Xói mòn cơ sở thuế, chuyển lợi nhuận (Beps) và nguồn thu thuế phân tích tại các quốc gia ở Đông Nam Á

Hàm ý chính sách của bài viết khá rõ ràng. Để hạn chế tổn thất thuế từ hành vi chuyển lợi nhuận của các MNEs, các quy tắc thuế quốc tế phải được tinh chỉnh. Ở cấp độ toàn cầu, các chính phủ cần đi đến thỏa thuận về các nguyên tắc thuế quốc tế. Một trong những mối quan tâm gây tranh cãi nhất hiện nay là liệu có nên thành lập một cơ quan thuế quốc tế chịu trách nhiệm xem xét thay đổi quy tắc thuế theo hướng có lợi hơn cho những người chịu thiệt hại lớn nhất hay không. Tuy nhiên, bước đột phá thực sự chỉ có thể trở thành sự thật khi mỗi quốc gia tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc thuế quốc tế. Đối với các quốc gia ở Đông Nam Á, để hạn chế BEPS hiệu quả, các quốc gia không chỉ cần nỗ lực một cách riêng rẽ mà cần phải hành động cùng nhau. Nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp kiểm soát BEPS của các quốc gia ở Đông Nam Á như sau: Không thu hút vốn đầu tư FDI một cách tràn lan. Các quốc gia cần có sự chọn lọc hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc đặt ra các tiêu chuẩn cao trong thu hút đầu tư, ví dụ tiêu chuẩn về quy mô dự án, trình độ sản xuất, trình độ công nghệ, trình độ sử dụng lao động, các chuẩn mực về sản phẩm, các tiêu chuẩn về môi trường, các quốc gia cũng cần đặt ra các điều kiện với các MNEs về các nghĩa vụ thuế khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Không cấp ưu đãi thuế đại trà. Nhằm thu hút nhiều vốn FDI, các quốc gia ở Đông Nam Á đưa ra quá nhiều ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư nhưng thiếu các ràng buộc hay tiêu chí phù hợp để được nhận các ưu đãi đó. Do các quốc gia cấp phát quá nhiều ưu đãi đại trà nên cơ sở thuế bị xói mòn nghiêm trọng. Tăng cường hợp tác và hoàn thiện khung pháp lí nhằm kiểm soát chuyển lợi nhuận giữa các quốc gia ở Đông Nam Á. Các thỏa thuận về thuế giữa các quốc gia Đông Nam Á hiện còn nhiều bất cập, rời rạc và thiếu giá trị pháp lí [7]. Điều này đã gây khá nhiều khó khăn cho cơ quan thuế các nước trong việc đưa ra các lập luận pháp lí nhằm đấu tranh với các hành vi chuyển lợi nhuận của các MNEs. Các khuôn khổ hợp tác cần được thiết lập một cách bài bản, từ tầm nhìn, chiến lược cho đến các chương trình và kế hoạch hành động hợp tác cụ thể.

pdf8 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 364 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xói mòn cơ sở thuế, chuyển lợi nhuận (Beps) và nguồn thu thuế phân tích tại các quốc gia ở Đông Nam Á, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 DOI: 10.35382/18594816.1.35.2019.197 XÓI MÒN CƠ SỞ THUẾ, CHUYỂN LỢI NHUẬN (BEPS) VÀ NGUỒN THU THUẾ PHÂN TÍCH TẠI CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á Trần Trung Kiên1, Huỳnh Văn Mười Một2 BASE EROSION, PROFIT SHIFTING (BEPS) AND TAX REVENUE: ANALYSIS IN SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES Tran Trung Kien1, Huynh Van Muoi Mot2 Tóm tắt – Bài viết phân tích tác động của xói mòn cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS) đến nguồn thu thuế tại các quốc gia ở Đông Nam Á giai đoạn 2012-2017. Các quốc gia ở ASEAN phần lớn là các quốc gia đang phát triển với ít kinh nghiệm đối phó với các chiến lược thuế mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia (MNEs). Theo đó, việc đo lường tác động của BEPS đến nguồn thu thuế các quốc gia ở Đông Nam Á là rất cần thiết và cấp bách. Cụ thể, bài viết đo lường BEPS bằng chỉ số offshore theo phương pháp tiếp cận ma trận đầu tư nước ngoài (Offshore Investment Matrix) được đề xuất bởi UNCTAD (2015). Theo cách tiếp cận này, khoảng 3,6% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào sáu quốc gia Đông Nam Á giai đoạn 2012- 2017 có nguồn gốc từ các thiên đường thuế. Kết quả mô phỏng cho thấy, các tác động của BEPS làm nguồn thu thuế của các quốc gia ở Đông Nam Á bị tổn thất khoảng 2,195 tỉ đô la năm 2017. Từ khóa: BEPS, các quốc gia Đông Nam Á, nguồn thu thuế. Abstract – This paper analyzes the impact 1Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2Trường Đại học Trà Vinh Ngày nhận bài: 15/10/2019; Ngày nhận kết quả bình duyệt: 29/10/2019; Ngày chấp nhận đăng: 19/11/2019 Email: kientt@ueh.edu.vn 1University of Economics Ho Chi Minh City 2Tra Vinh University Received date: 15th October 2019 ; Revised date: 29th October 2019; Accepted date: 19th November 2019 of base erosion and profit shifting (BEPS) on tax revenue in Southeast Asian countries for the period of 2012-2017. ASEAN coun- tries are mostly developing countries with little experience dealing with the aggressive tax strategies of multinational corporations (MNEs). Accordingly, measuring the impact of BEPS on tax revenue in Southeast Asian countries is essential and urgent. Specifi- cally, this paper measures BEPS by offshore index using the Offshore Investment Matrix approach proposed by UNCTAD (2015). Ac- cording to this approach, 3.6% of inflow foreign direct investment in six Southeast Asian countries for the period of 2012- 2017 originated from tax havens and special- purpose tax countries. The empirical simula- tion shows that about $ 2.195 billion of the tax revenue of Southeast Asian countries in 2017 is lost because of BEPS. Keywords: BEPS, Southeast Asian coun- tries, tax revenue. I. GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) dần trở thành vấn đề rất được quan tâm tại các hội nghị quốc tế và được nghiên cứu bởi nhiều học giả. BEPS đang trở thành một thách thức lớn, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu thuế ở nhiều quốc gia trên thế giới [1]–[6]. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở các quốc gia Đông Nam Á, nơi mà chính sách thu hút FDI cùng với sự kiểm soát và phản ứng chưa phù 1 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 KINH TẾ - XÃ HỘI hợp của các quốc gia này có thể làm trầm trọng hơn tổn thất nguồn thu thuế [2]. Hơn nữa, các quốc gia này lại ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các chiến lược hoạch định thuế mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia [2], [7]. Tuy vậy, bằng chứng thực nghiệm về tổn thất thuế từ BEPS còn rất hạn chế. Ở phương diện khác, cách thức mà các tập đoàn đa quốc gia (MNEs) chuyển lợi nhuận vì mục tiêu thuế ngày càng được sáng tỏ. Thực tế cho thấy, cách thức chuyển lợi nhuận dần bị cộng đồng phát hiện bởi những sự kiện rò rỉ tài liệu mật gần đây như hồ sơ Panama và các nghiên cứu tình huống cụ thể [8]. Tuy nhiên, ở một phương diện khác, bằng chứng thực nghiệm về tác động của BEPS vẫn còn khiêm tốn bởi nhiều lí do, trong đó, việc thiếu dữ liệu và khó khăn trong việc đo lường BEPS là hai nguyên nhân chính yếu [1]–[5], [9], [10], [11]. Tác động của BEPS đối với nguồn thu thuế ở các quốc gia đang phát triển và đặc biệt là các quốc gia ở Đông Nam Á còn rất khiêm tốn. Lược khảo nghiên cứu cho thấy, việc ước lượng tác động của BEPS chủ yếu được nghiên cứu tại các quốc gia phát triển như Liên minh châu Âu (EU), các quốc gia hợp tác và phát triển kinh tế (OECD). Trong khi đó, các nghiên cứu tại các quốc gia đang phát triển là rất hạn chế [2], [3]. Thời gian gần đây, một vài nghiên cứu chú trọng phân tích tại các quốc gia đang phát triển [2], [12], [13]– [18]. Tuy nhiên, theo hiểu biết của nhóm tác giả, rất ít nghiên cứu chú trọng phân tích tại trường hợp các quốc gia ở Đông Nam Á. Trong khi đó, các quốc gia ở Đông Nam Á là trường hợp nghiên cứu rất phù hợp để phân tích tác động của BEPS đến tổn thất thuế. Các quốc gia ở Đông Nam Á phần lớn là các quốc gia đang phát triển (trừ Singapore) đang thực hiện các chính sách thu hút FDI mạnh mẽ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, các quốc gia này đang ngày càng hội nhập sâu rộng hơn vào cộng đồng kinh tế khu vực và quốc tế mà bước ngoặt quan trọng là việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) [7]. Do đó, việc nghiên cứu các tác động của BEPS đến nguồn thu thuế ở các quốc gia này là rất cần thiết và cấp bách. Chính vì những lí do trên, mục tiêu mà bài viết hướng đến là ước lượng tác động của BEPS đến nguồn thu thuế ở các nước Đông Nam Á. Cụ thể, nhóm tác giả áp dụng phương pháp ma trận đầu tư nước ngoài (Offshore Investment Matrix approach - OIM) được đề xuất bởi UNCTAD [19] để xác định thiên đường thuế và các quốc gia mục đích đặc biệt về thuế (Special purpose entities - SPEs). Từ đó, chỉ số offshore nhằm đo lường BEPS được xác định. Dựa trên chỉ số này, nhóm tác giả đánh giá thực nghiệm mối quan hệ giữa chỉ số offshore và tỉ lệ hoàn vốn của vốn đầu tư nước ngoài. Cuối cùng, tổn thất nguồn thu thuế cho các nước Đông Nam Á được ước lượng bằng một tiến trình mô phỏng thực nghiệm. Để đạt được các mục tiêu trên, phần còn lại được cấu trúc như sau: phần hai là cơ sở lí luận và lược khảo các nghiên cứu trước; phần ba là phương pháp nghiên cứu và mô tả dữ liệu. Kết quả chi tiết được trình bày trong phần bốn. Cuối cùng, phần năm đưa ra kết luận và một số hàm ý chính sách. II. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU BEPS được định nghĩa là các chiến lược tránh thuế mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia nhằm khai thác các lỗ hổng và sự không phù hợp trong các quy tắc thuế quốc tế để chuyển lợi nhuận một cách giả tạo sang các quốc gia có thuế suất thấp hoặc không có thuế [20]. Với các chiến lược tránh thuế mạnh mẽ này, nếu các MNEs càng nhận được nhiều lợi ích thì tổn thất thuế từ các chính phủ càng lớn. Theo OECD [20], các hoạt động BEPS của MNEs hằng năm đã gây ra khoản lỗ từ 100 đến 240 tỉ USD trong nguồn thu thuế toàn cầu. Đặc biệt, các quốc gia đang phát triển phải chịu sự tổn thất lớn từ BEPS lớn hơn các quốc gia phát triển bởi các quốc gia này ít kinh nghiệm trong việc ứng phó với các chiến lược hoạch định thuế mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia [2], [16]. Đứng trước các thách thức từ BEPS, các lãnh đạo G20 đã thông qua chương trình hành động của OECD nhằm hạn chế BEPS (Anti – BEPS), 2 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 KINH TẾ - XÃ HỘI khắc phục những thiếu sót trong quy định về thuế quốc tế. Chương trình này bao gồm 15 hành động chi tiết cùng với sự nhất trí thông qua tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Antalya (Thổ Nhĩ Kỳ) năm 2015 [20]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các nỗ lực này chủ yếu là các quốc gia phát triển. Đối với các quốc gia đang phát triển, cụ thể là các quốc gia ở Đông Nam Á, các hoạt động hợp tác nhằm kiểm soát BEPS còn rất hạn chế. Do đó, BEPS và tác động của nó đến tổn thất thuế trở thành đề tài được nhiều học giả quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến BEPS rất đa dạng và khó làm rõ. Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm tác giả tập trung khái lược các công trình nghiên cứu gần đây liên quan đến cách thức đo lường BEPS và mối quan hệ giữa BEPS và tổn thất nguồn thu thuế. Mặc dù nhiều nghiên cứu xác nhận sự tồn tại của BEPS, số lượng các nghiên cứu nhằm đo lường BEPS là tương đối nhỏ. Dựa trên cấp độ dữ liệu, các nghiên cứu về chủ đề này có thể chia thành hai nhóm: nhóm nghiên cứu với dữ liệu sơ cấp từ các công ti và nhóm nghiên cứu với dữ liệu thứ cấp theo quốc gia [11]. Liên quan đến dữ liệu vi mô từ các công ti, các học giả tập trung vào phân tích sự thay đổi lợi nhuận bằng dữ liệu kinh tế vi mô ở cấp độ doanh nghiệp [13], [17], [21], [11]. Xu hướng này phân tích các hành vi thay đổi lợi nhuận vì mục đích thuế trong các MNEs với lí thuyết về tài chính hành vi. Tuy nhiên, so với dữ liệu vĩ mô theo quốc gia, dữ liệu khảo sát từ các công ti gặp nhiều hạn chế trong việc đo lường BEPS. Như Bradbury et al. [2] luận giải, hạn chế lớn nhất của dữ liệu khảo sát từ các công ti là sự không ngẫu nhiên của dữ liệu. Theo các tác giả, bộ dữ liệu Orbis, cơ sở dữ liệu thương mại phổ biến về báo cáo tài chính doanh nghiệp, được thu thập từ các MNEs một cách thuận tiện, không ngẫu nhiên. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả đo lường BEPS. Hơn nữa, dữ liệu cấp độ công ti hầu như không có sẵn hoặc không đáng tin cậy ở các quốc gia đang phát triển [2]. Với các nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp theo quốc gia, các chỉ số kinh tế vĩ mô như tài khoản quốc gia, cán cân thanh toán (BOP), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nguồn thu thuế là nguồn dữ liệu chính trong nhiều nghiên cứu do sự sẵn có và độ tin cậy cao của dữ liệu. Tất cả cơ sở dữ liệu này được xuất bản công khai bởi các tổ chức quốc tế uy tín như IMF, OECD và UNCTAD [2], [3], [10], [22], [19]. Tuy nhiên, các chỉ số vĩ mô được công bố không thể phản ánh quy mô của BEPS một cách hiệu quả. Do đó, một số nghiên cứu gần đây tập trung đo lường BEPS bằng nhiều cách thức khác nhau [2], [3], [12], [11], [19]. Mặc dù còn nhiều tranh luận về phương pháp luận, các phương pháp ước tính quy mô và mức độ của BEPS được phân thành ba nhóm: (1) chênh lệch thuế suất, (2) ước lượng tác động của thiên đường thuế và (3) ma trận đầu tư nước ngoài. OECD [11] đã sử dụng dữ liệu từ bộ dữ liệu Orbis để ước tính ảnh hưởng của sự không phù hợp giữa các hệ thống thuế và các chính sách ưu đãi thuế đối với tổn thất nguồn thu thuế. Trong nghiên cứu của OECD, chênh lệch thuế suất được xác định là chênh lệch giữa thuế suất theo luật định giữa các quốc gia mà các MNEs có chi nhánh. Trong khi đó, Crivelli et al. [12] sử dụng phương pháp ước lượng tác động của thiên đường thuế để đo lường BEPS. Cụ thể, các tác giả ước tính tác động của thuế suất trung bình của các quốc gia được phân loại là thiên đường thuế đến cơ sở thuế của các quốc gia khác. Trong khi đó, dựa trên cách tiếp cận ma trận đầu tư nước ngoài của UNCTAD [19], Bolwijn et al. [2] đã liệt kê danh sách các thiên đường thuế và thực thể có mục đích đặc biệt về thuế (SPE), từ đó, ước tính ảnh hưởng của BEPS đến nguồn thu thuế bằng chỉ số offshore. Khác với hai nghiên cứu trước đó, Bolwijn et al. [2] sử dụng bộ dữ liệu về FDI song phương của Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF CDIS) để đo lường BEPS liên quan đến FDI. Cụ thể, cách đo lường BEPS theo phương pháp của UNCTAD dựa trên việc phân tích ma trận đầu tư nước ngoài (Offshore Invest- ment Matrix - OIM). Đây là cách tiếp cận dựa trên dữ liệu FDI song phương giữa các 3 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 KINH TẾ - XÃ HỘI quốc gia. Đây được xem là một trong những phương pháp ước tính hiệu quả đối với hoạt động chuyển lợi nhuận của các MNEs [2], [25]. Như UNCTAD [25] luận giải, cấu trúc và thủ tục đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI tạo ra cơ hội tránh thuế đối với thu nhập từ vốn đầu tư này. Qua đó, nhiều chiến lược hoạch định thuế của các MNEs liên quan đến quy mô và hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Do đó, UNCTAD [19] kết luận rằng FDI có thể được coi là nhiên liệu cho các kế hoạch tránh thuế ở tầm quốc tế của các MNEs. Theo đó, dựa trên cách tiếp cận của UNC- TAD [19], bài viết này khám phá tác động của BEPS đối với nguồn thu thuế ở các quốc gia Đông Nam Á. Về mặt dữ liệu sử dụng, tương tự như Bolwijn et al. [2], cơ sở dữ liệu về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI song phương và dữ liệu nghiên cứu về cán cân thanh toán của IMF (IMF CDIS và IMF BOP / IIP) là nguồn dữ liệu chính của nghiên cứu. III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ MÔ TẢ DỮ LIỆU A. Ma trận đầu tư ra nước ngoài Đầu tiên, nhóm tác giả sử dụng phương pháp ma trận đầu tư nước ngoài (Offshore Investment Matrix - OIM) được đề xuất bởi UNCTAD [19] để phân tích mức phân bổ FDI toàn cầu, qua đó, xác định lượng vốn đầu tư FDI đến từ các thiên đường thuế (Tax havens) và các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế (Special Purpose Entities - SPEs). Với mục tiêu nghiên cứu của bài viết, nhóm tác giả sử dụng phương thức phân tích vốn đầu tư nước ngoài FDI theo nhà đầu tư vào các quốc gia ở Đông Nam Á (vì các quốc gia ở Đông Nam Á đều được phân loại là các quốc gia không phải là thiên đường thuế hay các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế). Theo đó, nhóm tác giả phân loại vốn FDI song phương vào các quốc gia ở Đông Nam Á thành ba nhóm: (1) lượng vốn FDI đến từ các thiên đường thuế (Tax havens), (2) lượng vốn FDI đến từ các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế (SPEs) và (3) lượng vốn FDI đến từ các quốc gia bình thường (Non Offshore Financial Centres – Non OFCs). Không giống như thiên đường thuế hay các quốc gia bình thường khác, các quốc gia SPEs là các quốc gia không chỉ có các hoạt động kinh tế thực sự đáng kể mà còn đóng vai trò là trung tâm tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho các MNEs thực hiện các chiến lược hoạch định thuế [19]. Cụ thể, việc phân loại lượng vốn đầu tư FDI được thực hiện như sau: • Nếu nhà đầu tư có vốn FDI song phương đến từ các quốc gia nằm trong danh sách các thiên đường thuế mà OECD công bố thì tất cả lượng vốn FDI này được phân bổ vào nhóm nhà đầu tư đến từ "thiên đường thuế". • Nếu nhà đầu tư có vốn FDI song phương đến từ các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế SPEs thì lượng vốn FDI này được tách thành hai phần: một phần vốn FDI được phân bổ vào nhóm nhà đầu tư đến từ các quốc gia SPEs, phần vốn FDI còn lại được phân bổ cho nhà đầu tư được phân loại là các quốc gia thông thường. Tỉ lệ này được UNTAD [19] công bố dựa trên báo cáo tài chính của ngân hàng trung ương thuộc các quốc gia này. • Nếu nhà đầu tư có vốn FDI song phương là các quốc gia không được phân loại của các trung tâm đầu tư nước ngoài thì tất cả lượng vốn FDI được phân bổ vào nhóm nhà đầu tư đến từ các quốc gia thông thường (Non- OFCs). B. Mô phỏng thực nghiệm Giả định chính trong phương pháp tiếp cận của UNCTAD là giả định về mối quan hệ nghịch biến giữa tỉ lệ vốn đầu tư FDI đến từ các thiên đường thuế, các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế trên tổng vốn FDI (sau đây là chỉ số offshore) và tỉ lệ sinh lời trên vốn đầu tư trực tiếp FDI (sau đây là tỉ lệ sinh lời trên vốn FDI). Lí do mà UNCTAD luận giải cho giả định này là thu nhập từ vốn FDI có nguồn gốc từ các thiên đường thuế và các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế thường liên quan đến hành vi chuyển lợi nhuận của các công ti đa quốc gia nhằm đạt mục tiêu về thuế hơn là tạo ra giá trị sinh lời từ vốn đầu tư thực sự. Vì vậy, tỉ lệ vốn đầu tư có 4 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 KINH TẾ - XÃ HỘI nguồn gốc từ các quốc gia này càng lớn thì nó càng tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời từ vốn đầu tư FDI tại nước tiếp nhận. Kích thước mẫu nghiên cứu tùy thuộc vào sự sẵn có của dữ liệu nghiên cứu mà cụ thể là dữ liệu vốn đầu tư trực tiếp FDI song phương (được sử dụng để tính toán chỉ số offshore) và tỉ suất sinh lợi từ vốn FDI (được sử dụng để tính toán tỉ lệ hoàn vốn). Cụ thể, chỉ số offshore được xác định bằng tỉ trọng vốn FDI có nguồn gốc các thiên đường thuế và các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế (sau khi đã phân bổ) trên tổng lượng vốn FDI vào các quốc gia theo từng năm. Tỉ suất sinh lợi từ vốn FDI được xác định bằng tỉ lệ của tổng thu nhập từ vốn FDI trên tổng lượng vốn FDI vào từng quốc gia theo năm. Ngay khi xác định được chỉ số offshore từ phân tích ma trận đầu tư nước ngoài phân loại theo nhà đầu tư vào các quốc gia ở Đông Nam Á, nhóm tác giả tính toán hệ số tương quan giữa hai chỉ số này. Từ đó, tổn thất nguồn thu thuế từ tác động của BEPS được mô phỏng thông qua giả định về tổn thất lợi nhuận (bao nhiêu thu nhập từ FDI bị tổn thất từ thiên đường thuế và các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế) và mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình là 20%. IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Dữ liệu đầu vào cho phương pháp OIM là lượng vốn FDI song phương vào các quốc gia ở Đông Nam Á được thu thập từ IMF CDIS [23], [24], [26]. Do hạn chế về cơ sở dữ liệu, mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm sáu quốc gia thành viên ASEAN, bao gồm Campuchia, Indonesia, Malaysia, Myanmar, Philippines và Thái Lan. Tổng vốn đầu tư FDI vào của sáu quốc gia được phân tích vào khoảng 735 tỉ USD vào năm 2017 (khoảng 2,5% FDI toàn cầu). Các quốc gia tiếp nhận này đều được phân loại là các quốc gia thông thường (Non OFCs). Do đó, nhóm tác giả thực hiện phân loại vốn FDI vào các quốc gia này theo nhà đầu tư. Theo phương pháp của UNCTAD [28], vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI đến các quốc gia ở Đông Nam Á được phân loại thành ba nhóm cụ thể như sau: (1) Lượng vốn FDI vào có nguồn gốc từ các thiên đường thuế (Tax haven): Lượng vốn đầu tư đến từ 38 khu vực được xác định là thiên đường thuế được công bố bởi OECD [2], [19]; (2) Lượng vốn FDI vào có nguồn gốc từ các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế (SPEs): Lượng vốn đầu tư đến từ bốn quốc gia tự tuyên bố là các SPEs, bao gồm Áo, Hungary, Luxembourg và Hà Lan [19]. Quy tắc phân bổ vốn FDI của các quốc gia SPEs được xác định như Sơ đồ 1 mô tả. (3) Lượng vốn FDI vào có nguồn gốc từ các quốc gia không thuộc OFC: Lượng vốn đầu tư đến từ các quốc gia không phải thiên đường thuế và các quốc gia SPEs. Theo đó, dựa trên ma trận đầu tư nước ngoài OIM của UNCTAD [19], nhóm tác giả xác định chỉ số offshore và tỉ lệ sinh lời từ vốn FDI của sáu quốc gia Đông Nam Á theo từng năm. Mô tả dữ liệu và ma trận tương quan được trình bày tóm tắt trong Bảng 1 và Bảng 2 dưới đây. Hệ số tương quan cho thấy tác động tiêu cực của chỉ số offshore đến tỉ suất sinh lời từ vốn FDI. Hệ số tương quan (-0,332) có nghĩa là cứ 1% vốn đầu tư FDI vào sáu quốc gia Đông Nam Á có nguồn gốc từ các thiên đường thuế và các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế thì tương quan nghịch biến với tỉ suất sinh lời từ vốn FDI là 0,332% (giảm 0,332%). Kết quả nghiên cứu này tương đồng với nghiên cứu của UNCTAD [19] và Bolwijn et al. [2]. Từ cơ sở này, nhóm tác giả hướng đến hai bước phân tích tiếp theo: (1) đánh giá khoản "lợi nhuận mất đi" do vốn đầu tư có nguồn gốc từ các thiên đường thuế và các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế; (2) chuyển hóa "lợi nhuận mất đi" này thành khoản tổn thất thuế tương ứng. Dựa trên phương pháp của UNCTAD, nhóm tác giả sử dụng kết quả phân tích hệ số tương quan và giá trị trung bình để mô phỏng “lợi nhuận mất đi” của các quốc gia ở Đông Nam Á liên quan đến các khoản đầu tư FDI đến từ các trung tâm đầu tư nước ngoài (các thiên đường về thuế, các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế). Với khoảng 3,6% tổng lượng vốn FDI đầu tư vào đến từ 5 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 KINH TẾ - XÃ HỘI Sơ đồ 1: Quy tắc phân bổ vốn đầu tư đối với các quốc gia SPEs (Nguồn:UNCTAD [19]) Bảng 1: Nguồn dữ liệu và thống kê mô tả Biến Mô tả Giá trị trung vị Nguồn dữ liệu Tỉ lệ sinh lời (ror) Tỉ lệ thu nhập từ vốn FDI so với tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào các quốc gia 0,085 UNCTADSTAT, IMF BOP/IIP Chỉ số offshore Tỉ lệ vốn đầu tư có nguồn gốc từ các trung tâm tài chính so với tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài vào các quốc gia 0,0345 IMF CDIS, ma trận đầu tư nước ngoài OIM Thống kê mô tả Số quan sát Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Tỉ suất sinh lời (ror) 36 0,092 0,028 0,051 0,163 Chỉ số offshore 36 0,036 0,027 0,001 0,091 (Nguồn: [23], [24], [25] và tính toán của nhóm tác giả.) Bảng 2: Hệ số tương quan Tỉ suất sinh lời (ror) Chỉ số offshore Tỉ suất sinh lời (ror) 1 Chỉ số offshore -0,332 1 (Nguồn: Tính toán của nhóm tác giả) các trung tâm đầu tư nước ngoài (Bảng 1, trung bình của chỉ số offshore), hệ số tương quan ở mức -33,2% (Bảng 2, hệ số tương quan) hàm ý tỉ lệ “lợi nhuận mất đi” khoảng 1,195% lượng vốn FDI vào các quốc gia ở Đông Nam Á. Với lượng vốn FDI vào các quốc gia ở Đông Nam Á vào khoảng 735 tỉ đô la năm 2017, nhóm tác giả chuyển hóa “lợi nhuận mất đi” này thành khoản tổn thất thuế tương ứng. Kết quả mô phỏng thực nghiệm cho thấy lợi nhuận tổn thất sau thuế ước tính khoảng 8,78 tỉ USD và tổn thất thuế khoảng 2,195 tỉ USD năm 2017, giả định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trung bình là 20%. Bảng 3 hiển thị các bước của mô phỏng này. 6 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 KINH TẾ - XÃ HỘI Bảng 3: Mô phỏng sự dịch chuyển lợi nhuận của các nước ở Đông Nam Á năm 2017 Tỉ lệ “lợi nhuận mất đi” ước tính Tổng lượng FDI vào (Tỉ USD, 2017) Ước tính “Lợi nhuận mất đi” sau thuế do BEPS (Tỉ USD) Ước tính “Lợi nhuận mất đi” trước thuế do BEPS (Tỉ USD) Ước tính tổn thất thuế do BEPS (Tỉ USD) 1,195% 735 8,78 10,975 2,195 (Nguồn: UNCTAD [19] và tính toán của tác giả) V. KẾT LUẬN Tóm lại, bài viết này hướng đến hai điểm phân tích chính. Đầu tiên, nhóm tác giả áp dụng phương pháp ma trận đầu tư nước ngoài (OIM) để định lượng mức phân bổ vốn đầu tư FDI thông qua các thiên đường thuế và các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế vào các quốc gia ở Đông Nam Á. Kết quả phân tích cho thấy 3,6% tổng lượng vốn FDI vào sáu quốc gia Đông Nam Á đến từ các trung tâm đầu tư nước ngoài trong bối cảnh FDI toàn cầu. Thông qua tiến trình mô phỏng thực nghiệm với giả định về mối quan hệ nghịch biến giữa tỉ lệ vốn đầu tư FDI đến từ các thiên đường thuế, các quốc gia có mục đích đặc biệt về thuế trên tổng vốn FDI và tỉ lệ sinh lời trên vốn đầu tư trực tiếp FDI, nhóm tác giả ước tính BEPS gây thiệt hại về số thu thuế cho các quốc gia ở Đông Nam Á vào khoảng 2,195 tỉ USD năm 2017. Hàm ý chính sách của bài viết khá rõ ràng. Để hạn chế tổn thất thuế từ hành vi chuyển lợi nhuận của các MNEs, các quy tắc thuế quốc tế phải được tinh chỉnh. Ở cấp độ toàn cầu, các chính phủ cần đi đến thỏa thuận về các nguyên tắc thuế quốc tế. Một trong những mối quan tâm gây tranh cãi nhất hiện nay là liệu có nên thành lập một cơ quan thuế quốc tế chịu trách nhiệm xem xét thay đổi quy tắc thuế theo hướng có lợi hơn cho những người chịu thiệt hại lớn nhất hay không. Tuy nhiên, bước đột phá thực sự chỉ có thể trở thành sự thật khi mỗi quốc gia tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc thuế quốc tế. Đối với các quốc gia ở Đông Nam Á, để hạn chế BEPS hiệu quả, các quốc gia không chỉ cần nỗ lực một cách riêng rẽ mà cần phải hành động cùng nhau. Nhóm tác giả đề xuất một số giải pháp kiểm soát BEPS của các quốc gia ở Đông Nam Á như sau: Không thu hút vốn đầu tư FDI một cách tràn lan. Các quốc gia cần có sự chọn lọc hơn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh việc đặt ra các tiêu chuẩn cao trong thu hút đầu tư, ví dụ tiêu chuẩn về quy mô dự án, trình độ sản xuất, trình độ công nghệ, trình độ sử dụng lao động, các chuẩn mực về sản phẩm, các tiêu chuẩn về môi trường, các quốc gia cũng cần đặt ra các điều kiện với các MNEs về các nghĩa vụ thuế khi hoạt động sản xuất kinh doanh. Không cấp ưu đãi thuế đại trà. Nhằm thu hút nhiều vốn FDI, các quốc gia ở Đông Nam Á đưa ra quá nhiều ưu đãi thuế dành cho nhà đầu tư nhưng thiếu các ràng buộc hay tiêu chí phù hợp để được nhận các ưu đãi đó. Do các quốc gia cấp phát quá nhiều ưu đãi đại trà nên cơ sở thuế bị xói mòn nghiêm trọng. Tăng cường hợp tác và hoàn thiện khung pháp lí nhằm kiểm soát chuyển lợi nhuận giữa các quốc gia ở Đông Nam Á. Các thỏa thuận về thuế giữa các quốc gia Đông Nam Á hiện còn nhiều bất cập, rời rạc và thiếu giá trị pháp lí [7]. Điều này đã gây khá nhiều khó khăn cho cơ quan thuế các nước trong việc đưa ra các lập luận pháp lí nhằm đấu tranh với các hành vi chuyển lợi nhuận của các MNEs. Các khuôn khổ hợp tác cần được thiết lập một cách bài bản, từ tầm nhìn, chiến lược cho đến các chương trình và kế hoạch hành động hợp tác cụ thể. 7 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH, SỐ 35, THÁNG 9 NĂM 2019 KINH TẾ - XÃ HỘI TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Avi-Yonah, Reuven S, Haiyan Xu. Evaluating beps. Erasmus Law Review. 2007;10:3. [2] Bolwijn R, Casella B, Rigo D. An FDI-driven ap- proach to measuring the scale and economic impact of BEPS. Transnational Corporations. 2018;25(2):107– 43. [3] Bradbury D, Hanappi T, Moore A. Estimating the fiscal effects of base erosion and profit shifting: data availability and analytical issues. Transnational Corporations. 2018;25(2):91–106. [4] Brauner Y. What the BEPS. Florida Tax Review. 2014;16:55. [5] Casella B. Looking through conduit FDI in search of ultimate investors–a probabilistic approach. Transna- tional Corporations. 2019;26(1):109–146. [6] Thanh Su Dinh, Trung Thanh Bui, Tran Kiên. Re- forms of Tax System in Vietnam: Toward Interna- tional Integration Commitments until 2020. Available at SSRN 2486926. 2014;. [7] UNCTAD. The Fiscal Role of Multinational En- terprises: Towards Guidelines for Coherent Interna- tional Tax and Investment Policies. UNCTAD; 2015. [8] Fuest C, Spengel C, Finke K, Heckemeyer J, Nusser H. Profit shifting and’aggressive’tax planning by multinational firms: Issues and options for reform. ZEW-Centre for European Economic Research Dis- cussion Paper. 2013;13-078. [9] Clausing K A. The effect of profit shifting on the corporate tax base in the United States and beyond. National Tax Journal. 2016;69(4):905–934. [10] Cobham A, Janský P. Global distribution of revenue loss from corporate tax avoidance: re-estimation and country results. Journal of International Develop- ment. 2018;30(2):206–232. [11] OECD. Oecd/G20 Inclusive Framework on Beps: Progress Report July 2018-May 2019. OECD; 2019. [12] Crivelli E, De Mooij R A, Keen M M. Base Erosion, Profit Shifting and Developing Countries. International Monetary Fund. 2015;. [13] Janský P, Kokesˇ O. Corporate tax base erosion and profit shifting out of the Czech Republic. Post- Communist Economies. 2015;27(4):537–546. [14] Janský P, Kokesˇ O. Profit-shifting from Czech multi- national companies to European tax havens. Applied Economics Letters. 2016;23(16):1130–1133. [15] Janský P, Palanský M. Estimating the scale of profit shifting and tax revenue losses related to foreign direct investment. International Tax and Public Fi- nance. 2017;p. 1–56. [16] Janský P, Sˇedivý M. Estimating the revenue costs of tax treaties in developing countries. The World Economy. 2019;. [17] Jurusˇs M, Ku¯ma E. BEPS: Impact of international tax measures on business environment in Latvia. XVII International. 2016;104. [18] Leino Topias, Jyrki Ali-Yrkko¨. How Well Does Foreign Direct Investment Measure Real Investment by Foreign-Owned Companies?: Firm-Level Analysis. Firm-Level Analysis (May 15, 2014) Bank of Finland Research Discussion Paper. 2014;12. [19] UNCTAD. UNCTADSTAT. United Nations Confer- ence on Trade and Development; 2015. [20] Ross James, Matthew Herrington. A Call to Rewrite the Fundamentals of International Taxation: The Oecd Beps Action Plan. International tax journal . 2013;39:15. [21] OECD. Measuring and Monitoring Beps, Action 11. Paris, France: Organisation for Economic Co- operation and Development; 2015. [22] Cobham A, Loretz S. International distribution of the corporate tax base: Implications of different ap- portionment factors under unitary taxation. Institute of Development Studies, International Centre for Tax and Development. 2014;. [23] IMF. Balance of Payment and International Invest- ment Positions Statistics; 2019. [24] IMF. Coordinated Direct Investment Survey; 2019b. 8

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxoi_mon_co_so_thue_chuyen_loi_nhuan_beps_va_nguon_thu_thue_p.pdf
Tài liệu liên quan