MỤC LỤC
Danh mục bảng biểu đồ 4
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY SẢN XUẤT – XUẤT NHẬP KHẨU DỆT MAY VINATEX IMEX 3
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may 3
1.1.1. Thông tin chung về công ty 3
1.1.3. Mô hình tổ chức sản xuất và bộ máy quản trị 4
1.1.3.1. Mô hình tổ chức sản xuất: 4
1.1.3.2. Bộ máy quản trị: 5
1.1.4. Lĩnh vực kinh doanh của công ty 6
1.2. Một số Đặc điểm kinh tế và kỹ thuật của công ty 8
1.2.1. Đặc điểm về lao động 8
1.2.2. Đặc điểm về công nghệ và thiết bị 10
1.2.3. Đặc điểm về vốn 10
1.2.4. Đặc điểm về nguyên phụ liêu 12
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU 14
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến XK hàng dệt may vào thị trường EU 14
2.1.1. Các nhân tố bên ngoài công ty 14
2.1.1.1. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 14
2.1.1.2. Những rào cản trên thị trường EU 15
2.1.1.3. Các nhà cung ứng 17
2.1.1.4. Thị hiếu người tiêu dùng 17
2.1.1.5. Đối thủ cạnh tranh tiềm tàng 18
2.1.2. Các nhân tố bên trong công ty 18
2.1.2.1. Nguồn nhân lực 19
2.1.2.2. Năng lực tài chính 19
2.1.2.3. Mạng lưới phân phối 19
2.1.2.4. Năng lực về vật chất kỹ thuật 19
2.2. Các hoạt động chủ yếu của công ty Sản xuất –xuất nhập khẩu dệt may VINATEX IMEX đã thực hiện để xuất khẩu hàng dệt may 20
2.2.1. Mở rộng thị trường xuất khẩu trên thị trường EU 20
2.2.2. Nghiên cứu, đàm phán ký kết hợp đồng xuất khẩu 21
2.2.3. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu 22
2.3. Kết quả xuất khẩu hàng dệt may cua công ty SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX vào thị trường EU 23
2.3.1. Kết quả hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty trên thị trường thế giới 23
2.3.2. Kết quả xuất khẩu mặt hàng may của công ty trên thị trường EU 25
2.3.2.1. Kim ngạch xuất khẩu 25
2.3.2.2. Mặt hàng xuất khẩu 26
2.4. Đánh giá chung 28
2.4.1. Đánh giá chung 28
2.4.1.1. Chất lượng 28
2.4.1.2. Mức độ hấp dẫn 28
2.4.1.3. Uy tín thương hiệu 29
2.4.1.4. Giá thành, giá cả 31
2.4.2.Những kết quả đạt được 34
2.4.3.Những mặt tồn tại 35
2.4.3.1. Chất lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng 35
2.4.3.2. Chưa khai thác tốt những lợi thế cạnh tranh 35
2.4.3.3. Công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh mặt hàng đơn giản, giá trị thấp và sức ép cạnh tranh cao 36
2.4.3.4. Hệ thống kênh phân phối 36
2.4.3.5. Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế 37
2.4.3.6. Hoạt động xúc tiến thương mại 37
2.4.4 Nguyên nhân của những tồn tại 37
2.4.4.1. Nguyên nhân bên trong công ty 37
2.4.4.2. Nguyên nhân bên ngoài công ty 39
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU 41
3.1. Đặc điểm thị trường EU và những yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu hàng dệt may 41
3.1.1. Đặc điểm thị trường EU 41
3.1.2. những yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu hàng dệt may 42
3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của công ty trên thị trường EU 44
3.2.1 Nghiên cứu và đánh giá thị trường mặt hàng may mặc EU 44
3.2.2 Giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn của EU 45
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng mặt hàng may 45
3.2.2.2. Đa dạng hoá mặt hàng may xuất khẩu 46
3.2.2.3. Đăng ký nhãn hiệu mặt hàng may của công ty trên thị trường EU 47
3.2.3 Giải pháp hạ chi phí trong sản xuất và kinh doanh 48
3.2.5 Sử dụng đa dạng các kênh phân phối 49
3.2.6 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại 50
3.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan 50
KẾT LUẬN 54
Danh mục tài liệu tham khảo 56
63 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1695 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may của Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu dệt may VINATEXIMEX trên thị trường EU, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uất khẩu chủ yếu qua các trung gian thương mại, làm theo yêu cầu của các trung gian thương mại. Những nguyên liệu cao cấp như những loại vải dệt được ứng dụng công nghệ Nano tạo ra loại vải có sợi vải nhỏ mà bền đẹp, độ mịn cao, chống nhàu, chống thấm nước khi được may các sản phẩm sử dụng nguyên liệu như thế sẽ tạo ra sản phẩm rất đẹp tuy nhiên rất tiếc những nguyên liệu cao cấp như vậy, chưa được ứng dụng rộng rãi trong hàng may mặc của công ty.
Hàng may mặc của công ty chưa thể hiện được tính đa dạng trong mục đích sử dụng như các bộ quần áo mặc trong các buổi dạ hội, buổi lễ trang trọng, nơi công sở…Trong khi đó, hàng may mặc của đối thủ cạnh tranh đa dạng và số lượng lớn với nhiều kiểu dáng khác nhau đáp ứng mọi mục đích sử dụng, ở mọi lứa tuổi, ở mọi mức thu nhập từ mức thu nhập cao, thu nhập trung bình đến mức thu nhập thấp. Thêm vào đó, các đối thủ cạnh tranh còn có sự hỗ trợ đắc lực của các trung tâm thiết kế thời trang lớn như Tập đoàn gia công và sản xuất hàng may mặc Esquel china holdings của Trung Quốc có các trung tâm thiết kế thời trang ở Bắc kinh, Thượng hải, Thẩm quyến. Các trung tâm này nắm bắt rất tốt nhu cầu thị hiếu của khách hàng EU và có khả năng biến ý tưởng thành kiểu dáng mẫu mã. Còn hàng may mặc xuất khẩu của nhà sản xuất Nooyon Dentelle De Calaise của Pháp ở Srilanca cũng có sức hút với khách hàng EU rất lớn nhờ những thương hiệu nổi tiếng. . Mặt khác, công ty của Nooyon Dentelle De Calaise có lợi thế đội ngũ nhân viên giao dịch thông thạo tiếng Anh nên khả năng thu thập thông tin về nhu cầu của khách hàng tốt hơn, và góp phần làm cho hàng may mặc của công ty đa dạng mẫu mã hơn. Trước thực tế, là các đối thủ cạnh tranh có nhiều lợi thế trong cạnh tranh thì hàng may mặc của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may muốn cạnh tranh được cần có kế hoạch rõ ràng để nâng cao mức độ hấp dẫn của hàng may mặc để có thể đứng vững trên thị trường EU.
2.4.1.3. Uy tín thương hiệu
Uy tín thương hiệu sẽ là chỗ dựa vững chắc cho niềm tin của khách hàng. Khách hàng EU thông thường họ có xu hướng lựa chọn những hàng hoá mà thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường EU.
Hàng may mặc của công ty đang trong quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu tại thị trường EU. Nhìn chung, thương hiệu hàng may mặc của công ty trên thị trường EU khá quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, nhưng đối với khách hàng EU thì chưa nhiều người biết đến. Sở dĩ, uy tín thương hiệu hàng may mặc của công ty bị hạn chế trong cạnh tranh với các thương hiệu của đối thủ cạnh tranh bởi các yếu tố sau:
Thứ nhất: Do phương thức sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc của công ty chủ yếu làm gia công cho nhà nhập khẩu EU. Các nhà nhập khẩu EU cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, máy móc thiết bị và thị trường đầu ra sau khi hàng may mặc được công ty làm xong và xuất khẩu dưới nhãn mác của nhà nhập khẩu hoặc một nhãn mác nổi tiếng nào đó. Khách hàng EU khi tiêu dùng không biết đó là hàng may mặc được sản xuất tại công ty, trong khi đó những hàng may mặc tương tự được bầy bán trong các cửa hàng, siêu thị của EU như mặt hàng sơ mi, quần âu của công ty họ lại e ngại, thậm chí hàng may mặc mang thương hiệu của công ty được bán với giá rẻ hơn. Đây chính là hạn chế của công tác xúc tiến thương mại chưa cung cấp đầy đủ thông tin cho khách hàng EU được biết về những hàng may mặc của công ty đang được bán dưới những thương hiệu nổi tiếng và những sản phẩm đó có chất lượng tương đương với sản phẩm mang thương hiệu của công ty.
Thứ hai: Thương hiệu hàng may mặc của công ty chưa chứng minh cho khách hàng EU những giá trị gia tăng hàng may mặc của công ty mang lại. Gía trị gia tăng của hàng hoá là chất lượng, mẫu mã, giá cả, giá trị nghệ thuật của hàng hoá, dịch vụ khách hàng,sự an toàn… đó là những yếu tố quan trọng đánh giá mức độ giá trị gia tăng của hàng hoá nói chung và hàng may mặc nói riêng. Chỉ khi nào hàng may mặc của công ty luôn chứng minh được giá trị gia tăng này với khách hàng, và giá trị gia tăng này luôn ổn định đồng thời không ngừng có các biện pháp làm tăng giá trị gia tăng này lên thì mới thuyết phục được khách hàng EU tiêu dùng hàng may mặc của công ty, lúc đó thương hiệu hàng hoá sẽ được định hình trong tâm trí khách hàng từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty trên thị trường EU. Trong khi đó, Tập đoàn gia công và sản xuất quần áo Esquel china holdings ở Trung Quốc rất chú trọng tới phát triển thương hiệu với nhiều hoạt động Maketing rầm rộ, làm cho mọi khách hàng EU đều biết đến thương hiệu hàng may mặc của công ty. Trong khi đó, công ty của nhà sản xuất Nooyon Dentelle De Calaise ở Srilanca chủ yếu xây dựng thương hiệu dựa vào mua bản quyền sử dụng thương hiệu nổi tiếng trên thị trường EU, nhưng công ty của ông hơn công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may là công ty của ông đã tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại, khách hàng EU vẫn biết được đây là hàng may mặc của công ty ông, chính vì thế dựa vào thương hiệu này mà công ty của ông đã đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường EU. Công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may cần tiếp thu và học hỏi chính các đối thủ của mình để nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU bằng uy tín thương hiệu.
2.4.1.4. Giá thành, giá cả
Giá thành
Một trong những yếu tố cấu tạo nên giá thành của hàng hoá nói chung và hàng may mặc nói riêng là chi phí nhân công để sản xuất hàng hoá. Hàng may mặc Việt Nam nói chung được xếp vào nhóm hàng có sức cạnh tranh nhờ lợi thế chi phí lao động/ giờ công tương đối thấp. Trong số các quốc gia có hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường EU như Trung Quốc, Ấn Độ thì Việt Nam vẫn có chi phí nhân công lao động tương đối thấp. Chính nhờ chi phí nhân công lao động thấp nên giá hàng may mặc xuất khẩu của công ty ở mức vừa phải có thể chấp nhận được, tuy giá một vài sản phẩm cao hơn chút ít so với đối thủ cạnh tranh, nhưng nhà nhập khẩu vẫn chấp nhận được. Về dài hạn chi phí nhân công của công ty bị cạnh tranh bởi chi phí nhân công rẻ của các công ty của Campuchia, Lào, Myanma có chi phí thấp hơn, đồng thời cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội mà nhu cầu của người lao động cũng tăng theo do đó chi phí nhân công/ giờ của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng sẽ dần tăng lên theo mức độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chi phí nhân công chỉ là một yếu tố tạo nên giá thành của hàng hoá ngoài ra còn có nhiều loại chi phí khác tạo nên, các chi phí này đều ở mức cao hơn các công ty khác trong khu vực như giá vải của Việt Nam thường đắt hơn so với Trung Quốc như vải kỹ thuật của Việt Nam khổ 45 có giá 0,75 USD/met và khổ 60 có giá khoảng 0,95USD/met, cao hơn giá vải của Trung Quốc từ 10%-15%. Vải kaki mầu của Việt Nam có giá từ 1,3-1,5USD/met, cao hơn giá vải cùng loại của Trung Quốc từ 15%-20% do đó làm tăng giá thành hàng may mặc của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam nói chung và của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu nói riêng. Ngoài ra, hàng may mặc của công ty khi xuất khẩu sang thị trường EU còn phải chịu các chi phí như cước bưu chính viễn thông, vận tải biển, hàng không, các khoản phí và lệ phí đều cao, bên cạnh những chi phí chính thức này còn có các chi phí không chính thức do thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà, quan liêu, tham nhũng điều đó đã góp phần làm tăng giá thành của hàng may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu chi phí mặt hàng may của công ty năm 2007
ĐVT: % trong tổng giá thành hàng may mặc
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007
Qua biểu đồ trên ta thấy: Chi phí cho nguyên phụ liệu nhập khẩu của hàng may mặc của công ty ở mức quá cao chiếm tới 80% tổng giá thành hàng may mặc. Phần quan trọng hơn là giá trị gia tăng trong hàng may mặc của công ty chỉ có 6,25% nếu chỉ số này càng cao thì sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty càng cao. Gía trị gia tăng hàng may mặc của công ty thấp do quá trình thay đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực của công ty chậm, năng suất lao động thấp, lao động không có kỹ năng chiếm 6,34% trong giá thành hàng may mặc của công ty, còn lao động có kỹ năng chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ đạt 3,50% trong giá thành hàng may mặc của công ty, từ đó tạo ra giá bán cao làm giá trị gia tăng trong hàng may mặc của công ty thấp góp phần làm giảm sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
Với lợi thế chi phí nhân công rẻ, đáng lẽ hàng may mặc của công ty phải có sức cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU nhưng lại ngược lại giá thành hàng may mặc của công ty còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này, công ty cần phải điều chỉnh nhanh chóng cho phù hợp với điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường EU.
Giá cả
Giá cả hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang thị trường EU còn cao thông thường cao hơn 10%-15% so với các công ty khác trong khu vực. Riêng so với hàng may mặc của các doanh nghiệp Trung Quốc hàng may mặc của công ty cao hơn 20%-30%, giá xuất khẩu một số mặt hàng may mặc của công ty như áo sơ mi, quần áo lót, các loại áo bó chui đầu đều có giá cao hơn so với các công ty xuất khẩu khác với cùng mặt hàng trong khu vực. Trước tình hình thực tế là EU đã bãi bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU, thì giá hàng may mặc Việt Nam nói chung cũng như hàng may mặc của công ty nói riêng cần được tính toán cho phù hợp. Nếu không điều chỉnh sẽ có sự chênh lệch về giá giữa hàng may mặc của công ty so với các đối thủ cộng với khả năng cung ứng hàng nhỏ, thời gian giao hàng không đúng hạn sẽ chuyển nhiều đơn hàng sang các doanh nghiệp của Trung Quốc hoặc doanh nghiệp của các quốc gia khác khiến hàng may mặc xuất khẩu của công ty đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.
2.4.2.Những kết quả đạt được
Hàng may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu chính của công ty. Hàng năm, việc xuất khẩu mặt hàng này của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với kim ngạch xuất khẩu lớn hơn những mặt hàng khác.
Trong bối cảnh giá nguyên phụ liệu trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, khả năng tiếp cận và cạnh tranh hàng may mặc của công ty vào thị trường EU được xem là có bước tiến tốt, mặc dù giá một số mặt hàng may mặc còn cao hơn so với đối thủ. Điều này, đã được minh chứng qua kim ngạch và thị phần trên thị trường EU năm 2006 tăng lên.
Trong quá trình sản xuất và kinh doanh công ty đã tìm mọi biện pháp hữu ích để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc, từ đó nhiều công nghệ sản xuất hiện đại đã được công đưa vào sử dụng như máy nhuộm Jetoverflow, máy in trục quay, in thăng hoa... nhờ đó mà năng suất lao động ngày càng cải thiện, chất lượng hàng may mặc tăng lên công ty đã đạt được chứng chỉ ISO 9000 từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường EU của công ty.
Tuy không đạt được kết quả như mong muốn nhưng công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc cải tiến mẫu mã, đa dạng hoá chủng loại, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang thị trường EU. Công tác đào tạo thiết kế và Maketing được quan tâm chú trọng hơn. Thay vì may gia công công ty cũng đã dần chủ động hơn trong khâu thiết kế mẫu mã, tăng giá trị cho hàng may mặc của mình.
Trước sức ép mạnh mẽ của đối thủ cạnh tranh buộc các ban lãnh đạo của công ty không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng đàm phán, giao dịch thương mại, nghiên cứu thị trường, tìm kiếm hệ thống kênh phân phối, thực hiện hoạt động xúc tiến thương mại… Do đó mà trình độ của các nhà quản lý trong công ty không ngừng được nâng cao cả về số lượng và chất lượng.
Có thể nói, với những kết quả đạt được như vậy cùng với sự nỗ lực lớn của công ty, công ty trong thời gian tới sẽ tiếp tục khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực xuất khẩu hàng may mặc ra thế giới nói chung và sang thị trường EU nói riêng.
2.4.3.Những mặt tồn tại
2.4.3.1. Chất lượng, mẫu mã, thời gian giao hàng
Chất lượng hàng may mặc của công ty chưa ổn định và đồng đều, một số sản phẩm còn bị phai màu dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời do công tác kiểm tra kiểm soát trong quá trình nhuộm bị hạn chế.
Mẫu mã hàng may mặc của công ty còn đơn điệu về mầu sắc, các sản phẩm may mặc ít có sự khác biệt. Để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm đòi hỏi phải có đội ngũ thiết kế thời trang chuyên nghiệp, nắm bắt kịp thời thị hiếu của khách hàng EU.
Thời gian giao hàng của công ty thường không đúng hạn do quy mô sản xuất hàng may mặc của công ty nhỏ, trong khi những đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu có số lượng lớn và thời gian giao hàng ngắn thêm vào đó công ty lại bị động về nguyên phụ liệu do phải nhập khẩu, đồng thời máy móc thiết bị lạc hậu, các thủ tục hành chính rườm rà, cơ sở hạ tầng chưa phù hợp.
2.4.3.2. Chưa khai thác tốt những lợi thế cạnh tranh
Thứ nhất: Mặt hàng may mặc của công ty có rất nhiều lợi thế để xuất khẩu trên thị trường EU mà chưa khai thác một cách tối ưu như trình độ khéo léo của người lao động Việt Nam trong sản xuất các sản phẩm làm gia công như thêu, đan, móc... trong khi đó những sản phẩm thuộc loại này công ty lại xuất khẩu rất ít. Nếu hàng may mặc của công ty khai thác tốt lợi thế này, thì sẽ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
Thứ hai: Công ty chưa khai thác tốt lợi thế từ Việt kiều ở EU nhằm nghiên cứu thị trường, mở rộng hệ thống kênh phân phối, đưa hàng may mặc của công ty vào các cửa hàng, siêu thị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
Thứ ba: Chưa khai thác tốt sự lên giá của đồng Euro so với đồng Việt Nam vì theo lý thuyết khi đồng Euro lên giá so với đồng Việt Nam thì việc xuất khẩu sang thị trường này sẽ có lợi và được đẩy mạnh, trên thực tế đồng Euro và đồng USD là hai đồng tiền được công ty sử dụng trong thanh toán với các nhà nhập khẩu EU, nhưng việc công ty sử dụng đồng Euro để thanh toán chỉ chiếm 10%.
2.4.3.3. Công ty chủ yếu sản xuất và kinh doanh mặt hàng đơn giản, giá trị thấp và sức ép cạnh tranh cao
Công ty chủ yếu tập trung vào sản xuất và kinh doanh các mặt hàng đơn giản, dành cho khách hàng có thu nhập thấp và trung bình như quần âu, áo sơ mi, áo Jacket. Trong khi đó, những loại sản phẩm cao cấp như các bộ vestong, váy, complet, quần áo da thì công ty chưa đầu tư vào xuất khẩu nếu có thì rất ít. Các mặt hàng may mặc xuất khẩu còn đơn điệu thiếu sáng tạo trong thiết kế, đôi khi còn rập khuôn theo các mẫu thiết kế của nước ngoài. Điều này không tạo nên sự khác biệt hàng may mặc của công ty so với hàng may mặc của đối thủ cạnh tranh làm giảm sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
Những sản phẩm may mặc mà công ty sản xuất, kinh doanh dễ làm và dễ bán cũng là những mặt hàng bán mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, đối thủ cạnh tranh hơn hàng may mặc của công ty là họ không ngừng đầu tư vào các mặt hàng may mặc cao cấp để tạo ra sự khác biệt giúp tăng khả năng cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường EU mà hàng may mặc của công ty không có được, do đó sức ép cạnh tranh đối với hàng may mặc của công ty trên thị trường EU là rất
2.4.3.4. Hệ thống kênh phân phối
Hàng may mặc của công ty chưa tiếp cận trực tiếp được với những kênh phân phối của các nhà bán lẻ, siêu thị lớn. Hàng may mặc của công ty mới chỉ đưa vào kênh phân phối của các nhà sản xuất EU, các nhà sản xuất EU cung cấp nguyên phụ liệu và công ty liên doanh với các công ty khác hoặc thuê công ty khác để sản xuất, sau đó được các nhà sản xuất EU nhập khẩu về để bán. Ngoài ra, công ty thường sử dụng những kênh phân phối gián tiếp thông qua các trung gian thương mại ở các quốc gia và vùng lãnh thổ, việc sử dụng các kênh phân phối như vậy rất bị động, sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU bị ảnh hưởng rất nhiều.
2.4.3.5. Khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế
Hiện nay, trở ngại lớn cho hàng may mặc của công ty trong việc nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường EU là tính đến thời điểm này công ty mới chỉ đạt được chứng chỉ ISO 9000 còn chứng chỉ SA 8000 và chứng chỉ ISO 14000 vẫn chưa đạt được. Tuy nhiên, một thực tế là khách hàng EU chỉ mua những hàng may mặc được sản xuất theo hệ thống quản lý chất lượng quốc tế thì mới đạt tiêu chuẩn chất lượng. Do đó, với khách hàng khó tính như EU công ty cần có biện pháp để đáp ứng tới mức cao nhất nhu cầu của khách hàng thì mới mong tăng doanh thu, tăng thị phần trên thị trường này.
2.4.3.6. Hoạt động xúc tiến thương mại
Các hoạt động quảng cáo của công ty chưa thực hiện tốt bởi chi phí cho hoạt động này rất tốn kém, đồng thời thiếu tính linh hoạt và đa dạng về cách thức, phương tiện quảng cáo.
Công tác quan hệ công chúng PR của công ty còn hạn chế dẫn tới các thông tin về hàng may mặc của công ty còn bị hạn chế.
Quan hệ của công ty với hội bảo vệ người tiêu dùng của các quốc gia EU thiếu tính chuyên nghiệp.Việc tham gia các hội chợ, triển lãm, các cuộc tiếp xúc của công ty với các doanh nghiệp trên thị trường EU là chưa đủ cần phải có nhiều hình thức quảng cáo hơn nữa hoặc phải có hàng của công ty ở các trung tâm thương mại đặt tại một số quốc gia tiêu thụ hàng may mặc lớnhàng hoá
2.4.4 Nguyên nhân của những tồn tại
2.4.4.1. Nguyên nhân bên trong công ty
Nguyên liệu công ty sử dụng chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên giá thành sản phẩm cao vì nguồn nguyên liệu trong nước không đảm bảo chất lượng để sản xuất hàng may mặc sang thị trường EU. Vì vậy, công ty đã dùng chính sách giá để cạnh tranh thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao.
Công ty có đội ngũ thiết kế chưa thực sự có chuyên môn cao, và có những hiểu biết sâu sắc về thị trường EU để thiết kế những mẫu trang phục cho thực sự phù hợp. Chính điều này đã làm giảm tính phong phú, đa dạng của các mẫu mã sản phẩm làm cho hàng may mặc của công ty không đáp ứng được mong muốn của khách hàng. Bên cạnh đó, công ty xuất khẩu chủ yếu qua hình thức gia công xuất khẩu nên công ty làm theo những mẫu mốt sẵn có được bên đối tác đặt hàng nên đôi khi chính điều này đã làm hạn chế sự sáng tạo trong mẫu mã sản phẩm của công ty.
Công ty chưa có chính sách đầu tư thích đáng cho công tác nghiên cứu thị trường EU nếu có thì cũng rất ít. Công ty đã có một số chính sách Maketing để giới thiệu hàng may mặc và nâng cao hình ảnh của công ty nhưng không đủ mạnh. Các biện pháp chưa được phối hợp đồng bộ, không liên tục rời rạc. Các biện pháp mà công ty đã sử dụng chủ yếu là giới thiệu qua sách báo, tạp chí, qua internet còn các biện pháp sử dụng để tiếp xúc trực tiếp với khách hàng qua hội chợ triển lãm còn rất ít vì chi phí để mang hàng sang các hội chợ để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng EU là rất lớn mà khả năng tài chính của công ty còn eo hẹp.
Công ty phần nào đã chưa tận dụng hết được hết năng lực sản xuất của mình dẫn chứng là mặt hàng đòi hỏi trình độ khéo léo của người lao động như đan móc là rất ít, trong khi lao động của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng rất khéo léo trong khâu sản xuất này.
Chất lượng hàng may mặc của công ty chưa ổn định do công tác kiểm tra giám sát sản xuất hàng may mặc của công ty chưa thực sự đạt hiệu quả, máy móc thiết bị mặc dù công ty đã chú ý tới việc đổi mới cùng với doanh nghiệp mà công ty phối hợp cùng sản xuất tuy nhiên hiệu quả chưa cao. Thêm vào đó, trình độ người lao động khéo léo nhưng không đồng đều cũng làm cho chất lượng hàng may mặc của công ty chưa ổn định.
Thời gian giao hàng của công ty thường không đúng hạn do quy mô sản xuất của công ty còn nhỏ, thêm vào đó công ty còn bị động về nguyên phụ liệu do phải nhập khẩu nhiều.
Không riêng công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may mà các công ty của Việt Nam nói chung còn yếu trong khâu quản lý, việc quản lý kém dẫn tới năng suất không cao làm giảm tính cạnh tranh. Nhìn chung, các nhà quản lý của công ty còn thiếu kinh nghiệm trong đàm phán với các đối tác nước ngoài, thiếu kiến thức về ngoại ngữ cũng như trình độ vi tính gây ra những khó khăn trong gia dịch với các đối tác nước ngoài.
2.4.4.2. Nguyên nhân bên ngoài công ty
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đã có nhiều khởi sắc từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho thương mại của Việt Nam, tuy nhiên cũng không tránh khỏi những thách thức đó là công ty phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn.
Hiện nay, Việt Nam còn có quá nhiều thủ tục hành chính rườm rà trong việc xuất khẩu làm mất thời gian, công sức, gây ra sự chậm chễ trong việc thực hiện các đơn hàng của công ty. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thị trường chưa liên tục và kém hiệu quả.
Vấn đề sản xuất nguyên phụ liệu trong nước đã được Nhà nước quan tâm nhưng chưa thực sự đạt hiệu quả như các doanh nghiệp may mặc Việt Nam mong muốn, dẫn tới công ty không có đủ nguyên phụ liệu cần thiết về số lượng cũng như chất lượng để sản xuất. Chính điều này đã buộc công ty phải nhập khẩu nguyên phụ liệu từ nước ngoài, làm cho giá hàng may mặc của công ty bị đội lên rất cao dẫn tới khó khăn trong việc cạnh tranh bằng giá.
Ngành mốt của Việt Nam còn quá non trẻ về kiến thức và kinh nghiệm thiết kế còn bị hạn chế, số lượng các nhà thiết kế giỏi mang tính chuyên nghiệp còn rất ít. Điều này làm cho hàng may mặc của công ty còn đơn điệu về kiểu dáng mẫu mã, chủng loại hàng từ đó làm hạn chế sức cạnh tranh đối với hàng may mặc của công ty.
Qua phân tích thực trạng sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU chúng ta đã thấy được thực tế toàn cảnh về sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU. Công ty đã biết tận dụng những lợi thế, điểm mạnh của mình để nâng cao sức cạnh tranh cho hàng may mặc. Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn đọng những khó khăn, chính điều này đã làm giảm sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU. Biết được thực tế đó, công ty cũng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu để khắc phục những khó khăn, tồn tại đó nhằm nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh về hàng may mặc của công ty trên thị trường thế giới cũng như trên thị trường EU.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA CÔNG TY SX _ XNK DỆT MAY VINATEX IMEX SANG THỊ TRƯỜNG EU
3.1. Đặc điểm thị trường EU và những yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu hàng dệt may
3.1.1. Đặc điểm thị trường EU
Chính sách thương mại chung của EU hiện nay đang hướng tới xóa bỏ dần những hạn chế trong buôn bán, giảm thuế, tạo thuận lợi cho các hoạt động buôn bán bằng cách kết hợp các chính sách song phương, đa phương và khu vực.
Những năm gần đây, EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam và là thị trường nhập khẩu lớn thứ 6 của Việt Nam. EU là thị trường tiêu thụ hàng may mặc đầy tiềm năng. Nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc thông thường của thị trường này càng lớn khi EU mở rộng ra thành 25 nước thành viên.
Theo thống kê Anh, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan là những quốc gia tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất EU chiếm khoảng 77% trong tổng mức chi tiêu của 25 quốc gia thuộc EU. Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ và ít dân cư như Bỉ, Thuỵ Điển cũng đều có mức tiêu dùng/người cho hàng may mặc khá cao.
Với 10 quốc gia thành viên mới, các quốc gia này đều có mức tăng trong tiêu dùng hàng may mặc cao, trong đó mức tiêu dùng/người của Slovennia là lớn nhất đạt hơn 401 Euro năm 2008, tiếp đến người tiêu dùng Malta đạt 310 Euro. Trong các thành viên mới này có nhiều quốc gia đã từng là thị trường truyền thống của hàng may mặc Việt Nam như cộng hoá Sec, Hungari, Balan, Latvia, Lithuanie, Slovakia, Estonia. Nhìn chung, 10 quốc gia thành viên mới của EU không phải là thị trường khó tính đối với hàng may mặc và do thu nhập bình quân đầu người thấp nên mức chi tiêu cho hàng may mặc thấp, vì thế hàng may mặc từ cấp thấp, cấp trung đến cao cấp đều có thể tiêu thụ được trên thị trường này.
Nghành xuất khẩu dệt may Việt Nam tại thị trường EU có rất nhiều đối thủ nặng ký như các công ty của Trung Quốc, Srilanca, Ấn Độ...
3.1.2. những yêu cầu đặt ra cho xuất khẩu hàng dệt may
EU có xu hướng nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển với mức giá thấp vì các nước EU hầu hết là các nước công nghiệp, họ chú trọng vào công nghiệp nặng và công nghệ thông tin để xây dựng và phát triển kinh tế, ngoài ra các nước trong EU chủ yếu tập trung vào việc sản xuất hàng may mặc cao cấp, đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã phức tạp chứ không chú ý tới đoạn thị trường phục vụ nhu cầu ăn mặc thông thường, mặt khác chi phí sản xuất ở đây cũng rất cao.
Người tiêu dùng EU thích tiêu dùng theo mốt cho nên doanh nghiệp phải chú trọng khâu thiết kế .Thiết kế nhiều mẫu mã sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng.Những nước nhập khẩu mặt hàng này lớn là Anh, Pháp, Ý, bên cạnh đó một số nước cũng đã và đang tăng khả năng nhập khẩu đối với nhóm hàng này là Đan Mạch, Hà Lan, Thuỵ Điển…
Người tiêu dùng EU có xu hướng tiêu dùng những hàng may mặc sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Vì thế, xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trong những năm tới là dùng các sản phẩm được làm từ tơ tằm, thổ cẩm, lụa… vì những hàng may mặc được sản xuất từ chất liệu này vừa độc đáo, lạ mắt, mát mẻ mà việc sản xuất chúng không ảnh hưởng gì tới môi trường.
Để có thể xuất khẩu vào thị trường EU, hàng hóa dệt may của Việt Nam trước hết phải vượt qua các rào cản về các tiêu chuẩn, đó là: an toàn cho người tiêu dùng, bảo vệ môi trường sinh thái, vấn đề sử dụng lao động, cần phải tìm hiểu kỹ các đặc điểm cung – cầu về hàng hóa của thị trường toàn khối và thị trường từng nước thành viên, phải áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14.000, SA 8.000, phải có chứng chỉ ISO 14.000 và phải chứng minh được nguồn gốc hàng hóa cùng với những biện pháp bảo vệ môi trường đã được áp dụng ngay từ khâu sản xuất tại nước minh.
Tóm lại nghành dệt may của Việt Nam muốn xuất khẩu có hiệu quả vào thị trường khó tính EU cần chú trọng những điều sau:
Thứ nhất: Coi chất lượng là hàng đầu
Hàng may mặc của chúng ta phải không ngừng được nâng cao chất lượng, thông qua đổi mới máy mọc, thiết bị công nghệ. Tạo lập cơ sở xây dựng thương hiệu, nhờ vào uy tín của những thương hiệu đã trở nên nổi tiếng trên thị trường EU. Qua đó, chất lượng hàng may mặc luôn bảo đảm.
Thứ hai: Hạ giá thành hàng may mặc xuất khẩu dựa trên hạ chi phí sản xuất và phát huy lợi thế sản xuất theo quy mô lớn.
Nghành dệt may của Việt Nam cần đảm bảo tăng khối lượng hàng may mặc cung cấp ra thị trường, nhưng luôn giữ được mức hạ giá thành sản xuất. Đây là bài toán khó mà hàng may mặc của các công ty ở Trung Quốc đã thực hiện được. Nghành dệt may của Việt Nam đòi hỏi cần có nhiều biện pháp kết hợp trong sản xuất hàng nguyên phụ liệu, sản xuất hàng may mặc và xuất khẩu, giữa quy mô sản xuất với hạ giá thành trên mỗi sản phẩm.
Thứ ba: Nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU
Đa dạng hoá mẫu mã và nhu cầu sử dụng là rất cần thiết nhất là đối với các mặt hàng may mặc. Muốn đa dạng hoá mẫu mã hàng may mặc của công ty thì chúng ta cần nắm bắt kịp thời nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng trên thị trường EU. Càng đa dạng hàng may mặc xuất khẩu, khách hàng càng dễ lựa chọn theo sở thích, nhu cầu của mình, ngược lại hàng may mặc thiếu tính đa dạng, khách hàng sẽ khó khăn lựa chọn theo nhu cầu, thị hiếu của mình hơn, như vậy khả năng cạnh tranh sẽ không cao.
Thứ tư: Mở rộng kênh phân phối
Muốn hàng may mặc có khả năng cạnh tranh cao dệt may của Việt Nam cần phải có hệ thống phân phối rộng khắp trên thị trường EU. Thiết lập kênh phân phối rộng không nhất thiết công ty phải tự thực hiện, mà dựa luôn vào các kênh phân phối sẵn có của các quốc gia nhập khẩu. Điều quan trọng là hàng may mặc của chúng ta phải đáp ứng được yêu cầu của các kênh phân phối này.
Thứ năm: Quan tâm tới chất lượng người lao động
Chúng ta cần đội ngũ cán bộ quản lý đòi hỏi trình độ tiếng Anh khá để giao dịch tốt với các đối tác nước ngoài, để thực hiện điều tra nghiên cứu thị trường, nhanh chóng nắm bắt xu hướng, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng EU. Ngoại ngữ trở thành yếu tố quan trọng trong giao tiếp trực tiếp với khách hàng. Chúng ta cần có chính sách tốt để đầu tư đào tạo đội ngũ lao động có trình độ ngày càng cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của Việt Nam.
Thứ sáu: Phối hợp với các công ty sản xuất hàng công nghiệp phụ trợ
Các mặt hàng công nghiệp phụ trợ cho hàng may mặc như khuy áo, chỉ, khóa kéo, nhãn, mác. Ngành dệt may cần phải tạo sự liên kết chặt chẽ với các công ty cung cấp nguyên phụ liệu cho sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Đây là một bài học hay nhằm tạo điều kiện chủ động trong sản xuất và kinh doanh của công ty, góp phần hạ chi phí và hạ giá thành sản phẩm, có sự gắn bó chặt chẽ với các công ty sản xuất các mặt hàng công nghiệp phụ trợ phát triển rõ rà khả năng cạnh tranh cũng cao hơn.
3.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu mặt hàng dệt may của công ty trên thị trường EU
3.2.1 Nghiên cứu và đánh giá thị trường mặt hàng may mặc EU
Để công ty có thể kinh doanh thành công trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng thì công tác nghiên cứu và và đánh giá thị trường là hết sức quan trọng.
Thứ nhất: Thị trường EU sau khi mở rộng và loại bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng may mặc sẽ có nhiều thay đổi về chính sách thương mại, hệ thống thuế, các yêu cầu về chất lượng, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh. Chẳng hạn về nhu cầu của khách hàng đã hình thành tới mười nhóm khách hàng với mười xu hướng tiêu dùng khác nhau, hay về đối thủ cạnh tranh sẽ hình thành nhiều mặt hàng may mặc mới với nhiều chủng loại, mẫu mã đa dạng….Những yếu tố này sẽ ảnh hưởng tới sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU. Do đó, việc nắm bắt những thông tin về thị trường là điều không thể thiếu và cần phải liên tục được cập nhật.
Thứ hai: Nghiên cứu và đánh giá thị trường hàng may mặc EU là cơ sở để phân đoạn thị trường khách hàng, việc phân đoạn thị trường khách hàng giúp hàng may mặc của công ty tiếp cận đúng nhóm khách hàng khi EU mở rộng lên 25 thành viên. Mỗi quốc gia thành viên EU có thị hiếu, xu hướng tiêu dùng và mức thu nhập cũng rất khác nhau.Với nhóm khách hàng lựa chọn hàng may mặc theo thương hiệu thì hàng may mặc của công ty cần tăng cường xây dựng thương hiệu, đối với nhóm khách hàng ưa thích kiểu dáng thì hàng may mặc của công ty cần phải có nhiều kiểu dáng, đối với nhóm khách hàng mua hàng may mặc xa xỉ, đắt tiền rất thích hàng may mặc kết hợp giữa thủ công và hiện đại nhờ những hoạ tiết, chi tiết thuê, ren, móc, đan bằng tay, và sản phẩm được làm bằng chất liệu có chất lượng tốt thì hàng may mặc của công ty cần phải cố gắng đổi mới máy móc thiết bị để sản xuất ra những mặt hàng đáp ứng nhu cầu…
Thứ ba: Nghiên cứu và đánh giá thị trường hàng may mặc EU để tìm ra được những “ ngách” thị trường này. Ngoài ra, những mảng thị trường mà có nhiều đối thủ cạnh tranh nhưng hàng may mặc của công ty muốn tham gia thì đòi hỏi phải có sức cạnh tranh lớn, để nâng cao được sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên các thị trường này thì cũng đòi hỏi phải nghiên cứu và đánh giá thị trường hàng may mặc EU.
3.2.2 Giải pháp đáp ứng các tiêu chuẩn của EU
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng mặt hàng may
Công ty cần nâng cao chất lượng hàng may mặc trên thị trường EU theo hướng cố gắng đạt chứng chỉ quản lý chất lượng ISO 9000, chứng chỉ về môi trường ISO 14000, và chứng chỉ trách nhiệm xã hội SA 8000. Đây là biện pháp hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu của EU về tiêu chuẩn đối với hàng may mặc nhập khẩu. Cụ thể, công ty có thể mời các chuyên gia đánh giá về chất lượng của EU trong thẩm định chất lượng hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang thị trường EU bởi vì, ngoài đánh giá chất lượng hàng may mặc xuất khẩu sang EU bằng các tiêu chuẩn quốc tế, EU còn có các tiêu chuẩn riêng cùng với tiêu chuẩn của các quốc gia để đánh giá. Đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao uy tín hàng may mặc của công ty, khẳng định chất lượng hàng may mặc của công ty có phù hợp với tiêu chuẩn của EU, từ đó nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
Công ty trong một vài năm tới khi đã có điều kiện về tài chính nên nghiên cứu và thực hiện các tiêu chuẩn nhãn hiệu sinh thái của EU, để hàng may mặc của công ty sớm được dán nhãn sinh thái, trong khi hàng may mặc của các doanh nghiệp Trung Quốc, Ấn Độ đang có chiến lược thực hiện dán nhãn sinh thái, nếu họ thực hiện trước thì hàng may mặc của các doanh nghiệp này có sức cạnh tranh rất mạnh do đó công ty nên cố gắng thực hiện sớm.
Hiện nay, EU ngoài các tiêu chuẩn chất lượng theo các tiêu chuẩn quốc tế còn áp dụng chính sách kiểm soát ngặt nghèo về dư lượng kim loại nặng và dư lượng hoá chất có trong hàng may mặc. Một minh chứng cụ thể là hàng may mặc của các doanh nghiệp Trung Quốc đã bị loại khi quá hàm lượng kim loại nặng mà EU cho phép, tuy nhiên hàng may mặc của công ty vẫn chưa bị trả lại nhưng đây cũng là một cảnh báo cho hàng may mặc của công ty là phải tuân thủ những quy định về chất lượng của EU để nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
3.2.2.2. Đa dạng hoá mặt hàng may xuất khẩu
Một trong những biện pháp của công ty để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường EU là đa dạng hoá hàng may mặc xuất khẩu, có nhiều cách thức để đa dạng hoá:
Đa dạng hoá chất liệu nhờ vào ý tưởng thiết kế
Để đa dạng hóa hàng may mặc xuất khẩu trước tiên công ty cần phải đa dạng hoá về chất liệu để tạo ra sản phẩm tuy nhiên để đa dạng hoá chất liệu không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành công nghiệp phụ trong nước mà vai trò của các ý tưởng thiết kế của đội ngũ thiết kế trong công ty là rất quan trọng vì nếu có nhiều nguyên phụ liệu mà ý tưởng thiết kế thiếu sáng tạo, thiếu ý tưởng mới thì hàng may mặc của công ty sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ. Ý tưởng của đội ngũ thiết kế trong công ty nếu hay, đặc sắc sẽ tạo nên những sản phẩm may mặc với nhiều màu sắc khác nhau, công dụng khác nhau sẽ kết hợp với các chất liệu khác nhau, ý tưởng của đội ngũ thiết kế trong công ty phải xuất phát từ nhu cầu, thị hiếu của khách hàng EU.
Đa dạng hoá chủng loại
Mỗi chủng loại hàng may mặc phù hợp từng thời gian khác nhau, trong mỗi chủng loại công ty cần hình thành theo những bộ sưu tập thời trang theo mùa, làm được điều này hàng may mặc của công ty sẽ thể hiện được tính chuyên nghiệp cao. Từ đó, hàng may mặc của công ty sẽ dần dần hoà nhập hơn với xu hướng thời trang của thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng vì thị trường này có xu hướng tiêu dùng theo mốt , và đồng thời giúp nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
Công ty muốn đa dạng hoá được sản phẩm, cần có những thông tin nghiên cứu thị trường biết được thị trường cần gì và công ty sẽ cố gắng thay đổi cho phù hợp với nhiều chủng loại hàng và nhiều chất liệu khác nhau, đây là biện pháp rất tốt để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
3.2.2.3. Đăng ký nhãn hiệu mặt hàng may của công ty trên thị trường EU
Khách hàng EU quen sử dụng những hàng may mặc có thương hiệu, những mặt hàng không có thương hiệu thường gắn với chất lượng thấp, không có tính thời trang và chiếm 10% thị phần hàng may mặc EU. Điều này, cho thấy công ty cần nhanh chóng đăng ký nhãn hiệu trên thị trường EU, việc đăng ký nhãn hiệu trên thị trường EU tạo ra các thuận lợi là nếu đăng ký nhãn hiệu trên thị trường EU hàng may mặc của công ty sẽ loại bỏ được hàng nhái, hàng giả lấy nhãn hiệu hàng may mặc của công ty. Nếu công ty không đăng ký nhãn hiệu trên thị trường EU thì hàng nhái, hàng giả kém chất lượng sẽ làm mất uy tín hàng may mặc của công ty, từ đó làm giảm sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
3.2.3 Giải pháp hạ chi phí trong sản xuất và kinh doanh
Hiện nay, giá bán một số mặt hàng may mặc xuất khẩu sang thị trường EU của công ty còn cao. Do đó, trong sản xuất kinh doanh hàng may mặc công ty cần hạ chi phí từ đó làm giảm giá bán. Tuy nhiên trong vấn đề hạ giá bán công ty cần chú ý tới các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Hạ chi phí trong sản xuất kinh doanh góp phần làm giảm giá bán nhưng mà không được vi phạm Luật chống bán phá giá của EU. Trường hợp rủi ro xảy ra là công ty có thể bị kiện là bán phá giá thì công ty cần bình tĩnh chứng minh là mình không bán phá giá bằng cách thuê các công ty kiểm toán đánh giá tình hình tài chính của công ty trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư, doanh thu, chi phí.
Thứ hai: Giảm chi phí bằng cách đẩy mạnh công tác quản lý chặt chẽ khâu sản xuất và xuất khẩu. Công ty cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam và các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam sang thị trường EU, đồng thời cần có sự phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng phụ trợ để tránh thời gian chết giữa các công đoạn sản xuất hàng may mặc của công ty.
Thứ ba: Đẩy mạnh giao dịch bằng các ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh. Thông qua đó mà công ty có thể giảm chi phí hạ giá thành hàng may mặc điều này thì công ty đã và đang thực hiện, từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.
3.2.4 Giải pháp về nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là việc công ty thuê sử dụng một thương hiệu, phương thức kinh doanh, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khác trong một thời gian nhất định. Đổi lại công ty phải trả cho bên nhượng quyền một khoản lệ phí và tuân thủ theo các yêu cầu của bên nhượng quyền về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng và những yêu cầu khác để đảm bảo uy tín cho bên nhượng quyền. Do thực tế là công ty chưa tạo dựng được uy tín cao với khách hàng EU, nên việc đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhượng quyền thương mại là rất cần thiết đối với công ty. Giải pháp này giúp hàng may mặc của công ty nâng cao uy tín, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường EU.
3.2.5 Sử dụng đa dạng các kênh phân phối
Sử dụng đa dạng các kênh phân phối là một trong những biện pháp hữu hiệu để nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU do được nhiều tiêu dùng EU biết đến, từ đó mà hình ảnh hàng may mặc của công ty được cải thiện hơn.
Thứ nhất: Công ty nên cung cấp hàng may mặc cho các tổ hợp thương mại và các siêu thị lớn, khi đó công ty phải đáp ứng những yêu cầu chặt chẽ của các nhà nhập khẩu EU đề ra là phải cung cấp một khối lượng lớn, thời gian giao hàng phải tuyệt đối đúng hạn, giá cả rẻ, chất lượng hàng tốt và những điều kiện thanh toán thuận lợi. Với hình thức cung cấp này công ty sẽ có được đơn hàng lớn, ổn định và không lo khâu phân phối bởi các nhà nhập khẩu có hệ thống các cửa hàng, siêu thị bán lẻ khắp EU từ đó hình ảnh hàng may mặc của công ty cũng được tăng lên hơn trước.
Thứ hai: Công ty nên cung cấp qua những trung gian thương mại như các nhà bán buôn nhập khẩu sau đó các nhà bán buôn này lại bán cho các nhà bán lẻ, các đại lý từ đó tăng doanh thu, tăng thị phần cho công ty.
Thứ ba: Công ty nên cung cấp qua các nhà bán lẻ đây là kênh phân phối tốt nhất vì những nhà bán lẻ có vai trò quan trọng trong hệ thống kênh phân phối hàng may mặc trên thị trường EU. Các nhà phân phối này ngoài hệ thống các cửa hàng, siêu thị khắp các quốc gia trong EU còn có hệ thống các cửa hàng, siêu thị ở các quốc gia trên châu lục khác. Qua đó, hàng may mặc của công ty không chỉ được biết tới ở thị trường EU mà còn ở các quốc gia trên thế giới.
Tóm lại, khi kênh phân phối hàng may mặc của công ty được mở rộng, sẽ tạo sự ảnh hưởng nhất định đối với đối thủ cạnh tranh và khách hàng EU từ đó nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
3.2.6 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại
Để khách hàng EU có được những thông tin tốt về chất lượng hàng may mặc của công ty thì công ty nên tạo mối quan hệ tốt với các tổ chức liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới mua sắm hàng may mặc của khách hàng EU như hiệp hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên thị trường EU. Đồng thời, công ty nên tăng cường các hoạt động quảng cáo, tham gia các hội chợ được tổ chức hàng năm tại thị trường EU từ đó góp phần nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.
3.3. Một số kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan
Hỗ trợ doanh nghiệp nghiên cứu thị trường
Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin, thiết lập các kênh phân phối, tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo, các quan hệ công chúng, đặc biệt cung cấp thông tin về thị trường, những biến động của thị trường và những dự báo cần thiết. Những thông tin thu thập được rất quan trọng, bởi vì nó quyết định tới việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trêng thị trường EU.Việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu Việt Nam chủ yếu là của các hiệp hội và phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp chủ yếu thu thập thông tin từ các nguồn khác do các hiệp hội và phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam chưa làm được điều này. Vì vậy, trong thời kỳ mở cửa và hội nhập nền kinh tề thế giới, các hiệp hội và phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam cần phát huy hơn nữa vai trò của mình để góp phần nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.
Phối hợp thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp
Phối hợp chặt chẽ giữa Hệp hội dệt may Việt Nam với phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại trong xây dựng chiến lược hỗ trợ các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu theo từng nhóm hàng, từng khu vực thị trường, cần có đội ngũ tư vấn thị trường, kinh doanh, tìm đối tác, luật pháp, xúc tiến bán hàng để sẵn sàng giúp đỡ các doanh nghiệp khi cần. Sự phối hợp hoạt động này, góp phần tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.
Các Hiệp hội, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, Cục xúc tiến thương mại Việt Nam nên tiếp cận hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp để phát triển các hoạt động của mình cho phù hợp với thực tế thị trường, thay đổi cách tiếp cận xúc tiến thương mại theo kiểu truyền thống mang nặng thủ tục hành chính mà không hiệu quả.
Hiệp hội dệt may Việt Nam, Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam và Cục xúc tiến thương mại cần sớm đưa ra giải pháp kiến nghị với các cơ quan trong việc đơn giản hoá các thủ tục hành chính xét duyệt các chương trình xúc tiến thương mại trên thị trường EU, hỗ trợ các doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài chính của Chính phủ. Đây là giải pháp thiết thực giúp nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.
Hoàn thiện chính sách tín dụng cho ngành dệt may
Chính phủ nên thay đổi quy chế hỗ trợ xuất khẩu theo hướng nới lỏng các quy định về bảo đảm tiền vay, ưu tiên các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, các doanh nghiệp tạo thành chuỗi trong sản xuất và xuất khẩu, các doanh nghiệp đạt các chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệp được Hiệp hội dệt may bảo lãnh.
Chính phủ nên thành lập các quỹ bảo lãnh tín dụng. Quỹ này thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp có khả năng phát triển nhưng không đủ tài sản để thế chấp vay vốn.
Chính phủ nên rà soát, loại bỏ hoặc giảm các loại phí và lệ phí có thể làm tăng chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp như các chi phí dịch vụ công đang là vấn đề lo ngại của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc Việt Nam.
Hoàn chỉnh hệ thống luật pháp
Môi trường kinh doanh sẽ trở nên lành mạnh, minh bạch, hoàn thiện khi có hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, thông thoáng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển tự do kinh doanh những hàng hoá không bị Nhà nước cấm và cạnh tranh lành mạnh. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa phát huy hết khả năng trong sản xuất và xuất khẩu hàng may mặc, nguyên nhân chính là các bộ luật liên quan còn chưa hoàn chỉnh theo thông lệ quốc tế, tính minh bạch, rõ ràng chưa cao, tạo ra sự lo ngại của các nhà đầu tư cả trong nước và nước ngoài.
Ngoài ra, còn nhiều vấn đề bất cập khác mà hệ thống luật pháp Việt Nam còn chưa hoàn chỉnh do đó Chính phủ cần sớm ban hành các bộ luật để hoàn chỉnh hệ thống luật pháp tạo điều kiện để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU nói riêng và thị trường thế giới nói chung.
Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Hiện nay, cùng với xu hướng hội nhập và mở cửa nền kinh tế thì hơn lúc nào hết doanh nghiệp muốn cạnh tranh được thì cần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng, tạo khả năng tiếp thu với công nghệ tiến tiến do quá trình phát triển kinh tế, khoa học của thế giới. Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực theo hướng:
Thứ nhất: Cần có chương trình đào tạo lao động cho ngành dệt may theo chương trình đào tạo quốc gia ở các trường đại học và cao đẳng, trường dạy nghề,
Thứ hai: Có chính sách tăng tiếp nhận và chuyển giao những chương trình dạy nghề, thường xuyên mời các chuyên gia nước ngoài trực tiếp đào tạo tại các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc
Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng
Chính phủ cùng với Bộ công nghiệp, Bộ thương mại, Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng Việt Nam xây dựng cơ chế và thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát việc sử dụng những hoá chất trong sản xuất các nguyên phụ liệu phục vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc xuất khẩu.
Căn cứ vào hệ thống chất lượng quốc tế làm căn cứ cho xây dựng và hoàn thiện tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam, các tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam nên gắn với các tiêu chuẩn chất lượng của quốc tế.
Chính phủ phối hợp với các Bộ xây dựng những phòng thí nghiệm với trang thiết bị hiện đại để đánh giá chất lượng hàng may mặc trên cơ sở tiêu chuẩn quốc tế.
Cải cách thủ tục hải quan
Hiện nay, vấn đề về các thủ tục hải quan của Việt Nam đã có nhiều thay đổi tuy nhiên vấn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể:
Cải cách thủ tục hải quan theo hướng một cửa, một dấu nhằm giảm tối đa thời gian cho các khẩu thủ tục hành chính để đáp ứng thời gian giao hàng.
Thống nhất trong việc áp mã thuế đối với nguyên phụ liệu, hàng may mặc ở các cửa khẩu hải quan khác nhau theo tiêu chuẩn phân loại hàng hoá của WTO.
Nâng cao tỷ lệ kiểm tra đối với hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu và giảm tỷ lệ kiểm tra xác suất để loại những hàng hoá không đạt tiêu chuẩn ngay tại cửa khẩu.
Tăng sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong việc kiểm tra hàng may mặc xuất khẩu để giảm thời gian thông quan.
KẾT LUẬN
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã được hai năm, cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may nói riêng là rất lớn, nhưng cơ hội chỉ là tiềm năng, mà thách thức đang là hiện thực. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội được hưởng lợi nhờ thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu giảm trong khi nguồn cung cấp sẽ phong phú hơn. Nhờ vậy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cơ hội mà thôi, còn việc có giảm được chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa dịch vụ của công ty hay không là vấn đề khác.
EU vốn là thị trường truyền thống của hàng dệt may Việt Nam nói chung và luôn đứng ở vị trí dẫn đầu trong số các thị trường xuất khẩu của công ty. Việc EU mở rộng thành 27 nước thành viên, chắc chắn là thị trường thuận lợi cho hàng dệt may của công ty nói chung và hàng may mặc nói riêng. Mặt khác, trình độ phát triển của các nước EU không đồng đều, nhu cầu của từng đối tượng khác nhau, các thành viên mới cũng có tiềm năng sản xuất hàng dệt may nói chung và hàng may mặc nói riêng. Do vậy, để có thể đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của công ty sang thị trường EU cần phải đưa ra những chiến lược cụ thể và thật sự có hiệu quả.
Nghiên cứu đề tài: : “ Xuất khẩu hàng dệt may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may VINATEX IMEX trên thị trường EU” đã giúp em hiểu một số hoạt động xuất khẩu hàng may mặc trên thị trường trong những năm qua diễn ra như thế nào. Trên cơ sở đó, bằng vốn kiến thức ít ỏi của mình em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hoạt động XNK hàng dệt may của công ty trên thị trường EU. Từ đó, đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan.
Do giới hạn về thời gian và hiểu biết có hạn của bản thân, bài viết này sẽ có nhiều sai sót. Vì vậy, em tha thiết mong các thầy cô xem xét và có những nhận xét đánh giá để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Danh mục tài liệu tham khảo
Sách
1. GS.TS Nguyễn kế Tuấn “ Giáo trình quản trị chức năng thương mại cho các doanh nghiệp Công nghiệp” 2004 Nhà xuất bản Thống kê
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hường “Giáo trình kinh doanh quốc tế” tập 1, tập 2(2003) Nhà xuất bản lao động xã hội
3. GS.TS Lê văn Tâm “Giáo trình Quản trị chiến lược” đại học Kinh tế quốc dân
4. TS Vũ Trọng Lâm “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) Nhà xuất bản chính trị quốc gia
5. Tác giả Trần Chí Thành “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam” (2002) Nhà xuất bản lao động xã hội
6. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân “Thâm nhập thị trường EU-những điều cần biết” (2004) Nhà xuất bản thống kê
7. GS.TS Nguyễn Đình Phan “Giáo trình quản lý chất lượng trong các tổ chức” 2005 nhà xuất bản Lao động – Xã hội
Tài liệu công ty
8. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm(2004-2008)
9. Báo cáo tài chính của công ty qua các năm(2005-2008)
10. Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của công ty qua các năm(2004-2008)
11. Báo cáo cơ cấu lao động của công ty (2005-2008)
12.Báo cáo tình hình xuất nhập khẩu của công ty năm 2008 tại một số nước EU
Các trang web
13.
Dệt may Việt Nam vào EU: Vì sao tăng trưởng chưa như mong đợi?
14.
Kinh nghiệm của SRILANCA về nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường EU và bài học rút ra cho hàng may mặc Việt Nam.
15.
Vào WTO, dệt may VN vẫn chưa thể 'cất cánh'
16.
Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam
17.
Dệt may Việt Nam trước thềm 2005: Đối đầu với hàng Trung Quốc
18. truong/
Thị trường EU: “Cô nàng đỏng đảnh”
19.
Hiệp định về dệt may
20.
Hướng dẫn kinh doanh tại thị trường EU
21.
Các quy định cần biết về hàng dệt may
22.
Đánh giá triển vọng phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010
23.
Dự báo xu hướng trong hành vi mua sắm ở Châu Âu
24.
Các giải pháp thiết yếu nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU
25.
Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A5920.DOC