Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Nghiệp

Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp. song quản lý vốn và tài sản là những yếu tố đặc biệt sống còn đối với doanh nghiệp bởi nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được trên cơ sở sử dụng đồng bộ hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn. Đó là nguyên vật liệu sản xuất, hàng hoá dự trữ tồn kho, tiền mặt và các chứng khoán. Việc sử dụng tài sản lưu động có được hiệu quả hay không là phụ thuộc vào doanh nghiệp sử dụng như thế nào những thành phần cấu thành tài sản lưu động. Để sử dụng hiệu quả tài sản lưu động, trước hết doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động như nhân tố thanh toán, sản xuất, cung ứng vật tư. Từ đó có được những kế hoạch giải pháp nhắm quản lý và sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn tài sản lưu động thông qua việc nâng cao quản lý tiền mặt, quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển đất nước

doc77 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy - Tổng công ty Xây dựng công nghiệp Việt Nam - Bộ Công Nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức giao nhận thầu hoặc đấu thầu cho xây dựng từng công trình cụ thể trở nên phổ biến trong sản xuất xây dựng. Đặc điểm này cũng đòi hỏi các tổ chức xây dựng muốn thắng thầu phải tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho nhiều trường hợp xây dựng cụ thể và phải tính toán cẩn thận khi tranh thầu. Thứ tư, quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp, các đơn vị tham gia xây dựng công trình phải cùng nhau kéo đến hiện trường thi công với một diện tích có hạn để thực hiện phần việc của mình, theo một trình tự nhất định về thời gian và không gian. Đặc điểm này đòi hỏi các tổ chức xây dựng phải có trình độ tổ chức phối hợp cao trong sản xuất, coi trọng công tác chuẩn bị xây dựng và thiết kế tổ chức thi công , phối hợp chặt chẽ giữa tổ chức xây dựng tổng thầu, hay thầu chính và các tổ chức thầu phụ. Thứ năm, sản xuất xây dựng phải tiến hành ngoài trời nên chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, điều kiện làm việc nặng nhọc. ảnh hưởng của thời tiết thường làm gián đoạn quá trinh thi công, năng lực sản xuất của tổ chức xây dựng không được sử dụng điều hoà theo bốn quý, gây khó khăn cho việc lựa chọ cho trình tự thi công, đòi hỏi dự trữ vật tư nhiều hơn ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp... Đặc điểm này đòi hỏi các các tổ chức xây dựng phải lập tiến độ thi công hợp lý để tránh thời tiết xấu, phấn đấu tìm cách hoạt động tròn năm, áp dụng kết cấu lắp ghép làm sẵn trong xưởng một cách hợp lý để giảm bớt thời gian thi công tại hiện trường áp dụng cơ giới hoá hợp lý, chú ý độ bền chắc của máy móc, đặc biệt quan tâm đến việc cải thiện điều kiện làm việc của công nhân, chú ý đến nhân tố rủi ro về thời tiết khi tính toán tranh thầu, quan tâm phát triển phương pháp xây dựng trong điều kiện nhiệt đới ... Thứ sáu, sản xuất xây dựng chịu ảnh hưởng của lợi nhuận chênh lệch do điều kiện của địa điểm xây dựng đem lại. Cùng một loại công trình xây dựng nhưng nếu nó được đặt ở nơi có sẵn nguồn nguyên vật liệu xây dựng, nguồn máy móc xây dựng cho thuê và sẵn nhân công thì người nhận thầu xây dựng ở trường hợp này có nhiều cơ hội hạ thấp chi phí sản xuất và thu được lợi nhuận cao hơn. Tất cả các đặc điểm kể trên đã ảnh hưởng đến mọi khâu của sản xuất kinh doanh xây dựng, kể từ khâu tổ chức dây truyền công nghệ sản xuất, lập phương hướng phát triển khoa học - kỹ thuật xây dựng, xác định trình tự của quá trình sản xuất kinh doanh, tổ chức cung ứng vật tư, quy định chế độ thanh toán, lập chế độ kiểm tra chất lượng sản phẩm đến khâu hạch toán sản xuất kinh doanh trong xây dựng nói chung và quản lý sử dụng tài sản nói riêng. Vì vậy để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp xây dựng cần có những giải pháp phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành. 2.2.2. Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng - Sản phẩm của ngành xây dựng với tư cách là công trình xây dựng đã hoàn chỉnh theo nghĩa rộng là tổng hợp và kết tinh sản phẩm của nhiều ngành sản xuất như các ngành chế tạo máy, ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, ngành năng lượng , hoá chất, luyện kim ... và lẽ dĩ nhiên là của ngành xây dựng, ngành đóng vai trò tổ chức cấu tạo công trình ở khâu cuối cùng để đưa chúng vào hoạt động. - Sản phẩm công trình xây dựng thường rất lớn và phải xây dựng trong nhiều năm, nên để phù hợp với yêu cầu của công việc thanh quyết toán về tài chính, cần phân biệt sản phẩm trung gian với sản phẩm cuối cùng của xây dựng. Sản phẩm trung gian có thể là các công việc xây dựng, các giai đoạn và đợt xây dựng đã hoàn thành và bàn giao. Sản phẩm cuối cùng ở đây là công trình hay hạng mục công trình xây dựng hoàn chỉnh và có thể bàn giao đưa vào sử dụng. - Sản phẩm của xây dựng là những công trình nhà cửa được xây dựng và sử dụng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây dựng và phân bố tản mạn ở nhiều nơi trên lãnh thổ. - Sản phẩm xây dựng phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện địa phương, mang nhiều tính đa dạng và cá biệt cao về công dụng, về cách cấu tạo và phương pháp chế tạo. - Sản phẩm xây dựng có kích thước lớn, chi phí lớn, thời gian xây dựng và sử dụng lâu dài. Do đó, những sai lầm về xây dựng có thể gây nên lãng phí lớn, tồn tại lâu dài và khó sửa chữa. - Sản phẩm xây dựng có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp nguyên vật liệu cả về phương diện sử dụng sản phẩm của ngành xây dựng làm ra. Sản phẩm xây dựng mang tính chất tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hoá, nghệ thuật và quốc phòng. 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy. 2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Lắp Máy trong một vài năm gần đây. Trong những năm qua, được sự chỉ đạo thường xuyên, trực tiếp của Ban Giám đốc cùng với sự giúp đỡ rất lớn của Tổng công ty về giải quyết việc làm, nâng cao năng lực quản lý, tổ chức sản xuất và đầu tư mua sắm thiết bị tiên tiến doanh nghiệp đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do sự cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường, cạnh tranh trong đấu thầu và các điều kiện bất lợi khác đem lại đã gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công ty. Ta có thể thấy rõ hơn thông qua một số chỉ tiêu sau: Bảng 1: kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm 2000, 2001, 2002 Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu Năm Tỷ lệ 2000 2001 2002 1 2 3 4 5=3/2 6=4/3 1 Tổng tài sản 106.143 144.268 193.141 1.36 1.34 2 Tài sản cố định 7.902 11.964 14.833 1.51 1.23 3 Tài sản lưu động 98.241 132.304 178.308 1.34 1.35 4 Doanh thu 121.600 128.557 174.283 1.06 1.355 5 Lợi nhuận trước thuế 1.086 1.398 1.564 1.28 1.11 6 Lợi nhuận sau thuế 570 1.049 1.063 1.84 1.01 7 Nợ ngắn hạn 64.632 82.176 97.971 1.27 1.19 8 Hiệu quả sử dụng tổng tài sản 1.15 0,89 0,90 0.77 1.01 9 Tỷ suất LNST/DTx100 (%) 0,468 0,815 0,61 - - 10 Khả năng thanh toán 1.52 1.61 1.82 - - 11 Nộp NSNN 5.826 6.408 2.902 1.10 0.45 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Lắp Máy - Tổng XDCN Việt Nam Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy trong những năm gần đây Công ty làm ăn có lãi, doanh thu năm sau tăng hơn năm trước. Doanh thu tăng qua các năm cụ thể năm 2001 doanh thu tăng 6.957 triệu đồng bằng 106% so với năm 2000, lợi nhuận tăng 128% so với năm 2000 và nộp NSNN tăng 110% so với năm 2000 bằng 582 triệu đồng. Tương tự như vậy, năm 2002 ta thấy doanh thu tăng so với năm 2001 là 45.726 triệu đồng đạt 135%. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Công ty qua các năm vẫn thấp hơn so với mức trung bình (3%). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty còn rất thấp, và Công ty cần có biện pháp cải thiện tình hình này. Nói chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn luôn có lãi, lợi nhuận trước thuế tăng đều qua các năm, năm 2000 là 1.086 triệu đồng, năm 2001là 1.398 triệu đồng, năm 2002 là 1.564 triệu đồng, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ở mức 0,468 - 0,815 và 0,815 - 0,61 (Cứ 100 đồng doanh thu được 0.468 - 0,815 đồng lợi nhuận). Tỷ suất lợi nhuận này không cao so với tỷ lệ trung bình, tuy vậy, có thể nhận thấy năm 2001 tỷ suất lợi nhuận tăng hơn so với năm 2000 xấp xỉ 174%. Nguyên nhân của việc tỷ suất lợi nhuận ở mức quá thấp như vậy có thể là do chi phí đầu vào quá lớn, dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm sút và tỷ suất lợi nhuận quá thấp. Công ty cần có những biện pháp hạ chi phí, tăng doanh thu trong thời gian tới để cải thiện tình hình. Tỷ số thanh toán hiện hành của công ty năm sau cao hơn năm trước, nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình (2,5). Bên cạnh đó, nợ ngắn hạn của công ty cũng tăng với tốc độ khá lớn: năm 2001 tăng 17.544 triệu đồng, tăng khoảng 127% so với năm 2000. Còn năm 2002 tăng 15.795 triệu đồng đạt 119% so với năm 2001. Tỷ số này là khá thấp, nó cho thấy khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty đối với những khoản nợ ngắn hạn gặp nhiều khó khăn 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy. 2.3.2.1. Cơ cấu tài sản lưu động của Công ty Lắp Máy. Bảng 2: cơ cấu tài sản lưu động của công ty Đơn vị: triệu đồng Năm Khoản mục Năm Tỷ lệ 2000 2001 2002 2000/2001 2001/2002 I/ Tiền 12.628 20.852 17.969 165.12 86.17 II/ Các khoản phải thu 45.056 75.360 107.685 167.25 142.89 1. Phải thu của khách hàng 45.056 70.157 104.212 155.71 148.54 2. Phải thu nội bộ - 3.861 2.586 - 66.97 3. Phải thu nội bộ khác - 1.342 887 - 66.09 III/ Hàng tồn kho 19.576 10.816 20.799 55.25 192.29 1. Nguyên liệu, vật liệu tồn kho 11.548 7.675 18.256 66.46 238.42 2. Công cụ dụng cụ tồn kho 651 285 53 43.77 18.59 3. Chi phí SXKDD 1.132 687 1.029 60.68 149.78 4. Thành phẩm tồn kho 6.245 2.169 1.461 34.73 67.35 IV/ TSLĐ khác 20.981 25.276 31.855 120.47 126.02 1. Tạm ứng 15.276 21.742 24.273 142.32 111.64 2. Chi phí trả trước - - 928 - - 3. Chi phí chờ kết chuyển 5.000 3.158 5.821 63.16 184.32 4. Các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn 705 376 833 53.33 221.54 Tổng 98.241 132.304 178.308 134.67 134.77 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Lắp Máy - Tổng công ty XDCN Việt Nam. Qua những số liệu trên ta thấy trong năm 2001 tài sản lưu động của công ty tăng lên chủ yếu là do tăng các khoản phải thu khách hàng và tiền mặt: năm 2001 so với năm 2000 các khoản phải thu của khách hàng tăng lên về mặt tuyệt đối là 30.304 triệu đồng, tăng 167.25% chiếm 56.96% tổng tài sản lưu động: trong đó các khoản phải thu nội bộ và thu nội bộ khác đột ngột tăng cao so với năm 2000 chiếm xấp xỉ 4% tổng tài sản lưu động. Tiền mặt tăng lên 8.224 triệu đồng so với năm 2000 và chiếm 15.77% tổng tài sản lưu động năm 2001. Tình hình này cho thấy năm 2001, công ty đã hoàn thành và bàn giao nhiều công trình song lại vấp phải sự khó khăn trong thanh quyết toán các công trình nên các khoản phải thu của khách hàng là khá lớn. Sang năm 2002, mặc dù tổng tài sản lưu động vẫn tăng nhưng cơ cấu của tài sản lưu động biến động rất phức tạp: tiền mặt giảm đi so với năm 2001 là 2.883 triệu đồng chỉ đạt 86.17% so với năm 2001 trong khi đó các khoản phải thu vẫn tiếp tục gia tăng lên 142.89% so với năm 2001 và vẫn chiếm tỉ trọng chủ yếu trong tài sản lưu động là 60.39%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ vẫn rất chậm trễ. Nợ năm trước chưa được thu hồi đã phát sinh các khoản phải thu mới khiến công ty bị chiếm dụng vốn nhiều hơn, không có lợi cho hoạt động kinh doanh của công ty. So với năm 2001, hàng tồn kho của công ty năm 2002 cũng tăng nhanh đột ngột, tăng 192.29%, về mặt tuyệt đối là 9.983 triệu đồng. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng 11.67% tổng tài sản lưu động, trong đó nguyênvật liệu tồn kho chiếm 10.23% tổng tài sản lưu động là một tỷ trọng khá lớn. Nó có thể được chuẩn bị cho kỳ sản xuất sau nhưng tồn kho nguyên vật liệu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang lớn như vậy sẽ làm ứ đọng vốn của công ty, gây lãng phí và làm tăng chi phí bảo quản. Ngoài ra, do việc mở rộng địa bàn xây dựng các công trình ra nhều tỉnh trên khắp cả nước nên các khoản tạm ứng của Công ty qua các năm đang có xu hướng tăng lên: năm 2001 các khoản tạm ứng tăng lên 6.466 triệu đồng tăng 142.32% so với năm 2002. Tiếp tục năm 2002, các khoản tạm ứng lại tăng 2.531 triệu đồng, tăng 111.64% so với năm 2001. Trong khoản mục tài sản lưu động khác một điều đáng bàn là chi phí chờ kết chuyển có xu hướng tăng lên, năm 2002 tăng lên 2.663 triệu đồng so với năm 2001 chiếm 3.26% tổng tài sản lưu động. Sự gia tăng khoản mục này cũng làm cho nhu cầu tài sản lưu động của doanh nghiệp bị tăng lên. Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu tài sản lưu động của công ty Lắp Máy. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những số liệu phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại công ty. Để phân tích kỹ hơn điều đó ta cần tiến hành phân tích một số chỉ tiêu cụ thể. 2.3.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Lắp Máy Để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp chúng ta cần phân tích một số chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển tài sản lưu động như số vòng quay tài sản lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển. bảng 3: hiệu quả sử dụng tài sản lưu động Stt Chỉ tiêu Đơn vị Năm Tỷ lệ 2000 2001 2002 2000/2001 2001/2002 1 Doanh thu thuần Tr đ 120.109 126.953 172.032 105.69 135.50 2 LN sau thuế “ 570 1.049 1.063 184.03 101.33 3 TSLĐ bình quân “ 89.866 115.272 155.306 128.27 134.73 4 Sức sinh lợi của TSLĐ - 0.0063 0,0091 0,0068 144.44 74.72 5 Hệ số đảm nhiệm TSLĐ - 0,74 0,90 0,90 121.62 100 6 Số vòng quay TSLĐ Vòng 1.33 1.10 1.10 82.70 100 7 Thời gian 1 vòng luân chuyển Ngày 270.67 327.27 327.27 120.91 100 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Lắp Máy- Tổng công ty XDCN Việt Nam Ta nhận thấy sức sinh lời của tài sản lưu động biến động liên tục qua các năm, so với năm 2000 sức sinh lợi của tài sản lưu động năm 2001 có tăng lên: 1 đồng tài sản lưu động bình quân đem lại 0,0091 đồng lợi nhuận tăng 144.44%. Tuy nhiên sang năm 2002 sức sinh lợi của tài sản lưu động giảm: 1 đồng tải sản lưu động bình quân đem lại 0,00.68 đồng lợi nhuận và sức sinh lợi bị giảm chỉ đạt 74.72% so với năm 2001. Đây là một chỉ số khá thấp. Sở dĩ có điều này là do năm 2002 tốc độ gia tăng của tài sản lưu động lớn hơn rất nhiều lần so với sự gia tăng của lợi nhuận nên sức sinh lợi của tài sản lưu động bị giảm đáng kể. Tài sản lưu động bình quân vẫn liên tục tăng lên nhưng thông qua hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động cũng tăng lại cho ta thấy để thu được 1 đồng doanh thu thuần, năm 2001 công ty đã phải bỏ ra 0.9 đồng tài sản lưu động, tăng 121.62% so với năm 2000. Hệ số đảm nhiệm tài sản lưu động càng tăng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty là rất thấp, không tiết kiệm được tài sản lưu động. Ngoài chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động ta phải xét đến số vòng quay của tài sản lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của tài sản lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng tài sản lưu động của doanh nghiệp. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động càng cao. Từ năm 2000 trở lại đây số vòng quay của tài sản lưu động luôn duy trì ở mức thấp, trong năm 2000 tài sản lưu động quay được hơn 1.3 vòng nhưng đến năm 2001 và 2002 tài sản lưu động quay được hơn 1.1 vòng. Đồng thời, thời gian của một vòng luân chuyển tài sản lưu động cũng tăng lên, năm 1997 thời gian của một vòng luân chuyển là 57,23 ngày, năm 98 chỉ tiêu này là 118,93 ngày và năm 99 thời gian của một vòng luân chuyển kéo dài tới 317,74 ngày. Điều đó cho thấy việc thu hồi tài sản lưu động rất chậm và nó đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sở dĩ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp trong những năm gần đây lại giảm như vậy là do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự bất định, không thường xuyên trong việc công ty được thanh toán các khoản nợ và phải thường xuyên duy trì một khối lượng sản phẩm dở dang tồn kho lớn - đây cũng là một đặc điểm của sản xuất xây dựng. Vì vậy, hoạt động quản lý thu hồi công nợ và quản lý tài sản lưu động là rất cần thiết. 2.3.2.3. Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng tài sản lưu động tại công ty Lắp Máy Tài sản lưu động tại công ty Lắp Máy cũng như hầu hết các doanh nghiệp khác trong ngành xây dựng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nâng cao được hiệu quả sử dụng tài sản lưu động sẽ có tác dụng rất tốt và nhanh chóng thúc đẩy hiệu quả sử dụng tài sản nói chung. Để thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động, công ty Lắp máy cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn sau: * Công tác đảm bảo thanh toán và quản lý ngân quỹ. Trong phần phân tích tình hình tài chính của công ty Lắp Máy cho thấy việc đảm bảo khả năng thanh toán của công ty rất khó khăn. Các hệ số thanh toán thanh toán ngắn hạn ở mức thấp đáng lo ngại. Tình trạng này gây rủi ro mất khả năng thanh toán nếu công ty Lắp Máy vấp phải những biến động của thị trường. Tất nhiên là một doanh nghiệp Nhà nước thực hiện nhiệm vụ kết hợp kinh tế với quốc phòng, công ty Lắp Máy có thể trông đợi vào sự trợ giúp của các ngân hàng thương mại cũng như sự “ ứng cứu “ của Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam cùng các đơn vị thành viên khác... Nhưng đây sẽ là vấn đề nổi cộm trong cạnh tranh khi môi trường kinh tế của nước ta đang trong giai đoạn cải thiện nhằm làm cho các chủ thể kinh tế thực sự bình đẳng với nhau trên thị trường. Một trong những nguyên nhân khiến khả năng thanh toán của công ty Lắp Máy thường xuyên duy trì ở mức thấp là do sự hạn chế trong việc kế hoạch hoá ngân quỹ nói riêng và kế hoạch hoá hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung. Trong công tác quản lý tài chính ngắn hạn công ty chưa thực sự quan tâm, năm 1999 công ty bắt đầu tiến hành lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ vào cuối năm nhưng đó mới chỉ là việc xác định các luồng tiền vào, ra cho toàn bộ công ty và các đội sản xuất chứ chưa lập kế hoạch thu chi ngân quỹ theo các công trình hoặc cụ thể đến từng tháng, từng tuần. Muốn làm được việc này công ty Lắp Máy cần xác định được các luồng tiền thu vào và chi ra trong từng khoảng thời gian tương ứng mà đây lại là việc chưa thể có được trong công tác quản lý tài chính tại công ty Lắp Máy nói riêng cũng như nhiều doanh nghiệp khác nói chung. Lượng tiền vào phụ thuộc vào công tác thanh toán nên tương đối khó khăn trong việc dự đoán nhưng lượng tiền ra phụ thuộc vào nhu cầu của đơn vị trực tiếp sản xuất (Các xí nghiệp và các đội sản xuất 1, 2, 3 ) nên việc lập kế hoạch là có thể được. Hiện nay các đơn vị sản xuất này chưa dự đoán được cụ thể được nhu cầu nguyên vật liệu phục vụ thi công theo tiến độ mà hoàn toàn mang tính bị động. Chính vì vậy nên nhiều khi các nhu cầu phát sinh dồn dập, nhất là trong mùa xây dựng khiến công ty buộc phải chiếm dụng vốn từ các nguồn khác nhau, làm giảm tính lành mạnh trong hoạt động tài chính của công ty. * Công tác quản lý nguyên vật liệu dự trữ, tồn kho Hoạt động xây dựng cơ bản buộc doanh nghiệp phải duy trì một khoản ứng trước lớn chủ yếu nằm ở giá trị nguyên vật liệu dự trữ, tồn kho. Để chuẩn bị tiến hành thi công một công trình, công ty phải đầu tư trang thiết bị, máy móc, nguyên vật tư, nhân lực cho qúa trình thi công và nó đòi hỏi một lượng vốn lớn, công ty có thể sử dụng vốn vay, vốn tự có để tiến hành thi công công trình. Nếu công tác thi công không theo đúng tiến độ kế hoạch, thời gian thi công bị ngừng vì lý do nào đó thì sẽ kéo theo tình trạng trang thiết bị, nguyên vật tư, nhân lực bị ứ đọng hoặc phải kéo dài thời gian ngừng sản xuất. Một số chi phí như: chi phí thuê máy móc, thiết bị, vật tư ( thuê cẩu, thuê cốp pha, giáo ... ), chi phí tiền lương công nhân chờ việc, chi phí bảo quản vật tư, lãi trả ngân hàng ( nếu sử dụng vốn vay ) ... sẽ tăng lên do phải kéo dài thời gian thanh toán làm tăng lượng vốn đưa vào quá trình kinh doanh mà hiệu quả sản xuất kinh doanh vẫn giảm. Tại công ty Lắp máy hiện nay, chi phí nguyên vật liệu dự trữ, tồn kho tập trung chủ yếu vào một số hợp đồng lớn có địa bàn hẻo lánh như công trình đường dây 500kV Bắc Nam, Yaly - Plâku công trình bắt đầu khởi công năm 2000 và theo kế hoạch là hoàn thành vào năm 2002 nhưng tiến độ thi công công trình bị chậm so với kế hoạch khiến cho chi phí nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang tồn kho của công trình khá lớn, đến cuối năm 2002 tăng lên xấp xỉ là 2.000 triệu đồng và doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch thi công nhưng phải tiếp tục rót vốn vào công trình. Ngoài ra, công ty đã hoàn thành nhiều công trình mà chưa được nghiệm thu. Kéo dài thời gian không được nghiệm thu công trình làm tăng chi phí nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang tồn kho gây ứ đọng vốn của doanh nghiệp làm chậm tốc độ luân chuyển tài sản lưu động và làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. * Công tác quản lý các khoản phải thu. Việc số lượng và quy mô các khoản phải thu tăng lên đã gây sự ứ đọng tài sản lưu động trong khâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ tới việc kế hoạch hoá ngân quỹ của công ty cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng tài sản lưu động. Nguyên nhân của tình trạng này là công tác thanh quyết toán các hạng mục công trình đã hoàn thành còn bị kéo dài. Mối quan hệ tài chính giữa công ty Lắp Máy với bên A - Chủ đầu tư là quan hệ thanh quyết toán các hạng mục công trình mà công ty đã thi công hoàn thành phần việc của mình cho bên A. Trên thực tế, từ khi công ty hoàn thành thi công cho đến khi được thanh toán đầy đủ là một quá trình kéo dài và rất phức tạp. Công ty luôn bị chậm thanh toán, có công trình thời gian thanh toán kéo dài tới 2 năm. Tình trạng này làm ứ đọng vốn của doanh nghiệp, trong khi doanh nghiệp phải vay vốn trả lãi ngân hàng mà việc bên A chậm thanh toán lại không trả lãi cho công ty. Công tác thu hồi nợ khó khăn khiến cho các khoản phải thu liên tục tăng lên chiếm tới 50 -70% tổng tài sản lưu động. Đối với từng loại công trình thi công mà công ty có những khó khăn riêng trong thanh quyết toán. Đối với những công trình đấu thầu trong nước đặc biệt là những công trình có nguồn vốn từ Nhà nước tiến độ thanh toán rất chậm, thủ tục phiền phức. Công trình phải chờ thẩm định của các cấp có thẩm quyền, sau đó khi đã có hồ sơ quyết toán việc thanh toán nợ của bên A với công ty lại phải chờ nguồn vốn bên chủ đầu tư cấp. Nguồn vốn này phụ thuộc vào kế hoạch phân bổ của các cấp các ngành chủ quản cấp cho công trình nên việc thanh toán gặp nhiều khó khăn và phụ thuộc vào kế hoạch phân bổ đó. Như công trình Trạm biến áp 110kV Thanh Nhàn đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ tháng 10/ 2002 mà cho đến nay vẫn chưa thanh toán đủ cho công ty, công ty còn phải thu nợ từ công trình này là 774 triệu đồng. Công trình Trạm biến áp 110kV Lý Nhân hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 12/2002 đến nay mà vẫn chưa cấp vốn thanh toán cho công ty số tiền là 1.128 triệu đồng và nhiều công trình khác tuy giá trị không lớn nhưng kéo dài thời gian thanh toán làm ứ đọng vốn công ty. Ngoài ra, có nhiều công trình đã có kế hoạch thi công nhưng chưa có kế hoạch cấp vốn, vì thiếu việc làm nên công ty đã xin thi công trước như công trình đường dây 500kV Việt Trì - Sơn La, công trình Nho Quan mạch II... do vậy khi hoàn thành xong công ty phải chờ thanh toán rất lâu, trong khi đó vẫn phải trả lãi ngân hàng do huy động vốn vay để thi công công trình. Tình hình trên đã ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Đối với những công trình đấu thầu quốc tế, thủ tục thanh toán cũng rất phức tạp. Công ty phải chờ thẩm định kỹ thuật công trình cũng như phê duyệt của cơ quan thẩm quyền như cục đầu tư trong thời gian dài. Ngoài ra, do việc hoàn thành hồ sơ hoàn công của công ty còn nhiều sai sót nên cũng làm kéo dài thời gian chờ thanh toán như công trình Trạm 220kV Bắc Ninh, vốn đấu tư WB công tác giám định kỹ thuật kéo dài, hoàn thành tháng 6/ 2002 mà đến nay còn nợ công ty 1.306 triệu đồng. Quan hệ thanh toán giữa công ty với Tổng công ty còn nhiều hạn chế. Trong nhiều hợp đồng thi công, công ty Lắp Máy nhận từ Tổng công ty giao xuống và khi công trình được nghiệm thu, thanh toán, công ty phải chờ Tổng công ty thanh toán, tuy rằng Tổng công ty là người trực tiếp đòi nợ từ chủ đầu tư nhưng người phải chờ thanh toán lại là công ty, cách thức thanh toán vòng vèo này nhiều khi gây bất lợi cho công ty. Bên cạnh việc Công ty bị chiếm dụng một khoản vốn lớn mà không được hưởng lãi, công ty còn bị mất thêm chi phí đi vay ngân hàng để bù đắp cho khoản vốn đáng lẽ có thể tiết kiệm được nếu Tổng công ty thanh toán. Ngoài ra, trong công tác thanh toán với Tổng công ty nhiều khi công ty phải chịu nhiều bất lợi ví dụ như Tổng công ty thường áp dụng tỷ giá quy đổi có lợi cho mình mà không thanh toán các khoản chênh lệch cho công ty, ngược lại Tổng công ty phải thanh toán khoản chênh lệch tỷ giá đối với trường hợp công ty vay ngoại tệ của Tổng công ty để đẩu tư máy móc thiết bị như trong năm 2000 chênh lệch tỷ giá công ty phải thanh toán cho Tổng công ty là 207 triệu đồng. Đây là cơ chế thanh toán không công bằng. Đồng thời những khó khăn, phức tạp trong cơ chế thanh quyết toán giữa 3 bên: bên A - Tổng công ty - Công ty càng tăng thêm khối lượng phải thu kéo dài thời gian thanh toán cho công ty. Trên đây là một số hạn chế đã làm giảm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Lắp Máy trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra những nguyên nhân hạn chế, sau đây tôi xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chương 3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Lắp Máy 3.1.Phương hướng sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới Cùng với đà phát triển của nền kinh tế, bước sang thiên niên kỷ mới Tổng công ty XDCN Việt Nam nói chung cũng như công ty Lắp Máy nói riêng đã đưa ra phương hướng và các chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để phấn đấu nâng cao năng lực sản xuất và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Trong bối cảnh chung hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh chủ trương xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế vùng sâu vùng xa, xây dựng các khu công nghiệp ... Ngành công nghiệp cũng đã xây dựng kế hoạch đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật, điện... Đây là một cơ hội tốt để các doanh nghiệp xây dựng đặc biệt là công ty Lắp Máy với hoạt động chủ yếu là xây dựng đường điện tham gia đấu thầu. Trên cơ sở kế hoạch phát triển của công ty, công ty Lắp Máy cũng đã đềra phương hướng phát triển và đưa ra chỉ tiêu phấn đấu giá trị doanh thu trong 5 năm 2000 - 2004. Tuy nhiên, để có thể đạt được chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra, công ty phải vượt qua rất nhiều khó khăn. Thứ nhất, công ty phải tiếp tục thi công một số công trìnhtrong khi điều kiện thi công rất khó khăn: việc giải phóng mặt bằng chậm, nguồn nguyên vật liệu khan hiếm (đặc biệt là khai thác nguồn nguyên vật liệu đá) nên công ty phải tập trung phần lớn lực lượng máy móc thiết bị cũng như nhân công để thi công đảm bảo hoàn thiện công trình theo kế hoạch. Thứ hai, công việc được giao là rất lớn đó vừa là cơ hội song cũng là thách thức đối với công ty, cần có sự bố trí lực lượng để triển khai thi công công trình. Thứ ba, biến động thời tiết gây nhiều bất lơị cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến tiến độ thi công của công trình. Ngoài ra, một khó khăn lớn cho công ty là thiếu vốn để có thể đáp ứng cho yêu cầu của các công trình xây dựng hiện nay, và thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản cả công ty còn nhiều hạn chế như ta đã phân tích trong phần II. Vì vậy, vấn đề quan trọng nhất cần phải giải quyết của công ty là phải có những giải pháp kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản nói chung để đảm bảo kinh doanh có lãi. 3.2. Những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Lắp Máy Trong cơ cấu tổng tài sản của một doanh nghiệp xây dựng hiện nay, tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn. Tài sản lưu động nằm ở tất cả khâu của quá trình sản xuất và do chu kỳ sản xuất kéo dài, và thường bị đọng ở nhiều khâu như: trong nguyên vật liệu dự trữ và sản phẩm dở dang tồn kho, trong các khoản phải thu, các khoản tạm ứng thi công ... Việc sử dụng hiệu quả tài sản lưu động phải giải quyết được mâu thuẫn giữa khối lượng tài sản lớn và tốc độ luân chuyển nhanh. Sau đây là một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại công ty Lắp Máy - Tổng công ty XDCN Việt Nam. 3.2.1. Quản lý tốt hơn tài sản lưu động trong khâu dự trữ và tồn kho. Những đặc điểm rất phức tạp của hoạt động xây dựng đã gây rất nhiều khó khăn cho công ty Lắp Máy trong việc quản lý tài sản lưu động nói chung cũng như giá trị nguyên vật liệu dự trữ, sản phẩm dở dang tồn kho nói riêng. Đối với bộ phận vốn này, ta có thể điểm ra nhiều trở ngại khác nhau làm giảm hiệu suất sử dụng vốn: Trước hết là công ty phải tạm ngừng thi công do phải chờ chỉnh sửa thiết kế. Thông thường, thiết kế xây dựng là của chủ đầu tư hoặc tư vấn xây dựng đưa ra, công ty có trách nhiệm thi công theo đúng thiết kế đó. Việc tạm dừng thi công để chờ thiết kế không những xảy ra với những công trình vừa thiết kế vừa thi công mà ngay cả những công trình có quy mô lớn, đã có sự chuẩn bị kỹ càng nhưng nhiều khi phải sửa đổi cho phù hợp với các tình huống thực tế phát sinh hay những thay đổi trong quy mô đầu tư, quy hoạch. Những lúc như vậy, công ty phải dừng thi công và chờ thiết kế mới hàng tuần, máy móc thiết bị phải nằm chờ, làm kéo dài thời gian thi công, tăng thêm chi phí. Để có thể khắc phục phần nào thiệt hại trong những trường hợp này, trước khi thi công công ty cần yêu cầu chủ đầu tư khảo sát thật kỹ lưỡng. Đồng thời, công ty cần đưa ra những điều khoản cam kết cụ thể về trách nhiệm vật chất đối với việc làm chậm tiến độ thi công, lấy đó làm căn cứ yêu cầu chủ đầu tư có trách nhiệm bồi thường đối với những tổn thất do ngừng thi công gây ra. Tương tự, đối với những công trình thi công theo tiến độ cấp vốn của chủ đầu tư, công ty Lắp máy nên có sự thoả thuận về trách nhiệm vật chất của chủ đầu tư về những tổn thất mà công ty phải chịu khi ngừng thi công do thiếu vốn. Công ty cần đưa vào hợp đồng những cam kết cụ thể về phương hướng giải quyết, mức bồi thường ... Tuỳ trường hợp, công ty có thể huy động nguồn vốn từ các nguồn khác hỗ trợ để đảm bảo thi công được diễn ra liên tục, tuy nhiên, cần ràng buộc chủ đầu tư để họ có trách nhiệm thanh toán những chi phí phát sinh do lỗi từ phía họ. Trong thực tế ngành xây dựng hiện nay, đây là một đòi hỏi rất khó thực hiện nhưng khi thị trường này đã đi vào trật tự, có sự bình đẳng giữa các bên thì công ty có thể tham khảo giải pháp này để nâng cao tốc độ luân chuyển của tài sản lưu động, giảm giá trị nguyên vật liệu dự trữ và sản phẩm dở dang tồn kho. Ngoài ra, còn một vấn đề muôn thuở trong ngành xây dựng là việc giải phóng mặt bằng cho thi công. Hầu như công ty xây dựng nào cũng đã phải trải qua tình huống máy móc thiết bị đã tập trung đầy đủ nhưng chưa thể tiến hành công việc được vì chưa có mặt bằng thi công. Nói chung, việc giải quyết thường vượt ra ngoài khả năng của công ty vì vậy công ty cần phối hợp chặt chẽ vớí chủ đầu tư cũng như các cơ quan có trách nhiệm khác cùng thúc đẩy tiến trình giải phóng mặt bằng đồng thời tích cực thi công cuốn chiếu nhằm tránh thời gian nghỉ việc vô ích. 3.2.2. Đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu Qua phân tích công tác quản lý các khoản phải thu cho thấy công ty Lắp Máy cũng như nhiều công ty xây dựng khác có một khoản tài sản lưu động lớn nằm tồn đọng trong khâu thanh toán, công nợ phải thu của công ty lên tới gần chục tỷ đồng. Nếu rút ngắn thời gian thu hồi nợ thì công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, nó giúp công ty giảm nhiều khoản vay ngắn hạn. Trong hoạt động đấu thầu xây dựng, khi đấu thầu công ty đưa ra một mức giá dự toán cho việc thi công công trình. Nếu chủ đầu tư thấy mức giá đó là phù hợp, công ty sẽ được chấp nhận. Sau khi thắng thầu, chủ đầu tư có thể ứng trước một phần giá trị công trình hoặc công ty phải huy động vốn để tiến hành thi công. Tuỳ theo thoả thuận, khi một hạng mục hoặc toàn bộ công trình hoàn thành, chủ đầu tư sẽ tiến hành thẩm định chất lượng, quyết toán và thanh toán cho nhà thầu chính. Như vậy, mối quan hệ thanh toán của công ty sẽ phụ thuộc vào việc công ty là nhà thầu chính (B chính) hay nhà thầu phụ. Nếu công ty là nhà thầu chính, sau khi công trình được quyết toán, quá trình thanh toán là quá trình hai bên giữa công ty và chủ thầu. Nếu công ty chỉ là nhà thầu phụ, quá trình quyết toán sẽ là quan hệ ba bên, giữa chủ thầu - nhà thầu chính - công ty. Tuy nhiên, dù có là quan hệ giữa hai hay ba bên, thì tốc độ quá trình thanh toán cũng phụ thuộc vào tốc độ quyết toán công trình, xác định đơn giá, khối lượng thi công hoàn thành, tốc độ giải ngân vốn đầu tư và quá trình thanh toán giữa B chính và các bên B phụ. Để thúc đẩy tốc độ thu hồi công nợ, công ty cần chú ý tới các vấn đề sau: * Tìm hiểu rõ thực trạng nguồn vốn của các công trình mà công ty tham gia ký kết hợp đồng xây dựng. Tại công ty Lắp Máy cũng như nhiều công ty xây dựng khác, các công trình có nguồn vốn đầu tư khác nhau sẽ ảnh hưởng tới tiến độ thi công và có quá trình thanh quyết toán khác nhau. Đối với công trình có vốn ngân sách cấp thường có đặc điểm là: - Quá trình quyết toán các hạng mục công trình chậm do việc chờ kết quả thẩm định của các cấp có thẩm quyền. - Quá trình thanh toán sẽ được tiến hành do chờ vốn cấp theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước hoặc các bộ ngành. Đối với công trình có vốn nước ngoài: Công trình luôn đòi hỏi về kỹ thuật, chất lượng cao, tiến độ thi công nhanh, có sự thẩm định của cơ quan có thẩm quyền. Quá trình thanh toán sẽ được tiến hành nhanh hơn đối với công trình có vốn ngân sách cấp. Như vậy, qua việc tìm hiểu thực trạng đầu tư cho các công trình mà công ty sẽ ký kết hợp đồng xây dựng sẽ giúp cho việc đề ra phương án thi công phù hợp. Đặc biệt, công ty nên hạn chế thi công trước các công trình chưa có kế hoạch cấp vốn từ ngân sách Nhà nước. Mặt khác, biết trước thực trạng nguồn vốn của các công trình để công ty có kế hoạch về vốn cho việc khởi đầu thi công công trình cũng như kế hoạch thu hồi vốn của công ty. * Thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán. Hồ sơ thanh quyết toán được hoàn thiện dựa trên cơ sở thống nhất xác định khối lượng thi công các hạng mục công trình bao gồm các chi phí trực tiếp (vật liệu, nhân công, máy thi công), chi phí chung, lãi định mức và các đơn giá chi tiết kèm theo các phần việc của các hạng mục đó. Hồ sơ quyết toán là cơ sở đầu tiên trong quá trình thu hồi vốn của mọi công ty xây dựng nên ngay từ bước khởi đầu này thì công ty cũng cần thực hiện tốt công tác hoàn thiện hồ sơ quyết toán với chủ đầu tư (bên A). Nếu công trình bao gồm nhiều nhà thầu thì công ty còn cần kết hợp chặt chẽ với các nhà thầu khác cũng như bên A để tính toán chính xác khối lượng công việc đã hoàn thành bàn giao. Để việc xác định khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao được tiến hành nhanh chóng thì về phía đơn vị mình, công ty luôn cần phải đảm bảo thi công đúng thiết kế, đúng tiến độ đồng thời phải coi trọng vấn đề kỹ thuật và chất lượng công trình. Nếu trong quá trình thi công có sự chỉnh sửa thiết kế thì công ty phải có hồ sơ lưu trữ toàn bộ những thay đổi đó để làm cơ sở cho việc xác định khối lượng. Mặt khác, đối với những công trình lớn có nhiều nhà thầu cùng tham gia thi công (bao gồm các nhà thầu chính và các nhà thầu phụ), việc xác định khối lượng xây dựng hoàn thành bàn giao không chỉ liên quan giữa công ty Lắp Máy và bên A mà còn có sự tham gia của giám sát kỹ thuật B chính, thậm chí cả tư vấn xây dựng bên A. Bởi vậy, trong quá trình thi công, công ty Lắp Máy cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa đơn vị, nhà thầu chính, chủ đầu tư. Việc tiến hành thi công đảm bảo thiết kế, tiến độ và thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật, chất lượng và hoàn thành hồ sơ quyết toán nhanh gọn, chính xác là những nhân tố tích cực thúc đẩy quá trình thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành bàn giao kể cả khi cần có sự thẩm định của các cơ quan có thẩm quyền. * Cải tiến cơ chế thanh toán khối lượng công trình với nhà thầu chính. Trong thực tế hoạt động của doanh nghiệp, công ty Lắp Máy thường thi công một công trình hoặc hạng mục công trình do Tổng công ty XDCN Việt Nam giao xuống. Quan hệ thanh toán các công trình lúc này được thực hiện giữa công ty, chủ đầu tư và Tổng công ty. Hạng mục công trình hoàn thành được thẩm định, quyết toán bởi chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư sẽ thanh toán với Tổng công ty. Tiếp theo, Tổng công ty đối chiếu công nợ giữa mình với công ty Lắp Máy rồi tiến hành thanh toán. Như vậy, cơ chế thanh toán này đã tạo ra một khoảng trễ về mặt thời gian giữa thời điểm công trình được thanh toán với thời điểm công ty nhận được khoản thanh toán đó. Việc đối chiếu công nợ và thanh toán hoàn toàn do Tổng công ty quyết định, việc đốc thúc thu hồi nợ cũng do Tổng công ty đảm nhiệm nhưng người phải chờ đợi lại là công ty Lắp Máy. Do đó, trong thực tế có những trường hợp, công ty Lắp Máy đối chiếu và thanh toán không phải một mà nhiều công trình trong một thời gian. Đây cũng là nguyên nhân làm chậm tốc độ thanh toán công nợ và gây mất chủ động trong quản lý và dự đoán khả năng đáp ứng nhu cầu tài sản lưu động của công ty. Để khắc phục phần nào tình trạng này, công ty có thể xem xét một trong hai hướng giải quyết về cơ chế thanh toán giữa công ty, chủ đầu tư và Tổng công ty như sau: - Thứ nhất, trong trường hợp Tổng công ty đã thắng thầu và giao cho công ty Lắp Máy thi công. Khi công trình đã được quyết toán, Tổng công ty nên đứng ra thanh toán toàn bộ hoặc một phần giá trị công trình ngay lập tức (thông thường, chênh lệch giữa phần công ty Lắp Máy được thanh toán và phần Tổng công ty đã ứng trước cho vay thi công nằm trong khả năng thanh toán toàn bộ của Tổng công ty). Như vậy, công ty Lắp Máy có thể dự trù chính xác thời điểm cũng như khối lượng mình sẽ được thanh toán, giảm bớt thời gian chờ đợi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Cơ chế này cũng gắn trách nhiệm thu hồi công nợ với quyền lợi của Tổng công ty và có thể làm cho hoạt động này hiệu quả hơn. - Thứ hai, Tổng công ty có thể uỷ quyền cho công ty Lắp Máy tiến hành thanh quyết toán các hạng mục công trình trực tiếp với chủ đầu tư (bên A). Cơ chế thanh toán này sẽ giảm bớt khâu trung gian, đồng thời tạo điều kiện cho công ty và bên A có thể thương lượng trực tiếp nhằm tìm ra một lịch biểu thanh toán phù hợp nhất. Sau khi đã được bên A thanh toán, công ty có thể đối chiếu công nợ với Tổng công ty. Cơ chế này tạo cho doanh nghiệp quyền chủ động cao hơn trong khâu thanh toán, dự trù tài sản lưu động, tuy nhiên, nó không loại trừ hoàn toàn trách nhiệm của Tổng công ty trong việc giám sát và giúp đỡ công ty thu hồi công nợ một cách nhanh chóng. 3.2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ. Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, công ty Lắp Máy có thể tiến tới việc dự toán ngân quỹ của mình. Mặc dù chưa cụ thể và độ chính xác chưa cao nhưng chắc chắn nó sẽ hơn hẳn tình trạng hoàn toàn bị động trong việc quản lý các dòng tiền xuất nhập quỹ như hiện nay. Với cơ chế quản lý tài sản lưu động hiện hành, trong mùa xây dựng, nhiều khi công ty phải lo chạy vạy để đáp ứng đủ những nhu cầu tài sản lưu động lớn đột xuất phục vụ cho thi công các công trình. Đây không những là sự lãng phí lớn về chi phí và nhân lực, giảm sự lành mạnh trong hoạt động tài chính của công ty mà còn là bất lợi lớn của công ty trong sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt của thị trường xây dựng. Để dự toán được ngân quỹ, phải nắm được quy mô thời điểm nhập xuất của các dòng tiền tệ. Việc cải thiện cơ chế thanh toán, tăng cường tốc độ thu hồi công nợ là cơ sở tốt để công ty Lắp Máy có thể nắm được các dòng tiền nhập quỹ. Vấn đề còn lại là quản lý các dòng tiền xuất quỹ. Đây có thể nói là công việc dễ dàng hơn và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực quản lý của bản thân công ty. Ngoài các khoản có thể dự trù được tương đối chính xác như tiền lương của công ty trả cho cán bộ công nhân viên, tiền sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc, mục tiêu kế hoạch hoá các dòng tiền là việc chi thanh toán nguyên vật liệu của các đơn vị thi công (các xí nghiệp, đội sản xuất số 1,2,3 ). Để có thể dự đoán được chính xác nhu cầu thanh toán nguyên vật liệu của các đội sản xuất, phòng kế toán tài chính cần phối hợp hoạt động với phòng kinh tế - kế hoạch, phòng xe máy - vật tư, các đội trưởng đội sản xuất ... Ngay từ khi nhận được thiết kế công trình, phòng kinh tế - kế hoạch, phòng xe máy - vật tư phải căn cứ vào hợp đồng để vạch ra tiến độ thi công hợp lý, dự trù trước nhu cầu nguyên vật liệu của từng giai đoạn thi công. Đó là cơ sở để phòng kế toán - tài chính dự trù nhu cầu tài sản lưu động trong kỳ, đề ra các biện pháp cân đối giữa nguồn thu và chi, bù đắp thiếu hụt một cách chủ động. Tất nhiên trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh những chênh lệch cần tới sự điều chỉnh nhưng vơí sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban như trên thì việc điều chỉnh sẽ không quá phức tạp. Đồng thời, sự phối hợp đó sẽ giúp cho vốn, vật tư... của công ty được quản lý chặt chẽ hơn, nghiệp vụ của các bộ phận trong công ty sẽ nâng cao và doanh nghiệp sẽ vững vàng hơn trong cơ chế thị trường đầy biến động. 3. 3.Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Tổng công ty. Do công ty Lắp Máy mới chuyển sang xây dựng cơ bản nên nguồn vốn có hạn, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu dựa vào nguồn vốn Tổng công ty cấp và nguồn vốn vay Ngân hàng. Trong năm 2002 vừa qua công ty gặp nhiều khó khăn trong sản xuất: nhiều công trình giá cả thấp, những bất lợi do điều kiện khách quan mang lại đã khiến cho công ty không cân đối được thu chi. Để công ty có thể tăng cường khả năng hoạt động kinh doanh và hoàn thành kế hoạch các công trình mà công ty đang thi công đề nghị Tổng công ty : - Bổ sung thêm tài sản cố định, tài sản lưu động và lực lượng quản lý có nghiệp vụ tốt. - Giúp đỡ tạo công ăn việc làm cho công ty để có thể khai thác năng lực hoạt động của máy móc thiết bị đã đầu tư trong năm 2002 mà chưa được sử dụng. Đề nghị Tổng công ty cho phép công ty được giữ lại quỹ khấu hao để góp phần tăng nguồn vốn hoạt động cho công ty, công ty có điều kiện đầu tư đổi mới máy móc thiết bị mà không phải hoàn toàn phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng. Đồng thời, Tổng công ty nên tạo điều kiện tốt để tốt để doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh cũng như có cơ chế thanh toán công bằng giữa công ty với Tổng công ty để công ty đỡ thiệt thòi. 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước. Đối với công tác giám định kỹ thuật công trình các cơ quan Nhà nước nên tiến hành nhanh chóng, chính xác đúng trách nhiệm, thẩm quyền để công ty không bị kéo dài thời gian chờ nghiệm thu công trình. Sớm hoàn thiện thủ tục hoàn thuế để tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt trong những trường hợp công ty thi công những công trình được miễn thuế hay mua máy móc thiết bị được giảm thuế... Trên đây là một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty Lắp Máy. Do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế cũng như tính chất phức tạp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một lĩnh vực, một thị trường rất sôi động và đầy thử thách, chắc chắn những kiến nghị trên còn nhiều điểm chưa phù hợp và cần tiếp tục xem xét. Tuy nhiên, đó là những cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp khả thi trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Lắp Máy trong thời gian vừa qua. Kết luận Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như môi trường kinh doanh, trình độ quản lý của các nhà doanh nghiệp.... song quản lý vốn và tài sản là những yếu tố đặc biệt sống còn đối với doanh nghiệp bởi nó quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được trên cơ sở sử dụng đồng bộ hợp lý các yếu tố của quá trình sản xuất mà trong đó tài sản lưu động chiếm một tỷ trọng rất lớn. Đó là nguyên vật liệu sản xuất, hàng hoá dự trữ tồn kho, tiền mặt và các chứng khoán.... Việc sử dụng tài sản lưu động có được hiệu quả hay không là phụ thuộc vào doanh nghiệp sử dụng như thế nào những thành phần cấu thành tài sản lưu động. Để sử dụng hiệu quả tài sản lưu động, trước hết doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ lưỡng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động như nhân tố thanh toán, sản xuất, cung ứng vật tư.... Từ đó có được những kế hoạch giải pháp nhắm quản lý và sử dụng tốt hơn, hiệu quả hơn tài sản lưu động thông qua việc nâng cao quản lý tiền mặt, quản lý hàng tồn kho và các khoản phải thu... Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất, tạo thêm được nhiều công ăn việc làm cho người lao động, đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển đất nước Là một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, làm nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng, công ty Lắp Máy với quy mô không lớn, trình độ khoa học công nghệ cũng như trình độ quản lý còn nhiều hạn chế đang gặp không ít khó khăn bởi áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của cơ chế thị trường. Việc tìm ra giải pháp để công ty sử dụng có hiệu quả hơn nữa những nguồn lực sẵn có của mình có ý nghĩa rất quan trọng. Sau thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty Lắp Máy, được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của Kế toán trưởng - chú Dương Văn Hà và các cán bộ khác trong công ty, cùng với sự chỉ bảo cặn kẽ của cô giáo - PGS. TS Lưu Linh Hương, trên cơ sở những kiến thức thu lượm được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp của mình. Do hạn chế về thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cũng như những kiến thức, hiểu biết chuyên môn, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong được các thầy cô, bạn bè, các cô chú cán bộ, nhân viên công ty Lắp Máy chỉ bảo và đưa ra những nhận xét, góp ý để tôi có thể hoàn thiện hơn nữa chuyên đề tốt nghiệp của mình cũng như những kiến thức của bản thân. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PSG. TS Lưu Linh Hương, chú Dương Văn Hà và các cán bộ công ty Lắp Máy đã tận tình chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập. Sinh viên Nguyễn Thị Phương Mai. Tài liệu tham khảo Giáo trình Tài chính doanh nghiệp. Trường ĐHKTQD. Khoa Ngân hàng - Tài chính. Chủ biên: PGS. TS. Lưu Thị Hương NXB Giáo dục 2002. Giáo trình Lý thuyết Tài chính - Tiền tệ. Trường ĐH KTQD.Khoa Ngân hàng - Tài chính. Chủ biên: TS. Nguyễn Hữu Tài. NXB Thống kê 2002 Giáo trình Thống kê doanh nghiệp. Trường ĐH KTQD. Khoa Thống kê - Bộ môn Thống kê kinh tế. Chủ biên: GS. TS Phạm Ngọc Kiểm. NXB Thống kê 2003 Quản trị tài chính doanh nghiệp - Tác giả: PTS Vũ Duy Hào - Đàm Văn Huệ, Thạc sỹ Nguyễn Quang Ninh. Nhà xuất bản Thống kê - 1998. Giáo trình Kinh tế xây dựng - Nhà xuất bản Giáo dục. Trường Đại học Xây Dựng. Hà Nội 4. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - Khoa Kế toán - ĐHKTQD Nhà xuất bản Giáo dục - 1997 Báo cáo tài chính công ty Lắp Máy - Tổng công ty XDCN Việt Nam các năm 1997; 1998; 1999. 7. Tạp chí Tài chính. 8. Tạp chí Xây dựng. 9. Tạp chí Ngân hàng. 10. Thời báo Tài chính Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Chương I: Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động - Những vấn đề khái quát. 6 1.1. Khái niệm tài sản lưu động 6 1.1.1. Khái niệm tài sản lưu động 6 1.1.2. Đặc điểm của tài sản lưu đông 7 1.1.3. Vai trò của tài sản lưu động 7 1.2. Phân loại tài sản lưu động 8 1.2.1. Phân loại theo sự vận động của tài sản lưu động 8 1.2.2. Phân loại theo nguồn hình thành 9 1.2.3. Phân loại theo khả năng chuyển đổi và đặc điểm kinh tế 9 1.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 11 1.3.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng 11 1.3.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của các doanh nghiệp 11 1.3.3. Hệ số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 12 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 14 1.4.1. Doanh thu trong kỳ 14 1.4.2. Chi phí sản xuất 15 1.4.3. Nhân tố thanh toán 16 1.4.4. Nhân tố về cung ứng vật tư 16 1.4.5 Nhân tố về sản xuất 17 1.4.6. Nhân tố về cầu thị trường 17 1.4.7. Nhân tố trình độ lao động 18 1.4.8. Nhân tố khác 18 1.5. Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 20 1.5.1. Quản lý tốt khâu dự trữ, tồn kho 20 1.5.2. Quản lý tốt tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao 21 1.5.3. Quản lý tốt các khoản phải thu 23 Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty lắp máy - Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam 26 2.1. Giới thiệu về khái quát về Công ty lắp máy 26 2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty lắp máy 26 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực tài chính của Công ty 30 2.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng 41 2.2.1. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng 41 2.2.2. Những đặc điểm sản phẩm ngành xây dựng 43 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty lắp máy 44 2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty lắp máy trong vài năm gần đây 44 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty 47 Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty lắp máy 56 3.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty lắp máy trong thời gian tới 56 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty lắp máy 57 3.2.1. Quản lý tốt tài sản lưu động trong khâu sản xuất, dự trữ và tồn kho 58 3.2.2. Đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu và hoạt động thanh toán với các đối tác 59 3.2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ 63 3.3. Kiến nghị 64 3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty 64 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước 65 Kết luận 67 Tài liệu tham khảo 69 Chương II: Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty lắp máy - Tổng Công ty Xây dựng Công nghiệp Việt Nam 2.1. Giới thiệu về khái quát về Công ty lắp máy 2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty lắp máy 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và năng lực tài chính của Công ty 2.2. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành xây dựng 2.2.1. Những đặc điểm của sản xuất trong xây dựng 2.2.2. Những đặc điểm sản phẩm ngành xây dựng 2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty lắp máy 2.3.1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty lắp máy trong vài năm gần đây 2.3.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty lắp máy 3.1. Phương hướng sản xuất kinh doanh của Công ty lắp máy trong thời gian tới 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Công ty lắp máy 3.2.1. Quản lý tốt tài sản lưu động trong khâu sản xuất, dự trữ và tồn kho 3.2.2. Đẩy nhanh việc thu hồi các khoản phải thu và hoạt động thanh toán với các đối tác 3.2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ 3.3. Kiến nghị 3.3.1. Kiến nghị với Tổng Công ty 3.3.2. Kiến nghị với Nhà nước Kết luận Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34288.doc
Tài liệu liên quan