Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương

Trong thời gian tới quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện chắc chắn sẽ diễn ra nhanh và mạnh. Nó sẽ có những tác động lớn đến việc làm của người dân. Cho nên vấn đề giải quyết việc làm trong đó có việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động sẽ trở thành mối quan tâm của toàn thể xã hội không riêng gì người lao động. Vì vậy qua quá trình nghiên cứu thực trạng cùng những giải pháp về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động huyện Kinh Môn, em xin được đưa ra một số kiến nghị sau: + Mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo đến từng người dân và có phương hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động + Tạo môi trường thuận lợi hơn nữa để thu hút đầu tư trong và ngoài huyện phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, phát huy mạnh các làng nghề truyền thống tạo ngành nghề mới thu hút lao động. + Khuyến khích tạo mọi điều kiện cho người lao động có khả năng phát huy năng lực của mình trên tất cả các lĩnh vực. + Cần có sự nghiên cứu, dự báo nhu cầu việc làm đối với từng ngành nghề trên thị trường lao động và cung cấp thông tin đến tận người dân, giúp họ định hướng và tìm được việc làm phù hợp. + Cần có chính sách bồi dưỡng đào tạo cho người lao động để có đủ kiến thức, năng lực làm việc trong ngành nghề mới. + Huyện phải có chính sách hiệu quả phát triển hệ thống đào tạo nghề nhưng phải gắn việc đào tạo đó với nhu cầu thị trường lao động, với sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ.

doc92 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hóa nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hông ngừng tìm tòi nâng cao trình độ hiểu biết của mình nhằm kiếm được một công việc tốt. Trong số đó có không ít người mạnh dạn chuyển sang một nghề mới để phù hợp hơn và đem lại thu nhập cao hơn nhằm theo kịp sự biến động của thị trường. Để thấy rõ vấn đề này chúng ta cần đi vào nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng và kết quả việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong huyện thời gian vừa qua. 2.3.2.1. Kết quả chuyển đổi Dưới sự tác động của ĐTH, CNH- HĐH lực lượng lao động huyện Kinh Môn phân bổ ngày càng nhiều hơn vào các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại dịch vụ. Theo số liệu điều tra năm 2006 vừa qua, trên địa bàn huyện tổng số lao động là 86975 người, trong đó lao động làm việc trong ngành công nghiệp-xây dựng 13276 người, lao động thương mại - dịch vụ 11645 người và lao động ngành nông nghiệp 60428 người. Năm 2000 số lao động trong ngành thương mại - dịch vụ mới có 9087 người, đến năm 2003 tăng lên là 11645 người và năm 2006 con số này đã đạt 12036 người tăng 2949 người so với năm 2000. Còn lao động trong ngành công nghiệp-xây dựng cũng tăng từ 12104 người năm 2000 lên 15067 người, tức là tăng 2963 người. Ngược lại, số lao động nông nghiệp có chiều hướng giảm dần từ 61134 người năm 2000 xuống còn 55365 người năm 2006 (xem chi tiết biểu 2.12). Chuyển đổi lao động trong nền kinh tế huyện là tất yếu của phân công lại lao động xã hội, thúc đẩy các ngành có năng suất lao động cao phát triển, chuyển dịch cơ cấu lao động theo chiều sâu. Lao động giản đơn, cơ bắp được thay thế dần lao động phức tạp, lao động có chuyên môn kỹ thuật, lao động tri thức. Số lượng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, thương nghiệp, sửa chữa, khách sạn nhà hàng,… lần lượt tăng lên trong toàn huyện. Do đó phân bổ lao động có xu hướng tích cực chuyển dần vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Xét riêng lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng thì lao động chủ yếu phân bổ vào ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến còn xây dựng cơ bản ít hơn nhưng đã tăng mạnh vào mấy năm gần đây. Năm 2000 lao động công nghiệp khai thác có 8279 người nhưng đến năm 2006 đã là 10215 người, tức là tăng 1936 người. Đây là ngành có lợi thế và tốc độ tăng trưởng khá cao trong huyện. Lao động trong ngành công nghiệp chế biến cũng tăng song mức tăng chưa lớn, từ 3072 người năm 2000 tăng lên 3798 người vào năm 2006. Với lao động ngành xây dựng cơ bản tuy có số lượng nhỏ nhưng mấy năm trở lại đã tăng lên trông thấy từ 753 người năm 2000 lên 1054 người năm 2006. Số lao động làm việc trong ngành thương mại - dịch vụ gồm lao động ở các ngành thương nghiệp, sửa chữa, vận tải, thông tin liên lạc, khách sạn nhà hàng,... song chủ yếu lao động tập trung trong ngành thương nghiệp, sửa chữa và vận tải, thông tin liên lạc. Nhìn chung, lao động ở tất cả các ngành đều đã tăng lên qua các năm nhưng tăng nhiều nhất là lao động khách sạn, nhà hàng. Năm 2000, lao động khách sạn nhà hàng mới là 1078 người đến năm 2006 đã là 2137 người tăng lên 1059 người, gần gấp đôi. Điều này cho thấy xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp của lao động trong huyện sang ngành khách sạn nhà hàng là tương đối lớn. Bảng 2.12: Biểu động lao động trong các ngành nghề ở huyện Kinh Môn Chỉ tiêu 2000 2003 2006 So sánh (+,-) 03/00 06/03 06/00 Tổng số lao động 82325 85349 86975 +3024 +1626 +4650 I-. Lao động nông nghiệp 1. Nông, lâm nghiệp 2. Thuỷ sản 61134 58146 2988 60428 57181 3247 59872 55365 4507 -706 -965 + 259 -556 -1816 +1260 -1262 -2781 +1519 II-.Lao động phi nông nghiệp 1.Lao động công nghiệp-xây dựng - Công nghiệp khai thác - Công nghiệp chế biến - Xây dựng cơ bản 2. Lao động thương mại-dịch vụ - Thương nghiệp, sửa chữa - Khách sạn - nhà hàng - Vận tải, thông tin liên lạc - Lao động khác 21191 12104 8279 3072 753 9087 4269 1078 2583 1157 25312 13276 9084 3352 840 11645 4728 2086 2937 1894 27103 15067 10215 3798 1054 12036 4853 2137 3010 2036 +4121 +1172 +805 +280 +87 +2558 +459 +1008 +354 +737 +1791 +1719 +1131 +446 +214 +391 +125 +51 +73 +142 +5912 +2963 +1936 +726 +301 +2949 +584 +1059 +427 +879 Nguồn: Phòng lao động- thương binh xã hội huyện Kinh Môn Tóm lại, thời gian vừa qua số lượng lao động trong ngành công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ ở huyện đã tăng mạnh. Đặc biệt đều tăng với số lượng khá lớn lao động làm việc trong ngành công nghiệp khai thác, xây dựng cơ bản, khách sạn nhà hàng, thương nghiệp, sửa chữa,… Do đó một điều rõ ràng đối với lao động của huyện là đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp vào những ngành nghề phi nông nghiệp. Tuy nhiên so với chuyển dịch cơ cấu kinh tế thì chuyển dịch cơ cấu lao động có vẻ diễn ra chậm hơn. Điều này phản ánh sự đầu tư cho phát triển các ngành còn hạn chế, thu hút lao động nông thôn vào làm việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp, làng nghề còn chưa cao. Trong điều kiện đó, vấn đề đào tạo và bố trí việc làm cho lao động sẽ có nhiều thuận lợi và khó khăn khác nhau nảy sinh. Thuận lợi là lực lượng lao động nông nghiệp này khi không có việc làm mà trình độ còn thấp nên họ dễ chấp nhận những công việc dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp đa dạng với mức thu nhập hợp lý. Nhưng khó khăn ở chỗ số lượng lao động đông vượt quá khả năng bố trí công ăn việc làm cho họ trong một thời gian nhất định, cộng thêm lao động này cần phải được đào tạo, hướng dẫn hay tập huấn ở mức độ cần thiết mới có thể tham gia vào các công việc khác nhau mà trước đây họ chưa từng được làm. Cùng với việc gia tăng lượng lao động ở những ngành phi nông nghiệp, các hộ tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp và kiêm nông nghiệp cũng ngày càng gia tăng. Đa số các hộ tham gia vào sản xuất tiểu thủ công nghiệp: mộc, gò hàn, sản xuất nguyên liệu dùng cho sản xuất làm bánh,…và tham gia vào dịch vụ vận tải, nhà hàng, buôn bán,… Năm 2000 chỉ có 3063 hộ sản xuất phi và kiêm nông nghiệp song năm 2006 con số này lên tới 6008 hộ, tăng 2945 hộ, tương ứng 96,15 %. Số lượng các hộ tham gia dịch vụ tăng nhiều vào năm 2006. Đặc biệt là buôn bán nhỏ, nhà hàng và dịch vụ internet. Dịch vụ internet có hàng chục điểm truy cập, năm 2000 mới có 7 hộ tham gia vào dịch vụ này nhưng đến năm 2006 có 42 hộ. Các hộ kinh doanh nhà hàng cũng tăng mạnh từ 210 hộ năm 2000 lên 501 hộ năm 2006. Ngoài ra, số hộ buôn bán nhỏ, lẻ khác chiếm lượng rất lớn, năm 2000 là 2119 hộ, đến năm 2003 tăng lên là 3758 hộ và năm 2006 co số này đã là 4385 hộ. (chi tiết bảng 2.13). Qua đây cho thấy lao động ở huyện Kinh Môn đã chuyển mạnh sang nghề phi, kiêm nông nghiệp. Trên khắp huyện các ngành nghề chủ yếu phát triển mạnh hiện nay trên qui mô hộ gia đình như: dịch vụ vận tải, hộ sửa chữa và gia công kim loại, internet, nhà hàng với qui mô nhỏ đến lớn,…Khi chưa có các cụm công nghiệp thì ngành nghề trên góp phần chuyển đổi lao động từ nông nghiệp sang dịch vụ và TTCN, khi công nghiệp phát triển những ngành nghề này lại có điều kiện tốt để phát triển, giúp người lao động có thể chuyển đổi nghề nghiệp cho cả hộ gia đình. Ở Kinh Môn do sự phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn thị trấn, địa bàn các xã làm cho số hộ sản xuất nông nghiệp chuyển sang sản xuất kiêm nông nghiệp không ngừng gia tăng. Bởi vì đất nông nghiệp trên địa bàn huyện giảm mạnh, hơn nữa cơ hội để được lao động ở các xí nghiệp, buôn bán có mức thu nhập cao hơn sản xuất nông nghiệp nhiều. Do đó đây là nguyên nhân chính của sự chuyển biến lao động từ sản xuất nông nghiệp sang phi nông nghiệp. Biểu 2.13. Số hộ tham gia một số ngành nghề của huyện Kinh Môn Năm Chỉ tiêu 2000 2003 2006 1. Số hộ làm vận tải 378 496 583 2. Hộ sửa chữa gia công kim loại 108 127 164 3. Hộ làm mộc, đồ gỗ 102 136 157 4. Hộ kinh doanh vật liệu xây dựng 76 85 96 5. Hộ xay sát 63 72 80 6. Internet 7 26 42 7. Nhà hàng 210 357 501 8. Buôn bán nhỏ, lẻ khác 2119 3758 4385 9. Tổng số hộ 3063 5057 6008 2.3.2.2. Các giải pháp đã thực hiện Thời gian vừa qua, Huyện uỷ - UBND Huyện đã phối kết hợp chặt chẽ với các xã, thị trấn trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp nhằm giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Sau đây là một số biện pháp mà huyện đã triển khai thực hiện trong thời gian vừa qua: * Phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng Hàng năm huyện đã tổ chức chương trình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng góp phần lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và giải quyết việc làm. Thời gian vừa qua, do có sự đầu tư mạnh vào sản xuất công nghiệp, phát triển kết cấu hạ tầng nhanh, nền sản xuất công nghiệp, xây dựng đã phát triển với tốc độ cao. Các ngành, nghề phát triển mạnh thu hút khá nhiều lao động là: khai thác chế biến vật liệu xây dựng, cơ khí, sửa chữa đóng mới phương tiện vận tải thuỷ,… Huyện đã xây dựng và phát triển làng nghề ươm tơ ở Hà Tràng - Thăng Long và tiếp tục xây dựng hai làng nghề mới, đã thu hút nhiều lao động. Huyện Cơ bản hoàn thành quy hoạch 4 cụm công nghiệp: Long Xuyên, Hiệp Sơn, Phú Thứ, Duy Tân. Bên cạnh đó, việc xây dựng đầu tư kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, đào đắp đê, xây dựng các công trình đường, trạm, công trình phúc lợi công cộng đã góp phần giải quyết việc làm thường xuyện cho hàng trăm lao động. * Sắp xếp lại và phát triển các ngành dịch vụ - du lịch Để giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nông nghiệp, nông thôn nói chung và những người bị mất đất sản xuất nói riêng, huyện đã tiến hành sắp xếp lại và phát triển các ngành dịch vụ - du lịch để thu hút nhiều lao động vào làm việc. Các ngành dịch vụ đã được phát triển, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống, giá trị các ngành dịch vụ nhờ đó mà tăng cao. Ngành bưu điện được đầu tư đổi mới thiết bị, kỹ thuật, chất lượng thông tin nâng lên đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống. Vận tải thuỷ, bộ phát triển nhanh đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá, vận chuyển hành khách. Ngoài ra hoạt động tín dụng, ngân hàng được đổi mới, lành mạnh hoá dịch vụ ngân hàng đã thuận tiện cho nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất, tạo mở nhiều việc làm mới đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp. Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, tôn tạo, khai thác các di tích lịch sử văn hoá, các danh lam thắng cảnh thu hút khách thập phương đến thăm quan, vãn cảnh, tạo việc làm cho hàng trăm lao động. * Phát triển các thành phần kinh tế Huyện đã tích cực giúp đỡ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn phát triển nhờ đó mà số lượng lao động có việc làm tăng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 90 doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần. Huyện đã tạo điều kiện về chính sách đất đai, thuế khoá, kinh doanh, vốn,… cho các thành phần kinh tế là hộ gia đình, kinh tế trang trại, các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước,… phát triển.sản xuất tạo thêm việc làm cho người lao động. * Thực hiện chính sách đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức dạy nghề gắn với việc làm Huyện đã tổ chức dạy nghề cho thanh niên nông thôn tại các cơ sở dạy nghề của các trường dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm và các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh. Tổ chức dạy nghề truyền nghề ở các làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất,…Giáo dục định hướng cho học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, tuỳ điều kiện năng lực trình độ và điều kiện kinh tế mà chọn nghề học, cấp học cho phù hợp. Ngoài ra huyện đã thực hiện chính sách khuyến khích động viên người học nghề như hỗ trợ về vay vốn với ưu đãi và thời hạn nhất định, hướng dẫn áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất để người lao động sau khi học nghề tự khởi tạo việc làm cho họ. Ở Huyện cũng đã có sự kết hợp giữa người lao động, doanh nghiệp và chính quyền địa phương trong việc ưu tiên tuyển dụng lao động sau học nghề vào làm việc ở các cơ quan, xí nghiệp, đơn vị đóng trên địa bàn. * Giải pháp hỗ trợ để giải quyết việc làm Nhằm tạo việc làm cho người lao động, trong thời gian vừa qua, huyện đã hỗ trợ bằng cách cho vay vốn hỗ trợ việc làm. Số vốn cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm mặc dù không cao nhưng phần nào nó đã tạo ra sự kích thích người lao động đầu tư vốn tự tạo việc làm. Ngoài ra huyện còn huy động nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng nông nghiệp và các tổ chức tín dụng cho các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình vay đầu tư phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo đã góp phần tạo việc làm mới, tăng thời gian lao động ở nông thôn và tạo điều kiện cho người lao động chuyển đổi được sang nhiều ngành nghề mới. 2.3.2.3. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết để chuyển đổi nghề cho người lao động Trong những năm qua, Huyện Kinh Môn đã tập trung cho đầu tư phát triển, ban hành nhiều chính sách, tạo cơ chế thuận lợi, nhằm thu hút mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển sản xuất. Nguồn vốn đầu tư ngày một tăng, tạo ra nhiều việc làm mới, đời sống của người dân nói chung và người lao động được cải thiện đáng kể, tạo điều kiện thuận lợi để giải quyết cơ bản vấn đề việc làm của địa phương. Mặc dù ngành thương mại - dịch vụ của huyện đang phát triển nhưng có một loại hình dịch vụ mà Kinh Môn hiện nay chưa khai thác được nhiều, đó là dịch vụ du lịch. Tại huyện có vùng núi đá vôi với nhiều hang động đẹp, núi An Phụ có đền thờ An Sinh Vương Trần Liễu, tượng đài Trần Hưng Đạo, khu du lịch Động Kính Chủ, các lễ hội truyền thống ở Lê Ninh... Đó là một vùng tiềm năng lớn để phát triển nhưng hiện các khu du lịch này còn sơ sài chưa phục vụ được nhu cầu của khách du lịch. Tuy đã có nhà hàng, nhà nghỉ, địa điểm mua sắm... nhưng các dịch vụ đi kèm như ăn uống, bán hàng lưu niệm vẫn chỉ dừng lại ở mức thấp còn về chất lượng, chủng loại, phong cách phục vụ chưa thực sự hấp dẫn du khách. Do vậy ngành du lịch chưa đóng góp nhiều trong doanh thu của huyện nên cần sự đầu tư, quan tâm hơn nữa của chính quyền và người dân. Đây là vấn đề cần lưu ý đối với người lao động khi đưa ra quyết định lựa chọn hay chuyển đổi nghề nghiệp nào đó. Vấn đề đào tạo cho lao động cần chú ý đến đào tạo chuyển đổi nghề từ các nghề nông nghiệp sang các nghề công nghiệp, dịch vụ. Phải có chính sách hiệu quả phát triển hệ thống đào tạo nghề tại các xã, thị trấn trọng điểm, có tốc độ CNH, ĐTH nhanh trong huyện. Các nghề đào tạo phải gắn với nhu cầu thị trường lao động, với sự phát triển của các ngành trong huyện nói riêng và của đất nước nói chung. Phải chú trọng đào tạo nghề đáp ứng chuyên môn kỹ thuật cho sự phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn huyện. để giải quyết việc làm cho người lao động dôi dư. 2.4. Đánh giá chung 2.4.1. Thành tựu và nguyên nhân * Thành tựu - Cơ cấu lao động đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp và tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. - Đã có sự chuyển đổi nghề nghiệp từ nghề nông nghiệp sang nghề phi nông nghiệp như cơ khí, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, khách sạn - du lịch, vận tải, thương nghiệp, dịch vụ,… - Hoạt động đào tạo nghề cũng đạt được những kết quả khả quan, lao động qua đào tạo có những chuyển biến tích cực về chất lượng và số lượng, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của Huyện * Nguyên nhân - Do việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của toàn huyện chuyển dần từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, cộng với sự phát triển nhanh của công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ nên tạo ra số lượng lớn công ăn, việc làm cho người lao động. - Do Huyện có tiềm năng, lợi thế của huyện về công nghiêp, thương mại và dịch vụ nên việc chuyển đổi nghề nghiệp của người lao động có thuận lợi - Huyện đã thường xuyên quan tâm giáo dục, đào tạo nghề cho người lao động để nâng cao trình độ. - Đã có cơ chế chính sách thu hút, động viên các nguồn lực đầu tư trong phát triển kinh tế-xã hội tạo mở nhiều việc làm mới. - Có mô hình giải quyết việc làm trên nhiều lĩnh vực được áp dụng và phổ biến nhanh, kịp thời. Nhận thức về công tác giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. 2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân * Tồn tại : - Tình trạng việc làm chưa bền vững, nhu cầu việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp và học nghề còn nhiều bức xúc. Giải quyết việc làm của Huyện còn khó khăn do tình trạng cung vượt quá cầu, lực lượng lao động ngày càng tăng. - Lao động qua đào tạo, tuy đã có những chuyển biến tích cực về chất lượng, nhưng cơ cấu chưa hợp lý, nên vẫn tồn tại tình trạng thừa lao động có bằng cấp, thiếu lao động có kỹ thuật, lao động qua đào tạo vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động về chất lượng, số lượng. - Số lượng lao động chuyển đổi nghề nghiệp được chưa nhiều mà mới chỉ chuyển sang một số ngành có tính chất công việc tương đối đơn giản. - Người lao động còn bàng quan, chưa thực sự nỗ lực trong việc tìm kiếm nghề nghiệp phù hợp. - Việc phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ vẫn còn chậm chưa tương xứng tiềm năng nên thu hút lao động còn thấp. - Chính quyền cơ sở chưa vào cuộc một cách tích cực, việc triển khai các chương trình giải quyết việc làm còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm hoặc chưa cao, chưa tích cực tuyên truyền, giáo dục giúp đỡ người lao động. * Nguyên nhân - Do lao động của huyện vẫn chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp nên trình độ văn hoá, kỹ thuật cùng với sự hiểu biết, nhạy bén trước những thay đổi của thị trường còn yếu và kém. - Do quá trình ĐTH, CNH diễn ra làm cho người lao động nói chung và lao động nông nghiệp nói riêng chưa chuẩn bị cho mình một ngành nghề mới thích hợp, chưa thích ứng kịp với tác phong lao động công nghiệp. - Phần lớn lao động nông thôn trình độ thấp, hoặc đã lớn tuổi nên việc đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp gặp nhiều khó khăn. - Tình hình giải quyết việc làm cho người lao động chưa được thật sự chú ý, chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa chính quyền và nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp. - Vấn đề đào tạo nghề vẫn chưa có những chương trình dự án, biện pháp thích hợp nên hiệu quả còn thấp, tỷ lệ lao động qua đào tạo không được cao, người lao động vẫn chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của đào tạo nghề. - Việc đầu tư nguồn lực như vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa nhiều, việc thu hút đầu tư bên ngoài còn yếu mà chủ yếu lấy ở trong huyện. - Một bộ phận người lao động còn ỷ lại, trông chờ vào nhà nước chưa năng động trong cơ chế thị trường. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CHUYỂN ĐỔI NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HOÁ Ở HUYỆN KINH MÔN TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Quan điểm và định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá. 3.1.1. Quan điểm chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá 3.1.1.1. Giải quyết những ảnh hưởng của ĐTH đến chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động phải gắn với công tác đào tạo nghề Cần quán triệt quan điểm này trong vấn đề chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động, bởi xuất phát từ tác động của ĐTH đến giải quyết việc làm, để người lao động kiếm được việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp nhất thiết phải đào tạo nghề cho họ. Việc đào tạo nghề nhằm mục đích giúp bản thân người lao động có những kiến thức cơ bản, nhất định nào đó về nghề nghiệp mà mình sẽ làm. Từ đó người lao động có thể tự tìm kiếm được một việc làm phù hợp với bản thân và xã hội. Tuy nhiên tùy theo mục tiêu cụ thể khác nhau, với mỗi đối tượng khác nhau nên có sự lựa chọn phương thức và nội dung đào tạo riêng cho phù hợp. Đối với bộ phận lao động nông nghiệp bị mất đất phải chuyển đổi nghề nghiệp dưới tác động của ĐTH cần chú trọng đào tạo nghề nghiệp cho họ. Đối tượng đào tạo nghề ở đây là tất cả người lao động không trừ một ai, có nhu cầu và quyết tâm học nghề, mong muốn tìm kiếm được việc làm. Song đào tạo và dạy nghề này cần tập trung chủ yếu vào các xã, thị trấn có quá trình ĐTH diễn ra nhanh. Bên cạnh đó việc đào tạo phải gắn chặt chẽ với vấn đề tạo dựng nghề nghiệp mới, phải tính đến đặc điểm phát triển ngành nghề của khu vực. Do đó trong tổ chức thực hiện cần có sự quan tâm, trợ giúp tích cực của cả người dân và chính quyền. 3.1.1.2. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần phù hợp quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ĐTH một mặt tạo thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, mặt khác khi quá trình ĐTH diễn ra sẽ làm cho một số lượng lớn lao động thất nghiệp, nhất là đối với lao động đang sản xuất nông nghiệp bởi họ không còn đất canh tác. Như vậy ĐTH không chỉ có mặt tích cực mà còn có mặt tiêu cực tác động đến vấn đề việc làm. Trong điều kiện dân số đông, thất nghiệp nhiều, cơ hội việc làm đã từng bước tạo ra nhiều cơ hội chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. Tuy nhỉên khi tiến hành chuyển đổi nghề nghiệp hay tìm kiếm việc làm cần phải chú ý xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động thì mới đem lại hiệu quả cao trong chuyển đổi. Đặc trưng của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự phát triển nhanh chóng của khu vực công nghiệp, dịch vụ và sự phát triển theo chiều sâu của ngành nông nghiệp. Do đó đòi hỏi người lao động phải đáp ứng được yêu cầu mới về số lượng, chất lượng, cơ cấu ngành nghề. Có như vậy thì giải quyết việc làm, đào tạo, dạy nghề và chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động mới đúng hướng, đạt kết quả cao và đặc biệt phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đang ngày một thay đổi trong quá trình ĐTH nông thôn. 3.1.1.3. Chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm đối với người lao động trên địa bàn Huyện cần đặc biệt ưu tiên theo hướng tạo việc làm tại chỗ và tự tạo việc làm nhằm khai thác lợi thế của địa phương. Quan điểm này cho thấy người lao động có thể giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bản thân ngay chính tại nơi mình đang sinh sống không cần di cư đến nơi khác. Điều này còn cho thấy tính chủ động cao của người lao động trong giải quyết vấn đề việc làm. Ở đây người lao động có thể phát triển các ngành nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp,… những ngành nghề có lợi thế của của địa phương mình nhằm khai thác tốt nguồn nội lực sẵn có, tăng thu nhập và ổn định đời sống. Ngoài ra khi tạo việc làm tại chỗ và tự tạo việc làm sẽ tạo thuận lợi tốt về vốn, năng động, dễ chuyển đổi từ việc này sang việc khác hơn mà không cần mất nhiều tiền của và công sức như việc giải quyết việc làm bằng cách khác. Một thực trạng hiện nay còn cho thấy các ngành nghề truyền thống đang dần có xu hướng giảm sút thậm chí nhiều làng nghề đã mất đi, điều đó là do chúng ta chưa có sự quan tâm, đầu tư phù hợp. Cho nên để chuyển đổi nghề nghiệp, giải quyết việc làm theo hướng trên cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ và có những chính sách khuyến khích sản xuất để duy trì, phát triển được các ngành nghề truyền thống này nhằm tạo ra thêm khối lượng việc làm tại chỗ cho người lao động giúp họ nâng cao đời sống. Như vậy khi vận dụng quan điểm này sẽ đem lại nhiều thuận lợi hơn, tránh được phần nào khó khăn phát sinh không đáng có trong quá trình giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. 3.1.1.4. Trong việc giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và người dân Để tạo hiệu quả cao khi giải quyết việc làm cũng như chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động chắc chắn phải có sự kết hợp cùng hành động giữa người dân với chính quyền địa phương và Nhà Nước. Thông qua những chủ trương và biện pháp thích hợp cả chính quyền lẫn người lao động đều hành động một cách đồng bộ, nhờ đó tạo sức mạnh tổng hợp giải quyết tốt vấn đề. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cần phải đặc biệt chú ý gắn kết với chương trình phát triển kinh tế - xã hội, chương trình việc làm và chính sách xã hội để đảm bảo sự chuyển đổi phù hợp. Như vậy giúp người lao động nhanh chóng ổn định công việc và đời sống, nâng cao khả năng tìm được việc làm trong hiện tại và tương lai, đồng thời làm giảm tỷ lệ thất nghiệp thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá nông thôn. 3.1.1.5. Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn không thể tách khỏi chiến lược tạo việc làm và sự chuyển dịch cơ cấu lao động Theo sự phát triển của đô thị hoá thì việc diện tích đát canh tác thu hẹp là điều tất nhiên. Do đó gây ra tỷ lệ thất nghiệp ở nông thôn cũng khá cao. Bởi vậy cần nhận thức hiện trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp của người lao động để nhanh chóng tìm kiếm phương thức thích hợp cho họ giải quyết việc làm.Ở một chừng mực nào đó, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động là một hình thức giải quyết việc làm. Thế nên việc chuyển đổi nghề nghiệp này cần có sự phù hợp với chiến lược tạo việc làm và sự chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm tránh tình trạng bất hợp lý về ngành nghề sau khi chuyển đổi. Một khi quá trình đô thị hoá nông thôn diễn ra làm chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng lao động công nghiệp, dịch vụ và giảm lao động nông nghiệp thì khi chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động cũng phải xem xét hướng chuyển đổi sang ngành nghề phi nông nghiệp. Đây là điều cần thiết không thể tách dời khi chuyển đổi nghề nghiệp nhất là trong quá trình đô thị hoá nông thôn trên dịa bàn huyện Kinh Môn. 3.1.2. Định hướng chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá nông thôn ở Kinh Môn Dựa vào những định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện,các chương trình giải quyết việc làm giai đoạn 2006-2010 và thực trạng lao động của huyện, cần tập trung vào một số phương hướng chủ yếu sau để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động: - Hỗ trợ giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động Cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc để tạo ra sự kích thích người lao động đầu tư sản xuất tự tạo việc làm cho bản thân và cho người lao động khác. Đồng thời các trung tâm dịch vụ việc làm tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký. Với các cơ sở dạy nghề cần tổ chức các hoạt động tư vấn việc làm, tư vấn nghề nghiệp cho người lao động, cung cấp thông tin thị trường. Đồng thời đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm sau khi đào tạo. Cần thực hiện công tác điều tra lao động việc làm nhằm nắm được thông tin về biến động lao động, việc làm, cơ cấu, tỷ lệ lao động,… để đánh giá thực trạng lao động việc làm, chất lượng, số lượng nguồn lao động và kết quả đạt được của công tác giải quyết việc làm hàng năm. - Phát triển kinh tế xã hội nhất là các ngành nghề có lợi thế của huyện để tạo thêm cơ hội việc làm mới cho người lao động Thông qua các chính sách và cơ chế hợp lý để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thông thoáng thu hút nhiều đầu tư để người lao động có thể phát triển sản xuất. Bên cạnh đó cũng cần tạo cơ chế thu hút nguồn lực tài chính của tất cả người dân trong huyện. Giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo hướng phân công lại lao động, xem xét trình độ học vấn, sức khoẻ,… để phát huy hiệu quả nguồn lực lao động, chủ động nắm bắt sao cho theo kịp nhịp độ thay đổi của thị trường. Phải ưu tiên những ngành đang có lợi thế và có thể phát triển tốt trong tương lai, ưu tiên ngành đòi hỏi kỹ thuật tiên tiến, lao động lành nghề, chứa đựng hàm lượng chất xám, tiến bộ khoa học kỹ thuật cao. - Thực hiện giải quyết những ảnh hưởng không tốt và phát huy ảnh hưởng tích cực của ĐTH đến người lao động Để giải quyết những ảnh hưởng của ĐTH đến người lao động cần phải huy động tất cả các nguồn lực của xã hội cùng tham gia. Trước hết Nhà Nước và các cấp, ngành có liên quan cần ban hành chính sách xã hội tạo điều kiện thuận lợi để tạo việc làm, khuyến khích người lao động chuyển đổi nghề nghiệp. Sau đó là bản thân người lao động phải tự tìm phương hướng và cách làm cho mình sao cho tận dụng tốt nhất điều kiện thuận lợi có thể có. Tuy nhiên phải lưu ý rằng để người lao động tìm được việc làm hay chuyển đổi nghề nghiệp phải có phương hướng và biện pháp cụ thể đến từng đối tượng. 3.2. Giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình đô thị hoá Hiện nay tình hình đô thị hoá nông thôn đang diễn ra khá mạnh làm cho tình hình dân số - lao động và giải quyết việc làm trong huyện gặp nhiều khó khăn. Mặc dù hàng năm huyện đã giải quyết được một số lượng lớn công việc cho người lao động nhưng chưa thể đáp ứng nhu cầu việc làm càng tăng. Đặc biệt đối với lao động nông nghiệp, sau khi huyện tiến hành phát triển đô thị làm một bộ phận nông dân mất đất, buộc phải chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Còn một số lượng nông dân chỉ bị giảm diện tích đất canh tác vẫn hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nhưng mức thu nhập lại thấp. Số lao động chuyển sang nghành nghề khác chưa nhiều và chưa thích ứng với công việc mới một phần do trình độ, năng lực còn hạn chế, phần khác do số lượng việc làm chưa nhiều. Vì vậy xuất phát từ tình trên cùng với mục tiêu, phương hướng những năm tới của huyện ta có thể đưa ra một số biện pháp sau để góp phần giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. 3.2.1. Giải pháp đào tạo nghề tạo thuận lợi trong chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động Trong giai đoạn tới khi tiến trình đô thị hoá diễn ra trên khắp địa bàn huyện thì việc chuyển đổi một bộ phận lớn lao động nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ là rất cần thiết và tất yếu đối với Kinh Môn. Tuy nhiên để thực hiện được việc chuyển đổi nghề nghiệp cần phải có những chính sách đào tạo thích hợp đối với đội ngũ lao động. Đào tạo phải đi trước một bức và phải chú ý việc đào tạo ngoài để đáp ứng nhu cầu trước mắt còn để phục vụ quá trình lâu dài gắn với quá trình CNH - HĐH và ĐTH nông thôn. Thực tế ở huyện Kinh Môn cho thấy rằng lao động thất nghiệp nhiều mà yêu cầu về trình độ chuyên môn và nghề nghiệp của các ngành nghề lại cao, lao động qua đào tạo không nhiều. Điều này làm cho số lượng lao động kiếm được việc làm, chuyển đổi được sang nghề khác chưa cao. Hơn thế nữa, trong qúa trình ĐTH số lượng lao động không có việc làm ngày càng nhiều. Để giải quyết việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho số lao động này đòi hỏi phải đào tạo họ các kỹ năng chuyên môn cần thiết cho công việc. Vì vậy huyện cần có giải pháp về đào tạo hợp lý cho từng đối tượng lao động. Để thực hiện mục tiêu đào tạo nghề trong từng giai đoạn đòi hỏi phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó cần tập trung thực hiện một số giải pháp chủ yếu đê tăng cường củng cố đầu tư cho công tác đào tạo và dạy nghề gắn với việc làm ở huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện chưa có cơ sở công lập nào đào tạo nghề, chưa có trung tâm dạy nghề. Do đó huyện cần tăng cường đâu tư cho công tác đào tạo nghề thông qua một số biện pháp chủ yếu sau: - Tổ chức dạy nghề cho thanh niên nông thôn tại các cơ sở dạy nghề của các trường dạy nghề, các trung tâm dịch vụ việc làm và các đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh. - Tổ chức dạy nghề, truyền nghề ở các làng nghề truyền thống, các khu công nghiệp tập trung, các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất như may mặc, mộc, nề, cơ khí, điện tử… - Đề nghị tỉnh cần đầu tư vốn, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện dạy nghề cho các cơ sở dạy nghề. Đồng thời hỗ trợ các làng nghề truyền thống để đủ năng lực dạy nghề cho lao động. - Huyện cần nghiên cứu và mở các lớp đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn phù hợp với hoàn cảnh của người lao động, nhất là phù hợp với trình độ chuyên môn và khả năng phát triển trên địa bàn. Uỷ ban nhân dân Huyện cần có phương án đầu tư để xây dựng một trung tâm dạy nghề và hướng nghiệp cho người lao động trong những năm tới. Giáo dục định hướng nghề nghiệp cho học sinh để sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở, tuỳ từng điều kiện năng lực trình độ và điều kiện kinh tế mà chọn nghề học, cấp học cho phù hợp. Nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 30% năm 2006 lên 40% năm 2010. 3.2.2. Tập trung thực hiện một số chương trình phát triển kinh tế trọng điểm, tạo việc làm, thu hút nhiều lao động để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. 3.2.2.1. Thực hiện chương trình phát triển công nghiệp – xây dựng và đầu tư xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ. Mục tiêu của chương trình này là: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH – HĐH đảm bảo kinh tế tăng trưởng 11 %. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp từ 16,8 % - 18 %. Khuyến khích tạo mọi điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, ưu tiên những ngành công nghiệp sạch, giải quyết việc làm và thu hút nhiều lao động. Phát triển mạnh và đa dạng ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp ngoài quốc doanh, công nghiệp chế biến nông sản, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề truyền thống. Tiếp tục đầu tư có hiệu quả các dự án và 4 cụm công nghiệp. Phát triển thêm những cụm công nghiệp mới, nghề mới và làng nghề mới tạo điều kiện thu hút lao động vào làm việc. Đây cũng là hướng tốt tạo thuận lợi để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động nông nghiệp sang nghề mới phù hợp, nâng cao mức thu nhập. Công bố quy hoạch tổng thể và kế hoạch sử dụng lao động của các cụm công nghiệp đến cơ quan chức năng, các xã, thị trấn nằm trong qui hoạch và các cơ sở đào tạo nghề để cơ quan sử dụng lao động, người lao động và chính quyền địa phương, cơ sở đào tạo nghề có các giải pháp giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuẩn bị nguồn nhân lực đủ điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp vào làm việc trong các cụm công nghiệp để người lao động không bị hẫng hụt khi bị thu hồi đất. Trong kế hoạch phát triển kinh tế của huyện để chuyển dần số lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp có hiệu quả cao hơn thì việc mở rộng các cụm công nghiệp luôn đóng vai trò chủ chốt. Bên cạnh đó cần tập trung phát triển các làng nghề trồng dâu nuôi tằm. Phần lao động nông nghiệp còn lại sẽ định hướng cho họ tăng thu nhập bằng việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng kỹ thuật tiến bộ trong sản xuất, hướng mạnh sản phẩm ra thị trường. Ngoài ra, Huyện cần có chính sách khuyến khích đầu tư phát triển xây dựng các khu công nghiệp vừa và nhỏ để các ngành nghề thủ công nghiệp có điều kiện phát triển tạo thuận lợi thu hút lao động vào làm việc từ đó chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động. 3.2.2.2. Thực hiên chương trình phát triển nông nghiệp nông thôn Xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, mở rộng thâm canh tăng vụ, lựa chọn những tiến bộ kỹ thuật, những công nghệ mới áp dụng vào sản xuất tạo bức đột phá trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản từ sơ chế đến tinh chế nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng thị trường nhằm nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp. Do đó cũng tạo cơ hội cho người lao động nông nghiệp phát triển sản xuất nâng cao hiệu quả, chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh đào tạo nghề và truyền nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn để số lao động này chuyển sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Phấn đấu khu vực nông nghiệp sẽ giải quyết lượng việc làm mới lớn. 3.2.2.3. Phát triển các ngành dịch vụ Kinh Môn với thuộc vùng núi đá vôi với nhiều hang động kỳ thú. Nơi đây có tiềm năng về du lịch nhưng lại chưa được khai thác. Cần đẩy mạnh phát triển du lịch, tốc dộ tăng trưởng từ 10 – 12,5 %/ năm trở lên. Đồng thời khuyến khích phát triển nhanh các ngành dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất và đời sống, đặc biệt là dịch vụ du lịch vận tải, dịch vụ giải trí. Mở rộng liên kết giữa các thành phần kinh tế để tăng khả năng mua bán hàng hoá, đa dạng hoá các loại hình kinh doanh. Từ đây người lao động có thêm khả năng tìm việc và tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề nghiệp thuận lợi. Để thúc đẩy sự phát triển hơn nữa ngành du lịch Huyện cần phát triển các ngành kinh tế du lịch, xây dựng các chương trình du lịch hấp dẫn, gắn hoạt động du lịch với tổ chức lễ hội và tham quan để hu hút khách du lịch, tạo nhiều việc làm. Đầu tư khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch văn hoá lịch sử đền Cao – An Phụ - tượng đài Trần Hưng Đạo – hang Động Kính Chủ - hang động khu Nhị Chiểu. Bên cạnh đó đẩy nhanh dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách, đảm bảo yêu cầu vận tải hàng hoá và hành khách. Phải xây dựng quy hoạch tổng thể để phát triển các chợ, trao đổi và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Hình thành các khu du lịch bên cạnh các khu công nghiệp để giải quyết việc làm cho số lao động sau khi bàn giao đất không đủ điều kiện vào làm ở các doanh nghiệp có thể chuyển đổi nghề sang làm dịch vụ. Phấn đấu các hoạt động dịch vụ sẽ giải quyết việc làm mới cho hàng trăm lao động không có việc làm hay thay đổi việc làm. 3.2.3. Tạo điều kiện phát triển các làng nghề truyền thống và các nghề mới ở địa bàn Huyện Làng nghề truyền thống có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH của đất nước nói chung và của từng địa phương nói riêng. Kinh Môn cũng vậy việc phát triển các làng nghề truyền thống mang một ý nghĩa hết sức to lớn đối với giải quyết việc làm cho người lao động khi quá trình ĐTH nông thôn diễn ra càng mạnh. Theo kinh nghiệm của các nước và các tỉnh trong nước ta cho thấy, phát triển làng nghề truyền thống cùng với phát triển ngành nghề phi nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một trong các hướng chủ yếu để lao động nông nghiệp có thể chuyển đổi nghề nghiệp kiếm được một công việc tốt. Tuy nhiên để phát triển các làng nghề truyền thống ở huyện Kinh Môn cần phải tập trung hơn nữa vào huy động vốn hỗ trợ cho làng nghề truyền thống phát triển, triển khai thực hiện tốt các chính sách phát triển nghề và xây dựng làng nghề như chính sách đất đai, chính sách tài chính, chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề,…cho phù hợp với điều kiện thuận lợi vốn có trên địa bàn. 3.2.4. Phát triển hệ thống dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm và thông tin thị trường lao động Đẩy mạnh phát triển hệ thống tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động là rất cần thiết đối với không chỉ người lao động mà với các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cơ sở sản xuất,… bởi như vậy mới tạo ra sức mạnh tổng hợp trong giải quyết việc làm. Người lao động sẽ có cơ hội thuận lợi trong việc tiếp cận nhanh với thông tin thị trường lao động về tình hình sử dụng lao động, nhu cầu tuyển lao động trong từng ngành nghề, từ đó người lao động nắm bắt được thị trường đang cần gì và thiếu gì để thay đổi và tìm cách thích hợp đáp ứng yêu cầu đó như việc chuyển đổi sang nghề nghiệp khác. Đối với người tuyển dụng việc này cũng hết sức quan trọng, nó sẽ giúp họ tìm được lực lượng lao động tốt đảm bảo yêu cầu một cách nhanh chóng hơn. Cần hướng dẫn cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc tại các trung tâm dịch vụ việc làm của Tỉnh. Cung cấp các dịch vụ việc làm miễn phí cho người thất nghiệp qua tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn chọn nghề học, nơi học nghề,…và cung cấp dịch vụ việc làm cho người sử dụng lao động theo hợp đồng. Như vậy để phát triển hệ thống tư vấn và giới thiệu việc làm hàng năm huyện cần tổ chức điều tra khảo sát tình hình lao động và giải quyết việc làm với quy mô lớn để thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, tổng hợp số liệu chính xác cung cấp cho thị trường lao động. Đồng thời kết hợp giữa các doanh nghiệp, khu công nghiệp và cơ quan quản lý lao động huyện về kế hoạch sử dụng lao động về số lượng lao động cần tuyển, ngành nghề, trình độ, thời gian tuyển. 3.2.5. Khuyến khích tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh Để góp phần giải quyết việc làm, tăng thêm chỗ làm việc mới tạo điều kiện người lao động chuyển đổi nghề nghiệp cần phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh là điều cần thiết để có thể phát triển sản xuất và dịch vụ, thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với cơ cấu kinh tế công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp; hình thành nhiều khu công nghiệp, khu đô thị, khu vui chơi giải trí. Nhờ đó góp phần tạo lượng công việc lớn giúp giải quyết việc làm tăng thêm chỗ làm việc mới cho người lao động. Tuy nhiên để giải quyết việc làm thực hiện việc chuyển đổi nghề nghiệp tốt thì trong thời gian tới cần đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường, phát triển kinh tế quốc doanh. Huyện cần có chính sách thuận lợi khuyến khích và giúp đỡ các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp tự tìm cách phát triển thông qua đổi mới công nghê, nâng cao chất lượng sản phẩm phù hợp với thị trường, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Nhanh chóng xây dựng và phát triển hệ thống doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn. Đồng thời tạo thuận lợi cho tất cả các thành phần kinh tế có năng lực, điều kiện được phát huy khả năng của mình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là đối với các ngành có thế mạnh ở Kinh Môn. 3.2.6. Giải pháp từ phía người lao động Trong quá trình ĐTH nông thôn muốn chuyển đổi nghề nghiệp được cho người lao động không thể chỉ trông chờ vào biện pháp, cơ chế, chính sách của nhà nước mà phải đặc biệt chú ý đến giải pháp ở chính bản thân người dân đặc biệt ở người lao động thiếu việc làm. Bởi chỉ khi bản thân người lao động chủ động, tự tìm mọi cách để chuyển đổi nghề nghiệp thì mới đạt được kết quả như mong đợi. Trước hết người lao động khi tìm kiếm việc làm cần phải theo chủ trương, chính sách giải quyết việc làm của các cấp chính quyền từ trên xuống. Từ đó người lao động chủ động nắm bắt tình hình biến động thị trường lao động cả về số lượng công việc lẫn yêu cầu công việc để xem xét khả năng của mình có phù hợp, có đáp ứng nhu cầu đó hay không. Qua đây người lao động cũng phải tự tìm cách thích hợp nhất nâng cao khả năng của mình thông qua phương thức đào tạo tốt, phù hợp với điều kiện của bản thân để làm được những công việc mới, mang lại hiệu quả tôt đáp ứng được đòi hỏi khác nhau của mỗi công việc. Ngày nay cơ hội việc làm đang được mở rộng rất nhiều cho mọi người nhất là khi quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ, song vấn đề là người lao động có đáp ứng được những công việc đó hay không mới là điều quan trọng để họ có thể chuyển đổi nghề nghiệp được. Cho nên, người lao động ngoài việc phải chủ động học hỏi kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật, còn phải thay đổi ngay trong chính những tư tưởng, nhận thức về một số nghề nghiệp nào đó tránh suy nghĩ tiêu cực không thông thoáng, hiểu sai lệch. Ngoài ra khi người lao động có sự trợ giúp về vốn để chuyển đổi nghề nghiệp, họ phải biết sử dụng hợp lý vào tìm cách kiếm được việc làm, chuyển sang nghề mới. Song cần tránh hiện tượng một số người lao động có điều kiện về vốn mà không biết sử dụng làm gì để mang lại hiệu quả mà đem dùng vào mục đích tiêu dùng, mua sắm trước mắt. Như vậy muốn làm tốt điều này để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động thì bản thân chính từng người lao động phải nhận thấy được tầm quan trọng của việc chuyển đổi về lâu dài sẽ tìm kiếm nghề mới đảm bảo cuộc sống sinh của họ. Do đất nông nghiệp bị thu hồi phục vụ ĐTH làm cho người nông dân phải lâm vào tình trạng thất nghiệp, họ không biết mình sẽ phải làm gì để kiếm sống. Cho nên người nông dân sẽ bị thụ động trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp. Mặt khác khi đất nông nghiệp bị thu hồi người dân còn được đền bù một lượng tiền tương đối đã góp phần tạo điều kiện để các hộ tiến hành chuyển đổi ngành nghề sản xuất, đầu tư tạo việc làm hoặc đầu tư cho giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên một thực tế cho thấy người dân đã không sử dụng số tiền đền bù này một cách hợp lý, có mục đích, mà họ lại đem sử dụng xây dựng nhà cửa, chi tiêu hàng ngày, ăn uống, giải trí,… Sau đó đối với những người lao động đã chuyển đổi nghề nghiệp thành công cần phải giúp đỡ người chưa hoặc đang trong quá trình chuyển đổi bằng chính kinh nghiệm thực tế của mình, giúp người lao động đó học hỏi ngay bằng minh chứng thực tế thì họ sẽ có định hướng và cách làm đúng đắn mang lại hiệu quả cao. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận Chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn là một nội dung trong giải quyết việc làm, phát triển lực lượng lao động nói chung của huyện. Vì vậy đây là nội dung cụ thể cần làm tốt đến tất cả lực lượng lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp. Qua nghiên cứu cho thấy ĐTH ở Kinh Môn đang trên đà phát triển mạnh. Trên mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội đều có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế các năm vừa qua luôn đạt rất cao. Đặc biệt là cơ cấu ngành công nghiệp, xây dựng đã chiếm tỷ trọng tới 39,37 %, dịch vụ chiếm 22,24 %, lao động vào ngành này không ngừng tăng. Tuy nhiên khả năng thu hút lao động nông nghiệp sang hoạt động các ngành nghề phi nông nghiệp còn nhiều khó khăn và hạn chế. Lao động có tay nghề, có kỹ năng được đào tạo trong các lĩnh vực còn quá thấp, đặc biệt là khu vực nông thôn, khiến người lao động không hoặc khó có cơ hội chuyển nghề, tìm việc làm mới. Như vậy, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm mới cho lao động trong quá trình ĐTH nông thôn huyện Kinh Môn là vấn đề xã hội có tính thời sự, đặt ra thường xuyên, lâu dài cho chính quyền các cấp khi thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội và phát triển nguồn nhân lực. * Một số kiến nghị Trong thời gian tới quá trình đô thị hoá trên địa bàn huyện chắc chắn sẽ diễn ra nhanh và mạnh. Nó sẽ có những tác động lớn đến việc làm của người dân. Cho nên vấn đề giải quyết việc làm trong đó có việc chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động sẽ trở thành mối quan tâm của toàn thể xã hội không riêng gì người lao động. Vì vậy qua quá trình nghiên cứu thực trạng cùng những giải pháp về việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động huyện Kinh Môn, em xin được đưa ra một số kiến nghị sau: + Mở rộng hệ thống giáo dục đào tạo đến từng người dân và có phương hướng phát triển các cơ sở đào tạo nghề cho người lao động + Tạo môi trường thuận lợi hơn nữa để thu hút đầu tư trong và ngoài huyện phát triển các ngành sản xuất kinh doanh, phát huy mạnh các làng nghề truyền thống tạo ngành nghề mới thu hút lao động. + Khuyến khích tạo mọi điều kiện cho người lao động có khả năng phát huy năng lực của mình trên tất cả các lĩnh vực. + Cần có sự nghiên cứu, dự báo nhu cầu việc làm đối với từng ngành nghề trên thị trường lao động và cung cấp thông tin đến tận người dân, giúp họ định hướng và tìm được việc làm phù hợp. + Cần có chính sách bồi dưỡng đào tạo cho người lao động để có đủ kiến thức, năng lực làm việc trong ngành nghề mới. + Huyện phải có chính sách hiệu quả phát triển hệ thống đào tạo nghề nhưng phải gắn việc đào tạo đó với nhu cầu thị trường lao động, với sự phát triển của các ngành nghề công nghiệp, dịch vụ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Nguyễn Đình Hương, “Giáo trình kinh tế đô thị”, ĐHKTQD – NXBGD 2. PGS.TS. Nguyễn Tiệp, “Nguồn nhân lực nông thôn ngoại thành trong quá trình đô thị hoá trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Nxb LĐXH. 3. Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa, “Ảnh hưởng của đô thị hoá đến nông thôn ngoại thành Hà Nội. Thực trạng và giải pháp”, Hv chính trị quốc gia. 4. Các báo cáo về lao động, việc làm huyện Kinh Môn từ năm 2000-2006 của ban chỉ đạo điều tra lao động việc làm huyện. 5. Các nghị quyết của HĐND Huyện Kinh Môn 6. Dự báo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn 7. Đề án xây dựng các cơ sở dạy nghề gắn với giải quyết việc làm giai đoạn 2006 – 2010 của huyện Kinh Môn 8. Chương trình giải quyết việc làm huyện Kinh Môn giai đoạn 2006 – 2010. 9. Bài “ Thị trấn Sao Đỏ phát triển kinh tế đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá ” 10. Nhận thức sai lầm về đô thị hoá. Lao động.com.vn 2/8/2004. 11. Thông tin ở các trang web trên internet DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH – HĐH CNH ĐTH CN – XD TM – DV NN SL CC PTTH PTCS KS – NH HTX TTTN Công nghiệp hóa – Hiện đại hoá Công nghiệp hoá Đô thị hoá Công nghiệp - Xây dựng Thương Mại - Dịch vụ Nông nghiệp Số lượng Cơ cấu Phổ thông trung học Phổ thông cơ sở Khách sạn - Nhà hàng Hợp tác xã Tiểu thủ công nghiệp MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình đất đai huyện Kinh Môn 33 Bảng 2.2: Tỷ lệ tăng dân số huyện Kinh Môn 34 Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế của huyện Kinh Môn 37 Bảng 2.4: Cơ cấu đất đai của huyện Kinh Môn trong tiến trình ĐTH 41 Bảng 2.5: Dân số và mật độ dân số huyện Kinh Môn 42 Bảng 2.6: Cơ cấu lao động huyện Kinh Môn giai đoạn 2000-2006 43 Biểu 2.7: Tình hình đầu tư cho các ngành kinh tế, xã hội của huyện 45 Bảng 2.8: Cơ cấu ngành nghề của huyện Kinh Môn 47 Bảng 2.9: Các cơ sở thương mại dịch vụ của huyện Kinh Môn 49 Bảng 2.10. Tình hình thất nghiệp trên địa bàn huyện giai đoạn 2000-2006 55 Bảng 2.11. Một số chỉ tiêu về chất lượng lao động của huyện 55 Bảng 2.12: Biểu động lao động trong các ngành nghề ở huyện Kinh Môn 59 Biểu 2.13. Số hộ tham gia một số ngành nghề của huyện Kinh Môn 61 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan toàn bộ nội dung của chuyên đề thực tập tốt nghiệp “Thực trạng và giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình ĐTH nông thôn ở huyện Kinh Môn tỉnh Hải Dương ” này là do tôi tự viết dưới sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn TS. Vũ Thị Minh, trên cơ sở nghiên cứu, thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu đã được xuất bản, từ các phương tiện thông tin đại chúng, các trang web chính thức và các văn bản liên quan khác. Nội dung chuyên đề đảm bảo phản ánh đúng thực tế và không sao chép từ bất cứ đề tài sẵn có nào. Tôi xin cam đoan nội dung trên hoàn toàn là sự thực và xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Hà nội, tháng 4 năm 2007 Sinh viên Bùi Hồng Hoa NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. …………………………………………………………………………………. Hà Nội, ngày tháng năm 2007 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32102.doc
Tài liệu liên quan