Áp dụng quy trình chăn nuôi và phòng áp dụng quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá

MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta, trong thời qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là tăng trưởng nhanh về sản lượng lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng tổng đàn đều tăng khá. Theo tài liệu của Cục khuyến nông - khuyến lâm năm 2004 cả nước có 26.144.000 con, năm 2005 có 27.435.000 con. Nh* vậy so với năm 2004 thì năm 2005 tổng đàn lợn tăng 4,94%. Với tiến bộ khoa học ngày nay, ngành chăn nuôi lợn đang từng bước phát triển, các hộ chăn nuôi đã chuyển từ hướng chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng chăn nuôi công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi tiến bộ. Song song với sự phát triển của ngành thì cũng là lúc hàng loạt các vấn đề về quản lý kỹ thuật đang đặt ra đòi hỏi người chăn nuôi phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề đang gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi tập trung trình độ còn yếu kém. Trong những khó khăn đến phát triển đàn lơn thì thiệt hại do bệnh phân trắng gây ra ở lợn con đặc biệt ở giai đoạn dưới 21 ngày tuổi. Bệnh phân trắng lợ con phổ biến khắp thế giới và là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xuất hiện ở lợn nuôi theo mọi phương thức : truyền thống, công nghiệp thậm trí trong điều kiện chăn nuôi sạch không có mầm bệnh cũng không loại trừ được bệnh, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế của người chăn nuôi, vì nó ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của đàn lợn con, làm cho lợn con bị còi cọc chậm lớn, ảnh hưởng tới phẩm chất con giống cũng như về số lượng con giống. Xuất phát từ tình hình thực tế và để có điều kiện ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiền sản xuất, tôi đã xin về trại lợn Dân Quyền huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá để thực tập tốt nghiệp với nội dung chuyên đề : “ Áp dông quy trình chăn nuôi và phòng áp dông quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá”. 1.2 SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TIẾN HÀNH CHUYÊN ĐỀ : - Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất ”. - Tạo tác phong làm việc đúng đắn sáng tạo. - Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, nâng cao năng xuất đàn lợn góp phần xứng đáng vào sự phát triển của đất nước. 1.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 1.3.1. Điều kiện của bản thân : - Trên cơ sở của bản thân đã được học lý thuyết các môn từ cơ sở đến chuyên ngành. - Áp dông lý thuyết đã học vào thực tế và học học hỏi thêm ngoài thực tiễn sản xuất . - Thường xuyên liên hệ xin ý kiến của cô giáo hướng dẫn. - Tham khảo các tài liệu chuyên môn để thực tập tốt nghiệp đạt kết quả cao. - Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình để phấn đấu hoàn thành những mục đích đặt ra.

doc34 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 2176 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Áp dụng quy trình chăn nuôi và phòng áp dụng quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi lợn là một nghề truyền thống có từ lâu đời ở nước ta, trong thời qua cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành trồng trọt, đặc biệt là tăng trưởng nhanh về sản lượng lương thực, nghề chăn nuôi lợn ở nước ta đã phát triển khá tốt, số lượng tổng đàn và chất lượng tổng đàn đều tăng khá. Theo tài liệu của Cục khuyến nông - khuyến lâm năm 2004 cả nước có 26.144.000 con, năm 2005 có 27.435.000 con. Nh­ vậy so với năm 2004 thì năm 2005 tổng đàn lợn tăng 4,94%. Với tiến bộ khoa học ngày nay, ngành chăn nuôi lợn đang từng bước phát triển, các hộ chăn nuôi đã chuyển từ hướng chăn nuôi nhỏ lẻ sang hướng chăn nuôi công nghiệp, áp dụng quy trình chăn nuôi tiến bộ. Song song với sự phát triển của ngành thì cũng là lúc hàng loạt các vấn đề về quản lý kỹ thuật đang đặt ra đòi hỏi người chăn nuôi phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề đang gây thiệt hại cho ngành chăn nuôi, nhất là những hộ chăn nuôi tập trung trình độ còn yếu kém. Trong những khó khăn đến phát triển đàn lơn thì thiệt hại do bệnh phân trắng gây ra ở lợn con đặc biệt ở giai đoạn dưới 21 ngày tuổi. Bệnh phân trắng lợ con phổ biến khắp thế giới và là một trong những bệnh gây thiệt hại lớn nhất cho ngành chăn nuôi lợn. Bệnh xuất hiện ở lợn nuôi theo mọi phương thức : truyền thống, công nghiệp thậm trí trong điều kiện chăn nuôi sạch không có mầm bệnh cũng không loại trừ được bệnh, gây thiệt hại đáng kể về kinh tế của người chăn nuôi, vì nó ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của đàn lợn con, làm cho lợn con bị còi cọc chậm lớn, ảnh hưởng tới phẩm chất con giống cũng như về số lượng con giống. Xuất phát từ tình hình thực tế và để có điều kiện ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tiền sản xuất, tôi đã xin về trại lợn Dân Quyền huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá để thực tập tốt nghiệp với nội dung chuyên đề : “ Áp dông quy trình chăn nuôi và phòng áp dông quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn Giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá”. 1.2 SỰ CẦN THIẾT ĐỂ TIẾN HÀNH CHUYÊN ĐỀ : - Thực hiện phương châm “ Học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn sản xuất ”. - Tạo tác phong làm việc đúng đắn sáng tạo. - Đáp ứng nhu cầu của thực tiễn, nâng cao năng xuất đàn lợn góp phần xứng đáng vào sự phát triển của đất nước. 1.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ 1.3.1. Điều kiện của bản thân : - Trên cơ sở của bản thân đã được học lý thuyết các môn từ cơ sở đến chuyên ngành. - Áp dông lý thuyết đã học vào thực tế và học học hỏi thêm ngoài thực tiễn sản xuất . - Thường xuyên liên hệ xin ý kiến của cô giáo hướng dẫn. - Tham khảo các tài liệu chuyên môn để thực tập tốt nghiệp đạt kết quả cao. - Xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình để phấn đấu hoàn thành những mục đích đặt ra. 1.3.2. Điều kiện của cơ sở địa phương nơi thực hiện chuyên đề. 1.3.2.1. Điều kiện về tự nhiên . * Vị trí địa lý. C.ty CP Lợn giống Dân Quyền cách thành phố Thanh Hoá 18km về phiá Tây, cách QL 47 khoảng 1km về phía Nam. Ranh giới của C.ty được xác định nh­ sau: + Phía Tây Bắc giáp xã Dân Quyền. + Phía Đông Bắc giáp cánh đồng xã Dân Quyền. + Phía Tây giáp cánh đồng xã Dân Lực. Công ty được xây dựng trên vị trí tương đối bằng phẳng nên thuận lợi cho việc giao lưu, trao đổi hàng hoá, hơn nữa huyện Triệu Sơn là huyện giáp danh giữa vùng đồng bằng và miền núi, nằm gần QL 47 thuận lợi cho việc đi lại, mở ra cơ hội rất lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm cũng như nhập các giống lợn mới và các nguyên liệu phục vụ trong chăn nuôi lợn trong công ty. * Địa hình, đất đai. Công ty nằm trên địa bàn tương đối bằng phẳng, rất thuận lợi cho việc chăn nuôi lợn của công ty. Với tổng diện tích là 21ha. Trong đó : + 18ha dùng để sản xuất lương thực. + 2ha dùng để xây dựng chuồng trại. + Diện tích còn lại để xây dựng khu làm việc và nhà tập thể cho công nhân và các công trình phụ khác nhằm phục vụ cho chăn nuôi. Trong khu chăn nuôi ở 2 đầu của khu chăn nuôi và ở giữa các dãy chuồng với nhau được công ty bố trí trồng nhiều các cây xanh như: Hồng xiêm, keo đậu, keo lá chàm, keo tai tượng, từ đó tạo ra bầu không khí trong lành cho lợn sinh trưởng và phát triển, đảm bảo thoáng mát về mùa hè, Êm áp về mùa đông. * Điều kiện khí hậu thuỷ văn. Thời tiết khí hậu ở công ty chịu ảnh hưởng chung của thời tiết khí hậu Thanh Hoá và khu vực Bắc Miền Trung, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa và được chia thành 4 mùa rõ rệt Xuân, Hạ, Thu , Đông. Nhiệt độ trung bình trong năm là 240C. Chế độ mưa: Có tổng lượng mưa hàng năm từ 1.400 – 1.900mm. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong đó tháng 8 và tháng 9 có lượng mưa nhiều nhất. Độ Èm trung bình trong năm là từ 80 – 85%. Bảng 1: Tình hình khí hậu Triệu Sơn năm 2008 Các yếu tố khí hậu thời tiết trong tháng Nhiệt độ TB (0C) Độ Èm (%) Lượng mưa (mm) 1 19,1 82 3,4 2 17,5 89 8,2 3 19,6 91 27,4 4 27,8 91 35,5 5 25,1 86 260 6 27,6 84 124 7 29,1 84 253 8 28,2 86 258 9 27,5 84 261 10 26,8 85 114 11 24,7 85 82 12 21,3 87 52 Với điều kiện khí hậu nh­ vậy sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình chăn nuôi lợn, nhất là chăn nuôi lợn ngoại và đặc biệt là lợn con thường hay bị bệnh tật nh­ : phân trắng, tiêu chảy, viêm phổi. Các bệnh này thường xảy ra vào các điểm giao mùa từ mùa này sang mùa khác. VD: Từ thời điểm chuyển từ mùa thu sang mùa đông, từ mùa đông sang mùa xuân, vì khả năng chống đỡ của lợn ngoại đối với điều kiện khí hậu là rất kém, hơn nữa sự mẫn cảm của bệnh tật đối với lợn ngoại là rất cao. Điều đó ảnh hưởng đến việc chăn nuôi lợn của công ty và gây khó khăn trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng của công nhân. Đòi hỏi công nhân kỹ thuật phải có biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng tốt để phần nào tránh được dịch bệnh xảy ra. * Giao thông thuỷ lợi: Giao thông: Công ty cách QL 47 là 1km, cách TT Giắt khoảng 4km nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá và nhập giống mới, các nguyên liệu dùng trong chăn nuôi nhập từ nơi khác về. Thuỷ lợi: Bao quanh khu chăn nuôi của công ty là một hệ thống kênh mương rất chắc chắn, nhằm đưa các chất thải trong chăn nuôi đã được xử lý ra ngoài. 1.3.2.2. Tổ chức bộ máy và chức năng, nhiệm vụ của Công ty CP lợn giống xã Dân Quyền – huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hoá * Tổ chức bộ máy của Cty CP lợn giống: Quá trình thành lập và phát triển của Cty: Cty CP lợn giống Dân Quyền có tiền thân là trại giống cấp I cho toàn tỉnh Thanh Hoá, gồm: lợn ỉ và lợn Móng Cái. Trải qua nhiều năm, Cty đã luôn đảm bảo cung cấp giống lợn cho Tỉnh. Nhưng do sự phát triển của xã hội đòi hỏi của người tiêu dùng ngày càng cao mà giống lợn ỉ và Móng Cái không đáp ứng được nhu cầu thị trường. Nắm bắt được vấn đề này, công ty đã từng bước chuyển dần từ sản xuất lợn nội sang sản xuất lợn ngoại hướng nạc, cho tỷ lệ nạc cao, đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi lợn của công ty, đảm bảo về tiêu dùng thực phẩm ngày càng cao của con người. Năm 1994, để đảm bảo nạc hoá đàn lợn, Cty đã nhập 100 con cái sinh sản giống ngoại hướng nạc từ trại lợn Đông Á miền Nam (Phân viên II viện chăn nuôi) với cơ cấu đàn 6 đực/100 cái. Hiện nay, Cty đã có hơn 250 lợn nái ngoại sinh sản với 4 giống chính là: Landrace, Yorkshire, Duroc, Pitran. + Đực ngoại làm việc: 14 con + Nái móng cái: 50 con + Móng cái hậu bị: 20 con + Đực móng cái: 5 con Dưới sự điều hành của ban lãnh đạo đứng đầu là Giám đốc Nguyễn Đăng Dung kết hợp với sự năng động của công nhân trong Cty đã trải qua nhiều kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Ban lãnh đạo đã từng bước đưa Cty trở thành một cơ sở sản xuất giống lợn lớn trong Tỉnh Thanh Hoá, không những cung cấp đủ giống trong toàn tỉnh mà còn cung cấp giống cho khu vực Bắc Trung bé. Các tổ chức trong Cty - Tổ chức Đảng: Cty có chi bộ Đảng gồm 12 Đảng viên, chi làm 2 tổ là tổ hành chính và tổ sản xuất. Sinh hoạt của chi bộ đều đặn mỗi tháng 1 lần nên các chủ trương, kế hoạch đều được triển khai kịp thời đến từng tổ, từng công nhân viện trong Cty. Bộ máy quản lý của Cty là hội đồng quản trị (HĐQT) gồm 3 người. HĐQT làm việc theo nguyên tắc: Hàng năm lập ra kế hoạch sản xuất và để thực hiện đúng kế hoạch mà UBND Tỉnh giao vừa phải đảm bảo thu nhập của toàn bộ công nhân viên trong Cty. - Cơ cấu lao động: Sè lao động trực tiếp trong công ty là 32 người. Trong đó: 1 Giám đốc 1 Trợ lý GĐ kiêm Trưởng phòng kỹ thuật 1 Kế toán trưởng kiêm tổ chức hành chính 2 Kế toán kiêm văn thư 1 Thủ quỹ thống kê kiêm thủ kho. Tổ sản xuất kinh doanh: 26 người + Xưởng chế biến thức ăn: 2 + Tổ chăn nuôi: 9 + Tổ trồng trọt: 10 + Tổ kỹ thuật: 2. Trong đó kiêm lái xe: 1 + Tổ bảo vệ: 2 + Điện nước: 1 Tổ chức quần chúng: Tổ chức quần chúng là nơi mọi người phát huy quyền làm chủ của mình, phát huy khả năng sáng tạo, góp công sức cho quá trình thực hiện nhiệm vụ của Cty. Cty có 2 tổ chức: Tổ chức công đoàn chăm lo đến đời sống công nhân viên đồng thời tham gia cùng ban lãnh đạo quản lý kế hoạch, quản lý lao động. Bên cạnh tổ chức công đoàn còn có tổ chức Hội phụ nữ luôn quan tâm đến anh chị em trong công ty, giúp đỡ động viên họ khi gặp khó khăn. 1.3.2.3. Tình hình sản xuất của Cty CP lợn giống Dân Quyền – huyện Triệu Sơn – tỉnh Thanh Hoá * Công tác chăn nuôi: Với diện tích 21 ha, trong đó 2ha dùng để xây dựng chuồng trại nuôi lợn, cung cấp giống lợn ngoại có năng suất, phẩm chất cao và giống móng cái thuần chủng cho tỉnh Thanh Hoá và khu vực Bắc miền Trung. Đực giống hiện nay (năm 2009) bán với giá tương đối cao, lợn từ 25 – 30 kg bán với giá 110.000đ. Trong thực tế 3 năm qua, Cty đã đạt được một số chỉ tiêu: Bảng 1.2. Tình hình chăn nuôi 3 năm qua STT Loại gia sóc gia cầm ĐVT 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2009 1 Lợn Con 1500 2200 2500 2 Gà Con 125 150 156 3 Bò Con 7 14 17 Vì Cty nuôi chủ yếu là lợn nên các loại gia sóc gia cầm khác là không phổ biến mà chủ yếu là mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình công nhân trong cty. - Thức ăn sử dụng: + Công ty đã tự mua nguyên liệu nh­: ngô, lúa... từ các vùng lân cận để tự phối chế và một phần nguyên liệu do công nhân trong cty tù cung cấp. + Công ty sử dụng thức ăn của hãng Prôconco: Lợn con tập ăn đến 15kg dùng C14-Proconco, lợn con từ 60 ngày tuổi đến khi xuất chuồng, lợn nái chửa, lợn đực làm việc, đàn lợn chờ phối, lợn nái hậu bị, lợn nái nuôi con dùng thức ăn do Cty tự phối chế. + Thuốc sử dụng: Công ty sử dụng thuốc có tính chọn lọc của các hãng thuốc liên doanh nh­: Beyer, Vemedim Việt Nam (Hãng thuốc thú y TW1). - Nguồn nước được sử dụng đưa vào khu chăn nuôi đã được xử lý và thẩm định sạch sẽ. * Công tác thú y: luôn được chú trọng và thực hiện rất nghiêm ngặt, ở mỗi đầu dãy chuồng đều có các hố vôi, khi có đoàn thăm quan đến thì phải đi ủng và kiểm tra vệ sinh mới được vào, công nhân trong cty đều phải có ủng, khẩu trang, quần áo lao động khi làm việc khu vực chuồng trại và xung quanh chuồng trại luôn được vệ sinh sạch sẽ, thường xuyên tẩy uế định kỳ mỗi tuần 1 lần vào chiều thứ 6. Đối với đàn lợn con luôn được giữ đủ nhiệt bằng cách cho vào ổ úm, ở mỗi ổ úm luôn có bóng điện và lót rơm để sưởi Êm cho lợn con. Đối với nái sinh sản và lợn đực giống luôn được tiêm phòng các loại vacxin theo định kỳ và phòng ký sinh. 1.3.3. Những thuận lợi và khó khăn. Qua việc tìm hiểu cơ bản, em nhận thấy những thuận lợi và khó khăn nh­ sau: 1.3.3.1. Thuận lợi Cty nằm ở vị trí rất thuận lợi về giao thông nên vịêc tiêu thụ sản phẩm và mua giống mới, các nguyên liệu phục vụ cho chăn nuôi rất dễ dàng. Với diện tích hơn 21ha nh­ thế thì Cty có thể mở rộng hơn nữa quy mô chăn nuôi. Cty có đội ngũ công nhân kỹ thuật dày dạn kinh nghiệm, nhiệt tình với công việc, khu vực chăn nuôi bố trí hợp lý nên đàn lợn phát triển tốt. Đội ngũ lãnh đạo Cty năng động, nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ngành để áp dụng cho đàn lợn trong Cty, luôn đưa ra thị trường những con giống có chất lượng tốt. 1.3.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp không Ýt những khó khăn như: Cty nằm ở vùng có khí hậu khắc nghiệt, khu vực chăn nuôi xây dựng từ lâu, tuy có cải tạo nhưng vẫn còn hạn chế, việc sản xuất vẫn còn phụ thuộc vào môi trường điều này ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề nuôi dưỡng, chăm sóc đàn lợn, nhất lợn ngoại. Giá cả thị trường bấp bênh, Ýt ổn định, hiện nay giá thức ăn chăn nuôi quá cao, đây là một yếu tố gây nhiều trở ngại đối với Công ty, Nhà nước đã cắt chính sách trợ giá cho việc giữ giống lợn nuôi. 1.4. TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 1.4.1. Cơ sở khoa học. 1.4.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con bú sữa. * Sau sơ sinh lợn con tăng trọng nhanh, sinh trưởng với tốc độ cao. Qua nghiên cứu thí nghiệm và thực tế sản xuất, người ta nhận thấy rằng, so với khối lượng sơ sinh thì sau 10 ngày tuổi, khối lượng lợn con tăng gấp 2 lần, sau 20 ngày tuổi tăng gấp 4 – 5 lần, sau 30 ngày tuổi tăng gấp 6 lần, 40 ngày tuổi tăng gấp 7 – 8 lần và sau 60 ngày tuổi tăng 12 – 14 lần. So với các gia súc khác, trong giai đoạn này, tốc độ sinh trưởng của lợn con nhanh hơn. * Tốc độ phát triển nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống. Sự giảm này có nguyên nhân chủ yếu là do lượng sữa mẹ sau 3 tuần giảm xuống rõ rệt. Ngược lại, để tăng 1kg khối lượng cơ thể, lợn con cần rất nhiều năng lượng, nghĩa là tiêu tốn thức ăn lợn trưởng thành. 1.4.1.2. Đặc điểm của bệnh lợn con phân trắng. * Nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con: Do đặc điểm về quá trình phát triển của lợn con trong giai đoạn bú sữa mẹ, các hệ cơ quan, hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện nên lợn con có thể mắc nhiều thứ bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con. Trong các loại vi khuẩn đường ruột, loài E.coli là loài phổ biến nhất. E.coli xuất hiện và sống trong ruột của động vật chỉ vài giờ sau khi sinh. Khi điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc kém, sức đề kháng của con vật bị giảm thì E.coli mới trở nên cường độc và có khả năng gây bệnh. Chúng sản sinh ra độc tố (Enterotoxin) phá huỷ tổ chức thành ruột làm thay đổi cân bằng trao đổi nước, điện giải. Nước không được hấp thu từ ruột vào mà bị rút từ cơ thể tập trung vào ruột dẫn đến gây bệnh tiêu chảy. Những nguyên nhân khác làm tăng mức độ nhiễm E.coli và vệ sinh chuồng trại kém, bầu vú lợn mẹ bị nhiễm khuẩn, thức ăn nước uống không hợp vệ sinh, E.coli xâm nhập theo đường miệng vào cơ thể. Ngoài ra, lợn con dưới 01 tháng tuổi dịch vị thiếu HCl tù do cũng là nguyên nhân làm tăng khả năng nhiễm khuẩn và nhiễm bệnh đường tiêu hoá. Lợn con không được bú sữa đầu dẫn đến sức đề kháng yếu làm tăng khả năng cảm nhiễm bệnh; thời tiết nóng, lạnh đột ngột, độ Èm môi trường cao cũng làm lợn con dễ mắc bệnh phân trắng. Theo Sử An Ninh (1993) [8], nguồn gốc sinh ra bệnh phân trắng có liên quan đến phản ứng thích nghi của cơ thể lợn với yếu tố stress, biểu hiện thông qua sự biến động về hàm lượng một số thành phần trong máu nh­ đường huyết Choleteron, sắt, kali, natri,... Chăm sóc lợn mẹ (đặc biệt là thời gian mang thai) không đúng kỹ thuật nh­: thức ăn, nước uống không hợp vệ sinh, khẩu phần không đủ dinh dưỡng, thiếu các yếu tố đa lượng, vi lượng làm cho lợn con sinh ra còi cọc, thiếu sắt, coban, Vitamin B12,... khiến cơ thể lợn suy yếu do thiếu máu, khả năng chống đỡ với các yếu tố môi trường kém nên dễ mắc bệnh. Theo Trịnh Văn Thịnh (1995) [12], sắt là yếu tố vi lượng rất cần thiết cho sinh trưởng và khả năng chống đỡ bệnh tật. Ở động vật, 1/2 lượng sắt trong cơ thể nằm ở Hemoglobin, một lượng Ýt hơn nằm ở Myoglobin và một số Enzyme. Trong quá trình mang thai hoặc sữa đầu của lợn mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng về sắt dễ sinh bần huyết ở lợn con, cơ thể suy nhược, không hấp thụ được dinh dưỡng, giảm sức đề kháng và dễ mắc bệnh. Sữa lợn mẹ giảm dần sau khi sinh làm lợn con đói phải gặm, liếm nền, thành chuồng (có nhiễm E.coli). Trong trường hợp lợn mẹ viêm vú, đặc biệt là do E.coli gây ra, khi cho bú sữa của lợn mẹ này thì dễ bị tiêu chảy ngay sau đó. Theo Cù Xuân Dần (1996) [2], lượng sữa mẹ giảm dần sau đẻ và đến ngày thứ 20 giảm đột ngột, trong khi đó nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng cao. Đến ngày thứ 20 nếu dinh dưỡng của lợn mẹ không đảm bảo, lợn con càng thiếu sữa, gặm, liếm nền và thành chuồng nên dễ sinh bệnh đường tiêu hoá. * Dịch tễ học bệnh phân trắng lợn con: Đây là bệnh rất phổ biến ở lợn con đang theo mẹ, đặc biệt là lợn mới sinh đến 21 ngày tuổi. Có con mắc sau khi sinh 2 – 3 giờ, còn một số con mắc muộn hơn khi đã 4 tuần tuổi. Vi khuẩn E.coli tập trung chủ yếu ở ruột già nên phân gia súc là nguồn bệnh lớn, đặc biệt là gia súc mắc bệnh. Chúng cũng tồn tại trong đất, nước, chất thải và chất độn chuồng. Bệnh phân trắng lợn con là một loại bệnh có thể phát triển quanh năm, nhiều nhất là cuối vụ đông xuân và cuối xuân sang hè, sau nhiều trận mưa, khí hậu thay đổi đột ngột, tỷ lệ mắc bệnh có thể lên tới 100%, tỷ lệ chết có thể tới 30-40%. Thời gian nào độ Èm càng cao, bệnh phát triển càng nhiều. Tỷ lệ mắc bệnh ở vùng trung du và vùng núi Ýt hơn, thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn đồng bằng. Nền chuồng bằng đất là sân chơi rộng, hạn chế sự phát triển của bệnh. Đất đồi núi (mà lợn con gặm ăn được) là điều kiện ngăn ngừa bệnh vì đất có nhiều yếu tố khoáng vi lượng. Về đường truyền bệnh và quá trình sinh bệnh, nhiều tác giả nhất trí cho rằng: Đường truyền bệnh phân trắng lợn con chủ yếu là qua đường ăn uống. Khi lợn nhiễm bệnh, E.coli phát triển nhanh trong đường ruột, chúng huỷ hoại thành ruột và giải phóng ra độc tố, độc tố này xâm nhập vào dòng Lympho làm cho máu bị nhiễm độc và con vật chết. Ngoài ra, lợn con có thể nhiễm E.coli qua bào thai. Trong các cơ sở chăn nuôi, E.coli lan truyền bằng đường cơ học do chuột, chó, mèo, côn trùng hoặc do người chăm sóc, dụng cụ chăn nuôi bị nhiễm E.coli từ nơi này sang nơi khác. Quá trình sinh bệnh có liên quan đến đặc điểm sinh lý của cơ thể lợn con. Ở lợn con các hệ cơ quan, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đó là các yếu tố tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh. Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hoá hoặc bào thai, vi khuẩn chui vào niêm mạc ruột, sản sinh và phát triển trong các tế bào biểu mô ruột, gây viêm thủng các tế bào, ngăn cản sự hấp thụ sữa khi lợn con bú vào. Nếu cơ thể yếu, vi khuẩn xâm nhập vào các hạch, sau đó vào máu và tiết ra độc tố làm cơ thể nhiễm độc dẫn đến trạng thái hôn mê rồi chết. Tuy nhiên, đối với lợn con khoẻ, vi khuẩn E.coli chỉ cư trú ở ruột già và phần cuối ruột non với số lượng Ýt. Phần đầu và giữa ruột non gần nh­ không có. Khi cơ thể lợn con suy yếu, vi khuẩn E.coli phát triển mạnh lên về số lượng và hình thành nên chủng E.coli cường độc gây bệnh cho lợn con. Theo Nguyễn Quang Tuyên (1993) [11], súc vật mới đẻ không có E.coli trong ruột nhưng chỉ sau khi sinh vài giờ đã có. Bình thường E.coli sống trong ruột già, chỉ khi nào sức đề kháng của con vật kém E.coli mới vào máu và phủ tạng để gây bệnh. * Triệu chứng lâm sàng: Lợn con mắc bệnh có biểu hiện: chậm chạp, bú Ýt hoặc bỏ bú (khi bị nặng và kéo dài) thân nhiệt thường hạ sau vài giờ hoặc 1 ngày. Lợn đi ỉa nhiều lần trong ngày, phân lỏng màu trắng như vôi, trắng xám hoặc hơi vàng, cá biệt có lẫn máu, mùi tanh khắm, lợn con do nhăn nheo, lông xù, phân dính bê bết xung quanh hậu môn và khoeo chân. Lợn bệnh gầy sút nhanh, niêm mạc nhợt nhạt. Nếu không điều trị kịp thời, lợn con có thể chết do suy nhược. * Bệnh tích: Bệnh tích được phát hiện thấy chủ yếu ở xoang bụng. Ruột non bị viêm cata kèm xuất; dạ dày sưng phủ một lớp nhầy, gan bị thoái hoá màu đất sét, sưng, túi mật căng và bị dài ra do chứa đầy mật, lách không sưng, mềm, bóc lớp vỏ thấy xuất huyết. Chất chứa trong ruột lỏng, màu vàng. Xác lợn chết gầy, bụng hóp, những lợn chết qua đêm phần bụng thường có màu đen do quá trình hoại tử gây nên. * Chẩn đoán: Dựa vào phân. Ngoài ra, dựa vào triệu chứng và bệnh tích điển hình để chẩn đoán bệnh. * Ứng dụng một số phác đồ để phòng và trị bệnh: - Phòng bệnh: Để phòng bệnh phân trắng lợn có hiệu quả thì biện pháp rất cần thiết và hiệu quả là bổ sung sắt cho lợn con. Trong cơ thể lợn con có 40mg Fe, lợn con cần mỗi ngày một lượng sắt là 7mg cho sù sinh trưởng mà sữa mẹ chỉ cung cấp được bình quân 1mg Fe trong 1 ngày. Như vậy, nếu không kịp thời bổ sung thì chỉ sau một tuần lợn con sẽ bị thiếu sắt, lượng hồng cầu trong máu sẽ giảm dẫn đến ảnh hưởng đến các hoạt động sinh lý của lợn con. Lượng sắt phù hợp phụ thuộc vào tuổi cai sữa của lợn. Nếu lợn cai sữa lúc 3 tuần tuổi thì 100mg sắt là đủ cho 1 mũi tiêm, nếu lợn cai sữa sau 3 tuần tuổi thì cần tới 150 – 200mg Fe. Để hạn chế bội nhiễm đường ruột do ăn uống cần tập cho lợn ăn từ 5 – 7 ngày tuổi, cho ăn Ýt một và chia làm nhiều lần. - Điều trị: Lợn con bị bệnh có thể chết do: Loạn khuẩn đường ruột; nhiễm độc tố và mất nước, chất điện giải. Để điều trị có hiệu quả, ta phải khắc phục được các nguyên nhân trên bằng cách sử dụng thuốc nhằm: diệt vi khuẩn gây bệnh, hạn chế sự mất nước và chất điện giải. Thực tế có rất nhiều thuốc điều trị bệnh phân trắng lợn con, trong đó có thuốc Genta-Costrim và Colistin 1200. Ngoài ra, có thể dùng thêm chất điện giải, đường glucose (cho uống). Đối với những đàn bị nặng phải cách ly với mẹ vào những khoảng thời gian nhất định để cho lợn con thải hết lượng vi khuẩn trong ruột ra. Thành phần của Genta-Costrim 10g/gói: Gentamycin sulfate 500mg Sulfadimidin sudium 1000mg Trimethỏpim 200mg Axit nicotinic 200mg Gentamicin là 1 kháng sinh có tác dụng rộng và mạnh với hầu hết vi khuẩn Gram (+) và (-). Khi uống Gentamicin hầu nh­ không được hấp thụ qua niêm mạc đường tiêu hoá, tác dụng mạnh tại chỗ trong đường ruột với các vi khuẩn gây bệnh viêm ruột, ỉa chảy, phân trắng,... Hỗn hợp Genta-Costrim làm tác dụng mạnh và tác dụng hiệp đồng giữa các thành phần và hướng tác dụng mạnh nhất là các bệnh viêm nhiễm đường tiêu hoá. Liều: 1g/10kg khối lượng Dùng liên tục 3 – 5 ngày Trong 100g Colistin 1200 chứa: Colistin sulfate 120.000.000 IU Tá dược VĐ 100g Colistin sulfate là một kháng sinh có hoạt tính diệt khuẩn cao, đặc biệt với các vi khuẩn Gram (-). Colistin sulfate không bị hấp thụ qua ống tiêu hoá, vì vậy sau khi uống thuốc giữ nồng độ cao ở ruột và có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ, chủ yếu các vi khuẩn gây viêm ruột – ỉa chảy. Liều: 1g/10kg khối lượng/ngày Dùng liên tục 4 – 5 ngày (Theo Nguyễn Đức Lưu và Nguyễn Hữu Vũ (2003) [6]) 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1.4.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta, khí hậu nhiệt đới gió mùa là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn đường ruột phát triển. Vi khuẩn đường ruột E.coli có hại thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriaceae là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh phân trắng lợn con. Bệnh xảy ra ở hầu hết các cơ sở chăn nuôi lợn, đặc biệt phổ biến ở các trại chăn nuôi lợn tập trung. Do ảnh hưởng của bệnh làm giảm chất lượng con giống và hiệu quả chăn nuôi, trước tình hình đó rất nhiều nhà khoa học thuộc lĩnh vực chăn nuôi thú y đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp khắc phục phòng chống bệnh lợn con phân trắng. Theo nhóm tác giả: Hội chăn nuôi Việt Nam (2000) [5], nhu cầu Fe và Cu trong máu rất cần thiết do duy trì Hemoglobin và dự trữ cho cơ thể phát triển, ở lợn sơ sinh trong 100ml máu có 10g Hemoglobin. Sau 10 ngày tuổi chỉ còn 4 – 5g Hemoglobin/ 100ml máu. Nếu lợn con chỉ nhận Fe qua sữa, cơ thể sẽ thiếu Fe dẫn đến thiếu máu gây suy dinh dưỡng, ỉa phân trắng. Theo Cù Xuân Dần (1996) [2], cần tập trung cho lợn con ăn sớm, vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng tăng tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCl tù do và Enzyme vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa. Theo Đào Trọng Đạt và Phan Thanh Phượng (1995) [3] đã sử dụng các chế phẩm sinh học bổ sung cho lợn, thấy lợn vừa có khả năng phòng bệnh đường tiêu hoá, vừa có khả năng chống rối loạn sinh trưởng ở gia sóc non. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Định Lân (1995) [7], bệnh phân trắng lợn con chủ yếu do E.coli và một số vi khuẩn khác thường xuyên xuất hiện vào những ngày đầu sau khi sinh và suốt thời gian bú sữa mẹ. Theo Nguyễn Như Nho (1999) [9], thì trên heo con sơ sinh khả năng tiết axit HCl là rất Ýt, chỉ đủ để hoạt hoá men pepsinogen thành pepsin (men tiêu hoá chất đạm, lượng axit HCl tù do quá Ýt không đủ sức làm tăng độ toan của dạ dày, do độ toan thấp, vi khuẩn bất lợi qua đường miệng có điều kiện sống sót ở dạ dày vào ruột non phát triển mạnh gây tiêu chảy. Vũ Văn Ngữ (1977) [10], trong bài: “Tìm hiểu thêm về nguyên nhân ỉa phân trắng ở lợn con và đánh giá tác dụng của 2 loại thuốc vi sinh vật sống Sucolac trong điều trị bệnh” cho rằng: Bệnh lợn con ỉa phân trắng là do vi khuẩn E.coli và chữa bằng cách cho uống vi sinh vật sống Sucolac có hiệu quả tốt vừa điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột vừa cung cấp một số men tiêu hoá. Theo Từ Quang Hiển và Phan Đình Thắm (1995) [4], đối với lợn con dưới 01 tháng tuổi trong dịch vị có phân tiết HCl tù do rất Ýt nên vi sinh vật có điều kiện phát triển, dễ gây bệnh ở đường tiêu hoá. Theo Trịnh Văn Thịnh (1995) [12] khẳng định: Bệnh phân trắng ở lợn con là một hội chứng hoặc một trạng thái lâm sàng đa dạng, đặc biệt làm viêm dạ dày, viêm ruột và gây sút nhanh. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là E.coli, nhiều loại Salmonella (S.cholerae, S.typhi suis...) và đóng vai trò phụ là: Proteus, Streptococus. Bệnh xuất hiện nhiều vào những ngày đầu sau khi mới sinh và suốt trong thời gian bú sữa. Ở nước ta bệnh có thể phát triển quanh năm, nhưng nhiều nhất là cuối đông sang xuân, cuối xuân sang hè. Sau những trận mưa to gió lớn, khí hậu thay đổi đột ngột, tỷ lệ mắc bệnh đến 100%, tỷ lệ chết 30 – 45%. 1.4.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Bệnh lợn con phân trắng xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Do vậy, vấn đề phòng và trị bệnh lợn con phân trắng được rất nhiều tác giả ở nhiều nước nghiên cứu và cho rằng kháng sinh nhóm Neomycin có hiệu quả cao trong việc điều trị với liều 10 – 20UI/kg TT trong vòng 3 ngày. Theo A.Kovacs và cs (1993) [14 ], đã chữa bệnh lợn con phân trắng bằng cách cho uống Histamin 3lần/ngày, liên tục 3 ngày với liều 5mg/con. Theo Erwin M.Kohrler và cs (1996) [14], đã nghiên cứu các thành phần Protein huyết thanh ở lợn 2 – 3 tuần và với 7 tuần tuổi. Lợn con 7 tuần tuổi đã ăn được thức ăn thực vật thành phần Protein so với lợn 2 – 3 tuần tuổi, lợn con bị tiêu chảy do các loại vi khuẩn thường được gọi rối loạn đường ruột. Theo P.X.Malsxter (1999) [15] cho rằng dùng vi khuẩn E.coli sống chủng M17 có tính đối kháng với nhiều loại vi khuẩn, cho lợn ăn 2 lần/ngày, nhiều là 230ml, sau 14 ngày có hiệu quả đặc biệt đối với lợn con trong thời kỳ cai sữa. Phần 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN NGHIÊN CỨU 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Lợn con ở giai đoạn theo mẹ từ sơ sinh đến cai sữa 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Cty cổ phần lợn giống Dân Quyền huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá 2.1.3. Thời gian tiến hành Từ ngày 01/06/2009 - 30/10/2009. 2.2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Nội dung nghiên cứu * Công tác thú y: - Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo quy trình tiêm phòng của trại. - Chẩn đoán và điều trị một số bệnh mà đàn lợn mắc phải. * Công tác chăn nuôi: - Quy trình nuôi dưỡng lợn nái. - Quy trình nuôi dưỡng lợn con theo mẹ. * Điều tra tình hình nhiễm bệnh lợn con phân trắng tại công ty CP Lợn giống Dân Quyền huyện Triệu Sơn - tỉnh Thanh Hoá. * Sử dụng thuốc Gentacostrim và Colistin 1200 trong điều trị bệnh. 2.2.2. Chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng theo đàn và theo cá thể. - Tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm (Thống kê số lợn con theo mẹ mắc bệnh trong từng tháng) - Tỷ lệ lợn con theo mẹ mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi - Tỷ lệ lợn chết do mắc bệnh phân trắng (Ghi lại tất cả số lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi bị chết do mắc bệnh lợn con phân trắng). - Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh phân trắng ở lợn của 2 loại thuốc Genta Costrim và Colistin 1200. Nguyên tắc bố trí thí nghiệm: Đảm bảo đồng đều về giống, loại lợn, lứa tuổi. 2.3. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU. + Tû lÖ m¾c bÖnh (%) = x 100 Tæng sè con m¾c bÖnh Tæng sè con theo dâi + Tû lÖ chÕt (%) = x 100 Tæng sè con chÕt Tæng sè con theo dâi + Tû lÖ khái (%) = x 100 Sè con ®iÒu trÞ khái Sè con ®iÒu trÞ + Tû lÖ t¸i ph¸t (%) = x 100 Sè con t¸i ph¸t Sè con ®iÒu trÞ Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp xử lý số liệu của Nguyễn văn Thiện (1997) [13]. Phần 3 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 3.1. KẾT QUẢ PHỤC VỤ SẢN XUẤT 3.1.1. Công tác chăn nuôi Nguồn nguyên liệu: lúa, ngô,... công ty mua từ vùng lân cận và một số do công nhân trong công ty cung cấp để chế biến cho lợn hậu bị, chờ phối, lợn đực làm việc, lợn đực hậu bị, lợn có chửa, lợn nuôi con. Tất cả được nuôi dưỡng trong cùng điều kiện của Cty, thức ăn dùng là Proconco loại đậm đặc C12, C14, Toffest: T2320, T2330. Bổ sung thêm thức ăn khoáng Hogtannal với tỷ lệ (200g Hogtannal/40kg thức ăn hỗn hợp). * Phương pháp cho ăn đối với nái sinh sản. - Đối với nái chửa kỳ 1 thì dinh dưỡng ở giai đoạn này chưa cần thiết lắm vì giai đoạn này thai phát triển chưa mạnh, cho ăn với mức nh­ sau: Nái chửa lần đầu ăn: 2,1 – 2,3kg/nái/ngày đêm Nái chửa lần 2 trở đi: 2,0 – 2,2kg/nái/ngày đêm Protein thô: 13 – 14% Năng lượng trao đổi: 2800 – 3000Kcal - Đối với nái chửa kỳ 2 là giai đoạn bào thai phát triển mạnh cho nên lượng thức ăn phải cao hơn so với nái chửa kỳ 1. Nái chửa lần đầu ăn: 2,2 – 2,5kg/nái/ngày đêm Nái chửa lần 2 trở đi: 2,8 – 3,2kg/nái/ngày đêm Protein thô: 16 – 17% Năng lượng trao đổi: 2800 – 3000Kcal Nguồn thức ăn sử dụng mua từ hãng Proconco là ngoài thức ăn đậm đặc C12, Cty còn sử dụng thức ăn hỗn hợp C14 cho lợn con tập ăn đến khi lợn 15kg. Thành phần dinh dưỡng của các loại thức ăn nh­ sau: Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn Thành phần dinh dưỡng C12 C14 Đậm đặc 2000 Đạm tối thiểu % 37 19 43 Sơ tối đa % 8 5 6 Độ Èm tối đa % 13 13 13 Năng lượng trao đổi (Kcal/kg) 2400 3300 2800 Colistin tối đa (mg/kg) 13 1200 2800 Ca (tối thiếu – tối đa) % 3,3 – 7,3 0,7 – 1,4 1,6 -3,6 P tối thiểu 1,3 0,5 1,1 NaCl tối thiếu – tối đa % 1,8 – 3,4 0,3 – 0,8 1 - 2 3.1.2. Công tác thú y * Về công tác phòng bệnh Dịch bệnh là một trong những nguyên nhân quan trọng trong chăn nuôi, làm giảm hiệu quả kinh tế, lợn bị mắc bệnh sẽ ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng, phát triển, hiệu quả sử dụng thức ăn, khả năng sinh sản, ... Do vậy, trong chăn nuôi cần đặc biệt chó ý đến công tác quản lý phòng bệnh tốt là tiền đề cho một đàn lợn khoẻ mạnh. Công ty Lợn giống Dân Quyền thực hiện công tác thú y thường xuyên thể hiện: + Cổng chuồng và các đầu mỗi dãy chuồng đều có các hố vôi, khách lạ đến phải đi ủng của công ty mới được vào, công nhân phải thay quần áo lao động và đi ủng mới được vào nơi làm việc. Trong suốt thời gian làm việc tại công ty, tôi đã tham gia trực tiếp cùng cán bộ, đội ngũ công nhân của công ty thực hiện đúng công tác phòng bệnh. - Hàng ngày làm vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho đàn lợn. - Tham gia vệ sinh khu vực chuồng trại, tiêm phòng cho đàn lợn theo quy trình sản xuất. - Định kỳ phun độc khử trùng trong và ngoài chuồng 2 lần/tuần bằng Iotde 10%. + Đối với đàn lợn con: 3 – 5 ngày tiêm phòng Fe – dextran 10% và uống Byecoc mục đích phòng thiếu máu cho lợn con, phòng bệnh phân trắng lợn con, kích thích tăng trọng giúp gia sóc non phát triển. 18 – 21 ngày tuổi tiêm phòng vaccin phó thương hàn, tiêm nhắc lại lần 2 sau 1 tuần. 30 – 35 ngày tuổi tiêm phòng vaccin dịch tả. 45 ngày tuổi tiêm phòng vaccin tụ dấu. + Đối với đàn lợn sinh sản: Hàng năm công ty chỉ đạo tiêm phòng đúng định kỳ: Tháng 5 và 11 tiêm phòng vaccin dịch tả. Tháng 1 và 6 tiêm vaccin đóng dấu Tháng 2 và 6 tiêm phòng tụ huyết trùng Tẩy giun sán 1 năm 2 lần bằng thuốc Vinamextin và Detomax. Phòng bệnh suyễn lợn, Cty thực hiện phối hợp Tylosine, Tiamulin, Tylansunfua vào thức ăn định kỳ 3 ngày/tháng. Trường hợp bị dịch, tiêm phòng cho tất cả các loại lợn kể cả lợn chửa và lợn con 1 ngày tuổi. Riêng dịch đóng dấu không tiêm phòng cho lợn con. Lợn xuất bán hoặc chuyển chuồng được tiêm phòng đầy đủ 4 loại vaccin: dịch tả, đóng dấu, tụ huyết trùng, phó thương hàn. Nếu xuất bán hoặc chuyển chuồng theo quy định chu chuyển đàn lợn của công ty thì các ô trong đó phải được rửa sạch bằng máy tẩy sút. Sau đó rửa lại sạch sẽ và phun thuốc sát trùng để khử trùng tiêu độc. + Chế độ quản lý thó y: Có nội quy ra vào khu vực chăn nuôi. Có nơi thay quần áo, giày dép khi xuống chuồng Có nơi xử lý gia súc chết Có nơi giết mổ riêng Trong thời gian thực tập tại công ty tôi đã tiến hành tiêm phòng cho đàn lợn với kết quả như sau: 230 liều vacxin LMLM, 250 liều vacxin dịch tả lợn, 180 liều vacxin phó thương hàn và 170 liều vacxin tụ huyết trùng. * Công tác điều trị bệnh Công tác điều trị bệnh cho đàn lợn trong công ty luôn được cán bộ thú y, công nhân đặc biệt quan tâm phòng và điều trị bệnh một cách tích cực và nghiêm ngặt mỗi khi có bệnh xảy ra. Thường xuyên theo dõi tình hình của đàn gia sóc gia cầm để phát hiện những con bị bệnh và kịp thời đưa ra phác đồ điều trị tránh lây lan sang cả đàn. Trong thời gian thực tập tại công ty tôi tham gia công tác điều trị các bệnh như: + Bệnh suyễn lợn: Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma là tác nhân chính và kết hợp với vi khuẩn Pasterella mulltocida, Streptococcus và Staphylococcus.- Điều trị: Enroseptyl 1ml/10kg khối lượng cơ thể (tiêm bắp) Triệu chứng: Triệu chứng điển hình là ho vào buổi sáng sớm và lúc chiều tối, lúc đầu ho khan, tần số ho Ýt, sau tăng lên từng cơn và ho kéo dài, viêm kết mạc mắt có rử, thân nhiệt tăng, thở khó, thở thể bụng. Điều trị: Dùng thuốc Tyloxin liều 10ml/lợn lớn (lợn nội), liều 15ml/lợn lớn (lợn ngoại), lợn choai liều 5ml/con, tất cả tiêm bắp. Thời gian điều trị: 3 – 5 ngày + Bệnh tụ huyết trùng: Triệu chứng: Lợn giảm ăn, thân nhiệt sốt cao, gương mũi khô hay uống nước, con vật khó thở, trên vùng da mỏng xuất hiện xuất huyết hoặc tím bầm, lúc đầu táo sau đi tháo. Điều trị: Thuốc Penicylin + Genta + Anagin + B1 với cách pha chế gồm 2 triệu Peni + 10ml Genta + 5ml Anagin + 5ml B1, tiêm bắp, 2 lần/con/ngày. + Bệnh viêm nội mạc tử cung: Triệu chứng: Âm hộ cương to, dịch chảy ra nhiều (nhầy) mùi hôi thối, sốt cao hơn bình thường 1 – 1,5oC, lợn mẹ không cho con bú, bụng hóp. Điều trị: Tiến hành rửa tử cung bằng nước muối 0,5% + nước trầu không hoà đặc khoảng 1 – 15lit nước/lần. Sau đó tiến hành tiêm Oxytocin hay tiến hành thụt bột kháng sinh vào tử cung như Pelicilin, ampicilin, furarocilin, tetracilin tiến hành tiêm kháng sinh chống viêm. + Bệnh Hecni Triệu chứng: Hecni có khối lượng khác nhau tuỳ vào thời gian ruột chui ra ngoài da, ngắn mới đầu nhỏ, về sau lớn dần. Quan sát bên ngoài da khi Hecni còn nhỏ da bóng loáng, có màu đỏ hồng sờ vào thấy mềm nhão, lùng nhùng. Điều trị: Cố định gia súc có người giữ, xác định miệng hecni sẽ nổi rõ lỗ tròn, vô trùng toàn bộ ngoài Hecni bằng cồn iot 2%. Mổ giữa cổ miệng hecni dùng dao rạch đứt lớp da ngoài sau đó dùng ngón tay bóc lớp màng trong để lộ túi hecni, đẩy phần ruột hecni vào trong xoang phúc mạc, sau đó dùng kim cong khâu lỗ hecni lại, dùng Teracylin bôi vào vết mổ rồi khâu lớp da ngoài lại. + Bệnh lưu thai Triệu chứng: Không mở cổ tử cung, quá 5 – 7 ngày nhưng không đẻ, thỉnh thoảng có cơn rặn yếu, hoặc đẻ 1 con sống 1 con chết lưu. Điều trị: Dùng Oxytocin kết hợp với Vitamin B1. + Bệnh viêm ruột ở gia sóc non Triệu chứng: Lúc đầu lợn đi ỉa chảy, phân hơi vàng trắng, ở hậu môn dính bết phân, phân có mùi tanh khắm, gia súc mất nước dẫn đến lông xù, gầy còm, đi siêu vẹo. Điều trị: Dùng thuốc Tiamulin 2ml + Licomycin 10ml + B1 5ml, tiêm bắp, thời gian điều trị 1 – 2 ngày. + Bệnh lợn con phân trắng: Là bệnh hay gặp ở lợn con từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Nguyên nhân: Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh phân trắng ở lợn con. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ làm cho lợn chết, hoặc nếu khỏi cũng chậm lớn thiệt hại kinh tế. Ngoài những yếu tố về thời tiết, điều kiện nuôi dưỡng, vệ sinh chuồng trại. Một nguyên nhân quan trọng nữa là do gia súc mẹ lúc mang thai không được chăm sóc, nuôi dưỡng tốt, lượng sữa đầu Ýt, chất lượng sữa kém hoặc lợn con không được bú sữa đầu, dẫn đến sức đề kháng của lợn con giảm, đồng thời còn do các vi khuẩn đường ruột gây bệnh, trong đó phổ biến nhất là E.coli và Salmonella. Triệu chứng: lợn con Ýt bú, lông dựng và nổi gai ốc. Bụng chướng nhẹ, ỉa nhiều lần trên ngày, phân màu trắng lỏng, mùi tanh khẳm. Chẩn đoán: qua kiểm tra lâm sàng chúng tôi nghi lợn mắc bệnh ỉa phân trắng Điều trị: Colistin 1200, Liều: 1g/10kg khối lượng/ ngày Dùng liên tục 4 – 5 ngày. Ngoài ra, có thể dùng các loại nước lá chát nh­ búp ổi, hồng xiêm, sắc lẫy nước cho lợn uống. Hé lý:- Giữ Êm và khô chuồng trại, tránh gió lùa. - Hạn chế cho lợn bệnh bú mẹ trong lúc bị bệnh. - Bổ sung đủ nước, điện giải cho những con mắc bệnh nặng - Ổn định khẩu phần ăn của lợn mẹ, tránh thay đổi đột ngột. Bổ sung thêm men tiêu hoá và giảm lượng thức ăn. + Chữa ghẻ Nguyên nhân: Do cái ghẻ Sarcpotes scabei, là loại côn trùng hình nhện ký sinh ở da, đục khoét lớp biểu bì da, gây rụng lông, lở loét ngứa ngáy. Lợn mắc bệnh ở mọi lứa tuổi. Thường ghẻ bắt đầu từ tai, đầu mắt sau đó lan xuống hai bên sườn, đùi, háng… trên da xuất hiện các mụn ghẻ màu đỏ sau đó bị tróc ra thành các vảy màu nâu hay xám. Con vật gầy dần, rụng lông bệnh có thể gây chết ở lợn con. Truyền bệnh: Lây lan chủ yếu ở lợn bệnh sang lợn khỏe. Ngoài ra chuồng trại có dính cái ghẻ (cái ghẻ sống ở ngoài cơ thể Ýt ngày). Điều trị: Dùng thuốc Vinamectin đặc trị nội ngoại ký sinh trùng, liều lượng 20ml/15kg P. * Công tác khác Ngoài công việc chăm sóc nuôi dưỡng và điều trị bệnh, tôi còn tham gia một số công việc khác nh­: Trực lợn đẻ và đỡ lợn đẻ,Thiến lợn đực, tẩy giun đũa cho lợn,. Tiêm Dextran-Fe cho lợn con ở thời điểm 3 ngày tuổi và 10 ngày tuổi với liều 1ml/con/lần. Kết quả công tác phục vụ sản xuất thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất STT Nội dung công việc Số lượng gia sóc (con) Kết quả (an toàn, khỏi) Số lượng (con) Tỷ lệ (%) I Tiêm phòng 1 Vác xin LMLM 230 An toàn 100 2 Vác xin Dịch tả 250 An toàn 100 3 Vác xin Phó thương hàn 180 An toàn 100 4 Vác xin Tụ huyết trùng 170 An toàn 100 II Chữa bệnh 1 Suyễn lợn 30 25 83 2 Tụ huyết trùng 23 20 87 3 Viêm nội mạc tử cung 20 20 100 4 Lợn con phân trắng 69 69 100 5 Hecni 2 2 100 6 Lưu thai 2 2 100 7 Viêm ruột gia sóc non 223 210 94 III Công tác khác 1 Trực lợn đẻ 16 An toàn 100 2 Thiến lợn đực 30 An toàn 100 3 Tẩy giun đũa 20 An toàn 100 4 Chữa ghẻ 8 8 100 5 Tiêm Dextran-Fe cho lợn con 120 An toàn 100 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.2.1. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo đàn và cá thể Bảng 3.3. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo đàn và cá thể Lô Lợn mắc bệnh phân trắng theo đàn Lợn mắc bệnh phân trắng theo cá thể Số đàn theo dõi (đàn) Số đàn mắc bệnh (đàn) Tỷ lệ (%) Số lợn con theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 1 32 25 78,13 315 118 37,46 2 31 20 64,52 298 98 32,89 Tổng cộng 63 45 71,43 613 216 35,24 Qua bảng 3.3. ta nhận thấy: Tỷ lệ mắc bệnh theo đàn là khá cao, trong đó tỷ lệ mắc bệnh ở lô 1 là 78,13%, cao hơn so với lô 2 là 13,61%. Xét chung trong sè 63 đàn theo dõi thì có 45 đàn mắc bệnh, chiếm tỷ lệ là 71,43%. Nhìn chung tỷ lệ mắc bệnh theo đàn là khá cao, do trại chăn nuôi chủ yếu là lợn ngoại có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở nước ta kém nên bệnh xuất hiện nhiều. Mặt khác do cơ cấu đàn lợn ngày càng tăng, khiến mật độ chuồng nuôi cao, gây ô nhiễm, lợn con Ýt được vận động nên bệnh xảy ra nhiều. Tỷ lệ mắc bệnh theo cá thể: Ở lô 1 theo dõi 315 con thì có 118 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 37,46%. Ở lô 2 theo dõi 298 con thì có 98 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 32,89%, thấp hơn so với lô 1 là 4,57%. Lý do của sự chênh lệch này là do quy hoạch của trại chăn nuôi, chuồng ở lô 2 sạch sẽ, thông thoáng (thoáng mát về mùa hè và Êm áp, kín gió về mùa đông), có nhiều ánh nắng mặt trời hơn… so với các chuồng ở lô 1. Xét chung thì trong sè 613 con theo dõi thì có 216 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 35,24%. Kết quả này so với nghiên cứu của Sử An Ninh (1993) [8] cho biết tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng lên đến 68%, còn theo Tạ Thị Vinh (1993) cho biết tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng là 58,60% và một số nghiên cứu của nhiều tác giả khác thì tỷ lệ 35,24% lợn con mắc bệnh phân trắng ở trại giống lợn xã Dân Quyền là không cao. Điều này dễ hiểu vì Trại có một đội ngũ cán bộ kỹ thuật với trình độ cao luôn trú trọng việc đề phòng dịch bệnh một cách tích cực và chủ động. 3.2.2. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm Bảng 3.4. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo các tháng trong năm (Từ tháng 6/2009 đến tháng 9/2009) Diễn giải Tháng năm Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) 6 182 55 30,22 7 138 42 30,43 8 147 51 34,69 9 146 68 46,58 Tổng cộng 613 216 35,24 Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng là khá cao, tăng dần lên theo các tháng. Cụ thể, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở tháng 6 là 30,22%; tháng 7 là 30,43%; tháng 8 là 34,60%; tháng 9 là 46,58%. Nh­ vậy, tỷ lệ mắc bệnh của lợn qua các tháng 6,7,8 đều không có sự chênh lệch lớn chỉ từ 30,22 đến 34,69%. Trong đó, tháng 6 là tháng có tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất (30,22 % tương đương với 55/182 con theo dõi bị mắc bệnh) . Nhưng sang tháng 9 tỷ lệ mắc bệnh cao lên tới 46,58%, cao hơn so với các tháng 6,7,8 từ 11,89 đến 16,36%. Điều này được giải thích là do vào tháng 6,7,8 thời tiết là mùa hè nên nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng của mặt trời còn dài làm cho Èm độ thấp, không thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, do đó tỷ lệ lợn con mắc bệnh là thấp. Từ tháng 9 trở đi thời tiết giao mùa từ mùa hè sang thu đã ảnh hưởng tới tỷ lệ mắc bệnh phân trắng. Đặc biệt tháng 9 có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, do thời tiết diễn biến phức tạp, thời tiết còn nóng nhưng thỉnh thoảng có đợt những đợt mưa kéo dài làm cho nhiệt độ xuống thấp, Èm độ cao 80 – 85%, chúng tôi theo dõi 146 con thì có 68 con mắc bệnh, chiếm 46,58%. Từ những phân tích trên kết hợp với những số liệu thu thập được, tôi có thể rót ra kết luận rằng nhiệt độ, Èm độ không khí có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng. Vì vậy, để giảm tỷ lệ lợn con nhiễm bệnh thì ngoài khâu vệ sinh phòng bệnh cần phải chú ý đến bầu tiểu khí hậu chuồng nuôi, sao cho chuồng nuôi có nhiệt độ, Èm độ tối ưu cho sự phát triển của lợn con, nhưng bất lợi cho phát triển của mầm bệnh. 3.3.3. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi. Bảng 3.5. Tỷ lệ lợn mắc bệnh phân trắng theo lứa tuổi Lứa tuổi lợn (ngày) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Từ sau khi sinh đến 7 ngày tuổi 230 46 20,00 > 8 - 14 205 98 47,80 > 15 - 21 178 72 40,45 Tổng cộng 613 216 35,24 Qua bảng trên ta thấy, ở từng độ tuổi khác nhau thì tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng cũng khác nhau. Từ sau khi sinh đến 7 ngày tuổi, trong 230 con theo dõi thì có 46 con mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 20,00%. Nguyên nhân là do ở tuần tuổi đầu tiên, lợn con phải thích nghi với môi trường sống hoàn toàn mới, trái ngược với môi trường ổn định trong bụng mẹ. Trong khi các hệ cơ quan của lợn con chưa hoàn thiện, kháng thể phải nhận hoàn toàn từ sữa mẹ. Vì vậy, sức đề kháng của lợn con với các yếu tố gây bệnh là rất yếu, nên dễ cảm nhiễm với nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh phân trắng lợn con (do E.coli) xuất hiện trong đường tiêu hoá của lợn con rất sớm, chỉ vài giờ sau khi đã có – theo Nguyễn Quang Tuyên (1993)[11]. Ở lứa tuổi thứ hai tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng cao nhất, trong sè 205 con theo dõi thì có 98 con bị bệnh, chiếm tỷ lệ 47,80%. Do quy trình chăn nuôi lợn hiện nay, lợn con được tập ăn từ rất sớm ( 7 – 10 ngày tuổi trở lên) để thoả mãn về nhu cầu dinh dưỡng, vừa có tác dụng tăng tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCL tù do và Enzyme, vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ sau cai sữa ( Theo Cù Xuân Dần và cs, 1996) [2]. Do khi cho lợn tập ăn, lợn con chưa quen với thức ăn mới, men tiêu hoá lại hầu nh­ chưa hoạt động nên dễ mắc bệnh phân trắng. Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (1995) [7], lợn con thường mắc bệnh phân trắng từ 8 – 10 ngày tuổi. Từ sau 14 ngày tuổi tới 21 ngày tuổi, tỷ lệ nhiễm bệnh là thấp hơn so với giai đoạn trước đó vì lợn con đã bắt đầu quen dần với thức ăn bổ sung nên khắc phục được tình trạng thiếu dinh dưỡng và giảm sức đề kháng. Cùng với đó là bộ máy tiêu hóa của lợn con đã phát triển hơn, tế bào vách dạ dày đã có khả năng tiết ra HCl tù do sớm hơn nhờ cho lợn con tập ăn sớm. 3.3.4. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn bị chết do mắc bệnh phân trắng Trong quá trình thực tập tôi đã tiến hành điều tra tất cả các đàn lợn con theo mẹ tại 2 lô thí nghiệm trong trại, nhằm đánh giá được tỷ lệ lợn bị chết do mắc bệnh phân trắng, kết quả được thể hiện ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Tỷ lệ lợn bị chết do mắc bệnh phân trắng Lô Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) 1 315 118 4 3,39 2 298 98 2 2,04 Tổng cộng 613 216 6 2,78 Qua bảng trên ta thấy, mặc dù tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở các lô là khá cao, song tỷ lệ lợn bị chết do mắc bệnh phân trắng nhìn chung là rất thấp: Lô 01 tỷ lệ mắc là 37,46%, tỷ lệ chết 3,39%; Lô 02 tỷ lệ mắc là 32,89%, tỷ lệ chết 2,04%; Tỷ lệ chết ở lô 2 cao hơn lô 1 là 1,35%. Có thể coi là tương đương nhau. Xét chung trong sè 216 lợn bị bệnh thì có 6 con bị chết, chiếm tỷ lệ 2,78%. Tỷ lệ chết ở đây rất thấp là do Trại luôn chú ý quan tâm tới việc phòng và chữa bệnh cho lợn và do thuốc được Trại dùng để chữa bệnh cho lợn có hiệu lực cao. 3.3.5. Đánh giá hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con và phác đồ điều trị. Trên thực tế hiện nay có rất nhiều loại thuốc được dùng để điều trị bệnh phân trắng lợn con. Trong quá trình triển khai thí nghiệm trên đàn lợn con tại Trại lợn giống xã dân Quyền tôi đã sử dụng hai loại thuốc đó là Gentacostrim và Colistin 1200 để điều trị bệnh phân trắng lợn con. Kết quả thí nghiệm về hiệu lực điều trị của hai loại là Gentacostrim và Colistin 1200 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.7. Hiệu quả điều trị bệnh phân trắng lợn con và phác đồ điều trị Chỉ tiêu theo dõi ĐVT Kết quả Lô thí nghiệm 1 (Gentacostrim) Lô thí nghiệm 2 (Colistin 1200) Số lợn con mắc bệnh lần 1 Con 36 33 Sè con điều trị lần 1 Con 36 33 Thời gian điều trị lần 1 Ngày 3 3,5 Số lợn tái phát con 0 0 Tỷ lệ tái phát % 0 0 Thời gian điều trị lần 2 Ngày 0 0 Sè con khái sau 2 lần điều trị Con 36 33 Tỷ lệ khỏi bệnh sau 2 lần điều trị % 100 100 Qua bảng 3.7 thấy kết quả sử dụng của hai loại thuốc điều trị, ở lô thí nghiệm 1 tôi đã sử dụng thuốc Gentacostrim để điều trị, còn ở lô thí nghiệm 2 tôi sử dụng thuốc Colistin 1200 để điều trị. Kết quả thu được nh­ sau: cả hai loại thuốc trên đều cho kết quả cao trong điều trị bệnh phân trắng cho lợn con. Cụ thể, tỷ lệ khỏi ở cả hai lô thí nghiệm đều đạt 100% (lô 1 điều trị khỏi 36/36 con; lô 2 điều trị khỏi 33/33 con). Tuy nhiên, ở lô thí nghiệm 1 thời gian điều trị trung bình ngắn hơn lô thí nghiệm 2 là 0,5 ngày. Bảng 13.6 còn cho thấy, dù đã được chăm sóc đúng yêu cầu kỹ thuật, khâu vệ sinh phòng bệnh luôn được chú trọng, những đàn chọn làm thí nghiệm có nhiều ưu điểm so với những đàn khoẻ mạnh, khối lượng sơ sinh khá lớn, độ đồng đều cao... nhưng tỷ lệ mắc bệnh phân trắng vẫn khá cao 37,46% ở lô thí nghiệm 1 và 32,89% ở lô thí nghiệm 2. Vì vậy, nhờ luôn được phát hiện và điều trị kịp thời nên tỷ lệ khỏi bệnh vẫn là tối đa đó là 2 loại thuốc có tác dụng mạnh với chủng E.coli đã và đang gây bệnh trên đàn lợn. Mặt khác, đây là hai loại thuốc uống, lại đều có tác dụng chọn lọc với loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột nên thuốc Ýt ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con, mà hiệu quả điều trị lại cao. Phần 4 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1.Kết luận Qua thời gian thực tập tại công ty CP Lợn giống Dân Quyền, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá với nội dung đề tài: “Áp dông quy trình chăn nuôi và phòng trị bệnh phân trắng cho lợn từ sơ sinh đến cai sữa ở công ty CP Lợn giống Dân Quyền”. - Tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng tại Công ty là khá cao. Qua theo dõi 63 đàn lợn con có tới 45 đàn lợn bị mắc bệnh, chiếm tỷ lệ 71,43% với tỷ lệ số lợn con mắc bệnh là 35,24%. - Tỷ lệ mắc bệnh của lợn qua các tháng 6,7,8 đều không có sự chênh lệch lớn chỉ từ 30,22 đến 34,69%. Nhưng sang tháng 9 tỷ lệ mắc bệnh cao lên tới 46,58%, cao hơn so với các tháng 6,7,8 từ 11,89 đến 16,36%. - Trong thời gian theo mẹ, tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng ở các lứa tuổi là không giống nhau. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở lứa tuổi từ 8-14 ngày tuổi (47,80%) và thấp nhất là lứa tuổi từ SS -7 ngày tuổi (20,00%). - Kết quả điều trị bằng 2 loại thuốc Gentacostrim và Coli 1200 đều mang lại hiệu quả cao. Thuốc Ýt ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn sau khi điều trị khỏi và được công ty còng nh­ ở ngoài sử dụng rộng rãi. 4.2.Tồn tại Do điều kiện về thời gian, kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, nên phạm vi thí nghiệm chưa rộng, thí nghiệm lập lại chưa nhiều lần, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, kết quả thu được chỉ là đánh giá bước đầu, cần được tiếp tục nghiên cứu để có kết quả khách quan và toàn diện hơn. 4.3.ĐÒ nghị - Cần nâng cao cơ sở vật chất, hạ tàng nh­ chuồng trại, cống rãnh đảm bảo vệ sinh. - Thời gian tới các sinh viên tiếp theo cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về bệnh phân trắng lợn con. - Cần đưa những công nghệ mới vào chăn nuôi. - Trong thời điểm hiện tại, với kết quả nghiên cứu trên tôi đề nghị Công ty trong công tác thú y nên sử dụng 1 trong 2 loại thuốc trên vào điều trị bệnh phân trắng lợn con, để nâng cao chất lượng con giống và đem lại hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. - Kịp thời phát hiện bệnh điều trị sớm và dứt điểm. - Để hạn chế thấp nhất tỷ lệ lợn con mắc bệnh phân trắng thì khâu vệ sinh thó y phải đặt lên hàng đầu.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1 42.doc
Tài liệu liên quan