Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty Kỹ thuật nền móng và xây dựng 20

Trải qua quá trình phát triển lâu dài, đến nay Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 đã khẳng định được thương hiệu của mình trong ngành xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Trong những năm gần đây, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng thi công các công trình lớn, kết hợp đầu tư đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, từ chỗ chỉ là nhà thầu giàu kinh nghiệm thì nay vươn lên trở thành nhà đầu tư của nhiều dự án hạ tầng đô thị trọng điểm quốc gia. Là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xử lý và thi công nền móng công trình, các đơn vị trực thuộc Công ty đã làm chủ về mặt công nghệ, có khả năng đảm nhận các công trình có quy mô lớn, trình độ kỹ thuật và quản lý cao.

doc78 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1428 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty Kỹ thuật nền móng và xây dựng 20, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1804 0201188 300,000,000 252,500,000 47,500,000 Cần trục không còn khả năng dùng 150,000,000 Qua phân tích, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thiết bị, hội đồng chúng tôi nhất trí định giá bán thanh lý tài sản cố định trên để đầu tư vào thiết bị mới. Chúng tôi thống nhất và kí tên dưới: 1/ Ông: Vũ Trọng Hiếu 2/ Ông: Lê Quang Định 3/ Ông: Nguyễn Việt Hà 4/ Ông: Tăng Văn Sáu 5/ Bà: Nguyễn Thanh Lương GIÁM ĐỐC CÔNG TY Bảng 2.11: Biên bản thanh lý hợp đồng CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG V/v mua bán thiết bị thanh lý số 02 năm 2009/HĐKT Căn cứ vào pháp lệnh hợp đồng kinh tế của hội đồng Nhà nước ban hành ngày 25/09/2000 Căn cứ vào biên bản định giá tài sản cố định xin thanh lý của Công ty LICOGI 20 Căn cứ vào hợp đồng kinh tế số 02 ngày 13 tháng 5 năm 2009 Hôm nay: ngày 23 tháng 5 năm 2009 BÊN BÁN THIẾT BỊ: ( Bên A) CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG- CÔNG TY KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 Đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: 61E Đê la Thành- Hà Nội BÊN MUA THIẾT BỊ:(Bên B) DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI MINH HIỀN Đại diện: Ông Trần Đình Tùng Chức vụ: Giám đốc Địa chỉ: Thanh Oai- Hà Nội Hai bên cùng nhau thống nhất thanh lý hợp đồng ngày 23 tháng 5 năm 2009 như sau: Điều 1: Thống nhất thanh lý hợp đồng ngày 23/5/2009 như sau: Bên B đã nộp đầy đủ số tiền trong hợp đồng kinh tế ngày 23 tháng 6 năm 2009 cho bên A là: 220,000,000 đồng( Hai trăm hai mươi triệu đồng chẵn) Bên A: Đã bàn giao cho bên B 01 cần trục bánh lốp Kpaz4562 BKS-34K-2259 + 01 Hóa đơn giá trị gia tăng + 01 biên bản bàn giao thiết bị + Toàn bộ giấy tờ hợp lệ của xe. Điều 2: Hai bên thống nhất thanh lý hợp đồng ngày 23 tháng 5 năm 2009. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Căn cứ vào các chứng từ nêu trên, kế toán TSCĐ ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp mở cho phần hành. 2.1.1.3 Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ hữu hình Quy trình luân chuyển chứng từ TSCĐ hữu hình tại Công ty LICOGI 20 theo trình tự các bước sau: Bước 1: Căn cứ vào chiến lược phát triển của Công ty, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình, tình trạng kỹ thuật của tài sản tại bộ phận sử dụng mà bộ phận sử dụng tài sản đó viết đơn đề nghị trình ban Giám đốc Công ty có quyết định tăng, giảm tài sản hiện có. Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu của nơi sử dụng tài sản, Giám đốc Công ty xem xét và ký duyệt, viết đơn đề nghị thay đổi cơ cấu tài sản gửi về Hội đồng quản trị của Tổng công ty và Tổng giám đốc Tổng công ty phê duyệt. Bước 3: Sau khi có quyết định phê duyệt của Tổng giám đốc Tổng công ty về phương án thay đổi tài sản tại Công ty, phòng Cơ giới của Công ty có nhiệm vụ tư vấn cho ban Giám đốc Công ty lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, làm báo giá và tiến hành ký kết hợp đồng kinh tế với đối tác. Bước 4: Khi có quyết định thành lập ban giao nhận tài sản, bộ phận giao nhận thực hiện giao nhận tài sản, sau đó lập các biên bản và chứng từ liên quan. Bước 5: Mỗi bộ hồ sơ tăng, giảm TSCĐ hữu hình sau khi lập được gửi về phòng Kế toán- Tài chính 1 bộ gốc, 1 bộ phô tô được gửi về phòng Cơ giới của Công ty. Kế toán TSCĐ tiến hành lập bảng tính và phân bổ khấu hao theo định kỳ, đồng thời luân chuyển chứng từ để ghi sổ chi tiết và sổ tổng hợp liên quan đến tài sản. Bước 6: Phòng Kế toán- Tài chính và phòng Cơ giới của Công ty có nhiệm vụ lưu trữ hồ sơ TSCĐ. 2.1.2 Thực trạng ghi sổ kế toán tăng, giảm TSCĐ hữu hình tại Công ty LICOGI 20 2.1.2.1 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại Công ty theo hình thức sổ Nhật Ký Chung Sơ đồ 2.1: Trình tự ghi sổ kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình theo hình thức sổ Nhật Ký Chung tại Công ty LICOGI 20 Báo Cáo Tài Chính Chứng từ tăng, giảm TSCĐ Báo cáo tăng, giảm TSCĐ Sổ chi tiết TSCĐ Thẻ TSCĐ Căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm TSCĐ nêu trên, kế toán TSCĐ phản ánh vào Thẻ TSCĐ và Sổ TSCĐ, Báo cáo tăng giảm TSCĐ như sau: Bảng 2.12: Thẻ Tài Sản Cố Định CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG & XD 20 61E- ĐÊ LA THÀNH-HN THẺ TSCĐ Số: 70 Ngày 30 tháng 06 năm 2009 lập thẻ Kế toán trưởng (Ký, họ tên): Nguyễn Việt Hà Căn cứ vào biên bản ghi nhận TSCĐ ngày 28 tháng 06 năm 2009 Tên, mã hiệu, quy cách TSCĐ: Máy Toàn Đạc Điện Tử GTS 105N Nước sản xuất: Nhật Bản Năm sản xuất: 2008 Bộ phận quản lý sử dụng: Đội xây dựng số 2 Năm đưa vào sử dụng: 2009 Công suất thiết kế: Đình chỉ sử dụng TSCĐ ngày... tháng... năm Lý do đình chỉ ............................................................................................ Chứng từ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ Ngày tháng năm Diễn giải Nguyên giá Năm Giá trị hao mòn Cộng dồn A B C 1 2 3 4 30-06-2009 Mua máy Toàn Đạc Điện Tử 66,250,000 2009 Ghi giảm TSCĐ chứng từ số.........ngày............tháng.................năm......... Lý do giảm:............................................................................................... Người lập thẻ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào thẻ TSCĐ, kế toán TSCĐ phản ánh vào Sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ được lập vào cuối mỗi quý vì kỳ báo cáo của Công ty là quý. Sổ TSCĐ dùng để đối chiếu với Sổ Cái tài khoản TSCĐ. Bảng 2.13: Sổ tài sản cố định CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG & XD 20 61E- ĐÊ LA THÀNH-HN SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Loại tài sản: Máy móc thiết bị Đơn vị:đ STT Ghi tăng TSCĐ Khấu hao TSCĐ Ghi giảm TSCĐ Chứng từ Tên đặc điểm ký hiệu TSCĐ Nước sản xuất Năm đưa vào sử dụng Số hiệu TSCĐ Nguyên giá Khấu hao Chứng từ Số hiệu Ngày, tháng, Năm Tỷ lệ khấu hao (%) Mức khấu hao năm Khấu hao tính đến khi giảm TSCĐ Số hiệu Ngày, tháng, năm Lý do giảm TSCĐ .... .... ..... .... .... .... ..... ..... .... .... ..... .... ..... .... T05 20/5/2009 Thùng chứa BENTONITE Công ty 2009 505,000,000 6 .... .... .... ..... ... .... ..... ..... ...... ...... .... .... ...... ... TL02 23/5/2009 Thanh lý ... .... ....... ..... ..... ..... ..... .... ..... ..... .... ..... .... ... T07 30/6/2009 Máy toàn đạc điện tử GTS 105N Nhật Bản 2009 66,250,000 10 .... .... ..... ..... .... ..... ..... ..... .... .... .... .... .... ... Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Bảng 2.14: Báo cáo tăng, giảm TSCĐ CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG & XD 20 61E- ĐÊ LA THÀNH-HN BÁO CÁO TĂNG GIẢM TSCĐ QUÝ II NĂM 2009 Đơn vị: đ Chỉ tiêu Thời gian tính khấu hao Nguyên giá Giá trị khấu hao quý Giá trị còn lại I. TSCĐ tăng trong kỳ ..... .... .... .... ... Thùng chứa BENTONITE (10chiếc) 1/6/2009 505,000,000 7,013,889 497,986,111 1 máy toàn đạc điện tử GTS 105N 1/7/2009 66,250,000 0 66,250,000 II. Tổng cộng 4,449,478,559 105,352,745 4,344,125,814 III. TSCĐ giảm trong kỳ .... ... .... .... .... Thanh lý cần trục bánh lốp 34K-2259 1/6/2009 300,000,000 2,500,000 47,500,000 IV. Tổng cộng 1,462,327,779 16,895,787 1,445,431,992 Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.1.2.1 Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty theo hình thức sổ Nhật Ký Chung Sơ đồ 2.2: Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp TSCĐ hữu hình tại Công ty theo hình thức sổ Nhật Ký chung Báo Cáo Tài Chính Bảng cân đối phát sinh Sổ Cái Tk211 Sổ Nhật Ký Chung Chứng từ tăng, giảm TSCĐ Căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm TSCĐ nêu trên, kế toán TSCĐ phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào Sổ Nhật Ký Chung và Sổ cái tài khoản như sau: Bảng 2.15: Sổ Nhật Ký Chung CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 61E-ĐÊ LA THÀNH-HN NHẬT KÝ CHUNG (Trích sổ Nhật Ký chung) Năm 2009 Đơn vị: đ Số CT Ngày Nội dung Tk Nợ Tk Có Số tiền … … Cộng trang trước mang sang … … … T05 20/5/2009 Đưa vào sử dụng thùng chứa BENTONITE (10 cái) 2112 2412 505,000,000 … … … … … … TL 02 23/5/2009 Thanh lý cần trục bánh lốp biển kiểm soát: 34K-2259 811 2113 47,500,000 TL 02 23/5/2009 Thanh lý cần trục bánh lốp biển kiểm soát: 34K-2259 214 2113 252,500,000 TL 02 23/5/2009 Thanh lý cần trục bánh lốp biển kiểm soát: 34K-2259 111 711 200,000,000 TL 02 23/5/2009 Thanh lý cần trục bánh lốp biển kiểm soát: 34K-2259 111 3311 20,000,000 .. … … … … … T07 30/06/2009 Mua 1 máy toàn đạc điện tử GTS 105N 2113 11211 66,250,000 T07 30/06/2009 Mua 1 máy toàn đạc điện tử GTS 105N 113 11211 6,625,000 T07 30/06/2009 Mua 1 máy toàn đạc điện tử GTS 105N 414 411 66,250,000 … … …. …. … … … … Cộng mang sang trang sau … … … Sổ này có …trang, đánh số từ trang 01 đến trang… Ngày mở sổ: 01/01/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Căn cứ vào sổ Nhật Ký Chung, kế toán TSCĐ tiến hành ghi sổ Cái tài khoản Tài sản cố định hữu hình. Bảng 2.16: Sổ Cái tài khoản Tài sản cố định hữu hình CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG & XD 20 61E- ĐÊ LA THÀNH-HN SỔ CÁI (Trích Năm 2009) Tên tài khoản: Tài sản cố định hữu hình Số hiệu: 211 Số CT Ngày CT Diễn giải Tk đối ứng Số tiền nợ Số tiền có Số dư đầu kỳ 99,577,720,321 … …. …. … T05 20/5/2009 Đưa vào sử dụng thùng chứa BENTONITE 2412 505,000,000 …. … …. .... TL02 23/5/2009 Thanh lý cần trục bánh lốp, BKS:34K-2259 811 47,500,000 TL 02 23/5/2009 Thanh lý cần trục bánh lốp, BKS:34K-2259 214 252,500,000 … … ….. …. T07 30/6/2009 Mua máy toàn đạc điện tử GTS 105N 11211 66,250,000 … … … … Tổng phát sinh 4,449,478,559 1,462,327,779 Số dư cuối kỳ 102,564,871,146 Ngày….tháng….năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN HAO MÒN VÀ KHẤU HAO TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20 2.2.1 Xác định mức hao mòn và khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty LICGI 20 Hiện nay, Công ty LICOGI 20 tiến hành trích khấu hao theo chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003. Việc xác định thời gian sử dụng của mỗi loại TSCĐ hữu hình được xác định trong giới hạn khung thời gian sử dụng các loại tài sản cố định tại Phụ Lục I được ban hành kèm theo quyết định này, được căn cứ vào: + Tuổi thọ kỹ thuật của tài sản cố định theo công suất thiết kế. + Hiện trạng tài sản cố định. + Tuổi thọ kinh tế của tài sản cố định, được quyết định bởi thời gian kiểm soát TSCĐ hoặc hao mòn vô hình do sự tiến bộ kỹ thuật. Về phương pháp tính khấu hao: Công ty áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng đối với các loại TSCĐ tại Công ty, nghĩa là căn cứ vào Nguyên giá và thời gian sử dụng hữu ích của mỗi TSCĐ để tính ra mức khấu hao cần trích. Tỷ lệ khấu hao năm x 100 Mức khấu hao trung bình năm = Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao tháng = Mức khấu hao quý = Mức khấu hao tháng x3 Mọi TSCĐ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đều phải trích khấu hao, mức trích khấu haoTSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Việc trích khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty được thực hiện theo nguyên tắc tròn tháng. Do đó, TSCĐ tăng hay giảm trong tháng này sẽ được trích hay thôi không trích khấu hao bắt đầu từ tháng sau. TSCĐ đã khấu hao hết mà vẫn được sử dụng cho hoạt động kinh doanh của Công ty thì không được trích khấu hao nữa. TSCĐ chưa khấu hao hết nhưng bị hư hỏng phải thanh lý thì phần giá trị còn lại được xử lý thu hồi một lần. Về quản lý vốn khấu hao: Công ty sử dụng toàn bộ số khấu hao lũy kế của TSCĐ hữu hình để tái đầu tư, thay thế TSCĐ cũ, lạc hậu, không còn khả năng khai thác, sử dụng, khi chưa có nhu cầu tái tạo lại TSCĐ thì số khấu hao lũy kế được dùng để phục vụ yêu cầu kinh doanh của Công ty. 2.2.2 Chứng từ kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty Hàng tháng, kế toán TSCĐ tính ra mức khấu hao cần trích trong từng tháng cho từng loại TSCĐ theo nguyên tắc đã trình bày ở trên. Công tác hạch toán kế toán tại Công ty được thực hiện trên máy tính. Sau khi kế toán TSCĐ cập nhật vào máy tính các chứng từ tăng, giảm TSCĐ, máy tính tự động tính khấu hao cho từng TSCĐ và phân bổ chi phí khấu hao cho từng bộ phận sử dụng. Kế toán TSCĐ lập bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Bảng 2.17: Bảng tính và phân bổ khấu hao CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG & XD 20 61E- ĐÊ LA THÀNH-HN BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO Quý II năm 2009 đơn vị: đ Chỉ tiêu Tỷ lệ khấu hao(%) Nơi SD Toàn DN Tk 627 Tk 642 Nguyên giá Số khấu hao 1 2 3 4 5 6 I.Khấu hao quý I 2,175,921,067 1,770,451,067 305,570,000 II. Khấu hao tăng trong quý II 105,352,745 95,720,885 9,631,860 1.Đưa vào sử dụng thùng chứa BENTONITE 12,5 505,000,000 5,260,417 5,260,417 ….. …. …. …. ….. …. III. Khấu hao giảm trong quý II 16,895,787 16,895,787 0 1 Thanh lý Cần trục bánh lốp,34K-2259 10 300,000,000 2,500,000 2,500,000 … … …. …. …. … IV. Khấu hao quý II(IV=I+II-III) 2,264,378,025 1,849,276,165 315,201,860 Ngày 30 tháng 6 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.3 Trình tự ghi sổ kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty 2.2.3.1 Quy trình ghi sổ kế toán chi tiết hao mòn và khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty Cuối mỗi quý, kế toán TSCĐ tiến hành tính và trích khấu hao TSCĐ, ghi và cộng dồn mức khấu hao trích trong kỳ của từng TSCĐ vào phần “giá trị hao mòn” trên thẻ TSCĐ. Đồng thời kế toán lập bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ theo từng quý, theo từng năm. Bảng 2.18: Bảng tổng hợp trích khấu hao TSCĐ CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG & XD 20 61E- ĐÊ LA THÀNH-HN BẢNG TỔNG HỢP TRÍCH KHẤU HAO TSCĐ QUÝ II năm 2009 TSCĐ Số đầu kỳ Mức trích khấu hao tăng trong kỳ Mức trích khấu hao giảm trong kỳ Số cuối kỳ 1 Nhà cửa, vật kiến trúc 30,491,161 30,491,161 2 Máy móc, thiết bị 1,647,277,141 85,152,745 14,395,787 1,718,034,099 3 Phương tiện, vận tải 348,792,115 20,200,000 2,500,000 366,492,115 4 Thiết bị, dụng cụ quản lý 71,110,650 71,110,650 5 TSCĐ thuê tài chính 78,250,000 78,250,000 Cộng 2,175,921,067 105,352,745 16,895,787 2,264,378,025 Ngày 30 tháng 6 năm 2009 Người lập Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.2.3.2 Quy trình ghi sổ kế toán tổng hợp hao mòn và khấu hao TSCĐ hữu hình tại Công ty Căn cứ vào Bảng tính và phân bổ khấu hao, kế toán TSCĐ tiến hành ghi sổ Nhật Ký Chung và sổ Cái Tài khoản Hao mòn TSCĐ hữu hình như sau: Bảng 2.19: Sổ Nhật Ký Chung CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ XÂY DỰNG 20 61E-ĐÊ LA THÀNH-HN NHẬT KÝ CHUNG (Trích sổ Nhật Ký chung) Năm 2009 Đơn vị: đ Số CT Ngày Nội dung Tk Nợ Tk Có Số tiền … … Cộng trang trước mang sang … … … 30/6/2009 Trích khấu hao quý II- Các công trình 6274 2141 1,849,276,165 … 30/6/2009 Trích khấu hao quý II- Bộ phận quản lý doanh nghiệp 6424 2141 315,201,860 …. …. …. … … …. Sổ này có …trang, đánh số từ trang 01 đến trang… Ngày mở sổ: 01/01/2009 Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) Bảng 2.20: Sổ Cái Tài khoản Hao mòn TSCĐ hữu hình CNTCTXD&PTHT CT KỸ THUẬT NỀN MÓNG & XD 20 61E- ĐÊ LA THÀNH-HN SỔ CÁI (Trích quý II Năm 2009) Tên tài khoản: Hao mòn TSCĐ hữu hình Số hiệu: 2141 Số CT Ngày CT Diễn giải Tk đối ứng Số tiền nợ Số tiền có Số dư đầu kỳ 2,175,921,067 .... …. …. …. TL 02 23/5/2009 Thanh lý cần trục bánh lốp, 34K-2259 211 252,500,000 30/6/2009 Trích khấu hao quý II-Các công trình 6274 1,849,276,165 30/6/2009 Trích khấu hao quý II-Bộ phận quản lý doanh nghiệp 6424 315,201,860 30/6/2009 Cộng phát sinh 16,895,787 105,352,745 30/6/2009 Số dư cuối kỳ 2,264,378,025 Ngày….tháng….năm Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) 2.3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20 2.3.1 Nghiên cứu kết cấu TSCĐ hữu hình tại Công ty. Kết cấu TSCĐ phản ánh tỷ trọng của từng loại hay nhóm TSCĐ trong toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp. Công thức tính chỉ tiêu như sau: kGi =Gi/G Trong đó: kGi là: Kết cấu của nhóm TSCĐ i trong toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp Gi là: Giá trị của nhóm TSCĐ i G là: Tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp Nghiên cứu kết cấu TSCĐ để thấy được đặc điểm trang bị kỹ thuật của doanh nghiệp. Qua đó có kế hoạch điều chỉnh, lựa chọn cơ cấu đầu tư giữa các nhóm TSCĐ. Đi sâu vào phân tích kết cấu TSCĐ tại Công ty ta có bảng sau: Bảng 2.14: Bảng phân tích kết cấu TSCĐ hữu hình tại Công ty LICOGI 20 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so năm 2008 Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (đ) Tỷ trọng (%) +/- (đ) % 1. Nhà cửa, vật kiến trúc 3,049,116,158 2.97 3,049,116,158 2.85 0 0 2. Máy móc, thiết bị 80,838,636,810 78.88 83,468,959,890 78.15 2,630,323,080 3.25 4. Phương tiện vận tải 14,464,755,387 14.11 14,931,548,766 13.98 466,793,380 3.23 5. Thiết bị quản lý 1,001,646,128 0.98 1,115,246,328 1.04 113,600,200 11.34 6. TSCĐ thuê tài chính 3,130,006,534 3.06 4,239,658,105 3.98 1,109,651,571 35.45 7. Nguyên giá TSCĐ 102,484,161,026 100 106,804,529,251 100 4,320,368,200 4.22 Căn cứ vào bảng phân tích: Cơ cấu TSCĐ tại Công ty là hoàn toàn hợp lý. Với nhu cầu sản xuất kinh doanh mở rộng, danh mục đầu tư rất đa dạng, giá trị TSCĐ tại Công ty có giá trị rất lớn, năm 2009 giá trị TSCĐ tại Công ty tăng 4,320,368,200 đ so năm 2008 tương ứng tăng 4.22%. Trong đó, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất trong TSCĐ tại Công ty, đây là nhóm TSCĐ phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất kinh doanh. Trong năm 2009, 2 nhóm TSCĐ này được chú ý đầu tư tăng thêm so năm 2008, ,máy móc thiết bị tăng thêm 3.25% và phương tiện vận tải tăng thêm 3.23% so năm 2008. 2.3.2 Thống kê hiện trạng TSCĐ hữu hình tại Công ty Hiện trạng TSCĐ phản ánh năng lực của sản xuất hiện tại về TSCĐ của doanh nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng TSCĐ là sự hao mòn. Có 2 hình thức hao mòn TSCĐ hữu hình là hao mòn vô hình và hao mòn hữu hình. Hao mòn vô hình: Là hao mòn xuất hiện do sự cố tiến bộ khoa học kỹ thuật cho ra đời một TSCĐ mới cùng loại với TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng nhưng có giá rẻ hơn, có công suất và chất lượng sản phẩm sản xuất ra cao hơn. Hao mòn vô hình nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhịp độ phát triển của tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự tăng năng suất của những TSCĐ cùng loại. Hao mòn hữu hình: Là hao mòn vật chất do quá trình sử dụng TSCĐ, hoặc do tác động của thiên nhiên làm cho năng lực sản xuất của TSCĐ bị giảm sút dần hoặc làm cho TSCĐ bị hư hỏng. Bảng 2.15 Bảng phân tích hiện trạng và tình hình biến động TSCĐ hữu hình tại Công ty LICOGI 20 Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so năm 2008 +/- % Tổng khấu hao đã trích 9,211,000,000 9,092,028,544 -118,971456 -1.292 Nguyên giá TSCĐ 102,484,161,026 106,804,529,251 4,320,368,200 4.22 Giá trị TSCĐ tăng trong năm 5,739,113,016 4,320,368,200 -1,418,744,816 -24.72 1. Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ Tổng khấu hao đã trích Nguyên giá TSCĐ 0.0899 0.0851 -0.0048 -5.34 2. Hệ số còn hoạt động được của TSCĐ 1- Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ 0.9910 0.9149 -0.0761 -7.68 3. Hệ số đổi mới TSCĐ Giá trị TSCĐ tăng trong năm Giá trị TSCĐ có cuối kỳ 0.056 0.04 -0.016 -28.57 ( Nguồn: Báo cáo tăng giảm TSCĐ năm 2008, năm 2009) Căn cứ vào bảng phân tích trên: Hệ số hao mòn hữu hình TSCĐ rất nhỏ, đồng thời Hệ số còn hoạt động được của TSCĐ rất lớn, điều này cho thấy hầu hết máy móc, thiết bị tại Công ty còn mới, hao mòn hữu hình thấp, năng lực sản xuất còn rất lớn, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty, nhưng trong năm 2009 những hệ số này đã giảm một chút so năm 2008. Bởi lý do, trong năm 2008 Công ty đã đầu tư gần 6 tỷ đồng trang bị thêm máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mặt khác trong năm 2009 thanh lý thêm nhiều TSCĐ không còn khả năng khai thác sử dụng, nên tổng trích khấu hao cơ bản năm 2008 lớn hơn nhiều so năm 2009, điều này cũng được phản ánh qua Hệ số đổi mới TSCĐ như được nêu trong bảng phân tích, Hệ số đổi mới TSCĐ năm 2009 giảm đi 0.016 tương ứng giảm 28.57% so năm 2008. Như vậy với hiện trạng và tình hình đầu tư tăng thêm TSCĐ tại Công ty như đã phân tích, Công ty hoàn toàn có thể chủ động đấu thầu ký kết hợp đồng và nhận các đơn đặt hàng sản xuất sản phẩm với khách hàng. 2.3.3 Đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ hữu hình tại Công ty Việc đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ được thực hiện thông qua tính và so sánh một số chỉ tiêu chủ yếu phản ánh hiệu quả sử dụng TSCĐ, gồm các chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp và hiệu quả gián tiếp. Có bảng phân tích sau: Bảng 2.16: Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại Công ty LICOGI 20 Chỉ tiêu Công thức tính Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch năm 2009 so năm 2008 +/- % Doanh thu thuần 163,720,998,296 234,387,481,749 LN thuần 944,734,588 2,906,527,398 Giá trị TSCĐ có bình quân Giá trị TSCĐ đầu kỳ+ Giá trị TSCĐ cuối kỳ 2 99,614,604,490 104,644,345,100 I.Nhóm chỉ tiêu hiệu quả trực tiếp 1.1 Năng suất sử dụng TSCĐ Doanh thu thuần Giá trị TSCĐ có bình quân 1.64 2.24 0.6 35.59 1.2 Tỷ suất LN tính trên TSCĐ LN thuần thuần Giá trị TSCĐ có bình quân 0.0095 0.0278 0.0183 192.63 1.3 Suất tiêu hao TSCĐ cho 1 đơn vị kết quả Giá trị TSCĐ có bình quân LN thuần 105.44 36 -69.44 -65.86 II Nhóm chỉ tiêu hiệu quả gián tiếp 2.1 Năng suất sử dụng mức khấu hao Doanh thu thuần Tổng mức khấu hao trích 17.775 25.78 8.005 0.45 2.2 Tỷ suất LN trên mức khấu hao TSCĐ LN thuần Tổng khấu hao đã trích 0.103 0.32 0.217 210.68 2.3 Số khấu hao trích trên 1 đơn vị kết quả Tổng khấu hao đã trích LN thuần 9.75 3.128 -6.622 -67.92 ( Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, năm 2009) Căn cứ vào bảng phân tích: Năng suất sử dụng TSCĐ cho biết: Cứ một đồng giá trị TSCĐ có bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Năm 2009 hệ số này tăng 0.6 về số tuyệt đối, tương ứng tăng 35.59% về số tương đối. Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng tài sản thấp hơn so tốc độ tăng doanh thu. Tỷ suất Lợi nhuận tính trên TSCĐ cho biết: Đầu tư 1 đồng giá trị TSCĐ có bình quân mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Năm 2009, hệ số này tăng gần gấp 3 lần so năm 2008, mặt khác năng suất sử dụng TSCĐ cũng tăng lên, chứng tỏ Công ty đã có sự kiểm soát tốt hơn về chi phí để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Điều này cũng được làm rõ bởi Suất tiêu hao TSCĐ cho 1 đơn vị kết quả năm 2009 giảm 69.44 về số tuyệt đối tương ứng giảm 65.86% về số tương đối. Năng suất sử dụng mức khấu hao cho biết: Cứ hao mòn 1 đồng TSCĐ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này năm 2009 tăng 8.005 về số tuyệt đối tương ứng tăng 0.45% về số tương đối so năm 2008. Tỷ suất Lợi nhuận trên mức khấu hao TSCĐ cho biết: Cứ hao mòn 1 đồng TSCĐ thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Hệ số này năm 2009 tăng 0.217 về số tuyệt đối tương ứng tăng 210.68% về số tương đối. Số khấu hao trích trên 1 đơn vị kết quả năm 2009 giảm đi đáng kể so năm 2008, giảm 6.622 về số tuyệt đối tương ứng giảm 67.92% về số tương đối. CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20 3.1 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20 VÀ NGUYÊN TẮC HOÀN THIỆN Trải qua quá trình hình thành và phát triển lâu dài, từ “Xí nghiệp xử lý nền móng”, “Công ty xây dựng 20” đến “Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20”, đến nay Công ty đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực xử lý và thi công nền móng công trình, Công ty đã gặt hái được nhiều thành tựu trong công tác quản lý nói chung và trong công tác kế toán nói riêng, đặc biệt là công tác kế toán TSCĐ. Công tác kế toán TSCĐ đang dần được hoàn thiện và trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý kinh tế, thể hiện ở sự cạnh tranh trong giá thành sản phẩm, đổi mới trang thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hiện nay, đất nước ta đang trong quá trình hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới, cơ sở vật chất kỹ thuật được cải tiến, các khu công nhiệp được mở rộng, nhu cầu xây dựng của dân cư ngày càng cao đã tạo điều kiện cho ngành xây dựng có cơ hội phát triển và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong chất lượng và giá thành công trình xây dựng. Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, để khẳng định được vị thế cũng như sự phát triển của mình, một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng công trình và hạ giá thành sản phẩm, vì vậy công tác đầu tư mua mới, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ tại Công ty cần được quan tâm một cách thích đáng. Qua thời gian thực tập tại Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20, được tìm hiểu về phần hành TSCĐ, bằng kiến thức được học tại nhà trường cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của giảng viên PGS.TS Nguyễn Thị Đông, em nhận thấy công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty có những ưu điểm, nhược điểm sau : 3.1.1 Ưu điểm trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty - Kế toán đã phân loại TSCĐ hữu hình tại Công ty theo đúng quy định của nhà nước mà vẫn phục vụ nhu cầu quản lý riêng về TSCĐ hữu hình tại Công ty. Cách phân loại cụ thể, rõ ràng khiến những đối tượng quan tâm tới tình hình tài chính của Công ty có thể nhận biết được thế mạnh của Công ty trong lĩnh vực xử lý và thi công nền móng công trình, giúp cho công tác quản lý và hạch toán kế toán TSCĐ hữu hình được thuận tiện và hiệu quả hơn. - Phòng Kế toán-Tài chính của Công ty luôn có sự kết hợp chặt chẽ với phòng Kế hoạch và phòng Cơ giới để nắm vững tình trạng kỹ thuật, thời gian sử dụng của TSCĐ, để tiến hành trích khấu hao, tham mưu cho ban Giám đốc của Công ty trong các quyết định mua mới, thanh lý nhượng bán TSCĐ không còn khă năng khai thác, sử dụng. Công ty đã vận dụng đầy đủ hệ thống chứng từ cho quản lý và hạch toán TSCĐ, từ việc đầu tư, mua sắm, thanh lý, nhượng bán, khấu hao đến sửa chữa TSCĐ. Việc sử dụng tương đối đầy đủ và linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho phần hành kế toán TSCĐ, các tài khoản được sử dụng, bao gồm cả tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết, từ kết cấu, cách ghi chép đến mối quan hệ giữa các tài khoản đã góp phần xử lý và cung cấp thông tin về tình hình hiện có và biến động của toàn bộ TSCĐ cũng như của từng loại TSCĐ trên các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị còn lại, từ đó làm cơ sở cho việc tham mưu với ban Giám đốc trong việc ra các quyết định liên quan đến đầu tư, thanh lý, nhượng bán và sửa chữa TSCĐ tại Công ty. Hình thức kế toán Nhật ký chung tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán và vận dụng linh hoạt các mẫu sổ kế toán trong điều kiện kế toán máy. Việc mở và ghi đầy đủ số liệu về TSCĐ trên Thẻ TSCĐ, Sổ TSCĐ tại đơn vị sử dụng đã góp phần cung cấp thông tin về quá trình quản lý và sử dụng của từng TSCĐ, từng loại TSCĐ, bao gồm nguyên giá, tình hình trích khấu hao, số khấu hao luỹ kế tính đến thời điểm giảm TSCĐ, lý do giảm TSCĐ, đồng thời tăng cường thực hiện trách nhiệm vật chất đối với các cá nhân, bộ phận liên quan trong việc quản lý và sử dụng TSCĐ của Công ty. Việc áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng theo nguyên tắc tròn tháng tại Công ty đơn giản, dễ làm, tạo điều kiện thuận lợi cho quản lý trong việc theo dõi và kiểm soát các chi phí sản xuất kinh doanh khác vì chi phí khấu hao đã là một con số ổn định. Việc phẩn bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các đối tượng chịu chi phí trong trường hợp TSCĐ được sử dụng cho nhiều công trình theo số giờ hoặc số ca máy hoạt động là phù hợp, sát thực với mức độ sử dụng của từng công trình trên cơ sở số giờ máy, số ca máy thống kê. Việc quản lý TSCĐ trong Công ty được thực hiện tương đối bài bản và chặt chẽ. Quy trình thủ tục của các trường hợp mua sắm, XDCB, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa TSCĐ trong Công ty là hợp lý, các bước công việc diễn ra theo một trình tự xác định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát của quản lý. Hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty tương đối khả quan, có chiều hướng tăng dần qua các năm. Sức sản xuất và sức sinh lời của TSCĐ tăng, trong khi suất hao phí của TSCĐ giảm. TSCĐ hữu hình tại Công ty được quản lý chặt chẽ trên cả 2 phương diện là: giá trị và hiện vật. + Về mặt giá trị: Công tác hạch toán TSCĐ đã cung cấp kịp thời các thông tin về nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, nguồn hình thành TSCĐ. + Về mặt hiện vật: TSCĐ hữu hình tại Công ty được đảm bảo về số lượng và chất lượng. Mỗi bộ phận khi tiếp nhận tài sản thì phải sử dụng đúng mục đích, chủ trương kế hoạch mà Công ty giao, phù hợp với các thông số kỹ thuật của tài sản. Mỗi bộ phận sử dụng tài sản phải có trách nhiệm bảo quản, nếu làm hư hỏng, mất mát phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Công ty. Những nỗ lực trong công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty đã đóng góp nhất định để khẳng định được thương hiệu của Công ty trên thị trường. 3.1.2 Nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quản lý và hạch toán TSCĐ, Công ty vẫn còn một số hạn chế nhất định cần khắc phục và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu năng quản lý và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thứ nhất, Công ty chưa thực hiện đánh số hiệu cho TSCĐ, gây khó khăn nhất định cho việc theo dõi, kiểm kê và quản lý TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty cũng như theo từng bộ phận, từng đơn vị sử dụng. Thứ hai, Hiện tại, TSCĐ tại Công ty chỉ được phân loại theo tính chất và mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có thể tiến hành phân loại tài sản theo mục đích sử dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ. Thứ ba, Công ty áp dụng phương pháp tính khấu hao truyền thống là phương pháp khấu hao theo đường thẳng.Việc làm này tuy tạo ra sự đơn giản cho quản lý và hạch toán nhưng không đánh giá sát mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ. Khi sử dụng phương pháp tính khấu hao này, không phản ánh đúng mức khấu hao cần trích theo cường độ sử dụng TSCĐ (hao mòn thực tế của TSCĐ) và tốc độ thu hồi vốn chậm. Hiện tại, nguồn vốn đầu tư mua mới TSCĐ tại Công ty chủ yếu là nguồn vốn vay dài hạn, do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp, thi công các công trình và hạng mục công trình, các máy móc thiết bị phải hoạt động ngoài trời chịu tác động nhiều của điều kiện ngoại cảnh. Mặt khác, TSCĐ ngoài giá trị hao mòn hữu hình còn có giá trị hao mòn vô hình được gây ra bởi sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Thứ tư, Tại Công ty trích khấu hao TSCĐ theo nguyên tắc tròn tháng cho tất cả các loại TSCĐ. Theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003 việc trích hoặc thôi không trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc trích khấu hao tuy đơn giản, giảm khối lượng công việc nhưng khi TSCĐ tăng hoặc giảm vào những ngày đầu tháng mà tháng sau mới được tính hoặc thôi tính khấu hao thì sai lệch trong kết quả tính khấu hao TSCĐ có thể là một con số không nhỏ. Thứ năm, Trong công thức tính khấu hao TSCĐ không trừ đi giá trị thu hồi ước tính của TSCĐ thanh lý. Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 (VAS 03) có hướng dẫn đưa giá trị thu hồi ước tính vào công thức tính khấu hao, song theo quyết định 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 không có hướng dẫn này. Sự khác biệt này gây khó khăn cho Công ty trong việc lựa chọn công thức tính khấu hao hợp lý. Nhưng xét thấy, với xu thế phát triển của Công ty hiện nay, máy móc thiết bị được trang bị, đổi mới không ngừng nên dù những máy móc, thiết bị đã khấu hao hết không còn giá trị sử dụng với Công ty nữa nhưng khi thanh lý nhượng bán vẫn có giá trị cao. Vì vậy, việc tính đến giá trị thu hồi ước tính trong công thức tính khấu hao không những hợp lý mà còn có tác dụng tăng cường trách nhiệm quản lý tài sản của các bộ phận sử dụng Thứ sáu, Công ty không mở sổ theo dõi TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng. Tại các bộ phận sử dụng như các xí nghiệp, đội thi công, kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng chứ không theo dõi vể mặt giá trị TSCĐ. Giá trị TSCĐ được theo dõi tập trung tại phòng Kế toán-Tài chính của Công ty. Thứ bẩy, Hiện nay tại Công ty chưa tổ chức kế toán quản trị TSCĐ và chưa tiến hành phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng TSCĐ nói riêng. Tất cả các phần hành kế toán tại phòng kế toán của Công ty, trong đó có phần hành TSCĐ, đều thực hiện chức năng kế toán tài chính. Việc theo dõi, quản lý về số lượng, tình trạng kỹ thuật và điều động TSCĐ thuộc về phòng Cơ giới của Công ty. Việc phân tích hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng TSCĐ không được tiến hành thường xuyên, không tổ chức bộ máy phân tích và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích, đánh giá. Công ty chỉ tiến hành tính toán một số chỉ tiêu phục vụ cho việc đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh khi lập Thuyết minh BCTC vào cuối mỗi năm. 3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty LICOGI 20 Ngày nay kế toán không chỉ làm công việc tính toán, ghi chép đơn thuần về tài sản và sự vận động của tài sản mà nó còn là bộ phận chủ yếu của hệ thống thông tin, là công cụ quản lý thiết yếu. Dựa trên những thông tin trung thực, chính xác nhà quản trị mới có thể đưa ra được những quyết định kinh doanh hữu hiệu nhất. Như vậy về mặt sử dụng thông tin, kế toán là một công cụ không thể thiếu trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế, nó cung cấp các thông tin cần thiết cho quản lý kinh doanh có hiệu quả, giúp các nhà quản lý đánh giá được hoạt động của mọi tổ chức, mọi doanh nghiệp. Với những hạn chế được nêu ở trên, vai trò quan trọng của công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty, yêu cầu hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty là cần thiết, vừa phải đảm bảo khả năng thực hiện, phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô về vốn và nhân lực, trình độ nguồn nhân lực, vừa góp phần khắc phục những hạn chế trong công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty. Những giải pháp khắc phục cần được thực hiện triệt để và đồng bộ từ cấp Công ty tới các đơn vị trực thuộc. Muốn vậy việc hoàn thiện tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp nói chung và tổ chức công tác kế toán TSCĐ hữu hình nói riêng cần tuân theo các yêu cầu sau: - Phải tuân thủ chế độ tài chính và chế độ kế toán hiện hành. Hoạt động trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự quản lý, điều hành và kiểm soát của nhà nước bằng pháp luật, và các biện pháp hành chính, các công cụ quản lý kinh tế. Vì vậy, các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức kế toán phải dựa trên chế độ quản lý tài chính và chế độ kế toán hiện hành, có như vậy kế toán mới thực sự là công cụ quản lý không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp mà của cả nhà nước với các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Việc tuân thủ chế độ kế toán hiện hành thể hiện từ việc tuân thủ tài khoản sử dụng, phương pháp và trình tự kế toán đến việc sử dụng hệ thống sổ kế toán, báo cáo tài chính. - Phải phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty. Mỗi doanh nghiệp có đặc điểm quản lý, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau, vì vậy việc vận dụng chế độ kế toán sao cho phù hợp với trình độ của doanh nghiệp cũng như đặc điểm ngành nghề kinh doanh, điều kiện vật chất, nguồn nhân lực của doanh nghiệp là cần thiết nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất. - Phải đáp ứng việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác. Đây là yêu cầu không thể thiếu được trong tổ chức công tác kế toán TSCĐ hữu hình. Chúng ta đã biết, kế toán là khoa học thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho yêu cầu quản lý của các nhà quản trị doanh nghiệp, do vậy việc hoàn thiện kế toán công tác kế toán phải đáp ứng được yêu cầu đối với thông tin là kịp thời, chính xác, phù hợp với việc ra quyết định đạt kết quả tối ưu. - Phải đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài các nguyên tắc trên thì việc tiết kiệm chi phí quản lý và tổ chức đi đôi với đạt hiệu quả hoạt động cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc đạt được các mục tiêu đề ra của doanh nghiệp. Việc tổ chức công tác kế toán và công tác quản lý TSCĐ hữu hình cũng không nằm ngoài những hoạt động đó. Quản lý, sử dụng, hạch toán TSCĐ hữu hình cần phải được thực hiện một cách tiết kiệm trên cơ sở vẫn đảm bảo được chất lượng, hiệu quả sản xuất, góp phần tăng cường hiệu quả sản xuất chung của toàn doanh nghiệp trên tất cả các mặt. 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20 Tất cả những hạn chế, tồn tại nêu trên cần được khắc phục triệt để thì công tác quản lý kinh doanh nói chung, quản lý và hạch toán TSCĐ nói riêng của Công ty mới thực sự có hiệu quả, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trên thương trường. Em xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những nhược điểm theo trình tự nêu trên: - Một là, TSCĐ tại Công ty cần được đánh số hiệu để tạo dễ dàng trong việc theo dõi, kiểm kê, quản lý TSCĐ trong phạm vi toàn Công ty và từng bộ phận sử dụng. Việc đánh số hiệu tài sản có thể thực hiện như sau: TS0: TSCĐ hữu hình TS1: TSCĐ thuê tài chính TS3: TSCĐ vô hình TSCĐ hữu hình được chi tiết như sau: TS01: TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc TS02: TSCĐ hữu hình là máy móc, thiết bị TS03: TSCĐ hữu hình là phương tiện vân tải TS04: TSCĐ hữu hình là thiết bị quản lý TS05: TSCĐ hữu hình khác Hai là, Công ty có thể tiến hành phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng, việc làm này tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý, sử dụng và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ tại Công ty. Đồng thời có kế hoạch thanh lý, nhượng bán đối với những tài sản không còn khả năng khai thác sử dụng để thu hồi vốn, tái đầu tư TSCĐ mới. Theo đó, TSCĐ của Công ty có thể bao gồm: + TSCĐ dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh: Là những tài sản sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. + TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp: Là những tài sản được sử dụng tại các phòng ban trong Công ty nhằm quản lý và điều hanhg hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty. + TSCĐ chưa đưa vào sử dụng: Là những TSCĐ dùng để dự trữ hoặc không phù hợp với cơ cấu sản xuất kinh doanh của Công ty. + TSCĐ chờ thanh lý, nhượng bán: Là những TSCĐ đã lạc hậu về mặt kỹ thuật, bị hư hỏng nặng, chờ quyết định thanh lý, nhượng bán Mặt khác, Công ty có thể tiến hành phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành khi đa dạng hóa nguồn đầu tư TSCĐ nhằm quản lý nguồn tài trợ TSCĐ để có kế hoạch trả hay bù đắp nguồn tài trợ, phân tích, đánh giá, lựa chọn phương án đầu tư tối ưu nhất, được thiết kế như sau: Bảng 3.1 Bảng phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành Chỉ tiêu Ngày đưa vào sử dụng Nguyên giá Tỷ lệ khấu hao Hao mòn lũy kế Giá trị còn lại 1. Nguồn vốn tự bổ sung 2. Nguồn vốn vay dài hạn 3. Nguồn vốn liên doanh, liên kết 4. Nguồn vốn khác Ba là, Công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh đối với tất cả các TSCĐ tại Công ty, việc làm này tuy đòi hỏi sự phức tạp hơn trong công tác quản lý và hạch toán TSCĐ nhưng đảm bảo phản ánh sát hơn mức độ hao mòn thực tế của TSCĐ, thu hồi vốn nhanh để tái đầu tư vào trang thiết bị mới phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Bốn là, Công ty nên xác định lại thời điểm trích hay thôi không trích khấu hao TSCĐ theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ban hành ngày 12/12/2003 về chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm, hoặc ngừng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Năm là, Việc tính đến giá trị thu hồi ước tính trong công thức tính khấu hao là cần thiết nhằm tăng cường trách nhiệm quản lý tài sản của các bộ phận sử dụng. Sáu là, Phòng kế toán Công ty nên mở sổ theo dõi tài sản tại nơi sử dụng để công tác quản lý tài sản được tốt hơn, theo mẫu sau: Bảng 3.2: Sổ theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng SỔ THEO DÕI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI NƠI SỬ DỤNG Năm : Tên đơn vị sử dụng: Ghi tăng tài sản cố định Ghi giảm tài sản cố định Ghi chú Chứng từ Tên, nhãn hiệu, quy cách Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Số tiền Chứng từ Lý do Số lượng Số tiền Số hiệu Ngày tháng Số hiệu Ngày tháng A B C D 1 2 3 E F G 4 5 H Sổ này có….trang đánh số từ trang 01 đến trang… Ngày mở sổ: Ngày…tháng…năm Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) Bẩy là, Với quy mô của Công ty như hiện nay, việc có thêm bộ phận kế toán quản trị là nhu cầu thích đáng. Hiện tại, với nhân lực tại phòng Kế toán-Tài chính chỉ có 9 người, kế toán tài chính kiêm nhiệm vụ của kế toán quản trị, như vậy việc cung cấp kịp thời các báo cáo kế toán quản trị còn gặp khó khăn. Theo thông tư của Bộ Tài Chính số 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 22/6/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp. Đối với kế toán quản trị TSCĐ Công ty cần mở sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp để phản ánh được các chỉ tiêu giá trị, hiện vật của TSCĐ, quá trình quản lý, sử dụng, phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ của toàn Công ty, của từng bộ phận sử dụng, đồng thời cung cấp được nhu cầu sử dụng của từng bộ phận cũng như toàn Công ty giúp ban lãnh đạo Công ty có cơ sở quyết định các phương án khai thác năng lực TSCĐ hiện có và đầu tư mới thích hợp, hiệu quả. Công ty có thể xác định cơ cấu TSCĐ theo cách phân loại TSCĐ phù hợp, đồng thời kết hợp kế toán theo từng đối tượng TSCĐ để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho việc lập kế hoạch đầu tư dài hạn cho từng thời kỳ, phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ cũng như những khoản tổn thất do sử dụng TSCĐ không đúng mục đích. Công ty cần cần xác định phạm vi tổ chức kế toán quản trị để xây dựng mô hình tài khoản, sổ kế toán TSCĐ thích hợp hoặc sử dụng số liệu của kế toán tài chính. Việc tổ chức bộ máy kế toán quản trị tại Công ty phải phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô đầu tư và địa bàn tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty, với mức độ phân cấp quản lý kinh tế- tài chính tại Công ty. Trong thời gian tới, Công ty nên xem xét việc tăng cường nhân lực cho phòng kế toán và tách bộ phận kế toán quản trị ra khỏi bộ phận kế toán tài chính. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20 Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp xây lắp như hiện nay, phải đổi mới máy móc thiết bị, cải tiến quy trình công nghệ là việc làm cần thiết. Tuy nhiên khi đầu tư đổi mới trang thiết bị, Công ty nên chú ý tới việc tạo cơ cấu TSCĐ hợp lý. TSCĐ của Công ty hiện nay chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn đi vay, việc đầu tư TSCĐ bằng nguồn vốn vay này có ưu điểm chiếm dụng được vốn trong thời gian dài, tuy nhiên phải trả chi phí sử dụng vốn, phụ thuộc lãi suất cho vay và hạn mức tín dụng của các ngân hàng thương mại, Công ty phải đối mặt với việc trả nợ vay khi đến hạn. Song việc đa dạng hóa các hình thức huy động vốn để đầu tư trang thiết bị sẽ là một phương án tốt nếu Công ty biết tận dụng một cách hợp lý. Công ty có thể đầu tư tài sản từ các nguồn vốn như: Vốn chủ sở hữu, vốn vay dài hạn, vốn liên doanh liên kết. Mỗi nguồn vốn có ưu điểm, nhược điểm riêng. Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn tự có sẽ an toàn hơn và không phải trả chi phí sử dụng vốn, tuy nhiên sẽ không làm tăng vòng quay sử dụng của vốn. Nếu TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn liên doanh liên kết là cơ hội để Công ty đổi mới công nghệ, tiếp thu công nghệ tiên tiến, hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp khác trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Những định hướng cơ bản trong việc khai thác, tạo lập các nguồn vốn cố định là phải đảm bảo khả năng tự chủ của Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế và phân tán rủi ro, phát huy tối đa ưu điểm của các nguồn vốn được huy động. Mặt khác, TSCĐ của Công ty không phải lúc nào cũng trong tình trạng sử dụng. Do vậy, Công ty có thể cho các Công ty khác thuê tài sản trong thời gian nhàn rỗi, chưa được đưa vào thi công phục vụ công trình. Việc làm này vừa tiết kiệm được chi phí bảo quản tài sản mà mang lại nguồn thu nhập cho Công ty. Tuy nhiên khi cho thuê tài sản, Công ty cần có hợp đồng chặt chẽ ràng buộc trách nhiệm với bên đi thuê. 3.4 ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY LICOGI 20 3.4.1 Về phía nhà nước Luật pháp và các chế độ, chính sách kinh tế, tài chính là những công cụ hữu hiệu để nhà nước điều chỉnh và quản lý vĩ mô nền kinh tế. Do đó, các văn bản pháp quy như luật kế toán, chế độ, CMKT nhà nước đã tham gia điều chỉnh và quản lý công tác hạch toán kế toán đối với tất cả các tổ chức kinh tế. Thông qua việc ban hành và công bố các văn bản hướng dẫn cụ thể, Nhà nước có thể giúp các đơn vị kinh tế thực hành đúng theo quy định ban hành. Tạo điều kiện cho các đơn vị tiếp cận một cách dễ dàng và nhanh chóng những quy định, chế dộ, chuẩn mực mới . Song song với việc ban hành các văn bản hướng dẫn, Nhà nước có thể mở các cuộc hội thảo, các diễn đàn cho kế toán viên của các doanh nghiệp có cơ hội giao lưu, học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó là công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác kế toán trong các tổ chức kế toán. Kế toán Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong công tác này. Việc thường xuyên kiểm tra thực hiện về tình hình tuân thủ chế độ, quy định của Nhà nước góp phần giúp cho công tác kế toán trong các tổ chức kinh tế hoàn thiện hơn. Thông qua công tác thanh tra, kiểm tra có thể phát hiện ra những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, từ đó đưa ra biện pháp khắc phục hoặc đưa ra phương hướng mới điều chỉnh công tác hạch toán tại đơn vị. 3.4.2 Về phía Công ty Trong nền kinh tế tri thức và sự phát triển của công nghệ thông tin, tổ chức công tác kế toán cũng trở thành một công nghệ gọi là công nghệ kế toán. Để theo kịp với sự biến đổi trong công nghệ kế toán, không những cán bộ kế toán của Công ty phải thường xuyên nắm bắt được những biến đổi trong chế độ, chính sách kinh tế, tài chính và đặc biệt là sự thay đổi của các chuẩn mực, chế độ kế toán mà còn phải nắm bắt được những biến đổi trong công nghệ thực hành kế toán, áp dụng khoa học công nghệ và thông tin vào công tác hạch toán kế toán đòi hỏi sự đồng bộ về cơ sở vật chất cũng như nguồn lực. Cán bộ kế toán phải luôn tự nâng cao trình độ và kiến thức chuyên môn của mình, nắm bắt kịp thời những biến đổi về chế độ, chuẩn mực và luật kế toán cũng như các văn bản pháp luật kinh tế, tự học hỏi và bồi dưỡng kỹ năng sử dụng phần mềm kế toán. Ban lãnh đạo của Công ty có sự quan tâm đúng mực tới công tác kế toán, đầu tư kinh phí cho việc hoàn thiện công tác kế toán: nâng cấp phần mềm kế toán, mua sắm thêm máy vi tính phục vụ công tác kế toán, cử cán bộ tham dự các lớp tập huấn về nghiệp vụ kế toán. Để thực hiện các giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình đã nêu, Ban lãnh đạo của Công ty cần có sự quan tâm đúng mực tới công tác kế toán, đầu tư kinh phí cho việc hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ. Do toàn bộ khối lượng công tác kế toán tại Công ty được thực hiên trên máy tính với phần mềm hỗ trợ, vì vậy cần nâng cấp phần mềm kế toán để đáp ứng được việc mã hóa các loại tài sản, cài đặt thêm một số mẫu sổ đã nêu để thuận tiện trong việc quản lý, theo dõi TSCĐ, cũng như có thể tiến hành trích khấu hao TSCĐ theo ngày trong tháng. Mặt khác, trong thời gian tới Công ty nên xem xét việc tăng cường nhân lực cho phòng Kế toán-Tài chính để đảm nhận chức năng kế toán quản trị, tách bộ phận kế toán quản trị ra khỏi bộ phận kế toán tài chính, đáp ứng yêu cầu quản trị nội bộ. KẾT LUẬN Trải qua quá trình phát triển lâu dài, đến nay Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 đã khẳng định được thương hiệu của mình trong ngành xây dựng nói riêng và trong nền kinh tế nói chung. Trong những năm gần đây, Công ty đã đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng thi công các công trình lớn, kết hợp đầu tư đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, từ chỗ chỉ là nhà thầu giàu kinh nghiệm thì nay vươn lên trở thành nhà đầu tư của nhiều dự án hạ tầng đô thị trọng điểm quốc gia. Là một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực xử lý và thi công nền móng công trình, các đơn vị trực thuộc Công ty đã làm chủ về mặt công nghệ, có khả năng đảm nhận các công trình có quy mô lớn, trình độ kỹ thuật và quản lý cao. Cùng với sự lớn mạnh của Công ty thì tài sản cố định của Công ty cũng tăng một cách nhanh chóng về số lượng, chủng loại, với đặc trưng kỹ thuật khác nhau. Sự tăng lên của tài sản cố định đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định. Vì vậy vấn đề hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty là cần thiết. Chuyên đề thực tập tôt nghiệp của em đi sâu tìm hiểu công tác kế toán TSCĐ hữu hình với việc nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ hữu hình tại Công ty LICOGI 20 và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong công tác hạch toán TSCĐ hữu hình tại Công ty. Do bước đầu tiếp cận với vai trò của sinh viên thực tập và thời gian thực tập có hạn, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế còn chưa được trang bị đầy đủ nên chuyên đề thực tập không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo cùng tập thể cán bộ phòng Kế toán-Tài chính của Công ty. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Báo cáo tài chính của Công ty Kỹ thuật nền móng và Xây dựng 20 năm năm2008, năm 2009 đã được kiểm toán hoặc có xác nhận của cơ quan quản lý tài chính doanh nghiệp hoặc có xác nhận của cơ quan chủ quản cấp trên Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 03 được ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31-12-2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành ngày 12/12/2003 Quy chế quản lý xe máy, thiết bị trong nội bộ Công ty LICOGI 20 Giáo trình Thống Kê Doanh Nghiệp. Chủ biên: GS-TS: Phạm Ngọc Kiểm, PGS-TS Nguyễn Công Nhự, TS: Bùi Đức Triệu. Nhà xuất bản Thống Kê Thông tư của Bộ Tài Chính số 53/2006/TT-BTC ban hành ngày 22/6/2006 hướng dẫn áp dụng kế toán quản trị trong doanh nghiệp MỤC LỤC Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31698.doc
Tài liệu liên quan