Chuyên đề Bước đầu đánh giá kinh tế các tác động môi trường do hoạt động của công ty Cao su Sao vàng Hà Nội

- Để cải thiện môi trường vi khí hậu trong các xưởng sản xuất thì trước tiên phải cải tạo kết cấu bao che, trước hết là hệ thống cửa sổ và cửa mái, đảm bảo nhà xưởng thông thoáng, giảm bớt được bức xạ mặt trời chiếu vào nhà và tăng cường ánh sáng tự nhiên. - Lựa chọn đầu tư công nghệ sạch để tự nó có thể hạn chế xử lý ô nhiểm tại nguồn như: không sử dụng loại nồi hơi bằng than - Tăng cường trang bị máy kín hiện đại mang các đặc trưng sau: + Thay máy luyện kín cho máy luyện hở. Với nguồn phát sinh ra bụi, hơi khí độc như bàn thổi săm, ép săm nhiệt luyện được thực hiện bởi các chi tiết có hệ thống chụp kín để thu hồi bụi, vùng nhiệt ngay từ nguồn có khả năng phát sinh và lan toả ra bụi xung quanh. + Các hệ thống chụp hút khí, nhiệt, hơi khí độc phải được thiết kế sao cho hợp vệ sinh, công nghệ thực hiện dễ mà không cần công nhân chui vào trang thiết bị, chụp hút để vệ sinh. Các máy cần lắp chụp hút như: máy cán, máy sơ hỗn luyện, nhiệt luyện, ép suất săm. Bụi được thu hồi băng các miệng hút, khe cho được quạt hút cho qua xyclon dể tách một phần bụi dạng hạt, các dạng bụi có kích thước nhỏ hơn , được đưa xuống để dễ dàng thu gom. - Để khống chế tiếng ồn cần bố trí lại mặt bằng sản xuất với mật độ máy móc hợp lý. - Đầu tư, thay thế những máy móc thiết bị đã quá cũ. - Tăng cường thông gió tự nhiên với thông gió nhân tạo để chống nóng ẩm cho các khu vực sản xuất bằng cách tăng cường quạt hút khí nóng, quạt thổi mát. Duy trì việc lập chương trình giám sát ô nhiễm môi trường để đánh giá các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo thời gian và địa điểm giám sát như sau: + Giám sát ô nhiễm môi trường không khí 1 năm/lần + Những thông số cần giám sát: nhiệt độ, bụi, CO, CO2, SO2, NH3, NOx + Giám sát môi trường nước 6 tháng/lần với các thông số như: BOD, COD, dầu mỡ

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Bước đầu đánh giá kinh tế các tác động môi trường do hoạt động của công ty Cao su Sao vàng Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rí máy tiện trung quốc 2 DB 92 94 92 92 96 102 87 98 90 93 98 88 87 91 87 88 64 66 60 58 57 46 66 60 72 57 70 51 68 70 49 49 78 71 75 71 68 55 74 72 81 72 83 68 76 77 61 70 84 84 80 77 76 66 82 91 85 79 84 76 78 84 68 69 86 88 85 79 82 66 83 95 85 86 87 85 76 84 78 80 87 86 85 76 91 72 84 84 89 87 88 82 80 85 78 82 87 84 83 89 89 79 79 80 88 85 85 81 81 83 76 80 79 81 81 84 86 89 75 79 83 81 87 78 70 79 72 78 92 75 78 86 81 97 69 76 78 75 77 69 73 72 63 67 TCVS cho phép 505 BIT QĐ/1992 90 103 96 91 88 83 83 81 80 1.2.3. Vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. - Vệ sinh công nghiệp. +Các yếu tố khí hậu. Trong lao động có nhiều yếu tố vi khí hậu liên quan đến điều kiện làm việc của người lao động như: khí hậu, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ thông thoáng, các loại bụi và hơi khí độc. * Nhiệt độ môi trường không khí trong các xí nghiệp từ 32-40oC. Nhiệt độ ở ngoài khoảng 25 –30 oC, vượt quá chỉ tiêu cho phép. * Độ ẩm tương đối của không khí 64-83% có thể nói hầu hết đạt tiêu chuẩn cho phép. * ánh sáng: hầu hết các xí nghệp đạt tiêu chuẩn cho phép. * Vận tốc gió từ 0,6 –3 m/s, đạt tiêu chuẩn cho phép (0,5- 1,5 m/s). * Riêng xí nghiệp cao su số 1 có nhiều vị trí độ chiếu sáng quá lớn. Bụi và khí gây ô nhiễm. Chất lượng không khí trong khu vực làm việc là yếu tố quan trọng trong điều kiện làm việc của người lao động, trong các xí nghiệp của công ty các chỉ số đặc trưng là, CO2,CO, SO2, H2S, xăng, bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường. - Công tác an toàn lao động. - Nội dung an toàn lao động tại công ty bao gồm: an toàn điện, an toàn thiết bị năng, an toàn cơ khí, an toàn thiết bị áp lực. - Công tác phòng chống cháy nổ: Là nội dung hàng đầu của công ty, công ty có một phòng quân sự bảo vệ chuyên trách về phòng chống cháy có một đội chuyên trách phòng chống cháy nổ gồm 9 người. Được trang bị một xe ô tô chữa cháy có trang thiết bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy, các bình bọt di động, với khối lượng lớn 24/24 h có nhiệm vụ tuần tra đôn đốc các đơn vị thực hiện nội quy phòng cháy chữa cháy. Mỗi xí nghiệp trong công ty có một phòng cháy chữa cháy bán chuyên trách đã được học qua lớp nghiệp vụ, được bố trí theo ca sản xuất có nhiệm vụ kiểm tra nhắc nhỡ cán bộ công nhân viên thực hiện nội quy phòng cháy chữa cháy. 2. Đánh giá tác động của công ty đến từng yếu tố môi trường. 2.1. Tác động tới môi trường nước. Các khu vực xung quanh công ty có quan hệ mật thiết với hoạt động của công ty. Đặc biệt là hệ thống thoát nước chung của khu vực công nghiệp Cao-Xà -Lá và chảy ra sông Tô Lịch là nơi tiếp nhận nhiều nước thải rất lớn của toàn bộ khu vực này. Trong nước thải có chứa những tác nhân gây ô nhiễm nước sông, ví dụ như: Cặn lơ lững(SS), Nhu cầu ôxy hoá(BOD), Nhu cầu ôxy hoá học (COD), dầu mỡ… Sông Tô Lịch là một trong những sông thoát nước thải chính của Hà Nội, sông có chiều dài là 13,5 km, chiều rộng hẹp nhất là 19m và rộng nhất 45m, chiều cao vực nước chỗ sâu nhất là 5,5 m, có sức chứa 928000m3 và có khả năng điều hoà là 128250 m3, lưu lượng trung bình vào mùa mưa là 26 m3/s. Như vậy, lượng nước từ Công ty Cao su Sao vàng gần 1/ 2 tổng lượng thải ra của khu công nghiệp Cao- Xà- Lá, và so sánh các chỉ tiêu khác thì sự đóng góp của công ty là tương đối lớn, ví dụ như: BOD, COD, cũng như cặn bã so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam cho phép cũng đã vượt một số chỉ tiêu quy định. Do đó có thể kết luận là nguồn nước thải là sông Tô Lịch với các tính chất như đã nêu ở trên thì sự đóng góp ô nhiễm môi trường nước từ công ty cao su là tương đối lớn. 2.2. Tác động đến môi trường không khí. Tác động cuả khí thải từ công ty đối với môi trường không khí trong khu vực đã được ban môi trường Hà Nội đánh giá (2000-2001) như trình bày trong mục không khí của phần hiện trạng môi trường, kết quả phân tích số liệu cho thấy các khí độc như CO,SO2… ở khu vực làm việc của công ty và ngoài phạm vi nhà máy là tương đối lớn. Ví dụ như: SO2 là 0,012 đến 0,025 mg/lít so với điều kiện tiêu chuẩn là 0.02 mg/lít. CO là 0,038 m/lít so với tiêu chuẩn cho phép là 0,03 mg/lít. Như vậy có thể nói là về khí độc tác động đến nền ô nhiễm môi trường không khí của khu vực tương đối lớn. Về hơi xăng, thực chất có phát sinh một số vài điểm, nhưng chỉ có tính chất cục bộ và các giá trị đo được đều thấp hơn tiêu chuẩn cho phép là từ 3,75- 5 lần. Bụi trong khu vực sản xuất nói chung là cao hơn tiêu chuẩn quy định trung bình 3 lần, nhưng loại bụi này chỉ gây ô nhiễm cục bộ và đang được khắc phục từng bước nhằm bảo đảm sức khoẻ cho người lao động trực tiếp. Riêng bụi phát tán từ nồi hơi là đáng kể đối với môi trường xung quanh vị trí của nồi hơi của công ty gần với nồi hơi của công ty xà phòng đã gây ô nhiễm bụi nhất định cho khu vực ngoại vi, số liệu so sánh cho thấy trọng lượng bụi ở cạnh nồi hơi là 1,04 mg/m3/phút. Trong khi đó bụi ở xã Nhân Chính gồm Chợ Xanh là 0,88 mg/m3/phút. Điều đó chứng tỏ bụi phát tán từ nồi hơi của công ty tương đối lớn so với bụi giao thông. Do đó có thể kết luận là ô nhiễm bụi từ khu vực công ty là đóng góp đáng kể. 2.3. Về chất thải rắn. Chất thải rắn như trình bày ở trên, cơ bản đã được tái sử dụng vào chính dây chuyền sản xuất. Trong nội bộ công ty, một phần không sử dụng đã san lấp mặt bằng trong công ty. Và một phần giao cho công nhân thu gom và phân loại ngay tại khu vực sản xuất của xí nghiệp, các loại còn dùng được cho sản xuất như: bavina, bán thành phẩm cao su, hoá chất rơi vãi đã được thu gom lại và tái sử dụng. Các loại vải vụn, bavina, sản phẩm thu hồi giao nộp cho xí nghiệp, bán cho cơ sở, tổ hợp hay tư nhân tái sinh để sản xuất các sản phẩm cấp thấp. Lượng chất thải được coi là hoàn toàn có thể thải bỏ được chở đến nơi quy định để xí nghiệp vệ sinh môi trường thu gom và chuyển đến bãi san lấp. Than lọt ghi được thu hồi làm than tổ ong ngay tại xí nghiệp nồi hơi còn xỉ than bán cho dân làm gạch hoặc rải đường. Lượng rác thải sinh hoạt và các loại tự nhiên khác như bụi, lá cây có khối lượng khoảng 20,5 tấn /năm cũng được xí nghiệp vệ sinh môi trường thu gom và lấp. 2.4. Tiếng ồn.. Khu vực sản xuất của công ty hầu hết tiếng ồn nằm trong giới hạn dưới 90 dB. Trừ một số khu vực hẹp trong công ty như nén khí, dập, rèn, luyện, có cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 2-5 dB. Tuy nhiên tác động của tiếng ồn xuất phát từ công ty đến môi trường không khí ở mức cao: như nguyên nhân giao thông từ quốc lộ 6… 2.5. Môi trường sinh thái. Nhìn chung khó có thể nói đến tác động về mặt sinh thái khi tách riêng hoạt động của công ty trong toàn bộ sự tồn tại của khu công nghiệp Cao-Xà-Lá nói riêng và khu Thượng Đình nói chung, vấn đề này cần được nghiên cứu sâu bởi các cơ quan khoa học chuyên sâu. Tuy nhiên, sự tác động và đóng góp của công ty cũng tương đối lớn. Thực tế gần đây, công ty nhận được một số sự phàn nàn của dân cư ảnh hưởng đến cây trồng và vật nuôi. 2.6. Bệnh nghề nghiệp Các số liệu về bệnh tật của công ty chưa phải là liên quan trực tiếp tới bệnh nghề nghiệp tại công ty. Tuy nhiên qua số liệu so sánh các cơ sở trong khu vực Thượng Đình có thể suy diễn là các bệnh về ngoài da và cơ xương khớp có tỷ lệ cao hơn tại công ty so với cơ sở khác, cũng như so với các bệnh khác trong cùng công ty. 2.7. Môi trường xã hội và cảnh quan khu vực. Sự phát triển của công ty đã tạo hàng nghìn việc làm cho lao động thủ đô và khu vực với thu nhập ngày càng tăng đã góp phần làm ổn định xã hội, đặc biệt là đối với hàng vạn người ăn theo, đồng thời tạo ra các sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Việc tạo cơ sở hạ tầng nhà xưởng và các việc cải tạo cảnh quan xung quanh công ty đã góp phần tạo ra một môi trường cảnh quan văn minh chung toàn khu vực. Công ty Cao su Sao vàng đã và đang phát triển cùng với sự phát triển cuả toàn bộ khu công nghiệp đô thị Thượng Đình, nên phải đối mặt với những thách thức về môi trường và phát triển chung toàn khu vực. Có thể nói là sự qúa tải ô nhiễm môi trường chung như là nước thải không khí, chất thải, mật độ dân cư và giao thông. Như vậy có thể nói sự tồn tại và phát triển của Công ty Cao su Sao vàng đã đóng góp quan trọng vào sự phát tiển của khu công nghiệp thượng đình theo hướng tích cực. III. Tính toán chi phí thiệt hại môi trường . 1. Thực trạng về sức khoẻ người dân trong vùng ô nhiểm tại tập thẻ cao su sao vàng và xã khương Đình. - Dân số của tập thể cao su sao vàng và xã khương Đình Xã Dân số Lứa tuôỉ 1-20 21-35 36-50 > 50 Khương Đình 1000 450 300 120 130 Tập thể Công ty CSSV 1500 550 450 300 200 (Nguồn: Lấy từ khu công nghiệp Thượng Đình năm 2000) Trên cơ sở nguồn số liệu y tế đã điều tra cửa trung tâm y tế khu công nghiệp Thượng đình. Về tình hình sức khoẻ, bệnh tật của người dân tại các xã vào tháng 12 năm 2000 và nguồn số liệu báo cáo thống kê y tế của xã về tình hình sức khoẻ, khám và chữa bệnh của người dân. Các số liệu thu được dưới hình thức (%), qua xử lý ta thu được dưới hình thức số lượng cụ thể: - Xã Khương Đình Tình hình sức khoẻ và bệnh tật của nhân nhân theo các độ tuổi Độ tuổi 1-20 21-35 36-50 >50 Tổng Chỉ số A B C D E Tai 42 10 12 15 79 Mũi 100 15 18 12 145 Họng 120 70 80 20 290 Thể lực yếu 110 30 90 90 320 Phế quản 120 40 35 25 220 Viêm phổi 105 65 85 40 295 Dạ dày 50 65 70 65 250 Đường ruột 150 100 85 70 410 Mắt 75 35 30 20 160 Gan, Mật 10 8 11 12 41 Tim 14 10 15 10 49 Ngoài da 30 25 35 5 95 Tiết niệu 15 16 12 13 56 Khớp 15 17 19 30 81 Tổng 956 50 597 432 2491 (Nguồn: Lấy từ số liệu xã Khương Đình) - Tại tập thể Công ty Cao su sao vàng Tình hình sức khoẻ và bệnh tật của nhân dân theo các độ tuổi Độ tuổi 1-20 21-35 36-50 >50 Tổng Chỉ số A B C D E Tai 45 12 15 18 90 Mũi 120 18 20 13 171 Họng 135 75 90 15 315 Thể lực yếu 100 40 75 80 295 Phế quản 135 50 45 35 265 Viêm phổi 110 70 80 50 310 Dạ dày 65 70 85 55 275 Đường ruột 120 110 85 70 385 Mắt 80 60 35 25 200 Gan, Mật 15 10 15 17 57 Tim 18 19 15 18 70 Ngoài da 35 30 40 16 121 Tiết niệu 20 20 30 10 80 Khớp 20 17 19 30 86 Tổng 1018 601 649 452 2720 (Nguồn: Lấy từ y tế tập thể công ty cao su sao vàng) Qua bảng số liệu trên ta đưa ra một số nhận xét sau: - Tại xã Khương Đình Bệnh đường ruột có số người mắc bệnh cao nhất 410 người, chiếm 41% tông dân số của toàn xã. Tong đó số người mắc bệnh này ở độ tuổi từ 1-20 là 150, chiếm 15%. Thứ hai là bệnh thể lực yếu với 320 người mắc bệnh, chiếm 32%. Trong đó số người mắc bệnh này là 110 người, chiếm 11%. Thứ ba là phải kể đến bệnh viên phổi, với 295 người mắc bệnh, chiếm 29,5%. Trong đó ở tuổi từ 1-20 có 105 người mắc bệnh, chiếm 10.5%. -Tại tập thể công ty cao su sao vàng Bệnh đường ruột mắc bệnh cao nhất với 385 người mắc bệnh, chiếm 25,67% tổng dân số của toàn tập thể công ty. Trong đó số người mắc bệnh này ở độ tuổi 1-20 cao nhất với 120 người, chiếm 8%. Thứ hai là bệnh Họng với 315 người mắc bệnh, chiếm 21%. Trong đó ở độ tuổi 1-20 cao nhất với 135 người, chiếm 9% Thứ ba là phải kể đến bệnh viêm phổi với 310 người mắc bệnh, chiếm 20,67%. Trong đó ở độ tuổi 1-20 là cao nhất với 110 người mắc bệnh, chiếm 7,3% 2. Mối quan hệ giữa nguồn gây ô nhiểm và sức khoẻ của các người dân khu vực xung quanh vùng ô nhiểm. ở phần trên ta đã nhận xét thực trạng bệnh tật của một số xã trong khu vực thượng Đình. Để xem xét mối quan hệ giữa sức khoẻ công đồng với ô nhiễm môi trường do công ty cao su sao vàng gây ra ta so sánh phương pháp so sánh giữa số người nhiễm các bệnh tật tại xã nghiên cứu với số người nhiễm các bệnh tương ứng( quy về cùng một bằng dân số). Việc lựa chọn mẫu so sánh nhằm tìm ra số người nhiễm bệnh do ô nhiễm của công ty cao su sao vàng là rất quan trọng. Xã đối chứng được chọn để so sánh là xã có những điều kiện tự nhiên, kinh tế , văn hoá, xã hội tương tự hoặc giống với xã nghiên cứu. Trên cơ sở đó lựa chọn khu dân cư mới ( cách công ty khoảng 300 mét so với xã khương Đình. Khu dân cư mới với tập thể công ty cao su sao vàng. Số người nhiễm bệnh theo từng loại bệnh tại xã đói chứng quy về cùng một quy mô dân số với xã nghiên cứu được tính như sau: Lij = Trong đó: i: là biến số chỉ xã đối chứng J: Là biến số chỉ từng loại bệnh tật V: Là biến số chỉ xã nghiên cứu Lij: Số lượng người nhiễm bệnh theo từng loại bệnh của xã đối chứng đả được quy đổi. Pij: Là số người nhiễm bệnh theo từng loại bệnh của xã đối chứng trước khi quy đổi Sv: Dân số xã nghiên cứu Si: Dân số xã đối chứng. Lấy số liệu bệnh tật đã được xử lú ở phần trên trừ đi số liệu người mắc bệnh tương ứng của xã đối chứng ( quy về cùng một mặt bằng dân số) ta được số liệu về số người mắc các loại bệnh tật do ô nhiễm môi trường. + Tại xã khương Đình Số người mắc các loại bệnh tật. Chỉ số Tổng số người mắc bệnh Tổng số người mắc bệnh xã đối chứng Số người mắc bệnh do ô nhiễm môi trường So sánh với xã đối ứng Tai 79 70 9 1,1286 Mũi 145 132 13 1,0985 Họng 290 216 74 1,3426 Thể lực yếu 320 282 38 1,1347 Phế quản 220 196 24 1,1224 Viêm phổi 295 215 80 1,3721 Dạ dày 250 218 32 1,1468 Đường ruột 410 345 65 1,884 Mắt 160 142 18 1,1268 Gan, Mật 41 32 9 1,2813 Tim 49 37 12 1,3243 Ngoài da 95 80 15 1,1875 Tiết niệu 56 42 14 1,3333 Khớp 81 72 9 1,125 Tổng 2491 2079 412 (Nguồn: Uỷ ban nhân dân xã Khương Đình năm 2000) + Tại khu tập thể công ty cao su sao vàng. Số lượng người mắc bệnh các loại bệnh tật Chỉ số Tổng số người mắc bệnh Số người mắc bệnh xã đối chứng Số người mắc bệnh do ô nhiễm môi trường So sánh với xã đối chứng Tai 90 70 20 1,2857 Mũi 171 132 39 1,2954 Họng 315 216 99 1,4583 Thể lực yếu 295 282 13 1,0461 Phế quản 265 196 69 1,352 Viêm phổi 310 215 95 1,4419 Dạ dày 275 218 75 1,2615 Đường ruột 385 345 40 1,1159 Mắt 200 142 58 1,405 Gan, Mật 57 32 25 1,7812 Tim 70 37 33 1,8919 Ngoài da 121 80 31 1,5125 Tiết niệu 80 42 38 1,9286 Khớp 86 72 14 1,1944 Tổng 2721 2079 642 (Nguồn: báo cáo y tế của tập thể công ty cao su sao vàng 2000) Từ kết quả trên ta thấy các xã nghiên cứu đều bị ảnh hưởng ô nhiểm môi trường cuả công ty cao su sao vàng, biểu hiện rõ ràng là số người mắc bệnh tương đối cao so với số liệu tương ứng tại xã đối chứng. 3. Đánh giá chi phí thiệt hại sức khoẻ cộng đồng dân cư xung quanh bị ô nhiễm. 3.1. Xây dựng mô hình tính toán chi phí thiệt hại sức khoẻ cộng đồng - Một số phương pháp lượng giá ô nhiễm đối với sức khoẻ cộng đồng. + Ô nhiễm môi trường có các tác động tiêu cực đến sức khoẻ của con người và các sinh vật liên quan khác trong khu vực tồn tại. Thông thường chất ô nhiễm khi xâm nhập vào ciơ thể của con người và sinh vật không tạo ra ngay các loại bệnh tật và suy giảm sức khoẻ. Quá trình hình thành bệnh tật và suy giảm sức khoẻ thường xẩy ra một cách từ từ. Bệnh tật và suy giảm sức khoẻ vẫn có khả năng gia tăng vì lý do ô nhiễm, kể cả người bị ô nhiễm đã phải bỏ ra nhiều chi phí lắp đặt các hệ thống xử lý môi trường. Do vậy, việc lượng giá tác động ô nhiễm đối với bệnh tật và sức khoẻ con người thường rất khó. Sự hấp thụ hoá học các chất ô nhiễm f*i của con người có thể tính theo công thức: f*i = CC x IR x FI x EF x ED BW x AT Trong công thức này: CC: nồng độ chất ô nhiễm trong các thành phần môi trường( không khí, đất, nước...) có tác động IR: tốc độ hấp thụ( tỷ lệ chất ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể so với tổng khối lượng chất ô nhiễm tiếp xúc với cơ thể con người) FI: lượng thức ăn, thức uống, thực phẩm sử dụng hàng ngày EF: Tần số nguy hiểm( số ngày trong năm mỗi người chịu tác động) ED: quảng thời gian nguy hiểm của người bị ô nhiễm tính bằng năm BW: trọng lượng cơ thể con người tính bằng kg AT: Thời gian trung bình( quảng thời gian nguy hiễm trung bình (ED x 365 ngày)/năm đối với tác động gây ung thư và 70 năm x 365 ngày đối với tác động gây ung thư ) Giá trị j được tính theo công thức trên được gọi là yếu tố hấp thụ ( intake factor). Yếu tố này đã được các nhà khoa học Mỹ tính tốan và có thể dùng xác đinh sự cố gây ô nhiễm đối với các quốc gia khác. Từ lượng hấp thụ chất ô nhiễm có thể tính được sự cố hệ thống SR(system risk ) bằng công thức: SR = Sf RFD ở đây RFD là liều tham khảo (reference dose ) hay yếu tố độc hại đối với sức khoẻ. Sự cố ung thư được tính bằng công thức: CR = CLR x Sf trong đó: CLR: là yếu tố biểu lộ ung thư hay yếu tố độc hại gây ung thư + Thực tế phương pháp lượng giác tác động sức khoẻ thông dụng là tiếp cận giá bệnh tật COI. Theo phương pháp này chi phí y tế bảo vệ sức khoẻ gồm toàn bộ các chí phí y tế ( chăm sóc, khám chửa bệnh và thuốc men ), của người bệnh và thiệt hại về lao động trong quá trình chửa bệnh. Bên cạnh phương pháp này, ở Mỹ và các nước phát triển còn sử dụng nhiều phương pháp gián tiếp khác nhau như: bằng lòng trả giá chi phí phòng bệnh và giảm sự cố bệnh tật chết chóc ... Trong điều kiện Việt Nam, thiệt hại kinh tế do ô nhiểm moi trường tới sức khoẻ có thể tính bằng tổng chi phí y tế và bảo vệ sức khoẻ của công nhân và dân cư khu vực ô nhiểm đối với các loại bệnh tật và mất sản phẩm của người bệnh rong qua trình điều trị, chi phí phòng tránh bệnh tật của ngành y tế phát sinh từ dịch bệnh. * Như ta đả biết tình trạng ô nhiểm môi trường của xí nghiệp đả gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người xung quanh và CBCNV trong xí nghiệp. Để đảm bảo sức khoẻ lao động và sức khoẻ sinh sản buộc người dân phải bỏ ra một khoản chi phí để khám chửa bệnh phục hồi sức khoẻ. Đó là những chi phí thực mà người dân phải chi trả cho dịch vụ y tế ( TDC ). Ngoài ra họ phải mất một khoản chi phí khá quan trọng đố là chi phí cơ hội trong thời nghỉ khám chửa bệnh không tham gia vào lao động, sản xuất và chi phí cơ hội cả người nhà bệnh nhân phải nghỉ việc để chăm sóc người bệnh ( TIC ). Xét tổng quát xả hội phải bỏ ra một khoản chi phí: TSC = TDC + TIC Trong đó: TSC: Là tổng chi phí xã hội về sức khoẻ cộng đồng do ô nhiểm môi trường TDC: Là tổng chi phí trực tiếp của bệnh nhân cho dịch vụ khám chửa bệnh TDC = M + N Trong đó: M Là tổng chi phí khám chửa bẹnh cua người lao động là công nhân viên chức nhà nước có nộp bảo hiểm xã hội. N Là tổng chi phí khám chửa bệnh của người dân không phải là công nhân viên chức nhà nước và không nộp bảo hiểm xã hội. TIC: Là tổng chi phí gián tiếp của bệnh nhân bao gồm: Chi phí cơ hội của người bệnh trong thời gian nghỉ việc ( A ), và chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân phải nghỉ việc ( B ). TIC = A + B Vậy ta có: TSC = M + N + A + B Theo điều tra dân số các xã tỷ lệ dân số hoạt động trong lỉnh vực nông nghiệp là khác nhau, số còn lại làm việc trong các nghành phi nông nghiệp bao gồm tỷ lệ không thuộc biên chế nhà nước và tỷ lệ thuộc biên chế nhà nước củng khác nhau đáng kể. Vậy những người này phải nộp bảo hiểm xã hội và khi bị bệnh sẽ được chi trả phần bảo hiểm đó. M = k x TDC ( k = 1....4 ) N = h x TDC ( h = 1...4 ) Trong đó: K: Là hằng số chỉ tỷ lệ người lao động ở các xã là công nhân viên chức nhà nước cố nộp bảo hiểm xã hội. H: Là hằng số chỉ tỷ lệ người lao động ở các xã không phải là công nhân viên chức nhà nước và không nộp bảo hiểm. Hiện nay các công ty bảo hiểm thường trả với mức cao nhất là 80% chi phí chửa bệnh nên: M = x + y Trong đó: X Là tổng chi phí khám chữa bệnh mà bảo hiểm xã hội phải trả cho người chửa bệnh. X = 0,8 x M Y Là tổng chi phí khám chửa bệnh của những người đả mua bảo hiểm phải trả. Y = 0,2 x M Vậy: TSC = ( x + y + N ) + A + B Nếu tính tới yếu tố thời gian thì công thức tổng quát của mô hình là: TSC(t) = [ ( x + y + N ) + A +B ]. ( 1+r )t Trong đó: T: Là thời gian quy đổi về hiện tại ( t=2 ) Trong đề tài các số liệu về tình hình sức khoẻ bệnh tật của người dân được tổng hợ từ báo cáo thống kê của các xã về năm 2000. Tính đến thời điểm nghiên cứu thì thời gian quy đổi là hai năm. R: tỷ lệ chiết khấu ( r= 0,06). Tỷ lệ chiết khấu được xác định căn cứ vào chi phí cơ hội của đồng tiền . 3.2 Kết quả tính toán trên cơ sở số liệu điều tra về chi phí sức khoẻ dân cư ở các xã. Dựa vào phần chi phí cho từng chỉ tiêu cụ thể trong mô hình để tính các loại chi phí tương ứng. Bảng: Chi phí chữa bệnh, chi phí cơ hội Chỉ số Chi phí trung bình một ca bệnh(tr.đ) Số ngày nghỉ trung bình của người bệnh ( ngày ) Số ngày nghỉ trung bình người nhà bệnh nhân (ngày) Tai 0,3 4 0 Mũi 0,25 0 0 Họng 0,2 0 0 Thể lực yếu 0,3 4 0 Phế quản 0,1 3 3 Viêm phổi 2 15 1 Dạ dày 1 8 0 Đường ruột 0,4 5 10 Mắt 0,275 5 3 Gan, Mật 2 21 4 Tim 6 60 15 Ngoài da 0,25 0 0 Tiết niệu 0,7 7 3 Khớp 0,5 5 2 (Nguồn: Phòng tài vụ Bệnh viện bạch mai Hà nội ) 3.2.1 Chi phí chữa bệnh cho từng loại bệnh - Xã khương Đình Chi phí chữa bệnh của bệnh nhân Chỉ số Tổng số người mắc bệnh (người) Chi phí trung bình một ca bệnh( tr.đ) Tổng chi phí thực (tr.đ) Tai 9 0,3 2,7 Mũi 13 0,25 3,25 Họng 74 0,2 14,8 Thể lực yếu 38 0,3 11,4 Phế quản 24 0,1 2,4 Viêm phổi 80 2 160 Dạ dày 32 1 32 Đường ruột 65 0,4 26 Mắt 18 0,275 4,95 Gan, Mật 9 2 18 Tim 12 6 72 Ngoài da 15 0,25 3,75 Tiết niệu 14 0,7 9,8 Khớp 9 0,5 4,5 Tổng 365,55 - Tại tập thể công ty cao su sao vàng Chi phí chữa bệnh của bệnh nhân Chỉ số Tổng số người mắc bệnh (người) Chi phí trung bình một ca bệnh( tr.đ) Tổng chi phí thực (tr.đ) Tai 20 0,3 6 Mũi 39 0,25 9,75 Họng 99 0,2 19,8 Thể lực yếu 13 0,3 3,9 Phế quản 69 0,1 6,9 Viêm phổi 95 2 190 Dạ dày 75 1 75 Đường ruột 40 0,4 16 Mắt 58 0,275 15,95 Gan, Mật 25 2 50 Tim 33 6 198 Ngoài da 31 0,25 7,75 Tiết niệu 38 0,7 26,6 Khớp 14 0,5 7 Tổng 632,65 Tổng chi phí phần này TDC = 365,55 + 632,65 = 998,2 tr.đ Chi phí bảo hiễm phải trả cho người bệnh: Theo số liệu điều tra về tình hình kinh tế xã hội tại các xã cho thấy rằng. Xã Khương Đình: 80% là làm việc cơ quan nhà nước, 20% là không làm việc cho cơ quan nhà nước. Vậy số tiền bảo hiểm phải tra cho người bệnh tại xã Khương Đình là. MTĐ = k1 x TDCTĐ = 0,8 x 365,55 = 292,45 (tr.đ) Tại tập thể công ty cao su sao vàng: 90% làm việc cho cơ quan nhà nước , 10% không làm việc cho cơ quan nhà nước. Vậy số tiền phải trả cho người bệnh tại tập thể công ty cao su sao vàng. MSV = k2 x TDCSV = 0,9 x 632,65 = 569,385 (tr.đ) Vậy: M = 292,45 + 569,385 = 861,835 ( tr.đ) Chi phí người bệnh phải trả cho dịch vụ khám chữa bệnh. N = h1 x TDCtd + h2 x TDCSV = 0,2 x 365,55 + 0,1 x 632,65 = 136,375 ( tr.đ) 3.2.2 Chi phí cơ hội của người bệnh. Chi phí cơ hội được tính trên cơ sở thu nhập trung bình hành tháng của người địa phương. Theo số liệu điều tra về tình hình kinh tế xã hội ch thấy thu nhập bình quân mỗi người dân là 500.000đ/người/ tháng. Do vậy chi phí cơ hội của một ngày nghỉ việc là 17.000đ/người. - Tại xã Khương Đình: Chi phí cơ hội của người bệnh: (Đơn vị tính: triệu đồng) Chỉ số A B C D Tai 9 4 0,017 0,612 Mũi 13 0 0,017 0 Họng 74 0 0,017 0 Thể lực yếu 38 4 0,017 2,584 Phế quản 24 3 0,017 1,224 Viêm phổi 80 15 0,017 20,4 Dạ dày 32 8 0,017 2,352 Đường ruột 65 5 0,017 5,525 Mắt 18 5 0,017 1,53 Gan, Mật 9 21 0,017 3,213 Tim 12 60 0,017 12,24 Ngoài da 15 0 0,017 0 Tiết niệu 14 7 0,017 1,666 Khớp 9 5 0,017 0,765 Tổng 54,111 Trong đó: A: Số người mắc bệnh ( người ) B: Số ngày nghỉ bình quân một ca bệnh (ngày) C: Chi phí cơ hội một ngày nghỉ ( triệu đồng) D: Tổng chi phí cơ hội ( triệu đồng) - Tại tập thể công ty cao su sao vàng Chi phí cơ hội người bệnh: Thu nhập bình quân của tập thể công ty cao su sao vàng là 600.000đ/người/ tháng. Chi phí cơ hội cho một ngày nghỉ là 20.000đ/người/ngày. Chi phí cơ hội của người bệnh: (Đơn vị tính triệu đồng) Chỉ số A B C D Tai 20 4 0,02 1,6 Mũi 39 0 0,02 0 Họng 99 0 0,02 0 Thể lực yếu 13 4 0,02 1,08 Phế quản 69 3 0,02 4,14 Viêm phổi 95 15 0,02 28,5 Dạ dày 75 8 0,02 12 Đường ruột 40 5 0,02 4 Mắt 58 5 0,02 5,8 Gan, Mật 25 21 0,02 10,5 Tim 33 60 0,02 39,6 Ngoài da 31 0 0,02 0 Tiết niệu 38 7 0,02 5,32 Khớp 14 5 0,02 1,4 Tổng 113,94 3.2.3 Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân - Tại xã Khương Đình. Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân: Đơn vị tính triệu đồng Chỉ số A B C D Tai 9 0 0,017 0 Mũi 13 0 0,017 0 Họng 74 0 0,017 0 Thể lực yếu 38 0 0,017 0 Phế quản 24 3 0,017 1,224 Viêm phổi 80 1 0,017 1,36 Dạ dày 32 0 0,017 0 Đường ruột 65 10 0,017 11,05 Mắt 18 3 0,017 0,918 Gan, Mật 9 4 0,017 0,612 Tim 12 15 0,017 3,06 Ngoài da 15 0 0,017 0 Tiết niệu 14 3 0,017 0,714 Khớp 9 2 0,017 0,306 Tổng 19,244 Chú thích: A: Số người mắc bệnh B: Thời gian trung bình nghỉ việc chăm sóc bệnh nhân C: Chi phí cơ hội một ngày nghỉ D: Chi phí cơ hội nghỉ việc của người nhà bệnh nhân - Tại tập thể công ty cao su Sao Vàng Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân: Đơn vị tính triệu đồng Chỉ số A B C D Tai 20 0 0,02 0 Mũi 39 0 0,02 0 Họng 99 0 0,02 0 Thể lực yếu 13 0 0,02 0 Phế quản 69 3 0,02 4.14 Viêm phổi 95 1 0,02 1.9 Dạ dày 75 0 0,02 0 Đường ruột 40 10 0,02 8 Mắt 58 3 0,02 3.48 Gan, Mật 25 4 0,02 2 Tim 33 15 0,02 9.9 Ngoài da 31 0 0,02 0 Tiết niệu 38 3 0,02 2.28 Khớp 14 2 0,02 0.56 Tổng 32.26 3.2.4. Kết quả tính toán chi phí sức khoẻ dân cư tại các xã Đơn vị tính triệu đồng Xã Khương đình Tập thể công ty cao su sao vàng Tổng Chi phí chữa bệnh 365.55 632.65 998.2 Chi phí cơ hội của người chữa bệnh 54.111 113.94 168.051 Chi phí cơ hội của người nhà bệnh nhân 19.244 32.26 51.504 Tổng cộng 438.905 778.85 1217.755 Tổng giá trị quy đổi về hiện tại 493.1537 875.1159 1368.2695 - Tổng chi phí sức khoẻ cộng đồng của các xã ở thời điểm hiện tại là: PV = 1368,2695 triệu đồng Theo tài liệu điều tra nghiên cứu tình hình ô nhiễm môi trường của trung tâm nghiên cứu thử nghiệm - Công ty môi trường đô thị Hà nội, kết hợp với sự đánh giá của các chuyên gia thì ô nhiễm môi trường tai công ty cao su sao vàng Hà nội bắt đầu từ 1997. Vậy trong 5 năm công ty đã gây thiệt hại cộng đồng là 1368,2695 triệu đồng. Mức bình quân hàng năm là: E = E = 278,2549 triệu đồng 4. Chi phí để xử lý chất thải công nghiệp của công ty. Ta có: C = C1 + C2 Trong đó: C: tổng chi phí chất thải được xử lý cho 1 năm C1: là chi phí cho việc vận chuyển chất thải từ công ty đến nơi xử lý trong 1 năm C2: là chi phí cho việc xử lý chất thải cho 1 năm Hàng năm công ty thải ra 3625,95 tấn chất thải trung bình mổi ngày công ty thải ra 10 tấn chất thải, tương đương công ty thuê một xe tải vận chuyển đến nơi xử lý, chi phi nổi xe tải Công ty phải trả một chuyến là 200000đ. Vậy chi phí cho việc vận chuyển từ công ty đến nơi xử lý trong 1 năm: C1 = 200000*30*12 =72000000đ. Mỗi xe chở chất thải công ty phải trả cho việ xử lý là 100000đ. Vậy chi phí cho việc xử lý chất thải cho 1 năm là C2 =100000*30*12 =36000000đ. Vậy tổng chi phí để xử lý chất thải 1 năm là: C= C1 + C2 = 72000000 + 36000000 = 108000000 (đồng) 5. Khám bệnh cho người lao động trong công ty. Theo kết quả khám và chữa bệnh cho người lao động trong công ty. Loại sức khoẻ Số người I 24 II 846 III 712 IV 170 V 11 Theo quy định của công ty số người thuộc loại IV hàng năm mỗi người hưởng trợ cấp 250 nghìn đồng . Tổng chi phí là 250 nghìn đồng x 170 = 42,5 triệu đồng. Số người thuộc loại V, hàng năm mỗi người được hưởng trợ cấp là 490 nghìn đồng. Vậy tổng chi phí là: 490 nghìn đồng x 11= 5,39 triệu đồng. Theo tính toán ở trên ta rút ra một số nhận xét như sau: Vậy tổng chi phí sức khoẻ cộng đồng và xử lý chất thải công nghiệp là: 278,2549 triệu + 108 triệu + 42,5 triệu + 5,39 triệu = 434,1449 (triệu đồng) Công ty sản xuất ra săm lốp, xe đạp, xe máy và ô tô. Quy về cùng sản xuất lốp ô tô thì công ty sản xuất hàng năm khoảng 718000 lốp, gây thiệt hại cho môi trường các xã Thượng Đình và tập thể công ty là 434,1449 triệu đồng, chi phí môi trường trên mỗi đơn vị lốp ô tô là 434,1449/718000 = 0,0006046 triệu đồng/lốp. Giá thi trường một lốp ô tô khoảng 1 triệu đồng. Vậy khi tính tới chi phí môi trường giá của lốp sẽ là 1,0006046 triệu đồng/lốp. Trên đây mới tính thiệt hại dân cư, xử lý rác thải, chưa tính đến các yếu tố môi trường nước, đất, sinh thái... Nếu đánh giá đầy đủ giá trị các yếu tố trên thì mức thiệt hại môi trường sẽ lớn hơn nhiều so với ban đầu lượng hoá. Chương III Căn cứ đề xuất một số giải pháp cho việc giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm I. Nhận xét 1. Ưu điểm. Mặt bằng công ty tương đối phóng khoáng, gọn sạch, có hệ thống cây xanh, cây cảnh ở các khu đệm tạo cảnh quan tốt, hệ đường nội bộ sạch,thoát nước về mùa mưa. Công ty có khả năng tiếp nhận các giải pháp cụ thể để khắc phục ô nhiễm môi trương tại nơi sản xuất. Đổi mới công nghệ, từng bước đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại phù hợp với công ty, thay cho quy trình công nghệ máy, thiết bị công nghệ thủ công lạc hậu nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm thiểu được các chất gây ô nhiễm môi trường và cải thiện điều kiện lao động của công nhân . ví dụ như: Đưa hơi đốt dầu thay cho lò hơi đốt than. Có kinh nghiệm về mặt bằng sản xuất, quy hoạch sửa chữa, nâng cấp. Thiết bị hiện có đảm bảo được các yếu tố kỷ thuật và môi trường. Công ty trang thiết bị hệ thống hút bụi,thông gió tại các khâu công nghệ có ô nhiễm môi trường bụi, hơi khí độc, nóng bức… Có kinh nghiệm tổ chức sản xuất, ý thức bảo vệ môi trường. Cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đảm bảo số lượng và chất lượng. Công tác phòng chống cháy nổ hoạt động tích cực và có hiệu quả, có quy mô vững chắc. Công nghệ, nhiên liệu dùng cho sản xuất giảm độc hại (thay ben zen bằng xăng ). Bộ máy tổ chức, lãnh đạo trong công ty nhận rõ công tác bảo vệ môi trường, nên đã có ý thức nghiêm chỉnh các quy định và pháp luật. Tổ chức môi trường luôn quan tâm lĩnh vực chất lượng môi trường và phối hợp với các bộ phận khác tham gia thực hiện bảo vệ môi trường. Sự đầu tư để cải tạo, xây dựng lại mặt bằng nhà xưởng,thay đổi công nghệ, trang thiết bị nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất và cải thiện môi trường lao động trong những năm qua là đúng hướng, kịp thời và có hiệu quả không những về mặt môi trường mà còn về mặt kinh tế kỷ thuật. Những giải pháp có tính tích cực và toàn diện mà công ty đã thực hiện. Các nhà xưởng sản xuất, các văn phòng làm việc đã được cải tạo lại, tạo được một cơ sở sản xuất có quy mô công nghiệp rõ rệt. Đổi mới công nghệ sản xuất săm. + Đổi mới công nghệ săm xe đạp: cải tạo mặt bằng ,đầu tư thiết bị luyện hở,đưa hệ thống chuyển tải tự động, cho khâu luyện- ép săm , đổi mới công nghệ ép săm cách ly bột khô bằng cách ly bột nước, đầu tư các thiết bị điều khiển tự động hoá trong các khâu lưu hoá cải thiện một bước quan trọng môi trường lao động, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân+ Đầu tư máy nồi hơi đầu săm ôtô, xe máy thay cho nồi đầu săm thủ công, giảm thiểu hơi xăng trong môi trường lao động, cải thiện điều kiện lao động cho công nhân. + Đầu tư trang thiết bị máy lưu hoá săm thay cho nồi hơi lưu hoá: Giảm thiểu được bụi , ồn và nguy hiểm nổ trong sản xuất. Đổi mới công nghệ lưu hoá lốp ôtô: Trang thiết bị máy lưu hoá thay cho nồi lưu hoá, nâng cao được chất lượng sản phẩm, giảm thiểu được phế phẩm là nguồn phát sinh giác thải công nghiệp, cải thiện được điều kiện lao động, loại bỏ được nồi hơi lưu hoá, là thiết bị áp lực không đảm bảo điều kiện an toàn lao động cho công nhân. Đổi mới công nghệ luyện, đầu tư trang thiết bị máy luyện kín thay cho máy luyện hở, giảm thiểu ô nhiễm bụi trong môi trường không khí. Đầu tư nồi hơi đốt dầu thay bằng nồi hơi đốt than: hạn chế nguồn bụi trong khâu vận chuyển than và khâu vận hành vào môi trường không khí. Đầu tư các hệ thống hút bụi: tại các xí nghiệp cao su số 1, số 2, số 4 đưa vào hoạt động có hiệu quả, giảm thiểu được nguồn bụi gây ô nhiễm môi trường lao động. Để giảm thiểu nguồn bụi tại khu vực nồi hơi, ngoài việc đầu tư nồi hơi đốt dầu thay thế nồi hơi đốt than, công ty đã đầu tư phòng thông gió thiết kế hệ thống xử lý bụi xyclon ướt cho nồi hơi đốt than nâng hoạt động xí nghiệp năng lượng. 2. Tồn tại: Hầu hết các xưởng đều có nhiệt độ trong môi trường sản xuất cao hơn tiêu chuẩn cho phép. Hệ thống thông gió đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép nhưng chưa thổi mát được vị trí sản xuất. Hệ thống chiếu sáng còn tồn tại về độ nóng và chói loà về mùa hè. Còn tồn tại ô nhiễm tiếng ồn ở khu vực: máy luyện hở cao su, lồng săm, máy nén khí, đúc khuôn mẫu và môi trường xunh quanh. Nồng độ bụi hô hấp cao hơn tiêu chuẩn cho phép ở các khu vực ép săm và nối đầu săm xe đạp do hệ thống hút bụi cục bộ tại đây đang hư hỏng. Công nhân chưa có ý thức cao về sử dụng các biện pháp bảo vệ lao động khi làm việc. ý thức chấp hành nội quy, quy định về bảo vệ môi trường một số công nhân chưa cao. Một số máy móc thiết bị thủ công chưa đủ cơ cấu an toàn, tổng quan về mặt bằng không phù hợp với bố trí nhà xưởng. Mặt bằng công nghệ chật hẹp, chắp vá thiếu đồng bộ, gây ra ô nhiễm môi trường. Một số máy móc thiết bị cũ lạc hậu chưa thể thay thế được. Một số bộ phận công nhân lâu năm có trình độ chuyên môn bị hạn chế, sức khoẻ có giảm sút. Màng lưới an toàn vệ sinh rộng khắp nhưng hiệu quả vệ sinh chưa cao. Công nghệ lạc hậu cũ để lại và do trong một thời gian dài trước đây công tác bảo vệ môi trường chưa được chú ý đúng mức, nên ít nhiều hiện trạng môi trường của công ty cũng còn có một số nét chưa thoả mãn đúng với yêu cầu chất lượng của một môi trường sạch. Muốn xây dựng nền sản xuất sạch, giảm tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường thì công ty cần phải thực hiện nhiều việc đòi hỏi đầu tư lớn. II. Căn cứ đề xuất một số giải pháp cho việc giảm thiểu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. 1. Các giải pháp kinh tế: 1.1. Nhóm các giải pháp áp dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền- PPP (Polutter pays princeple): Theo nguyên tắc này thì người gây ô nhiễm phải chịu mọi khoản chi phí để thực hiện các biện pháp làm giảm ô nhiễm do chính mình gây ra, nhằm bảo đảm cho môi trường trong trạng thái có thể chấp nhận được. Tại điều 7 Luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam ban hành ngày10- 1- 1994 có quy định rằng: “Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường vào mục đích sản xuất kinh doanh trong trường hợp cần thiết phải đóng góp tài chính cho việc bảo vệ môi trường. Chính phủ quy định các trường hợp, mức và phương thức đóng góp tài chính nói tại điều này. Tổ chức cá nhân gây tổn hại tới môi trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại của mình theo quy định của pháp luật.” Ngoài điều 7 trong Luật Bảo vệ môi trường còn có một số điều khác ở một số Nghị định, Chỉ thị, Thông tư, Quyết định về việc xử phạt các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo nguyên tắc chung ngươì gây ô nhiễm phải trả tiền. Tuy nhiên, hiện nay các biện pháp trên mới chỉ tồn tại chủ yếu trên lý thuyết, còn thực tế mới chỉ được áp dụng dè dặt với một số trường hợp gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng như: nhà máy chế biến thực phẩm Vedan hay nhà máy Super Photphat Lâm Thao… Vì vậy, trong thời gian tới các Bộ, Ngành liên quan tới việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường nên tiến hành xây dựng một khung pháp lý hoàn chỉnh, quy định cụ thể về các đối tượng, các hành vi được coi là tổn hại tới môi trường và mức độ phải xử phạt khi vi phạm các quy định trên. Triển khai đồng bộ các biện pháp trên và áp dụng đối với toàn bộ các đối tượng được quy định, tránh tình trạng mất công bằng trong việc xử phạt như hiện nay. Công cụ kinh tế có thể áp dụng trong trường hợp này là: - Tiền phí và tiền thuế gồm thuế đầu vào và thuế đầu ra, phí xử thải và phát thải, phí người sử dụng lệ phí. - Thuật ngữ “phí, thuế, tiền phí tổn và lệ phí” thường được sử dụng để chỉ nội dung khác nhau. Trong đó phí, tổn phí và lệ phí thường được dùng thay đổi cho nhau nhằm chỉ số tiền phải trả cho những hoạt động mà chúng có thể tham gia vào việc cản trở mục tiêu bảo vệ môi trường và thu nhập chung của chi trả cho một dịch vụ hoặc một sản phẩm nào đó. - Tiền phí và tiền thuế làm tăng thêm cái giá phải trả cho những hoạt động mà chúng có thể tham gia vào việc cản trở bảo vệ môi trường và thu nhập chung của xã hội. Một cách tổng quát, ta có thể chia những khoản tiền nói trên thành các loại sau đây: thuế đầu vào và đầu ra của sản phẩm, tiền thù lao (hay tài công) cho việc phân phối, vận chuyển hàng hoá, tiền khuyến khích người sử dụng (khuyến mại) và lệ phí luân chuyển (quanh năm), lệ phí đặt cọc trước Lệ phí và thuế đối với môi trường. Tiền phải trả cho mỗi tấn BOD hoặc SO2 thải ra Tiền thuế đánh vào việc thu hồi độ phế thải Tiền thuế các bon Lệ phí cấp giấy phép Tiền công cho việc các vùng đất ướt Lệ phí sử dụng nước Tiền phí quay vòng/ đặt cọc trước Lệ phí đối với người sử dụng nước biến động Lệ phí lấp hố rác Lệ phí đối với việc mua bán sử dụng, độ phế thải Thuế đánh vào việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu Lệ phí đặt cọc cho công việc trang bị Một số chương trình mua bán giấy phép: + Tín hiệu trao đổi, mua bán việc khử phế thải. + Trao đổi mua bán độ phế thải. + Trao đổi mua bán có trọng điểm- không có trọng điểm, việc đổ phế thải xuống đường thuỷ. + Trao đổi, mua bán việc vận chuyển nước thải đến nơi xử lý. + Trao đổi, mua bán những giấy phép về xử lý chất bezen trong xăng. + Hoạt động ngân hàng làm giảm bớt độ ẩm ướt của đất (nhờ đó mà các nhà kinh doanh lĩnh vực dẫn lưu nước ở vùng đất ẩm ướt có thể yêu cầu bồi thường những hoạt động của họ bằng cách bảo đảm lượng protein của những vùng đất ẩm ướt khác). - Những chính sách khuyến khích về tài chính. Những chính sách tài chính nhằm khuyến khích sự giảm bớt trong việc chi trả trong việc bảo vệ môi trường do Chính phủ đề ra từ ngân sách nhà nước, ví dụ như: viện trợ cấp, ban hành kỳ phiếu vay và cho vay, viện trợ tỷ lệ lãi suất, việc bãi bỏ hoặc giảm thuế cho một số mặt hàng. - Cưỡng chế Yêu cầu các tổ chức sản xuất kinh doanh liên quan đến môi trường đều thực hiện đúng Luật Bảo vệ môi trường, nếu vi phạm sẽ bị xử lý theo đúng pháp luật. 1.2. Các giải pháp áp dụng theo nguyên tắc người được hưởng thụ phải trả tiền- BPP (Benefit pay priceple). Chủ chương của nguyên tắc này là tạo lập một cơ chế nhằm đạt được mục tiêu môi trường. Đối ngịch với nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, nguyên tắc này là người hưởng thụ một môi trường đã được cải thiện phải trả một khoản chi phí. Có thể hiểu nguyên tắc BPP một cách tổng thể là: tất cả những ai hưởng lợi do có được môi trường trong lành, không bị ô nhiễm thì phải trả tiền. Khoản tiền huy động sẽ được bổ sung cho hoạt động của quỹ dự phòng môi trường, đây là một nguồn lực quan trọng trong việc duy trì hoạt động của dự phòng môi trường, điều này đã đuợc quy định tại Điều 33, chương 5. Nghị định 175- Chính Phủ ngày 18/10/1994 hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường. 2. Các giải pháp kỹ thuật. 2.1. Lập quy hoạch phát triển hệ thống nhà xưởng tại công ty. - Sắp xếp bố trí lại các xí nghiệp, nhà xửng xây dựng sao cho phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, vệ sinh môi trường và yêu cầu phát triển trong tương lai của công ty. - Tổ chức lại và nâng cấp hệ thống các công trình và mạng lưới hạ kỷ thuật, đặc biệt là hệ thống thoát nước, Nâng cấp đường vận chuyển công nghệ trong công ty đảm bảo sạch đẹp và vận chuyển an toàn. Phải san mặt bằng toàn bộ công ty và hệ thống thoát để khỏi mùa mưa xuống ngập nước. - Tận dụng mọi diện tích, để trồng cây xanh phù hợp với địa bàn công ty, giữ dìn và vệ sinh các yếu tố sinh thái, cải thiện môi trường trong khu vực, tăng thêm các tiện nghi phục vụ nghỉ ngơi cho ngưòi lao động trong công ty. 2.2. Biện pháp giảm ô nhiễm môi trường nước trong công ty. Công ty thải nước công nghiệp khoảng 3670 m3/ ngày đêm. Hiện bây giờ công ty chưa có hệ thống xử lý nước thải , nước thải công nghiệp của công ty qua đường ống ra sông Tô Lịch.Vì vậy công ty phải xây dựng hệ thống xử lý nước trước khi xảy ra sông Tô Lịch. - Phải tách nước thải của từng phân xưởng trong công ty và xử lý riêng biệt, cục bộ trong phân xưởng của nhà máy. - Xây dựng hệ thống cống rãnh riêng biệt với công ty Xà Phòng, Thuốc Lá. 2.3. Biện pháp khắc phục chất thải rắn. Hiện nay công ty có khoảng 3625tấn chất thải hàng năm, trong tương lai sẽ tăng hơn nữa…Nếu không đầu tư công nghệ mới,trang thiết bị xử lý sử dụng lại phế thải rắn hơn nữa, thì phế thải này tăng sẽ gây ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng trong công ty và khu vực xung quanh. - Công ty đã có hệ thống công nghệ tái sản xuất sử dụng khoảng 30% vì vậy mà công ty phải đổi mới hệ thống công nghệ để tái sử dụng 50-60%. - Công ty cần tăng cường thu gom quản lý để khắc phục tình trạng đổ rác thải bừa bải xuống ao hồ, kênh mương hở. Để thực hiện điều kiên này, công ty môi trường đô thị Hà Nội cần bố trí thêm các điểm thu gom , chôn lấp. Công ty tập trung rác thải và sau đó kịp thời vận chuyển ra bải rác tập trung của thành phố. - Công ty cần có hệ thống công nghệ xử lý rác đặc thù và có thể tái sử dụng hoặc tạo ra các sản phẩm phụ hoặc nguyên liệu bán cho công ty khác. 2.4. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí. Công ty đã phát thải một lượng khí tương đối lớn ra môi trường không khí. Vì vậy mà công ty cần có các biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường không khí. - Để giảm thiểu ô nhiễm bụi và khí độc hại đến môi trường, trước hết phải làm kín dây chuyền, thiết bị sản xuất,dần đổi mới công nghệ và thiết bị, xoá bỏ trang thiết bị quá lạc hậu và công nghệ sản xuất của thập kỷ 60. - Để cải thiện môi trường vi khí hậu trong các xưởng sản xuất thì trước tiên phải cải tạo kết cấu bao che, trước hết là hệ thống cửa sổ và cửa mái, đảm bảo nhà xưởng thông thoáng, giảm bớt được bức xạ mặt trời chiếu vào nhà và tăng cường ánh sáng tự nhiên. - Lựa chọn đầu tư công nghệ sạch để tự nó có thể hạn chế xử lý ô nhiểm tại nguồn như: không sử dụng loại nồi hơi bằng than… - Tăng cường trang bị máy kín hiện đại mang các đặc trưng sau: + Thay máy luyện kín cho máy luyện hở. Với nguồn phát sinh ra bụi, hơi khí độc như bàn thổi săm, ép săm nhiệt luyện được thực hiện bởi các chi tiết có hệ thống chụp kín để thu hồi bụi, vùng nhiệt ngay từ nguồn có khả năng phát sinh và lan toả ra bụi xung quanh. + Các hệ thống chụp hút khí, nhiệt, hơi khí độc phải được thiết kế sao cho hợp vệ sinh, công nghệ thực hiện dễ mà không cần công nhân chui vào trang thiết bị, chụp hút để vệ sinh. Các máy cần lắp chụp hút như: máy cán, máy sơ hỗn luyện, nhiệt luyện, ép suất săm. Bụi được thu hồi băng các miệng hút, khe cho được quạt hút cho qua xyclon dể tách một phần bụi dạng hạt, các dạng bụi có kích thước nhỏ hơn , được đưa xuống để dễ dàng thu gom. - Để khống chế tiếng ồn cần bố trí lại mặt bằng sản xuất với mật độ máy móc hợp lý. - Đầu tư, thay thế những máy móc thiết bị đã quá cũ. - Tăng cường thông gió tự nhiên với thông gió nhân tạo để chống nóng ẩm cho các khu vực sản xuất bằng cách tăng cường quạt hút khí nóng, quạt thổi mát. Duy trì việc lập chương trình giám sát ô nhiễm môi trường để đánh giá các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường theo thời gian và địa điểm giám sát như sau: + Giám sát ô nhiễm môi trường không khí 1 năm/lần + Những thông số cần giám sát: nhiệt độ, bụi, CO, CO2, SO2, NH3, NOx… + Giám sát môi trường nước 6 tháng/lần với các thông số như: BOD, COD, dầu mỡ… 3. Các giải pháp về chính sách: 3.1.Xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách bảo vệ môi trường tại công ty. - Chính sách kinh tế trong bảo vệ môi trường như sử dụng tài nguyên, môi trường… - Chính sách tiết kiệm năng lượng và năng lượng trong sản xuất và tiêu dùng. - Chính sách ngăn ngừa ô nhiễm trong chuyển giao công nghệ, phát triển công nghệ “thân thiện” với môi trường và sản xuất sạch hơn. Bài học sai lầm về nhập hàng loạt công nghệ lạc hậu vào nhà máy xi măng lò đứng với nước ta là không nên lặp lại. - Chính sách bảo vệ môi trường không khí - Chính sách bảo vệ môi trường nước. - Chính sách bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn - Chính sách khuyến khích đầu tư cho hoạt động bảo vệ môi trường. 3.2.Tăng cường quản lý bảo vệ môi trường. Công tác quản lý là biện pháp hiệu quả trong bảo vệ môi trường và chi phí đầu tư ít nhất. Để nâng cao hiệu quả và đáp ứng yêu cầu của các nguyên tắc bảo vệ môi trường của công ty hiện nay cần thực hiện các biện pháp trước mắt sau đây: - Xây dựng và nâng cao trình độ cán bộ quản lý môi trường ở công ty. - Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ giám đốc đến công nhân. - Phát triển năng lực thanh tra và kiểm soát môi trường, kiểm soát nguồn chất thải trong công ty. -Xây dựng hệ thống quan sát và phân tích môi trường trong phạm vi công ty. 3.3. Đẩy mạnh giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và truyền thống môi trường trong công ty. Sự nghiệp bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn thành viên trong công ty. Chỉ có nâng cao ý thức giác ngộ và trách nhiệm tham gia bảo vệ môi trường của toàn thành viên trong công ty thì mới có thể bảo đảm cho môi trường trong sạch lâu dài, cần phát động và khuyến khích các phong trào toàn thành viên trong công ty tham gia bảo vệ môi trường. Thay đổi nếp sống không phù hợp với bảo vệ môi trường. III. Kiến nghị. Trong quá trình thực tập ở công ty Cao su Sao vàng xem xét và nghiên cứu về tình hình bảo vệ môi trường tại công ty tôi có một số kiến nghị như sau: 1.Về phía công ty và người lao động. -Công ty cần tiếp tục nghiên cứu, thực hiện các biện pháp hữu hiệu nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. - Công ty cần phải thực hiện bảo dưỡng hệ thống máy móc, để giảm thiểu ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, thường xuyên kiểm tra chúng, vì có như vậy các hệ thống máy móc, thiết bị mới có thể hoạt động hiệu quả. - Kết hợp với cơ quan chuyên môn để thực hiện chương trình giám sát môi trường. - Nâng cao hơn nữa vai trò, tổ chức quản lý môi trường trong công ty. - Môi trường trong sạch đã làm cho điều kiện lao động của công nhân trong công ty được cải thiện đáng kể. Người lao động được làm việc trong môi trường lao động tốt, đặc biệt là phòng chống được bệnh nghề nghiệp và các bệnh khác về đường hô hấp. Vì vậy mà người lao động trong công ty phải ủng hộ, phối hợp với ban lãnh đạo công ty để tìm tòi, thực hiện các biện pháp giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. 2.Về Tổng công ty hoá chất II Hà Nội-Đơn vị chủ quản của công ty. - Công ty Cao su Sao vàng trực thuộc Tổng công ty hóa chất II Hà Nội, là một doanh nghiệp nhà nước với nguồn vốn hầu như trong nước, quy mô ở mức độ trung bình mà công ty đã thực hiện tốt các công tác làm cho môi trường trong sạch và môi trường lao động của người lao động được cải thiện. Do vậy Tổng công ty hoá chất II Hà Nội cần có các biện pháp hỗ trợ công ty về nguồn vốn cũng như về hệ thống máy móc và các thiết bị cần thiết. - Tổng công ty hoá chất II Hà Nội cũng nên khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Hà Nội trực thuộc Tổng công ty thực hiện các biện pháp giảm thiểu và ngăn ngừa ô nhiễm. Hơn nữa, Tổng công ty hoá chất II Hà Nội cần phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước để ngăn chặn kịp thời các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty trong suốt qúa trình sản xuất, kinh doanh và làm môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. 3. Về phía nhà nước. - Việc thực hiện quản lý môi trường của công ty góp phần đáng kể trong việc cải thiện chất lượng môi trường trong khu công nghiệp Thượng Đình. Vì vậy nhà nước nên có chính sách ưu đãi, nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như công ty Cao su Sao vàng. Những chính sách ưu đãi có thể là: giảm một phần thuế phải đòng góp của công ty, giảm giá nguyên liệu đầu vào như nguyên liệu cao su…, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. - Nhà nước cũng cần xử lý nghiêm minh hơn nữa với các cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm nghị định 26-CP ngày 24/04/1996 của thủ tướng Chính Phủ. Vì có như vậy, cơ sở sản xuất, kinh doanh mới quan tâm hơn trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Kết luận Sau gần 4 tháng thực tập tại công ty Cao su Sao vàng Hà Nội tôi đã hoàn thành xong chuyên đề thực tập. Bước đầu đánh giá kinh tế các tác động môi trường do hoạt động của công ty Cao su Sao vàng, từ đó đề xuất một số giải pháp giảm thiểu, ngăn ngừa ô nhiễm môi trường tại công ty. Xem xét và nghiên cứu bảo vệ môi trường tại công ty, công ty đã thực hiện các biện pháp bảo vệ tương đối tốt như: Mặt bằng toàn bộ công ty sạch sẽ, máy móc thiết bị cũng được đổi mới, môi trường làm việc của công nhân được cải thiện, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty được ổn định. Do trình độ và thời gian có hạn về việc thực hiện chuyên đề này, tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nào đó vào việc hoàn thiện công tác bảo vệ môi trường ở các cơ sở sản xuất, kinh doanh nói chung và công ty Cao su Sao vàng nói riêng. Một lần nữa Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ ở Phòng Vật tư, Phòng Cơ năng và Các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế & Quản lý Môi Trường và Đô thị đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này. Tài liệu tham khảo. 1. GS. Lê Thạc Cán và tập thể tác giả 1996: Đánh giá tác động môi trường-. 2. Bộ khoa học công nghệ và Môi trường: Tài liệu tập huấn về Quản lý và kỷ thuật môi trường 3. Các số Tạp chí ra năm 1998: Tạp chí Bảo hộ lao động, tạp chí Khoa học công nghệ và môi trường 4. TS. Nguyễn Thế Chinh-ĐH kinh tế quốc dân: Giáo trình Kinh tế môi trường 5. Cục môi trường và Ngân hàng thế giới 1999: Các công cụ kinh tế áp dụng cho bảo vệ môi trường 6. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1994: Luật bảo vệ môi trường - 7. Phạm Ngọc Đăng- NXB khoa học và kỷ thuật 1998: Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và khu công nghiệp 8. GS .TS Đặng Như Toàn, TS Nguyễn Thế Chinh NXB Xây dựng 1997: Một số vấn đề cơ bản về kinh tế và quản lý môi trường 9. Các tài liệu về hoạt động, kinh doanh của công ty Cao su Sao Vàng. 10. Báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty Cao su Sao vàng 2000-2001.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc29135.doc
Tài liệu liên quan