Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Bài 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh - Dương Thị Liễu

TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Các nhà nghiên cứu khẳng định mạnh mẽ rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa. • Các yếu tố chính cấu thành văn hóa là ngôn ngữ, tôn giáo và tín ngưỡng, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, thói quen và cách cư xử, thẩm mỹ, giáo dục Các yếu tố này hàng ngày tác động rất mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh. • Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hoá được chủ thể kinh doanh sử dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. • Bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. • Văn hóa kinh doanh được cấu thành và được biểu hiện phong phú qua triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh. • Văn hóa kinh doanh là văn hóa của nghề kinh doanh, là văn hóa của cộng đồng kinh doanh, là văn hóa của giới doanh nhân. • Vai trò, tác dụng của văn hóa kinh doanh không chỉ trong công tác quản trị nội bộ mà còn cả trong các quan hệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp với xã hội.

pdf20 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 05/01/2022 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Văn hóa doanh nghiệp - Bài 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh - Dương Thị Liễu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
v1.0014105222 1 GIỚI THIỆU HỌC PHẦN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH • Mục tiêu:  Nắm vững những kiến thức cơ bản và kinh nghiệm trên thế giới về văn hoá và đạo đức kinh doanh;  Nhận thức được vai trò, ảnh hưởng của văn hoá và đạo đức kinh doanh như một nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh, nâng cao tầm nhìn quản lý;  Hiểu được sự phong phú, đa dạng của văn hoá và đạo đức kết tinh trong hoạt động kinh doanh để xây dựng các mối quan hệ kinh doanh lành mạnh, hướng đến những lợi ích bền vững;  Nắm vững được phương pháp phân tích và ra quyết định kinh doanh theo cách tiếp cận văn hóa và đạo đức để cạnh tranh thành công trong bối cảnh toàn cầu hóa; hình thành năng lực thực hành các vấn đề quản lý có liên quan đến văn hóa và đạo đức. • Nội dung nghiên cứu của học phần:  Bài 1: Tổng quan về văn hóa kinh doanh  Bài 2: Triết lý kinh doanh  Bài 3: Đạo đức kinh doanh  Bài 4: Văn hóa doanh nhân  Bài 5: Văn hóa doanh nghiệp v1.0014105222 2 BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA KINH DOANH PGS.TS. Dương Thị Liễu Trường Đại học Kinh tế Quốc dân v1.0014105222 3 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Sự suy sụp của Vinashin • Tập đoàn Kinh tế Vinashin là một Tập đoàn đa sở hữu, trong đó sở hữu Nhà nước là chi phối, bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước. Từ chỗ chỉ có 23 đơn vị thành viên, đến năm 2006, Vinashin có 170 đơn vị, nhiều con tàu hiện đại ra đời, đưa tốc độ tăng trưởng bình quân của Vinashin đạt con số ấn tượng 40%, đã xây dựng được đội ngũ trên 70.000 cán bộ, công kỹ thuật, trong đó nhiều người có tay nghề khá, 28 nhà máy đóng tàu đang hoạt động có trình độ công nghệ tiên tiến. • Tuy nhiên, đến 2010, Vinashin gặp nhiều khó khăn rất lớn, bộc lộ nhiều yếu kém, sai phạm nghiêm trọng: đầu tư mở rộng quá nhanh, quy mô lớn, một số dự án trái với quy hoạch được phê duyệt, dàn trải trên nhiều lĩnh vực, trong đó nhiều lĩnh vực kém hiệu quả, có nhiều công ty, dự án thua lỗ nặng nề. Tình hình tài chính đứng trước bờ vực phá sản: dư nợ lên tới khoảng 86.000 tỉ đồng, nợ đến hạn phải trả khoảng trên 14.000 tỉ đồng; tỉ lệ nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu gấp gần 11 lần, khó có khả năng tự cân đối dòng tiền. Đến hết năm 2009, Vinashin không còn bảo toàn được vốn Nhà nước giao, để thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng. Sản xuất, kinh doanh bị đình trệ; bị mất hoặc giảm nhiều đơn đặt hàng; nhiều dự án đầu tư dở dang, không hiệu quả. Tình hình nội bộ diễn biến phức tạp: hơn 70.000 cán bộ, công nhân viên lo lắng do việc làm và thu nhập giảm; đã có khoảng 17.000 công nhân chuyển việc hoặc bỏ việc; 5.000 công nhân bị mất việc làm; nhiều công nhân của một số nhà máy, xí nghiệp bị chậm trả lương trong nhiều tháng... v1.0014105222 4 TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG: Sự suy sụp của Vinashin 1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của Tập đoàn Vinashin. 2. Từ tình huống Vinashin, rút ra bài học gì? v1.0014105222 5 MỤC TIÊU • Trình bày được khái niệm, các yếu tố cấu thành và chức năng của văn hóa; • Phân tích được khái niệm, đặc trưng của văn hóa kinh doanh; • Làm sáng tỏ các nhân tố tác động và các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh; • Phân tích được lợi ích của văn hóa kinh doanh trong hoạt động kinh doanh. v1.0014105222 6 NỘI DUNG Khái quát chung về văn hóa Khái quát chung về văn hóa kinh doanh v1.0014105222 7 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA 1.2. Các yếu tố cấu thành văn hóa 1.1. Khái niệm văn hóa 1.3. Chức năng và vai trò của văn hóa v1.0014105222 8 1.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA • Tiếp cận về ngôn ngữ: Sự giáo hoá, vun trồng nhân cách con người (bao gồm cá nhân, cộng đồng và xã hội loài người). • Hiểu theo nghĩa hẹp: Văn hoá nghệ thuật, văn hoá ẩm thực, văn hóa kinh doanh, trình độ văn hoá, nếp sống văn hoá; văn hoá Nam Bộ, văn hoá Phương Đông; văn hoá Việt Nam, văn hoá đại chúng. • Hiểu theo nghĩa rộng: Là một tổng thể phức tạp gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen, tập quán. Là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. v1.0014105222 9 1.2. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH VĂN HÓA Khía cạnh vật chất Giáo dục Thẩm mỹ Thói quen và cách ứng xử Phong tục và tập quán Giá trị và thái độ Tôn giáo và Tín ngưỡng Ngôn ngữ VĂN HÓA v1.0014105222 10 1.3. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA Chức năng: • Giáo dục; • Nhận thức; • Thẩm mỹ; • Giải trí. Vai trò : • Là mục tiêu của sự phát triển xã hội; • Là động lực của sự phát triển xã hội; • Là linh hồn và hệ điều tiết của phát triển. v1.0014105222 11 2. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VĂN HÓA KINH DOANH 2.2. Các đặc trưng của văn hóa kinh doanh 2.1. Khái niệm văn hóa kinh doanh 2.3. Các nhân tố tác động đến văn hóa kinh doanh 2.4. Vai trò của văn hóa kinh doanh v1.0014105222 12 2.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH • Theo nghĩa rộng: Văn hoá kinh doanh (business culture) là toàn bộ các giá trị vật chất và các giá trị tinh thần do chủ thể kinh doanh sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động kinh doanh, trong sự tương tác giữa chủ thể kinh doanh với môi trường kinh doanh. • Theo nghĩa hẹp: Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, được thể hiện trong cách ứng xử của họ với xã hội, tự nhiên ở một cộng đồng hay một khu vực. v1.0014105222 13 2.1. KHÁI NIỆM VĂN HÓA KINH DOANH Các nhân tố cấu thành văn hóa kinh doanh VĂN HÓA KINH DOANH Triết lý kinh doanh Những tư tưởng chỉ dẫn cho Hoạt động kinh doanh. ri t l i t t ỉ t i . Đạo đức kinh doanh Các nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh,đánh giá, hướng dẫn, kiểm soát hành vi kinh doanh. i t , i ỉ , i , , i t i i . Văn hóa doanh nhân Các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nhân trong quá trình lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. i trị, , i i tr trì l l i . Văn hóa doanh nghiệp Các giá trị, các chuẩn mực, các quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc riêng của doanh nghiệp. i i trị, , i i i , i i t i t i tr i t ri i . Văn hóa ứng xử Những phản ứng, cách cư xử thể hiện bằng thái độ, hành động, cử chỉ, lời nói đối với kh. hàng, đối tác, với cấp trên, cấp dưới, với đồng nghiệp và công chúng. , t i t i , , ỉ, l i i i i . , i t , i tr , i, i i . v1.0014105222 14 2.2. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HÓA KINH DOANH • Tính tập quán; • Tính cộng đồng; • Tính dân tộc; • Tính chủ quan; • Tính khách quan; • Tính kế thừa; • Tính học hỏi; • Tính tiến hoá. v1.0014105222 15 2.3. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VĂN HÓA KINH DOANH 1. Nền văn hoá xã hội; 2. Thể chế xã hội; 3. Sự khác biệt và sự giao lưu văn hoá; 4. Quá trình toàn cầu hoá; 5. Khách hàng; 6. Các yếu tố nội bộ doanh nghiệp. v1.0014105222 16 2.4. VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KINH DOANH • Văn hoá kinh doanh là phương thức phát triển sản xuất kinh doanh bền vững; • Văn hoá kinh doanh là nguồn lực phát triển kinh doanh; • Văn hoá kinh doanh là điều kiện đẩy mạnh kinh doanh quốc tế. v1.0014105222 17 GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của Tập đoàn Vinashin: • Đạo đức, năng lực lãnh đạo của lãnh đạo Tập đoàn: thiếu trách nhiệm, tùy tiện, cá nhân, báo cáo không trung thực, cố ý làm trái, vi phạm pháp luật; có nhiều khuyết điểm, sai lầm trong tổ chức, quản lý, điều hành. • Thể chế chính trị: Yếu kém, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý, điều hành, giám sát tập đoàn. • Thể chế kinh tế: mô hình tập đoàn còn đang trong giai đoạn thí điểm, chưa có sơ kết, tổng kết, đánh giá hiệu quả; thể chế, cơ chế còn thiếu hoặc chưa đồng bộ, không có một khung pháp lý chuẩn mực điều chỉnh. • Thể chế hành chính: công tác thanh, kiểm tra thiếu kịp thời, không hiệu quả. • Toàn cầu: do khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới gần đây đã ảnh hưởng nặng nề đến phát triển ngành công nghiệp đóng tàu, vận tải biển, trong đó có Vinashin. 2. Từ tình huống Vinashin, rút ra bài học: • Tăng cường trách nhiệm cá nhân; nâng cao năng lực quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. • Nâng cao hiệu quả của công tác giám sát, kiểm tra và phản biện xã hội. • Phải giám sát chặt chẽ các tập đoàn kinh tế, không được quá ưu đãi với những đặc quyền đặc lợi. v1.0014105222 18 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 Văn hóa kinh doanh là: A. toàn bộ các giá trị văn hóa trong kinh doanh. B. các thói quen, tập quán kinh doanh. C. sự tuân thủ pháp luật. D. sự gương mẫu của lãnh đạo doanh nghiệp. Trả lời: • Đáp án đúng là: A. toàn bộ các giá trị văn hóa trong kinh doanh. • Giải thích: B, C, D chỉ phản ánh được một phần nhất định của văn hóa kinh doanh. v1.0014105222 19 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 “Đề cao thứ bậc trong xã hội” được thể hiện rõ nét trong văn hóa kinh doanh của: A. người Mỹ. B. người Úc. C. người Việt Nam. D. người Đan Mạch. Trả lời: • Đáp án đúng là: C. người Việt Nam. • Giải thích: Đây là đặc điểm không phổ biến ở 3 nước kia, mà rất phổ biến ở Việt Nam. v1.0014105222 20 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI • Văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống xã hội. Các nhà nghiên cứu khẳng định mạnh mẽ rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa. • Các yếu tố chính cấu thành văn hóa là ngôn ngữ, tôn giáo và tín ngưỡng, giá trị và thái độ, phong tục và tập quán, thói quen và cách cư xử, thẩm mỹ, giáo dục Các yếu tố này hàng ngày tác động rất mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh. • Văn hoá kinh doanh là toàn bộ các giá trị văn hoá được chủ thể kinh doanh sử dụng và tạo ra trong hoạt động kinh doanh tạo nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó. • Bản chất của văn hoá kinh doanh là làm cho cái lợi gắn bó chặt chẽ với cái đúng, cái tốt và cái đẹp. • Văn hóa kinh doanh được cấu thành và được biểu hiện phong phú qua triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp, văn hóa ứng xử trong kinh doanh. • Văn hóa kinh doanh là văn hóa của nghề kinh doanh, là văn hóa của cộng đồng kinh doanh, là văn hóa của giới doanh nhân. • Vai trò, tác dụng của văn hóa kinh doanh không chỉ trong công tác quản trị nội bộ mà còn cả trong các quan hệ của doanh nghiệp, doanh nghiệp với xã hội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_giang_van_hoa_doanh_nghiep_bai_1_tong_quan_ve_van_hoa_ki.pdf
Tài liệu liên quan