A warming planet and changing climate will alter the distribution, volume, timing and type of rainfall, and will modify
the distribution and timing of run-off. Many regions around the world show that climate change is having an overall net
negative impact on water resources and freshwater ecosystems. The impact of climate change on local discharge
variability is considered in the Ba river basin. Ba river basin is the largest basin of the South Central region, located in
the four provinces of Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak and Phu Yen, with a catchment area of 13,900 km2.
This research applied the Mann-Kendall model to calculate and evaluate the trend of climate and runoff changes in
the Ba river basin. The result of calculation showed the increase of temperature over the Ba basin except the minimum
temperature at An Khe station. In the central of the basin - the dry area - the rainfall tends to decrease while that in the
lower area tends to increase. The maximum daily rainfall tends to decrease in almost of the meteorological stations
except for the An Khe station. The annual runoff in the Ba river basin tends to increase whereas the maximum river flow
tends to decline. The minimum river flow tends to decrease in the lower and increase in the upper area. In particulaly,
the maximum and minimum sediments tend to increase in the Ba river basin.
10 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 609 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu thế biến đổi khí hậu và dòng chảy lưu vực Sông Ba, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31
36(1), 31-40 Tạp chí CÁC KHOA HỌC VỀ TRÁI ĐẤT 3-2014
XU THẾ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ DÒNG CHẢY
LƯU VỰC SÔNG BA
PHAN THỊ THANH HẰNG
Email: hangphanvn@yahoo.com
Viện Địa lý, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Ngày nhận bài: 15 - 8 - 2013
1. Mở đầu
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức
lớn với nhân loại trong thế kỷ XXI. Biến đổi khí
hậu tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống
và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Nhiệt độ
tăng, dòng chảy sông ngòi biến động thất thường,
nước biển dâng gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn
nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, gây rủi ro lớn
đối với công nghiệp và kinh tế - xã hội trong tương
lai. Với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu
và mực nước biển dâng, biến đổi khí hậu chủ yếu là
do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây
phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu
ứng nhà kính. Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của
IPCC năm 2007, nhiệt độ trung bình toàn cầu đã
tăng khoảng 0,74°C trong thời kỳ 1906 - 2005 và
tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần
gấp đôi so với 50 năm trước đó. Nhiệt độ trên lục
địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương [7].
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường [6] ở Việt
Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình
năm đã tăng khoảng 0,5 - 0,7°C, mực nước biển đã
dâng khoảng 20cm. Biến đổi khí hậu làm cho các
thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác
liệt. Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt
Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu
cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực
hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền
vững của đất nước. Xu thế biến động khí hậu và
dòng chảy đã được nghiên cứu ở một số lưu vực [4,
5], bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu cho đối
tượng là lưu vực sông vùng nhiệt đới gió mùa.
Lưu vực sông Ba là lưu vực lớn nhất vùng Nam
Trung bộ, nằm trong địa giới của 4 tỉnh: Kon Tum,
Gia Lai, Đắk Lắk và Phú Yên, với diện tích lưu
vực 13.900km2. Bắt nguồn từ vùng núi Ngọc Rô tại
độ cao 1.200m, đổ ra biển tại cửa Đà Rằng với
chiều dài sông khoảng 388km. Lưu vực sông Ba có
vị trí địa lý đặc biệt, là vùng có tài nguyên thiên
nhiên phong phú, đa dạng, có vị trí quan trọng về
kinh tế - chính trị - an ninh - quốc phòng của cả
nước nói chung, vùng Tây Nguyên và Nam Trung
Bộ nói riêng. Tuy nhiên, cũng như một số lưu vực
khác ở lân cận và ở Việt Nam, chế độ khí hậu và
thủy văn lưu vực sông Ba đã có những dấu hiệu
biến đổi bất lợi [1, 2]. Nghiên cứu này đã áp dụng
phương pháp Mann-Kendal để đánh giá xu thế biến
đổi khí hậu và dòng chảy phục vụ cho công tác
quản lý tổng hợp nguồn nước lưu vực sông Ba.
2. Phương pháp nghiên cứu và số liệu thu thập
Phương pháp Mann-Kendall [3] được sử dụng
để tính toán, đánh giá xu thế biến động của các yếu
tố khí tượng thủy văn trên lưu vực sông Ba.
Phương pháp Mann-Kendall là phương pháp phi
tham số dùng để xác định xu thế trong một chuỗi
dữ liệu thời gian. Phương pháp này so sánh biên độ
tương đối của dữ liệu hơn là bản thân giá trị của
các dữ liệu ấy. Điều này giúp tránh được xu thế giả
tạo do một vài giá trị cực trị cục bộ gây ra nếu sử
dụng phương pháp tính toán xu thế tuyến tính bằng
bình phương tối thiểu thông thường đang được áp
dụng chủ yếu dựa vào hệ số góc của phương trình
hồi quy tuyến tính. Ngoài ra, khi xem xét xu thế
của chuỗi bằng phương pháp này không cần quan
tâm việc tập mẫu tuân theo luật phân bố nào. Việc
áp dụng một phương pháp để tính toán xu thế khác
với phương pháp bình phương tối thiểu mà các
nghiên cứu trước đã sử dụng là đóng góp mới đang
được thực hiện cho các lưu vực sông vùng nhiệt
32
đới gió mùa [1, 2] cũng như lưu vực sông Ba. Giả
thiết rằng chỉ có một dữ liệu tại mỗi một thời điểm.
Mỗi giá trị dữ liệu tại mỗi thời điểm được so sánh
với các giá trị trên toàn chuỗi thời gian. Giá trị ban
đầu của thống kê Mann-Kendall, S, là 0 (nghĩa là
không có xu thế). Nếu một dữ liệu ở một thời điểm
sau lớn hơn giá trị của dữ liệu ở một thời điểm nào
đó trước đấy, S được tăng thêm 1 và ngược lại.
Nếu chuỗi x1, x2,, xn biểu diễn n điểm dữ liệu
trong đó xj là giá trị dữ liệu tại thời điểm j. Khi đó
chỉ số thống kê Mann-Kendall S được tính bởi:
∑ ∑−
= +=
−=
1
1 1
)(
n
k
n
kj
kj xxsignS
Trong đó
kjkj
kjkj
kjkj
xxxxsign
xxxxsign
xxxxsign
<−=−
==−
>=−
,1)(
,0)(
,1)(
Giá trị S dương là chỉ số cho một xu hướng
tăng, giá trị S âm là chỉ số cho một xu hướng giảm.
Tuy nhiên cần phải tính toán xác xuất đi kèm với S
và n để xác định mức ý nghĩa của xu hướng.
Phương sai của S được tính theo công thức:
⎥⎦
⎤⎢⎣
⎡ +−−+−= ∑
=
)52)(1()52)(1(
18
1)(
1
pp
g
p
p tttnnnSVAR
Trong đó g là số các nhóm có các giá trị dữ liệu
giống nhau, tp là số các điểm dữ liệu trong nhóm
thứ p.
Chỉ số Mann-Kendall Z được tính như sau
(tuân theo luật phân phối chuẩn trung bình 0,
phương sai 1):
[ ]
[ ] 0,)(
1
0,0
0,
)(
1
2/1
2/1
<+=
==
>−=
S
SVAR
SZ
SZ
S
SVAR
SZ
Hàm xác suất mật độ có công thức như sau:
2
2
2
1)(
z
ezf
−= π
Xu hướng được xác định là giảm (hoặc tăng)
nếu Z nhỏ hơn 0 (lớn hơn 0) và xác suất tính được
là lớn hơn mức ý nghĩa (thường là 95%). Nếu như
xác suất tính được nhỏ hơn mức ý nghĩa, xu thế
không tồn tại.
Để đánh giá xu thế biến đổi khí hậu và dòng
chảy lưu vực sông Ba trong những năm gần đây,
nghiên cứu đã sử dụng số liệu nhiệt độ, lượng mưa,
dòng chảy và độ đục từ năm 1979 đến 2010 tại 6
trạm khí tượng thủy văn trừ độ đục tại trạm An
Khê chỉ có số liệu từ năm 1988 (bảng 1, hình 1).
Bảng 1. Mạng lưới trạm khí tượng thủy văn
lưu vực sông Ba
STT Trạm Vị trí Độ cao trạm Yếu tố quan trắc
1 An Khê 108,63; 13,95 150 X,T,Q,H,ρ
2 PoMoRe 108,35; 14,00 828 X
3 Cheo Reo 108,43; 13,42 27 X
4 Củng Sơn 108,98; 13,05 5 X,Q,H,ρ
5 Tuy Hòa 109,28; 13,08 12 X,T
6 MaDRac 108,77; 12,73 419 X
Chú thích: X: Mưa, T: Nhiệt độ, Q: Lưu lượng nước,
H: Mực nước, ρ: Độ đục dòng chảy
3. Biến động của các yếu tố khí hậu
Hai yếu tố được coi là yếu tố nhạy để đánh giá
biến đổi khí hậu là nhiệt độ và lượng mưa. Trong
nghiên cứu này, nhiệt độ và lượng mưa được phân
tích với chuỗi số liệu 1979-2010.
3.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ không khí lưu vực sông Ba có sự phân
hóa theo độ cao địa hình và các mùa trong năm.
Phần thượng nguồn của lưu vực sông Ba, nhiệt độ
trung bình là 23°C trong khi ở khu vực hạ du gần
biển, nhiệt độ trung bình hàng năm là khoảng
27°C. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, trung
bình nhiều năm, nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất
tháng tại 2 trạm khí tượng An Khê và Tuy Hòa
được thể hiện trong hình 2. Xu thế biến đổi của
nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ lớn nhất và nhiệt
độ nhỏ nhất tại 2 trạm khí tượng An Khê và Tuy
Hòa được thể hiện trong hình 3. Thay đổi của nhiệt
độ trung bình hàng tháng tại các trạm khí tượng
khá rõ ràng. Khu vực ven biển, từ tháng XII đến
tháng I, tháng II năm sau, nhiệt độ trung bình là
khoảng 24°C. Từ tháng III đến tháng IX trung bình
nhiệt độ hàng tháng khoảng 25-27°C ở khu vực
thượng nguồn và 28-30°C ở hạ du. Chênh lệch
nhiệt độ lớn nhất giữa thượng và hạ du cũng có sự
khác biệt, 38,3 và 40,5°C, tương ứng. Trái lại,
nhiệt độ thấp nhất lại không có sự chênh lệch lớn:
12,4°C ở thượng du và 12,2°C ở hạ du.
Qua kết quả tính toán từ phương pháp Mann-
Kendall có thế thấy, chỉ trừ nhiệt độ nhỏ nhất tại trạm
An Khê, các đặc trưng nhiệt độ khác đều có xu hướng
33
gia tăng từ năm 1979 đến 2010 (bảng 2). Nhiệt độ
trung bình năm có xu hướng tăng ở cả thượng và hạ
du lưu vực sông Ba. Nhiệt độ không khí hàng năm
trong lưu vực sông Ba cũng có thay đổi không đáng
kể trong so sánh trước và sau năm 1994 và đều tăng
0,4°C ở cả thượng và hạ du (bảng 3).
Hình 1. Lưu vực sông Ba
34
Bảng 2. Kết quả tính toán từ phương pháp Mann-Kendall cho các đặc trưng nhiệt độ
Trạm Đặc trưng tau S z p Phương trình xu thế
Năm 0,406 189 3,226 0,0013 Y=-23,341+0,02353*x
Max 0,267 124 2,099 0,0358 Y=-70,65+0,05*x
An Khê
Min -0,017 -8 -0,119 0,9052 Y=16,2
Năm 0,35 412 3,565 0,0004 Y=0,01994+0,01333*x
Max 0,032 18 0,253 0,8004 Y=38,5
Tuy Hòa
Min 0,209 117 1,723 0,0849 Y=-48,9+0,0333*x
Bảng 3. Biến động nhiệt độ trước và sau năm 1994
An Khê Tuy Hòa
ToC
1979 - 1994 1995 - 2010 1980 - 2010 1979 - 1994 1995 - 2010 1979 - 2010
TB 23,4 23,8 23,6 26,5 26,9 26,7
Max 38,3 37,8 38,3 40,5 40,1 40,5
Min 12,7 12,4 12,4 12,2 15,2 12,2
Hình 2. Nhiệt độ không khí trung bình tháng, trung bình nhiều năm và nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất tháng
tại 2 trạm An Khê và Tuy Hòa
35
Hình 3. Xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ lớn nhất và nhiệt độ nhỏ nhất
3.2. Lượng mưa
Lượng mưa trong năm trong lưu vực sông Ba
cũng phân hoá khá phức tạp và biến đổi rất lớn
theo không gian, thời gian, phụ thuộc rất nhiều vào
yếu tố địa hình và hoàn lưu khí quyển. Lượng mưa
phổ biến trong lưu vực dao động 1.400 - 2.200mm,
trong đó nhiều nơi mưa trên 2.200mm như sông
Hinh - 2.400mm và cũng nhiều nơi mưa dưới
1.400mm như Phú Túc - 1.214mm; Cheo Reo -
1.300mm, nơi mưa lớn có thể gấp xấp xỉ hai lần
nơi mưa nhỏ. Nhìn chung, lượng mưa tăng dần từ
vùng thấp lên vùng cao, sườn đón gió lượng mưa
lớn hơn thung lũng khuất gió, dọc theo thung lũng
sông có lượng mưa nhỏ và giảm dần từ hai đầu lưu
vực (thượng và hạ lưu) vào khu vực trung lưu. Các
vùng mưa lớn đều thuộc các vùng núi tương đối
cao, trong khi các vùng mưa nhỏ nằm rải rác trên
các thung lũng sông thượng nguồn lưu vực. Lượng
mưa bình quân tháng tại các trạm khí tượng trong
lưu vực được trình bày trong hình 4.
36
Hình 4. Lượng mưa bình quân tháng
tại các trạm khí tượng trong lưu vực sông Ba
Lượng mưa tập trung chủ yếu vào mùa mưa
chiếm 90% tổng lượng mưa hàng năm trong khu
vực miền núi, 75-85% ở khu vực đồng bằng ven
biển. Đặc biệt, mưa lớn xảy ra trong tháng X và
XI. Vào mùa khô, lượng mưa chiếm 10-25% so với
cả năm. Tháng có lượng mưa thấp nhất thường rơi
vào tháng I, II, III. Chênh lệch lượng mưa giữa các
tháng mưa nhiều nhất và ít nhất rất lớn. Chế độ
mưa ở đồng bằng và miền núi khác nhau, mùa mưa
ở khu vực đồng bằng thường ngắn với lượng mưa
tập trung, trong khi đó, khu vực miền núi phân bố
lượng mưa giữa các tháng đồng đều hơn. Xu
hướng biến đổi lượng mưa năm và lượng mưa ngày
lớn nhất trong lưu vực sông Ba được thể hiện trong
hình 5 và kết quả tính toán từ phương pháp Mann-
Kendall được trình bày trong bảng 4.
Hình 5 chỉ ra rằng lượng mưa hàng năm tại 6
trạm trên sông Ba có xu hướng biến đổi khá phức
tạp. Trung lưu lưu vực - khu vực khô thì lượng
mưa lại có xu thế giảm, trái lại, ở hạ lưu lượng
mưa có xu thế tăng. Đặc biệt, lượng mưa ngày lớn
nhất có xu thế giảm ở hầu hết các trạm đo mưa, trừ
trạm An Khê.
So sánh giữa 2 thời kỳ 1979-1994 và 1995-
2010 cho thấy lượng mưa giữa hai thời kỳ này có
xu hướng biến đổi không đồng nhất trên toàn lưu
vực (bảng 5). Tại khu vực trung lưu, nơi có lượng
mưa không dồi dào thì lượng mưa trung bình thời
kỳ 1995-2010 giảm hơn so với thời kỳ 1979-1994
và lượng mưa ngày lớn nhất cũng có xu hướng
giảm. Phía tây nam lưu vực, cả lượng mưa bình
quân lẫn lượng mưa ngày lớn nhất đều tăng khi so
sánh giữa 2 thời kỳ. Khu vực hạ du thì chỉ có lượng
mưa bình quân tăng, còn lượng mưa ngày nhỏ nhất
lại giảm.
Bảng 4. Kết quả tính toán từ phương pháp Mann - Kendall cho các đặc trưng mưa
Trạm Đặc trưng tau S z p Phương trình xu thế
TB 0,052 26 0,405 0,6852 Y=-5980,5+3,747*x An Khê
Max 0,042 21 0,324 0,7457 Y=-786,48+0,4598*x
TB -0,121 -60 -0,957 0,3386 Y=13489-6,125*x Cheo Reo
Max -0,2 -99 -1,589 0,112 Y=2430,3-1,166*x
TB -0,294 -146 -2,351 0,0187 Y=33213-15,74*x PoMoRe
Max -0,081 -40 -0,632 0,5271 Y=1185,7-0,5357*x
TB 0,137 68 1,087 0,2773 Y=-22282+11,99*X Củng Sơn
Max -0,194 -96 -1,541 0,1234 Y=7702,7-3,769*x
TB 0,089 44 0,697 0,4856 Y=-16701+9,349*x Tuy Hòa
Max -0,145 -72 -1,151 0,2496 Y=5401,9-2,605*x
TB 0,141 70 1,119 0,2632 Y=-31839+16,9*x MaDrac
Max -0,069 -34 -0,535 0,5926 Y=1645,2-0,749*x
Bảng 5. So sánh lượng mưa bình quân năm, lượng mưa ngày lớn nhất 2 thời kỳ 1979 - 1994 và 1995 - 2010
tại các trạm trong lưu vực sông Ba
Trung bình năm (mm) Lượng mưa ngày lớn nhất (mm)
Trạm
1979-1994 1995-2010 Thay đổi Thay đổi (%) 1979-1994 1995-2010 Thay đổi Thay đổi (%)
An Khê 1501 1563 62 4,1 241 241 0 0,0
PoMoRe 1935 1722 -213 -11,0 227 226 -1 -0,4
Cheo Reo 1365 1236 -129 -9,5 250 147 -103 -41,2
Củng Sơn 1677 1821 144 8,6 549 469 -80 -14,6
Tuy Hòa 2004 2143 139 6,9 629 463 -166 -26,4
MaDRac 1867 2285 418 22,4 336 443 107 31,8
37
Hình 5. Xu thế biến đổi lượng mưa năm trong lưu vực sông Ba
4. Biến động chảy lưu vực sông Ba
Nằm trong vùng địa hình thấp bị che khuất từng
phần nên lượng mưa đem đến cho lưu vực sông Ba
thấp hơn nhiều so với các lưu vực xung quanh.
Hàng năm, trên lưu vực sông Ba tiếp nhận 23,5
tỷ m3 nước mưa. Với nguồn ẩm mang đến lưu vực
khá hạn chế nên hàng năm trên bề mặt lưu vực
sông Ba sinh ra 9,73 tỷ m3 nước đổ vào mạng lưới
38
sông suối trong lưu vực ứng với modul trung bình
toàn lưu vực đạt 22,2 l/s/km2.
Phần thượng nguồn mùa lũ kéo dài 4 tháng, từ
tháng IX đến tháng XII do ảnh hưởng của gió mùa
Đông Nam, phần hạ du lưu vực thuộc vào vùng
sườn đông dãy Trường Sơn nên mùa lũ kéo dài
trong 3 tháng (từ tháng X đến tháng XII) do tác
động của hoàn lưu Đông Bắc kết hợp với các nhiễu
động thời tiết. Trên dòng chính sông Ba, mùa lũ
chiếm tới 50-75% lượng dòng chảy năm với
Mlũ=50-100 l/s/km2. Ba tháng có dòng chảy lớn
nhất thường rơi vào tháng X, XI, XII chiếm tới 60-
70% lượng dòng chảy năm. Tháng xuất hiện dòng
chảy lớn nhất là tháng X ở phần thượng du và
tháng XII ở hạ du với lượng dòng chảy tháng
chiếm tới 20-25% lượng dòng chảy năm. Mùa kiệt
trên lưu vực sông Ba kéo dài 8 tháng, từ tháng I
đến tháng VIII với lượng nước chiếm dưới 30%
lượng dòng chảy năm, Mkiệt đạt 9,2 l/s/km2. Dòng
chảy mùa kiệt của sông Ba thuộc vào loại thấp nhất
trên lãnh thổ Việt Nam, chỉ cao hơn lưu vực sông
Lũy - một trong những tâm khô hạn.
Hình 6. Xu thế dòng chảy tại các trạm thủy văn trong lưu vực sông Ba
Ba tháng có dòng chảy nhỏ nhất thường kéo dài
từ tháng II đến tháng IV, trước khi xảy ra mưa tiểu
mãn với lượng nước chiếm 5-6% tổng lượng nước
năm. Tháng có dòng chảy nhỏ nhất thường rơi vào
tháng IV với lượng dòng chảy đạt dưới 2% tổng
lượng dòng chảy năm. Tại trạm An Khê
M1tháng nhỏ nhất = 4,3 l/s/km2, tại trạm Củng Sơn
M1tháng nhỏ nhất = 3,5 l/s/km2. Modul dòng chảy tháng
nhỏ nhất xác định được tại trạm An Khê vào tháng
VI năm 1977 là M = 1,15 l/s/km2. Modul dòng
chảy mùa kiệt cũng như tháng nhỏ nhất thấp thể
hiện rõ tính chất khô hạn của lưu vực sông Ba. Xu
39
thế dòng chảy trung bình năm, dòng chảy lớn nhất
và dòng chảy nhỏ nhất được thể hiện trong hình 6.
Qua kết quả tính toán từ phương pháp Mann-
KenDall (bảng 6) cho thấy dòng chảy năm trong
lưu vực sông Ba có xu hướng gia tăng, trái lại,
dòng chảy lớn nhất lại có xu thế suy giảm. Dòng
chảy nhỏ nhất có xu thế suy giảm ở hạ lưu và gia
tăng ở thượng lưu.
Bảng 6. Kết quả tính toán từ phương pháp Mann-KenDall cho các đặc trưng dòng chảy
Trạm Đặc trưng tau S z p Phương trình xu thế
TB 0,18 101 1,482 0,1382 Y=-603,7+0,3188*x
Max -0,119 -67 -0,979 0,3278 Y=22994-11*x
An Khê
Min 0,398 223 3,292 0,001 Y=-322,52+0,1643*x
TB 0,081 48 0,668 0,5044 Y=-1784,7+1,038*x
Max -0,079 -47 -0,653 0,5136 Y=-94656-44,29*x Củng Sơn
Min -0,171 -102 -1,435 0,1513 Y=672,45-0,325*x
Để có thể áp dụng phương pháp Mann-Kendall
chúng tôi đã sử dụng chuỗi số liệu độ đục thu thập
được tại trạm An Khê từ năm 1988 đến 2010 và tại
trạm Củng Sơn từ năm 1979 đến 2010. Kết quả
tính toán cho thấy, tuy với mức độ gia tăng khác
nhau nhưng tất cả các đặc trưng độ đục tại 2 trạm
thủy văn trong lưu vực sông Ba đều có xu thế gia
tăng (hình 7, bảng 7).
Hình 7. Xu thế độ đục tại các trạm thủy văn trong lưu vực sông Ba
40
Bảng 7. Kết quả tính toán từ phương pháp Mann-KenDall cho các đặc trưng độ đục
Trạm Đặc trưng tau S z p Phương trình xu thế
TB 0,613 155 4,067 0 Y = -13261 + 6,679 * X
Max 0,51 129 3,381 0,0007 Y = -0,13E+6 + 67,67 * X
An Khê
Min 0,435 110 2,886 0,0039 Y = -396,8 + 0,2 * X
TB 0,121 64 0,976 0,329 Y = -1715,2 + 0,9317 * X
Max 0,095 50 0,759 0,4477 Y = -10566 + 5,788 * X
Củng Sơn
Min 0,223 118 1,815 0,0695 Y = -159,63 + 0,81E-01 *X
5. Kết luận
Qua kết quả tính toán từ phương pháp Mann-
KenDall, có thể thấy xu thế gia tăng nhiệt độ trên
toàn bộ lưu vực trừ nhiệt độ nhỏ nhất tại trạm An
Khê; Trung lưu lưu vực - khu vực khô, lượng mưa
có xu thế giảm, trái lại ở hạ lưu lượng mưa có xu
thế tăng. Đặc biệt lượng mưa ngày lớn nhất có xu
thế giảm ở hầu hết các trạm đo mưa, trừ trạm An
Khê. Dòng chảy năm trong lưu vực sông Ba có xu
hướng gia tăng, trái lại dòng chảy lớn nhất lại có
xu thế suy giảm. Dòng chảy nhỏ nhất có xu thế suy
giảm ở hạ lưu và gia tăng ở thượng lưu. Đặc biệt
tất cả các đặc trưng độ đục dòng chảy đều có xu
thế tăng.
Với kết quả nghiên cứu này cho thấy xu thế
biến đổi khí hậu và dòng chảy phức tạp trong lưu
vực sông Ba. Trong lưu vực sông, lượng mưa ở
những vùng khô hạn như thung lũng Cheo Reo có
xu thế suy giảm dẫn tới biểu hiện dòng chảy nhỏ
nhất ở hạ du cũng có xu thế suy giảm gây nhiều
khó khăn cho việc dùng và sử dụng nước.
TÀI LIỆU DẪN
[1] Phan Thi Thanh Hang, Kengo Sunada,
Satoru Oishi, Yasushi Sakamoto, 2010: Climate
change and impacts on runoff in the Kone River
Basin, Central Vietnam. Proceedings of the Fifth
Conference of Asia Pacific Association of
Hydrology and Water Resources. pp 221-227.
[2] Phan Thi Thanh Hang, Kengo Sunada,
Satoru Oishi, Yasushi Sakamoto, 2010: River
discharge in the Kone River Basin (Central
Vietnam) under climate change by applying the
BTOPMC distributed hydrological model. Journal
of Water and Climate change. Vol. 4. pp 1-11.
[3] Kendall, M.G., 1975: Rank correlation
methods, 4th ed. Charles Griffin, London.
[4] Wang, G. Q., and Coauthors, 2013:
Simulating the Impact of Climate Change on
Runoff in a Typical River Catchment of the Loess
Plateau, China. J. Hydrometeor, 14, 1553-1561.
[5] Wang, H., Chen, Y., Li, W., Deng, H., 2013:
Runoff Responses to Climate change in Arid
region of Nortwestern China during 1960-2010.
Chin. Gegra. Sci. vol. 23 No.3, pp.286-300.
[6] Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012: Kịch
bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
[7] ICCP, 2008: Climate change and water.
ICCP technical paper VI. 200pp.
SUMMARY
The trend of climate and runoff changes in the Ba river basin
A warming planet and changing climate will alter the distribution, volume, timing and type of rainfall, and will modify
the distribution and timing of run-off. Many regions around the world show that climate change is having an overall net
negative impact on water resources and freshwater ecosystems. The impact of climate change on local discharge
variability is considered in the Ba river basin. Ba river basin is the largest basin of the South Central region, located in
the four provinces of Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak and Phu Yen, with a catchment area of 13,900 km2.
This research applied the Mann-Kendall model to calculate and evaluate the trend of climate and runoff changes in
the Ba river basin. The result of calculation showed the increase of temperature over the Ba basin except the minimum
temperature at An Khe station. In the central of the basin - the dry area - the rainfall tends to decrease while that in the
lower area tends to increase. The maximum daily rainfall tends to decrease in almost of the meteorological stations
except for the An Khe station. The annual runoff in the Ba river basin tends to increase whereas the maximum river flow
tends to decline. The minimum river flow tends to decrease in the lower and increase in the upper area. In particulaly,
the maximum and minimum sediments tend to increase in the Ba river basin.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4135_34301_1_pb_3879_2100704.pdf