Kiểm soát các quyết định xử phạt hành
chính
Có hai con đường để kiểm soát các
quyết định XPHC: theo con đường hành
chính và con đường tư pháp. Trong con
đường hành chính có khiếu nại lần đầu và
khiếu nại đến cơ quan cấp trên của cơ quan
xử phạt. Khiếu nại lần đầu có thể dẫn đến
việc hủy chế tài. Cũng như vậy, khiếu nại
đến cấp trên có thể cho phép khôi phục lại
các quyền của đương sự.
Ngoài con đường hành chính thì ở Pháp,
mọi quyết định XPHC đều có thể được khởi
kiện lên Tòa hành chính và giải quyết thông
qua con đường tư pháp. Tòa hành chính
Pháp rất nổi tiếng với thẩm quyền xét xử
rộng và quyền giải thích pháp luật cũng rộng
rãi của thẩm phán, theo hướng tăng cường
sự kiểm soát trước nguy cơ lạm quyền của
CQHC trong lĩnh vực này.
Tóm lại, có thể rút ra một số nhận xét
sau :
● XPHC ở Pháp có sự biến động theo
lịch sử, và xu hướng chung là giảm bớt dần
trong các lĩnh vực, nhường chỗ cho thủ tục
tư pháp, đặc biệt không XPHC nếu liên quan
đến tự do cá nhân;
● XPHC tồn tại chủ yếu trong mối
quan hệ cấp phép giữa CQHC và người bị
xử phạt, và các biện pháp kỷ luật của hiệp
hội đối với thành viên;
● XPHC ở Pháp được tăng cường các
bảo đảm về thủ tục và tiến gần đến như thủ
tục tố tụng n
7 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 271 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử phạt hành chính trong pháp luật cộng hòa pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
53NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
* TS. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. Chủ thể và lĩnh vực xử phạt hành chính
Ở Pháp có rất nhiều chủ thể có thẩm
quyền xử phạt hành chính (XPHC): Ủy ban
Chứng khoán có quyền phạt tiền đối với hành
vi làm sai lệch thị trường, trao đặc quyền cho
một ai đó những quyền lợi không được quy
định v.v.. Ủy ban kiểm tra bảo hiểm cũng như
vậy: các doanh nghiệp bảo hiểm trước khi
hoạt động phải được cấp giấy phép. Nếu
doanh nghiệp không chấp hành các điều kiện
đã đăng ký để được cấp phép thì sẽ chịu
trừng phạt. Ủy ban kiểm tra bảo hiểm có
quyền áp dụng nhiều biện pháp xử phạt: phạt
tiền, khiển trách, đình chỉ một phần hay toàn
bộ hợp đồng - những chế tài tương thích với
các quy tắc đã được thông qua.
Ngoài ra các cơ quan nửa tư pháp - hành
chính cũng có quyền xử phạt. Đó là các hội
nghề nghiệp, các tổ chức kiểm tra các giáo
viên trường công. Ví dụ: Các Tòa tài chính
có quyền phạt tiền các kế toán công khi
không xuất trình được những văn bản lý giải
hoạt động của mình.
Trong lĩnh vực giao thông đường bộ:
Tỉnh trưởng có quyền rút các điểm số trên
giấy phép lái xe nếu tài xế vi phạm các lỗi
được quy định tại Điều R266 của Bộ luật
Giao thông đường bộ. Tuy nhiên, cơ quan
hành chính (CQHC) chỉ có thể xử phạt trong
giới hạn quyền cấp phép của chính mình.
CQHC không thể áp dụng một chế tài tước
đoạt tự do cá nhân, cũng không được phạt
tiền, chỉ có thẩm phán tư pháp mới có thẩm
quyền như vậy. Mặt khác, thẩm phán hình
sự cũng có thể tuyên những biện pháp cấm
đoán về nghề nghiệp hoặc các chế tài khác.
Và cũng chỉ duy nhất họ có quyền tuyên bố
các biện pháp tước đoạt tự do cá nhân hoặc
các chế tài phạt tiền. Hội đồng bảo hiến đã
khẳng định nguyên tắc này thông qua án lệ,
cho rằng việc rút các điểm số trên giấy phép
không ảnh hưởng đến tự do cá nhân cũng
như tự do đi lại (CC16/7/1999, Đạo luật về
những biện pháp đảm bảo an ninh đường bộ
và các vi phạm liên quan đến các đại lý khai
thác hệ thống giao thông lữ hành công cộng,
AJDA 1999, tr. 694 và 736). Củng cố và phát
triển hơn nữa quan điểm này, Tòa án châu
NGUYỄN HOÀNG ANH*
XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH
TRONG PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP
54 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
Âu đã xếp những vi phạm giao thông đường
bộ vào "lĩnh vực hình sự" căn cứ vào Điều 6
Công ước và bày tỏ quan điểm rằng, việc
CQHC ở Đức có thể phạt tiền nặng đối với
các hành vi vi phạm trong giao thông đường
bộ là điều không được chấp nhận1.
Trong lĩnh vực cấp phép: CQHC nào có
quyền cấp phép thì cũng có quyền tước giấy
phép nếu có những vi phạm kỷ luật (quy tắc
sử dụng giấy phép), ngay cả khi không có
văn bản nào quy định quyền này. Cụ thể:
"xuất phát từ nội dung chấp nhận, cơ quan
cấp giấy phép có quyền tước giấy phép của
chủ sử dụng đã không tuân thủ đầy đủ những
điều kiện được cấp phép"2.
Các lĩnh vực khác: Các hội nghề cũng
được áp dụng các chế tài, có thể đặt ra các
quy tắc kỷ luật và sử dụng các biện pháp
cưỡng chế áp dụng cho các thành viên -
những biện pháp này được kiểm soát chặt
chẽ bởi các CQHC. Ví dụ: hội nghề nghiệp
trong các hoạt động bổ trợ tư pháp, hội hành
nghề bác sĩ ; dược sĩ, hộ lý, thú y, kế toán v.v..
2. Các ưu và nhược điểm của phạt hành
chính so với xử lý hình sự
Có một sự lựa chọn giữa cơ chế hành
chính (CTHC) và hình sự, trừ trường hợp
những chế tài tước đoạt tự do cá nhân.
CTHC so với hình sự, có một số ưu thế
hơn:
Về tính thực dụng: Phạt hành chính cho
phép áp dụng nhanh, ngay tức khắc, bởi thủ
tục hành chính không cần triệu tập thẩm
phán, thời hạn và tuân theo một thủ tục đơn
giản hơn nhiều so với thủ tục hình sự. Điều
này cho phép xử lý số lượng lớn các VPHC,
ví dụ trong lĩnh vực thuế quan (khoảng
2.000.000 hình phạt mỗi năm). Do đó khó
hiện thực nếu kiến nghị áp dụng thủ tục hình
sự cho tất cả các vi phạm này.
Phạt hành chính ít "nặng nề" hơn so với
hình sự: Các biện pháp trừng phạt hành
chính khá kín đáo, có vẻ như chúng được
chấp nhận dễ dàng hơn. Hơn nữa chúng rất
phù hợp trong việc bắt lỗi những vi phạm về
kỹ thuật mà CQHC nắm rõ (hơn cả thẩm
phán), hoặc trong trường hợp là vi phạm kỷ
luật. Và cuối cùng, chúng tỏ ra rất phù hợp
trong một số lĩnh vực kinh tế, văn hóa - mà
mục đích chính là điều chỉnh các cách xử sự
(chứng khoán, cạnh tranh, quản lý các
phương tiện nghe nhìn).
Đôi khi CTHC tỏ ra hiệu quả hơn: ví dụ
trong hành vi kinh doanh gian lận, phạt tiền
và án treo không đáng sợ bằng đóng cửa,
đình chỉ kinh doanh3.
Những biện pháp này có thể được tuyên
trong tố tụng hình sự như là các biện pháp
phạt bổ sung, tuy nhiên vẫn còn những cản
trở của thủ tục tố tụng hình sự: sự chậm trễ,
cần có những biện pháp điều tra lâu dài, chắc
chắn, các luật sư khôn khéo có thể tìm được
cách để làm chậm lại hay trì hoãn quá trình
điều tra; nguyên tắc pháp chế trong hình sự
- nếu được phiên dịch chặt, đôi khi không
tương thích với sự đa dạng phong phú và
khó lường của các hành vi vi phạm như lưu
manh, các đối tượng lêu lổng; nguyên tắc
suy đoán vô tội trong luật hình sự có nguy
cơ bỏ lọt các thủ phạm trong lĩnh vực kinh
tế và thực hành nghề. Hơn nữa, CTHC có
thể áp dụng cho các pháp nhân bởi các lợi
ích như tránh quá tải các tòa hình sự.
Tuy nhiên với xu hướng pháp chế tăng
cường hiện nay, tính đơn giản, nhanh chóng
của phạt hành chính không còn là các ưu thế
nổi trội; hiệu quả của XPHC phải được cân
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
1 Theo Michel DEGOFFE, Luật về các chế tài phi hình sự, NXB Economica, Paris 2000, tr. 60.
2 CE 23/5/1997, Công ty Amerique Europe, RFDA 1997, tr. 880.
3 LA SANCTION EN MATIERE ADMINISTRATIVE DANS LE DROIT FRANÇAIS, sđd.
55NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
nhắc với việc tôn trọng và bảo vệ các quyền
tự do cá nhân.
Ngược lại, chế tài hình sự có những thế
mạnh. Sự lựa chọn biện pháp hình sự được
giải thích bởi chúng cho phép trừng trị mạnh
mẽ và bởi tính công khai của chúng. Đối với
những chế tài hình sự nhẹ, cho phép đưa ra
những phương cách phong phú đáp ứng tính
đa dạng của mục đích và hiệu quả cưỡng
chế: đưa ra các hình phạt bổ sung (mà hành
chính không đủ năng lực thực hiện như đóng
cửa các cơ sở sản xuất kinh doanh hay công
ích; tịch thu tài sản, buộc khôi phục nguyên
trạng v.v..).
3. Thẩm quyền quy định về xử phạt hành
chính
Phân biệt quyền quy định chế tài hình sự
và hành chính
- Về quy định các biện pháp hình sự:
Hiến pháp (Điều 34, 36, Lời nói đầu) và
Điều 7, 8, 9 của Tuyên ngôn về quyền con
người và quyền công dân.
Tuyên ngôn nhân quyền quy định tại
Điều 7: "Không ai có thể bị phạt giam ngoài
những trường hợp được quy định trong luật".
Điều 8 văn bản này quy định: "các đạo luật
chỉ có thể quy định những hình phạt thật sự
và hiển nhiên cần thiết, không ai có thể bị
trừng phạt ngoài những căn cứ quy định bởi
một đạo luật đã được thông qua, công bố và
áp dụng trước khi xảy ra hành vi vi phạm
đó".
Điều 34 của Hiến pháp: Luật sẽ quy
định về các trọng tội và các tội phạm, hình
phạt áp dụng cho chúng cũng như quy trình
tố tụng hình sự. Có thể nói, thẩm quyền hiến
định trong lĩnh vực này được trao cho các
thẩm phán hình sự. Cũng như vậy, Điều 66
Hiến pháp trao cho thẩm phán dân sự vai trò
bảo vệ các tự do cá nhân.
Do vậy, Hội đồng bảo hiến đã rút ra
nguyên tắc rằng, chỉ có các thẩm phán tư
pháp và thẩm phán hình sự mới có thể tuyên
bố các biện pháp có tính tước đoạt tự do cá
nhân. Nhưng đối với các hình phạt khác
(không phải là hình phạt tù giam, ví dụ như
phạt tiền, các chế tài cấm đoán v.v..) thì Hiến
pháp và các văn bản có giá trị tương đương
giữ im lặng. Có thể nói, chẳng có cơ sở nào
trong Hiến pháp khẳng định rằng, chỉ có các
thẩm phán hình sự mới có quyền tuyên bố
các biện pháp này.
Tuy nhiên trên thực tế, có một quá trình
phát triển:
+ Trước 1958, chỉ có lập pháp mới được
quy định về vi phạm hình sự, hình phạt và
thủ tục xét xử hình sự. Tuy nhiên, có một
phần gánh nặng được chia sẻ cho hành
chính: đó là quy định về các vi phạm. Ví dụ
như đạo luật ngày 01/8/1905 về các hành vi
gian lận thương mại: Đạo luật này chỉ quy
định về các hình phạt và quá trình tố tụng,
còn nội dung lại hoàn toàn để cho các quy
định hành chính áp dụng.
+ Hiến pháp ngày 4/8/1958 mang đến sự
phân biệt cơ bản: những vi phạm được coi
là trọng tội (crimes ou délits) thuộc thẩm
quyền tuyệt đối của lập pháp; những vi phạm
vi cảnh (có nghĩa là các vi phạm mà tương
ứng với nó là biện pháp phạt tù dưới 2 tháng
hoặc một khoản tiền phạt dưới 2000 fr) thì
được quy định bởi quyền lập quy.
Như vậy có sự mở rộng cho quyền lập
quy trong lĩnh vực này. Tuy nhiên sự mở
rộng này bị giới hạn bởi:
Thứ nhất, Hội đồng nhà nước và Hội
đồng bảo hiến sau đó đã đặt ra nguyên tắc,
thẩm quyền của lập pháp trong quy định về
tội phạm là trọn vẹn và tuyệt đối, có nghĩa
là sẽ mở rộng đến cả việc định nghĩa về hành
vi vi phạm. Như vậy, cơ chế kiểu như Đạo
luật 1/8/1905 không thể được áp dụng hiện
nay. Án lệ cho rằng những quy định đã có
trước 1958 vẫn còn giá trị.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
Thứ hai, tố tụng hình sự thuộc thẩm
quyền của nhà lập pháp, điều đó chứng tỏ
rằng phải là một đạo luật để quy định về tố
tụng, ví dụ như về cơ quan nào có thẩm
quyền lập biên bản vi phạm, cho dù vi phạm
đó phải chịu hình phạt thế nào đi nữa.
Tuy nhiên các giới hạn này cũng chỉ dẫn
đến việc giảm bớt đi rất ít các thẩm quyền
lập quy trong lĩnh vực này. Thực ra, các quy
tắc trên chỉ được viện dẫn khi mà người ta
không hài lòng với các chế tài vi cảnh trước,
hay muốn cách tân quy trình tố tụng mà thôi.
Các văn bản pháp quy cũng có điều
chỉnh luật hình sự. Điều 112-2 của Bộ luật
Hình sự đã đưa ra ranh giới giữa văn bản
pháp luật và pháp quy: "luật quy định về các
tội phạm (trọng tội và tội phạm thường) và
các hình phạt áp dụng cho chủ thể đã thực
hiện hành vi phạm tội. Các văn bản pháp quy
quy định về các vi phạm và đặt ra, trong giới
hạn và sự phân biệt ấn định bởi các đạo luật,
những hình phạt áp dụng đối với người vi
phạm".
- Như vậy có mấy kết luận rút ra:
+ Chỉ có nhà lập pháp mới có quyền quy
định các chủng loại của vi phạm. Quyền lập
quy chỉ thực hiện được trong khuôn khổ các
quy định chung của lập pháp, cụ thể: là lập
pháp đưa ra định nghĩa chung về vi phạm và
các chế độ đặc thù cho chúng. Các hình phạt
áp dụng phải được quy định trong phần lập
pháp của Bộ luật Hình sự. Các phần (lập
pháp) khác của bộ luật hình sự quy định về
các yếu tố của các vi phạm, ví dụ: đồng
phạm, trợ giúp thực hiện vi phạm.
+ Việc quy định các VPHC và các chế
tài phạt của chúng thuộc lĩnh vực pháp quy,
với điều kiện là các chế tài đó không dẫn đến
việc tước đoạt tự do cá nhân (Hội đồng bảo
hiến, Quyết định số 73-80L ngày
23/11/1973). Các văn bản pháp luật hiện
hành cũng bãi bỏ quy định trong bộ luật hình
sự cũ về việc áp dụng phạt giam trong
VPHC.
Hội đồng bảo hiến thừa nhận rằng:
"không có một nguyên tắc giá trị hiến pháp
nào ngăn cấm các CQHC, xử sự trong khuôn
khổ các đặc quyền công, có thể thực hiện
quyền xử phạt". Tuy nhiên phải có điều kiện
là: "một mặt, những chế tài đó phải loại trừ
tất cả những sự tước đoạt tự do cá nhân, mặt
khác việc thực hiện quyền xử phạt phải
nhằm mục đích bảo vệ các quyền và tự do
cơ bản được hiến pháp bảo vệ" (Quyết định
số 89-260 DC ngày 28/7/1989).
Tòa án nhân quyền châu Âu cũng thừa
nhận giá trị của trình tự phạt hành chính -
phù hợp với Công ước châu Âu về bảo vệ
các quyền con người và các tự do cơ bản -
nhưng kêu gọi phải tôn trọng các quy định
tại Điều 6 Công ước này.
Án lệ và học thuyết pháp lý ở Pháp cũng
cho rằng nếu có quy định mới về một
CTHC, chế độ pháp lý của CTHC phải tiếp
cận gần với chế tài hình sự.
Ở Pháp có 51 bộ luật điều chỉnh về
CTHC trong từng lĩnh vực, mà không có
Luật chung về XPHC.
Vài nét về quyền lập quy trong lĩnh vực xử
phạt hành chính của Pháp
Văn bản pháp quy trong lĩnh vực hành
chính cần thiết phải là một Nghị định. Theo
Điều 610-1 của Bộ luật Hình sự: nghị định
quy định về một VPHC cần phải được thông
qua tại Hội đồng Bộ trưởng. Ngoài ra nhà
lập pháp cũng thường xuyên ủy nhiệm cho
Hội đồng Bộ trưởng quy định về các biện
pháp cụ thể để thực thi một biện pháp của
luật hình sự.
Theo nguyên tắc pháp chế: các VPHC
và các chế tài phải được quy định trong các
văn bản pháp luật, tuy nhiên cũng không
nhất thiết phải luôn là một đạo luật. Trong
56 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
57NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
vụ kiện ngày 7/7/2004, Hội đồng Nhà nước
đã khẳng định rằng nếu các văn bản pháp
quy có quyền ấn định về các quy tắc để thực
thi một nghề nghiệp, thì cũng có thể dự trù
các CTHC tương ứng với mục tiêu, bản chất
của các quy định đó. CE, Ass., 7 juillet 2004,
ministre de l'intérieur, de la sécurité in-
térieure et des libertés locales c/ M. Benker-
rou).
+ Nếu như về nguyên tắc các đạo luật
quy định về vi phạm hình sự, thì trên thực tế
luôn có khả năng - theo sự ủy quyền của lập
pháp hay pháp quy - một văn bản thấp hơn
sẽ quy định về các vi phạm phi hình sự. Các
đạo luật chỉ giới hạn trong việc đặt ra các
khuôn khổ chung của cưỡng chế và các hình
phạt áp dụng, nhưng nhường cho pháp quy
việc chăm lo cụ thể hóa phạm vi áp dụng và
các yếu tố cấu thành của VPHC. Ví dụ điển
hình là Điều 321-7 của Bộ luật Hình sự trao
cho Hội đồng Bộ trưởng quy định về các
điều kiện để hành vi không đăng ký khi bán
các đồ vật đã qua sử dụng.
+ Cuối cùng theo Điều 610-5 của Bộ
luật Hình sự: vi phạm các điều cấm hay
không thực hiện các nghĩa vụ ấn định tại
nghị định, sắc lệnh cảnh sát sẽ bị trừng trị
bằng việc phạt tiền (áp dụng cho các VPHC
nhóm1).
+ Chỉ có nhà lập pháp mới quy định về
các cơ quan và nhân viên có quyền trong
điều tra và xác minh các vi phạm hình sự
(Án lệ CE 30/12/2003 Hiệp hội quốc gia về
các vấn đề xã hội).
Đáng lưu ý rằng không có một đạo luật
hay một văn bản nào riêng rẽ dành cho việc
quy định về XPHC ở Pháp. XPHC trong
từng lĩnh vực sẽ được quy định tại các văn
bản pháp luật chuyên ngành. Có trường hợp
trong một văn bản bao gồm cả các quy định
về phạt hành chính và phạt hình sự, ví dụ
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cả hai chế
tài này được quy định tại Bộ luật Môi trường
(Phần Lập pháp, Quyển 5, phần thứ nhất,
chương 4, mục 1: kiểm tra và XPHC ; mục
2 : các điều khoản hình sự). Hoặc trong lĩnh
vực truyền thông nghe nhìn : Đạo luật số 86-
1067 ngày 30/9/1986 quy định về các CTHC
(từ điều 42-1 đến 42-15 ; 48-1 đến 48-10) và
các chế tài hình sự: (từ điều 74 đến điều 79-
6); CTHC trong lĩnh vực cạnh tranh được
quy định tại Bộ luật Thương mại (Điều
L464-2 trở đi); trong lĩnh vực giao thông
đường bộ, các quy định về rút giấy phép và
trừ điểm được quy định tại Điều L.223-1 và
các điều sau đó của Bộ luật Giao thông
đường bộ.
4. Các nguyên tắc trong xử phạt hành chính
Các nguyên tắc trong XPHC ở Pháp chủ
yếu do các thẩm phán hành chính xây dựng
nên thông qua hệ thống án lệ. Có thể chia
làm hai nhóm nguyên tắc: các nguyên tắc về
nội dung và các nguyên tắc về thủ tục xử
phạt.
4.1 Các nguyên tắc về nội dung
Trong phạt hành chính, các nguyên tắc
này giống y hệt các nguyên tắc trong phạt
hình sự. Cụ thể đó là các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc về tính hợp pháp (của việc
quy định vi phạm và hình phạt). Nguyên tắc
này có nguồn gốc từ Điều 8 Tuyên ngôn về
quyền con người và quyền công dân. Theo
cách diễn dịch của Hội đồng bảo hiến thì
nguyên tắc này có hệ quả là "nhà lập pháp
bắt buộc phải quy định về vi phạm một cách
rõ ràng và chính xác nhất để tránh những sự
mập mờ" (décision n° 80-127 DC des 19 et
20 janvier 1981, loi sécurité et liberté).
Trong lĩnh vực hình sự, dựa vào nguyên tắc
này, Hội đồng bảo hiến có thể kiểm duyệt
các quy định về tội phạm một cách thiếu rõ
ràng hoặc còn mập mờ. Trên thực tế thì Hội
đồng đã kiểm duyệt - không thông qua một
điều khoản do việc chưa định nghĩa rõ ràng
về người có thể bị trừng phạt (décision n°
58 NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁP Söë 01(233) T1/2013
84-183 DC du 18 janvier 1985) ; và những
điều khoản không định nghĩa được rõ ràng
về các yếu tố cấu thành tội phạm (décision
n° 2000-433 DC du 27 juillet 2000).
Trong trường hợp kiểm tra sau, các thẩm
phán có thể quyết định không áp dụng một
quy định thiếu rõ ràng. Ví dụ Tòa phá án đã
cho rằng không thể coi là cơ sở pháp lý cho
việc truy cứu trách nhiệm hình sự - Điều 1
của Nghị định ngày 28/7/1988 bởi lẽ điều
này quy định chung chung về "các vi phạm
những điều khoản trong các quyết định cụ
thể hóa Khoản L. 162-38 của Bộ luật về an
ninh xã hội (Crim. 30 novembre 1992).
- Nguyên tắc về tính cần thiết và sự
tương thích của chế tài so với vi phạm:
CTHC chỉ được sử dụng trong trường hợp
thực sự cần thiết cho việc trừng trị vi phạm;
và nếu không còn một biện pháp hành chính
nào có thể áp dụng được. Cả khi được áp
dụng thì các chế tài cũng phải tương xứng
với vi phạm: tránh các trường hợp áp dụng
chế tìa quá nặng cho một lỗi vi phạm thông
thường. Việc đánh giá tính cần thiết và tính
tương xứng của CTHC đôi khi dễ làm các
thẩm phán hành chính lấn sân sang mảnh đất
"tự quyết" của CQHC, do việc khó phân biệt
ranh giới giữa tính hợp pháp và tính hợp lý.
- Nguyên tắc cá thể hóa hình phạt: "nul
n'est punissable que de son propre fait”, tuy
nhiên nguyên tắc này cũng không loại trừ
việc XPHC đối với một tổ chức;
- Nguyên tắc cấm hồi tố đối với các hình
phạt nặng hơn, và ngược lại, cho phép hồi tố
đối với các hình phạt nhẹ hơn.
4.2. Các nguyên tắc về thủ tục
Theo luật Pháp: Các quy tắc về thủ tục
nhìn chung có sự tiếp cận với chế độ của chế
tài hình sự (ví dụ phải tuân thủ các nguyên
tắc: Tôn trọng quyền của đương sự; Phải nêu
lý do cho quyết định xử phạt ; thủ tục đối
kháng v.v..) ngoài ra cũng có vài đặc điểm
riêng, ví dụ thủ tục hành chính có đặc thù là
không cần sự can thiệp của thẩm phán, trừ
khi đó là yêu cầu của người bị phạt. Tuy
nhiên cũng có thủ tục trong đó biện pháp
phạt hành chính được tuyên bởi một cơ quan
có tính tư pháp, ví dụ: các chế tài kỷ luật đưa
ra bởi các hội nghề nghiệp mà Hội đồng nhà
nước sẽ là cơ quan xử lại cuối cùng. Ở đây
là thủ tục nửa tư pháp nửa hành chính. Trong
trường hợp thông thường còn lại, khi các
biện pháp phạt hành chính được đưa ra bởi
các CQHC thì các quyết định này luôn có thể
bị kiện ra tòa án.
Án lệ của Pháp đã xây dựng hệ thống đồ
sộ các quy tắc để đánh giá một quyết định
XPHC là hợp pháp, ví dụ: Thẩm quyền của
cơ quan xử phạt: thông thường cơ quan nào
bổ nhiệm thì mới có quyền áp dụng các chế
tài kỷ luật. Hoặc các quy định về thủ tục phải
rất coi trọng: không thể có một chế tài nào
được áp dụng nếu như người bị hại không có
bất cứ biện pháp nào để bảo vệ quyền lợi của
mình. Ví dụ họ phải được trao đổi về việc xử
phạt: qua thư từ khiển trách hay trực tiếp,
trong thời hạn hợp lý kể từ khi được trao đổi
cho tới khi quyết định xử phạt được ban
hành, thời hạn này thay đổi tùy lĩnh vực
nhưng không đuợc ít hơn 24h (thông thường
thời hạn 15 ngày là được coi là hợp lý); họ
phải được tiếp cận hồ sơ xử phạt (tiếp cận
toàn bộ, đầy đủ);
Các quy tắc thủ tục khác cũng nhất thiết
phải được coi trọng: ví dụ một quyết định xử
phạt phải được tham vấn thì quy trình tham
vấn đó phải diễn ra đúng hạn, số người tham
vấn và tư cách của họ phải đúng luật định,
tổ chức tham vấn phải hợp pháp và tất cả các
thành viên đều phải được triệu tập, ý kiến
tham vấn phải thông qua dưới dạng biểu
quyết v.v.. Một quy định đặc biệt quan trọng
của thủ tục phạt hành chính, đó là phải cho
đuơng sự quyền tự bảo vệ, quyết định hành
chính phải nêu lý do, căn cứ.
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
59NGHIÏN CÛÁULÊÅP PHAÁPSöë 01(233) T1/2013
5. Kiểm soát các quyết định xử phạt hành
chính
Có hai con đường để kiểm soát các
quyết định XPHC: theo con đường hành
chính và con đường tư pháp. Trong con
đường hành chính có khiếu nại lần đầu và
khiếu nại đến cơ quan cấp trên của cơ quan
xử phạt. Khiếu nại lần đầu có thể dẫn đến
việc hủy chế tài. Cũng như vậy, khiếu nại
đến cấp trên có thể cho phép khôi phục lại
các quyền của đương sự.
Ngoài con đường hành chính thì ở Pháp,
mọi quyết định XPHC đều có thể được khởi
kiện lên Tòa hành chính và giải quyết thông
qua con đường tư pháp. Tòa hành chính
Pháp rất nổi tiếng với thẩm quyền xét xử
rộng và quyền giải thích pháp luật cũng rộng
rãi của thẩm phán, theo hướng tăng cường
sự kiểm soát trước nguy cơ lạm quyền của
CQHC trong lĩnh vực này.
Tóm lại, có thể rút ra một số nhận xét
sau :
● XPHC ở Pháp có sự biến động theo
lịch sử, và xu hướng chung là giảm bớt dần
trong các lĩnh vực, nhường chỗ cho thủ tục
tư pháp, đặc biệt không XPHC nếu liên quan
đến tự do cá nhân;
● XPHC tồn tại chủ yếu trong mối
quan hệ cấp phép giữa CQHC và người bị
xử phạt, và các biện pháp kỷ luật của hiệp
hội đối với thành viên;
● XPHC ở Pháp được tăng cường các
bảo đảm về thủ tục và tiến gần đến như thủ
tục tố tụng n
KINH NGHIÏåM QUÖËC TÏË
Hai là cần có các giải pháp vi mô để
phát triển hoạt động này như: Thiết lập liên
minh kinh doanh giữa các công ty CTTC với
các nhà sản xuất nước ngoài hoạt động tại
Việt Nam để mở rộng mạng lưới khách
hàng. Xây dựng chiến lược thị trường và
chiến lược khách hàng để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm phù
hợp với năng lực tài chính của từng đối
tượng khách hàng.
Ba là quản lý vốn và nguồn vốn có hiệu
quả trong quá trình kinh doanh. Xây dựng hệ
thống biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro
trong hoạt động CTTC. Quyền và nghĩa vụ
của Ban kiểm soát trong công ty cần được
quy định cụ thể. Thành lập cơ quan giám
định chất lượng tài sản và thị trường thiết bị
cũ. Xúc tiến thành lập Hiệp hội thuê mua ở
Việt Nam.
Bốn là chú trọng đào tạo, phát triển
nguồn nhân lực CTTC. Cần đào tạo đội ngũ
cán bộ năng động sáng tạo, có khả năng vận
dụng linh hoạt vốn tri thức vào thực tiễn.
Đào tạo cán bộ có khả năng định giá tài sản
trong quá trình tiến hành giao dịch CTTC.
Năm là trong Luật các tổ chức tín dụng
của Việt Nam năm 2010 nên quy định về tổ
chức tín dụng phi ngân hàng (công ty tài
chính, công ty CTTC) thành một phần riêng.
Cần hướng dẫn nghiệp vụ mua và cho thuê
lại, cho thuê vận hành, cho thuê hợp vốn,
đồng tài trợ để tạo điều kiện cho các công ty
CTTC mở rộng kinh doanh. Theo chúng tôi
nên đổi tên công ty CTTC thành công ty thuê
mua (Leasing Company). Thực tế tên công
ty CTTC hiện nay không phản ánh hết nội
dung hoạt động của công ty hiện thời và
trong tương lai phát triển sau này n
PHÁP LUẬT VỀ...
(TiÕp theo trang 52)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- xu_phat_hanh_chinh_trong_phap_luat_cong_hoa_phap.pdf