Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam

Trong thời gian qua thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tôi thấy rằng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động của NHNTVN nói riêng là rất cần thiết và quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho vay các ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các hoạt động của mình. Tuy nhiên, hoạt động trong ngành ngân hàng là có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn vậy cần có những biện pháp tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Một trong các biện pháp đó là công tác thẩm định dự án đầu tư đã được trình bày trong bài viết. Thông qua bài viết của mình tôi thiết nghĩ rằng Nhà nước, các ngân hàng cần có những sách lược tốt hơn để giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thẩm định để có thể đảm bảo hạn chế đến mức thấp các rủi ro có thể xảy ra. Chuyên đề này được trình bày hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương với các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, là tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua. Thứ hai, thực tiễn của công tác thẩm định của NHNTVN. Thứ ba, những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong công tác hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác thẩm định dự án đầu tư. Cuối cùng là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư. Kết thúc bài viết tôi xin một lần nữa gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Vũ Cương, các cán bộ phòng Dự án, phòng Thẩm định và đầu tư chứng khoán- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này.

doc83 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1098 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hầu hết được xây dựng tính toán từ các thành phần liên quan đến doanh thu và chi phí của dự án. hiệu quả của dự án là sự so sánh giữa hai kết quả trên, do đó, có xác định chính xác hai yếu tố trên trong từng trường hợp mới đánh giá đúng hiệu quả của dự án đầu tư. Khi xác định doanh thu và chi phí cần phải nắm vững tất cả các khoản có thể phát sinh từ các loại doanh thu và chi phí chung đến tất cả các loại doanh thu và chi phí riêng có của các dự án đặc thù. Một số tính toán chi phí trong xây dựng chủ yếu dựa trên định mức của Nhà nước, trong đó có những định mức không còn phù hợp với những định mức thực tế việc đánh giá dự án mới chỉ dừng lại ở mặt tĩnh, các đánh giá về yếu tố ảnh hưởng đến dự án như lạm phát ít được tính tới. Cũng như các ngân hàng thương mại khác, hoạt động cho vay của Ngân hàng Ngoại thương là một loại hình đầu tư tài chính. Do đó, trong quá trình thẩm định Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu tập trung vào việc xem xét khả năng trả nợ hàng năm của dự án và dừng lại ở việc tính toán nguồn trả nợ hàng năm từ lợi nhuận sau thuế và khấu hao mà ít quan tâm đến hiệu quả tài chính cuối cùng của toàn bộ dự án. Điều này chưa đúng với bản chất và mục tiêu của công tác thẩm định. 2.2. Thông tin. Nguồn thông tin được thu thập xử dụng trong quá trình thẩm định chủ yếu dựa vào hồ sơ xin vay vốn và luận chứng kinh tế kỹ thuật do khách hàng cung cấp. Bên cạnh đó, Ngân hàng Ngoại thương cũng dựa vào những thông tin khác từ việc phỏng vấn khách hàng và khảo sát thực tế của cán bộ ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương cũng quan tâm cũng quan tâm từ sách, báo, tạp chí . . . thông tin từ bạn hàng của chủ đầu tư, thông tin từ trung tâm thông tin CIC của Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, những thông tin này thường thay đổi thường xuyên vì vậy việc sử thông tin cũ chưa được xử lý trong quá trình thẩm định là thiếu khách quan 2.3. Về thời gian, thủ tục thẩm định. Theo quyết định của Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương thời gian thẩm định tối đa là 25 ngày, ngay sau đó phải trả lời khách hàng đồng ý cho vay hoặc từ chối. Trên thực tế thời gian thẩm định một dự án rất dài, trung bình từ 6 - 8 tháng tính từ thời điểm nhận được đơn xin thẩm định. Thời gian kéo dài như vậy sẽ làm mất đi cơ hội của nhà đầu tư. Về thủ tục giấy tờ lên quan đến việc thẩm định còn rất phức tạp. Nhiều tờ trình mới thẩm định mới chỉ dừng lại ở hình thức thủ tục, chưa đi sâu đánh giá các khía cạnh của một dự án một cách khách quan toàn diện, chính xác. Qua quá trình thực tập và tìm hiểu về công tác thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương, chúng ta thấy công tác thẩm định đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Song vẫn tồn tại những điều bất cập đòi hỏi Ngân hàng Ngoại thương tiếp tục đổi mới trong công tác thẩm định để nâng cao độ an toàn vốn. 3. Nguyên nhân gây ra những hạn chế trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương. 3.1. Nguyên nhân khách quan. Đây là những nguyên nhân xuất phát từ bối cảnh chung của nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay. * Về phía Nhà nước: Hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng, hệ thống văn bản pháp qui về thẩm định dự án tuy đã từng bước được hoàn thiện nhưng vẫn chưa đầy đủ, thiếu sự thống nhất đồng bộ thiếu tính ổn định. Về cơ chế cho vay đã nảy sinh một số điểm chưa hợp lý cần tiếp tục xem xét sửa đổi bổ xung như: vay ngoại tệ, thủ tục vay vốn chưa được cải tiến nhiều, vấn để về đảm bảo giá trị nợ gốc, việc định thời hạn cho vay còn cứng nhắc; đặc biệt đối với doanh nghiệp Nhà nước. Ví dụ: Về thời hạn cho vay: áp dụng theo qui định của Ngân hàng Nhà nước, thời hạn cho vay trung hạn từ 1 - 5 năm. Nếu như doanh nghiệp vay trung hạn đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thì thời gian khảo sát mua sắm lắp đặt chạy thử cũng phải mất một năm. Như vậy, bốn năm sau doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi, vô hình chung ngân hàng đã buộc doanh nghiệp phải tính khấu hao máy móc ở mức 25% thay vì 20%. Do đó sản phẩm không thể cạnh tranh trên thị trường, có thể còn dẫn đến thua lỗ không trả được vốn vay. Về lãi suất cho vay: trong điều kiện nền kinh tế mới phục hồi do ảnh hưởng của cuộc tài chính tiền tệ Châu á nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế còn thấp, với mức lãi suất còn cao như hiện nay sẽ ảnh hưởng đến quyết định vay vốn đầu tư của chủ đầu tư. * Về phía khách hàng: khách hàng hiện nay phần lớn không chấp hành đầy đủ các qui định về lập và thẩm định dự án của Bộ kế hoạch và đầu tư. Những luận chứng kinh tế kỹ thuật gửi đến Ngân hàng Ngoại thương đã không lập đầy đủ theo các nội dung hướng dẫn, nếu đủ thì, còn sơ sài thiếu căn cứ khoa học. Điều này xuất phát từ nhận thức chưa đúng đắn của doanh nghiệp vay vốn về đầu tư theo dự án đặc biệt là các doanh nghiệp còn yếu kém về mặt tài chính. Ngoài ra, công tác thẩm định cũng gặp một số trở ngại xuất phát tư phía khách hàng. Đó là sự tồn đọng các dự án từ những năm trước nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn ngắn hạn để đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh nhưng không trả nợ đúng hạn. Nay ngân hàng phải thẩm định, xét duyệt lại chuyển sang cho vay trung dài hạn theo nguyện vọng của khách hàng. * Về ngành ngân hàng: trình độ chung của toàn ngành ngân hàng còn chưa cao chưa đủ năng lực thẩm định các dự án lớn phức tạp. Đặc biệt chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa ngân hàng Nhà nước với các ngân hàng thương mại trong việc cung cấp thông tin và trong hoạt động thẩm định dự án ở từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể. Nguyên nhân chủ quan. Đây là những nguyên nhân xuất phát từ chính Ngân hàng Ngoại thương. * Về mặt phương pháp thẩm định: Ngân hàng Ngoại thương đã có qui chế ban hành bằng văn bản, khi luật tổ chưc tín dụng ra đời thì qui chế đó không còn phù hợp hoàn toàn. Hiện nay Ngân hàng Ngoại thương dù đã xây dựng qui chế mới nhưng chưa qui định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cấp, từng phòng từng cán bộ thẩm định. Do đó chất lượng thẩm định dự án hầu như phụ thuộc vào trình độ của cán bộ thẩm định dẫn đến chất lượng thẩm định các dự án không đều. Trong quá trình thẩm định cán bộ thẩm định dựa vào mẫu tờ trình thẩm định mà mẫu tờ trình này lại rất chung gây khó khăn khi áp dụng thẩm định từng dự án cụ thể. * Thu thập thông tin: Ngân hàng Ngoại thương chưa xây dựng mạng lưới thông tin riêng phục vụ cho công tác thẩm định. Do đó công tác thẩm định còn gặp nhiều khó khăn trong việc đánh giá một cách chính xác, toàn diện sâu sắc về doanh nghiệp cũng như dự án. Sự thiếu hụt thông tin có thể dẫn đến những đánh giá sai lệch về dự án, không lường trước hết các rủi ro. Trong nội bộ Ngân hàng Ngoại thương, sự trao đổi thông tin thường xuyên liên tục giữa thẩm định và tín dụng, chi nhánh và TW. Tóm lại, những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong công tác thẩm định của Ngân hàng Ngoại thương bao gồm những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà rất khó có thể khẳng định nguyên nhân nào là chính. Khắc phục những hạn chế này không những đòi hỏi sự phấn đấu của các cán bộ thẩm định tại Ngân hàng Ngoại thương mà còn yêu cầu sự hỗ trợ thường xuyên từ phía Nhà nước. Ví dụ về thẩm định một dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương thẩm định dự án vay vốn trung hạn của Công ty sữa Việt nam. A. Tình hình tổ chức và kinh doanh của doanh nghiệp. I. Tổ chức quản lý của doanh nghiệp. 1. Tên doanh nghiệp. Công ty sữa Việt nam thuộc Bộ công nghiệp Tổng giám đốc: Bà Mai Kiều Liên, uỷ viên ban chấp hành TW Đảng. Địa chỉ: 36-38 Ngô Đức Kế Quận 1 Thành phố Hồ Chí Minh . Tài khoản tiền gửi tại VCB Tp.HCM. TKTG bằng VNĐ: 361.111.00.0.0129 TKTG bằng Ngoại tệ: 362.111.37.0.0129 Quyết định thành lập số 420/CNn/TCLD ngày 29/04/93 của Bộ công nghiệp nhẹ. Giấy phép kinh doanh số 102663 ngày 12/05/1994 Giấy phép kinh doanh XNK số 102.1.038/GP ngày 26/08/1994. 2. Tổ chức. Chế độ kế toán đang áp dụng cho công ty là hạch toán phụ thuộc. Hoạt động kinh doanh theo kế hoạch thống nhất do tổng giám đốc điều hành. II. Hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp. 1. Hoạt động sản xuất trong 3 năm 1997, 1998,1999. Đơn vị: Doanh thu (tr.VNĐ); tỷ trọng (%) Tên sản phẩm Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Sữa đặc có đường. Doanh thu Tỷ trọng Sữa bột các loại. Doanh thu Tỷ trọng Sữa tươi các loại. Doanh thu Tỷ trọng Sữa chua các loại Doanh thu Tỷ trọng Kem các loại. Doanh thu Tỷ trọng Các sản phẩm khác Doanh thu Tỷ trọng Tổng cộng doanh thu 1005919 69.43 196292 13.55 116757 8.06 78955 5.45 30499 2.1 20457 1.14 1430879 908696 62.49 208862 14.36 162360 11.16 102016 7.02 19742 1.36 52557 3.61 14542233 810820 47.33 535732 31.28 200056 11.67 122334 7.14 18632 1.09 25448 1.49 1712922 Tình hình sản xuất tương đối ổn định qua các năm, sản phẩm chính là sữa đặc có đường. 2. Tình hình tài chính của doanh nghiệp. 2.1. Cân đối tài chính. Đơn vị: tr.VNĐ Chỉ tiêu 31/12/96 31/12/97 31/12/98 Tài sản TSLĐ và ĐT ngắn hạn - Tiền - Các khoản phải thu - Hàng tồn kho - TSLĐ khác TSCĐ và ĐT dài hạn - Tài sản cố định - Góp vốn liên doanh - XDCB dở dang Nguồn vốn Nợ phải trả Nợ ngắn hạn - Vay ngân hàng - Phải trả người bán - Phải trả khác Nợ dài hạn - Vay NH dài hạn - Nợ dài hạn c. Nợ khác Nguồn vốn chủ sở hữu - Nguồn vốn KD - Nguồn vốn XDCB - Nguồn vốn khác 740702 396929 8895 83898 302827 1263 343772 321844 4516 17312 740702 291462 291462 162588 98055 30817 0 0 0 0 449240 435014 0 14225 778847 432750 20781 159083 251720 1865 346097 316531 7791 21775 778847 280692 246398 194947 32058 19391 33330 33330 0 963 498154 465542 0 32612 956732 523538 27499 172304 321427 2307 433194 295126 7791 130276 956732 397967 300615 227281 42797 30536 93403 93403 0 3949 558764 465569 0 93195 2.2. Kết quả kinh doanh Đơn vị: tr.VNĐ Chỉ tiêu 31/12/96 31/12/97 31/12/98 Tổng doanh thu Lợi tức gộp Lợi tức trước thuế Thuế lợi tức Lãi sau thuế 1449433 194432 138964 48637 90326 1454235 220077 100160 39309 60851 1214739 201183 107082 37479 69603 2.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp Chỉ tiêu 1997 1998 1999(9th) 1.Bố trí cơ cấu vốn -TSCĐ/Tổng tài sản(%) -TSLĐ/Tổng tài sản(%) 2.Tỷ suất lợi nhuận -TSLN/Doanh thu(%) -TSLĐ/Vốn(%) 3.Tình hình tài chính -Tỷ lệ phải trả so với toàn bộ tài sản(%) -Khả năng thanh toán +Tổng quát: TSLĐ/Nợ ngắn hạn +Thanh toán nhanh: Tiền hiện có /Nợ ngắn hạn (TSLĐ-Tồn kho)/Nợ NH - - - - - 44,43 55.56 4,18 12,21 36,03 1,7563 0,0843 0,7347 45,27 54,72 5,72 12,45 41,59 1,7415 0,0914 0,6723 B. Thẩm định dự án đầu tư . I. Thẩm định tính pháp lý của hồ sơ xin vay vốn: 1. Hồ sơ pháp lý của dự án. - Luận chứng kinh tế kỹ thuật - Quyết định 2916/QĐ-KHĐT ngày 05/12/1999Bộ trưởng Bộ công nghiệp phê duyệt dự án đầu tư mở rộng nhà tmáy sản xuất sữa bột của Công ty sữa Việt nam. + Tổng mức đầu tư của dự án: 74830 tr.VNĐ Trong đó: - Xây lắp: 6300 tr.VNĐ - Thiết bị: 68230 tr.VNĐ - Chi phí khác: 300 tr.VNĐ + Vốn tự có: 6360000000 VNĐ + Vốn vay : 68229841950 VNĐ. - Vốn vay VCB TP.HCM: 68229841950VNĐ - Vốn vay khác : 0 1.1. Hồ sơ vay vốn . Đơn xin cho vay trung dài hạn kiêm phương án trả nợ ngày 30/12/1999 1.2. Hồ sơ kế toán tài chính - Báo cáo tài chính. + Bảng cân đối tài chính năm 1997, 1998, quý 3 năm 1999 + Báo cáo kết quả kinh doanh 1997 , 1998, quý 3 năm1999 II. Thẩm định dự án về mặt thị trường. Hiện nay công ty sữa Việt nam có nhà máy sản xuất với công suất là 12000 tấn/ năm. Với công suất hiện có công ty không đáp ứng đủ nhu cầu sữa cho thị trường. Mức tiêu thụ trong nước đạt 75% xuất khẩu 25%, nhà máy đã sản xuất hết công suất, làm việc 3 ca một ngày mới đáp ứng được 17% nhu cầu thị trường. Việt nam phải trả nợ Iraq , việc đầu tư mở rộng sản xuất sữa của công ty sữa Việt nam nhằm xuất khẩu sang Iraq để trả nợ đã mở ra một thị trường mới. Năm 1999 công ty sữa Việt nam sang Trung đông đạt 26 triệu USD, 6 tháng năm 2000 đạt 34 triệu USD, dự kiến sẽ tăng trong những năm tới. Sản phẩm sữa bột loại hộp 400 gam với giá 22.600/ hộp của công ty sữa Việt nam đang được ưa chuộng trong nước đạt huy chương vàng hội trợ quốc tế hàng Công nghiệp Việt nam. IIi.Thẩm định mặt kỹ thuật của dự án 1. Nhận xét chung. Sự cần thiết phải đầu tư dự án mới. 2. Tổ chức xây dựng dự án. - Tiến độ thực hiện xây lắp của dự án + Tháng 11 /1999 : Hoàn tất việc lập và trình dự án đầu tư ra Bộ công nghiệp + Tháng 04/2000: Đàm phán và ký hợp đồng mua máy móc thiết bị. + Tháng 06/2000: Chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà xưởng để tiến hành lắp đặt + Tháng 11/2000: Lắp đặt máy móc thiết bị chạy thử + Tháng 12/2000: Đưa vào sản xuất chính thức - Mặt bằng cho xây lắp: Địa chỉ: Khu công nghiệp Biên Hoà - Đồng Nai. Tổng diện tích mặt bằng 1130 m2 . Diện tích xây dựng 2234m2 - Hệ thống điện lấy điện lưới tại chỗ và trang bị thêm một máy phát điện công suất 1000 kVA - Nước: nhà máy lấy nước từ nhà máy lấy nước Đồng Nai. - Xử lý nước thải: nước thải của nhà máy không có độc tố nhưng có hàm lượng chất hữu cơ cao. Do đó, mức thải phải qua hẹ thống xử lý chất thải theo phương pháp sinh hoá. Công ty dự kiến xây dựng hệ thống xử lý nước thải theo đường ống dẫn riêng chi phí dự kiến 300000 USD. - Nguồn cung cấp nguyên liệu: + nguyên liệu trong nước: Sữa tươi, dầu thực vật, bột gạo, dâu lành, tôm, cá, đường . . . tỷ lệ chiếm 40%. + Nguyên liêu nhập: Gồm bột sữa, dầu bơ, sắt lá, giấy nhôm,dây hàn đồng . . . tỷ lệ chiếm khoảng 60%. Các loại nguyên liệu này chủ yếu nhập tưt Ba Lan, Hà Lan, úc, Nhật, EC . . . 3. Vốn lưu động cần thiết khi dự án đi vào sản xuất. Với số vốn 22.914.409.000 VNĐ cho 1triệu hộp sản phẩm 400g. Nguồn: Từ vốn lưu động của công ty và vay các ngân hàng. Công ty sữa Việt nam là một doanh nghiệp có qui mô hoạt động lớn, hiệu quả sản xuất kinh doanh cao do vậy có thể dễ dàng vay vốn tại các ngân hàng. IV. Thẩm định kế hoạch sản xuất kinh doanh, hiệu quả và nguồn trả nợ. 1. Xác định công suất của máy móc thiết bị. Công suất tối đa của dây chuyền sản xuất sữa bột là: 1250kg/giờ * 8giờ/ca * 3ca/ngày * 300ngày = 9.000.000kg/năm tương ứng với 22500000 hộp 4000g. Dự kiến: + Năm thứ nhất đến năm thứ hai công suất là 33%. + Năm thứ ba đến năm thư tư công suất là 66%. + Từ năm thứ năm trở lên công suất là 100%. 2. Doanh thu, chi phí dự kiến theo kế hoạch sản xuất kinh doanh, tiêu thụ. + Giá bán sản phẩm bình quân: Thay đổi qua các năm tuỳ thuộc vào giá thành sản phẩm, trong đó Công ty xây dựng giá bán để đảm bảo mức lãi đạt 5% giá bán. Giá bán cũng được tham khảo trên thị trường. + Theo phương án, giá bán sản phẩm của công ty tử năm thứ nhất đến năm thứ bảy cho 1 hộp 400 gam tương ứng từ 16.233 đồng dến 17.945 đồng. Qua xem xét giá bán sản phẩm cùng loại của Công ty trên thị trường, giá bình quân là 20.000 đồng/1hộp – 400 gam, như vậy, giá bán sản phẩm theo phương án thấp hơn giá bán hiện tại của Công ty. Do đó có thể chấp nhận giá bán theo phương án. Doanh thu qua các năm: Vì giá bán phương án thấp nên không xét đến phương án giảm giá bán. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ: Để đơn giản cho việc tính toán, khối lương sản phẩm tiêu thụ được tính bằng khối lượng sản phẩm sản xuất 3. Xác định chi phí dự kiến đầu vào qua các năm. Giả sử nguyên vật liêu trượt giá 2% /năm chi phí khác như tiền lương chi phí quản lý . . . trượt giá 1%. Khấu hao hai năm đầu 33%, do công suất thấp. Tuy nhiên vẫn đảm bảo khấu hao trong 7 năm. + Giá trị MMTB, xây dựng, nhà xưởng: 74.519 triệu VNĐ. + Thời hạn khấu hao: 7 năm. + Sản lượng sản xuất trong 7 năm dự kiến: năm 1là 7500000 hộp, năm 2 là: 7500000 hộp, năm 3 ; năm 4 là 15000000 hộp, năm thứ 5 đến năm thứ 7 là 22500000 hộp. Tổng cộng 112500000 hộp. Như vậy, chi phí khấu hao cho máy móc thiết bị nhà xưởng của khâu sấy trộn/hộp: 7458984195 = 663(VNĐ/hộp) 112500000 Với khâu đóng hộp, chi phí khấu hao thường bằng 1/4 khâu sấy: 663 = 166(VNĐ/ hộp) 4 Tổng khấu hao: 663 + 166 = 829 ( VNĐ/hộp). Các chi phí khác: Chi phí phân xưởng (vật tư phụ tùng, bảo dưỡng), chi phí quản lý (bảo hiểm tài sản cố định, trả lãi, văn phòng phẩm và điện thoại), chi phí ngoài sản xuất ( quảng cáo khuyến mại). 3.1. Doanh thu của dự án. Bảng 1:Doanh thu của dự án theo từng năm Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Công suất 33% 33% 67% 67% 100% 100% 100% Sản lượng 3000 3000 6000 6000 9000 9000 9000 Sản lượng qui ra hộp 7500 7500 15000 15000 22500 22500 22500 Giá 1 hộp 16233 16505 16783 17065 17353 17646 17945 Doanh thu 121747 123787 251795 255975 390422 397035 403762 Chú ý: Doanh thu (triệu đồng), giá bán nghìn đồng, sản lượng qui ra hộp(nghìn hộp), sản lượng tấn. Kế hoạch trả nợ: Số tiền 68229 triệu đồng, thời hạn vay 3 năm trong đó 1 năm ân hạn, nợ gốc trả 6 tháng 1 lần, lãi trả hàng tháng. Bảng 2: Kế hoạch trả nợ Đơn vị: triệu VNĐ Năm Thời gian trả nợ Vốn gốc còn CK Nợ gốc phải trả Lãi phải trả Cộng Vốn vay 68229 1 Từ 1/1/00 đến 31/12/00 68229 10234 10234 10234 10234 2 1/01-6/01 7/01-12/01 Cộng 68229 51172 17057 17057 34114 38379 25586 63965 20895 19616 40511 3 1/02-6/02 7/02-12/02 Cộng 34115 17057 17057 17057 34114 1279 0 1279 18376 17057 35433 Kết luận: Tình hình tài chính của doanh nghiệp Qua báo cáo tài chính 3 năm 1997, 1998,1999, có thể nhận thấy hiệu quả tài chính khá cao, khả năng thanh toán tốt. Máy nóc thiết bị chủ yếu nhập từ các nước phát triển: Pháp, ý,Thuỵ Điển, . . . nên công nghệ cao, chất lượng sản phẩm cao, ổn định. Từ kết quả thẩm định: Thời gian hoàn vốn kế hoạch: 5 năm 10 tháng. Thời gian hoàn vốn đầu tư: 5 năm 11 tháng. NPV > 0. Sản lượng kế hoạch > sản lượng hoà vốn thực tế. Theo qui chế cho vay của Ngân hàng Ngoại thương, Quyết định số 240/QĐ-NHNT-QLTD ngày 10/11/1999của Tổng giám đốc thì vốn tự có tối thiểu phải đạt 15%. Trên thực tế vốn tự có: 6360 triệu VNĐ, vốn vay 74589 triệu VNĐ. Tuy nhiên, vốn máy móc thiết bị có thể coi là vốn tự có, cụ thể là: Kho nguyên liệu : 3918 triệu VNĐ Máy hàn : 1029 Máy phát điện : 520 Máy trộn Vitamin : 132 Máy đóng gói : 350 Máy thổi bột : 200 2 máy in Code JAIME : 230 Tổng cộng : 6382 triệu VNĐ. Vậy tỷ lệ vốn tự có là: 6360 + 6382 = 14.74% 74589 + 6382 Kiến nghị của cán bộ thẩm định: Tổng số nợ cũ và mới của Công ty sữa Việt nam sẽ là: 226970 triệu VNĐ, vượt mức tối đa là: 205000 triệu VNĐ (điều 37 luật tổ chức tín dụng). Vì vậy, cần có sự điều chỉnh số vốn cho vay mới để phù hợp với qui định trên. Cuối cùng, Ngân hàng Ngoại thương quyết định đồng ý cho Công ty sữa Việt nam vay: Số tiền: 68229 triệu VNĐ Thời gian cho vay 3 năm, 1năm ân hạn. Mục đích cho vay: Mua ngoại tệ để nhập dây chuyền. Lãi suất 12,5%/năm, trả lãi theo tháng. chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương Việt nam Từ khi bước vào cơ chế thị trường, nền kinh tế nước ta có nhiều biến đổi. Những hoạt động kinh tế diễn ra hết sức đa dạng và phức tạp, điều này làm cho đất nước ta không ngừng thay đổi và tăng trưởng về mọi mặt: kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội. Là một trong những tổ chức tín dụng lớn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ngày càng được quan tâm hơn trong việc thu hút nguồn vốn cho đầu tư để chúng ta tiến tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tất nhiên việc cho vay vốn đầu tư không chỉ là nguồn cung cấp vốn mà với tư cách là một tổ chức, một đơn vị trong nền kinh tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần phải quan tâm đến hiệu quả của đồng vốn đã cho vay. Hiệu quả hoạt động của đồng vốn đầu tư đó không chỉ ảnh hưởng đến nền kinh tế mà nó còn có ý nghĩa sống còn đối với Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Đứng trước tình hình như vậy, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam để có thể tồn tại và phát triển thì hơn lúc nào hết cần thực hiện tốt các nghiệp vụ cho vay của mình, đặc biệt là nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án đầu tư. Tuy nhiên, công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn gặp phải một số tồn tại cần phải khắc phục để có thể đặt đúng vị trí, chỉ đạo chặt chẽ, có cơ chế và quy trình toàn diện hơn, đồng bộ với các nghiệp vụ khác, tạo thành một tổng thể gắn bó trong các hoạt động ngân hàng. Do vậy, để nâng cao được chất lượng của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của hoạt động cho vay của ngân hàng và của nền kinh tế thì trước hết phải có một nhận thức và định hướng đúng đắn trong vấn đề này. I. Những định hướng trong hoạt động cho vay và công tác thẩm định. Trong thời gian qua, hoạt động của ngân hàng nói chung, công tác tín dụng nói riêng là gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu vực, nguồn vốn đầu tư bị giảm sút, thị trường xuất khẩu và một số yếu tố khác gặp nhiều khó khăn. Do vây, hoạt động của NHTNVN không tránh khỏi những khó khăn và thách thức. Nhưng do bám sát tình hình thực tế cùng với sự chỉ đạo đúng đắn của NHNN, NHNT đã có những biện pháp khắc phục những tồn tại, thiếu sót kịp thời. Trên cơ sở khắc phục được những khó khăn đó thì NHNT cũng đặt ra những mục tiêu chiến lược trong thời gian tới về hoạt động cho vay và đặc biệt là công tác thẩm định dự án đầu tư để đảm bảo về hiệu quả hoạt động của mình. 1.Định hướng trong công tác cho vay Tích cực tìm kiếm các dự án khả thi để đẩy mạnh công tác cho vay nhằm phục vụ tốt hơn sự nghiệp kinh tế của đất nước, đạt mức tăng trưởng tín dụng 15%. Để phục hồi mức tăng trưởng tín dụng của những năm trước Ngân hàng cần chủ động tìm kiếm những khách hàng có triển vọng, không phân biệt loại hình sở hữu. Nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn những phương pháp tiên tiến về phân tích tài chính, thẩm định đầu tư, phân tích vốn vay. . . để nâng cao năng lực và hiệu quả cho vay. Với phương châm "an toàn- hiệu quả- phát triển", Ngân hàng tận dụng thời cơ để mở rộng đầu tư, tín dụng, bảo lãnh đạt mức tăng trưởng đạt 25%, nâng dần tỷ trọng đầu tư trung dài hạn lên 355 tổng dư nợ, nâng cao chất lượng tín dụng, phấn đấu giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống dưới 4%, tích cực xử lý khai thác có hiệu quả tài sản xiết nợ, tài sản thế chấp để giải phóng vốn kinh doanh. Bám sát các định hướng của Nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế, sớm tiếp cận với các dự án, chương trình kinh tế trọng điểm để chủ động bố trí vốn, tham gia trực tiếp đồng tài trợ với các ngân hàng thương mại khác để phát huy sức mạnh về vốn, hạn chế rủi ro. Tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay nhằm khai thác mọi tiềm năng trong nền kinh tế, có cơ chế thoả đáng trong chính sách đầu tư, tín dụng cho mục tiêu xã hội. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương sẽ tập trung một tỷ trọng vốn thích đáng để đầu tư vào các dự án lớn của các doanh nghiệp quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tạo điều kiện cho người đi vay với chính sách lãi suất hợp lý, phí dịch vụ thấp để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đổi mới phong cách phục vụ, luôn coi trọng lợi ích của khách hàng. Xây dựng cơ chế lãi suất ưu đãi đối với các khoản vay lớn và an toàn. Tăng cường cơ chế thông tin, nắm chắc tình hình biến động và tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vay vốn Ngân hàng, cũng như tình hình biến động thị trường. Dự đoán kịp thời, chính xác những nhân tố tác động đến sản xuất kinh doanh, tình hình thị trường tài chính trong nước và nước ngoài để chủ động tư vấn cho doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. 2. Định hướng trong công tác thẩm định Từ những chức năng, vai trò và thực tiễn thì Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần có những định hướng cụ thể và sát thực đáp ứng hiệu quả của công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Những định hướng đó được thể hiện như sau: a.Công tác thẩm định phải đứng trên giác độ của người cho vay, người bỏ vốn để xem xét. Với tư cách là một tổ chức đi vay để cho vay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam cần phai thẩm định những dự án vay vốn của mình, xem xét dự án vay vốn đó có mang lại hiệu quả không ? và có khả năng thu hồi được vốn và lãi suất không ? b. Công tác thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phải xuất phát từ tình hình thực tiễn trong ngành và nhằm mục đích phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng trong từng giai đoạn. c. Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được phổ cập hoá trong toàn hệ thống, tới tất cả các cán bộ làm nhiệm vụ ở các bộ phận khác nhau. Trong đó, phải có bộ phận làm chủ lực, nòng cốt tại các chi nhanh cũng như TW, nghĩa là phải toàn diện, vừa phải có trọng tâm. d. Công tác thẩm định phải phát huy được vai trò tham mưu có hiệu quả cho lãnh đạo từ cơ sở đến TW trong việc quyết định các khoản cho vay. e. Công tác thẩm định dự án đầu tư phải được xây dựng theo hướng đặc thù phù hợp với hoạt động cho vay của ngân hàng, phải được duy trì và phát triển thành một thế mạnh trong kinh doanh và cạnh tranh. Do đó, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn rút ra những kinh nghiệm để hoàn thiện và phát triển. f. Công tác thẩm định đòi hỏi tính chủ động, năng lực sáng tạo, khả năng tổng hợp phân tích và tổng hợp thực tiễn. II. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá ngày càng phát triển và đồng nghĩa với nó là hoạt động đâù tư ngày càng được mở rộng với quy mô lớn. Do đó, vai trò của công tác thẩm định ngày càng trở nên quan trọng, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng. Qua nghiên cứu hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Ngoại thương trong những năm qua, chúng ta thấy rằng cần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của công tác này. Qua thời gian thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và có nghiên cứu về tình hình thẩm định tôi thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được còn có những hạn chế trong công tác này cần khắc phục. Và theo đánh giá chung về những hạn chế này là do những nguyên nhân khác nhau vì vậy ta nên có những giải pháp sau: Giải pháp về phương pháp thẩm định. Giải pháp về thông tin. Giải pháp về nhân tố con người. Giải pháp về tổ chức điều hành. Giải pháp về trang thiết bị. 1. Giải pháp về phương pháp thẩm định + áp dụng các phương pháp thẩm định hiện đại: Ngân hàng cần phổ cập và tăng cường áp dụng những phương pháp, chỉ tiêu thẩm định dự án đầu tư hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi các ngân hàng trên thế giới và áp dụng một cách sáng tạo vào tình hình thực tế nước ta và hệ thống ngân hàng. Đây là vấn đề có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tài chính. Các phương pháp thẩm định hiện đại được trình bày phổ biến trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng vấn đề là lựa chọn chỉ tiêu, phương pháp nào để áp dụng cho phù hợp với thực tiễn từng dự án. + Đánh giá hiệu quả tài chính: Khi đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, Ngân hàng cần áp dụng nhiều hơn nữa nhiều chỉ tiêu: giá trị hiện tại ròng NPV, tỷ suất sinh lời nội bộ IRR, chỉ số doanh lợi PI. Sử dụng các chỉ tiêu này làm tiêu chuẩn trong đánh giá, lựa chọn dự án đầu tư. Ba chỉ tiêu này rất quan trọng, phản ánh chính xác hiệu quả tài chính của dự án đầu tư cần phải được áp dụng đồng thời để bổ sung hỗ trợ lẫn nhau. Ngân hàng nên xây dựng một quy trình tác nghiệp cụ thể để làm căn cứ cho việc thực hiện. Trong khi tính chỉ tiêu NPV, để đảm bảo an toàn khả năng đúng hạn của dự án chúng ta nên tính thêm NPV với thời gian bằng thời gian vay vốn của Ngân hàng, vì thời gian cho vay của các ngân hàng là có hạn và thường ngắn hơn nhiều so với tuổi đời của dự án hoặc giấy phép đầu tư. Trường hợp NPV âm thì dự án không có khả năng trả nợ đúng hạn, do vậy chủ đầu tư phải giải trình dùng các nguồn khác để bù đắp trả nợ. + Vấn đề giá trị thời gian của tiền: Đây là vấn đề mấu chốt của thẩm định tài chính dự án đầu tư nhưng chưa được Ngân hàng quan tâm đúng mức. Một trong những đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư là các lợi ích và chi phí phát sinh ở các giai đoạn khác nhau nhưng giá trị đồng tiền ở các thời điểm khác nhau không giống nhau. Vì vậy, cần phải có một phương pháp quy đổi giá trị của dòng tiền xuất hiện ở các thời điểm khác nhau về cùng một thời điểm để xem xét, phân tích mà còn tạo điều kiện để so sánh lựa chọn các dự án. + Tính lãi suất chiết khấu: Đối với các dự án đầu tư chủ yếu bằng nguồn vốn vay ngân hàng, ta chọn lãi suất chiết khấu đúng bằng lãi suất vay ngân hàng. Trường hợp vay bằng nhiều nguồn có lãi suất khác nhau, ta tính lãi suất bình quân gia quyền. Thông thường các dòng tiền của dự án trong suốt thời kỳ phân tích được chiết khấu với tỷ lệ không đổi. Tuy nhiên, Ngân hàng có thể sử dụng các tỷ lệ chiết khấu thay đổi để phản ánh các tác động của môi trường kinh tế tới dự án, chẳng hạn như tác động của lạm phát, mức độ rủi ro. . .Trong những năm mà nguồn vốn khan hiếm, Ngân hàng có thể tính tỷ lệ chiết khấu cao do chi phí vốn tăng và ngược lại, tỷ lệ chiết khấu thấp hơn cả trong những năm nguồn vốn dồi dào. + Tính dòng tiền: Phần lớn các dự án đều có giá trị thu hồi tài sản cố định. Các máy móc thiết bị, nhà xưởng khi kết thúc dự án còn có một giá trị thị trường nhất định. Khi được bán sẽ xuất hiện một luồng tiền thu cuối dự án. Một điều lưu ý là dòng tiền này phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp vì nó là luồng tiền hoạt động trước thuế. Ngân hàng cũng cần phải tính tới khoản thu hồi vốn lưu động ròng, khoản thu hồi này sẽ được cộng vào dòng tiền ở năm cuối cùng của dự án. Đặc biệt, Ngân hàng cần phải tính toán dòng tiền cho cả đời dự án chứ không nên dừng lại ở năm dự án trả hết nợ. Khi xác định lợi nhuận ròng để trả nợ, Ngân hàng nên chú ý tính tới phần sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước mà doanh nghiệp phải nộp (nếu có). Đối với những dự án đầu tư đã được thẩm định có hiệu quả, trong một số năm đầu dự án có dòng tiền âm, Ngân hàng có thể xem xét thu nợ vào những năm sau, chứ không nhất thiết phải yêu cầu miễn thuế hoặc hỗ trợ. + Tính khấu hao: Khi tính đến khấu hao, Ngân hàng cần chú ý tới cơ cấu của chi phí đầu tư cho dự án để áp dụng tỷ lệ khấu hao phù hợp. Đối với phần chi phí trước vận hành, Ngân hàng cần tách ra để tính thu hồi trong một số năm đầu khi dự án đi vào hoạt động chứ không nên tính gộp với chi phí xây lắp. + Các bảng tính: Ngoài các bảng tính hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ của dự án, Ngân hàng nên lập thêm bảng phân tích dòng tiền để thấy rõ các dòng tiền vào, ra của dự án và thuận lợi cho việc tính toán các chỉ tiêu NPV, IRR. 2. Giải pháp về thông tin Thông tin có một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động thẩm định tài chính dự án nói riêng. Có thể khẳng định thông tin là nguồn lực, là cơ sở để có được kết quả thẩm định tốt, có thể tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra do thiếu thông tin. Do đó, Ngân hàng cần phải tăng cường các nguồn thông tin, đồng thời nâng cao chất lượng thông tin bằng cách hoàn thiện hệ thống thu thập và xử lý thông tin để phục vụ cho hoạt động thẩm định một cách hiệu quả hơn. + Tăng cường hệ thống thông tin nội bộ: Để đảm bảo xây dựng một hệ thống thông tin có hiệu quả, trước hết Ngân hàng cần ban hành thu thập một quy chế thông tin định kỳ cho các trung tâm, bộ phận thông tin ở các chi nhánh cũng như Trung ương. Những thông tin cần thiết liên quan đến dự án phải được cung cấp một cách nhanh chóng, đầy đủ và nhất là thông suốt trong toàn hệ thống. Một lợi thế rất lớn của NHNT là ở cả chi nhánh cũng như Trung ương đều được trang bị hệ thống máy tính khá hiện đại. Nếu Ngân hàng biết khai thác có hiệu quả mạng máy tính này thì đây sẽ là chìa khoá giải quyết vấn đề thông tin một cách nhanh chóng và thu hồi được lợi ích lớn. Các chi nhánh sẽ thu thập và lưu trữ thông tin cụ thể về tình hình ở khu vực, địa bàn hoạt động của mình. Hàng tuần hay một hai lần, chi nhánh sẽ gửi các báo cáo thông tin thu thập được về phòng Dự án và phòng Thẩm định ở Trung ương để lưu trữ và tổng hợp trên phạm vi toàn quốc. Việc trao đổi thông tin giữa các phòng và chi nhánh được thực hiện qua hệ thống máy tính nội bộ. Một mặt, thông tin được phân loại và tổng hợp theo ngành, lĩnh vực, khu vực khác nhau và nếu có khả năng, Ngân hàng nên tổng hợp thông tin của một số Tổng công ty lớn mà Ngân hàng có quan hệ thường xuyên, lâu dài. Mặc khác, thông tin cũng được tổng hợp theo hướng bao gồm ba nội dung chủ yếu: Thông tin về kinh tế xã hội nói chung: các thông tin về chủ trương, chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước về tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài hay đầu tư trong nước cho các ngành công nghiệp, năng lượng, điện lực. . .tình hình xuất nhập khẩu, thuế suất. . . Thông tin về tài chính ngân hàng: các Nghị định của Chính phủ, thông tư, quyết định, quy chế của Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước, các thông tư liên bộ. Thông tin về thị trường giá cả: bao gồm cả nguyên liệu sản xuất, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng. Để nâng cao được tính khả thi của giải pháp trên đòi hỏi Ngân hàng phải xây dựng được một phần mềm tin học chuyên dụng. Ngân hàng có thể giao cho phòng Tin học phụ trách lập trình phần mềm này hoặc đặt mua của các công ty tin học nổi tiếng. + Thông tin thu thập từ bên ngoài: Tiếp tục phát huy lợi thế về cơ sở vật chất sẵn có, Ngân hàng nên phát triển hệ thống thu thập thông tin từ bên ngoài thông qua việc kết nối mạng lưới máy tính của Ngân hàng Nhà nước, của các ngân hàng thương mại khác, của các trung tâm thông tin trong nước và quốc tế. Mạng thông tin toàn cầu Interrnet sẽ là kho dữ liệu vô tận mà Ngân hàng có thể khai thác. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật để trợ giúp trong việc thẩm định khía cạnh của dự án. Ngoài ra, Ngân hàng có thể đa dạng hoá nguồn thông tin từ các bạn hàng của doanh nghiệp để nắm được tình hình quan hệ thanh toán, khả năng đảm bảo của việc cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án, thuê những công ty kiểm toán xác định tính chính xác và trung thực của các báo cáo tài chính. Lưu trữ thông tin cũng là vấn đề đáng quan tâm, Ngân hàng nên chuyển toàn bộ các thông tin lưu trữ cần thiết ở hình thức văn bản giấy tờ vào máy tính để quản lý có hiệu quả hơn. với sự trợ giúp của công nghệ tin học, Ngân hàng sẽ xây dựng được những phương pháp thu thập, phân tích, xử lý và lưu trữ thông tin có hiệu quả và góp phần nâng cao số lượng, chất lượng thông tin thu thập được. Nhưng để thực hiện được điều này Ngân hàng phải nâng cấp hệ thống máy tính, hoàn thiện trình độ cán bộ công nhân viên trong việc xử lý thông tin trên mạng máy tính của Ngân hàng. 3. Giải pháp về nhân tố con người Con người là nhân tố trung tâm chi phối, ảnh hưởng quyết định đến hoạt động thẩm định dự án đầu tư. Vì vậy, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định thì trước hết phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ thẩm định. Mỗi cán bộ thẩm định đòi hỏi phải hội tụ đầy đủ các điều kiện như: trình độ học vấn, năng lực, kinh nghiệm và đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ thẩm định phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, có kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường, kiến thức chuyên môn về ngân hàng tài chính cũng như kiến thức về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, ngoài ra còn phải biết về tin học để có thể sử dụng thành thạo các chương trình ứng dụng phục vụ cho công tác thẩm định. Không chỉ có vậy, cán bộ thẩm định cần phải có đầu óc tổng hợp nhạy bén với những thay đổi bất bình thường của thị trường, có khả năng phán đoán những rủi ro tiềm ẩn và có tính quyết đoán, linh hoạt để không bỏ lỡ thời cơ. Cán bộ thẩm định phải là người có kinh nghiệm thực tiễn, phải có thời gian đi tìm hiều thực tế tại các doanh nghiệp, trực tiếp tham gia giám sát và theo dõi tình hình tài chính của doanh nghiệp, trực tiếp theo dõi quản lý một số dự án của ngân hàng, phải có một số kinh nghiệm chuyên sâu về một số lĩnh vực nhất định. Cuối cùng, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cũng không thể thiếu được ở một số cán bộ thẩm định. Một cán bộ tốt trước hết là phải trung thực, có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật cao, nếu không hậu quả xảy ra sẽ khó lường trước được. Để đáp ứng yêu cầu này, Ngân hàng Ngoại thương cần tập trung vào một số giải pháp sau: + Vấn đề tuyển dụng cán bộ: Ngân hàng cần có chính sách tuyển dụng cán bộ hợp lý để có thể thu hút được những người có năng lực và trình độ, đặc biệt là những sinh viên xuất sắc, có khả năng về chuyên ngành tài chính ngân hàng hoặc về thẩm định dự án đầu tư ở các trường đại học uy tín. Ngân hàng nên có chính sách đặc biệt để thu hút đội ngũ cán bộ chuyên viên giỏi về làm việc tại Ngân hàng Ngoại thương hoặc làm cộng tác viên, cố vấn cho công tác thẩm định. + Vấn đề bối dưỡng cán bộ: Trước mắt Ngân hàng cần thực hiện đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, năng lực của tất cả các cán bộ thẩm định. Những sinh viên hay người mới được tuyển dụng nên được đào tạo tiếp ở những khoá học nâng cao trong và ngoài nước về thẩm định dự án đầu tư. Thời gian đào tạo có thể một hoặc hai năm tuỳ theo các khoá học được tổ chức. Cán bộ thẩm định cũng phải thường xuyên bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ. Hàng năm, Ngân hàng nên tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thẩm định với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia hoặc các cán bộ có trình độ, năng lực của chính Ngân hàng. Bên cạnh đó, Ngân hàng nên cử những cán bộ chủ chốt, có năng lực theo các khoá học đào tạo chuyên ngành về dự án và thẩm định dự án đầu tư ở trong và ngoài nước. Ngân hàng cần thường xuyên hướng dẫn các văn bản luật, chế độ, chính sách mới của Chính phủ và các bộ, ngành quản lý Nhà nước cho hệ thống các cán bộ nghiệp vụ thẩm định tại chi nhánh cũng như Trung ương. Tăng cướng kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án đối với các chi nhánh. Tổ chức các buổi trao đổi nghiệp vụ chuyên môn trong phòng hoặc giữa các phòng thẩm định của các chi nhánh lớn, đồng thời tạo điều kiện cho anh chị em được dự các khoá đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài ngành nhằm nâng cao trình độ, năng lực của tất cả các cán bộ trong phòng. + Vấn đề đãi ngộ: Ngân hàng nên có chính sách ưu đãi cho cán bộ thẩm định để khuyến khích trách nhiệm, ý thức, tinh thần trách nhiệm vươn lên hoàn thiện của mỗi cán bộ. Ngoài chế độ hàng năm cho cán bộ đi nghỉ mát, điều dưỡng, Ngân hàng cần có các chính sách khuyến khích các cán bộ tự đào tạo như bố trí thời gian, trợ cấp học phí, hỗ trợ tiền mua tài liệu, sách tham khảo về thẩm định dự án của nước ngoài, áp dụng khung lương thưởng hợp lý đối với những cán bộ đã bảo vệ thành công luận án thạc sỹ, tiến sỹ. Điều quan trọng là các cán bộ cần phải có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và luôn có ý thức vươn lên để hoàn thành tốt công việc được giao. Chính vì vậy, Ngân hàng phải có chính sách khen thưởng đối với những cán bộ, chuyên gia làm việc giỏi để tránh hiện tượng “chảy máu chất xám”. Tuy nhiên, cũng cần có những biện pháp xử lý đối với những cán bộ làm việc không nghiêm túc gây thất thoát tài sản của Ngân hàng. Ngoài ra, Ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra đội ngũ cán bộ thẩm định, xem xét và thuyên chuyển những cán bộ thẩm định không đáp ứng được yêu cầu công việc sang làm công việc khác. Bố trí các cán bộ có trình độ, bản lĩnh, tinh thần trách nhiệm cao vào những vị trí quan trọng chủ chốt để phát huy hơn nữa thế mạnh về con người. 4. Giải pháp về tổ chức điều hành Việc tổ chức, quản lý điều hành công tác thẩm định cần được chú trọng chặt chẽ vì đầy là khâu quan trọng, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thẩm định của Ngân hàng. Các dự án đưa đến Ngân hàng Ngoại thương có quy mô, lĩnh vực khác nhau. Việc bổ nhiệm, phân công cán bộ cần phải dựa vào khả năng thực lực của mỗi người, đông thời phải có sự kết hợp chặt chẽ, cùng hợp tác giúp đỡ lẫn nhau để phát huy hơn nữa trình độ, kinh nghiệm và thế mạnh của mỗi cán bộ nhằm đạt được hiệu quả trong công tác thẩm định. Ngân hàng nên bố trí những dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp cho các cán bộ chủ chốt có trình độ, kinh nghiệm, còn những dự án đơn giản hơn có thể giao cho các cán bộ trẻ mới vào nghề. Phân công công tác phải gắn chặt với trách nhiệm của mỗi cán bộ thẩm định và kết quả của mỗi dự án mà người đó đảm nhiệm vì như thế trách nhiệm của cán bộ thẩm định mới ngày được nâng cao. Ngân hàng nên quy định chi tiết, cụ thể hơn về trách nhiệm cũng như quyền lợi của các cán bộ đối với kết quả thẩm định dự án đầu tư. Ngân hàng cũng nên rà soát lại độ ngũ cán bộ thẩm định, chuyên sang làm các nhiệm vụ khác đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công việc, bổ sung thêm cán bộ thẩm định cho những chi nhánh còn thiếu. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện tổ chức thẩm định trong toàn hệ thống sao cho phối hợp chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng, phối hợp các phòng Dự án, phòng Thẩm định và các phòng khác, phòng Khách hàng của Ngân hàng Ngoại thương được thành lập từ năm 1994 có trách nhiệm theo dõi công tác khách hàng của toàn hệ thống, tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, theo dõi các khách hàng chọn lọc là các Tổng công ty 90, 91 và phần quảng cáo. Nguồn thông tin mà phòng Khách hàng thu nhận được là rất lớn và tổng hợp. Tuy nhiên, phòng Khách hàng chủ yếu là báo cáo trực tiếp lên lãnh đạo mà hầu như chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng Khách hàng với phòng Dự án, phòng Thẩm định trong việc trao đổi thông tin về hoạt động nghiệp vụ, về khách hàng. Ngân hàng nên thiết lập một cơ chế liên hệ giữa các phòng này để sử dụng kết quả mà phòng Khách hàng có được. Cần có sự kết hợp giưa Ngân hàng Trung ương và các chi nhánh. Ngân hàng Ngoại thương Trung ương sẽ là nơi chỉ đạo toàn bộ hoạt động về nghiệp vụ thẩm định, ra các văn bản pháp lý trong hệ thống ngân hàng và trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo trong việc phát triển nghiệp vụ ngân hàng cũng như nghiệp vụ thẩm định nói chung. ở các chinh nhánh thì nên thành lập tổ thẩm định trực thuộc phòng tín dụng hoặc tách thành một phòng, ban riêng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần hình thành một mối quan hệ về thẩm định với Ngân hàng Nhà nước, Tổng cục đầu tư, bộ phận thẩm định ở các ngân hàng thương mại quốc doanh lớn như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trao đổi học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trong hoạt động thẩm định dự án. Ngân hàng nên phát động phong trào nghiên cứu khoa học, qua đó tập hợp các đề xuất, ý kiến, đề án nghiên cứu có giá trị để phổ cập và áp dụng trong toàn hệ thống. Hàng năm, trên cơ sở kết hoạch chung, Ngân hàng cần xây dựng một chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ cho công tác thẩm định và có tổ chức tổng kết, đánh giá để rút kinh nghiệm. 5. Giải pháp về trang thiết bị Công nghệ ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của ngân hàng và hiện nay công nghệ ngân hàng trên thế giới đã phát triển đến một trình độ cao phục vụ đắc lực cho hoạt động, dịch vụ của ngân hàng. Để Ngân hàng có thể cạnh tranh được trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt cũng như đáp ứng được xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực thì Ngân hàng Ngoại thương cần phải phát triển hệ thống trang thiết bị, công nghệ phục vụ cho toàn bộ hoạt động của ngân hàng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư. Đối với ngân hàng hiện nay thì để nâng cao chất lượng thẩm định và hỗ trợ cho các nghiệp vụ khác trong hoạt động của ngân hàng thì là phải có công nghệ thẩm định hiện đại, áp dụng những kỹ thuật phân tích, tính toán hiện đại để có thể truy cập, xử lý được khối lượng thông tin khổng lồ, ứng dụng các phương pháp thẩm định dự án đầu tư hiện đại để giải quyết các dự án phức tạp. Mỗi cán bộ thẩm định kể cả ở chi nhánh phải được trang bị ít nhất một máy tính cá nhân, một trang thiết bị truyền thông hiện đại để phục vụ tốt hơn cho công việc của mình. Thẩm đinh là công việc đòi hỏi nhiều thông tin tổng hợp và tư duy trong công việc, do vậy cần nghiên cứu lắp đặt một hệ thống nối mạng nội bộ giữa bộ phận thẩm định và các bộ phận khác để có thể truyền tin, báo cáo hay khai thác thông tin. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư Thẩm định dự án đầu tư có một phạm vi xem xét rất rộng, liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Để đảm bảo nâng cao chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại các ngân hàng, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp. Chỉ trên cơ sở có một kế hoạch tổng thể, toàn diện thì những giải pháp đề ra mới có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động cho vay. Xuất phát từ yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam nói riêng, tôi xin đề xuất một số ý kiến sau: 1. Về phía Nhà nước và các Bộ, ngành Đề nghị Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ tài chính, Bộ KH & ĐT, Bộ xây dựng, Tổng cục thống kê. . . xây dựng đề án xác định hệ thống chỉ tiêu thẩm định mang tính chuẩn mực cùng các ngưỡng đánh giá cho từng ngành công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng cơ bản. . .làm cơ sở để so sánh, đánh giá dự án. Đề nghị các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt các dự án đầu tư, nâng cao trình độ, chất lượng thẩm định dự án nhất là về các mặt kỹ thuật, công nghệ, thị trường, kinh tế xã hội, đánh giá tác động môi trường để làm căn cứ cho ngân hàng thẩm định tài chính. Các bộ chủ quản cần hệ thống hoá thông tin liên quan đến lĩnh vực mà ngành mình đảm nhiệm. Hàng năm những thông tin này sẽ được công bố, công khai qua các tài liệu chuyên ngành hoặc tập hợp lại ở các trung tâm thông tin của ngành để giúp chủ đầu tư cũng như ngân hàng thương mại thuận lợi hơn trong việc thu thập thông tin phục vụ cho việc thẩm định dự án. Nhà nước cần quy định rõ hơn nữa trách nhiệm của chủ đầu tư và người có thẩm quyền quyết định đầu tư, trách nhiệm của các bên đối với các kết quả thẩm định trong nội dung dự án đầu tư. Đã là chủ đầu tư thì thoát ly khỏi chức năng quản lý Nhà nước để tập trung vào công tác quản lý xây dựng, tổ chức hạch toán, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư. Nhà nước chỉ đạo các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện chế độ kế toán, thống kê và thông tin báo cáo theo đúng quy định. Ngoài ra Chính phủ ban hành theo đúng quy chế bắt buộc và công khai kiểm toán của các doanh nghiệp, tạo điều kiện giúp ngân hàng trong việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, tài chính dự án. 2. Đối với Ngân hàng Nhà nước: Ngân hàng Nhà nước cần hệ thống hoá những kiến thức cơ bản về định dự án, hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại và nâng cao nghiệp vụ thẩm định, phát triển đội ngũ nhân viên. Ngân hàng Nhà nước mở rộng phạm vi, nội dung và tăng tính cập nhật của trung tâm phòng ngừa rủi ro tín dụng. Hàng năm, Ngân hàng Nhà nước cần tổ chức các hội nghị kinh nghiệm toàn ngành để tăng cường sự hiểu biết và hợp tác giữa các ngân hàng thương mại trong công tác thẩm định. Đề nghị bộ phận thẩm định các ngân hàng thương mại quốc doanh như Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với bộ phận thẩm định của ngân hàng thương mại trao đổi kinh nghiệm và thông tin. Đặc biệt xu hướng hiện nay là các ngân hàng cho vay đồng tài trợ những dự án quy mộ lớn, việc hợp tác sẽ tận dụng được thế mạnh của mỗi ngân hàng trong việc thẩm định. 3. Đối với chủ đầu tư: Đề nghị các chủ đầu tư nâng cao năng lực lập và thẩm định các dự án đầu tư, chấp hành nghiêm chỉnh việc xây dựng và lập dự án theo đúng nội dung quy định trong thông tư số 09/BKH/VPTĐ của Bộ kKH & ĐT về xây dựng và thẩm định dự án. Các chủ đầu tư cần phải nhận thức đúng vai trò, vị trí của công tác thẩm định dự án trước khí quyết định đầu tư để có những dự án thực sự có hiệu quả. Các doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng, chi tiết trên các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính của dự án đầu tư và đảm bảo thực hiện đầu tư theo đúng nội dung luận chứng kinh tế kỹ thuật được phê duyệt. Các dự án phải được xác định đầu tư đúng tổng số vốn theo thời điểm xây dựng, khắc phục tình trạng làm với khối lượng nhiều nhưng tính toán ít để dễ được phê duyệt, khiến trong quá trình xây dựng xảy thiếu vốn phải bổ sung, ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư và tiến độ xây dựng Kết luận Trong thời gian qua thực tập tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tôi thấy rằng hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động của NHNTVN nói riêng là rất cần thiết và quan trọng đối với nền kinh tế của nước ta. Với hoạt động đi vay để cho vay các ngân hàng đã huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các tổ chức, đơn vị hoạt động kinh doanh để cho các đơn vị, tổ chức cần vốn vay để tiến hành các hoạt động của mình. Tuy nhiên, hoạt động trong ngành ngân hàng là có rất nhiều rủi ro tiềm ẩn vậy cần có những biện pháp tốt hơn để giải quyết những rủi ro đó. Một trong các biện pháp đó là công tác thẩm định dự án đầu tư đã được trình bày trong bài viết. Thông qua bài viết của mình tôi thiết nghĩ rằng Nhà nước, các ngân hàng cần có những sách lược tốt hơn để giải quyết những vấn đề khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đặc biệt nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thẩm định để có thể đảm bảo hạn chế đến mức thấp các rủi ro có thể xảy ra. Chuyên đề này được trình bày hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương với các nội dung chủ yếu sau: Thứ nhất, là tình hình hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm qua. Thứ hai, thực tiễn của công tác thẩm định của NHNTVN. Thứ ba, những vấn đề tồn tại cần giải quyết trong công tác hoạt động kinh doanh, đặc biệt là công tác thẩm định dự án đầu tư. Cuối cùng là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác thẩm định dự án đầu tư. Kết thúc bài viết tôi xin một lần nữa gửi lời cảm ơn đến thầy giáo Vũ Cương, các cán bộ phòng Dự án, phòng Thẩm định và đầu tư chứng khoán- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Tài liệu tham khảo Giáo trình chương trình dự án- Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình Kinh tế phát triển- Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp- Trường đại học kinh tế quốc dân Hà Nội. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2005 Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam năm 1998, 1999, 2000, 2001. Bản hướng dẫ lập Báo cáo thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn. Hồ sơ thẩm định tại Phòng Thẩm định và đầu tư chứng khoán- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0309.doc
Tài liệu liên quan