- Nâng cao nhận thức của cả hệ
thống chính trị và trong nhân dân về vai trò,
vị trí của văn hóa trong kinh tế. Đẩy mạnh
truyền thông, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và
toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa trong
phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức
của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho
văn hóa như là một phần chiến lược kinh
doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội,
cộng đồng. Huy động sự tham gia rộng rãi, có
hiệu quả của các phương tiện thông tin đại
chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về phát triển văn hóa trong
kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp
văn hóa, phát triển thị trường văn hóa lành
mạnh.
- Xây dựng và phát triển toàn diện
con người làm nền tảng, mục tiêu để phát
triển kinh tế. Những giá trị văn hóa cơ bản là
chân, thiện, mỹ là những giá trị định hướng
cơ bản trong phát triển kinh tế và con người.
Trong đó, xây dựng con người, đặc biệt là xây
dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống
là vấn đề cốt lõi để tạo nên động cơ chính trị
và động cơ kinh tế lành mạnh. Cần có chiến
lược xây dựng đạo đức kinh doanh, đạo đức
doanh nghiệp ngay từ trong quá trình đào tạo
nguồn nhân lực để đạo đức trở thành lối sống
của người tìm kiếm lợi ích vật chất, tìm kiếm
của cải thặng dư và sử dụng nguồn của cải
đó./.
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xây dựng văn hóa trong kinh tế ở Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 53 (03/2019) 55-61 55
XÂY DỰNG VĂN HÓA TRONG KINH TẾ
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
BUILDING CULTURE IN ECONOMY IN VIETNAM
Nguyễn Thị Phương Liên*1
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 6/9/2018
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 7/3/2019
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/3/2019
Tóm tắt: Văn hóa trong kinh tế tại Việt Nam được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện
ở triết lý phát triển kinh tế gắn với định hướng phát triển đất nước. Văn hóa trở thành “vốn kinh
tế”. Nguồn lực con người là nhân tố quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác và tạo dựng môi
trường văn hóa trong hoạt động kinh tế. Bài viết phân tích những biểu hiện và nội dung của văn
hóa trong kinh tế và đề xuất một số giải pháp giúp xây dựng văn hóa trong kinh tế ở Việt Nam
hiện nay.
Từ khóa: văn hóa trong kinh tế, triết lý, định hướng, giải pháp, Việt Nam.
Abstract: Culture in the economy in Vietnam is concerned by the Party and the State,
reflected in the philosophy of economic development associated with the development orientation
of the country. Culture becomes "economic capital". Human resources are the determining factor
in the use of other resources and the creation of a cultural environment in economic activities. The
paper analyzes the expression and content of culture in the economy and proposes some solutions
to build the culture in the economy in Vietnam today.
Keywords: culture in economy, philosophy, orientation, solutions, Vietnam.
*1Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong
56 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Văn hóa trong kinh tế tại Việt Nam
được Đảng và Nhà nước quan tâm, thể hiện ở
triết lý phát triển kinh tế gắn với định hướng
phát triển đất nước, văn hóa trở thành “vốn
kinh tế”, nguồn lực con người là nhân tố
quyết định việc sử dụng các nguồn lực khác
và tạo dựng môi trường văn hóa trong hoạt
động kinh tế. Văn hóa trong kinh tế ở Việt
Nam được thể hiện ở một số phương diện:
Một là, triết lý phát triển kinh tế găn
liền với xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN, gắn liền với phát triển bền
vững. Các giá trị cơ bản của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt
Nam phấn đấu là đảm bảo tăng trưởng kinh
tế bền vững gắn liền với phát triển văn hóa,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, quản
lý tài nguyên và môi trường, đảm bảo tính ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đây là nền
kinh tế nhân văn, đặt con người vào vị trí
trung tâm của sự phát triển. Văn hóa được xác
định là nền tảng tinh thần để phát triển kinh
tế vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển
kinh tế bền vững. Đảng ta xác định “Chăm lo
văn hóa là chăm lo củng cố nền tảng tinh thần
của xã hội. Thiếu nền tảng tinh thần tiến bộ
và lành mạnh, không quan tâm giải quyết tốt
mố quan hệ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ
và công bằng xã hội thì không thể có sự phát
triển kinh tế – xã hội bền vững”1. Đồng thời
Đảng ta cũng nhấn mạnh: “Xây dựng và phát
triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì
xã hội công bằng văn minh, con người phát
triển toàn diện. Văn hóa là kết quả của kinh
tế, đồng thời là động lực của sự phát triển
kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt
chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi
phương diện chính trị, kinh tế, xã hội, luật
1 ĐCSVN. Văn kiện hội nghị lần thứ BCH TW khóa VIII. NXB CTQG. HN 1998. Tr55
2 ĐCSVN. Văn kiện hội nghị lần thứ BCH TW khóa VIII. NXB CTQG. HN 1998. Tr55
pháp, kỷ cươngbiến thành nguồn lực nội
sinh quan trọng nhất của phát triển”2.
Quan điểm về phát triển kinh tế bền
vững của Đảng và nhà nước phù hợp với xu
thế phát triển kinh tế của thế giới hiện nay.
Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên nhiều
mặt của nền kinh tế có tác động tích cực, bao
trùm lên toàn bộ xã hội. Nó bao gồm tăng
trưởng kinh tế, đồng thời có sự hoàn chỉnh về
mặt cơ cấu, thể chế kinh tế và chất lượng cuộc
sống của tất cả các tầng lớp xã hội. Phát triển
kinh tế hiện nay được cộng đồng quốc tế nhấn
mạnh là phát triển bền vững kinh tế của mỗi
quốc gia. Những nội dung cơ bản của phát
triển kinh tế bền vững và bao trùm gồm:
- Tăng trưởng kinh tế là điều kiện đầu
tiên. Tăng trưởng kinh tế bao gồm gia tăng về
quy mô sản lượng và năng suất trong nền kinh
tế, và nó phải diễn ra trong thời gian tương
đối dài và ổn định
- Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế thể
hiện trong tỉ trọng các ngành, các thành phần
kinh tế, các vùng, các miền Trong đó, tỷ
trọng của vùng nông thôn giảm tương đối so
với tỷ trọng đô thị. Tỷ trọng các ngành công
nghiệp, dịch vụ tăng.
- Đời sống đại bộ phận nhân dân tốt
đẹp hơn. Giáo dục, y tế, văn hóa, tinh thần
của người dân được chăm lo nhiều hơn. Môi
trường được đảm bảo.
- Trình độ tư duy khoa học của xã hội
được phát triển
- Nền kinh tế mở cửa, năng động và
giàu khả năng thích ứng
- Phát triển kinh tế liên tục theo thời
gian và do toàn bộ nhân tố nội tại quyết định
quá trình phát triển đó.
Mục tiêu của sự phát triển bền vững
là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 57
về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các
công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài
hòa giữa con người với tự nhiên. Bốn trụ cột
của sự phát triển bền vững mà Việt Nam
hướng tới là kinh tế, xã hội, môi trường và
văn hóa.
Tăng trưởng kinh tế bền vững là tăng
trưởng kinh tế không chỉ bao hàm tăng thu
nhập bình quân đầu người mà phải hướng tới
sự phát triển bền vững của hiện tại và tương
lai, chú ý cả bốn nhân tố: kinh tế, xã hội, môi
trường và văn hóa, duy trì tốc độ tăng trưởng
cao trong dài hạn, tăng thu nhập phải gắn với
nâng cao chất lượng cuộc sống, tăng phúc lợi
xã hội và xóa đói giảm nghèo bền vững.
Các nhân tố đảm bảo cho tăng trưởng
kinh tế bền vững bao gồm:
- Bảo vệ môi trường
- Dựa vào sức mạnh nội tại
- Bình đẳng trong thu nhập
- Xác định một thị trường lao động thống nhất
- Xây dựng một hệ thống an sinh xã hội vững
chắc
Như vậy, phát triển kinh tế phải gắn
liền với phát triển xã hội, bảo vệ môi trường,
phát triển văn hóa và con người, nâng cao
chất lượng cuộc sống của con người. Con
người vừa là chủ thể của nền sản xuất xã hội,
vừa là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế –
xã hội. Các giá trị văn hóa và con người phải
trở thành điểm xuất phát và mục tiêu phấn
đấu của phát triển kinh tế. Đảng đã nhiều lần
khẳng định, phải đặt con người vào vị trí
trung tâm của quá trình phát triển kinh tế.
Trong các chương trình, dự án phát triển kinh
tế, vừa phải chú ý tới hiệu quả kinh tế, vừa
phải chú ý tới hiệu quả văn hóa xã hội. Không
chạy theo tìm kiếm lợi nhuận bằng mọi giá,
hy sinh văn hóa, xã hội và môi trường. Đây là
những quan điểm khoa học và nhân văn trong
31ĐCSVN. Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa VIII. NXB CTQG. HN 1998. Tr.73-74
định hướng giá trị văn hóa trong kinh tế ở
nước ta trong bối cảnh đẩy mạnh phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế.
Hai là, văn hóa phải gắn liền với nâng
cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần
cho con người. Nói cách khác, đây là thực
hiện chức năng kinh tế của văn hóa. Nhận
thức về chức năng của văn hóa trong nhứng
năm đổi mới vừa qua ở Việt Nam đã có
những đổi mới rõ rệt. Văn hóa là nguồn vốn,
nguồn lực để làm giàu cho xã hội. Đặc biệt,
trong thời kỳ của cuộc cách mạng khoa học
công nghệ 4.0, gắn liền với việc phát triển nền
kinh tế tri thức, kinh tế sáng tạo, yếu tố văn
hóa, thẩm mỹ gắn liền với sự sáng tạo đa dạng
của con người, ngày càng gắn kết chặt chẽ với
các nhân tố kinh tế, kỹ thuật và công nghệ để
tạo nên những sản phẩm hàng hóa đa chức
năng phục vụ nhu cầu có tính tổng hợp của
con người. Đó là sự phát triển các ngành công
nghiệp văn hóa như phát thanh và truyền
hình, dịch vụ trò chơi điện tử, công nghệ phần
mềm, điện ảnh, thời trang, quảng cáo, biểu
diễn nghệ thuật, ca nhạc, du lịch văn hóa, giải
trí, sản xuất các đồ thủ công mỹ nghệ Các
lĩnh vực hoạt động văn hóa này đã trở thành
một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của
mỗi quốc gia, đóng góp ngày nhiều vào sự
tăng trưởng kinh tế thế giới. Vì vậy, Đảng
Cộng Sản Việt Nam đã có bước đột phá đổi
mới tư duy về văn hóa, xác định đầu tư cho
văn hóa là đầu tư cho phát triển, và xác định
xây dựng, ban hành “ chính sách kinh tế trong
văn hóa nhằm gắn văn hóa với các hoạt động
kinh tế, khai thác tiềm năng kinh tế, tài chính,
hỗ trợ cho phát triển văn hóa, đồng thời đảm
bảo yêu cầu chính trị, tư tưởng cho hoạt động
văn hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”31
Đồng thời, xây dựng ban hành “chính sách
58 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
văn hóa trong kinh tế, đảm bảo cho văn hóa
thể hiện rõ trong các hoạt động kinh tế, đồng
thời thúc đẩy các hoạt động kinh tế tạo điều
kiện nhiều hơn cho sự nghiệp phát triển văn
hóa”41
Như vậy, văn hóa không phải là kết
quả thụ động của kinh tế, không phải là nhân
tố đứng bên ngoài quá trình phát triển kinh tế
mà là nguyên nhân, là động lực và là nguồn
lực để thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.
Để khai thác nguồn lực văn hóa cho
phát triển kinh tế, các nhà khoa học đã quan
tâm nghiên cứu về khái niệm “vốn” và “vốn
văn hóa”. Theo Hernando De Soto, trong
công trình “Bí ẩn của vốn – vì sao chủ nghĩa
tư bản thành công ở phương Tây và thất bại ở
mọi nơi khác” thì “vốn” (capital) trong tiếng
latinh ban đầu để chỉ gia súc, vật nuôi (nguồn
của sự giàu có), và theo thời gian “vốn” được
dùng để chỉ giá trị thăng dư thu được từ
nguồn gia súc đó (Hernando, tr.43)5.2Trong
quá trình chuyển từ xã hội nông nghiệp dựa
trên cơ sở tự cung tự cấp sang xã hội thương
mại mà ở đó nhu cầu trao đổi cao nên sự phụ
thuộc lẫn nhau không ngừng tăng lên, “vốn”
được trừu xuất ra, “không phải là tài sản, mà
là khả năng nó chứa đựng để triển khai ra sản
xuất mới”6.3 Các nhà nghiên cứu đi đến thống
nhất: “Vốn là một giá trị lâu dài, cái được
41ĐCSVN. Văn kiện hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa VIII. NXB CTQG. HN 1998. Tr.73-74
52Hernando De Soto (2000). Bí ẩn của vốn- vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại
ở mọi nơi khác . Nguyễn Quang A dịch. NXB CTQG. HN, 2006. Tr.43
63Hernando De Soto (2000). Bí ẩn của vốn- vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại
ở mọi nơi khác. Nguyễn Quang A dịch. NXB CTQG. HN, 2006. Tr.44
74Hernando De Soto (2000). Bí ẩn của vốn- vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại
ở mọi nơi khác . Nguyễn Quang A dịch. NXB CTQG. HN, 2006. Tr.45
85Hernando De Soto (2000). Bí ẩn của vốn- vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại
ở mọi nơi khác. Nguyễn Quang A dịch. NXB CTQG. HN, 2006. Tr.45
96Dẫn theo Trần thị An. Mối quan hệ giữa vốn văn hóa và vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi ở cuối thế
kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Văn hóa và phát triển: Những vấn đề của Việt Nam và
kinh nghiệm của thế giới do Hội đồng lí luận TW và Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức. HN
2017. Tr.163.
107Nicolas Journet. “Văn hóa như là vốn” Như Thành dịch. Tạp chí văn hóa nghê thuật số 323, tháng 5 –
2011.
nhân lên và không tàn lụi. Giá trị này được
tách khỏi sản phẩm tạo ra nó, trở thành một
đại lượng siêu hình và phi thực thể luôn luôn
nằm trong sự chiếm hữu của bất kể ai tạo ra
nó, mà đối với họ, giá trị này có thể được cố
định ở các dạng khác nhau”.74“Về bản chất,
vốn là phi vật chất vì không phải vật chất tạo
ra vốn mà là giá trị của vật chất ấy, giá trị
không có cái hữu hình”.85
Trong công trình bàn về các loại vốn,
xuất bản năm 1986, Pierre Bourdieu đã phân
loại có 4 loại vốn gồm: vốn kinh tế
(Economic Capital), vốn xã hội ( Social
Capital), vốn văn hóa (Culcure Capital) và
vốn biểu tượng( Symbolic Capital)9.6
Vốn văn hóa được nhận diện theo hai
loại sở hữu khác nhau: sở hữu cá nhân và sở
hữu cộng đồng. Theo Pierre Bourdieu, vốn
văn hóa là “sự quy thuộc của cá nhân với môi
trường văn hóa: sự biểu hiện mình, lối nói
năng, ăn mặc, kiểu tóc, những cách ăn uống,
sở thích âm nhạc, văn học, điện ảnh”.107Ông
cho rằng tất cả các hoạt động văn hóa( tham
quan bảo tàng, nghe hòa nhạc, đọc sách báo)
và sở thích văn chương hội họa, âm nhạc gắn
liền với trình độ giáo dục nhất định( được
đánh giá qua văn bằng và thời gian học).
Còn Trần Hữu Dũng cho rằng, có hai
loại vốn văn hóa: vật thể ( Công trình kiến
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 59
trúc, di tích lịch sử) và phi vật thể ( tập quán,
phong tục, tín ngưỡng). Nguồn tài nguyên có
thể cung cấp một luồng dịch vụ có thể thụ
hưởng ngay, hoặc dùng trong sản xuất những
sản phẩm và dịch vụ trong tương lai, văn hóa
cũng như ngoại văn hóa. Theo ông, vốn văn
hóa mà cộng đồng có được là do quá trình tích
lũy các sản phẩm văn hóa do cộng đồng sáng
tạo nên trong lịch sử.111
Nhận thức rõ về hai chủ thể: cá nhân
và cộng đồng sở hữu nguồn vốn văn hóa sẽ
góp phần khai thác và phát huy nguồn vốn
văn hóa này vào trong quá trình phat triển
kinh tế. Tuy nhiên, ở đây cần nhận thức sâu
sắc hơn về cơ chế để tạo ra nguồn vốn văn
hóa là gì? Trong cuốn “Bí ẩn về vốn” của
Hernando De Soto đã nêu ở trên, ông đã cho
rằng quyền sở hữu đã khái niệm hóa giá trị
của tài sản, và là nơi vốn được hình thành,
giống như điện được tạo ra từ thế năng của
nước ở một cái hồ trên núi cao. Tương tự như
vậy, toàn bộ tài sản văn hóa của cá nhân và
cộng đồng chưa phải là “vốn văn hóa”. Chỉ
khi nào các tài sản này được chuyển hóa,
chưng cất lên thành giá trị có thể sử dụng
(trong du lịch, trong công nghiệp văn hóa),
thành các chuẩn mực định hình cho ứng xử,
lối sống, lý tưởng, khát vọng của toàn thể
cộng đồng và sức mạnh mềm của quốc gia
(như lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, nhân
ái) hoặc những giá trị mà cộng đồng quốc
gia có thể chấp nhận và chia sẻ (với tư cách
là phương tiện quốc gia) vì sự phát triển của
quốc gia.122Mỗi cá nhân đều sở hữu những
giá trị, chuẩn mực, tri thức văn hóa nhất định
của cộng đồng và chuyển các giá trị, chuẩn
mực, tri thức đó vào hoạt động thực tiễn thì
lúc đó vốn văn hóa của cá nhân mới xuất hiện.
111Trần Hữu Dũng (2002). Vốn văn hóa. Tạp chí tia sáng 12-2002
122Xem Trần Thị An: Mối quan hệ giữa vốn văn hóa và vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi ở Việt Nam
cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Thông tin Khoa học xã hội, 11 (419) 2017. Tr.165
Cũng tương tự như vậy, các nguồn lực và tài
nguyên văn hóa của cộng đồng được cá nhân
và cộng đồng sử dụng để tạo ra giá trị thặng
dư mới trong quá trình sản xuất thì lúc đó vốn
văn hóa mới xuất hiện. Đây là những tiền đề
lý thuyết cần thiết để chúng ta có thể kế thừa
và vận dụng nhằm khai thác phát huy các tài
nguyên văn hóa, kể cả vật thể và phi vật thể,
kể cả cá nhân và cộng đồng trong việc tìm
kiếm “giá trị thặng dư” từ nguồn vốn văn hóa
phong phú và đa dạng của đất nước. Tuy
nhiên, cần phải bổ sung “giá trị thặng dư” của
vốn văn hóa không chỉ ở chỗ nó tạo ra tiền
bạc mà còn là quảng bá các giá trị của nó sâu
rộng trong cộng đồng, đáp ứng nhu cầu tinh
thần phong phú, đa dạng của xã hội.
Khi bàn về văn hóa trong kinh tế, Max
Veber (1864-1920), nhà xã hội người Đức đã
để lại những luận điểm khoa học và những
công trình khoa học có tầm ảnh hưởng lớn lao
trong giới khoa học và chính trị. Trong những
công trình nghiên cứu về các tôn giáo lớn trên
thế giới như Do Thái giáo cổ đại, Lão giáo,
Khổng giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, ông đã
tìm cách xác định vai trò của các nền văn hóa
tôn giáo và các nền đạo đức tôn giáo với tư
cách là những nhân tố thúc đẩy hay kìm hãm
sự phát triển của các nền văn minh công
nghiệp của chủ nghĩa tư bản phương Tây.
Trong công trình “Nền đạo đức Tin lành và
tinh thần của chủ nghĩa tư bản” được viết vào
năm 1904-1905, là công trình để lại nhiều
đóng góp quý báu và cả những ý kiến tranh
biện trái chiều. Trong cuốn sách này, Weber
đã khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ
ứng xử của các cá nhân thuộc giáo phái Tin
lành, cũng như ý nghĩa mà họ gán cho hành
động xã hội của mình, nhằm đi đến giả thuyết
60 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cho rằng nền đạo đức Tin lành có một mối
liên hệ “tương hợp chọn lọc”
(wahlverwandtchaften) với “tinh thần” của
chủ nghĩa tư bản, và do vậy đã tạo ra một số
động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho
sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Châu Âu.
Quan điểm của Max Veber đã cho
thấy một cái nhìn biện chứng hơn về tác động
tinh tế của đạo đức tin lành, một phần quan
trọng của văn hóa Tin Lành đối với sự phát
triển của chủ nghĩa tư bản Châu Âu và điều
này cũng thống nhất với quan điểm của Các
Mác về tác động năng động của ý thức xã hội,
của kiến trúc thượng tầng đối với tồn tại xã
hội và cơ sở hạ tầng.
Ba là, xây dựng văn hóa trong kinh
doanh.
Môi trường văn hóa trong hoạt động
kinh tế trước hết ở các giá trị văn hóa như cái
đúng, cái tốt, cái đẹp được cộng đồng sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ kinh tế chia sẻ để
tạo nên bầu không khí tinh thần lành mạnh,
tin tưởng, đoàn kết, có khả năng tạo cảm
hứng trong lao động sáng tạo theo đuổi mục
tiêu phát triển kinh tế bền vững. Môi trường
văn hóa cho quá trình phát triển kinh tế phải
ổn định, quan hệ dân chủ, minh bạch, công
khai giữa nhà nước, doanh nghiệp và người
dân, trên cơ sở đồng thuận và chia sẻ bình
đẳng về lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ. Ở cấp
độ vi mô, đó là vấn đề xây dựng văn hóa
doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân, vấn đề
đạo đức kinh doanh, đạo đức trong kinh tế.
Trong những năm gần đây ở Việt Nam đã
xuất hiện nhiều doanh nghiệp xây dựng văn
hóa doanh nghiệp. Phong trào xây dựng văn
hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân đã
góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong
sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Nghị quyết
hội nghị Trung ương lần thứ 9 khóa XI của
Đảng đã khẳng định: “Thường xuyên quan
tâm xây dựng văn hóa trong kinh tế, con
người thực sự là trung tâm trong quá trình pát
triển kinh tế- xã hội. Tạo lập môi trường văn
hóa pháp lý, thị trường sản phẩm văn hóa
minh bạch, tiến bộ, hiện đại, để các doanh
nghiệp tham gia, xay dựng phát triển văn
hóa”.
Để phát triển văn hóa trong kinh tế
trong thời kỳ hội nhập quốc tế hiện nay, cần
tập trung vào một số giải pháp sau:
- Xây dựng thể chế chính trị phù
hợp. Mối quan hệ giữa văn hóa trong chính
trị và văn hóa trong kinh tế không phải là mối
quan hệ lệ thuộc của chính trị vào kinh tế hay
kinh tế lệ thuộc vào chính trị, mà giữa chúng
có mối quan hệ biện chứng, gắn bó, tương tác,
ảnh hưởng qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Văn hóa
trong chính trị thể hiện quan điểm về quyền
lực và sức mạnh của chính trị trong việc xác
định đường lối phát triển kinh tế của quốc gia.
Lý tưởng chính trị, hệ tư tưởng chính trị đóng
vai trò quyết định đối với đường lối xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội. Thông qua việc
xác lập thể chế chính trị và thể chế kinh tế,
các giá trị văn hóa trong chính trị quy định
chức năng, nhiệm vụ, phương hướng, chính
sách phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời,
đạo đức trong chính trị, trong các chủ thể
chính trị khác nhau có tác động mạnh mẽ tới
đạo đức trong kinh tế, có thể thúc đẩy kinh tế
phát triển lành mạnh thông qua cơ chế hoạt
động minh bạch, công khai, trách nhiệm giải
trình, thực hiện dân chủ của bộ máy quản lý
nhà nước về kinh tế.
- Xây dựng đạo đức công vụ cho cán
bộ, đảng viên. Mọi chủ trương chính sách,
luật pháp, thể chế đều thông qua hoạt động
thực tiễn của con người mới đi vào cuộc sống.
Đạo đức công chức, công vụ lành mạnh, làm
giảm các chi phí tiêu cực, kích thích sự cạnh
tranh lành mạnh của nền kinh tế và ngược lại.
Vì vậy, xây dựng đạo đức công chức, công vụ
đóng vai trò hàng đầu trong xây dựng văn hóa
trong chính trị, đồng thời có tác động tích cực
tới xây dựng văn hóa trong kinh tế hiện nay.
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 61
- Nâng cao nhận thức của cả hệ
thống chính trị và trong nhân dân về vai trò,
vị trí của văn hóa trong kinh tế. Đẩy mạnh
truyền thông, nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương và
toàn xã hội về vị trí, vai trò của văn hóa trong
phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao nhận thức
của các doanh nghiệp trong việc đầu tư cho
văn hóa như là một phần chiến lược kinh
doanh và thể hiện trách nhiệm với xã hội,
cộng đồng. Huy động sự tham gia rộng rãi, có
hiệu quả của các phương tiện thông tin đại
chúng trong việc tuyên truyền, phổ biến các
chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước về phát triển văn hóa trong
kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp
văn hóa, phát triển thị trường văn hóa lành
mạnh.
- Xây dựng và phát triển toàn diện
con người làm nền tảng, mục tiêu để phát
triển kinh tế. Những giá trị văn hóa cơ bản là
chân, thiện, mỹ là những giá trị định hướng
cơ bản trong phát triển kinh tế và con người.
Trong đó, xây dựng con người, đặc biệt là xây
dựng con người về tư tưởng, đạo đức, lối sống
là vấn đề cốt lõi để tạo nên động cơ chính trị
và động cơ kinh tế lành mạnh. Cần có chiến
lược xây dựng đạo đức kinh doanh, đạo đức
doanh nghiệp ngay từ trong quá trình đào tạo
nguồn nhân lực để đạo đức trở thành lối sống
của người tìm kiếm lợi ích vật chất, tìm kiếm
của cải thặng dư và sử dụng nguồn của cải
đó./.
Tài liệu tham khảo:
1. ĐCSVN. Văn kiện hội nghị lần thứ BCH TW
khóa VIII. NXB CTQG. HN 1998
2. Trần Hữu Dũng (2002). Vốn văn hóa. Tạp chí
tia sáng 12-2002.
3. Trần Thị An: Mối quan hệ giữa vốn văn hóa và
vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi ở Việt Nam
cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Thông tin Khoa
học xã hội, 11 (419) 2017
4. Hernando De Soto (2000). Bí ẩn của vốn- vì
sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây
và thất bại ở mọi nơi khác . Nguyễn Quang A
dịch. NXB CTQG. HN, 2006. Tr.45
5. Mối quan hệ giữa vốn văn hóa và vốn xã hội
trong bối cảnh chuyển đổi ở cuối thế kỷ XX, đầu
thế kỷ XXI. Kỷ yếu hội thảo khoa học: Văn hóa và
phát triển: Những vấn đề của Việt Nam và kinh
nghiệm của thế giới do Hội đồng lí luận TW và
Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức.
HN 2017. Tr.163.
6. Nicolas Journet. “Văn hóa như là vốn” Như
Thành dịch. Tạp chí văn hóa nghê thuật số 323,
tháng 5 – 2011.
7. Hernando De Soto (2000). Bí ẩn của vốn- vì
sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây
và thất bại ở mọi nơi khác . Nguyễn Quang A
dịch. NXB CTQG. HN, 2006. Tr.43
8. Dẫn theo Trần thị An. Mối quan hệ giữa vốn
văn hóa và vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi
ở cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Kỷ yếu hội thảo
khoa học: Văn hóa và phát triển: Những vấn đề
của Việt Nam và kinh nghiệm của thế giới do Hội
đồng lí luận TW và Viện hàn lâm khoa học xã hội
Việt Nam tổ chức. HN 2017. Tr.163.
9. Nicolas Journet. “Văn hóa như là vốn” Như
Thành dịch. Tạp chí văn hóa nghê thuật số 323,
tháng 5 - 2011.
Địa chỉ tác giả: 220 Đường Láng
Email tác giả: phuonglien.lhp80@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xay_dung_van_hoa_trong_kinh_te_o_viet_nam_hien_nay.pdf