Xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 Chương I: Thực trạng XNK giấy và bột giấy tại VINAPACO 3 1.1. Giới thiệu về Tổng Công Ty giấy Việt Nam. 3 1.2. Đặc điểm mặt hàng kinh doanh. 5 1.2.1. Đặc điểm của bột làm giấy. 5 1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm giấy. 7 1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của TCT giấy Việt Nam. 12 1.3.1. Nhóm nhân tố quốc tế. 12 1.3.2. Nhúm các nhân tố trong nước. 16 1.3.3. Nhóm những nhân tố thuộc về Tổng công ty giấy. 22 1.4. Thực trạng xuất nhập khẩu giấy và bột giấy. 24 1.4.1. Tình hình sản xuất bột giấy tại Tổng công ty. 24 1.4.2. Thực trạng nhập khẩu bột giấy. 25 1.4.3. Tình hình xuất khẩu của công ty. 30 1.5. Đánh giá chung hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty giấy Việt Nam. 33 1.5.1. Thành tựu đã đạt được của Tổng công ty giấy Việt Nam. 33 1.5.2. Hạn chế của hoạt động xuất khẩu. 36 1.5.2.1. Nguyên nhân khách quan. 37 1.5.2.2. Nguyên nhân chủ quan. 38 Chương II: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO. 40 2.1. Phương hướng và triển vọng kinh doanh xuất nhập khẩu của VINAPACO. 40 2.1.1. Bối cảnh thị trường bột giấy và giấy thế giới. 40 2.1.2. Định hướng xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. 42 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy. 45 2.2.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. 45 2.2.1.1. Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao chấy lượng đội ngũ cán bộ. 45 2.2.1.2. Duy trì các mối quan hệ với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng mới. 46 2.2.1.3. Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất. 46 2.2.1.4. Cải tiến khoa học công nghệ. 47 2.2.1.5. Huy động và sử dụng vốn hiệu quả. 47 2.2.1.6. Nâng cao hiệu quả giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. 48 2.2.1.7. Đa dạng hóa các phương thức xuất nhập khẩu. 49 2.2.1.8. Tối thiểu hóa cỏc chi phí để tăng lợi nhuận. 49 2.2.2. Giải pháp từ phía nhà nước. 49 2.2.2.1. Cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin trên thị trường quốc tế, tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗ trợ thương mại. 49 2.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. 51 2.3. Kiến nghị từ Tổng công ty giấy. 52 2.4. Kiến nghị cá nhân. 52 Kết Luận 54

doc56 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2077 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trồng sang các tỉnh như Sơn La, Hòa Bình và Yờn Bỏi, phát triển mô hình trồng xen cây nông nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế từ rừng và đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất, nâng cao đời sống người trồng rừng. Thực trạng nhập khẩu bột giấy. Từ năm 2007 trở lại đây, tình hình bột giấy luôn căng thẳng đối với cả ngành giấy. Giá nguyên liệu bột giấy tăng liên tục bình quân 120 USD/ tấn hằng năm, nhưng giá bán giấy không hề tăng. Chỉ có những doanh nghiệp chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào mới đảm bảo được doanh số bán ra, như công ty giấy Bãi Bằng, gần như chủ động hoàn toàn nguồn nguyên liệu sản xuất giấy in, giấy viết. TCT thực sự đó cú những bước đi khác so với các doanh nghiệp tư nhân sản xuất giấy khác trong nước, nhưng vẫn phải nhập khẩu một lượng bột không nhỏ. Theo ông Võ Sĩ Dở ng – tổng giám đốc TCT giấy Việt Nam (VINAPACO), năm 2008 lượng bột giấy nhập khẩu 118.000 tấn trong đó TCT chiếm 20%, công tác phát triển rừng nguyên liệu ngày càng khó khăn về đất đai, hiện tượng chặt phá rừng không thể kiểm soát nổi. Bài toán về cân đối nguồn nguyên liệu luôn là bài toán khó chưa có lời giải cụ thể. TCT giấy có 2 đơn vị chủ lực sản xuất giấy: Giấy Bãi Bằng, Giấy Việt Trì. Trong đó chỉ có Bãi Bằng chủ động được 80% nguyên liệu, số bột giấy còn lại vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia… Thị trường nhập khẩu bột giấy: Bảng 1.4.2: Thị trường nhập khẩu bột giấy tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2009 Thị trường T6/2009 6T/2009 Lượng (tấn) Trị giá (%) Lượng (tấn) Trị giá (%) Indonesia 8.173 3.202.125 28.225 11.491.805 Singapore 502 190.945 12.256 5.278.477 Mỹ 2.374 1.372.281 11.602 7.604.661 Braxin 2.001 760.409 8.312 3.299.930 Urugoay 4.507 1.702.836 5.601 2.129.789 Thái Lan 4.272 1.789.590 Canada 2.836 1.174.642 4.252 1.848.145 Đức 177 92.040 1.445 734.535 Nga 822 386.458 Trung Quốc 301 404.799 301 404.799   Nguồn:Phòng xuất nhập khẩu TCT giấy Việt Nam Đầu năm 2009 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, thị trường bột giấy có nhiều biến động mạnh. Tại khu vực ASEAN, chính lượng tồn kho bột giấy đang ở mức cao buộc 4 nhà sản xuất lớn tại Indonesia và một nhà sản xuất tại Thái Lan ngưng máy. Mặc dù giá bột giấy nói chung ảm đạm nhưng do nhu cầu giấy giảm nên thị trường bột giấy nhập khẩu rất hỗn loạn. Tại Trung Quốc giá bột NBSK giảm từ 30 – 60 USD/ tấn xuống còn 500 – 503 USD/ tấn, bột BSKP của Nga giảm 40 – 70 USD/ tấn xuống còn 470 – 490 USD/ tấn, bột keo lai tại Indonesia và BHKP của Nga giảm tới 100 – 130 USD/ tấn xuống còn 410 – 430 USD/ tấn. Tuy vậy do giá chung thấp hơn so với mong muốn của nhà cung cấp nên hàng tồn kho nhiều mà giá chào ra vẫn cao, nhà sản suất không bán được giấy nên thị trường bột giấy mất kiểm soát. TCT giấy vẫn phải nhập bột với giá cao từ nhà cung cấp lâu năm với giá chung là 718 USD/ tấn. Đến 6 tháng đầu năm 2009 giá bột giấy nhập đã đi vào ổn định, do nền kinh tế thế giới nói chung đã khắc phục được hậu khủng hoảng. Hình 1.4.2: Biểu đồ biến động giá bột giấy từ tháng 1/ 2005 – 7/2009. Nguồn: Tạp chí Công nghiệp giấy 7/2009. Sang đến năm 2010, mới vào tháng 1 giá bột đã vào mức kỉ lục, giá bột giấy sợi dài ở mức trên 900 USD/tấn; giá bột giấy sợi ngắn khoảng 850 USD/tấn; giá giấy loại khoảng 270 USD/tấn.Trước tình thế này, doanh nghiệp đã điều chỉnh tăng giá giấy in, giấy viết và giấy in báo. Mặc dù, giá đang trên đà tăng cao nhưng nguồn cung trong nước ngày càng bị hạn chế do: Nhà máy giấy Bãi Bằng ngưng máy bảo trì, bảo dưỡng hàng năm và nâng cấp công suất lên 125 nghìn tấn/năm. Cũn cỏc nhà máy có công suất vừa và nhỏ thì đang gặp phải khó khăn về nguồn bột nên lượng sản xuất đầu ra cũng sẽ bị hạn chế. Do vậy sản xuất phải phụ thuộc vào một lượng lớn nguồn cung bột từ thị trường bên ngoài với giá cả bấp bênh. Bảng 1.4.2: Bảng giá tham khảo bột giấy giao dịch tại thị trường Việt Nam (USD/tấn) Hợp đồng giao ngay, CIF,  cảng chính Hải Phòng 15/9/10 15/10/10 5/11/10 15/11/10 Bột kraft gỗ mềm tẩy trắng NBSK 810-830 810-830 810-830 810-830 Thông đỏ Chi Lê 800-810 800-810 800-810 810-820 Thông Phương Nam 780-800 780-800 780-800 780-800 Bột Nga 770-780 780-790 780-790 780-790 Bột kraft gỗ cứng tẩy trắng Bạch đàn (Braxin &Chi Lê) 780-800 780-800 720-800 730-750 Keo (Indonexia) 700-730 700-730 700-730 700-730 Bột Nga 690-710 700-720 700-720 700-720 Kraft gỗ mềm không tẩy 730-740 730-740 730-740 740-750 Kraft gỗ mềm Nga không tẩy 705-735 705-735 705-735 705-735 Nguồn: Tổng hợp từ www.Vietpaper.com Càng về cuối năm 2010 giá chỉ dao động nhẹ, giá nhập trung bình là 835USD/ tấn. Sang đến 2011 do tỷ giá USD/VND tăng gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp, mặc dù đã chủ động được nguồn bột sản xuất, nhưng lo lắng về biến động kinh tế thế giới TCT vẫn nhập một lượng nhỏ bột đã tẩy trắng về sản xuất với mức giá khoảng 853USD/ tấn. Dự báo mức giá bột bình quân năm 2011 là 790 USD. Bảng 1.4.2: Bảng giá bột bình quân cả năm. Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 USD/Tonne 647 722 824 858 751 835 790 Nguồn: Theo VPPA Phương thức nhập khẩu: Nhập khẩu trực tiếp. Phương thức thanh toán: Bằng LC. Những yếu tố thuận lợi và bất lợi của hoạt động nhập khẩu bột giấy: Yếu tố thuận lợi: - Nguồn hàng cung cấp luôn dồi dào từ các nước láng giềng: Trung Quốc, Indonesia. Yếu tố bất lợi: - Hàng nhập phải chịu theo giá biến động của thị trường thế giới và thường cao hơn so với giá thế giới. - Tỷ giá biến động bất thường gây không ít khó khăn cho hoạt động nhập khẩu. Nguồn ngoại tệ, doanh nghiệp phải mua từ nhiều nguồn (trong đó một phần không nhỏ từ chợ đen). - Nguồn hàng tuy dồi dào, nhưng các nhà cung ứng vẫn ép giá Nguyên nhân: Do nhà cung cấp là những bạn hàng lâu năm giá thường do nhà cung cấp ấn định. Kinh tế Mỹ gặp phải khủng hoảng, đồng USD mất giá, trong khi đó thói quen trong thương mại quốc tế vẫn dùng đồng USD làm phương tiện thanh toán. Do lo ngại từ bất ổn từ Trung Đông và khủng hoảng kinh tế Nhật Bản, mà các nhà cung ứng tích trữ bột để đẩy giá lên. Tình hình sản xuất của công ty: Kế hoạch của TCT đến hết năm 2011 nhằm đạt sản lượng giấy 115.500 tấn giấy viết, giấy in, 320.000 tấn bột/năm. TCT đã không ngừng đầu tư sản xuất nhằm nâng cao năng lực sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ. Kết quả SXKD của TCT từ năm 2007 đến 2009 được thể hiện trong bảng dưới đây. Bảng 1.4.2 : Kết quả SXKD của TCT giấy Việt Nam (2007 – 2009) Đơn vị : đồng Các chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng doanh thu 1.602.553.006.353 1.704.178.642.440 1.957.268.758.030 Các khoản giảm trừ doanh thu 3.729.623.359 10.867.050.135 9.893.275.071 1.- Doanh thu thuần 1.598.823.382.994 1.693.311.592.305 1.947.375.482.959 2.-Giá vốn hàng bán 1.376.326.282.193 1.381.907.658.466 1.622.941.192.174 3.- Lợi tức gộp 222.497.100.801 311.403.933.839 324.434.290.785 4.- Doanh thu hoạt động tài chính 8.830.857.851 15.302.663.629 17.469.214.754 5.- Chi phí hoạt động tài chính 85.100.127.569 85.435.589.161 64.966.230.772 6.- Chi phí bán hàng 38.409.814.976 57.133.344.929 64.029.370.807 7.- Chi phí QLDN 97.005.337.005 127.704.572.386 139.374.510.468 8.- Lợi nhuận từ họat động kinh doanh 10.812.679.102 56.433.090.992 73.533.393.492 9.- Lợi nhuận từ hoạt động khác 2.241.324.447 1.593.125.613 5.005.967.535 10.- Tổng lợi nhuận trước thuế 13.054.003.549 58.026.216.605 78.539.361.027 10.- Thuế TNDN 1.428.319.262 6.875.472.176 16.635.215.628 11.- Lợi nhuận sau thuế 11.625.684.287 51.150.744.429 61.904.145.399 (Nguồn : Phòng TCKT TCT giấy Việt Nam) So với trước năm 2007, thị trường tiêu thụ giấy của TCT đã mở rộng nhiều, đặc biệt là đã bước đầu có sản phẩm giấy XK. Chất lượng sản phẩm không ngừng được nâng cao, thương hiệu bapaco đã chiếm được vị trí vững chắc trên thị trường trong nước. Tại thị trường nước ngoài, sản phẩm của TCT tiêu thụ ngày càng tăng. Nếu như doanh thu hàng XK năm 2007 là 59,54 tỷ đồng thì năm 2008 đã tăng lên 148,807 tỷ đồng và năm 2009 là 318,630 tỷ đồng. Hiện nay, TCT đang cố gắng duy trì mối quan hệ với bạn hàng truyền thống và tiếp tục tìm kiếm thêm khách hàng mới. Tình hình xuất khẩu của công ty. TCT giấy chủ yếu xuất khẩu giấy in và giấy viết có chất lượng trung bình so với tiêu chuẩn quốc tế. Hình 1.4.3: Biểu đồ cơ cấu suất khẩu sản phẩm giấy: Nguồn: Phòng XNK TCT giấy Việt Nam Theo Tổng cục Hải Quan giấy và sản phẩm từ giấy toàn ngành xuất khẩu đạt 196 triệu USD, tăng 49,55 triệu USD so cùng kỳ năm 2009. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp của Tổng Công ty Giấy Việt Nam ước thực hiện hơn 1.500 tỷ đồng, bằng 51,5% kế hoạch năm. Sản phẩm sản xuất chủ yếu giấy các loại ước đạt trên 120.000 tấn, bằng 43,5% kế hoạch năm; xuất khẩu đạt 21 triệu USD, bằng 59% kế hoạch năm. Ba thị trường chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu giấy và sản phẩm từ giấy của VIPACO là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đài Loan. Dẫn đầu là Hoa Kỳ, trong 7/2010 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 3,34 triệu USD, giảm 33,43% so với cùng kỳ tháng trước, nhưng tăng mạnh 193,88% so với cựng thỏng 2009. Tính chung 7 tháng 2010 kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ đạt 23,37 triệu USD, chiếm 26,82% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 7/2010, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 2,68 triệu USD, tăng 9,91% so với tháng 6/2010, tăng 69,41% so với 7/2009. Trong 7 tháng năm 2010 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 19,06 triệu USD, chiếm 21,87% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 153,26% so với 7 tháng đầu năm 2009. Thị trường đứng thứ ba là Đài Loan, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tháng 7/2010 đạt 2,33 triệu USD, tăng nhẹ 4,88% so với 6/2010, tăng 9,71% so với cùng tháng năm 2009. Nâng tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đài Loan 7 tháng đầu năm 2010 đạt 14,62 triệu USD, chiếm 17,27% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 16,24% so với cùng kỳ năm 2009. Trong 7 tháng đầu năm 2010, một số thị trường có mức tăng trưởng dương so với cùng kỳ năm 2009 điển hình tăng mạnh như: Nhật Bản tăng 153,26%, Singapore tăng 115,54%, Philipine tăng 113,86%. Ngược lại chỉ có 4 thị trường có mức tăng trưởng âm là Trung Quốc giảm 10,78%, Hồng Kong giảm 66,79% Bảng 1.4.3: Thống kê kim ngạch XNK tháng 7/2010 và 7 tháng đầu năm 2010.(ĐV: USD). Thị trường KNXK T7/2010 KNXK 7T/2010 % tăng giảm KNXK T7/2010 so với T6/2010 % tăng giảm KNXK T7/2010 so với T7/2009 % tăng giảm KNXK 7T/2010 so với 7T/2009 Tổng trị giá 13.445.796 87.361.644 -10,28 +64,18 +50,73 Hoa Kỳ 3.347.875 23.514.676 -33,43 +193,88 +28,32 Nhật Bản 2.686.343 19.161.813 +9,91 +69,41 +153,26 Đài Loan 2.337.172 14.619.895 +4,88 +9,71 +18,24 Australia 780.968 4.810.229 +8,63 +80,36 +94,48 Singapore 689.597 3.781.569 -1,28 +85,26 +115,54 Malaysia 530.283 3.686.713 -24,48 +8,34 +41,86 Campuchia 483.867 3.383.052 -31,73 +44,48 +39,14 Thái Lan 217.265 1.406.422 +20,35 +70,68 +36,69 Phillipine 177.969 1.196.718 +36,43 +24,04 +113,86 Indonesia 174.505 864.025 +46,02 +39,64 +21,18 Lào 144.118 304.186 -28,04 +79,68 +40,85 Trung Quốc 157.986 2.026.933 +22,53 +162,97 -10,78 Hồng kông 17.698 357.754 -66,00 -91,95 -66,79 Nguồn : Tổng cục hải quan Như vậy thị trường xuất khẩu của TCT giấy chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa kỳ và Đài Loan, trong khi phân khúc thị trường EU không được khai thác, EU hiện có 27 thành viên, là trung tâm hàng đầu thế giời về chính trị, kinh tế, thương mại, tài chính, khoa học kỹ thuật, GDP đạt trên 16.524 tỷ USD, chiếm 23,5% tổng GDP thế giới, 25% tổng giá trị thương mại thế giới và 33% luồng đầu tư trực tiếp toàn cầu. EU là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai sau Mỹ. Người dân EU thích tiêu dùng những mặt hàng có nguồn gốc tự nhiên, vậy sản phẩm như cốc giấy, giấy Tissue, giấy thấm rất được ưu chuộng. Trong thời gian tới TCT giấy nên khai thác thị trường này với những sản phẩm mới và nhóm khách hàng, thì hiệu quả hoạt động xuất khẩu sẽ được nâng lên thành hoạt động kinh doanh. Phương thức xuất khẩu: Giao cho người chuyên trở giao hàng cho người nhập tại cảng Hải phòng. Phương thức thanh toán: Thanh toán bằng LC. Đánh giá chung hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng công ty giấy Việt Nam. Thành tựu đã đạt được của Tổng công ty giấy Việt Nam. Với mục tiêu tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ môi trường, nhiều năm qua, Tổng công ty giấy Việt Nam luôn đổi mới và áp dụng công nghệ tiên tiến. Các lĩnh vực được áp dụng như: đầu tư chiều sâu; xử lý nước thải; xây dựng vùng nguyên liệu; sử dụng nguyên liệu trong nước; sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm; đào tạo lao động kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao. Nhờ áp dụng các giải pháp khoa học mà rất nhiều sáng kiến xuất hiện đã góp phần giải quyết những ách tắc trong sản xuất, tiết kiệm vật tư nguyên liệu, làm lợi mỗi năm hàng chục tỷ đồng. Riêng giai đoạn 2006-2009 đã áp dụng 40 sáng kiến, làm lợi 54,5 tỷ đồng. Những sáng kiến đột phá vào lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Một trong những thành công đáng kể trong khâu đột phá vào khoa học công nghệ của Tổng công ty Giấy Việt Nam là dự án đầu tư nâng công suất 2 máy xeo giấy từ 400 m/ph lên 500 - 600 m/ph; đồng thời nâng công suất bột giấy từ 14 nồi lên 19 nồi/ngày, tạo sự cân đối giữa công suất nấu bột và xeo giấy; nâng chất lượng sửa chữa và bảo dưỡng lớn; rút ngắn được 50% thời gian sửa chữa định kỳ; làm tăng thời gian chạy máy hữu ích, đưa lại sản lượng giấy cao gần gấp đôi. Từ thành công này, phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được phát động khắp nhà máy với hàng vạn sáng kiến ra đời, có những sáng kiến đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn như “Cải tiến hệ thống điều chỉnh độ pH và chế độ phụ gia” đã tăng được độ bảo lưu cao lanh từ 50-70%, đưa công nghệ sử dụng ôxy già vào quy trình tẩy bột, thay đổi chất độn cao lanh làm tăng độ trắng độ mịn của giấy. Công trình “Nghiờn cứu giải quyết vấn đề dớnh bỏm ở thiết bị xử lý và chưng bốc dịch đen trong sản xuất bột giấy” do kỹ sư Lê Thị Hiên làm chủ đề tài là giải pháp hoàn toàn mới trong công nghệ giấy ở Việt Nam nhằm ngăn không cho nhựa cây dính bám vào thiết bị, mang lại hiệu quả rõ rệt cả về kỹ thuật, kinh tế, xã hội và môi trường. Khi đề tài được áp dụng, thời gian phải dừng thiết bị để rửa giảm từ 5-7 giờ xuống còn 1-2 giờ/ngày; tính ra mỗi năm làm lợi tới 25 tỷ đồng. Giải pháp này đã đạt giải nhất “Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật” tỉnh Phú Thọ và đạt giải nhì “Hội thi sáng tạo khoa học kỹ thuật Việt Nam 2009”. Công trình “Nõng cao năng lực thu hồi nhiệt phóng bột” của nhóm tác giả Nguyễn Trần Thuần, Bựi Đỡnh Hồng, Nguyễn Công Hồng ngoài việc thay thế nguồn nước sạch để ngưng tụ hơi trong quá trình phóng bột bằng nước thu hồi sau tháp lạnh đã tiết kiệm được một lượng nước sạch đáng kể và tiết kiệm lượng hơi sống để làm nóng nước, giải quyết dễ dàng khâu vệ sinh thiết bị trao đổi nhiệt, khụng gõy tắc như trước. Tính ra, giải pháp này mỗi năm làm lợi cho công ty 920 triệu đồng. Ngoài ra, các giải pháp sử dụng bộ biến tần điều khiển động cơ roto lồng sóc cho các quạt gió, quạt khói đang được áp dụng rất hiệu quả trong nhà mỏy. Cỏc dự án đầu tư nồi nấu bột số 4, dự án khử mực tại Công ty giấy Tissue Sông Đuống… đều áp dụng công nghệ tiên tiến tạo ra sản phẩm có năng suất chất lượng cao, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đặc biệt, thi đua thực hành tiết kiệm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm đã trở thành phong trào rộng rãi, phát hiện được nhiều khâu bất hợp lý để tìm giải pháp khắc phục. Nhờ đó, giá trị tiết kiệm vật tư nguyên liệu ở tổng công ty đã đạt 118 tỷ đồng trong giai đoạn 2006-2009. Cùng với giải pháp đột phá về khoa học công nghệ, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã áp dụng nhiều giải pháp kinh tế như: sử dụng và quay vòng đồng vốn có hiệu quả, thực hiện chế độ hạch toán nội bộ, gắn tiền lương và tiền thưởng của người lao động với kết quả công việc và chất lượng sản phẩm làm ra. Bãi Bằng là đơn vị đầu tiên trong ngành giấy áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, nhờ đó, mọi quá trình phục vụ và sản xuất ra sản phẩm giấy đều được kiểm soát chặt chẽ và liên tục được cải tiến. Bên cạnh đó là giải pháp xây dựng chiến lược thị trường giấy, bao gồm cả khâu nguyên liệu đầu vào cho tới sản phẩm đầu ra với mạng lưới đại lý khách hàng rộng khắp cả nước. Với thế mạnh là giấy in, giấy viết (dạng cuộn, tờ) định lượng 52 - 120g/m2, độ trắng 84- 90 ISO theo tiêu chuẩn quốc tế để in tài liệu, sỏch cỏc loại, vở, tập, sổ viết, sản phẩm giấy Bãi Bằng đã chiếm lĩnh 54% thị phần giấy trong cả nước. Bãi Bằng cũng cho ra đời giấy Telex, giấy photocoppy, giấy Tissue (khăn giấy, giấy vệ sinh) và các sản phẩm từ gỗ như gỗ dán, bàn ghế, trang trí nội thất, đồ dùng văn phòng. Phần thưởng lớn nhất là niềm tin của người tiêu dùng Ông Võ Sỹ Dởng, Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam, cho biết: Việc đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đúng hướng đã làm tiền đề cho Tổng công ty Giấy Việt Nam có bước tăng trưởng nhảy vọt: sản lượng giấy sản xuất vượt gấp đôi so với thiết kế ban đầu, chất lượng ngày một nâng cao và ổn định. Năm 2007, thương hiệu Giấy Bãi Bằng giành được giải thưởng “Sao Vàng đất Việt” cho top 100 thương hiệu nổi tiếng Việt Nam do Hội Doanh nghiệp trẻ Việt Nam bình chọn, nhận “Cỳp vàng ISO” do Bộ Khoa học và Công nghệ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng; giải thưởng khoa học sáng tạo tỉnh Phú Thọ, giải thưởng WIPO năm 2009 cho nhà sáng tạo nữ xuất sắc nhất và giải thưởng “Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10”. Ngoài ra cũn cú cỏc giải “Ngụi sao vàng Quốc tế”, 7 năm liền được khách hàng bình chọn là "Hàng Việt Nam chất lượng cao", 5 năm liền đạt giải "Quả cầu vàng" do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công nghiệp trao tặng cùng nhiều Huy chương Vàng và bằng khen của các cấp, các ngành cho thương hiệu giấy Bãi Bằng. Những thành quả về khoa học công nghệ là cơ sở quan trọng để Tổng công ty Giấy Việt Nam đạt được những thành tích nổi bật về sản xuất kinh doanh và vinh dự được nhận nhiều phần thưởng quan trọng của Đảng, Nhà nước. Đó là Huân chương Độc lập Hạng Ba (năm 2001); Huân chương Độc lập hạng Nhì (năm 2006); Cờ thi đua của Chính phủ (năm 2001, 2002); Cờ thi đua của Bộ trưởng (năm 2006, 2007). Đặc biệt, năm 2000 Công ty giấy Bãi Bằng vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu đơn vị Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới. Dự kiến trong tương lai gần, vùng đất Phú Thọ sẽ hình thành khu công nghiệp giấy Bãi Bằng hiện đại và bền vững, có năng lực sản xuất từ 140.000 – 150.000 tấn giấy các loại, 320.000 tấn bột đủ cung cấp cho các nhà máy giấy cả nước và một phần cho xuất khẩu. Tuy nhiên, với toàn thể CBCNVCLĐ của Tổng công ty Giấy Việt Nam thì phần thưởng lớn nhất chính là niềm tin của người tiêu dùng trong và ngoài nước với các sản phẩm của tổng công ty. Sản phẩm của TCT hướng ra thị trường thế giới. Hằng năm, tổng công ty giấy cùng với toàn ngành giấy đóng góp từ 1 – 2,5% GDP của cả nước. Trong thời gian tới, TCT dự kiến tăng công suất sản xuất bột tăng sản lượng giấy, và tìm thị trường mới. Hạn chế của hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh những thành công đã đạt được, TCT vẫn còn tồn tại những hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu của TCT. Thiếu vốn trong sản xuất: để tiến hành sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải có một khối lượng nhất định về vốn. Vốn là yếu tố quyết định đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của TCT. Và TCT phải đi tìm kiếm nguồn vốn từ các ngân hàng, năm 2010 TCT đã phải vay ngân hàng hơn 20 tỉ đồng. Tổng tài sản lưu động của TCT giấy ước tính đạt khoảng 1700 tỷ đồng trong đó riêng nhu cầu cho các dự án đầu tư đã lên đến 38.600 tỷ đổng. Các dự án nhà máy giấy và bột giấy Thanh Hóa do chưa vay được vốn đầu tư nên tiến độ bị kéo dài. Việc triển khai trồng rừng gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là về vốn, không có vốn dành cho các dự án nên dự án trồng rừng mới chỉ đạt 65% kế hoạch. Chính sách khoán, tín dụng, thuế chưa thực sự thu hút người trồng rừng vào việc chăm sóc bảo vệ rừng như hợp đồng ban đầu. Sản phẩm giấy sản xuất ra bị tồn kho nhưng không xuất được vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Hiện nay lượng giấy tồn kho của TCT đã lên đến gần 26.000 tấn, TCT đang đứng trước nguy cơ mất dần thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Giữa lúc thị trường ngoại đang có những biến động mạnh mẽ về mặt giá thì giá giấy trong nước không hề giảm mà còn có xu hướng tăng cao. Không chỉ có TCT giấy mà cũn cỏc doanh nghiệp giấy khác nếu không cải thiện tình trạng này thì hậu quả phải gánh chịu là thua lỗ trong năm 2011. Thị trường xuất khẩu cũn quỏ nhỏ, và lệ thuộc vào thị trường cũ, hoạt động xuất khẩu giấy hiện nay chỉ chiếm 18% công suất sản xuất, chứng tỏ hoạt động xuất khẩu giấy tại TCT chưa phát triển đúng với những lợi thế có được. Thị trường lại quá nhỏ tập trung vào những bạn hàng lâu năm. Sản phẩm giấy chất lượng thấp không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, nên sản phẩm giấy khi thâm nhập vào EU rất khó khăn. Hình 1.5:Biểu đồ 1 - Tỷ trọng xuất khẩu giấy TCT năm 2009 Biểu đồ 2 - Tỷ trọng xuất khẩu giấy TCT dự kiến 2011 Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Quy mô của doanh nghiệp còn nhỏ, công nghệ chưa phát triển, năng suất lao động thấp. Năng suất cán giấy thấp, chỉ được khoảng 200m/phỳt cho loại giấy khổ 2,6m. Trong khi, thế hệ máy xeo giấy mới mà các nước đang sử dụng là 2000m/phỳt cho khổ 10m. Mặc dầu TCT giấy chiếm hơn nửa giá trị sản lượng của toàn ngành giấy (256.751 tấn/năm) thì ở Thái Lan 1 nhà máy sản xuất cũng đạt sản lượng khoảng 400.000 tấn/năm. Thiếu nguyên liệu sản xuất giấy, sự đầu tư mất cân đối, do đầu tư sản xuất bột có nhu cầu vốn lớn (vốn đầu tư còn cao hơn cả nhà máy điện), hiệu quả thấp, thời gian thu hồi vốn dài, lại gặp nhiều rủi ro nờn các nhà máy giấy mới đầu tư chủ yếu vào khâu sản giấy (sản lượng lượng giấy tăng từ 350.000 tấn lên 750.000 tấn trong khi sản lượng bột giấy chỉ tăng từ 94.000 tấn lên 175.000 tấn), tổng kim ngạch nhập khẩu bột giấy toàn ngành 97 triệu USD. Bên cạnh đó, chủng loại và chất lượng chưa đáp ứng được người tiêu dùng, quy mô vùng nguyên liệu còn nhỏ, năng suất trồng rừng thấp. Nguyên nhân của hạn chế. Nguyên nhân khách quan. Do giá xăng dầu và giá điện trên thị trường nội địa tăng trong thời gian vừa qua, theo đó là sự bảo hộ của nhà nước đối với giấy in và giấy viết giảm, chỉ số giá tiêu dùng liên tục tăng; sự can thiệp không phù hợp với giấy phế liệu nhập khẩu dùng để sản xuất bị giữ lại tại cảng Hải Phòng và không có ai đứng ra nhận trách nhiệm….Do đó làm tăng chi phí sản xuất và cán cân cung cầu thị trường nên hầu hết các sản phẩm giấy phải tăng giá bán. Nhà nước chưa có những chính sách thỏa đáng tạo điều kiện cho doanh nghiệp tham gia hoạt động sản xuất và xuất khẩu giấy. Các thủ tục mặc dù đã được đơn giản hóa nhưng lại phải qua nhiều khâu trung gian làm chậm trễ việc giao nhận hàng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến uy tín kinh doanh. Thiếu vốn là vấn đề lớn của doanh nghiệp, nhưng việc phê duyệt cấp vốn rất eo hẹp, các dự án phát triển nguyên liệu bột giấy (dự án Bãi Bằng II, dự án KonTum) chậm tiến độ không hoàn thành như thời gian dự kiến sẽ đi vào hoạt động đầu năm 2012. Hoạt động hỗ trợ xúc tiến bán hàng cho các sản phẩm giấy chưa thực sự được khai thác hết tiềm năng. Các gian hàng tại hội trợ triển lãm chưa thu hút được sự chú ý của khách hàng bởi tính đa dạng và yêu cầu chất lượng. Nhà nước chưa có chính sách cụ thể nào đối với phát triển ngành giấy mà chỉ đưa ra các con số vĩ mô mang tính khuyến khích doanh nghiệp, chưa đi sâu vào thực tế hoạt động, cầu thị trường thế giới. Vì vậy, hiệu quả đạt được chưa cao. Do sau khi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, thế giới liên tiếp xảy ra nhiều biến động: đảo chính tại Thailan, Libya, thảm họa thiên nhiên tại Nhật Bản, hiệu ứng Trung Đụng…. Đó xáo trộn thị trường giấy thế giới, nguồn cung nguyên liệu giảm, và cầu giấy giảm, khiến cho doanh nghiệp không ứng phó kịp thời với những thay đổi về giá. Nguyên nhân chủ quan. Tổng sản lượng giấy thấp, sản lượng giấy toàn ngành giấy là 1.138.000 tấn giấy các loại trong đó TCT giấy Việt Nam chiếm hơn nửa giá trị tổng sản lượng. Trong khi công suất của Indonesia chừng 10 triệu tấn/năm. Quy trình sản xuất bột giấy của các nước ASEAN hoàn toàn khép kín từ khâu nguyên liệu sản xuất bột cho đến khi ra thành phẩm giấy, ngược lại TCT vẫn phải phụ thuộc vào 35% lượng bột nhập khẩu. Nên có thể dễ thấy giá giấy trong nước thường cao hơn 1,2 – 2 triệu đồng so với giấy nhập khẩu. Giá thành giấy cao do giá nguyên liệu tăng cao, tuy nhiên, một nghịch lí nữa là giá thu mua nguyên liệu tại các nhà máy tăng cao nhưng giá thu mua tại các hộ nông dân thấp, chỉ chiếm 1/3 đến ẵ giỏ thu mua tại nhà máy. Người nông dân không thực sự gắn bó với rừng, phá hợp đồng bán gỗ nguyên liệu cho tiểu thương. Vùng giấy nguyên liệu ngày càng thu hẹp, năng suất cây trồng thấp do không có sự đầu tư thỏa đáng về giống, kĩ thuật chăm sóc. Dây truyền sản xuất của công ty được nhập mới, nhưng công suất vận hành thấp, hệ thống sử lí chất thải kém chưa xử lí hết hàm lượng độc tố trong nước thải, gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Chương II: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hoạt động hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy tại VINAPACO. 2.1. Phương hướng và triển vọng kinh doanh xuất nhập khẩu của VINAPACO. 2.1.1. Bối cảnh thị trường bột giấy và giấy thế giới. Sau năm 2009 ảm đạm, năm 2010 chứng kiến sự phục hồi vượt bậc. Năm 2011 sẽ không được tốt đẹp như năm 2010 nhưng ngành giấy các nước đang phát triển cũng vẫn sẽ có sự tăng trưởng. Theo dự báo của RISI, công nghiệp giấy thế giới năm 2010 tăng trưởng mạnh nhất trong 26 năm qua. Mức tăng trưởng của năm là 6,7%, tuy nhiên trong mức tăng trưởng này có một lượng tồn kho rất lớn của năm 2009 – một năm coi là năm sa sút nhất trong 35 năm trở lại đây của ngành giấy thế giới. Trong năm 2010, khi nền kinh tế thế giới phục hồi, nhu cầu về giấy tăng là dấu hiệu đáng mừng, tuy nhiên, đã xuất hiện cầu ảo khiến cho giá nguyên liệu bột giấy tăng cao. Năm 2011 dự báo sẽ là năm có nhiều khó khăn cho ngành giấy, do 2 nguyên nhân: Thứ nhất, do lượng tiêu dùng đang giảm trên tất cả các thị trường: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Đặc biệt tại Nhật Bản mặt hàng giấy in, giấy viết và giấy dán sẽ giảm tới hơn 70% do đất nước này đang phải hứng chịu thảm họa kép: động đất, sóng thần; Thứ hai, một phần đáng kể lượng giấy tồn kho từ cuối năm 2008 và đầu năm 2009 sẽ giảm. Như vậy, nếu so với sản lượng cao của năm 2010 thì sản lượng sản xuất công nghiệp sẽ yếu đi vào năm 2011. Cùng với đó là năm 2011, dầu tăng giá, năng lượng điện cung cấp hạn chế. Các khu công nghiệp của các nước phát triển phải đối mặt với những suy thoái mới, trong khi chính phủ giảm kích thích tài chính. Các nguyên nhân trên đây, dự báo năm 2011 sẽ tăng trưởng chậm hơn năm 2010. Ảnh hưởng lớn nhất với công nghiệp giấy và bột giấy 2011 là sự giảm tồn kho. Năm nay nhiều chủng loại không có tồn kho, nhưng ít nhất cũng ổn định sau sự sụt giảm nghiêm trọng của năm 2009. Tồn kho giảm mạnh do tiêu dùng tăng trong năm 2010. Mặt khác, nhu cầu giấy năm 2011 giảm do giá cả tăng cao. Như vậy nhu cầu giấy thế giới 2011 sẽ tăng dưới 3%, hoặc chỉ bằng một nửa năm 2010. Nhu cầu giấy ở các nước đang phát triển tăng khoảng 6%. Khu vực châu Á Thái Bình Dương Không đáng ngạc nhiên khi khu vực châu Á Thái Bình Dương phát triển nhất so với tất cả các khu vực sản xuất giấy khác trong hai năm bất ổn vừa qua. Thị trường giấy châu Á tăng trưởng vững chắc trong năm 2010, đạt 6 – 7%. Thị trường giấy báo, giấy in, giấy viết đều phát triển thuận lợi theo sau sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế, do sự phục hồi của các thị trường in ấn, quảng cáo và tiêu dùng giấy trong kinh doanh. Sự đảo chiều của hàng tồn kho phần nào cũng góp phần phục hồi nhu cầu tiêu dùng giấy. Sự tăng trưởng thể hiện ở nhu cầu giấy in báo tăng thêm 780.000 tấn, nhu cầu giấy in/viết tăng 2,9triệu tấn (trong đó 1,2 triệu tấn giấy từ bột hóa khụng trỏng phủ và 1,35 triệu tấn giấy tráng phủ). Sự phục hồi rộng khắp trong khu vực, dẫn đầu là Ấn độ và Trung Quốc với tổng nhu cầu giấy báo tăng thêm 550.000 tấn và giấy in/viết tăng 2,1 triệu tấn. Nhu cầu giấy của các nước trong khu vực hầu hết đều tăng trở lại sau sự sụt giảm năm 2009. Ngoại lệ có Nhật bản, nhu cầu giấy báo giảm nhưng nhu cầu giấy in/viết tăng tương ứng sự giảm sút nhu cầu của giấy báo. Trong 4 chủng loại giấy in/viết chính, giấy làm từ bột cơ phát triển nhanh hơn, nhưng phần lớn sản lượng là giấy làm từ bột hóa. Nhu cầu giấy tráng phủ năm 2010 tăng 6% (trong khi năm 2009 giảm 7%), bù trừ tăng 710.000 tấn so với năm 2009. Nhu cầu giấy khụng trỏng phủ tăng 5%, bù trừ tăng 1% so với năm 2009. Nhu cầu giấy tráng phủ từ bột cơ tăng 19%, do sự tăng trưởng mạnh ở Trung quốc. Triển vọng ngành giấy Việt Nam Nhu cầu tiêu thụ lớn: Trong những năm qua, Ngành giấy Việt Nam đã có bước tăng trưởng ổn định về nhu cầu cũng như năng lực sản xuất giấy. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, tốc độ tăng trưởng cao hàng năm, dân số Việt Nam lớn và không ngừng gia tăng, thu nhập của người dân dần được cải thiện trong những năm qua. Ngoài ra Việt Nam còn nằm trong trung tâm của các nước tiêu thụ giấy lớn của khu vực Châu Á. Năng lực sản xuất giấy và bột giấy thấp: Ngay thị trường giấy Việt Nam còn nhiều phân khúc bỏ ngỏ như giấy bao bì, giấy in và giấy viết, năng lực sản xuất mới chỉ đáp ứng được 68% nhu cầu nội địa, mặt khác Việt Nam nằm trong tuyến giao thông xuyên suốt của khu vực Đông Nam Á, thuận lợi cho giao thương, trong tương lai gần nếu Việt Nam đưa vào sử dụng dây truyền sản xuất bột giấy hiện đại thân thiện với môi trường, thì việc xuất khẩu bột giấy có thể được thực hiện trong năm 2012. Dự báo trong trung hạn, tổng cầu giấy in/viết châu Á sẽ tăng trung bình 4,2% /năm, nâng tổng sản lượng lên 53 triệu tấn vào năm 2015, tức tăng thêm 10 triệu tấn so với năm 2010. Trung quốc sẽ thống lĩnh sự tăng trưởng trong khu vực, chiếm 67% lượng tăng thêm do nhu cầu sẽ tăng 6,7 triệu tấn tính từ năm 2010 đến năm 2015. Ấn Độ đứng thứ hai trong khu vực về sản lượng tăng thêm do có dân số khổng lồ, chiếm 15% sự tăng trưởng của khu vực, tức 1,5 triệu tấn. Như vậy nếu Việt Nam tận dụng được lợi thế sẵn có về vị trí địa lý, nguồn tài nguyên, nguồn nhân công rẻ để chiếm lĩnh thị trường Châu Á trong thời gian tới thì chắc chắn giấy Việt sẽ có chỗ đứng cạnh các thương hiệu giấy Thái Lan, Indoesia. 2.1.2. Định hướng xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian tới. Năm 2010, là năm vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu và khu vực, sản xuất kinh doanh ngành giấy nói chung, Tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Lãnh đạo công ty đang từng bước nỗ lực tìm cách tháo gỡ khó khăn đưa hoạt động sản xuất của TCT theo từng bước phát triển chung. Dựa vào 2 mô hình kinh tế của Mporter ta có thể thấy như sau: Hình 2.1: Phân tích theo mô hình SWOT: Điểm mạnh: + Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển vùng nguyên liệu bột giấy; và khả năng tận dụng giấy loại nhờ vào đội ngũ thu mua giấy vụn. + Tốc độ tăng trưởng cao. Tính trung bình sản lượng giấy tăng bình quân 17,2%/ năm. + Nguồn nhân lực rẻ, dồi dào Cơ hội: + Nhu cầu sử dung giấy ngày càng tăng + Năng lực sản xuất toàn ngành nhìn chung còn thấp, thị trường Châu Á nhiều phân khúc còn bỏ ngỏ. Giấy tissue, giấy dán tường thị trường châu Âu còn nhiều tiềm năng khai thác. + Ngành giấy vẫn còn sức hút đối với đầu tư nước ngoài. Điểm yếu: + Công suất sản xuất giấy và bột giấy còn nhỏ, khiến doanh nghiệp mất đi lợi thế cạnh tranh theo quy mô. + Công nghệ sản suất bột giấy theo hướng tiên tiến, dự án mới chưa hoàn thiện. + Chưa chủ động trong việc tìm kiếm thị trường mới, bạn hàng bó hẹp. + Nhà nước không còn dành nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp giấy như trước mà phải chịu sự điều tiết khá chặt chẽ của chính phủ trong giá bán, do đó không theo kịp biến động thị trường. + Chi phí sản xuất đầu vào cao: Thách thức: + Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành. + Sau khi cổ phần hóa thì một bộ phận DN hoạt động chưa hiệu quả. + Hàng xuất khẩu chất lượng chưa cao trong khi các nước cạnh tranh như Thái Lan luôn có các chiến lược mặt hàng hiệu quả. Hình 2.1: Phân tích theo mô hình five forces: Áp lực từ nhà cung cấp cao. TCT giấy mới chỉ chủ động được 80% nguyên liệu bột còn lại vẫn phải Nk từ các nhà cung cấp lâu năm. Áp lực từ khách hàng cao. TCT chưa có hệ thống phân phối riêng, giấy bị nhập khẩu sau đó gia công lại và có nhãn mác khác. Yêu cầu vốn đầu tư lớn, quy định chặt chẽ về môi trường, đòi hỏi công nghệ cao. Nhiều DN tư nhân, liên doanh mới thành lập, tiềm lực vốn lớn. Áp lực từ đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Áp lực từ sản phẩm thay thế thấp. Các sản phẩm có đặc thù riêng do vậy độ thay thế không cao. Cạnh tranh nội bộ ngành cao Cạnh tranh giữa 500 Dn trong nước, Dn nghiệp liên doanh và hàng nhập khẩu. Mục tiêu của TCT giấy Việt Nam đến năm 2015: Tận dụng lợi thế về rừng nguyên liệu, dây truyền sản xuất hiện đại, TCT giấy đang tập trung mở rộng thị trường xuất khẩu các mặt hàng truyền thống như giấy in, giấy viết, dụng cụ, đồ dùng học sinh… sang các nước trong khu vực và mở rộng sang nhóm giấy bao bì, phấn đấu đến năm 2015 xuất khẩu 1100000 tấn giấy các loại và chiếm lĩnh sang thị trường EU sâu rộng hơn. 2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy. 2.2.1. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. 2.2.1.1. Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao chấy lượng đội ngũ cán bộ. Sự thành công hay thất bại của bất cứ daonh nghiệp nào cũng bắt nguồn từ nguyên nhân cơ bản nhất là nhân sự và cơ cấu nhân sự. Tại sao các doanh nghiệp tư nhân luôn kinh doanh hiệu quả hơn các doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu của nhà nước?. Do họ có đội ngũ cán bộ kinh doanh tương đối hoàn chỉnh và có chất lượng cao. Tuy nhiên đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu không yêu cầu đơn thuần về trình độ mà cũn cỏc yếu tố khác như kinh nghiệm, khả năng giao tiếp, độ nhạy trong các tình huống giao dịch. Thực tế là các cán bộ giàu kinh nghiệm thường bị hạn chế bởi trình độ ngoại ngữ, còn cán bộ trẻ có khả năng ngoại ngữ nhưng lại không có kinh nghiệm. Tại phòng XNK của TCT giấy các nhân viên ít có cơ hội va chạm với các cuộc đàm phán kí kết hợp đồng thực tế, thời gian làm việc không ổn định, do đó ít nhiều ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Điều này đòi hỏi công ty phải bổ sung nhân sự, mở các lớp tập huấn ngắn hạn về nghiệp vụ nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên. Đồng thời cung cấp các nguồn tài liệu sách báo về tình hình thị trường giấy trong và ngoài nước, lập ra hòm đóng góp ý tưởng về sản xuất, kinh doanh cho tất cả mọi người trong công ty đưa ra ý tưởng của mình xây dựng công ty. Hiệu quả chất lượng làm việc sẽ được nâng lên nếu công ty quan tâm đúng mức và kịp thời tới lợi ích vật chất và khuyến khích tinh thần của đội ngũ cán bộ nhân viên. Xây dựng cơ cấu nhân sự hợp lý, phù hợp và phát huy khả năng sáng tạo của mỗi người 2.2.1.2. Duy trì các mối quan hệ với khách hàng, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng mới. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. TCT giấy Việt Nam đã chủ động tạo lập cho mình bạn hàng tại khu vực châu Á, đặc biệt là khu vực Trung Đông, duy trì được mối quan hệ tin tưởng lẫn nhau. Hoạt động xuất nhập khẩu phải gắn với thị trường nước ngoài, do vậy việc thiết lập các mối quan hệ làm ăn lâu dài là rất quan trọng. Đứng trước yêu cầu cho sự phát triển lâu dài, phải cạnh tranh với các đối thủ trong nước và các đối thủ nước ngoài, TCT phải xúc tiến quá trình mở rộng thị trường và tỡm cỏc đối tác mới, đồng thời chọn cho mỡnh cỏc đối tác tiềm năng một cách có hệ thống Trước hết TCT cần phải duy trì khai thác có hiệu quả các đối tác hiện tại: Trung Quốc, Đài Loan, Irac…Trong thời gian tới tỡm cỏc nhà cung cấp mới như Nga, Chi Lờ vỡ giỏ Bột cạnh tranh và chất lượng bột độ trắng cao hơn so với nhập từ Trung Quốc. Thị trường xuất khẩu châu Mĩ, Mĩ la tinh đang mở ra nhiều triển vọng mới về nhu cầu giấy in và giấy viết gia tăng trong thời gian tới. Trước khi thâm nhập một thị trường mới thì Công Ty phải đầu tư thời gian tìm hiểu luật pháp – chính sách – thể chế chính trị của nước đối tác từ đó có được chiến lược mặt hàng cụ thể. Mở rộng thị trường đồng nghĩa với việc thường xuyên phải cập nhập thông tin về khả năng tiêu thụ sản phẩm, thị hiếu người tiêu dùng, biết được xu hướng tiêu dùng trong tương lai và quan trọng hơn phải biết nắm bắt tất cả các cơ hội khi có thời cơ. 2.2.1.3. Xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Công ty cần đầu tư phát triển vùng nguyên liệu , tránh thiếu hụt về nguyên liệu, đồng thời thu mua trực tiếp của nông dân không thông qua khâu trung gian. Giải pháp trên nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu làm chậm hoặc làm ngừng tiến độ sản xuất của nhà máy. Hơn nữa việc thu mua nguyên liệu của người dân cũng góp phần giảm chi phí đầu vào, nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm giấy của TCT trên thị trường trong và ngoài nước. Giá thu mua tại các nhà máy tuy cao (Ví dụ tại nhà máy giấy Bãi Bằng 27USD/m3) nhưng tại hộ gia đình rất thấp chỉ chiếm từ 1/3 giá của nhà máy và nhiều khi còn thấp hơn chi phí sản xuất. Có nghĩa là 2/3 hoặc một nửa là các chi phí trung gian bao gồm cả chi phí vận chuyển. Như vậy các đối tượng trung gian được hưởng lợi nhiều hơn người trồng rừng. Vì vậy biện pháp trên không những góp phần nâng cao thu nhập của người nông dân mà còn tạo ra nguồn vốn để tiếp tục mở rộng diện tích trồng rừng nguyên liệu. Việc đầu tư, phát triển những vùng nguyên liệu được coi là một vấn đề trọng yếu, đặc biệt đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực xuất khẩu. Đâu tư quy hoạch phát triển những vùng nguyên liệu tiến hành cung cấp nguyên liệu cho ngành giấy và cho chính TCT là một biện pháp đòi hỏi lượng vốn lớn và thời gian dài, nhưng hiệu quả xã hội và kinh tế mang lại là rất lớn. Nếu Bãi Bằng cùng với Việt Trì liên kết cùng với các doanh nghiệp sản xuất giấy khác đầu tư vào vùng nguyên liệu, thì sẽ mở rộng được vùng nguyên liệu trên quy mô lớn, với những cải tiến công nghệ mang lại hiệu quả thiết thực. Đồng thời TCT cần tiến hành thay đổi cơ cấu sử dụng vùng nguyên liệu giấy của các nhà máy giấy theo hướng giảm tỉ lệ của bột phi gỗ từ 60% xuống còn 40%, tăng tỉ lệ sử dụng xơ sợi tái sinh, còn tỷ lệ bột gỗ ổn định ở mức 15%. Sử dụng loại cây làm nguyên liệu thay thế cho loại cây gỗ chuyên dùng như thân cây ngô, rơm giạ khụ… là một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng thiếu bột giấy nguyên liệu ở nước ta. Hiện nay Bãi Bằng đã trồng loại cây Keo Lai chịu được điều kiện sống khô hạn trên đồi và đây được xem là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho cả ngành giấy nói chung. 2.2.1.4. Cải tiến khoa học công nghệ. Tiến hành nâng cấp, lắp đặt dây chuyền mới và đầu tư xây dựng nhà máy mới. Công ty giấy Bãi Bằng tiến hành nâng cấp công suất náu bột lên 60.000 tấn bột khô kiệt/năm, nâng công suất máy seo giấy từ 55.000 lên 100.000 tấn/năm. Nhà máy giấy Sông Đuống đầy tư dây truyền sản xuất giấy từ giấy tái chế. Việc xây dựng các nhà máy và lắp đặt dây truyền hiện đại nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường. 2.2.1.5. Huy động và sử dụng vốn hiệu quả. Một vấn đề đặt ra hiện nay đối với TCT giấy là thiếu vốn để đẩu tư sản xuất, nhập khẩu dây truyền sản xuất các loại giấy chất lượng cao cạnh tranh với trị trường trong và ngoài nước, cơ cấu vốn lưu động của công ty không đủ tài trợ các thương vụ nhập khẩu nguyên liệu các nguyên liệu trang thiết bị, máy móc . Vì vậy để công tác nhập khẩu nguyên liệu bột giấy đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất và giảm thiểu cá chi phí thì TCT cần chú trọng những biện pháp sau. Công ty cần có biện pháp quản lý chặt chẽ vốn cố định, vốn lưu động, thực hiện nghiệp vụ quản lí thu chi tiền tệ, đặc biệt là nguồn ngoại tệ dự trữ đảm bảo thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Công tác kế toán phải hoàn thành tốt các nhiệm vụ tổng hợp báo cáo tài chính. Lập báo cáo kế hoạch và kiểm tra thực hiện kế hoạch phản ánh chính xác kip thời các nguồn vốn vay từ hệ thống ngân hàng, giải quyết vốn phục vụ cho việc nhập bột sản xuất của công ty. Theo dõi chặt chẽ công nợ của công ty, phản ánh đề xuất kế hoạch thu chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. Khi công ty ký kết các hợp đồng nhập khẩu dây truyền máy móc hiện đại phục vụ cho xuất khẩu, thì công ty có thể vay ngân hàng theo lãi suất ưu đãi dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Việc này có thể làm tăng hiệu quả giảm chi phí nhập khẩu, công ty cần thiết lập mối quan hệ với hệ thống ngân hàng tốt hơn nữa, lập và duy trì niểm tin của các ngân hàng bằng cá hành động cụ thể như: trả lãi vay đúng hạn, cung cấp cho ngân hàng các thông tin xác thực về tình hình tài chính của mình. Đồng thời huy động nguồn vốn vay dài hạn, trung hạn để thúc đẩy kinh doanh xuất nhập khẩu, tạo dựng uy tín đối với các bạn hàng và các tổ chức tài chính. 2.2.1.6. Nâng cao hiệu quả giao dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng xuất nhập khẩu. Giao dịch đàm phán là một khâu rất quan trọng trong một thương vụ. Đàm phán giỳp cỏc bờn tìm hiểu, thảo luận các vấn đề về giá, mặt hàng, giao hàng … đưa đến kí kết hợp đồng. Tuy nhiên giao dịch này thường chiếm nhiều thời gian, chi phí đi lại cao. Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, người tham gia phải có kiến thức ngoại thương, kinh nghiệm trong giao dịch đàm phán với đối tác nước ngoài. Cán bộ xuất nhập khẩu phải có kỹ năng giao tiếp tốt nắm vững nguyên tắc, nghệ thuật đàm phán, luật pháp quốc gia và luật quốc tế. Hiện nay các hợp đồng xuất nhập khẩu đều lập bằng tiếng anh, do vậy yêu cầu đối với nhân viên xuất nhập khẩu phải thông thạo ngoại ngữ để kiểm tra các điều khoản của hợp đồng, tránh xảy ra sai xót. Với lĩnh vực xuất khẩu TCT giấy thường đàm phán qua điện thoại, kí kết hợp đồng xuất khẩu quan mạng. Do vậy sẽ không đảm bảo chắc chắn mọi hợp đồng sẽ diễn ra suôn sẻ. Nếu công ty trực tiếp tham gia các hợp đồng thông qua đàm phán thì lợi ích thu được sẽ cao hơn mặc dù chi phí cao hơn so với các hình thức khác. 2.2.1.7. Đa dạng hóa các phương thức xuất nhập khẩu. Hiện nay công ty chỉ thực hiện hoạt động nhập khẩu theo phương pháp trực tiếp, hoặc ủy thác. Do đó để cải thiện hoạt động nhập khẩu công ty nên áp dụng phương thức nhập khẩu khác nhau như phương thức nhập khẩu liên doanh để đề phòng trong trường hợp thiếu vốn vẫn không bỏ lỡ các hợp đồng lớn. Do đó giảm giảm giá thành nguyên liệu và dẫn đến giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với các công ty khác. 2.2.1.8. Tối thiểu hóa cỏc chi phí để tăng lợi nhuận. Trong sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng lấy lợi nhuận, và tối thiểu hóa chi phí làm vị thế trên thương trường. Trong lợi nhuận là mục tiêu chính, muốn đạt được mục tiêu này công ty phải hoạch định cho mình một chiến lược kinh doanh cụ thể, phù hợp với mỗi giai đoạn của công ty. Bởi vậy nâng cao hiệu quả sản xuất và xuất nhập khẩu thì tiết kiệm chi phí phải được đặt lên hàng đầu. 2.2.2. Giải pháp từ phía nhà nước. 2.2.2.1. Cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin trên thị trường quốc tế, tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗ trợ thương mại. Các trung tâm tư vấn pháp luật quốc tế, phòng thông tin thương mại quốc tế của bộ thương mại cần hoạt động tích cực hơn nữa trong việc cung cấp kế hoạch xuất nhập khẩu, phương hướng đầu tư, thông tin thị trường, luật pháp cũng như tập quán của nước bạn hàng. Cung cấp thông tin, diễn biến chính trị của nước đó, mức tăng trưởng kinh tế và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất nhập khẩu của công ty để công ty có thể lên kế hoạch cụ thể đối phó với những biến động có thể xảy ra. Hoạt động xúc tiến thương mại giữ vai trò là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội đất nước. Xúc tiến xuất khẩu vói những nội dung như xây dựng và thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia, các chiến lược xuất khẩu ngành sẽ tạo động lực cho các nhân tố mới thúc đẩy xuất khẩu trong môi trường kinh doanh ngày càng trở nên khốc liệt. Nhà nước cần tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến kiến thức và luật pháp về phát triển xuất khẩu và xúc tiến xuất khẩu trong tình hình mới để đảm bảo sự đồng thuận và thống nhất trong nhận thức tạo cơ sở trong hoạt động xúc tiến xuất khẩu. Cùng với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các sản phẩm giấy của ngành giấy nói chung và TCT giấy nói riêng, việc quảng bá sản phẩm là vô cùng qaun trọng. Vì vậy, nhà nước cần tiến hành tổ chức những cuộc triển lãm, hội chợ giành riêng cho ngành giấy, để doanh nghiệp có cơ hội giới thiệu sản phẩm của mình với người tiêu dùng nước ngoài. Nhà nước cần thiết lập một mạng lưới thông tin thương mại quốc gia hiện đại và lưu thông thông suốt, phủ sóng rộng khắp cả nước và quốc tế. Đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng như thông tin về chủ chương, đường lối phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt các chính sách với ngành giấy. Hình 2.1: Sơ đồ các bước của quá trình xây dựng chiến lược xuất khẩu sản phẩm giấy. Nghiên cứu các chính sách phát triển kinh tế, tình hình sản xuất, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Sự lựa chọn ban đầu cho các sản phẩm giấy XK Điều tra về cung cung cấp cho xk Đánh giá hạn chế về XK Lựa chọn doanh nghiệp Nhóm sản phẩm giấy có hứa hẹn Nghiên cứu tiềm năng xk Xác định sự cần thiết của XK, cung cấp DV Lựa chọn hồ sơ thị trường, điều tra nhu cầu. Lựa chọn sản phẩm giấy chính thức Đề ra chiến lược và chương trình XK Nhà nước cần tiến hành xây dựng và tổ chức mạng lưới thông tin cho các doanh nghiệp giấy. Trong đó các thông tin trong nước và quốc tế được ghi nhận tại cơ quan đầu não là Trung tâm thông của cơ quan trung ương phát triển doanh nghiệp. Từ đây thông tin sẽ được truyền tới doanh nghiệp thông qua hệ thống văn phòng. Và thông tin phản hồi từ doanh nghiệp lại đi ngược lại tới trung ương. Hình 2.2 - Sơ đồ: Hệ thống mạng lưới thông tin cho doanh nghiệp giấy. Các tổ chức quốc tế Các tổ chức quốc tế Cơ quan trung ương phát triển DN Các tổ chức quốc tế Bộ phận thông tin Tổ chức phát triển của doanh nghiệp giấy Tổ chức phát triển của các doanh nghiệp giấy Tổ chức phát triển của các doanh nghiệp giấy Bộ phận thông tin Các văn phòng phát triển của TCT giấy Việt Nam. Các doanh nghiệp giấy Việt Nam . 2.2.2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật. Để tạo một hành lang pháp lí thông thoáng hơn nữa cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tận dụng tốt các cơ hội mà hội nhập kinh tế quốc mang lại Chính Phủ Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện thể chế và đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực thương mại. Theo đó, tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng thể chế phù hợp tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và chủ động thực hiện những nội dung cải cách hành chính đi đôi với tăng cường hợp tác phối hợp giải quyết vụ việc liên quan giữa các bộ ngành. Hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính, tín dụng đầu tư phục vụ xuất khẩu. 2.3. Kiến nghị từ Tổng công ty giấy. Vốn và vùng nguyên liệu đang là vấn đề cấp bách đối với TCT giấy, đê đạt được mục tiêu sản xuất và kinh doanh xuất khẩu có hiệu quả, TCT có một số kiến nghị sau. Hiện nay tổng công ty giấy Việt Nam đã hoàn thiện các thủ tục dự án mở rộng nhà máy giấy Bãi Bằng giai đoạn II trình thủ tướng Chính Phủ xem xét, đề nghị chính phủ sớm có ý kiến về việc bảo lãnh vay vốn tín dụng xuất khẩu nước ngoài để mua máy móc thiết bị cho dự án trong năm 2011. Đề nghị bộ Tài Chính, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn cho phép TCT giấy Việt Nam được trồng lại diện tích rừng trồng sản xuất thuộc dự án 661 đã đầu tư nhưng chất lượng kém, không hiệu quả trên địa bàn TCT giấy Việt Nam quản lí bằng các loài cây nguyên liệu giấy, thâm canh hiệu quả hơn. Đối với Dự Án phòng cháy chữa cháy của vùng nguyên liệu giấy KonTum, đề nghị ngân hàng Phát Triển Nông Thôn thu nợ vào năm 2015 (khi rừng trồng cây thông không khai thác có sản phẩm). 2.4. Kiến nghị cá nhân. Chính phủ nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong tình hình hiện nay các doanh nghiệp gặp phải không chỉ riêng TCT giấy gặp phải đó là giá nguyên liệu đầu vào tăng 25%, điện dùng cho sản xuất tăng giá tính theo mức lũy tiến bắt đầu từ 1/3/2011. Nếu vẫn giữ mức thu nhập doanh nghiệp như hiện nay 25% thì huy động vốn rất khó khăn. Để bộ phận marketing là một bộ phận chuyên biệt và phát huy hết năng lực của mình. Thực sự tại TCT giấy chưa có một bộ phận nào chuyên trách thực sự về nhiệm vụ này. Chặng đường phát triển của công nghiệp giấy đã qua là một chặng đường dài và đầy khó khăn. Nếu như trước đây công ty luôn phải vật lộn từng ngày để tiêu thụ sản phẩm khi giá bán cao mà chất lượng lại thấp, thì nay tình hình đã đổi chiều TCT giấy bên cạnh phát triển nguồn nguyên liệu bột gỗ thì cần chú trọng vào giấy tái chế thu hồi. Trong năm 2009 Việt Nam tiêu dùng khoảng hơn 2 triệu tấn giấy nhưng lượng giấy thu hồi về chỉ được khoảng hơn 550.000 tấn giấy tái sử dụng. Như vậy chúng ta đã lãng phí hơn 50% tổng lượng giấy tái chế. Nếu TCT liên kết với các trường học thực hiện mô hình “ Em làm kế hoạch nhỏ” giáo dục ý thức học sinh thu gom giấy đã qua sử dụng, dùng vào mục đích tái chế. Thì TCT đã khắc phục được một phần bài toán nguyên liệu bột giấy. Kết Luận Từ những phân tích đánh giá hoạt động xuất nhập khẩu giấy và bột giấy của Tổng công ty trong thời gian vừa qua, có thể thấy được công ty chưa khai thác hết hiệu quả của hoạt động này. Dựa trên những con số, bài luận đã đi phân tích những thành tựu, hạn chế của hoạt động xuất nhập khẩu, tuy nhiên chưa thể bao quát toàn bộ hết các hạn chế do việc thu thập số liệu phải thông qua nhiều nguồn. Thông qua một số giải pháp mang tính vĩ mô, và vi mô hi vọng trong thời gian tới, TCT sẽ tận dụng được lợi thế sẵn có về vùng nguyên liệu, ưu thế về vốn, và sự hỗ trợ của chính phủ, để lựa chọn cho mình hướng đi phù hợp nhất trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý công ty và các thầy cô để bài viết của em được hoàn thiện hơn. MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 212.doc
Tài liệu liên quan