Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

MỞ ĐẦU Hoạt động ngoại thương, yêu cầu không thể thiếu được cho sự phát triển của bất kỳ một quốcgia nào, đặc biệt là đối với những quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế như Việt Nam. Sự phát triển hoạt động ngoại thương lại gắn liền với sự phát triển của dịch vụ thanh toán ngân hàng, đối với quan hệ ngoại thương đó mà chúng ta vẫn gọi là thanh toán quốc tế. Trong thời gian thực tập tại NHNo&PTNT Hà Nội, tôi nhận thấy việc nghiên cứu một cách có hệ thống hoạt động thanh toán quốc tế và tìm các biện pháp nhằm tháo gỡ vướng mắc, tiến tới từng bước hoàn thiện, nâng cao nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Hà Nội là một vấn đề hết sức cần thiết. Với suy nghĩ đó, cùng với kiến thức được trang bị trong thời gian học tại trường Học Viện Ngân Hàng và kinh nghiệm thực tế, mong muốn góp phần vào việc phát triển hơn nữa nghiệp vụ thanh toán quốc tế, tôi đã chon đề tài:”Thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội". Bản chuyên đề này được trình bày theo kết cấu: Chương 1:Khái quoát về thanh toán quốc tế. Chương 2: Thực trạng về TTQT tại NHNo&PTNT Hà Nội. Chương3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại NHNo&PTNT Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ tại phòng Thanh toán quốc tế NHNo&PTNT Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi và góp ý kiến trong quá trình viết và hoàn thành chuyên đề. LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1. KháI niệm thanh toán quốc tế 1.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 1.1.2.1. Đối với nền kinh tế 1.1.2.2. Đối với ngân hàng thương mại 1.1.3. Văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế 1.1.3.1. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ( Uniform customs and Practice for Documentary – UCP) 1.1.3.2. quy tắc thống nhất về nhờ thu( Uniform rules For Collections – URC) 1.1.3.3. Các nguồn luật điểu chỉnh Hối phiếu trong thanh toán quốc tế 1.1.3.4. Các nguồn luật điều chỉnh Séc trong thanh toán quốc tế 1.1.3.5. Các điều kiện thương mại quốc tế (International Commercial Terms – INCOTERMS) 1.1.3.6. Hợp đồng thương mại quốc tế 1.2. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ THÔNG DỤNG 1.2.1. Séc ( Cheque, check) 1.2.2. Hối phiếu ( Drafts / bill of Exchange) 1.2.3. Lệnh phiếu ( Promissory Note) 1.2.4. Thẻ thanh toán (Card) 1.3. CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ CHỦ YẾU 1.3.1. Phương thức thanh toán chuyển tiền 1.3.2. Phương thức thanh toán nhờ thu 3.3. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 1.4. HIỆU QUẢ THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.4.1. Khái niệm hiệu quả TTQT 1.4.2. Các chỉ tiêu hiểu quả 1.4.2.1. Chỉ tiêu định lượng 1.4.2.2. Chỉ tiêu định tính 1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến TTQT 1.4.3.1. Nhân tố khách quan 1.4.3.2. Nhân tố chủ quan CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TTQT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI 2.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 2.1.1.Quá trình hình thành 2.1.2. Kết quả kinh doanh 2.2. Các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động thanh toán quốc tế 2.3. Thực trạng hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Hà Nội 2.3.1. Phương thức Chuyển tiền 2.3.2. Phương thức Nhờ thu 2.3.3. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ 2.3.4. Tình hình thu phí và hoạt động kinh doanh ngoại tệ 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo&PTNT Hà Nội 2.4.1. Đánh giá qua chỉ tiêu định định lượng 2.4.2. Đánh giá qua chỉ tiêu định tính 2.4.3. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 2.4.3.1. Những mặt tồn tại 2.4.3.2. Nguyên nhân CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT HÀ NỘI 3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI 3.2.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ TTQT 3.2.2. Đa dạng hóa, mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế 3.2.2.1. Mở rộng hoạt động tài trợ XNK, phát triển nghiệp vụ bao thanh toán XNK nhằm nâng cao vị thế của Chi nhánh Hà Nội 3.2.2.2. Phát triển dịch vụ L/C xuất trên cơ sở thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo 3.2.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ L/C trên cơ sở việc hoàn thiện việc xác định mức kí quỹ của doanh nghiệp nhập khẩu 3.2.2.4. Giải pháp phát triển nghiệp vụ nhờ thu 3.2.2.5. Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh đối ngoại 3.2.3. Tăng cường chất lượng hoạt động Marketing ngân hàng 3.2.4. Nâng cao chất lượng quản lý – tổ chức 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM GIÚP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ thương mại và các Bộ ngành liên quan 3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lí cho các nhà giao dịch thanh toán XNK 3.3.1.2. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (BOP) 3.3.1.3. Phát triển công nghệ đồng bộ 3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 3.3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động TTQT 3.3.2.2. Tổ chức tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối 3.3.2.3. Hoàn thiện quy định liên quan đến quy chế Bao thanh toán 3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK 3.3.4. Kiến nghị với NGNo&PTNT Hà Nội 3.3.4.1. Về việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán 3.3.4.2. Về việc xây dựng biểu phí 3.3.4.3. Phát triển quan hệ đại lý với các NHTM quốc tế theo chiều sâu KẾT LUẬN

doc62 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Thực trạng và một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2007 (305.14% so với năm 2006). Sự tăng trưởng này có được là do năm 2007, hoạt động ngoại thương nước ta phát triển nhờ sự kiện gia WTO. Nhưng do rủi ro của phương thức này cao, nên các đối tác nước ngoài hạn chế sử dụng phương thức này khi bán hàng cho các đối tác Việt Nam, do đó, tốc độ tăng của hoạt động chuyển tiền hàng nhập ít hơn hoạt động chuyển tiền hàng xuất. 2.3.2. Phương thức Nhờ thu: Đối với nhờ thu hàng nhập khẩu: Ngoại tệ 2005 2006 2007 USD 16,731,531.81 18,364,336.36 25,430,202.93 EUR 40,027.00 597,218.32 2,047,610.16 Tổng số (quy đổi USD) 16,890,692.83 19,122,897.33 28,220,247.90 Tỷ lệ NS/NT 113.22% 147.57% Số lượng giao dịch (món) 346 427 468 Tỷ lệ NS/NT 123.4% 109.6% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 2005 – 2007 NHNo&PTNT Hà Nội) Sự tăng trưởng của nghiệp vụ thanh toán nhờ thu hàng nhập khẩu tăng trưởng tương đối đều từ năm 2005 đến nay. Số món tăng ít hơn so với tổng số tiền giao dịch, chứng tỏ giá trị mỗi giao dịch tăng cao. Đối với phương thức nhờ thu hàng xuất khẩu: Đơn vị: 1000USD 2005 2006 2007 Số tiền Món Số tiền Món Số tiền Món Gửi chứng từ đòi tiền 788 43 2,301 92 3,639 82 Tỷ lệ NS/NT 291% 214% 158% 89% Thu tiền hàng xuất 743 38 1,976 78 3,461 88 Tỷ lệ NS/NT 266% 205% 175 % 113% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 2005 – 2007 NHNo&PTNT Hà Nội) 2.3.3. Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ: Đối với L/C xuất khẩu, công việc của Chi nhánh có phần nhẹ nhàng hơn, bởi Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam luôn là đầu mối thực hiện các các giao dich với ngân hàng nước ngoài.Tất cả các L/C do ngân hàng nước ngoài gửi về trước khi chuyển về chi nhánh đều đước Sở giao dịch NHNo&PTNT Việt Nam kiểm tra,xác thực. Hiện nay, nghiệp vụ phát hành L/C tại ngân hàng mới chỉ dừng lại ở loại L/C thông thường. Ngân hàng chưa thực hiện phát hành các L/C đặc biệt như: L/C điều khoản đỏ, L/C giáp lưng… Và mức kí quỹ phát hành L/C đối với các nhà nhập khẩu luôn là 100%. Nếu nhà nhập khẩu không có đủ tiền để ký quỹ thì ngân hàng cho vay như nghiệp vụ cho vay tín dụng thông thường. Đặc biệt tuy có nghiệp vụ bảo lãnh nhận hàng, nhưng thực tế cho đến nay, ngân hàng chưa thực hiện bất kì nghiệp vụ bảo lãnh nhận hàng nào. Nhưng nhìn chung, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ của ngân hàng diễn ra sôi động, không gặp sai sót, gây được niềm tin, uy tín tốt đối với khách hàng. Bảng 2.8: Doanh số thanh toán tín dụng chứng từ. Hàng nhập khẩu Đơn vị:1000 USD 2005 2006 2007 Số tiền Món Số tiền Món Số tiền Món Phát hành LC 111,476 784 116,019 786 180,251 1,088 Tỷ lệ NS/NT 104% 100.2% 155% 138% Thanh toán LC 107,151 889 62,444 798 140,439 1,071 Tỷ lệ NS/NT 58% 90% 225% 134% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 2005 – 2007 NHNo&PTNT Hà Nội) Hàng Xuất Khẩu: Đơn vị: 1000 USD 2005 2006 2007 Số tiền Món Số tiền Món Số tiền Món Gửi chứng từ đòi tiền 676 11 950 23 1,207 24 Tỷ lệ NS/NT 141% 209% 127% 108% Thu tiền hàng xuất 684 14 832 21 1,307 23 Tỷ lệ NS/NT 122% 150% 157 109% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ 2005 – 2007 NHNo&PTNT Hà Nội) Nhìn vào số liệu ta thấy ngay sự mất cân đối quá lớn giữa doanh số L/C xuất và L/C nhập.Mặc dù Ngân hàng cũng đã áp dụng nhứng văn bản hướng dẫn cụ thể từ NHNo&PTNT Việt Nam về hoạt động thông báo L/C nhưng số lượng khách hàng thực hiên nghiệp vụ này qua Ngân hàng không nhiều. Hoạt động phát hành và thanh toán L/C rất sôi động, tuy năm 2006 có giảm, nhưng năm 2007 đã tăng mạnh, với số lượng giao dịch lớn, thể hiện sự tin tưởng của những nhà nhập khẩu đối với Ngân Hàng. 2.3.4. Tình hình thu phí và hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Tình hình hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Hà Nội ngày càng phát triển. Số lượng giao dịch tăng mạnh đối với mọi phương thức. Do đó, lượng phí ngân hàng thu được cũng tăng mạnh, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại đây. Bảng 2.8: Thu phí dịch vụ Đơn vị: 1000 USD 2005 2006 2007 Tổng phí thu được 336 368 500 Hội sở 241 202 299 Chi nhánh ngân hàng quận 95 166 201 Hoạt động XNK năm 2007 diễn ra rất sôi động, do đó kéo theo hoạt động TTQT năm 2007 tăng gấp 1,5 lần năm 2006. Điều này cũng thể hiện sự tín nhiệm của các khách hàng XNK đối với ngân hàng đã được tăng lên đáng kể. Bảng 2.8: Kinh doanh ngoại tệ Ngoại tệ (1000) 2005 2006 2007 Mua Bán Mua Bán Mua Bán USD 170,114 169,491 154,047 154,866 184.739 184,782 JPY 354,792 354,694 407,106 405,822 953,498 956,503 EUR 8,729 8,445 6,107 6,387 11,639 11,453 Lãi(1000VND) 2,028,089 1,983,438 3,644,188 Năm 2006, lãI từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh giảm so với năm 2005 là 45 triệu vnđ. Năm 2007, lãi tăng vọt so với năm 2006 là 1.6 tỷ vnđ. Sự tăng trưởng không đều này là do Ngân hàng chưa cân đối được nguồn cung ngoại tệ so với cầu ngoại tệ trong TTQT. Do ở nước ta, nhập khẩu vẫn là chủ yếu, do đó nhu cầu về ngoại tệ trong TTQT là rất lớn. Để bù đắp cho nhu cầu ngoại tệ thanh toán, ngân hàng buộc phải huy động ngoại tệ trên thị trường tự do, không chủ động về nguồn cung. Thêm vào đó, các công ty XNK chưa quen với các hình thức giao dịch ngoại hối như giao dịch kì hạn, hoán đổi nên vẫn cần ngoại tệ theo hình thức giao ngay rất lớn. Do đó, lãi thu được từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ không ổn định. 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNo&PTNT Hà Nội Có thể nói qua 20 năm hoạt động và phát triển, nghiệp vụ TTQT tại NHNo&PTNT Hà Nội cũng đã đạt đựơc nhiều tiến bộ vượt bậc. Kết quả trên cho thấy những nỗ lực, cố gắng không ngừng của cán bộ công nhân viên tại ngân hàng. Không những vậy sự phát triển của TTQT còn góp phần tích cực, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động liên quan khác, đưa đến sự phát triển chung của toàn chi nhánh. Doanh thu, lợi nhuận của chi nhánh thu được là từ hoạt động thu phí TTQT và lãi hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Dưới đây là những đánh giá về hoạt động TTQT thông qua các chỉ tiêu: 2.4.1. Đánh giá qua chỉ tiêu định định lượng Bảng 2.8: Các chỉ tiêu định lượng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1. Doanh thu TTQT 7567 8,061 11,895 Tỷ lệ NS/NT 106% 147% 2.Chi phí TTQT 107 119 138 3. Lợi nhuận TTQT 7460 7942 11757 Tỷ lệ NS/NT 106% 148% 4.Tổng doanh thu 898795 992750 1351379 5.Doanh thu dịch vụ 18017 22392 29012 6.Số cán bộ TTQT 15 16 19 7. tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên doanh thu TTQT 97.6% 97.5% 97.7% 8.Tỷ lệ chi phí TTQT trên doanh thu TTQT 2.4% 2.5% 2.3% 9.Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên tổng doanh thu 0,83% 0,8% 0,87% 10.Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng DT 0,84% 0,81% 0,88% 11. Tỷ lệ doanh thu TTQT so với DT dịch vụ 42% 36% 41% 12.Tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên cán bộ TTQT 497 496 618 (Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Nội) Báo cáo số liệu cho thấy: doanh thu TTQT liên tục tăng, với mức tăng của năm 2007 là rất lớn. Về lợi nhuận TTQT, chỉ tiêu này tăng trưởng cả về giá trị và tốc độ. Cụ thể là năm 2006 tăng 6% so với năm 2005, năm 2007 tăng 46% so với năm 2006. Chi phí các năm cũng tăng nhưng không nhanh bằng tốc độ tăng doanh thu, do đó làm tốc độ tăng lợi nhuận tăng thêm 1% Tỷ lệ lợi nhuận so với doanh thu cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ chi phí so với doanh thu thể hiện hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh là rất hiệu quả. Nhìn vào tỷ lệ lợi nhuận TTQT trên số cán bộ, ta thấy năng suất làm việc của cán bộ TTQT NHNo&PTNT Hà Nội là rất cao. Điều này cho thấy việc tuyển chọn cán bộ và chế độ quản lý, phân công công tác của chi nhánh đã đạt hiệu quả tốt. Tuy nhiên, mặc dù hiệu quả hoạt động của hoạt động TTQT khá cao nhưng tỷ trọng so với tổng doanh thu của chi nhánh còn thấp. Do đó chi nhánh nên xem xét lại cơ cấu hoạt động và có sự quan tâm hơn nữa đến hoạt động TTQT để hoạt động này đem lại hiệu quả cao hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình. 2.4.2. Đánh giá qua chỉ tiêu định tính Trước hết phải kể đến hoạt động TTQT đã góp phần tích cực, tăng cường, hỗ trợ hoạt động tín dụng, bảo lãnh tài trợ XNK. Để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng doanh nghiệp kinh doanh XNK, NHNo&PTNT Hà Nội đã có các chương trình cho vay để thực hiện việc thu mua hàng hoá xuất khẩu và thu nợ từ nguồn ngoại tệ mà các doanh nghiệp thu về. Dựa vào những hợp đồng ngoại thương đã ký kết với khách hàng nước ngoài và căn cứ vào L/C sẽ được thông báo, ngân hàng cấp tín dụng để giúp doanh nghiệp thuê, mua hoặc sản xuất hàng xuất khẩu.Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp cam kết sẽ thông báo L/C và gửi bộ chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì ngân hàng áp dụng mức lãi suất thấp hơn các doanh nghiệp khác. Như vậy, ngoài việc thu lợi nhuận từ phí dịch vụ TTQT, chi nhánh cũng đã phát triển thêm nghiệp vụ tín dụng và thực hiện tài trợ cho khách hàng. Ngược lại, hoạt động tín dụng cũng góp phần nâng cao hiệu quả cho hoạt động TTQT vì nó có tác dụng hỗ trợ cho khách hàng doanh nghiệp XNK về tài chính để thực hiện giao dịch hàng hoá thuận lợi, thu được lợi nhuận và thanh toán phí cho ngân hàng. Ngoài ra, hoạt động bảo lãnh cũng được ngân hàng chú trọng thực hiện, tuy nhiên doanh số còn thấp, do đó phí thu được từ dịch vụ này không đáng kể. Còn nghiệp vụ chiết khấu và báo thanh toán đo chứa nhiều rủi ro ngân hàng hiện thời vẫn chưa áp dụng. Mặt khác, thông qua nghiệp vụ TTQT, chi nhánh đã có được các mối quan hệ đại lý với ngân hàng nước ngoài và đối tác nước ngoài, phát triển quan hệ đối ngoại, củng cố và nâng cao uy tín của mình trên thị trường tiền tệ.Tính đến năm 12/2007 chi nhánh đã có quan hệ đại lí với gần 1000 ngân hàng trên thế giới. Mối quan hệ này dựa trên sự hợp tác, tương trợ, ngày càng được mở rộng và phát triển. Thông qua các khoản thanh toán lớn, các ngân hàng ở nước ngoài và đại diện các ngân hàng ở nước ngoài ở Việt Nam đã trực tiếp liên hệ với chi nhánh giúp cho việc phục vụ khách hàng được tốt hơn. Trong những năm gần đây, chi nhánh đã tạo niềm tin cho khách hàng nhờ vào việc thanh toán kịp thời, an toàn, chính xác, hạn chế tối đa những sai sót không đáng có. Tuy nhiên, hoạt động TTQT chưa góp phần tăng cường và tạo hiệu quả toàn diện cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ, vì vậy nguồn vốn bằng ngoại tệ không được đảm bảo. Khách hàng chủ yếu tại chi nhánh là nhà nhập khẩu, do đó nhu cầu về ngoại tệ để thanh toán là rất lớn vì vậy dẫn đết tình trạng mất cân đối ngoại tệ. Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm kiếm được nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do, mua bán các loại ngoại tệ trên thị trường, thuyết phục khách hàng giao dịch kỳ hạn... Tuy nhiên, đây mới chỉ là một số tình thế trước mắt, còn về lâu dài có những biện pháp thực sự mạnh mẽ và tích cực hơn nữa mới có thể khắc phục tình trạng này, tiến tới phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ có lãi, tạo nguồn thu và cải tiến cán cân vốn ngoại tệ, nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán ngoại tệ của khách hàng cũng như bản thân ngân hàng. 2.4.3. Những mặt tồn tại và nguyên nhân 2.4.3.1. Những mặt tồn tại Qua việc phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy hoạt đông TTQT của NHNo&PTNT Hà Nội còn bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục, thể hiện ở các mặt: -Về nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, ngân hàng chưa đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng về hình thức mở L/C. - Mức kí quĩ khi thực hiện mở L/C lớn, luôn là 100%, tuy đảm bảo đựơc cho ngân hàng tránh khỏi rủi ro, nhưng gây khó khăn cho khách hàng. -Các dịch vụ mới về ngoại tệ tuy đã có tiến triển tích cực nhưng vẫn còn ở mức thấp so với mục tiêu đề ra. - Khách hàng TTQT của chi nhánh chủ yếu là nhập khẩu, nhu cậu ngoại tệ thanh toán rất lớn, trong khi khách hàng xuất rất ít, vì vậy việc cân đối ngoại tệ giữa hai nhóm khách hàng không cân bằng cho nên chi nhánh phải tự tìm nguồn ngoại tệ để phục vụ khách hàng. Với mục tiêu bù chi về KDNT và giữ được khách hàng kiếm được lợi nhuận từ tiền gửi không kì hạn,kí quỹ chờ thang toán,Chi nhánh đã phối hợp với khách hàng tìm nguồn ngoại tệ từ thị trường tự do,mua bán các ngoại tệ trên thị trường,thuyết phục khách hàng giao kì hạn,kể cả đối với các khách hàng truyền thống,Tuy nhiên đây mới chỉ là một số biện pháp tình thế trước mắt,còn lâu dài phải có biện pháp thực sự mạnh mẽ và tích cực hơn nữa mới có thể khắc phục tình trạng này. Để hạn chế khắc phục những tồn tại ở trên, cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó đề ra các biện pháp tối ưu nhất. 2.4.3.2. Nguyên nhân - Nguyên nhân từ môi trường vĩ mô Hiện nay, ngành ngân hàng chưa có riêng một văn bản hướng dẫn giao dịch thanh toán XNK cho riêng mình. Mỗi ngân hàng đều xây dựng một quy trình thanh toán riêng dựa trên kinh nghiệm của mình và thông lệ quốc tế.Điều này gây nên sự thiếu đồng bộ trong thanh toán XNK giữa các ngân hàng, nhất là khi họ có quan hệ đại lý hoặc cùng tham gia trong một thương vụ thanh toán, hơn nữa còn gây khó khăn cho khách hàng, những người vốn có ít thông tin về nghiệp vụ này của ngân hàng. Hơn thế nữa, chính sách Nhà nước không nhất quán cũng gây khó khăn cho hoạt động TTQT. Trong thời gian qua, chính sách liên quan đến ngoại thương không phù hợp với tình hình biến động của thị trường trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, những chính sách này thường xuyên thay đổi, khi cấm nhập, khi cấm xuất, khi thì áp dụng quota … đã tạo lợi thế cho doanh nghiệp này nhưng lại gây bất lợi cho doanh nghiệp khác, làm mất cân đối cung cầu. Mức thuế xuất khẩu cũng thay đổi thường xuyên và đột biến. Một nguyên nhân nữa từ môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới hoạt động TTQT chung của cả hệ thống NHTM, đó là nguyên nhân từ bản thân thị trường XNK Việt Nam. Mặc dù liên tục đạt được những kết quả khả quan nhưng còn rất nhiều vấn đề cần khắc phục: sự chênh lệch giữa XK và NK. Nhập khẩu bao giờ cũng có doanh số cao hơn XK. Ngày nay, mỗi ngân hàng đều phải đối mặt với sức ép cạnh tranh rất lớn. Vẫn là thị trường đó nhưng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ hơn: các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính phi ngân hàng… với tiềm lực mạnh và luôn ra sức củng cố vị trí đồng thời xâm chiếm thị phần. Đặc biệt là sau khi có chế độ mở cửa cho đầu tư, các ngân hàng nước ngoài đua nhau vào thị trường Việt Nam, tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn cho chi nhánh. Ở Việt Nam chưa có sự phát triển đồng bộ về công nghệ giữa các đối tượng liên quan đến thương mại điện tử như: cơ quan bảo hiểm, hải quan , vận tải, ngân hàng… Do vậy, với điều kiện như hiện nay, các doanh nghiệp XNK Việt Nam sẽ không thể thực hiện giao dịch điện tử với đối tác cho dù họ và bạn hàng mong muốn. - Nguyên nhân từ phía khách hàng Trước hết là do trình độ, kiến thức của doanh nghiệp XNK. Bên cạnh các doanh nghiệp hoạt động lâu năm, có trình độ và kinh nghiệm trong thanh toán thì cũng còn không ít các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm, kém hiểu biết về thị trường quốc tế. Vì thế còn nhiều sai sót trong đơn yêu cầu mở L/C, nhiều điều khoản mâu thuẫn, không phù hợp trong hợp đồng… gây bất lợi cho doanh nghiệp, nên thời gian mở L/C, tu chỉnh L/C hay thời gian chờ doanh nghiệp kéo dài. Thêm vào đó, nhiều doanh nghiệp không hiểu rõ về trách nhiệm của mình khi sử dụng các loại dịch vụ thanh toán, nên khi có tranh chấp, sự cố xảy ra, Ngân hàng rất khó giải quyết. Đó là những tồn tại phát sinh do những sai sót từ phía các doanh nghiệp XNK thực hiện thanh toán qua chi nhánh Một nguyên nhân nữa phải kể đến là thói quen sử dung dịch vụ ngân hàng quốc tế của Vietcombank. VCB là ngân hàng luôn đi đầu trong hoạt động cung cấp các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh đối ngoại ở Việt Nam. Hơn nữa bản thân VCB cũng không ngừng mở rộng nâng cao uy tín cũng như sản phẩm của mình. Để có thể làm thay đổi được thói quen này và thu hút được khách hàng đến với ngân hàng mình là một điều không đơn giản. - Nguyên nhân từ NHNo&PTNT Hà Nội/ +Chiến lược marketing ngân hàng Danh mục sản phẩm của chi nhánh còn thiếu đa dạng, hầu hết là các nghiệp vụ đơn giản, sức hấp dẫn khách hàng chưa cao. Chi nhánh còn chưa thực hiện được các hình thức khuếch trương, quảng cáo cho riêng mình một cách hệ thống và bài bản. +Về mặt uy tín trong hoạt động kinh doanh đối ngoại Trong thời gian qua toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam ra sức xây dựng cho mình một hình ảnh về một ngân hàng rất tốt về các nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại. Cho đến nay, chi nhánh cũng đã khẳng định phần nào uy tín của mình trong hoạt động TTQT. Tuy nhiên chi nhánh vẫn chưa đủ uy tín để thực hiện các nghiệp vụ TTQT đòi hỏi uy tín lớn như đóng vai trò NH xác nhận. - Nguyên nhân từ phía NHNo&PTNT Việt Nam Khung phí mà NHNo&PTNT Việt Nam ấn đinh chung cho các chi nhánh gây khó khăn cho các chi nhánh trong việc linh hoạt mức phí với từng đối tượng khách hàng trên các điạ bàn khách nhau. Thực tế này bắt nguồn từ phương pháp quản lý điều hành tập trung của NHNo&PTNT Việt Nam. NHNo&PTNT Việt Nam vẫn chưa xây dựng được những " gói sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các khách hàng" mà chủ yếu vẫn đưa ra những dịch vụ đơn lẻ trên cơ sở nhu cầu đơn lẻ. Điều này cũng gây ra sự thiếu hấp dẫn nói riêng của dịch vụ TTQT tại NHNo&PTNT Việt Nam. Chính sách đào tạo cán bộ của NHNo&PTNT Việt Nam trong thời gian qua cũng còn nhiều bất cập. Do nhấn mạnh đến nghiệp vụ tín dụng nên các cán bộ được đào tạo vẫn chủ yếu tập trung vào nhóm cán bộ tín dụng và thẩm định dự án. Cán bộ TTQT cũng như cán bộ cung cấp dịch vụ khác ít được đào tạo nâng cao và cập nhật kiến thức về chuyên môn cũng như kiến thức kỹ năng phụ trợ hiện đại. Kết luận Chương 2: Trên cơ sở lý luận chương 1, chương 2 đã đánh giá được thực trạng TTQT của chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội trong những năm gần đây. Bên cạnh việc nhìn nhận các thành tựu đạt được, chương 2 còn đánh giá những tồn tại và nguên nhân của những tồn tại ấy. Đây là những cơ sở để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT tại NHNo&PTNT Hà Nội. CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NHNO&PTNT HÀ NỘI Từ những kết quả đạt được trong năm 2007, năm 2008 NHNO&PTNT Hà Nội tiếp tục phấn đấu để đạt thành tích cao hơn, các chỉ tiêu cụ thể như sau: Nguồn vốn: tăng 22% so với năm 2006,trong đó nâng tỷ trọng tiền gửi dân cư lên 30% trong tổng nguồn vốn. Dư nợ: tăng 17% so với năm 2006.Trong đó nâng tỷ trọng cho vay các đối tượng ngoài quốc doanh lên 30% trong tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn: dưới 1% trong tổng dư nợ. Tăng thu từ dịch vụ lên 20% trong tổng thu nhập ròng. Tài chính: Phấn đấu hoàn thành kế hoạch tài chính trên giao,đảm bảo thu nhập cho CBCNV theo quy định và làm các nghĩa vụ đối với nhà nước đầy đủ. Để đạt được những chỉ tiêu cụ thể trên,chi nhánh Hà Nội đã đề ra phương hướng hoạt động và một số biện pháp cơ bản sau: Về công tác nguồn vốn: Tiếp tục mở rộng mạng lưới phù hợp với điều kiện cụ thể. Thường xuyên theo dõi biến động lãi suất để đề ra mức lãi suất huy động phù hợp thị trường. Tuyên tryền,quảng bá và làm tốt tiết kiệm dự thưởng,có chính sách ưu đãi khuyến mại nhằm thu hút các thành phần có nguồn tiền nhàn rỗi và ổn định. Phối hợp các phòng trong Chi nhánh thường xuyên quan tâm đến công tác chăm sóc khách hàng đạt hiệu quả nhằm tăng cường nguồn vốn không kì hạn với lãi suất tháp. Về công tác tín dụng: Phấn đấu duy trì tỷ lệ dư nợ trung dài hạn chiếm khoảng 45% tổng dư nợ.Mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế Tăng tỷ lệ cho vay có bảo đảm,đồng thời nâng cao khả năng quản lý tín dụng,đảm bảo an toàn vốn vay. Tiếp tục duy trì và làm tốt công tác khách hàng nhằm thu hút được nhiều khách hàng có quan hệ tín dụng. Vê công tác TTQT và kinh doanh ngoại tệ: Phấn đấu kinh doanh ngoại tệ tăng 20% so với thực hiện năm 2006.Tích cực khai thác ngoại tệ từ các nguồn như: NHNo&PTNT Việt Nam,NHNN,thị trường liên ngân hàng,khác hàng…Giảm sức ép đối với nhu cầu về mua USD bằng cách tư vấn,động viên khách hàng thanh toán ,mua bán các đồn ngoại tệ khác thay thế,vừa đảm bảo lợi ích cho ngân hàng,vừa thuận tiện cho khác hàng. Phấn đấu tăng trưởng doanh số TTQT tăng 10%/năm.Đồng thời không ngừng đa dạng hóa các dịch vụ TTQT,nâng cao trình độ cán bộ,từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và mở rộng thị phần TTQT. Củng cố và giữ vững quan hệ với khách hàng đã có,nâng cao uy tính thanh toán,xây dựng phong cách phục vụ duyên dáng ,lịch sự,đảm bảo thanh toán kịp thời,chính xác,an toàn,hạn chế tối đa những thiếu sót không đáng có. Tích cực quan hệ,tim kiếm khách hàng xuất khẩu. Thúc đẩy công tác thanh toán biên giới,tiếp thị và quan bá sâu rộng nghiệp vụ này để khai thác được nguồn vốn và dịch vụ. Về ngiệp vụ kế toán ngân quỹ: Không ngừng cải tiến phong các giao dịch với khách hàng. Triển khai nghiệp vụ thẻ tín dụng và ATM. Thực hiện chống lãng phí,tăng cường công tác kiểm tra để tăng trưởng phải đi đôi với hiệu quả,an toàn. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tin hoc trong các nghiệp vụ. Về công tác tổ chức cán bộ: Đây được coi là nhiệm vụ hàng đầu,cần dược đầu tư thích đáng. Xây dựng quy chế nhằm khuyến khích các CBCNV Thực hiện triệt đẻ công tác khoán tài chính nhằm tăng thêm sự chủ động sáng tạo tron kinh doanh của các đơn vị. 3.2. GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI 3.2.1. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ TTQT: Con người là một yếu tố nội lực quan trọng nhất của mỗi ngân hàng.Chất lượng dịch vụ TTQT như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào trình độ tác nghiệp cũng như thái độ phục vụ của thanh toán viên.Vì vậy,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực một cách thường xuyên là việc làm cần thiết. Cụ thể, NHNo&PTNT Hà Nội cần: - Luôn chú trọng đào tạo và đào tạo lại,nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ,cung cấp thường xuyên cho cán bộ thanh toán về thông tin, kiến thức mới nhất thông qua các lớp tập huấn, hội thảo. Luôn luôn phải tranh thủ sự giúp đỡ đào tạo của ngân hàng đại lý,các chuyên gia nước ngoài. - Thường xuyên củng cố và bổ sung các quy chế tuyển chọn cán bộ mới, đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ tin học, ngoại ngữ và trình độ tác nghiệp để có được những cán bộ thực sự có trình độ. Cần có chính sách tuyển dụng, ưu đãi cán bộ có kinh nghiệm nhằm thu hút nguồn nhân lực tài năng. Sắp xếp các cán bộ vào vị trí hợp lý với từng người, đặc biệt là các cán bộ trẻ có năng lực. Đội ngũ cán bộ TTQT cần phải nổi bật ở tính năng động, nhanh nhạy với việc xử lý nghiệp vụ cũng như nhạy cảm với những công nghệ mới. - Sắp xếp công việc và nhân lực của phòng TTQT làm việc theo nhám nhằm phân phối đều công việc đồng thời phát huy sức mạnh, khả năng sáng tạo của tập thể. - Có quy chế thi sát hạch cán bộ TTQT định kì để lựa chọn và đánh giá tieu chuẩn cán bộ. Từ đó kịp thời bổ sung những kiến thức còn thiếu cho thanh toán viên. Ngoài ra,một trong những khía cạnh cũng cần quan tâm của Ban lãnh đạo ngân hàng đó là phải làm sao khuyến khích được người lao động hăng say làm việc,có tinh thần phấn đấu.Kích thích kinh tế và tâm lý xã hội là công cụ ,phương tiện hữu hiệu vẫn thường được sử dụng bởi các nhà quản trị để tạo động lực thúc đẩy,kích thích người lao động trong các ngân hàng hiện nay. 3.2.2. Đa dạng hóa, mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến thanh toán quốc tế 3.2.2.1. Mở rộng hoạt động tài trợ XNK, phát triển nghiệp vụ bao thanh toán XNK nhằm nâng cao vị thế của Chi nhánh Hà Nội Đây là một mảng dịch vụ quan trọng mà khách hàng rất mong muốn được cung cấp từ ngân hàng. Bởi khi khách hàng doanh nghiệp được hỗ trợ về tài chính từ phía ngân hàng, họ sẽ chủ động hơn trong việc đàm phán hợp đồng thương mại: về số lượng, giá cả, ngày giao hàng, những điều khoản thanh toán. Hiện tại, NHNo&PTNT Hà Nội vẫn tạo điều kiện cho khách hàng trong sản xuất kinh doanh(nếu họ có đủ điều kiện) như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng,cho vay để sản xuất hàng xuất khẩu,cho vay để mở L/C,thanh toán L/C,chấp nhận B/L.Mặc dù vậy Chi nhánh vẫn cần phát triển thêm các hình thức tài trợ khác Tháng 9/2004,NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định 1096 – Quy chế Bao thanh toán. Đây là hành lang pháp lý cho hoạt động Bao thanh toán, tạo cơ sở cho ngân hàng phát triển nghiệp vụ này. Do đó NHNo&PTNT Hà Nội nên nhanh chóng phát triển nghiệp vụ bao thanh toán để đa dạng hoá dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khách hàng.. 3.2.2.2. Phát triển dịch vụ L/C xuất trên cơ sở thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoàn hảo Xu thế hiện nay của các ngân hàng hiện đại là tăng tỷ trọng thu dịch vụ ngoài hoạt động tín dụng. Vì vậy việc phát triển thêm nhiều loại hình dịch vụ đi kèm, hỗ trợ cho nghiệp vụ TTQT là rất cần thiết. Việc thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất khẩu khiến việc cung ứng vốn của ngân hàng cho doanh nghiệp đơn giản và an toàn. + Thứ nhất là nghiệp vụ này đơn giản bởi ngân hàng không phải thẩm định con nợ mà chỉ xác định bộ chứng từ đó là hoàn hảo. + Thứ hai là nghiệp vụ này an toàn bởi việc thanh toán hối phiếu của bộ chứng từ đó là khá chắc chắn. Việc có được thanh toán hay không chủ yếu chỉ phụ thuộc vào việc thẩm định bộ chứng từ là hoàn hảo của bản thân ngân hàng. - Trong đó, nghiệp vụ chiết khấu miễn truy đòi bộ chứng từ hàng xuất cần được quan tâm, khai thác, phát triển bởi tính tiện lợi của nghiệp vụ này đựơc các nhà XNK rất quan tâm nhưng cho đến nay, chi nhánh chưa thực hiện. Để nghiệp vụ chiết khấu chứng từ hàng xuất khẩu thực sự có hiệu quả từ góc độ ngân hàng cần lưu ý hai vấn đề: Thứ nhất, phải đặc biệt quan tâm đến năng lực của cán bộ làm công tác TTQT trong việc xác định bộ chứng từ hoàn hảo để tránh rủi ro, bởi nếu bộ chứng từ không hoàn hảo, ngân hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không được thanh toán. Thứ hai, ngoài điều kiện bộ chứng từ hoàn hảo, ngân hàng chỉ chiết khấu khi chưa cho doanh nghiệp vay để sản xuất hoặc thu mua lô hàng xuất khẩu đó.Vấn đề này quan trọng bởi vì nếu đã cho vay để sản xuất hoặc thu mua, đồng thời lại thực hiện chiết khấu thì tương đương với việc ngân hàng cấp tín dụng hai lần đối với cùng một lô hàng hay một chu kì sản xuất. 3.2.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ L/C trên cơ sở việc hoàn thiện việc xác định mức kí quỹ của doanh nghiệp nhập khẩu. Hiện nay, mức ký quỹ của NHNo&PTNT Hà Nội luôn là 100%. Trong thời gian tới, ngân hàng nên xem xét, thẩm định kỹ càng năng lực, uy tín khách hàng để có thể đưa ra mức ký quỹ phù hợp hơn, tạo thuận lợi cho khách hàng. Để việc xác định mức kí quỹ mở L/C cho doanh nghiệp được thuận tiện và nhanh chóng, NHNo&PTNT Hà Nội nên xây dựng một quy trình thống nhất trong xác định mức kí quỹ mở L/C dựa theo Hệ thống chấm điểm tín dụng của NHNo&PTNT Việt Nam trong Cẩm nang tín dụng –xuất bản tháng 7 năm 2004. Ngoài ra,ngân hàng cũng nên thực hiện hai giải pháp có tính hỗ trợ là: - Đề nghị khách hàng cùng kiểm tra bộ chứng từ.Điều này buộc khác hàng cũng có trách nhiệm với việc kiểm soát các rủi ro trong thanh toán và quan hệ quốc tế.Từ đó ngân hàng có thể tránh được những tranh chấp va ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng. - Tăng cường tư vấn cho khách hàng các hợp đồng giao dịch ngoại thương.Các doanh nghiệp ,đặc biệt là các công ty TNHH vừa và nhỏ mới tham gia các giao dịch quốc tế hiện đang có nhu cầu rất lớn về việc tư vấn hợp đồng giao dịch ngoại thương. Ngân hàng có thể tận dụng tối đa kinh nghiệm và trình độ của đội ngũ cán bộ để thực hiện dịch vụ tư vấn tạo thuận lợi cho khách hàng, đồng thời đẩy nhanh quá trình thanh toán, nâng cao hiệu quả, an toàn, do đó thúc đẩy mối quan hệ với khách hàng, nâng cao uy tín của ngân hàng, và thêm vào đó là tăng thu từ phí dịch vụ. 3.2.2.4. Giải pháp phát triển nghiệp vụ nhờ thu: a-Tăng cường tài trợ cho nhà xuất khẩu trong nhờ thu kèm chứng từ Để kích thích khách hàng lựa chọn phương thức này,Chi nhánh cần mở rộng hoạt động tài trợ XNK. Đây là một mảng dịch vụ quan trọng mà khách hàng rất mong muốn được cung cấp từ ngân hàng. Bởi khi khách hàng doanh nghiệp được hỗ trợ về tài chính từ phía ngân hàng,họ sẽ chủ động hơn trong đàm phán hợp đồng thương mại: về giá cả ,số lượng hàng, ngày giao hàng, những điều khoản thanh toán. b-Phát triển cho vay thanh toán với nhà nhập khẩu trong nhờ thu nhập Phòng TTQT cần phối hợp với phòng tín dụng để xác định mức cho vay, lãi suất cho vay và thời gian cho vayđối với khách hàng cần thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu và có mối quan hệ thựchiện nghiệp vụ nhờ thu nhập với Chi nhánh Hà Nội. Điều này đem lại hai lợi ích: - Giúp tăng tiện ích đối với nghiệp vụ nhờ thu từ đó phát triển được dịch vụ nhờ thu.Kết quả là sẽ giải quyết được tồn tại đối với dịch vụ nhờ thu còn chiếm tỷ ttọng quá nhỏ trong tổng dịch vụ TTQT của chi nhánh Hà Nội 3.2.2.5. Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh đối ngoại: Để thu hút khách hàng đến với mình, NHNo&PTNT Hà Nội cần nghiên cứu đa dạng hóa loại hình dịch vụ này,đó là hoạt động mang tính liên kết và hỗ trợ hoạt động TTQT. Trong TTQT,nguồn vốn ngoại tệ đóng một vai trò không nhỏ.Đối với thực trạng TTQT của NHNo&PTNT Hà Nội hiện nay,khi thanh toán nhập khẩu,chỉ có nguồn ngoại tệ dồi dào ngân hàng mới có thể đáp ứng hết nhu cầu mua hoặc vay ngoại tệ của khách hàng.Còn trong thông báo L/C xuất thì nguồn vốn ngoại tệ cũng là một nhân tố tạo nên uy tín và vị thế của ngân hàng đối với ngân hàng phát hành L/C.Vì vậy chủ động nguồn ngoại tệ để phục vụ TTQT là một biện pháp rất quan trọng giúp NHNo&PTNT Hà Nội có thể làm tốt các nghiệp vụ TTQT của mình.Bởi vì nếu cứ phụ thuộc chủ yếu vào nguồn ngoại tệ từ NHNo&PTNT Việt Nam thì Chi nhánh sẽ luôn bị động,không thể đem đến các sản phẩm dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng.Do đó,để duy trì và phát triển nguồn ngoại tệ đó, NHNo&PTNT Hà Nội cần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ,đa dạng hóa các loại ngoại tệ và các hình thức kinh doanh ngoại tệ.Bên cạnh đó,Chi nhánh cũng có thể đưa ra những chính sách ưu đãi khác nhau đối với từng loại khách hàng để khuyến khích họ trong giao dịch ngoại tệ với ngân hàng,như khuyến khích nhà xuất khẩu bán ngoại tệ cho ngân hàng. Ngoài những biện pháp trên,Chi nhánh cần có những biện pháp sử dụng hiệu quả nguồn vốn để không chỉ bảo toàn mà còn ngày càng phát triển nguồn vốn của mình Bên cạnh đó còn có một số giải pháp như: - Làm tăng thêm số tiện ích của dịch vụ TTQT. Chẳng hạn nếu khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của ngân hàng thì sẽ được hưởng một số tiện ích khác với giá cả ưu đãi như: mở tài khoản,quản lý tài khoản, tư vấn về thị trường XNK. - Phát triển sản phẩm dịch vụ TTQT mới theo hướng liên kết toàn hệ thống, liên kết với các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng và có tính rằng buộc với khách hàng. Khi đó,ngân hàng phục vụ khách hàng theo một chu trình khép kín: ngân hàng vừa là thủ quỹ,kế toán,con nợ,chủ nợ,tiến hành thanh toán tiền hàng,thu tiền hàng. Như vậy,khách hàng sẽ luôn phải phụ thuộc vào ngân hàng. Rõ ràng việc tao ra sản phẩm mới theo hướng này rất thuận lợi, đặc biệt khi ngân hàng đang thực hiện chế độ một cửa.Tất cả khách hàng doanh nghiệp sẽ được tư vấn và cung cấp dịch vụ ở phòng phục vụ khách hàng doanh nghiệp, trong đó có tất cả các dịch vụ: tín dụng, huy động, thoanh toán XNK… Từ đó,có thể tạo ra những sản phẩm có tính liên kết với nhiều hoạt động của ngân hàng. 3.2.3. Tăng cường chất lượng hoạt động Marketing ngân hàng: Sự cạnh tranh trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay càng ngày càng gay gắt, đặc biết là khi có sự tham gia của các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng nước ngoài với lợi thế về vốn ,uy tín,kinh nghiệm,công nghệ.Do đó,để có thể giành được thị phần và đứng vững trong cạnh tranh thì NHNo&PTNT Hà Nội cần phải ra sức tăng cường chất lượng hoạt động Markeing của mình. - Thứ nhất là tìm kiếm, mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ. Xây dựng chiến lược khác hàng hợp lý. Khách hàng của ngân hàng vùa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng dịch vụ, vừa trực tiếp sử dụng sản phẩm. Vì vậy, cần phải xác định được nhu cầu, mong muốn và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng. Để xác định được điều đó trước hết phải phân loại khách hàng: khách hàng doanh nghiệp,khách hàng cá nhân để tìm hiểu và thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng và nhu cầu của họ. Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp,ngân hàng cần quan tâm đến mặt hàng XNK,thị trường của họ,khả năng tài chính,tình hình hoạt động,quy mô hoạt động,uy tín trên thị trường,họ mong muốn những sản phẩm dịch vụ nào. Đối với khách hàng cá nhân thì tìm hiểu nhu cầu của họ về dịch vụ chuyển tiền và kiều hối. - Thứ hai là hoàn thiện những sản phẩm dịch vụ TTQT mà hiện ngân hàng đang cung cấp và tăng cường, phát triển thêm các dịch vụ hỗ trợ. - Thứ ba, tăng cường các hoạt động xúc tiến hỗn hợp để tác động vào thị trường, hỗ trợ cho hoạt động Marketing khác của ngân hàng. Hoạt động xúc tiến phải chỉ rõ sự khác biệt giữa ngân hàng này với ngân hàng khác,tạo lập và phát triển hình ảnh,uy tín,danh tiếng của ngân hàng trên thị trường,thiết lập sự trung thành và tin tưởng của khách hàng.Tóm lại,hoạt động xúc tiến hỗn hợp góp phần nâng cao hiệu quả toàn bộ hoạt động kinh doanh ngân hàng.Vì vậy,đây là một hoạt động không thể thiếu được trong chiến lược Marketing của một ngân hàng hiện đại. 3.2.4. Nâng cao chất lượng quản lý – tổ chức: Để đảm bảo nâng cao hiệu quả công việc,phòng TTQT có thể thực hiện các giải pháp sau: - Tổ chức làm việc theo nhóm làm việc,mỗi nhóm có một trưởng nhóm và các thành viên.Trên thức tế của phòng,các nhóm nên tổ chúc theo nghiệp vụ gồm: + Nhóm thực hiện nghiệp vụ L/C. + Nhóm thực hiện ngiệp vụ nhờ thu và chuyển tiền. + Nhóm thực hiện nghiệp vụ Western Union. - Tổ chức làm việc theo mô hình ma trận: thành viên của nhóm này đồng thời là thành viên của nhóm khác hoặc trưởng nhóm khác. - Thực hiện luân chuyển cán bộ định kì Thực hiện giải pháp trên sẽ đem lại cho Chi nhánh những lợi ích sau: - Giúp phát triển nhân viên của phòng một cách toàn diện: khả năng làm việc nhóm; khả năng quảm lý; khả năng làm nhiều công việc chuyên môn - Giúp tận dụng trí tuệ tập thể để giải quyết các công việc phức tạp. 3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM GIÚP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI NHNO&PTNT HÀ NỘI 3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ thương mại và các Bộ ngành liên quan. 3.3.1.1. Hoàn thiện môi trường pháp lí cho các nhà giao dịch thanh toán XNK. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu trong thế kỉ 21 bởi nó đem lại rất nhiều lợi ích cho các quốc gia. Mạc dù Việt Nam mới bước vào cơ chế thị trường và mở cửa hội nhập vào nền kinh tế thế giới được 20 năm nhưng chúng đã đươc những thành tựu lớn trên lĩnh vực thanh toán XNK với kim ngạch thanh toán không ngừng tăng lên. Rõ ràng, hững thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của quá trình hội nhập này. Song, khi tham gia vào thương mại quốc tế, ngoài việc đón nhận những cơ hội, tất cả các ngành kinh tế trong đó có ngành Tài chính ngân hàng cũng phải đói mặt với không ít khó khăn do còn thiếu kinh nghiệm và chưa có khung pháp lí chặt chẽ.Đối với NHTM, hoạt động TTQT là một trong những hoạt động chủ yếu góp phần đem lại lợi nhuận cho ngân hàng. Hơn nữa, nó lại là hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán XNK cho nền kinh tế. Vì vậy, TTQT không chỉ liên quan đến một hay một số văn bản pháp luật của một số ngành nào, một lĩnh vực nào mà liên hệ tới rất nhiiều lĩnh vực: quản lí ngoại hối, bảo hiểm, thương mại, hàng hải, hải quan và cả luật cũng như thông lệ quốc tế. Mặc dù, trong thời gian đã qua đã có sự sửa đổi, bổ sung và hoàn thiên nên tảng pháp lí cho hoạt động TTQT nhưng nó vẫn bị đánh giá là thiếu sự phù hợp và đồng bộ. Do đó, để các ngân hàng có cơ sở vững chắc để bảo vệ hoạt động kinh doanh của mình và tránh được rủi ro trong TTQT, viện cần làm trước mắt là tiếp tục sửa đổi, hoàn thiệnvà bổ sung nền tảng pháp lí này. Cụ thể: - Một số Luật có liên quan mật thiết đến hoạt đông TTQT chưa có như: Luật Séc, Luật Thương phiếu và nếu có thì mới chỉ dừng ở mức độ là Pháp lệnh nên hiệu quả của nó không cao. Vì vậy, cần nghiên cứu ban hành trong thơi gian tới để đảm bảo có đầy đủ các văn bản pháp luật điều chỉnh liên quan đến những phương tiện TTQT chủ yếu. - Hiên nay vẫn chưa có một văn bản Luật nào điều chỉnh riêng hoạt động TTQT mà mới chỉ dừng lại ở nghị định, Quyết định, hướng dẫn… Trong thực tế, hoạt động TTQT thường áp dụng thông lệ quốc tế và tập quán quốc gia.Việc áp dụng các thông lệ quốc tế là điều đương nhiên trong TTQT nhưng bên cạnh đó cũng cần những văn bản pháp lí riêng của mỗi quốc gia để điều chỉnh hoạt động TTQT phù hợp với đặc thù của nước đó. Chính vì vậy, Nhà nước cần khẩn trương ban hành một văn bản thống nhất các qui chế giao dịch TTQT, qui định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quan hệ thanh toán. Ngoài ra, việc khẩn trương chuẩn bị và cho ra đời một văn bàn Luật chính thức để điều chỉnh hoạt động thương mại điên tử là vô cùng cần thiết. Như đã đề cập ở nội dung chương 2, trong tương lai không xa, các dao dịch điện tử sẽ phát triển mạnh. Do đó, nếu Việt Nam không có sự đón đầu về khung pháp lí thì sẽ khó lòng hội nhập về thế giới trong những năm tới. Tuy nhiên,để đảm bảo cho hoạt động TTQT nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung có thể phát triển thuận lợi thì một yêu cầu đặt ra cho các chính sách của Nhà nước đó là chính sách liên quan phía nhất quán, có sự ổn định tương đối và phù hợp với tình hình biến động trong nước và thế giới. 3.3.1.2. Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế (BOP) Tình trạng cán cân TTQT có liên quan đến khả năng thanh toán và dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái của một quốc gia. Bởi BOP chính là công cụ tổng hợp để phân tích, đánh giá hoạt động kinh tế đối ngoại, là biểu hiện doanh số XNK, dịch vụ. đầu tư, vay nợ, viện trợ nước ngoài. Để cải thiện tình trạng BOP của nước ta thì cần phải có biện pháp đẩy mạnh hoạt động XNK, quản lí chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn viên trợ nước ngoài cũng như đẩy mạnh việc thu hút vốn đầu tư cho thông thoáng, hoàn thiện thủ tục hành chính. Trong đó, biện pháp cần phải thực hiện trước hết là đẩy mạnh hoạt động XNK. Hiện nay, sản phẩm XK của nước ta còn ít, cán cân thương mại luôn ở tình trạng nhập siêu.Vì vậy, để có thể tăng doanh số xuất khẩu nhằm thực hiện chiến lược vế XK vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững cần phải thực hiện một số giải pháp sau: - Khuyến khích XK những mặt hàng đã qua chế biến.Chuyển dịch dần cơ cấu mặt hàng sản xuất và mang thương hiệu của Việt Nam. Ưu tiên ngành công nghiêp chế biến.Chuyển dịch dần cơ cấu mặt hàng xuất, nhập khẩu của Việt Nam theo hướng Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. Khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất nước như khoáng sản, đất đai, động thực vật, lao động. Đồng thời đầu tư thích đáng vào những sản phẩm Việt Nam có lợi thế so sánh như: gạo, cà phê, hàng thủ công mĩ nghệ, thủy hải sản… - Tích cực nghiên cứu, tìm kiếm thị trưỡnguất khẩu mới cho mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, làm tốt công việc Marketing hàng hóa Việt nam ra thị trường quốc tế. Đẩy mạnh hoạt động đối ngoại đặc biệt với các quốc gia láng giềng Hàn Quốc, Trung Quốc,ASEAN và các thị trường tiềm năng như: Nhật Bản, Mĩ, Châu Âu. - Thông qua việc sử dụng hiệu quả các công cụ quản lí vĩ mô như: thuế, hạn ngạch, trợ giá.để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu. - Kiểm soát chặt chẽ hơn nữa trong việc cấp giấy phép kinh doanh XNK cho doanh nghiệp để đảm bảo tất cả các daonh nghiệp XNK đều có đủ năng lực tài chính, phương thức hoạt động kinh doanh hiệu quả Đây cũng là một biện pháp gián tiếp giúp giảm bớt rủi ro trong TTQT cho các NHTM. - Đảm bảo chất lượng hoạt động của các cơ quan, Ban ngành có liên quan như: VCCI, bộ phận cấp quotq XNK thuộc bộ thương mại nhằm phát huy hết chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, tránh tình trạng hoạt động kém hiệu quả hoặc dồn quyền lực về một nơi. 3.3.1.3. Phát triển công nghệ đồng bộ Song song với việc thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại và có một môi trường pháp lý hoàn chỉnh,Nhà nước cũng nên khuyến khích và đầu tư phát triển công nghệ một cách đồng bộ ở tất cả các ngành có liên quan.Các giao dịch điện tử chắc chắn sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự đồng bộ về công nghệ giữa những đối tượng như:công ty bảo hiểm,ngân hàng,hải quan,vận tải cũng như công nghệ trong nước không tương xứng với quốc tế. 3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước: 3.3.2.1. Hoàn thiện môi trường pháp lí cho hoạt động TTQT Hoạt động kinh doanh tiền tệ nói chung và hoạt động TTQT nói riêng đều là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, hoạt động này đòi hỏi sự hoàn thiện về môi trường pháp lí để góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiến cán cân TTQT và từng bước thực hiện khả năng chuyển đổi của VND. Hiện nay, cơ sở pháp lí điều chỉnh hoạy động kinh doanh, huy động vốn ngoại tệ và TTQT của Việt Nam chính là Nghị định số 63/1998/NĐ-CP ngày17/08/1998. Dù đã phần nào giúp cho hoạt động kinh doanh đối ngoại của các doanh nghiệp và NHTM thuận lợi hơn nhưng trong quá trình thực hiện Nghị định vẫn còn bộc lộ một số thiếu sót cần phải bổ sung. Vì thế, việc ra đời một số văn bản pháp qui hoàn chỉnh và cụ thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh vả huy động ngoai tệ để đáp ứng được tốt các yêu cầu TTQT. 3.3.2.2. Tổ chức tốt thị trường ngoại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối. Mức độ phát triển và tính hiệu quả của thị trường ngại tệ liên ngân hàng và thị trường ngoại hối có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động XNK của nền kinh tế và hoạt động TTQT của các NHTM. Đối với nhà XK, sau khi thu được ngoại tệ từ người NK thì họ thường bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối (bán cho các NHTM) để lấy nội tệ.Tương tự,nhà nhập khẩu muốn có ngoại tệ để thanh toán tiền hàng cho người XK thì họ dùng nội tệ để mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối(mua của các NHTM).Còn đối với các NHTM,đây là nơi họ mua bán cho khách hàng và cho chính mình để phục vụ hoạt động TTQT.Hơn nữa đây cũng là nơi để các nhà XNK và các NHTM có thể thông qua các công cụ như: hợp đồng kì hạn,hoán đổi,quyền chọn để phòng ngừa rủi ro tỷ giá và nơi này cũng là nơi phản ánh quan hệ cung cầu vè ngoại tệ để hình thành tỷ giá thị trường.Như vậy hoạt động XNK của thị trường và hoạt động TTQT của NHTM gắn liền với hoạt động của thị trường ngoại hối,nếu thị trường ngoại hối hoạt động hiệu quả ,thông suốt,tính thanh khoản cao sẽ có tác dụng thúc đẩy hoạt động XNK và TTQT phát triển.Tuy nhiên,thị trường này ở Việt Nam còn mờ nhạt và chưa thực sự hiệu quả.Còn thị trường ngoại tệ liên ngân hàng cũng không sôi động hơn là bao,thậm chí còn chưa đáp ứng được yêu cầu ngoại tệ cho nen kinh tế.Hiện nay thị trường ngoại tệ liên ngân hàng đang được tổ chức và hoạt động dưới sự giám sát và điều hành của NHNN. NHNN tham gia vào thị trường với vai trò người mua bán cuối cùng và chỉ can thiệp khi cần thiết để giữ ổn định giá trị của VND.Song thời gian qua,NHNN cũng chưa thể thực hiện sự nhanh nhạy của mình trong việc điều tiết kịp thời những biến động của thị trường.Do vậy,muốn hỗ trợ sự phát triển của hoạt động XNK và hoạt động TTQT thì cần phải hoàn thiện và phát triển hơn nũa hai thị trường này: - Hướng tới tỷ giá thị trường cân bằng trong giao dịch trên thị trường ngoại hối.Tỷ giá giao dịch tại thị trường được xác định trên cơ sở tỷ giá chính thức của NHNN và biên độ giao động do Thống đốc quy định.Để thị trường hoạt động có hiệu quả với doanh số giao dịch cao,độ thanh khoản cao va chi phí giao dịch thấp thì tỷ giá giao dịch trên thị trường này phải là tỷgiá được hình thành một cách khác quan theo quy luật cung cầu linh hoạt trên thị trường. - Phát triển đa dạng hơn các nghiệp vụ và các hàng hóa trên thị trường để giúp cho thi trường hoạt động sôi động hơn,chẳng hạn ngiệp vụ đầu cơ,hợp đồng tương lai. - Thực hiện tốt vai trò quảnlý Nhà nước của NHNN,vì thị trường ngoại hối Việt Nam còn nhiều hạn chế nên sự quản lý và can thiệp thị trường của NHNN là vô cùng quan trọng trong việc điều tiết cung cầu ngoại tệ,nâng cao tính ổn định và hiệu quả của thị trường. Tuy nhiên,với đặc điểm của thị trường ngoại hối Việt Nam thì cần có một hệ thống giải pháp hoàn thiện các chính sách vĩ mô,nâng cao tính hiệu quả của các biện pháp can thiệp thị trường, tăng dự trữ ngoại hối của NHNN. 3.3.2.3. Hoàn thiện quy định liên quan đến quy chế Bao thanh toán: Trong thời gian tới,ngiệp vụ Bao thanh toán sẽ được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Mặc dù NHNN đã đưa ra các quy chế về Bao thanh toán nhằm giúp các doanh nghiệp và các NHTM có thể triển khai nghiệp vụ này nhưng trên thực tế quy chế này vẫn cần được bổ xung thêm nữa,chẳng hạn như: - Bổ sung loại Bao thanh toán (điều 7):thêm cơ chế Bao thanh toán đảo chiều nhằm phát triển nghiệp vụ thanh toán nhập. - Thay đổi quy định về hạn mức Bao thanh toán cho phù hợp: thay thế “hạn mức số dư bao thanh toán” bằng “han mức só tiền ứng trước” nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong quản lý. 3.3.3. Kiến nghị đối với các doanh nghiệp XNK: Các doanh nghệp XNK chính là những khách hàng thường xuyên của ngân hàng,đặc biệt là trong quan hệ TTQT. Vì thế, để hoạt động TTQT qua ngân hàng được diễn ra thuận lợi,các doanh nghiệp cũng cần có sự quan tâm thích đáng đối với hoạt động này. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung thường không có sự quan tâm đúng mức đến tình hình tài chính ,uy tín của bạn hàng và những thay đổi trong chính sách thương mại các nước. Điều này đã gây ra trường hợp rủi ro lớn cho cả doanh nghiệp và ngân hàng vài năm trước đây. Do đó, các doanh nghiệp cũng nên khắc phục tình trạng này. Đặc biệt nên cẩn thận hơn khi đối tác là khách hàng Mĩ và Châu Âu vì đó là những đối tác lớn nhưng có quá nhiều kinh nghiệm và thủ thuật kinh doanh. Đối với các doanh nghiệp XNK thường xuyên, cần phải lập ra một bộ phận chuyên trách XNK bao gồm các cán bộ chuyên nghiệp về kĩ thuật và nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật quốc tế và thanh toán XNK, trung thực trong kinh doanh. Bộ phận này sẽ chịu trách nhiệm nghiên cứu thị trường , tìm hiểu đối tác kinh doanh cũng như những thay đổi trong chính sách thương mại của các nước dối tác trong thời kì Các doanh nghệp cung cần không ngừng nâng cao trình độ cán bộ của mình,thường xuyên cử cán bộ đi học bồi dưỡng,nâng cao nghiệp vụ hoặc các lớp tập huấn do chuyên gia giảng dạy.Trong đó,doanh nghiệp cần chú trọng đến trình độ ngoại ngữ của nhân viên vì diều này rất quan trọng khi tham gia kí kết hợp đồng mua bán ngoại thương. Đối với cán bộ nhân viên của mình,doanh nghiệp nên có chính sách đãi ngộ cho phù hợp với các nhân viên có năng lực để khuyến khích họ nỗ lực trong công tác,Tuy nhiên,song song đó cũng cần đưa ra chế độ thưởng phạt nghiêm minh nhằm giữ cán bộ giỏi,khuyến khích cán bộ hoàn thành trách nhiệm của mình vì lợi ích của bản thân và doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có thể làm tốt những điều trên thì chắc chắn hoạt động XNK của họ sẽ đạt hiệu quả cao và công tác TTQT của ngân hàng cũng nhanh chóng,an toàn và tiện lợi hơn,hạn chế tối đa những rủi ro xảy ra do lỗi của doanh nghiệp. 3.3.4. Kiến nghị với NGNo&PTNT Hà Nội: 3.3.4.1. Về việc triển khai nghiệp vụ bao thanh toán: Kể từ sau khi NHNN đưa ra quy chế Bao thanh toán(Factoring) đã có một số NHTM bắt đầu triển khai nghiệp vụ này hoặc ít nhất cũng có một số đơn vị đón đầu. Đây là nghiệp vụ có nhiều triển vọng trong tương lai và nếu đem so sánh với các điều kiện NHNN đưa ra, NHNo&PTNT Việt Nam hoàn toàn đủ điều kiện thực hiện nghiệp vụ Bao thanh toán nên thiết nghĩ,NHNo&PTNT cũng cần có sự quan tâm nhất định.Do đó,để đa dạng hóa các nghiệp vụ đồng thời hỗ trợ các chi nhánh phát triển hoạt động TTQT,NHNo&PTNT Việt Nam cần khẩn trương lập phương án đề nghị NHNN cho phép thực hiện nghiệp vụ Bao thanh toán. 3.3.4.2. Về việc xây dựng biểu phí: Biểu phí TTQT mà NHNo&PTNT Hà Nội đang áp dụng hiện nay là do NHNo&PTNT Việt Nam đưa ra cho toàn hệ thống .Điều này làm mất đi tính chủ động của chi nhánh trong việc áp dụng mức phí đối với khách hàng đặc biệt của Chi nhánh.Do đó,NHNo&PTNT Việt Nam nên xây dựng một chiến lược định giá có để một phần linh động cho các Chi nhánh tự diều chỉnh. 3.3.4.3. Phát triển quan hệ đại lý với các NHTM quốc tế theo chiều sâu: NHNo&PTNT Việt Nam cần tăng cường mở rộng quan hệ quốc tế với các NHTM thế giới,.đặc biệt là các ngân hàng tại các quốc gia Việt Nam có quan hệ thương mại với quy mô lớn như: EU, Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc và các nước ASEAN. NHNo&PTNT Việt Nam nên thành lập một nhóm cán bộ thường xuyên nghên cứu và phát triển các dịch vụ sản phẩm mới của các ngân hàng khác trên thế giới, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng đại lý nhằm hỗ trợ nghiệp vụ TTQT. Sau khi nghiên cứu các nghiệp vụ của ngân hàng quốc tế, NHNo&PTTNT Việt Nam có thể tổ chức các cuộc hội thảo, hoặc đề nghị các ngân hàng quốc tế hỗ trợ tập huấn nghiệp vụ, hoặc trực tiếp mua và trao đổi các nghiệp vụ ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên. Ví dụ,trước mắt, NHNo&PTNT VN có thể đề nghị thực hiện nghiệp vụ International Cash Management của NH Tokai Bank- Singapore-một loại nghệp vụ hỗ trợ thanh toán từ Việt Nam cho các bên xuất khẩu tại Singapore. Ngoài ra, NHNo&PTNT VN cũng nên đề nghị các nghiệp vụ tương tự với các ngân hàng khác tại Nhật, Mỹ và EU, nơi cũng đang thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đại lý rất đa dạng. Kết luận chương 3: Trên cơ sở những tồn tại đă phân tích ở chương 2,chương 3 đã đưa ra một số giải pháp cùng một số kiến nghị với Chính phủ,NHNN để có một một trường phấp lý thuận lợi ,cạnh tranh lành mạnh,tạo điều kiện thúc đẩy mở rộng hoạt động TTQT của hệ thống NHTM nói chung và NHNo&PTNT Hà Nội nói riêng.Riêng đối với chi nhánh Hà Nội,trên cơ sở những lợi thế của ngân hàng,chương 3 cũng đề ra những biện pháp kiến nghị đối với NHNo&PTNT Việt Nam nhằm khắc phục tồn tại,đưa hoạt động TTQT của Chi nhánh Hà Nộ phát triển hơn nữa. KẾT LUẬN Cùng với sự mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại, hoạt động TTQT không những có cơ hội phát huy vai trò của mình đối với các NHTM, các doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của đất nước. Với những thành tựu đã đạt được trong nhưng năm qua NHNo & PTNT Hà Nội vẫn tiếp tục hoàn thiện và từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Cũng như các NHTM khác, NHNo & PTNT Hà Nội đánh giá cao hiệu quả hoạt động TTQT trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của các doanh nghiệp kinh doanh XNK và thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam phát triển. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học và thực tế.Đựơc sự giúp đỡ của NHNo&NT Hà Nội phòng Thanh toán quốc tế đã giúp em hoàn thành chuyên đề thực tập. Em xin chân thành cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNH29.doc
Tài liệu liên quan