Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang

đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế tại an giangCHƯƠNG 1 TỔNG QUAN1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị truyền thống. Quan hệ kinh tế giữa hai nước Việt Nam – Campuchia được xuất phát từ quan hệ truyền thống lịch sử lâu đời của dân cư sinh sống ở hai bên biên giới thông qua các cửa khẩu thuộc các tỉnh: Tây Ninh, Kiên Giang, An Giang. Trong những năm gần đây kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước Việt Nam – Campuchia liên tục tăng nhưng không lớn. Điều đó cho thấy rằng quan hệ mua bán giữa hai nước chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có của mình. Đặc biệt khi Việt Nam chuẩn bị gia nhập WTO thì quan hệ mua bán trao đổi giữa hai bên sẽ trở thành một mối gắn kết không thể thiếu. Đó là lý do mà tôi xin chọn đề tài: “Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài này nhằm tìm hiểu về hoạt động mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia qua hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương thông qua con đường: chính ngạch và mua bán biên giới (tiểu ngạch). Trên cơ sở đó tìm ra những khó khăn và hạn chế trong việc thúc đẩy quan hệ mua bán XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia. Đề xuất những giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam – Campuchia thông qua hai cửa khẩu quốc tế này, biến kinh tế cửa khẩu tại An Giang trở thành cửa ngỏ quan trọng để có thể đẩy mạnh hàng hóa qua lại biên giới. 1.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU –Tìm hiểu hoạt động XNK tại cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương theo 2 con đường chính ngạch và tiểu ngạch. + Kim ngạch mua bán, XNK qua các năm. + Các mặt hàng mua bán, XNK tại cửa khẩu. + Nguyên nhân tăng giảm. + Dẫn chứng một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh có hoạt động mua bán, XNK tại cửa khẩu. + Nhận định kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại hai cửa trong những năm tiếp theo. + Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu của An Giang. ã Tăng giảm. ã Nguyên nhân.+ Nhân tố chính tác động đến quan hệ mua bán giữa Việt Nam – Campuchia trong năm qua. ã Thủ tục Hải quan. ã Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN/CEPT. ã Quan hệ thương mại. –Khó khăn và hạn chế trong việc mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại cửa khẩu. + Khó khăn từ phía doanh nghiệp XNK. + Khó khăn từ phía chính quyền địa phương. –Đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm tạo điều kiện mở rộng và phát triển quan hệ mua bán, XNK giữa hai nước Việt Nam – Campuchia tại hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU –Các số liệu nhằm phục vụ cho đề tài này được thu thập từ các nguồn: Sở Thương Mại An Giang, Chi cục Hải Quan, Trạm kiểm soát Biên Phòng, Ban quản lý cửa khẩu tại các cửa khẩu Tịnh Biên, Vĩnh Xương. –Phương pháp sử dụng: Thu thập, thống kê & phân tích các số liệu tại các cửa khẩu qua các năm gần đây. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU –Đánh giá tình hình mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia qua cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương. + Kim ngạch XNK chính ngạch và mua bán XNK biên giới (tiểu ngạch). + Một số mặt hàng XNK chủ yếu tại cửa khẩu. + Số liệu phân tích trong khoảng thời gian ▫ Cửa khẩu Vĩnh Xương: năm 2004 – 2005 ▫ Cửa khẩu Tịnh Biên: năm 2003 - 2005 + Dẫn chứng 1 số doanh nghiệp, hộ kinh doanh hoạt động XNK tại cửa khẩu trong tỉnh An Giang. + Nhận định kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại hai cửa trong những năm 2006 – 2008 + Nhân tố tác động đến quan hệ mua bán giữa Việt Nam – Campuchia trong năm qua. ã Thủ tục Hải Quan. ã Lộ trình cắt giảm thuế trong ASEAN/CEPT. ã Quan hệ thương mại trong những năm gần đây. − Khó khăn và hạn chế trong việc mua bán XNK tại 2 cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên, Vĩnh Xương:+ Khó khăn từ phía doanh nghiệp XNK trong tỉnh An Giang. + Khó khăn từ phía chính quyền địa phương. ã Cơ sở hạ tầng. ã Tốc độ đầu tư. − Giải pháp mở rộng và phát triển quan hệ mua bán, XNK tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương.

pdf72 trang | Chia sẻ: thanhnguyen | Lượt xem: 1937 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đánh giá tình hình mua bán, xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế tại An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chi phí bất hợp lý tăng do có nhiều trạm trùng đóng tại các xã, huyện từ đó gây khó khăn cho bạn hàng qua lại mua bán” + Cán bộ kinh tế (UBND huyện Tân Châu) : “Khó khăn tại cửa khẩu Vĩnh Xương là do tại đây cùng một lúc Chính Phủ công nhận hai cửa khẩu (Đồng Tháp và An Giang). Cơ chế thu thuế không đồng đều giữa Hải quan Đồng Tháp và Hải quan Vĩnh Xương. Do muốn thu hút nguồn hàng qua cửa khẩu Đồng Tháp càng nhiều nên tại đây có sự chỉ đạo ngầm từ nhiều phía (Công an kinh tế, Hải quan, và các ban ngành có liên quan khác). Ví dụ như 1 ghe lúa 100 tấn chở từ Campuchia sang Việt Nam nếu qua cửa khẩu Đồng Tháp thì Hải Quan tại đây chỉ thu thuế nhập khẩu chừng 40 tấn. Trong khi đó, nếu Hải quan Vĩnh Xương thu như thế thì sẽ bị các liên ngành phía sau chặng lại (không có sự can thiệp từ các liên ngành). Do vậy mà cửa khẩu Đồng Tháp đã thu hút được nhiều ghe lớn chở lúa từ Campuchia sang, sau khi làm thủ tục nhập khẩu xong thì một số ghe lúa tải hàng về lại An Giang”. + Người dân (bạn hàng) tại xã Vĩnh Xương: “Trước đây qua lại tại cửa khẩu mua bán, trao đổi hàng hóa có phần dễ dãi vì vậy đi có lời, nhưng từ khi thay đổi cán bộ mới thì việc quản lý không được thông thoáng hơn trước nên việc mua bán không có lời”. Bảng 19. Xuất nhập cảnh vùng biên giới tại Vĩnh Xương. ĐVT Năm2004 2005 Tăng/giảm (%) Xuất cảnh vùng biên giới Người Việt Nam Người 31.603 18.401Campuchia Người 34.234 21.052 -59,93 Nhập cảnh vùng biên giới Người Việt Nam Người 30.8633 17.778Campuchia Người 34.997 22.734 -61,51 Nguồn: Ban quản lý cửa khẩu Vĩnh Xương c. Đánh giá tình hình XNK tại CKQT Vĩnh Xương: c.1 Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch  Hoạt động xuất khẩu của công ty tại An Giang: Nhà máy xi măng ACIFA:  Hoạt động xuất khẩu của nhà máy được bắt đầu từ năm 2003. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nhà máy là xi măng PCB-30. Đối tác của nhà máy là những SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 36 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang nhà thầu xây dựng các công trình (đường, cầu, casino,…). Trước đây Campuchia sử dụng xi măng của Thái Lan, nhưng do trong năm qua nhà máy thâm nhập vào thị trường Campuchia bằng chiến lược chào hàng với giá thấp hơn so với xi măng của Thái Lan nên được các đối tác Campuchia ký hợp đồng mua bán với số lượng lớn (năm 2003 là 11.000 tấn Bảng 20. Số lượng xi măng nhà máy ACIFA xuất sang Campuchia. Đơn vị: Tấn Mặt hàng Năm Số lượng xuất khẩu Cửa khẩu xuất khẩu Xi măng PCB-30 PCB-40 2003 11.000 Vĩnh Xương 2004 1.875 Vĩnh Xương 2005 50 Tịnh Biên 2006 3.500 Vĩnh Xương Nguồn: Nhà máy xi măng ACIFA.  Hình thức đặt hàng : Trước khi thiết lập mối quan hệ mua bán thì nhà nhập khẩu Campuchia đến nhà máy để tham quan, xem mẩu hàng và đặt vấn đề về một số giấy tờ liên quan đến chất lượng hàng hóa: giấy kiểm định chất lượng (SGS), C/O From D,…khi nhà máy đáp ứng được yêu cầu của đối tác thì hợp đồng mua bán sẽ được thiết lập. Hợp đồng mua bán lần sau sẽ được thực hiện đơn giản hơn. Đối tác chỉ cần điện thoai, Fax hoặc mail. Khi đó nhà máy sẽ Fax bảng báo giá cho đối tác. Có sự thỏa thuận giữa đôi bên để ký kết một hợp đồng mới.  Phương thức thanh toán : Ngân hàng bảo lãnh ANZ ở Campuchia sẽ phát hành một thư bảo lãnh đối xứng cho Vietcombank chi nhánh TPHCM, sau đó ngân hàng này sẽ phát hành một thư bảo lãnh đối xứng cho ngân hàng ANZ ở Campuchia. Khi công ty Xây Lắp An Giang nhận được thông báo của Vietcombank chi nhánh TPHCM về việc bảo lãnh đã xong thì công ty sẽ tiến hành giao xi măng cho nhà nhập khẩu Campuchia. Trong trường hợp hàng hóa và bộ chứng từ đã giao xong nhưng công ty Xây Lấp không nhận được tiền theo hợp đồng thì ngân hàng Vietcombank sẽ có trách nhiệm thanh toán cho công ty trong thời hạn ghi trong hợp đồng  Phương thức giao nhận : – Cửa khẩu Vĩnh Xương: Điều kiện giao hàng FOB, giao hàng tại cảng bốc cho người vận tải của nhà nhập khẩu Campuchia chỉ định. Mọi phí tổn nhà máy chịu cho đến khi hàng qua lan can xà lan tại cảng bốc – Cửa khẩu Tịnh Biên: Điều kiện giao hàng FOB, giao hàng tại bến cầu Hữu Nghị, hàng được nghiệp đoàn bốc vác chuyển lên xe tải của phía Campuchia để đến cửa khẩu Tịnh Biên làm thủ tục.  Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Tịnh Biên: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tại cửa khẩu: nhiên liệu, sắt thép các loại, phân bón, xi măng, tơ xe,… SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 37 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Bảng 21. Lượng hàng hóa xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương Đơn vị: Triệu USD Mặt hàng Năm 2004 2005 + Nhiên liệu tái xuất 443.276 474.653 + Sắt thép các loại 69.777 146.831 + Tơ xe 244 216 + Gạo 500 0 + Phân bón 7.106 5434 + Xi măng 2.155 0 + Máy móc thiết bị, bách hóa tiêu dùng 891 0 + Lúa mì 1.388 5503 Tổng 525.337 632.637 Nguồn: BQL cửa khẩu Vĩnh Xương.  Doanh nghiệp xuất khẩu Bảng 22. Một số doanh nghiệp xuất khẩu qua CKQT Vĩnh Xương. Tên Mặt hàng Địa chỉ DNTN Bảo Trọng Tơ xe Tân Châu Nhà máy Xi măng ACIFA Xi măng Long Xuyên Công ty Bình Điền Phân bón TPHCM Thép Thái nguyên TNHH Thép TVP TNHH Hữu Liên Á Châu Sắt thép TPHCM Nguồn: Chi Cục Hải Quan Vĩnh Xương.  Loại hình xuất khẩu So với cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên thì cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương có phần thuận lợi hơn về đường thủy. Do đó loại hình xuất khẩu chính ngạch tại đây gồm có: xuất kinh doanh; xuất kinh doanh đăng ký nơi khác; xuất sản xuất khẩu; xuất sản xuất xuất khẩu đăng ký nơi khác; xuất tái xuất, tạm xuất đăng ký nơi khác. Trong đó, mặt hàng xuất kinh doanh đạt kim ngạch khá cao: phân bón, sắt thép các loại, máy móc thiết bị tiêu dùng,…Mặt hàng xuất khẩu để sản xuất xuất khẩu của Campuchia: tơ xe, lúa mì, chỉ may. Loại hình xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất tại đây là xuất khẩu tái xuất, tạm xuất đăng ký nơi khác (năm 2004 chiếm 75%, năm 20005 chiếm 73,6% kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương). Dự đoán trong tương lai thì các loại hình xuất chính tại cửa khẩu vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Trong đó đáng chú ý nhất vẫn là hai loại hình xuất kinh doanh và xuất tái xuất, tạm xuất đăng ký nơi khác sẽ chiếm tỷ trọng cao. Bảng 23. Loại hình xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương. Đơn vị: Triệu USD. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 38 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Diễn giải Năm 2004 2005 XK kinh doanh 27,13 51,57 XK kinh doanh đăng ký nơi khác 2,98 7,16 XK sản xuất xuất khẩu 4,36 3,98 XK sản xuất xuất khẩu đăng ký nơi khác 7,19 6,40 XK tái xuất, tạm xuất đăng ký nơi khác 125,08 192,48 Tổng 166,74 261,59 Nguồn: BQL cửa khẩu Vĩnh Xương.  Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch Biểu đồ 12. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương.  Nguyên nhân kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tăng Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tại đây trong năm qua tăng đáng kể và có giá trị lớn hơn rất nhiều so với các cửa khẩu khác. Trong đó có ba loại hình xuất khẩu tăng năm 2005: xuất khẩu kinh doanh, XK kinh doanh đăng ký nơi khác, XK tái xuất, tạm xuất đăng ký nơi khác. Một số nguyên nhân làm cho kim ngạch xuất khẩu tại cửa khẩu Vĩnh Xương tăng:  Từ năm 1999 đến nay đã có nhiều đoàn cấp cao, các bộ ngành và các doanh nghiệp của hai nước qua thăm lẫn nhau. Hàng loạt các Hiệp Định được chuyển khai tạo thuận lợi rất nhiều cho thương mại giữa hai nước như: quá cảnh hàng hóa, vận tải đường thủy,…Cũng trong thập kỷ này, con đường xuyên Á được nối liền, đường thủy thuận lợi cũng là cơ hội tốt cho cạnh tranh giá cả về lợi thế vận tải xa gần, giảm chi phí vận tải đáng kể gắn liền với giá hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đặc biệt là cửa khẩu Vĩnh Xương vị trí thuận lợi về giao thông đường thủy (cửa khẩu Vĩnh Xương đi Phnông Pênh chỉ mất 7 – 8 tiếng) Do đó, các doanh nghiệp chọn nơi đây để làm nơi trung chuyển hàng hóa sang Campuchia với trọng tải lớn (từ 100 – 1000 tấn trở lên) . SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 39 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Hình 7: Tàu chở hàng đang chờ làm thủ tục XK tại CKQT Vĩnh Xương.  Bên cạnh đó, so với cửa khẩu khác thì cửa khẩu Vĩnh Xương có được lợi thế là sông lớn và nằm trên tuyến đường thông quan với nước ngoài nên có nhiều tàu lớn quá cảnh của nước ngoài đi Phnom Pênh đều quá cảnh để làm thủ tại cửa khẩu Vĩnh Xương. Tại đây xuất hiện loại hình xuất khẩu tái xuất, tạm xuất nhiên liệu xăng dầu từ công ty xăng dầu nước ngoài. Công ty này có kho tại Sông Bé, nhiên liệu được xuất sang Campuchia bằng tàu Việt Nam có trọng tải lớn trên 1000 tấn. Bảng 24. Trọng lượng hàng hóa quá cảnh tại CKQT Vĩnh Xương. Đơn vị: Tấn. Loại hình Năm 2004 2005 + Xuất quá cảnh 118.524 190.118 + Nhập quá cảnh 25.008 44.331 Nguồn: BQL cửa khẩu Vĩnh Xương  Từ tháng 12/ 2002, các hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức đều đặn hàng năm tại Pnôm Pênh, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Campuchia. Bước sang năm 2003 thì các thành viên mới trong ASEAN6 hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm các mặt hàng xuống mức thuế suất 0-5%. Đây chính là dịp để doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp tỉnh An Giang nói riêng có cơ hội mở rộng hoạt động mua xuất khẩu sang Campuchia nhiều hơn đối với những mặt hàng như: nhiên liệu tái xuất, xi măng, sắt thép các loại, lúa mì,…bằng con đường chính ngạch. Ông Long Kem, đại sứ Campuchia tại Việt Nam nhắn mạnh: “Hiện vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép rất được người Campuchia ưu chuộng vì chất lượng khá tốt, mẩu mả đẹp, giá cả hợp lý”  Theo ghi nhận cán bộ hải quan cửa khẩu Vĩnh Xương thì trước đây doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa của mình thì phải có giấy phép đăng ký xuất khẩu. Nhưng bây giờ doanh nghiệp nào cũng có thể xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia miễn là mặt hàng đó không nằm trong danh mục cấm xuất khẩu. Thủ SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 40 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang tục xuất khẩu trước đây cũng phức tạp hơn cần nhiều chứng từ như: giấy phép kinh doanh, mã số, hợp đồng mua bán, tờ khai, giấy phép,…Trong những năm gần đây thủ tục hải quan được cải cách hơn, doanh nghiệp muốn xuất khẩu chỉ cần tờ khai hải quan và nộp phiếu đóng gói, nếu hàng hóa không đồng nhất thì nộp bảng kê chi tiết do đó rút ngắn thời gian của doanh nghiệp trong việc xuất khẩu.  Trong năm 2005, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng bách hoá (thuốc hút, nước hoa, mì, xà bông, bột nhựa,...) hầu như giảm mạnh và không có mặt trong danh sách mặt hàng xuất khẩu tại cửa khẩu Vĩnh Xương. Sở dĩ như thế là do phần lớn mặt hàng xuất khẩu này sang Campuchia chủ yếu bằng đường tiểu ngạch, các doanh nghiệp tư nhân (thương lái) vẫn là người chi phối toàn bộ. Trong những năm gần đây ( 2003 – 2005), mặt hàng bách hóa được xuất mạnh tại cửa khẩu Khánh Bình, do số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu mặt này tại địa bàn An Phú chiếm khá lớn. Bảng 25. Doanh nghiệp xuất khẩu bách hoá tại An Giang năm 2005. Đơn vị: 1000 USD. Tên doanh nghiệp Mặt hàng Kim ngạch Địa chỉ DNTN Đại Minh Bách hoá 77 Khánh Bình - An Phú DNTN Tân Thành Lợi Bách hoá 2.832 Khánh An - An Phú DNTN Kim Tuyền Bách hoá 585 Quốc Thái – An Phú DNTN Thuỷ Ngân Bách hoá 561 Khánh Bình – An Phú DNTN Triệu Khải Bách hoá 46 An Phú Nguồn: Sở Thương Mại An Giang c.2 Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương  Mặt hàng nhập khẩu chính ngạch Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu tại CKQT là: Gỗ, tơ thô, máy móc, phế liệu kim loại. Bên cạnh đó, xuất hiện một số mặt hàng khác: Hạt điều, mè, cao su thiên nhiên, tinh dầu xá xị,… Bảng 26. Lượng hàng nhập khẩu tại Vĩnh Xương. Mặt hàng Năm 2004 2005 + Gỗ 625,39 tấn 931 tấn + Khoai mì lát 851,83 tấn + Hạt điều 713,13 tấn + Mè vàng 330 tấn + Mè đen 2.813 tấn + Tơ thô, máy móc và các loại khác 284 tấn 150 tấn + Sắt phế liệu 3.781 tấn + Cao su thiên nhiên 148,77 tấn + Tinh dầu xá xị 4,46 tấn SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 41 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Nguồn: BQL cửa khẩu Vĩnh Xương  Loại hình nhập khẩu chính ngạch tại CKQT Vĩnh Xương So với các cửa khẩu khác tại An Giang thì tại nơi đây xuất hiện khá nhiều loại hình nhập khẩu: nhập kinh doanh, nhập sản xuất kinh doanh, nhập tạm nhập tái xuất, nhập sản xuất đăng ký nơi khác Bảng 27. Các loại hình nhập khẩu tại CKQT Vĩnh Xương. Đơn vị: Triệu USD. Loại hình Năm2004 2005 + Nhập kinh doanh 0,29 0,38 + Nhập sản xuất kinh doanh 5,00 1,97 + Nhập sản xuất kinh doanh đăng ký nơi khác 0,62 0 + Nhập tạm nhập tái xuất 1,44 0,24 Tổng cộng 7,35 2.59 Nguồn: BQL cửa khẩu Vĩnh Xương  Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch Biểu đồ 13. Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch.  Nguyên nhân tăng giảm: Trong những mặt hàng nhập khẩu vào Việt nam (trừ gỗ và 1 số mặt hàng nông sản của Campuchia), rất nhiều hàng hoá tiêu dùng có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc. So với cửa khẩu Tịnh Biên thì kim ngạch nhập kinh doanh tại Vĩnh Xương rất thấp, nhập khẩu chủ yếu là tiểu ngạch với mức thuế nhập khẩu vẫn còn khá (trên 30%). Bên cạnh đó, nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng có nguồn gốc từ Thái này tại đây không nhiều, phần lớn được đưa vào chợ trung tâm thương mại Tân Châu. Mặt hàng nhập khẩu tại cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương chủ yếu là hàng nông lâm sản, chưa có sản phẩm nhập khẩu qua chế biến từ nguyên liệu trong nước. Mặt hàng xuất khẩu của người dân địa phương còn rất nhỏ và manh mún, chủ yếu là những mặt hàng như: lúa, đâu, bắp,… Ngoài ra còn có một số mặt hàng được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch: giày dép, máy móc, xi đánh giày,…có nguồn gốc từ Thái Lan, Trung Quốc với mức thuế nhập khá cao (trên 40%). Công tác thu thuế tại đây gặp một số khó khăn do hàng nhập khẩu chủ yếu là những mặt hàng thông thường, số lượng ít, tiền thu SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 42 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang thuế thấp như: phế liệu, nông sản,…Còn những mặt hàng nhập khẩu khác bằng container đểu chuyển về cảng Sài Gòn, Hải Phòng để làm thủ tục nộp thuế, không nộp tại cửa khẩu Vĩnh Xương. Kim ngạch trong năm tăng đáng kể, đặc biệt là trong năm 2003, 2004 kim ngạch nhập khẩu chính ngạch tăng mạnh. Điều đó cho thấy rằng các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đã bắt đầu khai thác thị trường nguồn nguyên liệu từ Campuchia. Do có vị trí thuận lợi về đường thuỷ nên các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh chọn cửa khẩu Vĩnh Xương để làm nơi nhập khẩu hàng hóa vì vậy mà tại đây xuất hiện nhiều loại hình nhập khẩu kéo theo kim ngạch tăng giảm không ổn định. Bảng 28: Hàng đăng ký nơi khác thực nhập qua các cửa khẩu Vĩnh Xương. Mặt hàng Năm SL (Tấn) Kim ngạch (USD) Ghi chú Hạt điều Tháng 04/2004 300 198.017 Hạt mè Tháng 10/2004 175 129.515 Máy móc, thiết bị, giày dép, quần áo Tháng 01/2005 187 125.400 Doanh nghiệp nhập khẩu ngoài tỉnh Nguồn: Cục Hải Quan An Giang TÓM LẠI Tổng kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại CKQT Vĩnh Xương chiếm tỷ trọng cao (chiếm 77,3% tổng kim ngạch mua bán, XNK qua các cửa khẩu trong tỉnh). Trong đó, xuất khẩu chính ngạch tại chiếm kim ngạch khá lớn Vĩnh Xương với đường biên vừa dưới sông vừa trên bộ. Nhưng hoạt động mua bán, XNK chủ yếu bằng đường sông là chính do CSHT tại đây còn nhiều hạn chế. Chợ xã biên giới chỉ có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của cư dân hai xã Vĩnh Xương và Komxano (huyện Letdek tỉnh Kaldal). Mặt hàng nhập của cư dân biên giới chủ yếu là nông sản. Hoạt động mua bán, trao đổi cư dân tại đây còn khá khiêm tốn so CKQT Tịnh Biên. Tuy nhiên, tiềm năng chính tại CKQT Vĩnh Xương chính là hoạt động xuất khẩu bằng con đường chính ngạch (chiếm 98,8% tổng kim ngạch mua bán, xuất khẩu tại cửa khẩu Vĩnh Xương) với nhiều mặt hàng chiếm kim ngạch khá cao. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 43 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang 3.3. SO SÁNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, XNK GIỮA VIỆT NAM – CAMPUCHIA TẠI HAI CKQT TỊNH BIÊN VÀ VĨNH XƯƠNG  Giống nhau Hoạt động buôn bán giữa hai nước được hình thành dựa trên quan hệ buôn bán sẵn có và hiểu biết nhau, nhất là cư dân của hai xã biên giới Các kênh phân phối từ Việt Nam qua CKQT Tịnh Biên và Vĩnh Xương thông qua hai con đường chính ngạch và tiểu ngạch có những nét tương đồng. Sơ đồ 1. Kênh phân phối hàng hóa xuất khẩu tại CKQT Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Nguồn: Tác giả tổng hợp  Khác nhau Do đặc điểm vị trí địa lý của từng cửa khẩu mà từ đó hình thành nên những đặc trưng riêng về loại hình XNK, mặt hàng XNK, kim ngạch tăng giảm, …trong hoạt động mua bán, trao đổi giữa hai nước Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu Bảng 29. So sánh sự khác nhau trong hoạt động mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên và Vĩnh Xương. Khoản mục Cửa khẩu quốc tếTịnh Biên Vĩnh Xương 1.Vị trí cách Phnom Penh 128 km (đường bộ) Khoảng 100 km (đường sông) 2. Tuyến vận tải Đường bộ và đường sông với trọng tải nhỏ. Đường sông có khả năng vận chuyển hàng hóa rất lớn từ các tỉnh đến Campuchia. 3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu Xe tải, ghe, xà lan nhỏ, xe cải tiến. Tàu lớn, xà lan, ghe. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 Chợ buôn bán Cơ sở SX, KD Nhà SX, KD (Công ty, doanh nghiệp,…) Thương láy (thu gom) Người tiêu dùng Các nhà bán buôn NK (cửa hàng, siêu thị,…) Người tiêu dùng 44 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang 4. Mua bán biên giới (tiểu ngạch) Chợ cửa khẩu Trở thành trung tâm giao thương của cư dân vùng biên giới, góp phần thu hút hàng hóa qua lại giữa 2 nước. Chỉ là chợ xã biên giới, chỉ đáp ứng nhu cầu hàng ngày của cư dân hai xã: Vĩnh Xương, Komxano. Các chợ tiếp giáp Đóng vai trò là tuyến sau nhằm hỗ trợ hàng hóa cho hoạt động xuất biên. Chưa phát huy tốt vai trò là tuyến sau. 5. XNK chính ngạch Kim ngạch XK Mang tính ổn định (giao động trong khoảng 6 -10 triệu USD). Tăng mạnh qua các năm. Và chiếm kim ngạch cao nhất so với cửa khẩu trong tỉnh. Mặt hàng XK chủ yếu Hàng tiêu dùng, xà bông, thực phẩm,… Phân bón, xi măng, sắt thép các loại, nhiên liệu,… Kim ngạch NK Thấp hơn so với nhập biên giới. Ngược lại. Mặt hàng NK chủ yếu Hàng tiêu dùng, trái cây Thái, phế liệu, gỗ,. Nông sản , máy móc thiết bị, giày dép, cát xây dựng,… Loại hình XNK Một vài loại hình. Đa dạng. 6. Mặt hàng nhập lậu Chủ yếu là xăng dầu, trái cây ngoại, hàng điện tử,… Đường cát, thuốc lá, hàng điện tử, rượu ngoại, gạo,… Nguồn: Tác giả tổng hợp.  Nhận định tình hình mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên và Vĩnh xương qua những năm tiếp theo ( 2006 – 2008)  Cửa Khẩu Tịnh Biên Theo dự đoán thì tổng kim ngạch mua bán, XNK tại CKQT Tịnh Biên sẽ có khả năng tăng. Nhưng tăng không nhanh như các cửa khẩu Khánh Bình, Vĩnh Xương. Nhập khẩu + Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch và tiểu ngạch đều tăng nhưng kim ngạch tiểu ngạch sẽ chiếm tỷ trọng lớn hơn do ▫ Mặt hàng nhập khẩu còn manh mún, chưa hình thành những mặt hàng chủ lực ▫ Thói quen người dân Campuchia là không thực hiện theo qui định về xuất xứ hàng hóa ( From D). Do đó, việc mua bán chủ yếu bằng con đường tiểu ngạch ▫ Thuế nhập khẩu một số mặt hàng vẫn còn khá cao. + Loại hình nhập khẩu tại đây cũng sẽ là nhập kinh doanh và nhập sản xuất kinh doanh. + Các mặt hàng nhập khẩu cũng vẫn sẽ là: Phế liệu, hàng tiêu dùng, trái cây, lúa, gỗ, vải sợi ,.… + Tình trạng buôn lậu và gian lận trong thương mại vẫn còn tiếp diễn SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 45 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang + Khả năng nhập ô tô củ tại cửa khẩu sẽ không tăng cao do một số khó khăn về rào cản trong thương mại và các thủ tục khác, … Xuất khẩu + Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch và tiểu ngạch tăng. Trong đó, xuất chính ngạch vẫn chiếm ưu thế + Loại hình xuất khẩu tại đây chủ yếu là xuất kinh doanh, mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, đồ nhựa gia dụng, phân bón, vật liệu xây dựng, xi măng,…Trong đó, có sự góp mặt của các doanh nghiệp, công ty lớn và những doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại địa phương.  Cửa Khẩu Vĩnh Xương Tổng kim ngạch mua bán, XNK giữa Việt Nam – Campuchia tại CKQT Vĩnh Xương sẽ tiếp tục tăng mạnh. Nhập khẩu + Kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng cao. Đặc biệt là loại hình nhập sản xuất kinh doanh sẽ chiếm ưu thế. + Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: nông lâm sản (lúa, hạt điều, cao su, gỗ,…), cát xây dựng,… Nhập khẩu cát: Trong những năm tới khả năng nhập cát xây dựng với khối lượng khá lớn do nhu cầu nhập cát để xây dựng cầu Cần Thơ và nhiều công trình tại ĐBSCL từ nay cho đến năm 2008 (dự kiến ĐBSCL trong năm 2008 cần khoảng 8 triệu m 3 để phục vụ cho các công trình giao thông). Nhập khẩu gỗ: Nguồn nguyên liệu gỗ của các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu hiện một phần được cung ứng trong nước, còn lại là nhập khẩu từ Campuchia. Hiện các doanh nghiệp đang có nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu gỗ cao su vì nhóm này đang có nhu cầu lớn ( khoảng 200.000 m 3 ). + Nhập khẩu ô tô củ tại cửa khẩu Vĩnh Xương khó có thể xảy ra do điều kiện đường bộ giữa hai nước gặp nhiều khó khăn. + Tình trạng buôn lậu vẫn còn là vấn đề bàn cải tại Vĩnh Xương do: ▫ Thuế nhập khẩu một số mặt hàng còn khá cao. ▫ Thu nhập của người dân cao từ việc buôn. ▫ Giá mặt hàng trong nước cao hơn so với hàng nhập lậu ( đường, rượu ngoại, hàng điện tử,…). - Xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch tăng mạnh. Loại hình xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao nhất sẽ là: xuất kinh doanh, xuất tái xuất tạm xuất đăng ký nơi khác. Trong đó, xuất kinh doanh đối với những mặt hàng: sắt thép, xi măng, phân bón, máy móc thiết bị, năng lượng,… Hiện nay ngành xây dựng công nghiệp và dân dụng đã được phát triển nhanh chóng ở campuchia với thiết bị và nguyên liệu chủ yếu là nhập khẩu. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ có những hợp đồng mua bán lớn hơn đối những mặt hàng: xi măng, sắt thép các loại sang thị trường Campuchia. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 46 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Về năng lượng, phía Việt Nam đồng ý cung cấp điện cho một số tỉnh biên giới Campuchia theo hợp đồng bán điện đã ký kết và tiếp tục nghiên cứu thêm các điểm bán điện khác cho Campuchia. 3.4. CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CAMPUCHIA TẠI CỬA KHẨU AN GIANG Campuchia trong những năm gần đây có những biến đổi trong cải cách kinh tế, mức độ tăng trưởng thay đổi theo chiều hướng tăng (GDP năm 1999 là 5%, năm 2001 là 5,2%). Mức độ tăng trưởng có tăng trong khi đó năng lực tự sản xuất của nền kinh tế còn nhiều hạn chế về nhiều mặt thì việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, cho đến nguyên vật liệu thiết yếu là đều không tránh khỏi. Biểu đồ 30. Cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia tại cửa khẩu An Giang. Nguồn: Sở Thương Mại An Giang. Một số những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch cán cân thương mại giữa Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu An Giang Nguyên nhân chính dẫn đến sự chênh lệch quá lớn về cán cân thương mại giữa hai nước Việt Nam – Campuchia tại các cửa khẩu: Vĩnh Xương, Tịnh Biên, Khánh Bình, Bắc Đai, Vĩnh Hội Đông trong tỉnh An Giang. –Giá hàng hoá trên thế giới tăng mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là nguyên nhiên liệu sản xuất. Qua bảng giá cho thấy mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Campuchia phần lớn là những mặt hàng mà Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài với giá tăng mạnh trong 3 năm vừa qua. Nếu so sánh với giá năm 2005 so với năm 2000, xăng dầu tăng 85%, sắt thép xây dựng tăng 90,4%, phân Urê tăng 30,4%,… –Do đây là những mặt hàng thiết yếu nên lượng nhập vào thị trường Campuchia hàng năm đều tăng so với năm trước do vậy yếu tố về giá cũng góp phần làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu tăng lên. Bảng 31: Giá nhập khẩu tại Việt Nam bình quân một số mặt hàng chủ yếu. Đơn vị: USD/tấn. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 47 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Mặt hàng Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Xăng dầu 235 203 202 244 324 435 Tốc độ (%) 86,4 99,5 120,8 132,8 134,3 Sắt thép các loại 283 249 269 367 496 539 Tốc độ (%) 88 108 136,4 135,1 108,7 Phân URÊ 194 122 118 157 216 253 Tốc độ (%) 63 96,7 133 138 117 Nguồn: Tổng Cục Hải Quan (Báo Thông tin & dự báo KT –XH số 2(04)-3.2006 Trang 8) Tuy nhiên, do An Giang có đường biên giới dài 98 km và năm cửa khẩu giáp với Campuhcia. Cư dân hai nước sinh sống dọc theo biên giới khá đông, kéo theo việc mua buôn lậu xăng dầu qua biên giới diễn ra phức tạp, nguyên nhân là do giá xăng dầu giữa Việt Nam – Campuchia chênh lệch khá cao. Tình trạng buôn lậu xăng diễn ra ở các tuyến đường bộ, đường sông; suốt cả ngày lẫn đêm và thu hút nhiều người, phương tiện tham gia. Hình thức chủ yếu vẫn là tìm cách hút hàng từ những cây xăng dọc tuyến biên giới bơm vào các can hay bịch ny lon có dung tích từ 20 – 30 lít, sau đó là xe thồ; công nông, xe máy, tàu thuyền ngày đêm vận chuyển sang Campuchia. –Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia phụ thuộc nhiều vào khả năng xuất biên giới trên đất liền. Do một số đặc điểm tương đồng truyền thống về văn hoá, phong tục tập quán lối sống của người dân hai nước, đặc biệt là sự giao lưu lâu đời của nhân hai nước vùng biên giới, vì thế mà hàng hoá của Việt Nam càng có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường này nhiều hơn. Trong khi đó Campuchia với thế mạnh là các mặt hàng nông, lâm, thổ sản nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu trong và ngoài tỉnh chỉ mới có thể khai thác một số mặt hàng nhập khẩu để làm nguyên liệu trong công nghiệp sản xuất hàng nhựa, chế biến gỗ,… 3.5. MỘT SỐ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CAMPUCHIA TRONG NĂM QUA 3.5.1. Nhân tố khách quan: Xu thế tự do thương mại, khu vực hóa và toàn cầu hóa kinh tế (xoá bỏ các rào cản về thuế quan, phi thuế quan). Từ đó hàng hóa lưu thông tự do giữa các nước. Campuchia là thành viên của ASEAN và WTO nên được hưởng các quy chế tối huệ quốc với các trung tâm kinh tế lớn như Mỹ, Nhật bản và EU. Những yếu tố này sẽ thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu của Campuchia phát triển mạnh. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường này còn khiêm tốn, nhưng hàng hóa của Việt Nam lại có nhiều lợi thế cạnh tranh hơn so với mặt hàng cùng loại từ nước khác. Do đó, đây vẫn là một thị trường quan trọng của Việt Nam. 3.5.2. Một số nhân tố phát sinh từ phía Việt Nam:  An ninh quốc phòng An ninh quốc phòng tại các xã biên giới được xây dựng ngày càng vững mạnh. Định kỳ các cấp chủ động tổ chức hợp giao ban luân phiên với các địa phương Campuchia, để thông báo tình hình và bàn các chương trình hợp tác phát triển, giải quyết những vướng mắc, an ninh trật tự biên giới. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 48 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang  Thủ tục hải quan Trong thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan An Giang đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp cải cách thủ tục hình chính nhằm rút ngắn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp và bước đầu đã đạt hiệu quả, nhận được sự đồng tình ủng hộ của doanh nghiệp. Về cải tiến quy trình thủ tục hải quan, Cục Hải quan An Giang đã sắp xếp bố trí lại dây truyền làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu. Đối với hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp chỉ phải qua 2 bước và hàng nhập khẩu chỉ qua 3 bước. Trước đây, các doanh nghiệp phải làm tất cả 4 bước trong quá trình làm thủ tục. Đặc biệt, đối với loại hàng nhập khẩu miễn kiểm tra và hàng không thuế, các doanh nghiệp sẽ được phép bỏ qua một số bước trong quy trình. Kể từ tháng 10/ 2004, Cục Hải quan An Giang đã triển khai việc mở tờ khai và làm thủ tục. Từ những cải tiến trên, doanh nghiệp đã giảm rất nhiều thời gian, chi phí làm thủ tục Hải quan. Ngoài công tác cải tiến thủ tục, quy trình thủ tục hải quan, Cục Hải quan An Giang đã chủ động tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp nhằm lấy ý kiến doanh nghiệp, lắng nghe những khó khăn, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quantại các chi cực để có hướng giải quyết nhanh chóng. Theo sự chỉ đạo chung của toàn ngành Hải quan, Cục Hải quan An Giang cũng đã nhanh chóng thành lập và đưa vào hoạt động các tổ giải quyết vướng mắc tại chi cục và tại Cục Hải quan An Giang. Các quy định về thủ tục hải quan, chính sách mặt hàng, chính sách thuế,…đều được đơn vị tổ chức chuyển khai cho doanh nghiệp kịp thời hoặc niêm yết công khai tại nơi làm thủ tục. Với những nổ lực trong việc cải cách thủ tục hành chính trong thời gian qua, số lượng doanh nghiệp làm thủ tục tại các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan An Giang tăng đáng kể, góp phần làm tăng lượng hàng hóa thông quan qua các cửa khẩu và số thu nộp ngân sách. Hiện nay, với chủ trương thu hút đầu tư trong và ngoài nước tại An Giang; chính sách phát triển các khu kinh tế cửa khẩu tại Tịnh Biên, Vĩnh Xương, Khánh Bình; Cục Hải quan An giang đang từng bước khẳng định vai trò của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển vùng đất biên giới giàu tiềm năng này.  Cắt giảm thuế Trước sức ép hội nhập gia tăng. Theo quyết định của ASEAN, các thành viên tham gia trong đó Việt Nam và Campuchia phải có nghĩa vụ thực hiện đẩy nhanh hơn nữa tiến trình giảm thuế quan trong CEPT/AFTA. Theo đó Việt Nam phải hoàn thành việc cắt giảm thuế suất xuống 0 – 5% vào ngày 01/01/2005 (với 1 số linh hoạt) thay vì 01/01/2006. (Danh mục một số mặt hàng chủ yếu đưa vào cắt giảm CEFT 2003- 2006, xem phụ lục 4). Năm 2003 là năm mà các nước ASEAN6 hoàn thành nghĩa vụ cắt giảm các mặt hàng xuống mức thuế suất 0- 5%. Như vậy trong năm qua cơ cấu mặt hàng (xi măng, phân bón, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng,…) mà Việt Nam xuất sang Campuchia tại các cửa khẩu An Giang đã từng bước được giảm thuế theo lộ trình cắt giảm thuế quan như đã cam kết. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia: nông lâm sản chưa chế biến, cao su, nguyên liệu thô,…với giá nhập khẩu thấp chủ yếu là đi đường tiểu ngạch, tập quán của cư dân Campuchia không thực hiện theo qui định về xuất xứ hàng hoá. Dẫn đến tình trạng là hàng hoá Campuchia qua biên giới cửa khẩu Vĩnh Xương không được hưởng mức thuế suất ưu đãi. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 49 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Bên cạnh đó, Việt Nam cũng giành mức thuế suất ưu đãi đối với nông sản, phế liệu kim loại được nhập từ Campuchia. + Thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng nông lâm sản có nguồn gốc từ Campuchia được áp dụng với mức thuế suất ưu đãi ( dưới 10%). Trong năm 2006, đối với mặt hàng nông sản được nhập về từ Campuchia sẽ được bỏ qua thuế VAT. Thuế nhập khẩu đối với những mặt hàng phế liệu là 0%, VAT 5%. Nhằm mục đích là tái chế để phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu (thuế suất 0%, VAT là 5%).  Quan hệ ngoại thương Chính sách rộng mở của hai chính phủ về hợp tác thương mại, thủ tục nhập cảnh. Quan hệ mậu dịch giữa hai nước đang có sự thành công và phát triển khả quan —Hợp tác giữa các chính quyền và nhân dân hai tỉnh biên giới An Giang – Kandal trong năm qua đạt kết quả tốt đẹp —Hai bên sẽ xây dựng vùng đặc khu kinh tế ở cửa khẩu hai nước trong thời gian tới, nhằm cải tiện cuốc sống đời sống của nhân vùng biên giới. Các đặc khu này sẽ góp phần đẩy mạnh hợp tác kinh tế, đẩy mạnh thương mại tăng cường thông thương giữa hai nước. Cụ thể là: + Campuchia sẽ xây đặc khu kinh tế ở địa bàn giáp với Châu Đốc + Việt Nam sẽ xây tại cửa khẩu Mộc Bài —Trong năm qua Việt Nam tổ chức các hội chợ thương mại tại Campuchia khá thành công, qua đó người dân Campuchia hiểu biết về hàng hoá của Việt Nam và tiêu thụ rất nhiều. CHƯƠNG 4 KHÓ KHĂN - GIẢI PHÁP 4.1. KHÓ KHĂN TRONG QUAN HỆ MUA BÁN, XNK GIỮA VIỆT NAM – CAMPUCHIA TẠI CKQT TỊNH BIÊN VÀ VĨNH XƯƠNG 4.1.1. Khó khăn chung của doanh nghiệp XNK tại Campuchia: SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 50 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang —Sức mua của người dân Campuchia còn thấp, vì tỷ lệ người nghèo còn qua cao, cho đến năm 2010 vẫn còn chiếm đến 28% trong 15 triệu người. —Tệ nạn tham nhũng còn quá cao, buôn lậu còn nhiều cũng là khó khăn về cạnh tranh hàng hoá tại thị trường Campuchia —Cán bộ quản lý về thương mại, quản lý còn yếu và thiếu nhiều —Tài nguyên cho sản phẩm xuất khẩu cũng không có nhiều và phát triển mạnh hơn được do: + Sản phẩm gỗ có nhiều nhưng cũng không thể xuất khẩu ồ ạt theo ý muốn được, còn phụ thuộc vào môi trường và tổ chức chế biến + Cao su cũng phụ thuộc vào quá trình tổ chức trồng mới lại và phải chế biến cao cấp mới có giá trị tiêu thụ trên thị trường. + Hàng nông sản cũng không thể phát triển nhanh còn phụ thuộc vào đầu tư vốn, giống, phân bón, kỹ thuật và chế biến,… —Hạ tầng cơ sở giao thông, điện, nước, dịch vụ,…còn quá yếu. —Đặt biệt là pháp luật về thương mại cũng chưa hoàn chỉnh, đến nay Campuchia chưa có luật thương mại và các văn bản khác cũng chỉ là tạm thời. —Hệ thống thuế VAT, xuất nhập khẩu còn quá chênh lệch giữa hai nước, do vậy Việt Nam còn phải cạnh tranh với hàng lậu của Thái Lan, Sigapore, Trung Quốc. —Ngoài ra hàng của Việt Nam còn phải đương đầu cạnh tranh với các nước TRung Quốc, Thái Lan, Malaysia về nhiều mặt như cơ chế chính sách thông thoáng của các nước cả về thương mại và đầu tư, giá hàng cũng còn cao hơn các nước trong khu vực tính theo điều kiện FOB biên giới — Việt Nam muốn đưa thật nhiều hàng hoá vào thị trường Campuchia thì các nước có biên giới và tiềm lực mạnh hơn cũng tìm mọi cách thúc đẩy hàng hoá vào thị trường Campuchia. —Việt Nam hiện nay chưa có ngân hàng tại Campuchia vì thế gây khó khăn cho daonh nghiệp hia nước trong thanh toán tiền àhng, cũng như bảo đảm cho sự tin cậy về buôn bán 4.1.2. Khó khăn của doanh nghiệp XNK trong tỉnh An Giang:  Khó khăn chung của hộ kinh doanh (cư dân) XNK tại 2 cửa khẩu : - Mối quan hệ làm ăn dựa trên sự quen biết, tin tưởng lẫn nhau, không có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. - Bán hàng bán gối đầu nợ cho các thương nhân tại chợ Tà Lập, Komxano,…phía Campuchia. - Mặt hàng nhập khẩu tại đây chủ yếu bằng đường tiểu ngạch như: hàng tiêu dùng, trái cây,…(nguồn gốc Thái Lan, Trung Quốc,…). Hộ kinh doanh nhập khẩu vào Việt Nam không được hưởng ưu đãi do thói quen của cư dân Campuchia không thực hiện theo qui định về suất xứ hàng hoá, do đó giá hàng bán ra sẽ cao hơn so với các doanh nghiệp nhập khẩu được hưởng thuế ưu đãi From D. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 51 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang - Mặt hàng nhập khẩu tại địa phương nhỏ lẻ còn manh mún , chủ yếu là nguyên liệu thô chưa qua chế biến. Số lượng nhập khẩu không ổn định do nhập khẩu tại đây chủ yếu nông sản nên việc mua bán giữa hai bên phụ thuộc vào thời tiết.  Khó khăn chung của doanh nghiệp tư nhân (xuất hàng bách hóa tổng hợp, thực phẩm,…) - Doanh nghiệp tự tìm nguồn hàng và tìm kiếm khách hàng - Bán hàng sang Campuchia thì phải chấp nhận bán gối đầu thì mới tiêu thụ được hàng. Trong khi đó, một số doanh nghiệp phải có đủ vốn mua hàng bằng tiền mặt thì mới có thể thương lượng với các công ty sản xuất trong nước. - Phải có hệ thống chuyên lo thủ tục hải quan từ cửa khẩu Việt Nam cho đến các trạm, tuyến bên Campuchia để đảm bảo hàng hóa đến nơi trong thời gian ngắn nhất. - Do thị trường Campuchia có nhiều cơ hội mà rủi ro cũng nhiều nên doanh nghiệp kinh doanh lớn hơn lại càng khó và càng phải thận trọng hơn - Doanh nghiệp phải có người phụ trách tại Campuchia để nắm bắt thị trường, chịu trách nhiệm bán hàng và đặc biệt là thu hồi nợ. - Thuế nhập khẩu chính ngạch của Campuchia đối với một số mặt hàng thành phẩm: đồ gia dụng, mỹ phẩm, thuốc lá còn khá cao (thuế nhập khẩu 35%, VAT 10%) - Một số doanh nghiệp (nước tương Miền tây Mitaco, cà phê Lâm Chấn Âu,…) có hàng bán sang Campuchia bằng đường tiểu ngạch thông qua các thương lái, bạn hàng. Khó khăn là không thể quản lý được giá bán và người tiêu dùng cũng ít biết doanh nghiệp hơn  Khó khăn của doanh nghiệp sản xuất : (nhà máy gạch ACIFA,…) - Do tình hình chính trị không ổn định nên hầu hết doanh nghiệp bán sang Campuchia theo giá FOB, mặc dù doanh nghiệp trong nước có điều kiện giao đến tận nơi - Khó khăn trong khâu thanh toán tiền hàng do phải thông qua ngân hàng thứ 3. - Doanh nghiệp phải dự trù bảng chi phí phát sinh ngoài ý muốn từ khi vận chuyển đến khi giao nhận qua xà lan, tàu Campuchia. - Trong hợp tác mua bán chưa có sự tin tưởng lẫn nhau giữa đôi bên. - Thủ tục hải quan tại các cửa khẩu chưa thật sự thông thoáng đối với doanh nghiệp xuất khẩu. Từ công đoạn đăng ký tờ khai cho đến khâu kiểm hóa gây khó khăn phiền hà cho doanh nghiệp. - Khâu xử lý giữa hải quan và biên phòng chưa có sự thống nhất, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong giao hàng. - Điều kiện giao hàng tại cửa khẩu còn nhiều hạn chế: ▫ Nghiệp vụ bốc xếp tại cửa khẩu không đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp XNK. ▫ Kho bãi tại cửa khẩu chưa có, hàng giao không kịp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa, hao hụt,… SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 52 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang ▫ Phương tiện vẩn chuyển thiếu, còn phụ thuộc nhiều từ phía bạn Campuchia. ▫ Phương tiện vận chuyển qua lại cửa khẩu có phần hạn chế do thủ tục phức tạp.  Một số khó khăn của các hộ kinh doanh, doanh nghiệp, công ty có hàng hóa XNK sang Campuchia thông qua cửa khẩu: Tịnh Biên, Vĩnh Xương: Vựa lúa thu mua Cúc Khó khăn trong mua bán lớn nhất trong vấn đề mua bán tại đây đó là bán gối với số lượng nợ lớn. Rủi ro phần lớn là chủ vựa chịu vì “khi mình thiếu thì họ xuống đòi được nhưng khi họ thiếu mình thì khó lên đòi do đất nước của họ không được an toàn”, chủ vựa cho biết Khó khăn mà chủ dựa 21 tại đây cho biết là : - Quan hệ mua bán tại đây thì chủ yếu là dựa trên sự quen biết và tin tưởng lẫn nhau. Không có hợp đồng mua bán chính thức mà chỉ dựa trên hợp đồng miệng. Vì thế khi xảy ra rủi ro thì không có sự can thiệp của chính quyền hai bên". - Chủ hàng đôi khi không được coi hàng trước khi đặt “giá chết”. Vì vậy có đôi khi thu nhằm lúa không tốt do lúa của các mối lái Campuchia thường được gom từ nhiều nơi do đó chất lượng cũng như giống lúa không đồng bộ. - Thuế suất nhập khẩu đối với mặt hàng lúa hạt vẫn còn tương đối cao. Chủ vựa tại đây phải đóng thuế nhập khẩu dưới hình thức là thuế khoán cho Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên do đó họ phải huy động các mối lái Campuchia thu gom lúc từ nhiều nơi. - Để có thể thu gom lúa được khối lượng lớn thì các chủ dựa tại đây còn ứng trước ( từ 20 – 50 triệu đồng) cho các mối lái để đến các nơi khác gần thủ đô Phnom Penh như: Chac Mem, Chac Nghe,…thu mua lúa Hương Lài. - Lúa của các mối lái chở đến vựa lúa 21 phải đi qua con đường Xứ. Mỗi xe cải tiến có thể chở với trọng tải là 5-10 tấn. Tại đây họ phải đóng phí qua lại của hàng hóa với mức phí là 25.000 đồng khoán cho một xe. Tuỳ theo sự thoả thuận giữa người bán và người mua mà chủ vựa hoặc mối lái phải chịu khoảng tiền phí này. 4.1.3. Khó khăn từ phía chính quyền địa phương: • Cơ sở hạ tầng tại các cửa khẩu: Tịnh Biên − Chủ yếu phát triển đường bộ − Chưa có sự thống nhất chung về khu kinh tế cửa khẩu quốc tế giữa − Về cơ sở hạ tầng chưa được nâng cấp đồng bộ (cầu, đường) do đó khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa XNK + Đoạn đường bộ từ thị xã Châu Đốc đến Nhà bàn (10 km) nhỏ và hẹp. Vào mùa vía thì những ngày thứ 7, chủ nhật thường xảy ra tình trạng kẹt xe kéo dài + Đoạn đường sông: Xà lan, ghe tàu có trọng tải lớn đi từ tuyến sông Châu Đốc qua đoạn Bửng Cây Mít trên kênh Vĩnh Tế để đến Bãi cầu Hữu Nghị (Tịnh Biên) thì bị gặp khó khăn do mắc cạn. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 53 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang + Tại cầu Hữu Nghị thì mùa nước lớn thì ghe tàu tại đây khó qua do xây thấp. Vĩnh Xương − Chủ yếu phát triển đường thủy − Cơ sở hạ tầng tại đây còn yếu kém: + Chợ biên giới có qui mô nhỏ, hàng hóa không được đa dạng và phong phú. + Hệ thống chợ: Các chợ giáp với xã Vĩnh Xương như: chợ Vĩnh Hòa, chợ Phú Lộc, chợ Tân An,…có qui mô nhỏ chỉ đáp ứng nhu cầu người dân địa phương do đó chưa phát huy được vai trò là tuyến sau để hỗ trợ hàng hóa cho chợ biên giới Vĩnh Xương. + Đường bộ: khoảng cách từ chợ Vĩnh Xương đến các chợ trung tâm: Châu Đốc, Tân Châu còn khá xa. Bên cạnh đó đường xá, cầu cống, phà tại đây còn nhỏ và hẹp do đó bất tiện hơn về đường bộ so với cửa khẩu Tịnh Biên. + Đường thủy: Mùa khô sông Tiền có phần cạn do bị bồi lấn. Khó khăn cho những tàu quá cảnh có trọng tải lớn trên 2000 tấn. • Tốc độ đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu: − Tình hình triển khai các dự án trong thời gian qua còn khá chậm do ảnh hưởng một số văn bản mới triển khai, quá trình thực hiện triển khai thực hiện các hồ sơ pháp lý tương đối chậm, đặc biệt là công tác bồi thường giải phóng mặt bằng rất phức tạp đã làm kéo dài thời gian thực hiện các dự án do chi phí bồi hoàn giải phóng mặt bằng khá cao, làm tăng chi phí đầu tư công trình. − Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật thường kéo dài thời gian do các đơn vị thi công bị hạn chế về vốn & trang thiết bị, thủ tục thanh quyết tóan còn phức tạp nên dẫn đến tình trạng một số dự án đến nay còn dỡ dang. 4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM – CAMPUCHIA TẠI CKQT TỊNH BIÊN VÀ VĨNH XƯƠNG. 4.2.1. Giải pháp cho doanh nghiệp Hiện tại Campuchia có 3 kênh phân phối chủ yếu. Trong đó các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh An Giang đã từng bước phát huy tốt hai kênh phân phối (1) và (2) tại thị trường Campuchia này thông qua CKQT Tịnh Biên và Vĩnh xương Sơ đồ 2. Mạng lưới phân phối hàng hóa tại Campuchia. Nguồn: Sở Thương Mại TPHCM. ( SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 54 Các nhà buôn bán nhập khẩu hàng hóa Nhà bán lẻ Người tiêu dùng Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Để có thể phát huy tốt hơn nữa quan hệ mua bán, XNK giữa hai nước thì các doanh nghiệp cần phải lựa chọn phương thức thích hợp để chủ động thâm nhập vào các kênh phân phối trên thị trường Campuchia. − Doanh nghiệp tạo mối quan hệ tốt với chính quyền nước sở tại, tìm nhà phân phối là các công ty của người địa phương sẽ rất thuận lợi về nhiều mặt. − Bên cạnh đó, doanh nghiệp trong tỉnh cần tạo mối quan hệ và hợp tác kinh tế với các thương nhân, thương lái người Việt, người Việt gốc hoa tại Phnom Penh và thông qua họ để đưa hàng sang Campuchia − Các doanh nghiệp (nước tương Miền Tây Metaco, cà phê Lâm Chấn Âu,…) cũng có thể cùng liên kết lại lập cửa hàng để cùng chia sẽ chi phí, kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau nhằm thâm nhập thị trường Campuchia (chi phí thâm nhập cho thị trường Campuchia thấp do chi phí quảng cáo thấp, phương tiện quảng cáo nhiều và tập trung,…) Chẳng hạn công ty Vinamilk có mở cửa hàng phân phối sản phẩm có phối hợp với các đơn vị khác như Thuận Phát, Bidrico, trà cafe Phúc Long, Đồ hộp Vissan,… cùng hợp tác và cùng chia sẽ chi phí 4.2.2. Giải pháp về CSHT Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho vẩn chuyển hàng hóa trong nội địa đẩy nhanh sang thị trường Campuchia. Ngược lại trao đổi nhập khẩu những mặt hàng mà trong nước có nhu cầu mua sắm tiêu dùng. − Khẩn trương đầu tư xây dựng CSHT: + Nâng cấp và hoàn chỉnh quốc lộ 91 (Châu Đốc - Tịnh Biên), xây dựng cầu Hữu Nghị (Tịnh Biên) + Sớm có phương án nâng cao và mở rộng tỉnh lộ 952, 952 và cầu Tân An, cảng Tân Châu + Sớm cho ra đời và đưa vào hoạt động khu công nghiệp Xuân Tô và cụm công nghiệp Vĩnh Xương + Đầu tư khai thác khu công nghiệp Xuân Tô, hoàn chỉnh hạ tầng để tiến hành giao đất cho nhà đầu tư + Xây dựng theo qui mô công nghiệp công nghiệp hỗ trợ, trước mắt tạo quỹ đất để gaio mặt bằng cho các nhà đầu tư thực hiện − Xây dựng chợ Vĩnh Xương và phát triển hệ thống các chợ tại giáp với xã biên giới. Nhằm hỗ trợ thêm hàng hóa cho chợ biên giới Vĩnh Xương. − Kế họach nạo vét thông luồng các sông Tiền, kênh Vĩnh tế nhằm tạo điều kiện cho ghe tàu có trong tải lớn được lưu thông trong mùa khô. 4.2.3. Giải pháp về đẩy nhanh tốc độ đầu tư − Ban quản lý cửa khẩu cần tiếp tục nghiên cứu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với cơ chế sử dụng vốn đầu tư trình UBND tỉnh xem xét và kiến nghị với TW SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 55 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang − Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với Sở: Tài nguyên – Môi trường, Kế họach - Đầu tư và các huyện , xã biên giới hoàn chỉnh các dự án quy hoạch xây dựng, đẩy nhanh tốc độ xây dựng − Các huyện xã biên giới: Huy động mọi nguồn lực tại chổ và chủ động mời gọi đầu tư tập trung vào các dự án phát triển thương mại - dịch vụ - hạ tầng kỹ thuật để phát triển nhanh các khu đô thị biên giới − Các ngành có liên quan: Giao thông - Vận tải nghiên cứu các dự án phát triển của ngành và quan hệ với Bộ Giao thông - Vận tải đôn đốc thực hiện các công trình của Bộ Đầu tư cho biên giới; Ban biên giới quan hệ với phía bạn Campuchia và TW theo dõi tình hình thực hiện xác định cột mốc biên giới để triển khai xây dựng nhanh một số chương trình của cửa khẩu − Bộ Kế hoạch - Đầu tư hằng năm ưu tiên nguồn ngân sách và khai thác các nguồn khác, cân đối đủ vốn cho các công trình kinh tế biên giới. 4.2.4. Giải pháp về cơ chế chính sách − Đối với hoạt động buôn bán XNK tiểu ngạch + Buôn bán tiểu ngạch là kênh mua bán chủ yếu giữa Việt Nam – Campuchia, nó tồn tại và phát triển gắn với mối quan hệ của Việt Nam và Campuchia. Do vậy chúng ta nên có chính sách riêng cho XNK tiểu ngạch. Còn đối tượng được kinh doanh, chủng mặt hàng, vốn kinh doanh, chính sách thuế và những vấn đề khác có liên quan thì cần phải được nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện thực tế giữa hai nước. + Sau khi khảo sát cơ cấu mặt hàng XNK tại hai cửa khẩu quốc tế: Tịnh Biên và Vĩnh Xương, nhận thấy như sau: ▫ Mặt hàng nhập khẩu tiểu ngạch tại 2 cửa khẩu chủ yếu là: nông lâm sản, phế liệu, trái cây, hàng tiêu dùng (Thái Lan,…) ▫ Mặt hàng xuất khẩu tiểu ngạch tại Tịnh Biên là: hàng tiêu dùng, thủy sản, mì gói, xà bông,… XNK bằng đường chính ngạch rất khó vì thường những lô hàng nhỏ, phân tán, khối lượng ít, đa số là theo thời vụ, rất phù hợp với hình thức mậu dịch biên giới và khả năng kinh doanh vừa và nhỏ của địa phương cả 2 bên. Do đó cần tập trung để tạo mọi điều kiện buôn bán đường biên và tiểu ngạch là chính và phát triển tốt hơn nữa lợi thế này, từng bước tiến tới mở rộng buôn bán chính ngạch lớn sau này tại hai CKQT Tịnh Biên và Vĩnh Xương − Tạo thuận lợi về thủ tục cho doanh nghiệp và hàng hóa qua biên giới. Đơn giản hóa thủ tục hành chính, kiểm soát 1 cửa (XNK, thị thực XNC, kiểm dịch,…) nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cư dân biên giới giữa 2 nước được trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại đạt hiệu quả cao nhất và thuận lợi nhất. − Cho phương tiện hai nước được qua lại dễ dàng hơn để công tác và vận chuyển hàng hóa, nhằm giảm chi phí không cần thiết. − Các ban ngành (Hải quan, Ban quản lý cửa khẩu, y tế,…) chủ động đàm phán với phía bạn Campuchia cộng nhận lẫn nhau về kết quả kiểm tra hàng hóa XNK biên giới, tránh kiểm tra hàng hóa 2 lần. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 56 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang − Chế độ chính sách khuyến khích để tiếp cận thương nhân, từng mặt hàng và hợp đồng có giá trị xuất khẩu cao. − Hỗ trợ tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Campuchia Đại bộ phận của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng xuất khẩu của Việt nam sang Campuchia đều có qui mô vừa và nhỏ, nên khả năng cạnh tranh và hiệu quả sản xuất không cao. Vì thế, để đẩy mạnh, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả xuất khẩu sang thị trường này, nhà nước cần có sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp về vốn thông qua hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước. Để triển khai hoạt động hỗ trợ này nhà nước nên: + Sử dụng hiệu quả quỹ hỗ trợ xuất khẩu để các doanh nghiệp được vay vốn với lãi suất thấp. + Đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong quan hệ tín dụng ngân hàng trên cơ sở pháp luật giữa doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Mở rộng khả năng tiếp cận nguồn vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ + Đơn giản hóa thủ tục vay vốn và yêu cầu thế chấp tài sản của ngân hàng và các tổ chức tín dụng KẾT LUẬN Đẩy mạnh quan hệ mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia là vấn đề cấp bách trước mắt đối với sự phát triển kinh tế của hai nước. Hiện nay, Campuchia là 1 thị trường tiềm năng quan trọng mang lại hiệu quả kinh tế không nhỏ đối với Việt Nam nói chung và An Giang nói riêng. Để làm được điều này, chúng ta phải tập trung nghiên cứu tìm cách giải quyết các vướng mắc cản trở trong quan hệ mua bán giữa hai nước và đưa ra các giải pháp căn bản để đẩy mạnh hoạt động XNK hàng hóa. SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 57 Đánh giá tình hình mua bán, XNK qua các cửa khẩu tại An Giang Tuy nhiên, qua thời gian tìm hiểu về tình hình mua bán XNK giữa Việt Nam – Campuchia thông qua các cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên và Vĩnh Xương cho thấy rằng, các cửa khẩu hiện nay đã có tác dụng tích cực trong việc thu hút trao đổi hàng hóa sản phẩm từ các thị trường qua hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu góp phần khởi động tiềm năng của tuyến biên giới. Bên cạnh những kết quả thu được, hoạt động thương mại ở khu vực biên giới của thị trấn Tịnh Biên và Vĩnh Xương vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:  Qui mô hoạt động thương mại tại các cửa khẩu nhỏ bé, tốc độ tăng trưởng XNK hàng hóa và dịch vụ không ổn định  Cơ cấu hàng hóa XNK qua biên giới tại 2 cửa khẩu vẫn còn nghèo nàn, chủ yếu là nguyên liệu thô, chưa hình thành các mặt hàng chủ lực. Nhiều mặt hàng tiêu dùng có kim ngạch nhập khẩu lớn tại cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên như máy móc, đồ điện gia dụng, hàng mỹ phẩm Việt Nam không khuyến khích nhập khẩu nhưng lại được buôn bán tràn lan qua đường tiểu ngạch  Kết cấu hạ tầng cho hoạt động buôn bán tại chợ biên giới Vĩnh Xương còn lạc hậu, nghèo nàn. Giao thông và phương tiện tại 2 cửa khẩu không thuận lợi, kho bãi thiếu đã hạn chế quá trình trao đổi hàng hóa  Cùng với hoạt động thương mại thì nạn buôn lậu, gian lận thương mại đang diễn ra hết sức nghiêm trọng tại hai cửa khẩu SVTH: TĂNG THÁI NGỌC_3KN2 58

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANHGIA TINH HINH MUA BAN XUAT NHAP KHAUQUA CAC CUA KHAU QUOC TE TAI AN GIANG.PDF
Tài liệu liên quan