Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch hà - Hà tĩnh

Hoạt động ngân hàng theo luật các tổ chức tín dụng: là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. Như vậy, ngân hàng là tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, các hoạt động đều liên quan đến tiền tệ, tài chính như bao trùm vẫn có ba hoạt động lớn nhất đó là huy động vốn, thanh toán và ngân quỹ, tín dụng. Ngoài ra, còn có các hoạt động khác như là bảo hiểm, chứng khoán,. Mỗi hoạt động của ngân hàng có những vai trò và đặc trưng nhất định nhằm để thực hiện ba chức năng cơ bản là thanh toán, nhận gửi, và cho vay: Thứ nhất: Hoạt động huy động vốn đây là hoạt động quan trọng của bất kỳ một tổ chức tài chính nào. Các NHTM khi thành lập và bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh tiền tệ cần một nguồn vốn do chủ của ngân hàng bỏ ra gọi là vốn tự có, nó được huy động do các cổ đông tự nguyện góp vốn hoặc phát hành cổ phiếu ra công chúng. Nhưng để ngân hàng tồn tại, phát triển, tiến hành cung cấp các dịch vụ cho khách hàng vốn tự có cũng chưa đủ mà cần ngân hàng phải huy động từ bên ngoài bằng vay từ bên ngoài như nhận tiền gửi, đi vay các tổ chức tín dụng khác hoặc ngân hàng trung ương (NHTW) và trên thị trường, các khoản này NHTM phải có nghĩa vụ thanh toán cả gốc và lãi trong khoảng thời gian nhất định gọi là nguồn vốn nợ. Trong bảng cân đối tài sản của ngân hàng, nguồn vốn nợ này chiếm tỷ trọng khoảng trên 70% nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng.

doc74 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thạch hà - Hà tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ản lý coi trọng việc chấp hành chế độ thể lệ cho vay và những quy chế phòng ngừa rủi ro cho các khoản vay lớn. Qua kiểm tra, kiểm soát phát hiện ra những khe hở trong quá trình chỉ đạo cho vay và để kịp thời bổ sung và chỉnh sửa. Thực hiện tốt việc kiểm soát nội bộ sẽ góp phần làm tăng chất lượng các hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lượng công tác cho vay nói riêng. Sáu là: Trang thiết bị phục vụ hoạt động cho vay. Ngân hàng trang bị đầy đủ các thiết bị tiên tiến, phù hợp với khả năng tài chính, phạm vi quy mô hoạt động sẽ giúp ngân hàng phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về các mặt dịch vụ và chi phí mà cả hai bên cùng chấp nhận. Mặt khác giúp cho các cấp quản lý ngân hàng kịp thời nắm bắt được hoạt động cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn để có kế hoạch điều chỉnh kịp thời so với thực tế, nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Như vậy trang thiết bị cũng là một nhân tố không thể thiếu được để không ngừng cải tiến công tác cho vay, nâng cao chất lượng sử dụng vốn. Tóm lại: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thì hoạt động cho vay là chủ yếu, có ý nghĩa quan trọng nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Do vậy dù bất cứ nơi nào trong bối cảnh nào thì yêu cầu cơ bản của công tác cho vay vẫn là “ hiện thực, khả thi và chất lượng”. Trong đó việc đảm bảo vốn vay cả gốc và lãi là vấn đề then chốt được đặt ra trong suốt quá trình tín dụng. Chương một là phần luận tạo cơ sở tiền đề cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, chất lượng tín dụng được nâng cao. Nó là cơ sở pháp lý, là nền tảng lý luận mà bất cứ ngân hàng nào cũng phải tuân thủ để nâng cao hiệu quả công tác cho vay. Tuy nhiên chỉ có lý luận không thì chưa đủ mà phải đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tại ngân hàng thì mới có thể đưa ra giải pháp tối ưu phù hợp với ngân hàng đó. CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT CỦA HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP & PTNT HUYỆN THẠCH HÁ - HÀ TĨNH 2.1 Khái quát về hoạt động của chi nhánh NHN0 Thạch Hà – Hà Tĩnh 2.1.1 Quá trình hình thành, phát triển và chức năng nhiệm vụ chi nhánh NHN0 huyện Thạch Hà Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK) được thành lập theo quyết định số 400/CP của Chủ tịch hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng chính phủ ngày 1/07/1988. Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Huyện Thạch Hà là một chi nhánh ngân hàng cấp hai trực thuộc quản lý của Chi nhánh Ngân Hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Hà Tĩnh.. Năm 1991, tỉnh Hà Tĩnh chính thức tách khỏi Nghệ Tĩnh thành lập tỉnh, trên cơ sở sát nhập của 12 chi nhánh ngân hàng huyện và 1 thị xã Hà tĩnh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà tĩnh được thành lập. Trong đó, chi nhánh NHN0 Thạch Hà là một chi nhánh được thành lập trên cơ sở chuyển từ một chi nhánh ngân hàng nhà nước sang ngân hàng thường mại nhà nước. Theo quyết định số 169/QĐ/HĐQT của hội đồng quản trị NHNN&PTNT VN về Quy chế tổ chức và hoạt động của Chi nhánh NHNo&PTNT Việt Nam tháng 09/2000. Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thạch Hà là một chi nhánh thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của một chi nhánh ngân hàng cấp hai do chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh giao cho. Với chức năng đã được quy định tại điều 2, cụ thể như sau: - Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn theo phân cấp của Ngân hàng Nông nghiệp; - Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm tra, kiểm toán nội bộ theo uỷ quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp; - Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao và lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp. Nhiệm vụ của chi nhánh NHN0&PTNT Thạch Hà đã được quy định cụ thể tại điều 9 của QĐ 169. Bên cạnh, phải thực hiện hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay, hoạt động chuyển tiền, thanh toán, ngân quỹ và các hoạt động khác. Chi nhánh còn có nhiệm vụ là quản lý hai chi nhánh ngân hàng cấp 3 (Ngân hàng nông nghiệp Ba Giang và Thạch khê). Kết quả là trong những năm qua đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, và đã đưa các dịch vụ tài chính ngân hàng đi vào cuộc sống của nhân dân trên địa bàn hơn. Hà tĩnh là một tỉnh nghèo, mới được tái lập được hơn 15 năm, lại là một tỉnh thường xuyên hứng chịu nhiều trận lũ bão lớn đổ bộ vào địa bàn. NHN0 Thạch Hà là ngân hàng mà hoạt động cho vay phần lớn là nông nghiệp. Do đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gặp không ít khó khăn . Đứng trước tình hình đó, những năm qua tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên NHNN&PTNT Hà tỉnh đã không ngừng đổi mới, cải cách cơ cấu tổ chức, đầu tư hiện đại hoá trang thiết bị cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại, mở rộng mạng lưới văn phòng giao dịch cấp ba xuống liên xã. Và đã không ngừng nâng cao chất lượng, phong cách phục vụ đối với khách hàng. Đặc biệt, những năm qua các nhân viên trong toàn chi nhánh đã xây dựng được một tập thể đoàn kết và giúp nhau qua vượt khó trong hoạt động công việc, đây là một điều đáng quý trong bối cảnh Việt nam đã hội nhập vào WTO. Đáp lại những nỗ lực trên, trong những năm qua chi nhánh Ngân hàng nông ngiệp Thạch Hà luôn là một trong những đơn vị đứng đầu trong toàn hệ thống các chi nhánh cấp hai của NHNN&PTNT Hà Tĩnh , là một đợn vị nhiều năm liền đựơc tỉnh tặng bằng khen là đơn vị anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Hiện nay NHNNTH có 35 cán bộ nhân viên, độ tuổi trung bình là 41 tuổi 100% đều là đoàn viên của công đoàn NHN0 Thạch Hà, những năm qua ngân hàng đã phát huy có hiệu quả sức mạnh tập thể. Cụ thể: - Số cán bộ có trình độ đại học 13 ,chiếm 37% - Số cán bộ đang theo học đại học là 2, chiếm 6% - Số có cán bộ trình độ trung cấp là 19, chiếm 54% - Số có cán bộ trình độ sơ cấp là 1, chiếm 3% Cơ cấu bộ máy hiện tại gồm: - Ban giám đốc có 2 người - Trưởng phong ban nghiệp vụ có 3 người - Giám đốc chinh nhánh cấp ba có 2 người Đã được tổ chức và phân trách nhiệm đến từng cán bộ rõ ràng 2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHN0 Thạch Hà 2005 – 2007 2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn Huy động vốn là hoạt động tạo nguồn vốn cho NHTM, đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động của mỗi ngân hàng. Trong tổng nguồn vốn kinh doanh, nguồn vốn do chủ của ngân hang bỏ ra chiếm tỷ trọng nhỏ còn nguồn vốn do huy động từ bên ngoài lại được coi là chủ yếu của ngân hàng là tài nguyên chính của ngân hàng. Cho nên chất lượng và số lượng của nó sẽ ảnh hưởng một phần tới chất lượng và quy mô các hoạt động đầu tư, tín dụng của ngân hàng. Hiện nay, ở bất kỳ một NHTM nào cũng đều coi hoạt động huy động vốn là một nhiệm vụ quan trọng. Vì thế, những năm qua ở chi nhánh NHN0 Thạch Hà huy động vốn luôn được tiến hành thường xuyên, liên tục dưới nhiều hình thức và đã đạt được nhiều kết quả tốt. Được thể hiện qua bảng kết quả hoạt động huy động vốn năm 2005 – 2007 của chi nhánh. Tổng nguồn vốn huy động được (không bao gồm vốn điều chuyển) có sự gia tăng tốt, trung bình mức tăng hàng năm là 16.5 % với hơn 33 tỷ đồng trong khoản từ năm 2005 đến năm 2007. Trong đó nguồn tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn trung bình là 65% trong tổng tiền gửi của chi nhánh và gia tăng mạnh hàng năm. Nguồn tiền gửi thanh toán của các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức tăng mạnh nhất là tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng nội tệ trung bình tăng 62% năm và ngoại tệ là 24.5 % năm. Mặc dù, nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng có tỷ trọng giảm vào năm 2006 và tăng lên năm 2007 nhưng vẫn dữ ở mức cao trung bình là hơn 40 % trong tổng nguồn tiền gửi huy động được. Tiền gửi tiết kiệm bằng nộ tệ tăng lên vào năm 2007 là thu nhập của người dân tăng, ngân hàng đã tăng lãi suất cao hơn các năm trước và đã thực nhiều chương trình khuyến mãi lớn đôi với tăng các hình thức quảng cáo nhằm thu hút khách hàng đến với chi nhánh nhiều hơn. Bảng 2.1 Kết quả hoạt động huy động vốn 2005 – 2007 Đơn vị tính: triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng (%) 2007 Mức tăng (%) Tổng vốn huy động (không bao gồm vốn điều chuyển) 93,029 107,934 16% 126,703 17% I. TIỀN GỬI NỘI TỆ 67,948 76,019 12% 89,951 18% 1. Tiền gửi không kỳ hạn 1523 2107 38% 3948 87% 2. Tiền gửi dưới 12 tháng 24230 28027 16% 30377 8% 3. Tiền gửi trên 12 tháng 39231 42527 8% 52629 24% 4. tiền gửi góp 2964 3358 13% 2997 -11% II. TIỀN GỬI NGOẠI TỆ(USD) 5023 6079 21% 7746 27% Tiền gửi ngoại tệ = USD 5023 6079 21% 7746 27% III. TIỀN GỬI CỦA TCTD 196 206 5% 8564 40,57% IV. TIỀN GỬI CỦA KHO BẠC 19862 25630 29% 20442 -20% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 2.1.3.2 Hoạt động cho vay Cho vay là một hoạt động lớn, quan trọng, mang lại thu nhập lớn nhất và cũng tiền ẩn nhiều rũi ro nhất cho các NHTM. Cũng như các ngân hàng khác ở chi nhánh NHN0 Thạch Hà cho vay vẫn là hoạt động trọng tậm trong việc sử dụng nguồn vốn để kinh doanh. So với hoạt động huy động nguồn tiền gửi từ công chúng, hoạt động cho vay luôn vượt tổng số vốn huy động từ bên ngoài hơn 60%. Đặc biệt doanh số cho vay năm 2007 là 258,9 tỷ đồng như huy động vốn từ bên ngoài là 126 tỷ đồng. Cho vay hoạt động sản suất có giảm nhẹ vẫn chiếm tỷ trọng lớn trung bình là hơn 90% doanh số cho vay mặc dù doanh số cho vay khác như mua bất động sản, ngoại tệ tăng mạnh vào năm 2007. Dư nợ cho vay cũng có sự thay đổi nhẹ, dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm và dư nợ trung và dài hạn lại tăng. Nợ quá hạn ở mức tương đối thấp và giảm nhẹ hàng năm. Trong tổng dư nợ, dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm một tỷ trọng lớn, trung bình là 95% có xu hướng giảm nhẹ. Trong khi dư nợ cho vay các công ty CP, TNHH và HTX lại tăng lên nhưng vẫn ở mức khiêm tốn. Kết quả này được thể hiện rõ qua bảng kết quả hoạt động cho vay sau đây: Bảng 2.2 Kết quả hoạt động cho vay của chi nhánh 2005 -2007 Đơn vị tính: triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 tỷ trọng (%) 2006 tỷ trọng (%) 2007 tỷ trọng (%) I. Doanh số cho vay 168.775 184.520 258.945 - Cho vay nông nghiệp 101969 60.4% 111808 60.6% 159032 61.4% - Cho vay thương mại - dịch vụ 37436 22.1% 40038 21.6% 42399 16.3% - Cho vay thuỷ sản 20295 12% 22500 12.2% 26870 10.3% - Cho vay khác 9075 6% 10174 5% 30644 12% II. Tổng dư nợ 117.697 136.581 172.303 - Dư nợ ngắn hạn 52.335 44,4% 57.688 42,2% 72.206 41,8% - Dư nợ trung và dài hạn 46822 39,7% 53543 39,2% 74578 43,2% - Dư nợ vốn uỷ thác 18540 14,7% 25350 17,1% 25519 13,8% Nợ quá hạn 1648 1.4% 1.857,50 1,36% 1.740 1,01% III. Dư nợ phân theo thành phần kinh tế 117.697 136.581 172.303 - Doanh nghiệp NN - - - - Công ty CP, TNHH 2.500 4.500 8.414 - HTX 500 1820 1500 - Hộ sản xuất 114.677 97.4% 130.261 95.3% 162.389 94.2% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 2.2 Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh NHN0 Thạch Hà 2.2.1 Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh ngân hàng Là một chi nhánh cấp hai đóng trên địa bàn huyện Thạch Hà có mật độ dân số tương đối cao, có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp, thượng mại - dịch vụ như sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Những năm gần đây nhu cầu vốn cho sản xuất phát triển kinh tế trên địa bàn huyện ngày một tăng cao. Cùng với cơ chế chính sách pháp luật của Chính phủ và NHNN Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng ngày một thông thoáng hơn. Đặc biệt, thông tư 03 hướng dẫn việc cho vay không bảo đảm bằng tài sản thế chấp tháng 2 năm 2003 của NHNN đã cho phép chi nhánh NHN0 Thạch Hà được cho các hộ sản xuất vay không có tài sản bảo đảm với mức tối đa lên 30 triệu đồng thay cho mức 10 triệu đồng trước đây. Chính vì thế mà hoạt động cho vay của chi nhánh NHN0 Thạch Hà được mở rộng hơn về quy mô, được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.3 Kết quả hoạt động cho vay hộ sản xuất Đơn vị tính: triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 DSCV trong kỳ DNCV cuối kỳ DSTN DSCV trong kỳ DNCV cuối kỳ DSTN DSCV trong kỳ DNCV cuối kỳ DSTN Tổng số tiền 145231 114.677 141500 177256 130.261 161672 235890 162.389 203762 - Ngắn hạn 84510 67890 79820 98430 71286 87034 128506 77680 109950 Tỷ trọng 58.2% 59.3% 56.4% 55.6% 54.8% 53.8% 54.4% 48.8% 54% - Trung và dài hạn 60721 46787 61680 78826 58975 74638 107384 84709 93812 Tỷ trọng 41.8% 40.7% 43.6% 44.4% 45.2% 46.2% 45.6% 52.2% 46% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 a. Doanh số cho vay Doanh số cho vay hộ sản xuất có sự gia tăng nhanh, tăng 90.6 tỷ đồng trong vòng ba năm từ 145.2 tỷ đồng năm 2005 lên 235.8 tỷ đồng năm 2007. Trung bình tốc độ tăng hàng năm là hơn 20%/ năm. Doanh số cho vay hộ sản xuất trong kỳ chiếm một tỷ trọng lớn, trung binh là 90% so với tổng doanh số cho vay hàng năm của chi nhánh. Tăng nhanh năm 2006 từ mức chỉ chiếm 86% năm 2005 lên 96% năm 2006 và giảm nhẹ xuống 91% vào năm 2007 so với tổng doanh số cho vay. Cơ cấu cho vay hộ sản xuất có sự thay đổi nhẹ, cho vay ngắn hạn giảm dần từ 58.2% năm 2005 xuống 54.4% năm 2007, cho vay trung và dài hạn có xu hướng tăng lên nhưng cho vay ngắn hạn vẫn lớn hơn. Điều này là hợp lý khi hộ sản xuất xin vay chủ yếu là trang trải các chi phí sản xuất nông nghiệp, như mua phân bón, vật nuôi, giống cây trồng có chu kỳ sinh trưởng tương đối ngắn lại chiếm phần lớn. Còn vay trung và dài hạn chủ yếu là mua máy nông nghiệp, xe và vật liệu xây dựng chuồng trại và các trang trại chăn nuôi, phát triển kinh tế rừng ngày càng một tăng lên. Hình thức cho vay qua các tổ vay vốn đã ngày càng được mở rộng hơn và cho vay qua mạng lưới tổ vay vốn cơ sở luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay hàng năm. Trung bình là 78% tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Và mạng lưới các tổ vay vốn cơ sở của chi nhánh đã được hoàn thiện, ổn định hoạt động, số các tổ mới được thành lập trong 3 năm gần đây chỉ có 8 tổ. Mức cho vay trung bình qua từng tổ có sự tăng mạnh, tăng từ mức 658 triệu năm 2005 lên mức 1.19 tỷ đồng vào năm 2007. Trái ngược là cho vay trực tiếp có xu hướng thay đổi theo hướng giảm dần tỷ trọng, từ 28% năm 2005 xuống còn 16% năm 2007. Điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.4 Kết quả doanh số cho vay qua tổ vay vốn năm 2005 – 2007 Đợn vị tính: triệu đồng,% Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng (%) 2007 Mức tăng (%) 1. Tổng doanh số cho vay 145231 177256 22% 235890 33% 1.1 Doanh số cho vay gián tiếp qua mạng lưới tổ vay vốn 104566 140200 34% 199327 42% Tỷ trọng (%) 72% 79% 84% 1.2 Doanh số cho vay trực tiếp 40665 33679 -17% 36563 9% Tỷ trọng (%) 28% 21% 16% 2. Số tổ 159 163 3% 167 2% Trung bình doanh số cho vay qua từng tổ 658 860 31% 1194 39% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 b. Dư nợ cho vay hộ sản xuất Cùng với doanh số tăng, dư nợ cho vay hộ sản xuất cũng có sự gia tăng hơn 48 tỷ đồng, từ 114 tỷ lên 162 tỷ vào năm 2007. Tuy mức tăng có thấp hơn mức tăng của doanh số nhưng dư nợ hộ sản xuất luôn chiếm chủ yếu trong tổng dư nợ hàng năm của chi nhánh. Cơ cấu dư nợ có xu hướng thay đổi tăng dư nợ trung và dài hạn, giảm dư nợ ngắn hạn. Nhất là vào cuối năm 2007 dư nợ cho vay trung và dài hạn chiếm 52.2 % trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất và 49.2% so với tổng dư nợ cho vay, thể hiện rõ ở bảng 2.3. Trong năm qua do chủ trương của Chính phủ là cấm hoạt động của các phương tiện như xe công nông, xe tự chế nên nhu cầu vay vốn mua các phương tiện vận tải mới của các hộ tăng lên. Cùng với chính sách của ngân hàng tạo thuận lợi cho các hộ hơn trong việc xin vay thế chấp bằng xe mua đã làm cho dư nợ trung và dài hạn tăng lên. Dư nợ cho vay qua các tổ vay vốn vẫn chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Mức tăng trung bình hàng năm là 33.5% lớn hơn mức tăng tổng dư nợ hàng năm 19.5%. Dư nợ cho vay qua các tổ tăng lên làm cho mức dư nợ trung bình từng tổ cũng tăng lên gần gấp đôi, từ mức 494 triệu đồng năm 2005 lên 839 triệu đồng năm 2007. Chính sự thay đổi này đã cho dư nợ cho vay trực tiếp giảm mạnh, từ 36,123 tỷ năm 2005 xuống còn 22,3 tỷ đồng vào năm 2007, thể hiện cụ thể qua bảng 2.5. Việc thay đổi này sẽ tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc giảm các chi phí, thời gian trong việc thu lãi và giám sát khoản vay nhờ mạng lưới các tổ ở cơ sở. Mặt khác, tạo thuận lợi cho ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng và cho hộ sản xuất vay vốn được nhiều hơn, nhất là ở các xã các xa trụ sở chi nhánh ngân hàng. Bảng 2.5 Dư nợ cho vay hộ sản xuất theo hình thức cho vay Đơn vị tính: triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng (%) 2007 Mức tăng (%) 1. Tổng dư nợ 114677 130261 14% 162389 25% 1.1 Dư nợ của các tổ vay vốn 78554 97696 24% 140142 43% - Tỷ trọng 68.5% 75% 86.3% 1.2 Dự nợ cho vay trực tiếp 36123 32565 -10% 22247 -32% - Tỷ trọng 31.5% 25% 13.7% 2 Số tổ 159 163 3% 167 2% Mức dư nợ trung bình tổ 494 599 21% 839 40% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 Bên cạnh doanh số cho vay và dư nợ cho vay có sự thay đổi theo xu hướng tăng lên, doanh số thu nợ cũng thay đổi theo xu hướng đó. Như cơ cấu lại ít có sự thay đổi hơn, thu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng hơn một nữa còn thu nợ trung và dài hạn có tăng nhẹ vào năm 2006 từ 43.6 % lên 46.2% lại giảm nhẹ vào năm 2007, thể hiện rõ qua bảng 2.3. Sự thay đổi này phù hợp với dư nợ và doanh số cho vay trung và dài hạn của chi nhánh đang có xu hướng tăng lên. Chính vì thế đã làm cho chất lượng cho vay hộ sản xuất cũng có nhiều thay đổi. 2.2.2 Thực trạng chất lượng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng a. Nợ quá hạn Thông qua nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn sẽ cho ta thấy được phần lớn chất lượng của các khoản và chất lượng hoạt động cho vay của mỗi ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ quá hạn của khoản cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHN0 Thạch Hà là tương đối thấp và có xu hướng giảm dần từ 2.1% năm 2005 xuống còn 1.3% năm 2007. Theo tiêu chuẩn tỷ lệ này < 2% được coi là tổt và được chấm điểm chất lượng tín dụng ở mức điểm cao nhất khi xếp loại ngân hàng. Điều này cho thấy chất lượng khoản cho vay hộ sản xuất của chi nhánh có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực hơn. Nhất là năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn đã giảm nhanh chóng xuống từ 1.94% năm 2006 còn 1.3% năm 2007 tương đương giảm 32% so với nợ quá hạn năm 2006. Điều này thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.6 Dư nợ quá hạn phân loại theo thời gian Đơn vị tính: Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng (%) 2007 Mức tăng (%) I.Tổng dư nợ HSX Theo thời gian 114677 130261 14% 162389 25% 1 Ngắn hạn 67890 71286 5% 77680 9% - Dư nợ quá hạn 1980 1860 -6% 1828 -2% - Tỷ lệ nợ quá hạn 2.92% 2.61% 2.35% 2 Trung và dài hạn 46787 58975 26% 84709 44% - Dư nợ quá hạn 520 678 30% 291 -57% - Tỷ lệ nợ quá hạn 1.11% 1.15% 0.35% 3 Tổng dư nợ quá hạn 2500 2538 2119 - Tổng tỷ lệ nợ quá hạn 2.10% 1.94% -7.6% 1.3% -32.9% - Tỷ lệ nợ xấu 0.7% 0.5% 0.3% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 Qua bảng 2.6 ta thấy được, tuy nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn có sự giảm xuống nhưng cơ cấu dư nợ quá hạn vẫn chưa tốt. Nhất là các khoản cho vay ngắn hạn có tỷ lệ nợ quá hạn đang ở mức cao, tỷ lệ này hàng năm thường lớn hơn 2% so với tiêu chuẩn. Cụ thể năm 2005 là 2.92%, năm 2006 ở mức 2.61% và năm 2007 có giảm nhưng vẫn ở mức 2.35 %. Tỷ lệ nợ quá hạn này lại thay đổi rất chậm chỉ giảm được 19% từ 2.92% xuống còn 2.35% năm. Mặt khác, trong cơ cấu dư nợ cho vay của hộ sản xuất cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng hơn một nữa tổng dư nợ đã cho vay hộ sản xuất hàng năm của chi nhánh. Và tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh lại tập trung chủ yếu là các khoản cho vay ngắn hạn. Cụ thể trong 2.1% nợ quá hạn năm 2005 tương đương 2,5 tỷ có 1.98 tỷ là của khoản cho vay ngắn hạn và trong 2.119 tỷ đồng nợ quá hạn năm 2007 có 1.828 tỷ là của ngắn hạn tương đương chiếm 86% trong tổng dư nợ quá hạn. Cơ cấu tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất lại thay đổi theo hướng tăng nợ quá hạn của các khoản vay ngắn hạn, thể hiện qua bảng 2.7. Trong khi các khoản vay trung và dài hạn có tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp và giảm dần cùng với tỷ trọng các khoản cho vay trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên. Chính điều này đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn cho vay của ngân hàng giảm xuống từ hơn 2% năm 2005 còn 1.3% năm 2007. Bảng 2.7 Cơ cấu nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất năm 2005 – 2007 Đơn vị tính: % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Nợ quá hạn ngắn hạn 79.2 73.2 86.2 Nợ quá hạn trung và dài hạn 20.8 26.8 13.7 - Tổng cộng 100 100 100 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 Chi nhánh NHN0 Thạch Hà đóng trên địa bàn huyện mà sản xuất nông nghiệp luôn là chủ yếu. Nên cho vay hộ sản xuất để sản xuất nông – lâm nghiệp vấn là phần đông. Nhờ cơ chế chính sách cho vay ngày được thông thoáng hơn đã tạo thuận lợi cho các hộ sản xuất nông nghiệp được vay nhiều hơn. Do đó, dư nợ cho vay để sản xuất nông – lâm nghiệp có lệ cao hơn so vay sản xuất thủ công nghiệp, nuôi trồng thuỷ hải sản Cùng với đó dư nợ quá hạn đối với các khoản vay này vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nợ quá hạn, có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2006 và giảm vào năm 2007. Các khoản vay để sản xuất thủ công nghiệp, thuỷ sản có dư nợ quá hạn ở mức thấp và có xu hướng giảm nhanh hơn các khoản vay sản xuất nông nghiệp, thể hiên rõ qua bảng 2.8. Điều này cho thấy chất lượng các khoản vay đang được cải thiệt tốt hơn, nhất là các khoản vay cho sản xuất thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Bảng 2.8 Dư nợ theo đối tượng vay vốn Đơn vị tính: Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng (%) 2007 Mức tăng (%) I. Dư nợ theo lĩnh vực sản xuất 114.677 130.261 14% 162.389 25% 1 Nông – lâm nghiệp 74540 80110 7% 95536 19% - Nợ quá hạn 1432 1550 8% 1350 -13% 2 Thuỷ sản 25228 30611 21% 44819 46% - Nợ quá hạn 858 570 -34% 630 11% 3 Tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ 14908 20190 35% 26956 34% - Nợ quá hạn 210 180 -14% 80 -56% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 Trong hoạt động cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện Thạch Hà của chi nhánh, ngày càng được mở rộng là nhờ mạng lưới các tổ vay vốn ở các thôn xã tổ chức hoạt động chặt chẻ và hoàn thiện hơn. Vì vậy, trong hoạt động cho vay có sự tham gia của các trung gian có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Dư nợ cho trung bình các tổ và các hộ tăng lên nhanh từ 15.4 triệu đồng/ 1 hộ trong năm 2005 tăng lên 26.5 triệu đồng vào cuối năm 2007. Trong khi tỷ lệ nợ quá hạn có xu hướng giảm rất nhanh chóng từ mức 2.05 % năm 2005 xuống còn 1.12 % năm 2007, cụ thể qua bảng 2.9. Cho thấy chất lượng đã được cải thiện ngày một tốt hơn. Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay gián tiếp Đơn vị tính: Triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng (%) 2007 Mức tăng (%) 1. Số tổ 159 163 3% 167 2% 2. Số thành viên tổ 5088 5200 2% 5296 2% 3. Số tiền cho vay qua tổ 104566 140200 34% 199327 42% 4. Dư nợ cuối kỳ 78554 97696 24% 140142 43% 5. Trung bình dư nợ mỗi hộ 15.4 18.8 22% 26.5 41% Trong đó: tỷ lệ nợ quá hạn 2.05% 1.89% -8% 1.12% -41% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 b. Tỷ lệ nợ khó đòi Những năm qua dư nợ quá hạn của chi nhánh có xu hướng giảm dần trong tương lai, tỷ lệ nợ khó đòi của của chi nhánh hầu như ở mức rất thấp trung bình hàng năm là dưới 0.5%. Tuy nhiên, cho vay sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm phấn lớn trong khi các điều kiện thời tiết lại không thuận lợi như bão, lốc xoáy, lũ lụt và giá lạnh kéo dài năm qua diễn ra nhiều hơn. Cùng với các loại dịch bệnh trên các vật nuôi như lợn tai xanh, long móng lở mồng ở trâu bò đang diễn biến phức tạp và đã gây nhiều thiệt hại cho hộ sản xuất, có nhiều hộ bị tiệu huỷ cả đàn lợn do vay vốn ngân hàng mà có giờ đang rơi vào tình trạng không trả nợ đang gia tăng. Bên cạnh đó nền kinh tế thế giới đang trên đà suy giảm do lạm phát tăng cao và giá cả các nguyên vật liệu, phân bón, thức ăn chăn nuôi tăng cao làm cho hiệu quả sản xuất của các hộ kém đi.Chính những điều này, có thể làm tăng tỷ lệ nợ xấu ngày một nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động và cho vay của chi nhánh ngân hàng nên cần phải nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất trong năm nay. c, Vòng quay vốn tín dụng Qua bảng 2.10, ta có nhận xét là vòng qua vốn tín dụng của chi nhánh ở mức thấp và tăng chậm. Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh là nhỏ hơn 2 cụ thể năm 2007 chỉ đạt 1.61 tăng 10% so với nay 2005, chỉ tiêu này nhỏ hơn nhiều so với các ngân hàng khác. Tuy chỉ tiêu nay thực sự phản ánh tốt cho các khoản vay ngắn hạn khi đó chỉ tiêu này càng cao cho thấy tốc đô chu chuyển vốn cho vay của ngân hàng trong 1năm, còn các khoản vay trung và dài hạn ít có ý nghĩa hơn. Mà thường đánh giá hiệu quả cho vay qua chỉ tiêu hệ số sinh lời bình quân trên 1 đồng vốn cho vay. Bảng 2.11 Vòng quay vốn tín dụng Đơn vị tính: lần Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng (%) 2007 Mức tăng (%) 1, Dư nợ cho vay HSX bình quân 106689 122469 15% 146325 19% 2, Doanh số thu nợ trong kỳ 145231 177256 22% 235890 33% 3, Vòng quay vốn tín dụng 1.36 1.47 8% 1.61 10% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 d, Hệ số sinh lời bình quân của đồng vốn cho vay Tổng tiền lãi thu về hàng năm va mức tăng hàng năm tương đối cao, tăng cao hơn mức tăng dư nợ cho vay bình quân hàng năm. Cụ thể là năm 2007 so với năm 2006 dư nợ bình quân 19% từ 122 tỷ đồng lên 146 tỷ đồng, còn tổng tiền lãi thu được trong năm tăng từ 22.3 tỷ lên 27.2 tỷ tương đương tăng 22%. Hệ số sinh lời ở mức tương đối cao trung bình hàng năm trên 17.5%/năm và có xu hướng tăng nhẹ. Được thể hiện rõ qua bảng sau: Bảng 2.12 Hệ số sinh lời bình quân cho vay Đơn vị tính: %, triệu đồng, % Năm Chỉ tiêu 2005 2006 Mức tăng (%) 2007 Mức tăng (%) 1, Doanh số cho vay trong kỳ 145231 177256 22% 235890 33% 2, Dư nợ bình quân 106689 122469 15% 146325 19% 3, Tổng lãi thu trong kỳ 18746 22391 19% 27292 22% 4, Hệ số sinh lời 17.5% 18.3% 5% 18.7% 2% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 Trên đây là thực trạng chất lượng các khoản cho vay hộ sản xuất của chi nhánh NHN0 Thạch Hà được phản ánh qua các tiêu chí như dư nợ cho vay, nợ quá hạn, tỷ lệ dư nợ quá hạn, nợ khó đòi, vòng quay vốn tín dụng và hệ số sinh lời bình quân của hoạt động cho vay hàng năm. Bên cạnh các tiêu chí này, chất lượng hoạt động cho vay chịu nhiều nhân tốt khác nhau tác động có những nhân tố khó có thể đánh giá được bằng số. Qua thực trạng đó ta có thể đưa ra được một số đánh giá chất lượng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh NHN0 Thạch Hà trong các năm 2005, 2006 và 2007 duới đây. 2.3 Đánh giá chất lượng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh ngân hàng 2.3.1 Kết quả đạt được và nguyên nhân Hoạt động cho vay của chi nhánh NHN0 Thạch Hà trong ba năm qua đã đạt được nhiều thay đổi tích cực hơn như doanh số cho vay hàng năm, dư nợ cho vay và doanh số thu nợ đều tăng nhanh. Đặc biệt là năm 2007 hoạt động cho vay toàn chi nhánh đã vượt nhiều so với kế hoạch đề ra. Tăng cao nhất là doanh số cho vay, tăng hơn 39% so với kế hoạch đặt ra, thể hiện qua bảng 2.13 sau: Bảng 2.13 Kết quả cho vay năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu Kết quả đạt được Kế hoạch đặt ra Mức tăng (% DSCV DSTN DNCV cuối kỳ DSCV DSTN DNCV cuối kỳ DSCV DSTN DNCV I. Tổng cộng 235890 162389 203762 169840 141278 158934 39% 15% 28% 1 Ngắn hạn 128506 77680 109950 95737 52512 98405 34% 48% 12% - Tỷ trọng 54.40% 48.80% 54% 56% 37% 62% -3% 31% -13% 2 Trung và dài hạn 107384 84709 93812 87088 64718 73503 23% 31% 28% - Tỷ trọng 45.60% 52.20% 46% 51% 46% 46% -11% 14% -1% 3 Tỷ lệ nợ quá hạn 1.3% 1.8% -28% Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 - 2007 Đạt được kết quả trên là do trong năm 2007 nền kinh tế cả nước và toàn huyện đạt mức tăng trưởng cao đã tạo nhiều cơ hội làm ăn cho các hộ sản xuất mạnh dạ đầu tư vào sản xuất hơn. Quy trình cho vay, thẩm định vay vốn được đổi mới nên nhanh chóng hơn, tốn ít thời gian và chi phí hơn đã tạo thuận lợi cho các hộ khi vay vốn ngân hàng. Do giá cả những tháng cuối năm tăng cao dẫn đến tổng chi phí cho sản xuất tăng lên đã dẫn đến nhu cầu vốn vay từ ngân hàng tăng lên nhanh chóng làm cho hoạt động cho vay của chi nhánh trong năm trở nên nhộn nhịp hơn. Chất lượng cho vay hộ sản xuất có nhiều thay đổi theo hướng tích cực hơn,thể hiện: - Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn đang có xu hướng giảm dần xuống ở mức thấp vào năm 2007 ở mức 1.3% (< 2%). Chất lượng các khoản cho vay qua các mạng lưới các tố vay vốn cở sở đang được cải thiện nhanh, tỷ lệ dư nợ quá hạn khi chi vay theo hình thức này giảm xuống nhanh vào năm 2007 từ 1.89% xuống còn 1.12% tương đương giảm xuống 41% so với năm 2005. Tỷ lệ này nhỏ hơn tỷ lệ dư nợ trung bình trong năm 2007 là 1.3%. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do trong tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất, các khoản cho vay trung hạn đang tăng lên, các khoản cho vay trung hạn này là phù hợp với điều kiện sản xuất của các hộ sản xuất khi mà chi phi mua sắm các máy nông nghiệp, xây dựng chuồng trại, cải tạo ao hồ Các chi phí này lại chiếm một tỷ trọng lớn tổng chi phí và đòi hỏi phải đầu tư một lần ngay từ đầu, trong khi khả năng tham gia của vốn tự có của các hộ lại thấp. Mà các hộ không thể thu về trong một hai vụ mà cần phải mất từ 4 đến 5 vụ hộ sản xuất mới có thể thu hồi được vốn để trả cho ngân hàng. Mặt khác, các khoản vay trung và dài hạn này thường lớn hơn 30 triệu đồng nền đều được các hộ đưa bất động sản, nhà cửa ra để thế chấp vay vốn dẫn đến ý thức sử dụng vốn có hiệu quả cao hơn. Chính điều này làm cho tỷ lệ nợ quá hạn ở mức rất thấp trong khi nợ quá hạn của khoản cho va ngắn hạn ỏ mức tương đối cao đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn trung bình cả năm giảm xuống và ở mức thấp. Bên cạnh đó, nhờ có sự quan tâm của Chính phủ, điạ phương và các bộ ngành trong việc thành lập và tổ chức hoạt động của các tổ, hội, nhóm vay vốn ngày càng chặt chẻ hơn. Nhất là các Nghị quyết liên tịch số 2308 và số 02 giữa NHNN&PTNT Việt Nam với Hội nông dân và Hội phụ nữ để thành lập các tổ vay vốn ngân hàng. Dư nợ cho vay qua hình thức trung gian này ngày một tăng, tỷ lệ dư nợ quá hạn giảm xuống và góp phần giúp ngân hàng trong việc giám sát việc sử dụng vốn của các hộ tại từng xã, thôn xóm. - Tỷ lệ nợ khó đòi ở mức thấp,trung bình hàng năm là 0.5% và có sự giảm nhẹ từ 0.7% năm 2005 tương đương 17.5 triệu đồng xuống 0.3% năm 2007 tương đương 6.35 triệu đồng. - Hệ số sinh lời trên đồng vốn cho vay tương đối cao trên 17.5 / năm và có sự gia tăng nhẹ, tăng từ 17.5% năm 2005 lên mức 18.7% năm 2007. Tổng số tiền lãi thu được tăng nhanh, trung bình tốc độ tăng hàng năm là 20.5%. Nhờ có mạng lưới các tổ vay vốn cơ sở hoạt động càng ngày có hiệu quả hơn, thông qua mạng lưới này giúp cho ngân hàng thuận lợi hơn trong việc thu nợ và lãi từ các hộ rồi nộp lại cho ngân hàng được nhanh chóng. Trước đây, khi mạng lưới này chưa được tổ chức chặt chẻ, các cán bộ tín dụng phải trực tiếp đi thu nên không được nhiều, chi phí cao và cán bộ tín dụng khó có thể mà mở rộng hoạt động cho vay được. Nhiều tổ vay vốn có dư nợ quá hạn bằng không trong hai năm gần đây, tiêu biểu như các tổ ở xã Thạch Liên, Thạch Đài. 2.3.2 Những hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong công tác cho vay hộ sản xuất trên địa bàn huyện những năm qua, chất lượng hoạt động cho vay của chi nhánh NHN0 Thạch Hà còn một số hạn chế sau: - Tuy tỷ lệ nợ quá hạn, nợ khó đòi tương đối thấp, nhưng trong cơ cấu nợ quá hạn lại tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn và tập trung vào các khoản cho vay sản xuất nông – lâm nghiệp. Điều này cho thấy việc xác định thời gian và kỳ hạn cho vay các hộ này vẫn chưa sát với thực tế và thường ngân hàng cho vay ngắn hạn hơn là cho vay trung hạn. Và việc cho vay lại tập trung nhiều vào cho vay hộ sản xuất nông nghiệp. Nên ngân hàng cần phải mở rộng cho vay nhiều hơn nữa vào các hộ sản xuất thuỷ sản, thủ công nghiệp, thương mại - dịch vụ. - Chất lượng các tổ vay vốn không đồng đều, nhiều tổ có cơ chế hoạt động rất chặt chẻ, ổn định nên hiệu quả tốt nhưng lại có nhiều tổ cơ chế hoạt động lỏng lẻo nên hoạt động chưa hiệu quá cao. Chất lượng các tổ phụ thuộc nhiều vào người tổ trưởng có ý thức tốt hay không, nhiều tổ do mâu thẩu lợi ích giữa các thành viên nên có sự thiên vị cho người quen và có hiện tượng gây khó dễ cho những hộ khác khi cần vốn vay. Chính vì vậy có khi trong một năm chi nhánh ngân hàng phải ký nhiều hợp đồng với cùng một tổ do tổ trưởng được thay liên tục. - Ở một số xã chính quyền địa phương vẫn chưa giúp đỡ cho chi nhánh đã tiến hành thành lập các tổ vay vốn không đúng các trình tự và thủ tục. Chưa thực sự cung cấp các thông tin và giám sát các hộ sử dụng vốn có hiệu quả và kịp thời khi các hộ có dấu hiệu không có khả năng trả nợ cho ngân hàng. - Vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh hàng năm là tương đối thấp và tăng chậm. Nhất là khi cho vay ngắn hạn vẫn chiếm hơn một nữa doanh số và dư nợ. - Công tác quản lý cho vay vẫn chưa được thực hiện một cách chặt chẻ, hiện tượng đảo nợ, cho vay món mới để trả món cũ tương đối nhiều. Nhiều cán bộ tín dụng có thời gian công tác lâu trên địa bàn nên việc thẩm định các món vay có xu hướng dựa vào kinh nghiệm nên đôi khi không tuân thủ các đúng các nguyên tắc cho vay. - Phần lớn các khoản cho vay trung hạn của chi nhánh ngân hàng đều yêu cầu phải có tài sản thế chấp và chỉ cho vay bằng 75% giá trị. Các hộ sản xuất sinh sống ở nông thôn, nhất là các hộ xa trung tâm huyện và miền núi như xã Ngọc sơn, Nông trường ... giá trị tài sản thế chấp không đáng là bao so với nhu cầu của vốn cần vay nhưng ngân hàng vẫn chưa có chính sách ưu đãi cho các xã này nên mức dư nợ, doanh số cho vay các xã này hầu như không tăng lên trong năm qua. Mặt khác, các khoản cho vay các hộ mua tàu đánh cá, mua ôtô được thế chấp bằng chính tài sản mới mua lại tiềm ẩn rất nhiều rũi ro. Như vậy, với những tồn tại này đã ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất của chi những năm qua có sự cải thiện tích cực nhưng chất lượng cho vay chưa được nâng cao như mong muốn của ngân hàng. CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÀNH NHN0 Thạch Hà 3.1 Định hướng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh Để thực hiện tốt chính sach tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn do Đảng và Chính phủ đề ra và đồng thời căn cức vào định hướng của NHNN&PTNT Việt Nam và ngân hàng tỉnh, chi nhánh NHN0 huyện Thạch Hà cũng đưa ra những định hướng hoạt động cụ thể cho năm tới: Như là tăng cường năng lực huy động vốn, mở rộng hoạt động cho vay, nâng cao năng lược quản lý và điều hành, nâng cao năng lực kinh doanh, đa dạng hoá, hiện đại hoá các hoạt động và dịch vụ ngân hàng, nâng cao năng lực của mạng lưới cơ sở và giảm thiểu rũi ro hoạt động trong hoạt động cho vay. Nhằm thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu ngân hàng tỉnh giao cho sau: - Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn phải tăng thêm 22 tỷ đồng, so với năm 2007 tốc độ tăng 25% ( không bao gồm tiền gửi của kho bạc). Trong đó tiền huy động bằng ngoại tệ đạt: 602000 USD, tăng 156000 USD, tốc độ 35%. - Tổng dự nợ đạt 241 tỷ đồng , tăng 69 tỷ, tốc độ 40%. - Nợ quá hạn luôn dưới 1,5%, trong đó nợ xấu dưới 0,5%. - Doanh số cho vay hàng năm tăng trên 30%/năm. - Thu từ hoạt động dịch vụ chiếm 3% trong tổng thu. 3.2 Một số giải pháp nâng cáo chất lượng cho vay hộ sản xuất tại chi nhánh NHN0 Thạch Hà Nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng nói chung và chất lượng cho vay hộ sản xuất nói riêng, đã có rất nhiều người nghiên cứu và đưa ra được nhiều biện pháp tuy nhiên không phải giải pháp nào cũng áp dụng có hiệu quả tại mọi ngân hàng. Mà tại các ngân hàng khác nhau, ở các giai đoạn khác nhau trong những điều kiện địa bàn khác nhau cần phải có những biện pháo cụ thể nhất định. Do vậy, dựa trên các cơ sở lý luận và thời gian thực tế tại chi nhánh NHN0 Thạch Hà tôi thấy để nâng cao hơn nữa chất lượng cho vay hộ sản xuất chi nhánh cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: 3.2.1 Cần phải thực hiện đúng các nguyên tắc và quy trình khi cho vay với hộ sản xuất. - Hiện nay, nhiều cán bộ tín dụng có nhiều năm công tác cho vay có xu hướng dựa vào kinh nghiệm và ít cập nhật các văn bản mới của pháp luật. Nên chất lượng cho vay nhiều khoản chưa đảm bảo được về mặt pháp lý và tiềm ẩn nhiều rũi ro nếu có tranh chấp xãy ra. Để giải quyết vấn đề này ngân hàng phải thực hiện các biện pháp sau: + Đối với các khoản vay lớn hơn 200 triệu, ngân hàng cần phải yêu cầu các cán bộ tín dụng phải áp dụng đúng các quy trình thẩm định và nguyên tắc trước khi ra quyết định cho vay. Đồng thời, cán bộ tín dụng phải yêu cầu khách hàng đưa ra được các phương án sản xuất hoặc các dự án sản xuất cụ thể và đánh giá khả năng sinh lời một cách cẩn thận. + Đối với các món vay nhỏ nên áp dụng các đúng các nguyên tắc và quy trình thẩm định một cách có linh hoạt hơn như vẫn đảm bảo được chất lượng cho vay, để tạo điều kiện cho các hộ dễ tiếp cận được nguồn vốn vay của ngân hàng. + Định kỳ cần mở các lớp tập huấn khả năng phân tích, thẩm định dự án và cập nhật các văn bản mới cho các cán bộ tín dụng trong điều kiện ở nông thôn mạng lưới các thông tin liên lạc như báo chí, internet còn chưa phát triển. - Trước khi cho vay ngân hàng cần tiến hàng phân tích một cách kỹ lưỡng dòng tiền để đưa ra được một thời hạn cho vay phù hợp chu kỳ sinh trưởng của các đối tượng sản xuất và phù hợp với dòng thu nhập của các hộ. Ngân hàng nên đối mới thủ tục thẩm định các món vay trung và dài hạn để các hộ vay trung hạn phù hợp với phương án sán xuât của họ hơn là đi vay ngắn hạn sau đó đến xin ngân hàng đảo nợ. Điều này tránh được tình trạng nợ ngắn hạn có tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn các khoản vay dài hạn. 3.2.2 Mở rộng và hoàn tiện phương thức cho vay gián tiếp thông qua mạng lưới tổ cơ sở Hình thức cho vay này đã đem lại nhiều thành công trong việc cho vay hộ sản xuất. Đối với ngân hàng, thông qua việc cho vay gián tiếp qua tổ này, việc cung cấp tín dụng được thực hiện tốt hơn hiệu quả hơn, đồng thời đảm bảo an toàn cho vốn vay. Kết quả thực hiện cho vay qua tổ của chi nhánh NHNo Thạch Hà đã cho thấy tỉ lệ nợ quá hạn hàng năm rất thấp dưới 2% và làm giảm áp lực quá tải đối với cán bộ tín dụng. Để chất lượng tín dụng ngày càng được nâng cao và cho vay qua tổ ngày càng có hiệu quả chi nhánh ngân hàng cần được thực hiện tốt một số vấn đề sau: + Ngân hàng phối hợp tốt với các tổ chức chính trị xã hội đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ và Hội cựu chiến binh. Đây là các tổ chức chính trị thích hợp điều kiện kinh tế - xã hội của từng xã, từng thôn xóm. Để xây dựng mạng lưới các tổ đi vào hoạt động ổn định có hiệu quả hơn, tiến đến chuyển các tổ kém sang các tổ tốt. + Ngân hàng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho nhóm trưởng kiến thức cơ bản về quản lý tổ, nghiệp vụ thu nợ + Cần thiết lập kênh thông tin giữa chính quyền địa phương với ngân hàng, mà cụ thể là các tổ trưởng ở địa bàn đó cần chủ động cung cấp thông tin kịp thời về hoạt động của tổ như tình hình dư nợ, lãi nợcho cán bộ tín dụng phụ trách. Chi nhánh nên định kỳ kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động của từng tổ vay vốn, có những hình thức nhằm khuyến khích các tổ trưởng đôn đốc thu nợ và lãi từ các hộ cho đúng hạn. Từng bước nâng cao dần chất lượng hoạt động của các tổ, tiến đến xoá dần khoản cách giữa các tổ làm cho chất lượng hoạt động được đồng đều hơn. 3.2.3 Đa dạng hoá các hình thức cho vay hộ sản xuất Ngân hàng nên đa dạng hoá các hình thức cho vay để nâng cao được chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất của chi nhánh hơn. Bên cạnh cho vay gián tiếp thông qua các tổ vay vốn nên chú trọng phát triển và mở rộng hoạt động cho vay trực tiếp. Bởi mỗi hình thức cho vay đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, đa dạng hoá hình thức cho vay chúng sẽ bổ trợ cho nhau hạn chế các nhược điểm và phát huy được mặt tích cực. Đối với các hộ sản xuât nhỏ lẻ, nằm xa các trụ sở chi nhánh cho vay bằng hình thức gián tiếp sẽ giúp cho chi nhánh giảm được chi phí, nhân lực, mở rộng được quy mô cho vay mà vẫn đảm bảo được an toàn cho hoạt động của chi nhánh trên địa bàn toàn huyện. Như đối với các hộ sản xuất lớn, các doanh nghiệp nhỏ, hợp tác xã hay các trang trại lớn, sản xuất có tính chất hàng hoá cao thi nên cho vay theo hình thức trực tiếp sẽ dễ nâng cao được chất lượng hoạt động cho vay của ngân hàng hơn là cho vay gián tiếp. Thực tế cho thấy qua cho vay trực tiếp sẽ giúp cho đội ngũ cán bộ tín dụng hiểu rõ hơn về điều kiện của từng hộ sản xuất qua đó đưa ra được các biện pháp kịp thời nhằm ngăn chặn được các rũi ro và có nhiều đề xuất để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất. 3.2.5 Cán bộ tín dụng và chi nhánh tư vấn trợ giúp thông tin cho các hộ sản xuất để tháo gỡ bớt khó khăn cho khách hàng Một nguyên nhân dẫn đến các hộ sản xuất không có khả năng trả nợ là do họ không biết sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và nhất thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để giải quyết vấn đề này, ngân hàng cần thực hiện các giải pháp sau: + Chi nhánh ngân hàng nên cùng ngân hàng tỉnh phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng các vật tư, phân bón, thức ăn chăn nuôi và các đại lý chi nhánh các doanh nghiệp sản xuất các phương tiện sản xuất như ôtô, máy cày, may xay xát ... phục vụ cho các hộ sản xuất. Đồng thời sẽ giảm bới thời gian, thủ tục và chi phí cho việc thẩm định các giấy tờ, hoá đơn mua bán khi ký kết các hợp đồng thế chấp bằng chính các phương tiện mới mua này. Hoặc có thể gia hạn và cho vay thêm các hộ gặp khó khăn trong sản xuất do thiên tai gây ra để họ tổ chức sản xuất lại để có tiền trả nợ cho ngân hàng. + Phối hợp với các cơ quan khoa học, kỹ thuật để giúp tư vấn cho các hộ sản xuất về kỹ thuật sản xuất, về cung ứng khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất và thu nhập cho các hộ. + Cùng với việc mở rộng cho vay hộ sản xuất, cần chú trọng mở rộng đầu tư cho vay đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã làm nhiệm vụ cung ứng vật tư, phân bón, thu mua chế biến nông sản để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn 3.2.6 Thực hiện phân loại nợ quá hạn chi tiết theo từng xã, tổ vay vốn để có các biện pháp nâng cao hiệu quả công tác thu nợ, xử lý những nợ quá hạn và hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh thêm Thông qua việc phân loại các khoản nợ quá hạn theo từng mức độ khác nhau và từng nhóm khách hàng để có thể xử lý nợ quá hạn theo các biện pháp sau: - Đối với nợ quá hạn phải thu ngay: Là loại nợ quá hạn do định kỳ hạn nợ chưa sát với chu kỳ sản xuât, do thu hoạch mùa vụ chậm, tiêu thụ sản phẩm và thanh toán chậm, do nguyên nhân khách quan như thiên tại, dịch bệnh, mất mùa cán bộ tín dụng phải bám sát để theo dõi đôn đốc thu hồi nợ, cho phép khách hàng gia hạn nợ, giãn nợ. Khi khách hàng có đủ khả năng trả nợ phải thu ngay, thu đủ 100%. Tuy nhiên ngân hàng cần ngăn chặn việc gia hạn tuỳ tiện, nhiều lần để chạy theo chỉ tiêu đề ra khi nhận khoán, giấu giếm khuyết điểm. Cán bộn tín dụng phải xác định được các nguồn hoàn trả của hộ vay, nếu điều này không thể thực hiện được thì không được phép gia hạn. Đối với hộ vay có tài sản thế chấp khi gia hạn không đủ giá trị quy định phải yêu cầu có thêm tài sản thế chấp khác. + Đối với nợ quá hạn phải thu dần: Là loại nợ khách hàng thiếu khả năng thanh toán không đủ tiền trả ngay một lần, cán bộ tín dụng phải chia số nợ ra theo nhiều kỳ để khách hàng trả dần theo từng kỳ. + Đối với nợ khó đòi: Có thể áp dụng biện pháp như xử lý tài sản thế chấp, thu hồi sản phẩm vào mùa vụ 3.2.7 Các giải pháp bổ trợ - Tạo lập và cũng cố mối quan hệ gắn bó với cấp uỷ, chính quyền, các ban ngành đoàn thể của địa phương để tranh thủ sự hỗ trợ tích cực đối với hoạt động cho vay của chi nhánh. - Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như kiến thức kinh tế, pháp luật cho nhân viên ngân hàng đặc biệt là các cán bộ tín dụng để họ có đủ năng lực và phẩm chất đạo đức đảm đương tốt các công việc được giao. - Bố trí sử dụng nguồn nhân lực. Việc bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ giữ vị trí rất quan trọng trong quản lý ngân hàng. Một khi nguồn lực được sử dụng đúng đắn và hợp lý sẽ tạo điều kiện cho từng cán bộ phát huy hết năng lực của mình, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Muốn làm tốt việc này, trước hết Ban lãnh đạo ngân hàng phải đánh giá chính xác trình độ năng lực mỗi người làm cơ sở bố trí đúng người, đúng việc.Mặt khác, cần lưu ý đến tinh thần, ý thức trách nhiệm của cán bộ đối với công việc được giao và tiếp thu những nguyện vọng, ý kiến phản hồi từ mỗi người để ra quyết định một cách chính xác 3.3 Một số kiến nghị Chất lượng công tác cho vay hộ sản xuất chịu tác động của rất nhiều các nhân tố khác nhau ảnh hưởng tới. Để các giải pháp trên được thực hiện có hiệu quả thực sự góp phần nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất nói riêng và chất lượng hoạt động của toàn chi nhánh trong những năm tới nói chung. Vì vậy, em có một số kiến nghị về phía nhà nước và chính quyền địa phương, NHNN Việt Nam, đối với NHN0 & PTNT Việt Nam. 3.3.1 Về phía chính quyền địa phương - Các cơ quan chính quyền tỉnh Hà Tĩnh nói chung và huyện Thạch hà nói riêng cần phải cải cách các thủ tục hành chính, sớm cấp các giấy xác nhận quyền sử hữu nhà đất, giấy đăng ký phương tiện sản xuất, giấy chứng nhận sản xuất trang trại cho các hộ để thuận lợi cho việc vay vốn ngân hàng. - Đồng thời, phối hợp với chi nhánh trong việc thành lập, mở rộng, xây dựng cơ chế kiểm tra giám sát chất lượng hoạt động của mạng lưới các tổ vay vốn ở từng xã, thôn trong việc thu nợ, lãi từ từng hộ để nộp cho ngân hàng. Cung cấp cho cán bộ tín dụng những thông tin cần thiết về việc hiệu quả sử dụng vốn của các hộ sản xuất từng hộ sản xuất ở từng xã, cùng ngân hàng tiến hành các biện pháp xử lý tài sản thế chấp đối với những hộ nợ không có khả năng trả hoặc có biểu hiện chây lì trong việc trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. 3.3.2 Về phía ngân hàng nhà nước - NHNN cần ban hành cơ chế cho vay, cơ chế đảm bảo tiền vay kịp thời khi nhà nước đã có những chính sách thay đổi để hoạt động của NHTM phù hợp các quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn. Tiêu chuẩn hoá các tiêu thức đánh giá chất lượng hoạt động cho vay hộ sản xuất. - Hộ sản xuất có đặc điểm là quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất còn manh mún tự phát và phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nhất là các hộ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Việt Nam hiện nay nên hay gặp rất nhiều rũi ro do thiên tai, lũ lụt. Trong những trường hợp như vậy, NHNN nên có biện pháp đề xuất với chính phủ một số chính sách giúp đỡ ngân hàng nông nghiệp để tránh gánh nặng chịu rủi ro một mình cho ngân hàng nông nghiệp. 3.2.3 Về phía NHN0&PTNT tỉnh Hà Tĩnh Trước hết chi nhánh ngân hàng tĩnh nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng thẩm định các phương án sản xuất, phân tích thị trường và kiến thức pháp luật cho đội ngũ các cán bộ tín dụng. Nhất là trình độ về vi tính và ngoại ngữ cho để sử dụng tốt các phần miềm máy tính trong việc theo giỏ, lập các báo cáo và phân tích chất lượng các khoản cho vay. Chi nhánh ngân hàng tỉnh phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong tỉnh để phổ biến và triển khai chủ trương cho vay của Chính phủ theo quyết định 67/QĐ-CP về chính sách tín dụng đối với phát triển kinh tế nông thôn đến từng xã cho người người dân biết. Đồng thời tăng cường thêm cơ sở vật chất kỹ thuật như máy tính, phần miềm quản lý khách hàng, các phương tiện cho chi nhánh từng bước hiện đại hoá hoạt động, góp phần nâng có vị thế của ngân hàng trên thị trường. Bên cạnh phối hợp với các cơ quan quản lý kinh tế đưa ra các định mức kinh tế kỹ thuật của từng dự án kinh tế trên địa bàn huyện. Để từ đó tạo thuận lợi cho các cán bộ tín dụng thẩm định các chi phí và xác định chính xác nhu cầu vốn vay của từng hộ trong từng phương án sản xuất. Kết luận Xét cả phương diện lý luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với hộ sản xuất nông nghiệp có vai trò quan trọng và là những vấn đề bức xúc nhất trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHN0 Thạch Hà, bởi lẽ chất lượng tín dụng phản ánh rõ nét kết quả hoạt động kinh doanh của mỗi chi nhánh. Chất lượng tín dụng tạo lập nguồn thu nhập lợi nhuận chủ yếu, chất lượng tín dụng thể hiện trình độ tay nghề của cán bộ ngân hàng và người quản lý, chất lượng tín dụng hộ sản xuất nông nghiệp cũng nói lên môi trường kinh doanh, điều kiện kinh tế xã hội của mỗi vùng miền, mỗi địa phương, tập quán lao động sản xuất, trình độ kinh doanh tiên tiến hay lạc hậu của khách hàng đối với ngân hàng, chất lượng tín dụng hộ sản xuất khẳng định sự tồn vong của NHNo&PTNT vì nông dân là bạn đồng hành và là khách hàng chủ yếu của NHNo&PTNT. Đây cũng là điều kiện để thực hiện chủ trương cơ cấu lại ngân hàng hiện nay, đồng thời làm tiền đề để ngân hàng thương mại trong quá trình hội nhập khu vực cũng như trên thế giới. Những năm qua hoạt động của chi nhánh NHNo Thạch Hà đã đạt được những kết quả đáng khích lệ góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động trên địa bàn huyện. Thông qua việc sử dụng vốn từ vay tín dụng ngân hàng đã có nhiều tác động đến nếp nghĩ, việc làm đã thực hiện đổi mới tác phong, lề lối làm việc, sớm thích nghi với nền kinh tế thị trường của các hộ sản xuất, Vì vậy, chi nhánh đã gặt hái được nhiều thành công trong nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất, không ngừng tăng trưởng nguồn vốn để mở rộng cho vay kinh tế hộ, góp phần xoá đói giảm nghèo, để thực hiện mục tiêu “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Mặc dù đã nỗ lực cố gắng nhưng bài viết không tránh khỏi thiếu sót, em rất mong nhận được sự đóng góp, chỉ bảo tận tình của thầy cô giáo và các bạn để bài viết của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương maị - ĐH Kinh tế quốc dân 2006. Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại – PETER S. ROSE. Giáo trình Tiền tệ ngân hàng & thị trường tài chính - Frederichs. Mishkin. Luật các tổ chức tín dụng 1997 sữa đổi và bổ sung năm 2004. 15 năm một chặng đường phát triển của chi nhánh NHN0&PTNT Hà Tĩnh – Nxb thống kê. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2005 -2007 – Phòng tín dụng chi nhánh ngân hàng nông nghiệp huyện Thạch hà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc7704.doc
Tài liệu liên quan