích CEA các giải pháp EbA tại khu vực ven biển tỉnh Bến Tre
Phân tích CEA được áp dụng để phân tích hiệu quả của các giải pháp EbA (trồng rừng và bảo tồn HST rừng
ven biển) so với các giải pháp thích ứng thông thường (xây dựng và nâng cấp đê biển ở huyện Thạnh Phú,
Ba Tri, và Bình Đại) theo các phương án thích ứng ngắn hạn (10 năm) và dài hạn (30 năm).
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 33
Huyện Phương ánthích ứng
Thước đo hiệu
quả (số người
được bảo vệ)
Chi phí
tài chính
(triệu đồng)
Tỷ số hiệu quả
chi phí tài
chính
(triệu đồng /
người)
Lợi ích hay
chi phí
kinh tế khác
(triệu đồng)
Tổng chi phí
(triệu đồng)
Tỷ số hiệu quả
chi phí kinh tế
(triệu đồng /
người)
Thạnh
Phú
Đê biển 14.806 2.390,5 161,5 2.390,5 16,5
EbA (khôi phục
rừng ngập mặn)
14.806 21,3 1,4 64,4 -43,1 -2,9
Ba Tri
Đê biển 10.070 190,3 18,9 190,3 18,9
EbA (khôi phục
rừng ngập mặn)
10.070 10,5 1,0 58,9 -48,4 -4,8
Bình Đại
Đê biển 4.714 1.526,6 323,8 1.526,6 323,8
EbA (khôi phục
rừng ngập mặn)
4.714 17,3 3,7 105,4 -88,1 -18,7
Tỉnh Bến
Tre
Đê biển 29.590 4.107,3 138,8 4.107,3 138,8
EbA (khôi phục
rừng ngập mặn)
29.590 49,1 1,7 228,7 -179,6 -6,1
Bảng 7. Phân tích hiệu quả chi phí đối với các phương án thích ứng ngắn hạn (10 năm) cho kịch bản BĐKH thấp.
2.3.3. Giai đoạn 3: Thực hiện, giám sát và đánh giá hiệu quả các giải pháp EbA
Quá trình này bao gồm thực hiện, giám sát và đánh giá mức độ hiệu quả của các giải pháp thích ứng, từ đó
xác định những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng được các thay đổi thực tế.
Các nguyên tắc sau đây cần được xem xét bao gồm:
i. Dựa trên các kết quả phân tích tổn thương, đưa ra (nếu có) các chỉnh sửa về mục tiêu thích ứng cũng
như các kết quả mong đợi của các giải pháp thích ứng tại khu vực lựa chọn;
ii. Dự đoán các tác động mang lại từ việc thực hiện các giải pháp thích ứng. Quy mô, mức độ, không gian
và thời gian của tác động cần được nhìn nhận và cần đảm bảo sự đóng góp trực tiếp của các giải pháp
này vào các mục tiêu quan trọng của địa phương và quốc gia;
iii. Các kết quả mong đợi từ các giải pháp EbA cần đảm bảo sẽ giảm nhẹ mức độ tổn thương của nhóm
Huyện Phương ánthích ứng
Thước đo hiệu
quả (số người
được bảo vệ)
Chi phí
tài chính
(triệu đồng)
Tỷ số hiệu quả
chi phí tài
chính
(triệu đồng /
người)
Lợi ích hay
chi phí
kinh tế khác
(triệu đồng)
Tổng chi phí
(triệu đồng)
Tỷ số hiệu quả
chi phí kinh tế
(triệu đồng /
người)
Thạnh Phú
Đê biển 15,011 2.469,8 164,5 2.469,8 164,5
Đê biển với RNM 15.011 2.500,6 166,6 278,2 2.222,3 148,0
Ba Tri
Đê biển 12.046 192,1 15,9 192,1 15,9
Đê biển với RNM 12.046 206,4 17,1 253,9 -47,5 -3,9
Bình Đại
Đê biển 6.050 1.528,4 252,6 1.528,4 252,6
Đê biển với RNM 6.050 1.552,2 256,6 566,6 985,6 162,9
Tỉnh Bến
Tre
Đê biển 33.107 4.190,2 126,6 4.190,2 126,6
Đê biển với RNM 33.107 4.259,2 128,6 1.098,7 3,160,5 95,5
Bảng 8. Phân tích hiệu quả chi phí đối với các phương án thích ứng dài hạn (30 năm) cho kịch bản BĐKH cao.
34 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
đối tượng mục tiêu và góp phần duy trì, phục hồi và cải thiện chất lượng dịch vụ HST với vai trò hỗ trợ
và bảo vệ sinh kế và tài sản của cộng đồng địa phương. Các giải pháp được lựa chọn thực hiện phải
hỗ trợ và bổ sung cho nhau để tạo ra các tác động và kết quả bền vững. Các giải pháp thích ứng dựa
trên HST cũng như các giải pháp thích ứng khác, phải được thực hiện có hệ thống. Các giải pháp EbA
(như trồng rừng ngập mặn ở khu vực ven biển, đa dạng hóa sinh kế cộng đồng trên các HST khác
nhau) không những nhằm giải quyết trực tiếp các tổn thương, rủi ro do BĐKH mà còn góp phần nâng
cao năng lực, nhận thức của cộng đồng và hỗ trợ công tác quản lý và thực thi các chính sách có liên
quan;
iv. Xác định các dự báo cũng như các khó khăn hoặc rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các giải
pháp EbA và các phương án giải quyết. Xây dựng bộ chỉ số giám sát, cũng như cơ sở thực hiện giám
sát cho từng kết quả và tác động lâu dài của từng giải pháp EbA. Các chỉ số giám sát có thể định tính
hoặc định lượng để đánh giá, mô tả tình huống hiện tại và đo lường, định lượng được các thay đổi diễn
biến theo thời gian;
v. Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các hoạt động giám sát và đánh giá (M&E). Để đo lường và đánh giá
được mức độ hiệu quả cũng như thành công của các giải pháp EbA, cần có thời gian nhất định sau
khi các giải pháp được thực hiện. Kế hoạch giám sát, đánh giá nên bao gồm các tiêu chí để đánh giá
tính bền vững của các giải pháp trong việc giảm thiểu các tác động của BĐKH, khả năng nhân rộng,
tính hiệu quả và giá trị gia tăng khác. Trong khuôn khổ thực hiện các giải pháp EbA, hệ thống M&E nên
được thiết kế cho khung thời gian dài (5 -10 - 20 năm) tùy thuộc vào nội dung và phạm vi của từng giải
pháp. Chính quyền địa phương, các nhóm cộng đồng có thể sử dụng các chỉ số đo lường này để đánh
giá tác động, mức độ thành công của các giải pháp.
Các hoạt động cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
• Xác định các chỉ số, rủi ro và giả định cho mỗi kết quả/đầu ra;
• Xác định được chi phí cho việc thực hiện các giải pháp lựa chọn;
• Xác định nguồn ngân sách để triển khai các giải pháp và kế hoạch huy động nguồn lực;
• Tham vấn kế hoạch thực hiện các giải pháp thích ứng với BĐKH, bao gồm các giải pháp EbA với các
bên liên quan, bao gồm các cơ quan Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự;
• Đánh giá tính hiệu quả, tính bền vững và khả năng nhân rộng của các giải pháp thích ứng.
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 35
CHƯƠNG 3. LỒNG GHÉP HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG VÀ
THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP EbA TRONG QUÁ TRÌNH
XÂY DỰNG QUY HOẠCH/KẾ HOẠCH TẠI VIỆT NAM
3.1. LỒNG GHÉP EbA VÀO QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG QUY HOẠCH/KẾ HOẠCH
Quy trình xây dựng quy hoạch thường bao gồm 03 giai đoạn và 12 bước chính. EbA sẽ được lồng ghép vào
một số bước cụ thể trong quy trình xây dựng quy hoạch này. Hình dưới đây tóm tắt quy trình chung trong xây
dựng quy hoạch, kế hoạch tại Việt Nam. Tùy thuộc vào mục tiêu cụ thể của từng ngành/lĩnh vực mà mức độ
chi tiết của các bước trong chu trình này được thực hiện khác nhau.
Bảng dưới đây tóm tắt nội dung cơ bản về lồng ghép EbA vào các bước của quá trình xây dựng quy hoạch/
kế hoạch.
Hình 10. Các bước cơ bản của quá trình xây dựng quy hoạch/kế hoạch tại Việt Nam
GIAI ĐOẠN 1:
CHUẨN BỊ QUY HOẠCH
B1. Xác định nhu cầu và
lập đề cương quy hoạch.
B2. Đánh giá tổng quan tài
liệu, xây dựng các biểu
mẫu và kế hoạch triển
khai.
B3. Tổ chức khảo sát, thu
thập số liệu và các loại
bản đồ.
B4. Lập cơ sở dữ liệu và
báo cáo hiện trạng vùng
quy hoạch.
GIAI ĐOẠN 2:
XÂY DỰNG QUY HOẠCH
B5. Xác định quan điểm,
mục tiêu, mục đích và các
chỉ số quy hoạch.
B6. Xây dựng các phương
án/kịch bản quy hoạch.
B7. Xác định các giải pháp
thực hiện quy hoạch.
B8. Xây dựng các bản đồ
quy hoạch.
B9. Xây dựng báo cáo quy
hoạch.
B10. Đệ trình, thẩm định và
phê duyệt.
GIAI ĐOẠN 3:
THỰC HIỆN QUY HOẠCH
B11. Thực hiện, giám sát,
đánh giá.
B12. Điều chỉnh quy
hoạch hoặc chuẩn bị
xây dựng quy hoạch
mới.
36 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng
và thực hiện các giải pháp EbA
Quy trình chung về
lập quy hoạch cấp tỉnh
Nội dung/hoạt động cần bổ sung vào quy
hoạch/quá trình lập quy hoạch
Giai đoạn 1: Xác định mục tiêu thích ứng, đánh
giá tổng hợp tính dễ tổn thương của hệ thống
sinh thái- xã hội.
Bước 1: Xác định mục tiêu thích ứng.
Bước 2: Tổng quan khu vực lựa chọn: điều kiện
kinh tế-xã hội, nhân khẩu học, các loại hình/nguồn
sinh kế chính và sự phụ thuộc vào các nguồn tài
nguyên thiên nhiên của khu vực lựa chọn.
Bước 3: Xác định các nguồn tài nguyên thiên
nhiên và các lợi ích hay dịch vụ HST tại khu vực
nghiên cứu.
Bước 4&5: Xác định các mối đe dọa hiện tại do
sự thay đổi khí hậu tới các nhóm đối tượng tại
khu vực triển khai nghiên cứu; xác định và đánh
giá các mối đe dọa tiềm tàng cũng như các cơ
hội của phát triển kinh tế, xã hội tới các nhóm đối
tượng chính.
Bước 6: Phân tích các mối đe dọa do các thay
đổi về khí hậu và phát triển kinh tế - xã hội tới
tài nguyên thiên nhiên quan trọng cũng như các
dịch vụ HST.
Bước 7: Xây dựng kịch bản và đánh giá các tổn
thương tới các nhóm đối tượng chính theo kịch
bản khác nhau.
Bước 8: Đánh giá, phân tích thay đổi về mức độ
phụ thuộc của ngành/lĩnh vực vào các dịch vụ HST
theo các kịch bản được xây dựng.
Bước 9: Đánh giá, xếp hạng mức độ tổn thương
của các khu vực, ngành/lĩnh vực và cộng đồng
địa phương theo các kịch bản.
Giai đoạn 1: Chuẩn bị quy
hoạch.
Bước 1: Xác định nhu cầu và
lập đề cương quy hoạch.
Bước 2. Đánh giá tổng quan
tài liệu, xây dựng các biểu
mẫu và kế hoạch triển khai.
Bước 3. Tổ chức khảo sát,
thu thập số liệu và các loại
bản đồ.
Bước 4. Lập cơ sở dữ liệu
và báo cáo hiện trạng vùng
quy hoạch.
Giảm thiểu và thích ứng với BĐKH dựa
trên HST cần được xác định là một mục
tiêu của quy hoạch.
Phân tích mối quan hệ qua lại và vai
trò của các HST với các ngành, lĩnh
vực kinh tế cũng như các loại hình sinh
kế của người dân ở khu vực được lựa
chọn.
Bảng 9. Nội dung các hoạt động cần thực hiện để lồng ghép thích ứng với BĐKH dựa vào HST vào quá trình xây dựng quy
hoạch, kế hoạch ở Việt Nam.
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 37
Hướng dẫn kỹ thuật về xây dựng
và thực hiện các giải pháp EbA
Quy trình chung về
lập quy hoạch cấp tỉnh
Nội dung/hoạt động cần bổ sung vào quy
hoạch/quá trình lập quy hoạch
Giai đoạn 2: Phân tích và xác định ưu tiên các
giải pháp EbA
Bước 10: Xây dựng các giải pháp thích ứng.
Bước 11: Phân tích đa tiêu chí, bao gồm phân tích
chi phí-lợi ích/hiệu quả để lựa chọn các giải pháp
ưu tiên/phù hợp.
Giai đoạn 2: Xây dựng quy
hoạch
Bước 5. Xác định quan điểm,
mục tiêu, mục đích và các chỉ
số quy hoạch.
Bước 6. Xây dựng các phương
án/kịch bản quy hoạch.
Bước 7. Xác định các giải
pháp thực hiện quy hoạch.
Bước 8. Xây dựng các bản đồ
quy hoạch.
Bước 9. Xây dựng báo cáo
quy hoạch.
Bước 10. Đệ trình, thẩm định
và phê duyệt.
Mục tiêu về EbA được xem xét trong
các mục tiêu của quy hoạch.
Kết quả đánh giá tác động của BĐKH
lên kinh tế-xã hội và các HST tự nhiên
được đưa vào là một trong những cơ
sở xây dựng các kịch bản quy hoạch.
Kết quả đánh giá tác động đến các
nhóm đối tượng và HST được lồng
ghép vào đánh giá tác động của các
phương án/kịch bản quy hoạch lên kinh
tế-xã hội và HST tự nhiên.
Kết quả xếp hạng mức độ tổn thương
đến các nhóm đối tượng lựa chọn được
xem xét khi xây dựng các giải pháp thực
hiện quy hoạch.
Giai đoạn 3: Thực hiện, giám sát và đánh giá
hiệu quả các giải pháp EbA
Giai đoạn 3: Thực hiện quy
hoạch
Bước 11. Thực hiện, giám sát
và đánh giá.
Bước 12. Điều chỉnh quy
hoạch hoặc chuẩn bị xây
dựng quy hoạch mới.
38 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
3.2. LỒNG GHÉP EbA TRONG MỘT SỐ QUY HOẠCH/KẾ HOẠCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG
EbA liên quan đến các ngành/lĩnh vực khác nhau, đóng góp trực tiếp cho phúc lợi con người thông qua việc quản
lý hiệu quả các nguồn tài nguyên. EbA có thể được lồng ghép vào các quy hoạch/kế hoạch của các ngành/lĩnh
vực của địa phương như quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo tồn, v.v.
3.2.1. Quy hoạch Phát triển Kinh tế-Xã hội (PTKT-XH) và Quy hoạch Sử dụng đất (SDĐ)
Quy hoạch PTKT-XH và SDĐ là hai quy hoạch quan trọng nhất đối với cấp tỉnh, là cơ sở để xây dựng các quy
hoạch/kế hoạch của các ngành/lĩnh vực khác trong tỉnh. Lồng ghép EbA trong các quy hoạch này do đó sẽ
góp phần xây dựng và triển khai các giải pháp EbA tại địa phương.
3.2.2. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH
Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH cấp tỉnh được đánh giá là chính sách phù hợp nhất cho việc lồng
ghép EbA về tính liên quan, mục tiêu cũng như thực thi cho việc áp dụng.
3.2.3. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn
Nông nghiệp là ngành được đánh giá là ngành chịu tác động rõ ràng nhất và trực tiếp nhất các tác động từ
BĐKH. Hiện tại, ở cấp quốc gia, đã có Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH của ngành NN&PTNT giai
đoạn 2008-2020. Các tỉnh thành trong cả nước đang được khuyến khích xây dựng kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH cho ngành nông nghiệp. Các quy hoạch về nông nghiệp, thủy sản và rừng là 03 trong 05 quy
hoạch của ngành nông nghiệp (bao gồm cả thủy lợi và cơ sở hạ tầng nông thôn) có tính phù hợp cao với việc
lồng ghép EbA.
3.2.4. Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học cấp tỉnh (ĐDSH)
Hiện tại, đã có khoảng 20 tỉnh, thành trong cả nước đã hoàn thiện quy hoạch bảo tồn ĐDSH và các tỉnh còn
lại đang trong quá trình xây dựng quy hoạch. Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh
học năm 2013 và Bộ TN&MT đang hoàn thiện hướng dẫn về lồng ghép EbA trong xây dựng quy hoạch bảo
tồn ĐDSH tại Việt Nam. Đây là thời điểm rất phù hợp để lồng ghép EbA trong xây dựng quy hoạch bảo tồn
ĐDSH cấp tỉnh.
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 39
Các ngành/lĩnh vực
liên quan
Chính sách, chiến lược
liên quan
Cơ quan chịu trách
nhiệm chính Ví dụ về giải pháp EbA
Quản lý tài nguyên
và môi trường
Kế hoạch hành động ứng
phó với BĐKH của tỉnh
Sở TN&MT • Sử dụng khôn khéo đất ngập nước;
• Quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng;
• Bảo vệ môi trường.
Bảo tồn đa dạng
sinh học
Quy hoạch bảo tồn đa dạng
sinh học của tỉnh
Sở TN&MT • Thành lập các khu bảo tồn mới;
• Tạo các “hành lang xanh”;
• Tăng cường thực thi pháp luật.
Sử dụng đất Quy hoạch sử dụng đất của
tỉnh
Sở TN&MT • Chuyển/phân bố lại các công trình công
cộng vào các khu vực an toàn, ít bị tổn
thương.
Kế hoạch và Đầu
tư
Quy hoạch phát triển kinh
tế, xã hội tỉnh
Sở KH&ĐT • Tăng trưởng xanh;
• Đầu tư vào nguồn vốn tự nhiên.
Nông nghiệp Kế hoạch phát nông nghiệp Sở NN&PTNT • Canh tác nông nghiệp thích ứng với
BĐKH.
Kế hoạch phát triển, nuôi
trồng và đánh bắt thủy sản
Sở NN&PTNT • Phục hồi nguồn lợi thủy sản;
• Quản lý nguồn lợi thủy sản dựa vào cộng
đồng;
• Khuyến khích canh tác bền vững và có
trách nhiệm trong khai thác và nuôi trồng
thủy sản.
Quy hoạch phát triển rừng Sở NN&PTNT • Phục hồi rừng ngập mặn ven biển;
• Tăng cường quản lý và bảo vệ rừng.
Quy hoạch phát triển thủy
lợi
Sở NN&PTNT • Các hệ thống tưới nước tiết kiệm, thu gom
và lưu trữ nước mưa.
Bảng 10. Lồng ghép EbA vào các quy hoạch/kế hoạch của địa phương.
40 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
Andrade Pérez, A., Herrera Fernandez, B. and Cazzolla
Gatti, R. (eds.) 2010. Building Resilience to climate
change: Ecosystem-based adaptation and lessons from
the field. Gland, Switzerland: IUCN. 164pp. (online) URL:
Andrade, A; Córdoba, R; Dave, R.; Girot, P; Herrera-F.,
B; Munroe, R; Oglethorpe, J; Paaby, P; Pramova,
E; Watson,E; Vergar, W. 2011. Draft Principles and
Guidelines for Integrating Ecosystem-based Approaches
to adaptation in Project and Policy Design: a discussion
document. IUCN- CEM, CATIE. Turrialba, Costa Rica.
(online) URL:
guidelines_EbA_final.pdf.
Berkes, F., J. Colding and C. Folke (Eds.), 2003.
Navigating Social–Ecological Systems: Building
Resilience for Complexity and Change, Cambridge
University Press, Cambridge, UK.
Bezuijen MR, Morgan C, Mather RJ. 2011. A Rapid
Vulnerability Assessment of Coastal Habitats and
Selected Species to Climate Risks in Chanthaburi and
Trat (Thailand), Koh Kong and Kampot (Cambodia),
and Kien Giang, Ben Tre, Soc Trang and Can Gio
(Viet Nam).Gland, Switzerland: IUCN.Bezuijen et al.
2011. (online) URL:
rapidassessmentspecies_mark_charlie_robert15_
dec2011.pdf.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012. Kịch bản Biến đổi
khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.
CARE International. 2009. Climate Vulnerability and
Capacity Handbook. CARE International. (online)
URL:
CVCAHandbook.pdf.
Carew-Reid, J., Ketelsen, T., Kingsborough, A., and
Porter, S. 2011. Climate Change Adaptation and
Mitigation (CAM) Methodology Brief. ICEM – International
Centre for Environmental Management. Ha Noi, Viet
Nam. (online) URL:
climatechange/cam/CAM%20brief.pdf.
Chapin, III, F.S., G.P. Kofinas, and C. Folke, editors.
2009. Principles of ecosystem stewardship: resilience-
based natural resource management in a changing
world. Springer, New York, New York, USA.
Convention on Biological Diversity. 2009. Connecting
Biodiversity and climate change Mitigation and adaptation:
Report of the Second Ad Hoc Technical Expert Group on
Biodiversity and climate change. Montreal, Technical Series
No. 41, 126 pages.(online) URL:
publications/cbd-ts-41-en.pdf.
Dodgson, JS, Spackman, M, Pearman, A and Phillips,
LD (2009) Multi-criteria analysis: a manual. Department
for Communities and Local Government: London. ISBN
9781409810230
Doswald, N. and M. Otsi. 2011. Ecosystem-based
approaches to adaptation and mitigation - good practice
examples and lessons learned in Europe. Bundesamt
fur Naturschutz (BfN) - Federal Agency for Nature
Conservation. Bonn, Germany. (online) URL: http://
www.unep-wcmc.org/medialibrary/2012/08/01/39717
7f9/BfN%20EbAreport.pdf.
Ecosystems and Livelihoods Adaptation Network (ELAN).
2012. Integrating community and ecosystem-based
approaches in climate change adaptation responses.
(online) URL:
adaptation/ELAN_IntegratedApproach_150412.pdf.
EEA. 2010. The European environment — state and
outlook 2010: synthesis. European Environment Agency,
Copenhagen. (online) URL:
soer/synthesis/synthesis.
European Commission, 2009.The EU compendium
of spatial planning systems and policies. URL: http://
commin.org/upload/Glossaries/European_Glossary/
EU_compendium_No_28_of_1997.pdf
Folkes, C. 2006.Resilience: The emergence of a
perspective for social-ecological systems and analyses.
Global Environmental Change. 16(3): 253-267. (online)
URL:
S0959378006000379.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 41
Gallopin, G. 2006. Linkages between vulnerability,
resilience and adaptive capacity. Global Environmental
Change.16: 293-303. (online) URL:
org/files/GG%20on%20VRA%20linkages.pdf.
GEF (Global Environment Facility). Operational
Guidelines on Ecosystem-based Approaches to
Adaptation.GEF/LCDF.SCCF.13/Inf.06. 2012. (online)
URL:
documents/Operational%20Guidelines%20on%20
Ecosystem-Based%20Approaches%20to%20
Adaptation.pdf.
Gitay, H., A. Suarez, R. Watson. 2002. Climate Change
and Biodiversity. IPCC Technical Paper V. (online)
URL:
changes-biodiversity-en.pdf.
Hirji, R. and Davis, R. 2009. Environmental flows in
water resources policy, plans and projects: findings
and recommendations. The World Bank. Washington,
DC. (online) URL:
INTWAT/Resources/Env_Flows_Water_v1.pdf.
IPCC (Intergovernmental Panel for Climate Change).
2007. Summary for Policymakers. In M.L. Parry,O.F.
Canziani, J.P. Palutikof, P.J. van der Linden, and C.E.
Hanson, eds. climate change 2007: Impacts,adaptation,
and Vulnerability . Contribution of Working Group II to
the Fourth Assessment Report of the Intergovernmental
Panel on climate change. Cambridge, UK:Cambridge
University Press. (online)URL:
publications_and_data/publications_ipcc_fourth_
assessment_report_wg2_report_impacts_adaptation_
and_vulnerability.htm.
IPCC. 2001. Annex B: Glossary of Terms. Climate Change:
Third Assessment Report. Synthesis (online) URL: http://
www.ipcc.ch/pdf/glossary/tar-ipcc-terms-en.pdf.
ISPONRE and UNEP, 2009. Viet Nam Assessment
Report on Climate Change. URL:
pdf/dtie/VTN_ASS_REP_CC.pdf.
Janssen, M. A. 2007.An update on the scholarly networks
on resilience, vulnerability, and adaptation within the
human dimensions of global environmental change.
Ecology and Society 12(2): 9. [online] URL:
ecologyandsociety.org/vol12/iss2/art9/.
Janssen, M.A., Schoon, M.L., Ke, W., and Börner, K. 2006.
Scholarly networks on resilience, vulnerability and adaptation
within the human dimensions of global environmental
change. Global Environmental Change16: 230-252.
Kaphengst Timo, 2012, Assessment of the Potential
of Ecosystem-based Approaches to climate change
adaptation and Mitigation in Europe.
Lebel, L., L. Li, C. Krittasudthacheewa, et al., 2012).
Mainstreaming climate change adaptation into
development planning. Bangkok: Adaptation Knowledge
Platform and Stockholm Environment Institute. 32 pp.
Locatelli, B., Kanninen, M., Brockhaus, M., Colfer,
C.J.P., Murdiyarso, D. and Santoso, H. 2008 Facing
an uncertain future: How forests and people can adapt
to climate change. Forest Perspectives no. 5. CIFOR,
Bogor, Indonesia. (online) URL:
publications/pdf_files/media/CIFOR_adaptation.pdf.
Longley P.A., M. F. Goodchild, D. J. Maguire and D.
W. Rhind. 2005. Geographic Information Systems and
Science. Second Edition. John Wiley, Chichester, 2005.
Munroe, R., N. Doswald, D. Roe, H. Reid, A. Giuliani, I.
Castelli, and I. Möller. 2011. Does EbA work? A review of
the evidence on the effectiveness of ecosystem-based
approaches to adaptation. Cambridge, UK. (online)
URL:
content/1/1/13.
Naumann, S., G. Anzaldua, P. Berry, S. Burch, M.
Davis, A. Frelih-Larsen, H. Gerdes and M. Sanders.
2011. Assessment of the potential of ecosystem-based
approaches to climate change adaptation and mitigation
in Europe. Final report to the European Commission,
DG Environment.Ecologic institute and Environmental
Change Institute, Oxford University Centre for the
Environment. (online) URL:
publications/downloads/berry2011-finalreport.pdf.
Nathalie at el, 2011.Ecosystem-based approaches to
adaptation and mitigation – good practice examples
and lessons learned in Europe. URL:
de/fileadmin/MDB/documents/service/Skript_306.pdf
Nghị quyết Trung ương số 24-NQ/TW, 3/6/2013. Chủ
động ứng phó với BĐKH, tăng cường quản lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường.
42 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
Parry, M., Arnell, N., Berry, P., Dodman, D., Fankhouser,
S., Hope, C., Kovats, S., Nicholls, R., Satterthwaite, D.,
Tiffin, R., Wheeler, Tim. 2009. Assessing the Costs of
Adaptation to Climate Change: A Review of the UNFCCC
and Other Recent Estimates. International Institute for
Environment and Development and Grantham Institute
for Climate Change, London. (online) URL:
iied.org/pdfs/11501IIED.pdf.
Peterson, G. 2010. Expansion of social ecological
systems science.Reslilence Science: 16 April 2010.
Piran, C. L., White, J., Godbold, A., Solan, M., Wiegand,
J., Holt, A. 2009. Ecosystem services and policy: a
review of coastal wetland ecosystem services and
an efficiency-based framework for implementing the
ecosystem approach. Issues in Environmental Science
and Technology.
Preston, B.L. and Stafford-Smith, M. (2009). Framing
vulnerability and adaptive capacity assessment:
Discussion paper. CSIRO Climate Adaptation Flagship
Working paper No. 2. (online) URL:
files/files/ppgt.pdf.
Stokols, D., R. Perez Lejano, and J. Hipp. 2013.
Enhancing the resilience of human–environment
systems: a social–ecological perspective. Ecology and
Society 18(1):7. (online) URL:
ES-05301-180107.
The World Bank.2010(b). Economics of adaptation to
climate change: Synthesis Report. The World Bank,
Washington D.C. (online) URL:
wor ldbank .o rg /EXTCC/Resources /EACC_
FinalSynthesisReport0803_2010.pdf.
UNDP (United Nations Development Program). 2010.
Toolkit for Designing climate change adaptation Initiatives.
(online) URL:
UNDP%20adaptation%20Toolkit%202010.pdf.
UNDP-UNEP, 2011. Mainstreaming climate change
adaptation into Development Planning: A Guide for
Practitioners. (online) URL:
mainstreaming-cc-adaptation-web.pdf.
UNEP (United National Environment Programme). 2009.
The role of ecosystem management in climate change
adaptation and disaster risk reduction. UNEP issues
paper prepared for the Global Platform for disaster risk
reduction. (online) URL:
proactwebsite/media/download/resources/Ecosystem-
based-DRR/UNEP_Issues%20Paper_Ecosystem%20
management%20in%20CCA%20and%20DRR_2009.pdf.
UNEP 2011. Taking Steps Toward Marine and Coastal
Ecosystem-Based Management – An Introductory Guide.
(online) URL:
professional/publications/v.php?id=20344.
UNEP, UNDP, IUCN. EbA Flagship Policy Brief. Making
the case for ecosystem-based adaptation: Building
resilience to climate change. (online) URL: http://
EbAflagship.org/images/ContentsForPublications/
EbA%20policy%20brochure%20web.pdf.
UNEP. Ecosystem-based adaptation Guidance: Moving
from principles to practice. April 2012. Working Document.
Unpublished. (April 2012).
UNFCCC (United Nations Framework Convention on
Climate Change). 2011. Ecosystem-based approaches
to adaptation: compilation of information. Note by
the Secretariat to Subsidiary Body for Scientific and
Technological Advice, Thirty-fifth session, Durban, 28
November to 3 December 2011. Item 3 of the provisional
agenda Nairobi work programme on impacts, vulnerability
and adaptation to climate change. (online) URL: http://
unfccc.int/resource/docs/2011/sbsta/eng/inf08.pdf.
Van de Sluijs J.P., et al, 2004. RIVM/MNP Guidance
for Uncertainty Assessment and Communication:
Tool Catalogue for Uncertainty Assessment. Report
nr: NWS-E-2004-37. Netherlands Environmental
Assessment Agency.
Villanueva, P. 2011. Learning to ADAPT: monitoring and
evaluating approaches in climate change adaptation
and disaster risk reduction – challenges, gaps and
ways forward. Strengthening Climate Resilience (SCR).
(online) URL:
SCR-Discussion-paper9.pdf.
WWF. The Greater Mekong and Climate Change:
Biodiversity, Ecosystem Services and Development Risk.
October. 2009. (online) URL:
downloads/final_cc_reportlowres_3.pdf.
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 43
PHỤ LỤC 1: NGUỒN TÀI LIỆU VỀ ĐÁNH GIÁ VÀ XÁC ĐỊNH CÁC GIẢI PHÁP EbA
Phân tích rủi ro khí hậu
PHỤ LỤC
Công cụ phân tích
rủi ro khí hậu Miêu tả Tham khảo tại
Thuật thích ứng Cung cấp quá trình đánh giá tổn thương do BĐKH (gồm 5
bước) và xác định các giải pháp để giảm thiểu các rủi ro khí
hậu (Chương trình Tác động BĐKH, Anh).
www.ukcip.org.uk/
Công cụ về Đánh giá và
thiết kế các giải pháp thích
ứng với BĐKH (ADAPT)
Tiến hành các phân tính rủi ro ngay từ bước xây dựng thông
qua phân loại theo 5 cấp độ và đề xuất các giải pháp để tối
giản các rủi ro + đồng thời cung cấp các khuyến nghị về các
nguồn lực. Do đó, trọng tâm sẽ là lĩnh vực nông nghiệp, thủy
lợi và đa dạng sinh học (Ngân hàng Thế giới).
org/ climateportal/
Thích ứng với BĐKH thông
qua đánh giá tổng hợp các
rủi ro (CCAIRR)
Phương pháp tiếp cận này bao gồm 5 hợp phần chính: Đánh
giá và tăng cường năng lực, xem xét và tóm tắt các cơ sở dữ
liệu và các công cụ, đánh giá nhanh rủi ro, lồng ghép, giám
sát và đánh giá (Ngân hành Phát triển Châu Á).
Docu-
ments/Reports/Climate-
Proofing/chap8.pdf
Công cụ về phân tích rủi
ro dựa trên cộng đồng –
Thích ứng và vấn đề sinh
kế (CRiSTAL)
Khung khái niệm về nâng cao nhận thức về thích ứng với
BĐKH và điều hành quá trình xác định và thực hiện một
giải pháp thích ứng cụ thể (IUCN, SEI-US, IISD, hợp tác đa
phương).
“Đánh giá tình trạng dễ
bị tổn thương và năng
lực thích ứng với BĐKH”
(CVCA)
CVCA tập trung tìm hiểu ảnh hưởng của BĐKH tới đời sống
và sinh kế của nhóm đối tượng là cộng đồng (CARE).
www.careclimatechange.
org/cvca/CARE_CVCA-
Handbook.pdf
Đánh giá rủi ro BĐKH và
suy thoái môi trường (CE-
DRA)
Công cụ này hỗ xác định ưu tiên các hiểm họa về môi trường
nào có thể gây ra rủi ro tới các địa điểm cụ thể để từ đó hỗ
trợ việc chỉnh sửa mục tiêu các dự án cũng như xây dựng
các dự án thích ứng mới (Tearfund).
org/Topics/Environ-
mental+Sustainability/CE-
DRA.htm
Thiết kế các sáng kiến về
thích ứng với BĐKH: Bộ
công cụ cho người thực
hiện
Bộ công cụ này nhằm hỗ trợ các nước đang phát triển chuyển
sang hướng phát triển phát thải thấp đồng thời huy động
nguồn lực tài chính để nhân rộng thực hành các giải pháp
tốt, có hiệu quả cao (UNDP).
org/projects/websites/docs/
KM/PublicationsResMaterials/
UNDP_Adaptation_Toolkit_
FINAL_5-28-2010.pdf
Các công cụ về giảm nhẹ
rủi ro thiên tai
ProVention Consortium proven-
tionconsortium.
org/?pageid=32&projectid
44 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
Công cụ phân tích
rủi ro khí hậu Miêu tả Tham khảo tại
NAPAssess NAPAssess là một công cụ được thiết kế để hỗ trợ tạo điều
kiện cho quá trình điều hành NAPA minh bạch và có sự tham
gia ở Sudan. Việc sử dụng các phân tích đa tiêu chí cũng được
đưa vào trong công cụ này.
na-
passess/
Các cơ hội và rủi ro từ
BĐKH và thiên tai (OR-
CHID)
Khung cơ bản bao gồm 4 bước về phân tích rủi ro khí hậu.
(Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) và Cơ quan Phát triển
Quốc tế Anh (DFID)
research-teams/vulnerabil-
ity- team/research-themes/
climate- change/projects/
orchid
Ma trận phân tích Ma trận đơn giản về phân tích BĐKH nhằm thiết lập chương
trình ngành hỗ trợ 17 quốc gia khác nhau (DANIDA)
um.dk/en/menu/ Topics/
ClimateChange/ Climate-
AndDevelopment/ ToolsAn-
dReferences/ ClimateChan-
geScreening
Phân tích không gian và
thời gian thông qua dữ liệu
thay thế
Bao gồm việc xây dựng tương tự thời gian hay không gian
sử dụng dữ liệu quá khứ các sự kiện khí hậu. Các dữ liệu
được sử dụng có thể thông qua thống kê trong quá khứ hoặc
từ một khu vực có đặc điểm tương tự khác.
org/go/
cms- service/download/p
ublication/?version=
live&id=3259633
(Theo Traerup và Lewoff, 2011)
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 45
Nguồn lực Miêu tả Tham khảo tại
Hướng dẫn chi tiết
về xác định các tác
động tiềm tàng từ
BĐKH tới công tác
bảo tồn ven biển và
khu vực cửa sông.
Dự thảo hướng dẫn đánh giá tác động của BĐKH đến các dự án
bảo tồn. Hướng dẫn này dựa trên giả định các mục tiêu của dự án
bảo tồn có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi tác động của BĐKH.
Những đánh giá này có thể giúp xác định khả năng thích ứng của
một dự án có thể được tăng lên như thế nào và / hoặc làm thế nào
một dự án có thể góp phần tăng cường khả năng phục hồi của HST
lớn hơn (ví dụ, lưu vực sông, HST ven biển).
(Văn phòng quản lý ven biển và tài nguyên biển và NOAA)(2011)
ement.noaa.gov/land/me-
dia/celphowtoapp.pdf
Xem xét các dịch vụ
HST trong đánh giá
các tác động
Xem xét các dịch vụ HST để đánh giá các tác động (ESR cho IA)
cung cấp hướng dẫn thực tế về kết hợp các dịch vụ HST trong đánh
giá tác động môi trường và xã hội. WRI (2011)
ubli-
cation/ecosyste m-servic-
es-review- for-impact- as-
sessment
Giới thiệu hướng dẫn
về lượng giá các dịch
vụ HST.
Hướng dẫn này cung cấp khuôn khổ cho việc xác định giá trị môi
trường có thể được cải thiện thông qua đảm bảo sự ghi nhận các
dịch vụ từ các HST. Hướng dẫn được xây dựng trên phương pháp
định giá truyền thống. Đặc biệt, Chương 3 cung cấp tổng quan về
các bước cần tiến hành trong việc đánh giá những tác động về các
dịch vụ HST bao gồm xác định các chính sách và các cơ sở hiện
hành; đánh giá tác động của các lựa chọn chính sách về việc cung
cấp các dịch vụ HST, và đánh giá những thay đổi trong HST dịch vụ.
Theo DEFRA (2007)
environment/policy/natu-
ral- environ/documents/
eco-valuing.pdf
Đa dạng sinh học
trong đánh giá tác
động; Các hướng
dẫn về ĐDSH- Đánh
giá tác động toàn
diện.
Cung cấp một cái nhìn tổng quan các kiến thức tối thiểu cần thiết
để giải quyết vấn đề đa dạng sinh học trong đánh giá tác động và
đưa ra hướng dẫn cho đa dạng sinh học trong đánh giá tác động
toàn diện. Theo CBD (2006).
oc/pub-
lications/cbd- ts-26-en.pdf
Đa dạng sinh học
trong đánh giá tác
động.
Đưa ra các nguyên tắc để thúc đẩy đánh giá các tác động (IA) ”đa
dạng sinh học toàn diện”, bao gồm đánh giá tác động môi trường
(EIA) cho các dự án, và đánh giá môi trường chiến lược (SEA) cho
các chính sách, kế hoạch và các chương trình. Theo IAIA (2005).
documents/special- publi-
cations/SP3
Các công cụ về thích
ứng dựa trên HST
Một cơ sở dữ liệu trực tuyến với các công cụ và các dự án quy
hoạch liên ngành ven biển, và quản lý dựa trên HST.
Tiếp cận HST trong
thích ứng vào giảm
thiểu BĐKH ở Châu
Âu
Nghiên cứu để giải quyết lỗ hổng kiến thức hiện nay liên quan đến
thực hiện các phương pháp tiếp cận dựa trên HST nhằm đạt được
hiểu biết tốt hơn về vai trò và tiềm năng của các HST và dịch vụ
HST trong việc thích ứng và giảm nhẹ BĐKH ở Châu Âu."
vironment/nature/climat-
echange/pdf/EbA_EBM_
CC_FinalReport.pdf
Đánh giá tác động lên HST và xác định các giải pháp thích ứng với BĐKH dựa vào HST
46 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
Nguồn lực Miêu tả Tham khảo tại
Lượng giá dịch vụ HST thông
qua phần mềm InVEST
Thông tin về dự án vốn tự nhiên, công cụ phần mềm
InVEST và các ứng dụng của nó.
naturalcapitalproject.org/
Trái tim của Borneo: Đầu tư
vào thiên nhiên cho một nền
kinh tế xanh
Nghiên cứu trường hợp ở Borneo – sử dụng mô hình
InVEST và thay đổi sử dụng đất để xác định giá trị
vốn tự nhiên và xây dựng các kịch bản khác nhau
cho tương lai.
org/en/home
Tầm nhìn xanh cho Sumatra:
Sử dụng thông tin dịch vụ HST
để đưa ra khuyến nghị cho
quy hoạch sử dụng đất bền
vững ở cấp tỉnh và cấp huyện.
Bản mô tả các kết quả từ một nghiên cứu tiến hành
ở Sumatra của WWF Indonesia về đánh giá các dịch
vụ HST.
naturalcapitalproject.org/
indonesia.html
Tích hợp cân bằng dịch vụ
HST vào các quyết định sử
dụng đất. Kỷ yếu của Viện
Hàn lâm Khoa học Quốc gia
Hoa Kỳ.
InVEST đã được sử dụng để đánh giá ý nghĩa về môi
trường và tài chính của bảy kịch bản quy hoạch bao
gồm chồng ghép quy hoạch về sử dụng đất tương
lai ở khu vực bờ biển Bắc O `AHU (Hawaii).
naturalcapitalproject.org/pubs/
tradeoffs-2012.pdf
Mô hình hóa các giá trị từ
thiên nhiên: sử dụng dịch vụ
HST để thông báo quy hoạch
không gian biển và ven biển.
Tạp chí Khoa học quốc tế đa
dạng sinh học, dịch vụ và
quản lý HST.
Mô tả mô hình InVEST trong lĩnh vực biển được
sử dụng cho Bờ Tây của đảo Vancouver, British
Columbia (Canada).
edu/~pinsky/Home_files/
Guerry%20et%20al%20
2012%20IJBSESM.pdf
Xây dựng các mô hình dịch
vụ HST, bảo tồn đa dạng sinh
học, sản xuất hàng hóa, và sự
đánh đổi ở quy mô cảnh quan.
Front Ecol Environ, 7(1): 4-11.
Tài liệu này trình bày về mô hình InVEST có thể lượng
hóa các dịch vụ HST trong một phạm vi không gian
như thế nào và phân tích sự đánh đổi giữa các dịch
vụ HST để đưa ra quyết định về sử dụng và quản
lý tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn như thế nào.
https://groups.nceas.ucsb.
edu/sustainability-science/
weekly-sessions/session-
5-2013-10.11.2010-the-
environmental-services-that-
flow-from-natural-capital/
supplemental-readings-from-
univ-of-minnesota-students/
Nelson%20et%20al%202009.
pdf/view
Xây dựng bản đồ và lượng giá các dịch vụ HST
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 47
Phân tích các giải pháp thích ứng
Nguồn lực Miêu tả Tham khảo tại
Thích ứng với sự thay đổi hình
thái khí hậu và BÐKH: Hướng
dẫn cho quy hoạch phát triển
(USAID)
Hướng dẫn thích ứng này được thiết kế để hỗ trợ
các nhà hoạch định và các bên liên quan trong việc
xác định và phân tích các giải pháp thích ứng thông
qua phương pháp tiếp cận từng bước dựa trên các
nghiên cứu trường hợp điển hình.
PNADJ990.pdf
Bộ công cụ thích ứng: Nước
biển dâng và Sử dụng đất
(Trung tâm khí hậu thành phố
Georgetown)
Bộ công cụ thích ứng này cung cấp một cái nhìn
tổng quan ngắn gọn của các kế hoạch, các công
cụ về quản lý và chi tiêu nhằm hỗ trợ quá trình ra
quyết định các giải pháp thích ứng.
org/sites/default/files/Adapta-
tion_Tool_Kit_SLR.pdf
Xem xét vấn đề khí hậu trong
các hoạt động phát triển (GIZ)
Tài liệu này trình bày một phương pháp về xem xét
khí hậu trong quy hoạch phát triển. Bước 3 “Tùy chọn
cho hành động”, cung cấp một phương pháp để đánh
giá và ưu tiên hành động thích ứng.
www.undp.org.cu/crmi/docs/
gtz-climateproofing-td-2010-en.
pdf
Tác động của khí hậu lên
các hệ thống năng lượng:
Chương 4 về thực hành các
giải pháp thích ứng (Ngân
hàng Thế giới)
Chương này mô tả những vấn đề cần cân nhắc khác
nhau trong việc cung cấp các hành động thích ứng
trong lĩnh vực năng lượng.
doi/abs/10.1596/978-0-8213-
8697
Thích ứng với BÐKH khu vực
ven biển: Hướng dẫn cho các
nhà lập quy hoạch phát triển
(USAID)
Tài liệu hướng dẫn này này cung cấp chi tiết các vấn
đề khí hậu cần quan tâm tại khu vực ven biển. Và
cung cấp hướng dẫn quá trình xây dựng, thực hiện
và lồng ghép các hành động thích ứng trong xây dựng
các quy hoạch, kế hoạch.
PNADO614.pdf
Ðánh giá chi phí/lợi ích của
các giải pháp thích ứng: Tổng
quan về các phương pháp
(UNFCCC)
Ấn phẩm này giới thiệu các phương pháp đánh giá
chi phí và lợi ích khác nhau của giải pháp thích ứng
với BĐKH và tóm lược các thực hành điển hình nhất.
publications/pub_nwp_costs_
benefits_adaptation.pdf.
Kinh tế học về thích ứng với
BÐKH khu vực ven biển (Ngân
hàng Thế giới)
Báo cáo này cung cấp cái nhìn tổng quan mức độ
toàn cầu của các chi phí để thích ứng với nước biển
dâng được tính toán trong giai đoạn từ năm 2010
đến năm 2050.
bank.org/sites/default/files/
documents/DCCDP_10_Coast-
alZoneAdaptation.pdf.
Khung hướng dẫn lựa chọn
ưu tiên đầu tư thích ứng với
BĐKH trong quá trình lập kế
hoạch phát triển kinh tế - xã
hội
Khung hướng dẫn này hỗ trợ cho các đơn vị xây dựng
kế hoạch ở cấp trung ương và cấp tỉnh định hướng và
lựa chọn các ưu tiên về thích ứng với BĐKH phù hợp
với các mục tiêu ưu tiên của quốc gia, đồng thời lồng
ghép những vấn đề thích ứng cấp thiết vào kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Khung
hướng dẫn lựa chọn ưu tiên
đầu tư thích ứng với BĐKH
trong quá trình lập kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, 2013
(Nguồn: UNEP, 2012)
48 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
PHỤ LỤC 2: PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG TỔNG HỢP
Phương pháp đánh giá tổn thương tổng hợp được sử dụng để đánh giá các tác động lên các HST, môi trường
sống và các nhóm cộng đồng nằm trong một khu vực ở quy mô nhỏ, có tính chất tiểu lưu vực, đặc trưng cho
tính đa dạng sinh học cụ thể và các dịch vụ mà HST ở đó đóng góp trực tiếp đến sự phát triển sinh kế và cuộc
sống của người dân cũng như sự khỏe mạnh của các HST đặc trưng của khu vực.
Hình dưới đây khái quát quá trình thực hiện đánh giá tổn thương lên các HST và nhóm cộng đồng/ngành, lĩnh vực.
*not completed
!
Đánh giá rủi ro
Đánh giá từ trên xuống:
• Nghiên cứu sơ cấp/thứ cấp
• Tham vấn các bên liên quan ở địa phương
Các mối đe dọa:
• Các xu hướng biến đổi của khí hậu
• Các xu hướng phát triển
Hệ thống thể chế:
• Các chính sách và thể chế về thích ứng
với BĐKH
• Các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội
Đánh giá từ dưới lên:
• Tham quan thực địa
• Phỏng vấn các hộ gia đình
• Phân tích PDAs/ Traset
• Hội thảo cộng đồng
Các sinh kế/ngành nghề chính:
• Xác định và sắp xếp mức độ quan trọng
của áp lực BĐKH
• Các áp lực từ phát triển KT-XH
Các hệ sinh thái chính:
• Xác định và sắp xếp mức độ quan trọng
của áp lực BĐKH
• Các áp lực từ phát triển KT-XH
Khả năng thích ứng:
• Thể chế
• Cộng đồng
• Hệ sinh thái
Xếp hạng rủi ro từ
BĐKH và phát triển:
• Các sinh kế/
ngành nghề chính
• Các hệ sinh thái chính
Đánh giá tổn thương:
• Các sinh kế/
ngành nghề chính
• Các hệ sinh thái chính
Các giải pháp
thích ứng
Hình 11. Khung phương pháp tổng quát đánh giá tổn thương
• Đánh giá từ dưới-lên trên (bottom-up), tập trung vào phân tích các áp lực từ thiên nhiên cũng như hoạt
động của con người lên các HST chính và các nguồn sinh kế phụ thuộc: Các hội thảo và các cuộc họp
cần được thực hiện tại khu vực nghiên cứu nhằm: i) Xác định các HST quan trọng và dịch vụ HST, điều
kiện kinh tế - xã hội; ii) Thảo luận và đánh giá mức độ phụ thuộc sinh kế của cộng đồng /các ngành nghề
kinh tế vào các HST, và iii) Xác định các áp lực hiện tại do khí hậu và từ hoạt động phát triển kinh tế-xã
hội của con người tới các HST và các ngành nghề/hoạt động sinh kế phụ thuộc vào HST;
• Đánh giá từ trên-xuống (top-down), tập trung phân tích các dự báo BĐKH và mục tiêu phát triển trong
tương lai: Đánh giá trên xuống sẽ căn cứ vào việc tổng hợp các tài liệu hiện có, bao gồm: i) Hệ thống
thể chế và chính sách về thích ứng với BĐKH; ii) Các xu hướng về khí hậu của địa phương và iii) Các
mục tiêu phát triển quan trọng liên quan tới khu vực nghiên cứu;
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 49
• Đánh giá và xếp hạng rủi ro: Việc đánh giá và xếp hạng rủi ro sẽ dựa trên kết quả tổng hợp các tác động
tiềm tàng từ BĐKH cũng như các mục tiêu phát triển (đánh giá trên-xuống) với đánh giá các áp lực từ
thiên nhiên cũng như hoạt động của con người lên các HST chính, các hiểm họa hiện tại lên các HST
chính và các ngành nghề kinh tế/sinh kế phụ thuộc (đánh giá dưới-lên);
• Đánh giá khả năng thích ứng của hệ thống tự nhiên cũng như cộng đồng trước các mối đe dọa về khí hậu:
Đánh giá này tập trung vào: i) Khả năng tự thích ứng của các HST trước các mối đe dọa từ khí hậu và
phát triển; ii) Khả năng thích ứng của cộng đồng dân cư - dựa trên phân tích hệ thống các giải pháp ứng
phó hiện tại và tính hiệu quả của các giải pháp này trong tương lai; và iii) Khả năng thích ứng về mặt thể
chế - phân tích mặt mạnh và yếu của hệ thống thể chế quản lý cấp huyện, tỉnh trong thích ứng với BĐKH;
• Đánh giá tính tổn thương: Việc đánh giá này sẽ dựa trên kết quả tổng hợp từ đánh giá rủi ro và khả năng
thích ứng của hệ thống tự nhiên cũng như cộng đồng trước các mối đe dọa về khí hậu theo các kịch
bản BĐKH và phát triển kinh tế-xã hội;
• Xây dựng các giải pháp thích ứng: Các giải pháp thích ứng sẽ được đề xuất dựa trên các đánh giá và
xếp hạng rủi ro và khả năng thích ứng trước BĐKH, trong đó xác định các chiến lược thích ứng quan
trọng cho HST và cộng đồng.
50 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
PHỤ LỤC 3: MỘT SỐ VÍ DỤ VỀ GIẢI PHÁP EbA
1. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Điều chỉnh/di dời các công trình công cộng, khu dân cư ven biển ở các vùng có nguy cơ cao do dự báo
tác động từ BĐKH;
- Điều chỉnh/xem xét lại phân bổ diện tích đất cho canh tác nông nghiệp, thủy sản, trồng và khôi phục diện
tích rừng cũng như các khu bảo tồn, tránh gia tăng thiệt hại tại các khu vực có nguy cơ cao do dự báo
tác động từ BĐKH.
Hình 12. Ví dụ về các điều chỉnh cần thiết trong quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Bến Tre (WWF-Việt Nam, 2013)
2. Lồng ghép thích ứng BĐKH dựa vào HST vào các quy hoạch, kế hoạch có liên quan
- Chương trình mục tiêu quốc gia/hành động về ứng phó với BĐKH cấp tỉnh;
- Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học;
- Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh;
- Các chương trình truyền thông, giáo dục cộng đồng.
Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam | 51
3. Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên nước ngọt
- Thực hiện khảo sát đánh giá hệ thống thủy văn của tỉnh, lập bản đồ phân bố nước ngọt tầng mặt và
ngầm;
- Bảo vệ và phục hồi HST đất ngập nước và các nguồn tài nguyên nước ngọt;
- Xây dựng kế hoạch dự trữ nước mưa, nước ngọt;
- Phối hợp, hợp tác với các tỉnh đầu nguồn các sông để đảm bảo dòng chảy cho khu vực hạ lưu.
4. Khôi phục và bảo tồn các sinh cảnh tự nhiên
- Tăng cường quản lý và bảo vệ hệ thực vật ven sông, biển;
- Khôi phục và trồng mới rừng ngập mặn ven biển;
- Khôi phục lại dòng chảy, chế độ thủy văn tự nhiên;
- Thành lập các khu bảo tồn ven biển, quản lý tài nguyên thủy sản.
5. Bảo tồn các điểm nóng về đa dạng sinh học
- Tăng cường quản lý tại các khu bảo tồn;
- Thành lập mới các khu bảo tồn tại các điểm có giá trị cao về đa dạng sinh học;
- Tăng cường năng lực cho các cán bộ làm việc tại các khu bảo tồn;
- Thực hiện nâng cao nhận thức, tuyên truyền về bảo tồn đa dạng sinh học cho người dân địa phương.
Hình 13. Ví dụ về các điểm nóng về đa dạng sinh học cho bảo tồn của tỉnh Bến Tre (WWF-Việt Nam, 2013)
52 | Xây dựng và thực hiện các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu dựa vào hệ sinh thái tại Việt Nam
6. Canh tác nông nghiệp thân thiện với môi trường
Canh tác rau màu
- Trồng cây để chắn gió, cát và hơi muối, đồng thời giảm thiểu được cường độ sóng và gió;
- Dự trữ nước mưa, tưới tiết kiệm nước (tưới nhỏ giọt);
- Phân huỷ chất thải hữu cơ, tái sử dụng làm phân bón.
Nuôi trồng thủy sản
- Khôi phục, trồng cây/rừng quanh khu vực ao nuôi;
- Nuôi kết hợp (tôm - cua - cá - sò).
Trồng lúa
- Nuôi xen canh tôm - lúa; tôm - cá;
- Nghiên cứu/trồng thử các giống lúa chịu mặn, hạn;
- Cải thiện môi trường, HST đồng ruộng - dẫn nước từ sông vào để lấy nước và trầm tích cải tạo đồng
ruộng.
©
W
W
F-
V
iệ
t N
am
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_bdkh_huongdaneba_1254_2091154.pdf