Paper analyses magnitude and trends in extreme monthly minimum and maximum temperatures of
7 climate sub-regions in Vietnam in period of 1961-2007 based on daily minimum and maximum
temperatures that were collected from 58 observation stations. Results show that monthly minimum
temperature of Vietnam increases by about 0,9oC per decade, much faster compared with the rate of
global average temprature increasing while monthly maximum temperature slightly decreases by
0,1oC per decade. These values vary from sub-region to sub-region. The highest value is found over
the Northwest part of Vietnam. Change in extreme monthly temperature, especially the increase of
monthly minimum temperature leads to decrease in number of cold spells and increase in number of
hot spells and drought in Vietnam.
12 trang |
Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1961-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/287209214
Xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị ở Việt Nam trong giai đoạn
1961-2007
Article · January 2009
CITATIONS
0
READS
296
2 authors:
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:
SaWaM (BMBF-GROW), coordinated by KIT/IMK-IFU (Prof. Kunstmann) View project
H2020-EO-2016-730030-CEASELESS View project
Ha T. M. Ho-Hagemann
Helmholtz-Zentrum Geesthacht
28 PUBLICATIONS 103 CITATIONS
SEE PROFILE
Tan Phan-Van
VNU University of Science
50 PUBLICATIONS 209 CITATIONS
SEE PROFILE
All content following this page was uploaded by Ha T. M. Ho-Hagemann on 18 December 2015.
The user has requested enhancement of the downloaded file.
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
412
Xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị ở Việt Nam
trong giai đoạn 1961-2007
Hồ Thị Minh Hà*, Phan Văn Tân
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN
334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam
Nhận ngày 25 tháng 11 năm 2009
Tóm tắt. Bài báo này phân tích xu thế và mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị tuyệt đối bao gồm
nhiệt độ cực tiểu (ký hiệu là Tm) và nhiệt độ cực đại (ký hiệu là Tx) của từng tháng trên 7 vùng
khí hậu Việt Nam trong thời kỳ từ năm 1961 đến năm 2007 dựa trên số liệu nhiệt độ cực tiểu và
cực đại ngày thu thập tại 58 trạm quan trắc khí tượng. Kết quả nhận được cho thấy nhiệt độ cực
tiểu tháng của Việt Nam tăng lên trung bình gần 0,9oC/thập kỷ, nhanh hơn nhiều so với tốc độ ấm
lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu, trong khi nhiệt độ cực đại tháng giảm nhẹ khoảng 0,1oC/thập
kỷ. Mức độ và xu thế biến đổi của Tm, Tx không đồng nhất trên toàn Việt Nam, khu vực biến đổi
nhiều nhất là Tây Bắc Bộ. Sự biến đổi của nhiệt độ cực trị, nhất là sự tăng nhanh của nhiệt độ cực
tiểu tháng là nguyên nhân dẫn tới giảm số đợt rét đậm và tăng số đợt nắng nóng, hạn hán ở Việt
Nam.
Từ khóa: Nhiệt độ cực trị, biến đổi, xu thế, nắng nóng, rét đậm, hạn hán, Việt Nam
1. Mở đầu1
Nhiệt độ cực trị bao gồm nhiệt độ cực tiểu
và nhiệt độ cực đại, lần lượt là giá trị thấp nhất
và cao nhất tuyệt đối trên một quy mô thời gian
như ngày, tháng, mùa, năm, nhiều năm,... Nhiệt
độ cực tiểu và cực đại ngày là các cực trị thời
tiết, có thể nhanh chóng biến đổi từ ngày này
qua ngày khác. Trong khi đó, nhiệt độ cực tiểu
và cực đại tháng trên mỗi khu vực, mỗi địa
phương thường là cực trị khí hậu, khá ổn định
qua các năm và được quyết định bởi các yếu tố
địa lý tự nhiên, bức xạ, địa hình của khu vực
đó. Nhiệt độ cực trị thường gắn liền với các
_______
* Tác giả liên hệ. ĐT: 84-4-35583811.
E-mail: hahtm@vnu.edu.vn
hiện tượng cực đoan như nắng nóng, rét đậm,
rét hại, hạn hán,... gây ảnh hưởng lớn tới đời
sống của con người, gia súc và cây trồng. Tổ
chức Khí tượng Thế giới (WMO) định ra
ngưỡng nhiệt độ gây khó chịu đối với con
người là khi nhiệt độ không khí lớn hơn hoặc
bằng 33oC [1]. Nếu nhiệt độ càng tăng thì càng
gây nguy hiểm đến sức khoẻ, và có thể dẫn đến
chết người. Nhiệt độ không khí xuống thấp
cũng gây thiệt hại không nhỏ. Đối với vùng
đồng bằng, rét đậm xảy ra khi nhiệt độ trung
bình ngày nhỏ hơn hoặc bằng 15oC; rét hại xảy
ra khi nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn 13oC,
thậm chí còn thấp hơn đối với vùng núi. Với
những chỉ tiêu này, vùng khí hậu phía bắc Việt
Nam, nơi có nhiệt độ những tháng mùa đông
thấp hơn 4-5oC so với điều kiện thông thường
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
413
của vĩ tuyến [2] thường xuyên trải qua những
đợt rét đậm, rét hại; các vùng khí hậu từ Bắc Bộ
vào đến Bắc Trung Bộ có nền nhiệt độ rất cao
vào mùa hè là nơi nắng nóng liên tục xảy ra.
Trong xu thế ấm lên toàn cầu, nền nhiệt độ
của Việt Nam cũng biến đổi đáng kể, dẫn tới
nhiệt độ cực trị và các hiện tượng cực đoan
càng có những biến đổi phức tạp hơn. Báo cáo
về xu thế biến đổi của nhiệt độ trung bình tại bề
mặt của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí
hậu (IPCC) cho biết tốc độ tăng nhiệt độ trung
bình toàn cầu là 0,74°C±0.18°C trong khoảng
thời gian 1906-2005, ở Châu Á nhiệt độ trung
bình đã tăng 0,3-0,8oC trong 100 năm qua [3]
trong khi đó ở Việt Nam nhiệt độ trung bình đã
tăng lên khoảng 0,5-0,7oC trong 50 năm qua
(1958-2007) [4].
Tuy nhiên, xu thế biến đổi của nhiệt độ cực
trị trên khu vực Châu Á Thái Bình Dương nói
chung và Việt Nam nói riêng chưa được nghiên
cứu nhiều do số liệu quan trắc không đầy đủ và
thiếu chính xác [5]. Manton và nnk. (2000) đã
công bố kết quả nghiên cứu khá chi tiết về xu
thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa cực trị
trên khu vực Đông Nam Á và Nam Thái Bình
Dương từ năm 1961-1998. Việt Nam là một
trong số 13 nước được nghiên cứu dựa trên các
chuỗi số liệu của ba trạm Phủ Liễn, Playcu, Văn
Lý; xu thế biến đổi nhiệt độ và lượng mưa cực
trị của Việt Nam được cho là không rõ ràng.
Ngoài ra, Manton và nnk [5] cũng chỉ sử dụng
nhiệt độ cực trị để xem xét xu thế biến đổi của
số ngày nóng và đêm lạnh trong tháng trên toàn
bộ thời kỳ 1961-1998 mà chưa thực sự xem xét
xu thế biến đổi của bản thân nhiệt độ cực trị.
Do đó bài báo này lựa chọn hướng nghiên
cứu phân tích xu thế biến đổi nhiệt độ cực trị
tháng của các vùng khí hậu Việt Nam trong
vòng 47 năm từ 1961-2007 đồng thời xem xét
mối quan hệ giữa xu thế biến đổi của nhiệt độ
cực trị với xu thế biến đổi của các hiện tượng
cực đoan có liên quan. Thông thường, nhiệt độ
cực trị tháng được tính là giá trị trung bình của
tất cả các giá trị cực trị của các ngày trong
tháng. Tuy nhiên, để xem xét tính chất cực đoan
của yếu tố này, nhiệt độ cực trị tháng được
nghiên cứu thay vì giá trị trung bình các cực trị
ngày. Số liệu và phương pháp được trình bày
trong mục 2, mục 3 tập trung phân tích kết quả
tính toán và mục 4 là kết luận và kiến nghị.
2. Số liệu và phương pháp tính toán
2.1. Số liệu
Trong nghiên cứu này, số liệu nhiệt độ cực
tiểu và cực đại ngày của 58 trạm quan trắc khí
tượng trên 7 vùng khí hậu [6] là Tây Bắc Bộ
(B1), Đông Bắc Bộ (B2), Đồng bằng Bắc Bộ
(B3) và Bắc Trung Bộ (B4), Nam Trung Bộ
(N1), Tây Nguyên (N2) và Nam Bộ (N3) (Hình
2.1) được sử dụng.
Hình 2.1. 58 trạm quan trắc khí tượng (dấu tròn
) được sử dụng trong bài báo trên 7 vùng khí hậu
B1, B2, B3, B4, N1, N2 và N3 (đường phân cách nét
liền) và độ cao địa hình (m) (phần tô màu) [7].
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
414
Sau khi tiến hành xử lý loại bỏ sai số thô
sinh ra trong quá trình quan trắc hoặc lưu trữ,
các chuỗi cực trị tháng được thành lập. Hầu như
tất cả các trạm thuộc B1-B4 đều có số liệu từ
trước năm 1961 đến nay. Riêng trên các vùng
N1-N3, một số trạm chỉ có số liệu từ sau năm
1977 nên tại đó, giai đoạn chuẩn khí hậu được
chọn là từ 1977-1990 thay vì 1961-1990 như
thường lệ.
2.2. Phương pháp
2.2.1. Phân tích xu thế
a. Xu thế biến đổi
Xu thế biến đổi của nhiệt độ cực trị có thể
thể hiện khi biểu diễn phương trình hồi quy của
dị thường Tm hoặc Tx so với chuẩn khí hậu
thời kỳ 1961-1990 là hàm của thời gian:
y = A0 + A1t
ở đây y là dị thường Tm hoặc Tx , t là số thứ tự
năm và A0, A1 là các hệ số hồi qui. Hệ số A1
cho biết hướng dốc của đường hồi quy, nói lên
xu thế biến đổi tăng hay giảm của Tm hoặc Tx
theo thời gian. Nếu A1 âm nghĩa là nhiệt độ
giảm theo thời gian và ngược lại.
Việc phân tích xu thế biến đổi của dị
thường nhiệt độ cực trị toàn bộ thời kỳ 1961-
2007 cho biết xu thế chung của biến đổi trong
khi xu thế của các thời kỳ (71-07), (81-07), (91-
07) cho thấy xu thế biến đổi của mỗi thời kỳ có
thể có sự tăng lên hoặc giảm đi.
b. Mức độ biến đổi
Hàm mật độ xác suất của chuẩn sai cho biết
biến đổi của nhiệt độ cực trị tập trung chủ yếu
trong khoảng nào. Nhưng trong thực tế tính
toán, để đơn giản, thay vào đó người ta thường
thường tính toán tần suất xuất hiện các hiện
tượng trong một khoảng giá trị nào đó của hiện
tượng. Phân vùng khí hậu chủ yếu dựa trên đặc
trưng nhiệt - ẩm của mỗi vùng, hơn nữa nhiệt
độ là biến liên tục nên có thể xem tất cả các
trạm trong một vùng khí hậu có chung một hàm
phân bố nhiệt theo nghĩa tương đối. Vì vậy
trong bài báo này, đối với mỗi vùng khí hậu,
chuỗi Tm, Tx của tất cả các trạm được tính
chuẩn sai so với thời kỳ khí hậu chuẩn 1961-
1990 của trạm đó và tính tần suất xảy ra trong
từng khoảng chuẩn sai cách nhau 1oC rồi vẽ
phân bố tần suất của chuẩn sai của tất cả các
trạm trong từng khu vực. Ngoài ra, phân bố
không gian của hệ số A1 là một dấu hiệu tốt để
đánh giá đồng thời xu thế và mức độ biến đổi
nhiệt độ cực trị của từng trạm trên từng khu
vực. Dấu của A1 cho biết xu thế tăng hoặc giảm
còn trị số của hệ số A1 càng lớn nghĩa là Tm,
Tx biến đổi càng nhanh.
2.2.2. Hệ số tương quan (HSTQ)
Trong lý thuyết thống kê, HSTQ rxy giữa 2
biến x và y được tính thông qua biểu thức của
Pearson như sau:
1 1
n
i i
i
xy
x y
x x y y
r
n s s
trong đó x và y là trung bình số học của chuỗi
x và y ; n là dung lượng mẫu; sx và sy là độ lệch
chuẩn của x và y được tính theo biểu thức sau:
22 2xs x x
22 2ys y y
HSTQ cho biết mối quan hệ tuyến tính giữa
biến x và y. Hai biến phụ thuộc tuyến tính vào
nhau càng chặt nếu trị số tuyệt đối của HSTQ
giữa chúng càng lớn. Trong bài báo này tính
toán HSTQ giữa nhiệt độ cực trị tháng với số
đợt rét đậm, nắng nóng và hạn hán từng tháng.
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
415
3. Kết quả và nhận xét
3.1. Xu thế biến đổi của nhiệt độ cực trị
Hình 3.1 biểu diễn chuẩn sai so với trung
bình 1961-1990, trung bình trượt 5 năm và
đường xu thế tuyến tính theo thời gian của Tm
tháng I và Tx tháng VII trung bình trên toàn
Việt Nam trong các năm từ 1961-2007.
Nhìn chung trên toàn Việt Nam, Tm có xu
thế tăng rõ rệt. Từ sau năm 1976, chuẩn sai hầu
như dương. Chuẩn sai dương thường xuất hiện
trong những năm có hiện tượng El Nino mạnh
như 1972-73, 1982-83, 1991-92, 1997-98 và
chuẩn sai âm hoặc dương nhỏ thường xảy ra
vào những năm La Nina như 1970-71, 1975-76,
1984-85. Tuy nhiên, từ sau 1976, trong xu thế
ấm lên toàn cầu, Tm vẫn có chuẩn sai dương
trong những kỳ La Nina 1988-89, 1995-96,
1998-2000, ...
y = 0.09x - 1.56
-8.0
-6.0
-4.0
-2.0
0.0
2.0
4.0
6.0
8.0
1961 1971 1981 1991 2001
Năm
C
hu
ẩn
s
ai
(°
C
)
Chuẩn sai (+)
Chuẩn sai (-)
TB Trượt 5 năm
Xu thế (I)
y = -0.01x + 0.10
-3.0
-2.0
-1.0
0.0
1.0
2.0
3.0
1961 1971 1981 1991 2001
Năm
C
hu
ẩn
s
ai
(°
C
)
Chuẩn sai (+)
Chuẩn sai (-)
TB Trượt 5 năm
Xu thế (VII)
Hình 3.1. Chuẩn sai của Tm tháng I (trên) và Tx tháng
VII (dưới) theo năm (cột, oC) và trung bình trượt 5 năm
của Việt Nam cùng với đường xu thế tuyến tính theo
thời gian.
Biến đổi của Tx có xu thế giảm nhẹ và có
một vài biến đổi khá đột ngột giữa các năm.
Chuẩn sai dương thường xuất hiện trong những
năm có hiện tượng El Nino mạnh như 1972-73,
1976-77, 1982-83, 1986-88, 1997-98 và chuẩn
sai âm hoặc dương nhỏ thường xảy ra vào
những năm La Nina như 1970-71, 1975-76,
1984-85. Chuẩn sai âm nhỏ cũng xảy ra vào
một số kỳ El Nino như 1991-92 và 1993.
Mặc dù tất cả các khu vực thường có chung
xu thế biến đổi Tm và Tx như trong Hình 3.1
nhưng mỗi khu vực, đặc biệt là khi xét riêng tại
các trạm, xu thế biến đổi Tm và Tx có một số
điểm khác biệt, thể hiện qua xu thế của các thời
kỳ ngắn hơn như (1971-2007), (1981-2007),
(1991-2007). Độ dốc khác nhau của đường xu
thế của các giai đoạn cho thấy tốc độ biến đổi
không ổn định theo thời gian.
-12.0
-8.0
-4.0
0.0
4.0
8.0
1961 1971 1981 1991 2001
Năm
C
hu
ẩn
s
ai
T
m
(o
C
)
(1961-2007)
(1971-2007)
(1981-2007)
(1991-2007)
-4.0
-2.0
0.0
2.0
4.0
1961 1971 1981 1991 2001
Năm
C
hu
ẩn
s
ai
T
m
(o
C
)
(1961-2007)
(1971-2007)
(1981-2007)
(1991-2007)
Hình 3.2. Xu thế biến đổi trong các giai đoạn của
chuẩn sai Tm tháng I tại Điện Biên (trên) và tại trạm
Láng (dưới).
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
416
Ví dụ tại trạm Điện Biên, xu thế biến đổi
của Tm trong 4 thời kỳ đều tăng nhưng tốc độ
của giai đoạn sau giảm đi so với giai đoạn
trước; trong khi đó tại trạm Láng, thời kỳ
(1971-2007) và (1981-2007) có xu hướng tăng
nhanh hơn (1961-2007) nhưng thời kỳ (2001-
2007) có xu hướng giảm (Hình 3.2). Do đó, cần
xem xét mức độ biến đổi của Tm và Tx cho
từng khu vực riêng biệt.
3.2. Mức độ biến đổi của nhiệt độ cực trị
Hệ số A1 của đường hồi quy trên Hình 3.1
nói lên mức độ biến đổi trung bình của Tm và
Tx trên toàn Việt Nam lần lượt là khoảng
+0,9oC/thập kỷ và -0,1oC/thập kỷ. Trong phần
này sẽ xem xét mức độ biến đổi khả năng có thế
xảy ra trên Việt Nam và từng vùng. Phân bố tần
suất của chuẩn sai Tm và Tx được tính để xem
xét biến đổi của nhiệt độ cực trị tập trung chủ
yếu trong khoảng nào.
Hình 3.3a và b biểu diễn phân bố tần suất
của chuẩn sai Tm tháng I và Tx tháng VII của
Việt Nam trong đó trục hoành là các khoảng
chia nhiệt độ, cách nhau từng 1oC và trục tung
là giá trị tần suất (%). Nhìn chung trên toàn
Việt Nam, phân bố tần suất của chuẩn sai Tm
và Tx đều gần chuẩn nhưng Tm thiên dương
còn Tx thiên âm.
Các hình 3.4-3.8 a và b tương tự như hình
3.3 a và b nhưng là của các khu vực B1, B2,
B3, B4 và N1 do Tm không có nhiều ý nghĩa
đối với các vùng khí hậu phía nam. Hình 3.9
biểu diễn phân bố tần suất của biến đổi Tx
tháng VII trên khu vực N2 và N3.
VIỆT NAM
0
5
10
15
20
25
30
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
Hình 3.3a. Phân bố tần suất của dị thường Tm
tháng I trên Việt Nam.
Tầ
n
su
ất
(%
)
-3 -2 -1 0 1 2 3 4
Tx (oC)
VIỆT NAM
0
10
20
30
40
50
Hình 3.3b. Phân bố tần suất của dị thường Tx
tháng VII trên Việt Nam.
Trên toàn Việt Nam, Tm tháng I có xu
hướng tăng 0-1oC với tần suất lớn nhất khoảng
21% và 18% là tần suất giảm từ -1 đến 0oC. Tần
suất tăng 1-2oC đạt 16%. Biến đổi cũng xảy ra
ngoài đoạn [-5,5] nhưng với tần suất nhỏ, có
một vài trường hợp biến đổi vượt khỏi (-7,7).
Phổ biến đổi của Tm rộng hơn nhiều so với Tx.
Trong khi đó, Tx tháng VII trung bình Việt
Nam có xu hướng giảm -1 đến 0oC với tần suất
38% và 35% là tần suất tăng 0-1oC. Khoảng
1oC là khoảng biến đổi bé cho thấy Tx biến đổi
rất ít. Tần suất xảy ra biến đổi (1-2)oC khoảng
10-12%. Biến đổi cũng xảy ra ngoài đoạn [-3,3]
nhưng rất nhỏ.
Vùng B1, Tm: Phân bố không hoàn toàn là
phân bố chuẩn, đỉnh phổ trải rộng trong khoảng
-2 đến 4oC, thiên dương, với tần suất lớn nhất
16% nằm trong khoảng 2-3oC. Các khoảng chia
cách nhau 1oC nằm trong đoạn [-2,4] chiếm tần
suất xấp xỉ nhau, khoảng 10-15%. Còn lại là
biến đổi nằm trong các khoảng (-8, -2) và (4,8).
Vùng B1, Tx: Phân bố gần chuẩn, tương tự
như phân bố chung của Việt Nam nhưng tần suất
biến đổi trong khoảng -1 đến 0 lớn hơn, đạt 40%
nhưng tần suất biến đổi 0-1oC chiếm 30%, thấp
hơn giá trị 35% của toàn Việt Nam. Vùng này
cũng xảy ra biến đổi ngoài đoạn [-3,3] với tần
suất không lớn.
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
417
Vùng B1
0
5
10
15
20
25
30
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
Hình 3.4a. Phân bố tần suất của dị thường Tm
tháng I trên vùng B1
Tầ
n
su
ất
(%
)
-3 -2 -1 0 1 2 3 4
Tx (oC)
Vùng B1
0
10
20
30
40
50
Hình 3.4b. Phân bố tần suất của dị thường Tx
tháng VII trên vùng B1
Vùng B2
0
5
10
15
20
25
30
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
Hình 3.5a. Phân bố tần suất của dị thường Tm
tháng I trên vùng B2
Tầ
n
su
ất
(%
)
-3 -2 -1 0 1 2 3 4
Tx (oC)
Vùng B2
0
10
20
30
40
50
Hình 3.5b. Phân bố tần suất của dị thường Tx tháng
VII trên vùng B2
Vùng B3
0
5
10
15
20
25
30
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
Hình 3.6a. Phân bố tần suất của dị thường Tm
tháng I trên vùng B3
Tầ
n
su
ất
(%
)
-3 -2 -1 0 1 2 3 4
Tx (oC)
Vùng B3
0
10
20
30
40
50
Hình 3.6b. Phân bố tần suất của dị thường Tx tháng
VII trên vùng B3
Vùng B2, Tm: Phân bố tần suất gần phân bố
chuẩn hơn, đỉnh phổ rơi vào khoảng 0-1oC với
tần suất 17% nhưng độ tán vẫn lớn, trải từ -2oC
đến 3oC.
Vùng B2, Tx: tương tự phân bố của Tx trên
B1 nhưng tần suất biến đổi -1 đến 0 đạt mức cao
nhất, khoảng 45%. Hầu như không có biến đổi
ngoài đoạn [-3,3].
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
418
Vùng B3, Tm: Phân bố tần suất khá gần
chuẩn, độ nhọn lớn hơn cho thấy các biến đổi
của Tm tập trung hơn và thể hiện mức độ biến
đổi rõ rệt hơn. Trên vùng này, tần suất tăng 0-
1oC chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 27%. Tiếp đến
là khả năng giảm -1 đến 0oC chiếm 21%.
Vùng B3, Tx: phân bố tần suất tương tự vùng
B1 nhưng tần suất tăng 0-1oC ~ 35%, cao hơn
giá trị 30% của vùng B1. Thay vào đó, tần suất
giảm -2oC đến -1oC ở vùng này thấp hơn của
vùng B1. Ở đây, tần suất xảy ra biến đổi tăng 2-
3oC tương đương B1, cao hơn B2.
Vùng B4, Tm: tương tự vùng B3 nhưng tần
suất tăng 0-1oC chiếm tỷ lệ cao nhất chỉ đạt
khoảng 21%, khả năng giảm -1 đến 0oC chiếm
19%. Vùng N1 tương tự vùng B4 với tỷ lệ
tương ứng là 24% và 22% .
Vùng B4, Tx: tần suất cao nhất 35% thuộc về
khả năng tăng 0-1oC, 30% giảm -1 đến 0oC.
Vùng này có điểm chung với vùng B1 là có sự
biến đổi xảy ra ngoài đoạn [-3,3] dù với tần suất
không lớn. Vùng N1 tương tự B3.
Vùng B4
0
5
10
15
20
25
30
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
Hình 3.7a. Phân bố tần suất của dị thường Tm
tháng I trên vùng B4
Tầ
n
su
ất
(%
)
-3 -2 -1 0 1 2 3 4
Tx (oC)
Vùng B4
0
10
20
30
40
50
Hình 3.7b. Phân bố tần suất của dị thường Tx
tháng VII trên vùng B4
Vùng N1
0
5
10
15
20
25
30
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
-8 -7 -6 -5 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 6 7 8
Tm (oC)
Hình 3.8a. Phân bố tần suất của dị thường Tm
tháng I trên vùng N1
Tầ
n
su
ất
(%
)
-3 -2 -1 0 1 2 3 4
Tx (oC)
Vùng N1
0
10
20
30
40
50
Hình 3.8b. Phân bố tần suất của dị thường Tx
tháng VII trên vùng N1
Phân bố tần suất của biến đổi Tx vùng N2
tương tự B4 còn vùng N3 tương tự các vùng
B1, B2, B3, N1 nhưng tần suất tăng để Tx từ
1-2oC khoảng 15%, cao hơn các khu vực trên.
Như vậy, có thể nói trong thời gian từ
1961-2007, trên lãnh thổ Việt Nam, Tm chủ
yếu biến đổi trong khoảng 1-2oC, do đóng góp
phần lớn từ vùng B3, B4, N1. Những biến đổi
3oC cũng khá phổ biến. Biến đổi
cũng xảy ra ngoài đoạn [-5,5] nhưng với tần
suất nhỏ, do sự đóng góp của 4 vùng khí hậu
B1, B2, B3 và B4. Còn Tx biến đổi ít, trong
khoảng 1oC. Những biến đổi ngoài đoạn
[-3,3] xảy ra với tần suất nhỏ, do sự đóng góp
của 2 vùng B1 và B4.
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
419
-3 -2 -1 0 1 2 3 4
Tx (oC)
Vùng N2
0
10
20
30
40
50
Tầ
n
su
ất
(%
)
-3 -2 -1 0 1 2 3 4
Tx (oC)
Vùng N3
0
10
20
30
40
50
Hình 3.9. Phân bố tần suất của dị thường Tx tháng VII trên 2 vùng khí hậu N2 và N3.
3.3. Đánh giá đồng thời xu thế và mức độ biến
đổi nhiệt độ cực trị trên các vùng khí hậu
Để xác định đồng thời xu thế và mức độ
biến đổi của từng vùng khí hậu, hệ số A1 (cũng
là độ dốc của đường hồi quy như đã nói ở trên)
của tất cả 58 trạm trên lãnh thổ Việt Nam được
biểu diễn đồng thời trên cùng một bản đồ. Dấu
của A1 cho biết xu thế tăng hay giảm nhiệt độ
của trạm và độ lớn của A1 cho biết mức độ biến
đổi. Những thông tin này kết hợp với giá trị
trung bình của Tm và Tx của từng khu vực có
thể sẽ cho biết mức độ ảnh hưởng của sự biến
đổi nhiệt độ đến mỗi vùng của Việt Nam.
Trước hết, Hình 3.10 biểu diễn Tm tháng I
và Tx tháng VII trung bình giai đoạn 1961 –
2007 tại 58 trạm. Ta có thể thấy những giá trị
thấp nhất của nhiệt độ cực tiểu tháng I chủ yếu
xuất hiện trên vùng B2, B1, B3 và phần phía
bắc của B4. Khu vực có Tm tháng I cao nhất là
N1, N3, là những khu vực ven biển Trung Bộ
và miền Nam. Nhiệt độ Tm tại N2 thấp hơn N1
do N2 có địa hình cao hơn. Những giá trị cao
nhất của nhiệt độ cực đại tháng VII chủ yếu
xuất hiện trên vùng B3, N1, N3, và B4, đặc biệt
là khu vực phía bắc của B4. Khu vực có Tx
tháng VII thấp nhất là N2, một phần của B1,
đều là những khu vực núi hoặc cao nguyên.
Kết hợp với phân bố không gian của chỉ số
A1 của Tm (trái) và Tx (phải) trong Hình 3.11
ta thấy những khu vực có Tm tháng I thấp nhất
(B1) lại có A1 dương lớn nhất và những khu
vực có Tm tháng I cao hơn (B4, N1) tương ứng
với A1 dương nhỏ hoặc âm. Điều đó có nghĩa là
những khu vực có nhiệt độ Tm cực tiểu thấp có
xu hướng ấm lên còn các khu vực có Tm cực
tiểu cao có xu hướng giữ ổn định hoặc lạnh đi.
Hình 3.10. Nhiệt độ (oC) Tm tháng I (trái) và Tx tháng
VII (phải) trung bình giai đoạn 1961-2007.
Hình 3.11. Hệ số xu thế A1 xây dựng từ chuỗi Tm
tháng I (trái) và Tx tháng VII (phải) từ 1961-2007.
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
420
Trong trường hợp nhiệt độ cực đại, những
khu vực có Tx tháng VII cao nhất (B4) có A1
âm hoặc dương nhỏ còn những khu vực có Tx
tháng VII thấp nhất (N2, B1) lại có A1 dương
nghĩa là những khu vực có nhiệt độ Tx cực đại
lớn có xu hướng lạnh đi còn các khu vực có Tx
cực đại nhỏ hơn có xu hướng ấm lên.
Như vậy, có thể nói, xét trên một khoảng
thời gian dài, hệ thống khí hậu có xu hướng tự
điều chỉnh trở về trạng thái cân bằng phiếm
định. Tuy nhiên, những khu vực vốn rất lạnh
đang ngày một ấm lên và tại một số địa phương
vốn có Tx cực đại cao vẫn tiếp tục tăng nhiệt độ
trong tương lai cho thấy dấu hiệu ấm lên ở Việt
Nam phù hợp với xu thế ấm lên toàn cầu.
Hình 3.11 cũng cho thấy nhiệt độ cực tiểu
tăng với tốc độ nhanh hơn nhiều so với nhiệt độ
cực đại, tức là sẽ làm cho khoảng chênh lệch
giữa hai cực trị này giảm đi đáng kể. Chính sự
tăng lên của nhiệt độ cực tiểu mới góp phần
quan trọng trong hiện tượng ấm lên vì nhiệt độ
cực tiểu cao đồng nghĩa với những đêm ấm kéo
dài và sẽ làm cho nhiệt độ cao vẫn duy trì trong
thời gian dài. Điều này có thể ảnh hưởng lớn tới
các hiện tượng cực đoan có liên quan mật thiết
với nhiệt độ cực trị như rét đậm, nắng nóng, ...
Mục 3.4 tiếp theo sẽ xem xét quan hệ giữa nhiệt
độ cực trị với các hiện tượng cực đoan này.
3.4. Quan hệ của nhiệt độ cực trị với các hiện
tượng cực đoan
Rét đậm là một trong những hiện tượng cực
đoan rất đặc trưng trong mùa đông ở hầu khắp
các khu vực phía Bắc trên lãnh thổ Việt Nam.
Theo các tiêu chuẩn và thống kê khí hậu của
Viện Khí tượng Thủy văn [1], rét đậm xảy ra
khi nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn hoặc bằng
150C. Vào mùa đông và đầu mùa xuân các đợt
rét đậm xảy ra liên tiếp, kéo dài không những
ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi mà cũng
gây thiệt hại rất lớn về mặt kinh tế xã hội.
Nắng nóng là hiện tượng thường xảy ra
trong mùa hè ở hầu khắp khu vực trên lãnh thổ
Việt Nam. Cũng theo các tiêu chuẩn và thống
kê khí hậu của Viện Khí tượng Thủy văn, nắng
nóng xuất hiện khi nhiệt độ cao nhất trong ngày
lớn hơn hoặc bằng 350C. Các đợt nắng nóng
xuất hiện liên tiếp, kéo dài trên một hay nhiều
khu vực dẫn đến tình trạng khô hạn. Do đó, số
đợt hạn hán cũng liên quan với nhiệt độ cực trị.
yRĐ = -0.20x + 3.12
yTm = 0.08x - 1.48
-8
-4
0
4
8
1961 1967 1973 1979 1985 1991 1997 2003
Năm
Tm
I (
C
)
-8
-4
0
4
8
R
ét
đậ
m
(đ
ợt
)
TmI
Rétđậm (RĐ)
Xu thế (RĐ)
Xu thế (TmI)
yNN = 0.06x - 0.94
yTx = -0.01x + 0.07
-2
-1
0
1
2
1961 1968 1975 1982 1989 1996 2003
Năm
Tx
VI
I (
C
)
-4
-2
0
2
4
N
ắn
g
nó
ng
(đ
ợt
)
TxVII
Nắngnóng (NN)
Xu thế (NN)
Xu thế (TxVII)
Hình 3.12. Xu thế biến đổi của Tm tháng I và số đợt
rét đậm các tháng I-III hàng năm (trên) và Tx tháng
VII và số đợt nắng nóng các tháng VI-VIII hàng năm
(dưới) từ năm 1961-2007.
Chỉ tiêu xác định số đợt hạn trong tháng ở
Việt Nam được xây dựng căn cứ vào lượng
mưa tháng (tham khảo ý kiến của GS.TS.
Nguyễn Trọng Hiệu). Hạn sẽ xảy ra nếu:
- Đối với các tháng 11, 12, 1, 2: lượng mưa
tháng < 10 mm/tháng
- Đối với các tháng 3, 4, 9, 10: lượng mưa
tháng < 30 mm/tháng
- Đối với các tháng 5, 6, 7, 8: lượng mưa
tháng < 50 mm/tháng.
Chỉ tiêu này được áp dụng cho tất cả các
trạm trong một khu vực và tính trung bình cho
mỗi khu vực. Chuỗi số đợt hạn trung bình khu
vực của mỗi tháng trong các năm từ 1961-2007
được tính tương quan có độ trễ thời gian một
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
421
vài tháng với nhiệt độ cực tiểu và cực đại tháng.
Kết quả được trình bày trong Bảng 3.1.
Hình 3.12 biểu diễn xu thế biến đổi của Tm
tháng I và Tx tháng VII với xu thế biến đổi số
đợt rét đậm trong mùa đông và số đợt nắng
nóng trong mùa hè từ năm 1961-2007. Rõ ràng
là khi nhiệt độ cực tiểu tăng lên làm cho số đợt
rét đậm giảm đi rất nhanh. Hai đường xu thế
cùng cắt đường 0 tại năm 1976 cho thấy sự tăng
lên của Tm tháng I và giảm đi của số đợt rét
đậm của mùa đông gần như đồng thời. Vào mùa
hè, mặc dù nhiệt độ cực đại có xu hướng giảm
nhẹ nhưng nhiệt độ cực tiểu tăng nhanh nên số
đợt nắng nóng cũng tăng lên. Đây là một bằng
chứng làm rõ hơn nhận định đã nêu cuối mục
3.3 rằng chính sự tăng lên của nhiệt độ cực tiểu
có ảnh hưởng nhiều đến xu thế ấm lên nói
chung trong khi nhiệt độ cực đại có thể biến đổi
rất ít. Từ đường xu thế ta thấy tốc độ giảm rét
đậm trung bình là gần 0,2 đợt/năm và tốc độ
tăng nắng nóng trung bình là 0,06 đợt/năm.
Bảng 3.1. Hệ số tương quan giữa nhiệt độ cực trị
tháng (Tm và Tx) với số đợt rét đậm (RĐ), nắng
nóng (NN) và hạn hán (HH) trong trường hợp trùng
thời gian (d=0 tháng) và lệch thời gian 1 và 3 tháng
trên 7 vùng khí hậu
Vùng B1 B2 B3 B4 N1 N2 N3
Độ trễ thời gian d = 0 tháng
Tm & RĐ - - - - - + -
Tm & HH + - - - - - -
Tx & NN 0.79 0.84 0.75 + + 0.76 +
Tx & HH 0.68 0.91 0.90 0.79 0.86 + 0.68
Độ trễ thời gian d = 1 tháng
Tm & RĐ + + + + + + +
Tm & HH + 0.53 0.52 - - + -
Tx & NN 0.68 0.71 0.70 0.58 + 0.73 0.62
Tx & HH + 0.72 0.71 + 0.57 - +
Độ trễ thời gian d = 3 tháng
Tm & RĐ 0.59 0.69 0.55 0.50 + + +
Tm & HH 0.76 0.56 0.52 + + 0.56 +
Tx & NN + + + 0.58 0.59 + +
Tx & HH - - - - - -0.81 -0.55
Bảng 3.1 trình bày HSTQ giữa nhiệt độ cực
trị tháng (Tm và Tx) với số đợt rét đậm (RĐ),
nắng nóng (NN) và hạn hán (HH) trên 7 vùng
khí hậu trong các trường hợp trùng thời gian
(d=0 tháng) và lệch thời gian 1 và 3 tháng. Chỉ
có HSTQ có trị số lớn hơn 0,5 được nêu ở đây.
Kết quả đáng ngạc nhiên là nhiệt độ cực tiểu
không có tương quan lớn với rét đậm và hạn
hán trong trường hợp trùng thời gian mà có
tương quan cao nếu xét độ trễ thời gian 2-3
tháng. Trong khi đó, nhiệt độ cực đại tác động
ngay đến nắng nóng và hạn hán và giảm dần
tương quan khi trễ 1 tháng trở lên. Rét đậm
không xảy ra trên N1 và N3 nhưng có quan hệ
với Tm trong trường hợp trễ 3 tháng. Nắng
nóng và hạn hán chủ yếu xảy ra ở B1-B4 và
một vài trường hợp ở N1, N2 hoặc N3. Đặc biệt
HSTQ âm giữa Tx và hạn hán khu vực N2 và
N3 trong trường hợp trễ 3 tháng là một vấn đề
thú vị cần phải tiếp tục nghiên cứu.
4. Kết luận và kiến nghị
Bài báo sử dụng phương pháp thống kê kết
hợp với phân tích xu thế đã thu được các kết
quả đáng kể và có thể rút ra một số nhận xét
chung nhất như sau:
- Xu hướng: Tm tăng trên những khu vực có
giá trị cực tiểu thấp và tăng nhẹ hoặc giảm trên
những khu vực có Tm cực tiểu cao hơn. Tx
giảm ở những khu vực có Tx cực đại cao và
tăng trên những khu vực có Tx cực đại thấp
hơn, duy trì trạng thái cân bằng phiếm định của
hệ thống khí hậu. Tốc độ tăng của Tm nhanh
hơn nhiều so với Tx nên khoảng chênh lệch
giữa hai cực trị này giảm đi đáng kể, dẫn tới sự
nóng lên, phù hợp với xu thế chung của biến
đổi khí hậu toàn cầu.
- Mức độ: Tm chủ yếu tăng khoảng 2-3oC
trên các vùng thuộc Bắc Bộ và 1-2oC trên
H.T.M. Hà, P.V. Tân / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự Nhiên và Công nghệ 25, Số 3S (2009) 412‐422
422
Trung Bộ, trung bình cả Việt Nam tăng 1-2oC
do đóng góp phần lớn từ B3, B4, N1. Những
biến đổi 3oC cũng khá phổ biến.
Biến đổi cũng xảy ra ngoài đoạn [-5,5] nhưng
tần suất nhỏ, do đóng góp của 4 vùng khí hậu
B1, B2, B3 và B4. Biến đổi của Tx chủ yếu là
trong khoảng 1oC. Biến đổi (1-2) độ C xuất
hiện trên khu vực B4 và N1. Những biến đổi
ngoài đoạn [-3,3] xảy ra với tần suất nhỏ, chủ
yếu trên khu vực B1 và B4.
- Ảnh hưởng: nhiệt độ cực tiểu tăng làm
giảm số đợt rét đậm và tăng số đợt nắng nóng
trong năm nhưng độ trễ thời gian từ 2-3 tháng.
Những nghiên cứu chi tiết hơn nữa là rất
cẩn thiết giúp giải thích được tốt hơn các kết
quả nhận được.
Lời cảm ơn
Bài báo này được hoàn thành với sự hỗ trợ
của đề tài KC.08.29/06-10. Các tác giả xin chân
thành cảm ơn.
Tài liệu tham khảo
[1] Trang web của Bộ Tài nguyên Môi trường
emID=82&Category=21
[2] Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, Khí hậu Việt
Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, 1993, 312tr.
[3] "IPCC Fourth Assessment Report, Chapter 3".
2007-02-05. pp. 237.
assessment-report/ar4/wg1/ar4-wg1-chapter3.pdf
. Retrieved 2009-03-14.
[4] Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về
Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho
Việt Nam, tháng 6/2009, trang 4.
[5] M.J. Manton, et al., Trends in extreme daily
rainfall and temperature in Southeast Asia and
the South Pacific: 1961-1998. Int. J. Climatol.
21 (2000) 269.
[6] Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, Khí hậu
và Tài nguyên khí hậu của Việt Nam, Nhà xuất
bản Nông nghiệp Hà Nội, 2004.
[7] Phan VT, Ngo-Duc T, Ho TMH, Seasonal and
interannual variations of surface climate
elements over Vietnam, Clim Res 40 (2009) 49.
Magnitude and trends in extreme monthly temperature in
Vietnam in period of 1961-2007
Ho Thi Minh Ha, Phan Van Tan
Faculty of Hydro-Meteorology & Oceanography, College of Science, VNU
334 Nguyen Trai, Hanoi, Vietnam
Paper analyses magnitude and trends in extreme monthly minimum and maximum temperatures of
7 climate sub-regions in Vietnam in period of 1961-2007 based on daily minimum and maximum
temperatures that were collected from 58 observation stations. Results show that monthly minimum
temperature of Vietnam increases by about 0,9oC per decade, much faster compared with the rate of
global average temprature increasing while monthly maximum temperature slightly decreases by
0,1oC per decade. These values vary from sub-region to sub-region. The highest value is found over
the Northwest part of Vietnam. Change in extreme monthly temperature, especially the increase of
monthly minimum temperature leads to decrease in number of cold spells and increase in number of
hot spells and drought in Vietnam.
Keywords: extreme temperature, trend, climate change, hot spells, cold spells, drought, Vietnam.
View publication stats
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ho_phan_2009_4726_2106708.pdf