Hiện nay, Công ty Trung Nguyên cùng các đối tác đang triển một dự án đầy tham vọng - G7 Mart. Theo đó, nhóm thực hiện dự án này sẽ tranh thủ khoảng thời gian quá độ để triển khai một hệ thống gồm 100 trung tâm phân phối, 500 cửa hàng tiện lợi và 5.000 cửa hàng thành viên trên cả nước. Đây có thể là một cách đi phù hợp, vì G7 chọn cho mình một mô hình riêng, phù hợp với những thị trường nhỏ và thói quen mua bán của người dân Việt Nam khi thiết lập nên một hệ thống các cửa hàng G7 nhiều quy mô, phù hợp với với từng địa bàn cụ thể.
Trong khi đó với tham vọng củng cố vị trí nhà phân phối số một của Việt Nam, Saigon Coopmart đã đề ra mục tiêu cụ thể là đến 2010 sẽ có 40 siêu thị trên địa bàn cả nước. Mở rộng và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho trung tâm phân phối để đủ sức dự trữ hàng hoá lớn cho các kênh phân phối trong hệ thống, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào công tác quản lý.
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn đã đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối của mình bằng cách nâng cấp các cơ sở hiện có như: xây dựng mới các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ đấu mối lớn với số vốn mỗi dự án lến đến hàng chục - hàng trăm tỷ đồng. Trung tâm bán hàng chuyên ngành có quy mô quốc gia; liên kết với với các doanh nghiệp trong nước xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị ở các địa phương lớn như: Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt với số vốn đầu tư mỗi dự án từ 40-100 tỷ đồng.
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex cũng đề ra chiến lược xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại 3 cấp bao gồm: hệ thống cửa hàng tự chọn phục vụ cho từng khu vực dân cư trong bán kính hẹp với nhu cầu mua sắm nhanh các mặt hàng thiết yếu; hệ thống siêu thị bán lẻ phục vụ đông đảo đối tượng người tiêu dùng với các mặt hàng trung bình thiết yếu trong cuộc sống thường nhật; hệ thống trung tâm thương mại phục vụ cho các đối tượng có khả năng mua sắm hàng cao cấp, khách du lịch, gắn liền với các dịch vụ giải trí, làm đẹp.
41 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xu hướng phát triển ngành dịch vụ phân phối ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thất thế của hệ thống bán lẻ Việt trước ngưỡng cửa 1/1/2009, khi mở cửa thị trường.
Một thị trường ồn ã
Tốc độ phát triển khá nhanh của thị trường bán lẻ trong nước đang hấp dẫn các tập đoàn phân phối đa quốc gia.
Mức hấp dẫn này dẫn đến một nguy cơ tiềm ẩn mà nguyên bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển phải thốt lên: “Vừa rồi, chúng ta cho phép Metro hình thành đến tám điểm, phát triển thành một chuỗi hệ thống bán buôn. Mà trong thị trường, ai hình thành được chuỗi liên kết, nắm được yếu tố cạnh tranh thì người ấy thắng.
Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở tuổi 22 - 55, chiếm tới 70,29% dân số Việt Nam. Chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến đạt 53 tỉ USD vào năm 2010.
Trong báo cáo “Phân tích công nghiệp bán lẻ Việt Nam” của Công ty nghiên cứu, tư vấn toàn cầu RNCOS dự báo sẽ có thêm hàng loạt đại gia bán lẻ nước ngoài đến Việt Nam trong những năm tới.
Chúng ta cam kết nhưng chúng ta vẫn có quyền hạn chế việc mở thêm các điểm bán lẻ. Do đó không nên cấp phép ồ ạt cho các nhà phân phối mở thêm đại lý lập thành chuỗi, gây ra sự cạnh tranh quá khốc liệt”.
Sự khốc liệt này được diễn giải qua việc Ngân hàng Thế giới công bố chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của Việt Nam năm 2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 trên thế giới sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc.
Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỉ USD mỗi năm, theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ dự kiến sẽ đạt 7.000 tỉ đồng, tăng 23% so với năm ngoái. Việt Nam cũng đang dẫn đầu về tiêu dùng hàng hi-tech.
Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen công bố: người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ năm về chỉ số lạc quan tiêu dùng (Global Consumer Confidence Index). Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và tăng lên 1 điểm, trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm 2 điểm, chỉ còn 97 so với cuối năm 2006.
Chủ nhà đang lúng túng
Hiệp hội siêu thị Hà Nội đã chỉ ra những điểm yếu đang tồn tại trong hệ thống phân phối Việt Nam: tính chuyên nghiệp yếu vì nguồn nhân lực chưa qua đào tạo, chỉ có khoảng 4-5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành, 60-70% các đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lãnh vực quản lý và khoảng 20% đơn vị mới xây dựng web đơn giản với nội dung nghèo nàn.
Ngoài ra hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dùng thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc.
Do vậy, hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam tuy đã có nhiều, nhưng còn mang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp. Chính vì thế các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã tìm mọi cách vào Việt Nam khai thác cơ hội từ sự sơ khai, thiếu chuyên nghiệp này.
Điều này được chứng minh qua những thành quả thực tế từ doanh thu, tốc độ tăng trưởng đạt trên 40%/năm mà Metro, Big C, Parkson… đạt được khi mạnh dạn mở kinh doanh tại thị trường Việt Nam. Như Metro Cash & Carry của Đức kiếm lời khoảng 500 triệu USD/năm và tăng trưởng hàng năm đạt 45%.
Theo ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công thương, mặc dù các nhà phân phối Việt Nam có nhiều động thái củng cố lại hệ thống của mình để chống lại áp lực cạnh tranh từ các nhà phân phối nước ngoài, nhưng phải thừa nhận các tập đoàn phân phối nước ngoài đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm kinh doanh trên thị trường các nước đang phát triển.
Theo Nhóm PVBáo Sài Gòn tiếp thị
Bán lẻ Việt Nam: Bắt tay hay sống lay lắt?
(VietNamNet) - Các đơn vị, DN bán lẻ trong nước đang xoay xở tìm biện pháp để có thể "sống sót" trước khi nhiều tập đoàn bán lẻ 100% vốn nước ngoài dự báo sẽ đổ bộ vào Việt Nam từ 1/1/2009. Việc có làm chủ được hệ thống bán lẻ hay không, theo nhiều chuyên gia, phụ thuộc vào chính nội lực và sự liên kết, hợp tác giữa các DN bán lẻ nội địa. >> Thị trường bán lẻ VN sẽ đạt trên 40 tỷ USD năm 2007
Xác lập dần chỗ đứng
Tại Hội thảo về Thị trường bán lẻ Việt Nam: cơ hội và thách thức, do Bộ Công thương và Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 23/1, Phó Chủ tịch Hiệp hội Đinh Thị Mỹ Loan cho biết, có một chuyển động mới đáng ghi nhận ở các DN bán lẻ trong nước, đó là sự tấn công "âm thầm" về thị trường nông thôn. Đơn cử HTX Thuận Thành - đơn vị thành viên hiệp hội - vừa khai trương 3 siêu thị bán lẻ tại Thừa Thiên - Huế và bước đầu kinh doanh có lãi.
Ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội nói thêm, thị trường nông thôn rất tiềm năng - với hơn 60 triệu dân - đang và đáng được các DN bán lẻ để mắt tới. Thu nhập của bà con nông dân ngày càng tăng, sớm hay muộn cũng sẽ bùng phát sức mua. Thị trường bán lẻ ở nông thôn sẽ rất sôi động, đặc biệt đối với những vùng có tốc độ đô thị hoá nhanh.
Nhiều DN "đỏ mắt" tìm mặt bằng tốt để xây dựng các khu thương mại, siêu thị (ảnh VTV).
Đại diện Vụ Chính sách thị trường trong nước (Bộ Công thương) nhẩm tính, chỉ cần mỗi ngày một người dân nông thôn tăng mua 1.000 đồng hàng hoá, tổng mức bán lẻ tại khu vực này sẽ tăng thêm 60-70 tỷ đồng.
Bà Loan nói rằng, việc Bộ Công thương vừa ban hành Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ toàn quốc sẽ giúp các nhà bán lẻ Việt Nam nghiên cứu, xem xét, vận dụng trong chiến lược kinh doanh của mình. "Chúng tôi quan tâm tới việc quy hoạch đất đai xây các chợ, hạ tầng cơ sở, khuyến khích đầu tư hay ưu đãi của Nhà nước trong việc mở trung tâm, điểm bán lẻ có tính chất quyết định với nền sản xuất trong nước, đặc biệt là chợ đầu mối chuyên ngành, chợ đầu mối cấp vùng, chợ đầu mối nông sản, chợ đầu mối hoa quả... ", bà Loan xác nhận.
Tại các thành phố lớn, phương thức bán lẻ hiện đại đang thay thế dần phương thức truyền thống. Trước đây, phương thức bán lẻ hiện đại rất ít, chỉ đạt khoảng 3% (năm 2001) thì nay đã lên tới 10-15% (năm 2007).
Phân tích của Công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen còn chỉ ra rằng, đến năm 2010, phương thức này sẽ chiếm lĩnh 24% trong thị trường phân phối; riêng tại TP.HCM và Hà Nội, việc người dân đến các trung tâm, siêu thị, chuỗi cửa hàng... để mua sắm sẽ chiếm tới 37% trong vài ba năm nữa.
Thị trường bán lẻ Việt Nam như miếng bánh vô cùng hấp dẫn khi vừa qua Ngân hàng Thế giới công bố chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu của Việt Nam năm 2007 đạt 74/100 điểm, đứng thứ 4 trên thế giới (chỉ sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc). Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỷ USD mỗi năm, dự kiến tăng trưởng sức mua trong nước luôn đạt trên 20%.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng, điều quan trọng là chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và đứng thứ 5 thế giới trong khi chỉ số này trên toàn cầu đang giảm. Đó chính là vì người tiêu dùng Việt Nam ngày càng được hưởng nhiều hơn sự tiện dụng của hệ thống bán lẻ, từ đó, thói quen mua sắm cũng như xu hướng tiêu dùng sẽ thay đổi.
Theo Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, cũng trong năm qua, đã có ít nhất 140 siêu thị/đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại và gần 1 triệu m2 mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển.
Tồn tại như thế nào?
"Ai sẽ làm chủ hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam trong tương lai, DN trong nước hay các tập đoàn nước ngoài?" là câu hỏi "nóng" được nhiều người quan tâm trên một diễn đàn gần đây.
Ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội, thẳng thắn, việc có làm chủ được hệ thống phân phối hay không chính là ở bản thân các DN bán lẻ nội địa. Nếu không liên kết, hợp tác để cùng phát triển thì các tập đoàn nước ngoài sẽ thay thế vị trí này; còn nếu các DN nội địa làm tốt, chúng ta có thể mạnh lên như Hàn Quốc từng đẩy hệ thống cửa hàng Wal-Mart ra khỏi địa bàn của mình. Song, đến thời điểm này tại Việt Nam, ông Vinh thừa nhận sự liên kết này rất yếu ớt và hiếm hoi.
Kể từ đầu năm ngoái đến nay, thị trường phân phối trong nước mới biết đến sự ra đời của Công ty CP Đầu tư và Phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (quy mô vốn lên tới 6.000 tỷ đồng), từ sự liên kết của 4 DN phân phối hàng đầu nội địa là Hapro, Satra, Saigon Co.op và Tập đoàn Phú Thái. ẻ Việt Nam đang rất khuyến khích xu hướng này (có thể là liên kết là giữa là bán lẻ Việt Nam v
Hiệp hội Các nhà bán l ới nhà sản xuất hoặc giữa nhà bán lẻ với nhau) nhằm tăng sức mạnh của DN, với giá cả hợp lý, phương thức dịch vụ và thanh toán tốt nhất cho người tiêu dùng.
Một chuyên gia thương mại nhận xét, trong lĩnh vực bán lẻ, cái chúng ta đang thiếu nhất là hoạt động của hệ thống hậu cần - khâu hỗ trợ cho chuỗi bán hàng cuối cùng của hệ thống bán lẻ và các đại siêu thị ở các đô thị lớn. Các DN bán lẻ cần liên kết để đủ sức tiếp quản các mặt bằng lớn, với sự tập trung vốn và nguồn nhân lực cao.
Ông Vũ Vinh Phú cho biết, 70% hàng hoá tại các siêu thị hiện là hàng Việt Nam, song sản xuất của chúng ta không đủ lớn, năng suất thấp nên không đủ cung ứng. Trong khi, sản xuất chính là cái gốc, là dạ dày của bán lẻ. Hơn nữa, hệ thống phân phối từ trang trại đến kho dự trữ, sơ chế, bán lẻ... bị cắt khúc, phân tán, dẫn tới chi phí đầu vào cao.
Đơn cử, một một ký tôm tại nơi sản xuất ở Thái Bình giá có 80.000 đồng nhưng về đến Hà Nội tăng lên 120.000 đồng. Do vậy, cần thành lập các sàn giao dịch để nông dân bán được với giá cao nhất, cắt bớt khâu lưu thông, đưa thẳng hàng hoá từ nơi sản xuất đến các siêu thị.
Ngoài ra, ông Vinh cũng chỉ ra những điểm yếu của hệ thống phân phối trong nước: thiếu tính chuyên nghiệp do chỉ 4-5% nhân lực được đào tạo chuyên ngành, 60-70% đơn vị kinh doanh chưa sử dụng CNTT vào lĩnh vực quản lý... chưa kể khó khăn về mặt bằng, vốn ít ỏi, khó tiếp cận đất đai.
Đây là những tồn tại mà một đại biểu tại hội thảo nhận xét, đều là các vấn đề đã cũ, bàn đi bàn lại nhiều lần. Song, vấn đề đặt ra là giải quyết như thế nào và việc kêu ca, thắc mắc của DN có đến với các cơ quan quản lý Nhà nước không trong khi Hiệp hội còn non trẻ, mới thành lập được 3 tháng.
)
Thị trường bán lẻ Việt Nam đang hấp dẫn
Doanh thu bán lẻ từ hệ thống phân phối hiện tại của Việt Nam chiếm chưa tới 10%. Phần lớn hệ thống phân phối còn rất non trẻ. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ Việt Nam đã manh nha xuất hiện các hoạt động phản cạnh tranh…
Với “Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007” (GRDI) đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ tư sau Ấn Độ và Nga, Trung Quốc. Đó là kết quả nghiên cứu lựa chọn xếp hạng 30/185 nền kinh tế có thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, vừa được tập đoàn tư vấn AT Kearney công bố. Đây là một thứ hạng cao, thể hiện triển vọng phát triển sáng sủa và sức hút mạnh mẽ của thị trường bán lẻ Việt Nam đối với các nhà kinh doanh toàn cầu. Nhưng vị trí này đã tụt một bậc so với năm 2006.
Nguy cơ chết yểu…
Theo nhiều chuyên gia, hiện nay thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn đang ở dưới mức phát triển do cơ sở hạ tầng kinh doanh còn thiếu và yếu kém, kỹ năng kinh doanh chưa chuyên nghiệp, dịch vụ hậu cần hầu như chưa có gì.
Ngoài ra, hậu cần cho hệ thống phân phối như kho bảo quản, các kho lạnh, xe tải chuyên dung thiếu đồng bộ, chưa đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Việc tổ chức cung ứng hàng hoá chủ yếu là có gì bán nấy, chưa xây dựng được vùng cung cấp nguồn hàng ổn định để tiêu thụ. Tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc. Do vậy, hệ thống thương mại bán lẻ của Việt Nam tuy đã có nhiều nhưng còn mang nặng tính đại lý, thu lợi nhuận thấp.
Sự yếu kém của thị trường này được bà Đinh Thị Mỹ Loan, Cục trưởng Cục quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổng kết lại là do thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực tài chính, thiếu tính liên kết và chiến lược dài hạn. Doanh thu bán lẻ từ hệ thống phân phối hiện tại của Việt Nam chiếm chưa tới 10%. Phần lớn hệ thống phân phối còn rất non trẻ. Bên cạnh đó, thị trường bán lẻ Việt Nam đã manh nha xuất hiện các hoạt động phản cạnh tranh như so sánh trực tiếp các sản phẩm cùng loại, khuyến mại gian dối về sản phẩm, tặng hàng cho khách dùng thử để đổi sản phẩm của doanh nghiệp khác, hành vi liên kết của các doanh nghiệp để phân chia thị trường, ngăn cản doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, thống nhất giá cả dịch vụ… Các doanh nghiệp Việt Nam chưa biết sử dụng công cụ pháp lý để tự bảo vệ trước các hành vi phản cạnh tranh.
Trước khi Việt Nam gia nhập WTO, đã xuất hiện một số nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam như Big C, Metro Cash and Carry, Cora… Từ nay tới thời điểm 1/1/2009, các rào cản gia nhập thị trường dần được loại bỏ theo lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế, sự bảo hộ của nhà nước đối với những lĩnh vực nhạy cảm của nền kinh tế như dịch vụ bán lẻ sẽ giảm dần.
Với sự tham gia mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài như hiện nay, ông Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch tập đoàn Phú Thái, cho rằng nếu không có một chiến lược tổng thể thì e rằng các doanh nghiệp phân phối bán lẻ của Việt Nam sẽ chết yểu. Ông Đoàn phân tích, tại Ấn Độ mới chỉ có 2 đại siêu thị Metro, Cash & Cary, trong khi đó, ở Việt Nam đã xuất hiện 8 siêu thị. Có một doanh nghiệp liên doanh đang hoạt động trên lĩnh vực phân phối bán lẻ ở Việt Nam dự định mở 40 siêu thị để kết nối hệ thống kinh doanh ngầm.
Ông Nguyễn Cẩm Tú - Thứ trưởng Bộ Công Thương nhấn mạnh hiện nay tất cả các ưu đãi cho các doanh nghiệp bán lẻ phân phối Việt Nam là không còn. Thị trường bán lẻ năm 2009 sẽ sôi động hơn rất nhiều với sự tham gia của các nhà bản lẻ phân phối nước ngoài. Sẽ xuất hiện nhiều doanh nghiệp hùng mạnh, chuyên nghiệp đồng thời sẽ có sự ra đi của nhiều doanh nghiệp yếu kém. Các nhà bán lẻ thế giới vào Việt Nam với công nghệ hiện đại, chuyên nghiệp. Song, chúng ta không bàn đến chuyện các doanh nghiệp Việt Nam phải thắng hay phải đối đầu với các “ông lớn” mà cạnh tranh để chúng ta trưởng thành.Trăn trở của doanh nghiệp
Điểm yếu của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam là thiếu tính liên kết. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia kinh tế, khi các doanh nghiệp biết kết hợp với nhau sẽ phát huy được thế mạnh của từng doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm được nhiều chi phí nhỏ lẻ về cửa hàng, kho vận… Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ về lợi ích mà khi mình toàn tâm hợp tác với các doanh nghiệp khác.
Bà Nguyễn Thị Hồng Hương- Tổng Giám đốc hệ thống siêu thị Vinatex đưa ra nhận xét: “Nhiều khi doanh nghiệp tìm đến nhau về hình thức, còn thực chất chỉ chăm bẵm cho lợi ích của mình, thủ thế với nhau, chứ chưa thực sự cùng nhau mổ xẻ, chia sẻ thông tin, lợi ích để biết rằng mình phải dành cho đối tác cái gì và mình chỉ được nhận phần nào”.
Một trăn trở nữa mà các doanh nghiệp đưa ra là mối quan hệ giữa nhà bán lẻ và nhà sản xuất. Thời gian qua, cả nhà sản xuất và nhà bán lẻ mặc dù có nhiều nỗ lực để tìm đến với nhau nhưng quá trình thực hiện còn nhiều bất cập. Nhà bán lẻ chủ trương bán hàng ra phải sòng phẳng, khách quan để lựa chọn nhà sản xuất; nhà cung cấp đưa ra những mặt hàng tốt, có chất lượng và có giá cả phù hợp bán trong hệ thống, nhưng thực tế quá trình thực hiện lại rất nhiêu khê. Liên tục xảy ra cảnh nhà bán lẻ chèn ép nhà sản xuất. Nhà sản xuất cũng chỉ cần có cơ hội là “chơi” lại nhà bán lẻ. Tình trạng này được bà Hồng Hương ví với hình ảnh “Cá ăn kiến rồi kiến ăn cá”.
Thêm một trăn trở nữa của những nhà bán lẻ được ông Nguyễn Minh Phú-Chủ tịch Hiệp hội siêu thị Hà Nội đưa ra là: Hệ thống sản xuất của Việt Nam manh mún, năng suất thấp, chất lượng hàng hoá không ổn định cho nên sản phẩm của chúng ta rất khó vào siêu thị. Ông Phú đưa ra bức xúc của mình: “Rồi công tác kiểm soát thị trường cũng có vấn đề. Trong siêu thị của chúng tôi, một mớ mùi cũng phải vào thẻ, vào máy tính. Trong khi những nhà bán lẻ làm ăn không chân chính, bán được 100 cái tivi nhưng chỉ khai với cơ quan thuế là bán được 2 chiếc. Một luật thuế đề ra mà lại có nơi làm sổ sách nơi thì thương lượng với cán bộ thuế thì lấy đâu ra sự công bằng, động cơ để kinh doanh lành mạnh”. Theo ông Phú, hiện nay, chi phí ngoài sổ sách khá cao. Ông Phú đưa ra ví dụ: một con tôm mang từ Thái Bình lên Hà Nội phải qua 3 trạm kiểm tra. Phong bì mỗi lần vài trăm nghìn. Chi phí ấy lại chui vào con tôm. Một kg tôm đến cửa ngõ Hà Nội giá 90.000 đồng/kg, nhưng vào đến chợ Thành Công lên tới 130.000 đồng/kg”.
Hướng tới sự bền vững
Với thực trạng như hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam rất cần có một người “đứng mũi chịu sào”. Đó chính là Hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan cho rằng: “Để phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam và môi trường bán lẻ ở Việt Nam thì vai trò của Hiệp hội các doanh nghiệp bán lẻ là rất quan trọng. Bởi, sự ra đời của Hiệp hội là kỳ vọng, mong ước của các doanh nghiệp, của người tiêu dùng. Thông qua Hiệp hội các doanh nghiệp Việt Nam sẽ liên kết được với nhau, có một chiến lược dài hạn cho ngành bán lẻ, doanh nghiệp bán lẻ. Với sự có mặt của Hiệp hội thì các doanh nghiệp sẽ tăng cường tính chuyên nghiệp của mình lên thông qua công tác đào tạo, hợp tác quốc tế”.
Để Hiệp hội thực sự phát huy sức mạnh của mình, ông Nguyễn Minh Phú cho rằng, Hiệp hội cần phải có những quyền hạn nhất định trong việc ký kết các văn bản kinh doanh với các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp tham gia vào Hiệp hội phải thực sự cầu tiến, chứ không phải chỉ là sự dựa dẫm, “vuốt ve” nhau.
Ngoài ra, ông Phạm Đình Đoàn còn khuyến nghị, hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam cần có sự định hướng của Nhà nước. Nhà nước cần phải thể hiện được vai trò hoạch định chính sách để phát triển mạng lưới phân phối, trong đó có việc định hướng về tỷ lệ doanh nghiệp trong và ngoài nước. Theo đó, tỷ lệ này cần được rõ ràng và lý tưởng nhất là các doanh nghiệp nội địa cần phải cao hơn chiếm 60% so với các doanh nghiệp nước ngoài. Với tỷ lệ chênh lệch như thế thì Nhà nước mới có thể kiểm soát được thị trường phân phối bán lẻ của Việt Nam./.
Thấy gì từ thị trường bán lẻ Việt Nam ?
Sức hấp dẫn lớn từ một thị trường mới nổi:
Thị trường bán lẻ ở Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới. Kết quả nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney vừa công bố Chỉ số phát triển bán lẻ chung năm 2007 (GRDI) đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ tư sau Ấn Độ và Nga, Trung Quốc.Chỉ số phát triển bán lẻ chung của Việt Nam năm 2004 đạt 76 điểm và đứng thứ bảy (lần lượt sau Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Slovenia, Croatia và Latvia). Năm 2005 Việt Nam vươn lên đạt 79 điểm, nhưng chỉ đứng thứ tám. Năm 2006, với bước nhảy vọt đạt 84 điểm, Việt Nam đã vượt qua năm nước đứng trên liền kề là Ucraina, Trung Quốc, Slovenia, Latvia và Croatia để đại nhảy vọt lên vị trí thứ ba trong bảng xếp hạng. Năm 2007, Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới. Chỉ số phát triển bán lẻ chung do AT Kearney xây dựng dựa theo thang điểm 100. Trong đó, thị trường nào có điểm số càng cao nghĩa là độ hấp dẫn và triển vọng phát triển của thị trường đó càng lớn.
Thị trường bán lẻ tại Việt Nam được xếp hạng là một trong bảy thị trường sinh lợi nhiều nhất trên thế giới, do vậy các nhà phân phối trong nước và nước ngoài đang xếp hàng dài để nắm lấy thị phần tại thị trường này. Hầu hết các nhà sản xuất và các nhà phân phối bán lẻ hàng đầu đã bước đầu có mặt tại Việt Nam bao gồm Metro Cash & Carry, Big C..v.v và Wal-mart cũng đang đặt sự chú ý rất nhiều vào thị trường bán lẻ Việt Nam.
Việt Nam đang trong tầm ngắm của các đại gia bán lẻ toàn cầu. Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaixia), Zen Plaza (Nhật Bản) và Diamond Plaza (Hàn Quốc)… Hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm phát triển khá mạnh. Metro Cash&Carry đang hoạt động với 6 siêu thị tại Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ khoảng 10000-15000 mặt hàng các loại. Hệ thống siêu thị Big C đang hoạt động với 5 siêu thị tại thành phố HCM, Hà Nội, và Đồng Nai. Trung tâm mua sắm sang trọng Diamond Plaza, Parkson Plaza, Zen Plaza ...đang hoạt động tại thành phố HCM.
Điểm thu hút các đại gia bán lẻ nước ngoài:
Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, GDP năm 2004 tăng 7,5%, GDP năm 2005 tăng 8,4%, GDP năm 2006 tăng 8,17%, và dự kiến sẽ tăng tăng 9% trong năm 2007 ( dự báo do Ngân hàng Đầu tư "Credit Suisse" của Thụy Sĩ đưa ra - nguồn website Ngân hàng nhà nước ).
Thị trường phân hóa mạnh với đa số là các cửa hàng bán lẻ bình dân.
Thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông khoảng gần 84 triệu dân, dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, hơn một nửa dân số có độ tuổi dưới 30 tuổi và thu nhập của người dân ngày càng cao. Điều này rất hấp dẫn bởi chính lớp trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả, đó là khách hàng tiềm năng của những nơi mua sắm kiểu Wal-Mart.
Mỗi thị trường có có một giai đoạn nhất định được xem là cơ hội tốt để tham gia, thường diễn ra từ 5 đến 10 năm. Các nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam giống như một "tiểu Ấn Độ" (little India) của 5 năm về trước còn thị trường Trung Quốc - trước kia được xem như là cơ hội vàng cho các tập đoàn bán lẻ- thì nay đang trong giai đoạn thoái trào; do đó các tập đoàn bán lẻ tập trung chuyển hướng chủ yếu vào thị trường Ấn Độ và Việt Nam - đang trong giai đoạn cực thịnh.
Cơ sở hạ tầng phát triển khá mạnh trong những năm qua với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng. Trong giai đoạn 2007 - 2011, cơ sở hạ tầng bán lẻ tại Việt Nam sẽ được cải thiện nhanh chóng hơn nữa với các trung tâm buôn bán nhỏ có lắp đặt điều hòa nhiệt độ, các chuỗi cửa hàng nhỏ và các siêu thị xuất hiện ở nhiều nơi, thu hút ngày càng nhiều người tiêu dùng đến mua sắm.
Việt Nam là thành viên của WTO cũng đồng nghĩa với việc các rào cản bị xóa bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài được tự do tiếp cận và thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Kể từ năm 2009, Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Hạn chế:
Bên cạnh những con số và những điểm thu hút nhà đầu tư nước ngoài khá ấn tượng thì thị trường bán lẻ Việt Nam còn tồn tại trong mình nhiều hạn chế, yếu kém, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của nó, như:
Thói quen " ăn một bát cháo chạy ba quãng đồng". Người dân Việt Nam có thể đi một quãng đường dài chỉ để mua một sản phẩm nhỏ với giá rẻ hơn một chút so với hàng trong các trung tâm thương mại. Điều này đã trở thành thâm căn cố đế trong tiềm thức của người dân Việt Nam. Mặt khác, người Việt di chuyển chủ yếu bằng xe mô tô có thể đi được đến mọi nơi, lại không phải lo gửi xe, đỗ xe như trong các trung tâm mua sắm, họ chỉ cần dựa xe ngoài vỉa hè là có thể mua được hàng hóa mình cần trong các " cửa hàng trong nhà". Mô hình cửa hàng này tuy thuận tiện, nhưng không quy mô, ảnh hưởng rất nhiều đến thị trường mua sắm mở rộng (trung tâm thương mại ). Hệ thống các chợ trời vẫn còn phổ biến với hơn 9.000 chợ vẫn đang hoạt động hiệu quả và thu hút một lượng lớn dân cư thuộc mọi tầng lớp, đặc biệt là những người có mức thu nhập trung bình, thấp và những người hưu trí. Điều đó cho thấy, mặc dù nhu cầu ngày một gia tăng, nhưng điều đó chưa đủ để có thể thay đổi tập quán, thói quen tiêu dùng. Đó cũng là nguyên nhân tại sao cho đến nay chỉ có khoảng 13% hoạt động mua bán hàng tiêu dùng của người Việt Nam được thực hiện thông qua các kênh phân phối hiện đại.
Tuy cơ sở hạ tầng đã có những bước phát triển tương đối nhưng vẫn thiếu các tòa nhà hoàn thiện dành riêng cho trung tâm thương mại tại Việt Nam. Hiện tại, TP Hồ Chí Minh có ít nhất 7 trung tâm thương mại với hơn 8.000m2 tổng diện tích cho thuê; Hà Nội chỉ chỉ có 3 trung tâm thương mại lớn với tổng diện tích sàn cho thuê khoảng 12.000 m2. Mức giá thuê tại các trung tâm này khá cao: từ 15 USD/m2/ tháng đến 100 USD/m2/tháng.
Thực tế :
Khi nghiên cứu số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng từ năm 2000 đến năm 2005 bình quân tăng 16,86%/năm; mức tăng 2006 khoảng 23%. Tuy nhiên, theo tính toán của Tổng cục Thống kê và các chuyên gia kinh tế, thì tác nhân gây tăng doanh thu từ thị trường bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng là do sự tăng giá của hàng hóa (năm 2004 mức tăng là 7,7%, năm 2005 mức tăng 8,3%, mức tăng 2006 gần 10%). Còn tốc độ tăng thực chất của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2004 còn 10,85%, năm 2005 là 11,29%. Như vậy doanh thu cao là do sự tăng giá của hàng hóa chứ chưa phải là do sự tăng lên của thị phần.
Trong khi đó, đã có nhiều tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài đang ở thế áp đảo đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Như hệ thống siêu thị của tập đoàn Metro Cash & Carry (Đức) trong cả nước đang kinh doanh bán buôn bán lẻ 15.000 mặt hàng các loại với giá thấp hơn các siêu thị trong nước 10 - 15%, cùng với các đại gia khác như Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia), Zen Plaza (Hàn Quốc)... đã nẫng từ tay các doanh nghiệp kinh doanh hệ thống siêu thị gần 60% lượng khách hàng. Nguyên nhân có lẽ bên cạnh tiềm lực tài chính mạnh, kinh nghiệm quản lý thì họ đưa ra mức giá phù hợp hơn. Mặt khác, trong khi các đại gia kinh doanh bán lẻ nước ngoài chỉ tập trung vào khâu phân phối, bán hàng theo hướng chuyên nghiệp thì phần nhiều các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng trong nước lại ôm đồm thêm chức năng sản xuất, và thông thường thì nhiều nghề sẽ yếu, việc không hiệu quả trong kinh doanh, phân phối là điều khó tránh khỏi.
Mặt khác, một thực tế đáng lo ngại là trong những siêu thị hay những trung tâm thương mại của nước ngoài như Diamond Plaza, Metro ... thì hàng hóa của những doanh nghiệp Việt Nam hầu như không xuất hiện, hoặc xuất hiện rất ít, chủ yếu là nhãn hiệu của các doanh nghiệp nước ngoài mặc dù chất lượng và giá cả của hàng hóa nhãn hiệu Việt không thua kém gì mấy so với hàng ngoại. Thậm chí các sản phẩm đó đã được xuất khẩu ra nước ngoài, được các thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật.. chấp nhận, nhưng lại không có chỗ đứng trong các khu trung tâm thương mại ngay tại thị trường trong nước. Điều này là một câu hỏi khá lớn trước nguy cơ thua ngay trên sân nhà của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.
Cuộc chiến giành thị phần:
Trong thời kỳ hậu WTO, Việt Nam phải mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước ngoài trong các lĩnh vực bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán, viễn thông, năng lượng, chuyển phát nhanh, xây dựng ... đặc biệt, trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ tự do hóa lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Điều này rất hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nước ngoài, nhất là với các đại gia Mỹ nổi tiếng là năng động và tiềm lực mạnh.
Trước sức ép đó, các doanh nghiệp trong nước cũng đã liên kết nhau lại nhằm nâng cao thế và lực trên. Đi tiên phong trong chiến lược này là bốn nhà phân phối hàng đầu Việt Nam: Tổng công ty thương mại Sài Gòn, Tổng công ty thương mại Hà Nội, Liên hiệp HTX thương mại TP. Hồ Chí Minh và Công ty TNHH Phú Thái đã góp vốn thành lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối (VDA). Mục tiêu của VDA là trở thành tập đoàn hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối và logistics. Để đạt được điều ấy, ngoài việc phát huy thế mạnh của từng thành viên, VDA đã ký ngay văn bản hợp tác chiến lược với Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines), Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV).
Các doanh nghiệp trong nước đã chứng tỏ được sự cố gắng của mình: Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn-Saigon Coopmart đang phấn đấu đến năm 2010 xây dựng được hệ thống 40 siêu thị trên cả nước và đi đầu trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 trong hoạt động quản lý. Hapro (Tổng công ty Thương mại Hà Nội) khai trương hệ thống gần 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích tại Thủ đô ngay sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Công ty TNHH Phú Thái cũng có chiến lược riêng nhằm phát triển thành tập đoàn phân phối hàng đầu của Việt Nam vào năm 2007. Công ty Trung Nguyên đang triển khai dự án G7 Mart với kế hoạch xây dựng hệ thống phân phối trên cả nước gồm 100 trung tâm phân phối, 500 cửa hàng tiện lợi và 9500 cửa hàng thành viên trong giai đoạn đầu.
Đâu là phần kết?
Thực tế cho thấy các đơn vị bán lẻ trong nước còn chưa nhiều, lại thiếu tính chuyên nghiệp và vốn ít; hệ thống hậu cần như kho bãi, xe chuyên dùng, nguồn hàng rời rạc, thiếu đồng bộ và chưa đạt chuẩn; hạ tầng giao thông kém... Bên cạnh đó, Chính phủ hầu như chưa phát huy được vai trò của mình trong việc định hướng cũng như giúp đỡ các doanh nghiệp trong nước. Điển hình là việc cấp giấy phép hoạt động cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài; nhìn lại ta sẽ thấy hầu hết những siêu thị, trung tâm thương mại nước ngoài đều chọn được những vị trí đẹp nhất, gần vị trí trung tâm, nơi tập trung dân cư, giao thông thuận tiện, mặt bằng rộng.
Phân phối giống như chiếc chìa khóa trong nền kinh tế. Hệ thống phân phối là những huyết mạch của tổng thể nền kinh tế. Nếu như bị nước ngoài nắm giữ thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trên bờ vực phá sản. Nhất là khi đã gia nhập WTO, xoá bỏ hàng rào thuế quan, hàng hóa tiêu dùng nước ngoài được dọn đường tràn vào trong nước sẽ đẩy các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ Việt Nam đứng trước nhiều nguy cơ, trong đó thấy rõ nhất là nguy cơ trở tay không kịp và nguy cơ mất trắng thị trường trong tương lai. Tránh lặp lại bài học của Trung Quốc sau khi gia nhập WTO, rất nhiều các doanh nghiệp bán lẻ Trung Quốc phá sản hoặc thua lỗ lớn.
Định hướng thương hiệu cho ngành bán lẻ Việt Nam
Cập nhật 18-5-2006 16:23
Thời gian gần đây, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ luôn được Chính phủ, nhà đầu tư và giới truyền thông dành cho sự quan tâm đặc biệt đến nỗi dù bạn có kinh doanh trong lĩnh vực này hay không, cũng phải tự hỏi có gì mới?
Ngành bán lẻ Việt Nam, không non trẻ nhưng chưa trưởng thành Ở Việt Nam, doanh nghiệp nào ngay khi ra đời cũng quan tâm đến kênh phân phối và kênh bán lẻ. Có khác chăng là làn sóng thâm nhập thị trường của các đại gia quốc tế Carrefour, Tesco… với các dự án đầu tư mô hình bán lẻ hiện đại đã làm cho ngành phân phối bán lẻ Việt Nam bỗng trở nên nháo nhào. Chính phủ cũng đã đưa ra định hướng ưu tiên: 2006 là năm của kênh phân phối và bán lẻ!
Thật ra việc thâm nhập thị trường bán lẻ Việt Nam của các đại gia đã bắt đầu từ hơn 10 năm nay dưới các mô hình khác nhau. Trong đó có mô hình tồn tại, có mô hình đã chết ngay từ giai đoạn nghiên cứu luận chứng khả thi và xin giấy phép đầu tư. Các dự án không triển khai được vì nhiều lý do, trong đó nổi bật hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là thị trường chưa sẵn sàng, đối tượng tiêu dùng cho mô hình bán lẻ hiện đại chưa đủ lớn. Thứ hai là chính sách hạn chế đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực bán lẻ.
Mặc dù vậy, các tập đoàn bán lẻ vẫn không ngừng quan sát và nghiên cứu các dự án thâm nhập thị trường. Họ kiên nhẫn chờ thời điểm thích hợp để chính thức bước chân vào sân chơi tiềm năng với những đặc điểm hấp dẫn như dân số đông, mức tăng trưởng kinh tế ổn định. Nay dường như thời điểm đã đến, muốn gia nhập WTO, Việt Nam buộc phải mở cửa lĩnh vực bán lẻ và chuyện các dự án đầu tư bán lẻ hiện đại đổ vào đây là chuyện tất nhiên. Vấn đề là cảm giác “chưa sẵn sàng” của cả nhà quản lý lẫn người bán lẻ trong nước trước các đại gia hùng mạnh có quy mô toàn cầu dễ dẫn đến sự lúng túng cũng như các phản ứng đầu tư sai. Xem ra cũng là chuyện khó tránh của ngành bán lẻ Việt Nam vốn không còn non trẻ nhưng lại chưa trưởng thành!
Vậy thì doanh nghiệp phải làm gì? Điều quan trọng là doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ cần nắm bắt tốt các mô hình bán lẻ trên thế giới và định hướng đúng hình thức đầu tư sao cho phù hợp với đặc trưng của thị trường nội địa. Đây là lợi thế cạnh tranh duy nhất. Các đại gia quốc tế dù có phung phí tiền bạc cho công tác nghiên cứu thị trường, thì cũng không ai hiểu sân nhà bằng chính doanh nghiệp trong nước. Những điển cứu về các mô hình bán lẻ đã chết hay thành công ngay tại thị trường Việt Nam trước đây, dù ở quy mô nào, cũng là những bài học sát thực nhất cho các doanh nghiệp đang có dự định thâm nhập lĩnh vực này.
Mô hình nào cho thương hiệu bán lẻ Việt Nam?
Đặc điểm thị trường địa phương sẽ là yếu tố quyết định thành công cho mô hình bán lẻ. Chắc hẳn nhiều người vẫn còn nhớ sự xuất hiện rồi nhanh chóng biến mất của các cửa hàng tiện lợi Masan, Daily. Mô hình các cửa hàng tiện lợi vốn rất phổ biến trên thế giới đã không thích hợp với thị trường Việt Nam vào thời điểm đó! Nhà đầu tư đã lựa chọn mô hình bán lẻ cao cấp cho một thị trường tiêu dùng thấp. Cửa hàng tiện lợi được xem là cao nhất trong các mô hình bán lẻ vì giá bán ở đây cao, người tiêu dùng phải trả thêm cho yếu tố tiện lợi. Tiện lợi ở đây nên được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm: địa điểm, sản phẩm bày bán, cách thức phục vụ… Ở Việt Nam vẫn có phân khúc tiêu dùng cao cấp như thế, nhưng vào thời điểm đó lại chưa đủ lớn. Yếu tố văn hóa và hành vi tiêu dùng địa phương vẫn chưa được phân tích cặn kẽ. Phần lớn người tiêu dùng Việt Nam đi xe gắn máy, nên việc tấp xe lên lề đường để ghé vào các cửa hiệu tạp hóa là hết sức thuận tiện. Vậy tại sao họ phải trả giá cao hơn cho các cửa hàng tiện lợi như đã kể trên?
Thời gian hoàn vốn cũng là một yếu tố cần xem xét. Người Việt Nam vốn quá quen với văn hóa chợ và cửa hàng tạp hóa. Vì thế, để người tiêu dùng có thể thay đổi hành vi mua sắm ở các cửa hàng bán lẻ hiện đại, họ cần thời gian thích nghi. Yếu tố này thường dễ làm các nhà đầu tư nản lòng.
Các nghiên cứu và phân tích cho thấy trong các mô hình bán lẻ hiện đại, các mô hình giá thấp (như Supermarket, Hypermarket…) dường như thích hợp với hiện trạng tiêu dùng của Việt Nam hơn các mô hình giá cao (Department store, Convenience store). Giá thấp ở đây được hiểu là so sánh giữa các mô hình bán lẻ hiện đại, chứ không phải với các mô hình truyền thống như chợ, cửa hàng tạp hóa. Sự tồn tại và phát triển của hệ thống Saigon Co.op, Maximark, Metro… có thể ủng hộ thêm lập luận này. Các mô hình bán lẻ hiện đại giá cao cần được phát triển chọn lọc và chấp nhận thách thức cùng thời gian. Các doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định thâm nhập ngành bán lẻ nên cẩn thận với mô hình cửa hàng tiện lợi và chọn lựa thật kỹ trước khi đưa ra quyết định chiến lược này.
Vài lưu ý khi xây dựng thương hiệu bán lẻ
Điều quan trọng trong công tác quảng bá thương hiệu bán lẻ là phải thông tin đúng về hiệu quả mô hình bán lẻ và các đặc điểm của dịch vụ. Song song đó là việc nhanh chóng tạo nên thương hiệu hàng đầu trong loại mô hình bán lẻ mà doanh nghiệp đã chọn.
Không giống như những dịch vụ hay sản phẩm khác, bản thân điểm bán lẻ chính là nơi quảng bá thương hiệu bán lẻ hiệu quả nhất. Việc đầu tư vào một hệ thống nhận diện thương hiệu bán lẻ (bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu trang trí) là rất quan trọng, vì không chỉ đóng vai trò như quảng cáo ngoài trời mà còn gắn liền ngay với hình ảnh cửa hiệu. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trưng bày hàng hóa bên trong, vốn là những công cụ quảng bá kinh điển của cửa hàng bán lẻ.
Các hình thức khuyến mãi là chiêu thức không thể thiếu, đặc biệt là các tác nghiệp giảm giá theo mùa, thu hút khách đến bằng những mặt hàng đại hạ giá.
Mạng lưới và cuộc chơi của kẻ lớn
Hầu hết các thương hiệu bán lẻ thành công đều có quy mô lớn với mạng lưới bán lẻ rộng khắp. Hoạch định mạng lưới bán lẻ vì thế là công tác chiến lược của ngành kinh doanh này.Việc hình thành mạng lưới không chỉ hữu ích trong công tác định vị và quảng bá thương hiệu, mà còn giúp thương hiệu có sức mạnh quy mô.
Thông thường, nhà sản xuất hoạch định kênh phân phối, bán lẻ cho các sản phẩm. Họ quyết định các thương hiệu của mình bán ở đâu, chính sách lợi nhuận bán lẻ như thế nào? Tuy nhiên, một khi nhà bán lẻ đã đủ mạnh về quy mô và mạng lưới, thì người bán lẻ lại là người quyết định cuộc chơi. Bạn có thể hình dung như thế nào nếu Wal- Mart đưa ra yêu sách cho một nhà sản xuất mà không được đáp ứng! Rất có thể họ sẽ ưu tiên kinh doanh các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Lúc đó nhà sản xuất này chắn chắn phải “xuống nước” vì không thể đứng nhìn đối thủ của mình được nhà bán lẻ khổng lồ Wal-Mart với mạng lưới toàn cầu ưu ái.
Các nhà kinh doanh bán lẻ vì thế rất hiểu lợi thế quy mô. Nó giúp họ tạo áp lực lên nhà cung ứng nhờ sản lượng bán lẻ khổng lồ, gia tăng lợi nhuận và lợi thế cạnh tranh. Trong khi đó, các nhà bán lẻ đơn độc chắc chắn sẽ tìm cách liên kết hoặc phá sản một khi các đại gia tăng áp lực!
Mở rộng và khai thác thương hiệu riêng
Một khi đã tạo dựng được thương hiệu đủ mạnh, nhà bán lẻ hoàn toàn có thể dùng chính thương hiệu của mình để mở rộng sang cung ứng các sản phẩm. Người tiêu dùng khi đó sẽ hoàn toàn yên tâm với các sản phẩm mang thương hiệu của trung tâm mua sắm mà mình tin tưởng. Chẳng hạn Co.op Mart hoàn toàn có thể hợp tác với các nhà cung ứng để yêu cầu cung cấp sản phẩm cốt lõi với chất lượng đảm bảo để đóng gói bằng chính bao bì mang thương hiệu Co.op Mart (trứng gà, gạo, thịt, nước tương…). Chắc chắn những sản phẩm với thương hiệu bảo chứng này sẽ làm đau đầu các nhà sản xuất cạnh tranh! Xu hướng nhãn hiệu riêng phát triển khá mạnh trên thế giới, đặc biệt là của các đại gia bán lẻ châu Âu.
Hiện nay tại Việt Nam, thương hiệu Co.op Mart đã gần như đồng nghĩa với mô hình bán lẻ siêu thị (giống như Honda gần như đồng nghĩa với xe gắn máy trước đây!). Nếu nhanh chóng phát triển, liên tục duy trì và nâng tầm thương hiệu thì dù cho có sự thâm nhập của các đại gia bán lẻ nước ngoài, Co.op Mart hoàn toàn có thể duy trì vị trí dẫn đầu trong kinh doanh siêu thị trong nước kể cả khi Việt Nam đã gia nhập WTO.
Theo TBKTSG
Cần học cách làm của G7 Mart
Sau đó, các cơ sở nhỏ nên tính đến việc liên kết, hợp tác lẫn nhau để tạo thành những hệ thống, hỗ trợ lẫn nhau tạo thành những sức mạnh để có thể cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài, như cách làm vừa qua của G7 Mart và Coop Mart ở TP HCM và các tỉnh miền Nam.
Riêng đối với các hệ thống siêu thị lớn đã hoạt động lâu nay, đã đến lúc phải nâng cao tính chuyên nghiệp của mình và tăng cường mối liên kết với các nhà sản xuất để có thể tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, các hệ thống siêu thị nên trang bị hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng, bằng séc (tất nhiên các ngân hàng Việt Nam cũng phải hỗ trợ những quy trình này để nâng cao tính cạnh tranh của mình), mở rộng quy mô kinh doanh và chủng loại hàng hóa.
Phương thức thương mại điện tử cũng nên được các hệ thống siêu thị triển khai ngay từ bây giờ. Các tập đoàn phân phối lớn trên thế giới luôn có hệ thống website để cung cấp gần như tất cả các thông tin thương mại liên quan đến hầu hết sản phẩm mà mình đang bán trong các cơ sở.
Có nhiều hệ thống phân phối còn thiết lập luôn cả việc đặt hàng, thanh toán qua mạng và đảm bảo việc chuyên chở hàng hóa đến tận tay người mua. Đến khi các nhà phân phối đó tràn vào Việt Nam (mà chỉ trong vòng 3 năm nữa), với nền tảng công nghệ và trình độ quản lý sẵn có, chắc chắn họ sẽ nhanh chóng thiết lập hệ thống tương tự ở Việt Nam.
Do vậy, nếu như các nhà phân phối trong nước không triển khai ngay từ bây giờ thì sẽ trở tay không kịp.
Đặc biệt, các hệ thống siêu thị lớn nên tính đến việc liên kết với các nhà sản xuất trong nước để cho ra đời những sản phẩm đặc trưng mang nhãn hiệu của hệ thống mình. Ví dụ, hệ thống siêu thị City Mark có thể liên kết với các nhà sản xuất nước mắm có chất lượng tốt, được người tiêu dùng tín nhiệm từ trước đến nay để tạo thành sản phẩm nước mắm mang nhãn hiệu “Nước mắm City Mark”.
Tạo được những nhãn hiệu như vậy chẳng những nâng cao khả năng cạnh tranh của chính siêu thị mà còn giúp ích rất nhiều cho những nhà sản xuất trong nước. Sự hợp tác chặt chẽ như vậy cũng chính là điều cần thiết để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế khi Việt Nam trong chợ toàn cầu WTO.
Theo Th.S Lê Minh Phiếu - Tiền Phong
Cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài: Cần chuyên nghiệp hóa kênh phân phối hàng hóa
Thứ Ba, 29/04/2008-2:00 PM
Chợ là nơi tiêu thụ hàng hóa rất lớn.
Theo cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, bắt đầu từ năm 2009 chúng ta sẽ mở cửa cho các doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ nước ngoài được tự do tham gia thị trường Việt Nam. Đến thời điểm này, mặc dù một số doanh nghiệp lớn trong nước như Sài Gòn Co -op mart, Metro, Phú Thái... đã có những động thái tích cực phát triển các kênh phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, giành chỗ đứng trên thị trường. Thế nhưng trên thực tế khả năng liên kết thấp, chưa mang tính chuyên nghiệp giữa các kênh phân phối trong nước đang là một trở ngại khiến nhiều doanh nghiệp khó có thể cạnh tranh với hệ thống phân phối nước ngoài trong thời gian tới.
Kênh bán hàng truyền thống: Cần thay đổi
Trước những cảnh báo về việc sẽ có các đại siêu thị, tập đoàn bán lẻ nước ngoài đổ bộ vào thị trường hàng hóa Việt Nam đã có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ không còn chiếm lĩnh được kênh phân phối hàng hóa truyền thống mà các doanh nghiệp trong nước vẫn bám trụ từ những năm qua, đó là thông qua hệ thống chợ và các cửa hàng tiêu thụ hàng hóa nhỏ lẻ. Theo các chuyên gia kinh tế phân tích: Nhiều năm qua ở Việt Nam vẫn duy trì kênh phân phối truyền thống thông qua các đại lý, cửa hàng bán lẻ nhỏ và vừa hình thành tự phát là chính. Còn kênh phân phối hiện đại như các dạng siêu thị, kênh phân phối trực tuyến gắn liền với thương mại điện tử tại thị trường Việt Nam mặc dù đang diễn ra sôi động nhưng còn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ.
Theo Dự thảo Đề án phát triển thương mại nội địa đến năm 2010 của Bộ Thương mại (cũ), lượng hàng hóa lưu chuyển qua kênh phân phối hiện đại chỉ chiếm khoảng 10%, trong khi lượng hàng hóa tiêu thụ từ kênh phân phối truyền thống qua chợ chiếm tới 40%; hệ thống các cửa hàng bán lẻ là 44% và có 6% là nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng đến tay người tiêu dùng. Cũng theo khảo sát của Bộ Thương mại, hiện nay kênh phân phối hiện đại với các siêu thị mới xuất hiện ở 30/64 tỉnh thành và chủ yếu là các thành phố lớn, nhưng về cơ bản hệ thống siêu thị mới dừng lại ở quy mô nhỏ, trình độ quản lý, công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế. Đồng thời hệ thống phân phối truyền thống với số lượng gần 300.000 cửa hàng tạp hóa và hơn 2.000 chợ phân bố trên cả nước thì còn tồn tại nhiều cửa hàng nhỏ lẻ chưa tạo được sức hấp dẫn đối với khách hàng, các chợ hoạt động còn rất lộn xộn không có trật tự.
Tuy nhiên không thể phủ nhận, một thời gian dài các doanh nghiệp cùng với các hệ thống đại lý, cửa hàng trên khắp cả nước đã chiếm lĩnh thị trường nội địa tương đối ổn định. Thế nhưng do nhu cầu của thị trường ngày càng lớn, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao và nhất là khi hàng hóa nước ngoài tràn vào ngày càng nhiều đã khiến hệ thống phân phối của các doanh nghiệp nội địa khó giữ được vị trí như trước nữa. Bên cạnh đó, tốc độ và số lượng các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam ngày càng tăng, trong khi chúng ta chưa có các công ty phân phối quy mô lớn đủ sức chiếm lĩnh thị trường. Mặt khác, khi các tập đoàn phân phối quốc tế đang mở rộng quy mô và phát triển các kênh phân phối ngày càng lớn thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có các thương hiệu mạnh, chất lượng hàng hóa còn chưa đảm bảo nên chưa tạo được uy tín đối với khách hàng.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng: Nếu các DN Việt Nam không tiến hành xây dựng và tổ chức các hệ thống phân phối hiện đại, xây dựng chiến lược phát triển thị trường nội địa đúng đắn, tiến tới hình thành những DN bán buôn, bán lẻ hiện đại, có mạng lưới rộng, phát triển nhanh, đổi mới và hoàn thiện hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp cao thì khó có thể cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập như hiện nay.
Lợi thế “sân nhà” chưa đủ
Mặc dù chúng ta đang có lợi thế sân nhà rất lớn nhưng nếu các doanh nghiệp không sớm liên kết lại với nhau thì theo dự báo của các chuyên gia kinh tế thì khả năng suy yếu của hệ thống phân phối hàng hóa trong nước sẽ là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên có một thực tế là hiện nay sự liên kết giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn rất kém. Nhiều doanh nghiệp đã thừa nhận họ chỉ hợp tác lâu dài với một công ty khác khi có một mối quan hệ từ trước còn chỉ thuần túy là kinh doanh với nhau thì chưa chắc bền vững. Đây là một điểm hạn chế và ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh khiến các doanh nghiệp đôi khi tự bỏ lỡ cơ hội giao thương với doanh nghiệp nước ngoài.
PGS.TS Trương Đình Chiến, trường ĐH Kinh tế Quốc dân cho rằng: Các công ty nước ngoài rõ ràng mạnh hơn, chuyên nghiệp hơn chúng ta rất nhiều. Chẳng hạn hệ thống siêu thị đã phát triển từ những năm 30 của thế kỷ trước và các nước đã có từ rất lâu còn ở Việt Nam mới chỉ có gần chục năm trở lại đây. Nếu muốn cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài, trước tiên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải thay đổi tư duy gắn lợi ích kinh tế của mình với những người khác thì mới có chiến lược liên kết kinh tế lâu dài. Đồng thời các doanh nghiệp cần nghiên cứu, phát triển các mô hình kinh doanh của nước ngoài như tổ chức xây dựng các loại hình trung gian thương mại mới, kinh doanh kiểu mới, hiện đại thay thế dần những kênh phân phối truyền thống, đón nhận những loại hình kinh doanh mới hoặc có những chuyển biến phù hợp với xu thế của thời đại. Các khu chợ nên tổ chức lại với hình thức kinh doanh văn minh, lịch sự hơn. Trong tương lai, mỗi hộ kinh doanh không còn thu hẹp trong phạm vi một ô nhỏ nữa mà có thể là một dãy các cửa hàng khang trang cùng sáp nhập lại. Nếu chúng ta sử dụng các kênh phân phối theo mô hình nước ngoài vào các hoạt động kinh doanh trong nước chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cao.
Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều kênh phân phối phổ biến có hiệu quả như mô hình phân phối sản phẩm của Metro, Co-op Mart, Vinamilk... Họ có cả một hệ thống kinh doanh với chiến lược kinh doanh hiệu quả từ việc tiếp thu mô hình nước ngoài. Vì thế các doanh nghiệp Việt Nam cần nghiên cứu và phát triển mô hình này mang tính chuyên nghiệp. Điều quan trọng hơn, các doanh nghiệp cần phải làm một cách bài bản chứ không phải chỉ triển khai được một thời gian rồi lại không phát triển được.
Trần Hương
Bên cạnh đó, với cơ cấu dân cư, mức sống ở Việt Nam chưa thể một lúc thích ứng nay với các mô hình mua sắm hiện đại; thực tế cũng đã có những nhà đầu tư nước ngoài thất bại ở Việt Nam vì mô hình chưa phù hợp với sự phát triển dân cư. Các chuyên gia cho rằng trong vòng 5-10 năm tới là một quá trình chuyển đổi trong thói quen mua sắm, nếu hành động kịp thời, các doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể xác lập được chỗ đứng của mình cả ở hệ thống truyền thống và hệ thống hiện đại.
Theo ông Phạm Đình Đoàn - Giám đốc tập đoàn phân phối Phú Thái lại cho rằng: “Chúng ta buộc phải mở cửa, nhưng chúng ta đã không khôn khéo về liều lượng mở cửa. Lẽ ra không nên dành cho các nhà đầu tư nước ngoài những vị trí “đắc địa” như vậy vì trên thực tế họ không cần phải bỏ vốn quá nhiều. Ở nhiều nước, đi mua hàng ở những nơi như Metro người ta cần phải đi ôtô, còn những vị trí thuận lợi ở nội thành sẽ được Chính phủ dành cho nhà đầu tư trong nước. Đó là cách làm khôn ngoan mà các nhà quản lý phải tính tới.
Hiện nay, Bộ Thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về thương mại, thế nhưng việc cấp phép cho các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực phân phối lại thuộc thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Có thể Bộ Thương mại không phải không nhận thấy những vấn đề trên, nhưng lại không có thẩm quyền điều phối. Chưa kể vai trò của UBND các tỉnh thành cũng là rất lớn. Vì vậy, cần có chính sách phối hợp có lợi nhất cho các nhà đầu tư trong nước.
Doanh nghiệp trong nước tăng tốc
Hiện nay, Công ty Trung Nguyên cùng các đối tác đang triển một dự án đầy tham vọng - G7 Mart. Theo đó, nhóm thực hiện dự án này sẽ tranh thủ khoảng thời gian quá độ để triển khai một hệ thống gồm 100 trung tâm phân phối, 500 cửa hàng tiện lợi và 5.000 cửa hàng thành viên trên cả nước. Đây có thể là một cách đi phù hợp, vì G7 chọn cho mình một mô hình riêng, phù hợp với những thị trường nhỏ và thói quen mua bán của người dân Việt Nam khi thiết lập nên một hệ thống các cửa hàng G7 nhiều quy mô, phù hợp với với từng địa bàn cụ thể.
Trong khi đó với tham vọng củng cố vị trí nhà phân phối số một của Việt Nam, Saigon Coopmart đã đề ra mục tiêu cụ thể là đến 2010 sẽ có 40 siêu thị trên địa bàn cả nước. Mở rộng và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho trung tâm phân phối để đủ sức dự trữ hàng hoá lớn cho các kênh phân phối trong hệ thống, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 vào công tác quản lý.
Tổng công ty Thương mại Sài Gòn đã đề ra chương trình phát triển hệ thống phân phối của mình bằng cách nâng cấp các cơ sở hiện có như: xây dựng mới các siêu thị, trung tâm thương mại và chợ đấu mối lớn với số vốn mỗi dự án lến đến hàng chục - hàng trăm tỷ đồng. Trung tâm bán hàng chuyên ngành có quy mô quốc gia; liên kết với với các doanh nghiệp trong nước xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị ở các địa phương lớn như: Huế, Đà Nẵng, Đà Lạt với số vốn đầu tư mỗi dự án từ 40-100 tỷ đồng...
Công ty Xuất nhập khẩu Intimex cũng đề ra chiến lược xây dựng hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại 3 cấp bao gồm: hệ thống cửa hàng tự chọn phục vụ cho từng khu vực dân cư trong bán kính hẹp với nhu cầu mua sắm nhanh các mặt hàng thiết yếu; hệ thống siêu thị bán lẻ phục vụ đông đảo đối tượng người tiêu dùng với các mặt hàng trung bình thiết yếu trong cuộc sống thường nhật; hệ thống trung tâm thương mại phục vụ cho các đối tượng có khả năng mua sắm hàng cao cấp, khách du lịch, gắn liền với các dịch vụ giải trí, làm đẹp...
Tài liệu tham khảo:
Tài liêụ sách :
Giáo trình quản trị học (nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân HÀ NỘI-2007)
Giáo trình quản trị chiến lược (nhà xuất bản thống kê 2000)
Jeffreya Kranes “ Những bài học của 7 tổng giám đốc thành công nhất nước Mỹ
Moialigergeboulde , Terencebrake , Andy Bruce , John Neaton , Robert Holden , Royjohn Son ,Ken Lang Don , Christina Osborne , Ben Renshare , John SeyMour , Martin Shervington , Rebeccatee “Cẩm nang cho nhà quản trị thành công “ (nhà xuất bản thống kê )
Minh Giang “cuộc chạy đua vào tương lai :Những phương pháp quản lý hiệu quả dẫn đến thành công của doanh nghiệp “
Minh Anh –Hoàng Văn Tuấn “ Cẩm nang nhà quản lý tiêu chuẩn dùng người của 500 tạp đoàn hàng đầu thế giới “- Nhà xuất bản văn hóa thông tin năm 2005
PGSTS Nguyễn thị liên Diệp “ Quản trị học –tái bản lần ba –nhà xuất bản thống kê 2006“
Tài liệu báo : FORTUNE Magazine , Harward business review
Tài liệu lấy từ internet:
h
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11191.doc