Chương 7: Công cụ đánh giá rủi ro môi trường (environmental risk assessment)

CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 12 1. Trình bày nhận thức của anh, chị về mục tiêu của tổ chức doanh nghiệp? Vì sao doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường? 2. Động thái của doanh nghiệp thường được diễn đạt dưới dạng nào? Cho vài ví dụ? 3. Nếu được giao nhiệm vụ cải tiến hệ thống quản lý để sản xuất tiết kiệm hơn trong một nhà máy chế biến thực phẩm, anh chị sẽ đặt ra kế hoạch làm việc như thế nào? Trình bày các bước công việc trong kế hoạch đó? 4. Hệ thống doanh nghiệp khác hệ thống sinh thái ở những điểm nào? 5. Sử dụng phương pháp phân tích tiến trình quản lý, xây dựng qui trình quản lý môi trường sau đây: ¾ Qui trình cấp chứng nhận đã đánh giá tác động môi trường trong cấp giấy phép đầu tư của Sở Tài nguyên môi trường ¾ Qui trình xử lý khiếu kiện môi trường của Sở Tài nguyên môi trường ¾ Qui trình Xử lý sự cố môi trường của Sở Tài nguyên môi trường

pdf118 trang | Chia sẻ: honghp95 | Lượt xem: 596 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chương 7: Công cụ đánh giá rủi ro môi trường (environmental risk assessment), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạt động và khía cạnh MT: Hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ Khía cạnh môi trường Vận hành máy bay Tiêu thụ xăng máy bay Chảy tràn xăng máy bay (tiềm năng) Phát sinh tiếng ồn Vận chuyển xe buýt và bảo trì xe buýt Tiêu thụ dầu Tiêu thụ điện Sinh ra chất thải rắn Tiêu thụ nước Sinh ra nước thải HOẠT ĐỘNG (Tiến trình xử lý trong tổ chức, công ty) Khía cạnh MT đầu vào: ÷ Tiêu thụ nước ÷ Tiêu thụ nguyên liệu ÷ Tiêu thụ năng lượng Khía cạnh MT đầu ra: ÷ Phát thải vào không khí ÷ Gây ô nhiễm nước ÷ Ô nhiễm đất Các khía cạnh MT liên quan sức khõe con người: mùi hôi, tiếng ồn, bụi, bức xạ, vi khuẩn, chói sáng. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 220 220 Lưu kho Tiêu thụ nguyên liệu thô Tiêu thụ xăng cho vận chuyển Sinh ra chất thải rắn Quán cà phê Sinh ra rác thực phẩm Tiêu thụ điện Tiêu thụ nước Sinh ra nước thải Phát thải ammonia từ thiết bị lạnh (tiềm tàng) Vệ sinh văn phòng Phát thải vật liệu nguy hại Tiêu thụ điện Sinh ra chất thải rắn Sinh ra nước thải Sân golf Tiêu thụ nước Sinh ra nước thải Chảy tràn của thuốc trừ sâu đã sử dụng Tiêu thụ dầu Phát sinh ra cỏ cắt Công việc văn phòng Tiêu thụ điện Tiêu thụ nước Sinh ra nước thải Phát thải các chất làm suy giảm tầng ozone trong các thiết bị làm lạnhkhông khí (tiềm tàng) Sinh ra chất thải rắn Sử dụng kim loại nặng trong máy tính Bảo trì xe cộ Sinh ra chất thải nguy hại Tiêu thụ dầu Sinh ra tiếng ồn Tiêu thụ điện Sinh ra chất thải rắn Tiêu thụ nước; Sinh ra nước thải Phát thải khí Các tác động môi trường (Environmental impacts): là các ảnh hưởng hay hệ quả của hoạt động lên môi trường tự nhiên và xã hội , được nhận biết thông qua trung gian của khía cạnh môi trường. Tác động môi trường là bất kỳ một thay đổi nào đến môi trường, dù là có hại hay là có lợi, dù là toàn bộ hay một phần của các hoạt động, sản xuất hay dịch vụ của một tổ chức. Ví dụ về các hệ quả tác động lên môi trường tự nhiên như nước thải phát sinh ra gây ra ô nhiễm nước, rác thải phát sinh gây ra sự tốn kém đất đai cho chôn lấp, ô nhiễm đất. 4.1.2. Lập danh sách hoạt động – khía cạnh – tác động Sau khi xác định, cần lập danh sách hoạt động , khía cạnh và tác động: Bảng 10. 2: Mẫu lập danh mục hoạt động – khía cạnh – tác động Hoạt động Khía cạnh MT Tác động MT Khía cạnh 1.1 Tác động 1.1 Khía cạnh 1.2 Tác động 1.2 Hoạt động 1 Khía cạnh 1.3 Tác động 1.3 Hoạt động 2 Khía cạnh 2.1 Tác động 2.1 Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 221 221 Khía cạnh 2.2 Tác động 2.2 Khía cạnh 2.3 Tác động 2.3 Khía cạnh 2.4 Tác động 2.4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Sau khi có danh mục các khía cạnh môi trường, cần tiến hành xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa Để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa trong một hệ thống môi trường, có thể có nhiều phương pháp: – Đánh giá của cộng đồng, của nhân viên trong công ty. . – Đánh giá rủi ro môi trường – Dựa trên tiêu chí của tổ chức, hay hỗn hợp giữa đánh giá của cộng đồng , nhân viên và đánh giá rủi ro. Các tiêu chí phải liên hệ đến tác động môi trường. Dưới đây hướng dẫn một phương pháp 5 bước để đánh giá định lượng mức ý nghĩa của khía cạnh môi trường: 4.1.3.Hướng dẫn phương pháp xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa trong các hệ thống môi trường Bước 1: Xác định yếu tố khả năng xảy ra cho mỗi khía cạnh Yếu tố khả năng xảy ra cho mỗi khía cạnh được xác định bằng hai yếu tố: Tần suất hay khả năng xảy ra và mức độ nghiêm trọng của tác động khi xảy ra. Mỗi yếu tố chia làm 4 bậc như dưới đây: a) Tần suất hay khả năng xảy ra của tác động 4 = liên tục (tác động xảy ra trong lúc hoạt động) ; 3 = thường xảy ra (tác động xảy ra hơn 1 lần trong tháng) ; 2 = không thường xuyên (tác động xảy ra hơn 1 lần trong 1 năm nhưng hơn 1 lần trong 1 tháng) ; 1 = ít xảy ra hay không xảy ra . b) Mức độ nghiêm trọng của tác động đối với con người và môi trường 4 = nghiêm trọng (thường hậu quả nghiêm trọng hay thiệt hại diện rộng đối với sức khỏe con người hay môi trường ) ; 3 = trung bình ; 2 = nhẹ ; 1 = không tác động (không có tác động xấu đối với sức khỏe con người hay môi trường) Cần phân biệt tần suất với mức độ nghiêm trọng: tần suất là mức độ thường xuyên của họat động, mức độ nghiêm trọng là mức hậu quả nếu có sự cố sinh ra từ họat động. Ví dụ, đi xe gắn máy với tần súât hàng ngày, nếu tai nạn xảy ra có thể rất nghiêm trọng (tử vong). Bước 2 - Xếp loại tác động môi trường Các tác động môi trường chia làm 6 nhóm: Bảng 10. 3: Phân nhóm các loại tác động môi trường do hoạt động kinh tế xã hội Loại khía cạnh môi trường Tác động môi trường Ký hiệu Phát thải vào không khí Phát thải khí và hạt vào không khí A Thải vào nước Phát thải chất tan hay chất cặn vào nước B Ô nhiễm đất Hấp thụ vật liệu vào đất C Quản lý chất thải Chôn lấp chất thải rắn D Tiêu thụ tài nguyên Sử dụng năng lượng E Tiêu thụ tài nguyên Sử dụng nguyên liệu thô F Các tác động khác Tiếng ồn, mùi hôi, chói sáng. . G Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 222 222 Bước 3 - Đo mức nghiêm trọng của thiệt hại cho mỗi khía cạnh ở 3 mặt: (1) Môi trường; (2) Thiệt hại bằng tiền; (3) Thiệt hại về quan hệ với các bên liên quan Bảng 10. 4: Bảng tra tính điểm định lượng về mức nghiêm trọng của 3 loại thiệt hại Mức nghiêm trọng của thiệt hại III- Các khía cạnh môi trường II- bằng tiền I – Phản ứng của các bên F Yếu tố định lượng bằng số A B C D E Quá khứ Hiện tại G 5 Dầu Diesel Hủy diệt sinh học Chất tẩy trong nước thải Chất thải độc - Linh kiện Thiết bị Nước sạch Có đe dọa tác hại tính mạng > 20 tỷ Thiệt hại kinh doanh nghiêm trọng 4 HCL và các chất độc khác Chất tẩy – dầu – vật liệu nguy hại Polimer trong dòng thải Chất thải polimer không thể phân hủy Hóa chất Nước thô Có tác hại sức khỏe lập tức 10- 20 tỷ Khiếu nại bằng văn bản 3 Xăng dầu Trên tiêu chuẩn muối/ chất cặn Axit/kiềm/ hữu cơ/ dầu trong dòng thải Chất thải không phải polimer Dầu hỏa Nước sạch Linh kiện Thiết bị Có tác hại nhẹ đến sức khỏe 3- 10 tỷ Khiếu nại bằng lời 2 Khác Các thành phần chuẩn Khoáng chất vô hại Chất thải có thể tái chế Năng lượng điện Nước thô Hóa chất Không có tác hại sức khỏe < 3 tỷ Không khiếu nại Bước 4 – Tính toán bậc ý nghĩa • Bậc ý nghĩa của khía cạnh được xác định bằng cách nhân yếu tố khả năng xảy ra và mức tối đa của thiệt hại (chọn trị cao nhất trong 3 loại I, II, III). • Bậc ý nghĩa được nhân với yếu tố hiệu chỉnh (có 3 trị 0.8, 0.9, hay 1) tùy vào trường hợp nhằm giảm sai số do thiếu thong tin hoặc do chủ quan. Điểm ý nghĩa này là điểm sau cùng để xác định mức ý nghĩa cuối cùng Dưới đây là một ví dụ: Bảng 10. 5: Ví dụ về tính toán bậc ý nghĩa cho các khía cạnh môi trường Số TT Hoạt động/Khía cạnh Tần suất phơi nhiễm Xác suất thiệt hại Yếu tố khả năng xảy ra Mức nghiệm trọng của thiệt hại cao nhất Yếu tố hiệu chỉnh Bậc Đánh giá 1 Dòng thải nước thải y tế 4 4 16 III 5 0,8 64 Có ý nghĩa 2 Chôn lấp các bộ lọc đã sử dụng 3 4 12 III 2 0,8 19,2 Không ý nghĩa Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 223 223 Bước 5 – Đưa ra danh sách ácc khía cạnh môi trường có ý nghĩa : Hình 5. 11: Sơ đồ đánh giá mức ý nghĩa của các tác động theo ISO 14001 Tùy vào điều kiện từng nơi, giới hạn để xác định tiêu chí cho khía cạnh ý nghĩa có thể từ 40 - 60. Sau khí tính toán bậc ý nghĩa cho tất cả các khía cạnh, chúng ta lọc ra danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa có bậc trên 40 hay 60. Đối với các khía cạnh có ý nghĩa hay cần quan tâm, bộ phận quản lý môi trường sẽ thực hiện hai việc: 1) Triển khai kiểm sóat điều hành đối với các khía cạnh nhạy cảm, dễ sinh ra sự cố, 2) Thiết lập danh mục các mục tiêu và chỉ tiêu môi trường để phấn đấu giảm thiểu tác động môi trường. Còn lại, các khía cạnh môi trường ít ý nghĩa, sẽ thực hiện thống kê theo dõi hoặc không cần quan tâm vì tác động ít, không có ý nghĩa. 7.3. Sàng lọc khía cạnh MT cần quan tâm để xây dựng mục tiêu quản lý môi trường: Để có căn cứ khi chuyển từ khía cạnh môi trường có ý nghĩa thành các mục tiêu môi trường cần quan tâm, cần phải xem xét các điều kiện thực tế như phạm vi trách nhiệm của tổ chức, sự khả thi về mặt kỹ thuật, khả thi về mặt tài chính. Vì vậy có thể theo qui trình sau đây: Hình 5. 12: Qui trình sàng lọc các khía cạnh môi trường trước khi xác định mục tiêu quản lý Ý nghĩa của phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động: Khía cạnh môi trường có ý nghĩa (đã xác định) Có Không Không Không Có Sự chọn lựa kỹ thuật có khả thi về mặt tài chính không? Chưa thể quản lý, không có hành động nào vào thời điểm này Có Thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình hành động Đã có sự chọn lựa có tính khả thi về mặt kỹ thuật (có nhận sự hiểu biết) để kiểm soát khía cạnh/tác động không? Khía cạnh/tác động có nằm trong phạm vi trách nhiệm của tổ chức không? Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 224 224 Phân tích phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động trong các hệ thống môi trường có nghĩa ứng dụng rất lớn trong: - Đưa ra các chỉ thị môi trường cần theo dõi, quan trắc nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của hệ sinh thái. Việc phân tích môi trường tốn kém chi phí lớn, vì vậy, đánh giá khía cạnh tác động và xác định các khía cạnh có ý nghĩa giúp chọn lọc ácc chỉ thị quan trọng, bỏ qua các chỉ thị có ý nghĩa thấp. - Phân tích phân tích hoạt động – khía cạnh – tác động trong các hệ thống quan lý sản xuất (doanh nghiệp) rất cần thiết trong việc xây dựng các mục tiêu quản lý môi trường cho doanh nghiệp. ý nghĩa đó trong doanh nghiệp bao gồm: ƒ Thiết lập và duy trì các qui trình nhằm xác định các tác động môi trường của các hoạt động hay dịch vụ mà nó có thể kiểm sóat. ƒ Bảo đảm rằng tất cả các khía cạnh có liên quan đến các tác động có ý nghĩa được xem xét khi xác lập các mục tiêu môi trường. ƒ Liên tục cập nhật các mục tiêu môi trường. Hình 11. 26: Sơ đồ đánh giá mức ý nghĩa của các tác động theo ISO 14001 4.2. Phân tích đường dẫn môi trường (Environmental Pathway Analysis) Phân tích đường dẫn môi trường trong các hệ thống môi trường đối với các độc tố môi trường có ý nghĩa rất lớn trogn công tác quản lý môi trường như: có chính sách ngăn chặn độc tố, xác định xác xuất phơi nhiễm của các đường dẫn nhằm đánh giá rủi ro gây ra do độc tố đối với con người và hệ sinh thái. Nội dung của phân tích đường dẫn môi trường có thể chia làm 3 bước : - Xác định các nguồn phát sinh độc tố hay chất ô nhiễm : dựa vào việc nhận thức cấu trúc của hệ thống môi trường, liệt kê tất cả các nguồn phát sinh chất ô nhiễm. - Xác định đường vận chuyển : dựa vào các quá trình biến đổi vật chất – năng lượng, sự lan truyển của chất ô nhiễm qua 3 môi giới chính là : đất , nước, không khí và các vật tiếp nhận trung gian như : cá tôm, cây trái, rau cải, sản phẩm công nghiệp. . . - Xác định nơi tiếp nhận là con người và các thành phần khác của hệ sinh thái như sinh vật, đất, nước (mặt, ngầm) và không khí. Đối với con người có 3 tuyến tiếp xúc là : ăn uống, hít thở, tiếp xúc (tắm, rửa). Dưới đây là một ví dụ về phân tích đường dẫn môi trường đối với các hóa chất (Hình 11.27), nước thải đô thị (hình 11.28) và Cadmium (Hình 11.29): Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 225 225 Hình 11. 27 : Phân tích đường dẫn môi trường đối với hóa chất (a) (b) Hình 11. 28 (a, b): Phân tích mô hình đường dẫn nước thải đô thị. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 226 226 Hình 11. 29: Phân tích đường dẫn môi trường cho Cadmi trong hệ sinh thái đô thị : CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 11 • Phân tích đường dẫn tác động của Chì, của nước rỉ rác • Liệt kê các hoạt động, tiến trình biến đổi chính, Danh mục các biến số theo dõi biến đổi của các Hệ ST : Các biến vào, biến trung gian, biến ra. (áp dụng cho 10 nhóm hệ thống môi trường dưới đây). Bảng liệt kê phân tích các tiến trình biến đổi Hoạt động của con người Các biến đầu vào Nội dung tiến trình xử lý Các biến đầu ra Mục đích hoàn thành Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 227 227 • Thảo luận hoạt động – khía cạnh – tác động của các hệ thống môi trường sau đây: Hoạt động Khía cạnh môi trường Tác động môi trường (1) Các khu Bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái, Vườn quốc gia (Các HST Rừng); (2)Các khu vực nông nghiệp, trang trại, vườn cây ăn trái, công nghiệp (HST Nông nghiệp); (3)Các hệ sinh thái đất ngập nước (rừng ngập mặn, rừng tràm U minh);(4) Các khu vực đầm nuôi tôm, làng cá bè trên sông, trên Hồ đập (HST Ao hồ); (5)Các khu ven biển , biển đảo (HST ven bở biển, biển); (6)Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (các ngành khác nhau); (7)Các khu công nghiệp , khu chế xuất; (8) Các Cảng biển, cảng hàng không, kho bãi; (9) Các bệnh viện ; (10) Các khu đô thị dân cư và hỗn hợp (HST Đô thị) TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 11 1) Đoàn Minh Khang dịch từ Ota K. et al (1981) Sinh thái học Đồng ruộng, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 2) Odum O. P (1978) Cơ sở sinh Thái học tập 1, nhà Xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 3) Trần Kiên, Hoàng Đức Nhuận, Mai Sĩ Tuấn (1999)- Sinh thái học và Môi trường , Nhà Xuất bản Giáo dục. 4) Nguyễn thị kim Thái, Lê hiền thảo (2003) Sinh thái học và bảo vệ môi trường. Nhà xuất bản xây dựng. 5) Đào thế Tuấn (1984) - Hệ Sinh thái Nông nghiệp, Nhà xuất bản Khoa học Kỹ Thuật - Hà Nội. 6) Forman, R.T.T and Gordron, M.(1986), Landscape ecology , Ohn Wiley & SONS, Newyork., 7) Tài liệu Internet (www.google.com.vn – advanced search) với các từ khóa chính (phụ): + Human Ecology (method, methodology, principles, guidelines, concept. .) + Human Ecosystem (methodology, principles, guidelines, concept. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 228 228 Chương 12: NHẬN THỨC CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ BẰNG PHƯƠNG PHÁP LUẬN HỆ THỐNG CÁC MỤC TIÊU HỌC CHƯƠNG 12 1. Phân tích hệ thống ứng dụng chung cho các loại hệ thống quản lý 2. Những ứng dụng phân tích hệ thống môi trường trong các doanh nghiệp 3. Nguyên lý và nội dung thiết kế hệ thống quản lý môi trường --oOo-- Trong lĩnh vực môi trường, có nhiều hình thái hệ thống quản lý : Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường như Sở Tài Nguyên Môi trường, Phòng Quản lý đô thị Quận Huyện, - Các công ty môi trường (nhà nước hoạc tư nhân); - Các hệ thống quản lý môi trường trong các doanh nghiệp , công ty sản xuất, - Các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về bảo vệ môi trường Các tổ chức này là các thực thể, có hình thái một hệ thống, hoạt động có mục đích rất cao. Ví dụ: + Các Sở Tài Nguyên Môi trường, Phòng Quản lý đô thị Quận Huyện có mục đích quản lý các hệ sinh thái trong phạm vi phụ trách phát triển bền vững. + Các Công ty và doanh nghiệp có mục tiêu phát triển lợi nhuận đồng thời với mục tiêu sản xuất hợp với tiêu chuẩn môi trường (quản lý môi trường trong phạm vi công ty sao cho không tác động đến môi trường của hệ sinh thái. Để đáp ứng nhu cầu nhận thức các nhóm hệ quản lý trong lĩnh vực môi trường, trước tiên cần nghiên cứu các đặc trưng chung của các hệ thống quản lý. 1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH HỆ THỐNG Dưới quan điểm về quản lý, chúng ta hiểu hệ thống quản lý là tập hợp các yếu tố hay thành phần có tương tác lẫn nhau để hoàn thành một mục đích nào đó. Như vậy một hệ thống quản lý bao gồm 5 thành tố: Cấu trúc thành phần, Đầu vào, tiến trình xử lý, đầu ra , mục đích quản lý phải hoàn thành. Ngoài các đặc trưng trên, hệ thống quản lý cũng có những đặc trưng chung như các hệ thống khác như: + Hệ thống có ranh giới, phân định giữa hệ thống và môi trường bên ngoài. + Hệ thống biến đổi theo thời gian. (Có động thái) + Hệ thống có cơ cấu cấp bậc (hierarchy structure) + Hệ thống có tính trội. Như vậy, một đặc trưng mới quan trọng cần nhận biết của các hệ thống quản lý là mục đích phải hoàn thành của hệ thống. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 229 229 Bảng 12. 1: Ví dụ về các hệ thống với các tiến trình và mục đích hoàn thành Hệ thống Đầu vào Tiến trình xử lý Đầu ra Mục đích hoàn thành Nhà hàng thức ăn nhanh Thịt, cà chua, khoai tây, thức uống, lao động quản lý Chiên, nấu, uống, hâm nóng, pha chế, Ham bơ gơ, thức uống, món tráng miệng Cung cấp thức ăn chế biến nhanh Trường Đại học Sinh viên, Giảng viên, Thiết bị, Cơ sở vật chất, giáo trình Giảng dạy, Nghiên cứu, chuyển giao công nghệ Nhân lực được đào tạo, Công trình nghiên cứu, Sịch vụ KHCN Phổ biến, cung cấp kiến thức Hãng phim Diễn viên, đại diễn, thiết bị. . Sản xuất phim, hiệu đính, phân phối phim Phim phân phối cho các rạp Điện ảnh giải trí, Đạt giải thưởng 2. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHUNG CỦA CÁC HỆ THỐNG QUẢN LÝ 2.1. Cấu trúc của các hệ thống quản lý Các hệ thống quản lý trong lĩnh vực môi trường là các đối tượng phức tạp. Việc phân tích thành phần và các mối quan hệ giữa các thành phần bằng phương pháp tiếp cận hệ thống giúp người quản lý môi trường hiểu biết và phát hiện vần đề trong hệ thống, tiết kiệm công sức và kinh phí. Như các loại HT khác, khi tìm hiểu về cấu trúc các hệ thống quản lý, cần xem xét hai đặc trưng: 1) Hệ thống cấu thành từ các bộ phận, thành phần nào ? 2) Mối quan hệ tương tác giữa các thành phần của hệ thống là gì ?. Có ba điểm cần chú ý khi xem xét cấu trúc thành phần các hệ thống quản lý là : + Lấy mục tiêu của hệ thống làm chuẩn để đánh giá sự cần thiết của một thành phần trong hệ thống. Thành phần không đóng góp vào việc thực hiện mục tiêu hệ thống là thành phần thừa, không cần cho hệ thống. + Quản lý gắn liền với con người trong hệ thống. Vì vậy khi phân tích cấu trúc thành phần cần chú ý 2 mức độ : cá nhân – đơn vị, trong đó lấy chức năng nhiệm vụ làm chuẩn để phân biệt cấu trúc. Ví dụ, một trợ lý giám đốc (cá nhân) có thể thực hiện cả chức năng một phòng ban (đơn vị), cần phải được thể hiện ra trong sơ đồ cấu trúc tổ chức, trong khi đó, một cá nhân trong phân xưởng thì không cần phân biệt trong cơ cấu tổ chức. + Xác định cấu trúc chính thức của hệ thống, và nếu có thể cả cấu trúc không chính thức. Cấu trúc chính thức là cơ cấu tổ chức chính thống theo chức năng của các thành phần trong hệ thống. Cấu trúc không chính thức là những quan hệ thân quen, thân thuộc kiểu ‘con anh, cháu chú’, vượt qua mọi qui định chính thống. Trong khi nghiên cứu làm việc với các công ty xí nghiệp, người phân tích hệ thống cần nhận biết biết quan hệ theo chính thống và cơ cấu quyền lực nội bộ khác với sơ đồ tổ chức chính thức đã vẽ. Tổ chức không chính thức là loại quan hệ quen biết, bạn học, thân tộc. . .Nguời phân tích phải sẵn sàng làm việc trong phạm vi tổ chức phi chính thức cũng như phạm vi tổ chức chính thức. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 230 230 * Thành phần cấu trúc thường gặp trong các hệ thống quản lý Về mặt hình thái tổ chức, trong thực tế, có ba dạng cấu trúc cơ bản: chức năng, phân khu vực và ma trận và một doanh nghiệp trong thực tế thường là tổ hợp của các dạng cơ bản đó. CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂU CHỨC NĂNG Kiểu cấu trúc tổ chức kiểu chức năng thường hiện diện ở bộ máy chỉ huy, lãnh đạo của doanh nghiệp. Dưới bộ máy chỉ huy-lãnh đạo, thường là các bộ phận khai thác, sản xuất, có cấu trúc tổ chức kiểu phân khu vực, phân chi nhánh ở các địa bàn lãnh thổ khác nhau. Cấu trúc phân theo chức năng phân định mỗi bộ phận có một chức năng riêng. Cách tổ chức cấu trúc này cho phép tiết kiện nhân lức, không chồng chéo nhiệm vụ. CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂU PHÂN KHU VỰC Khi tổ chức sản xuất cùng một chức năng ơ nhiều nơi khác nhau, sẽ hìnht hành câu trúc kiểu phân theo khu vực. Hoặc ở hình thức tổ chức Công ty mẹ công ty con cũng xuất hiện tổ chức kiểu phân khu vực: Ở một số cơ cấu tổ chức phân cấp mạnh, các đơn vị có bộ máy gần giống với bộ máy chỉ huy-lãnh đạo, sẽ hình thành cấu trúc kiểu ma trận. Ví dụ Hãng Sony có Sony Singapore, Sony Việt Nam, Sony Malaysia. . . Đại học Quốc gia TpHCM có các trường thành viên và các thành viên cũng có bộ máy tổ chức hoàn chỉnh. CẤU TRÚC TỔ CHỨC KIỂU MA TRẬN Về mặt thông tin quản lý, cấu trúc của một tổ chức quản lý thường phân theo cấp bậc: Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 231 231 Cấp lãnh đạo, cấp tham mưu chiến thuật, cấp tác nghiệp, cấp xử lý giao dịch. Tùy theo mục đích phân tích, khi phân tích cấu trúc hệ thống quản lý có thể chi tiết hơn đến các cấp dưới. Ví dụ, phân tích một quản lý sản xuất ở phân xưởng tôm đông lạnh nhằm mục đích cải tiến tiết kiệm chi phí, cần phân tích đến từng tổ hoặc cá nhân. Xác định ranh giới, phân tích không gian sản xuất - làm việc hay bố trí mặt bằng Bố trí mặt bằng là một trong các biểu hiện của cấu trúc hệ thống ra bên ngoài Cần đánh giá sự phân bố không gian hiện tại và vẻ bề ngoài của con người, thiết bị và luồng công việc. Hình thức của văn phòng có thể có một tác động có ý nghĩa đối với các quan hệ giữa cá nhân. Ví dụ, mặt bằng chật hẹp hay sự sắp xếp không hợp lý mặt bằng sản xuất có thể là nguyên do của vấn đề trong nghiên cứu HT. Phân tích không gian sản xuất, bố trí mặt bằng là một trong các nội dung quan trọng của ứng dụng phân tích hệ thống để bố trí sản xuất hợp lý, tiết kiệm năng lượng, nước. . . 2.2. Ranh giới giữa “hệ thống và môi trường” Các Sở Tài nguyên môi trường, Phòng quản lý môi trường đô thị. . .hay các bộ máy nhà nước quản lý tài nguyên như: Ban quản lý, Cục kiểm lâm, Cục bảo vệ nguồn lợi Thủy sản. . . thường có chung các mục tiêu: + Bảo vệ sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái: đô thị, rừng, sông rạch, biển. . + Ngăn ngừa và xử lý các sự cố môi trường xảy ra trong hệ sinh thái, + Nâng cao dân trí môi trường. + Ban hành pháp luật về bảo vệ môi trường. Do các hệ sinh thái có phân bố trên phạm vi rộng lớn trong khi quản lý môi trường thường phân cấp theo ranh giới hành chánh. Vì vậy, khi có sự cố môi trường hay “vấn đề môi trường” như giữ nguồn nước sạch cho dòng sông, cá nuôi chết hàng loạt. . ..Khi đó, cần xác định rõ ranh giới của “hệ thống quản lý” (Tỉnh, Thành phố hay quận . .) những lãnh thổ còn lại là môi trường bên ngoài của hệ thống. Có phân biệt giữa hệ thống và môi trường mới có thể tìm ra nguyên nhân và giải pháp đúng. Một trong các ví dụ minh họa cho quan hệ giữa hệ thống và môi trường là một nhà máy tôm đông lạnh có nhiều bộ phận. Khi chọn phân xưởng 2 để triển khai dự án sản xuất sạch hơn. Như vậy, hệ thống quản lý dự án sản xuất sạch hơn sẽ gồm: Bộ phận lãnh đạo, phân xưởng 2, bộ phận thu mua, Phòng kỹ thuật. Các bộ phận còn lại là môi trường bên ngoài của hệ thống SXSH đang xem xét. Hình 12. 1: Một ví dụ về hệ thốngsản xuất sạch hơn và môi trường bên ngoài trong một công ty. Tương tác cận kề và ý nghĩa của việc nhận biết ranh giới hệ thống quản lý môi trường. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 232 232 Do sự di chuyển của vật chất và năng lượng trong môi trường là không có rào cản. Vì vậy, việc nhận biết ranh giới của một hệ thống quản lý cũng như các thành phần bên ngoài hệ thống (các hệ thống cận kề) có ý nghĩa rất lớn trong quản lý môi trường vì việc quản lý môi trường rất chú trọng đến sự tuân thủ qui định pháp luật và các yêu cầu của các bên có liên quan đến hoạt động quản lý môi trường (cộng đồng chung quanh, các cơ quan tổ chức cận kề. . .). Nhận biết bên ngoài hệ thống là ai?, hoạt động của hệ thống có tác động gì và như thế nào đến các bên liên quan rất cần biết đến ranh giới của hệ thống và môi trường bên ngoài. 2.3. Đầu vào - Tiến trình xử lý – đầu ra trong các hệ thống quản lý Như những loại hệ thống khác, các tiến trình hệ thống biến đổi các đầu vào (input), các tín hiệu trung gian (throughput) xử lý để biến đổi thành các đầu ra (output). Nhận biết các tiến trình hệ thống là một nội dung rất quan trọng, lại càng quan trọng hơn khi phân tích để nhận thức các hệ thống quản lý. Các mối liên hệ giữa các thành phần và giữa HT và môi trường hình thành nên một mạng các qui trình liên hệ và tương tác nhau, chúng liên kết nhau để tạo ra sự thống nhất hành động chung nhằm hoàn thành các mục tiêu xác định của hệ thống. Để nhận biết các tiến trình xử lý của hệ thống quản lý, chúng ta có thể nhận thức đặc trưng về tiến trình trong cá hệ quản lý và diễn đạt theo bảng sau đây: Bảng 12. 2: Bảng hỗ trợ phân tích tiến trình trong các hệ thống quản lý Giai đoạn/Tiến trình Biến đầu vào Nội dung xử lý Biến đầu ra Mục đích hoàn thành 2.4. Động thái của các hệ thống quản lý Động thái của các tổ chức quản lý cần được xem xét trên 2 đặc trưng: + Tình trạng của hệ thống: nêu ra các giá trị của các biến trạng thái mô tả tình trạng của hệ thống về các tín hiệu cơ bản: tài chính, nguyên vật liệu, nhân sự, kỹ thuật công nghệ, chất thải. . . Tình trạng của hệ thống thường được trình bày dưới dạng các bảng thống kê số liệu đo được trong hệ thống tại một thời điểm. + Diễn biến động thái sự biến đổi của hệ thống: Phân tích sự biến đổi của các tín hiệu cơ bản: tài chính, nguyên vật liệu, nhân sự, kỹ thuật công nghệ, chất thải. . . theo thời gian bằng đồ thị BOT (xem chương 1, phần tư duy hệ thống). Hình 12. 2: Ví dụ về đồ thị động thái của hệ thống (đồ thị BOT) Thời gian Biến vào (ra) Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 233 233 Thường trình bày các kết quả phân tích động thái hệ thống dưới dạng bảng biểu thống kê và đồ thị, trong đó, trục tung là các chỉ tiêu (biến trạng thái: Vốn; Lao động; nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, sản phẩm, dịch vụ. .), trục hoành là thời gian, theo tháng hoặc năm tùy theo quảng thời gian phân tích. Để phân tích hành vi của hệ thống quản lý, chúng ta có thể áp dụng hai công cụ: + Phân tích Pareto: nhằm xác định những nguyên nhân quan trọng liên quan đến các vấn đề về chất lượng, về rủi ro sự cố trong quá khứ trong quá trình vận hành hệ thống. + Phân tích SWOT: xác định giải pháp định hướng hành vi của hệ thống quản lý trong thời gian tương lai. Để nghiên cứu diễn biến động thái hệ thống quản lý, các dữ liệu thống kê, theo dõi theo thời gian rất cần thiết. Tuy nhiên trong thực tế, các dữ liệu này thường thiếu và không đầy đủ. Đối với động thái của các nhà máy các số liệu thống kê sau đây rất cần thiết cho phân tích động thái: - Các số liệu thống kê các nguyên liệu đầu vào, hóa chất, nguyên liệu, điện , nước , xăng dầu, nhân lực, thiết bị. . - Các số liệu thống kê đầu ra như: sản phẩm, chất thải, số liệu quan trắc chất lượng môi trường. . - Các số liệu thống kê các tai nạn, sự cố hỏng hóc, 2.5. Cơ cấu cấp bậc các tổ chức quản lý Việc xem xét cơ cấu cấp bậc hay “phả hệ” của hệ thống quản lý giúp ích rất nhiều trong quá trình thu thập thông tin để tiến hành phân tích hệ thống. Việc xem xét cơ cấu cấp bậc giúp nhà quản lý xác định quan hệ nào là cần thiết, quan hệ nào gần gủi cần quan tâm. Tổ chức quản lý (cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp) bao giờ cũng nằm trong phả hệ của các tổ chức. Khi phân tích cần vẽ ra sơ đồ, thể hiện các tổ chức cấp dưới, ngang cấp và cấp trên. Căn cứ vào sơ đồ đó, biết được mối quan hệ ngang, dọc để có thể thu thập các thông tin có liên quan phục vụ cho quá trình phân tích. Hình 12. 3: Sơ đồ tổng quát cơ cấu cấp bậc của hệ thống quản lý môi trường ở Việt Nam (Nguồn: tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu tham khảo). Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh, Thành phố Sở Tài Nguyên & Môi Trường Phòng Quản Lý Môi Trường Phòng Tài nguyên-Môi trường Quận/Huyện Bộ Tài Nguyên & Môi Trường Ủy Ban Nhân Dân Quận/Huyện Ban Quản Lý Các Khu Công Nghiệp Tỉnh/TP Công Ty Đầu Tư Phát Triển Hạ Tầng KCN Nhà Máy Ngoài KCN Nhà Máy Trong KCN Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 234 234 2.6. Tính trội hay tính tập hưởng của hệ thống Tính tập hưởng hay tính trội là tính chất nẩy sinh khi các phần tử riêng lẻ hợp thành hệ thống hoạt động có mục đích. Khi đứng riêng, các thành phần không có tính đó. Trong phân tích các hệ thống quản lý nhằm mục đích cải tiến để sản xuất có hiệu quả hơn, cần chú ý đến việc thay đổi cấu trúc để tạo ra tính tập hưởng. Ví dụ , có thể sát nhập các tổ, các Ban để giảm chi phí gián tiếp, hoặc đưa hai dây chuyền riêng biệt vào cùng một cổng nhận nguyên liệu đầu vào, có thể dẫn đến giảm bớt năng lượng điện và thời gian di chuyển. . . Nhận thức về tính trội sẽ giúp người lập dự án đưa ra tính thuyết phục, hiệu quả của dự án liên quan đến hệ thống. 3. NHỮNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH HỆ THỐNG MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3.1. Xác định mục tiêu quản lý môi trường Trừ những doanh nghiệp công ích được Nhà nước cấp kinh phí, mục tiêu hàng đầu của tổ chức doanh nghiệp thông thường là tối đa hóa lợi nhuận (mục tiêu kinh tế: giữ vững và phát triển doanh nghiệp). Tuy nhiên, do doanh nghiệp tồn tại trong hai loại môi trường: môi trường vật lý (nước, đất, không khí, biển,,,,) và môi trường xã hội (luật pháp tập quán, thị hiếu, dân trí. . .) nên hệ thống doanh nghiệp phải điều chỉnh hoặc thay đổi mục tiêu để có thể tồn tại và thích nghi với môi trường của hệ thống. Mục tiêu của toàn xã hội là vừa phát triển kinh tế vừa đạt được hay duy trì chất lượng môi trường ở một mức độ nhất định. Vì vậy, tín hiệu của xã hội truyền đến từng đơn vị kinh tế: - Các định mức yêu cầu pháp lý hay các qui định về tiêu chuẩn môi trường. - Các quan điểm giá trị xã hội thể hiện qua trình độ dân trí, tập quán và ý thức xã hội. (ví dụ, yêu cầu sản phẩm sạch) - Các tín hiệu giá cả của thị trường đầu vào và thị trường bán hàng. Ví dụ, vấn đề khan hiếm nguyên liệu. Dù muốn hay không, một doanh nghiệp hoạt động trong môi trường của xã hội, do vậy chịu sự chi phối của các qui định luật pháp, về tiêu chuẩn môi trường, về thị trường. . . Do vậy, doanh nghiệp buộc phải thích nghi và đáp ứng mục tiêu chung về phát triển bền vững. Đó là lý do mà các doanh nghiệp phải đặt ra và thực hiện mục tiêu về môi trường của mình. Hình 12. 4: Khái quát các mục tiêu của một tổ chức doanh nghiệp có chính sách bảo vệ MT Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 235 235 Mục tiêu bảo vệ môi trường trong một doanh nghiệp sẽ tùy thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất, điều kiện kinh tế xã hội, luật pháp, đạo đức, ý thức . . .của xã hội nơi mà doanh nghiệp hoạt động. Tuy nhiên, vẫn có hai xu hướng chính trong việc đặt ra mục tiêu môi trường cho doanh nghiệp: 1) Mục tiêu định hướng đầu vào: Định hướng về giữ gìn, giảm thiểu sử dụng nguồn tài nguyên là nguyên liệu và năng lượng. Trong việc xác định mục tiêu môi trường định hướng đầu vào, thường là: Tìm cách tránh không sử dụng các yếu tố nguyên liệu đầu vào gây tổn hại bằng cách dùng nguyên liệu thay thế hoặc bằng việc phát triển các công nghệ mới, sử dụng với tỷ lệ ít hơn (giảm bớt) các nguyên liệu gây hệ quả môi trường. Ví dụ: ngành may mặt không sử dụng chất làm mềm vải, cadmi trong sản xuất màu và đồ chơi trẻ em. Khi xác định mục tiêu môi trường định hướng đầu vào cần chú ý các yếu tố: 1) Sự khan hiếm của chất độc hại hay năng lượng. 2) Sự ô nhiễm môi trường do tác động của nguyên liệu trong quá trình sản xuất hay sử dụng sản phẩm sau này. 3) Hiệu quả kinh tế hay đòi hỏi kỹ thuật trong quá trình thay thế 4) Các khả năng thay đổi công nghệ và sản phẩm. 2. Mục tiêu định hướng đầu ra: Gần đây, mục tiêu dựa vào đầu ra mong muốn ngày càng được quan tâm và lên quan đến việc giảm sản xuất các sản phẩm không mong muốn ví dụ như: dung môi trong sơn và màu, chất CFC làm khí xịt và chất làm mát, làm lạnh, cadmi là thành phần của màu, bao bì khó phân hủy, chì trong xăng. . . Chuyển đổi cơ cấu sản phẩm, đưa ra các sản phẩm không gây ô nhiễm hoặc giảm thiểu ô nhiễm, chuyển đổi dần cơ cấu sản phẩm theo xu hướng sản xuất sạch hơn, sử dụng và tái chế các sản phẩm thừa. Cũng có thể đặt ra mục tiêu: tăng tối đa chuyển hóa nguyên liệu và tăng tối đa khối lượng tái sinh của chất thải rắn, lỏng và nhiệt tỏa ra. Hình 12. 5: Hai xu hướng thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường của doanh nghiệp Để xác định các mục tiêu quản lý môi trường trong một doanh nghiệp, có nhiều cách nhưng một trong các công cụ hỗ trợ nhiều là sự dụng công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA). (Xem chương 7) 3.2. Phân tích tiến trình sản xuất để thực hiện sản xuất sạch hơn Sản xuất sạch hơn là một chiến lược và triết lý cơ bản để quản lý môi trường ở các nước phát triển. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 236 236 Các cơ hội SXSH có thể được phân loại như sau: Thay đổi nguyên vật liệu; quản lý nội vi; kiểm soát quá trình tốt hơn; cải tiến thiết bị Thay đổi công nghệ; Thu hồi tái sử dụng trong nhà máy; Sản xuất các sản phẩm phụ có ích; Cải tiến sản phẩm. . . Các cơ hội sản xuất sạch hơn chỉ có thể được phát hiện thông qua việc áp dụng các công cụ phân tích hệ thống môi trường như: LCA, IOA, ECBA . . . (Xem chương 7) Hình 12. 6: Lợi ích của chiến lược sản xuất sạch hơn 3.3. Phân tích tiến trình sản xuất để cải tiến thiết kế sản phẩm thân thiện môi trường. Sử dụng các công cụ phân tích đánh giá chu trình sản phẩm (LCA), phân tích biến vào – ra (IOA) sẽ giúp các doanh nghiệp tìm cách giảm thiểu tác động môi trường trong các công đoạn sản xuất, từ đó giúp thiết kế giảm thiểu, thay thế các nguyên liệu độc hại, làm cho sản phẩm ít gay tác động môi trường. (Xem công cụ LCA, IOA chương 7) 3.4. Xác định ranh giới, phân tích mặt bằng để xác định các mối nguy hại trong đánh giá rủi ro môi trường. Khi thực hiện bước xác định mối nguy hại cho một doanh nghiệp, cần xác định ranh giới, xem xét các thành phần cấu trúc không gian của mặt bằng và xác định các nguồn phát sinh nguy hại. Việc phân tích đó giúp cho việc quản lý rủi ro hiệu quả, tiết kiệm. (Xem công cụ đánh giá rủi môi trường, chương 7) 3.5. Phân tích các tiến trình hệ thống để xây dựng hay cải tiến qui trình quản lý Như những loại hệ khác, các tiến trình hệ thống biến đổi các đầu vào (input), qua các tín hiệu trung gian (throughput) thành các đầu ra (output). Nhận biết các tiến trình hệ thống là một nội dung rất quan trọng, lại càng quan trọng hơn khi phân tích các hệ thống quản lý. Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 237 237 Hình 12. 7: Mô hình hệ thống với tiến trình biến đổi, xử lý Các mối liên hệ giữa các thành phần và giữa HT và môi trường hình thành nên một mạng các qui trình liên hệ và tương tác nhau, chúng liên kết nhau để tạo ra sự thống nhất hành động chung nhằm hoàn thành các mục tiêu xác định của HT. Hình 12. 8: Mô hình tiến trình biến đổi thông tin trong qui trình xin chứng nhận môi trường Ví dụ qui trình cấp giấy chứng nhận không gây ô nhiễm môi trường ở Sở Tài nguyên môi trường nào đó. Các qui trình thành phần của HT tạo thành một tổng thể. Một qui trình (procedure) là một loạt các chỉ dẫn từng bước chỉ ra: Cái gì sẽ được làm?; Ai sẽ làm nó?; khi nào nó được làm ?; Nó được làm bằng cách nào? (What, Who, When, How). Các qui trình nói lên các cấu phần tích hợp thành tổng thể. Ứng dụng phân tích tiến trình hệ thống để xây dựng qui trình trong quản lý môi trường có thể thực hiện trong 8 bước: 1) Xác định mục tiêu hệ thống quản lý, mục tiêu của qui trình 2) Phân tích cấu trúc thành phần của tổ chức (hệ thống quản lý) 3) Nhận biết ranh giới hệ thống – môi trường 4) Xác định thông tin đầu vào của qui trình 5) Phân tích các bước biến đổi thông tin về mặt luận lý (logic): thông tin đầu vào, thông tin đầu ra , nhiệm vụ biến đổi thông tin của bước. 6) Trong mỗi bước, xác định : việc gì cần làm, ai làm, khi nào làm, làm như thế nào? 7) Bố trí phân công nhiệm vụ cho từng thành phần của tổ chức (phân tích về mặt vật lý) 8) Biên soạn qui trình thành văn bản bao gồm qui trình cho nội bộ hệ thống quản lý và hướng dẫn thông tin đầu vào và quá trình thực hiện qui trình cho bên ngoài. 1) Xác định mục tiêu hệ thống quản lý Cần phân định mục tiêu của hệ thống quản lý là gì, từ đó xác định nhiệm vụ của qui trình quản lý là góp phần vào thực hiện mục tiêu chung của tổ chức quản lý. Vd: Mục tiêu hệ thống là quản lý tài nguyên nước Mục tiêu qui trình là cấp giấy phép khai thác nước ngầm 2) Phân tích cấu trúc thành phần của tổ chức (hệ thống quản lý) Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 238 238 Nhận dạng các thành phần của hệ thống để hiểu rõ chức năng của từng bộ phận trong tổ chức quản lý nhằm phục vụ cho phân tích bố trí phân công trong qui trình (phân tích vật lý) Vd: Sở Tài nguyên Môi trường bao gồm các phòng ban nào? Chức năng và nhiêm vụ mỗi phòng ban là gì? 3) Nhận biết ranh giới hệ thống – môi trường Xác định rõ ranh giới hệ thống quản lý để biết nơi đi vào và nơi đi ra khỏi qui trình Vd: Ai là đối tượng “khách hàng” của qui trình? 4) Xác định thông tin đầu vào, đầu ra của qui trình Xác định yêu cầu đầu vào qui trình Xác định sản phẩm đầu ra của qui trình (cần phân tích tất cả các tình huống để đảm bảo các đầu ra của qui trình phù hợp) Vd: Đối với qui trình cấp phép khai thác nước ngầm + Đầu vào cần có giấy tờ gì, nội dung của các giây tờ kê khai, đơn như thế nào? + Đầu ra của quy trình là văn bản gì? Giấy phép hay thông báo?. . .. Hình 12. 9: Các bước biến đổi, xử lý thông tin trong qui trình cấp giấy chứng nhận môi trường 5) Phân tích các bước biến đổi thông tin về mặt luận lý (logic): thông tin đầu vào, thông tin đầu ra , nhiệm vụ biến đổi thông tin của từng bước. Xây dựng một lưu đồ về tiến trình biến đổi thông tin của qui trình 6) Trong mỗi bước, xác định : việc gì cần làm, ai làm, khi nào làm, làm như thế nào? Cụ thể hóa từng bước nhằm bảo đảm cho mỗi bước thực hiện được sự biến đổi thông tin đầu vào thành thông tin đầu ra. Việc gì cần làm trong bước này? + Ai sẽ làm nó? (nhân viên hay lãnh đạo, chuyên gia kỹ thuật. . .) + Khi nào thì thực hiện nó? Trong thời gian bao lâu? + Công việc sẽ được thực hiện như thế nào, mô tả cụ thể chi tiết nhằm đảm bảo thông tin đầu vào được biến đổi thành thông tin đầu ra của bước này. Ví dụ về phân tích logic (luận lý) cho qui trình cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường của một Sở Tài nguyên môi trường Bước nhận hồ sơ: + Việc gì: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 239 239 + Ai làm: Nhân viên phòng tiếp nhận hồ sơ. + Khi nào làm: Ngay khi nhận hồ sơ từ các doanh nghiệp + Làm như thế nào: - Kiêm tra hồ sơ theo qui định gồm đơn và bảng đăng ký môi trường. - Vô sổ, cho số hồ sơ, - Làm biên nhận hồ sơ (phiếu hẹn) - Làm phiếu chuyển hồ sơ sang bước thẩm định. 7) Bố trí phân công nhiệm vụ cho từng thành phần của tổ chức (thiết kế về mặt vật lý) Xem xét chức năng và nhiệm vụ của các thành phần trong tổ chức để bố trí phân công trách nhiệm về các bước thực hiện đã phân tích trong phần phân tích logic. 8) Biên soạn qui trình thành văn bản:bao gồm qui trình cho nội bộ hệ thống quản lý và hướng dẫn thông tin đầu vào và quá trình thực hiện qui trình cho bên ngoài. + Qui trình cho nội bộ: + Mục đích của qui trình + Các bước thực hiện (thể hiện việc gì cần làm, ai làm, khi nào làm và làm như thế nào?) + Điều khoản thực hiện (Phạm vi thời hiệu áp dụng) Qui trình hướng dẫn khách hàng: + Các bước mà khách hàng cần thực hiện để đạt được mục tiêu . 3.6. Lập bản đồ môi trường (Eco-mapping) cho công ty 3.6.1. Khái niệm Lập bản đồ môi trường là một công cụ đơn giản ban đầu giúp các tổ chức, công ty nhỏ khi thực hiện quản lý môi trường Là một sự kiểm kê thực tế và vấn đề môi trường. Lập bản đồ môi trường là một phương pháp hệ thống để định hương việc xem xét môi trường tại chỗ. Đó là một bộ sưu tập thông tin trình bày hiện trạng bằng hình ảnh, là công cụ làm việc và tạo ra sự khuyến khích quan tâm môi trường và là một công cụ mà các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ có thể tự làm. Ngoài ra đó là một công cụ cho phép nhân viên, công nhân tham gia đánh giá môi trường (khi thực hiện các chứng chỉ ISO, EMAS). Lập bản đồ môi trường là một công cụ thực hành dùng để xác định thông tin về các khía cạnh môi trường , các tác động và kết quả hóat động môi trường tại tổ chức, công ty dưới dạng nhìn thấy trực quan. Bản đồ môi trường xây dựng một hình ảnh về thông tin môi trường chủ yếu bằng cách sử dụng màu và ký hiệu trên bản đồ nền của tổ chức, công ty. Cách tiếp cận đơn giản làm cho bản đồ môi trường rất dễ hiểu và là một công cụ hỗ trợ giúp nâng cao nhận thức nhân viên và các bên có liên quan về các tác động môi trường của các hoạt động của tổ chức, công ty. Vì vậy, khi thực hiện bản đồ môi trường, nên tập hợp nhân viên tham gia ý kiến đánh giá. Qui trình thực hiện bản đồ môi trường Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 240 240 1. Vẽ ra bản đồ địa điểm. Tốt nhất là in ra khổ A3. Bản đồ địa điểm bao gồm ranh giới tổ chức, công ty, các toàn nhà, các phân xưởng, bải đậu xe, lối vào, khu vực thóat nước, các tòa nhà bên cạnh, các đặc trưng môi trường chung quanh như sông suối, cây, khu vực thảm cỏ, bải lầy. . .Nếu cần, cũng cần có một bản đồ vị trí của tổ chức, công ty với tỉ lệ nhỏ hơn, thể hiện các hoạt độnhg chung quanh tổ chức, công ty. 2. Xây dựng một khóa tra màu ghi chú các loại khía cạnh và tác động môi trường bằng các ký hiệu (và các ký hiệu khi cần- Chúng ta sẽ dễ dàng chú ý vào mã màu trước tiên). Các ký hiệu đánh dấu các địa điểm có vấn đề môi trường: Để lập các bản đồ chuyên đề, người thực hiện cần tự xây dựng các ký hiệu nhưng ít nhất sử dụng hai ký hiệu sau: Các đường sọc: biểu thị vấn đề nhỏ (diện tích cần theo dõi, vấn đề cần nghiên cứu Vòng khoanh tròn: vấn đề lớn( cần hành động khắc phục). Vấn đề môi trường càng nghiêm trọng, vòng tròn càng khoanh đậm Bảng 12. 3: Mã hiệu màu Loại tác động Màu Màu Phát thải vào không khí Xanh lá cây Xả thải nước thải Xanh dương Phát sinh chất thải rắn Đen Gây ô nhiễm nước Nâu Sử dụng tài nguyên thiên nhiên (Vd, khí, nước, điện, dầu hỏa, nguyên liệu thô, linh kiện, bao bì..) Vàng Tai nạn hay ô nhiễm rủi ro cao (Lưu trữ chất dễ cháy , các sản phẩm nguy hại hay nguy hiễm . .) Đỏ Tương tác với môi trường và cộng đồng địa phương Tím 3. Xác định tất cả các khu vực nơi có phát thải ra không khí từ các hoạt động và làm nổi rõ chúng trên bản đồ bằng màu thích hợp. Ghi chú: Điều này sẽ hiệu quả nhiều hơn nếu được thực hiện bằng phương pháp làm việc nhóm, tập hợp mọi người trong tất các khu vực trong tổ chức, công ty. 4. Lập lại bước 3 cho tất cả các loại tác động môi trường (xã thải nước, phát sinh chất thải. .) Ghi chú: Đối với các địa điểm phức tạp , có thể dễ dàng sử dụng các giấy trong (transparency) cho mỗi màu để có thể chồng lấn bản đồ để xem xét. 5. Xem xét bản đồ đã hoàn thành và đánh giá các khu vực có liên quan. Tìm kiếm các vòng tròn màu đậm hơn. Các nơi này có thể dùng để đưa ra danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa , làm nổi rõ các khu vực mà bạn cần tìm thêm thông tin hay giúp bạn xác định các sáng kiến cải thiện môi trường. Khi hoàn thành, nên đi khảo sát chung quanh địa điểm của tổ chức, công ty để kiểm tra lại là không có gì được đánh gía quá mức. 6. Bảo đảm là các bản đồ sau khi hoàn thành được đặt tên và ghi ngày thực hiện. Bạn sẽ có thể đánh giá tiến bộ của địa điểm và hiệu quả của hệ thống QLMT trong việc Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 241 241 giảm thiểu các tác động MT bằng cách lập lại bản đồ MT ở ngày sau đó , ví dụ như khi thực hiện xem xét lại hàng năm. Bảng 12. 4: Phương pháp thực hiện bản đồ môi trường cho một tổ chức: Phương tiện, dụng cụ Giấy A4 hoặc A3 và máy photocopy Thời gian cần Ít hơn một giờ cho mỗi bản đồ. Khi nào lập? Vào cuối năm kiểm toán môi trường. Chúng cần được cập nhật định kỳ như thế nào? Một lần một năm. Hay mỗi lần đổi mới địa điểm mở rộng hoạt động của bạn. Nó bổ sung vào cái gì? Bổ sung cho tư liệu ISO 14001 and EMAS về hệ thống quản lý môi trường trong kiểm toán môi trường hàng năm. Ai sẽ sử dụng nó? Các bản đồ có thể được dùng bởi nhiều loại tổ chức, công ty: từ các xí nghiệp nhỏ đến các công ty dịch vụ đến các tổ chức lớn hay chính quyền địa phương. Các bản đồ môi trường chuyên đề bao gồm: +Bản đồ hoàn cảnh – vị trí + Bản đồ nước + Bản đồ đất + Bản đồ không khí, mùi hôi, tiếng ồn, bụi + Bản đồ năng lượng + Bản đồ chất thải + Bản đồ rủi ro môi trường Trước khi lập các bản đồ chuyên đề, cần thực hiện hai bản đồ nền cơ bản là: 1) Lập bản đồ hiện trạng khu vực đô thị (Bản đồ hoàn cảnh - vị trí) Lập bản đồ địa điểm bao gồm bải xe, khu vực cổng vào, các đường phố và môi trường chung quanh. Cần trình bày đúng hiện trạng (2 bản) Hình 12. 10:Bản đồ hiện trạng địa điểm Lập bản đồ địa điểm cần nghiên cứu Vẽ ra chi tiết địa điểm theo tỉ lệ và trình bày không gian bên trong. Bản đồ này in ra 6 bản và là cơ sở đề lập các bản đồ môi trường sau này. Các bản đồ cần trình bày đúng hiện trạng thực. Nên đơn giản, dễ nhận biết và theo đúng tỷ lệ. Cần ghi ngày, tên và các tham chiếu (ghi chú tên từng nơi). Bạn cần tích Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 242 242 hợp một hay hai địa vật mà giúp bạn định hướng nhận biết địa điểm như các máy móc, các bàn, các đối tượng dễ nhận ra. Nếu địa điểm bạn bao gồm nhiều khu vực, bạn cần làm riêng bản đồ các khu vực và gắn kết chúng lại nhau. Dưới đây gợi ý tóm tắt cách lập các bản đồ chuyên đề: Bản đồ môi trường: Nước Bản đồ môi trường này xem xét sự tiêu thụ nước và thải lượng nước thải. Nơi nào tiêu thụ nước nhiều ? Nơi nào các sản phẩm nguy hại chảy vào hệ thống thoát? Các khả năng thay thế sản phẩm? Các tai nạn, sự cố có thể xảy ra Sự lãng phí và thói quen xấu Các khu vực có thể tiết kiệm chi phí Hình 12. 11: Bản đồ môi trường – nước Bản đồ môi trường: đất Bản đồ môi trường này xem xét các nơi trữ các sản phẩm nguy hại , nguy hiễm, dễ cháy trong sự liên quan đến nước dước đất. Ở đây có nguy hại cho nước dưới đất trong trường hợp xảy ra sự cố không? Nơi nào là bồn chứa dầu trước đây? Có ô nhiễm đất không? Có các qui trình xử lý trong trường hợp có sự cố không? Khu vực lưu cứa có nền bê tông không, chung có được ngăn ra không? Chúng có được thông gió không? Hình 12. 12:Bản đồ môi trường – đất Bản đồ môi trường: Không khí, mùi, tiếng ồn, bụi Bản đồ môi trường này xem xét các điểm phát thải và chức năng của các máy móc. Chất lượng không khí bên trong công ty bạn là gì? Bạn có quan tâm đến các nguồn tiếng ồn không? Các bộ lọc có được thay thế thường xuyên không? Khi nào sự bảo trì lần cuối được thực hiện trong lò đun của bạn? Hình 12. 13: Bản đồ môi trường – Không khí, mùi, tiếng ồn Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 243 243 Bản đồ môi trường: Năng lượng Bản đồ môi trường này xem xét lượng tiêu thụ năng lượng và các tác động của việc tiêu thụ này? Việc tuân thủ các chỉ dẫn lắp đặt điện Nơi nào xảy ra mất nhiệt? Hình 12. 14:Bản đồ môi trường – Năng lượng Bản đồ môi trường: chất thải rắn Bản đồ môi trường này xem xét việc quản lý và ngăn ngừa chất thải rắn. Mức tái chế ở đây là gì?? Các số đo ngăn ngừa ô nhiễm đã thực hiện? Nhà cung cấp của bạn có bịu bắt buộc nhận lại vật liệu? Hình 12. 15: Bản đồ môi trường – Chất thải rắn Bản đồ môi trường: rủi ro Bản đồ môi trường này xác định các rủi ro của các sự cố và ô nhiễm. Các lối thoát hiễm có được xác định rõ ràng và có thể tiếp cận không? Có biết các qui trình cấp cứu khẩn cấp không? Các tình huống nguy hiễm Nơi nào bạn sử dụng các chất gây ung thư gây ra phản ứng dị ứng Hình 12. 16: Bản đồ môi trường – rủi ro CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 12 1. Trình bày nhận thức của anh, chị về mục tiêu của tổ chức doanh nghiệp? Vì sao doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu bảo vệ môi trường? 2. Động thái của doanh nghiệp thường được diễn đạt dưới dạng nào? Cho vài ví dụ? 3. Nếu được giao nhiệm vụ cải tiến hệ thống quản lý để sản xuất tiết kiệm hơn trong một nhà máy chế biến thực phẩm, anh chị sẽ đặt ra kế hoạch làm việc như thế nào? Trình bày các bước công việc trong kế hoạch đó? 4. Hệ thống doanh nghiệp khác hệ thống sinh thái ở những điểm nào? Giáo trình phân tích hệ thống môi trường – Chế Đình Lý 244 244 5. Sử dụng phương pháp phân tích tiến trình quản lý, xây dựng qui trình quản lý môi trường sau đây: ¾ Qui trình cấp chứng nhận đã đánh giá tác động môi trường trong cấp giấy phép đầu tư của Sở Tài nguyên môi trường ¾ Qui trình xử lý khiếu kiện môi trường của Sở Tài nguyên môi trường ¾ Qui trình Xử lý sự cố môi trường của Sở Tài nguyên môi trường TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG 12 1. Trung tâm Năng Suất Việt Nam (Kim Thúy Ngọc, Trần Nguyệt Ánh, Nguyễn Tùng Lâm) (2003). Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 – Chứng chỉ hệ thống quản lý môi trường, Nhà xuất bản thế giới 2. Đặng mộng Lân (2001). Các công cụ quản lý môi trường. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội. 3. Ann Arbor, Michigan .”Environmental Management Systems: An Implementation Guide for Small and Medium-Sized Organizations”. NSF International January 2001 4. Heinz-Werner Engel 1998 .“Eco-mapping“ 5. National center for Environmental Decision making research .”YOUR ORGANIZATION ISO 14001 Guidance Manual”. University Tennessee, 1998

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfche_dinh_ly_253_trang_pdf_p2_6126_2117318.pdf
Tài liệu liên quan