3. Để loại bỏ cơ chế tuyến tính lâu nay vẫn đè nặng trong cơ chế quản lý
KH&CN của nước ta và xây dựng cơ chế, chính sách theo cách tiếp cận Hệ
thống đổi mới quốc gia thì cần lấy doanh nghiệp làm điểm khởi đầu và trung
tâm điểm cho mọi cơ chế, chính sách về hoạt động đổi mới, chuyển giao
công nghệ. Nhu cầu, năng lực, trình độ công nghệ của doanh nghiệp ảnh
hưởng rất nhiều đến cơ chế chuyển giao công nghệ và hỗ trợ của Nhà nước.
Do vậy việc Nhà nước và Doanh nghiệp liên kết trong nâng cao đầu tư cho
R&D và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp cần được triển
khai mạnh hơn nữa theo tinh thần hai bên cùng có lợi. Chính sách Nhà nước
đối với R&D cũng như chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp cần được
thực hiện trên quan điểm Liên kết nêu trên cũng phù hợp với tinh thần “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là cách
làm rất phổ dụng hiện nay của các nước phát triển trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội (cơ chế phối hợp công tư - PPP)./.
19 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 322 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và phát triển và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 9
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ CHẾ KHUYẾN KHÍCH
ĐẦU TƯ CHO NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM
TS. Đặng Duy Thịnh
Cố vấn Lãnh đạo Viện Chiến lược và Chính sách KH&CN
Tóm tắt:
Trước những năm 80, nền kinh tế Việt Nam phát triển theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung,
bao cấp của Nhà nước. Theo đó việc đầu tư cho nghiên cứu và phát triển (R&D) và chuyển
giao công nghệ là công việc của Nhà nước, mọi hoạt động đều theo kế hoạch của Nhà nước
và không có cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong xã hội tham gia
đầu tư cho hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ.
Từ những năm 80 trở đi cùng với chính sách “Đổi mới”, hoạt động kinh tế Việt Nam chuyển
dần theo cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, trong lĩnh vực KH&CN,
Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy các thành phần trong xã
hội, đặc biệt là các doanh nghiệp công nghiệp đầu tư cho R&D, thực hiện chuyển giao công
nghệ. Các biện pháp chính sách đó là các biện pháp về tổ chức, thuế, tín dụng, vốn mạo
hiểm, nhân lực KH&CN, cơ sở vật chất, các biện pháp thu hút khác nhằm nâng cao năng
lực công nghệ, nâng cao sức cạnh tranh và khả năng tạo ra sản phẩm mới, công nghệ mới
của doanh nghiệp phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội và đặc biệt là công nghiệp hóa -
hiện đại hóa đất nước.
1. Biện pháp chính sách khuyến khích đầu tư cho nghiên cứu và phát
triển
1.1. Về thể chế pháp luật
Từ những năm 80 trở đi hoạt động kinh tế Việt Nam theo cơ chế thị trường,
định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính
sách khuyến khích, thúc đẩy các thành phần trong xã hội, đặc biệt là các
doanh nghiệp công nghiệp đầu tư cho R&D và chuyển giao công nghệ. Các
biện pháp chính sách quan trọng nhất như là: Quyết định số 175/CP ngày
29/4/1981 của Hội đồng Chính phủ về ký kết và thực hiện hợp đồng kinh tế
trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật, Nghị quyết số 51-HĐBT
ngày 17/5/1983 về thành lập quỹ phát triển KH&CN và chuyển viện công
lập về trực thuộc doanh nghiệp; Đặc biệt năm 1999, Chính phủ ban hành
Nghị định số 119/1999/NĐ ngày 18/9/1999 về khuyến khích doanh nghiệp
đầu tư cho KH&CN (miễn giảm Thuế Thu nhập doanh nghiệp hợp đồng
10 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
R&D, sản phẩm sản xuất thử nghiệm, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện đề tài
R&D); Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày
17/10/2002 hướng dẫn Luật KH&CN đã quy định nhiều vấn đề về miễn
giảm Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Xuất Nhập
khẩu đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp; Luật Chuyển giao công
nghệ năm 2006 đã quy định về các ưu đãi, miễn giảm thuế cho hoạt động
chuyển giao công nghệ; Luật CNC năm 2008 đã quy định về Quỹ đầu tư
mạo hiểm, các ưu đãi cho hoạt động R&D, chuyển giao công nghệ trong
hoạt động CNC; Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 đã quy định
về ưu đãi, miễn giảm thuế khi thành lập doanh nghiệp CNC, doanh nghiệp
KH&CN; và Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 cũng đã quy định về chế
độ miễn giảm đối với hoạt động R&D, sản phẩm sản xuất thử.
1.2. Các biện pháp thúc đẩy đầu tư cho R&D
1.2.1. Các biện pháp tổ chức, hợp đồng kinh tế
Tổ chức có thể trở thành biện pháp chính sách tác động trực tiếp đến việc
khuyến khích đầu tư cho R&D. Bản thân các tổ chức KH&CN công lập nếu
được tổ chức phù hợp thì các tổ chức này sẽ tự đầu tư cho R&D và có thể ký
kết hợp đồng R&D với doanh nghiệp và qua đó thu hút đầu tư cho R&D từ
các doanh nghiệp. Và nếu có cơ chế tổ chức thích hợp thì các doanh nghiệp
cũng sẽ tự chủ động đầu tư cho R&D và tự thực hiện nhiệm vụ R&D hoặc
ký kết hợp đồng R&D với các tổ chức KH&CN và qua đó cũng là tăng kinh
phí đầu tư cho R&D của chính doanh nghiệp. Với cách tiếp cận này, có thể
đánh giá các biện pháp tổ chức đã tác động đến khuyến khích đầu tư cho
R&D thời gian qua ở Việt Nam.
a. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho R&D qua quan hệ trực tiếp và hợp
đồng với tổ chức KH&CN
Năm 1959, Ủy ban khoa học Nhà nước được thành lập, làm chức năng tham
mưu, quản lý và nghiên cứu, bao gồm các lĩnh vực khoa học xã hội, khoa
học tự nhiên và khoa học kỹ thuật. Các viện nghiên cứu đã được Nhà nước
thành lập và hoạt động theo mô hình tổ chức viện nghiên cứu của Liên Xô
lúc bấy giờ. Năm 1965 Viện Khoa học xã hội Việt Nam và năm 1975 Viện
Khoa học Việt Nam đã được tách ra từ Ủy ban khoa học Nhà nước thành tổ
chức KH&CN độc lập chuyên thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học.
Từ đầu những năm 60, các viện khoa học kỹ thuật cũng đã được Nhà nước
lần lượt thành lập và đặt trực thuộc các Bộ ngành để phục vụ cho phát triển
sản xuất của các Bộ ngành, tạo ra các công nghệ mới và chuyển giao công
nghệ theo kế hoạch cho các xí nghiệp sản xuất. Cũng trong thời kỳ này các
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 11
xí nghiệp công nghiệp, nông trường quốc doanh cũng được Nhà nước thành
lập để tiến hành sản xuất - kinh doanh.
Đây là thời kỳ nền kinh tế được tổ chức theo kế hoạch hóa tập trung, các tổ
chức KH&CN của Nhà nước hoạt động như là tổ chức hành chính - sự
nghiệp, được cấp 100% kinh phí từ Nhà nước với cơ chế tài chính thu đủ, chi
đủ, làm nhiệm vụ Nhà nước giao. Hàng năm các tổ chức nghiên cứu lập kế
hoạch xin ngân sách Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ KH&CN theo kế
hoạch do trên giao và kết quả nộp cho Bộ. Đối với các viện khoa học kỹ
thuật thuộc Bộ ngành thì Bộ sau khi nhận kết quả nghiên cứu của các viện sẽ
lên kế hoạch cho các doanh nghiệp ứng dụng kết quả đó vào những năm sau
khi kết thúc nghiên cứu. Mọi hoạt động quan hệ ngang của các viện với các
doanh nghiệp đều không được phép thực hiện do vậy các khoản thu của các
viện nghiên cứu, trường đại học từ các doanh nghiệp đều không có. Các
doanh nhiệp từ những năm 60 ở miền Bắc và trong thời gian những năm 70
đều là doanh nghiệp quốc doanh (do Nhà nước thành lập và 100% vốn Nhà
nuớc). Các thành phần kinh tế khác không được phát triển. Các doanh
nghiệp Nhà nước trong thời kỳ này có nhiệm vụ chuyên sản xuất - kinh
doanh, không tiến hành hoạt động R&D và không có bộ phận R&D, không
có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động R&D dưới bất kỳ một hình thức nào;
việc ứng dụng công nghệ mới sẽ do kế hoạch của cấp trên giao theo kế
hoạch... Kinh phí cho R&D thời kỳ này đều do Nhà nước đầu tư, doanh
nghiệp không có trách nhiệm và cũng không đầu tư cho bất kỳ hoạt động
R&D nào, ngay cả cho các nhu cầu R&D của chính mình.
Với cách tổ chức và quản lý theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung nêu trên,
việc đầu tư cho R&D từ các doanh nghiệp là không có dù dưới hình thức tự
thực hiện hoặc ký hợp đồng với tổ chức KH&CN thực hiện. Mặt khác, các
cơ chế tài chính nhằm khuyến khích, thúc đẩy các viện nghiên cứu tự đầu tư
cho R&D tại các viện nói chung và tại các viện nghiên cứu về khoa học kỹ
thuật nói riêng đều không có.
Từ đầu những năm 1970, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và thống
nhất đất nước, trong thập kỷ này các viện do Nhà nước thành lập ngày càng
nhiều không chỉ riêng ở miền Bắc mà cả ở miền Nam (từ 1975). Mô hình tổ
chức và quản lý kinh tế cũng như KH&CN vẫn theo cơ chế kế hoạch hóa tập
trung và cơ bản giống như những năm 60 ở miền Bắc. Những cơ chế, biện
pháp khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cho hoạt động R&D trong các tổ chức
KH&CN của Nhà nước vẫn hầu như không có gì.
Từ cuối những năm 70, cùng với tiến trình “Đổi mới”, những hoạt động “xé
rào” về chuyển giao công nghệ ngang (công nghệ sau khi các viện nghiên
cứu được chuyển trực tiếp cho doanh nghiệp hoặc các viện nghiên cứu tự tổ
chức triển khai sản xuất, đặc biệt là các sản phẩm mới mà doanh nghiệp chưa
12 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
hoặc không sản xuất được) đã xuất hiện và ngày càng nhiều. Điều này có
nghĩa quan hệ ngang giữa khoa học và sản xuất có xu thế phát triển như là
nhu cầu tất yếu và phá vỡ cơ chế kế hoạch tập trung theo tuyến dọc trên dưới
được thực hiện trong thời gian trước đó (cơ chế kế hoạch hóa tập trung). Nói
một cách khác tình hình này cho thấy việc đầu tư cho R&D từ doanh nghiệp
ngày càng gia tăng và chủ yếu thông qua việc quan hệ trực tiếp giữa doanh
nghiệp với các tổ chức KH&CN.
Đầu những năm 80, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ V và đặc biệt Nghị
quyết số 37-NQ/TƯ ngày 20/4/1981 của Bộ Chính trị về chính sách khoa
học kỹ thuật đã tạo ra những định hướng lớn trong phát triển KH&CN của
nước ta. Để chuyển đổi cơ chế sang cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ
nghĩa, gỡ bỏ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu và bao cấp trong hoạt
động KH&CN và thu hút đầu tư cho R&D từ phía doanh nghiệp, Hội đồng
Bộ trưởng đã ra Quyết định số 175/CP ngày 29/4/1981 về việc ký kết và
thực hiện hợp đồng kinh tế trong nghiên cứu khoa học và triển khai kỹ thuật.
Theo đó, các viện nghiên cứu, đặc biệt viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật và
công nghệ được ký hợp đồng kinh tế trực tiếp với các doanh nghiệp để thực
hiện các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp đặt
hàng với giá thỏa thuận. Đây là biện pháp chính sách của Nhà nước mở ra
quan hệ ngang giữa doanh nghiệp và viện nghiên cứu qua đó thu hút đầu tư
cho R&D từ các doanh nghiệp. Việc cho phép ký kết hợp đồng R&D đã tạo
điều kiện cho các tổ chức KH&CN tự chủ trong hoạt động R&D, gắn với sản
xuất, có nguồn thu và có tích lũy để có thể tự đầu tư cho hoạt động R&D của
chính mình.
b. Chuyển viện nghiên cứu về doanh nghiệp tạo cơ chế đầu tư trực tiếp của
doanh nghiệp cho viện thực hiện R&D
Để tăng đầu tư từ các doanh nghiệp lớn cho R&D và mở rộng chức năng cho
các tổ chức R&D gắn với sản xuất, năm 1983 (Nghị quyết số 51-HĐBT) Hội
đồng Bộ trưởng đã đưa ra chủ trương đưa các đơn vị nghiên cứu chuyên đề,
chuyên từng cây, từng con, từng ngành kỹ thuật hẹp về trực thuộc các Công
ty, Liên hiệp xí nghiệp hoặc Liên hợp xí nghiệp tương ứng.
Chỉ thị số 199-CT ngày 25/6/1988 chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng về kiện
toàn mạng lưới các cơ quan R&D kỹ thuật đã quyết định chuyển dần các
viện có chức năng nghiên cứu các vấn đề gắn liền với các sản phẩm cụ thể
của sản xuất thành các viện trực thuộc Liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty,
Công ty. (Ví dụ: Viện Giấy và Xenluylo, Viện Thủy tinh và Sành sứ,... đã
được chuyển về các Công ty hoặc Tổng công ty tương ứng). Quyết định số
782/QĐ-TTg ngày 24/10/1996 của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp
tài chính trong sắp xếp các cơ quan R&D, Thủ tướng Chính phủ đã quyết
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 13
định tiếp tục đưa các viện nghiên cứu ứng dụng về trực thuộc các doanh
nghiệp không chỉ những viện chuyên ngành hẹp, gắn với sản phẩm cụ thể.
(Ví dụ: Viện Hóa công nghiệp, Viện Máy công cụ và dụng cụ, Viện Rau
quả,... chuyển về các Tổng công ty tương ứng).
Hàng chục viện đã được chuyển về các doanh nghiệp và Nhà nước cắt dần
kinh phí bao cấp đã đẩy mạnh việc thu hút đầu tư cho R&D từ các doanh
nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp phải là người sử dụng các tổ chức R&D
này và phải tiếp tục đầu tư cho các hoạt động của tổ chức R&D này phục vụ
cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ về chế độ tài
chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu giúp tăng quyền tự chủ cho các tổ
chức sự nghiệp và đặc biệt Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005
của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức
KH&CN công lập (tự trang trải kinh phí hoạt động) đã thúc đẩy các tổ chức
KH&CN tiến hành các hoạt động R&D gắn với các nhiệm vụ R&D của
doanh nghiệp. Việc tự chủ một phần hoặc toàn bộ chi phí thường xuyên đã
thúc đẩy các tổ chức KH&CN tìm nguồn kinh phí cho hoạt động R&D từ các
doanh nghiệp. Theo cơ chế của các chính sách về sắp xếp tổ chức này, một
mặt các tổ chức KH&CN hoạt động R&D phải gắn với doanh nghiệp, mặt
khác qua đó thu hút, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư cho R&D của doanh
nghiệp.
c. Khuyến khích thành lập doanh nghiệp thâm dụng công nghệ để doanh
nghiệp đầu tư mạnh cho R&D
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định về ươm tạo doanh nghiệp
công nghệ, Nghị định số 80/2007/NĐ-CP ngày 19/5/2007 quy định về thành
lập doanh nghiệp KH&CN và Luật CNC năm 2008 quy định về thành lập
doanh nghiệp CNC. Theo đó, các doanh nghiệp, tổ chức KH&CN, cá nhân
nhà khoa học để đạt được tiêu chí của các doanh nghiệp nêu trên phải nâng
cao mức đầu tư thường xuyên đầu tư cho R&D của mình để đảm bảo là
doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ/doanh nghiệp CNC (theo
tiêu chí quy định). Cụ thể là:
- Để được công nhận là Doanh nghiệp CNC, doanh nghiệp phải đầu tư cho
R&D như sau: a) Tổng chi bình quân của doanh nghiệp trong ba năm liền
cho hoạt động R&D ít nhất 1% tổng doanh thu hằng năm, từ năm thứ tư
trở đi phải đạt trên 1% tổng doanh thu; b) Số lao động của doanh nghiệp
có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên trực tiếp thực hiện R&D phải
đạt ít nhất 5% tổng số lao động;
14 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
- Để được công nhận là Doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp phải có
doanh thu từ sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hóa hình thành từ kết
quả KH&CN năm thứ nhất ít nhất đạt 30%, năm thứ hai đạt 50% và năm
thứ ba đạt 70% tổng doanh thu.
Với cơ chế này thì để được hưởng các ưu đãi về thuế suất Thuế Thu nhập
doanh nghiệp 10% trong thời gian 15 năm và các thời gian miễn giảm Thuế
Thu nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp nêu trên phải đầu tư rất mạnh cho
R&D để có thể luôn luôn tạo ra được sản phẩm mới từ kết quả R&D của
doanh nghiệp. Đây là một cơ chế khuyến khích mạnh để các doanh nghiệp
đầu tư cho phát triển R&D.
1.2.2. Thông qua quỹ, chương trình, huy động vốn
Cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư cho R&D được triển khai theo
hướng cho phép các doanh nghiệp, các tổ chức KH&CN tự chủ tự chịu trách
nhiệm được thành lập quỹ để tự đầu tư cho hoạt động R&D. Các quỹ về
KH&CN của Nhà nước, các chương trình của Nhà nước xúc tiến hỗ trợ một
phần kinh phí hoặc cho vay đối với hoạt động R&D của doanh nghiệp. Việc
huy động các nguồn vốn cũng như xác định ưu đãi đầu tư vào các lĩnh vực
R&D đã được quy định. Tất cả cơ chế, chính sách nêu trên trực tiếp hoặc
gián tiếp với mục đích khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh hơn,
nhiều hơn cho hoạt động R&D. Về cụ thể các cơ chế, chính sách như sau:
a. Khuyến khích các quỹ đầu tư cho R&D hoặc đầu tư mồi nhằm thu hút đầu
tư cho R&D
Ngay từ năm 1983, để khuyến khích và tạo nguồn tài chính thuận lợi cho
việc đẩy mạnh R&D và nhanh chóng mở rộng áp dụng các thành tựu khoa
học và kỹ thuật tiến bộ, Nghị quyết số 51-HĐBT ngày 17/5/1983 của Hội
đồng Bộ trưởng đã quy định các cơ sở sản xuất kinh doanh được sử dụng
quỹ phát triển sản xuất để tăng thêm đầu tư cho R&D, áp dụng các thành tựu
khoa học và kỹ thuật tiến bộ.
Thông tư Liên Bộ số 03-TC/KHKT ngày 28/01/1984 của Bộ Tài chính và
Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước hướng dẫn các cơ quan R&D thực
hiện chế độ hạch toán kinh tế và thực hiện hợp đồng kinh tế trong R&D
thành lập quỹ phát triển khoa học kỹ thuật để đầu tư cho R&D.
Thông tư Liên tịch số 28-TC/KHKT ngày 24/9/1986 của Bộ Tài chính và Uỷ
ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước hướng dẫn các Bộ, Tổng cục được
thành lập quỹ phát triển khoa học kỹ thuật tập trung (trích lập từ hoạt động
sản xuất của xí nghiệp trực thuộc) để đầu tư cho R&D của ngành và hỗ trợ
các doanh nghiệp trực thuộc áp dụng kỹ thuật mới.
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 15
Nghị định số 35/NĐ-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy
định cho phép các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thành lập quỹ phát
triển KH&CN cấp tỉnh để đầu tư cho các R&D, ứng dụng các kỹ thuật tiến
bộ của các doanh nghiệp.
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định:
Các doanh nghiệp được lập quỹ phát triển KH&CN để chủ động đầu tư phát
triển KH&CN và Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 đã quy định
cụ thể: Doanh nghiệp hằng năm được trích tới 10% lợi nhuận trước thuế để
lập Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: Quỹ phát triển KH&CN quốc gia, Quỹ
phát triển KH&CN của các bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được
cho các doanh nghiệp vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để đầu tư vào
R&D, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và qua đó thu hút đầu tư cho
R&D từ các doanh nghiệp.
b. Huy động các nguồn đầu tư cho R&D
Thông tư liên tịch số 18-LB/TT ngày 29/5/1989 của Bộ Tài chính và Ủy ban
Khoa học Kỹ thuật Nhà nước hướng dẫn các doanh nghiệp, viện nghiên cứu
đã hạch toán kinh tế độc lập được sử dụng các nguồn vốn tự có, coi như tự
có và các nguồn vốn khác để thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng kỹ
thuật tiến bộ. Vốn này bao gồm từ các nguồn: a) Vốn khấu hao tài sản cố
định; b) Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất; c) Quỹ phát triển khoa học kỹ
thuật tập trung, d) Vốn góp của các bên liên kết; đ) Vốn vay ngân hàng; e)
Vốn đầu tư của nước ngoài và g) Vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước.
Năm 1990, Hội đồng Bộ trưởng đã cho phép tiến hành các Dự án sản xuất
thử - thử nghiệm để thực hiện giai đoạn cuối của dự án và tạo thành công
nghệ hoàn thiện, trong đó Nhà nước cho vay tới 30% kinh phí và có thu hồi
80 - 100% kinh phí cho vay. Theo cơ chế này, tổ chức thực hiện các Dự án
sản xuất thử - thử nghiệm phải tự bỏ vốn đối ứng tới 70% chi phí và phải trả
kinh phí thu hồi. Những tổ chức thực hiện các Dự án này là các doanh
nghiệp, các tổ chức KH&CN tự chủ tài chính (Hàng năm có khoảng 20 Dự
án như vậy được tổ chức thực hiện trên tất cả các lĩnh vực công nghệ, chủ
yếu là các Dự án độc lập và các Dự án là các kết quả của các Chương trình
KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước có tính khả thi về công nghệ).
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999, Nghị định số 81/2002/NĐ-
CP ngày 17/10/2002 hướng dẫn Luật KH&CN về một số chính sách và cơ
chế tài chính khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động KH&CN
16 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
quy định: Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp tối đa không quá 30% tổng kinh
phí thực hiện đề tài nghiên cứu tạo ra công nghệ mới thuộc những ngành
nghề được Nhà nước ưu tiên khuyến khích phát triển do doanh nghiệp thực
hiện hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học thực hiện. Nguồn kinh phí
được tài trợ từ ngân sách KH&CN hoặc được quỹ phát triển KH&CN xem
xét tài trợ.
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định những biện pháp khuyến khích đầu tư
cho R&D: Doanh nghiệp được dành một phần vốn để đầu tư phát triển
KH&CN và được tính vào giá thành sản phẩm, chi phí hợp lý khi xác định
thu nhập chịu thuế, bao gồm chi cho R&D, thông tin KH&CN.
c. Lĩnh vực R&D khuyến khích đầu tư
Luật Đầu tư năm 2006 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư quy định khuyến khích đầu
tư trong một số lĩnh vực R&D đặc biệt ưu đãi đầu tư như: a) Nghiên cứu
công nghệ thông tin, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin; b) Nghiên
cứu, phát triển và ươm tạo CNC; c) Đầu tư vào R&D chiếm 25% doanh thu
trở lên;
Luật CNC năm 2008 quy định về khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cho R&D
của một số lĩnh vực CNC thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát
triển: a) Được xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ chi phí từ kinh phí của
Chương trình quốc gia phát triển CNC đối với trường hợp tự đầu tư R&D
CNC; b) Tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho R&D.
1.3. Các biện pháp về thuế
1.3.1. Về thuế nhập khẩu, xuất khẩu
Quyết định số 134-HĐBT ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về một
số biện pháp khuyến khích công tác khoa học và kỹ thuật, trong đó quy định:
a) Các cơ sở sản xuất, viện nghiên cứu, đào tạo có ngoại tệ (cả vay Ngân
hàng) được nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, đổi
mới kỹ thuật và công nghệ; b) Khuyến khích người nước ngoài, người Việt
Nam ở nước ngoài chuyển vào Việt Nam theo đường phi mậu dịch các loại
phương tiện, thiết bị, vật tư khoa học kỹ thuật được hưởng ưu đãi về nhập
khẩu, bán cho các cơ sở nghiên cứu, triển khai, đào tạo, sản xuất với giá thỏa
thuận, không hạn chế về số lượng;
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 quy định: Hàng hóa nhập
khẩu là máy móc, thiết bị, nguyên liệu, thiết bị khoa học kỹ thuật có bộ phận
điều khiển tự động, mẫu thí nghiệm, dụng cụ đo lường và thí nghiệm phục
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 17
vụ trực tiếp cho dự án, hợp đồng R&D mà trong nước chưa sản xuất được
hoặc sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu được miễn thuế nhập khẩu.
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: Máy móc, thiết bị, vật tư, phương tiện
vận tải trong nước chưa tạo ra được; công nghệ trong nước chưa tạo ra được;
tài liệu, sách báo nhập khẩu để sử dụng trực tiếp vào hoạt động R&D không
phải chịu thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng;
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
năm 2006 quy định: Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để sử
dụng trực tiếp vào hoạt động R&D, bao gồm máy móc thiết bị phụ tùng vật
tư, phương tiện vận tải trong nước chưa sản xuất được, công nghệ trong
nước chưa tạo ra được; tài liệu, sách báo khoa học nhập từ nước ngoài phục
vụ cho R&D.
1.3.2. Thuế Thu nhập doanh nghiệp và Thuế Giá trị gia tăng
Quyết định số134/QĐ-HĐBT ngày 31/8/1987 của Hội đồng Bộ trưởng trong
đó quy định: Đối với khoản lợi nhuận thu thêm do áp dụng thành công các
thành tựu khoa học kỹ thuật, cơ sở sản xuất kinh doanh được miễn các khoản
giao nộp trong thời gian hai năm kể từ khi sản xuất ổn định.
Nghị định số 35/NĐ-HĐBT ngày 28/01/1992 của Hội đồng Chính phủ quy
định: Hoạt động nghiên cứu khoa học, sản xuất thử nghiệm không phải chịu
thuế; hoạt động dịch vụ khoa học kỹ thuật chỉ chịu thuế doanh thu. Nghị
định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 quy định: Miễn Thuế Thu nhập
doanh nghiệp đối với khoản thu từ hợp đồng R&D.
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: a) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng
R&D không phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp; b) Sản phẩm đang trong
thời kỳ sản xuất thử nghiệm không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 tiếp tục quy định: Miễn thuế
thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng R&D và sản phẩm đang trong thời kỳ
sản xuất thử nghiệm.
Luật CNC năm 2008 quy định: Hoạt động nghiên cứu và phát triển CNC
thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển được hưởng mức ưu đãi
cao nhất theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị
gia tăng. Theo đó, Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định:
Doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực R&D được
hưởng thuế suất 10% thời gian 15 năm, miễn không quá bốn năm từ khi có
thu nhập chịu thuế, giảm 50% trong chín năm tiếp theo.
18 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: Sản phẩm đang trong thời kỳ sản xuất
thử nghiệm không phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Luật Thuế Giá trị gia tăng năm 2008 quy định: a) Máy móc, thiết bị, vật tư
thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp
cho hoạt động R&D là đối tượng không phải chịu thuế giá trị gia tăng; b)
Các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, thí
nghiệm khoa học chịu thuế suất 5%.
1.4. Các biện pháp về tín dụng
Năm 1983 tại Chỉ thị số 16/CT, Ngân hàng Nhà nước Trung ương mở rộng
công tác tín dụng đối với các viện nghiên cứu. Theo đó, các viện có phương
hướng nghiên cứu và tổ chức ổn định nếu theo yêu cầu của sản xuất phải cải
tiến hoặc làm thêm máy móc, thiết bị nghiên cứu thì được phép cho vay theo
biện pháp cho vay cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất. Đối với các viện thực
hiện chế độ hạch toán kinh tế, nếu có nhu cầu kinh phí cho nghiên cứu, sản
xuất thì được vay theo thể lệ cho vay sản xuất phụ. Đối với các viện chưa thi
hành hạch toán kinh tế, kinh phí hoạt động nghiên cứu bị cấp chậm thì có thể
vay ngân hàng ngắn hạn (ba tháng) theo chế độ bù đắp khó khăn về tài chính
tạm thời và phải có bảo lãnh của cơ quan chủ quản.
Thông tư số 18-LB/TT ngày 29/5/1989 của Liên Bộ Tài chính và Ủy ban
Khoa học Kỹ thuật Nhà nước quy định các doanh nghiệp, viện nghiên cứu đã
hạch toán kinh tế độc lập được sử dụng các nguồn vốn tự có và coi như tự có
và các nguồn vốn khác để thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật
tiến bộ, trong đó có vốn vay ngân hàng.
Quyết định số 270/QĐ-NH1 ngày 25/9/1995 của Ngân hàng Nhà nước ban
hành thể lệ cụ thể cho vay vốn nghiên cứu ứng dụng KH&CN vào sản xuất.
Theo đó, lãi suất ưu đãi 1,2%/tháng, mức vay tới một tỷ VNĐ, thời gian vay
5 năm. Điều kiện vay đối với các viện nghiên cứu là phải có thế chấp hoặc
bảo lãnh của cơ quan giao nhiệm vụ.
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 quy định: Doanh nghiệp hoạt
động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước có hoạt động KH&CN được
vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi, mức vốn vay được đáp ứng đến
70% vốn đầu tư tại Quỹ hỗ trợ phát triển, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu, Quỹ hỗ trợ
phát triển KH&CN.
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: a) Tổ chức, cá nhân vay vốn trung, dài
hạn để tiến hành hoạt động KH&CN được hưởng lãi suất ưu đãi khi vay vốn
tại Quỹ phát triển KH&CN quốc gia; b) Đối với các đề tài R&D phục vụ các
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 19
Chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của Nhà nước được tài trợ không
hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi.
1.5. Các biện pháp về đầu tư mạo hiểm
Luật CNC năm 2008 quy định: Nhà nước thành lập Quỹ đầu tư mạo hiểm
CNC quốc gia để đầu tư vốn, cung cấp dịch vụ tư vấn cho tổ chức cá nhân
hình thành và phát triển doanh nghiệp ứng dụng, sản xuất sản phẩm, cung
ứng dịch vụ CNC.
Luật CNC năm 2008 quy định về chính sách khuyến khích đầu tư mạo hiểm
cho phát triển CNC: Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư mạo hiểm cho phát
triển CNC thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển được hưởng
mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật về thuế.
1.6. Các biện pháp về nhân lực R&D
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN và Luật Đầu tư năm 2006 quy định: Chi phí cho
hoạt động đào tạo nhân lực KH&CN của doanh nghiệp được tính vào chi phí
hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.
Luật CNC năm 2008 quy định: a) Doanh nghiệp CNC được xem xét hỗ trợ
kinh phí đào tạo nhân lực KH&CN về CNC của Chương trình quốc gia phát
triển CNC; b) Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong
nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia phát triển nhân lực CNC; c) Áp
dụng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật để phát triển nhân lực
CNC; d) Cơ sở đào tạo nhân lực CNC được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo
quy định của pháp luật về đất đai, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập
khẩu; tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ về khoa học, công nghệ và các quỹ khác; đ)
Chương trình quốc gia phát triển CNC xem xét hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ
chi phí phục vụ đào tạo nhân lực CNC; e) Tổ chức R&D, trường đại học
thực hiện đào tạo nhân lực CNC được Nhà nước xem xét hỗ trợ kinh phí đào
tạo.
1.7. Các biện pháp về hạ tầng kỹ thuật cho R&D
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 quy định: a) Doanh nghiệp
hoạt động theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước có đầu tư vào hoạt
động KH&CN, nếu sử dụng đất được giao hoặc đất thuê để xây dựng cơ sở
R&D; phòng, trạm, trại, xưởng thí nghiệm, thì trong trường hợp được giao
đất phải trả tiền sử dụng đất thì được giảm 50% tiền sử dụng đất; trong
trường hợp thuê đất phải trả tiền thuê đất thì được miễn tiền thuê đất sáu
năm; trong trường hợp được giao đất phải trả tiền thuế sử dụng đất thì được
20 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
miễn thuế sử dụng đất sáu năm; b) Doanh nghiệp theo Luật Đầu tư nước
ngoài có đầu tư vào hoạt động KH&CN nếu có thuê đất thì được hưởng ưu
đãi theo pháp luật quy định.
Luật KH&CN năm 2000 và Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: a) Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất để hoạt động KH&CN thì chi phí này được coi là chi phí hợp lý
và được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp; b) Tổ chức KH&CN
thuê đất để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho hoạt động KH&CN được
hưởng các ưu đãi ở mức cao nhất về tiền thuê đất và mức thấp nhất về thuế
sử dụng đất.
Luật Đầu tư năm 2006 và Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư (2006) quy định một số lĩnh
vực ưu đãi đầu tư: a) Đầu tư xây dựng cơ sở thực nghiệm sinh học, đánh giá
tính khả dụng của cây thuốc; b) Dự án nghiên cứu chứng minh cơ sở khoa
học bài thuốc đông y và xây dựng tiêu chuẩn kiểm nghiệm bài thuốc đông y;
c) Đầu tư xây dựng cơ sở, công trình kỹ thuật: phòng thí nghiệm, trạm thí
nghiệm nhằm ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất; đầu tư thành lập viện
nghiên cứu.
Luật CNC năm 2008 quy định về khuyến khích, thúc đẩy đầu tư cho R&D
của một số lĩnh vực CNC: a) Chủ đầu tư dự án xây dựng cơ sở nghiên cứu,
phát triển, ứng dụng CNC được giao đất không thu tiền sử dụng đất, miễn,
giảm thuế sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; b) Phòng thí
nghiệm, cơ sở nghiên cứu hình thành do liên kết giữa tổ chức, cá nhân phục
vụ hoạt động R&D thuộc Danh mục CNC được ưu tiên đầu tư phát triển
được xem xét hỗ trợ một phần kinh phí đầu tư trang thiết bị nghiên cứu và
hoạt động từ kinh phí của Chương trình quốc gia phát triển CNC; c) Tổ
chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong khu CNC, khu nông
nghiệp ứng dụng CNC được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của
pháp luật về đất đai đối với đất để xây dựng cơ sở nghiên cứu, đào tạo, ươm
tạo CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC, cơ sở thử nghiệm, trình diễn, sản xuất
sản phẩm CNC, sản phẩm nông nghiệp ứng dụng CNC.
2. Cơ chế thúc đẩy chuyển giao công nghệ
2.1. Về thể chế pháp luật
Cùng với Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên năm 1987 của Việt Nam, Pháp
lệnh Chuyển giao công nghệ đã được ban hành năm 1988. Pháp lệnh đã tạo
ra khung khổ pháp lý cho các giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ với
nước ngoài, giúp cho việc đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng phù hợp
với thông lệ quốc tế.
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 21
Năm 1995, Bộ Luật Dân sự ra đời đã tạo khung khổ pháp lý cao nhất cho
việc giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa bên mua và bên bán.
Các Nghị định hướng dẫn Bộ Luật về Chuyển giao công nghệ đã quy định
trách nhiệm, quyền hạn các bên và sự quản lý của Nhà nước, đặc biệt đối với
doanh nghiệp Nhà nước của phía Việt Nam trong hoạt động chuyển giao
công nghệ với doanh nghiệp nước ngoài nhằm đảm bảo lợi ích hợp pháp của
các bên, đặc biệt là bên Việt Nam về giá cả, phương thức thanh toán và thời
hạn hợp đồng.
Năm 2005, Bộ Luật Dân sự được sửa đổi và phần về chuyển giao công nghệ
quy định trước đó trong Bộ Luật Dân sự năm 1995 được tách thành Luật
Chuyển giao công nghệ năm 2006 và nội dung được quy định có nhiều điểm
thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi và hợp với thông lệ quốc tế cho việc
chuyển giao công nghệ giữa bên mua và bên bán công nghệ. Nhà nước
không can thiệp vào quá trình giao kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. Đã
có những quy định mới về chủ sở hữu công nghệ tạo ra bằng ngân sách Nhà
nước. Theo đó, chủ sở hữu kết quả R&D tạo ra bằng sử dụng ngân sách Nhà
nước được giao cho tổ chức chủ trì thực hiện nhiệm vụ KH&CN và với tư
cách chủ sở hữu; tổ chức đó được quyền chuyển nhượng, tự tổ chức sản xuất
hoặc góp vốn bằng kết quả đó để sản xuất kinh doanh; quy định về phân chia
lợi ích, thu nhập giữa tác giả tạo ra các công nghệ và tổ chức KH&CN được
giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu (công nghệ) khi kết quả này được
thương mại hóa hoặc được tiến hành sản xuất.
Năm 2006 theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, Nhà nước công
bố Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế
chuyển giao và Danh mục công nghệ được khuyến khích chuyển giao tạo
điều kiện thuận lợi cho việc làm các thủ tục mua bán, cấp giấy phép chuyển
giao công nghệ, hưởng các ưu đãi trong chuyển giao công nghệ. Chỉ có công
nghệ hạn chế chuyển giao mới chịu sự kiểm soát của Nhà nước.
2.2. Chương trình khoa học và công nghệ/kinh tế kỹ thuật của Nhà nước
Từ những năm 80 của thế kỷ 20, theo kế hoạch 5 năm, Việt Nam đều tổ chức
các chương trình KH&CN trọng điểm cấp Nhà nước phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội (những năm gần đây khoảng 15 - 20 chương trình được tiến hành
hàng năm). Trong đó có khoảng ½ số chương trình liên quan trực tiếp tạo ra
kỹ thuật và công nghệ để ứng dụng vào sản xuất. Các Bộ ngành và các Tỉnh
theo kế hoạch 5 năm và hằng năm cũng đều có các chương trình KH&CN
hoặc hệ thống các đề tài chủ yếu là nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật tiến bộ
áp dụng vào sản xuất và đời sống.
Từ những năm 90, Nhà nước đã thành lập bốn Chương trình kinh tế kỹ thuật
để ứng dụng, chuyển giao các công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực công nghệ
22 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
thông tin, công nghệ sinh học, vào sản xuất, đời sống. Trong đó về kinh
phí, ngoài phần của Nhà nước, các doanh nghiệp tham gia chương trình đều
góp phần tài chính cho quá trình ứng dụng, chuyển giao công nghệ.
Đối với khu vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, vùng miền núi, vùng
sâu, vùng xa, Nhà nước đã tổ chức Chương trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ
nông nghiệp từ cuối những năm 90 đến nay để chuyển giao công nghệ mới
cho nông dân, nông thôn. Trong khuôn khổ thực hiện chương trình này, việc
huy động sự tham gia kinh phí của địa phương (tỉnh) cũng như sự đóng góp
của nông dân đã có những hiệu quả rõ rệt trong việc chuyển giao công nghệ
cho người dân. Thông qua Chương trình này cơ chế liên kết ba nhà: Nhà
nước - Nhà khoa học - Nhà nông đã được thực hiện và phát huy hiệu quả.
Năm 2006, Luật Chuyển giao công nghệ quy định Chính phủ thành lập
Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia để nâng cao năng lực công nghệ
quốc gia, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ; phục vụ các
Chương trình trọng điểm quốc gia; tạo điều kiện cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công
nghệ chuyển giao từ nước ngoài; tăng cường nguồn lực công nghệ tại nông
thôn miền núi và địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, đặc biệt khó khăn.
Năm 2008, Luật CNC quy định việc thành lập Chương trình quốc gia phát
triển CNC để hỗ trợ cho việc ứng dụng, nghiên cứu, phát triển CNC cũng
như đào tạo nhân lực CNC, ươm tạo doanh nghiệp CNC.
2.3. Hệ thống các tổ chức hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao công nghệ
Từ những năm 90, hệ thống khuyến nông, khuyến ngư và sang đầu những
năm 2000 là hệ thống khuyến công và các trung tâm ứng dụng khoa học kỹ
thuật của các tỉnh được thành lập. Đây là các tổ chức thực hiện các nhiệm vụ
hỗ trợ cho việc chuyển giao các kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nông thôn (trình diễn, phổ biến, hội thảo đầu
bờ,) để chuyển giao kỹ thuật, công nghệ cho người sử dụng công nghệ.
Bên cạnh các tổ chức trên, hệ thống các trung tâm thông tin KH&CN của
Trung ương và các tỉnh đã được hình thành từ những năm 70 - 80 đã tiến
hành phổ biến thông tin khoa học kỹ thuật và công nghệ cho các hoạt động
sản xuất - kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp cho các doanh nghiệp,
hợp tác xã ở Trung ương và địa phương.
Từ năm 2000 trở lại đây, Nhà nước đã tổ chức các hoạt động Techmart theo
kiểu hội chợ ở cấp Trung ương, vùng và địa phương hoạt động theo phiên
nhằm tạo điều kiện gặp gỡ giữa người mua và người bán công nghệ, giữa các
viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp trong và ngoài nước để
trao đổi ký kết các hợp đồng mua bán, chuyển giao công nghệ. Hệ thống
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 23
Techmart ảo cũng đã được thiết lập tạo điều kiện giao tiếp ảo dễ dàng vào
bất cứ thời điểm nào và thuận lợi cho các giao tiếp mua bán công nghệ. Một
số nơi đã thành lập các sàn giao dịch công nghệ (Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng) tạo điều kiện cho người mua, bán công nghệ có thể tiếp
xúc trực tiếp, hằng ngày để tiến hành các giao dịch mua bán công nghệ một
cách thuận lợi.
2.4. Chính sách thuế cho ứng dụng, chuyển giao công nghệ
2.4.1. Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 quy định: a) Doanh nghiệp
hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước được trích 50% thu nhập tăng
thêm sau thuế do áp dụng công nghệ mới để đầu tư lại cho hoạt động
KH&CN và thưởng cho tập thể, cá nhân có công nghiên cứu tạo ra và tổ
chức áp dụng công nghệ mới đó; b) Doanh nghiệp hoạt động theo Luật
Khuyến khích đầu tư trong nước có các hoạt động ứng dụng CNC được áp
dụng thuế suất Thuế Thu nhập doanh nghiệp 25%, các vùng khó khăn áp
dụng thuế suất Thuế Thu nhập doanh nghiệp là 20%, đặc biệt khó khăn là
15%; dự án đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi
mới công nghệ được miễn Thuế Thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập
tăng thêm của năm đầu và giảm 50% trong bốn năm tiếp theo; c) Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có các dự án đầu tư vào KH&CN được áp
dụng thuế suất Thuế Thu nhập doanh nghiệp là 20% trong thời hạn 10 năm;
miễn Thuế Thu nhập doanh nghiệp một năm đầu và giảm 50% số Thuế Thu
nhập doanh nghiệp phải nộp trong hai năm tiếp theo.
Luật KH&CN năm 2000, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: Doanh nghiệp thực hiện đầu tư đổi mới
công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất ra sản phẩm mới lần đầu
tiên áp dụng tại Việt Nam được miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho
số thu nhập tăng thêm do các hoạt động này mang lại. Cũng về vấn đề này,
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: Cơ sở sản xuất, kinh
doanh đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô, đổi mới
công nghệ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho phần thu nhập tăng
thêm trong bốn năm và giảm 50% trong bảy năm tiếp theo.
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: a) Doanh nghiệp đầu tư
đổi mới công nghệ có tiếp nhận công nghệ thuộc Danh mục công nghệ
khuyến khích chuyển giao được miễn Thuế Thu nhập doanh nghiệp trong
bốn năm với điều kiện tổng giá trị miễn thuế không vượt quá 50% tổng kinh
phí đầu tư cho đổi mới công nghệ; b) Tổ chức, cá nhân chuyển giao công
nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao vào vùng nông thôn, miền núi, địa
24 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
bàn có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn được giảm 50% thuế
thu nhập đối với thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ, cung cấp giống
cây trồng, giống vật nuôi; c) Miễn thuế thu nhập cho tổ chức, cá nhân góp
vốn bằng Bằng sáng chế, công nghệ.
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 quy định: a) Doanh nghiệp
thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực CNC, dự án R&D được hưởng
thuế suất 10% trong thời gian 15 năm, được miễn thuế tối đa không quá bốn
năm và giảm 50% số thuế phải nộp tối đa không quá chín năm tiếp theo; b)
Đối với dự án cần đặc biệt thu hút đầu tư có quy mô lớn và CNC thì thời
gian áp dụng thuế suất ưu đãi có thể kéo dài thêm nhưng không quá 15 năm.
2.4.2. Thuế giá trị gia tăng
Luật KH&CN năm 2000, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: Không thu thuế giá trị gia tăng đối với
hoạt động chuyển giao công nghệ.
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 và Luật Thuế Giá trị gia tăng năm
2008 quy định: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải chuyên dụng thuộc
loại trong nước chưa sản xuất được phục vụ cho việc thực hiện hợp đồng
chuyển giao công nghệ không phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
2.5. Chính sách tín dụng cho ứng dụng, chuyển giao công nghệ
Luật KH&CN năm 2000, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: a) Quỹ phát triển KH&CN quốc gia
được thành lập và cho vay với lãi suất thấp để thực hiện việc ứng dụng kết
quả R&D vào sản xuất đời sống; b) Khuyến khích thành lập các quỹ phát
triển KH&CN của Bộ ngành, địa phương, của tổ chức, cá nhân để hỗ trợ
chuyển giao, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: Thành lập Quỹ đổi mới
công nghệ quốc gia nhằm mục đích hỗ trợ hoạt động: Chuyển giao CNC,
công nghệ tiên tiến; Nhập khẩu công nghệ được khuyến khích chuyển giao
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Đổi mới, hoàn thiện công nghệ của các
doanh nghiệp nhỏ và vừa; Nhân rộng, giới thiệu, chuyển giao công nghệ
phục vụ phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản tại nông thôn, miền
núi, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn;
Ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ của tổ chức, cá nhân;
Đào tạo nhân lực KH&CN của các doanh nghiệp để thực hiện các dự án
chuyển giao công nghệ. Các hình thức hỗ trợ, tài trợ của Quỹ bao gồm: Cho
vay ưu đãi, Hỗ trợ lãi suất, Bảo lãnh vay vốn và Hỗ trợ vốn.
2.6. Cơ chế, chính sách khác thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 25
Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999 quy định: Doanh nghiệp khi
sử dụng công nghệ là kết quả của đề tài R&D do ngân sách Nhà nước đầu tư
kinh phí thì chỉ phải trả tiền thù lao cho tác giả nghiên cứu ra công nghệ đó
(bằng 30% giá chuyển giao công nghệ).
Luật KH&CN năm 2000, Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17/10/2002
hướng dẫn Luật KH&CN quy định: Lợi nhuận thu được khi chuyển nhượng,
chuyển giao kết quả R&D (công nghệ) được phân chia cho nhà khoa học tạo
ra kết quả, cho chủ sở hữu kết quả, cho tổ chức KH&CN của nhà khoa học
và cho người môi giới. Trường hợp công nghệ được tạo ra bằng ngân sách
Nhà nước thì tác giả được nhận tối đa 30% giá thanh toán chuyển giao công
nghệ; tác giả và tập thể tổ chức ứng dụng thành công kết quả KH&CN được
bên sử dụng kết quả KH&CN thưởng trị giá tối đa 30% thu nhập tăng thêm
sau thuế trong thời gian 03 năm. Người môi giới (nếu có) được hưởng tối đa
10% giá thanh toán chuyển giao công nghệ.
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: a) Nhà nước giao quyền
chủ sở hữu công nghệ đối với kết quả R&D được tạo ra bằng ngân sách Nhà
nước cho tổ chức chủ trì và phát triển công nghệ đó; b) Thu nhập từ hoạt
động chuyển giao công nghệ được tạo ra bằng ngân sách Nhà nước được
phân chia theo nguyên tắc: tác giả tạo ra công nghệ được hưởng tỷ lệ % trên
giá bán của sản phẩm do công nghệ đó trong thời hạn tối đa là 15 năm nếu tổ
chức chủ trì R&D sử dụng công nghệ đó để sản xuất; tác giả tạo ra công
nghệ được hưởng từ 20 - 35% số tiền thu nhập được từ hợp đồng chuyển
giao công nghệ đó.
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: Doanh nghiệp ứng dụng
công nghệ được tạo ra ở trong nước được cơ quan quản lý Nhà nước về
KH&CN xác nhận về mặt công nghệ để được hưởng ưu đãi khi vay tín dụng
tại ngân hàng; và Nhà nước là chủ sở hữu công nghệ thì được miễn khoản
thanh toán chuyển giao công nghệ cho Nhà nước, nhưng phải thanh toán cho
tác giả theo quy định.
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương hỗ trợ kinh phí hoặc trợ giá một phần cho
nông dân ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và đời sống.
Luật Đầu tư năm 2006 quy định: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi và đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong chuyển giao công nghệ, bao
gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt
Nam; chuyển giao vào Việt Nam công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và
công nghệ tạo ra sản phẩm mới, Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006
cũng quy định: Tổ chức, cá nhân có quyền chuyển giao công nghệ được
26 Xu hướng phát triển cơ chế khuyến khích đầu tư cho R&D
quyền góp vốn bằng công nghệ vào dự án đầu tư và giá trị vốn góp là giá
công nghệ được thỏa thuận trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: Thành lập Chương trình
đổi mới công nghệ quốc gia thực hiện các mục đích nâng cao năng lực công
nghệ quốc gia, hiệu quả hoạt động chuyển giao công nghệ; phục vụ chương
trình trọng điểm quốc gia; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vừa và
nhỏ thay thế công nghệ lạc hậu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, làm chủ công
nghệ được chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam; tăng cường nguồn lực
công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn,
đặc biệt khó khăn.
Luật Chuyển giao công nghệ năm 2006 quy định: Doanh nghiệp KH&CN
của Nhà nước được thế chấp tài sản thuộc sở hữu Nhà nước đã được giao để
vay vốn thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ.
Luật CNC năm 2008 quy định: a) Nhà nước dành kinh phí nhập khẩu một số
CNC, máy móc, thiết bị CNC trong nước chưa tạo ra được để thực hiện các
dự án quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; b) Tài trợ, hỗ trợ
từ các quỹ, nguồn kinh phí khác dành cho chuyển giao CNC.
Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp năm 2008 đã quy định việc khuyến khích
các doanh nghiệp trích lập đến 10% thu nhập chịu thuế để thành lập Quỹ
phát triển KH&CN của doanh nghiệp nhằm đầu tư vào hoạt động KH&CN
của doanh nghiệp.
Kết luận
1. Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích các
doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác đầu tư và chuyển giao công
nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nhiều cơ chế, chính sách còn chậm triển khai vào thực
tiễn và hiệu lực kém, do vậy cần phải có cơ chế hữu hiệu để đưa các quy
định này vào đời sống. Cụ thể cần triển khai mạnh việc chuyển đổi tổ chức
KH&CN theo tinh thần Nghị định số 115/2005/NĐ-CP ngày 05/9/2005 và
Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ; thành lập Quỹ
đổi mới công nghệ quốc gia, Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ
đầu tư mạo hiểm CNC quốc gia, Quỹ phát triển KH&CN của doanh nghiệp.
2. Nhà nước cần đánh giá sự tác động, hiệu lực của các cơ chế, chính sách
khuyến khích đầu tư cho R&D và chuyển giao công nghệ đã ban hành và
trên cơ sở đó nghiên cứu cải tiến, tạo ra cơ chế, chính sách mới phù hợp với
tình hình phát triển kinh tế - xã hội và trình độ, năng lực tiếp thu, làm chủ,
cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp và tạo ra công nghệ mới của các tổ
chức KH&CN của nước ta, đặc biệt là cơ chế tín dụng cho chuyển giao, đổi
JSTPM Vol 1, No 1, 2012 27
mới công nghệ của doanh nghiệp, hỗ trợ ươm tạo, thành lập doanh nghiệp
thâm dụng công nghệ.
3. Để loại bỏ cơ chế tuyến tính lâu nay vẫn đè nặng trong cơ chế quản lý
KH&CN của nước ta và xây dựng cơ chế, chính sách theo cách tiếp cận Hệ
thống đổi mới quốc gia thì cần lấy doanh nghiệp làm điểm khởi đầu và trung
tâm điểm cho mọi cơ chế, chính sách về hoạt động đổi mới, chuyển giao
công nghệ. Nhu cầu, năng lực, trình độ công nghệ của doanh nghiệp ảnh
hưởng rất nhiều đến cơ chế chuyển giao công nghệ và hỗ trợ của Nhà nước.
Do vậy việc Nhà nước và Doanh nghiệp liên kết trong nâng cao đầu tư cho
R&D và đẩy mạnh chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp cần được triển
khai mạnh hơn nữa theo tinh thần hai bên cùng có lợi. Chính sách Nhà nước
đối với R&D cũng như chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp cần được
thực hiện trên quan điểm Liên kết nêu trên cũng phù hợp với tinh thần “Nhà
nước và nhân dân cùng làm” của Đảng và Nhà nước ta. Đây cũng là cách
làm rất phổ dụng hiện nay của các nước phát triển trong nhiều lĩnh vực của
đời sống xã hội (cơ chế phối hợp công tư - PPP)./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật KH&CN, năm 2000.
2. Luật Chuyển giao công nghệ, năm 2006.
3. Luật Công nghệ cao, năm 2008.
4. Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp, năm 2008.
5. Nghị định số 119/1999/NĐ-CP ngày 18/9/1999.
6. Nghị định số 115/2005/ NĐ-CP ngày 06/9/2005 của Chính phủ.
7. Nghị định số 96/2010/NĐ-CP ngày 20/9/2010 của Chính phủ.
8. Đặng Duy Thịnh. (2011) Nghiên cứu đổi mới cơ chế, chính sách tài chính của Nhà
nước đối với hoạt động KH&CN và đổi mới (công nghệ). Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xu_huong_phat_trien_co_che_khuyen_khich_dau_tu_cho_nghien_cu.pdf