Xúc tiến đầu tư tại chỗ: Giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút FDI ở Nghệ An

Cung cấp dịch vụ đầu tư - Xây dựng các chính sách hỗ trợ DN như hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đầu tư. Nên có một cán bộ chuyên trách về hỗ trợ nhà đầu tư FDI trong tất cả mọi lĩnh vực, phụ trách dự án từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành, kết thúc và hướng dẫn cho Dự án đó mọi vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. - Cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý các thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian xử lý. Các thủ tục hành chính để hưởng ưu đãi đầu tư cũng cần phải cải cách nhanh gọn, tránh trường hợp ưu đãi thì nhiều nhưng làm thủ tục chính sách để đạt được thì rất khó. Tỉnh cũng nên bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi hỗ trợ các DN FDI tất cả mọi thủ tục. - Tỉnh cần phải có chính sách, phương án hỗ trợ đào tạo nghề tạo nguồn nhân lực sẵn sàng cho DN. Các trường đào tạo kỹ thuật cần phối hợp doanh nghiệp để doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật viên đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực sẵn sàng cho các nhà đầu tư. - Luôn đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt các đề án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. XTĐT để thu hút được các dự án FDI lớn là một thành công lớn. Tuy nhiên, xúc tiến đầu tư tại chỗ để chính các DN FDI hiện tại thu hút các DN FDI mới là sự thành công bền vững hơn./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Xúc tiến đầu tư tại chỗ: Giải pháp quan trọng nhằm tăng cường thu hút FDI ở Nghệ An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [51] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP 1. Một số kỹ năng XTĐT trực tiếp nước ngoài 1.1. Xây dựng hình ảnh Trong XTĐT, xây dựng hình ảnh là bước đầu tiên cần thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động tạo ra cơ hội đầu tư hiệu quả. Các trung tâm xúc tiến và lãnh đạo các tỉnh phải luôn xây dựng hình ảnh để nâng cao sự nhận thức của nhà đầu tư về địa phương mình thông qua việc truyền tải những thông tin tốt, cơ bản của địa phương bạn tới các nhà đầu tư. Việc XTĐT tại chỗ tốt là cách xây dựng hình ảnh bền vững, có hiệu ứng lan tỏa thu hút FDI mạnh nhất. Chăm sóc các dự án sau cấp phép có vai trò hết sức quan trọng trong thu hút đầu tư, nhất là đối với các doanh nghiệp (DN), tập đoàn lớn có uy tín trên thế giới. Quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư sẽ hiệu quả hơn và thực chất hơn khi lấy hiệu quả hỗ trợ, chăm sóc DN sau đầu tư làm thước đo về môi trường đầu tư, là cách hữu hiệu để thu hút các DN đến đầu tư. 1.2. Tạo nguồn đầu tư Mục đích của hoạt động này là nhằm tạo sự hài lòng cho những nhà đầu tư đang có nhu cầu, khuyến khích họ đầu tư vào địa phương mình thông qua sự quảng bá về địa phương tới nhóm các nhà đầu tư mục tiêu cụ thể. Các thông tin quảng bá càng chính xác về tiềm năng của địa phương càng có hiệu quả trong thu hút đầu tư. Tăng cường XTĐT tại chỗ, thông qua việc giới thiệu các hoạt động Xúc tiến đầu tư tại chỗ: Giải pHáp quAN trọNG NHằm tăNG CườNG tHu Hút FDi ở NGHệ AN n TS.Vương Thị Thảo Bình - Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội Th.S Đậu Quang Vinh - Trung tâm KHXH&NV Nghệ An X úc tiến đầu tư (XTĐT) tại chỗ là một trong những nội dung quan trọng nhất trong chiến lượcthu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào một quốc gia nói chung, hay vào các tỉnh thànhnói riêng. Bài viết này trình bày kinh nghiệm XTĐT tại chỗ ở tỉnh Bắc Ninh và Vĩnh Phúc, từ đó đánh giá và đưa ra một số kinh nghiệm XTĐT tại chỗ ở tỉnh Nghệ An. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [52] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP thành công và ổn định của các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại địa phương đến với các nhà đầu tư khác là một trong những cách tạo nguồn đầu tư hiệu quả. 1.3. Cung cấp các dịch vụ đầu tư Một đặc điểm chung của các chiến lược xúc tiến FDI thành công là chú trọng đặc biệt đến việc phục vụ các nhà đầu tư (dịch vụ đầu tư). Mục đích chính của hoạt động dịch vụ là nhằm hỗ trợ, đem lại điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xin giấy phép và triển khai dự án đầu tư. Chất lượng và số lượng các dịch vụ khách hàng được cung cấp trong giai đoạn trước và sau đầu tư có thể ảnh hưởng đến quyết định chọn địa điểm đầu tư và khả năng tái đầu tư của các nhà đầu tư. 2. Kinh nghiệm XTĐT ở các tỉnh Vĩnh Phúc, Bắc Ninh 2.1. Kinh nghiệm ở Vĩnh Phúc Năm 2012, tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 117 dự án đầu tư, và tính đến 31/12/2015, con số này tăng lên thành 207 dự án vốn đầu tư nước ngoài với số vốn đầu tư lên đến 3,25 tỷ USD. Sự có mặt và phát triển của các DN có vốn FDI đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của tỉnh. Một vài nét cơ bản trong xúc tiến đầu tư ở Vĩnh Phúc như sau: * Chiến lược xây dựng hình ảnh - Sử dụng các công cụ truyền tin: hàng năm, tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo cơ quan XTĐT và hỗ trợ đầu tư cùng các sở ngành có liên quan phối hợp thực hiện để xây dựng bộ tài liệu chuẩn phục vụ cho hoạt động XTĐT. - Tổ chức các buổi giới thiệu ngắn: Hàng năm có ít nhất vài chục đoàn nhà đầu tư đến tìm hiểu môi trường đầu tư tại Vĩnh Phúc thông qua các buổi giới thiệu ngắn. - Tiến hành các hoạt động quan hệ công chúng và quảng cáo, đặc biệt chú trọng để lại ấn tượng về sự hiếu khách, chu đáo từ khâu nhỏ nhất. * Tạo nguồn đầu tư - Vĩnh Phúc thường phối hợp chặt chẽ với Bộ ngoại giao, đại sứ quán các tổ chức Jica, Kortra. - Định hướng thu hút FDI theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tập trung thu hút các dự án lớn có tính chất đột phá, và các dự án nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. - Vĩnh Phúc lấy phương châm làm tốt từ thấp đến cao, từ các dự án nhỏ đến các dự án lớn và phương châm đó đã thành công. Sự phát triển của Công ty Toyota Việt Nam, Công ty Honda Việt Nam là một minh chứng rõ nét nhất trong chính sách thu hút và lan tỏa của nguồn vốn đầu tư FDI tại đây. * Cung cấp các dịch vụ đầu tư Ở Vĩnh Phúc, lãnh đạo UBND tỉnh có sự phân công chỉ đạo cụ thể, trực tiếp đối với các dự án lớn, trọng điểm. Các khó khăn vướng mắc của DN đều được chỉ đạo tháo gỡ kịp thời và quy định thời gian giải quyết. Đối với một số dự án lớn khi đầu tư vào Vĩnh Phúc cần đặc biệt thu hút giải quyết nhanh, lãnh đạo tỉnh đều có buổi làm việc với các sở, ngành địa phương có liên quan để triển khai thực hiện, trong đó đã tính toán đến các vướng mắc phát sinh và hướng giải quyết tháo gỡ, đối với những nội dung cần xin ý kiến bộ, ngành Trung ương thì giao cho đầu mối bám sát và sớm có kết quả. Vĩnh Phúc không chỉ tập trung vào đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu mà còn tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Về thủ tục Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là một tổ chức kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác. Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế đó (OECD, 2008). Khi nền kinh tế mở cửa, thu hút FDI sẽ góp phần đáng kể thúc đẩy sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng năng suất lao động, công nghệ cao được lan tỏa, kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng làm thay đổi cán cân thương mại, gia tăng số việc làm trong toàn xã hội. Từ đó sẽ làm thay đổi kinh tế - xã hội ở khu vực có đầu tư nước ngoài. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [53] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP hành chính: thời gian giải quyết hồ sơ giảm từ 1/3 đến một nửa so quy định chung của Việt Nam; Ưu tiên cung ứng lao động và hỗ trợ tiền đào tạo nghề theo yêu cầu từng loại lao động của dự án; Xây dựng cơ sở hạ tầng gồm đường giao thông, hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc đến hàng rào khu công nghiệp và áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung quy định của Nhà nước, giúp DN giảm chi phí sản xuất, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm; Phối hợp cùng DN kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình hình thành dự án cũng như trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; Tiếp nhận phản ánh kiến nghị của doanh nghiệp bằng việc thiết lập, duy trì hoạt động Cổng thông tin đối thoại Doanh nghiệp - Chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc tại địa chỉ (Kể từ khi nhận được câu hỏi, kiến nghị phản ánh của DN các cơ quan của tỉnh có trách nhiệm trả lời DN sau thời gian không quá 5 ngày làm việc). 2.2. Kinh nghiệm ở Bắc Ninh Nếu như năm 1997, tỉnh Bắc Ninh chỉ có 4 dự án FDI có vốn đầu tư đăng ký là 177,58 triệu USD thì tính đến tháng 11/2015, con số đó là 795 dự án với tổng mức đầu tư đăng ký sau điều chỉnh là 11,5 tỷ USD (đứng thứ 7 cả nước, thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Hồng). Số lượng dự án và vốn đầu tư đăng ký tăng đều qua các năm, đặc biệt tăng vọt trong năm 2015 với dự án đầu tư mở rộng 3 tỷ USD của Samsung Display. Các dự án đầu tư của Tập đoàn Samsung vào Bắc Ninh có sức lan tỏa lớn, tác động mạnh mẽ tới làn sóng đầu tư nước ngoài vào tỉnh, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ Hàn Quốc với hơn 400 dự án, chiếm 72,5% tổng vốn FDI trên toàn tỉnh. Để có được kết quả đó, Bắc Ninh ngoài việc chủ động công tác XTĐT mới, tỉnh đặc biệt chú trọng XTĐT tại chỗ. - Cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, qua đó giúp DN gia nhập thị trường nhanh chóng, cắt giảm tối đa chi phí thời gian không đáng có. Thủ tục đăng ký mới DN được giảm xuống còn 3 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định; thủ tục đăng ký cấp mới Giấy Chứng nhận đăng ký đầu tư được giảm xuống còn 7 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định; thủ tục đăng ký mã số thuế cho DN thành lập mới được thực hiện trong ngày hoặc ngày làm việc tiếp theo kể từ khi nhận được thông báo của Cơ quan đăng ký kinh doanh. Cơ chế “Một cửa liên thông hiện đại”, “Một cửa hiện đại” được thực hiện tốt ở các đơn vị hành chính từ cấp xã, phường đến cấp tỉnh. - Tỉnh Bắc Ninh nhất quán phương châm “Đồng hành cùng DN”, marketing thông qua việc tạo sự an tâm, thuận lợi cho DN đang hoạt động, đảm bảo cho các DN trên địa bàn tỉnh phát triển hiệu quả. - Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ được đẩy mạnh thông qua: + Tạo lập hình ảnh từ ảnh hưởng của các doanh nghiệp lớn như Samsung, Microsoft, Canon... và các công ty phát triển hạ tầng Khu Công nghiệp như Viglacera, VSIP... + Xây dựng các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn... + Cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng Công nghệ thông tin vào xử lý các thủ tục hành chính, giảm thời gian xử lý thủ tục hành chính... + Trực tiếp đối thoại, gặp mặt, giải quyết khó khăn cho DN. + Đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng và chỉ đạo thực hiện các đề án phục vụ Khu công nghiệp. - Tổ chức nhiều buổi hội nghị, hội thảo nhằm giới thiệu hình ảnh, môi trường đầu tư; các tài liệu XTĐT được cập nhật, biên soạn - Duy trì và phát huy hiệu quả của các cơ quan, đơn vị có chức năng hỗ trợ DN: Trung tâm Thông tin tư vấn và XTĐT, Trung tâm hỗ trợ đầu tư và phát triển khu công nghiệp, Trung tâm xúc tiến thương mại, Trung tâm phát triển quỹ đất, Trung tâm xúc tiến du lịch, các Hiệp hội DN nhỏ và vừa, Hội doanh nghiệp trẻ tỉnh, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DN nhỏ và vừa - Lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành, đơn vị trong tỉnh cũng tham gia nhiều đoàn công tác nước ngoài; tiếp đón và làm việc với các đoàn công tác từ Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Phần Lan, Thái Lan, Ấn Độ để quảng bá hình ảnh, môi trường đầu tư Bắc Ninh. 3. Một số đánh giá về XTĐT của tỉnh Nghệ An Trong những năm gần đây, công tác XTĐT nói chung của tỉnh Nghệ An khá tốt. Tỉnh đã tiến hành xây dựng, cập nhật và quảng bá thông tin về môi trường đầu tư tỉnh Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [54] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP Nghệ An trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang thông tin điện tử của Thời báo kinh tế Việt Nam, tạp chí Kinh tế và Dự báo, báo Nghệ An thường xuyên tiến hành tuyên truyền về chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh. Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư hỗ trợ công tác XTĐT, cung cấp các thông tin về các văn bản pháp luật, các thủ tục và các ưu đãi về đầu tư. Hàng năm, tỉnh Nghệ An đều tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư thường niên, gặp gỡ với các nhà đầu tư, đặc biệt trong 8 năm qua tổ chức thành công lễ hội gặp mặt nhà đầu tư đầu xuân, tham gia cùng các Đoàn xúc tiến vận động đầu tư, bố trí ngân sách cho công tác xúc tiến. Tham gia các triển lãm do Cục Đầu tư nước ngoài và VCCI tổ chức ở trong và ngoài nước, tổ chức khen thưởng những tổ chức, cá nhân có thành tích trong thu hút vốn FDI vào tỉnh Nghệ An. Trong nhiệm kỳ 2010-2015, Nghệ An đã thu hút được 533 dự án mới với tổng vốn đầu tư gần 137.000 tỷ đồng, trong đó có 507 dự án đầu tư trong nước và 26 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó có một số dự án lớn, có tính đột phá như: Dự án Xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu D, Khu công nghiệp Nam Cấm, Nhà máy Tôn Hoa Sen, Trung tâm thương mại Nguyễn Kim, Dự án Bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu chất lượng cao, Tổ hợp sản xuất công nghiệp công nghệ cao Nam Đàn Vạn An, các nhà máy xi măng, khách sạn, trung tâm thương mại... Đặc biệt là Dự án phức hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP Nghệ An(1). Theo số liệu đánh giá chỉ số của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam năm 2013, các chỉ số chi tiết để đánh giá năng lực cạnh tranh của Nghệ An hầu như đạt ở mức trung bình thấp, xếp thứ 46/64 tỉnh thành. Năm 2014, chỉ số PCI của Nghệ An đã được cải thiện đáng kể, xếp thứ 28/64 chứng tỏ nỗ lực thu hút đầu tư của Nghệ An rất lớn. Trong thời gian tới, tỉnh Nghệ An xây dựng kế hoạch phấn đấu vào top 10 tỉnh/thành phố(2) thu hút đầu tư tốt nhất trong cả nước. Với những thành công trong thu hút một số dự án đầu tư có quy mô lớn và thành công trong việc nâng Lãnh đạo tỉnh Nghệ An tham quan dây chuyền sản xuất Nhà máy Tôn Hoa Sen - KCN Nam Cấm Khi nói đến các yếu tố cấu thành nên môi trường đầu tư, bên cạnh khung chính sách đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài, các yếu tố cơ bản quyết định đến dòng vốn FDI thì yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong kinh doanh bao gồm các nỗ lực xúc tiến đầu tư, các ưu đãi cho các nhà đầu tư, giảm thiểu các phụ phí, các dịch vụ xã hội cũng được coi là các hoạt động nhằm mục tiêu thu hút FDI. Mặt khác, để tăng cường thu hút FDI, ngoài nỗ lực xúc tiến đầu tư thu hút các nhà đầu tư mới thì xúc tiến tại chỗ cho các nhà đầu tư hiện tại là hết sức quan trọng góp phần tạo hiệu ứng lan tỏa thu hút FDI trong cộng đồng. Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [55] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP cao chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh chứng tỏ lãnh đạo tỉnh Nghệ An rất quyết tâm, đã làm tốt công tác XTĐT thu hút các nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, để có được sự thu hút bền vững, cần đánh giá lại công tác XTĐT tại chỗ của Nghệ An trong giai đoạn 2010-2015, và đề xuất giải pháp cho giai đoạn tiếp theo. * Xây dựng hình ảnh: Tạo lập hình ảnh từ ảnh hưởng của các DN: Trong giai đoạn trước, công tác XTĐT tại chỗ của Nghệ An đã tạo được sự hài lòng cho một số DN như: Tập đoàn Hoa Sen, Tổng công ty rượu, bia và nước giải khát Sài Gòn, Công ty TNHH Thanh Thành Đạt (nhiều dự án), Doanh nghiệp tư nhân Xây dựng số 1 Điện Biên (Chuỗi dự án Khách sạn Mường Thanh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 13 khách sạn tiêu chuẩn 3 sao trở lên...). Tuy nhiên, các DN này đều là doanh nghiệp trong nước. Với các DN FDI đã vào tỉnh Nghệ An giai đoạn 2010-2015, công tác XTĐT tại chỗ chưa thực sự gây được hình ảnh tốt để chính các doanh nghiệp FDI đó lại xúc tiến thu hút đầu tư mới về tỉnh. Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư của tỉnh đầu năm 2016, các nhà đầu tư nước ngoài với các dự án thành công tại tỉnh như: Công ty TNHH điện tử BSE Việt Nam thuộc Tập đoàn BSE Hàn Quốc, Các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Nhật Bản... đã có chia sẻ giới thiệu về Nghệ An với các nhà đầu tư mới. Tuy nhiên, các nhà đầu tư này cũng có kiến nghị với tỉnh về công tác cải thiện môi trường đầu tư, cải cách hành chính, tạo cơ chế, chính sách thuận lợi nhất, tạo hạ tầng và dịch vụ thuận lợi cho nhà đầu tư, giải quyết kịp thời khó khăn cho các nhà đầu tư cũng như cần đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào dự án, cải thiện hạ tầng giao thông. * Tạo nguồn đầu tư Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, hầu hết các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh là do nhà đầu tư tự đề xuất, chưa xuất phát từ nhu cầu, danh mục dự án vận động, kêu gọi xúc tiến đầu tư của tỉnh. Việc chạy theo nhà đầu tư dẫn đến một hệ lụy là tất cả các quy hoạch từ quy hoạch ngành, lĩnh vực đến quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng Lãnh đạo tỉnh trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án VSIP Nghệ An Khách sạn Mường Thanh Sông Lam - TP Vinh Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [56] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP đất... đều phải điều chỉnh, bổ sung để dự án được triển khai thực hiện đảm bảo "tính phù hợp" trên pháp lý. Điều này dẫn đến tiến độ triển khai các thủ tục đầu tư của các dự án chậm (nhất là khâu bồi thường, giải pháp mặt bằng do chưa có trong kế hoạch, quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện), kéo theo tiến độ hoàn thành dự án đưa vào sử dụng chậm hơn nhiều so với dự kiến của nhà đầu tư. Mặt khác, thể hiện chất lượng lập quy hoạch không cao, còn xa rời thực tiễn và chưa bám sát nhu cầu của nhà đầu tư, của thị trường. Do công tác dự báo lập quy hoạch còn yếu, không lượng hóa được những vấn đề phát sinh khi triển khai thực hiện nên một số dự án như Dự án sản xuất sắt xốp Kobelco (Nhật Bản), Trồng rừng Innov Green (Đài Loan)... không thể triển khai thực hiện được do không có vùng nguyên liệu, qua hơn 4 năm đăng ký vẫn còn trên giấy mà chưa được xử lý dứt điểm. Một số dự án đầu tư trong lĩnh vực khai thác khoáng sản được cấp phép mà không gắn với quy hoạch chế biến sâu, dẫn đến hiệu quả không cao, lãng phí tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2010 đến nay, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch và danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được tỉnh Nghệ An đặc biệt chú trọng. Tuy nhiên, công tác này trong những năm qua còn vấp phải một số thiếu sót và nhược điểm, mà tập trung là: - Tỉnh chưa có kế hoạch dài hạn về kêu gọi đầu tư nước ngoài. Quy hoạch cụ thể ngành, quy hoạch mặt hàng, nhóm sản phẩm theo yêu cầu đầu tư còn thiếu. - Hiểu biết về đối tác nước ngoài còn hạn chế, nhất là về tư cách pháp nhân và năng lực tài chính. Do đó, có nhiều công trình phải bỏ dở hoặc kéo dài do bên nước ngoài thiếu vốn như Dự án Nhà máy sản xuất lắp ráp điện thoại Trung Thiên (liên doanh với đối tác Trung Quốc), Dự án liên doanh Hồng Thái - SIT (liên doanh với đối tác của Úc...). Phía đối tác Việt Nam cũng thiếu khả năng tài chính để góp vốn, thông thường chỉ góp bằng quyền sử dụng đất, tỉ lệ góp vốn thấp, vị trí trong liên doanh hợp tác không tương xứng. - Thiếu hiểu biết về luật, kể cả luật Việt Nam và những luật và tập quán quốc tế phổ biến, do đó hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần, kéo dài thời gian xin giấy phép. * Cung cấp các dịch vụ đầu tư: Hoạt động XTĐT đang chủ yếu tập trung vào các giai đoạn trước cấp phép đầu tư, các hoạt động hỗ trợ đầu tư khi dự án triển khai và đi vào hoạt động (XTĐT tại chỗ) chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức. Theo nhóm tác giả đi phỏng vấn sâu tại các doanh nghiệp FDI đều cho thấy, việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư còn chậm, chưa quyết liệt, không dứt điểm. Thủ tục hành chính còn phức tạp, ưu đãi thì nhiều nhưng để các nhà đầu tư nhận được các ưu đãi thì khá khó khăn về thủ tục. Việc các thủ tục đầu tư của một dự án được thực hiện tại nhiều cơ quan quản lý nhà nước đã gây khó khăn cho việc theo dõi, tổng hợp và giám sát, kiểm tra dự án, càng khó khăn hơn nếu việc phối hợp giữa các cơ quan có liên quan thiếu chặt chẽ. Mặt khác, thời gian thực hiện dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư kéo dài (nhanh nhất là 6 tháng, có trường hợp lên tới hàng năm) đã khiến cho hiệu quả của dự án giảm đi đáng kể do mất nhiều thời gian, chi phí và cơ hội đầu tư của nhà đầu tư. Nguồn lao động của Nghệ An tuy dồi dào nhưng trình độ tay nghề thấp, nhân lực không sẵn sàng để phục vụ doanh nghiệp được ngay mà cần phải đào tạo lại mới sử dụng được. 4. Một số giải pháp và kiến nghị về công tác XTĐT tại chỗ * Cần tạo lập hình ảnh từ ảnh hưởng của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Tỉnh Nghệ An nên tập trung cải thiện XTĐT tại chỗ, cung cấp các dịch vụ sau cấp phép đầu tư, đồng hành cùng doanh nghiệp để xây dựng uy tín thật tốt đến với các DN FDI đang hoạt động hoặc đã được cấp phép. Nghệ An nên coi việc XTĐT tại chỗ là kênh quan trọng và thông qua các nhà đầu tư đã thành công tại Nghệ An để giới thiệu về môi trường đầu tư tại Nghệ An cho các nhà đầu tư mới. Xây dựng chiến lược vận động kêu gọi đầu tư FDI từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore (nhất là Nhật Bản) một cách toàn diện, bài bản, ổn định. * Công tác XTĐT là một trong những khâu quan trọng nhất để thu hút đầu tư thành công. Để tạo nguồn đầu tư tốt, cơ quan XTĐT Nghệ An cần chú trọng một số nội dung: Tạp chí KH-CN Nghệ AnSỐ 2/2016 [57] DIỄN ĐÀN DOANH NGHIỆP - Hoàn thiện công tác quy hoạch cụ thể ngành, quy hoạch mặt hàng, nhóm sản phẩm theo yêu cầu đầu tư. Xây dựng các tài liệu XTĐT vừa phản ánh đúng tiềm năng của tỉnh, vừa quảng bá thông tin về môi trường đầu tư của tỉnh nhằm thu hút đầu tư; - Nghiên cứu kỹ về đối tác nước ngoài; - Cung cấp dịch vụ đầu tư tốt, quyết tâm tạo dựng hình ảnh tốt cho các DN FDI đã được cấp phép để chính các DN FDI đó sẽ chia sẻ với các nhà đầu tư mới. * Cung cấp dịch vụ đầu tư - Xây dựng các chính sách hỗ trợ DN như hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ đầu tư. Nên có một cán bộ chuyên trách về hỗ trợ nhà đầu tư FDI trong tất cả mọi lĩnh vực, phụ trách dự án từ lúc bắt đầu đến lúc hoàn thành, kết thúc và hướng dẫn cho Dự án đó mọi vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính. - Cải cách thủ tục hành chính một cách mạnh mẽ, ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý các thủ tục hành chính để rút ngắn thời gian xử lý. Các thủ tục hành chính để hưởng ưu đãi đầu tư cũng cần phải cải cách nhanh gọn, tránh trường hợp ưu đãi thì nhiều nhưng làm thủ tục chính sách để đạt được thì rất khó. Tỉnh cũng nên bố trí cán bộ chuyên trách theo dõi hỗ trợ các DN FDI tất cả mọi thủ tục. - Tỉnh cần phải có chính sách, phương án hỗ trợ đào tạo nghề tạo nguồn nhân lực sẵn sàng cho DN. Các trường đào tạo kỹ thuật cần phối hợp doanh nghiệp để doanh nghiệp hỗ trợ kỹ thuật viên đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực sẵn sàng cho các nhà đầu tư. - Luôn đảm bảo an ninh trật tự, xây dựng và chỉ đạo thực hiện tốt các đề án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. XTĐT để thu hút được các dự án FDI lớn là một thành công lớn. Tuy nhiên, xúc tiến đầu tư tại chỗ để chính các DN FDI hiện tại thu hút các DN FDI mới là sự thành công bền vững hơn./. Chú thích: (1) (2) Tài liệu tham khảo 1. A. Miškinis and M. Byrka (2014), “The Role of Investment Promotion Agencies in Attacting Foreign Direct Invest- ment”, EKONOMIKA 2014 Vol. 93(4), pp. 41-57. 2. J. Morisset and K. Andrews-Johnson (2004), “The Effectiveness of Promotion Agencies at Attracting Foreign Direct Investment”, The International Bank for Reconstruction and Development / The World Bank . 3. T.T.N. Quyên (2007), “Một trong những yếu tố nhằm tăng cường hiệu quả thu hút FDI”, tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, tr46-53. 4. OECD (2008). Detailed Benchmark Definition of Foreign Direct Investment. Paris: OECD, 4th ed. 5. Wells, Louis T, and Alvin G. Wint, 1991, “Marketing a Country: Promotion as a Tool for Attracting Foreign Invest- ment,” Foreign Investment Agency Occasional Paper 1 (reprinted in Fulbright Economics Teaching Program, Marketing Places: Reading Course 1999-2000). 6. Báo cáo công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 -2015. 7. Báo cáo công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 -2015. 8. Báo cáo công tác xúc tiến đầu tư tỉnh Nghệ An giai đoạn 2009 -2015. 9. Quyết định số 3373 /QĐ-UBND.ĐT ngày 21/7/ 2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án tập trung thu hút đầu tư có hiệu quả vào tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và các giải pháp cải thiện và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. 10. Quyết định số 79/2009/QĐ-UBND ngày 01/9/2009 của UBND tỉnh về sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 101/2007/QĐ-UBND ngày 06/9/2007 của UBND tỉnh về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 11. Quyết định số 02/2010/QĐ-UBND ngày 07/01/2010 của UBND tỉnh về chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư vào khu kinh tế Đông Nam Nghệ An.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfxuc_tien_dau_tu_tai_cho_giai_phap_quan_trong_nham_tang_cuong.pdf
Tài liệu liên quan