Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6

Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động trong kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 đã không ngừng tỏ rõ những ưu thế của mình trong cạnh tranh, duy trì và phát triển năng lực sản xuất đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên để thích ứng với cơ chế mới công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong toàn bộ xí nghiệp.

doc79 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2024 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh và do vậy tỷ lệ vốn cố định phải chiếm tỷ trọng lớn .Do vậy công ty cần có những thay đổi cơ cấu vốn trong tổng nguồn vốn cho phù hợp với lĩnh vực hoạt động của mình .Năm 2007 cơ cấu vốn của công ty đều tăng tổng nguồn vốn ,vốn lưu đông ,vốn cố định đều tăng ,nếu xét tỷ lệ tăng thì nguồn vốn cố định tăng nhiều nhất đạt 3,2% , cho thấy công ty đã chú trọng vào đầu tư dổi mới thiết bị máy móc. 2.1Cơ cấu nguồn vốn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 Bảng 5 cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của công ty Chỉ tiêu Năm 2005 năm 5006 năm2007 Tỷ lệ tăng giảm% số tiền tỷ trọng số tiền tỷtrọng số tiền tỷ trọng 06/05 07/06 I,Nợ phải trả 91.680.146 89,6 86.235.634 89.26 88.311.874 90,17 -5,89 2,4 1,Nợ ngắn hạn 87.061.272. 84,8 84.041303 86,54 84.511.281 86,29 -0,33 0,59 2,Nợ dài hạn 4.931.450. 4,8 2.194.331 2,72 3.800.593 3,88 -55,5 0,73 II,vốn CSH 10.680.146 10,4 10.870045 10.74 9.617.635 9,83 17,79 -11,52 1,Vốn cổ phần 516.421 0,5 8.933.4.97 9,19 8.100.000 8,27 163 -9,3 2,Nguồn vốn NSNN cấp 8.708.856 8,48 0 0 0 0 0 0 3,Vốn tự bổ sung 442.564 0,43 0 0 0 0 0 0 4,Lợi nhuận chua phân phối 475.502. 0,46 0 0 0 0 0 0 5Quỷ khen thưởng phúc lợi 536.800 0,53 630.689 0,55 661.495 0,67 17,53 4,9 6, Quỷ đầu tư phát triển 0 0 1.044.754 1,0 747.769 0,7 -28 7,Quỷ dự phòng tài chính 0 0 261.104 0,2 108.370 0,1 -58,6 8, Tổng nguồn vốn 102.672.868 100 97.105.680 100 97.929.510 100 -5,4 0,85 Muốn hoạt động sản xuẩt kinh doanh doanh nghiệp phải khai thác và tạo lập nguồn vốn .nguồn vốn có vai trò quan trọng trong viêc mở rộng và phát triển quy mô sản xuất .hiện nay nhà nước cho phép các doanh nghiệp được tự do trong viễc huy động vôn đây là một thuận lợi cho doanh nghiệp .Nguồn vốn của công ty do vaỵ cũng đa dạng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau và tỷ trọng của từng nguồn trong tổng nguồn cũng khác nhau cụ thể cơ cấu bguồn vốn của công ty được thể hiện cụ thể trong bảng 5.Nguồn vốn của công ty trong năm 2005 đạt 102672868 cao nhất trong 3 năm ,sang năm 2006 nguồn vốn của công ty có sự thay đổi rỏ rệt .Do sự cổ phần hoá của công ty.Tổng nguồn vốn của công ty năm 2006giảm xuống 97.105.680 và năm 2007 đạt 97.929.510 ta thấy sau cổ phần hoá nguồn vốn của công ty đã bị giảm xuống do nhà nước rút bớt số vốn của mình trong công ty bán cho cổ đông, năm 2007 nguồn vốn của công ty có sự tăng trưởng trở lai với tỷ lệ tăng giảm 06/05 giảm 5,89% năm 2007 tăng trở lai 2,4% Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong 3 năm cũng có sự khác biệt khá rỏ trước và sau khi cổ phần hoá .Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong công ty vẩn chiếm tỷ trọng lớn cả 3 năm tổng nợ phải trả đều lớn hơn 90%. Đièu này là không tốt đối với tình hình tài chính của công ty.Trong đó nợ ngắn hạn của công ty cũng chiếm tỷ trọng lớn công ty cần có các điều chỉnh phù hợp với trong tổng cơ cấu nguồn vốn của mình . Để tăng khả năng tự chủ về tài chính của mình không nên quá mạo hiển khi sử dụng nguốn vay nợ là quá lớn như vậy. Năm 2005 cơ cấu nguồn vốn CSH củng có những khác biệt so với năm 2006,2007 nguồn vốn Ngân sách nhà nước cấp chiếm 8,48% trong khi đó ở năm 2006,2007 nguồn nay là bằng 0.Và ở nguồn vốn cổ phần năm 2005chiếm 0.5%năm 2006 là 9,19% năm 2007 là 8,27% ,với tỷ lệ tăng 06/05 là 163% và năm 2007 có xu hướng giảm -9,3%.Cho thấy sau khi cổ phần hoá nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng trửơng mạnh.và vốn do ngân sách nhà nước cấp cho công ty đã không còn , điều này cho thấy công ty đã độc lập trong công tác quản lý độc lập rất lớn trong đối với sự chi phối của nhà nước.Nhìn tổng quan trong 3 năm thì tình hình tài chính của công ty có sự thay đổi mạnh mẻ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty trước và sau khi cổ phần hoá doanh nghiệp ,sau khi cổ phàn hoá doanh nghiệp thì tình hình tài chính của công ty có sự thay đổi và vẩn giử được đà tăng trưởng và phát triển ổn định .Tạo tiền đề cho công ty trong những năm tiếp theo.Tuy nhiên công ty cần chú ý đến khả năng tự chủ về tài chính của mình. Để có cái nhìn chính xác về khả năng tài chính của mình .chúng ta cần chú ý đến các chỉ tiêu ở bảng 6 sau: Bảng 6: Hệ số nợ và hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 Chỉ tiêu ĐVT Năm Tỷ lệ tăng giảm % 2005 2006 2007 06/05 07/06 1. Tổng Nợ Nghìn đồng 91.992.722 86.235.364 88.311.874 -5,98% 2,4% Tổng vốn CSH Nghìn đồng 10.680.146 10.870.045 9.617.635 17.97% -11,52% Hệ số nợ (1)/ (3) Lần 0,89 0,88 0,9-1,1% 1,1% 2,2% Hệ số VCSH (2)/(3) Lần 0,11 0,12 0,1 9,1% -16,66% Ta thấy hệ số nợ của công ty qua 3 năm 2005,2006,2007 là rất cao xấp xỉ 0,9 lần .Và do đó tỷ lệ vốn chủ sở hữu lại rất thấp .Điều này càng chứng tỏ khả năng tự chủ của công ty là thấp. Tổng nợ của công ty năm 2006giảm so với năm năm 2005 là-5,98% và năm 2007 tăng so với năm 2006 là 2,4%. Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2006 tăng với năm 2005 là 17,19% và năm 2007 giảm so với năm 2007 -11,52%. Sự tăng giảm về tỷ lệ giữa nợ vay và vốn CSH có sự biến động là không lớn. Hệ số nợ cao làm tăng rủi ro về tài chính của công ty nhưng bù lại nó có thể tăng khả năng chiếm dụng vốn của công ty có khả năng khuyếch đại tỷ suất lợi nhuận trên vốn CSH nếu công ty làm ăn có hiệu quả . 2.3. Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Bảng 7:Tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh Đơn vị tính 1000đ Stt Chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 1 Vốn dài hạn - 13.064.376 13.418228 2 Vốn CSH - 10.870.045 9.617.635 3 Vay dài hạn - 2.194.331 3.800.593 4 Tài sản dài hạn - 11.536.936 10.007923 5 Vốn lưu động thường xuyên (1)-(4) - 1.527.440 3.410.305 Nguồn báo cáo tài chính CTCPXD&PTNT6 Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp cần có tài sản bao gồm: tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Để hình thành hai loại tài sản này phải có các nguồn tài trợ tương ứng bao gồm nguồn vốn ngắn hạn và nguồn vốn dài hạn. Ta xem xét tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở bảng 7 Ta thấy nguồn vốn chủ sở hữu không đủ để tài trợ cho tài sản cố định. Do đó công ty đã vay dài hạn để đầu tư vào tài sản cố định. Việc sử dụng nợ dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định là hợp lý, giúp công ty đảm bảo được nguồn vốn để kinh doanh. Ta thấy nguồn vốn mà công ty đi vay dài hạn trong 2 năm 2006 và 2007 không những đảm bảo cho việc đầu tư vào tài sản dài hạn mà còn làm cho vốn lưu động thường xuyên trong 2 năm đó dương là 1527.440 và3.410.305 phần vốn lưu đông thường xuyên này công ty có thể đầu tư vào tài sản ngắn han.Tiến hành sản xuất kinh doanh chỉ chuẩn bị và đầu tư máy móc thiết bị thôi thì chưa đủ, doanh nghiệp còn cần phải đảm bảo đủ vốn lưu động đáp ứng cho nhu cầu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên là số lượng vốn ngắn hạn doanh nghiệp cần để tài trợ cho một phần tài sản lưu động bao gồm hàng tồn kho và các khoản phải thu.Ta sẻ xem xét nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty qua bảng 8. Bảng 8:Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của CTCPXD&PTNT6 Đơn vị tính 1000đ STT Chỉ tiêu 2006 2007 1 Vốn ngắn hạn 84.235.634 84.511.281 2 Phải thu 57.162.723 73.473.572 3 Hàng tồn kho 13.761.376 7.901.637 4 Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên (2)+(3)-(1) -13.311.535 -3.136.062 Nguồn báo cáo tài chính của CTCPXD&PTNT6 Trong 2 năm, 2006 và năm 2007 nhu cầu vốn lưu động thường xuyên của công ty đều <0, có nghĩa là các nguồn vốn ngắn hạn từ bên ngoài đã dư thừa để tài trợ các sử dụng ngắn hạn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp không cần nhận vốn ngắn hạn để tài trợ cho chu kỳ kinh doanh.Mặt khác vốn lưu động thường xuyên của công ty dương điều này cho thấy lượng vốn bằng tiền của công ty lớn công ty cần có các biện pháp để tăng hiệu quả sử dụng lượng vốn bằng tiền này có hiệu quả đên lại lợi nhuận cho công ty.Như vậy công ty cần phải cân đối lại nguồn vốn đảm bảo cho tài sản của doanh nghiệp, tránh hiện tượng thừa vốn hoặc thiếu vốn. 3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 3.1. Cơ cấu tài sản cố định của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 Tài sản cố định là hình thái biểu hiện vật chất của vốn cố định, vì vậy việc đánh giá cơ cấu tài sản cố định của doanh nghiệp có một ý nghĩa khá quan trọng trong khi đánh giá tình hình vốn cố định của doanh nghiệp. Nó cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dài hạn của doanh nghiệp, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của các máy móc trang thiết bị của công ty,qua đó tác động đến năng suất sản xuất chất lượng công trình ,hiệu quả của quá trình thi công công trình Bảng 9:Cơ cấu tài sản cố định tại CTCPXD&PTNT6 Đơn vị tính:nghìn đồng STT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 số tiền tỷ trọng% số tiền tỷ trọng% số tiền tỷ trọng% 1 Nhà cửa kiến trúc 9.312.104 72,82 4.897.625 59,35 5.408627 55,8 2 Máy móc thiết bị 2.019.797 12,79 2.601.064 31,52 3.285.886 33,9 3 Phương tiện vận tải 1.456.046 11,39 753.417 9,13 998.366 10,3 4 Tài sản cố định đang dùng 12.787.948 100 8.252.107 100 9.692.881 100 Nguồn báo cáo tài chính CTCPXD&PTNT6 Năm 2006 tài sản cố định của công ty giảm so với năm 2005 và 2006 là 8.252.107 nghìn đồng năm 2007 tăng lên 9.692.881 cho thấy công ty đã chú trọng hơn trong việc đổi mới thiết bị phục vụ cho quá trình thi công Với hoạt động chủ yếu là xây dựng công trình nên cơ cấu tài sản cố định có những đặc điểm khác biệt. Giá trị bộ phận máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng lớn,tập trung vào các máy móc thiết bị dùng cho việc thi công công trình . Tỷ trọng của các máy móc thiết bị dùng cho thi công công trình liên tục qua các năm cả về số lượng lẫm tỷ trọng. năm 2005 đạt 12,79% năm 2006 đạt 31.52% năm2007 đạt 33,9% cho thấy công ty đã và đang rất chú tâm vào việc đầu tư đổi mới máy móc thiêt bị .Bên cạnh đó các tài sản cố định là nhà cửa vật kiến trúc bao gồm: trụ sở công ty, nhà sản xuất, các thiết bị văn phòng còn chiếm tỷ trọng cao năm 2005chiếm 72% năm 2006 chiếm 59% năm 2007 chiếm 55,8% là quá cao điều này ảnh hưởng khômh tốt vì đầu tư nhiều vào đây không sinh lợi cho công ty nhưng lại chiếm tỷ trọng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty ,những tài sản cố định này không tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất nên công ty cũng chỉ duy trì ở mức vừa đủ để đảm bảo quản lý, điều hành hoạt động của công ty .Nhìn vào bảng ta thấy nhà cửa kiến trúc có xu hướng giảm dần qua các năm việc giảm tỷ trọng này là điều cầm thiết để cho công ty đầu tư vào các tài sản khác phuc vụ cho sản xuất . Do đặc thù của ngành xây dựng phương tiện vận tải giử ổn định ở mức xấp xỉ 10% là một mức tốt để đảm bảo cho việc giao thông chuyên chở máy móc thiết bị được kịp thời. 3.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 STT chỉ tiêu Năm2005 Năm2006 Năm2007 tăng giảm% 06/05 07/06 1 Doanh thu thuần Nghìn đồng 77.856.107 88.056.717 77.800.601 13 -11,6 2 Lợi nhuấn sau thuế Nghìn đồng 849.822 1.219.963 1.824.333 43,58 49,6 3 Nguyên giá TSCĐ bình quân Nghìn đồng 10.225690 14.449.104 15.404.363 41,3 6,6 4 Vốn cố định bình quân Nghìn đồng 8.635339 11.202.749 13.241.302 29,7 18,2 5 Hiệu suất sử dụng VCĐ(1:4) % 902 786 587 -12,8 -25 6 Hiệu suất sử dụng TSCĐ(1:3) % 761 609 867 -20 42 7 Hàm lượng vốn cố định(4:1) % 11 13 17 18 30 8 Doanh lợi vốn cố định(2:4) % 0,1 0,11 2,34 10 112 9 Sức sinh lời của TSCĐ(2:3) % 9,8 8,4 13,7 -14 63 Bảng 10:Hiệu quả sư dụng vốn cố định Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty ta căn cứ vào năng lực hoạt động của tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định như hiệu suất sử dụng tài sản cố định, sức sinh lời của tài sản cố định, hiệu suất sử dụng vốn cố định,... (xem bảng 7 trang bên). Qua bảng 10 ta thấy hiệu suất sử dụng tài sản cố định tương đối cao . Năm 2005 một đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định tạo ra được 9 đồng doanh thu thuần trong một năm. Tỷ lệ này sang đến năm 2006 là 7,8 giảm-12,8% so với năm 2005 kết quả xuất phát từ doanh thu của công ty đạt được là khá cao và ổn định trong 3 năm trong khi tài sản cố định lai chiếm tỷ lệ nhỏ. Tỷ số này có xu hướng giảm trong năm 2006 và 2007 vì nó đã đạt được rất cao và có xu hướng giảm không phải là điều khó giải thích. Sức sinh lời của tài sản cố định năm 2005 là 9,8 tức là trung bình một đồng nguyên giá tài sản cố định tạo ra 0,98 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 tỷ lệ này giảm rất còn 8,4% năm 2007 tăng lên 13,7%.Chỉ số này của công ty đạt ddược cũng rất đáng được khích lệ và rất khả quan . Suất hao phí tài sản cố định có chiều hướng giảm nhưng vẫn ở mức cao, năm 2006 để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 1,186 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định, đến năm 2007 để có được một đồng doanh thu thuần công ty phải bỏ ra 0,855 đồng nguyên giá bình quân tài sản cố định đó là điều rất đáng khích lệ. Hiệu suất sử dụng vốn cố định và hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty củng là rất cao là do doanh thu mà công ty đạt được là tương đối lớn làm cho các chỉ số tăng cao. Năm 2005 một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất thì tạo ra được 7 đồng lợi nhuận sang đến năm 2006 thì một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất tạo ra được 6 đồng lợi nhuận.năm 2007 một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động tạo ra 8 đồng lợi nhuận Nhìn chung hiệu suất sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty là tốt nhưng doanh lợi vốn cố định lại thấp chỉ đạt năm 2005 là 0,1% năm 2006 là 0,11% năm 2007là 2,4% là các con số rất khiêm tốm . Nhưng trong 3 năm chỉ số này đã liêm tục tăng thể hiện công ty đã rất cố gắng trong công tác quản lý tài sản cố định của mình. 3.3. Đánh giá hoạt động quản lý bảo toàn và đầu tư đổi mới trang thiết bị tại công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn6 Như ta đã biết, trong một chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp chỉ một bộ phận của tài sản cố định được chuyển hoá vào giá trị của sản phẩm. Như vậy, sau một chu kỳ sản xuất một bộ phận của vốn cố định được chuyển hoá thành hình thái tiền tệ và được doanh nghiệp thu hồi lại dưới hình thức trích khấu hao tài sản cố định. Để đảm bảo cho việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, giá trị trích khấu hao phải phù hợp với hao mòn thực tế của tài sản cố định (kể cả hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình) và doanh nghiệp phải có kế hoạch sử dụng quỹ khấu hao để đầu tư trang thiết bị tài sản cố định một cách hiệu quả. Việc trích khấu hao của doanh nghiệp chỉ có thể thực sự chính xác khi đáp ứng được ba yêu cầu trong công tác quản lý vốn cố định. Thứ nhất, doanh nghiệp phải thường xuyên đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định thông qua công tác kiểm kê, theo dõi tài sản cố định để giá trị tài sản thực tế khớp đúng với giá trị trên sổ sách. Nguyên giá và giá trị còn lại thực tế của tài sản là cơ sở quan trọng để điều chỉnh việc tính khấu hao đảm bảo phù hợp, chính xác. Thứ hai, doanh nghiệp phải lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao doanh nghiệp phải căn cứ trên mức độ hao mòn thực tế, đặc biệt là hao mòn vô hình của tài sản. Thứ ba, doanh nghiệp phải có mức khấu hao hợp lý, mức khấu hao phụ thuộc vào phương pháp khấu hao và tình trạng sử dụng tài sản trong thực tế sản xuất kinh doanh. Những tài sản hoạt động liên tục sát với công suất thiết kế cần phải được điều chỉnh mức khấu hao hợp lý để phản ánh đúng mức độ hao mòn của nó. Những tài sản tạm thời không được sử dụng cũng phải có mức khấu hao riêng để đảm bảo giá trị thực tế phù hợp với giá trị sổ sách. Tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 trong thời gian qua việc quản lý và thu hồi vốn cố định đã được chú ý. Công ty đã xây dựng định mức khấu hao cho tài sản cố định hàng năm được thể hiện trong công tác kế hoạch hoá việc thu hồi bảo toàn và phát triển vốn cố định. Trong việc xác định phương pháp khấu hao công ty sử dụng phương pháp khấu hao tuyến tính để ghi giảm giá trị của tài sản cố định. Trong việc xác định mức khấu hao, CTCPXD&PTNT6 đã có sự cân nhắc để đưa ra mức khấu hao phù hợp. Mức khấu hao trung bình một năm của tài sản phụ thuộc vào nguyên giá tài sản cố định và số năm sử dụng ước tính. Trong quyết định 1062 Bộ Tài chính đã đưa ra cách phân loại những nhóm tài sản cố định kèm theo thời gian sử dụng tối đa và tối thiểu cho tài sản thuộc các nhóm. Để ước tính số năm sử dụng tài sản công ty đã dựa vào Quyết định 1062 và đặc tính sử dụng của tài sản mà quyết định số năm cần thiết để thu hồi vốn. Bên cạnh những công tác đó, hàng năm CTCPXD&PTNT6 tiến hành kiểm kê đánh giá lại tài sản cố định hai lần vào cuối quí I và quí IV nhờ vậy công ty đã có thể kịp thời phát hiện những tài sản đã khấu hao hết hoặc chưa hết khấu hao nhưng buộc phải thanh lý từ đó có kế hoạch đầu tư, sửa chữa hoặc thay thế nhằm đảm bảo tình trạng kỹ thuật, năng lực sản xuất của tài sản cố định cũng như phát hiện và điều chỉnh kịp thời những chênh lệch giữa sổ sách và thực trạng tài sản. Thấy được tầm quan trọng của tài sản cố định đối với một doanh nghiệp, nên công ty luôn quan tâm đến việc đầu tư đổi mới thay thế trang thiết bị, máy móc nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng tốt hơn nữa những đòi hỏi ngày càng khắt khe trên thị trường 4.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 4.1. Cơ cấu tài sản lưu động của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn6 Trong quá trình sản xuất thì VLĐ chiếm tỷ trọng khá lớn và giữ vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất .Quy mô vốn lưu động ảnh hưởng lớn đến khả nẵng hoạt động liên tục hay gián đoạn của công ty.Do đó khi nghiên cứu về vốn kinh doanh chúng ta không thể không nghiên cứu việc tổ chức và sử dụng vốn vốn lưu động . Để đánh giá được hiệu quả VLĐ ta cần phải xem xét cơ cấu vốn lưu động của công ty qua bảng11 Bảng 11Cơ cấu vốn lưu động tại công ty CTCPXD&PTNT6 Chỉ tiêu số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng số tiền tỷ trọng I.Tiền 9.235.727 10,05 4.420.922 4,81 -4814 -52,13 1Tiền mặt tại quỷ tại quỷ 629.283 0,68 4.864 0,01 -624.418 -97,1 2,Tiền gửi tại ngân hàng 8.604.445 9,36 4.416.058 4,8 4.344.284 -48,69 II,Các khoản phải thu 74.170.791 80,69 78.515.075 85,42 4.344284 5,86 1,Phải thu khách hàng 73.269.843 79,71 76.717.750 83,47 3.447.906 4,71 2, Phải thu nội bộ 200.000 0,22 201.000 0,22 1000 0,5 3,Phải thu khác 700.947. 0,76 1.596.324 1,74 895.377 127,74 III,Hàng tồn kho 6.489.929 7,06 8.007657 8,71 1.517.727 23,39 1,Chi phí sản xuất khinh doanh 4.330.331 4,71 5.857.871 6,48, 1.627.560 37,59 2, Hàng hoá tồn kho 1.015.912 1,11 1.033.874 1,12 17.962 1,77 3, Nguyên vật liệu tồn kho 1.143.706 1,24 1.015.912 1,11 -127.794 -11,77 IV,Tài sản ngắn hạn khác 2.023.632 2,2 968.987 1,05 -1.054.645 -52,12 1.Chi phí trả trước ngắn hạn 1.170.551 1.27 628.084 0,68 -542.467 -46,34 2.Các khoản phải thu khác 853.080 0,93 340.902 0,37 -512.177 -60,04 Tổng 88.852.572 100 87.921.586 100 -830.986 -0,9 Qua bảng 11: ta thấy qui mô vốn lưu động của công ty không tăng qua các năm và giử ổn định mặt khác còn có xu hướng giảm về số tuyệt đối và số tương đối. Năm 2006 vốn lưu động đạt 880852.572 nghìn đồng, năm 2007 là 87 921586 giảm so với năm 2006là -830.986 nghìn đồng tương ứng tỷ lệ -0,9% Xu hướng này cho thấy nhu cầu về vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo cho quá trình sản xuất giảm do vốn lưu đông của công ty chiếm tỷ trọng lớn sự giảm này làm cho cơ cấu tài sản của công ty cân đối hơn. Năm 2006 trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty tập trung chủ yếu ở các khoản phải thu tăng 5,86% mà chủ yếu là ở phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng83,42% năm 2007 tài sản lưu động củng tập trung ở các khoản phải thu chiếm tỷ lệ 85,42% cho thấy doanh nghiệp đã hoàn thành khối lượng sản phẩm tương đối lớn song lại gặp phải sự khó khăn trong thanh quyết toán công ty cần phải chú trọng hơn trong việc quản lý các khoản phải thu .Tỷ lệ các khoản phải thu năm 2007 lại có xu hướng tăng so với năm2006 5,86% Năm 2007 tiền mặt của công ty có xu hướng giảm so với năm 2007là 4814 nghìn đồng tưng ứng với tỷ lệ -52,13%,.Vốn bằng tiền có vai trò quan trọng trong quá trình sản hoạt động nó là tài sản thanh khoản để giúp cho công ty tạo lập các yếu tố cần thiết cho hoạt động và chi tiêu khác . Ta thấy tiền mgiảm chủ yếu giảm ở tìa khoản tiên mặt .Vốn bằng tiền của công ty giảm đột nhột với tốc độ cao là không tốt nó làm cho công ty không ứng phó khịp thời với và thiếu chủ động trong việc thanh toán với khách hàng. Năm 2007 cơ cấu biến động của tài sản lưu động rất phức tạp, tiền mặt giảm 52%so với năm2006, các khoản phải thu tăng 5,86% tài sản lưu động khác cũng giảm 28,57% nhưng hàng tồn kho lại tăng lên 23.39% trong đó chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng ở mức 37, 59%so với năm2006. Trên đây là các khoản mục chủ yếu có tác động lớn đến cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6. Tuy nhiên, đó mới chỉ là sự phản ánh về mặt lượng, chưa nói lên được mức độ hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty. 4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty mà chỉ xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thì chưa đủ bởi lễ mỗi nghành kinh doanh khác nhau thì cơ cấu vốn cũng khác nhau mà trong nghành xây dựng nó có vị trí quan trọng ,VLĐ ở CTCPXD&PTNT6 chiếm tỷ lệ 88,66%. Vì vậy công ty muốn sử dụng có hiệu quả thì công ty phải sử dụng có hiệu quả vốn lưu động. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp ta dùng các chỉ tiêu như sức sinh lời, hệ số đảm nhiệm vốn lưu động và các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động như số vòng quay vốn lưu động, thời gian của một vòng luân chuyển.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả vốn lưu động được phản ánh trong bảng12: Bảng 12 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch% 2005 2006 2007 06/05 07/06 1,Doanh thu thuần 1000đ 77.856.107 88.056.717 77.800.601. 13 -11,6 2,Lợi nhuận sau thuế 1000đ 849.822 1.219.963 1.824.333 43,56 49,6 3,Giá vốn hàng bán 1000đ 74.143.697 82.601.669 72.971.227 11,41, -12 4,Các khoản phải thu bình quân 10000đ 81.888.310 76.342.933 65.318.148 -6,77 -14,5 5.Hàng tồn kho bình quân 1000đ 6.137.159 7.248.793. 10.831.506 18,11 -85 6, Vốn lưu động bình quân 1000đ 94.182.867 91.916.362 84.341.672 -2,41 -7,7 7, Vòng quay khoản phải thu (1:4) Vòng 0,82 0,95 1,08 21,14 13,7 8,Kỳ thu tiền bình quân (360:(7)) Ngày 439 375 333 -16,67 -11,2 9, Số vòng quay hàng tồn kho (3:5) Vòng 12 11,4 6,7 -5 -41,22 10, Số ngày vòng quay hàng tồn kho(360:(9)) Ngày 30. 32 53,73 6,67 178 11, Số vòng quay vốn lưu động(1:6) Vòng 0.83 1 0,92 20,48 -8 12,Kỳ luân chuyển vốn lưu động Ngày 450. 360 391 -20, 8,6 13, Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định(2:6) % 0,9 1,33 2,16 47,78 62,4 14, Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động(6:1) % 120 103 109 Nguồn báo cáo tài chính CTCPXD&PTNT6 Ta nhận thấy sức sinh lợi của vốn lưu động tăng đều trong 3 năm 2005, 2006,2007.với tỷ lệ tương đối cao đạt 47,7%và 62,4% cho thấy dấu hiệu khả quan về tỷ lệ sinh lời của vốn lưu động .Năm 2005 một đồng vốn lưu động bình quân tạo ra được 0,9 đồng doanh thu, năm 2006 một đồng vốn lưu động chỉ tạo ra được 1.33 đồng doanh thu, năm 2007 1 đồng vốn lưu động tạo ra 2,16 đồng doanh thu những con số này cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp là tương đối cao, công ty có được điều này do nguồn vốn lưu động có xu hướng giảm trong 3 năm 2005 ,2006 ,2007, còn lợi nhuần của công ty đạt được sự tăng ổn định trong 3 năm . Vốn lưu động bình quân có xu hướng giảm xuống nhưng sức sản xuất của vốn lưu động lại có chiều gia tăng. Thông qua hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho ta biết để có một đồng doanh thu thuần thì phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động, từ số liệu trên ta thấy hệ số đảm nhiệm vốn lưu động đang ở mưc cao : năm 2005hệ số nay là 120% năm 2006 hệ số này là 103%. năm 2007 hệ số này là 109% cho thấy doanh thu của doanh nghiệp tao ra chủ yếu bởi tài sản lưu động , để có một đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp chỉ bỏ ra hơn một đồng vốn lưu động cho thấy vốn lưu động của doanh nghiệp sử dụng còn có một số khoản chưa hiệu quả nó tập trung chủ yếu ở giá vốn hàng bán và các khoản phải thu của công ty .Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng thấp, không tiết kiệm được vốn lưu động. Ngoài chỉ tiêu trên để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta phải xét đến số vòng quay của vốn lưu động và thời gian của một vòng luân chuyển của vốn lưu động vì nó giúp ta thấy được khả năng quay vòng vốn của doanh nghiệp. Số vòng quay của vốn lưu động của công ty còn rất thấp nguyên nhân do vốn lưu động của công ty cao . Và chưa tận dụng hết nguồn lực của vốn lưu động . Các khoản phải thu của doanh nghiệp giảm dần từ năm 2005 cho thấy công tác đối ngoại với khách hàng đã được cải thiện nhưng nói chung các khoản phải thu vẩn là rrất cao. Số vồng quay khoản phải thu tăng trong 3 năm cho thấy việc thu nợ của doanh nghiệp ngày được cải thiện. Nhìn chung công tác quản lý vốn lưu đông của công ty đã được cải thiện đáng kể ở năm 2007 thể hiện các chỉ tiêu đánh giá đều đi theo chiều hướng tốt .Do đó có thể nói hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty đã được tăng lên. III. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 1.Những thành tựu mà CTCPXD&PTNT6 đã đạt được trong 3 năm vừa qua. Qua xem xét thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh và việc quản lý, sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 mặc dù còn nhiều khó khăn, nhưng lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên công ty đã thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh với tinh thần cao ,tận dụng tối đa mọi nguồn lực sẵn có, liên tục huy động về trang thiết bị máy móc, vốn và đặc biệt là con người để không ngừng phát triển năng lực sản xuất, mở rộng quy mô, đầu tư thiết bị hiện đại nhằm khẳng định vị trí của công ty trên thị trường. Qua ba năm 2005,2006,2007, thu nhập còn lại của công ty đều tăng, năm sau cao hơn năm trước: năm 2005 là 849.822 nghìn đồng, năm2006 là1219963 nghìn đồng và năm 2007 là 1824333nghìn đồng. Đó là một kết quả rất đáng khích lệ. Tuy nhiên trong thời gian qua doanh nghiệp có nhiều cố gắng nhưng trong hoạt động quản lý và sử dụng vốn của công ty vẫn bộc lộ một số hạn chế. 2.Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn cố định Như đã trình bày trong các phần trước để có thể đứng vững trên thị trường doanh nghiệp phải thường xuyên đầu tư đổi mới các máy móc thiết bị và đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn lớn, do đó nhu cầu về vốn cố định tăng lên, doanh nghiệp đã huy động nguồn vốn dài hạn để đầu tư cho tài sản cố định. Song việc huy động vốn dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao gây lãng phí vốn và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Mặt khác công ty cần xem xét lại cơ cấu tài sản cố định của công ty hiện nay đang mất cân đối. Trong cơ chế thị trường việc bán hàng là khâu quan trọng nhất, bên cạnh đó dịch vụ sau bán hàng cũng không kém phần quan trọng. Do vậy công ty phải tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư cho phương tiện vận tải, hoặc có giải pháp phù hợp hơn. Ngoài ra trong việc trích khấu hao để tạo nguồn tái sản xuất tài sản cố định, doanh nghiệp mới chỉ thực sự chú ý đến công tác khấu hao các tài sản cố định đầu tư mới từ các nguồn vốn vay để đẩy nhanh tiến độ trả nợ trong khi đó việc tăng mức khấu hao hợp lý cho các tài sản thuộc nguồn vốn khác chưa được coi trọng trong khi đây là nguồn quan trọng, để tái đầu tư vào tài sản cố định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức tới việc lập kế hoạch thanh lý, nhượng bán tài sản cố định, cũng như xác định giá bán hợp lý làm giảm vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 3.Hạn chế trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động. Vốn lưu động tại CTCPXD&PTNT6 chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Việc nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn lưu động sẽ có tác dụng rất tốt và nhanh chóng thúc đẩy hiệu quả sử dụng vốn nói chung. Để thực hiện tốt hơn nữa việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 cần tiếp tục tháo gỡ những khó khăn sau: 3.1. Công tác quản lý chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trong hai năm 1999 và năm 2000 chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 tăng lên ở mức quá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty chưa có kế hoạch sản xuất, kế hoạch chi phí làm cho chi phí sản xuất tăng cao, chủ yếu là chi phí về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và các khoản chi phí mua ngoài. Việc ứ đọng vốn trong chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của công ty làm chậm tốc độ luân chuyển vốn lưu động và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. 3.2. Công tác quản lý các khoản phải thu. Việc số lượng và quy mô các khoản phải thu tăng lên đã gây ứ đọng vốn lưu động trong khâu thanh toán, ảnh hưởng không nhỏ tới việc kế hoạch hoá ngân quỹ của công ty cũng như tốc độ luân chuyển và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Việc công ty cấp tín dụng thương mại cho khách hàng là cần thiết trong cơ chế thị trường hiện nay. Song công ty cũng phải xem xét tình trạng vốn lưu động của mình có nên cấp nhiều như vậy không? mặt khác công ty phải xem xét đến khả năng chi trả của khách hàng. Trong khi đó công ty phải vay ngắn hạn ngân hàng để tài trợ cho vốn lưu động và lẽ dĩ nhiên công ty phải trả lãi cho khoản vay này, còn lượng vốn công ty bị chiếm dụng lại không được hưởng một khoản gì điều đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Trên đây là một số hạn chế đã làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6 trong thời gian qua. Trên cơ sở tìm ra nguyên nhân của hạn chế, sau đây tôi xin đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty. CHƯƠNG III GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 I. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG NHỮNG NĂM TỚI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 trải qua 12 năm xây dựng và phát triển công ty đã từng bước khắc phục được những khó khăn trong nền kinh tế thị trường , công ty đã không ngừng vươn lên khẳng định bản thân mình , thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình với nhà nước và không ngừng mở rộng quy mô sản xuất của mình. Hằng năm công ty luôn xác định kể hoạch lao động sản xuất và kế hoạch tài chính của mình để lấy làm mục tiêu phấn đấu .Công ty không ngừng phấn đấu để nâng cao quy mô sản xuất được mở rộng, , đầu tư hiện đại hoá máy móc thiết bị mở rộng thị trường nâng cao uy tín chất lượng các công trình xây lắp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm .trong năm 2008 công ty đã đặt ra kế khoạch sau: Tổng giá trị sản lượng .130.000.000.000đ Trong đó Giá trị xây lắp 100.000.000.000đ Giá trị tư vấn thiêt kế 30.000.000.000đ Mức cổ tức 13,5% tỷ suất lợi nhuận 2,5% Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi tập thể cán bộ và công nhân viên trong công ty cần có những nổ lực rất lớn . Để hoàn thành được kề hoạch đặt ra. Là một sinh viên ,sau thời gian tìm hiểu tại công ty kết hợp với những lý luận đã học được tại trường tôi xin đua ra một số ý kiến nhằn hoàn thiện công tác bảo toàn và năng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Nông thôn 6 II. NGUYÊN TẮC VÀ MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP. 1.Bảo toàn và phát triển vốn trong doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu lâu dài của mọi doanh nghiệp là phát triển. Để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp phải luôn tuân theo một nguyên tắc cơ bản là bảo toàn và phát triển vốn. Bảo toàn vốn là cải ngưỡng tối thiểu mà doanh nghiệp phải đạt được để có thể duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trên thương trường.Trước đây trong thời kỳ bao cấp, việc bảo toàn và phát triển vốn hầu như không được đặt ra với các doanh nghiệp. Tất cả mọi khâu, mọi quy trình sản xuất, từ sản xuất đến tiêu thụ đều thực hiện theo kế hoạch của Nhà nước. Do đó, mọi quyết định trong doanh nghiệp cũng phải tuân theo mệnh lệnh của cấp trên, tính tự chủ trong kinh doanh gần như bị lãng quên, tình trạng thua lỗ, kém hiệu quả trong kinh doanh là rất phổ biến. Nhưng từ khi chuyển đổi cơ chế kinh tế, quyết định giao vốn của Nhà nước đã mở rộng quyền tự chủ kinh doanh cho doanh nghiệp đồng thời cũng đặt ra yêu cầu buộc doanh nghiệp phải sử dụng vốn theo nguyên tắc "hiệu quả, bảo toàn và phát triển". Yêu cầu bảo toàn vốn thực chất là việc duy trì giá trị, sức mua năng lực của nguồn vốn chủ sở hữu và mặc dù cơ cấu tài trợ của doanh nghiệp bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay nợ khác song mọi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cuối cùng đều phản ánh vào sự tăng giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Một dự án mà doanh nghiệp tài trợ bằng nguồn vốn vay bị thua lỗ thì những thua lỗ đó doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng chính nguồn vốn của mình. Nhờ vậy, thua lỗ của mọi khoản đầu tư dù được tài trợ bằng nguồn nào cuối cùng cũng làm giảm nguồn vốn chủ sở hữu. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, do tác động của nhiều nhân tố, giá trị của các nguồn vốn và tài sản doanh nghiệp luôn luôn biến động. Do đó, nếu cho rằng bảo toàn vốn chỉ bao gồm việc giữ nguyên về số tuyệt đối giá trị tiền tệ của vốn sản xuất kinh doanh qua các thời kỳ là không còn phù hợp. Để bảo toàn vốn, doanh nghiệp phải quan tâm đến giá trị thực (giá trị ròng) của các loại vốn tức là khả năng tái sản xuất giá trị các yếu tố đầu vào. Đó là nguyên tắc và yêu cầu của việc bảo toàn và phát triển vốn của doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 2. Một số phương hướng biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 2.1. Đối với vốn cố định Do đặc điểm của vốn cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, giá trị của vốn cố định được luân chuyển dần dần, từng phần vào giá trị của sản phẩm. Do đó để bảo toàn được vốn cố định chúng ta phải có các biện pháp chủ yếu sau để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. 2.1.1. Đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định. Trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển nhanh như hiện nay, tài sản cố định thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ hao mòn vô hình. Do đó, để có cơ sở cho việc tính toán khấu hao thu hồi vốn đầy đủ, doanh nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp đánh giá và đánh giá lại tài sản cố định một cách thường xuyên, chính xác. Nhờ đó mà doanh nghiệp xác định được giá trị thực của tài sản, đó là cơ sở cho việc xác định mức khấu hao hợp lý để thu hồi vốn. 2.1.2. Lựa chọn phương pháp tính khấu hao và xác định mức khấu hao hợp lý. Vốn cố định được thu hồi thông qua việc doanh nghiệp tính và trích lập quỹ khấu hao, do đó việc bảo đảm tính và trích đủ khấu hao có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả.Hiện nay có nhiều phương pháp tính khấu hao tài sản cố định như: phương pháp tuyến tính (phương pháp khấu hao đều), phương pháp khấu hao nhanh,... tuy nhiên, tuỳ từng đặc điểm kinh doanh và điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp mà lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp để vừa đảm bảo thu hồi vốn nhanh vừa bảo toàn được vốn và đỡ gây ra biến động lớn về giá thành. 2.1.3. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định Để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định các doanh nghiệp cần tận dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị, giảm thời gian tác nghiệp hợp lý hoá dây truyền công nghệ, đảm bảo thực hiện nghiêm ngặt chế độ duy trì bảo dưỡng máy móc. Ngoài ra để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định, các doanh nghiệp cần phải tổ chức tốt quy trình sản xuất. Có nghĩa là tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp phải đảm bảo 3 nguyên tắc đó là tính cân đối, nhịp nhàng và liên tục. 2.1.4. Sửa chữa duy tu bảo dưỡng tài sản cố định Công tác này có mục đích là duy trì khả năng hoạt động bình thường cho tài sản cố định và cần tiến hành định kỳ để có thể phát hiện sửa chữa kịp thời. 2.1.5. Kiểm tra tài chính đối với hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp Sau mỗi kỳ kế hoạch nhà quản lý phải tiến hành phân tích, đánh giá tình hình sử dụng tài sản cố định và vốn cố định thông qua những chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó doanh nghiệp có thể đưa ra những quyết định đầu tư, điều chỉnh lại quy mô cơ cấu sản xuất cho phù hợp, khai thác được những tiềm năng sẵn có và khắc phục những tồn tại trong quản lý. 2.1.6. Những biện pháp kinh tế khác. - Sử dụng quỹ khấu hao hợp lý: Việc trích khấu hao được tiến hành trong thời gian khá dài vì vậy qũy khấu hao được tích luỹ dần. Mục đích chính của việc trích lập quỹ khấu hao là nhằm tái phục hồi hoặc mua sắm tài sản cố định. Việc sử dụng sai mục đích quỹ này nhiều khi đem lại những tác hại rất lớn như không đủ vốn để phục hồi lại khả năng sản xuất của máy móc thiết bị. - Các biện pháp khác để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như: kịp thời xử lý những máy móc thiết bị lạc hậu, mất giá, giải phóng những máy móc thiết bị không cần dùng, mua bảo hiểm tài sản đề đề phòng những rủi ro. 2.2. Đối với tài sản lưu động. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, vốn lưu động luôn luôn thay đổi hình thái giá trị và đặc điểm vận động của nó được thể hiện như sau: - Trong giai đoạn cung ứng vốn được dùng để mua sắm vật tư, các đối tượng lao động dùng cho quá trình sản xuất. Như vậy, vốn lưu động đã thay đổi từ hình thái tiền tệ sang vật tư, hàng hoá. - Giai đoạn sản xuất: các loại vật tư, đối tượng lao động khác dưới sự tác động của máy móc, người lao động sẽ thành bán thành phẩm và thành phẩm. - Giai đoạn lưu thông: sản phẩm sau khi được tiêu thụ, vốn lưu động từ hình thái hàng hoá hiện vật lại chuyển sang vốn tiền tệ - hình thái giá trị ban đầu. Sự vận động này diễn ra liên tục, đan xen lẫn nhau. Cứ như vậy, vốn được tiếp tục tuần hoàn và chu chuyển theo chu kỳ sản xuất. Do phương thức vận động có tính chất chu kỳ như trên, nên để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp cần phải áp dụng các biện pháp sau: 2.2.1. Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu luân chuyển: Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý vốn lưu động nhằm: - Tiết kiệm vốn lưu động sử dụng trong sản xuất kinh doanh. - Thông qua việc xác định nhu cầu vốn lưu động ở từng khâu để nắm được lượng vốn lưu động cần phải huy động - tránh ứ đọng vốn. - Khắc phục được hiện tượng thiếu vốn ở khâu này, thừa vốn ở khâu khác. Đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. 2.2.2. Tổ chức khai thác tốt các nguồn vốn lưu động phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Trước hết doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách thường xuyên, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả nhất nguồn vốn này. Nếu còn thiếu doanh nghiệp phải tìm đến các nguồn vốn bên ngoài như: vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, vốn liên doanh, vốn phát hành trái phiếu. Tuy nhiên doanh nghiệp phải cân nhắc, tính toán, lựa chọn phương thức huy động sao cho chi phí vốn là thấp nhất. 2.2.3. Các biện pháp tổng hợp Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động các doanh nghiệp ngoài cách sử dụng các biện pháp trên cần áp dụng một số biện pháp tổng hợp như: đẩy mạnh khâu tiêu thụ, xử lý kịp thời các vật tư hàng hoá chậm luân chuyển để giải phóng vốn. Thực hiện nghiêm túc triệt để công tác thanh toán công nợ chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn mà từ đó làm phát sinh nhu cầu vốn lưu động dẫn đến doanh nghiệp phải đi vay ngoài kế hoạch, tăng chi phí vốn mà đáng lẽ không có. 2.2.4. Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động Tăng cường việc kiểm tra tài chính đối với việc sử dụng vốn lưu động thực hiện công việc này thông qua một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, sức sinh lời của vốn lưu động,... Trên cơ sở đó, biết được rõ tình hình sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, phát hiện những vướng mắc nhằm sửa đổi kịp thời, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. III.GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 1.1. Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư đổi mới tài sản cố định. Trong tình hình nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay việc đầu tư mua sắm tài sản cố định đúng phương hướng, đúng mục đích có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn cố định nói riêng, đồng thời việc đầu tư đúng mục đích sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí nguyên vật liệu và chống được hao mòn vô hình do tiến bộ khoa học kỹ thuật gây ra, từ đó góp phần tăng được uy tín của sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn của công ty.Trong thời gian tới công ty phải có phương hướng đầu tư tài sản cố định và thanh lý các tài sản cố định đã cũ và lạc hậu tại xí nghiệp xây lắp nhằm thu hồi vốn, tránh hiện tượng một lượng vốn cố định lớn bị chết, gây ứ đọng vốn và ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định về thời gian, về công suất quyết định đến phần lớn hiệu quả sử dụng vốn cố định. Giải pháp quan trọng nhất là đẩy mạnh hơn nữa công tác tìm kiếm việc làm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Có việc làm công ty mới có thể phát huy được năng lực của máy móc thiết bị. 1.3. Lựa chọn phương pháp trích khấu hao và sử dụng quỹ khấu hao hợp lý Trong công tác khấu hao tài sản cố định, công ty cổ phần xây dựng và phát triẻn nông thôn 6, đã chú trọng tới việc xác định khấu hao hàng năm của tài sản cố định. Toàn bộ tài sản cố định của công ty được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao tuyến tính, việc trích khấu hao này đã không phản ánh đúng mức độ sử dụng tài sản cố định. Để khắc phục hiện tượng trên, về phía công ty nên áp dụng phương pháp khấu hao nhanh cho những tài sản quan trọng, thời gian làm việc thực tế lớn và cường độ làm việc cao để có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh và đảm bảo phản ánh đúng mức độ sử dụng của tài sản cố định.Công ty phải có những giải pháp để quản lý quỷ khấu hao của mình 2.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 2.1. Quản lý tốt hơn vốn lưu động trong khâu sản xuất. Trong cơ cấu vốn của công ty vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn. Vốn lưu động nằm ở tất cả các khâu của quá trình sản xuất, do chu kỳ sản xuất kéo dài, vốn bị ứ đọng ở nhiều khâu như: trong giá trị sản phẩm dở dang, trong các khoản phải thu,...Để khắc phục tình trạng này công ty phải lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm thật chi tiết cho từng tháng, quý. Bên cạnh đó công ty cần phải thực hiện triệt để tiết kiệm chi phí đầu vào của quá trình sản xuất, có kế hoạch mua sắm, dự trữ nguyên liệu, vật liệu vừa đủ tránh ứ đọng vốn và chi phí cho quản lý dự trữ. 2.2. Tổ chức tốt công tác thu hồi công nợ. Qua phân tích công tác quản lý các khoản phải thu cho thấy CTCPXD&PTNT6 có một khoản vốn lớn nằm tồn đọng trong khâu thanh toán, công nợ phải thu của công ty ở mức cao, thời gian một vòng quay các khoản phải thu quá dài.Nếu rút ngắn thời gian thu hồi nợ thì công ty sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí, giúp công ty giảm nhiều khoản vay ngắn hạn.Để phát huy vai trò tự chủ về tài chính, đảm bảo tăng nhanh vòng quay của vốn, công ty cần có các giải pháp hữu hiệu nhằm hạn chế tình trạng vốn của xí nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tăng cường các biện pháp khuyến khích đối tác thanh toán tiền khi công trình được đưa vào bàn giao cho khách. Làm được điều này, chắc chắn công tác thu hồi tiền hàng của công ty sẽ nhanh chóng hơn tránh được tình trạng thanh toán chậm, dây dưa kéo dài. 2.3. Thực hiện tốt công tác dự toán ngân quỹ. Trên cơ sở thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, công ty cổ phần xây dựng và phát triển nông thôn 6, có thể tiến tới việc dự toán ngân quỹ của mình. Mặc dù chưa cụ thể và độ chính xác chưa cao nhưng chắc chắn nó sẽ hơn hẳn tình trạng hoàn toàn bị động trong việc quản lý các dòng tiền xuất nhập quỹ như hiện nay. Để dự toán được ngân quỹ, phải nắm được quy mô thời điểm nhập xuất của các dòng tiền tệ. Việc cải thiện cơ chế thanh toán, tăng cường tốc độ thu hồi công nợ là cơ sở tốt để CTCPXD&PTNT6 có thể nắm được các dòng tiền nhập quỹ. Vấn đề còn lại là quản lý các dòng tiền xuất quỹ. Đây có thể nói là công việc dễ dàng hơn và phụ thuộc nhiều vào nỗ lực quản lý của bản thân công ty. Ngoài các khoản có thể dự trữ được tương đối chính xác như tiền lương của công ty trả cho cán bộ công nhân viên tiền sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ máy móc, mục tiêu kế hoạch hoá các dòng tiền là việc chi thanh toán nguyên vật liệu của các xí nghiệp thành viên. Để có thể dự đoán được chính xác nhu cầu thanh toán nguyên vật liệu của các đơn vị sản xuất, phòng kế toán tài chính cần phối hợp hoạt động với các phòng nghiệp vụ trong công ty và các giám đốc xí nghiệp để đề ra các biện pháp cân đối giữa nguồn thu và chi, bù đắp thiếu hụt một cách chủ động, cải thiện tình hình tài chính của công ty. IV. MỘT SỐ KIẾM NGHỊ VÀ KẾT LUẬN 1. Đối với các ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay xuất hiện bài toán bức xúc cần tháo gở là các doanh nghiệp vừa và nhỏ rất khó có thể vay được vốn của ngân hàng thương mại . Măc dù các doanh nghiệp có các dự án khả thi song các ngân hàng lại không tin tưởng vào các doanh nghiệp ,làm cho các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp bị bỏ qua . Trong thời gian tới ngân hàng thương mại cần có các thay đổi trong cách đánh giá nhìn nhận đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ để các doanh nghiệp này có thể dể dàng tiếp cân đối với nguồn vốn tín dụng ngân hàng hơn cho việc mở rộng quy mô sản xuất .Ngân hàng thương mại cần nới lỏng các điều kiện cho vay để tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp.. Việc thẩm định tín dụng cần chú trọng hơn trong viêc thẩm đinh dự án đầu tư chứ không chỉ dựa vào tình hình lãi lổ của doanh nghiệp và tài sản thế chấp .Để các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi mở rộng sản xuất , đầu tư vào các dự án có hiệu quả. Ngân hàng cũng nên tăng cường vai trò giám sát các khoản tín dụng cho vay của mình nhằn hạn chề việc sử dụng sai mục đích của các khoản vay trong doanh nghiệp vừa đảm bảo khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng vừa tạo cho công ty có tài chính lành mạnh hơn. 2. Đối với Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển nông thôn 6 Hoàn thiện công tác khấu hao và sử dụng quỷ khấu hao , công tác khấu hao cơ bản mang yếu tố quyết định đến việc năng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty , đây là vấn đề them chốt trong trong công tác quản lý vốn .Việc trích khấu khao phải thực chất đúng với những hao mòn của máy móc Tổ chức thanh toán công trình và thu hồi công nợ , trong các hợp đồng xây dựng cần có quy định cụ thể về thời hạn thanh toán và phương thức thanh toán tiền cho công ty ,các bên tham gia ký trong hợp đồng cần thực hiện nghiên túc các điều khoản trong hợp đồng và có các hình thức bồi thường nếu vi phạm hợp đồng . Nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bôn công nhân viên trong công ty.Hằng năm cầm trích lập quỷ cho bộ phận cán bộ nhân viên đi học hỏi nhiên cứu nhằn nâng cao tay nghề phục vụ cho công ty. Do thời gian nghiên cứu và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế cũng như tính chất phức tạp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chắc chắn những kiến nghị trên còn nhiều điểm chưa phù hợp và cần tiếp tục xem xét. Tuy nhiên đó là cố gắng trong việc tìm ra những giải pháp khả thi trên cơ sở những nghiên cứu nghiêm túc về thực trạng tài chính và các hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCPXD&PTNT6 KẾT LUẬN Sử dụng vốn có hiệu quả nhằm bảo toàn và phát triển vốn trong các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp bách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động trong kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 đã không ngừng tỏ rõ những ưu thế của mình trong cạnh tranh, duy trì và phát triển năng lực sản xuất đồng thời nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên để thích ứng với cơ chế mới công ty vẫn còn gặp nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn trong toàn bộ xí nghiệp. Sau một thời gian tiếp xúc thực tế CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 6 , được sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của kế toán trưởng và các cán bộ khác trong công ty, cùng với sự chỉ bảo cặn kẽ của thầy giáo - Tiến sĩ Đào Hùng, trên cơ sở những kiến thức thu lượm được trong quá trình học tập, tôi đã hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này của mình. Trong khuôn khổ bài viết tôi đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp về hiệu quả sử dụng vốn mà công ty có thể tham khảo và áp dụng nhằm nâng cao hơn nữa công tác quản lý và sử dụng vốn. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do trình độ còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu này chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô, bạn bè, các cô chú cán bộ, nhân viên công ty cổ phần xây dưng và phát triển nông thôn6 để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn nữa. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo - Đào Hùng , cùng toàn thể ban lãnh đạo, các cán bộ phòng tài chính - kế toán công ty Vật liệu xây dựng Cầ đã hết sức giúp đỡ tạo điều kiện cho em đề tài nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 8 năm 2008 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách 1,Tài chính doanh nghiệp -PGS-TS Lưu Thị Hương, PGS-TS Vũ Duy Hào- nhà xuất bản Đại hoc Kinh tế Quốc dân 2, Bảo toàn và phát triển vốn - Nhà xuất bản thống kê 3,Quản lý doanh nghiệp công nghiệp trong nền kinh tế thị trường - Đàm Văn Huệ, Nguyển Đình Phan , Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 4, Thị trường vốn , cơ chế hoạt động và hình thành ở Việt Nam. 5, Quản trị tài chính doanh nghiệp - Trường ĐHKTQD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33418.doc
Tài liệu liên quan