Yêu cầu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long trước bối cảnh biến đổi khí hậu
Thứ ba, tăng cường năng lực nhận thức, ý thức và hành vi bảo vệ môi
trường- sinh thái, giảm thiểu các tác nhân làm khí hậu xấu hơn. Phát triển các
hoạt động kinh tế gắn với yêu cầu bảo đảm yếu tố môi trường sinh thái. Cần lập
quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long thích
ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi cung ứng cho các sản phẩm chủ lực
toàn vùng. Các địa phương trên cơ sở quy hoạch chung của vùng sẽ lập quy
hoạch cho từng sản phẩm chủ lực; lập quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi giá trị cho từng sản phẩm chủ lực của địa
phương. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, bảo đảm gắn kết chuỗi
sản phẩm hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng công
nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp. Phát triển
công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Phát
triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; phát triển dịch vụ - du
lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, văn hoá, con
người với hiệu quả kinh tế cao. Phát triển các loại hình du lịch miệt vườn, du
lịch sông nước, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên.
Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực,
cây trái và thủy sản, góp phần quan trọng vào chương trình an ninh lương thực
quốc gia. Tuy nhiên đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những nguy cơ
thách thức lớn do biến đổi khí hậu – nước biển dâng cùng các tác động do phát
triển ở vùng thượng lưu, làm ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh vùng đồng
bằng. Chính vì vậy, thích nghi với những biến đổi khí hậu là điều kiện tiên
quyết phục vụ cho sự phát triển bền vững của vùng./
5 trang |
Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Yêu cầu phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long trước bối cảnh biến đổi khí hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
247
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
YÊU CẦU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRƯỚC BỐI CẢNH BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ThS. Nguyễn Thị Diễm My
ồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện
tích, 19% dân số cả nước, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc;
có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm,
du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt
Nam. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế, đồng bằng sông Cửu
Long có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức
do đây là vùng đất mẫn cảm với thay đổi của tự nhiên. Biến đổi khí hậu và
nước biển dâng diễn ra nhanh hơn dự báo, gây ra nhiều hiện tượng thời tiết cực
đoan, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống của người dân. Do vậy, cần có một hệ
thống giải pháp tổng thể cho vùng nhằm ứng phó với những tác động ngày càng
lớn của biến đổi khí hậu.
1. Vùng đồng bằng sông Cửu Long trong sự phát triển chung của cả
nước
Phạm vi vùng đồng bằng sông Cửu Long bao gồm toàn bộ ranh giới
hành chính của TP Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Bạc
Liêu và Cà Mau. Tổng diện tích toàn vùng khoảng 40.604,7 km2.
Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất
nước. Với diện tích khoảng 4 triệu héc-ta, hai "trụ cột" kinh tế chính của vùng
là nông nghiệp và thủy sản. Trong nông nghiệp, cây lúa chiếm diện tích lớn,
đang gánh vác vai trò an ninh lương thực và xuất khẩu gạo cao nhất, nhì thế
giới sản xuất 50% sản lượng lương thực, 65% sản lượng trái cây, 75% sản
lượng thủy sản và đóng góp 20% GDP cả nước. Vành đai ven biển tiếp giáp với
đồng bằng sông Cửu Long rất giàu nguồn lợi thủy sản và có tính đa dạng sinh
học cao. Đặc biệt, có 2 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận là Khu
Học viện Chính trị khu vực IV.
Đ
248
dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang - với diện tích hơn 1,1 triệu
ha được xem là khu dự trữ lớn nhất Đông Nam Á và Khu dự trữ sinh quyển Mũi
Cà Mau - có diện tích 371.506 ha. Vùng biển và ven biển này có đến 260 loài
cá được ghi nhận và rất nhiều loại nhuyễn thể, giáp xác sinh sống. Ngoài nguồn
lợi sinh học, vùng biển đồng bằng sông Cửu Long còn có tiềm năng lớn trong
vận tải biển, còn nhiều hứa hẹn với các tài nguyên khoáng sản chưa khai thác,
đặc biệt là dầu khí.
Như vậy,với những tiềm năng sẵn có của mình, vùng đồng bằng sông
Cửu Long được xác định sẽ trở thành vùng trọng điểm quốc gia về sản xuất
nông nghiệp và đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; phát triển mạnh kinh tế biển, du
lịch sinh thái cảnh quan sông nước; phát triển không gian vùng với hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ mang đặc thù của vùng đồng bằng sông Cửu Long
nhằm phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo vệ môi trường
cảnh quan sinh thái đặc trưng của vùng hạ lưu sông Mekong, đảm bảo an ninh,
quốc phòng.
2. Biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đến sự phát
triển của vùng
Biến đổi khí hậu được hiểu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với
trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu là do hoạt động của con
người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất.
Biến đổi khí hậu vùng đồng bằng sông Cửu Long tác động đến sự phát
triển về nhiều mặt của đời sống nhân dân, cả về đời sống kinh tế lẫn văn hóa xã
hội.
Đối với ngành nông nghiệp và thủy sản: tình trạng ngập lụt do nước
biển dâng sẽ làm mất đất canh tác trong nông nghiệp. Nếu mực nước biển dâng
thêm 75m, ước tính khoảng 39% diện tích đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị
ngập. Tình trạng xâm nhập mặn ở ven biển cũng sẽ thu hẹp diện tích đất nông
nghiệp. Một phần đáng kể đất trồng trọt sẽ bị nhiễm mặn vì đất thấp so với mực
nước biển.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có thế mạnh về thủy sản, đặc biệt
là đánh bắt nuôi trồng và chế biến thủy sản, khoảng 480.000 người trực tiếp
249
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
tham gia vào đánh bắt, 100.000 người làm việc ở ngành chế biến thủy sản và
khoảng 2.140.000 người tham gia vào các dịch vụ nghề cá. Các sinh kế thủy
sản, bao gồm đánh bắt và nuôi trồng là những sinh kế phụ thuộc vào nguồn
nước và sự phong phú của nguồn lợi ven biển nên dễ chịu tác động của quá
trình biến đổi khí hậu.
Tác động đến ngành công nghiệp: mặc dù không chịu ảnh hưởng trực
tiếp từ việc biến đổi khí hậu như trong hoạt động nông nghiệp. Tuy nhiên, nếu
vùng đồng bằng sông Cửu Long bị ngập thì nguồn nguyên liệu cho công
nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm, dệt, may mặc của vùng sẽ bị suy giảm. Điều này sẽ gây sức ép đến việc
chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp về loại hình công nghiệp, tỷ lệ công
nghiệp chế biến, công nghệ cao.
Đối với một số lĩnh vực lao động, xã hội: biến đổi khí hậu tác động đến
lao động việc làm theo 2 hướng rõ rệt: biến đổi khí hậu làm cho việc làm trong
nông nghiệp trở nên bấp bênh hơn, rủi ro hơn; biến đổi khí hậu làm cho việc
làm cho một bộ phận lao động phải chuyển đổi việc làm, làm giảm thời gian
làm việc, giảm thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư của địa phương.
Đối với hạ tầng kĩ thuật: biến đổi khí hậu làm hệ thống đê biển, đê sông
chịu nhiều ảnh hưởng. Mực nước biển dâng cao làm cho hệ thống đê điều
không thể chống chọi được khi có bão, dẫn đến vỡ đê khi có các đợt bão lớn,
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất cũng như đời sống của
người dân. Mặt khác, nước biển dâng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đô thị
ven biển, gây ảnh hưởng đến giao thông, sinh hoạt và các hoạt động sản xuất.
3. Một số giải pháp nhằm phát triển bền vững vùng đồng bằng sông
Cửu Long trước những tác động biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là một vấn đề mang tính toàn cầu, tác động lớn đến lợi
ích của cả cộng đồng. Do vậy, đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu chung
những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, việc cần làm là phải có những hướng
giải pháp để giảm thiểu những bất lợi, tìm cách thích nghi với những biến đổi
của khí hậu. Cụ thể:
Thứ nhất, các địa phương trong vùng cần thống nhất một thể chế chung,
chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo
250
vệ môi trường; xác định rõ những nhiệm vụ trọng tâm, cấp thiết và bố trí đủ
nguồn lực để tổ chức thực hiện, nhất là quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng
sông Cửu Long. Tổ chức thực hiện có hiệu quả những lĩnh vực liên kết vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, liên kết ứng phó với biến đổi khí hậu,
hạn hán, lũ lụt, xâm nhập mặn phải được quan tâm hàng đầu.
Thứ hai, cần xác định rõ biến đổi khí hậu có tác động đến hầu hết các
quốc gia trên thế giới hiện nay, do đó các địa phương trong vùng cần có biện
pháp thích nghi với những biến đổi của khí hậu. Việc xây dựng kế hoạch hành
động thích nghi với biến đổi khí hậu vừa mang tính cấp bách trước mắt vừa
mang tính chiến lược lâu dài nhằm giữ được sự phát triển bền vững kinh tế- xã
hội- môi trường. Điển hình như quy hoạch mới cần chuyển từ “sống chung với
lũ” sang “chủ động sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn” trên cơ sở quy
hoạch tổng hợp tài nguyên nước theo lưu vực sông; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
và bền vững tài nguyên nước, chủ động bảo đảm nguồn nước ngọt cho sinh hoạt
của người dân và vùng kinh tế nước lợ, nước mặn; khai thác hợp lý tiềm năng
tài nguyên nước lợ, nước mặn ở vùng ven biển phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội.
Thứ ba, tăng cường năng lực nhận thức, ý thức và hành vi bảo vệ môi
trường- sinh thái, giảm thiểu các tác nhân làm khí hậu xấu hơn. Phát triển các
hoạt động kinh tế gắn với yêu cầu bảo đảm yếu tố môi trường sinh thái. Cần lập
quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng vùng đồng bằng sông Cửu Long thích
ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng chuỗi cung ứng cho các sản phẩm chủ lực
toàn vùng. Các địa phương trên cơ sở quy hoạch chung của vùng sẽ lập quy
hoạch cho từng sản phẩm chủ lực; lập quy hoạch khu, vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao; xây dựng chuỗi giá trị cho từng sản phẩm chủ lực của địa
phương. Xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, bảo đảm gắn kết chuỗi
sản phẩm hàng hóa, tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Chú trọng công
nghiệp chế biến và công nghiệp hỗ trợ cho nền kinh tế nông nghiệp. Phát triển
công nghiệp xanh, ít phát thải, không gây tổn hại đến hệ sinh thái tự nhiên. Phát
triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; phát triển dịch vụ - du
lịch dựa trên tiềm năng, lợi thế về đặc điểm tự nhiên, sinh thái, văn hoá, con
người với hiệu quả kinh tế cao. Phát triển các loại hình du lịch miệt vườn, du
lịch sông nước, du lịch sinh thái gắn với các khu bảo tồn thiên nhiên.
Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về sản lượng lương thực,
cây trái và thủy sản, góp phần quan trọng vào chương trình an ninh lương thực
251
KỶ YẾU HỘI THẢO
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
TỪ THỰC TIỄN ĐẾN CHÍNH SÁCH
quốc gia. Tuy nhiên đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những nguy cơ
thách thức lớn do biến đổi khí hậu – nước biển dâng cùng các tác động do phát
triển ở vùng thượng lưu, làm ảnh hưởng đến sản xuất và dân sinh vùng đồng
bằng. Chính vì vậy, thích nghi với những biến đổi khí hậu là điều kiện tiên
quyết phục vụ cho sự phát triển bền vững của vùng./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tạ Đình Thi, Tạ Văn Trung (2016), Bàn về phát triển bền vững vùng
đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh biến đổi khí hậu, Tài nguyên và môi
trường, kỳ 2, tr. 10.
2. Lê Anh Tuấn (2011), Biến đổi khí hậu và các giải pháp ứng phó của
vùng đồng bằng sông Cửu Long, Hoạt động khoa học, tr. 92.
3. Nguyễn Thị Kim Hồng, Nguyễn Thị Bé Ba (2011), An ninh lương
thực vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí khoa học đại học sư phạm thành
phố Hồ Chí Minh, số 32, tr. 3.
4. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai (2005), Những vấn đề toàn cầu trong
thời đại ngày nay, Nxb Giáo dục.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- yeu_cau_phat_trien_ben_vung_vung_dong_bang_song_cuu_long_tru.pdf