YẾU TỐ NGUY CƠ DINH DƯỠNG CỦA BIẾN
CHỨNG NHIỄM TRÙNG
TÓM TẮT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Có nhiều yếu tố dẫn đến biến chứng
nhiễm trùng sau mổ. Để xác định yếu tố hoặc nhóm những yếu tố nào có thể được
sử dụng để tiên đoán biến chứng sau mổ, chúng tôi nghiên cứu tiền cứu các yếu tố
nguy cơ có thể có trên những bệnh nhân (BN) được phẫu thuật bụng có kế họach.
Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian 18 tháng, 262 BN được mổ đại
phẫu về bụng đã được đưa vào lô nghiên cứu. Một ngày trước mổ, đánh giá dinh
dưỡng bao gồm tỷ lệ % sụt cân, đo nhân trắc, sức co cơ bàn tay, các xét nghiệm
sinh hóa và trở kháng sinh điện học (bio-electrical impedance) được đo trên tất cả
BN. Tất cả các biến chứng được ghi nhận trong bệnh án hoặc được nhóm nghiên
cứu xác nhận sẽ được thu thập từ ngày thứ nhất sau mổ đến ngày thứ 30. Các số
liệu được phân tích bởi Student t-test, log likelihood chi-squares, tỉ số chênh với
khoảng tin cậy 95% và phân tích hồi qui đa biến.
Kết quả: 195 BN (75,6%) không có biến chứng. 17 BN (6,6%) có biến
chứng nhẹ và 46 BN (17,6%) có biến chứng nặng. Tuổi và tỷ lệ phần trăm sụt cân
cao hơn một cách có ý nghĩa trong nhóm BN có biến chứng. Vòng cơ cánh tay, lực
co cơ bàn tay, góc pha, capacitance của màng tế bào và chỉ số khối không mỡ (fat
free mass index) đều thấp hơn một cách có ý nghĩa trong nhóm có biến chứng so
với nhóm không có biến chứng. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy lực co cơ bàn
tay và tỷ lệ phần trăm sụt cân là 2 yếu tố nguy cơ quan trọng nhất tiên đoán sự
xuất hiện biến chứng sau mổ. Nam giới có nguy cơ xảy ra biến chứng sau mổ cao
hơn so với nữ giới.
Kết luận: Tầm soát nguy cơ dinh dưỡng của BN ngọai khoa bằng cách đo
sức co cơ bàn tay và tỷ lệ phần trăm sụt cân có thể nhận biết được những BN có
nguy cơ xảy ra biến chứng nhiễm trùng sau mổ. Nam giới có nguy cơ xảy ra biến
chứng sau mổ cao hơn so với nữ giới.
23 trang |
Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2076 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Yếu tố nguy cơ dinh dưỡng của biến chứng nhiễm trùng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YẾU TỐ NGUY CƠ DINH DƯỠNG CỦA BIẾN
CHỨNG NHIỄM TRÙNG
TÓM TắT
Đặt vấn đề và mục tiêu nghiên cứu: Có nhiều yếu tố dẫn đến biến chứng
nhiễm trùng sau mổ. Để xác định yếu tố hoặc nhóm những yếu tố nào có thể được
sử dụng để tiên đoán biến chứng sau mổ, chúng tôi nghiên cứu tiền cứu các yếu tố
nguy cơ có thể có trên những bệnh nhân (BN) được phẫu thuật bụng có kế họach.
Phương pháp nghiên cứu: Trong thời gian 18 tháng, 262 BN được mổ đại
phẫu về bụng đã được đưa vào lô nghiên cứu. Một ngày trước mổ, đánh giá dinh
dưỡng bao gồm tỷ lệ % sụt cân, đo nhân trắc, sức co cơ bàn tay, các xét nghiệm
sinh hóa và trở kháng sinh điện học (bio-electrical impedance) được đo trên tất cả
BN. Tất cả các biến chứng được ghi nhận trong bệnh án hoặc được nhóm nghiên
cứu xác nhận sẽ được thu thập từ ngày thứ nhất sau mổ đến ngày thứ 30. Các số
liệu được phân tích bởi Student t-test, log likelihood chi-squares, tỉ số chênh với
khoảng tin cậy 95% và phân tích hồi qui đa biến.
Kết quả: 195 BN (75,6%) không có biến chứng. 17 BN (6,6%) có biến
chứng nhẹ và 46 BN (17,6%) có biến chứng nặng. Tuổi và tỷ lệ phần trăm sụt cân
cao hơn một cách có ý nghĩa trong nhóm BN có biến chứng. Vòng cơ cánh tay, lực
co cơ bàn tay, góc pha, capacitance của màng tế bào và chỉ số khối không mỡ (fat
free mass index) đều thấp hơn một cách có ý nghĩa trong nhóm có biến chứng so
với nhóm không có biến chứng. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy lực co cơ bàn
tay và tỷ lệ phần trăm sụt cân là 2 yếu tố nguy cơ quan trọng nhất tiên đoán sự
xuất hiện biến chứng sau mổ. Nam giới có nguy cơ xảy ra biến chứng sau mổ cao
hơn so với nữ giới.
Kết luận: Tầm soát nguy cơ dinh dưỡng của BN ngọai khoa bằng cách đo
sức co cơ bàn tay và tỷ lệ phần trăm sụt cân có thể nhận biết được những BN có
nguy cơ xảy ra biến chứng nhiễm trùng sau mổ. Nam giới có nguy cơ xảy ra biến
chứng sau mổ cao hơn so với nữ giới.
ABSTRACT
NUTRITIONAL RISK FACTORS FOR POSTOPERATIVE
INFECTIOUS MORBIDITY IN SURGICAL PATIENTS
Pham Van Nang, Cox-Reijven PLM, Nieman FHM, Greve JW , Soeters
PB*
* Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 3 - 2008: 87 – 93
Background and aims: Many factors play a role in the development of
postoperative infectious complications. In order to determine which factor or
which group of factors could be used to predict the development of postoperative
complications, we studied potential risk factors prospectively in a consecutive
group of patients scheduled for elective abdominal surgery.
Methods: During the 18 month-prospective study period, 262 patients who
were consecutively admitted for major elective abdominal procedures were
included in this study. On the day prior to the elective operation, nutritional
assessment, consisting of percentage of weight loss, anthropometry, handgrip
strength, biochemical tests and bio-electrical impedance (BIA), was performed in
all patients. All complications either documented in the medical records or
observed by the project group were recorded from the first preoperative day until
the day of death, discharge, or postoperative day (POD) # 30. The independent
samples Student t-test, the log likelihood chi-squares (and its p-value), the odds
ratio with its 95% confidence interval (CI) and the multiple logistic regression
analysis were used to analyze the data.
Results: An uncomplicated postoperative course was observed in 195
(75.6%) patients. Seventeen patients (6.6%) developed minor complications and
forty six patients (17.6%) developed major complications. Age and percentage of
weight loss were significantly higher in the group with complications. Midarm
muscle circumference/m2, handgrip strength/m2, BIA phase angle, BIA membrane
capacitance/m2 and fat free mass index were significantly lower in the complicated
than in the uncomplicated group. Multiple logistic regression analysis showed that
handgrip strength/m2 and percentage weight loss are the most important risk
factors for the development of postoperative infectious complications. Men had a
higher risk to develop infectious complications than women.
Conclusions: Nutritional screening of surgical patients by handgrip
strength and percentage weight loss can identify patients with a high risk to
develop postoperative infectious complications. Men have a higher risk than
women.
Từ khóa: Percentage weight loss (%WL), bioelectrical impedance analysis
(BIA), handgrip strength, midarm muscle circumference (MAMC), fat free mass
index (FFMI), phase angle (PA), membrane capacitance (Cm), infectious
complications, abdominal surgery, gender
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thực hành ngọai khoa, nhiều yếu tố có thể giữ vai trò trong việc xảy
ra các biến chứng nhiễm trùng sau mổ. Các thông số quan trọng về tình trạng thực
thể chung của BN bao gồm tình trạng dinh dưỡng(Error! Reference source not found.),
phương pháp phẫu thuật, rối loạn chức năng cơ quan, kinh nghiệm của phẫu thuật
viên, tình trạng bệnh lý và chất lượng của gây mê và chăm sóc sau mổ. Trong
những thập niên gần đây, tình trạng sụt cân không chủ ý, các chỉ số về nhân trắc,
chức năng của cơ (sức co cơ bàn tay), albumin, transferrin, protein huyết thanh và
sự kết hợp các yếu tố này đã từng được sử dụng để tiên đoán nguy cơ biến chứng
sau mổ(1,5,11,28,30,31).
Gần đây hơn, phân tích trở kháng sinh điện học đã được sử dụng và ngày
càng được cải tiến và có thể được áp dụng rộng rãi trong việc theo dõi tình trạng
dinh dưỡng của BN. Phân tích trở kháng sinh điện học là kỹ thuật không xâm lấn,
dễ đo lường, với dụng cụ xách tay có thể đo tại giường bệnh cho phép định lượng
khối mỡ và khối không mỡ và qua đó ghi nhận được sự thay đổi trong quá trình
điều trị. Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt khối không mỡ (lean
body mass depletion) lúc nhập viện thướng kèm theo thời gian nằm viện kéo
dài(Error! Reference source not found.,Error! Reference source not found.) và có nhiều biến chứng
nhiễm trùng sau mổ(Error! Reference source not found.). Những thông số có được từ phương
pháp phân tích trở kháng sinh điện học, mà đặc biệt là góc pha đã được xác nhận
là các yếu tố tiên lượng trong nhiều bệnh lý như nhiễm HIV, xơ gan, COPD, chạy
thận nhân tạo, nhiễm trùng, ung thư phổi, ung thư đại-trực tràng và ung thư
tụy(6,9,16,19,21,26,27). Góc pha được xác định bởi cả giá trị của điện trở và điện kháng
và do vậy nó phản ánh cả khối lượng tế bào và chức năng của chúng, như thế về
mặt lý thuyết và giả thuyết góc pha có thể là một thông số tốt phản ảnh tình trạng
chung của BN và do đó là yếu tố nguy cơ của biến chứng.
Để xác định yếu tố nguy cơ hoặc nhóm những yếu tố nguy cơ nào có thể
được sử dụng để tiên đoán chính xác hơn biến chứng sau mổ, chúng tôi nghiên
cứu tiền cứu tất cả những BN được lên kế họach mổ đại phẫu về bụng. tất cả BN
được đo nhân trắc, xét nghiệm và phân tích trở kháng sinh điện học. Mục tiêu nữa
là đánh giá xem các phương pháp đơn giản đo tại giường như đo nhân trắc, sức cơ
có được giá trị tương đương với các kỹ thuật cao hay không . Vì rằng nếu đúng
như vậy các phương pháp đơn giản sẽ phù hợp và dễ dàng được áp dụng ở các
nước còn khó khăn trên thế giới.
BỆNH NHÂN - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dân số nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tiền cứu tại BVĐKTW Cần Thơ. Từ 14-11-
2002 đến 06-05-2004 tất cả BN nhập viện liên tục để mổ đại phẫu về bụng đều
được đưa vào lô nghiên cứu. Đại phẫu là những phẫu thuật có chiều dà vết mổ trên
5cm. Những BN nhập viện để mổ mở với chiều dài vết mổ dưới 5cm và những BN
được mổ nội soi như cắt túi mật, mở đường mật chính lấy sỏi, cắt chỏm nang
gan… sẽ được loại ra khỏi nghiên cứu này. Những BN suy giảm trí nhớ tuổi già
hoặc có tiền sử tai biến mạch máu não cũng được loại ra khỏi nghiên cứu. Những
tiêu chuẩn loại trừ khác đó là những chỉ định mổ cấp cứu như viêm phúc mạc, tắc
ruột.
Phương pháp nghiên cứu
Vào ngày trước mổ phiên, tất cả BN được đánh giá về tình trạng dinh
dưỡng bởi nhóm nghiên cứu. Đánh giá lâm sàng chủ quan về tình trạng dinh
dưỡng (SGA subjective global assessment), tỷ lệ phần trăm sụt cân trong 6 tháng
gần đây, đo nhân trắc như chiều cao, cân nặng, bề dầy lớp da của cơ tam đầu cánh
tay (đo bằng Holtain skinfold caliper), chu vi vòng cánh tay của tay thuận được
thực hiện trên tất cá BN. Sau đó tính chỉ số khối cơ thể (BMI). Dựa vào chu vi
vòng cánh tay và độ dầy lớp da trên cơ tam đầu sẽ tính ra chu vi vòng cơ cánh tay.
Sức co cơ bàn tay của tay thuận được đo bằng dụng cụ JAMAR handgrip
dynamometer.
Mẫu máu lúc đói được lấy để đo albumin, protein, C-reactive protein (CRP),
hemoglobin và lymphocytes. Các xét nghiệm này được kiểm định bởi Laboratory of
Clinical Chemistry, Maastricht University Hospital, Hà Lan..
Đo trở kháng sinh điện học bằng máy Hydra ECF/ICF (Model 4200) bio-
impedance spectrum analyzer (Xitron Technologies, Inc. San Diego, California,
USA) với 50 tần số từ 5KHz đến 1MHz.. sau đó tính ra góc pha chung và Cm. Sau
đó tính thêm FFM và FM
Sau phẫu thuật, tất cả BN được theo dõi sát hằng ngày để ghi nhận nếu có
biến chứng xảy ra. Quá trình theo dõi được thực hiện từ ngày hậu phẫu thứ nhất
đến ngày thứ 30 sau mổ. Những BN ra viện trước ngày thứ 30 phải được liên lạc
định kỳ cho đến ngày thứ 30. Khi một BN có nhiều hơn một biến chứng thì biến
chứng nặng nhất sẽ được ghi nhận là biến chứng chính. Định nghĩa và phân lọai
biến chứng sau mổ dựa theo protocol nghiên cứu quốc tế(6,7).
Phương pháp thống kê
Student t-test được sử dụng để so sánh giá trị trung bình của các biến liên
tục giữa nhóm có biến chứng và nhóm không có biến chứng. Chi-square test được
sử dụng để phân tích so sánh giữa nhóm ung thư và không ung thư và giữa nhóm
có biến chứng và nhóm không có biến chứng. Để tìm mối liên quan đơn biến giữa
các yếu tố bảo vệ và các yếu tố nguy cơ log likelihood chi-squares (và giá trị p của
nó) và tỷ số chênh với khoảng tin cậy 95% được sử dụng. Sau đó sử dụng phân
tích hồi qui đa biến. Giá trị p nhỏ hơn 0,05 được coi như có ý nghĩa thống kê. Tất
cả các phương pháp phân tích số liệu này đều dựa vàp phần mềm SPSS-pc version
12.
KếT QUả
Trong 18 tháng nghiên cứu, có 262 BN được nhập viện để mổ đại phẫu.
Ung thư đường tiêu hóa và ung thư gan mật tụy chiếm 51,5%. Nhóm bệnh phổ
biến đứng thứ 2 là bệnh sỏi đường mật chính (bảng 1)
Bảng 1: Bệnh lý phẫu thuật
ChẨn đoán TẦn
suẤt
%
Ung thư
tiêu hóa
Thực quản
Dạ dày
Tá tràng
Đại trực
tràng
108
2
49
2
55
41,2
Bệnh tiêu
hóa lành tính
39
14,9
Ung thư gan
mật tụy
27
10,3
Sỏi ống mật
chủ
67
25,6
Bệnh gan
mật tụy lành tính
21 8,0
TỔNG 262
100,0
Có 195 BN (75,6%) không có biến chứng sau mổ. 17 BN (6.6%) có biến
chứng nhiễm trùng nhẹ và 46 BN (17,6) có biến chứng nhiễm trùng nặng (bảng 2).
Bảng 2: Mức độ nghiêm trọng và biến chứng sau mổ
Biến chứng Số ca
Không 195 (75,6%)
Nhẹ 17 (6,6%)
Nặng 46 (17,8%)
Nhiễm trùng vết
mổ
32
Xì rò tiêu hóa 9*
Sốc nhiễm
trùng
4
Chảy máu tiêu
hóa trên
1
* Gồm 5 ca tử vong do xì rò tiêu hóa
Có 9 BN tử vong sau mổ (3,4%). Chẩn đóan trước mổ của 9 BN này gồm
ung thư tiêu hóa (7/9), ung thư đầu tụy (1/9) và sỏi ống mật chủ (1/9). Trong số
135 BN ung thư, 34 BN (25,2%) có biến chứng. Tỷ lệ biến chứng và tử vong trong
nhóm ung thư cao hơn nhóm không ung thư (p<0.05).
Tuổi và tỷ lệ phần trăm sụt cân cao hơn trong nhóm có biến chứng (table
3).
Bảng 3: Đặc điểm về các thông số dinh dưỡng trong nhóm co và không có
biến chứng ở nam và nữ (n=262)
Kết quả
Thông số
Biến
chứng
Không
biến chứng
Giá
trị P
Nam
n 31 111
Tuổi 59,7
15,8
51,3
16,1
0.01
% sụt cân 12,7
10,4
8,7
7,0
<
0.05
Vòng cơ
cánh tay
7,3
0,7
8,0
0,9
0.001
Sức co cơ
bàn tay
7,5
2,9
10,4
3,0
<
0.001
Albumin 35,8
5,2
37,3
5,5
0.193
Protein 70,5
8,1
69,9
8,5
0.748
Hemoglobin
10,7
2,6
11,5
2,2
0.098
Góc pha 5,3
0,9
5,7
0,9
<
0.05
Điện dung 0,37
0,13
0,45
0,15
0.009
Chỉ số
KKM
12,7
1,7
14,3
2,1
<
0.001
Women
n 15 105
Tuổi 64,1
18,8
49,3
16,2
0.001
% sụt cân 13,5
10,2
6,0
6,5
<
0.001
Vòng cơ
cánh tay
7,8
0,9
8,5
1,1
<
0.05
Sức co cơ
bàn tay
5,4
1,6
8,1
2,5
<
0.001
Albumin 36,7 37,5 0.604
6,3 5,1
Protein 68,0
9,6
71,2
8,2
0.162
Hemoglobin 10,5
1,8
11,2
2,0
0.222
Góc pha 4,7
0,9
5,4
0,8
0.001
Điện dung 0,29
0,13
0,40
0,13
0.002
Chỉ số
KKM
11,8
2,0
12,9
1,9
<
0.05
Vòng cơ cánh tay, sức co cơ bàn tay, góc pha, điện dung màng tế bào và chỉ
số khối không mỡ thấp hơn có ý nghĩa thống kê trong nhóm có biến chứng khi so
sánh với nhóm không có biến chứng. Albumin, protein và hemoglobin không khác
biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm.
Sau khi không tính 9 ca tử vong trong quá trình theo dõi, tỷ lệ biến chứng là
16,2% trên 253 BN. Sức co cơ bàn tay, vòng cơ cánh tay, tỷ lệ phần trăm sụt cân,
tuổi, điện dung màng tế bào, chỉ số khối không mỡ (KKM), góc pha và giới tính là
những nguy cơ quan trọng nhất hoặc là yếu tố bảo vệ quan trọng nhất. Sức co cơ
bàn tay, vòng cơ cánh tay, điện dung màng tế bào, chỉ số khối không mỡ, góc pha
là những yếu tố bảo vệ: khi giá trị của chúng tăng thì nguy cơ xảy ra biến chứng
sau mổ thấp (bảng 4).
Bảng 4: Mối liên quan giữa biến chứng sau mổ và 12 yếu tố tiên lượng
(n=253)
95% CI Yếu tố OR
Lowe
r
Uppe
r
Log
likelihood
Chi-
square
Giá
trị p
Tuổi 1,04 1,02 1,06 13,4
7
0,00
1
Giới 0,44 0,21 0,90 5,34 0,02
1
SGA 0,35 0,18 0,70 4,57 0,02
2
%Weight
loss
1,09 1,05 1,14 16,8
8
0,00
1
MAMC/ m2 0,41 0,27 0,62 21,5
9
0,00
1
Handgrip/
m2
0,73 0,64 0,84 25,2
8
0,00
1
Albumin 0,96 0,90 1,02 1,53 0,22
Protein 0,98 0,94 1,02 0,86 0,35
Hemoglobi
n
0,90 0,78 1,05 1,80 0,18
FFM index 0,75 0,63 0,90 10,8 0,00
6 1
PA 0,58 0,40 0,85 8,28 0,00
4
Cm/m2 0,01
3
0,001 0,19 11,4
1
0,00
1
MAMC: vòng cơ cánh tay, PA: góc pha, Cm: điện dung màng tế bào,
FFMI: chỉ số khối không mỡ, OR: tỷ số chênh, CI: khỏang tin cậy, SGA: đánh giá
lâm sàng tòan diện.
Các yếu tố nguy cơ là tỷ lệ phần trăm sụt cân và tuổi. BN nữ có nguy cơ bị
biến chứng sau mổ thấp hơn so với BN nam.(10% so với 20 %). Albumin, protein
huyết thanh và hemoglobin trong nghiên cứu này không có mối tương quan với tỷ
lệ biến chứng sau mổ. Phân tích hồi qui đa biến cho thấy sức co cơ bàn tay, tỷ lệ
phần trăm sụt cân và giới là có ảnh hưởng quan trọng nhất (bảng 5).
Bảng 5: Logistic regression results for postoperative morbidity (n=253,
0=no morbidity, 1=morbidity)
Yêu OR 95% CI Log p
likelihood
Chi-square
value tố tiên
lượng
Lower Upper
Tuổi 1,00 0,98 1,03 - -
Giới 0,24 0,10 0,59 10,74 0,001
Sức
co cơ bàn
tay
0,70 0,59 0,84 17,93 0,001
%
sụt cân
1,06 1,01 1,11 5,62 0,018
OR: độ chênh (odds ratio), CI: confidence interval
Theo nguyên tắc của thống kê chúng tôi không đưa những BN tử vong vào
phân tích trong nhóm có biến chứng, mặc dù họ tử vong do biến chứng nhiễm
trùng sau mổ. Khi đưa số tử vong vào nhóm có biến chứng để phân tích thống kê
kết quả vẫn tương tự nhưng có ý nghĩa thống kê mạnh hơn.
BÀN LUẬN
Phẫu thuật lớn vẫn còn có nhiều biến chứng. Tỷ lệ biến chứng thay đổi
khác nhau tùy theo các nghiên cứu 10 –40%(5,11). Trong nghiên cứu của Khuri và
CS, cho thây ít nhất có một biến chứng xảy ra trong 17% BN được phẫu thuật(12).
Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy biến chứng nhẹ và nặng lần lượt là 6,6% và
17,8%.. Trong phẫu thuật bệnh nhân ung thư tỷ lệ biến chứng còn cao hơn. Trong
một nghiên cứu BN ung thư đầu và cổ tỷ lệ biến chứng nhẹ và nặng là 25% và
31%(30). Vì nguy cơ biến chứng và tử vong gia tăng trên những BN suy dinh
dưỡng(20,25), nên đã có nhiều nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố lâm sàng và cận
lâm sàng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng. Tuy nhiên, chưa có sự thống nhất về
vấn đề này. Nhiều chỉ số và hệ thống cho điểm đã được đưa ra, nhưng không có hệ
thống cho điểm nào được coi là tiêu chuẩn để sử dụng cho mọi BN. Trong nghiên
cứu này, chúng tôi mong muốn khảo sát xem những phương pháp cận lâm sàng và
lâm sàng đơn giản nào có đủ độ đặc hiệu để nhận biết những BN thật sự có nguy
cơ bị biến chứng nhiễm trùng sau mổ. Năm1936, Studley đã chứng minh rằng
những BN được mổ về bệnh loét tiêu hóa mạn tính, thì tỷ lệ biến chứng bao gồm
cả tử vong là 33,5% ở những BN sụt cân trên 20% và 3,5% ở những BN sụt cân ít
hơn. Những BN được phẫu thuật vùng đầu và cổ do ung thư tế bào vẩy mà sụt cân
trên 10% trong vòng 6 tháng trước phẫu thuật sẽ có nguy cơ bị biến chứng nặng
sau mổ cao hơn.Trong nghiên cứu của Windsor trên những BN được mổ bệnh
đường tiêu hóa trên, thì sụt cân là yếu tố nguy cơ căn bản và có kèm tổn thương
chức năng cơ quan(33). Trong nghiên cứu của Sungurtekin, sụt cân đơn thuần
không là yếu tố nguy cơ, nhưng khi sử dụng yếu tố sụt cân trong trong hệ thống
cho điểm như SGA và NRI, thì hệ thống cho điểm này lại có khả năng tiên đoán
biến chứng sau mổ(28). Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ phần trăm sụt cân cao
hơn hẳn trong nhóm có biến chứng và là một trong những yếu tố tiên đoán tốt nhất
về khả năng xảy ra biến chứng nhiễm trùng sau mổ. Sức co cơ bàn tay là phương
pháp thường được sử dụng nhất để đo sức co cơ chi trên. Nó là phương pháp đơn
giản, có thể sử dụng tại giường bệnh và dễ thực hiện. Nó đã được sử dụng để tiên
lượng biến chứng và tỷ lệ tử vong sau mổ(8,13,19,22). Các nghiên cứu về sức co cơ
bàn tay còn rất hiếm ở các nước đang phát triển. Chỉ có ít công trình được công bố
trên người tị nạn Rwanda(24), dân vùng thôn quê Malawi, ở Thái lan, Ấn Độ(3).
Hiện nay chưa có chỉ số bình thường của sức co cơ bàn tay trên người Việt Nam.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, phân tích hồi qui đa biến đã cho thấy sức co cơ
bàn tay là yếu tố tiên đoán tốt nhất khả năng xảy ra biến chứng nhiễm trùng sau
mổ. Theo nghiên cứu của Webb, sức co cơ 85% theo chuẩn về tuổi và giới có giá
trị tiên đoán biến chứng sau mổ đạt 74 % với p <0,05(32). Mahalakshmi đã tìm thấy
trong năm 2004 rằng sức co cơ bàn tay là là một yếu tố tiên đoán biến chứng sau
mổ tốt hơn nồng độ albumin huyết thanh(17).
Góc pha trong nghiên cứu trở kháng sinh điện học cũng được chứng minh
là một yếu tố tiên đoán trong nhiều bệnh lý(6,9,10,16,21,26,27,29). Nghiên cứu của chúng
tôi cũng cho thấy góc pha và cả điện dung màng tế bào va chỉ số khối không mỡ
có trị số thấp hơn hẳn trong nhóm BN có biến chứng nếu so với nhóm BN không
có biến chứng. Tuy nhiên, khi phân tích hồi qui đa biến chúng không còn khác biệt
có ý nghĩa thống kê nữa. Trong một nghiên cứu khác trên 440 BN bị ung thư dạ
dày cũng cho thấy góc pha là một trong 3 yếu tố tiên lượng về biến chứng sau mổ.
Trong một nghiên cứu khác, chúng tôi thấy rằng SGA xác định được tỷ lệ
suy dinh dưỡng khá cao khi so sánh với vòng cơ cánh tay và chức năng cơ (sức co
cơ bàn tay). Thiếu hụt khối tế bào của cơ thể (khối cơ) và nồng độ albumin huyết
thanh cũng là những yếu tố riêng biệt để dự đoán xảy ra biến chứng nhiễm trùng
sau mổ. Sức co cơ vừa phản ánh khối cơ và tình trạng viêm là một yếu tố tiên
lượng tốt hơn vòng cơ cánh tay và nồng độ albumin huyết thanh. Góc pha cũng đã
được chứng minh là có giá tiên đoán biến chứng nhiễm trùng sau mổ. Trong khi
đó điện dung màng tế bào còn ít được nghiên cứu trên thế giới. Về lý thuyết điện
dung màng tế bào cũng bị ảnh hưởng tương tự bởi những yếu tố như sức co cơ đó
là tổng khối tế bào của cơ thể (phần lớn là khối cơ) và tình trạng viêm. Điều này lý
giải được tại sao khi đưa sức co cơ vào mô hình thì điện dung màng tế bào lại bị
lọai ra khỏi mô hình trong phân tích hồi qui đa biến. Cuối cùng, ngoài vai trò là
yếu tố dinh dưỡng, có lẽ nên đánh giá thêm về vai trò của góc pha và điện dung
màng tế bào dưới góc độ là yếu tố tiên lượng biến chứng và tử vong sau mổ.Ưu
điểm của phương tiện này là nó không phụ thuộc vào bệnh sử chủ quan của BN,
phương pháp đo nhân trắc mất thời gian hay các cận lâm sàng đắt tiền khác.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy là sức co cơ bàn tay và tỷ lệ phần
trăm sụt cân là những yếu tố nguy cơ dinh dưỡng quan trọng nhất để tiên đoán
biến chứng nhiễm trùng sau mổ. Mặc dù điện dung màng tế bào và góc pha có sự
khác biệt có ý nghĩa giữa nhóm BN có biến chứng và không có biến chứng nhưng
chúng đều bị lọai ra khỏi mô hình khi có đưa sức co cơ bàn tay vào mô hình trong
phân tích hồi qui đa biến. Kết quả này thật may mắn vì tỷ lệ phần trăm sụt cân và
sức co cơ bàn tay dễ dàng thu thập được mà không cần đến những trang thiết bị
đắt tiền trên thế giới.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A9.PDF