Xử phạt vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí - Thực trạng và giải pháp

Một là, như đã trình bày, hành vi vi phạm về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí sẽ phải gánh chịu các chế tài quy định trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay, có một số vi phạm lại được điều chỉnh trong các văn bản chuyên biệt khác nhau. Điều này là không hợp lý và không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sưu tra, tìm kiếm nhằm phổ biến, tuyên truyền, xử phạt các vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Về lâu dài, Chính phủ nên ban hành một Nghị định duy nhất để điều chỉnh tất cả hành vi vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Nếu thực hiện theo cách này thì chỉ cần tập hợp hóa các quy định tản mạn ở các Nghị định khác nhau để ban hành thành một Nghị định duy nhất. Tất nhiên, để tránh sự trùng lắp thì những Nghị định khác phải bãi bỏ hết các quy định liên quan để xử phạt hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí vì những hành vi này đã được điều chỉnh trong Nghị định chuyên biệt. Trước mắt, Chính phủ cần tiến hành rà soát để sửa đổi chế tài trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP và các nghị định có liên quan sao cho phù hợp với nhau. Việc rà soát, sửa đổi này là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc xác định hành vi vi phạm và chế tài xử phạt liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí.

pdf5 trang | Chia sẻ: hachi492 | Lượt xem: 303 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xử phạt vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 56 XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ NỘI DUNG THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Cao Vũ Minh1 Bùi Thị Hoài2 Tóm tắt: Xử phạt vi phạm hành chính là một giải pháp hữu hiệu nhằm đảm bảo hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Tuy nhiên, việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí thời gian qua vẫn tồn tại nhiều hạn chế, vướng mắc. Bài viết phân tích một số hạn chế, vướng mắc trong xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí đồng thời đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức thực thi pháp luật. Từ khóa: Vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính, nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Nhận bài: 05/01/2018; Hoàn thành biên tập: 12/03/2018; Duyệt đăng: 02/04/2018 Abstract: To ensure the effectiveness of the struggle and the prevention of the fight against administrative violations in the field of information on press activities, the administrative sanction is seen as a viable solution. However, the situation of sanctioning administrative violations related to the contents of information on press activities still faces many limitations. The article analyzes some limitations in the current practice of sanctioning administrative violations related to the content of information in press activities and recommendations for improvement. Keywords: administrative violation, sanctioning of an administrative violation, information in press activities. Date of receipt: 05/01/2018; Date of revision: 12/03/2018; Date of approval: 02/04/2018 1. Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí 1.1. Những kết quả đã đạt được trong công tác xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí Vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí thể hiện rất đa dạng dưới nhiều hình thức khác nhau, được quy định tại Nghị định số 159/2013/NĐ- CP của Chính phủ ngày 12/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản. Vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí được quy định tại Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP. Trong những năm qua, các cơ quan chức năng đã rất tích cực trong việc phát hiện và tiến hành công tác xử phạt vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Kết quả dễ dàng nhận thấy nhất chính là số lượng các hành vi vi phạm bị phát hiện và số lượng các quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành. Hầu hết những vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí khi bị phát hiện đều bị xử phạt bằng những quyết định hợp pháp và hợp lý của cơ quan có thẩm quyền. Nhìn chung, công tác xử phạt vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí đã chấp hành theo đúng quy định của pháp luật về thẩm quyền, thời hiệu, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực này. Trong 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý 242 lượt cơ quan báo chí vi phạm. Trong đó, cảnh cáo 11 lượt cơ quan báo chí, phạt tiền 231 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền hơn 4,6 tỷ đồng; tước quyền sử dụng 01 tháng và thu hồi 2 giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet đối với 2 cơ quan báo chí, tịch thu 01 tên miền “.vn”. Các chủ thể có thẩm 1 Tiến sỹ, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 2 Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 57 quyền cũng đã thu hồi 26 thẻ nhà báo do vi phạm. Riêng năm 2015, Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử lý hành vi hành chính 37 trường hợp cơ quan báo chí vi phạm, phạt tiền 33 lượt cơ quan báo chí với số tiền phạt hơn 1,5 tỷ đồng, phạt cảnh cáo đối với 4 trường hợp, phạt tiền gần 800 triệu đồng đối với 18 tổ chức, cá nhân vi phạm trong quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên mạng Internet3. Trong năm 2016, các cơ quan quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông đã ban hành hơn 300 quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong đó, đáng chú ý là xử phạt trên 50 cơ quan báo chí liên quan đến thông tin sai sự thật về nước mắm có hàm lượng thạch tín vượt ngưỡng quy định4. 1.2. Những hạn chế, vướng mắc trong công tác xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí Thứ nhất, về quy định của pháp luật: Một là, chế tài xử phạt về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí còn có sự chồng chéo giữa các văn bản khác nhau, gây ảnh hưởng đến việc áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xử phạt hoặc chưa đủ tính răn đe. Nội dung thông tin trong hoạt động báo chí rất đa dạng, quan trọng và rộng lớn. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực này lại diễn ra thường xuyên, liên tục và có tầm bao phủ ở nhiều khía cạnh khác nhau. Chính vì vậy, một hành vi vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí không chỉ được điều chỉnh trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP mà còn có thể được điều chỉnh trong các nghị định khác. Trong thực tế tồn tại nhiều hành vi vi phạm có hình thức thể hiện rất giống nhau nhưng lại được quy định trong các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau với chế tài khác nhau. Đơn cử, khoản 2 Điều 13 Nghị định số 138/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục quy định hành vi “thông tin sai sự thật về kỳ thi” sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng (khoản 2 Điều 13). Chế tài này được áp dụng cho cá nhân tung tin đồn thất thiệt và cả cơ quan báo chí nếu đưa tin không đúng về kỳ thi5. Trong khi đó, theo Nghị định số 159/2013/NĐ-CP thì hành vi “đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng” (khoản 8 Điều 8) sẽ có mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nếu “gây ảnh hưởng nghiêm trọng” sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (khoản 3 Điều 8), còn ở mức độ “gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng” sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (khoản 5 Điều 8). Hoặc theo khoản 1 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP thì hành vi “không viện dẫn nguồn tin hoặc viện dẫn sai nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí” sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Nghị định số 79/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thống kê quy định phạt cảnh cáo đối với hành vi “không ghi rõ nguồn gốc của thông tin thống kê khi phổ biến, đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các ấn phẩm”. Trong khi đó, khoản 1 Điều 6 Nghị định số 173/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ quy định phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi “đưa tin dự báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ trên các phương tiện thông tin đại chúng mà không nêu nguồn gốc cấp tin”. Điều 14 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 9/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn quy định:“phạt tiền từ 75.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đăng tải thông tin bịa đặt, không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá cả hàng hóa, dịch vụ gây tâm lý hoang mang trong xã hội và bất ổn thị trường trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các ấn phẩm thông tin khác”. Trong khi đó, theo 3 Bình Minh, Đánh giá toàn cảnh hoạt động báo chí toàn quốc năm 2015, xem tại: canh-hoat-dong-bao-chi-toan-quoc-nam-2015-post187366.info, cập nhật lúc 10:00 ngày 15/03/2017. 4 Báo cáo tổng kết công tác năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 23/12/2016. 5 Phát biểu của Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo - ông Nguyễn Huy Bằng trong bài viết “Đưa tin thi cử thất thiệt, bị phạt 3-6 triệu đồng” trên Cổng Thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 26/10/2013. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 58 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP thì hành vi “đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng trên báo chí” chỉ bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Nếu hành vi này “gây phương hại đến lợi ích quốc gia” thì cũng chỉ phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng. Điều đáng nói là hiện nay các nghị định này vẫn đang có hiệu lực và tồn tại song hành với nhau. Rõ ràng, cùng do Chính phủ ban hành nhưng các quy định về hành vi vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí lại không thống nhất, dẫn đến sự chồng chéo, làm cho chủ thể áp dụng không biết hiểu và áp dụng chế tài của văn bản nào cho đúng. Theo quy định của Nghị định số 159/2013/NĐ-CP, mỗi hành vi vi phạm về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí thì chủ thể phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Ngoài ra, chủ thể vi phạm có thể phải gánh chịu một trong các hình thức xử phạt bổ sung. Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền; hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng. Cảnh cáo thì không có tác dụng răn đe, do đó, chỉ có hình thức phạt tiền mới có khả năng hạn chế tình trạng vi phạm. Do tính biến động của giá tiền Việt Nam nên chế tài phạt tiền nhanh chóng trở nên lỗi thời và “bất lực” trong việc điều chỉnh hành vi vi phạm. Nhiều hành vi vi phạm liên quan đến nội dung thông tin được quy định trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP lại có mức tiền phạt thấp hơn rất nhiều so với Nghị định số 02/2011/NĐ-CP nên không mang tính răn đe6. Hiện nay, hình thức xử phạt có ý nghĩa trừng trị, răn đe hiệu quả là tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng. Tuy nhiên, hình thức xử phạt này chỉ được áp dụng với tư cách là hình thức xử phạt bổ sung và cũng áp dụng rất hạn chế trong một số trường hợp. Hai là, các chủ thể có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn khi áp dụng nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí do điều luật chưa quy định biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp. Theo khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì “mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”. Quy định này rất rõ ràng nhưng để hiểu và vận dụng hợp lý nguyên tắc này trên thực tế là vấn đề hết sức khó khăn. Liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí thì đa phần các hành vi vi phạm mang tính chất kéo dài. Các hành vi như “đăng, phát thông tin truyền bá hủ tục, mê tín, dị đoan”, “đăng, phát thông tin sai sự thật”, “đăng, phát thông tin xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự, uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân” nếu bị xử phạt thì vẫn có thể để lại nhiều hậu quả tiêu cực. Ví dụ: ngày 16/12/2014, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) ban hành Quyết định số 171/QĐ-XPVPHC xử phạt Báo Tuổi trẻ 4.000.000 đồng về hành vi “đăng, phát thông tin sai sự thật nhưng chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng” trong bài viết “Chuyện món ngon đất Hà Thành” số ra ngày 05/10/2014 (vi phạm điểm a khoản 2, Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ- CP). Ngoài hình thức phạt tiền, Báo Tuổi Trẻ không bị áp dụng bất kỳ một chế tài nào khác. Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính”. Đối chiếu với quy định này thì Báo Tuổi Trẻ chỉ cần nộp đủ tiền phạt là đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Tuy nhiên, do không bị áp dụng chế tài buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp luật do biện pháp này không được quy định tại khoản 8 Điều 8 NĐ 159/2013/NĐ- CP nên bài viết này vẫn còn tồn tại. Hậu quả là hiện nay, độc giả rất dễ dàng truy cập bài viết “Chuyện món ngon đất Hà Thành”7 mà không biết rằng bài viết này từng bị xử phạt về hành vi “đăng, phát thông tin sai sự thật”. Ở một góc độ 6 Ngày 12/11/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 159/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, xuất bản để thay thế cho Nghị định số 02/2011/NĐ-CP ngày 06/01/2011. 7 Xem thêm: Soá 2/2018 - Naêm thöù Möôøi Ba 59 khác, việc để mặc cho sự tồn tại của các bài viết vi phạm nội dung thông tin trong hoạt động báo chí đã không tuân thủ đúng nguyên tắc “mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật”. Thứ hai, về việc áp dụng pháp luật để xử phạt: Một là, việc xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí chưa chú trọng đến các tình tiết giảm nhẹ và tình tiết tăng nặng. Để đảm bảo việc xử phạt các vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí chính xác, khách quan, phù hợp với thực tiễn thì cần quan tâm đến các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Tuy nhiên, trong thực tiễn, công tác xử phạt hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí chưa chú trọng đến việc áp dụng các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ. Nhiều quyết định xử phạt hành chính liên quan đến nội dung thông tin áp dụng mức tiền phạt tối đa đối với chủ thể vi phạm nhưng không ghi rõ áp dụng tình tiết tăng nặng nào. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến tính nghiêm minh của pháp luật. Ví dụ: ngày 12/8/2014, Báo điện tử Trí Thức Trẻ đăng bài viết “Gái miền Tây và 3 chữ “N” nổi danh thiên hạ”. Ngày 15/8/2014, Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông ra Quyết định số 624/QĐ-XPVPHC xử phạt báo Trí Thức Trẻ về ba hành vi vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí gồm: (i) “không ghi rõ họ, tên thật hoặc bút danh của tác giả, nhóm tác giả của tin, bài khi sử dụng để đăng, phát trên báo chí” (phạt 1.000.000 đồng), (ii) “đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó” (phạt 6.000.000 đồng), (iii) “đăng, phát thông tin gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc gây mất đoàn kết dân tộc” (phạt 200.000.000 đồng). Tổng cộng báo Trí Thức Trẻ bị xử phạt 207.000.000 đồng. Điều đáng nói là tất cả các hành vi này đều bị xử phạt mức tiền tối đa nhưng không ghi rõ áp dụng tình tiết tăng nặng nào để có thể quyết định mức phạt tối đa như thế. Tương tự, các Quyết định số 665/QĐ-XPVPHC ngày 27/8/2014 của Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt Báo điện tử Tiền Phong, Quyết định số 666/QĐ- XPVPHC ngày 27/8/2014 của Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt báo Kiến Thức, Quyết định số 667/QĐ-XPVPHC ngày 27/8/2014 của Chánh thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt Báo điện tử Đất Việt cũng không thể hiện rõ các tình tiết tăng nặng mà căn cứ vào đó người có thẩm quyền phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm8. Trong khi đó, việc ghi rõ các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ là mang tính bắt buộc trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính9. Hai là, việc áp dụng chế tài xử phạt về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí vẫn chưa được thực hiện nghiêm minh. Theo quy định thì hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng được áp dụng đối với các vi phạm quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều vi phạm liên quan đến nội dung thông tin được quy định tại khoản 5 và khoản 6 chỉ bị áp dụng hình thức phạt tiền mà không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng. Như đã trình bày, báo Trí Thức Trẻ bị Chánh Thanh tra Bộ Thông tin và truyền thông xử phạt về hành vi “đăng, phát thông tin gây phương hại đến lợi ích quốc gia hoặc gây mất đoàn kết dân tộc” theo điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP. Thế nhưng, trong Quyết định số 624/QĐ-XPVPHC, người có thẩm quyền chỉ áp dụng hình thức phạt tiền mà không đồng thời áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép từ 01 đến 03 tháng. Rõ ràng, trong trường hợp này, người có thẩm quyền đã không áp dụng đúng các hình thức xử phạt được quy định trong Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ- CP. Điều này đã làm cho các hình thức xử phạt 8 Báo điện tử Tiền Phong, Báo Kiến Thức, Báo điện tử Đất Việt bị xử phạt mức tiền phạt tối đa là 60.000.000 đồng vì đã có hành vi “đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng” theo điểm a, khoản 5, Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP. 9 Xem thêm Mẫu quyết định số 02 trong phụ lục một số biểu mẫu xử phạt vi phạm hành chính ban hành kèm theo Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ. HOÏC VIEÄN TÖ PHAÙP 60 vốn không đa dạng, lại càng trở nên hạn chế trong thực tiễn áp dụng nhằm đấu tranh phòng, chống vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. 2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ công tác thực thi pháp luật Thứ nhất, hoàn thiện các quy định pháp luật. Một là, như đã trình bày, hành vi vi phạm về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí sẽ phải gánh chịu các chế tài quy định trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay, có một số vi phạm lại được điều chỉnh trong các văn bản chuyên biệt khác nhau. Điều này là không hợp lý và không tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sưu tra, tìm kiếm nhằm phổ biến, tuyên truyền, xử phạt các vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Về lâu dài, Chính phủ nên ban hành một Nghị định duy nhất để điều chỉnh tất cả hành vi vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Nếu thực hiện theo cách này thì chỉ cần tập hợp hóa các quy định tản mạn ở các Nghị định khác nhau để ban hành thành một Nghị định duy nhất. Tất nhiên, để tránh sự trùng lắp thì những Nghị định khác phải bãi bỏ hết các quy định liên quan để xử phạt hành chính về nội dung thông tin trong hoạt động báo chí vì những hành vi này đã được điều chỉnh trong Nghị định chuyên biệt. Trước mắt, Chính phủ cần tiến hành rà soát để sửa đổi chế tài trong Nghị định số 159/2013/NĐ-CP và các nghị định có liên quan sao cho phù hợp với nhau. Việc rà soát, sửa đổi này là rất cần thiết nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc xác định hành vi vi phạm và chế tài xử phạt liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Hai là, đối với xử phạt hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí, Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP chỉ quy định một biện pháp khắc phục hậu quả “buộc cải chính, xin lỗi” là chưa đa dạng và khó có khả năng khôi phục lại tình trạng ban đầu do vi phạm đã gây ra. Cụ thể, đối với vi phạm hành chính liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí nếu chỉ phạt tiền (hình thức xử phạt chính) và buộc cải chính, xin lỗi (biện pháp khắc phục hậu quả) nhưng lại “để mặc” sự tồn tại của các thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy. Nhằm khôi phục lại tình trạng ban đầu mà vi phạm đã gây ra, đã làm thay đổi, hoặc khôi phục những quyền, lợi ích hợp pháp bị vi phạm hành chính xâm hại thì nhà làm luật cần phải quy định rõ ràng bên cạnh việc bị phạt tiền, buộc cải chính, xin lỗi, cơ quan báo chí còn phải gỡ bỏ bài viết sai phạm ngay lập tức. Rất hợp lý khi Điều 42 Luật Báo chí năm 2016 quy định: “đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay thông tin sai sự thật đã đăng, phát”. Trong các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP có biện pháp “buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp luật” nhưng Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP lại không quy định “gỡ bỏ thông tin sai sự thật” là một biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng đối với các vi phạm liên quan đến nội dung thông tin trong hoạt động báo chí. Bất cập này dẫn đến thực trạng là người có thẩm quyền xử phạt bị “trói tay” khi không tìm thấy cơ sở pháp lý để buộc người vi phạm phải gỡ bỏ bài viết “kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy”, “tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó” bởi trong trường hợp này, các thông tin có thể không sai sự thật nên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Điều 42 Luật Báo chí năm 201610. Do đó, cần bổ sung vào Điều 8 Nghị định số 159/2013/NĐ-CP biện pháp khắc phục hậu quả “buộc gỡ bỏ xuất bản phẩm điện tử vi phạm các quy định của pháp luật”. Biện pháp này được áp dụng đồng thời với biện pháp“buộc cải chính, xin lỗi” nhằm khôi phục lại trật tự ban đầu do vi phạm hành chính gây ra. Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả trên vào khoản 8 Điều 8 Nghị định 159/2013/NĐ-CP cũng có ý nghĩa to lớn trong bối cảnh Luật Báo chí năm 2016 đã có những quy định cụ thể liên quan đến cách áp dụng biện pháp này. (Xem tiếp trang 70) 10 Các thông tin “kích động bạo lực”,“tiết lộ bí mật đời tư khi chưa được sự đồng ý của người đó” có thể không phải là thông tin sai sự thật nhưng việc đăng, phát những thông tin này mang tính tiêu cực cho xã hội nên bị xử phạt. Tuy nhiên, theo Điều 42 Luật Báo chí năm 2016 thì nếu đó không phải là thông tin sai sự thật thì cơ quan nhà nước không có quyền yêu cầu chủ thể vi phạm gỡ bỏ thông tin này.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxu_phat_vi_pham_hanh_chinh_ve_noi_dung_thong_tin_trong_hoat.pdf
Tài liệu liên quan