Chuyên đề Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng

Thực tế những năm qua đã một lần nữa khẳng đinh vai trò quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nó đã được nhìn nhận như một trong những “trụ cột” góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Nhờ có sự đóng góp tích cực của nguồn vốn FDI mà thành phố đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm qua, bộ mặt thành phố đang có những đổi thay từng giờ và ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Chính vì vậy làm thế nào để có thể thu hút ngày càng nhiều và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này là câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố để Hải Phòng tiếp tục là “điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư”, là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng và đầy triển vọng trong tương lai.

doc126 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1588 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Hoạt động xúc tiến đầu tư nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, Nga 3 May mặc và dệt Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Hong Kong 4 Thiệt bị, linh kiện điện tử Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Mỹ 5 Nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản Đài Loan. Hàn Quốc, Nhật Bản 6 Hóa chất Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan 7 Xây dựng các khu vui chơi, giải trí Đài Loan, Singapore, Nhật, Trung Quốc (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Thứ tư, xây dựng được kế hoạch XTĐT cho giai đoạn tiếp theo 2010- 2013. Dựa trên các mục tiêu, yêu cầu cũng như nội dung đặt ra cơ quan xúc tiến đầu tư thành phố đã xây dựng một kế hoạch xúc tiến cụ thể cho giai đoạn 2010- 2013 và được cụ thể hóa hơn nữa trong từng kế hoạch xúc tiến của từng năm. Sau đây là bảng tóm tắt lại kế hoạch xúc tiến đầu tư của thành phố trong giai đoạn 2010-2013: Bảng 2.4: Kế hoạch xúc tiến đầu tư TT Nội dung công việc Cơ quan chủ trì Cơ quan phối hợp Sản phẩm Thời gian thực hiện 1.1 Xây dựng đồng bộ, chuyên nghiệp và thường xuyên cập nhật thông tin các công cụ tuyên truyền cho xúc tiến đầu tư như: sách giới thiệu đầu tư, đĩa DVD, website, sổ tay hướng dẫn đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ngành, Chi nhánh Phòng Thương mại và công nghiệp Sách giới thiệu môi trường đầu tư Hải Phòng, đĩa DVD, website, sổ tay hướng dẫn đầu tư Cập nhật, bổ sung, sửa đổi hàng năm 1.2 Xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư vào các dự án mà Hải Phòng có lợi thế Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ngành, doanh nghiệp Danh mục dự án chi tiết Năm 2010 1.3 Xây dựng đề án – chương trình xúc tiến đầu tư theo hướng dẫn tại Quyết định số 109/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2010 - 2013 Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ngành Đề án – Chương trình xúc tiến đầu tư Quý IV Năm 2009 1.4 Tổ chức các đoàn của thành phố đi xúc tiến đầu tư kết hợp với xúc tiến thương mại, du lịch, vận động ODA, NGO tại các nước đã có mối quan hệ với Hải Phòng và các thị trường tiềm năng. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Ngoại vụ, Sở Thương mại, Sở Du lịch Các sở, ngành, doanh nghiệp Các đoàn xúc tiến Hàng năm 1.5 Kết hợp với các bộ, ngành trung ương, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về xúc tiến đầu tư để tổ chức các hoạt động triển lãm, hội thảo về xúc tiến đầu tư, chiến dịch quảng bá hình ảnh của thành phố. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Du lịch Các sở, ngành, doanh nghiệp Triển lãm, hội thảo Hàng năm 1.6 Xây dựng phần mềm cấp giấy chứng nhận đầu tư, quản lý các dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư Sở Kế hoạch và Đầu tư Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ (EU) Phần mềm cấp phép và quản lý Quý IV Năm 2010 1.7 Kêu gọi công ty, nhà đầu tư nước ngoài tham gia lập Quy hoạch vùng du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, khu đô thi mới Bắc sông Cấm, sông Lạch Tray... Sở Xây dựng Các sở, ngành, địa phương Đề án quy hoạch Năm 2010 1.8 Xây dựng quy trình chung hướng dẫn nhà đầu tư từ khâu chuẩn bị dự án đến triển khai, đưa dự án vào hoạt động Sở Kế hoạch và Đầu tư Các sở, ngành liên quan Quy trình Quý IV Năm 2010 (Nguồn: Sở kế hoạch- đầu tư Hải Phòng) Hơn thế nữa, chiến lược XTĐT cũng cần hướng đến mục tiêu phát huy được lợi thế so sánh cũng như tận dụng được các nguồn lực sẵn có như nguồn nhân công dồi dào, chi phí hợp lý hay nguồn tài nguyên… từ đó đưa ra những chính sách, những biện pháp hợp lý để sự dụng có hiệu quả các công cụ XTĐT phù hợp. Tóm lại, để có một chiến lược kế hoạch xúc tiến đầu tư có hiệu quả thích ứng kịp thời với tình hình thực tế cần phải có sự đầu tư về cả thời gian , nhân lực cũng như chi phí để tìm hiểu tình hình từ đó đưa ra được các định hướng phù hợp. 3.2 Nâng cao chất lượng các công cụ XTĐT. Như chúng ta đã biết, các hoạt động XTĐT không thể được tiến hành nếu như thiếu các công cụ xúc tiến. Chất lượng của các công cụ xúc tiến ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của công tác XTĐT đặc biệt là trong giai đoạn xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư. Chính vì thế, nâng cao chất lượng các công cụ xúc tiến là vô cùng cần thiết. Thứ nhất là các tài liệu xúc tiến. Chất lượng của các tài liệu XTĐT ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác xúc tiến vì nó là một trong những công cụ hữu ích để tạo dựng hình ảnh cũng như thu hút đầu tư vào thành phố. Mạng Internet Phương tiện thông tin đại chúng Sách, tờ rơi Đĩa CD- ROOM Tài liệu giới thiệu Tuy nhiên trong thời gian qua một thực tế đáng buồn là mặc dù số lượng thông tin được cung cấp một cách tràn lan thì bên cạnh đó là sự yếu kém về chất lượng của các nguồn thông tin đó gây đau đầu cho các nhà đầu tư. Xuất phát từ thực tế đó, để đáp ứng được yêu cầu đặt ra, trong thời gian tới, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể như sau: Nâng cao chất lượng trang Web về đầu tư, sách giới thiệu về môi trường đầu tư của Hải Phòng đảm bảo có nhiều thông tin về kinh tế - xã hội cũng như cập nhật thường xuyên các chính sách mới của Nhà nước và Thành phố, giao diện đẹp mắt, dễ nhìn, thuận lợi cho việc tìm kiến thông tin, khuyến khích rộng rãi các nhà đầu tư truy cập để các trang Web không chỉ hoạt động mang tính hình thức mà phát huy được những thế mạnh của nó. Ngoài ra, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trang Web của thành phố với trang Web của các Sở, Ngành, doanh nghiệp lớn trong thành phố nhằm tạo nguồn thông tin đầy đủ, chính xác và nhất quán cho nhà đầu tư. Đây là một tài liệu có chi phí khá rẻ và cho hiệu quả cao, chính vì vậy cần phải được phát huy và đầu tư một cách hợp lý. Đổi mới nội dung cuốn sách giới thiệu về môi trường đầu tư: các dự án kêu gọi đầu tư, các tiềm năng, lợi thế, các loại chi phí, trình tự thủ tục xin giấy phép đầu tư và in bằng nhiều thứ tiếng Anh, Trung, Pháp và Nhật…tạo điều liện cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận được nguồn thông tin, tránh những nhầm lẫn không đáng có trong quá trình phiên dịch. Phát các tờ rơi giới thiệu chung về thành phố như các lĩnh vực, ngành nghề chính, tình hình kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… Tăng cường quảng bá hình ảnh của thành phố trên các phương tiện thông tin địa chúng như tivi, sách báo, tạp chí. Đây là tài liệu đòi hỏi chi phí cao hơn tuy nhiên nó các tác dụng và phạm vi ảnh hưởng khá sâu rộng với độ tin cậy cao tạo dựng được niềm tin cho các nhà đầu tư. Tiếp tục hoàn thiện các đĩa CD- ROM về thành phố để đem lại cho các nhà đầu tư những hình ảnh sống động và rõ nét về tình hình đầu tư cũng như tình hình kinh tế- xã hội tại Hải Phòng, đưa ra cácmoo hình đầu tư đã được thực hiện thành công tại Hải Phòng đem đến cho nhà đầu tư một cái nhìn sinh động và thuyết phục hơn về cơ hội cũng như tiềm năng của thành phố biển. Lập danh mục dự án, dự án tiền khả thi cho một số dự án quan trọng để giới thiệu, quảng bá, hỗ trợ kinh phí để các doanh nghiệp chủ động lập các dự án tiền khả thi thu hút đầu tư nước ngoài... Thứ hai, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các tài liệu giới thiệu cần nâng cao chất lượng của một số công cụ phục vụ cho hoạt động XTĐT khác nhằm phát huy tốt nhất hiệu quả của các công cụ đó. Cụ thể như: Thứ nhất, chủ động tổ chức các đoàn của thành phố đi xúc tiến thương mại, du lịch kết hợp với xúc tiến đầu tư có sự tham gia của các doanh nghiệp có nhu cầu tìm kiếm thị trường và tìm kiếm các đối tác đầu tư. Thông qua đó tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị về đầu tư trong và ngoài nước. Đặc biệt, trong các cuộc hội thảo, cần mời các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao và các doanh nghiệp đã đầu tư vào Hải Phòng tham gia để cùng tuyên truyền, giới thiệu về hình ảnh của Hải Phòng, môi trường đầu tư, cơ chế chính sách đầu tư cũng như chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn mà họ đã trải qua để đi đến thành công. Các nhà đầu tư tiềm năng rất quan tâm đến kinh nghiệm cũng như những bài học mà những nhà đầu tư trước đó đã đúc rút lại sau một thời gian dài đầu tư tại thành phố. Để có thể tổ chức một cuộc hội thảo thành công cần phải đáp ứng các điều kiện như: Các cuộc hội thảo cần phải được tổ chức một cách bài bản, có kế hoạch cụ thể và chất lượng cao thu hút sự quan tâm đông đảo của nhiều nhà đầu tư. Danh sách khách mời phải được lựa chọn kỹ lưỡng và gửi thiếp mời trước một khoảng thời gian đủ để các nhà đầu tư sắp xếp được thời gian đến tham dự. Các bài thuyết trình có tính thyết phục cao và hướng vào các mục tiêu cụ thể của hội thảo và lựa chọn được người thuyết minh phù hợp. Trình độ tổ chức chuyên nghiệp, thái độ đón tiếp chu đáo, nhiệt tình. Thứ hai, cần phải chủ động phối hợp với các Bộ, ngành địa phương, các đơn vị tư vấn chuyên nghiệp về XTĐT để tổ chức các triển lãm, các chiến dịch quảng bá hình ảnh của thành phố. Trong các cuộc triển lãm cần chủ động đi thăm gian hàng của các địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm, tránh tình trạng thụ động tại gian hàng của mình để chờ các nhà đầu tư tới. Thứ ba, xây dựng các cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư để có thể có thể duy trì mối liên lạc với các nhà đầu tư, cung cấp cho họ các thông tin về các cơ hội đầu tư cũng như các thông tin liên quan khác. Nâng cấp các dịch vụ đầu tư từ các dịch vụ trước cấp phép, cấp phép và sau cấp phép. Tóm lại, vận dụng một cách hợp lý và linh hoạt các công cụ XTĐT nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng của các công cụ này là một vấn đề không phải đơn giản. Nó đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn nữa của các cấp, ngành cũng như sự phối hợp thực hiện một cách chủ động để chúng không chỉ mang tính hình thức mà mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác XTĐT trực tiếp nước ngoài. 3.3 Tăng cường hoạt động Marketing (tiếp thị) địa phương Hoạt động tiếp thị địa phương là hoạt động nhằm đem đến cho các nhà đầu tư cũng như các du khách... về những tiềm năng, về vẻ đẹp và nét đặc trưng của địa phương mà khó có thể tìm được ở các đại phương khác hay nói cách khác là giới thiệu những lợi thế so sánh của thành phố Hải Phòng như về vị trí địa lý, tình hình kinh tế- xã hội, tài nguyên... để từ đó đem hình ảnh của thành phố quảng bá đến khắp bạn bè năm châu, để lại trong tâm trí họ những ấn tượng và tình cảm tốt đẹp. Đây cũng là một hoạt động trong các hoạt động xây dựng hình ảnh và vận động đầu tư của cơ quan xúc tiến đầu tư. Trong thời gian tới, thành phố cần chú trọng hơn đến công tác tiếp thị địa phương để từ đó đem lại hiệu quả cao nhất. Quy trình tiếp thị địa phương cần được thực hiện đồng bộ theo kế hoạch và yêu cầu cụ thể: Sơ đồ: Quy trình tiếp thị địa phương Kiểm tra Tổ chức hoạt động nhằm thực hiện chiến lược Xây dựng chiến lược tiếp thị cho thành phố Xây dựng phương hướng và mục tiêu phát triển của thành phố Đánh giá tình hình chung của thành phố Như vậy, theo sơ đồ việc xây dựng một chiến lược tiếp thị hợp lý là vô cùng cần thiết. Chiến lược tiếp thị địa phương của thành phố trong thời gian tới cần nhắm tới các mục tiêu chính như sau: Quảng bá được hình ảnh cũng như tiềm năng, cơ hội đầu tư tại Hải Phòng với bạn bè năm châu, tạo ấn tượng tốt đẹp về một thành phố trẻ, năng động và sáng tạo... Hoàn thiện cải cách hành chính, giảm bớt các khâu không cần thiết, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư (hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, hoàn thiện khung pháp lý...). Đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng và có kỹ năng tốt, có thể nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của các nhà đầu tư. Để tăng cường hoạt động tiếp thị địa phương, trong thời gian tới thành phố có các giải pháp cụ thể như sau: Thứ nhất, tổ chức các cuộc gặp gỡ, tiếp xúc thường xuyên với các nhà đầu tư, giới thiệu, quảng bá cho họ nhưng thông tin chính về thành phố cũng như các cơ hội đầu tư , trao đổi những kinh nghiệm, những hiểu biết và tiếp thu những đóng góp của các nhà đầu tư,giải đáp những thắc mắc của các nhà đầu tư kịp thời thông qua đường dây nóng hay thông qua một ban quản lý được lập ra để chuyên chịu trách nhiệm về việc chăm sóc các nhà đầu tư sau khi được cấp phép và hỗ trợ khi tái đầu tư để các nhà đầu tư yên tâm đầu tư. Luôn đồng hành cùng các nhà đàu tư trong quá trình triển khai dự án và xây dựng tốt mói quan hệ với các nhà đầu tư để tạo nền tảng tiếp tục thu hút các dự án mới. Thứ hai, nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính theo hường tinh giản, gọn nhẹ theo cơ chế “một của liên thông”. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, công khai sẽ tạo điều kiện cho công chức thực thi tốt công vụ, trách nhiệm của mình, tiết kiệm thời gian và tiền của cho doanh nghiệp, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, giúp cho các nhà đầu tư không gặp nhiều khó khăn trong công tác đăng ký kinh doanh cũng như xin cấp giấy chứng nhận đầu tư hay các thủ tục có liên quan khác, để dự án nhanh chóng được triển khai và đưa vào thực hiện. Trong thời gian tới, cải cách hành chính cần phải được sự quan tâm và phối hợp thực hiện của các cấp, ngành, tiếp tục hoàn thiện hoạt động cấp phép đầu tư, đăng ký kinh doanh, cấp phép xây dựng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giao, cấp đất, giới thiệu, thoả thuận địa điểm, cấp chứng chỉ quy hoạch... theo hướng một cửa, minh bạch, thông thoáng. Rà soát và kiểm tra sát sao hơn nữa việc thực hiện cơ chế “1 cửa” trên địa bàn thành phố nhằm tiến hành các và đưa ra các biện pháp chế tài đối với những trường hợp vi phạm. Một mặt, cần phải thường xuyên đánh giá việc triển khai cải cách hành chính để sớm đưa ra các biện pháp khắc phục để tạo thuận lợi hơn nữa cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài. Thứ ba, hỗ trợ tuyển dụng lao động cho các dự án, đáp ứng yêu cầu đặt ra của các doanh nghiệp bởi lao động chính là lợi thế của thành phố so với các địa phương khác vì chúng ta có nguồn lao động có chất lượng tương đối tốt và chi phí hợp lý. Chính vì vậy chúng ta cần phải khai thác tối đa lợi thế này, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động để đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. 3.4 Cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố. Đây cũng là một hoạt động trong chiến dịch xây dựng hình ảnh đẩ thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư nào cũng mong muốn được đẩu tư trong một môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Chính vì thế, trong thời gian qua, chúng ta đã có những biện pháp tích cực để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của thành phố. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Tranh thủ sự hỗ trợ của Chính phủ với các dự án đầu tư hạ tầng như đường giao thông hướng ngoại, nhà máy nhiệt điện, cải tạo và nâng cấp cảng Hải Phòng, xây dựng cảng cửa ngõ Lạch Huyện, mở rộng sân bay Cát Bi bằng nguồn vốn của Chính phủ, nguồn vốn ODA hoặc áp dụng các hình thức BOT, BTO... Tăng cường công tác quản lý, cải tạo nâng cấp các hệ thống hạ tầng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Bảo đảm hạ tầng kỹ thuật đến chân hàng rào dự án. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu công nghiệp đã được quy hoạch và phát triển thêm các cụm công nghiệp mới, cần sớm thực hiện việc công bố công khai về quy hoạch sử dụng đất, tiêu chuẩn, đối tượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, cơ chế chính sách ưu đãi…được áp dụng cho cụm công nghiệp. Cần một cơ chế hỗ trợ, tác động từ phía thành phố ở mức độ nào đó để tạo đà và thu hút các nguồn vốn khác cùng tham gia xây dựng hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp. Như hỗ trợ hơn nữa kinh phí chuẩn bị đầu tư của dự án xây dựng cơ sở hạ tầng các khu, cụm công nghiệp: chi phí lập dự án, chi phí lập hồ sơ giao đất, chi phí hành chính cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Đẩy nhanh đầu tư, xây dựng phát triển lĩnh vực cung cấp dịch vụ cơ bản như: viễn thông, điện lực, cấp nước, xử lý môi trường, vận tải, cảng biển nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. Nhóm giải pháp hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội Đẩy mạnh công tác giáo dục tuyên truyền, không phân biệt đối xử đối với các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Tập trung đầu tư xây dựng trường Đại học Hải Phòng thành trung tâm đào tạo vùng; Bệnh viện Việt Tiệp thành trung tâm khám chữa bệnh của vùng; xây dựng các trung tâm vui chơi, giải trí, trường học, bệnh viện đạt tiêu chuẩn quốc tế cho các nhà đầu tư nước ngoài, người lao động trên địa bàn thành phố và vùng lân cận. Xây dựng các khu trung cư, khu nhà ở tập trung tại các khu công nghiệp, khu vực phát triển công nghiệp. Xây dựng hệ thống thông tin thị trường, cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp để đảm bảo hỗ trợ và thúc đẩy quá trình quyết định đầu tư, kinh doanh một cách có hiệu quả và nhanh chóng. Tổ chức các dịch vụ xe buýt, thương mại, ăn uống phục vụ các khu công nghiệp. Nhóm giải pháp về môi trường pháp lý: Rà soát lại các văn bản pháp quy do thành phố ban hành theo hướng thông thoáng, minh bạch, tránh những sự chồng chéo, khó thực hiện. Xây dựng các quy định nhằm xác lập quyền kinh doanh của các doanh nghiệp, quyền bình đẳng trong đầu tư, kinh doanh và tạo cho các doanh nghiệp có cơ hội thuận lợi có thể tiếp cận các nguồn lực trong kinh doanh như mặt bằng, hạ tầng, vay vốn, thông tin. Đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền. Tiến hành xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo đúng quy định. Tăng cường quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp sau khi cấp phép hoạt động, nâng cao hiệu lực, hiệu quả và chủ động trong công tác phối hợp giữa các ban, ngành chức năng của thành phố đối với việc hỗ trợ, giải quyết khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Đẩy nhanh việc thực hiện chương trình khoa học công nghệ phục vụ doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, đăng ký quản lý chất lượng, thương hiệu, nhãn mác hàng hoá, công tác tiêu chuẩn đo lường chất lượng, kiểm tra chất lượng hàng xuất nhập khẩu. Tiếp tục duy trì và mở rộng diện của Chương trình khoa học và công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập. Đẩy mạnh việc tuyên truyền giới thiệu cho các doanh nghiệp về hội nhập trong điều kiện Việt Nam ra nhập WTO. Nhóm giải pháp tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường: Đẩy nhanh các dự án phát triển đô thị, phát triển nhà. Các dự án không triển khai theo tiến độ đã cam kết sẽ bị thu hồi đất. Nâng cao chất lượng hệ thống Ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm. Hỗ trợ quảng bá, tiếp thị sản phẩm của các doanh nghiệp. Tăng cường cung cấp thông tin khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng cơ sở của nền kinh tế trí thức, nâng cao chất lượng, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực. Phát triển Hải Phòng thành một trung tâm giáo dục, đào tạo đại học và trên đại học chất lượng cao, tiếp cận trình độ quốc tế, cung cấp nguồn nhân lực chủ yếu cho vùng duyên hải Bắc bộ. Đẩy mạnh việc đào tạo chuyên gia phát triển công nghệ phần mềm, ứng dụng công nghệ cao. Quan tâm phát triển nguồn nhân lực cho các ngành thu hút nhiều lực lượng lao động, tạo nhiều việc làm mới. Đẩy mạnh việc đào tạo thông qua việc củng cố, phát triển các trường dạy nghề và chú trọng công tác đào tạo lao động tại chỗ, xuất khẩu lao động đã qua đào tạo. Đến năm 2010, lao động đã qua đào tạo đạt 60 – 70% tổng số lao động xã hội. 3.5 Đảm bảo các vấn đề về quy hoạch Cho đến nay, công tác quy hoạch của thành phố, từ quy hoạch kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành đến quy hoạch không gian đô thị, quy hoạch sử dụng đất còn chưa thực sự có sự kết nối. Các quy hoạch được nghiên cứu không tập trung, mỗi ngành nghiên cứu những quy hoạch khác nhau mà lại thiếu sự tham vấn lẫn nhau để tránh chồng chéo. Chính vì vậy dẫn đến việc chưa có sự thống nhất cao giữa quy hoạch chung phát triển kinh tế – xã hội và không gian đô thị, chiến lược bảo vệ môi trường, giữa quy hoạch toàn thành phố và quy hoạch cấp quận, huyện, gây khó khăn, thiếu đồng bộ trong công tác triển khai và hiệu quả chưa cao. Mặt khác, chất lượng các quy hoạch chưa cao, chưa làm cơ sở cho đầu tư phát triển và điều này tạo ra sự kém bền vững, thiếu tin cậy trong việc ra quyết định đầu tư. Công tác quản lý quy hoạch chưa thực sự phát huy được hiệu quả, năng lực quản lý quy hoạch còn chưa cao, dẫn đến hiệu quả thực thi quy hoạch thấp, đôi khi còn không tuân thủ quy hoạch. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý liên quan cần phải có nhưng giải pháp cụ thể cho vấn đề này, để vấn đề quy hoạch không còn là mối lo của các nhà đầu tư khi đầu tư tại Việt Nam. Sau đây, tôi xin được đưa ra một số giải pháp như sau: Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch kinh tế xã hội, xây dựng và quản lý đô thị, vệ sinh môi trường trên cơ sở xã hội hoá và công khai hoá trong quá trình xây dựng và quản lý quy hoạch. Chú trọng xây dựng và quản lý thực hiện các quy hoạch chi tiết đô thị theo hướng hiện đại, văn minh, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Với những khu đô thị mới (Bắc sông cấm, ven sông Lạch Tray, đường 353...) mạnh dạn thuê nước ngoài lập quy hoạch. Xây dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết cho các khu công nghiệp, khu vực phát triển công nghiệp của thành phố cũng như các quận, huyện. Tập trung đầu tư dứt điểm các dự án phát triển đô thị mới theo quy hoạch, khuyến khích và tạo điều kiện để thị trường bất động sản hình thành và phát triển. Xây dựng quy hoạch ngành, làm rõ những mặt hàng, sản phẩm có lợi thế so sánh và có tiềm năng phát triển. Bên cạnh đó, cần nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất phải dựa trên quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành phù hợp với các quy định của pháp luật, thu hồi, xử lý các dự án vi phạm. Tuy nhiên, để thực hiện điều này đòi hỏi phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, địa phương để tạo được không gian kinh tế hợp lý và có tính khả thi. Xây dựng được quy hoạch kinh tế xã hội, ngành, không gian đô thị, vệ sinh môi trường một cách hợp lý, không chồng chéo, và thống nhất cao sẽ góp phần khai thác tốt các nguồn lực cho đầu tư phát triển, tạo đà cho việc nâng cao chất lượng, tính hấp dẫn của môi trường nhân tạo cũng như tự nhiên của thành phố. Điều này góp phần cải thiện chất lượng công tác XTĐT, giúp các nhà đầu tư yên tâm hơn và nâng cao hiệu quả của hoạt động XT ĐT nhằm thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư nước ngoài vào thành phố. 3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác XTĐT. Con người là nhân tố quan trọng quyết định sống còn đến sự thành công hay thất bại của bất kỳ hoạt động nào. Và trong công tác XTĐT cũng vậy. Một nguồn nhân lực chất lượng tốt với đội ngũ nhân viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm và hiểu biết sâu về lĩnh vực họ đảm nhiệm sẽ là một nguồn vốn quý giá trợ giúp đắc lực cho hoạt động xúc tiến. Vốn người là nguồn vốn quý nhất và cần phải được coi trọng và phát huy. Do đó, cải thiện chất lượng và số lượng nguồn nhân lực, nâng cao năng lực cũng như phẩm chất của đội ngũ nhân viên làm công tác XTĐT trên địa bàn thành phố là vô cùng cần thiết. Trong thời gian qua, chất lượng nguồn nhân lực đã được cải thiện đáng kể với đội ngũ nhân viên yêu nghề và tích cực trong công việc cùng trình độ chuyên môn sâu về hoạt động XTĐT, hầu hết đẫ được cử đi làm việc và học tập tại nước ngoài. Trong thời gian tới, chúng ta cần có các biện pháp tiếp tục phát huy đồng thời nâng cao hơn nữa chất lượng cũng như số lượng nguồn nhân lực. Cụ thể như sau: Trong khâu tuyển dụng: Để có một đội ngũ nhân viên có đủ trình độ và năng lực, đáp ứng tốt nhất yêu cầu công việc thì nhất thiết phải được lựa chọn kỹ lưỡng thông qua quá trình tuyển dụng với các yêu cầu phù hợp với từng vị trí công việc như: kỹ năng về Marketing, thuyết trình, trình độ ngoại ngữ, có khả năng giao tiếp tốt, có các kiến thức về đầu tư, về hoạt động xúc tiến đầu tư… Tùy vào yêu cầu cụ thể của từng công việc để xây dựng một hệ thống các tiêu chí khác nhau. Việc tuyển dụng cần được thông báo công khai trên các phương tiện phù hợp để các ứng cử viên đáp ứng đủ yêu cầu có thể tham gia đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng và hiệu quả. Về chế độ đãi ngộ Có thể nói, chế độ đãi ngộ thỏa đáng là một công cụ hiệu quả để thu hút và giữ chân những nhân tài. Và đây là hạn chế rất lớn không chỉ của riêng Hải Phòng mà còn của rất nhiều địa phương khác. Trong công tác XTĐT cũng vậy, cần có một chế độ đãi ngộ cũng như chế độ thưởng phạt hợp lý tạo ra cơ chế phù hợp, khuyến khích từng cá nhân nâng cao tinh thần trách nhiệm cũng như thái độ nghiêm túc với công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Những lợi ích mà họ được hường như trợ cấp, tiền thưởng, tiền lương cần phải được căn cứ vào công việc mà họ đảm nhận cũng như hiệu quả của công việc đó, đóng góp của nó vào hoạt động chung của cơ quan… Kế hoạch đào tạo Theo một số ý kiến thì hiện nay chất lượng nguồn nhân lực vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, đây là một trở ngại rất lớn đối với hoạt động XTĐT nhằm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.Vì thế trong thời gian tới cần thường xuyên tố chức các lớp huấn luyện ngắn hạn và dài hạn nâng cao kiến thức và kỹ năng về hoạt động đầu tư nói chung cũng như hoạt động XTĐT nói riêng. Hỗ trợ một phần học phí cho những nhân viên mong muốn được học thêm, học lên cấp bậc cao hơn, để bổ sung kiến thức về xúc tiến đầu tư. Tài trợ cho các nhân viên giỏi, có tiềm năng để gửi đi du học các lớp dài hạn, thạc sĩ, tiến sĩ ở nước ngoài để học tập thêm kinh nghiêm, kiến thức về hoạt động XTĐT tại nước bạn. Mở các khóa học phụ trợ cho hoạt động xúc tiến như các khóa học về thuyết trình trước đám đông, quan hệ công chúng hay các khóa học về ngoại giao, kỹ năng giao tiếp… Mở các lớp dạy thêm tiếng anh để nâng cao trình độ ngoại ngữ cho tất cả các nhân viên giúp họ thuận lợi hơn trong quá trính công tác, vận động đầu tư… Các chương trình đào tạo khác nhau cần hướng vào các đối tượng nhân viên khác nhau phù hợp với vị trí mà họ đảm nhận cung cấp những kỹ năng và kiến thức thiết thực phục vụ cho yêu cầu của công việc giúp họ thuận lợi hơn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Một số giải pháp khác Sắp xếp lại biên chế và bố trí nhân sự hợp lý cho từng phòng, đảm bảo đủ số lượng tránh hiện tượng thừa nhân lực gây ra những lãng phí nhưng cũng không để xảy ra tình trạng thiếu nhân lực dẫn đến hiệu quả làm việc không cao. Việc bố trí, phân công công tác theo quy mô, tính chất công việc, đúng người, đúng việc và phù hợp với chuyên môn được đào tạo và kinh nghiệm công tác nhằm tạo môi trường công tác tốt để phát huy được năng lực, khả năng của từng cá nhân cũng như của tập thể. Tạo môi trường làm việc thuận lợi, được trang bị đầy đủ trang thiết bị cần thiết, điều kiện làm việc tốt giúp cho các cán bộ thoải mái hơn trong quá trình công tác, nâng cao hiệu quả công việc. Triển khai việc ký cam kết và công khai tại nơi công tác đối với cán bộ công chức về thực hiện nhiệm vụ phòng, chống phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực theo mẫu mới của sở Nội vụ thực hiện Quyết định số 3203/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố. 3.7 Thường xuyên giám sát và đáng giá các hoạt động và các kết quả đạt được trong công tác XTĐT Kết quả của hoạt động XTĐT trực tiếp nước ngoài chủ yếu được thể hiện thông qua các dự án đầu tư nước ngoài đầu tư vào Hải Phòng qua các năm, tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thu hút được cũng như quy mô của các dự án, việc hỗ trợ các dự án để thu được hiệu quả đầu tư cao… Để có thể đánh giá đúng và khách quan nhất về chất lượng công tác xúc tiến cần phải có chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên và nghiêm túc để từ đó có thể rút ra các bài học, kinh nghiệm cho bản thân đồng thời từ đó kịp thời chỉnh đốn hoạt động, nhanh chóng khắc phục các hạn chế, sai lầm trong công tác xúc tiến. Để có thể giám sát và đánh giá một cách hiệu quả các hoạt động cũng như kết quả của hoạt động xúc tiến, các cơ quan có thẩm quyến cần phải tiến hành đồng bộ các giải pháp sau: Yêu cầu cơ quan xúc tiến nộp các bản kế hoạch chi tiết về các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động của mình như tổ chức hội thảo, tham gia các đoàn XTĐT, xúc tiến thương mại, du lịch; xuất bản các ấn phẩm, đĩa CD, tờ rơi… để các cơ quan có thẩm quyến phê duyệt. Đồng thời cũng phải có kế hoạch chi tiết, phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng nhân viên trong từng hoạt động xúc tiến cụ thể. Qua các bản kế hoạch, báo cáo này các cơ quan có thẩm quyền có thể giám sát, quản lý một phần hoạt động xúc tiến đầu tư. Kèm theo đó, hàng năm, quý, tháng phải trình báo cáo về tình hình đầu tư nước ngoài trên địa bàn thành phố như số dự án đăng ký mới hay điều chỉnh tăng vốn, tổng số vốn đầu tư, mục đích đầu tư….để từ đó đánh giá phần nào kết quả đạt được của hoạt động xúc tiến. Hàng tháng tổ chức các buổi kiểm tra, thanh tra hoạt động xúc tiến đầu tư, tham gia trực tiếp một số buổi hội thảo hoặc vận động đầu tư để đánh giá, xem xét quá trình tổ chức, thực hiện của các cơ quan xúc tiến có diễn ra như trong kế hoạch hay không và có đảm bảo chất lượng hay không. Đây là một cách rất hiệu quả để cso thể giám sát hoạt động xúc tiến. Với vai trò là một người tham dự, chúng ta có thể có một cái nhìn khách quan hơn và trực diện hơn về những ưu điểm cũng như những hạn chế cần khắc phục của hoạt động xúc tiến. Tham gia đóng góp ý kiến cho các các cơ quan xúc tiến để hoạt động xúc tiến diễn ra hiệu quả hơn, phù hợp yêu cầu đặt ra để từ đó nâng cao chất lượng xúc tiến, bổ sung, sửa đổi những sai lầm, thiếu sót và phát huy những mặt đã đạt được. 3.8 Khắc phục hạn chế về tài chính Có thể nói vấn đề tài chính là một vấn đề rất được quan tâm ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác xúc tiến. Để có thể thực hiện các hoạt động xúc tiến hiệu quả thì cần đến một khoản chi phí nhất định như chi phí tổ chức các đoàn đi xúc tiến, chi phí quảng cáo… Tuy nhiên, công tác xúc tiến hiện nay được tài trợ chính bằng ngân sách của thành phố trong khi nguồn ngân sách này có thể nói là còn rất hạn hẹp và cần phải chi cho rất nhiều khoán. Chính vì vậy, kinh phí cho hoạt động xúc tiến còn rất hạn chế so với vai trò và nhiệm vụ của nó. Cụ thế, kinh phí cho hoạt động XTĐT tại Hải Phòng hiện nay xuất phát từ hai nguồn chính: Thứ nhất là nguồn ngân sách thành phố gồm: nguồn hội nhập kinh tế quốc tế và nguồn ngân sách tập chung. Thứ hai là đi kết hợp với các đoàn XTĐT của Bộ Kế hoạch đầu tư và phòng công nghiệp Việt Nam( VCCI) hoặc một số bộ ngành có liên quan như Bộ thương mại, du lịch… Ngân sách cho hoạt động XTĐT Nguồn hội nhập kinh tế quốc tế (1,5-2 tỷ VNĐ) Nguồn ngân sách tập chung (500 triệu - 1 tỷ VNĐ) Kết hợp đi cùng các đoàn XTĐT của Bộ hoặc VCCI… Do đó, việc sử dụng sao cho có hiệu quả nhất, tiết kiệm nhất, hợp lý nhất trong phạm vi ngân sách bó hẹp là vấn đề chúng ta cần quan tâm, giải quyết. Chúng ta có thể đưa ra một số giải pháp cho vấn đề này như sau: Cần có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho các hoạt động xúc tiến đầu tư được tổ chức, dự trù trước chi phí, giảm bớt những khoản chi không cần thiết hoặc không hợp lý, tận dụng tối đa mọi nguồn kinh phí được tài trợ để hướng tới mục tiêu: “ tiết kiệm, hiệu quả”. Phối hợp chặt chẽ với các địa phương, các cơ quan, Bộ, ngành, các Sở có liên quan, tạo dựng tốt các mối quan hệ với các cơ quan xúc tiến tại các đại phương khác để tiến hành tổ chức các hoạt động xúc tiến nhằm giảm bớt chi phí, tạo ra sự chuyên môn hóa trong các hoạt động mà vẫn đảm bảo yếu tố hiệu quả. Tổ chức các đoàn XTĐT kết hợp với các đoàn xúc tiến thương mại, du lịch hoặc các đoàn xúc tiến của Bộ Kế hoạch- Đầu tư, tranh thủ mọi cơ hội để tổ chức các cuộc hội thảo, triển lãm, phát các tờ rơi, ấn phẩm về thành phố nhằm giảm bớt chi phí, khắc phục sự hạn chế về tài chính. Ngoài tận dụng nguồn ngân sách mà thành phố cấp cho hàng năm, cần tận dụng tối đa các nguồn khác như các nguồn huy động từ dự án, nguồn từ quỹ xúc tiến đầu tư quốc gia, các khoản phí dịch vị thu trước của các nhà đầu tư mặc dù các nguồn này hiện nay vẫn còn khá khiêm tốn. Hạn chế về nguồn lực tài chính là vấn đề chung của bất kỳ cơ quan xúc tiến nào. Tuy nhiên, thật khó để tiến hành các hoạt động nếu không cao kinh phí. Chính vì vậy, cơ quan xúc tiến thành phố bên cạnh việc quán triệt tiêu chí tiết kiệm tối đa, tận dụng mọi nguồn lực còn cần phải thường xuyên tìm kiếm các nguồn tài trợ để tự bổ sung cho nguồn ngân quỹ ít ỏi của mình. . Một số kiến nghị Hiện nay, tại các địa phương, hoạt động xúc tiến đầu tư đang được tiến hành rầm rộ, nhưng hiệu quả chưa cao và vẫn tồn tại nhiều điểm bất cập. Các dự án kêu gọi đầu tư mới chỉ đưa ra những thông tin về ngành nghề, tổng vốn đầu tư... rất tổng thể, chung chung, không mang tính hướng dẫn cụ thể. Trong khi đó còn rất nhiều thông tin cụ thể mà nhà đầu tư cần lại không có hoặc còn rất sơ sài, qua loa ví dụ như: khi một dự án đầu tư vào địa phương phải chịu những loại thuế, phí nào với tỷ lệ bao nhiêu. Thông tin XTĐT chưa thể hiện được cái chúng ta cần và cũng chưa đưa đến được điều mà nhà đầu tư muốn. Kinh phí tổ chức các hoạt động XTĐT hiện còn rất hạn chế. Đa số các hoạt động xúc tiến đều tổ chức bằng tiền tài trợ, hoặc phối hợp với các hoạt động khác. Nếu đầu tư lại cho công tác xúc tiến 1% số tiền thu hút được thì hoạt động xúc tiến sẽ trở nên chủ động và hiệu quả hơn và ít gặp những khó khăn về tài chính như hiện nay. Chính vì thế, các cơ quan xúc tiến cần phối hợp với nhau đề ra một chiến lược XTĐT chung, vừa tiết kiệm chi phí, vừa tạo sức mạnh tổng hợp trong công tác xúc tiến, đảm bảo sự thống nhất, hiệu quả trong công tác vận động đầu tư, khắc phục tình trạng khép kín, cục bộ trong phạm vi tỉnh, thành phố để công tác xúc tiến thực sự chuyên nghiệp, hiệu quả. Ngoài ra, một điểm nữa cũng là bất cập rất lớn trong hoạt động XTĐT hiện nay chính là sự phối hợp không đồng bộ của các cấp các ngành, sự quán triệt không triệt để các chủ trương, chính sách của thành phố. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng, khi các nhà đầu tư nước ngoài mới tìm hiểu cơ hội đầu tư của địa phương, họ tỏ ra rất hài lòng vì thái độ nhiệt tình, chu đáo và tận tâm của các chuyên viên xúc tiến giúp đỡ họ trong khâu cấp giấp phép một cách thuận lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, khi đến các Sở, ban ngành khác để làm các thủ tục tiếp theo như Sở lao động, Sở tài nguyên môi trường, sở khoa học- công nghệ.... thì nhiều khi tại đây vẫn còn những trở ngại, thủ tục rườm rà thậm chí có thái độ không hợp tác gây nản lòng các nhà đầu tư và họ có thể sẽ sẵn sàng từ bỏ cơ hội đầu tư đó nếu số tiền họ đầu tư vào chưa phải là quá lớn. Như vậy, sự thiếu hợp tác giữa các cơ quan ban ngành liên quan đã làm mất đi của thành phố những cơ hội quý giá. Trong vấn đề này thì thành phố Đà Nẵng đã thực hiện rất tốt. Chính vì vậy, chính quyền các địa phương cần quán triệt các đường lối, chính sách chỉ đạo một cách đồng bộ tới các cấp, các ngành để dù đến đâu, các nhà đầu tư vẫn được đón tiếp với thái độ nhiệt tình và tinh thần hợp tác cao. Điều đó không chỉ giữ chân các nhà đầu tư tiếp tục đầu tư tại địa phương mà hơn thế nữa còn để lại cho họ những ấn tượng tốt đẹp. Và chính những nhà đầu tư này sẽ là đầu mối thu hút các nhà đầu tư khác đến địa phương đó. Bởi thông qua bạn bè mình, họ biết rằng đây là một môi trường đầu tư rất thuận lợi, nhiều tiềm năng và luôn tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. KẾT LUẬN Thực tế những năm qua đã một lần nữa khẳng đinh vai trò quan trọng của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và nó đã được nhìn nhận như một trong những “trụ cột” góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của thành phố. Nhờ có sự đóng góp tích cực của nguồn vốn FDI mà thành phố đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững trong những năm qua, bộ mặt thành phố đang có những đổi thay từng giờ và ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Chính vì vậy làm thế nào để có thể thu hút ngày càng nhiều và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này là câu hỏi đặt ra cho mỗi chúng ta. Vì vậy trong thời gian tới chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa đến công tác XTĐT nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố để Hải Phòng tiếp tục là “điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư”, là cánh cửa mở ra nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng và đầy triển vọng trong tương lai. Để thực hiện điều đó, các cơ quan đầu mỗi xúc tiến đầu tư của thành phố bao gồm Sở Kế hoạch- Đầu tư Hải Phòng và ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất đã và đang không gừng nỗ lực nâng cao chất lượng các hoạt động xúc tiến , cải thiện các công cụ xúc tiến…để trong tương lai không xa Hải Phòng sẽ đón thêm nhiều nhà đầu tư hơn nữa đến tìm hiểu cơ hôi đầu tư và hợp tác kinh doanh lâu dài với thành phố, để Hải Phòng luôn để lại ấn tượng đẹp đẽ trong mắt các nhà đầu tư và bè bạn quốc tế, góp phần quan trong vào sự phát triển kinh tế- xã hội của thành phố. Chuyên đề tập trung tìm hiểu những vấn đề cơ bản về hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hải Phòng đồng thời trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp của mình, mặc dù đã có nhiều cố gắng song do sự hạn chế về kiến thức cũng như hiểu biết tình hình thực tế, bài viết của em vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo của các thầy cô. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy giáo PGS.TS Từ Quang Phương đã hướng dẫn em rất nhiệt tình trong suốt thời gian hoàn thành chuyên đề này. MỤC LỤC DANH MỤC BIỂU Biểu đồ 1.1: Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế 5 Biểu đồ 1.2: So sánh tốc độ phát triển FDI với tốc độ phát triển GDP 7 Biểu đồ 1.3: Giá trị XK khu vực FDI so với khu vực kinh tế trong nước 8 Biểu đồ 1.4: Tổng số lao động Việt Nam trong doanh nghiệp FDI 9 Biểu đồ 1.5: Tốc độ tăng GDP của Hải Phòng và Việt Nam 21 Biểu đồ 1.6: Tổng vốn đầu tư mới và điều chỉnh tăng vốn 61 Biểu đồ 1.7: Kết quả thu hút FDI theo hình thức đầu tư 64 Biểu đồ 1.8: Kết quả thu hút FDI theo đối tác 66 DANH MỤC BẢNG Bảng1.1: Tỷ lệ vốn ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội thành phố Hải Phòng 6 Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của khu vực có vốn ĐT nước ngoài 10 Bảng 1.3: Tốc độ tăng GDP hàng năm 21 Bảng1.4: Giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn thành phố 22 Bảng 1.5 : Giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp 23 Bảng 1.6 : Dự án kêu gọi đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp 31 giai đoạn 2007- 2010 31 Bảng 1.7: Một số cơ quan XTĐT có mối quan hệ đối tác với cơ quan XTĐT thành phố Hải Phòng 34 Bảng 1.8: Hoạt động hợp tác giữa Hải Phòng với các địa phương 36 trong nước và trên thế giới (2007 – 2010) 36 Bảng 1.9 : Các triển lãm cơ quan XTĐT tham gia. 41 Bảng 1.10: Các đoàn xúc tiến do cơ quan XTĐT tự tổ chức, thực hiện 42 Bảng 1.11: Các đoàn XTĐT kết hợp với đoàn XT của Bộ Kế hoạch- Đầu tư 43 Bảng 1.12 : Các cuộc hội thảo XTĐT 44 Bảng 1.13: Các dự án đặc biệt kêu gọi đầu tư (Giai đoạn 2007- 2010) 46 Bảng 1.14: Các thông tin trong cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư tiềm năng 49 Bảng 1.15: Một số buổi thuyết trình tại các công ty 50 Bảng 1.16: Một số cuộc đối thoại với các doanh nghiệp FDI của cơ quan XTĐT thành phố Hải Phòng 52 Bảng 1.17: Các chuyến thăm thực địa trong các năm 2005- 2008 52 Bảng 1.18: Các dự án quan trọng của thành phố 53 Bảng 1.19: Các hoạt động giám sát và đánh giá của cơ quan XTĐT 56 thành phố Hải Phòng 56 Bảng 1.20: Tình hình thu hút vốn FDI 60 Bảng 1.21: Số dự án còn hiệu lực tính đến 9 tháng đầu năm 2009 62 Bảng 1.22: Kết quả thu hút FDI theo đối tác 65 Bảng 1.23: Kết quả thu hút vốn FDI theo phân ngành 67 Bảng 2.1: Nhu cầu vốn đầu tư 75 Bảng 2.2: Dự án kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ (Giai đoạn 2010- 2012) 76 Bảng2.3 : Các ngành và các quốc gia tiềm năng tương ứng 83 Bảng 2.4: Kế hoạch xúc tiến đầu tư 84 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XTĐT Xúc tiến đầu tư HEPIZA Ban quản lý các khu CN- khu chế xuất FDI Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ODA Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức NGO Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ VCCI Phòng công nghiệp Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới XK Xuất khẩu KT- XH Kinh tế- Xã hội TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Kinh Tế Đầu Tư – PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt, PGS.TS. Từ Quang Phương. Báo cáo tổng kết năm 2005, 2006, 2007, 2008 về tình hình thu hút vốn FDI trên địa bàn thành phố. Đề án XTĐT của thành phố (giai đoạn 2007- 2010). Báo cáo thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại thành phố Hải Phòng giai đoạn 2000- 2005, nhiệm vụ, giải pháp giai đoạn 2006- 2010 và đến 2020. Luật Đầu tư 2005. Kế hoạch XTĐT của thành phố Hải Phòng 2005, 2006, 2007, 2008. Các trang web: www.haiphong.gov.vn www.haiphongdpi.gov.vn Một số tài liệu tham khảo khác. PHỤ LỤC 1 Danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Hải Phòng đoạn 2007-2010 __________________________________________ Số TT Tên dự án Thông số kỹ thuật Tổng mức đầu tư (tr USD) Hình thức đầu tư 1 Khách sạn, Trung tâm hội nghị quốc tế tại khu đô thị mới Ngã 5 – Sân bay Cát Bi, hoặc Hồ Sen – Cầu Rào 2, hoặc Đồ Sơn, hoặc Cát Bà. Liên doanh (JVC) hoặc 100% vốn nước ngoài (FOC) 2 Xây dựng bệnh viện Quốc tế tại Ngã 5 – Sân bay Cát Bi JVC/ FOC 3 Đầu tư xây dựng lại khu II Đồ Sơn theo thiết kế đô thị du lịch, là khu nghỉ dưỡng, điểm tập kết tuyến du lịch biển Bắc Bộ 100 JVC 4 Cầu (hoặc đường ngầm) Đình Vũ – Cát Hải – Cát Bà BOT 5 Trường quốc tế JVC 6 Khu du lịch sinh thái rừng Thiên Văn – Kiến An 15 JVC 7 Công viên và bảo tàng nước Cát Bà JVC 8 Dự án bảo tồn và nâng cấp Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà kết hợp du lịch sinh thái. 15 JVC 9 Dự án kinh doanh vận tải khách du lịch tuyến Gia Luận (Cát Bà) - Tuần Châu (Hạ Long) 15 JVC 10 Tổ hợp du lịch vùng Lan Hạ 40 JVC 11 Đầu tư xây dựng khu nghỉ dưỡng khách sạn cao cấp tại Phù Long – Xuân Đám (Cát Hải) 30 JVC 12 Khu du lịch sinh thái núi Voi – An Lão. 10 JVC 13 Trung tâm thương mại, văn phòng, căn hộ cho thuê. JVC/FOC 14 Trung tâm hỗ trợ giới thiệu các sản phẩm làng nghề và quảng bá du lịch 3,5 JVC 15 Công viên siêu thị làng hoa Hải An 15 JVC 16 Khu du lịch rừng ngập mặn phía Nam quận Hải An 15 JVC 17 Hạ tầng kỹ thuật, nhà ga khu vực cầu Bính, sông Cấm quận Hồng bàng, huyện Thuỷ Nguyên, sông Lạch Tray 25 JVC 18 Sản xuất LAB 80.000 tấn/năm JVC/FOC 19 Sản xuất phôi thép 500.000 tấn/năm JVC/FOC 20 Chế tạo thiết bị nâng hạ JVC/FOC 21 Chế tạo động cơ thuỷ 500 cái/năm công suất 80-600 HP JVC/FOC 22 Đóng và sửa chữa tầu thuỷ Trên 10.000 DWT JVC 23 Chế tạo biến thế Trên 110 KV JVC/FOC 24 Sản xuất phụ liệu cho ngành may mặc, giầy dép JVC/FOC 25 Sản xuất Polyester JVC/FOC 26 Sản xuất vật liệu chống cháy, cách âm, cách nhiệt 120.000m3/năm JVC/FOC 27 Sản xuất bóng đèn 1.000.000 cái/năm JVC 28 Phát triển công nghệ phần mềm JVC/FOC 29 Phát triển du lịch; Xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao quy mô lớn; Xây dựng các khu vui chơi giải trí; Cải tạo các bãi tắm; Xây dựng cảng du lịch và các cơ sở phục vụ khác. JVC 30 Phát triển du lịch Cát Bà; Xây dựng cảng du lịch, các đội tàu du lịch; Xây dựng các khu nghỉ dưỡng và các cơ sở phục vụ khác. JVC 31 Đầu tư phát triển Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà nhằm phát triển du lịch sinh thái kết hợp với bảo tồn Khu dự trữ sinh quyển JVC 32 Khu du lịch sinh thái hồ Sông Giá - Thuỷ Nguyên 20 JVC 33 Khu du lịch sinh thái đảo Vũ Yên – Thuỷ Nguyên 15 JVC 34 Nhà máy sản xuất thép tấm cho đóng tàu 300.000 – 500.000 tấn JVC/FOC 35 Nhà máy đóng tàu vận tải cỡ lớn ³ 50 vạn tấn JVC/FOC 36 Nhà máy đóng tàu du lịch sông, biển ³ 300 khách/tàu JVC/FOC 37 Nhà máy cầu trục ³ 100 tấn/chiếc JVC/FOC 38 Nhà máy sản xuất vỏ container 20 và 40 feet JVC/FOC 39 Nhà máy sản xuất ô tô vận tải ³ 10 tấn/chiếc JVC/FOC 40 Nhà máy sản xuất thép kết cấu 300.000 tấn JVC/FOC 41 Nhà máy sản xuất thép đặc chủng chống ăn mòn trong môi trường biển 300.000 tấn JVC/FOC 42 Nhà máy sản xuất thép hình 200.000 tấn/năm JVC/FOC 43 Nhà máy sản xuất máy gia công áp lực JVC/FOC 44 Nhà máy sản xuất máy công cụ nhỏ và máy phục vụ sản xuất đồ gỗ JVC/FOC 45 Nhà máy sản xuất hộp số các loại JVC/FOC 46 Nhà máy sản xuất phân bón từ rác thải JVC/FOC 47 Nhà máy sản xuất sơn tàu biển và vật liệu bảo vệ 10.000 tấn/năm JVC/FOC 48 Nhà máy sản xuất khuôn mẫu JVC/FOC 49 Nhà máy sản xuất dây đai chất lượng cao JVC/FOC 50 Nhà máy sản xuất sản phẩm nhựa cao su kỹ thuật cao phục vụ công nghiệp JVC/FOC 51 Nhà máy sản xuất ván gỗ nhân tạo 10.000 m3/năm JVC/FOC 52 Nhà máy xản xuất đế giầy thể thao 5 triệu đôi/năm JVC/FOC 53 Nhà máy sản xuất vải giải da 3 – 5 triệu m2 JVC/FOC 54 Nhà máy sản xuất vải mành lót giầy JVC/FOC 55 Nhà máy sản xuất máy may cao cấp JVC/FOC 56 Nhà máy chế biến thức ăn chín JVC/FOC 57 Nhà máy sản xuất linh kiện vi mạch JVC/FOC 58 Nhà máy sản xuất pin dùng năng lượng mặt trời JVC/FOC 59 Nhà máy sản xuất sợi tổng hợp JVC/FOC 60 Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước quận Kiến An JVC/FOC 61 Dự án khu xử lý chất thải rắn khu vực phía Tây nam thành phố 500 – 700 m3/ngày JVC/FOC PHỤ LỤC 2 CHƯƠNG TRÌNH XÚC TIẾN ĐẦU TƯ SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2008 (Ban hành kèm theo Quyết định số 09 /QĐ-BKH ngày 15 tháng 3 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư) Số TT Hoạt động Thời gian thực hiện Kinh phí thực hiện (triệu VNĐ) Đơn vị chủ trì Đơn vị phối hợp Ghi chú I Tài liệu XTĐT 1.085 1 Dịch phim giới thiệu môi trường đầu tư tại Việt Nam ra các thứ tiếng Nhật, Trung, Hàn, Nga, Pháp và in đĩa T6 260 Cục ĐTNN (phòng XTĐT) Sử dụng phim đã quay trong năm 2007, dịch lời bình và thuê thuyết minh bằng các thứ tiếng khác 2 Duy trì trang web về ĐTNN Cả năm 200 Cục ĐTNN và các Trung tâm XTĐT Trung tâm thông tin Bộ Cập nhật dữ liệu, biên tập tin, dịch và chuyển sang tiếng Anh 3 Duy trì trang web KCN, KCX Cả năm 80 Vụ KCN, KCX 4 Rà soát, chỉnh sửa danh mục gọi vốn ĐTNN 1 số địa phương phía Nam T3 60 TT ĐTNN phía Nam 5 CD hướng dẫn đầu tư T1-2 40 TT ĐTNN phía Nam 6 Hoàn thiện chương trình, phần mềm tìm kiếm đối tác, dự án, hỗ trợ XTĐT T6 70 TT ĐTNN phía Nam 7 Sách giới thiệu và hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tư tại Việt Nam T9 150 Vụ Pháp chế Cục ĐTNN ghép với hoạt động xây dựng các văn bản pháp luật của Cục ĐTNN và in ra các thứ tiếng 8 Sách hướng dẫn các điều kiện đầu tư và kinh doanh quý II 225 Cục ĐTNN Vụ Pháp chế II Hoạt động XTĐT trong nước 1.390 1 Hội thảo XTĐTvào miền Trung T3,4 200 Trung tâm XTĐT miền Trung Các Sở KH&ĐT địa phương 2 Diễn đàn kinh tế Việt Nam lần thứ hai T4 200 Trung tâm XTĐT phía Bắc 3 Hội nghị thúc đẩy ĐTRNN tại 3 miền T8 200 Cục ĐTNN (Phòng THCS) Vụ PC, TĐ&GSĐT 4 Hỗ trợ xây dựng chương trình XTĐT cho 1 số tỉnh phía Nam T5 50 TT ĐTNN phía Nam 5 Họp định kỳ với các trung tâm XTĐT-TM-DL phía Nam T6 30 TT ĐTNN phía Nam 6 Hội thảo cấp vùng về XTĐT, hội nghị tổng kết hoạt động XTĐT cả năm 310 Cục ĐTNN (Các TT XTĐT) Các Trung tâm XTĐT các tỉnh 7 Đoàn công tác đi làm việc với các Sở KH&ĐT, Trung tâm XTĐT các địa phương trên địa bàn phía Bắc 50 TT XTĐT phía Bắc 8 Tuyên truyền pháp luật về đầu tư tại Miền Nam (tp HCM, BD, ĐN), miền Trung (ĐN, QN, NgAn...), Miền Bắc (HN, HP, VP, QN...) Cả năm 200 Vụ Pháp chế Cục ĐTNN, PTDN; QL KCN, TĐ & GSĐT; các Sở KHĐT và các BQL KCN 9 Hội nghị kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng khu đô thị T10,11,12 150 Vụ Kết cấu hạ tầng và đô thị Cục ĐTNN Bộ Xây dựng III Hoạt động XTĐT tại nước ngoài 4.062 1 Đoàn XTĐT Đài Loan Quý I (T2) 150 Cục ĐTNN (phòng XTĐT) Các đơn vị liên quan Theo chương trình hợp tác hàng năm giữa Cục ĐTNN và VP VHKT Đài Bắc 2 Đoàn XTĐT tại Hàn Quốc Quý I (T3) 803 Vụ KCN Vụ PC Theo chỉ đạo của LĐ Bộ tổ chức cho 3 tỉnh Bắc Trung Bộ, 1 đoàn của TTXTĐT phía Bắc chuyển sang CT XTĐT QG 3 Đoàn XTĐT tại Hy Lạp T4 250 Cục ĐTNN Bộ Ngoại giao Theo đề xuất của ĐSQ VN tại ý và Hy lạp 4 Đoàn XTĐT tại Italia T5 250 Cục ĐTNN Bộ Ngoại giao Theo đề xuất của ĐSQ VN tại ý và Hy lạp 5 Đoàn XTĐT tại Nga và Ucraina Quý II 1200 Cục ĐTNN Theo đề xuất của ĐSQ VN tại Nga và Ucraina 6 Đoàn XTĐT tại Trung Quốc 410 Vụ KCN 7 Khảo sát pháp luật đầu tư tại Các nước Đông Âu có nền kinh tế chuyển đổi gồm CH Séc, Ba Lan Trung Quốc Quý I+II 578 421 Vụ pháp chế Cục ĐTNN, PTDN; QL KCN, TĐ & GSĐT và một số đơn vị trong Bộ liên quan IV Hoạt động hợp tác quốc tế 520 1 Hợp tác với Hoa Kỳ (AmCham, US ASEAN Business Council...) Cả năm 100 Cục ĐTNN Các Vụ liên quan Đây là chương trình hợp tác nhằm tăng cường quan hệ hợp tác phục vụ mục tiêu xúc tiến đầu tư 2 Hợp tác với EuroCham Cả năm 100 Cục ĐTNN, TT ĐTNN p.Nam Các Vụ liên quan và Trung tâm ĐTNN phía Nam Tiếp tục thực hiện chương trình Asian Invest giai đoạn 2 với MYCCI, tìm kiếm đối tác để thực hiện dự án triển khai sáng kiến Việt Nhật 3 Hợp tác với EDB-Singapore 50 Cục ĐTNN 4 Hợp tác ASEAN T3/2008 270 Cục ĐTNN Các đơn vị liên quan tổ chức họp nhóm công tác lần thứ 4 và CCI V Hoạt động xúc tiến ODA 1.295 1 Duy trì trang Web ODA Cả năm 90 Vụ KTĐN 2 Hội nghị, tập huấn về ODA (3 hội thảo ở 3 miền) Quý II, III, IV 284 Vụ KTĐN 3 1 Hội thảo vận động ODA tại EU 921 Vụ KTĐN VI Trang thiết bị và các chi phí khác phục vụ XTĐT 1.020 1 Bổ sung trang thiết bị cho Cục ĐTNN, Vụ KTĐN, KCN, PC Quý II 500 Cục ĐTNN Văn phòng Bộ Máy ảnh, máy quay, máy in màu, màn chiếu, công cụ khác phục vụ XTĐT... 2 Bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm XTĐT miền Bắc Quý II 100 Trung tâm XTĐT miền Bắc Cục ĐTNN, Văn phòng Bộ 3 Bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm XTĐT miền Trung Quý II 100 Trung tâm XTĐT miền Trung Cục ĐTNN, Văn phòng Bộ 4 Bổ sung trang thiết bị cho Trung tâm ĐTNN phía Nam Quý II 100 Trung tâm ĐTNN phía Nam Cục ĐTNN, Văn phòng Bộ 5 Chi phí cải tạo, mua sắm thiét bị, phòng làm việc theo chương trình hợp tác với Hàn quốc (Invest Korea) cả năm 170 Trung tâm XTĐT miền Bắc 6 Bổ sung chi phí hỗ trợ XTĐT bao gồm xăng xe, văn phòng phẩm, điện thoại, fax, tiếp khách... Cả năm 50 Cục ĐTNN VII Hoạt động XTĐT nhằm thúc đẩy giải ngân (tổ chức các đoàn công tác liên ngành nhằm khảo sát, kiểm tra tình hình thực hiện dự án, làm việc với các địa phương) Cả năm 300 Cục ĐTNN, Phòng TH Các Bộ, ngành liên quan và các Vụ của Bộ KHĐT, các Trung tâm XTĐT Các dự án lớn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào trong năm, nên dự trù mới mang tính tương đối. VIII Kinh phí dự phòng 328 1 Kinh phí này được sử dụng cho các hoạt động bất thường và bù đắp cho phần thiếu hụt của các hoạt động nêu trên Cả năm 198 VD: Chi phí công tác của cán bộ tham gia hoạt động XTĐT được tài trợ bằng NSNN phân bổ cho các đơn vị khác hoặc các nguồn kinh phí khác Tổng cộng 10.000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31692.doc
Tài liệu liên quan