Báo cáo Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Xăng dầu Quân đội

Được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng kế toán tài chính Công ty Xăng dầu Quân đội, em đã có điều kiện được nắm bắt, thâm nhập thực tế Công ty, củng cố, hoàn thiện những lý luận tiếp thu từ nhà trường và từ đó có được những kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán, giúp ích cho chuyên ngành Kiểm toán. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và chuyên môn của bản thân cũng như thời gian thực tế bị hạn chế nên bài luận văn của em không thể giải quyết triệt để những vấn đề liên quan và cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo, các anh chị Phòng Kế toán tài chính và tất cả các bạn đọc quan tâm đến vấn đề nghiên cứu trong bài viết này.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực trạng tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty Xăng dầu Quân đội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
toán các công cụ nợ của đơn vị khác trong kì báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này không bao gồm tiền thu từ bán công cụ nợ được coi là các khoản tương đương tiền và bán các công cụ nợ vì mục đích thương mại. Số liệu của chỉ tiêu này dựa trên sổ kế toán thu tiền sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán TK 128, 228 chi tiết thu hồi tiền cho vay, TK 121 chi tiết số tiền thu do bán lại các công cụ nợ như trái phiếu, tín phiếu, kì phiếu,… Tiền chi đầu tư vốn vào đơn vị khác (Mã số 25): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi ra trong kì báo cáo để đầu tư góp vốn vào đơn vị khác trong kì báo cáo, bao gồm tiền chi đầu tư vốn dưới hình thức mua cổ phiếu, góp vốn vào công ty con, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát,… không bao gồm tiền chi mua cổ phiếu vì mục đích thương mại. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiết chi tiền trong kì báo cáo sau khi đối chiếu với sổ kế toán các Tk 221, 222, 223, 228 chi tiết đầu tư cổ phiếu, góp vốn vào đơn vị khác trong kì báo cáo và được ghi âm. Tiền thu hồi đầu tư vốn vào đơn vị khác (mã số 26): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu từ việc thu hồi các khoản đầu tư vốn vào đơn vị khác do bán hoặc thanh lí các khoản vốn đã đầu tư vào đơn vị khác trong kì báo cáo (không bao gồm tiền thu do bán cổ phiếu đã mua vì mục đích thương mại). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các TK 221, 222, 223, 228, 131 chi tiết đầu tư vốn vào đơn vị khác trong kì báo cáo. Thu lãi tiền cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia (Mã số 27): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã thu về các khoản tiền lãi vay, lãi tiền gửi, lãi từ mua và nắm giữ các công cụ nợ, cổ tức và lợi nhuận nhận được từ góp vốn vào đơn vị khác trong kì báo cáo. số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các TK 515, 121, 221, 222, 223, 128, 228 và các TK có liên quan khác trong kì báo cáo. Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” (Mã số 30): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào và tổng số tiền chi ra từ hoạt động đầu tư trong kì báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu chỉ tiêu từ mã số 21 đến mã số 27. Nếu số liệu này là số âm thì sẽ được ghi âm. Phần III: Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính: Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vôn góp của chủ sở hữu (Mã số 31): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã thu do các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn dưới các hình thức phát hành cổ phiếu thu bằng tiền (số tiền thực tế theo giá phát hành), tiền thu góp vốn bằng tiền của chủ sở hữu, tiền do Nhà nước cấp vốn trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản vay và nợ được chuyển thành vốn cổ phần hoặc nhận vốn góp của các chủ sở hữu bằng tài sản. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán TK 411 chi tiết vốn góp của chủ sở hữu trong kì báo cáo. Tiền chi trả vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành (Mã số 32): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả do hoàn lại vốn góp cho chủ sở hữu của doanh nghiệp dưới các hình thức hoàn trả bằng tiền hoặc mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp đã phát hành bằng tiền để huỷ bỏ hoặc sử dụng làm cổ phiếu quỹ trong kì báo cáo. (Đối với doanh nghiệp nhà nước tổng số tiền nộp khấu hao cơ bản cho ngân sách Nhà nước cũng được phản ánh vào chỉ tiêu này). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các TK 411 và 419 và được ghi âm. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được (Mã số 33): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền doanh nghiệp đã nhận được do đi vay các ngân hàng, các tổ chức tài chính, các đối tượng khác trong kì báo cáo. đối với các khoản vay bằng trái phiếu, số tiền đã thu được phản ánh theo thực thu (bằng mệnh giá trái phiếu điều chỉnh với các khoản chiết khấu, phụ trội trái phiếu hoặc trả lãi trái phiếu trả trước). Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền, các tài khoản phải trả (số tiền vay thực nhận đã chuyển trả trực tiếp các khoản nợ) trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản 311, 341, 342, 343 và các tài khoản khác có liên quan trong kì báo cáo. Tiền chi trả nợ gốc vay (Mã số 34): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã trả cho các khoản nợ gốc vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ thuê tài chính của ngân hàng, tổ chức tài chính và các đối tượng khác trong kì báo cáo. số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền, sổ kế toán TK 131 – số tiền đã thu từ khách hàng chuyển trả trực tiếp nợ vay trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các TK 311, 315, 341, 342, 343 và được ghi âm. Tiền chi trả nợ thuê tài chính (Mã số 35): Chỉ tiêu này phản ánh số tiền đã chi trả khoản nợ thuê tài chính trong kì báo cáo. số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền, sổ kế toán Tk 131 – số tiền đã thu từ khách hàng chuyển trả trực tiếp nợ thuê tài chính trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các Tk 315, 342 chi tiết thuê tài chính và được ghi âm. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu (Mã số 36): Chỉ tiêu này phản ánh tổng số tiền đã chi trả cổ tức và lợi nhuận cho các chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kì báo cáo. số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền, trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các Tk 421, 338 chi tiết số tiền đã trả về cổ tức và lợi nhuận. Số liệu chỉ tiêu này được ghi âm. Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính” (Mã số 40): Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động tài chính trong kì báo cáo. số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 31 đến mã số 36. Nếu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi trong ngoặc đơn. - Lưu chuyển tiền thuần trong kì (Mã số 50): Phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào so với tổng số tiền chi ra từ ba hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Mã số 50 = mã số 20 + mã số 30 + mã số 40 Nếu số liệu của chỉ tiêu này là số âm thì ghi trong ngoặc đơn. - Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền đầu kì” (Mã số 60): Chỉ tiêu nàyđược lập căn cứ vào số dư của tiền và tương đương tiền đầu kì báo cáo, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và số dư các khoản tương đương tiền đầu kì lấy trên sổ kế toán chi tiết các TK 121 - chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn thoã mãn định nghĩa là tương đương tiền. - Chỉ tiêu “ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ” (Mã số 61): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng số chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kì của tiền và các khoản tương đương tiền bằng ngoại tệ tại thời điểm cuối kì báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán các TK 111,112, 113, 121 (chi tiết các khoản đầu tư ngắn hạn thoả mãn định nghĩa là tương đương tiền) sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán TK 413 chênh lệch tỉ giá hối đoái trong kì báo cáo. - Chỉ tiêu “Tiền và tương đương tiền cuối kì” (Mã số 70): Chỉ tiêu này được tính bằng cách tổng cộng của chỉ tiêu mã số 50, 60 và 61. B. Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp gián tiếp: Theo phương pháp này báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập bằng cách điều chỉnh lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp của hoạt động sản xuất kinh doanh khỏi ảnh hưởng của các khoản mục không phải bằng tiền, các thay đổi trong kì của hàng tồn kho, các khoản phải thu, phải trả từ hoạt động kinh doanh và các khoản mà ảnh hưởng về tiền của chúng thuộc hoạt động đầu tư, gồm: Các khoản chi không bằng tiền, như: khấu hao TSCĐ, dự phòng,… Các khoản lãi lỗ không phải bằng tiền như: lãi lỗ chênh lệch tỉ giá hối đoái chưa thực hiện,… Các khoản lãi lỗ được phân loại là luồng tiền từ hoạt động đầu tư như: lãi lỗ về thanh lí nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư, tiền lãi lỗ cho vay, lãi tiền gửi, cổ tức và lợi nhuận được chia,… Chi phí lãi vay đã ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kì. Luồng tiền từ hoạt động kinh doanh được điều chỉnh với sự thay đổi vốn lưu động, chi phí trả trước dài hạn và các khoản phải thu, chi khác từ hoạt động kinh doanh như: Các thay đổi trong kì báo cáo của khoản mục hàng tồn kho, các khoản phải thu, các khoản phải trả từ hoạt động kinh doanh. Các thay đổi của chi phí trả trước. Lãi tiền vay phải trả. Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh. Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh. Phần II “Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư” và “Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính” được lập tương tự theo phương pháp trực tiếp. ở đây chúng ta chỉ nêu cách lập và nội dung các chỉ tiêu của phần I “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” Phần I: Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu “ Lợi nhuận trước thuế” (Mã số 01): Chỉ tiêu này được lấy từ chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế” (Mã số 50)trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kì báo cáo. Nếu số liệu của chỉ tiêu này là số âm (bị lỗ) thì sẽ được ghi trong ngoặc đơn (ghi âm). Điều chỉnh các khoản: Khấu hao tài sản cố định (Mã số 02): Chỉ tiêu này phản ánh số khấu hao TSCĐ đã trích được ghi nhận vào Báo cáo kết quả kinh doanh trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào số khấu hao TSCĐ đã trích trong kì trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ và sổ kế toán các tài khoản có liên quan. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Tổng lợi nhuận trước thuế”. Các khoản dự phòng (Mã số 03): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản dự phòng giảm giá đã lập đã ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 129 “Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn”, TK 139 “Dự phòng phải thu khó đòi”, TK 159 “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”, TK 229 “Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn” sau khi đối chiếu với các tài khoản có liên quan. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”. Trường hợp khoản dự phòng nêu trên được hoàn nhập ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kì báo cáo thì chỉ tiêu này phải được trừ vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” và ghi âm. Lãi (lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện (Mã số 04): Chỉ tiêu này phản ánh số lãi (hoặc lỗ) chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế trong kì báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán TK 515 – chi tiết phần lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kì báo cáo hoặc sổ kế toán TK 635 – chi tiết phần lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục có gốc ngoại tệ cuối kì báo cáo do đã ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính trong kì báo cáo. Số liệu chỉ tiêu này nếu lãi sẽ được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”(Mã số 01) và được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn, ngược lại nếu lỗ được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”. Lãi lỗ từ hoạt động đầu tư (Mã số 05): Chỉ tiêu này phản ánh lãi hoặc lỗ phát sinh trong kì đã được phản ánh vào lợi nhuận trước thuế nhưng được phân loại thuộc luồng tiền hoạt động đầu tư. Chỉ tiêu này bao gồm lãi (lỗ) từ bán, thanh lý TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn mà doanh nghiệp mua và nắm giữ vì mục đích đầu tư, như: lãi, lỗ bán BĐS đầu tư; lãi, lỗ bán các khoản đầu tư vốn (đầu tư vốn vào công ty con, công ty liên kết, thu hồi vốn vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và các khoản đầu tư dài hạn khác); lãi cho vay,… (không bao gồm lãi lỗ mua bán chứng khoán vì mục đích thương mại. Số liệu chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các Tk 635, 811, 515, 711 chi tiết phần lãi lỗ được xác định là luồng tiền từ hoạt động đầu tư trong kì báo cáo. Và nếu lãi sẽ được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”(Mã số 01) và được ghi âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn, ngược lại nếu lỗ được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”. Chi phí lãi vay (Mã số 06): Chỉ tiêu này phản ánh chi phí lãi vay đã ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trong kì báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào sổ kế toán Tk 635 “Chi phí tài chính” (chi tiết chi phí lãi vay được ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh) trong kì báo cáo, sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các TK có liên quan, hoặc căn cứ vào chỉ tiêu “Chi phí lãi vay” trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Số liệu chỉ tiêu này sẽ được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế”. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động (Mã số 08): Chỉ tiêu này phản ánh luồng tiền được tạo ra từ hoạt động kinh doanh trong kì báo cáo sau khi đã loại trừ ảnh hưởng của các khoản mục thu nhập và chi phí không phải bằng tiền. Chỉ tiêu này được lập bằng cách lấy chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế TNDN” cộng hoặc trừ các khoản điều chỉnh (Mã số 08 = 01+02+03+04+05+06). Nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi âm trong ngoặc đơn. Chỉ tiêu “Tăng, giảm các khoản phảI thu”(Mã số 09): chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kì và số dư đầu kì của các tài khoản phải thu trong sổ Cái có liên quan đến hoạt động kinh doanh như TK 131 (dư Nợ); TK 331 (dư Nợ), TK 133, 136, 138, 141 trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải thu liên quan đến hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính như phải thu về lãi cho vay, phải thu về cổ tức và lợi nhuận được chia, phải thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư,… Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kì nhỏ hơn tổng các số dư đầu kì. Ngược lại, số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi âm trong ngoặc đơn nếu tổng số dư cuối kì lớn hơn tổng các số dư đầu kì. Chỉ tiêu “Tăng giảm hàng tồn kho” (Mã số 10): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kì với số dư đầu kì của các TK hàng tồn kho (không bao gồm số dư TK dự phòng giảm giá HTK và không bao gồm số dư HTK dùng cho hoạt động đầu tư), bao gồm TK 151, 152, 153, 154, 155, 156, 157, 158. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kì nhỏ hơn tổng các số dư đầu kì. Ngược lại số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi âm nếu tổng các số dư cuối kì lớn hơn tổng các số dư đầu kì. Chỉ tiêu “Tăng, giảm các khoản phảI trả”(Mã số 11): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kì và số dư đầu kì của các Tk Nợ phải trả trong sổ Cái có liên quan đến hoạt động kinh doanh như TK 331 (dư Có), TK 131 (dư Có), TK 333, TK 334, TK 335, TK336, TK 338. Chỉ tiêu này không bao gồm các khoản phải trả về thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản phải trả về lãi tiền vay, các khoản phải trả về lãi tiền vay, các khoản phải trả liên quan đến hoạt động đầu tư (mua sắm, xây dựng TSCĐ,….) và hoạt động tài chính (vay, nợ ngắn hạn, dài hạn,…). Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kì lớn hơn tổng số dư đầu kì. Ngược lại nếu tổng số các số dư cuối kì nhỏ hơn số dư đầu kì nhỏ hơn số dư đầu kì thì số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi âm. Chỉ tiêu “Tăng giảm chi phí trả trước” (Mã số 12): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào tổng các chênh lệch giữa số dư cuối kì với số dư đầu kì của TK 142 “Chi phí trả trước” và TK 242 “Chi phí trả trước dài hạn”. Số liệu chỉ tiêu này được cộng vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” nếu tổng các số dư cuối kì nhỏ hơn tổng số dư đầu kì. Ngược lại nếu tổng số các số dư cuối kì lớn hơn số dư đầu kì nhỏ hơn số dư đầu kì thì số liệu chỉ tiêu này được trừ vào số liệu chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi âm. Chỉ tiêu “Tiền lãi vay đã trả” (Mã số 13): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 111,112 phần chi tiền để trả lãi tiền vay, số kế toán TK 131 số tiền thu nợ chuyển trả trực tiếp tiền lãi vay trong kì báo cáo, sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các Tk 142, 242, 635, 241, … chi tiết tiền lãi vay trả trước, tiền lãi vay phát sinh trả ngay trong kì, lãi tiền vay còn nợ kì trước trả trong kì này. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi âm. Chỉ tiêu “Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp” (Mã số 14): Chỉ tiêu này được lập căn cứ vào sổ kế toán các TK 111, 112, 113 (phần chi nộp thuế TNDN), sổ kế toán TK 131 (số tiền thu nợ chuyển nộp trực tiếp thuế TNDN) trong kì báo cáo, sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán TK 333 chi tiết số tiền đã chi để nộp thuế thu nhập daonh nghiệp trong kì. Số liệu chỉ tiêu này được trừ vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” và được ghi âm. Chỉ tiêu “Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh” (Mã số 15): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh ngoài các khoản đã nêu trên ở các mã số từ 01 đến 14 như tiền thu do nhận ký cược ký quỹ, thu hồi tiền ký cược ký quỹ, tiền thu từ kinh phí sự nghiệp,… trong kì báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán thu tiền trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếuvới sổ kế toán các TK có liên quan trong kì báo cáo và được cộng vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động” Chỉ tiêu “Tiền chi khác từ hoạt động kinh doanh” ( Mã số 16): Chỉ tiêu này phản ánh các khoản tiền chi khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh ngoài các khoản đã nêu ở các mã số từ 01 đến 14 như tiền đưa đi ký cược, ký quỹ; tiền chi trực tiếp từ quỹ khen thưởng, phúc lợi; tiền chi trực tiếp từ các quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu,… Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này lấy từ sổ kế toán chi tiền trong kì báo cáo sau khi đã đối chiếu với sổ kế toán các tài khoản có liên quan trong kì báo cáo và được trừ vào chỉ tiêu “Lợi nhuận kinh doanh trước những thay đổi vốn lưu động”. Chỉ tiêu “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh (Mã số 20): Chỉ tiêu này phản ánh chênh lệch giữa tổng số tiền thu vào với tổng số tiền chi ra từ hoạt động kinh doanh trong kì báo cáo. Số liệu này được tính bằng tổng cộng số liệu các chỉ tiêu từ mã số 08 đến mã số 16. nếu số liệu chỉ tiêu này là số âm thì sẽ được ghi âm. Mã số 20 = mã số 08+09+10+11+12+13+14+15+16. Ví dụ: Công ty Xăng dầu quân đội sử dụng phương pháp lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ là phương pháp gián tiếp: Công ty Xăng dầu quân đội Địa chỉ: Hà Nội BÁO CÁO TÀI CHÍNH Cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2007 BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (Theo phương pháp gián tiếp) Năm 2007 Đơn vị tính: VND CHỉ TIÊU Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh 1. Lợi nhuận trước thuế 01 860,422,612 112,374,694 2. Điều chỉnh cho các khoản: - Khấu hao tài sản cố định 02 141,081,308 39,210,198 - Các khoản dự phòng 03 - - - Lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện 04 - - - Lãi, lỗ từ hoạt động đầu tư 05 (129,797,677) (859,594) - Chi phí lãi vay 06 - - 3. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trước thay đổi vốn lưu động 08 871,706,243 150,725,298 - Tăng, giảm các khoản phải thu 09 (5,206,754,464) (689,439,049) - Tăng, giảm hàng tồn kho 10 (874,451,812) (58,142,979) - Tăng, giảm các khoản phải trả 11 (1,777,344,700) 176,400,448 - Tăng, giảm chi phí trả trước 12 (126,082,333) 66,846,384 - Tiền lãi vay đã trả 13 - - - Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp 14 (38,702,381) (8,400,000) - Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh 15 123,502,772 - - Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh 16 (27,006,667) - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 20 (7,055,133,342) (362,009,898) II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư 1. Tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 21 (7,337,707,836) (562,645,816) 2. Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác 22 - - 3. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác 23 - - 4. Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác 24 - - 5. Tiền chi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 25 - - 6. Tiền thu hồi đầu tư, góp vốn vào đơn vị khác 26 - - 7. Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia 27 129,797,677 859,594 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư 30 (7,207,910,159) (561,786,222) III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính 1. Tiền thu nhận góp vốn của chủ sở hữu 31 12,220,000,000 950,000,000 2. Tiền chi trả góp vốn cho các chủ sở hữu 3. Tiền vay ngắn hạn, dài hạn nhận được 33 2,414,838,942 - 4. Tiền chi trả nợ gốc vay 34 - - 5. Tiền chi trả nợ thuê tài chính 35 - - Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 40 14,634,838,942 950,000,000 Lưu chuyển tiền thuần trong năm 50 371,795,441 26,203,880 Tiền và tương đương tiền đầu năm 60 V.1 67,440,628 41,236,748 ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ 61 - - Tiền và tương đương tiền cuối năm 70 V.1 439,236,069 67,440,628 Lập, ngày 30 tháng 03 năm 2008 Kế toán trưởng Giám đốc 2.3.4. Bản thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo tài chính tổng quát nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kì báo cáo mà chưa được trình bày đầy đủ chi tiết hết trong các báo cáo tài chính khác. Căn cứ chủ yếu để lập bản thuyết minh báo cáo tài chính là: Các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết kì báo cáo. Bảng cân đối kế toán kì báo cáo. Báo cáo kết quả hoạt kinh doanh kì báo cáo. Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước. Tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu khác có liên quan. Yêu cầu khi lập bản thuyết minh báo cáo tài chính cần phải tuân thủ các quy định sau: . Đưa ra các thông tin về cơ sở lập các báo cáo tài chính và các chính sách kế toán cụ thể được chọn và áp dụng đối với các giao dịch và các sự kiện quan trọng. . Trình bày các thông tin theo các quy định của các chuẩn mực kế toán mà chưa được trình bày trong các báo cáo tài chính khác. . Cung cấp thông tin bổ sung chưa được tình bày trong báo cáo tài chính khác nhưng lại cần thiết cho việc trình bày trung thực và hợp lý. . Phần trình bày bằng lời văn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Phần trình bày bằng số liệu phảI đảm bảo thống nhất với số liệu trên các báo cáo tài chính khác. Mỗi khoản mục trong Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cần được đánh dấu dẫn tới các thông tin liên quan trong bản thuyết minh báo cáo tài chính. Ví dụ: BẢN THUYẾT MINH BÁO CÁO TÀI CHÍNH Năm 2007 ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP Hình thức sở hữu vốn : Nhà nước. 2. Lĩnh vực kinh doanh : Sản xuất, kinh doanh, sữa chữa, nhập khẩu trực tiếp xăng dầu và khí tài xăng dầu. Ngành nghề kinh doanh : - Xuất nhập khẩu trực tiếp xăng, dầu, mỡ phục vụ Quốc phòng và kinh tế. - Xuất nhập khẩu khí tài xăng dầu (máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng vật tư ngành xăng dầu). - Sản xuất, sửa chữa các sản phẩm của ngành xăng dầu, xây lắp các kho bể chứa xăng dầu ( kết cấu thép ), sản xuất kinh doanh các mặt hàng cơ khí. - Xây dựng hoàn chỉnh các công trình xăng dầu, trạm cấp phát, cửa hàng bán lẻ xăng dầu với hệ thống công nghệ hoàn chỉnh. - Sản xuất sản phẩm công nghiệp chuyên ngành giao thông vận tải. Hiện nay Công ty xăng dầu Quân đội tập trung sản xuất kinh doanh vào ba lĩnh vực sau: + Xây dựng hoàn chỉnh các công trình xăng dầu trong và ngoài quân đội. + Bảo đảm xăng dầu cho quân đội và kinh doanh xăng dầu, mỡ + Sản xuất bồn bể chứa nhiên liệu, van bơm, các trang thiết bị chuyên ngành xăng dầu và lắp đặt xe xi téc chở xăng dầu. Đây là mặt hàng truyền thống Công ty cung cấp hầu hết các nhu cầu cho toàn ngành xăng dầu Quân đội. II. NĂM TÀI CHÍNH, ĐƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TRONG KẾ TOÁN Năm tài chính Năm tài chính của Công ty bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (VND). III. CHUẨN MỰC VÀ CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN ÁP DỤNG Chế độ kế toán áp dụng Công ty áp dụng Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam. Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán Ban Giám đốc đảm bảo đã tuân thủ đầy đủ yêu cầu của các Chuẩn mực kế toán và Chế độ Kế toán Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành trong việc lập Báo cáo tài chính. Hình thức kế toán áp dụng Công ty sử dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. IV. CÁC CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ÁP DỤNG Cơ sở lập Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính được trình bày theo nguyên tắc giá gốc. Hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Giá gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp giá bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được ghi nhận theo hóa đơn, chứng từ. Tài sản cố định hữu hình Tài sản cố định được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ các chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó. Các chi phí không thỏa mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí trong kỳ. Khi tài sản cố định được bán hay thanh lý, nguyên giá và khấu hao lũy kế được xóa sổ và bất kỳ khoản lãi lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí trong kỳ. Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính phù hợp với hướng dẫn tại Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Số năm khấu hao của các loại tài sản cố định như sau: Số năm Nhà cửa vật kiến trúc 10 Máy móc, thiết bị 3-5 Phương tiện vận tải, truyền dẫn 6 Thiết bị, dụng cụ quản lý 3 Chi phí đi vay Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Trường hợp chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc bán thì chi phí đi vay này được vốn hóa. Đối với các khoản vốn vay chung trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì chi phí đi vay vốn hóa được xác định theo tỷ lệ vốn hóa đối với chi phí lũy kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hóa được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích hình thành một tài sản cụ thể Đầu tư tài chính Các khoản đầu tư vào chứng khoán, công ty liên kết được ghi nhận theo giá gốc. Chi phí trả trước dài hạn Chi phí trước hoạt động Chi phí trước hoạt động bao gồm các chi phí đào tạo, quảng cáo và khuyến mãi trước khi Công ty chính thức hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chi phí này được phân bổ vào chi phí trong kỳ theo phương pháp đường thẳng trong vòng 02 năm kể từ khi Công ty bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh. Công cụ, dụng cụ Các công cụ, dụng cụ đã đưa vào sử dụng được phân bổ vào chi phí trong kỳ theo phương pháp đường thẳng với thời gian phân bổ không quá 3 năm. Nguồn vốn kinh doanh Nguồn vốn kinh doanh của Công ty được chia thành 2 phần: Nhóm sản phẩm cho Quốc phòng của Công ty được cấp vốn ngân sách.. Nhóm sản phẩm kinh tế do Công ty tự chủ về vốn. Thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28% trên thu nhập chịu thuế. Thuế thu nhập hiện hành là khoản thuế được tính dựa trên thu nhập chịu thuế trong kỳ với thuế suất áp dụng tại ngày cuối kỳ. Thu nhập chịu thuế chênh lệch so với lợi nhuận kế toán do điều chỉnh các khoản chênh lệch tạm thời giữa thuế và kế toán cũng như điều chỉnh các khoản thu nhập và chi phí không phải chịu thuế hay không được khấu trừ. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu, giá vốn Khi bán hàng hóa, thành phẩm doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hóa đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại. Khi cung cấp dịch vụ, doanh thu được ghi nhận khi người mua thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán về số hàng hoá, sản phẩm, công trình xây dựng đã hoàn thành được chuyển giao. Giá vốn được ghi nhận phù hợp với doanh thu. Bên liên quan Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động. Giao dịch với các bên có liên quan trong năm được trình bày ở thuyết minh số VII.1. THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Tiền và các khoản tương đương tiền Số cuối năm Số đầu năm Tiền mặt 34.681.344 63.309.072 Tiền gửi ngân hàng 404.554.725 4.131.556 Cộng 439.236.069 67.440.628 Đầu tư ngắn hạn Số cuối năm Số đầu năm Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 548.739.200 - Cổ phiếu (*) 548.739.200 Đầu tư ngắn hạn khác 258.409.025 - Tiền gửi tiết kiệm 36 tháng 258.409.025 - Cộng 807.148.225 - (*) Trong đó: Số lượng Giá trị ghi sổ Cổ phiếu A 200 51.003.200 Cổ phiếu B 2.000 497.736.000 Cộng 548.739.200 Phải thu khách hàng Số cuối năm Số đầu năm Bộ quốc phòng 2.242.729 - Bộ tư lệnh Thiết giáp 895.848.200 - Công ty TNHH Dầu nhờn Vĩnh Đạt 605.888.300 - Công ty CP Thanh Mai 678.335.200 - Công ty TNHH Kinh doanh xăng dầu Thạch Nam 1.399.399.292 41.861.877 CN Công ty CP HML 346.232.150 - Công ty CP HAPHCO - 402.224.900 Công ty TNHH FSA 32.627.066 454.322.252 Phải thu khách hàng khác 49.717.860 - Cộng 4.010.290.797 898.409.029 Trả trước cho người bán Số cuối năm Số đầu năm Công ty TNHH An Lành 105.600.000 Công ty TNHH Thương mại Him Lam 105.600.000 Công ty CP Thương mại dịch vụ Hoàng Minh 115.200.000 Công ty TNHH Xây dựng Trung Nam 158.400.000 Công ty CP RETRA 48.000.000 Công ty Xây dựng số 5 132.000.000 Công ty CP Khang Gia 33.000.000 Các nhà cung cấp khác 1.747.558 Cộng 699.547.558 - Hàng tồn kho Số cuối năm Số đầu năm Nguyên liệu, vật liệu 932.594.791 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang - 58.142.979 Cộng 932.594.791 58.142.979 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước Số cuối năm Số đầu năm Thuế giá trị gia tăng đầu ra nộp thừa 21.338.700 Cộng 21.338.700 - Tài sản ngắn hạn khác Số cuối năm Số đầu năm Tạm ứng 1.095.461.207 - Các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn - 123.502.772 Cộng 1.095.461.207 123.502.772 Tăng, giảm tài sản cố định hữu hình Nhà cửa, vật kiến trúc Máy móc và thiết bị Phương tiện vận tải, truyền dẫn Thiết bị, dụng cụ quản lý Cộng Nguyên giá Số đầu năm 499.604.545 63.041.271 562.645.816 Tăng trong năm Mua sắm mới 62.618.182 104.123.476 166.741.658 Đầu tư XDCB hoàn thành 909.923.362 909.923.362 Giảm trong năm Số cuối năm 909.923.362 62.618.182 499.604.545 167.164.747 1.639.310.836 Giá trị hao mòn Số đầu năm 34.694.760 4.515.438 39.210.198 Tăng trong năm Khấu hao trong năm 9.830.303 99.920.909 31.330.096 141.081.308 Giảm trong năm Số cuối năm - 9.830.303 134.615.669 35.845.534 180.291.506 Giá trị còn lại Số đầu năm - - 464.909.785 58.525.833 523.435.618 Số cuối năm 909.923.362 52.787.879 364.988.876 131.319.213 1.459.019.330 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Số đầu năm Chi phí phát sinh trong năm Kết chuyển vào TSCĐ trong năm Số cuối năm Xây dựng các trạm xăng dầu, kho bể 5.101.126.949 5.101.126.949 Công trình nhà xưởng Hà Tây 909.923.362 909.923.362 - Cộng - 6.011.050.311 909.923.362 5.101.126.949 Đầu tư dài hạn khác Đầu tư dài hạn khác Theo giấy phép Thực góp tại 31/12/2007 Tỷ lệ CP sở hữu Giá trị CP sở hữu Công ty Cổ phần X 7% 7.000.000.000 3.000.000.000 Công ty Cổ phần Y 5% 1.250.000.000 1.250.000.000 Cộng 4.250.000.000 Chi phí trả trước dài hạn Số đầu năm Tăng trong năm Kết chuyển vào chi phí SXKD trong năm Số cuối năm Chi phí trước hoạt động 61.275.906 - 61.275.906 - Chi phí công cụ dụng cụ - 208.439.784 21.081.545 187.358.239 Cộng 61.275.906 208.439.784 82.357.451 187.358.239 Phải trả người bán Số cuối năm Số đầu năm Công ty CP Vĩnh Nguyên 49.290.495 Công ty CP xăng dầu Nguyên Hưng 98.999.900 Công ty CP Thăng Long 205.134.600 Công ty CP Hải Đăng 630.000 Công ty Petrolia 299.283.000 Cộng 653.337.995 - Người mua trả tiền trước Số cuối năm Số đầu năm Công ty TNHH PETRO 684.684.490 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước Số đầu năm Số phải nộp trong năm Số đã nộp trong năm Số cuối năm Thuế GTGT hàng bán nội địa 30.783.855 - 52.344.252 (21.560.397) Thuế GTGT hàng nhập khẩu - 219.530.000 219.530.000 - Thuế xuất, nhập khẩu - 191.489.000 191.489.000 - Thuế thu nhập doanh nghiệp 20.702.381 240.918.331 38.702.381 222.918.331 Các loại thuế khác 3.000.000 3.000.000 Cộng 51.486.236 654.937.331 505.065.633 201.357.934 Thuế GTGT hàng bán nội địa nộp thừa được trình bày ở chỉ tiêu Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước (xem thuyết minh số V.06) Thuế giá trị gia tăng Công ty nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với thuế suất 10%. Thuế xuất, nhập khẩu Công ty kê khai và nộp theo thông báo của Hải quan. Thuế thu nhập doanh nghiệp Xem thuyết minh số IV.09. Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm được dự tính như sau: Năm nay Năm trước Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 860.422.612 112.374.694 Các khoản điều chỉnh tăng, giảm lợi nhuận kế toán để xác định lợi nhuận chịu thuế thu nhập doanh nghiệp: Các khoản điều chỉnh tăng Các khoản điều chỉnh giảm Tổng thu nhập chịu thuế 860.422.612 112.374.694 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 28% 28% Thuế thu nhập doanh nghiệp dự tính phải nộp 240.918.331 31.464.914 Điều chỉnh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp của các năm trước Tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 240.918.331 31.464.914 Thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty kê khai và nộp theo quy định Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác Số cuối năm Số đầu năm Chi phí vật liệu, nhân công chưa thanh toán 1.280.739.018 543.583.611 Cộng 1.280.739.018 543.583.611 Vay và nợ dài hạn Số cuối năm Số đầu năm Vay dài hạn ngân hàng 2.490.332.563 - Ngân hàng TMCP Quân đội 2.490.332.563 - Chi tiết số phát sinh về các khoản vay dài hạn Số đầu năm - Số tiền vay phát sinh trong năm 2.490.332.563 Số cuối năm 2.490.332.563 Vốn chủ sở hữu Bảng đối chiếu biến động vốn chủ sở hữu Vốn đầu tư của chủ sở hữu Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Cộng Số đầu năm trước 180.000.000 4.720.916 184.720.916 Cổ đông góp vốn 950.000.000 950.000.000 Trong đó góp bằng tiền 950.000.000 - Lợi nhuận trong năm trước 80.909.780 80.909.780 Trích lập các quỹ trong năm trước (10.137.085) (10.137.085) Chia cổ tức năm trước (75.493.611) (75.493.611) Số dư cuối năm trước 1.130.000.000 - 1.130.000.000 Số dư đầu năm nay 1.130.000.000 - 1.130.000.000 Cổ đông góp vốn 12.220.000.000 12.220.000.000 Trong đó góp bằng tiền 12.220.000.000 12.220.000.000 Lợi nhuận trong năm nay 619.504.281 619.504.281 Số dư cuối năm nay 13.350.000.000 619.504.281 13.969.504.281 Quỹ khen thưởng, phúc lợi Số đầu năm 7.137.085 Chi quỹ trong năm (27.006.667) Số cuối năm (19.869.582) THÔNG TIN BỔ SUNG CHO CÁC KHOẢN MỤC TRÌNH BÀY TRONG BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Doanh thu Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Năm nay Năm trước Doanh thu bán hàng hóa 2.092.733.499 445.670.000 Doanh thu hoạt động xây lắp 4.459.538.619 1.068.211.578 Cộng 6.552.272.118 1.513.881.578 Giá vốn hàng bán Năm nay Năm trước Giá vốn của hàng hóa đã cung cấp 1.777.293.720 415.091.200 Giá vốn của hợp đồng xây dựng 3.175.173.509 600.540.648 Cộng 4.952.467.229 1.015.631.848 Doanh thu hoạt động tài chính Năm nay Năm trước Lãi tiền gửi 129.797.677 859.594 Lãi chênh lệch tỷ giá đã thực hiện 1.611.370 - Cộng 131.409.047 859.594 Chi phí quản lý doanh nghiệp Năm nay Năm trước Chi phí nhân viên quản lý 347.078.567 216.000.000 Chi phí vật liệu quản lý 597.143 22.032.690 Chi phí đồ dùng văn phòng 80.005.878 - Chi phí khấu hao TSCĐ 141.382.400 39.210.198 Phân bổ chi phí trước hoạt động 61.275.906 66.846.391 Thuế phí lệ phí 13.305.856 - Chi phí dịch vụ mua ngoài 85.503.719 13.702.757 Chi phí bằng tiền khác 140.491.855 28.942.594 Cộng 869.641.324 386.734.630 NHỮNG THÔNG TIN KHÁC Chi phí lãi vay Chi tiết phân bổ chi phí lãi vay phát sinh trong năm như sau: Năm nay Chi phí lãi vay được vốn hóa 48.701.232 Tỷ lệ vốn hóa 100 % Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm nay Năm trước Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn Cơ cấu tài sản Tài sản ngắn hạn/Tổng số tài sản % 42,96 66,24 Tài sản dài hạn/Tổng số tài sản % 57,04 33,76 Cơ cấu nguồn vốn Nợ phải trả/Tổng nguồn vốn % 27,65 34,35 Nguồn vốn chủ sở hữu/Tổng nguồn vốn % 72,35 65,65 Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán hiện hành Lần 3,62 2,91 Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn Lần 2,92 1,93 Khả năng thanh toán nhanh Lần 0,25 0,11 Tỷ suất sinh lời Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu thuần % 12,87 7,42 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần % 9,27 5,34 Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản % 4,46 6,49 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản % 3,21 4,67 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu % 4,43 7,16 Lập, ngày 30 tháng 3 năm 2008 Kế toán trưởng Giám đốc CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU QUÂN ĐỘI VÀ NHẬN XÉT Sau hơn 40 năm xây dựng và phát triển công ty XDQĐ đang ngày càng trưởng thành và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Đặc biệt đối với nhiệm vụ SXKD trong suốt 10 năm liên tục gần đây năm nào công ty cũng hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, bảo đảm đầy đủ và kịp thời cho các nhiệm vụ quân sự mà Bộ Quốc Phòng và Tổng Cục Hậu Cần giao. Đồng thời không những mở rộng SXKD, tăng doanh thu, nộp NSNN, nâng cao thu nhập người lao động năm sau cao hơn năm trước, bước đầu khẳng định được vị thế là một doanh nghiệp Quốc Phòng làm tốt cả hai nhiệm vụ Quốc Phòng và kinh tế. Có được kết quả trên là do công ty đã luôn cố gắng thích ứng linh hoạt với những thay đổi của nền kinh tế thị trường. Là một doanh nghiệp đa ngành nghề lại kinh doanh chủ yếu là mặt hàng xăng, dầu, hơn nưa nhu cầu tiêu dùng xăng dầu của người dân ngày càng cao, trong khi đó giá cả xăng dầu thế giới luôn có sự biến động từng ngày, từng giờ nhưng công ty đã biết thích ứng với tình hình đó và luôn cố gắng trả lời câu hỏi SXKD mặt hàng gì? Khách hàng là ai? Chất lượng sản phẩm, giá cả như thế nào?... để từ đó tạo được “ đầu ra” tốt nhất. Hiện nay công ty đang xây dựng một mạng lưới phân phối mạnh về khả năng bán hàng và tài chính ngày càng được củng cố vững mạnh. Đây là những thuận lợi, những ưu thế để trong thời gian tới công ty tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận cao hơn. Những thành tựu đạt được trong công tác kế toán tại Công ty Xăng dầu Quân đội Công ty XDQD là doanh nghiệp vừa hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, vừa hoạt động trên lĩnh vực kinh doanh thương mại. Đến nay công ty đã có 3 phân xưởng sản xuất khí tài xăng dầu, 1 chi nhánh ở TPHCM, 1 chi nhánh ở TP Đà Nẵng với hơn 160 đại lý và 242 trạm xăng dầu trên 33 tỉnh thành trong cả nước và 15 trạm do công ty trực tiếp quản lý. Vì vậy hiện công ty đang áp dụng hình thức tổ chức vừa tập trung vừa phân tán là phù hợp. Mặt khác với đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ nghiệp vụ vững vàng với tinh thần trách nhiệm cao, năng động và đang sử dụng phần mềm kế toán phù hợp nên công tác kế toán ngày càng đơn giản hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Về chứng từ và luân chuyển chứng từ: Công ty đang sử dụng chứng từ ban đầu đúng như mẫu biểu do BTC quy định như: Phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, HĐGTGT…. Các chứng từ đều được ghi đầy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh theo đúng thời gian, có chữ ký đầy đủ của các bộ phận có liên quan và đúng với chế độ. Giữa các phòng ban, các bộ phận có sự kết hợp chặt chẽ trong việc hoàn chỉnh chứng từ, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi từng bộ phận liên quan. Bên cạnh việc kiểm tra chứng từ thường xuyên, kế toán không ngừng hợp lý hoá các thủ tục và xử lý chứng từ. Khi áp dụng luật thuế GTGT, thuế NK công tác quản lý chứng từ thuế GTGT đầu vào, thuế NK, thuế GTGT đầu ra được chia thành hai mảng rõ ràng thuận tiện cho công tác kê khai thuế và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước theo định kỳ được chính xác, đầy đủ. Về tài khoản sử dụng: Các tài khoản mà công ty hiện nay đang sử dụng là phù hợp với chế độ kế toán hiện hành. Cho đến nay việc áp dụng vẫn được triển khai tốt và phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, đáp ứng được nhu cầu của kế toán tổng hợp cũng như kế toán chi tiết. Các TK131,TK 632,TK 641,TK 642, TK 511… được hạch toán chi tiết cho từng khách hàng, từng mặt hàng, từng trạm trực thuộc… Có thể nói việc tổ chức hệ thống tài khoản ở công ty là tôt và phù hợp với đặc điểm tình hình công ty hiện nay, song yêu cầu mở tài khoản chi tiết cho từng loại hàng hoá để phản ánh chính xác doanh thu, chi phí, kết quả của từng loại hàng là rất quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản trị của công ty. Đối với việc tổ chức hệ thống sổ sách và báo cáo kế toán: Công ty đang áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, hình thức này là khá đơn giản về quy trình hạch toán và công tác kế toán được phân đều trong tháng thuận tiện cho việc đối chiếu và kiểm tra. Công ty đang áp dụng phần mềm kế toán nên trong ghi chép, xử lý số liệu chính xác hơn, nhanh chóng hơn, khắc phục được nhược điểm của hình thức ghi sổ này là giảm được khối lượng ghi chép chung, giảm mức độ nhầm lẫn trong ghi chép,… Công ty Xăng dầu Quân đội áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho đảm bảo cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục và chính xác lượng hàng hoá Xuất – Nhập – Tồn trong kỳ, tạo ra sự quản lý và bảo quản tốt hàng hoá về cả số lượng lẫn giá trị.Trong hạch toán chi tiết hàng tồn kho, kế toán áp dụng phương pháp ghi thẻ song song là phù hợp. Nhìn chung công tác kế toán của công ty hiện nay đang được tổ chức linh hoạt, phù hợp và đáp ứng yêu cầu quản lý của công ty. Một số hạn chế trong công tác kế toán tại Công ty dầu Quân đội: Bên cạnh những ưu điểm trên, công tác kế toán ở công ty vẫn còn một số nhược điểm cần được khắc phục. Một là: Hiện nay tuy công ty có dành cho khách hàng những khoản chiết khấu nhất định để khuyến khích tiêu thụ hàng hoá nhưng khoản chiết khấu này khi hạch toán lại không được tách riêng vào TK531- Chiết khấu hàng bán mà lại tính trừ luôn cho khách hàng vào giá vốn hàng xuất bán. Điều này sẽ làm mất sự chính xác của việc tính toán giá vốn hàng xuất bán, hơn nữa còn ảnh hưởng đến việc xác định kết quả bán hàng. Hai là: Hiện nay công tác thu hồi nợ vẫn chưa thực sự hiệu quả, phần vốn bị chiếm dụng còn khá lớn. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty Xăng dầu Quân đội: Ngày nay kế toán không chỉ là công việc ghi chép tính toán đơn thuần về tài sản và sự vận động của tài sản mà nó còn là một bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin, là công cụ quản lý thiết yếu. Dựa trên những thông tin trung thực, chính xác mà nhà quản trị mới có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh hữu hiệu nhất. Như vậy về mặt sử dụng thông tin, kế toán là một công cụ không thể thiếu trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Muốn hoàn thiện công tác kế toán nói chung cần phải tuân theo các yêu cầu sau: Phải tuân thủ đầy đủ chế độ tài chính và chế độ kế toán hiện hành: Hoạt động trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp một mặt tạo sự chủ động cho mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác vẫn chịu sự quản lý, điều hành và kiểm soát của nhà nước bằng pháp luật và các biện pháp hành chính, bằng các công cụ quản lý kinh tế. Chính vì vậy, các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán phải dựa trên chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán hiện hành, có như vậy kế toán mới thực sự là công cụ quản lý không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp mà của cả Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.Việc tuân thủ chế độ kế toán phải thể hiện từ việc tuân thủ tài khoản sử dụng, phương pháp và trình tự kế toán đến việc sử dụng hệ thống sổ sách và lập báo cáo. Phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp: Hiện nay nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp có những đặc điểm sản xuất kinh doanh cũng như nhu cầu quản lý riêng. Chính vì vậy mà các chính sách, quy định do nhà nước ban hành chỉ mang tính định hướng, hướng dẫn cho các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải biết vận dụng một cách linh hoạt, phù hợp với đặc điểm và tình hình thực tế của doanh nghiệp mình. Việc vận dụng phù hợp cũng cần phải bảo đảm sự thống nhất về phương pháp đánh giá, về việc sử dụng chứng từ, tài khoản cũng như hệ thống sổ sách báo cáo. Phải đáp ứng việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác: Đây là yêu cầu không thể thiếu được trong tổ chức công tác bán hàng và xác định kết quả bán hàng bởi nếu đáp ứng được yêu cầu này sẽ giúp cho nhà quản lý ra đựơc quyết định nhanh chóng, kịp thời để từ đó có được kết quả tối ưu. Tổ chức công tác kế toán phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả: Mục đích hoạt động của các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận. Để đạt được mục đích đó cùng vơi việc không ngừng tăng doanh thu, tăng lợi nhuận các doanh nghiệp cần phải có các biện pháp để hạ thấp chi phí, giảm thiểu những chi phí phát sinh không cần thiết. Đây cũng là một yêu cầu tất yếu và cấp bách đặt ra hiện nay đối với các doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường. Đối với công tác kế toán nói riêng tại Công ty Xăng dầu Quân đội tuy là khá hoàn thiện nhưng vẫn còn một số điểm cần khắc phục. Ví dụ như: Thứ nhất: Trong thời gian tới tình hình tiêu thụ hàng hoá của công ty sẽ càng tăng cao, vì vậy công ty nên tách khoản chiết khấu cho khách hàng khỏi giá bán và chuyển sang sử dụng TK521- Chiết khấu thương mại. Thứ hai: Cần kiểm tra sát sao hơn nữa tình hình thanh toán của khách hàng để có biện pháp tốt trong công tác thu hồi nợ đúng kỳ hạn và thu đủ. Mặc dù trong thanh toán chậm khách hàng phải có thế chấp và cầm cố tài sản nhưng trích lập Nợ phải thu khó đòi là cần thiết và việc trích lập phải tuân theo đúng quy định. KẾT LUẬN Được sự giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo và các anh chị Phòng kế toán tài chính Công ty Xăng dầu Quân đội, em đã có điều kiện được nắm bắt, thâm nhập thực tế Công ty, củng cố, hoàn thiện những lý luận tiếp thu từ nhà trường và từ đó có được những kinh nghiệm thực tế trong công tác kế toán, giúp ích cho chuyên ngành Kiểm toán. Tuy nhiên do trình độ hiểu biết và chuyên môn của bản thân cũng như thời gian thực tế bị hạn chế nên bài luận văn của em không thể giải quyết triệt để những vấn đề liên quan và cũng không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô giáo, các anh chị Phòng Kế toán tài chính và tất cả các bạn đọc quan tâm đến vấn đề nghiên cứu trong bài viết này. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Cô giáo hướng dẫn – PGS, TS Nguyễn Minh Phương, các Thầy, Cô giáo trong Bộ môn Kế toán Doanh nghiệp cùng các anh chị Phòng Kế toán tài chính Công ty Xăng dầu Quân đội. Hà Nội, tháng 7 năm 2008 Sinh viên Hoàng Lan Hương. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kế toán tài chính Doanh nghiệp (Chủ biên PGS, TS Đặng Thị Loan). Hệ thống chuẩn mực Kế toán Việt Nam. Một số Tạp chí, sách báo liên quan Tài chính Kế toán. Một số tài liệu tại Công ty Xăng dầu Quân đội. MỤC LỤC Nhận xét của đơn vị thực tập Nhận xét về Báo cáo kiến tập kế toán của sinh viên : Hoàng Lan Hương. Lớp: Kiểm toán 47B - Đại học Kinh tế Quốc dân. …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Hà Nội, ngày .... tháng 7 năm 2008. Người nhận xét

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33358.doc
Tài liệu liên quan