Kết luận
Đột biến gen mã hóa cho các protein trong
tế bào có chân tại cầu thận có liên quan tới 30%
trường hợp trẻ em bị HCTHTP. Mức độ liên
quan tới gen phụ thuộc vào tuổi khởi phát của
bệnh nhân, bệnh nhân tuổi càng nhỏ, thì khả
năng liên quan tới đột biến gen càng lớn. Dựa
vào các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại theo
hướng cá thể hóa điều trị, nhiều bệnh nhân và
gia đình bệnh nhân đã được phân tích gen để hỗ
trợ cho bác sỹ lâm sàng xem xét có sử dụng liệu
pháp miễn dịch hay không, hay cân nhắc việc
sinh thiết thận hoặc cấy ghép thận cho người
bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp có thể
áp dụng để phân tích một hoặc nhiều gen, thậm
chí cả hệ gen. Tuy nhiên, đối với hội chứng
thận hư tiên phát, để cân đối giữa hiệu quả tư
vấn điều trị, chi phí xét nghiệm, thời gian trả
kết quả, xét nghiệm trên một số gen đích có liên
quan trực tiếp tới bệnh được các nhà khoa học
khuyến cáo là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân và
bác sỹ điều trị.
9 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 99 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xét nghiệm gen cho trẻ em mắc hội chứng thận hư tiên phát kháng Corticosteroid: Cần thiết hay không?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19
11
Xét nghiệm gen cho trẻ em mắc hội chứng thận hư
tiên phát kháng Corticosteroid: Cần thiết hay không?
Vũ Thị Thơm1,*, Nguyễn Quỳnh Hương2, Phạm Văn Đếm1, Đinh Đoàn Long1
1Khoa Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
2Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội, Số 1 Tôn Thất Tùng, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 08 tháng 02 năm 2018
Chỉnh sửa ngày 21 tháng 5 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 6 năm 2018
Tóm tắt: Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là một trong những bệnh lý về thận phổ biến
nhất ở trẻ em có thể tiến triển thành suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối, thậm chí dẫn đến tử
vong. Hiện nay, nhiều nghiên cứu chỉ ra có mối liên hệ giữa đa hình di truyền của nhiều gen có
liên quan tới HCTHTP. Cùng với tiến bộ của công nghệ giải trình tự gen, các nhà khoa học đưa ra
các danh sách gen phù hợp để tư vấn chẩn đoán và điều trị cho từng trường hợp HCTH. Đối với
HCTHTP bẩm sinh, các gen NPHS1, NPHS2, WT1, LAMB2, PLCE1, LMX1B được cho là có liên
quan chặt chẽ. Đối với HCTHTP trẻ em, các gen NPHS1, NPHS2, WT1, LAMB2, PLCE1, TRPC6,
ACTN4, ADCK4, COQ2, COQ6 được khuyến cáo để phân tích. Đối với HCTHTP người lớn, các
gen NPHS2, TRPC6, INF2, ACTN4, ADCK4 và WT1 được xác định là có vai trò quan trọng. Các
gen này được các nhà nghiên cứu khuyên rằng nên được chỉ định trước khi tiến hành điều trị bằng
liệu pháp miễn dịch, trước khi sinh thiết thận và trước khi cấy ghép thận nhằm đạt hiệu quả điều trị
cao nhất và hạn chế các tác dụng phụ cho bệnh nhân mắc HCTHTP.
Từ khóa: Hội chứng thận hư tiên phát, xét nghiệm gen, điều trị liệu pháp miễn dịch, cấy ghép thận,
sinh thiết thận.
1. Đặt vấn đề∗
Hội chứng thận hư tiên phát (HCTHTP) là
bệnh phổ biến nhất trong các chẩn đoán các
bệnh về thận ở trẻ em và có thể tiến triển thành
suy thận hoặc bệnh thận giai đoạn cuối [1].
Theo thống kê của tác giả Lê Nam Trà và cộng
sự tại Bệnh viện Nhi trung ương trong 10 năm
(1981-1990) số trẻ bị HCTH chiếm 1,7% tổng
số bệnh nhân điều trị nội trú và chiếm 46,6%
_______
∗
Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-1677968818.
Email: thomtbk5@gmail.com
https://doi.org/10.25073/2588-1132/vnumps.4101
tổng số bệnh nhân khoa Thận – tiết niệu. Tại
Việt Nam, theo thống kê trên bệnh nhân mắc
HCTH tỷ lệ bệnh nhân kháng corticosteroid
chiếm 12,4% trong cuối những năm 90 của thế kỉ
trước và hiện nay tỷ lệ này chiếm khoảng 20-30%.
Tùy thuộc vào đáp ứng với steroid, bệnh nhân
nhi khoa với hội chứng thận hư tiên phát được
phân loại thành nhóm nhạy cảm và nhóm kháng
thuốc [2-3]. Về hạch toán chi phí điều trị dù
chưa được thống kê một cách bài bản qua
nghiên cứu, tuy nhiên qua thực tế điều trị tại
Bệnh viện Nhi Trung Ương tại Việt Nam ước
tính, đối với bệnh nhân mắc HCTH thể nhạy
V.T. Thơm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19
12
cảm corticosteroid (có đáp ứng tốt với thuốc)
theo phác đồ điều trị đặc hiệu corticosteroid chi
phí điều trị khoảng 2-3 triệu/năm. Đối với bệnh
nhân mắc HCTH thể kháng corticosteroid chi
phí điều trị bằng Mycophenolat mofetin khoảng
20-25 triệu/năm và điều trị bằng thuốc
Rituximab ước tính khoảng 40-50 triệu/năm.
Những con số này trở thành gánh nặng kinh tế
rất lớn đối với những gia đình có bệnh nhân
mắc HCTH thể kháng corticosteroid, đặc biệt
với những gia đình bệnh nhân nghèo. Bên cạnh
đó, việc kéo dài điều trị bằng corticosteroid còn
gây rất nhiều các tác dụng phụ. Hiện nay,
corticosteroid thường dùng là prednisone hoặc
prednisolone để điều trị HCTH. Prednisolone là
dạng chuyển hóa hoạt động của prednisone. Các
tác dụng phụ của thuốc có thể gặp là: tăng trọng
lượng cơ thể do giữ nước, tăng huyết áp, hạ kali
máu, đái đường, hội chứng Cushing, mệt mỏi,
teo cơ do tăng dị hoá protid, gẫy loãng xương,
chậm liền sẹo vết thương, tăng đông, do đó có
thể gây nghẽn mạch, tăng tiết HCl và pepsin
trong dịch vị, do đó có thể gây loét dạ dày tá
tràng, rối loạn tâm thần, mất ngủ, thao cuồng, lú
lẫn, dễ gây nhiễm khuẩn thứ phát, giảm chức
năng thượng thận, ức chế miễn dịch làm giảm
sức đề kháng của cơ thể [4]. Việc điều trị
HCTHTP tiên phát kháng thuốc hiện vẫn là một
thách thức với các bác sĩ nhi khoa.
Ngày nay nhờ có những tiến bộ nhất định
trong việc nghiên cứu sâu hơn về cơ chế bệnh
học của HCTHTP kháng corticosteroid đặc biệt
là vai trò của đa hình di truyền trong đó có đột
biến gen càng làm sáng tỏ thêm nguyên nhân và
cơ chế của sự kháng thuốc. Sử dụng các công
nghệ sinh học phân tử như giải trình tự thế hệ
mới, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối
liên quan giữa HCTHTP với các gen khác nhau
như NPHS1 (mã hóa nephrin), NPHS2 (mã hóa
podocin), WT1 (mã hóa protein Wilms Tumor),
PLCe1 (mã hóa phospholipase C epsilon 1),
LMX1B (mã hóa cho LIM Factor 1 phiên bản
Beta), SMARCAL1 (liên kết với WI/SNF, phức
hệ điều hòa của sợi nhiễm sắc phụ thuộc actin)
[4]. Biểu hiện chức năng của các gen này phụ
thuộc vào tuổi bệnh nhân, sự khởi phát của
bệnh, và phụ thuộc vào chủng tộc. Tất cả những
yếu tố kể trên đều góp phần tạo nên hiện tượng
kháng corticoid trong điều trị HCTHTP. Các dữ
liệu thu được trong 10 năm qua cho thấy gen
chủ chốt liên quan đến hiện tượng kháng steroid
ở trẻ bị hội chứng thận hư là NPHS2, gen này
nằm trên nhánh dài của nhiễm sắc thể số 1 ở
người. NPHS2 có 8 exon với 1149 bp, mã hóa
cho protein trọng lượng phân tử 42 kDa, chứa
383 axit amin có tên podocin, một thành viên
của họ protein stomatin, biểu hiện trên màng
của tế bào cầu thận. Podocin, tương tác với các
protein khác như nephrin, cùng duy trì sự ổn
định của hàng rào thẩm thấu tại cầu thận.
Nghiên cứu đầu tiên về NPHS2 được thực hiện
bởi Boute và cộng sự (2000) trên các bệnh nhân
người Mỹ bị hội chứng thận hư cho thấy
NPHS2 có vai trò quan trọng liên quan mật thiết
tới hiện tượng kháng corticoid [5]. Các nghiên
cứu trên các bệnh nhân Trung Đông từ Israel,
Ảrập Xêút và Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã chỉ rõ mối
liên quan của các đa hình trên gen NPHS2 đối
với hiện tượng kháng steroid và sự tiến triển
của hội chứng thận hư [6-7]. Tiếp sau đó, kết
quả tương tự cũng được quan sát trên trẻ nghiên
cứu ở Pháp [8] và ở Anh [9]. Tuy nhiên, nhiều
nghiên cứu lại không tìm thấy mối liên hệ giữa
NPHS2 và hội chứng thận thận kháng steroid.
Ví dụ, ở Iran, trẻ em ở Tehran không cho thấy
đa hình gen NPHS2 trên exon 5 và 7 [10]. Vào
năm 2015, một bài báo của một nhóm nghiên
cứu Hàn Quốc đã đề xuất rằng NPHS2 là gen
gây bệnh phổ biến nhất cho SRNS châu Âu và
Bắc Mỹ, nhưng không phải là đối với các quần
thể Đông Bắc Á như ở Hàn Quốc hay Nhật Bản
[1]. Do đó, dường như yếu tố chủng tộc có vai
trò rất quan trọng trong việc xác định mối quan
hệ giữa các đa hình trên gen NPHS2 và
HCTHTP. Tại khu vực Đông Nam Á, hiện chưa
có nhiều nghiên cứu về gen NPHS2 ở trẻ mắc
HCTHTP ngoại trừ một nghiên cứu của Juni và
cộng sự (2012) trên quần thể bệnh nhân người
Singapore gốc Trung Quốc và gốc Malaysia.
Trong nghiên cứu này, tác giả Juni đã chỉ ra
rằng tỷ lệ các đa hình gen NPHS2 trên hai quần
thể bệnh nhân Singapore gốc Trung Quốc và
V.T. Thơm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19 13
Malaysia là khác nhau. Tác giả cũng chỉ ra một
phát hiện rất thú vị là gen NPHS2 có những đa
hình có tác dụng bảo vệ bệnh nhân khi điều trị
bằng corticoid và cũng có những đa hình làm
cho tình trạng của bệnh nhân có tiên lượng xấu
đi [11]. Tại Việt Nam hiện nay đã bắt đầu có
những nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa hình
di truyền với hội chứng thận hư trẻ em. Nguyễn
Thị Kim Liên và cs (2017) đã công bố phát hiện
ba đột biến mới trên gen NPHS1 ở trẻ em mắc
HCTH bẩm sinh người Việt Nam. Phạm Văn
Đếm và cs (2016, 2017) đã chỉ ra đa hình gen
NPHS2 liên quan tới chỉ số protein,
protein/creatinine niệu ở trẻ mắc HCTHTP
người Việt Nam [12]. Hiện nay trên thế giới
cũng như tại Việt Nam, chưa có một guideline
chính thức nào của tổ chức hay cơ quan quản lý
y tế về xét nghiệm gen phục vụ chẩn đoán và
điều trị hội chứng thận hư tiên phát trẻ em. Tuy
nhiên, có rất nhiều bài báo tổng quan của các
chuyên gia đã đưa ra vấn đề này để thảo luận,
thậm chí còn đưa ra cả một danh sách nhóm gen
liên quan cần được xét nghiệm cho điều trị
HCTHTP.
2. Tại sao phải xét nghiệm gen liên quan tới
Hội chứng thận hư tiên phát?
Xét nghiệm di truyền là một trong các chỉ
định quan trọng có thể giúp ích cho việc cá thể
hóa điều trị và quản lý HCTHTP kháng
corticoid bằng cách dự báo trước lâm sàng. Một
số nghiên cứu chỉ ra rằng đột biến đơn gen ở
bệnh nhân HCTHTP có liên quan tới hiện tượng
kháng corticosteroid [2, 3]. Sau liệu trình điều
trị bằng corticosteroid, các bệnh nhân này
thường được dùng các thuốc ức chế miễn dịch
khác nhau gây rất nhiều tác dụng phụ và hạn
chế hiệu quả điều trị [4]. Trong một nghiên cứu
gần đây trên bệnh nhân HCTHTP kháng
corticoid, không có bệnh nhân nào mang đột
biến đáp ứng với các thuốc ức chế miễn dịch,
trong khi đó 60% bệnh nhân không mang đột
biến thì đáp ứng với các thuốc này [13]. Tuy
nhiên, một vài nghiên cứu khác báo cáo các
bệnh nhân mang đột biến gen WT1, NPHS2,
PLCE1 và TRPC6 vẫn đáp ứng một phần với
liệu pháp steroid, ciclosporin và ức chế calci
niệu. Chính vì vậy, các bác sỹ lâm sàng khuyến
cáo rằng, nếu xét nghiệm gen của bệnh nhân
cho kết quả dương tính, nên hạn chế sử dụng
thuốc ức chế miễn dịch nếu không thật sự thấy
đạt hiệu quả điều trị [14-17]. Còn trong trường
hợp các bệnh nhân đáp ứng một phần với liệu
pháp ức chế miễn dịch, có thể tiếp tục sử dụng
liệu pháp này nếu bệnh nhân có những dấu hiệu
cải thiện liên tục.
Nhiều bệnh nhân mắc HCTHTP kháng
corticosteroid có nguy cơ tiến triển thành suy
thận, do đó phải tiến hành ghép thận. Một số
nghiên cứu chỉ ra điểm hết sức đáng lưu ý là
nguy cơ tái phát bệnh sau ghép thận được giảm
thiểu nếu như bệnh có liên quan tới các yếu tố
di truyền [13, 18-20]. Ngược lại, ở nhóm bệnh
nhân mắc HCTH vô căn (không phải do yếu tố
di truyền), nguy cơ tái phát bệnh sau ghép là rất
cao do các yếu tố lưu hành trong máu [21, 22].
Chính vì vậy, đối với bệnh nhân mắc HCTHTP
có yếu tố di truyền, nguy cơ tái phát được giảm
thiểu, tình hình bệnh được cải thiện sau ghép
(giảm thải ghép, thời gian sống kéo dài hơn)
đặc biệt nếu bệnh nhân được nhận tạng từ người
còn sống.
Từ những lợi ích lâm sàng kể trên, xét
nghiệm di truyền cho những bệnh nhân mắc
HCTHTP giúp giảm sử dụng những liệu pháp
ức chế miễn dịch khi không cần thiết, tránh sinh
thiết thận, giúp lập kế hoạch cho việc ghép
thận. Bên cạnh đó, xét nghiệm gen còn giúp xác
định những đa hình di truyền gây bệnh đã biết
cũng như những đa hình di truyền mới được
phát hiện, qua đó xác định rõ hơn mối liên quan
giữa kiểu gen và kiểu hình trong HCTHTP
kháng corticosteroid [23].
3. Đối tượng nào và khi nào cần xét nghiệm
di truyền cho Hội chứng thận hư tiên phát?
Trong các phần trước, chúng tôi đã thảo
luận lợi ích của xét nghiệm di truyền cho bệnh
V.T. Thơm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19
14
nhân mắc HCTHTP kháng corticosteroid. Mặc
dù vậy, đột biến gen chỉ xảy ra ở 30% người
bệnh. Bên cạnh đó, trong điều trị HCTH vô căn,
các triệu chứng, đặc điểm lâm sàng là rất quan
trọng và diễn biến rất phức tạp. Chính vì vậy,
đối với HCTH vô căn, xét nghiệm di truyền
không được khuyến cáo mà chỉ được khuyến
cáo cho bệnh nhân mắc HCTH bẩm sinh hoặc
HCTHTP khởi phát sớm [24]. Mặc dù xét
nghiệm di truyền được khuyến cao với trẻ em
mắc HCTH bẩm sinh hoặc HCTHTP khởi phát
sớm, đối với người trưởng thành, xác suất phát
hiện đột biến gây bệnh vẫn rất cao, nếu có điều
kiện về kinh tế, vẫn nên áp dụng các biệ pháp
sàng lọc nguyên nhân di truyền của HCTHTP
kháng corticosteroid. Các đối tượng khác có
liên quan tới người bệnh cũng nên được sàng
lọc, tức là sàng lọc theo cây phả hệ. Chỉ định
xét nghiệm gen trong HCTHTP kháng corticoid
được sử dụng trong các trường hợp sau [25]:
- Hội chứng thận hư bẩm sinh hoặc khởi
phát sơ sinh
- Hội chứng thận hư trẻ em
- Hội chứng thận hư có yếu tố gia đình
- Những người cùng huyết thống với
người bệnh.
Trước khi chỉ định xét nghiệm di truyền,
bác sỹ nên xem xét cẩn thận những thông tin
cần thiết về lâm sàng, cận lâm sàng trước khi
chỉ định. Đối với HCTH bẩm sinh hoặc khởi
phát sớm sơ sinh, xét nghiệm di truyền nên
được chỉ định trước khi điều trị bằng liệu pháp
miễn dịch hoặc sinh thiết thận. Điều này giúp
hạn chế tối đa những tác dụng phụ hoặc những
ảnh hưởng không cần thiết đối với các em bé
trong quá trình phát triển sau này. Đối với các
bệnh nhận trước ghép thận, xét nghiệm di
truyền cũng nên được chỉ định để cung cấp
những thông tin cần thiết giúp dự đoán nguy cơ
tái phát sau phẫu thuật của người bệnh, đặc biệt
khi bệnh nhân được ghép thận từ người cho là
người thân trong gia đình. Tóm lại, chúng tôi
khuyến cáo nên xét nghiệm di truyền đối với
bệnh nhi mắc HCTH bẩm sinh trước khi sử
dụng liệu pháp miễn dịch, sinh thiết thận và
ghép thận.
4. Các phương pháp xét nghiệm gen và các
gen liên quan tới hội chứng thận hư
4.1. Các phương pháp xét nghiệm gen trong
Hội chứng thận hư
Trước đây, xét nghiệm di truyền thường
được thực hiện tại các labo xét nghiệm có giải
trình tự theo phương pháp của Sanger để xác
định mối liên quan giữa đa hình di truyền với
các đặc điểm của bệnh. Đối với bệnh di truyền
đa gen như HCTHTP kháng corticoid, phương
pháp này tương đối đắt đỏ và mất thời gian.
Hiện nay, với giải trình tự thế hệ mới, cho phép
xét nghiệm di truyền đa gen với hiệu quả xét
nghiệm cao, tiết kiệm thời gian và chi phí. Đặc
biệt, các labo xét nghiệm thường đưa ra một
danh sách gen gọi là “gene panel” thực hiện
bằng giải trình tự thế hệ mới cho khách hàng.
Phương pháp giải trình tự theo nguyên lý
Sanger vẫn có vai trò quan trọng trong việc xác
nhận lại kết quả xác định bằng giải trình tự thế
hệ mới. Hạn chế của phương pháp Sanger là
khó thực hiện đối với những vùng gen có kích
thước lớn, độ bao phủ rộng, hoặc những đột
biến xóa exon, không phân tích được những
vùng intron hoặc những vùng gen điều hòa nếu
không có trình tự đích.
Giải trình tự thế hệ mới thường được sử
dụng để phân tích toàn bộ vùng mã hóa
(exome) hoặc phân tích toàn bộ hệ gen
(genome). Phương pháp này không hạn chế số
lượng gen phân tích đã biết, và cho phép phân
tích những đột biến mới, giúp chúng ta có thể
mở rộng và xác định những căn nguyên di
truyền liên quan tới HCTHTP. Giải trình tự thế
hệ mới cho phép tăng độ bao phủ phân tích,
thậm chí cho phép phân tích cả những vùng
không mã hóa (intron) và vùng gen điều hòa, có
thể phân tích những vùng tái tổ hợp. Tuy nhiên,
hạn chế của phương pháp này là giá thành cao,
lượng dữ liệu lớn và khó lý giải kết quả do có
quá nhiều thông tin.
Mỗi một phương pháp đều có ưu, nhược
điểm, chính vì vậy giải pháp lựa chọn một danh
sách gen (gene panel) cho xét nghiệm gen liên
V.T. Thơm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19 15
quan tới HCTH là một lựa chọn tối ưu về cả kỹ
thuật, lợi ích cho lâm sàng và hiệu quả kinh tế.
Nếu phân tích danh sách gồm nhiều gen cho
HCTH bằng giải trình tự thế hệ mới, hiện có
khoảng 12 labo trên thế giới đang thực hiện kỹ
thuật này với thời gian từ 3-6 tuần và giá thành
dao động từ $1000-$2200. Nếu phân tích một
hoặc một vài gen, giải trình tự theo Sanger nên
được áp dụng sẽ cho kết quả trong vòng 2-4
tuần với giá tương đối cạnh tranh từ $450-
$1000 [12].
4.2. Danh sách các gen cần xét nghiệm cho
Hội chứng thận hư tiên phát
Nếu sử dụng phương pháp giải trình tự thế
hệ mới, danh sách gen được khuyến cáo bao
gồm NPHS1, NPHS2, WT1, LAMB2, PLCE1,
TRPC6, ACTN4, INF2, ADCK4, COQ2, COQ6
và LMX1B. Nếu sử dụng các phương pháp giải
trình tự khác, tùy thuộc vào từng trường hợp
HCTH mà các gen khác nhau được chỉ định.
Đối với HCTH bẩm sinh, các gen NPHS1,
NPHS2, WT1, LAMB2, PLCE1, LMX1B được
cho là có liên quan chặt chẽ. Đối với HCTHTP
trẻ em, các gen NPHS1, NPHS2, WT1, LAMB2,
PLCE1, TRPC6, ACTN4, ADCK4, COQ2,
COQ6nên được xét nghiệm. Đối với HCTHTP
người lớn, các gen NPHS2, TRPC6, INF2,
ACTN4, ADCK4 và WT1 nên được chỉ định.
Danh sách và ý nghĩa của các gen liên quan tới
HCTHTP được trình bày trong bảng dưới đây:
Bảng 1. Danh sách các gen liên quan tới HCTHTP
Gen Protein & vị trí biểu hiện Kiểu hình & liên quan lâm sàng Kiểu di
truyền
Tài
liệu
TK
ACTN4 Alpha actinin 4, protein khung
xương trong tế bào có chân
HCTHTP kháng corticoid khởi phát
muộn
Di truyền
thể trội
[26]
ADCK4 AarF domain containing kinase 4,
protein ty thể
Phá hủy tổng hợp CoQ10 trong chuỗi
hô hấp
Di truyền
thể lặn
[27]
COQ2 Coenzym Q2, protein ty thể Thiếu hụt CoQ10, HCTHTP kháng
corticoid
Di truyền
thể lặn
[28]
COQ6 Coenzym Q6, protein ty thể Thiếu hụt CoQ10, HCTHTP kháng
corticoid, điếc
Di truyền
thể lặn
[29]
INF2 Inverted formin 2, protein trong tế
bào có chân
HCTHTP, bệnh Charcot-Marie-Tooth Di truyền
thể trội
[30]
LAMB2 Tiểu phần beta-2 của protein
Laminin, protein tại màng đáy của
cầu thận
Hội chứng Pierson, HCTHTP kháng
corticoid thể đơn độc
Di truyền
thể lặn
[31]
LMX1B LIM homeobox transcription factor
1 beta¸ protein tham gia điều hòa
phiên mã
Hội chứng Nail-patella, HCTHTP
kháng corticoid thể đơn độc
Di truyền
thể trội
[32]
NPHS1 Nephrin, protein biểu hiện ở khe
giữa các tế bào có chân
HCTH bẩm sinh, HCTHTP kháng
corticoid khởi phát sớm
Di truyền
thể lặn
[33]
NPHS2 Podocin, protein biểu hiện ở khe
giữa các tế bào có chân
HCTH bẩm sinh, HCTHTP kháng
corticoid khởi phát sớm, muộn
Di truyền
thể lặn
[5]
PLCE1 Phospholipase C epsilon 1, protein
biểu hiện ở khe giữa các tế bào có
chân
HCTH bẩm sinh, HCTHTP kháng
corticoid khởi phát sớm
Di truyền
thể lặn
[14]
TRPC6 Transient receptor potential channel
C6, protein biểu hiện trên màng tế
bào, khe giữa các tế bào có chân
HCTHTP kháng corticoid khởi phát
muộn
Di truyền
thể trội
[34]
WT1 Wilms’ tumor protein 1, protein
trong nhân tế bào
Hội chứng Denys Drash, Frasier,
HCTHTP kháng corticoid thể đơn độc
Di truyền
thể trội
[15]
V.T. Thơm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19
16
4.3. Xét nghiệm gen cho Hội chứng thận hư
tiên phát trẻ em ở Việt Nam
Tại Việt Nam, cá thể hóa điều trị đang là
một xu hướng mới được các nhà nghiên cứu và
các bác sỹ lâm sàng quan tâm. Nghiên cứu về
gen đáp ứng thuốc cũng là một trong những
nghiên cứu mũi nhọn trong công cuộc cá thể
hóa điều trị, đặc biệt đối với những bệnh hiểm
nghèo như ung thư, bệnh tim mạch, các bệnh lý
về thận, v.v. Trong nước, hiện đã có một số các
nghiên cứu về gen đáp ứng thuốc corticosteroid
trong điều trị hen phế quản, gen đáp ứng thuốc
chống đông trong điều trị can thiệp mạch vành
và thay van tim, gen đáp ứng liệu pháp miễn
dịch trong điều trị ung thư, v.v. Tuy nhiên,
nghiên cứu về đa hình di truyền gen liên quan
tới hội chứng thận hư còn rất hạn chế. Nhóm
nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Hệ gen, Viện
Hàn lâm khoa học Việt Nam đã xác định mối
liên quan giữa hội chứng thận hư bẩm sinh và
gen NPHS1. Các tác giả này đã phân tích được
di truyền thể lặn trên 3 vị trí của gen NPHS1
khi phân tích cây phả hệ của 03 gia đình bệnh
nhi mắc hội chứng thận hư bẩm sinh. Một
nghiên cứu khác của chúng tôi được thực hiện
tại Bộ môn Y Dược học cơ sở, Khoa Y dược,
Đại học Quốc gia Hà Nội về mối liên quan giữa
đa hình di truyền gen NPHS2 với đặc điểm lâm
sàng, cận lâm sàng ở trẻ mắc hội chứng thận hư
tiên phát kháng corticosteroid. Nghiên cứu đã
chỉ ra mối liên quan giữa đáp ứng corticoid, chỉ
số protein, protein/creatinine niệu với đa hình
gen NPHS2 ở những bệnh nhi mắc HCTHTP
kháng corticosteroid. Đây là nghiên cứu bước
đầu nhưng đã cho thấy thật sự cần thiết của xét
nghiệm gen trong việc hỗ trợ điều trị và sử
dụng phác đồ điều trị với thuốc corticosteroid
và liệu pháp miễn dịch cho bệnh nhi mắc
HCTHTP. Tuy nhiên, để đưa vào áp dụng chỉ
định xét nghiệm gen cho bệnh nhân, cần có
những nghiên cứu rộng hơn với một số các gen
khác như WT1, PLCE1, v.v và trên quy mô
bệnh nhân lớn hơn. Cùng với sự phát triển của
kỹ thuật sinh học phân tử, hiện nay xét nghiệm
gen không còn xa lạ với bệnh nhân cũng như
với cơ quan quản lý y tế. Các xét nghiệm gen
đã được bảo hiểm y tế đưa vào danh mục các
dịch vụ y tế được bảo hiểm chi trả. Theo thông
tư 35-2015-BYT, định mức chi trả cho 1 xét
nghiệm gen tối đa có thể lên tới hơn 6 triệu
đồng/1 gen. Đây là tín hiệu đáng mừng cho thấy
xét nghiệm gen là cần thiết, có lợi cho bệnh
nhân và cung cấp những thông tin hữu ích cho
bác sỹ lâm sàng.
4.4. Tư vấn di truyền và vấn đề đạo đức y học
liên quan
Khi tư vấn di truyền, người tư vấn phải đảm
bảo rằng nhưng nguy cơ tiềm ẩn, những hạn
chế trong xét nghiệm di truyền bao gồm cả việc
phát hiện các biến thể chưa rõ ý nghĩa và chức
năng, sự riêng tư và bảo mật thông tin, cho đến
những lợi ích có thể có cũng như những ý nghĩa
xã hội được truyền tải cho bệnh nhân. Xét
nghiệm di truyền giúp chẩn đoán sớm nguy cơ
bị bệnh, tư vấn hôn nhân, chẩn đoán trước sinh,
chẩn đoán tiền làm tổ cho gia đình có yếu tố
nguy cơ [22]. Đối với gia đình bệnh nhân mắc
HCTHTP, xét nghiệm di truyền với những
người không bị bệnh trong gia đình cũng là điều
quan trọng, nhất là khi người thân đó có kế
hoạch hiến thận để tiến hành ghép cho bệnh
nhân hoặc khi có kế hoạch sinh con tiếp theo.
Tuy nhiên, bác sỹ cần thảo luận, tư vấn kỹ và
thận trọng cân nhắc các vấn đề chuyên môn,
vấn đề đạo đức để tránh sự lo lắng không cần
thiết cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân.
Ngoài những vấn đề về tâm lý, đạo đức thì chi
phí cho xét nghiệm di truyền cũng rất đắt và
không phải lúc nào cũng được bảo hiểm y tế chi
trả. Trong trường hợp gia đình bệnh nhân phải
chi trả, bác sỹ nên tư vấn để đạt được sự đồng
thuận của bệnh nhân và chỉ chỉ định trong
trường hợp thật sự cần thiết.
5. Kết luận
Đột biến gen mã hóa cho các protein trong
tế bào có chân tại cầu thận có liên quan tới 30%
trường hợp trẻ em bị HCTHTP. Mức độ liên
quan tới gen phụ thuộc vào tuổi khởi phát của
bệnh nhân, bệnh nhân tuổi càng nhỏ, thì khả
năng liên quan tới đột biến gen càng lớn. Dựa
V.T. Thơm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19 17
vào các kỹ thuật sinh học phân tử hiện đại theo
hướng cá thể hóa điều trị, nhiều bệnh nhân và
gia đình bệnh nhân đã được phân tích gen để hỗ
trợ cho bác sỹ lâm sàng xem xét có sử dụng liệu
pháp miễn dịch hay không, hay cân nhắc việc
sinh thiết thận hoặc cấy ghép thận cho người
bệnh. Hiện nay, có nhiều phương pháp có thể
áp dụng để phân tích một hoặc nhiều gen, thậm
chí cả hệ gen. Tuy nhiên, đối với hội chứng
thận hư tiên phát, để cân đối giữa hiệu quả tư
vấn điều trị, chi phí xét nghiệm, thời gian trả
kết quả, xét nghiệm trên một số gen đích có liên
quan trực tiếp tới bệnh được các nhà khoa học
khuyến cáo là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân và
bác sỹ điều trị.
Lời cảm ơn
Chúng tôi trân trọng cảm ơn sự tài trợ của
Đại học Quốc gia Hà Nội cho đề tài mã số
QG.16.23 để thực hiện nghiên cứu này.
Tài liệu tham khảo
[1] Kang HG, Cheong HII. Nephrotic syndrome:
what's new, what's hot. Korean J Pediatr. 2015;
58(8): 275-282.
[2] Sang NN. Evaluation of treatment outcome using
methylprednisolon and changing of
immunoresponse before and after treatment of
primary nephrotic syndrome in pediatrics patients.
1999; Department of pediatrics, Hanoi Medical
University, Vietnam.
[3] Zagury A, Oliveira AL, Montalvao JA, Novaes
RH, Sa VM, Moraes CA, and Tavares S. Steroid-
resistant idiopathic nephrotic syndrome in
children: long-term follow-up and risk factors for
end-stage renal disease. J Bras Nefrol. 2013;
35(3): 191-199.
[4] Hugh MC, Wherlock M, Ognjanovic M, Kerecuk
L, Hegde S, Feather S, Krischock L, Jones C,
Sinha MD, Webb NJA, Martin C, Marks S,
Koziell A, Welsh GI and Saleem MA.
Simultaneous Sequencing of 24 Genes Associated
with Steroid-Resistant Nephrotic Syndrome. Clin
J Am Soc Nephrol. 2013; 8(4): 637-648.
[5] Boute N, Roselli S, Benessy F, Lee H, Fuchshuber
A, Dahan K, Gubler MC, Niaudet P, Antignac C.
NPHS2, encoding the glomerular protein podocin,
is mutated in autosomal recessive steroid resistant
nephritic syndrome. Nature genetics. 2000; 24(4):
349-354.
[6] Frishberg Y, Megged O, Shapira E, Feinstein S,
Raas-Rothschild A. Mutations in NPHS2 encoding
podocin are a prevalent cause of steroid resistant
nephritic syndrome among Israeli-Arab children. J
Am Soc Nephrol, 2002; 13(2): 400-405.
[7] Berdeli A, Yavascan O, Serdaroqlu E, Bak M,
Aksu N, Oner A, Anarat A, Donmez O, Yildiz N,
Sever L, Tabel Y, Dusunsel R, Sonmez F, Cakar
N. NPHS2 (podocin) mutations in Turkish
children with idiopathic nephritic syndrome.
Pediatr Nephrol. 2007; 22(12): 2031-2040.
[8] Tory K, Menyhard DK, Woerner S, Nevo F,
Gribouval O, Kerti A, Straner P, Arrondel C, Huynh
Cong E, Tulassay T, Mollet G, Perczel A and
Antignac C. Mutation-dependent recessive inheritance
of NPHS2-associated steroid-resistant nephrotic
syndrome. Nat Genet. 2014; 46(3): 299-304.
[9] Jain V and Vasudevan P. Steroid-resistant
nephrotic syndrome with mutations in NPHS2
(podocin): report from a three-generation family.
Clin Kidney J. 2014; 7(3): 303-305.
[10] 10. Otukesh H, Fereshtehnejad SM, Bakhshayesh
M, Hashemi M, Hoseini R, Chalian M, Salami A,
Mehdipor L, Rahiminia A. NPHS2 Mutations in
Children with Steroid-Resistant Nephrotic
syndrome. Iranian Journal of Kidney Diseases.
2009; 3(2): 99-102.
[11] Jun L. Genetics of nephrotic syndrome in
singapore pediatrics patients, in department of
pediatrics. 2012; National University Singapore,
Singapore.
[12] Nguyen TKL, Pham VD, Nguyen TH, Pham TK,
Nguyen TQH, Nguyen HH. Three novel
mutations in NPHS1 gene in Vietnamese patients
with congentital nephrotic syndrome. Caser
Reports in Genetics. 2017;
https://doi.org/10.1155/2017/2357282.
[13] Giglio S, Provenzano A, Mazzinghi B, Becherucci
F, Giunti L, Sansavini G, Ravaglia F, Roperto
RM, Faretti S, Benetti E, Rotondi M, Murer L,
Lazzeri E, Lasagni L, Materassi M, Romagnani P.
Heterogenous genetic alterations in sporadic
nephrotic syndrome associate with resistance to
immunosuppression. J Am Soc Nephrol. 2015;
26:230-236.
[14] Hinkes B, Wiggins RC, Gbadegesin R, Vlangos
CN, Seelow D, Nurnberg G, Garg P, Verma R,
Chaib H, Hoskins BE, Ashraf S, Becker C,
Hennies HC, Goyal M, Wharram BL, Schachter
V.T. Thơm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19
18
AD, Mudumana S, Drummond I, Kerjaschki D,
Waldherr R, Dietrich A, Ozaltin F, Bakkaloglu A,
Cleper R, Basel-Vanagaite L, Pohl M, Griebel M,
Tsygin AN, Soylu A, Muller D, Sorli CS, Bunney
TD, Katan M, Liu J, Attanasio M, Otoole JF,
Hasselbacher K, Mucha B, Otto EA, Airik R, Kispert
A, Kelley GG, Smrcka AV, Gudermann T, Holzman
LB, Nurnberg P, Hildebrandt F. Positional cloning
uncovers mutations in PLCE1 responsible for a
nephrotic syndrome variant that may be reversible.
Nat Genet. 2006; 38: 1397-1405.
[15] Gellermann J, Stefanidis CJ, Mitsioni A, Querfeld
U. Succesful treatment of steroid resistant
nephrotic syndrome associated with WT1
mutations. Pediatr Nephrol. 2010; 25: 1285-1289.
[16] Ruf RG, Lichtenberg A, Karrle SM, Haas JP,
Anacleto FE, Schultheiss M, Zalewski I, Imm A,
Ruf EM, Mucha B, Bagga A, Neuhaus T,
Fuchshuber A, Bakkaloglu A, Hildebrandt F.
Patients with mutations in NPHS2 (podocin) do not
response to standart steroid treatment of nephrotic
syndrome. J Am Soc Nephrol. 2004 15: 722-732.
[17] Faul C, Donnelly M, Merscher-Gomez S, Chang
YH, Franz S, Delfgaauw J, Chang JM, Choi HY,
Campbell KN, Kim K, Reiser J, Mundel P. The
actin cytoskeleton of kidney podocytes is a direct
target of the antiproteinuric effect of cyclosporin
A. Nat Med. 2008; 14: 931-938.
[18] Bierzynska A, Mc Karthy HJ, Soderquest K, Sen
ES, Colby E, Ding WY, Nabhan MM, Kerecuk L,
Hegde S, Hughes D, Marks S, Feather S, Jones C,
Webb NJ, Ognjanovic M, Christian M, Gilbert
RD, Sinha MD, Lord GM, Simpson M, Koziell
AB, Welsh GI, Saleem MA. Genomic and clinical
profiling of a national nephrotic syndrome cohort
advocates a precision medicine approach to disease
management. Kidney Int. 2017; 91:937-947.
[19] Santin S, Tazon-Vega B, Silva I, Cobo MA,
Gimenez I, Ruiz P, Garcia Maset R, Ballarin J,
Torra R, Ars E. Clinical value of NPHS2
analysis in early and adult onset steroid
resistant nephrotic syndrome. Clin J Am Soc
Nephrol. 2011; 6: 344-354.
[20] Weber S, Gribouval O, Esquivel EL, Moriniere V,
Tete MJ, Legendre C, Niaudet P, Antignac C.
NPHS2 mutation analysis shows genetic
heterogeneity of steroid resistant nephrotic
syndrome and low post transplant recurrence.
Kidney Int. 2004; 66: 571-579.
[21] Konigshausen E, Sellin L. Circulating
permeability factors in primary focal segmental
glomerulosclerosis: a review of proposed
candidates. Biomed Res Int. 2016;3765608.
[22] Benoit G, Machuca E, Antignac C. Hereditary
nephrotic syndrome: a systematic approach for
genetic testing and a review of associated
podocyte gene mutations. Pediatr Nephrol. 2010;
25:1621-1632.
[23] Preston R, Stuart HM, Lennon R. Genetic testing
in steroid-resistant nephrotic syndrome: why,
who, when and how? Pediatric Nephrology.2017;
https://doi.org/10.1007/s00467-017-3838-6.
[24] Trautmann A, Bodria M, Ozaltin F, Gheisari A,
Melk A, Azocar M, Anarat A, Caliskan S, Emma
F, Gellermann J, Oh J, Baskin E, Ksiazek J,
Remizzi G, Erdogan O, Akman S, Dusek J,
Davitaia T, Ozkaya O, Papachristou F, Firszt-
Adamczyk A, Urasinski T, Testa S, Krmar RT,
Hyla Klekot L, Pasini A, Ozcakar ZB, Sallay P,
Cakar N, Galanti M, Terzic J, Aoun B, Caldas
Afonso A, Szymanik Grzelak H, Lipska BS,
Schnaidt S, Schefer F, Podonet Consortium.
Spectrum of steroid resistant and congenital
nephrotic syndrome in children: the podonet registry
cohort. Clin J Am Soc Nephrol. 2015; 10: 592-600.
[25] Lovric S, Ashraf S, Tan W, Hildebrandt F.
Genetic testing in steroid resistant nephrotic
syndrome: when and how? Nephrol Dial
Transplant. 2016; 31:1802-1813.
[26] Kaplan JM, Kim SH, North KN, Rennke H,
Correia La, Tong HQ, Mathis BJ, Rodriguez-
Perez JC, Allen PG, Beggs AH, Pollak MR.
Mutations in ACTN4 encoding alpha actinin-4,
cause familial focal segmental glomerulosclerosis.
Nat Genet. 2000; 24: 251-256.
[27] Ashraf S, Gee HY, Woerner S, Xie LX, Vega-
Warner V, Lovric S, Fang H, Song X, Cattran DC,
Avila-Casado C, Paterson AD, Nitschke P, Bole-
Feysot C, Cochat P, Esteve-Rudd J, Haberberger
B, Allen SJ, Zhou W, Airik R, Otto EA, Barua M,
Al-Hamed MH, Kari JA, Evans J, Bierzynska A,
Saleem Ma, Bockenhauer D, Kleta R, El Desoky
S, Hacihamdioglu DO, Gok F, Waskburn J,
Wiggins RC, Choi M, Lifton RP, Levy S, Han Z,
Salviati L, Prokisch H, Williams DS, Pollak M,
Clarke CF, Pei Y, Antignac C, Hildebrandt F.
ADCK4 mutations promote steroid resistant
nephrotic syndrome through CoQ10 bio-synthesis
disruption. J Clin Invest. 2013; 123: 5179-5189.
[28] Salviati L, Sacconi S, Murer L, Zacchello G,
Franceschini L, Laverda AM, Basso G, Quinzii C,
Angelini C, Hirano M, Naini AB, Navas P,
DiMauro S, Montini G. Infantile
encephalomyopathy and nephropathy with CoQ10
deficiency: a CoQ10 responsive condition.
Neurology. 2005; 65: 606-608.
V.T. Thơm và nnk / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, Tập 34, Số 1 (2018) 11-19 19
[29] Heeringa SF, Chrrnin G, Chaki M, Zhou W, Sloan
Ạ, Li Z, Xie LZ, Salviati L, Hurd TW, Vega-
Warner V, Killen PD, Raphael Y, Ashraf S,
Ovunc B, Schoeb DS, McLaughlin HM, Airik R,
Vlangos CN, Gbadegesin R, Hinkes B, Saisawat
P, Trevisson E, Doimo M, Casarin A, Pertegato
V, Giorgi G, Prokisch H, Rotig A, Nurnberg G,
Becker C, Wang S, Ozaltin F, Topaloglu R,
Bakkaloglu A, Bakkaloglu SA, Muller D, Beissert
A, Mir S, Berdeli A, Varpizen S, Zenker M,
Matejas V, Santos-Ocana C, Navas P, Kussakabe
T, Kispert A, Akman S, Soliman NA, Krick S,
Mudel P, Reiser J, Nurnberg P, Clarke CF,
Wiggins RC, Faul C, Hilebrandt F. CoQ6
mutations in human patients produce nephrotic
syndrome with sensorineural deafness. J Clin
Invest. 2011; 121: 2013-2024.
[30] Kestila M, Lenkkeri U, Mannikko M, Lamerdin J,
McCready P, Putaala H, Ruotsalainen V, Morita
T, Nissinen M, Herva R, Kashtan CE, Peltonen L,
Holmberg C, Olsen A, Tryggvason K.
Postitionally cloned gene for a novel glomerular
protein – nephrin- is mutated in congenital
nephrotic syndrome. Mol Cell. 1998; 1: 575-582.
[31] Winn MP, Conlon PJ, Lynn KL, Farrington MK,
Creazzo T, Hawkins AF, Daskalakis N, Kwan SY,
Ebersviller S, Burchette JL, Pericak-Vance Ma,
Howell DN, Vance JM, Rosenberg PB. A
mutation in the TRPC6 cation channel causes
familial focal segmental glomerulosclerosis.
Science. 2005; 308: 1801-1804
[32] Dreyer SD, Zhou G, Baldini A, Winterpacht A,
Zabel B, Cole W, Johnson RL, Lee B. Mutations
in LMX1B cause abnormal skeletal patterning and
renal dysplasia in Nail Patella syndrome. Nat
Genet. 1998; 19: 47-50.
[33] Zenker M, Aigner T, Wendler O, Tralau T,
Muntefering H, Fenski R, Pitz S, Schumacher V,
Royer-Pokora B, Wuhl E, Cochat P, Bouvier R,
Kraus C, Mark K, Madlon H, Dotsch J, Rascher
W, Maruniak-Chudek I, Lennert T, Neumann LM,
Reis A. Human laminin beta2 deficiency causes
congenital nephrosis with mesangial sclerosis and
distinct eye abnormalities. Hum Mol Genet. 2004;
13: 2625-2632.
[34] Boyer O, Benoit G, Gribouval O, Nevo F, Tete
MJ, Dantal J, Gilbert-Dussardier B, Touchard G,
Karras A, Presne C, Grunfeld JP, Legendre C,
Joly D, Rieu P, Mohsin N, Hannedouche T, Moal
V, Gubler MC, Broutin I, Mollet G, Antignac C.
Mutations in INF2 are a major cause of autosomal
dominant focal segmental glomerulosclerosis. J
Am Soc Nephrol. 2011; 22: 239-245.
The Necessity of Genetic Testing for Pediatric Steroid-
Resistant Nephrotic Syndrome
Vu Thi Thom1, Pham Van Dem1, Dinh Doan Long1, Nguyen Quynh Huong2
1VNU School of Medicine and Pharmacy, 144 Xuan Thuy, Cau Giay, Hanoi, Vietnam
2Department of Pediatrics, Hanoi Medical University, 1 Ton That Tung, Dong Da, Hanoi, Vietnam
Abstract: Primary nephrotic syndrome is one of the most common kidney disorders in children
that could result in renal failure, even death. Many studies showed the correlation between gene
polymorphisms and primary nephrotic syndrome. Currently, with rapid innovation of next generation
sequencing, appropriate gene panels were recommended to patients with primary nephrotic syndrome
to achieve the intended clinical benefits of treatment. NPHS1, NPHS2, WT1, LAMB2, PLCE1, LMX1B
genes were known to be closely associated with congenital nephrotic syndrome, while NPHS1,
NPHS2, WT1, LAMB2, PLCE1, TRPC6, ACTN4, ADCK4, COQ2, COQ6 were found related to
pediatric primary nephrotic syndrome. For adult primary nephrotic syndrome, NPHS2, TRPC6, INF2,
ACTN4, ADCK4 and WT1 were proved important. These diagnostic gene panels should be prescribed
for primary nephrotic syndrome patients before immunotherapy treatment, renal biopsy, or kidney
transplantation to achieve the highest treatment efficacy and to limit unexpected harmful side effects.
Keywords: Primary nephrotic syndrome, gene panel, immunotherapy, kidney biopsy, kidney
transplantation
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xet_nghiem_gen_cho_tre_em_mac_hoi_chung_than_hu_tien_phat_kh.pdf