Báo cáo Thực tập tại bộ kế hoạch và đầu tư, cục đầu tư nước ngoài

Như vậy, với vị trí và quyền hạn được giao, Cục Đầu tư nước ngoài đã thực hiện tốt chức năng của mình là quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đóng góp to lớn vào thành tựu lớn lao của đất nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, Cục cũng còn có nhiều khó khăn và tồn tại, đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách cụ thể và thiết thực. Có như vậy, mới phát huy vai trò đắc lực của Cục đối với Bộ cũng như vai trò quản lý và tham mưu của Bộ với Thủ tướng Chính phủ, góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

doc38 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1572 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại bộ kế hoạch và đầu tư, cục đầu tư nước ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài. 2.1 Vị trí và chức năng Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. 2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn * Làm đầu mối giúp Bộ trưởng quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài; chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong Bộ và các bộ, ngành, địa phương soạn thảo quy hoạch, kế hoạch, danh mục các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài trong từng thời kỳ phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển chung của cả nước để trình cấp có thẩm quyền quyết định; kiến nghị việc điều chỉnh trong trường hợp cần thiết. * Làm đầu mối tổng hợp kế hoạch về đầu tư trực tiếp nước ngoài phục vụ công tác tổng hợp kế hoạch kinh tế quốc dân; tổng hợp, kiến nghị xử lý các vấn đề liên quan đến chủ trương chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài; theo dõi, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài gắn với đánh giá hiệu quả đầu tư chung; cung cấp thông tin về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy chế của Bộ. * Chủ trì xây dựng, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phối hợp với Vụ Pháp chế và các đơn vị liên quan xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và của Việt nam ra nước ngoài theo sự phân công của Bộ. *  Theo dõi, đề xuất xử lý các vấn đề phát sinh trong việc thực hiện các quyết định phân cấp quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với các địa phương; tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất theo dõi việc thực hiện các quyết định uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đối với các Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. * Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ và các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác đầu tư nước ngoài; phối hợp thực hiện công tác thi đua khen thưởng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thuộc thẩm quyền. * Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ; * Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao 2.2.1. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế Xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức thực hiện xúc tiến đầu tư; thiết lập mối quan hệ đối tác để xúc tiến đầu tư nước ngoài theo sự chỉ đạo của Bộ; chủ trì chuẩn bị và tổ chức các cuộc tiếp xúc với các nhà đầu tư để xúc tiến đầu tư theo sự phân công của Bộ; Làm đầu mối hỗ trợ các nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội và hình thành dự án đầu tư, vận động xúc tiến đầu tư theo các chương trình, dự án trọng điểm; Tham gia các chương trình hợp tác liên Chính phủ, các nhóm công tác với các nước, các tổ chức quốc tế liên quan đến đàm phán, xử lý các vấn đề về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo sự phân công của Bộ; Hướng dẫn và theo dõi hoạt động liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài của cán bộ do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cử làm việc tại các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hoặc tại các cơ quan của các nước, các tổ chức quốc tế. 2.2.2 Về tiếp nhận, xử lý và cấp phép đối với các dự án đầu tư Hướng dẫn các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước về thủ tục đầu tư đối với các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; Tiếp nhận hồ sơ các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Tham gia thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ hoặc cấp Giấy phép đầu tư theo thẩm quyền; trình Bộ trưởng quyết định đối với các dự án thuộc diện đăng ký cấp Giấy phép đầu tư; Làm đầu mối tổ chức làm việc hoặc trao đổi bằng văn bản với các nhà đầu tư về các nội dung liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài thuộc thẩm quyền; Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép đầu tư sau khi dự án được chấp thuận. Thông báo với chủ đầu tư về việc chưa hoặc không cấp Giấy phép đầu tư trong trường hợp dự án chưa hoặc không được chấp thuận. 2.2.3 Về quản lý nhà nước các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài sau khi được cấp Giấy phép đầu tư Làm đầu mối hướng dẫn triển khai thực hiện dự án, tổ chức lại doanh nghiệp, điều chỉnh Giấy phép đầu tư, giải quyết các vấn đề phát sinh và theo dõi hoạt động của các dự án đầu tư nước ngoài; làm đầu mối hoà giải tranh chấp liên quan đến dự án đầu tư nước ngoài khi có yêu cầu; thực hiện các thủ tục quyết định giải thể doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền của Bộ. Tham gia với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất trong việc thực hiện các nhiệm vụ trên đối với các dự án hoạt động theo quy định pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mở và các mô hình kinh tế tương tự khác. Làm đầu mối phối hợp với Vụ Quản lý khu công nghiệp và khu chế xuất và các đơn vị, cơ quan liên quan quy định thống nhất chế độ báo cáo thống kê về tình hình tiếp nhận, cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tư, hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trên phạm vi cả nước; Làm đầu mối tổ chức kiểm tra, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về hoạt động của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài theo quy định của pháp luật; Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi tình hình triển khai các dự án của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Phối hợp với các đơn vị và cơ quan liên quan quy định chế độ báo cáo thống kê, đánh giá kết quả đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam. 2.3. Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài. Cục đầu tư nước ngoài có Cục trưởng và một số Phó Cục trưởng. Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về tổ chức và quản lý toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực công tác được phân công. Cục trưởng, các Phó Cục trưởng do Bộ trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Cục trưởng giao nhiệm vụ xuống các chuyên viên ở các phòng ban và các cục phó sẽ kiểm tra việc thực hiện của các chuyên viên đồng thời báo cáo cho Cục trưởng. * Các đơn vị trực thuộc Cục Đầu tư nước ngoài bao gồm: - Phòng Tổng hợp và Thông tin - Phòng Chính sách - Phòng Đầu tư nước ngoài - Phòng Đầu tư ra nước ngoài - Phòng Xúc tiến đầu tư - Văn phòng - Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc - Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung - Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam. Cơ cấu tổ chức của Cục đầu tư nước ngoài được thể hiện qua sơ đồ sau: Phòng Tổng hợp & Thông tin Phòng Chính sách Phòng Đầu tư nước ngoài Phòng Đầu tư ra nước ngoài Các Phó Cục trưởng Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài Phòng Xúc tiến đầu tư (XTĐT) Trung tâm XTĐT Phía Bắc Trung tâm XTĐT miền Trung Trung tâm XTĐT Phía Nam CHƯƠNG II : HOẠT ĐỘNG CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI I TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA CỤC NĂM 2009 1.1. Đặc điểm tình hình chung của năm 2009. 1.1.1 Thuận lợi. Trong năm 2009, việc triển khai chương trình công tác của Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN) diễn ra trong bối cảnh có nhiều thuận lợi: ▪ Năm 2009 và những năm tiếp theo, Việt Nam có nhiều cơ hội để nhanh chóng vượt qua cơn bão khủng khoảng kinh tế thế giới. Đó là Việt Nam có môi trường chính trị và kinh tế khá ổn định, trong khi đó các nhà đầu tư lớn Châu Âu và Nhật Bản... đang chuyển hướng chiến lược đầu tư sang Đông Nam Á trong đó rất chú ý đến Việt Nam. Mặt khác chúng ta đã có ít nhiều kinh nghiệm trong khôi phục kinh tế trong khủng khoảng những năm 1997, 1998, 1999. Năm 2008 dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ ta đã kịp thời đưa ra 8 giải pháp trọn gói kiềm chế lạm phát có hiệu quả và bước đầu đó làm chủ được tình hình. Trước diễn biến mới của nền kinh tế, ngay từ đầu năm 2009. Chính phủ đó nhanh chóng điều chỉnh nhiệm vụ với 6 nhóm giải pháp hết sức nhạy bén và linh hoạt... Nhờ đó, trong năm 2009, môi trường đầu tư - kinh doanh tại Việt Nam tiếp tục được cải thiện. Việt Nam tiếp tục thực hiện các cam kết quốc tế và trở thành điểm hấp dẫn đầu tư ở châu á. Tính đến hết tháng 11/2009, kết quả thu hút ĐTNN đạt xấp xỉ 20 tỷ USD, là một kết quả rất đáng khích lệ trong điều kiện khủng hoảng hiện nay. ▪ Tại Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam lần thứ 16 được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 3-4/12/2009, đại diện các đối tác phát triển đều ghi nhận những thành tựu của Việt Nam đó đạt được trong năm 2009, đồng thời lưu ý Chính phủ về những thách thức trong tương lai và khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình phát triển của Việt Nam trong thời gian tới. ▪ Trong năm 2009, các địa phương trong cả nước đã tập trung tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy hoạt động giải ngân cho các dự án đầu tư đã được cấp phép, giảm thiểu tối đa thủ tục hành chính nhằm phát huy tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp, đồng thời xem xét và làm thủ tục giải thể đối với các dự án không còn hoạt động. ▪ Đối với Cục ĐTNN, được sự quan tâm của Đảng ủy, Lãnh đạo Bộ, Vụ TCCB, năm 2009 Cục ĐTNN đã và đang tiếp tục kiện toàn, bổ sung đội ngũ cán bộ lãnh đạo ở cấp Cục và các đơn vị thuộc Cục. 1.1.2. Khó khăn. Năm 2009, cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới đang đẩy nền kinh tế Việt Nam tới nhiều thách thức khó lường, mặc dù kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN là khả quan, song thực tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức; cụ thể là: ▪ Thách thức lớn nhất với kinh tế Việt Nam năm 2009 là đối mặt với những tình huống tiềm ẩn khó lường của cơn bão khủng khoảng tài chính thế giới, các dư chấn của nó tiếp tục gây ra các tác động xấu đến tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam: thương mại, tài chính ngân hàng, đầu tư nước ngoài... Về thương mại, thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, các thị trường quan trọng như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu sức mua không còn như những năm trước. Hàng hoá Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hoá cùng loại của các nước Châu Á. Thị trường tài chính, ngân hàng có nhiều biến động khó lường về tỷ giá và lãi suất ngoại tệ trong đó đáng lưu ý là tỷ giá. Thị trường chứng khoán gặp rất nhiều khó khăn, luồng tiền đầu tư gián tiếp qua thị trường chứng khoán đó suy giảm... Việc huy động các nguồn vốn cho nền kinh tế cũng không thuận lợi như trước. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chững lại, dòng kiều hối không dồi dào như những năm trước... ▪ Một số lĩnh vực đầu tư có điều kiện chậm được hướng dẫn cụ thể đã gây lúng túng cho cơ quan quản lý đầu tư ở các địa phương cũng như cho nhà đầu tư trước khi quyết định đầu tư. Nhiều vấn đề hiện nay như đầu tư gián tiếp, trình tự, thủ tục mở chi nhánh, thanh lý, giải thể; chế độ báo cáo thống kê... chưa được hướng dẫn đầy đủ, hoặc chưa được sửa đổi phù hợp cũng làm giảm tiến độ tiếp nhận, triển khai dự án. ▪ Việc huy động các tiềm năng vào phát triển kinh tế những năm qua, không có một chiến lược ổn định và thống nhất; các nguồn lợi khoáng sản khai thác không theo một chiến lược dài hạn, nhiều khoáng sản ở nhiều địa phương như sắt, thiếc, vàng, ti tan, than đá, đá trắng, cát... đó bị khai thác không hiệu quả, thậm chớ cũng bị khai thác trộm, gây thất thoát lớn cho ngân sách quốc gia... Đặc biệt việc khai thác tiềm năng con người, tiềm năng lao động nhìn chung vẫn chưa hiệu quả. Lao động trẻ là thế mạnh của Việt Nam, nhưng đa số lại không được đào tạo, không có trình độ tay nghề khiến cho họ không tìm được việc làm, tình trạng này càng nặng nề thêm khi nền kinh tế suy giảm việc làm trong xã hội đang ít đi. Thách thức này không chỉ là thách thức của năm 2009 mà cũng là thách thức lâu dài. ▪ Việc phân cấp cho chính quyền các địa phương quản lý toàn diện hoạt động ĐTNN đã thể hiện tác động tích cực góp phần vào kết quả thu hút ĐTNN nhưng do chưa có chế tài về chế độ báo cáo thống kê, quy chế phối hợp trong công tác quản lý ĐTNN chưa được ban hành… nên đã gây trở ngại lớn cho công tác tổng hợp tình hình, thống kê kết quả ĐTNN trong phạm vi cả nước. Mặt khác, thời gian phân cấp vừa qua đã bộc lộ rõ sự hạn chế về năng lực cũng như trình độ quản lý của cán bộ làm công tác quản lý nói chung và công tác quản lý đầu tư nước ngoài nói riêng tại các địa phương. 1.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý của Cục năm 2009. Đến nay, theo kết quả đánh giá tổng hợp từ các đơn vị thuộc Cục, Chương trình công tác của Cục ĐTNN năm 2009 về cơ bản đã hoàn thành; một số đề án lớn đang trong giai đoạn triển khai đều đã được điều chỉnh về nội dung, tiến độ và đang được khẩn trương thực hiện để hoàn thành trong Quý I năm 2010. 1.2.1 Công tác xây dựng luật pháp, chính sách. Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng ban hành nhiều văn bản pháp luật quan trọng góp phần cải thiện môi trường đầu tư, tạo chuyển biến cơ bản trong công tác ĐTNN, trong đó tập trung vào việc: đổi mới, nâng cao hiệu quả của công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch; đẩy mạnh công tác xây dựng chính sách hướng vào mục tiêu tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, các dự án đang hoạt động; nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư; cụ thể là: - Chủ trì xây dựng trình Chính phủ ban hành Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP ngày 7/4/2009 về giải pháp thu hút và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới. Hiện nay Cục ĐTNN đang tổng hợp tình hình thực hiện Nghị quyết số 13/2009/NQ-CP của các Bộ, ngành, địa phương trên cả nước. - Chủ trì dự thảo đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, ngày 20/2/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định 236/QĐ-TTg phê duyệt đề án thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. - Tiếp tục triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản giai đoạn III, dự kiến giữa tháng 1/2010 sẽ tổ chức họp đánh giá giữa kỳ. - Tiếp tục chủ trì Tổ chuyên gia liên bộ làm việc với Nhóm Sản xuất và Phân phối (M&D) thực hiện rà soát và kiến nghị xử lý các vấn đề vướng mắc trong hoạt động ĐTNN. - Báo cáo Bộ Chính trị về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài và một số giải pháp cho những năm tiếp theo. - Chủ trì xây dựng Quy chế phối hợp giữa Trung ương và địa phương trong quản lý ĐTNN. - Chủ trì xây dựng báo cáo Thủ Tướng về tình hình ĐTNN vào VN sau 20 năm thực hiện Luật ĐTNN và 2 năm gia nhập WTO. - Chủ trì xây dựng đề án về quyền sở hữu của người nước ngoài đối với tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất tại Việt Nam trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ. - Đề xuất các cơ chế, chính sách liên quan đến ĐTNN và chủ trỡ, phối hợp với cỏc đơn vị khác trong việc xây dựng cơ chế, chính sách và văn bản pháp luật về ĐTNN; làm đầu mối tham gia góp ý các văn bản pháp luật của các đơn vị khác khi có yêu cầu. 1.2.2. Công tác tổ chức và công tác nội bộ 1.2.2.1. Công tác tổ chức Theo Quyết định số 521/QĐ-BKH ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Cục Đầu tư nước ngoài, cơ cấu tổ chức của Cục gồm: - Phòng Tổng hợp và Thông tin; - Phòng Chính sách; - Phòng Đầu tư nước ngoài; - Phòng Đầu tư ra nước ngoài. - Phòng Xúc tiến đầu tư; - Văn phòng; - Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Bắc; - Trung tâm Xúc tiến đầu tư miền Trung; - Trung tâm Xúc tiến đầu tư phía Nam. Theo Quyết định 558/QĐ-BKH ngày 28/04/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu biên chế hành chính năm 2009 cho các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ, Cục Đầu tư nước ngoài được giao 46 chỉ tiêu biên chế và 05 chỉ tiêu biên chế để thực hiện chế độ công chức dự bị. Theo Quyết định 616/QĐ-BKH ngày 13/05/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc giao chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng cho các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ năm 2009, các đơn vị sự nghiệp thuộc Cục Đầu tư nước ngoài được giao 55 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, cụ thể: - Trung tâm XTĐT phía Bắc: được giao 17 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 12 biên chế và 05 lao động hợp đồng. - Trung tâm XTĐT miền Trung: được giao 15 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 10 biên chế và 05 lao động hợp đồng. - Trung tâm XTĐT phía Nam: được giao 23 chỉ tiêu biên chế và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có 13 biên chế và 10 lao động hợp đồng. Như vậy, định biên của Cục Đầu tư nước ngoài (bao gồm cả 03 Trung tâm) là 106 chỉ tiêu. Tính đến nay, tổng số cán bộ, công chức, viên chức và hợp đồng hưởng lương ngân sách và hợp đồng không hưởng lương ngân sách thuộc Cục là 99 người, trong đó, lao động trong chỉ tiêu là 91 người, lao động ngoài chỉ tiêu là 08 người. Trong năm 2009, sự phối hợp công tác giữa Lãnh đạo chính quyền với Ban chấp hành Đảng bộ, Ban chấp hành công đoàn và Đoàn thanh niên của Cục thực hiện tốt. Nhìn chung, cán bộ, công chức trong Cục luôn cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, ngoại ngữ… Đoàn viên thanh niên trong Cục có nguyên vọng tha thiết phấn đấu vào đảng. Trong năm 2009, trong Cục chưa phát hiện trường hợp nào vi phạm pháp luật Nhà nước. Tình hình thực hiện Quyết định số 676/QĐ-BKH. Năm 2009 là năm thứ 3 Cục ĐTNN thực hiện phân cấp quản lý cán bộ, công chức theo Quyết định số 676/QĐ-BKH ngày 25/5/2009 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (trước đây là Quyết định 452/QĐ-BKH ngày 11/5/2007 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc phân cấp và quản lý cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư). Theo đó, Cục trưởng Cục ĐTNN được phân cấp chịu trách nhiệm toàn diện về nhân sự đối với công chức, viên chức thuộc đơn vị; quyết định đối với các chức danh lãnh đạo: Phó trưởng Phòng và tương đương thuộc cơ quan Cục và Phó Giám đốc Trung tâm trở xuống của các Trung tâm thuộc Cục. Nhìn chung được sự hỗ trợ và giúp đỡ của Vụ Tổ chức cán bộ, Cục đã thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các quy định về phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Cục theo Quyết định số 676/QĐ-BKH; chưa phát hiện có sai sót lớn trong quá trình thực hiện. Việc phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức của Cục đặc biệt là về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý; nâng lương… đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho Cục trong việc chủ động bố trí cán bộ và giải quyết chế độ chính sách cho cán bộ, công chức, viên chức của Cục nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 1.2.2.2. Về công tác tổ chức cán bộ. a. Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã hoàn thành công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của Cục ĐTNN; thực hiện các thủ tục liên quan đến việc bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo cho các Phòng thuộc Cục (ĐTNN, ĐTRNN, XTĐT, CS, VP), Trung tâm XTĐT phía Bắc, Trung tâm XTĐT phía Nam; làm thủ tục ký, chấm dứt hợp đồng lao động cho các cán bộ hợp đồng. Tuy nhiên, trong năm 2009 do cơ cấu tổ chức có nhiều biến động, lại thiếu cán bộ trong công tác tổ chức nhân sự nên Cục ĐTNN chưa hoàn thành việc xây dựng trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt dự thảo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Cục; sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của Cục cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới; b. Trong năm 2009, thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ, Cục xây dựng các Đề án về tổ chức như sau: - Đề án về nhân sự của Cục Đầu tư nước ngoài. Đề án đã được Đảng ủy, Lãnh đạo Cục phê duyệt và gửi Lãnh đạo Bộ. - Đề án bố trí, sắp xếp cán bộ của Cục ĐTNN theo chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới. c. Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã xử lý các vấn đề liên quan đến chế độ, chính sách cho người lao động theo đúng quy định hiện hành; cụ thể là: - Nâng lương theo kỳ hạn đối với các trường hợp cán bộ, công chức và hợp đồng của Cục theo đúng quy định hiện hành. - Làm thủ tục lên lương theo định kỳ cho cán bộ công chức thuộc Cục. - Làm thủ tục nghỉ hưu theo chế độ cho các cán bộ, công chức thuộc Cục. d. Cục ĐTNN hiện chỉ quản lý hồ sơ bảo hiểm của cán bộ, công chức của Cục. Đối với hồ sơ cán bộ, Cục chỉ lưu trữ một số loại hồ sơ sau đây: Hồ sơ bảo hiểm của cán bộ, công chức của Cục; Các quyết định tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm; Các quyết định nâng lương; Hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Hợp đồng lao động xác dịnh thời hạn; Các quyết định thuyên chuyển, điều động cán bộ trong nội bộ Cục; Hồ sơ góp ý dự án đầu tư nước ngoài; Hồ sơ góp ý dự án đầu tư ra nước ngoài; 1.2.3. Về công tác tài chính, quản trị. ▪ Cục ĐTNN là đơn vị quản lý, ba Trung tâm trực thuộc là đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng trên thực tế nguồn thu chưa đáng kể. Năm 2009, Cục tiếp tục được Bộ giao Dự toán ngân sách theo định mức chung của Bộ tài chính. Việc chi ngân sách của Cục thực hiện theo quy định, định mức của Bộ Tài chính và được giám sát bởi Kho bạc nhà nước và đơn vị dự toán cấp trên. Cục là đơn vị dự toán cấp II nên Dự toán ngân sách nhà nước hàng năm được đơn vị dự toán cấp I giao theo định mức của Bộ Tài chính dùng để chi các khoản như: thanh toán cá nhân, chi nghiệp vụ chuyên môn, chi mua sắm, sửa chữa nhỏ và chi khác. Tất cả các khoản thanh toán này đều được áp dụng theo định mức, tiêu chuẩn, theo quy định hiện hành trên tinh thần tiết kiệm. Trong năm 2009, công tác tài chính của Cục nặng hơn do phải tiếp nhận quản lý nguồn kinh phí theo Chương trình XTĐT quốc gia. Đối với kinh phí chi thường xuyên năm 2009 và kinh phí XTĐT của Bộ, Cục ĐTNN được Bộ cấp đủ và đã phân bổ cho các đơn vị theo nguyên tắc: trước hết bảo đảm đủ cho các khoản chi bắt buộc, gồm chi thanh toán cá nhân và các khoản chi bắt buộc khác như tiền thuê nhà và tiền sửa chữa nhà của Trung tâm miền Trung, tiền mua sắm tài sản được duyệt; số còn lại chia bình quân theo đầu người của từng đơn vị để chi cho chuyên môn nghiệp vụ và chi khác. ▪ Năm 2009 là năm đánh dấu sự cố gắng lớn của Cục ĐTNN trong việc quản lý tài sản và tăng cường cải tạo cơ sở vật chất của Cục ĐTNN. Được sự nhất trí cao của Đảng ủy, Lãnh đạo Cục và đơn vị trong Cục, trong năm 2009, Cục tiếp tục bổ sung các trang thiết bị làm việc cho các các Phòng và Trung tâm trực thuộc Cục đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của công tác chuyên môn. Hiện nay Cục đang quản lý và sử dụng 06 ô tô (trong đó Cục trực tiếp quản lý 02 ô tô; 04 ô tô giao cho các Trung tâm thuộc Cục quản lý và sử dụng), dùng để phục vụ các chuyến công tác của đơn vị. Việc sử dụng xe hợp lý, bảo đảm an toàn, đúng quy định của Nhà nước. Các tài sản thiết bị làm việc khác được giao cho các Trung tâm và các Phòng của Cục. 1.2.4. Về công tác hành chính, văn thư. Trong năm 2009 (chưa kể các trung tâm trực thuộc Cục), Cục ĐTNN đã nhận khoảng 4.700 công văn đến, trong đó Cục tiếp nhận trực tiếp 500 công văn, số còn lại tiếp nhận từ Văn phòng Bộ. Số liệu này chưa bao gồm các văn thư của các đơn vị trong Bộ gửi đến đề nghị xử lý và xin ý kiến. Cục ĐTNN đã xử lý trả lời trên 1.000 công văn đi.Việc quản lý hồ sơ bảo hiểm, hồ sơ cán bộ gặp rất nhiều khó khăn do thiếu phòng lưu trữ; cán bộ làm công tác cán bộ và lưu trữ hồ sơ đều kiêm nhiệm thêm các công tác hành chính, văn thư. II. CÔNG TÁC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI NĂM 2009. 2.1. Công tác quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư nước ngoài. Trong năm 2009, mặc dù chức năng, nhiệm vụ của Cục có những biến động nhất định nhưng tập thể Đảng ủy, Lãnh đạo và cán bộ công chức của Cục ĐTNN đã nỗ lực cố gắng, khắc phục mọi khó khăn hoàn thành tốt chương trình công tác năm 2009 liên quan đến công tác quản lý nhà nước đối với ĐTNN: ▪ Cục ĐTNN đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ tổ chức 02 đoàn kiểm tra về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước tại 02 địa phương lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Qua kiểm tra, đoàn đã phát hiện ra nhiều bất cập về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, đã có văn bản chấn chỉnh đến các địa phương. ▪ Cục ĐTNN đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức nhiều đoàn công tác thúc đẩy giải ngân nguồn vốn FDI tới các địa phương nhằm kịp thời nắm bắt tình hình đầu tư, tình hình thực hiện phân cấp, mục tiêu thu hút, thực hiện ĐTNN 2009 và tổng hợp các giải pháp thực hiện mục tiêu. Kết quả của những đoàn công tác nói trên đã góp phần quan trọng trong việc kịp thời nắm bắt tình hình cấp phép và triển khai thực hiện các dự án ĐTNN của các địa phương để kịp thời tham mưu cho Lãnh đạo Bộ trong công tác chỉ đạo, điều hành. ▪ Cục đã chủ trì tổ chức và tham gia các đoàn kiểm tra chuyên ngành trong các lĩnh vực quản lý đầu tư nước ngoài; kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật, cấp và thực hiện giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép khai thác khoáng sản của các doanh nghiệp hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản; kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp trồng rừng... Bên cạnh đó, Cục cũng chủ trì kiểm tra giải quyết vướng mắc ở một số địa bàn, dự án trọng điểm... ▪ Tích cực tham gia góp ý kiến về hồ sơ dự án và xử các vướng mắc, kiến nghị của các địa phương và doanh nghiệp. Năm 2009, Cục đã tiếp nhận trên 1.200 công văn của các địa phương xin ý kiến về dự án đầu tư nước ngoài. Cục đã phát hành khoảng 950 văn bản góp ý dự án và hướng dẫn thủ tục đầu tư, trong đó, riêng đối với các văn bản đóng dấu Cục là khoảng trên 300 công văn. Nhìn chung, việc xử lý vướng mắc, kiến nghị của Cục được thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công, đáp ứng các yêu cầu về thời gian xử lý văn bản theo quy định của Bộ. ▪ Tiếp tục triển khai thực hiện thí điểm cơ chế “một cửa” đối với đầu tư ra nước ngoài trong các khâu từ tiếp nhận hồ sơ, xem xét, thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, trả kết quả cho nhà đầu tư. Trong năm 2009, trung bình mỗi tháng Bộ phận “một cửa” tiếp khoảng 5-7 trường hợp nhà đầu tư đến liên hệ để nhờ hướng dẫn, giải đáp về thủ tục đầu tư và xây dựng hồ sơ dự án. Cục ĐTNN trực tiếp hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho nhà đầu tư. Nhìn chung, mọi nhà đầu tư đến liên hệ công tác tại Bộ phận “một cửa” đều được hướng dẫn tận tình về mọi vấn đề liên quan đề thủ tục đầu tư và chuẩn bị hồ sơ dự án. ▪ Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã làm thủ tục cấp phép cho 81 dự án do các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký (kể cả cấp mới và tăng vốn) trên 1,79 tỷ USD. ▪ Đối với các dự án ĐTNN vào Việt Nam, trong năm 2009, Cục ĐTNN đã trực tiếp tham gia thẩm tra và làm thủ tục cấp phép cho 4 dự án trong lĩnh vực dầu khí với số vốn đăng ký là 395,5 triệu USD. Ngoài ra, Cục ĐTNN cũng đã tiếp nhận hồ sơ do các địa phương gửi đến xin ý kiến (chủ yếu là các dự án đầu tư có điều kiện, các dự án có quy mô lớn...) của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Cục đã chuyển Vụ TĐGSĐT làm đầu mối xử lý và tham gia vào quá trình góp ý đối với các dự án nêu trên. 2.2. Công tác Xúc tiến đầu tư (XTĐT) Trong những năm gần đây, xúc tiến đầu tư đã trở thành một trong những hoạt động quan trọng của Cục Đầu tư nước ngoài, chiếm một khối lượng công việc lớn của Cục. Đến nay, Cục Đầu tư nước ngoài là đơn vị thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước. Trong năm 2009, Cục đã hoàn thành kế hoạch XTĐT được Lãnh đạo Bộ giao, cụ thể như sau: a. Chủ trì xây dựng và triển khai Chương trình XTĐT quốc gia và Chương trình XTĐT của Bộ hàng năm. Từ năm 2008, Cục ĐTNN được giao chủ trì xây dựng kế hoạch XTĐT quốc gia hàng năm. Cục ĐTNN đã làm đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành địa phương để xây dựng, tổng hợp trình Chính phủ phê duyệt chương trình XTĐT quốc gia, đồng thời theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình; kiến nghị những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai, điều chỉnh các họat động, đề xuất giải pháp nhằm phát huy hiệu quả của chương trình. Bên cạnh Chương trình XTĐT quốc gia, Cục ĐTNN là đầu mối theo dõi, tổng hợp tình hình triển khai thực hiện Chương trình XTĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kịp thời tham mưu, đề xuất Lãnh đạo Bộ điều chỉnh Chương trình XTĐT năm 2009 cho phù hợp với tình hình thực tế. Đến nay, toàn bộ chương trình XTĐT năm 2009 về cơ bản đã hoàn thành, các hoạt động không kịp triển khai đã kịp thời điều chỉnh về nội dung và tiến độ. b. Làm đầu mối tiếp xúc và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư. - Cục đã tiếp hàng trăm đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam; hướng dẫn các nhà đầu tư về thông tin, chính sách, môi trường đầu tư tại Việt Nam, thu xếp, hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp xúc với các bộ, ngành, địa phương để được hướng dẫn chi tiết về kế hoạch đầu tư và hỗ trợ các nhà địa phương trong việc tìm kiếm, tiếp xúc với các nhà đầu tư. - Là đầu mối tiếp xúc với các đại sứ quán, thương vụ, các tổ chức kinh tế quốc tế, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài để làm cầu nối quan hệ giữa các chính phủ và doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngòai với các doanh nghiệp trong nước... c. Làm đầu mối quản lý và hướng dẫn nhà đầu tư quản lý họat động của Bộ phận XTĐT tại các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài. Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và Lãnh đạo Bộ, trong năm 2009, Cục phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ trình Lãnh đạo Bộ cử 7 cán bộ công tác tại các địa bàn trọng điểm như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Hàn Quốc, Singapore, ả rập Xê út. Cục là đơn vị đầu mối thay mặt Bộ quản lý hoạt động của Bộ phận XTĐT tại nước ngoài; làm đầu mối tiếp nhận và cung cấp thông tin đối với các Bộ phận này. Trong năm qua, Cục đã hoàn thành dự thảo Quy chế quản lý và hoạt động của Bộ phận XTĐT tại nước ngoài và đang phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt Quy chế. d. Chủ trì tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị XTĐT lớn tại Việt Nam Việt Nam và tại nước ngoài. Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã chủ trì và phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều hoạt động hội nghị, hội thảo XTĐT trong và ngoài nước có quy mô lớn, mang tính chất liên ngành, liên vùng giữa các địa phương trong cả nước, cụ thể như sau: - Chủ trì, Phối hợp với Hội châu á (Asia Society) của Hoa Kỳ tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp Châu Á tại thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo đã thu hút đông đảo các nhà đầu tư lớn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ, qua đó khẳng định Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư. - Chủ trì, phối hợp với Hiệp hội hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia tổ chức Diễn đàn hợp tác thương mại đầu tư Mekông (GMS). - Chủ trì tổ chức Hội nghị đầu tư của Việt Nam vào Campuchia. - Chủ trì tổ chức Hội nghị XTĐT Việt - Lào tại Viêng Chăn theo chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2 nước. - Chủ trì tổ chức Hội thảo và khảo sát về các biện pháp phát huy tiềm năng kinh tế và tăng cường thu hút ĐTNN của Việt kiều. - Phối hợp với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Institutional Investor tổ chức thành công diễn đàn đầu tư việt Nam tại Hoa Kỳ; phối hợp với Bộ Ngọai giao tổ chức Diễn đàn Đầu tư nhân sự kiện "gặp gỡ Việt Nam" tại California. - Chủ trì tổ chức Đoàn XTĐT tại các nước và vùng lãnh thổ: Hoa Kỳ (tháng 9); Nhật Bản (tháng 3); Hàn Quốc (tháng 9); Đài Loan (tháng 12); chủ trì tổ chức đòan khảo sát đầu tư tại Nam Phi (tháng 11). - Phối hợp với EuroCham tổ chức Hội thảo và triển lãm công nghệ xanh Châu Âu tại Việt Nam (GreenBiz2009), góp phần giới thiệu với các nhà đầu tư Châu Âu về môi trường đầu tư và cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực cần sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường tại Việt Nam. e. Hỗ trợ các địa phương trong công tác xây dựng và triển trai các chương trình XTĐT. Trong năm 2009, các Trung tâm thuộc Cục đã phát huy tốt vai trò hỗ trợ, định hướng công tác xúc tiến cho các địa phương trong vùng, thông qua đó đã tăng cường tính chủ động của các địa phương trong việc thu hút ĐTNN; nhiều hoạt động, chương trình, hoạt động xúc tiến đầu tư theo quy mô cấp vùng đã được tổ chức thành công, được các địa phương và doanh nghiệp đánh giá cao; cụ thể là: - Đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn, tăng cường năng lực cho các cán bộ làm công tác XTĐT ở các địa phương theo chương trình công tác cũng như những hoạt động nằm ngoài chương trình công tác theo đề xuất của các địa phương. - Đã hỗ trợ các địa phương trong việc tổ chức các hoạt động XTĐT cũng như xây dựng các tài liệu XTĐT của địa phương, trong đó có nhiều hoạt động XTĐT có quy mô lớn, có tính chất liên vùng được tổ chức thành công như: Hội thảo XTĐT vào khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; Hội thảo XTĐT vào KCN và đô thị của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam; Hội thảo XTĐT vào các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Ninh Thuận, Phú Yên; Hội nghị XTĐT lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực cho các tỉnh Bắc Trung Bộ... - Các Trung tâm XTĐT của Cục đã phát huy được vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, định hướng cho các địa phương trong việc xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình XTĐT. - Đã triển khai có hiệu quả hoạt động XTĐT đối với một số đối tác, dự án cụ thể; tích cực tham gia vào việc hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình đầu tư vào Việt Nam. f. Xây dựng các ấn phẩm XTĐT. Trong năm 2009, Cục đã chủ trì xây dựng và in ấn một số ấn phẩm XTĐT để kịp cập nhật những thay đổi về các chính sách kinh tế vĩ mô và chuyên ngành tới nhà đầu tư; điển hình là phiên bản mới của Sách hướng dẫn đầu tư vào Việt Nam 2009, Sách về Chính sách thuế và ưu đãi thuế tại Việt Nam 2009; tạp chí về Lợi thế kinh doanh của Việt Nam phối hợp với tổ chức Business Advantage International của Australia. 2.3. Công tác hợp tác quốc tế. Đối với các hoạt động hợp tác quốc tế, trong năm 2009, Cục đó triển khai mạnh mẽ các hoạt động hợp tác quốc tế liên quan đến ĐTNN trong các khuôn khổ song phương, đa phương và khu vực; cụ thể là: a. Hợp tác đầu tư ASEAN: - Chủ trì việc đàm phán Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ACIA) và Danh mục bảo lưu của Hiệp định ACIA. Trải qua nhiều phiên đàm phán, Hiệp định ACIA đó được Thủ tướng Chính phủ và ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Cụng thương ký Hiệp định ngày 26/2/2009. Hiệp định đó được Chủ tịch nước phê chuẩn. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau khi tất cả 10 nước ASEAN phê chuẩn (hiện đã có 7 nước ASEAN phê chuẩn Hiệp định). Về Danh mục bảo lưu của Hiệp định, về cơ bản ta đó đàm phán xong nội dung danh mục chỉ còn chưa thống nhất được với ASEAN về bảo lưu đối với đầu tư của người thường trú và bảo lưu đầu tư sản xuất điện. Dự kiến trong các vòng đàm phán trong năm 2010, ta sẽ cố gắng thuyết phục ASEAN chấp nhận các bảo lưu này. - Chủ trì tổ chức thành công phiên họp Uỷ ban điều phối đầu tư Asean (CCI) lần thứ 43 tại Quảng Ninh vào tháng 7/2009. - Tham gia thảo luận tại nhiều phiên họp cấp Vụ và Bộ trưởng liên quan đến đầu tư như: Hội nghị các quan chức kinh tế cao cấp ASEAN (SEOM), Hội nghị Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM), Hội nghị Bộ trưởng đầu tư ASEAN... - Tham gia nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư chung của khu vực và các khóa đào tạo nâng cao năng lực cán bộ do các tổ chức quốc tế tài trợ cho ASEAN phối hợp với các tổ chức quốc tế tài trợ. b. Hợp tác đầu tư trong APEC: Cục ĐTNN đó tham gia tích cực các phiên họp của Nhóm Đầu tư (IEG), Ủy ban Đầu tư và Thương mại (CTI); tham gia rà soát khung pháp lý môi trường đầu tư tại Việt Nam. Đặc biệt, Cục chủ trì xây dựng và đề xuất dự án "thu hẹp khỏang cách về cơ sở hạ tầng trong các nền kinh tế APEC". Dự án đó được Ủy ban ngân sách APEC thông qua và cấp ngân sách thực hiện trong năm 2010. c. Hợp tác với Hoa Kỳ: Cục đó tham gia nhiều buổi tọa đàm với các đối với Hoa Kỳ thông qua các diễn đàn do Amcham, Hiệp hội châu á Hoa Kỳ, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - Asean tổ chức... Đặc biệt, tiếp tục triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy hợp tác với các đối tác Hoa Kỳ thông qua Hội đồng tư vấn Việt Nam - Hoa Kỳ về nâng cao khả năng cạnh tranh của Việt Nam, Cục đã chủ trì, phối hợp với BrooksBowerAsia tổ chức thành công phiên họp của Hội đồng Tư vấn với Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tại Hoa Kỳ; thông qua BrooksBowerAsia tiếp xúc với nhiều tập đòan lớn trong các lĩnh vực IT, viễn thông, cơ sở hạ tầng... để vận động đầu tư vào Việt Nam. d. Hợp tác với các đối tác Châu Âu : Cục đã duy trì việc tổ chức các cuộc gặp thường xuyên với Eurocham; phối hợp với Eurocham tổ chức sự kiện GreenBiz2009 và xây dựng gian hàng triển lãm của Cục ĐTNN tại sự kiện này; phối hợp với đại diện thương mại Pháp tổ chức gặp gỡ đối thoại với các doanh nghiệp Pháp; phối hợp với Thương Vụ Italia tại Việt Nam cập nhật tài liệu giới thiệu về Việt Nam bằng tiếng Í và tổ chức các hội thảo về ngành công nghiệp dệt may và chế biến thực phẩm tại Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh (dự công tác chuẩn bị đó xong nhưng hai hội thảo này được hoãn sang năm 2010 do quá ít doanh nghiệp Í đăng ký tham dự do khủng hoảng kinh tế); phối hợp với VCCI tổ chức các hội thảo thương mại đầu tư Việt – Nga tại Việt Nam và xây dựng phụ chương về hợp tác đầu tư Việt – Nga trên Bộ Đầu tư (đây là các hoạt động nhằm thực hiện kế hoạch hợp tác trung hạn về thương mại và đầu tư Việt - Nga. Cục ĐTNN đó phối hợp với các chuyên gia của tổ chức OECD và tổ công tác liên Bộ (Công thương, Tài chính) để hoàn thành báo cáo Đánh giá về Khung chính sách về đầu tư tại Việt Nam e. Hợp tác với Hàn Quốc: Tiếp tục triển khai thực hiện cơ chế hợp tác song phương với Hàn Quốc, thông qua các mô hình Nhóm công tác hỗn hợp Việt - Hàn nhằm mục tiêu chính là thúc đẩy các dự án đầu tư cụ thể theo đề xuất của các nhà đầu tư Hàn Quốc. Trên cơ sở biên bản ghi nhớ giữa Cục ĐTNN với KOTRA (Cơ quan xúc tiến đầu tư và thương mại Hàn Quốc) triển khai hoạt động bộ phận Korea Desk nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư Hàn Quốc tìm kiếm, thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam; tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Hàn Quốc. g. Hợp tác với Nhật Bản: - Tiếp tục duy trì và triển khai các hoạt động hợp tác với các Ngân hàng, các tổ chức XTĐT, XTTM của Nhật Bản; ký kết các thỏa thuận hợp tác các đối tác và các thành phố của Nhật Bản. Phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư Nhật Bản - Asean tổ chức nhiều đoàn XTĐT của Việt Nam tại Nhật Bản và nhiều đoàn khảo sát của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam. - Tiếp tục duy trì bộ phận hỗn hợp Japan Desk có chức năng hỗ trợ thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản và thúc đẩy các hoạt động XTĐT. Việc thực hiện thành công các mô hình hợp tác nói trên sẽ có hiệu quả thiết thực trong công tác XTĐT, góp phần thúc đẩy nguồn vốn ĐTNN từ các đối tác cụ thể. h. Hợp tác với Singapore: - Tiếp tục triển khai sáng kiến về kết nối 2 nền kinh tế Việt Nam – Singapore. i. Hợp tác với Trung Quốc - Đài Loan: - Tiếp tục phối hợp với đại sứ quán Trung quốc và Văn phòng Văn hóa Kinh tế Đài Bắc tổ chức nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo XTĐT, triển lãm đầu tư như : diễn đàn đầu tư thương mại tại Trựng Khánh,... k. Hợp tác với các đối tác khác: - Cục đó ký kết nhiều Thỏa thuận hợp tác xúc tiến đầu tư với nhiều đối tác trong và ngoài nước như: thỏa thuận hợp tác với Vietcombank, với VQ Partners (Hoa Kỳ), với Thương vụ Í... về xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Ngoài ra, Cục đó tham gia làm diễn giả nhiều Hội thảo quốc tế, diễn đàn đầu tư tại nước ngoài do các đối tác nước ngoài tổ chức, qua đó quảng bá môi trường đầu tư tại Việt Nam đến các nhà đầu tư nước ngoài. III. NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG TỒN TẠI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG NĂM 2009 3.1. Những tồn tại Trong năm 2009, Cục ĐTNN đã đạt được những thành tựu đáng kể, những bước tiến vượt bậc, hoàn thành cơ bản những chỉ tiêu mà cục đã đề ra trong năm 2009. Hoạt động của cục trong công tác quản lý, xúc tiến các hoạt động đầu tư đã tạo ra môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh, cải cách thủ tục hành chính đã tọa ra thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong triển khai hoạt động đầu tư, và làm cho tình hình đầu tư nước ngoài của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam ước tính khoảng 20 tỷ USD trong năm 2009, và đã cấp giấy phép cho 81 dự án cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 1.79 tỷ USD, đã thẩm tra và làm thủ tục cấp phép cho 04 dự án trong lĩnh vực dầu khí với số vốn đăng ký là 395.5 triệu USD. Đây là con số khá cao cho nền kinh tế đặc biệt là trong thời kỳ khủng hoảng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, thực tế triển khai chương trình công tác năm 2009 của Cục ĐTNN cũng cho thấy vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế sau đây: ▪ Về công tác tổng hợp: việc phân cấp triệt để về cấp Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý dự án đã tạo ra những khó khăn lớn trong quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình ĐTNN trong phạm vi cả nước. Khó khăn lớn nhất hiện nay trong công tác tổng hợp tình hình đầu tư là quy định về chế độ báo cáo thống kê, các trang thiết bị và hệ thống phần mềm chưa đáp ứng được yêu cầu; việc tổng hợp số liệu vẫn làm theo phương pháp thủ công nên xử lý chậm và mất rất nhiều thời gian, công sức. ▪ Về công tác xây dựng luật pháp chính sách: hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư, kinh doanh vẫn còn một số điểm thiếu đồng bộ và nhất quán giữa các luật như các luật chung và luật chuyên ngành. Vì vậy trên thực tế vẫn tạo ra các cách hiểu khác nhau gây rất nhiều khó khăn cho việc xem xét cấp giấy chứng nhận đầu tư cũng như hướng dẫn các doanh nghiệp xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án. ▪ Về công tác xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế: số lượng tài liệu XTĐT không nhiều, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin, tuyên truyền. Trong các hoạt động cụ thể, các hoạt động xúc tiến đầu tư có quy mô cấp vùng còn ít; việc thu xếp chương trình làm việc, đón tiếp các nhà đầu tư trong một số trường hợp còn thiếu chủ động, lúng túng. Trong thực tế, hiệu quả của công tác XTĐT phụ thuộc rất nhiều vào cơ sở dữ liệu thông tin về môi trường đầu tư, đối tác đầu tư, cơ hội đầu tư, hệ thống pháp luật chính sách liên quan đến đầu tư. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cho đến nay, quan hệ thường xuyên về cung cấp thông tin, tìm hiểu đối tác, địa bàn đầu tư giữa Cục ĐTNN với các cơ quan liên quan, đặc biệt là cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại của Việt Nam tại nước ngoài, VCCI, Cục Xúc tiến thương mại… chưa thực sự phát huy hiệu quả; các thông tin liên quan đến thị trường, đối tác đầu tư chưa được nghiên cứu và hệ thống hóa một cách đầy đủ. Các hạn chế chế phần nào đã ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công tác vận động, XTĐT. ▪ Về công tác nội bộ: trong năm 2009, đội ngũ cán bộ, công chức đã được bổ sung, đội ngũ cán bộ lãnh đạo Cục, lãnh đạo của các Phòng và Trung tâm thuộc Cục đã được kiện toàn nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu công việc. ▪ Về công tác hành chính, văn thư: Cục cũng đã phát hiện một số sai sót do khối lượng công việc phải xử lý quá lớn trong điều kiện lực lượng cán bộ thiếu và không đều tay. Bên cạnh đó, từ thực tiễn công tác, Cục ĐTNN đã đảm bảo việc điều hành tình hình triển khai thực hiện Chương trình công tác năm nhưng việc theo dõi được tình hình xử lý công văn đến hàng ngày của các đơn vị trong Cục vẫn còn yếu, do đó vẫn còn tình trạng công việc chậm xử lý. ▪ Về công tác tài chính: còn nhiều lúng túng trong quá trình triển khai một số trường hợp cụ thể. 3.2. Nguyên nhân của những tồn tại Chưa có các quy định về quản lý sau đầu tư, theo dõi tình hình đầu tư nước ngoài, đánh giá những mặt được, những mặt còn hạn chế trong thực trạng hoạt động đầu tư để có cơ sở sửa đổi bổ sung hoàn thiện luật pháp. Sự phối hợp của các ngành, cấp tìm hiểu thông tin về hoạt động đầu tư, giữa Cục với các cơ quan liên quan chưa có hiệu quả gây ra những khó khăn trong vấn đề xúc tiến hoạt động đầu tư. Chưa phân cấp rõ ràng cho từng phòng ban, chưa chú trọng đến vấn đề đội ngũ lao động cho các phòng ban. CHƯƠNG III : PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG NHỮNG NĂM TỚI CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. I. PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG NĂM 2010. Căn cứ thực tiễn công tác năm 2009 và những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra cho năm 2010, Cục ĐTNN đề xuất một số định hướng chủ yếu của chương trình công tác năm 2010 trong lĩnh vực ĐTNN như sau: 1.1. Tiếp tục tập trung cho việc giải ngân vốn ĐTNN. Yêu cầu cấp bách hiện nay trong công tác ĐTNN vẫn là tập trung thúc đẩy việc giải ngân nguồn vốn đăng ký. Do vậy, nhiện vụ hàng đầu của Cục ĐTNN trong năm 2010 là tập trung vào việc giải ngân nguồn vốn ĐTNN trên cơ sở phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành và địa phương liên quan theo hướng tập trung theo từng chuyên đề, giải quyết những điểm nóng. 1.2. Về luật pháp, chính sách. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, trong đó, đặc biệt chú trọng việc rà soát các thủ tục về đầu tư và các mẫu văn bản áp dụng trong thủ tục đầu tư để đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp. - Cập nhật bộ tài liệu về các quy định của pháp luật liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh có điều kiện thành bộ tài liệu hướng dẫn (được cập nhật định kỳ) để tạo điều kiện thuận trong quá trình áp dụng. - Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản Giai đoạn III. - Xây dựng Quyết định của Chính phủ quy định về công tác xúc tiến đầu tư. - Sửa đổi, bổ sung Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. - Xây dựng danh mục bảo lưu thực hiện Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN. - Rà soát, đánh giá toàn diện về phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 1.3. Về quản lý nhà nước. - Đổi mới và tăng cường năng lực cho công tác thu thập, tổng hợp thông tin, đánh giá hiệu quả đầu tư, nghiên cứu chuyên đề về ĐTNN, ĐTRNN nhằm bảo đảm cho việc nắm bắt kịp thời thông tin về tình hình đầu tư trên phạm vi cả nước, phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và công tác xúc tiến đầu tư. - Thực hiện tốt cơ chế "một cửa" đối với đầu tư ra nước ngoài. - Tăng cường rà soát công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư; kiểm tra, giám sát tình hình cấp phép và quản lý nhà nước đối với ĐTNN, của các địa phương nhằm giúp Bộ thực hiện thẩm quyền quản lý nhà nước ở tầm vĩ mô về ĐTNN trên phạm vi cả nước. - Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm soát sau cấp giấy chứng nhận đầu tư nhằm hướng dẫn việc thực hiện đúng pháp luật và ngăn chặn các vi phạm pháp luật; Tiếp tục đẩy mạnh công tác chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. 1.4. Về xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế. - Tiếp tục đổi mới công tác xúc tiến đầu tư phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng thu hút ĐTNN trong thời gian tới theo hướng: tăng cường quản lý Nhà nước về XTĐT; nâng cao chất lượng các dịch vụ phục vụ cho công tác XTĐT; chú trọng xúc tiến đầu tư theo các đối tác, dự án cụ thể. - Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường, đối tác đầu tư để phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư cũng như hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài; tăng cường hơn nữa các hoạt động tập huấn, đào tạo, tăng cường năng lực về công tác xúc tiến đầu tư. Nghiên cứu thu thập thông tin về khả năng cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút ĐTNN. - Xây dựng và triển khai thực hiện chương trình xúc tiến ĐTNN hàng năm sử dụng ngân sách nhà nước của Bộ. - Tổng hợp, xây dựng và theo dõi thực hiện chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia, thông qua đó nhằm thống nhất quản lý nhà nước đối với hoạt động xúc tiến đầu tư trên phạm vi cả nước. - Tăng cường hợp tác phối hợp giữa các cơ quan XTĐT ở các cấp giữa trong nước với các cơ quan ngoại giao ở nước ngoài, đồng thời, nâng cao chất lượng tài liệu, cán bộ, kỹ thuật cho XTĐT. 1.5. Về công tác nội bộ. Trong năm 2010, Cục ĐTNN xác định việc ổn định công tác nội bộ theo chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức mới là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu nhằm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Theo đó, Cục sẽ tập trung triển khai các công việc sau đây: - Xây dựng và ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của các Phòng và Văn phòng thuộc Cục - Xây dựng và trình Lãnh đạo Bộ ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của các Trung tâm trực thuộc Cục. - Tiếp tục kiện toàn, bố trí lại cán bộ của Cục và các Trung tâm trực thuộc Cục theo cơ cấu tổ chức mới. II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH NĂM 2010 CỦA CỤC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI. 1.Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, thực hiện công tác hậu kiểm đánh giá những mặt hạn chế và những mặt đạt được trong hoạt động đầu tư từ đó từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam. Sửa đổi và bổ sung nghị quyết 78/2006/NĐ-CP quy định về ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam. Rà soát, đơn giản hóa thủ tục đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư 2. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư năm 2010. Làm tốt công tác thực hành tiết kiệm, phòng chống tham nhũng, lãng phí. Phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 3. Hoàn thiện công tác thu thập thông tin, đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư, thực hiện cơ chế một cửa cho đầu tư ra nước ngoài. 4. Nâng cao hoạt động xúc tiến đầu tư theo định hướng đầu tư nước ngoài, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế. Đồng thời với hoạt động đầu tư ra nước ngoài cần kết hợp với các hoạt động của các đại diện bên nước ngoài để tổ chức tốt công tác xúc tiến. 5. Đảng ủy, Lãnh đạo Cục tiếp tục phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ báo cáo Lãnh đạo Bộ, kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo các đơn vị thuộc Cục, có được cơ cấu tổ chức quản lý để tiếp tục hoạt động, thực hiện nhiệm vụ được giao. Trên cơ sở tiếp tục hoàn thiện ban hành quyết định về cơ cấu chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban của Cục. 6. Tăng cường sự phối hợp của các phòng ban, tham khảo ý kiến, học hỏi kinh nghiệm, tích cực trong việc hợp tác và tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà Cục phụ trách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2010. KẾT LUẬN Như vậy, với vị trí và quyền hạn được giao, Cục Đầu tư nước ngoài đã thực hiện tốt chức năng của mình là quản lý nhà nước trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài, đóng góp to lớn vào thành tựu lớn lao của đất nước trong thời gian qua. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của mình, Cục cũng còn có nhiều khó khăn và tồn tại, đòi hỏi phải thực hiện các giải pháp một cách cụ thể và thiết thực. Có như vậy, mới phát huy vai trò đắc lực của Cục đối với Bộ cũng như vai trò quản lý và tham mưu của Bộ với Thủ tướng Chính phủ, góp phần đưa nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển ổn định và bền vững.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26862.doc
Tài liệu liên quan