Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bí tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt

Bướu lành tuyến tiền liệt được cho là một trong những bệnh thường gặp nhất ở những bệnh nhân nam lớn tuổi và bí tiểu cấp được xem là một diễn tiến tự nhiên trong quá trình bệnh lí. Bí tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt là một mốc giai đoạn thường được sử dụng để cân nhắc giữa việc điều trị nội khoa hay quyết định phẫu thuật để giải quyết triệt để bế tắc đường tiểu dưới. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân bí tiểu đều có bế tắc ở mức độ cần phải can thiệp ngoại khoa ngay. Mặt khác, trên những bệnh nhân lớn tuổi thì phẫu thuật trên tuyến tiền liệt được xem là một phẫu thuật lớn, nhiều nguy cơ, do đó điều trị nội khoa vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định và là một lựa chọn có vai trò không nhỏ trên chiến lược điều trị ở những bệnh nhân này. Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tiểu lại được sau rút thông niệu đạo trên những bệnh nhân bí tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt được điều trị với alfuzosin 10mg mỗi ngày một viên là 44,9% (31/69 bệnh nhân). Nghiên cứu này cũng cho thấy tuổi cao là một yếu tố tiên lượng thất bại sau TWOC, trên 70 tuổi là một yếu tố dự đoán bí tiểu lại sau rút thông niệu đạo. Thể tích tuyến tiền liệt ít có giá trị tiên lượng thành công so với độ nhô vào lòng bàng quang của tuyến, IPP lớn hơn 10mm có giá trị tiên đoán thất bại cao và IPP có sự liên hệ với lưu lượng dòng tiểu tối đa. Do đó, có thể rút ra kết luận rằng bệnh nhân bí tiểu cấp với IPP lớn hơn 10 mm không nên điều trị nội khoa về lâu dài mà nên có chỉ định phẫu thuật khi tình trạng bệnh ổn định. Thể tích nước tiểu tồn lưu không có giá trị nhiều trong tiên đoán kết quả điều trị. Tuy nhiên, với trị số PVR < 50 ml là một lựa chọn điều trị nội khoa an toàn. Qmax thấp là yếu tố dự đoán thất bại khi điều trị nội khoa, Qmax thấp còn là yếu tố dự đoán bí tiểu và bí tiểu lại. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Qmax thấp hơn 8ml/s có ý nghĩa tiên đoán bí tiểu lại trên những bệnh nhân đã bí tiểu một lần. Và do đó, trên những bệnh nhân tiểu lại được sau rút thông niệu đạo, nếu lưu lượng dòng tiểu tối đa khi đo được ở trong giới hạn có bế tắc thì nên cân nhắc việc điều trị phẫu thuật hơn là tiếp tục điều trị nội khoa, alfuzosin không phải là một phương thức để trì hoãn lâu dài hay thay thế hoàn toàn các phương thức phẫu thuật.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 27/01/2022 | Lượt xem: 97 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bí tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Thận Niệu 136 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA BÍ TIỂU CẤP DO BƯỚU LÀNH TUYẾN TIỀN LIỆT Lương Minh Tùng*, Nguyễn Tuấn Vinh*, Đào Quang Oánh*, Lê Sỹ Hùng*, Ngô Đại Hải*, Nguyễn Tế Kha*, Phan Trường Bảo*, Vũ Đức Hợp*, Trần Thượng Phong*, Ngô Thanh Mai*, Võ Phúc Ngân*, Châu Minh Duy*,Lê Văn Hiếu Nhân*, Đỗ Anh Toàn*, Trà Anh Duy* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị nội khoa bí tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu tiến cứu mô tả hàng loạt ca có can thiệp lâm sàng. Chúng tôi sử dụng alfuzosin ở những bệnh nhân nam khi đến phòng khám của bệnh viện Bình Dân với triệu chứng bí tiểu cấp lần đầu tiên do bướu lành tuyến tiền liệt và rút thông niệu đạo sau 3 ngày, đánh giá hiệu quả điều trị sau 1 tháng và 3 tháng. Kết quả: Tỉ lệ tiểu lại được sau rút thông niệu đạo là 44,9% (31/69 bệnh nhân). Tỉ lệ bí tiểu lại sau khi điều trị thành công thử nghiệm rút thông niệu (TWOC+) là 22,5% (7/31 bệnh nhân) và tỉ lệ tiểu lại được sau bí tiểu lần hai chỉ là 28,5% (2/7 bệnh nhân). Kết quả sau 3 tháng, Điểm số IPSS trung bình cải thiện 27,6%. Điểm số QoL trung bình cải thiện 33%. PVR trung bình giảm 14,7% so với ban đầu. Trung bình Qmax cải thiện tăng 16% so với ban đầu. Kết luận: Bí tiểu cấp lần đầu tiên có liên quan đến bướu lành tuyến tiền liệt chưa phải là một chỉ định cần can thiệp phẫu thuật ngay. Điều trị nội khoa với alfuzosin làm cải thiện tình trạng đi tiểu, cải thiện triệu chứng nhanh chóng và thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống, làm tăng lưu lượng dòng tiểu tối đa, giảm thể tích nước tiểu tồn lưu. Từ khóa: bí tiểu cấp, bướu lành tuyến tiền liệt. ABSTRACT EVALUATE THE RESULTS OF MEDICAL THERAPY FOR ACUTE URINARY RETENTION BY BENIGN PROSTATIC HYPERPLASIA Luong Minh Tung, Nguyen Tuan Vinh, Dao Quang Oanh, Le Sy Hung, Ngo Dai Hai, Nguyen Te Kha, Phan Truong Bao, Vu Duc Hop, Tran Thuong Phong, Ngo Thanh Mai, Vo Phuc Ngan, Chau Minh Duy, Le Van Hieu Nhan, Do Anh Toan, Tra Anh Duy * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 15 - Supplement of No 3 - 2011: 136 - 141 Background and purpose: in order to evaluate the results of medical therapy for acute urinary retention (AUR) by benign prostatic hyperplasia (BPH). Patients and methods: This is the cases series prospective descriptive study. We used alfuzosin in male patients when they hospitalized to Binh Dan hospital with the 1st AUR by BPH, and Trial without catheter (TWOC) after 3 days. Results: TWOC+ was 44.9% (31/69 patients). 2nd AUR after TWOC+ was 22.5% (7/31 patients) and TWOC+ after 2nd AUR was 28.5% (2/7 patients). After 3 months, improvements of IPSS and QoL were 27.6% * Khoa Niệu, bệnh viện Bình Dân Tác giả liên lạc: Bs. Lương Minh Tùng ĐT: 0902802068 Email: lmtung11@gmail.com Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 137 and 33%. The reduction of PVR was 14.7%. Qmax increased 16%. Conclusion: the 1st AUR related to BPH is not an indication for surgical intervention immediately. The medical therapy with alfuzosin improves the condition of urination, quick improvement of symptoms and changes QoL, increased the Qmax, reduced PVR. Key words: acute urinary retention (AUR), benign prostatic hyperplasia (BPH). ĐẶT VẤN ĐỀ Bướu lành tuyến tiền liệt là một bệnh lý khá phổ biến ở nam giới. Bướu bắt đầu xuất hiện ở tuổi 40 và tăng nhanh theo tuổi để đạt tỉ lệ 90% ở những người trên 80 tuổi. Bệnh có xu hướng tăng lên cùng với tuổi thọ và trở thành bướu lành thường gặp nhất ở nam giới. Các phương pháp điều trị bướu lành tuyến tiền liệt thay đổi tùy theo mức độ bế tắc dòng ra và mức độ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, bao gồm: chờ đợi và theo dõi, thuốc ức chế men 5α reductase, thuốc khóa thụ thể 5 alpha adrenergic và phẫu thuật. Bí tiểu cấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó bí tiểu cấp nguyên nhân do bướu lành tuyến tiền liệt đã được chứng minh là đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. Có một tỉ lệ đáng kể bệnh nhân tiểu lại được sau điều trị nội khoa. Một số trong những bệnh nhân này có lưu lượng dòng tiểu vẫn còn trong giới hạn nghi ngờ hoặc không có tắc nghẽn, có thể đáp ứng với điều trị nội khoa về lâu dài, do đó phẫu thuật trên những trường hợp này có thể xem như là quá chỉ định. Từ sự bức thiết trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả điều trị nội khoa bí tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt với các mục nghiên cứu như sau: - Xác định tỉ lệ tiểu lại được sau rút thông niệu đạo qua đợt điều trị. - Xác định các yếu tố tiên đoán bí tiểu lại sau rút thông niệu đạo. - Đánh giá hiệu quả điều trị của alfuzosin lên sự thay đổi triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của những bệnh nhân tiểu lại được sau rút thông niệu đạo qua thời gian điều trị. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thiết kế nghiên cứu Tiền cứu mô tả hàng loạt ca có can thiệp lâm sàng. Đối tượng nghiên cứu Tiêu chuẩn chọn bệnh Bệnh nhân nam trên 40 tuổi bị bí tiểu cấp lần đầu tiên do bướu lành tuyến tiền liệt. Tiêu chuẩn loại trừ Bí tiểu do sỏi kẹt niệu đạo trên bệnh nhân bướu lành tuyến tiền liệt. Đặt thông niệu đạo ra lượng nước tiểu > 800ml Nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán và điều trị hẹp niệu đạo, hoặc không thể đặt thông niệu đạo được. Đã từng xạ trị vùng chậu trước đây hoặc đã từng phẫu thuật ở đường tiểu dưới. Nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt. Tiền sử hạ huyết áp tư thế hoặc cơn thoáng thiếu máu não. Đang sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến dòng tiểu. Có chỉ định tuyệt đối của can thiệp ngoại khoa do bế tắc:  Bí tiểu tái lại nhiều lần  Sỏi bàng quang  Nhiễm khuẩn niệu nhiều lần  Tiểu máu do bướu lành tuyến tiền liệt không đáp ứng với điều trị  Suy thận hoặc có bằng chứng tổn thương đường tiết niệu trên Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Thận Niệu 138 Cỡ mẫu Vì đây là nghiên cứu mô tả hàng loạt ca không có nhóm chứng nên mẫu số càng lớn càng có giá trị. Phương pháp nghiên cứu Bệnh nhân nam trên 40 tuổi khi đến phòng khám của Bệnh viện Bình Dân với triệu chứng bí tiểu cấp lần đầu tiên do bướu lành tuyến tiền liệt, không mang những tiêu chuẩn loại trừ ở trên sẽ được giải thích về quy trình nghiên cứu, nếu bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu sẽ đưa vào mẫu nghiên cứu. Sau khi chẩn đoán bí tiểu và đặt thông niệu đạo giải áp cho bệnh nhân, chúng tôi cho toa thuốc về với một loại thuốc alpha blocker, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng alfuzosin, có kèm theo kháng sinh điều trị bằng đường uống và hẹn bệnh nhân tái khám sau 3 ngày rút thông niệu đạo. Tiêu chuẩn chẩn đoán điều trị TWOC thành công Bệnh nhân sau khi rút thông niệu đạo tiểu lại được thành dòng và không cần phải đặt thông niệu đạo lại trong vòng 24h được xem như điều trị thành công. Nếu bí tiểu lại, bệnh nhân sẽ được đặt lại thông niệu đạo để giải áp và được làm các xét nghiệm như PSA máu, siêu âm bụng đánh giá kích thước tuyến tiền liệt và độ nhô vào lòng bàng quang của tuyến tiền liệt và các xét nghiệm tiền phẫu khác để chuẩn bị phẫu thuật sau đó. Nếu bệnh nhân tiểu lại được, thực hiện các xét nghiệm:  PSA  Siêu âm bụng  Niệu dòng đồ  TPTNT Bệnh nhân sẽ tiếp tục điều trị với alfuzosin 10mg, được hẹn tái khám và lấy số liệu ở thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau bí tiểu. Trong quá trình điều trị nếu bí tiểu lại, bệnh nhân sẽ được đặt thông niệu đạo lại và thực hiện lại qui trình như trên, nếu bí tiểu tiếp tục sẽ được chuẩn bị để phẫu thuật, nếu bệnh nhân tiểu lại được sẽ tiếp tục quá trình điều trị và theo dõi. KẾT QUẢ Trong thời gian từ đầu tháng 10/2009 đến cuối tháng 5/2010 chúng tôi đã lựa chọn được 76 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, tuy nhiên với thời gian theo dõi đến tháng 7/2010 chúng tôi chỉ tái khám, theo dõi và lựa chọn được 69 bệnh nhân vào kết quả nghiên cứu này (90%). Có 38 bệnh nhân không đi tiểu được ngay sau rút thông niệu đạo (51,1%) được thực hiện TURP và 31 bệnh nhân tiểu được sau rút thông niệu đạo (44,9%) và trong nhóm điều trị thành công có 7 bệnh nhân bí tiểu lại lần 2, được đặt thông niệu đạo tiếp tục, trong số 7 bệnh nhân này chỉ có 2 bệnh nhân đi tiểu lại được sau rút thông niệu đạo (28,5%). Các bệnh nhân bị loại khỏi lô nghiên cứu gồm 2 bệnh nhân có kết quả giải phẫu bệnh carcinoma tuyến tiền liệt và 5 bệnh nhân không tái khám. Biểu đồ 1: Sự phân bố các trường hợp theo kết quả điều trị Tuổi bệnh nhân Tuổi trung bình là 70,04 ± 7,97, nhỏ nhất là 53 tuổi và lớn nhất là 85 tuổi. Trong nhóm bệnh nhân điều trị TWOC+, tuổi trung bình là 66 ± 6,9, đa số bệnh nhân ở độ tuổi ≤ 70 tuổi (80,7%). Trong nhóm nhân điều trị TWOC-, tuổi trung bình là 73,3 ± 7,3, đa số bệnh nhân ở độ tuổi ≥ 70 tuổi (73,6%). Sự khác biệt về trung bình tuổi Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 139 giữa 2 nhóm điều trị có ý nghĩa thống kê (p=0<0,05). Thời gian bệnh Trong 69 trường hợp, thời gian khó tiểu trung bình là 24,57 ± 14,5 tháng. Đối với nhóm TWOC+, thời gian khó tiểu trung bình là 18,58 ± 6,4 tháng, gần nhất là 6 tháng và lâu nhất là 36 tháng, đa số các trường hợp ≤ 24 tháng (96,8%). Đối với nhóm TWOC-, thời gian khó tiểu trung bình là 29,45 ± 17,4 tháng, gần nhất là 12 tháng và lâu nhất là 72 tháng, đa số các trường hợp >12 tháng (76,3%). Sự khác biệt về thời gian tiểu khó của hai nhóm có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,02<0,05). Biểu đồ 2: Sự phân bố các trường hợp điều trị theo phân độ IPSS Thang điểm chất lượng cuộc sống (QoL) Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi, điểm chất lượng cuộc sống trung bình là 4,32 ± 0,83 điểm. Đối với nhóm điều trị TWOC+, điểm trung bình là 4,06 ± 0,68 điểm, nhỏ nhất là 3 điểm và lớn nhất là 5 điểm. Đối với nhóm điều trị TWOC-, điểm trung bình là 4,53 ± 0,89 điểm, nhỏ nhất là 3 và lớn nhất là 6 điểm. Trung bình điểm chất lượng cuộc sống của hai nhóm có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,02<0,05). Trị số PSA Trong 69 trường hợp nghiên cứu giá trị PSA thấp nhất là 0,37 ng/mL và cao nhất là 29,9 ng/mL, trung bình là 6,91 ± 6,07 ng/mL. Đối với nhóm TWOC+, PSA trung bình là 5,53 ± 3,08 ng/mL. Đối với nhóm TWOC-, PSA trung bình là 8,02 ± 7,56 ng/mL. PSA trung bình của nhóm TWOC+ nhỏ hơn nhóm TWOC-, tuy nhiên không có ý nghĩa về mặt thống kê (p=0,09>0,05). Kiểm tra sự tương quan giữa kích thước tuyến tiền liệt và PSA tại thời điểm nhập viện không thấy có mối liên hệ (p = 0,22 > 0,05). Độ nhô vào lòng bàng quang (IPP) Trong 69 trường hợp, trung bình độ nhô tuyến tiền liệt vào lòng bàng quang tại thời điểm nhập viện trên siêu âm là 9,9 ± 5,4 mm. Trong nhóm TWOC+, trung bình độ nhô tuyến tiền liệt vào lòng bàng quang là 7,9 ± 3,4 mm, nhỏ nhất là 2 mm và lớn nhất là 16 mm, đa số các trường hợp nằm trong độ 1 và độ 2 (74,2%). Trong nhóm TWOC-, trung bình độ nhô tuyến tiền liệt vào lòng bàng quang là 11,6 ± 6.1 mm, nhỏ nhất là 0 mm và lớn nhất là 25 mm, đa số các trường hợp nằm trong độ 3 (63,1%). IPP trong nhóm TWOC+ thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p= 0,005<0,05). Bảng 1: Phân bố tuổi theo độ nhô tuyến tiền liệt vào bàng quang Độ I Độ II Độ III IPP n = 7 n = 27 n = 35 tuổi trung bình (năm) 73,6 ± 16,6 66,8 ± 14,9 71,8 ± 15,2 Khi kiểm tra mối tương quan giữa tuổi và IPP, với phép kiểm chi bình phương, hệ số Pearson = 0,24 (r2 =0,05) p = 0.04<0,05 chứng tỏ có mối liên hệ giữa tuổi với độ nhô vào lòng bàng quang, tuy nhiên sự tương quan ở mức độ rất thấp. Bảng 2: Phân bố điểm số IPSS theo độ nhô Độ I Độ II Độ III IPP n = 7 n = 27 n = 35 IPSS trung bình 17,8 ± 10 16,4 ± 9,8 22,5 ± 10,4 Khi kiểm tra mối tương quan giữa IPP và IPSS, với phép kiểm chi bình phương, hệ số Pearson = 0,45 (r2 =0,2) chứng tỏ có mối liên hệ ở mức độ trung bình giữa điểm số IPSS với độ nhô vào lòng bàng quang. Bảng 3: Phân bố thể tích tuyến tiền liệt theo độ nhô. Độ I Độ II Độ III IPP n = 7 n = 27 n = 35 kích thước TTL (ml) 56,2 ± 30,8 48,2 ± 16,2 61,9 ± 25,8 Về tương quan giữa VTTL và IPP, với phép kiểm chi bình phương, hệ số Pearson = 0,26 (r2 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Chuyên Đề Thận Niệu 140 =0,06), p = 0,03<0,05 chứng tỏ có mối liên hệ giữa thể tích tuyến tiền liệt với độ nhô vào lòng bàng quang, tuy nhiên sự tương quan cũng ở mức độ rất thấp. Đối với tương quan giữa VTTL và PVR, hệ số Pearson = 0,22, p =0,23>0,05 chứng tỏ không có mối liên hệ giữa kích thước tuyến tiền liệt với thể tích nước tiểu tồn lưu. Bảng 4: Phân bố thể tích nước tiểu tồn lưu theo độ nhô Độ I Độ II Độ III IPP n = 2 n = 21 n = 8 Trung bình PVR (ml) 2,5 ± 3,5 40,2 ± 20,1 64 ± 16,1 Thể tích nước tiểu tồn lưu (PVR) Về mối tương quan giữa PVR và Qmax, với phép kiểm chi bình phương hệ số Pearson = - 0,5(r2=0,25), p = 0,004<0,05 chứng tỏ có mối tương quan nghịch ở mức độ trung bình giữa thể tích nước tiểu tồn lưu với lưu lượng dòng tiểu tối đa. Bảng 5: Phân bố lưu lượng dòng tiểu tối đa theo độ nhô. Độ I Độ II Độ III IPP n = 2 n = 21 n = 8 Trung bình qmax (ml/s) 13,9 ± 3,2 8,7 ± 5,3 7,5 ± 3,6 BÀN LUẬN Bướu lành tuyến tiền liệt được cho là một trong những bệnh thường gặp nhất ở những bệnh nhân nam lớn tuổi và bí tiểu cấp được xem là một diễn tiến tự nhiên trong quá trình bệnh lí. Bí tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt là một mốc giai đoạn thường được sử dụng để cân nhắc giữa việc điều trị nội khoa hay quyết định phẫu thuật để giải quyết triệt để bế tắc đường tiểu dưới. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân bí tiểu đều có bế tắc ở mức độ cần phải can thiệp ngoại khoa ngay. Mặt khác, trên những bệnh nhân lớn tuổi thì phẫu thuật trên tuyến tiền liệt được xem là một phẫu thuật lớn, nhiều nguy cơ, do đó điều trị nội khoa vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định và là một lựa chọn có vai trò không nhỏ trên chiến lược điều trị ở những bệnh nhân này. Qua nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ tiểu lại được sau rút thông niệu đạo trên những bệnh nhân bí tiểu cấp do bướu lành tuyến tiền liệt được điều trị với alfuzosin 10mg mỗi ngày một viên là 44,9% (31/69 bệnh nhân). Nghiên cứu này cũng cho thấy tuổi cao là một yếu tố tiên lượng thất bại sau TWOC, trên 70 tuổi là một yếu tố dự đoán bí tiểu lại sau rút thông niệu đạo. Thể tích tuyến tiền liệt ít có giá trị tiên lượng thành công so với độ nhô vào lòng bàng quang của tuyến, IPP lớn hơn 10mm có giá trị tiên đoán thất bại cao và IPP có sự liên hệ với lưu lượng dòng tiểu tối đa. Do đó, có thể rút ra kết luận rằng bệnh nhân bí tiểu cấp với IPP lớn hơn 10 mm không nên điều trị nội khoa về lâu dài mà nên có chỉ định phẫu thuật khi tình trạng bệnh ổn định. Thể tích nước tiểu tồn lưu không có giá trị nhiều trong tiên đoán kết quả điều trị. Tuy nhiên, với trị số PVR < 50 ml là một lựa chọn điều trị nội khoa an toàn. Qmax thấp là yếu tố dự đoán thất bại khi điều trị nội khoa, Qmax thấp còn là yếu tố dự đoán bí tiểu và bí tiểu lại. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy Qmax thấp hơn 8ml/s có ý nghĩa tiên đoán bí tiểu lại trên những bệnh nhân đã bí tiểu một lần. Và do đó, trên những bệnh nhân tiểu lại được sau rút thông niệu đạo, nếu lưu lượng dòng tiểu tối đa khi đo được ở trong giới hạn có bế tắc thì nên cân nhắc việc điều trị phẫu thuật hơn là tiếp tục điều trị nội khoa, alfuzosin không phải là một phương thức để trì hoãn lâu dài hay thay thế hoàn toàn các phương thức phẫu thuật. Nghiên cứu này cho thấy tỉ lệ bí tiểu lại sau khi điều trị TWOC+ là 22,5% (7/31 bệnh nhân) và tỉ lệ tiểu lại được sau bí tiểu lần hai chỉ là 28,5% (2/7 bệnh nhân). Qua 3 tháng điều trị và theo dõi chúng tôi nhận thấy hiệu quả của alfuzosin 10mg tác động lên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh bướu lành tuyến tiền liệt như sau: Điểm số IPSS trung bình cải thiện 27,6%. Điểm số QoL trung bình cải thiện 33%. Kích thước tuyến tiền liệt và độ nhô vào lòng bàng quang của tuyến thay đổi không có ý Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 15 * Phụ bản của Số 3 * 2011 Nghiên cứu Y học Chuyên Đề Thận Niệu 141 nghĩa thống kê theo thời gian điều trị. PVR trung bình giảm 14,7% so với ban đầu. Trung bình Qmax cải thiện tăng 16% so với ban đầu. Các tiến bộ trong phẫu thuật cũng như lĩnh vực nội khoa làm cho việc điều trị ngày càng có nhiều lựa chọn hơn, phẫu thuật là một phương thức điều trị triệt để. Tuy nhiên, không phải tất cả bệnh nhân bí tiểu đều cần phải phẫu thuật ngay, điều trị nội khoa trước để sau đó tiến hành TURP trên một bệnh nhân không mang thông niệu đạo được cho là có lợi nhất và trong quá trình điều trị nội khoa chúng ta có thể sàng lọc ra một số bệnh nhân chưa thực sự cần đến phẫu thuật mà chỉ cần điều trị nội khoa là đủ. KẾT LUẬN Tóm lại, bí tiểu cấp lần đầu tiên có liên quan đến bướu lành tuyến tiền liệt chưa phải là một chỉ định cần can thiệp phẫu thuật ngay, kết quả nghiên cứu trong 3 tháng cho thấy có đến 37,6% (26/69 bệnh nhân) tránh khỏi một cuộc phẫu thuật chưa cần thiết nếu chúng ta chỉ định TURP khi có bí tiểu cấp do bướu tuyến tiền liệt. Điều trị nội khoa với alfuzosin sau đó còn làm cải thiện tình trạng đi tiểu, cải thiện triệu chứng nhanh chóng và thay đổi điểm số chất lượng cuộc sống, làm tăng lưu lượng dòng tiểu tối đa, giảm thể tích nước tiểu tồn lưu. Tuy nhiên, do thời gian nghiên cứu của chúng tôi tương đối ngắn nên chưa đánh giá được hiệu quả điều trị về lâu dài. Nhiều nghiên cứu cho rằng không có lợi khi điều trị lâu dài với alfuzosin. Do đó, trên những bệnh nhân đã bí tiểu một lần thì nên được theo dõi sát để cân nhắc lợi ích giữa điều trị nội khoa tiếp tục và các phương thức điều trị phẫu thuật. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Abrams P., Griffiths D.J (1979). The assessment of prostatic obstruction from urodynamic measurements and from residual urine, BJU, vol 51, pp. 129-134. 2. AUA guideline on management of benignprostatic hyperplasia (2003). Chapter 1: Diagnosis and treatment recommendations. J Urol, vol 170, pp. 530-547. 3. Averbeck MA, Almeida, Gilberto L, Mastalir. (2008). Evaluation of Bladder Wall Thickness, Post-Void Residual Volume, Prostate Volume and International Prostate Symptom Score (IPSS) of Patients Undergoing Transrectal Ultrasound. UroToday Int J. vol 1(0). 4. Başar MM, Atan A, Ozergin O, Yildiz M. (2001). The efficacy of alfuzosin treatment in patients with prostatism, Int Urol Nephrol. Vol 33(3), pp. 493-497. 5. Caine M, Pfau A, Perlberg S (1976). The use of alpha-adrenergic blockers in benign prostatic obstruction. Br J Urol, vol 48, pp. 255–263. 6. Cambio AJ, Evans CP (2007). Outcomes and quality of life issues in the pharmacological management of benign prostatic hyperplasia (BPH). Ther Clin Risk Manag., vol 3(1), pp. 181-196. 7. De la Rosette J. et al (2002). Guideline on benign prostatic hyperplasia, European Association of Urology. 8. De Nunzio C, Franco G, Leonardo C, Trucchi A, Tubaro A, Laurenti C. (2005). Effect of once-daily alfuzosin on urinary symptoms and flow rate in benign prostatic hyperplasia: a 24- hour home-uroflowmetry evaluation. Clin Drug Investig. Vol 25(6), pp. 359-365. 9. Djavan B, Chapple C, Milani S, Marberger M. (2004). State of the art on the efficacy and tolerability of alpha-1-adrenoceptor antagonists in patients with lower urinary tract symptoms suggestive of benign prostatic hyperplasia. Urology, vol 64, pp. 1081-1088. 10. Emberton M, Elhilali M, Matzkin H, Harving N, van Moorselaar J, Hartung R, Alcaraz A, Vallancien G; Alf-One Study Group. (2005). Symptom deterioration during treatment and history of AUR are the strongest predictors for AUR and BPH-related surgery in men with LUTS treated with alfuzosin 10 mg once daily. Urology. Vol 66(2), pp. 316-322. 11. Emberton, M. and Fitzpatrick, J. M. (2008). The Reten-World survey of the management of acute urinary retention: preliminary results. BJU International, vol 101, pp. 27–32. 12. Kirby R., Lepor H. (2007). Evaluation and nonsurgical management of benign prostatic hyperplasia, Campbell Walsh's Urology, Saunders Company, Philadelphia, 9th edition, pp. 2766 - 2802. 13. Ngô Gia Hy (1983). Sinh lý bọng đái, Niệu học, Nxb Y học, tập 3, tr. 83-107. 14. Nguyễn Đạo Thuấn (2008). Vai trò phép đo áp lực niệu dòng trong tiên đoán kết quả cắt đốt nội soi bướu lành tuyến tiền liệt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Y Dược TP.HCM. 15. Phạm Hữu Đoàn (2008). Mối liên quan giữa độ nhô vào lòng bàng quang của bướu lành tuyến tiền liệt và sự bế tắc dòng tiểu, Luận văn tốt nghiệp bác sĩ nội trú, Đại học Y Dược TP.HCM. 16. Roehrborn CG (2005). Acute Urinary Retention: Risks and Management. Rev Urol. Vol 7(Suppl 4): S31–S41. 17. Roehrborn CG. (2006). Three months' treatment with the alpha1-blocker alfuzosin does not affect total or transition zone volume of the prostate. Prostate Cancer Prostatic Dis. Vol 9(2), pp. 121-125. 18. Trần Ngọc Sinh (2001). Chỉ định cắt đốt nội soi trong bế tắc đường tiết niệu dưới do bướu lành tuyến tiền liệt, Luận án tiến sĩ, Đại học Y Dược TP.HCM. 19. Trần Văn Sáng (1998). Bướu lành tuyến tiền liệt, Bài giảng Bệnh học niệu khoa, Nxb Mũi Cà Mau, tái bản lần 2, tr. 235-243.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_ket_qua_dieu_tri_noi_khoa_bi_tieu_cap_do_buou_lanh.pdf
Tài liệu liên quan