Ozon có khả năng phản ứng phá vỡ cấu
trúc của các hợp chất màu có trong nƣớc
thải dệt nhuộm dẫn đến làm mất màu
của chúng. Quá trình Ozon đã xử lý
đƣợc màu của hai loại phẩm nhuộm
Direct Red 23 và Reactive Blue 19.
Đã xác định lượng Ozon hấp thụ
vào các loại dung dịch khác nhau hay
cùng một loại dung dịch nhưng có nồng
độ khác nhau là khác nhau, nồng độ chất
trong dung dịch càng cao, sự hấp thụ
Ozon vào dung dịch càng nhiều.
Hiệu quả của quá trình Ozon phụ thuộc
vào pH của dung dịch, nồng độ chất màu
và thời gian phản ứng. Độ pH càng cao,
thời gian cho quá trình Ozon càng dài thì
hiệu suất xử lý màu càng tăng. Đối với
thí nghiệm trên mẫu tự pha, tại pH = 11
cho hiệu quả xử cao nhất (đạt 98,31% đối
với Direct Red 23 và 99,78% với
Reactive Blue 19).
9 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 691 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử lý màu thuốc nhuộm dư trong nƣớc thải nhuộm bằng phương pháp ozon hóa - Ngô Hồng Ánh Thu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
15
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 20, Số 1/2015
XỬ LÝ MÀU THUỐC NHUỘM DƢ TRONG NƢỚC THẢI NHUỘM
BẰNG PHƢƠNG PHÁP OZON HÓA
Đến tòa soạn 15 – 7 – 2014
Ngô Hồng Ánh Thu, Vũ Thị Bích Ngọc, Trịnh Lê Hùng
Khoa Hóa học – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
SUMMARY
TREATMENTS OF RESIDUAL DYES IN TEXTILE WASTEWATER
BY OZONATION METHOD
The effect of ozonation on the decolorization and degradation of two dyes Direct Red
23 and Reactive Blue 19 was studied. Results showed that the ozonation was a very
effective method for dye decolorization. Color removal efficiencies greater than 95 %
were obtained in all cases. The amount of ozone absorbed by various liquids are
different. The effect of ozonation depends on the pH of the solution, the dye
concentration and reaction time. Results of decolorization showed that the color is
reduced when pH and the reaction times increased. At pH 11, reaction times 90
minutes, the decolorization efficiency of Direct Red 23 and Reactive Blue 19 is 98.31
% and 99.78 %, respectively.
Keywords: ozonation, decolorization, direct red 23, reactive blue 19, dye.
1. MỞ ĐẦU
Nƣớc thải của ngành công nghiệp dệt
may là một trong những nguồn thải gây
ô nhiễm môi trƣờng, đặc biệt là môi
trƣờng nƣớc. Dòng thải này có chứa
nồng độ cao các hợp chất hữu cơ, kim
loại nặng, có COD cao, nhiệt độ cao, pH
cao và độ màu lớn [1], nếu không đƣợc
xử lý mà thải ra môi trƣờng sẽ gây ảnh
hƣởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái và
con ngƣời. Trong nƣớc thải dệt may,
phẩm nhuộm là thành phần đặc trƣng và
khó xử lý nhất, bởi chúng khá bền về
mặt hóa học, do đó, cũng khó xử lý bằng
các kỹ thuật hóa lý thông thƣờng, và
càng khó bị phân hủy bởi vi sinh vật. Vì
thế, các phƣơng pháp oxy hóa nâng cao
thƣờng đƣợc ƣu tiên lựa chọn trong quá
16
trình xử lý màu nƣớc thải dệt nhuộm.
Ozon là một trong các chất oxy hóa
mạnh, sử dụng nhiều trong xử lý nƣớc ô
nhiễm. Ƣu điểm của ozon là khả năng tự
phân hủy, có thể oxy hóa phẩm nhuộm
trong nƣớc thải mà không sinh ra các
hợp chất hữu cơ thứ cấp độc hại [1, 2].
Với pH < 5, ozon tồn tại ở dạng O3 và
oxi hóa chọn lọc nối đôi trong phẩm
nhuộm. Với pH > 8, ozon phân hủy tạo
gốc tự do *OH phản ứng không chọn lọc
với các chất hữu cơ [3]. Nhƣợc điểm lớn
nhất của phƣơng pháp nàylá giá thành
cao và thời gian tồn tại của ozon ngắn,
chi phí cho thiết bị tạo ozon cao.
Bài báo này tập trung khảo sát khả năng
xử lý màu phẩm nhuộm Direct Red 23
và Reactive Blue 19 bằng phƣơng pháp
oxy hóa với tác nhân ozon.
2. THỰC NGHIỆM
2.1. Vật liệu và hóa chất
Phẩm nhuộm nguyên chất Direct Red 23
và Reactive Blue 19 xuất xứ Trung
Quốc, đƣợc mua tại công ty Tân Hồng
Phát số 296 đƣờng Cầu Am, Vạn Phúc,
Hà Đông, Hà Nội.
Cấu trúc phân tử của phẩm Direct Red 23
Cấu trúc phân tử của phẩm
Reactive Blue 19
Các hóa chất sử dụng trong quá trình
thuộc loại tinh khiết dùng cho phân tích.
2.2. Quy trình thực nghiệm
Trong mỗi thí nghiệm, lấy 1000 mL mẫu
phẩm nhuộm (có nồng độ 500 ppm) đã
đƣợc chuẩn bị. Khảo sát hiệu quả xử lý
màu của quá trình Ozon ở các giá trị pH và
thời gian khác nhau. Mô hình thí nghiệm
đƣợc mô tả nhƣ hình sau:
Hình 1. Sơ đồ thiết bị sử dụng trong nghiên cứu
17
2.3. Các phƣơng pháp phân tích
Các phép phân tích và xác định độ màu,
đƣợc tiến hành theo các phƣơng pháp
tiêu chuẩn [4]; hàm lƣợng ozon trong
nƣớc đƣợc xác định bằng phƣơng pháp
indigo [5].
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Khảo sát khả năng xử lý màu của ozon
với hai loại phẩm nhuộm đỏ trực tiếp
(Direct Red 23) và xanh hoạt tính
(Reactive Blue 19).
Bảng 1. Giá trị một số thông số ban đầu đối với mẫu phẩm tự pha.
Thông
số
Giá trị ban đầu của một số thông số đối với mẫu phẩm tự
pha
Đơn vị Direct Red 23 Reactive Blue 19
pH - 7,51 7,83
TSS mg/L 13,5 15,1
Độ màu Pt – Co 4258 4761
COD mg/L 442 460
BOD5 mg/L 30 35
3.1. Đánh giá khả năng xử lý màu
phẩm nhuộm của ozon
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong bình
phản ứng với máy phát ozon, lƣợng mẫu
1000 mL, nồng độ 500 mg/L, cứ sau 10
phút, độ chuyển hóa của mẫu đƣợc xác
định một lần theo bƣớc sóng hấp thụ đặc
trƣng của từng mẫu màu. Thời gian khảo
sát là 90 phút.
Hình 2. Hiệu suất giảm nồng độ màu
theo thời gian
Hình 3. Hiệu suất xử lý màu theo thời gian
Từ hình 2,3, sau một thời gian xử lý, hai
mẫu phẩm Direct Red 23 và Reactive
Blue 19 đều bị mất màu. Điều này khẳng
định O3 là tác nhân có khả năng xử lý
18
màu của nƣớc thải dệt nhuộm. Có thể
giải thích do O3 là chất có thế oxy hóa
tƣơng đối cao (2,07V) có thể oxy hóa
từng phần các hợp chất hữu cơ dẫn đến
sự hình thành các hợp chất trung gian.
Do đó, O3 đã tấn công các hợp chất
mang màu, bẻ gãy các liên kết đôi trong
cấu trúc phân tử – yếu tố tạo ra sự hấp
thụ màu của phân tử phẩm nhuộm, phá
vỡ cấu trúc của chúng, làm mất màu
dung dịch phẩm.
Quá trình xử lý màu đối với hai loại
phẩm là khác nhau. Trong khi hiệu quả
xử lý màu của phẩm Direct Red 23 tăng
dần theo thời gian, thì ở phẩm Reactive
Blue 19, ngay trong 10 phút đầu tiên của
quá trình, hiệu suất xử lý màu đã rất cao
(đạt 87,62%). Để đạt hiệu quả xử lý trên
90% đối với phẩm Reactive Blue 19 chỉ
sau 20 phút, còn phẩm Direct Red 23
sau 70 phút. Nhƣ vậy, đối với phân tử
phẩm nhuộm có cấu trúc hóa học khác
nhau thì quá trình oxi hóa bằng Ozon
đối với từng loại phẩm là khác nhau với
phẩm Direct Red 23 - cấu trúc phức tạp
hơn – ngoài việc cần lƣợng O3 nhiều
hơn, quá trình oxi hóa đã gặp khó khăn
trong việc tấn công trực tiếp bằng O3,
cần có thêm quá trình oxi hóa gián tiếp
bằng gốc *OH nên quá trình oxy hóa
diễn ra chậm hơn, thời gian phản ứng
kéo dài hơn.
Hình 4. Phổ UV – VIS của phẩm Direct Red 23 trước và sau xử lý bằng ozon
Hình 5. Phổ UV – VIS của phẩm Reactive Blue 19 trước và sau xử lý bằng ozon
19
Tuy quá trình oxy hóa để xử lý màu đối
với từng loại phẩm có khác nhau, nhƣng
sau thời gian 90 phút, hiệu quả xử lý
màu đều rất cao (Reactive Blue 19 đạt
99,61% - độ màu giảm từ 4761(Pt-Co)
xuống còn 19 (Pt-Co) và Direct Red 23
đạt 95,24% - độ màu giảm từ 4258 (Pt-
Co) xuống 203 (Pt-Co)). Điều này còn
đƣợc chứng minh qua việc chụp phổ UV
– VIS để đánh giá khả năng hấp thụ màu
của dung dịch phẩm đối với mẫu trƣớc
và sau xử lý bằng Ozon.
Qua kết quả chụp phổ UV – VIS của hai
mẫu phẩm nhuộm Direct Red 23 và
Reactive Blue 19 (hình 4 và 5), trên ảnh
phổ UV – VIS của cả 2 phẩm trƣớc khi
xử lý bằng Ozon đều có các pick đặc
trƣng cho độ hấp thụ màu cực đại tại
bƣớc sóng đặc trƣng cho từng loại phẩm
nhuộm (do các nhóm mang màu, các
liên kết đôi trong cấu trúc hóa học),
nhƣng sau quá trình xử lý bằng Ozon, tất
cả các pick đặc trƣng này đều bị mất đi
(do đã bị phá vỡ cấu trúc hóa học), chỉ
còn lại một pick duy nhất của các hợp
chất đơn giản không còn hoặc ít có khả
năng hấp thụ màu.
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu
suất xử lý màu đối với mẫu phẩm
nhuộm tự pha bằng tác nhân ozon
3.2.1. Nghiên cứu sự tiêu thụ và
chuyển hóa ozon trong quá trình ozon
Mục tiêu của việc nghiên cứu này là
đánh giá khả năng hấp thụ O3 của các
dạng dung dịch khác nhau. Ozon sau khi
sục vào dung dịch nƣớc thải, một phần
sẽ tự phân hủy hoặc phản ứng với các
chất hữu cơ có trong nƣớc thải tạo thành
nhiều sản phẩm trung gian khác nhau,
một phần sẽ thoát ra ngoài chuyển dạng
khí.
Để nghiên cứu sự tiêu thụ và
chuyển hóa của ozon trong các dung
dịch khác nhau, chúng tôi tiến hành xác
định gián tiếp thông qua việc xác định
hàm lƣợng ozon cấp vào từ máy phát
ozon và lƣợng ozon thoát ra ngoài sau
khi hấp thụ qua dung dịch phẩm, từ đó,
xác định lƣợng ozon đã tiêu thụ trong
dung dịch.
Lƣợng ozon cấp vào từ máy
phát đƣợc duy trì ổn định, không đổi
trong các thí nghiệm. Máy phát ozon
đã đƣợc chúng tôi xác định có công
suất trung bình là 1,72 g/h, với lƣu
lƣợng dòng khí là 2 Lít/phút, nồng độ
Ozon trung bình máy phát cấp vào
trong dung dịch là 14,33 mg/L. Thí
nghiệm đƣợc bố trí nhƣ trong hình 1
với các điều kiện nhƣ sau:
- Tphản ứng = 10 phút
- Vdung dịch = 1 Lít
- Qkhí ra từ máy = 2 Lit/phút
- Sử dụng dung dịch phẩm nhuộm tự
pha có các thông số ban đầu đƣợc trình
bày ở bảng 1.
Các thí nghiệm đƣợc thực hiện với các
dung dịch phẩm nhuộm có nồng độ
phẩm khác nhau (100 mg/L và 500
mg/L), nƣớc deion, ở các giá trị pH là 3,
7, 8 và 10.
Kết quả các thí nghiệm xác định hàm
lƣợng Ozon thoát ra khỏi dung dịch sau
khi hấp thụ đƣợc trình bày trong bảng 2.
20
Bảng 2. Nồng độ Ozon thoát ra ngoài sau 10 phút hấp thụ qua các dung dịch
pH
Lƣợng ozon thoát ra sau khi hấp thụ qua các dung dịch khác nhau (mg/L)
Nƣớc deion
Direct Red 23 Reactive Blue 19
100 (mg/L) 500 (mg/L) 100 (mg/L) 500 (mg/L)
3 262,47 235,8 212,4 137,9 212,9
7 247,7 226,4 169,5 227,4 171,2
8 237,1 143,2 68,3 144,4 77,3
10 228,27 45,3 3,35 45,8 4,2
Tổng lƣợng Ozon (trung bình) cấp vào
sau 10 phút từ đỉnh theo công thức:
∑ O3cấp vào = CO3 * Qkhí * Tphản ứng
Trong đó:
CO3 – nồng độ Ozon trung bình trong 1
Lít khí đầu ra của máy phát Ozon
(mg/L)
Qkhí – Lƣu lƣợng khí (Lít/phút)
Tphản ứng – thời gian phản ứng (phút)
Nhƣ vậy, trong thí nghiệm này theo
tính toán tổng lƣợng O3 cấp vào là 286,6
mg (**)
Từ bảng 2 và (**) có thể gián tiếp xác
định lƣợng Ozon đã hấp thụ trong nƣớc
deion và các dung dịch phẩm nhuộm sau
thời gian phản ứng 10 phút, kết quả thu
đƣợc thể hiện qua bảng 3 nhƣ sau:
Bảng 3. Lượng Ozon tiêu thụ trong các dung dịch khác nhau sau thời gian 10 phút
pH
Lƣợng ozon tiêu thụ trong dung dịch (mg)
Nƣớc deion
Direct Red 23 Reactive Blue 19
100 (mg/L) 500 (mg/L) 100 (mg/L) 500 (mg/L)
3 24,13 50,8 74,2 48,62 73,62
7 38,9 60,2 117,1 59,23 115,4
8 49,5 143,4 218,3 141,6 209,3
10 58,33 241,3 283,25 240,8 282,4
Kết quả trên đƣợc thể hiện qua biểu đồ
mô tả ảnh hƣởng của pH, loại dung dịch
và nồng độ chất ban đầu đến khả năng
hấp thụ Ozon vào trong dung dịch qua
hình 6 dƣới đây:
21
0
50
100
150
200
250
300
100 (mg/l) 500 (mg/l) 100 (mg/l) 500 (mg/l)
Nước deion Direct Red 23 Reactive Blue 19H
à
m
l
ƣ
ợ
n
g
O
zo
n
(
m
g
/l
)
Lƣợng Ozon tiêu thụ trong dung dịch
pH = 3
pH = 7
pH = 8
pH =10
Hình 6. Biểu đồ mô tả ảnh hưởng của pH và nồng độ phẩm ban đầu
đến khả năng hấp thụ Ozon trong dung dịch.
Từ các kết quả từ thí nghiệm trên, rút ra
một số nhận xét sau:
Đối với các loại dung dịch khác nhau thì
mức tiêu thụ Ozon khác nhau. Sự hấp
thụ Ozon trong dung dịch phẩm Direct
Red 23 nhiều hơn so với phẩm Reactive
Blue 19 và đều cao hơn rất nhiều so với
nƣớc deion. Điều này có thể giải thích:
sau khi Ozon đƣợc sục vào dung dịch
phẩm nhuộm, ngoài việc Ozon tham gia
phản ứng với các phần tử phẩm nhuộm,
còn có lƣợng Ozon tiêu tốn cho quá
trình tự phân hủy, nên lƣợng Ozon bị
tiêu tốn sẽ nhiều hơn. Còn trong nƣớc
deion, lƣợng Ozon tiêu tốn chỉ do quá
trình hòa tan và tự phân hủy mà không
có sự tham gia phản ứng với phẩm
nhuộm nên lƣợng Ozon tiêu thụ ít hơn.
- Đối với nƣớc deion, ở điều kiện pH = 3
chỉ xảy ra quá trình tự phân hủy của
Ozon nên lƣợng Ozon tiêu thụ tƣơng đối
ít. Khi pH nâng dần từ trung tính (pH
=7), kiềm yếu (pH=8) và kiềm hơi mạnh
(pH=10) thì lƣợng Ozon hấp thụ tăng dần
và nhiều nhất ở pH = 10 (10,61 mg O3).
Điều này có thể giải thích: dung dịch
kiềm có gốc OH-, ngoài quá trình tự
phân hủy, còn xảy ra phản ứng giữa
Ozon và gốc OH- (O3 + OH
-
→ HO2
*
+
O2
*-
) nên tiêu tốn Ozon nhiều hơn. Khi
pH càng tăng, gốc OH- càng nhiều thì
lƣợng Ozon tiêu tốn càng tăng.
Cũng xảy ra tƣơng tự nhƣ nƣớc deion, ở
dung dịch chứa phẩm nhuộm, ngoài các
phản ứng trên còn mất thêm lƣợng Ozon
để oxy hóa các phân tử phẩm nhuộm,
nên lƣợng ozon tiêu thụ nhiều hơn. Ở
các pH khác nhau, lƣợng Ozon tiêu thụ
là khác nhau, pH càng tăng, lƣợng tiêu
thụ Ozon càng lớn. Lƣợng O3 tiêu thụ
nhiều nhất ở pH = 10 (cần 241,6 -
283,25 mg O3 đối với Direct Red 23,
cần 240,8 – 282,4 mg O3 đối với
Reactive Blue 19) điều này có thể là
trong môi trƣờng pH cao hơn, đã xảy ra
các phản ứng tạo gốc *OH [3] làm tăng
tốc độ phản ứng, phá vỡ cấu trúc phân tử
phẩm nhuộm.
Từ kết quả trên cũng cho thấy, với loại
phẩm nhuộm có nồng độ khác nhau thì
22
sự hấp thụ Ozon vào dung dịch khác
nhau. Khi nồng độ phẩm trong dung
dịch càng cao, sự hấp thụ Ozon vào
dung dịch càng lớn (ví dụ đối với phẩm
Direct Red 23: ở pH = 8, với nồng độ
phẩm 100 mg/L thì lƣợng Ozon hấp thụ
vào dung dịch là 143,4 mg O3, còn ở
nồng độ phẩm 500 mg/L cần 218,3 mg
O3).
3.2.2. Ảnh hưởng của pH và thời gian
đến hiệu quả xử lý màu của phẩm
nhuộm trong quá trình oxi hóa bằng
tác nhân Ozon.
Từ kết quả thực nghiệm tại mục 3.2.1 ta
thấy pH càng cao, khả năng hấp thụ của
Ozon vào dung dịch càng tốt và có khả
năng tạo ra các phản ứng hình thành gốc
*OH làm tăng tốc độ phản ứng. Mặt
khác, thông thƣờng nƣớc thải từ các
công đoạn nhuộm tại các cơ sở có tính
hơi kiềm [4, 5, 7], vì vậy, chúng tôi tiến
hành thí nghiệm trong dải pH từ 7 đến
11.
Đối tƣợng thí nghiệm là hai loại phẩm
nhuộm tự pha: Direct Red 23 và
Reactive Blue 19 đều có nồng độ 500
mg/L với các thông số ban đầu nhƣ
trong bảng 1.
Thí nghiệm đƣợc tiến hành bằng cách
sục ozon liên tục vào trong dung dịch
phẩm nhuộm đã pha sẵn, pH của dung
dịch đƣợc theo dõi và điều chỉnh (sử
dụng dung dịch NaOH 1N) theo các giá
trị pH cần nghiên cứu trong suốt quá
trình thực nghiệm. Tiến hành thí nghiệm
trong vòng 90 phút, cứ sau 10 phút, lấy
mẫu 1 lần để xác định độ màu của dung
dịch. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của
pH và thời gian đến hiệu quả xử lý màu
của quá trình Ozon hóa đƣợc trình bày
trong các hình sau.
Hình 7. Hiệu suất xử lý độ màu theo thời
gian và pH khác nhau của phẩm Direct
Red 23
Hình 8. Hiệu suất xử lý độ màu theo thời
gian và pH khác nhau của phẩm Reactive
Blue 19
Từ các kết quả phân tích trên, rút ra một
số kết luận sau:
- Ở các điều kiện pH khác nhau, quá
trình oxy hóa bằng tác nhân Ozon đều
làm giảm độ màu của cả hai loại phẩm
nhuộm, khi pH càng cao thì hiệu suất xử
lý càng tăng. Trong khoảng pH = 7-11,
hiệu suất xử lý thấp nhất tại pH = 7, hiệu
suất này tăng dần qua pH= 8, 9, 10 và
cao nhất ở pH =11 (đạt 97,74 % đối với
Direct Red 23 và 98,81 % đối với
23
Reactive Blue 19). Kết quả này cũng
tƣơng ứng với thí nghiệm ở mục 3.2.1.
- Từ các kết quả trên nhận thấy, thời
gian phản ứng và loại phẩm nhuộm cũng
là các yếu tố quan trọng ảnh hƣởng trực
tiếp đến hiệu quả xử lý của quá trình oxy
hóa bằng tác nhân Ozon. Thời gian phản
ứng càng kéo dài thì hiệu suất xử lý
càng tăng.
+ Đối với phẩm Direct Red 23, ở pH =7
và 8, sau thời gian 90 phút phản ứng, tuy
hiệu quả xử lý màu khá cao (lần lƣợt là
84,15 % và 94,52 %) nhƣng độ màu của
dung dịch còn 683 (Pt-Co) và 236 (Pt-
Co) - chƣa đạt giới hạn cho phép của
quy chuẩn (QCVN 13:2009/BTNMT,
cột B = 150(Pt-Co)). Nhƣng khi pH = 9,
10 và 11, thời gian phản ứng chỉ cần 80
phút, độ màu của dung dịch phẩm
nhuộm đã nằm trong giới hạn cho phép
(lần lƣợt là 148, 123 và 93 (Pt-Co)).
+ Đối với phẩm Reactive Blue 19, sau
thời gian 90 phút phản ứng chỉ có độ
màu ở pH = 7 vẫn chƣa đạt giới hạn cho
phép. Khi pH = 8 thì sau 80 phút, đến
pH = 9, 10 và 11 chỉ cần 60 phút phản
ứng, độ màu của dung dịch phẩm nhuộm
đã nằm trong giới hạn cho phép của quy
chuẩn (QCVN 13:2009/BTNMT, cột B
=150 Pt-Co). Nhƣ vậy, có thể kết luận
rằng: pH = 11 cho hiệu quả xử lý màu
của quá trình Ozon cao nhất.
Tuy nhiên, do cùng đến một mốc thời
gian (80 phút đối với Direct Red 23 và
60 phút đối với Reactive Blue 19) thì độ
màu ở pH = 9, 10 và 11 đều đạt tiêu
chuẩn cho phép); vì vậy, khi ứng dụng
trong thực tế, để giảm chi phí và dễ tiến
hành thực nghiệm hơn, chúng tôi chọn
pH= 9 để thực hiện phản ứng. Thời gian
càng dài, hiệu quả xử lý càng tăng, thời
gian xử lý cho phẩm Reactive Blue 19 là
60 phút, với phẩm Direct Red 23 là 80
phút thì độ màu của dung dịch sau xử lý
đạt tiêu chuẩn cho phép.
4. KẾT LUẬN
Ozon có khả năng phản ứng phá vỡ cấu
trúc của các hợp chất màu có trong nƣớc
thải dệt nhuộm dẫn đến làm mất màu
của chúng. Quá trình Ozon đã xử lý
đƣợc màu của hai loại phẩm nhuộm
Direct Red 23 và Reactive Blue 19.
Đã xác định lƣợng Ozon hấp thụ
vào các loại dung dịch khác nhau hay
cùng một loại dung dịch nhƣng có nồng
độ khác nhau là khác nhau, nồng độ chất
trong dung dịch càng cao, sự hấp thụ
Ozon vào dung dịch càng nhiều.
Hiệu quả của quá trình Ozon phụ thuộc
vào pH của dung dịch, nồng độ chất màu
và thời gian phản ứng. Độ pH càng cao,
thời gian cho quá trình Ozon càng dài thì
hiệu suất xử lý màu càng tăng. Đối với
thí nghiệm trên mẫu tự pha, tại pH = 11
cho hiệu quả xử cao nhất (đạt 98,31% đối
với Direct Red 23 và 99,78% với
Reactive Blue 19).
LỜI CẢM ƠN
Công trình này nhận được hỗ trợ tài
chính từ đề tài TN-14-13 (trường Đại
học Khoa học Tự nhiên Hà Nội).
(xem tiêp tr.29)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 19111_65212_1_pb_9528_2096725.pdf