Bốn là, pháp luật cần quy định rõ về cơ quan
thực hiện việc giám sát và cưỡng chế thực thi Bộ
quy tắc QTCT này.
Năm là, cần đưa các yêu cầu về vấn đề đạo
đức của đội ngũ lãnh đạo công ty niêm yết, cần
quan tâm tới quyền lợi của các bên liên quan, đặc
biệt là phát triển triển bền vững vào Bộ quy tắc
QTCT ở giai đoạn bước đầu, sau đó thể chế hóa
bằng các quy định pháp luật khi các công ty niêm
yết đã thực hiện việc tuân thủ trên thực tế. Phát
triển bền vững hiện nay thể hiện trong một số
quy tắc riêng lẻ như các nguyên tắc quốc tế về
đầu tư có trách nhiệm của Liên hợp quốc hoặc
bộ hướng dẫn của OECD dành cho các doanh
nghiệp đa quốc gia. Chính vì vậy, trong quá trình
xây dựng Bộ Quy tắc QTCT niêm yết hiện nay
không thể thiếu sự cân nhắc để đưa vào nội dung
phát triển bền vững của doanh nghiệp sao cho
phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cũng như xu
hướng chung trên thế giới.
Như vậy, trong bôi cảnh môi trường pháp lý ́
của Việt Nam hiện nay, Luât Doanh nghiệp, Luật ̣
Chứng khoán chi đưa ra những nguyên tă ̉ c cơ bản ́
về QTCT niêm yết, các văn bản hướng dẫn về
QTCT hiện nay cần phải được xây dựng theo
hướng phù hợp với nguyên tăc QTCT của OECD, ́
phù hợp với xu hướng QTCT quốc tế phổ biến tại
nhiều quốc gia có thị trường chứng khoán phát
triển. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc
rút ngăn khoảng cách vê ́ châ ̀ t lượng QTCT niêm ́
yết ở Việt Nam so với quốc tế, từ đó nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội
nhập kinh tê khu vực và quô ́ c tê ́
6 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 275 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu hướng phát triển của pháp luật quản trị công ty niêm yết trên thế giới và những vấn đề đặt ra với Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
85
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT QUẢN TRỊ CÔNG TY
NIÊM YẾT TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VỚI VIỆT NAM
Phan Đăng Hải1
Tóm Tắt: Trong thời gian trở lại đây, với xu hướng hội nhập quốc tế sâu rộng, các tổ chức uy
tín trên thế giới như OECD, World Bank, Ủy ban Basel... cũng như các quốc gia đang nỗ lực phát
triển các quy định pháp luật, các nguyên tắc quản trị công ty lành mạnh và hiệu quả đối với công
ty niêm yết. Thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu những xu hướng phát triển của pháp luật thế giới
về quản trị công ty nói chung và quản trị công ty niêm yết nói riêng, đây sẽ là những kinh nghiệm
quý báu cho việc hoàn thiện pháp luật quản trị công ty niêm yết ở Việt Nam.
Từ khóa: Kinh nghiệm quốc tế, Hoàn thiện pháp luật, Quản trị công ty niêm yết
Nhận bài; 10/05/2018; Hoàn thành biên tập: 13/06/2018; Duyệt đăng: 24/07/2018
Abstract: Recently, with the deep trend of international integration, prestigious organizations
in the world such as OECD, World Bank, Basel Committee.. as well as other countries are making
effort to develop legal regulations, principles of governing companies rightly and effectively with
listed companies. Through making researches and understanding development trend of international
law on corporate governance in general and listed companies in particular, it is useful experience
for finalization of the law on governing listed companies in Vietnam.
Keywords: International experience, legal finalization, governance of listed companies.
Date of receipt: 10/05/2018; Date of revision: 13/06/2018; Date of approval: 24/07/2018
Trong tiến trình phát triển toàn cầu, vấn đề
quản trị công ty (Corporate Governance) xuất
hiện như một nhu cầu khách quan khi nó nhận
được sự quan tâm rất lớn từ phía các nhà hoạch
định chính sách, các nhà đầu tư cũng như chính
bản thân các doanh nghiệp ở khắp các quốc gia
trên thế giới. Theo cách hiểu thông thường, quản
trị công ty (QTCT) liên quan tới một tập hợp các
mối quan hệ giữa cổ đông, Hội đồng quản trị
(HĐQT), Ban giám đốc (BGĐ) điều hành và các
bên có lợi ích liên quan khác. Quản trị công ty
cũng thiết lập một cơ cấu giúp xây dựng mục tiêu
của công ty, xác định phương tiện để đạt được
các mục tiêu đó, và giám sát hiệu quả thực hiện
mục tiêu2.
Rất nhiều các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
QTCT niêm yết phức tạp hơn nhiều so với QTCT
thông thường do những vấn đề như: cơ cấu sở
hữu đa dạng, thông tin bất cân xứng, việc lập báo
cáo tài chính và các quy định khác trên thị trường
chứng khoán (TTCK) chặt chẽ hơn. QTCT niêm
yết yếu kém không chỉ dẫn đến sự sụp đổ của
công ty, mà còn gây nên những tổn thất kinh tế và
xã hội cực kỳ nghiêm trọng do những ảnh hưởng
tiêu cực lên các cổ đông, TTCK, cũng như gây
tác động lớn về kinh tế vĩ mô.
1. Một số xu hướng phát triển của pháp
luật quản trị công ty niêm yết trên thế giới
1.1. Xác định chủ thuyết về quản trị công ty
Xuất phát từ những vấn đề cơ bản của QTCT
liên quan tới mục đích công ty, trên thế giới tồn
tại 02 chủ thuyết với 02 quan điểm đối lập nhau,
đó là học thuyết giá trị cổ đông (shareholder
value theory) và học thuyết giá trị các bên liên
quan (stakeholder value theory). Theo đó, học
thuyết giá trị cổ đông coi công ty chỉ có một mục
đích duy nhất là tối đa hoá lợi ích của cổ đông
công ty, thậm chí trên cơ sở xâm phạm lợi ích
của các bên liên quan khác như người lao động,
chủ nợ, cộng đồng dân cư. Ngược lại, học thuyết
giá trị các bên liên quan xác định công ty được
thành lập và hoạt động vì lợi ích của tất cả các
1 Thạc sỹ, Giảng viên Khoa Luật – Học viện Ngân hàng
2 G20/OECD (2015), Principles of Corporate Governance, Pp..6
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
86
bên liên quan, vì vậy khi ra quyết định HĐQT và
người điều hành công ty phải xem xét đến lợi ích
của tất cả các bên liên quan mà không chỉ xem
xét đến lợi ích cổ đông.
Học thuyết giá trị cổ đông chiếm ưu thế ở
Anh, Mỹ và các nước trước đây là thuộc địa của
Anh như Canada, Australia Do có sự tách biệt
rõ ràng giữa sở hữu và điều hành nên các cổ đông
hoàn toàn không tham gia vào việc ra các quyết
định của công ty mà quyền này thuộc về những
thành viên HĐQT. Vì vậy, nguy cơ bị những
người quản lý điều hành công ty chiếm đoạt
thông qua các hành vi giao dịch tư lợi hoặc
chiếm đoạt cơ hội kinh doanh của công ty là rất
lớn. Thông qua quy định về sự tồn tại của công
ty nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích của cổ đông,
pháp luật đã bảo vệ tốt hơn cổ đông và khuyến
khích họ đầu tư vào công ty. Điều này cũng phù
hợp với cơ chế huy động vốn ở các nước Anh –
Mỹ chủ yếu dựa vào thị trường chứng khoán.
Ngoài ra, học thuyết giá trị cổ đông còn giúp
nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty vì nó
tạo ra môi trường tốt nhất để tạo ra của cải và là
cơ sở cho tăng trưởng kinh tế. Yêu cầu người
quản lý điều hành công ty phải xem xét đến các
yếu tố xã hội khác sẽ làm sao nhãng nhiệm vụ
chính yếu của người quản lý điều hành công ty là
tạo ra lợi nhuận, và do đó, ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh3.
Học thuyết giá trị các bên liên quan phát
triển nhanh chóng vào những năm 90 của thế kỷ
trước và chiếm ưu thế ở Đức, Nhật Bản. Theo
học thuyết này thì cổ đông là một trong các bên
liên quan và lợi ích người lao động, chủ nợ và
các bên liên quan khác cần phải được tính tới khi
công ty ra các quyết định. Như vậy, học thuyết
giá trị các bên liên quan hướng tới việc không
một bên nào có đóng góp cho sự thành công của
công ty bị gạt ra ngoài quá trình ra quyết định.
Học thuyết này được áp dụng trong thực tiễn ở
Đức và Nhật Bản thể hiện trên hai phương diện.
Thứ nhất, Luật công ty quy định người quản
lý điều hành công ty khi ra quyết định phải xem
xét đến lợi ích của các bên liên quan.
Thứ hai, các bên liên quan được tham gia
trực tiếp vào quá trình ra quyết định của công ty4.
Ở Đức, ngân hàng, với tư cách là chủ nợ, chi phối
đối với ban kiểm soát và ban điều hành của công
ty. Tương tự, người lao động bắt buộc phải có đại
diện trong ban kiểm soát, là cơ quan bầu ra và
bãi miễn ban điều hành. Ở những công ty lớn, đại
diện của người lao động phải chiếm ít nhất 50%
thành viên Ban kiểm soát5.
Việc xác định chủ thuyết đối với pháp luật
QTCT nói chung và QTCT niêm yết nói riêng ở
trở thành một vấn đề cốt lõi khi mục đích tồn
tại của công ty là một câu hỏi quan trọng dành
cho các nhà làm luật mà không dễ dàng để trả
lời được. Chỉ trên cơ sở xác định mục đích của
công ty là gì, khuôn khổ pháp lý cho QTCT
niêm yết mới có thể xây dựng một cách thống
nhất và nhất quán.
1.2. Xây dựng mô hình quản trị công ty
Khi nghiên cứu về mô hình quản trị của các
Công ty cổ phần nói chung trên thế giới, chúng ta
nhận thấy có hai mô hình cơ bản, đó là cấu trúc
hội đồng hai cấp (dual board hay two-tier board
model) và hội đồng một cấp (unitary board hay
one-tier board model). Việc tổ chức theo mô hình
nào tùy thuộc vào điều kiện thực tế và truyền
thống, cơ chế pháp lý của từng nước.
Mô hình hội đồng hai cấp trong pháp luật
công ty của Đức, Nhật và một số nước châu Âu
như Áo, Thụy Sĩ và Hà Lan gồm có cấu trúc
bộ máy quản trị - điều hành đặc biệt. Ở Đức, mô
hình này có 2 cấp bậc, bậc trên là Ban Giám sát
(Supervisory Board) và bậc dưới là Ban Quản lý
(Management Board), trong đó các cổ đông và
người lao động sẽ bầu chọn thành viên của Ban
giám sát. Ngược lại, các quốc gia theo truyền
thống pháp luật Anh – Mỹ (common law - thông
luật hay hệ thống pháp luật Ănglô – Xắcxông)
3 J. Salacuse (2004), Corportate in the New Century, Company Lawyer, Pp.69-77
4 Lê Thái Phong & Vũ Văn Ngọc (2016), Các học thuyết về mục đích của công ty và việc áp dụng chúng trong Luật
Doanh nghiệp ở Việt Nam
(
5 Ủy ban kinh tế của Quốc Hội (2016), Thể chế pháp luật kinh tế một số quốc gia trên thế giới, Nxb Tài chính, tr.272
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
87
như Mỹ, Anh, Úc, Canada, Hồng Kôngthường
có cấu trúc quản trị nội bộ theo mô hình hội đồng
đơn cấp (unitary board hay one-tier board
model), trong đó gồm ĐHĐCĐ và chỉ một
HĐQT, gồm có các thành viên HĐQT điều hành
hoặc không điều hành, thực hiện chức năng quản
trị các hoạt động của công ty. Mô hình này không
có một cơ quan độc lập để giám sát hoạt động
của các thành viên HĐQT trong khi nó được giao
quá nhiều quyền lực để thực thi nhiệm vụ. Sự sụp
đổ của hàng loạt tập đoàn, công ty lớn, đặc biệt
là các công ty niêm yết ở Mỹ đầu những năm
2000 như Enron, Woldcom, Polycom đã khiến
hình thành xu hướng tìm kiếm và chỉ định những
người độc lập để bầu vào HĐQT - chính là thành
viên độc lập không điều hành của HĐQT, những
người có thể đưa ra các ý kiến khách quan, độc
lập trong công tác QTCT. Mỹ và các nước theo
thông luật chính là nơi xuất phát của ý tưởng
thành viên HĐQT không điều hành, thành viên
độc lập (non-executive board member). Tùy
thuộc vào quy mô của công ty ra sao, đặc biệt là
đối với các công ty niêm yết, yêu cầu của pháp
luật về số lượng các thành viên HĐQT độc lập
có mặt trong HĐQT càng được tăng cao.
Với sự lớn mạnh của nền kinh tế các quốc gia
theo truyền thống pháp luật Anh – Mỹ, hoàn toàn
dễ hiểu khi pháp luật trên thế giới là có xu hướng
hội tụ về mô hình Anh – Mỹ, đặt vai trò của cổ
đông lên hàng đầu và sử dụng sức mạnh thị
trường để điều chỉnh hành vi của người quản trị
và điều hành công ty. Việc xây dựng mô hình
QTCT tương đồng nhau sẽ làm cho các công ty
tổ chức và hoạt động theo mô hình này khi có
quan hệ làm ăn với nhau thì dễ gần gũi với đối
tác, bạn hàng hơn. Tuy nhiên, việc hội tụ hoàn
toàn về một mô hình duy nhất là không phù hợp
bởi đôi khi những giá trị của xã hội, lịch sử và
văn hóa của mỗi quốc gia cũng là những rào cản
nhất định cho việc tiếp nhận và thể chế hóa trong
các quy định pháp luật. Nhìn ở khía cạnh tiêu
cực, thế giới phương Tây đã tạo ra một mô hình
kiểm soát công ty đắt đỏ nhất và thích kiện tụng
nhất từ trước đến giờ6. Chính vì vậy, việc xây
dựng mô hình QTCT niêm yết máy móc, rập
khuôn giống như một mô hình nào đó mà không
quan tâm tới điều kiện nội tại của quốc gia mình
là một điều hoàn toàn không phù hợp.
1.3. Tiếp nhận và xây dựng các Bộ quy tắc
về quản trị công ty niêm yết
Trên thế giới, hàng loạt các bộ quy tắc về các
thông lệ và các nguyên tắc QTCT nói chung và
QTCT niêm yết nói riêng đã được xây dựng
trong suốt hai thập kỷ qua với nỗ lực nhằm cải
thiện hiệu quả QTCT. Có thể kể tới một số bộ
quy chuẩn về thông lệ QTCT tốt có phạm vi áp
dụng mang tính quốc tế như: Các nguyên tắc
QTCT của G20/OECD7, tuyên bố về Nguyên tắc
QTCT toàn của Mạng lưới QTCT Quốc tế
(ICGN)8, Hiệp hội QTCT của Khối thịnh vượng
chung (CACG)9... Trong số đó, các nguyên tắc
QTCT của OECD đã được chấp nhận rộng tãi
trên thế giới như là một khuôn khổ chuẩn mực
và một tài liệu tham khảo chuẩn trong lĩnh vực
QTCT.
Khi xem xét về cơ chế Luật hóa các thông lệ
tốt vào hệ thống pháp luật, có thể cho rằng: hệ
thống các quy định liên quan tới vấn đề QTCT
niêm yết bao gồm cả các quy định chính thức và
không chính thức10. Về bản chất, các Bộ Quy tắc
QTCT nói chung và QTCT niêm yết của các tổ
chức quốc tế và các quốc gia là những hướng dẫn
không mang tính pháp lý nhằm mục đích bổ sung
cho luật và các quy định khác của pháp luật về
QTCT. Quy tắc QTCT như là “luật mềm” - các
công ty niêm yết không nhất thiết phải thực hiện
6 Bob Tricker (2012), Kiểm soát quản trị (dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Corporate Governance: Principles,
policities and practices, first edition), NXB Thời Đại – DT Books, Tr.379
7 G20/OECD (2015), Principles of Corporate Governance.
8 ICGN (2017), ICGN Global Corporate Governance Principles
(
9 CACG (1999), CACG Guidelines: Principles for Corporate Governance in the Commonwealth
10 Nguyễn Đặng Minh (2010), Thông lệ về quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD –
Nghiên cứu và áp dụng vào Công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc
gia Hà Nội.
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
88
các quy tắc này, tuy nhiên nếu không áp dụng,
họ phải công bố cho thị trường biết. Cách tiếp
cận này cho phép các công ty niêm yết được linh
hoạt trong áp dụng Quy tắc QTCT, từ đó khuyến
khích sự cân bằng hợp lý trên thị trường. Tất cả
các bộ quy tắc này đều là các biến thể của
phương pháp “Tuân thủ hoặc Giải thích” cho các
vấn đề về QTCT mà các doanh nghiệp và các
quốc gia đang nỗ lực thực hiện. Với vai trò là một
quy tắc, pháp luật không bắt buộc phải tuân thủ
nhưng chúng là những công cụ quan trọng để
khuyến khích các công ty cam kết thực hiện
QTCT tốt hơn. Để đảm bảo tính hiệu quả, Bộ
Quy tắc QTCT niêm yết khi xây dựng phải phản
ánh được những thực tiễn tốt nhất mà các công ty
có thể tiếp thu và thực hiện được11.
2. Những vấn đề đặt ra và kiến nghị nhằm
hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quản trị
công ty niêm yết
Thứ nhất, về việc xác định chủ thuyết quản
trị công ty niêm yết
Về cơ bản, các quy định pháp luật QTCT
niêm yết ở Việt Nam hiện nay chưa làm rõ được
mục đích tồn tại của các công ty. Xuất phát từ vị
trí và tầm quan trọng của công ty niêm yết trong
nền kinh tế, các quy định pháp luật bảo vệ lợi
ích của cổ đông và những người có liên quan
đến công ty chưa thực sự rõ ràng và hầu hết
không được quy định chi tiết trong Luật Doanh
nghiệp, Luật Chứng khoán và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
Từ những vấn đề trên, tác giả cho rằng Việt
Nam về cơ bản nên theo cách tiếp cận của học
thuyết giá trị các bên liên quan bởi những giá trị
dài hạn mà học thuyết này đưa đến và cũng là xu
thế chung của quốc tế trong giai đoạn hiện nay,
trong đó các công ty hiện đại phụ thuộc nhiều
hơn vào trách nhiệm xã hội mà nó thực hiện vì
con người hiện nay quan tâm đến cục diện chung
nền kinh tế, môi trường hay xã hội nhiều hơn.
Khác với học thuyết giá trị cổ đông hướng đến
các mục tiêu ngắn hạn, học thuyết giá trị các bên
liên quan thúc đẩy các chiến lược dài hạn thông
qua việc xem xét đến những vấn đề rộng lớn hơn
mà có khả năng tác động đến thành công trong
dài hạn của công ty niêm yết12. Tuy nhiên, các
quy định pháp luật cũng cần xác định rõ các mối
quan hệ điều chỉnh là gì để có hướng tác động cụ
thể, ví dụ như mối quan hệ giữa cổ đông với
người quản lý trong công ty thì phải hướng đến
trước tiên bảo vệ lợi ích của cổ đông. Mặt khác,
nếu đó là mối quan hệ giữa công ty niêm yết với
nhà đầu tư, với người lao động... thì phải hướng
đến bảo vệ lợi ích của các bên liên quan của công
ty. Đặc biệt, trong mối quan hệ của công ty niêm
yết với thị trường chứng khoán, nền kinh tế thì
cần cân nhắc rất kỹ lưỡng về mặt lợi ích để có
những sự điều chỉnh phù hợp.
Thứ hai, về việc xây dựng mô hình quản trị
công ty niêm yết
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014,
có 02 mô hình QTCT mà các công ty có thể lựa
chọn. Mô hình thứ nhất có các thiết chế quan
trọng, đó là ĐHĐCĐ, HĐQT, BGĐ và Ban kiểm
soát (BKS); còn mô hình thứ hai không có BKS
mà có Ban kiểm toán nội bộ nằm trong HĐQT13.
Mô hình thứ hai là mô hình mới xuất hiện, về cơ
bản là sự du nhập mô hình QTCT của Anh – Mỹ.
Mô hình thứ nhất là mô hình quen thuộc ở Việt
Nam, nó không giống như hội đồng một cấp
trong pháp luật công ty Anh và Mỹ vì có sự tồn
tại của thiết chế BKS, một cơ quan độc lập với
nhiệm vụ giám sát những người quản lý - điều
hành công ty (HĐQT và BGĐ). Cũng có nhiều
quan điểm cho rằng mô hình quản trị này của
Việt Nam là hội đồng hai cấp. Tuy mô hình này
11 TCCK (2016), Xu hướng mới trong xây dựng Bộ quy tắc QTCT trên thế giới
(
1899392926822794&_afrWindowMode=0%40%3F_afrLoop%3D21899392926822794%26id%3D1134%26_af
rWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dstnrytv79_23)
12 Lê Thái Phong & Vũ Văn Ngọc (2016), Các học thuyết về mục đích của công ty và việc áp dụng chúng trong
Luật Doanh nghiệp ở Việt Nam
(
13 Điều 134 khoản 1 Luật doanh nghiệp 2014
Soá 4/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba
89
gần giống với mô hình hội đồng hai cấp trong
các CTCP ở Đức, song nó khác biệt ở chỗ BKS
trong CTCP ở Việt Nam do ĐHĐCĐ bầu ra và có
chức năng cơ bản nhất là giám sát công tác quản
lý, điều hành của HĐQT và BGĐ. Còn theo quy
định của Luật Doanh nghiệp, BKS không có
thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
các thành viên của HĐQT, tổng giám đốc và
người quản lý công ty và tham gia quyết định các
vấn đề quan trọng của công ty như Hội đồng
giám sát ở Đức.
Với vấn đề này, xuất phát từ những xu hướng
phát triển của pháp luật trên thế giới, tác giả đồng
tình với cách xây dựng 02 mô hình QTCT ở Việt
Nam hiện nay theo Luật Doanh nghiệp 2014.
Theo kinh nghiệm quốc tế, mô hình nào cũng có
thể áp dụng niêm yết được vì vậy Luật các Tổ
chức tín dụng nên có hướng thay đổi để đồng
nhất với Luật Doanh nghiệp. Các quy định pháp
luật mới cần phải tiếp nhận các xu thế mới trên
thế giới, đồng thời cũng tạo ra sự linh hoạt về
pháp lý để công ty tự quyết định chọn mô hình
quản trị nào cho phù hợp nhất cho mình14.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng
tính độc lập trong cơ cấu thành viên HĐQT và
việc cụ thể hóa hoạt động BKS là một trong
những tiêu chí để nâng cao hiệu quả hoạt động
của công ty thông qua cơ chế kiểm soát đối trọng
nhau trong việc đưa ra các quyết sách cho tổ
chức và hoạt động của công ty niêm yết. Chính
vì vậy, điều quan trọng nhất đối với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, để nâng cao hiệu quả hoạt
động ở mô hình QTCT niêm yết, pháp luật cần
quan tâm đến các vấn đề sau: i) gia tăng chất
lượng của những người quản lý, điều hành công
ty thông qua các quy định về cơ cấu của HĐQT,
điều kiện, tiêu chuẩn đối với những người quản
lý, điều hành công ty. Đối với công ty niêm yết,
phải tăng sự hiện hữu của thành viên HĐQT
không điều hành và thành viên HĐQT độc lập
với những tỷ lệ đảm bảo nhất định cũng như
những quy định cấm về việc kiêm nhiệm nhiều
chức vụ, ví trí trong hoặc ngoài công ty niêm yết;
ii) gia tăng các điều kiện cho các chủ thể giám
sát thực hiện đúng trách nhiệm được giao thông
qua việc quy định quyền hạn giám sát của BKS,
thành viên HĐQT độc lập, Ban kiểm toán nội bộ
(nếu có) đối với các hoạt động quản lý, điều hành
của HĐQT và BGĐ. Đồng thời, cũng cần quy
định chi tiết thêm về trách nhiệm và nghĩa vụ cho
những đối tượng này, đây là một trong những căn
cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý của họ khi họ
thực hiện không đúng chức trách của mình, làm
ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cổ đông và
các bên liên quan, tránh tình trạng những chủ thể
này hoạt động còn hình thức, kém hiệu quả ở các
công ty niêm yết.
Thứ ba, về việc tiếp nhận và xây dựng các
Bộ quy tắc về QTCT niêm yết
Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức
của Trung tâm phát triển OECD – một trong hai
cơ quan hợp tác giữa OECD và các nước không
phải thành viên vào ngày 8/3/2008, tuy nhiên,
việc âm thầm chấp nhận những nguyên tắc
QTCT của OECD đã được thể hiện qua bản điều
lệ công ty áp dụng cho các công ty niêm yết được
ban hành thông qua Quyết định 07/2002/QĐ-
VPCP. Về sau này, dù vấn đề QTCT niêm yết có
được điều chỉnh bằng các văn bản thay thế khác
như Quyết định 12/2007/QĐ-BTC hay Nghị định
71/2017/NĐ-CP thì nền tảng nguyên tắc QTCT
của OECD vẫn được thể hiện rõ nét qua cách kết
cấu cũng như quy định trong các văn bản pháp
luật này.
Liên quan đến vấn đề này, tác giả xin đưa ra
một số ý kiến về việc xây dựng pháp luật Việt
Nam trên cơ sở việc tiếp nhận các Bộ quy tắc
QTCT trên thế giới như sau:
Một là, tiếp tục thể chế hóa các vấn đề mang
tính nguyên tắc của OECD, Basel và các Bộ quy
tắc về QTCT niêm yết tốt trên thế giới vào các
văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam.
Hai là, cần sớm xây dựng Bộ quy tắc
QTCT áp dụng niêm yết. Theo thông lệ phổ
biến của các quốc gia phát triển, Luật Doanh
nghiệp chỉ đưa ra các quy định về QTCT mang
14 Thời báo Kinh tế Sài Gòn (2017), Mô hình quản trị truyền thống đã lạc hậu.
(
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP
90
tính nguyên tắc hoặc các quy định QTCT đảm
bảo việc tuân thủ tối thiểu. Bên cạnh đó, cơ
quan có thẩm quyền cần xây dựng một bộ
nguyên tắc về QTCT có tính chất định hướng
thực hiện cho các công ty niêm yết. Bộ nguyên
tắc có thể được xây dựng theo một trong các
hình thức sau: (1) bắt buộc; (2) tuân thủ hoặc
giải trình; (3) tự nguyện. Hiện nay, đa số các
quốc gia trên thế giới đều xây dựng bộ nguyên
tắc theo mô hình (2).
Ba là, từ vấn đề 1 và 2, cần xác định rõ nội
dung nào nên được luật hóa, nội dung nào nên
được quy định tại Bộ quy tắc QTCT niêm yết.
Nhiều nước hiện đã sửa đổi các văn bản quy
phạm pháp luật về chứng khoán, ngân hàng,
cũng như quy định về niêm yết chứng khoán để
giải quyết các vấn đề mới phát sinh. Những nội
dung từ Bộ Quy tắc QTCT có thể được thể chế
hóa thành luật cho thấy tầm quan trọng của
QTCT, từ đó bắt buộc doanh nghiệp phải áp
dụng. Những nội dung đã được đưa vào luật sẽ
được loại ra khỏi Bộ Quy tắc QTCT. Do đặc thù
riêng, một số công ty niêm yết có thể không đủ
khả năng để áp dụng theo các nguyên tắc trong
Bộ Quy tắc QTCT. Do đó, các cơ quan lập pháp
cần phải xem xét đưa ra quy định cụ thể trong
luật, đảm bảo tính tuân thủ tối thiểu.
Bốn là, pháp luật cần quy định rõ về cơ quan
thực hiện việc giám sát và cưỡng chế thực thi Bộ
quy tắc QTCT này.
Năm là, cần đưa các yêu cầu về vấn đề đạo
đức của đội ngũ lãnh đạo công ty niêm yết, cần
quan tâm tới quyền lợi của các bên liên quan, đặc
biệt là phát triển triển bền vững vào Bộ quy tắc
QTCT ở giai đoạn bước đầu, sau đó thể chế hóa
bằng các quy định pháp luật khi các công ty niêm
yết đã thực hiện việc tuân thủ trên thực tế. Phát
triển bền vững hiện nay thể hiện trong một số
quy tắc riêng lẻ như các nguyên tắc quốc tế về
đầu tư có trách nhiệm của Liên hợp quốc hoặc
bộ hướng dẫn của OECD dành cho các doanh
nghiệp đa quốc gia. Chính vì vậy, trong quá trình
xây dựng Bộ Quy tắc QTCT niêm yết hiện nay
không thể thiếu sự cân nhắc để đưa vào nội dung
phát triển bền vững của doanh nghiệp sao cho
phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn cũng như xu
hướng chung trên thế giới.
Như vậy, trong bối cảnh môi trường pháp lý
của Việt Nam hiện nay, Luật Doanh nghiệp, Luật
Chứng khoán chỉ đưa ra những nguyên tắc cơ bản
về QTCT niêm yết, các văn bản hướng dẫn về
QTCT hiện nay cần phải được xây dựng theo
hướng phù hợp với nguyên tắc QTCT của OECD,
phù hợp với xu hướng QTCT quốc tế phổ biến tại
nhiều quốc gia có thị trường chứng khoán phát
triển. Điều này sẽ góp phần quan trọng trong việc
rút ngắn khoảng cách về chất lượng QTCT niêm
yết ở Việt Nam so với quốc tế, từ đó nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội
nhập kinh tế khu vực và quốc tế15./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bob Tricker (2012), Kiểm soát quản trị
(dịch từ nguyên bản tiếng Anh: Corporate
Governance: Principles, policities and practices,
first edition), Nxb Thời Đại – DT Books.
2. G20/OECD (2015), Principles of
Corporate Governance
3. ICGN (2017), ICGN Global Corporate
Governance Principles (
icgn-global-governance-principles-2017/)
4. CACG (1999), CACG Guidelines:
Principles for Corporate Governance in the
Commonwealth
5. J. Salacuse (2004), Corportate in the New
Century, Company Lawyer, Pp.69-77
6. Lê Thái Phong & Vũ Văn Ngọc (2016),
Các học thuyết về mục đích của công ty và việc
áp dụng chúng trong Luật Doanh nghiệp ở
Việt Nam, Website: tcpdcpl.moj.gov.vn
7. Nguyễn Đặng Minh (2010), Thông lệ về
quản trị công ty của Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế OECD – Nghiên cứu và áp dụng vào
Công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ
Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
15 TTCK (2017), Tiếp thu kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng khung pháp lý về quản trị công ty tại Việt Nam
(
1899382415214794&_afrWindowMode=0%40%3F_afrLoop%3D21899382415214794%26id%3D1157%26_af
rWindowMode%3D0%26_adf.ctrl-state%3Dstnrytv79_9)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xu_huong_phat_trien_cua_phap_luat_quan_tri_cong_ty_niem_yet.pdf