Chuyên đề Phân tích tài chính Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác Tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Động

Nền kinh tế thị trường đặt các NHTM trước những thuận lợi và thách thức mới vì hoạt động Tín dụng Ngân hàng luôn gắn với môi trường cũng như các lĩnh vực của nền kinh tế.Mục tiêu kinh doanh của các Ngân hàng là tìm kiếm lợi nhuận, song con đường đó, các NHTM luôn gặp phải một rào cản lớn, đó là rủi ro, đặc biệt là rủi ro Tín dụng xảy ra do không thu hồi được các khoản nợ đến hạn. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này phần lớn là do Ngân hàng không nắm bắt được về tình hình tài chính DN một cách chính xác, toàn diện và kịp thời.Vì vậy, nâng cao chất lượng phân tích tài chính DN là một vấn đề được nhiều sự quan tâm của các NHTM khi muốn mở rộng Tín dụng vì mục đích tăng trưởng và phát triển bền vững.Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

doc70 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1491 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Phân tích tài chính Doanh nghiệp ảnh hưởng đến công tác Tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm tra độ chính xác của các báo cáo tài chính, việc tuân thủ các nguyên tắc chế độ về kế toán tài chính theo quy định của Nhà nước, của ngành ngân hàng; báo cáo giám đốc chi nhánh về kết quả kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý, khắc phục khuyết điểm, tồn tại. . . - Phòng hành chính: Thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, tiếp nhận công văn, giấy tờ của chi nhánh, chấp hành công tác báo cáo thống kê, kiểm tra chuyên đề, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao. c) Các hoạt động chủ yếu của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động có các hoạt động chủ yếu sau: * Huy động vốn: - Khai thác và nhận tiền gửi không kì hạn, có kì hạn, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, các nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu Ngân hàng và thực hiện các hình thức huy động vốn khác thuộc mọi thành phần kinh tế theo phân cấp uỷ quyền. * Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế do phân cấp uỷ quyền. * Kinh doanh các nghiệp vụ ngoại hối khi được Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp cho phép. * Kinh doanh dịch vụ: thu, chi tiền mặt;két sắt, nhận cất giữ các loại giấy tờ có giá; thẻ thanh toán;nhận uỷ thác cho vay của các Tổ chức tài chính Tín dụng, các tổ chức, cá nhân khác trong và ngoài nước; các dịch vụ khác được Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp quy định. * Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Nông nghiệp quy định. * Thực hiện kiểm tra, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi địa bàn quy định. * Tổ chức thực hiện việc phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, Tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. 2.1.2. Tình hình cho vay tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động Bảng 1: Tình hình cho vay tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động trong 3 năm gần đây: (không có ngoại tệ) Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng dư nợ 71502 85802 113997 Dư nợ phân theo thời gian 71502 85802 113997 1. Ngắn hạn 37465 46082 63646 2. Trung dài hạn 34040 39720 50351 Dư nợ phân theo TPKT 71502 85802 113997 1. Dư nợ DNNN - - - 2. Dư nợ ngoài quốc doanh - 2059 14478 3. Dư nợ hộ sản xuất, cá thể 64352 74684 85498 4. Dư nợ khác 7150 9095 14021 Nợ quá hạn 98 122 2158 (Nguồn báo cáo hàng năm của Ngân hàng) Để hiểu rõ hơn về hoạt động Tín dụng của Chi nhánh NHNO&PTNT Kim Động trong thời gian qua, ta xem xét bảng tình hình sử dụng vốn (không có ngoại tệ) Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHNO&PTNT Kim Động Đơn vị: triệu đồng Thời gian Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Stiền % Stiền % So với 2003 (%) Stiền % So với 2004 (%) Doanh số chovay 79640 100 103532 100 130 148554 100 143 Đối với ngắn hạn 53856 67,6 70551 68,1 131 104867 70,6 149 Đối với TDH 25784 32,4 32981 31,9 128 43687 29,4 133 Doanh số thu nợ 68938 100 89620 100 130 121638 100 136 Đối với ngắn hạn 45637 62,2 61762 68,9 135 88117 72,4 143 Đối với TDH 23301 33,8 27858 31,1 119 33521 27,6 120 Tổng dư nợ 71502 100 85802 100 120 113997 100 133 Đối với ngắn hạn 37465 52,4 46082 53,7 123 63646 55,8 138 Đối với TDH 34040 47,6 39720 46,3 117 50351 44,2 127 ( Nguồn báo cáo hàng năm của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động) Phân theo thành phần kinh tế thì cả ba thời điểm thì thấy đối tượng cho vay của Chi nhánh chủ yếu là cho vay đối với hộ sản xuất, cá thể. Chỉ hai năm gần đây mới xuất hiện cho vay đối với khu vực ngoài quốc doanh. Dư nợ đối với hộ sản xuất và cá thể năm 2003 là 64352 triệu đồng chiếm đến 90% tổng dư nợ, đến năm 2005 có giảm một chút song vẫn ở mức cao: 85498 triệu đồng, chiếm 75% tổng dư nợ. Trong 10 hoạt động đến nay Chi nhánh đã cho vay được 9400 hộ, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 5000 hộ, chủ yếu là cho vay chăn nuôi gia súc, gia cầm, mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình, góp phần từng bước ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho phần lớn dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, hoạt động Tín dụng chưa chú trọng đến các DN, đặc biệt là các Cty TNHH, Cty tư nhân…đang mọc lên không ngớt trên địa bàn hai năm gần đây. Năm 2004, dư nợ đối với khu vực ngoài quốc doanh chỉ đạt 5,4% tổng dư nợ, đến năm 2005 tăng được lên đến 12,7% song vẫn ở tỉ lệ còn rất nhỏ. Nguyên nhân chủ yếu là do một bộ phận cán bộ chưa nhận thức đúng tầm quan trọng và xu thế phát triển của các khu vực trong cơ chế mở-hội nhập hiện nay, cộng vào đó là tính ngần ngại và lo lắng do thiếu kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Mặt khác, tính năng động sáng tạo tìm kiếm DN, dự án khả thi còn thiếu và ít được chú trọng. Giải pháp khắc phục: - Mở rộng và tăng cường cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là các Cty tư nhân, Cty TNHH để thay đổi cơ cấu Tín dụng cho hợp lí, có lợi cho sự tăng trưởng Tín dụng. - Đổi mới cách nghĩ, cách làm, không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và thực tiễn hoạt động Tín dụng cho cán bộ trên địa bàn huyện. - Việc mở rộng Tín dụng phải song song với việc đảm bảo chất lượng Tín dụng. 2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính đối với Doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động 2.2.1. Khái quát về công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động Cũng như hoạt động của bất kì NHTM nào khác, đối với Chi nhánh NHNo& PTNT Kim Động, công tác phân tích, đánh giá tình hình tài chính DN vay vốn là một khâu quan trọng cơ bản của toàn bộ quá trình thẩm định cho DN vay vốn nhằm phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong hoạt động Tín dụng. Đây là công tác thường xuyên, liên tục phải làm đối với DN vay vốn tại Chi nhánh, kết quả đưa ra là rất quan trọng khi quyết định cho DN vay hay không. * Thông tin được sử dụng để đánh giá tài chính DN vay vốn: - Các BCTC do DN vay vốn cung cấp, gồm: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả kinh doanh + Thuyết minh báo cáo tài chính - Các thông tin trong cùng hệ thống cung cấp * Phương pháp được sử dụng để phân tích, đánh giá tài chính DN vay vốn: -Phương pháp tỉ lệ -Phương pháp so sánh * Nội dung sử dụng trong phân tích, đánh giá tài chính DN vay vốn: -Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn(nếu cần) -Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh (nếu cần) -Phân tích các nhóm chỉ tiêu tài chính chủ yếu 2.2.2 . Thực trạng hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động - Tên DN: Công ty TNHH Thuận Thành - Loại hình doanh nghiệp: Cty TNHH -Địa chỉ: huyện Kim Động, tỉnh Hưng yên -lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, chế biến gỗ;sản xuất kinh doanh chế biến lâm sản;kinh doanh phương tiện vận tải và máy công trình, bảo hành, bảo trì; dịch vụ du lịch, vận tải hàng hoá bằng ô tô; xây dựng công trình công nghiệp dân dụng, đường giao thông, thuỷ lợi - Tổng số công nhân viên: 11 người Trong đó: nhân viên quản lí: 3 người Cty đã nộp cho Chi nhánh tài liệu là: BCĐKT và BCKQKD như sau: Bảng 3: Tóm tắt báo cáo kết quả kinh doanh 3 năm của Cty TNHH Thuận Thành Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 Tổng doanh thu 55. 283. 076 71. 729. 584 79.304.598 Doanh thu thuần 55. 283. 076 71. 729. 584 79.304.598 Giá vốn hàng bán 56. 213. 540 70. 805. 288 77. 476. 163 Lợi nhuận gộp -930. 464 924. 296 1. 828. 426 Chi phí bán hàng 159. 741 708. 687 426. 210 Chi phí quản lí doanh nghiêp 28. 210 42. 000 48. 000 Lợi nhuận từ HĐKD -770. 723 64. 044 1. 002. 044 Lợi nhuận khác 0 0 0 Tổng lợi nhuận trước thuế - 770. 723 64. 044 1. 002. 044 Thuế thu nhập DN phải nộp 17. 932 280. 012 Lợi nhuận sau thuế - 770. 723 46. 112 722. 032 ( Nguồn tài liệu từ phòng kinh doanh Chi nhánh NHNO&PTNT Kim Động) Bảng 4 : Tóm tắt Bảng cân đối kế toán trong 3 năm của Cty TNHH Thuận Thành Đơn vị: nghìn đồng Chỉ tiêu 2003 2004 2005 A- Tài sản 9.154.234 23.371.215 10.023.682 I-Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 3.778.095 22.705.394 8.190.360 1.Tiền 798.238 23.081 878.255 2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 0 3.Các khoản phải thu 532.982 9.407.084 657.610 4.Hàng tồn kho 2.446.875 13.267.729 6.654.495 5.Tài sản lưu động khác 0 7.500 0 II-Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 5.376.139 665.821 1.833.321 1.Tài sản cố định 813.273 665.821 633.321 Nguyên giá 1.002.585 873.343 873.343 Hao mòn luỹ kế -189.312 -207.522 -240.022 2.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 1.580.000 0 1.200.000 3.Chi phí trả trước dài hạn 2.982.866 0 0 B-Nguồn vốn 9.154.234 23.371.215 10.023.682 I-Nợ phải trả 4.968.914 19.308.784 5.241.219 1.Nợ ngắn hạn 4.968.914 19.308.784 4.041.219 2.Nợ dài hạn 0 0 1.200.000 II-Nguồn vốn chủ sở hữu 4.185.320 4.062.431 4.782.463 ( Nguồn tài liệu từ phòng kinh doanh Chi nhánh NHNO&PTNT Kim Động) Phân tích các chỉ tiêu tài chính Cán bộ Tín dụng tính toán các chỉ tiêu và tập hợp vào bảng như sau: Bảng 5: Các chỉ tiêu tài chính đã tính toán được. Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 Hệ số thanh toán ngắn hạn Lần 0, 7603 0, 4827 2, 0267 Hệ số thanh toán nhanh Lần 0, 2679 0, 4884 0, 3800 Hệ số nợ lần 0, 5428 0, 8262 0, 5229 Tỉ suất tự tài trợ lần 0, 4572 0, 1738 0, 4771 Hệ số cơ cấu TSNH lần 0, 4127 0, 9715 0, 8171 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 22, 9736 5, 3367 11, 6427 Vòng quay vốn lưu động Vòng 14, 6325 3, 1591 9, 6827 Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Vòng 6, 0391 3, 0691 7, 9117 Hệ số sinh lợi doanh thu % - 0, 06 0, 91 Hệ số sinh lợi tổng tài sản % - 0, 27 10 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu % - 1, 14 15, 09 - Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của Cty hai năm là 0,7603(2003) và 0,4827 (2004) đều 1, khả năng thanh toán của Cty là tốt, tính an toàn cho chủ nợ tăng. -Cả hệ số thanh toán nhanh cả 3 năm đều không đạt tiêu chuẩn của Ngân hàng, các khoản nợ đến hạn có thể Cty không thanh toán được.Chứng tỏ hàng tồn kho và các khoản phải thu xu hướng tăng hơn năm 2003, phán ánh hiệu quả sử dụng vốn kém, Cty bị chiếm dụng vốn nhiều.Nhưng nhìn chung có xu hướng tiển triển hơn so với năm 2003. * Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính Theo quan điểm của Ngân hàng, các chỉ tiêu sau được gọi là tốt: Hệ số nợ <0,5 Tỉ suất tự tài trợ >0,3 Hệ số cơ cấu TSNH =0,5 Ta thấy rằng: - Hệ số nợ cả 3 năm đều > 0,5, đặc biệt năm 2004 là 0,8262 ở mức cao, chứng tỏ sự phụ thuộc của DN vào chủ nợ là khá lớn.Điều này vẫn có thể chấp nhận được, nhất là năm 2003 và 2005 đã giảm xuống ở mức lân cận 0,5, tạo sự an toàn hơn cho Ngân hàng, hơn nữa, DN có hoạt động chủ yếu là kinh doanh, dịch vụ du lịch, Tài sản ngắn hạn chiếm ưu thế hơn Tài sản dài hạn, mức cho vay được các chủ nợ chấp nhận cao hơn so với các DN sản xuất. - Tỉ suất tự tài trợ năm 2003 và 2005 đều >0,3, chứng tỏ năng lực tài chính của Cty ở mức khá, khả năng tự chủ về tài chính cao.Tuy nhiên, năm 2004 là 0.1738 , giảm so với hai năm2003 và 2005, ở mức <0,3.Nguyên nhân do năm 2003, Cty mới đi vào hoạt động nên TSLĐ ít, TSCĐ chiếm phần lớn và được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu nên hệ số này khá cao(0,4572), sang năm sau, hoạt động kinh doanh mở rộng, nợ phải trả tăng, Tài sản ngắn hạn tăng nên vốn chủ sở hữu giảm, cộng với quy mô nguồn vốn tăng lên so với năm 2003 làm tỉ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm. - Hệ số cơ cấu tài sản ngắn hạn có xu hướng tăng lên nhiều so với năm 2003.Như đã phản ánh ở trên, thời gian hoạt động của Cty dài hơn, tỉ trọng tài sản ngắn hạn càng lớn so với tài sản dài hạn, DN kinh doanh mở rộng, phát triển mạnh là dịch vụ du lịch, vận tải…làm khả năng thanh toán của Cty được cải thiện rõ trong năm 2005. * Nhóm chỉ tiêu về khả năng hoạt động - Vòng quay hàng tồn kho rất lớn, đặc biệt năm 2003 là 22,9736 vòng, chứng tỏ tốc độ quay vòng hàng hoá nhanh, phù hợp với hoạt động chủ yếu của DN là hoạt động dịch vụ, buôn bán.Đến năm 2004, giảm mạnh, nguyên nhân là do cả giá vốn hàng bán và hàng tồn kho tăng lên so với năm 2003, đến năm 2005, hàng tồn kho lại giảm trong khi giá vốn vẫn tăng làm vòng quay hàng tồn kho lại tăng, quy mô vốn chủ sở hữu tăng chứng tỏ DN mở rộng sản xuất kinh doanh, đang phát triển. - Vòng quay tài sản ngắn hạn cũng như vòng quay hàng tồn kho, giảm so với năm 2003 và tăng lên năm 2005.Nguyên nhân là do, Doanh thu thuần tăng dần qua các năm , tài sản ngắn hạn cũng tăng so với năm 2003, song năm 2004 tăng cao nhất. - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản đạt mức cao nhất năm 2005, chủ yếu do doanh thu tăng liên tục từ năm 2003, chứng tỏ sức sản xuất của tổng tài sản tăng lên.DN hoạt động hiệu quả hơn, giảm rủi ro thanh khoản đối với các khoản vay để tài trợ cho tài sản đó. * Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lãi Cả ba hệ số sinh lợi doanh thu, sinh lợi tài sản và sinh lợi vốn chủ sở hữu còn rất thấp, chứng tỏ khả năng sinh lời của DN kém, hiệu quả sử dụng vốn kém.Tuy nhiên đã được cải thiện rất nhiều so với năm 2003.Năm 2003 mới đi vào hoạt động, DN không có lãi, giá vốn hàng bán quá lớn, doanh thu không đủ bù đắp chi phí, đến hai năm sau đó, hoạt động kinh doanh đã đi vào ổn định, hiệu quả và phát triển nên lợi nhuận tăng lên. Đánh giá tổng quát: Qua phân tích ở trên ta thấy, tình hình tài chính của Cty Thuận Thành nói chung là tốt, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời thấp song được cải thiện dần qua các năm, kết quả kinh doanh năm 2005 có lãi, vòng quay vốn khá nhanh, hiệu quả sử dụng vốn tăng, Cty đang trên đà phát triển.Chi nhánh có thể chấp nhận cho Cty vay vốn. 2.3. Đánh giá hoạt động phân tích tài chính Doanh nghiệp của Ngân hàng khi cho vay vốn 2.3.1 .Kết quả đạt được Để đi tới quyết định cho vay cuối cùng, Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động phải tiến hành phân tích theo một quy trình chặt chẽ nghiêm ngặt, trong đó hoạt động phân tích tình hình tài chính DN nói chung và phân tích tình hình tài chính DN nói riêng rất quan trọng.Nếu phân tích không tốt thì tất yếu rủi ro Tín dụng do không thu hồi được nợ , nợ quá hạn cao. Do vậy, để xem xét mối quan hệ giữa công tác phân tích tài chính DN của Chi nhánh với hoạt động Tín dụng của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động ta cần phân tích tình hình sử dụng vốn và nợ quá hạn tại Chi nhánh trong mối liên hệ mật thiết với hiệu quả của hoạt động phân tích tài chính DN. * Tình hình hoạt động Tín dụng của Chi nhánh Bảng 6: Tình hình sử dụng vốn sau (không có nội tệ) Đơn vị: triệu đồng Thời gian Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Số tiền % Số tiền % So với 2003 (%) Số tiền % So với 2004 (%) Doanh số cho vay 79640 100 103532 100 130 148554 100 143 Đối với ngắn hạn 53856 67, 6 70551 68, 1 131 104867 70, 6 149 Đối với TDH 25784 32, 4 32981 31, 9 128 43687 29, 4 133 Doanh số thu nợ 68938 100 89620 100 130 121638 100 136 Đối với ngắn hạn 45637 62, 2 61762 68, 9 135 88117 72, 4 143 Đối với TDH 23301 33, 8 27858 31, 1 119 33521 27, 6 120 Tổng dư nợ 71502 100 85802 100 120 113997 100 133 Đối với ngắn hạn 37465 52, 4 46082 53, 7 123 63646 55, 8 138 Đối với TDH 34040 47, 6 39720 46, 3 117 50351 44, 2 127 Biểu đồ sử dụng vốn Từ biểu đồ ta nhận thấy tình hình sử dụng vốn qua 3 năm gần đây của Chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng mừng.Doanh số cho vay năm 2004 tăng 30% so với năm 2003, năm 2005 tăng 43% so với năm 2004 và tăng 87% so với năm 2003.Công tác thu hồi vốn cũng được thực hiện song song vì mục tiêu công tác Tín dụng của Chi nhánh là an toàn vốn và có lợi nhuận, cho vay phải thu hồi được cả gốc và lãi.Năm 2004, doanh số thu nợ đạt 89620 triệu đồng, tăng 30% sovới năm 2003, năm 2005 tăng 36% so với năm 2004 và tăng 76% so với năm 2003. Có được sự tăng trưởng như vậy là nhờ Chi nhánh đã thực hiện tốt chiến lược DN, tăng cường công tác tuyên truyền tiếp thị đối với các DN có quan hệ giao dịch với Ngân hàng, thu hút thêm được một số DN mới trong năm: Cty Thuận thành , Cty Hoàng sơn… Nhìn vào các năm ta thấy trong doanh số cho vay, cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao hơn cho vay trung dài hạn.Năm 2005, cho vay ngắn hạn chiếm tỉ trọng khá cao (70,6%).Đây không chỉ là xu hướng của Chi nhánh mà còn là của các Ngân hàng để giảm thiểu rủi ro do không thu hồi được vốn.Đây là một thách thức cho Ngân hàng vì cho vay trung dài han(đặc biệt dài hạn) thu được lợi nhuận cao song rủi ro lại lớn, buộc Ngân hàng phải nắm bắt DN, tăng cường giám sát trung dài hạn thì mới tăng được tỉ trọng cho vay trung dài hạn. Doanh số thu nợ so với doanh số cho vay năm 2003 là 86, 56%;đến năm 2005 là 81, 88%.Con số này là cao chứng tỏ Chi nhánh đã làm tốt hoạt động thẩm định Tín dụng và quyết định cho vay, trong đó có hoạt động thẩm định tài chính DN. * Tình hình nợ quá hạn Hoạt động Tín dụng mang lại lợi nhuận cao nhất song rủi ro Tín dụng là không thể tránh khỏi, nên việc đôn đốc thu nợ dù được Chi nhánh thực hiện thường xuyên song vẫn xảy ra tình trạng nợ quá hạn .Đây là vấn đề làm đau đầu toàn thể các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng, bởi vì khi có nợ quá hạn xảy ra đồng nghĩa với việc chất lượng Tín dụng giảm sút.Điều này đe doạ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của chính bản thân Ngân hàng vì vốn của Ngân hàng là vốn “đi vay để cho vay”. Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh Kim Động được thể hiện trên bảng sau: Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn của Chi nhánh NHNo&PTNT Kim động Đơn vị: triệu đồng Thời gian Chỉ tiêu 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Tổng dư nợ 71502 85802 113997 Nợ quá hạn 98 122 2158 Tỉ trọng (%) 0, 137 0, 142 1, 893 Nhìn trên bảng ta thấy con số tuyệt đối nợ quá hạn năm 2004 là 122 triệu đồng, chiếm 0,142 tổng dư nợ, tăng không đáng kể so với năm 2003( 24 triệu đồng, với tỉ lệ 0,005%).Đến năm 2005 con số tuyêt đối nợ quá hạn là 2158 triệu đồng, chiếm 1,803% tổng dư nợ, tăng lớn so với năm 2004 và 2003.Cụ thể, tăng so với năm 2004 là 2036 triệu đồng, với tỉ lệ 1,751%;năm 2003 là 2060 triệu đồng , với tỉ lệ là 1,756% Để lí giải điều này , ta xem xét tỉ lệ nợ quá hạn trên bình diện sau: Bảng8 : Tỉ lệ nợ quá hạn theo thành phần kinh tế Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Khoản mục 31/12/2003 31/12/2004 31/12/2005 Stiền % Stiền % Stiền % Tổng nợ quá hạn 98 100 122 100 2158 100 Kinh tế quốc doanh - - - - - - Kinh tế NQD - - 8,784 7,2 414 19,2 Hộ sản xuất và cá thể 70 71,4 97,722 80,1 1299 60,2 NQH khác 28 28,6 15,494 12,7 445 20,6 Qua các năm thấy, Chi nhánh không cho vay đối với khu vực kinh tế quốc doanh.Năm 2004, bắt đầu cho vay đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.Theo đó, tỉ lệ nợ quá hạn tăng lên trong năm 2005.Tỉ lệ nợ quá hạn cao nhất là đối tượng hộ sản xuất và cá thể.Điều này là hiển nhiên vì đây là đối tượng cho vay chính của Chi nhánh, hoạt động sản xuất kinh doanh còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa hiệu quả.Tuy nhiên, so với các Chi nhánh khác trong tỉnh thi Chi nhánh Kim Động, tỉ lệ nợ quá hạn thuộc vào hàng thấp nhấ và thấp hơn rất nhiều so với tỉ lệ mà NHNN quy định là 5%.Chứng tỏ Chi nhánh cho vay an toàn hơn, công tác thu hồi nợ luôn được đặt lên hàng đầu. Có được kết quả này là nhờ: - Trong thời gian qua, Chi nhánh chăm lo bồi dưỡng tư tưởng cho cán bộ Tín dụng, làm thay đổi hẳn nhận thức của cán bộ về hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường hiện tại và tương lai. - Chi nhánh luôn chăm lo bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Tín dụng, nâng cao trình độ thẩm định dự án cho cán bộ Tín dụng. - Thực hiện quản lí chặt chẽ, thường xuyên hoạt động phân tích tài chính DN, đặc biệt là phân tích tài chính DN để chỉ đạo kinh doanh kịp thời. - Cán bộ Tín dụng được trang bị các thông tin cần thiết như báo chí chuyên ngành…tạo điều kiện nâng cao chất lượng hoạt động Tín dụng. 2.3.2.Những tồn tại và nguyên nhân Bên cạnh những kết quả đạt được là những tồn tại trong phân tích đánh giá tình hình tài chính DN vay vốn cần khắc phục: a) Những tồn tại - Một là, năng lực và trình độ của cán bộ Tín dụng trong phân tích đánh giá tình hình tài chính DN là chưa cao.Kết quả là,vẫn tồn tại những khoản cho vay xong khó có khả năng thu hồi, hoặc phải tiến hành dãn nợ hoặc gia hạn nợ.Nhiều dự án có nội dung phức tạp, cán bộ không đủ trình độ và điều kiện hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn để đánh giá dự án một cách chính xác. - Hai là, số liệu phân tích phải được cung cấp từ 3 năm trước trở lại nhưng thực tế chỉ 1 hoặc 2 năm là đủ, các Cty TNHH chỉ cung cấp tài liệu theo quý. Đưa ra nhận xét về tình hình tài chính của DN tại Chi nhánh dựa vào tài liệu này và kết hợp với các yếu tố khác để quyết định cho vay. Nhưng việc đưa ra kết luận chỉ dựa vào điều đó thì có thể dẫn đến việc đánh giá của ngân hàng chưa có độ chính xác cao bởi vì chỉ so sánh với mức bình quân chung của ngành mới có thể cho nhận xét đúng về mức độ phát triển , tình hình doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác cùng ngành. - Ba là,chưa có sự phân công rõ ràng theo hướng chuyên môn hoá đối với từng cán bộ Tín dụng: Việc chuyên môn hoá cán bộ Tín dụng trong việc phân tích tình hình tài chính DN là rất cần thiết.Lí do là vì các DN có quan hệ với Ngân hàng rất đa dạng và không phải cán bộ nào cũng có khả năng hiểu biết sâu về tất cả các ngành nghề kinh doanh mà DN hoạt động.Việc chuyên môn hoá không chỉ giúp nâng cao được chất lượng công tác phân tích tài chính DN mà cả quá trình thẩm định cho vay, theo dõi sau khi cho vay và mở rộng quan hệ với DN cũng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn, cũng giúp cho việc quản lí của lãnh đạo dễ dàng hơn.Hiện nay, chi nhánh có thành lập tổ cho vay doanh nghiệp riêng.Điều này phần nào đã thể hiện tính chất chuyên môn hoá.Tuy nhiên, tính chất chuyên môn hoá ở đây chưa cao vì tại chi nhánh bất kì cán bộ Tín dụng nào trong tổ cho vay doanh nghiệp cũng có thể làm việc với một loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh mà không có sự lựa chọn, cân nhắc kĩ càng, điều này không chỉ làm mất thời gian phải tìm hiểu về lĩnh vực DN hoạt động mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả phân tích vì nếu không hiểu biết đầy đủ sẽ dẫn đến phân tích hời hợt , qua loa. - Bốn là, thiếu sự trung thực của các BCTC: Điều này có ảnh hưởng rất lớn tới độ chính xác của hoạt động phân tích tài chính DN bởi nó phụ thuộc rất lớn vào chất lượng của các thông tin đầu vào, mặt khác gây khó khăn cho công tác cho vay , thu nợ, theo dõi tình hình kinhdoanh của DN trong suốt thời gian vay vốn. Nhận biết được tầm quan trọng của thông tin đầu vào, Ngân hàng trước khi tiến hành đánh giá phân tích tài liệu mà DN cung cấp cần kiểm tra lại tính trung thực của các số liệu này.Tuy nhiên, Chi nhánh chưa có biện pháp nào kiểm tra tính chính xác của các BCTC của các DN đó. - Năm là, nội dung phân tích chưa đầy đủ: đặc biệt là phân tích Thuyết minh BCTC và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.Chỉ qua phân tích thông tin về luồng vào ra DN, tình hình tài trợ , đầu tư bằng tiền của DN trong từng thời kì sẽ giúp cho việc đánh giá về khả năng tạo các luồng tiền trong tương lai, khả năng chi trả lãi cổ phần… - Sáu là, Chi nhánh chưa sử dụng tối đa nguồn thông tin hiện có: Ngoài việc lấy số liệu do các DN cung cấp, Chi nhánh còn có thể lấy thông tin từ CIC, các thông tin trên các báo đầu tư, báo Ngân hàng, tài chính, thông tin từ các Ngân hàng khác, từ Internet… Tuy nhiên phải biết cách khai thác và cập nhật phù hợp với yêu cầu sử dụng.Nhưng thực tế tại Chi nhánh, việc khai thác các nguồn thông tin này rất hạn chế, thậm chí là không làm. - Bảy là, phân tích thiếu các chỉ tiêu: như chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi … b) Nguyên nhân Chi nhánh có những tồn tại trên là do: - Một là, năng lực trình độ của cán bộ Tín dụng tuy đã được nâng cao song vẫn chưa đồng bộ do được đào tạo ở các loại hình khác nhau nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường, nên việc thẩm định, phân tích tình hình tài chính DN đôi khi còn chưa sát với thực tế . Việc đánh giá tình hình tài chính cần có một cái nhìn tổng quát về tình hình tài chính của DN để nêu bật được điểm mạnh, điểm yếu và có đáp ứng được điều kiện vay vốn không? Tuy nhiên, thực tế cho thấy mặc dù trong báo cáo thẩm định có nêu đánh giá tổng quát nhưng nội dung lại chưa mang tính tổng quát toàn cục, chưa có sức thuyết phục thực sự đối với công tác cho vay vốn. Nguyên nhân còn do số lượng cán bộ Tín dụng tại Chi nhánh còn ít trong khi phải đảm nhiệm một khối lượng công việc lớn nên việc chuyên sâu có hạn chế.Mặt khác, một số các cán bộ của chi nhánh là những cán bộ lớn tuổi việc cập nhật kiến thức mới còn hạn chế.Chi nhánh mới thành lập tổ cho vay doanh nghiệp riêng nên ban lãnh đạo chưa nắm hết được tất cả năng lực của mỗi cán bộ Tín dụng để có sự phân công cho phù hợp. Việc đảm nhiệm một khối lượng công việc lớn lại hạn hẹp thời gian nên việc tính toán các chỉ tiêu cũng hạn chế: khả năng thanh toán lãi,vòng quay hàng tồn kho,vòng quay các khoản phải thu… -Hai là, các nhà chức trách chưa có những tìm hiểu cụ thể, chính thức đối với từng ngành nghề để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành làm căn cứ chung không chỉ cho ngành Ngân hàng mà cho các ngành khác nữa,như: quản lý tài chính, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành, hoạt động đầu tư. . . -Ba là, các Cty chỉ có thể cung cấp số liệu dưới ba năm,một mặt vì các Cti này mới thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian ngắn,nhưng nguyên nhân chủ yếu là các DN cố ý hoặc vô tình cung cấp ít thông tin và Chi nhánh cũng vô tình hoặc cố ý bỏ qua vấn đề này, một phần do trình độ cán bộ hoặc nếu sử dụng các thông tin trước đó làm mất khả năng cho vay vốn đối với DN. -Bốn là, thực tế là chỉ có các BCTC của Doanh nghiệp Nhà nước mới có sự tin tưởng cao, nội dung đầy đủ, chi tiết do các DN này được Nhà nước quản lí khá chặt chẽ còn với các BCTC do các DN ngoài quốc doanh do cơ chế quản lí còn lỏng lẻo nên việc thực hiện các quy định về hạch toán kế toán chưa đầy đủ và không chính xác.Các DN này, đặc biệt là Cty TNHH , Cty tư nhân, họ nộp BCTC sao cho có lợi nhất cho DN mình nhằm mục đích vay được nhiều và giảm chi phí do giảm được số thuế thu nhập phải nộp, việc mà các DN này thường làm là khai tăng TSCĐ và khai giảm nợ. Hơn nữa,Chi nhánh chưa có văn bản nào hướng dẫn việc kiểm tra độ trung thực của các BCTC và các cán bộ Tín dụng của chi nhánh hầu hết còn trẻ nên kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và sự va chạm với thương trường còn ít. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP PHỤC VỤ CÔNG TÁC TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT KIM ĐỘNG -HƯNG YÊN 3.1.Phương hướng hoạt động cho vay của Ngân hàng trong thời gian tới Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động đến nay đã vừa tròn 10 tuổi, hoạt động kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn như tìm kiếm DN, tìm hiểu thị trường và chịu nhiều áp lực về cạnh tranh của các NHTM khác là một tất yếu.Những kết quả thu được cũng đáng kể, những thuận lợi cũng nhiều nhưng khó khăn cũng rất lớn, còn nhiều việc mà Chi nhánh cần phải làm trong thời gian tới, trong đó có hoạt động cho vay.Căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ chung của NHNNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh, Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động đã đề ra những định hướng kinh doanh năm 2006, căn cứ vào tình hình hiện tại và kết quả đã đạt được đối với công tác cho vay, phương hướng và mục tiêu nhiệm vụ đề ra năm 2006 là: Tổng nguồn vốn huy động : 140.500 triệu đồng ( cả ngoại tệ) Tổng dư nợ : 142.200 triệu đồng ( cả ngoại tệ) Tỉ lệ nợ quá hạn : 1% Kết quả hoạt động đảm bảo bù đắp được chi phí và có tích luỹ. Để đạt được mục tiêu đề ra năm 2006, trong hoạt động cho vay, Chi nhánh sẽ thực hiện các giải pháp sau: - Chi nhánh luôn bám sát định hướng phát triển kinh doanh của ngành, từ đó xác định chiến lược kinh doanh cho phù hợp, tạo hướng đi đúng cho Chi nhánh ngay từ giai đoạn đầu.Đây là giai đoạn cực kì quan trọng đối với sự phát triển của Chi nhánh, Chi nhánh phải tạo được những mối quan hệ với DN, tạo và tăng cường uy tín trên thường trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác.Do đó, việc tăng trưởng dư nợ được xây dựng trên cơ sở an toàn, hiệu quả và vững chãi. - Phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm thu hút được khối lượng lớn vốn phục vụ cho quá trình hoạt động. - Tập trung tăng cường lực lượng cán bộ Tín dụng để tiếp tục bám sát các DN đã giao dịch với Ngân hàng và DN mới có nguồn thu lớn và tương đối ổn định.Để làm được điều này phải có một chính sách tiếp thị đúng mức. - Tiếp tục mở rộng cho vay các thành phần kinh tế, đặc biệt là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay hộ gia đình , cá thể có phương án khả thi.Phương châm là tăng trưởng nhưng an toàn Tín dụng. - Kiên trì đổi mới theo cơ chế thị trường trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn trên địa bàn, đảm bảo lãi suất thực dương và hoạt động kinh doanh có lãi. - Tiếp tục hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh đứng vững trong cạnh tranh, hoà nhập với các Ngân hàng khác trong toàn tỉnh cũng như trên toàn quốc. - Quản lí Tín dụng: Việc mở rộng quy mô Tín dụng phải thực hiện song song với quản lí Tín dụng sao cho tránh tăng rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng.Chi nhánh phải tiến hành phân tích thị trường, phân loại DN, từ đó lên kế hoạch tiếp thị thu hút DN. - Luôn tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương các cấp, các ngành làm cho công tác ngân hàng từng bước mang tính xã hội hoá ngày càng cao. - Đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng, giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa cá nhân và tập thể nhằm tạo động lực thúc đẩy, khích lệ cán bộ nhân viên trong đơn vị đem hết sức lực, trí tuệ của mình phục vụ công tác, phấn đấu hoàn thành suất sắc mọi nhiệm vụ được giao, lập thành tích lớn hơn nữa trên mọi lĩnh vực góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp–nông thôn tại Chi nhánh. 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim động-Hưng Yên. Hoạt động Ngân hàng luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro cao và rủi ro Tín dụng là một trong những rủi ro cao nhất, phân tích tài chính là một khâu quan trọng trong quy trình thẩm định cho vay của các Ngân hàng, có vai trò quyết định tới chất lượng cho vay.Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng phân tích tài chính DN luôn luôn là mục tiêu, là nhân tố quan trọng nhất để cạnh tranh phát triển của mỗi NHTM.Xin nêu ra một số giải pháp như sau : 3.2.1. Phân loại DN và chuyên môn hoá việc quản lí DN theo nhóm ngành kinh doanh hoặc theo loại hình DN: DN vay vốn của Ngân hàng ngày càng phong phú và đa dạng, nhất là từ khi Luật DN ra đời và đi vào thực thi, các DN không chỉ có DN mà còn các hộ kinh doanh, cá nhân…và việc phân tích tài chính DN đối với mỗi nhóm có sự khác nhau.Đối với loại hình DN thì Cty tư nhân, Cty TNHH thường có quy mô nhỏ, thời gian, ngành nghề hoạt động rất đa dạng, các BCTC lập sơ sài và độ chính xác không cao.Trong khi các Cty liên doanh, Cty 100% vốn nước ngoài, DN Nhà nước có thời gian hoạt động dài, quy mô lớn hơn, các BCTC lập chi tiết và độ chính xác cao hơn.Nhưng tại Chi nhánh hiện chưa có sự phân công rõ ràng nào theo hướng chuyên môn hoá đối với từng cán bộ Tín dụng.Tuy rằng, việc cho vay đối với những Cty lớn như vậy trong địa bàn đến nay chưa có nhưng với tốc độ mọc lên các DN hiện nay trong tỉnh không ngớt thì đây là việc làm cần thiết, sắp tới trên địa bàn huyện chi nhánh Cty VINAMILK chuẩn bị đi vào hoạt động… - Theo nhóm ngành kinh doanh có thể phân thành: Các DN kinh doanh trong lĩnh vực nông, lâm và ngư nghiệp; các DN kinh doanh trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ; các DN kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng; các DN kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp. Trường hợp DN hoạt động đa ngành đa nghề thì phân loại theo ngành nghề/lĩnh vực nào đem lại tỉ trọng doanh thu lớn nhất cho DN. - Theo nhóm loại hình Doanh nghiệp có thể chia thành: DN nhà nước; Cty tư nhân; Cty trách nhiệm hữu hạn; Cty cổ phần; Cty hợp danh; Cty liên doanh; Cty 100% vốn nước ngoài. 3.2.2Cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đối với từng ngành nghề, lĩnh vực. Mặc dù có nhiều tài liệu cho cán bộ Tín dụng tham khảo khi phân tích đánh giá tình hình tài chính DN, tuy nhiên giữa các tài liệu đôi khi không có sự thống nhất về tên gọi cho cùng một chỉ tiêu, thậm chỉ là nội dung của chỉ tiêu, điều này có thể gây những lúng túng cho các cán bộ Tín dụng, đặc biệt là cán bộ Tín dụng thiếu kinh nghiệm.Chẳng hạn, về chỉ tiêu khả năng thanh toán ngắn hạn, có tài liệu ghi: ”nợ ngắn hạn”, cũng có tài liệu ghi ”nợ đến hạn”. Mặt khác, vẫn áp dụng tiêu chuẩn tài chính cho mọi loại hình DN, mọi lĩnh vực kinh doanh.Ví dụ: Hệ số thanh toán ngắn hạn>1; Hệ số thanh toán nhanh>=1; Hệ số thanh toán tức thời>=0,5. Điều này là không chính xác cho tất cả các DN.Ví dụ: ngành xây dựng, vốn chủ yếu nằm ở hàng tồn kho, vốn bằng tiền rất ít, do đó, hệ số thanh toán nhanh và hệ số thanh toán tức thời là rất thấp, nhưng vẫn chấp nhận được ở mức 0,2-0,3.Ngược lại, đối với ngành dịch vụ du lịch, vốn lại nằm chủ yếu ở các khoản tiền và các khoản phải thu nên hệ số thanh toán nhanh và tức thời yêu cầu cao hơn, khoảng 0,6-0,7. Do đó, để nâng cao chất lượng phân tích đánh giá tài chính DN, chi nhánh cần sớm xây dựng một hệ thống chỉ tiêu tài chính trung bình ngành làm cơ sở cho các cán bộ Tín dụng trong quá trình làm việc.Để thực hiện được, trước tiên cần đến cả tập thể chi nhánh, đặc biệt là các cán bộ Tín dụng.Sau đó, chi nhánh cần đến sự hỗ trợ của các cơ quan hữu quan, các ngân hàng bạn, tham khảo lại các chỉ tiêu, kết quả đã có để đề ra các chỉ tiêu trung bình ngành phục vụ cho hoạt động phân tích tài chính tại chi nhánh dễ dàng và chính xác hơn.Tuy nhiên, nền kinh tế đất nước luôn vận động và thay đổi, ngân hàng cần luôn xem xét định kỳ để đánh giá các chỉ tiêu trung bình ngành cho hợp lý, không gây ra tình trạng cứng nhắc cho việc vận dụng, vận dụng được linh hoạt, chính xác. 3. 2. 3.Không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ Tín dụng. Nhân tố con người luôn là quyết định hàng đầu trong mọi hoạt động của con người.Đặc biệt khi đất nước ta đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ, trong xu hướng toàn cầu hoá, mở cửa thông thương với quốc tế.Nó có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của các DN nói chung và Ngân hàng nói riêng.Việc đảm bảo chất lượng phân tích tài chính DN phải trực tiếp do các cán bộ Tín dụng thực hiện.Do đó, cán bộ Tín dụng không chỉ có trình độ nghiệp vụ mà phải có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng theo kịp được với sự thay đổi của nền kinh tế.Nhưng mặt bằng chung hiện nay trình độ của cán bộ Ngân hàng còn rất thấp so với khu vực và thế giới, điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Việt Nam với các Ngân hàng Mĩ trong thời gian sắp tới, sau khi hiệp định Thương mại Việt_Mĩ có hiệu lực và đi vào thực hiện. Để thực hiện giải pháp này, Chi nhánh đã và đang từng bước nâng cao trình độ cho cán bộ Tín dụng.Hiện nay, Chi nhánh có hai thế hệ rõ rệt: một là, các cán bộ lâu năm có nhiều kinh nghiệm nhưng kiến thức không cập mới, đặc biệt là kiến thức về Ngoại ngữ và Tin học, hai là các cán bộ trẻ mới công tác kiến thức được cập mới nhưng lại không có kinh nghiệm.Để giảm thiểu sự chêch lệch giữa các cán bộ này, Chi nhánh nên khuyến khích việc học như sau: Đối với các cán bộ làm việc lâu năm nên chia ra từng giai đoạn hoặc từng nhóm để cử đi học; những cán bộ trẻ cũng cử đi học để nâng cao trình độ hơn nữa, mặt khác tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ học hỏi thêm kinh nghiệm của những thế hệ đi trước, đây là cách học tốn không nhiều thời gian lại tiết kiệm chi phí và thật sự có hiệu quả.Việc học này nên được sắp xếp ngoài giờ để không ảnh hưởng đến công việc. Để nâng cao hiệu quả của việc học tập, nên khuyến khích việc học thêm ngoài các chỉ tiêu của Chi nhánh, việc bỏ tiền tự đi học, tự ý thức được việc học hiểu quả sẽ cao hơn rất nhiều là ép đi học, Chi nhánh khuyến khích các trường hợp này như tăng lương trợ cấp… Chi nhánh có thể tự tổ chức, tạo điều kiện giao lưu, học hỏi giữa các cán bộ của Chi nhánh với Chi nhánh khác trong hoặc ngoài hệ thống.Hình thức giao lưu có thể qua các môn thể thao: cầu lông, bóng bàn, kéo co…, qua phong trào văn hoá văn nghệ, hoặc các cuộc họp, cuộc gặp gỡ hữu nghị khác… Ngoài việc giao lưu học hỏi giữa các thành viên còn tạo được không khí thân mật, tạo sự đoàn kết nhất trí cao trong hệ thống; tạo sự hợp tác, cạnh tranh lành mạnh giữa các Ngân hàng với nhau, cùng đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế.Để khuyến khích các hoạt động này không thể không có sự trợ giúp của Công đoàn với những quỹ nhỏ hỗ trợ, trang bị vật chất cần thiết…Các hình thức giải thưởng nên được áp dụng, tuy nhỏ nhưng cũng kích thích tinh thần tham gia nhiệt tình của các cán bộ, tặng bằng khen, cúp, phong danh hiệu… 3. 2. 4 .Tăng thêm các chỉ tiêu trong phân tích tài chính DN. Để hạn chế rủi ro Tín dụng nói chung và rủi ro trong công tác phân tích tài chính DN nói riêng cần thiết phải tăng thêm các chỉ tiêu trong phân tích tài chính DN, ngoài các chỉ tiêu chính: hệ số khả năng thanh toán, tỉ suất tự tài trợ…cũng cần thêm các chỉ tiêu: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu…Cũng cần chú ý phân tích BCLCTT để phản ánh bức tranh toàn diện về tình hình tài chính DN. Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm định có rất nhiều nội dung: thẩm định tư cách pháp nhân, thẩm định phương án vay vốn, thẩm định tài sản đảm bảo…Khâu phân tích tài chính DN phải vận dụng linh hoạt, không cứng nhắc phân tích tất cả các chỉ tiêu tài chính, nó sẽ dẫn đến hiện tượng thừa lặp mà lại không làm rõ được vấn đề cần quan tâm.Với những DN có quy mô lớn, BCTC phức tạp kèm thường kèm với rủi ro lớn nên phân tích nhiều chỉ tiêu tài chính, đối với các DN nhỏ, BCTC lập đơn giản thì chỉ cần quan tâm đến một số chỉ tiêu chính. 3. 2. 5. Kiểm tra chất lượng của các thông tin đầu vào. Như đã trình bày, thông tin đầu vào ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng thẩm định tài chính DN, thông tin đầu vào không chính xác thì tất yếu việcphân tích sai, nếu đưa ra quyết định Tín dụng sai sẽ gây tổn thất cho Ngân hàng do không thư hồi được nợ. Xu hướng hiện nay là các DN Nhà nước dần được cổ phần hoá, các DN ngoài quốc doanh mọc lên rất nhiều rất đa dạng trong ngành nghề hoạt động, các Cty tư nhân, Cty TNHH , BCTC lập thường trình bày sao cho có lợi nhất cho DN mình.Do đó, việc kiểm tra chất lượng của thông tin đầu vào là rất cần thiết.Để làm được điều này, Chi nhánh thực hiện các biện pháp như: Đến tận cơ sở điều tra sơ bộ về DN; tìm kiếm thông tin về ngành kinh doanh của DN qua các báo, tạp chí chuyên ngành và các phương tiện thông tin đại chúng khác. Yêu cầu nộp báo cáo tài chính đã kiểm toán đối với các DN lớn, yêu cầu các DN nộp kèm báo cáo quyết toán thuế và hoá đơn đỏ đối với các tài sản mua ngoài, nộp bảng quyết toán các công trình xây dựng. . . Căn cứ vào những thông tin thu thập được cán bộ Tín dụng sẽ tiến hành xác định mức trung thực hợp lí của BCTC các DN.Nếu Chi nhánh không thực hiện kiểm tra tính chính xác của các BCTC của DN vay vốn bằng biện pháp này hay biện pháp khác, rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu lớn hơn rất nhiều so với những chi phí bỏ ra cho việc kiểm tra ban đầu. Nếu Chi nhánh không có điều kiện xuống cơ sở DN kiểm tra cũng có thể tiến hành kiểm tra tại chỗ các số liệu trên BCTC xem có khớp đúng, có lôgíc và hợp lí hay không, ngược lại, có sự vô lí, không khớp đúng thì có thể BCTC là không trung thực, Chi nhánh cần yêu cầu DN vay vốn giải trình thêm. 3. 2. 6. Lập quỹ hỗ trợ cho công tác phân tích tài chính DN DN của Chi nhánh hiện nay chủ yếu là hộ nông dân, cá thể món cho vay ít, chủ yếu là ngắn hạn nên rủi ro thấp, việc phân tích đánh giá DN đơn giản hơn rất nhiều so với các DN.Xu hướng cho vay các DN ngày càng tăng trong thời gian sắp tới, do đó công tác phân tích tài chính DN càng cần được chú trọng hơn.Để làm tốt hoạt động này cần có quỹ hộ trợ, đặc biệt trong trường hợp phải điều tra đến tận cơ sở DN, việc trang trải chi phí cho việc đi lại, kiểm tra, đánh giá là cần thiết để làm tốt công tác này. 3.2.7. Khai thác nguồn thông tin hiện có. Ngoài nguồn thông tin khai thác từ phía DN, có thể bổ sung thêm các thông tin từ các Ngân hàng khác ( có liên quan đến DN), từ đối thủ cạnh tranh, các đối tác của DN…, các thông tin trên INTERNET tuy nhiên phải có khả năng lựa chọn và sàng lọc thông tin.Ngoài ra, có thể lấy thông tin từ CIC, hiện nay nguồn thông tin này còn hạn chế về số lượng và chất lượng song theo xu hướng của sự phát triển, nguồn thông tin này sẽ được nâng cao về cả số lượng và chất lượng.Các thông tin này cần được bổ sung để hạn chế rủi ro Tín dụng tại chi nhánh nói riêng và các Ngân hàng nói chung theo yêu cầu của sự phát triển. 3.3. Kiến nghị với cơ quan hữu quan 3.3.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước a) Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng(CIC) Trong mối quan hệ giữa Ngân hàng và DN, Ngân hàng luôn có các thông tin về DN.Việc nắm bắt các thông tin về DN giúp cho Ngân hàng hạn chế được rủi ro trong mối quan hệ với DN, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng an toàn và hiệu quả.Nhận thức được vai trò và yêu cầu thông tin phòng ngừa rủi ro Tín dụng của các NHTM, kiến nghị xin đề cập tới việc nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin Tín dụng (CIC). b) Xây dựng các chỉ tiêu trung bình ngành Các chỉ tiêu trung bình ngành là căn cứ quan trọng, làm tiêu chuẩn cho kết quả cuối cùng của công tác phân tích tài chính, nó giúp cho các cán bộ Tín dụng không làm theo cảm tính, kinh nghiệm mà không có căn cứ cụ thể.Vậy xin kiến nghị với NHNN xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành cho toàn bộ ngành Ngân hàng Việt Nam áp dụng, không gây sai lệch giữa các hệ thống hoặc giữa các chi nhánh trong cùng một Ngân hàng.Giải pháp có thể là: Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan hữu quan cùng phối hợp để đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành Trong trường hợp chưa đủ điều kiện đưa ra các chỉ tiêu trung bình ngành sử dụng trong toàn quốc thì bản thân NHNN có thể tự nghiên cứu với sự đóng góp của các NHTM để đưa ra hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành. c) Ban hành các quy định về quy trình phân tích tài chính Doanh nghiệp vay vốn tại Ngân hàng Thương mại Hiện nay, đã có quy trình thẩm định cụ thể hướng dẫn đến từng NHTM nhưng chưa có một văn bản nào hướng dẫn về quy trình phân tích đánh giá tình hình tài chính DN .Vì phân tích tài chính DN là khâu quyết định cho vay hay không cho vay, khâu lớn nhất trong quy trình thẩm định cho vay, một khâu phức tạp đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công sức.Do vậy, cần có văn bản hướng dẫn sơ bộ từ NHNN, sau đó sẽ có hướng dẫn cụ thể đến từng NHTM.Trình tự có thể là: - Tiếp nhận hồ sơ(hồ sơ kinh tế) + Bảng cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả kinh doanh + Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính + Biên bản kiểm tra , kiểm soát và phương hướng hoạt động kì tiếp theo - Kiểm tra tính chính xác, độ trung thực của hồ sơ kinh tế - Tiến hành phân tích: + Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn trong DN + Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn trong BCĐKT + Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian, các chỉ tiêu cuối cùng trong BCKQKD + Phân tích các chỉ tiêu và tỉ lệ tài chính chủ yếu + Phân tích khác( nếu cần) - Đánh giá tổng hợp các tiêu cực tính toán, phân tích trên. 3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam a)Mở rộng công tác đào tạo Việc cập nhật kiến thức là một yêu cầu cho những ai, không chỉ riêng cán bộ Ngân hàng muốn làm việc hiệu quả và theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội, nhất là trong giai đoạn đất nước đang chuyển mình hội nhập với khu vực và quốc tế như hiện nay. Nhận thức được vấn đề này, Ban lãnh đạo NHNo&PTNT Việt Nam xem xét và thực hiện chương trình cử cán bộ đi học nâng cao trình độ và trang bị mới về kiến thức. Nhưng hiện nay, các chỉ tiêu nằm trong chương trình vẫn còn rất nhỏ so với nhu cầu hiện tại, vậy xin kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam tăng thêm nhiều chỉ tiêu cử cán bộ đi học nói chung và đối với Chi nhánh Kim Động nói riêng. Để việc học không làm ảnh hưởng tới công việc, đề nghị Ban lãnh đạo xem xét thời gian và số lượng cử đi học từng đợt cho hợp lí, chẳng hạn vào quý I của năm, mới đầu năm nên công việc có thể chưa nhiều. Ngoài việc cử cán bộ trong chỉ tiêu đi học, đề nghị Ban lãnh đạo xem xét các các hình thức khuyến khích học thêm ngoài chỉ tiêu, đặc biệt với Ngoại Ngữ và Tin học, dù không đóng vai trò quyết định nhưng rất có tác dụng tăng hiệu quả làm việc.Việc khuyến khích này chắc chắn có hiệu quả hơn so với việc cử đi học, do các cán bộ bằng kinh phí của mình nên ý thức hơn việc học.Hình thức khuyến khích có thể là: tăng lương, cấp thêm phụ cấp, giúp đỡ một phần kinh phí hoặc có những bồi dưỡng riêng. b) Nâng cao chất lượng tuyển dụng Việc tổ chức các đợt thi tuyển hàng năm vẫn được NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện đều đặn, nhằm tuyển dụng những người trẻ, có năng lực phục vụcho chiến lược phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam.Tuy nhiên, trong công tác tuyển dụng này vẫn còn nhiều bất cập. Vậy để nâng cao chất lượng đào tạo,tuyển được đúng người,đúng việc, NHNo&PTNT Việt Nam có thể sử dụng các biện pháp áp dụng như: Tổ chức thi cùng đề, cùng ngày trong toàn hệ thống, thực hiện công tác coi thi chéo và chấm chéo. . . 3.3.3. Kiến nghị với Doanh nghiệp Số lượng các DN hiện nay ngày càng tăng, đặc biệt các DN tư nhân, Cty TNHH, các BCTC được lập còn thiếu sự chính xác, trung thực gây nhiều khó khăn cho không chỉ riêng Ngân hàng mà còn cho tất cả các đơn vị nào thu thập, xử lí và sử dụng để phục vụ cho mục đích riêng.Do đó, các DN khi tham gia giao dịch vay vốn tại Ngân hàng nên cung cấp các thông tin về DN mình một cách chính xác và trung thực, tạo điều kiện thuận lợi cho Ngân hàng trong quá trình thẩm định cho vay được chính xác, phân tích đúng tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.Các DN phải gắn trách nhiệm cao trong những thông tin cung cấp cho Ngân hàng.Điều này tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian, tạo được sự tín nhiệm cả hai bên, giảm được rủi ro cho DN cũng như Ngân hàng.Việc DN cung cấp cho Ngân hàng định kì những thông tin về tình hình tài chính một cách trung thực sẽ giúp Ngân hàng nắm được tình hình mạnh yếu của DN, từ đó có thể xem xét cho vay thêm hoặc giảm bớt, hoặc tư vấn cho DN về tình hình tài chính, giúp cho công tác quản lí của Ban lãnh đạo DN hoạt động tốt hơn khắc phục được khó khăn hiện tại, phát huy được thế mạnh đã có. 3.3.4. Một số kiến nghị khác Hiện nay chế độ kế toán tài chính nước ta còn nhiều bất cập, do vậy việc Bộ Tài Chính thường xuyên ban hành các văn bản điều chỉnh là điều tất nhiên. Song xin kiến nghị với Bộ Tài Chính rằng việc bổ sung, điều chỉnh cần được công bố rộng rãi và phải có hiệu lực bắt buộc thi hành tránh tình trạng nơi thực hiện nơi không gây ra hiện tượng không thống nhất trong việc sử dụng tên gọi cũng như cách tính toán. Chẳng hạn, trong bảng cân đối kế toán, mục Tài sản trước kia được chia thành 2 mục nhỏ là: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn; Tài sản cố định và đầu tư dài hạn, hiện nay nó được chia thành Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn. Khi lập báo cáo tài chính, nhiều DN lập theo cách mới nhưng cũng nhiều doanh nghiệp vẫn lập theo cách cũ. Điều này cũng gây cho ngân hàng sự không thống nhất khi tính toán các chỉ tiêu tài chính và ảnh hưởng tới chất lượng công tác phân tích tài chính DN của ngân hàng. KẾT LUẬN Nền kinh tế thị trường đặt các NHTM trước những thuận lợi và thách thức mới vì hoạt động Tín dụng Ngân hàng luôn gắn với môi trường cũng như các lĩnh vực của nền kinh tế.Mục tiêu kinh doanh của các Ngân hàng là tìm kiếm lợi nhuận, song con đường đó, các NHTM luôn gặp phải một rào cản lớn, đó là rủi ro, đặc biệt là rủi ro Tín dụng xảy ra do không thu hồi được các khoản nợ đến hạn. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro này phần lớn là do Ngân hàng không nắm bắt được về tình hình tài chính DN một cách chính xác, toàn diện và kịp thời.Vì vậy, nâng cao chất lượng phân tích tài chính DN là một vấn đề được nhiều sự quan tâm của các NHTM khi muốn mở rộng Tín dụng vì mục đích tăng trưởng và phát triển bền vững.Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động cũng không nằm ngoài quy luật chung đó. Thông qua nghiên cứu kết hợp với khảo sát thực tiễn hoạt động thẩm định tài chính nói chung và thẩm định tài chính DN nói riêng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động, trong chuyên đề thực tập này, xin đưa ra 3 nội dung chính: Một là: Khái quát về hoạt động Tín dụng và những vấn đề về phân tích tài chính DN tại NHTM Hai là: Tìm hiểu thực trạng phân tích tài chính DN tại Chi nhánh NHNo&PTNT Kim Động Ba là: Nghiên cứu lí thuyết và thực tiễn đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính DN. Những giải pháp đưa ra mong rằng sẽ có giá trị thực tiễn trong quá trình đổi mới của Ngân hàng. Một lần nữa mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và cán bộ Ngân hàng. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Thạc Sĩ Nguyễn Văn Thái đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. DANH MỤC TÀI LI ỆU THAM KHẢO STT Tên tài liệu Năm xuất bản Tác giả 1 Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng 2000 Tô Ngọc Hưng 2 Lí thuyết tiền tệ Ngân hàng 2004 TS Tô Kim Ngọc 3 Giáo trình kiểm toán 2004 GS.TS.Vương đình Huệ 4 Phân tích hoạt động kinh doanh 2005 TS.Lê Thị Xuân 5 Lập, đọc, kiểm tra và phân tích BCTC 2003 TS .Nguyễn Văn Công 6 Ngân hàng thương mại 2002 Giáo sư.TS.Lê Văn Tư 7 Tín dụng Ngân hàng 2000 TS Hồ Diệu 8 Quy chế vay của cán bộ Tín dụng đối với DN (Ban hành kèm QĐ 324/1998/QĐ-NHTM của Thống đốc NHNN) 9 Quy định cho vay đối với DN (Ban hành kèm theo QĐ số 180/QĐ- HĐQT ngày 15/12/98 của HĐQT- NHNN Việt Nam) 10 Các tài liệu khác tại Chi nhánh NHNO&PTNT Kim Động DANH MỤC VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại TDNH : Tín dụng Ngân hàng TCTGTC : Tổ chức trung gian tài chính DN : Doanh nghiệp NHNN : Ngân hàng Nhà nước Việt Nam NHNo&PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32624.doc
Tài liệu liên quan