Đề án Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Trên đây là một số kiến nghị của em và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nước ta nói chung . Các biện pháp này cần phải thực hiện một cách đồng bộ từ chính phủ đến doanh nghiệp , từ nhân viên thấp nhất trong doanh nghiệp cho đến giám đốc doanh nghiệp đều phải hiểu rõ để xác định chức năng nhiệm vụ của mình cần phải thực hiện . Phải làm sao cho mọi người phải nhận thức được rằng tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp , quyết định miếng cơm manh áo của mỗi thành viên . Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là làm thế nào để tạo dựng một nền văn hoá riêng của doanh nghiệp , làm sao cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đều cảm thấy mình như là thành viên trong gia đình . Đó là nhân tố giúp mọi người hợp tác với nhau chặt chẽ hơn , là động lực thúc đẩy mọi người làm việc hết mình . Nhiệt tình và hợp tác đó là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện mọi công việc , vượt qua mọi thách thức để thực hiện mục tiêu của mình , đó cũng là bí quyết thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản .Các biện pháp trong bài viết này là cần thiết cho các doanh nghiệp nói chung , tuy nhiên đối với mỗi doanh nghiệp cụ thể tuỳ thuộc điều kiện của mình về công nghệ , vốn, con người , uy tín. Mà có thể xem trọng một hay một số biện pháp trên nhằm đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1606 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề án Các biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hậu, trung bình và tiên tiến. Tỷ lệ thay thế công nghệ thấp, công nghệ tiên tiến chủ yếu tập trung vào các ngành trọng điểm như dầu khí, điện, dệt may, da giầy, đò uống , lắp ráp ô tô và xe máy, thiết bị điện, hàng da dụng, điện tử. II. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp việt nam thời gian qua ở phần trên chúng ta đã đề cập đến một số vấn đề về thực trạng sản xuất kinh doanh chung của các doanh nghiệp thời gian gần đây. Các chỉ tiêu về lợi nhuận, giá thành sản xuất, tiềm lực tài chính... đã nói lên được phần nào thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp hiện nay. Trong phần này chỉ tập trung nói về thực trạng tổ chức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp, các hoạt động marketing nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay. Để đánh giá sơ bộ thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp, chúng ta có thể thông qua các chỉ tiêu về giá trị sản xuất công nghiệp và trị giá xuất khẩu sản phẩm công nghiệp những năm gần đây. bảng II.2:giá trị sản xuất công nghiệp phân theo khu vực và thành phần kinh tế theo giá so sánh năm 1994 đơn vị: tỷ đồng Nguồn: Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2000(của tổng cục thống kê) Năm Tổng số DN Nhà nước DN Ngoài quốc doanh đầu tư nước ngoài 1995 103525 52141 25451 25933 1996 118097 58166 28369 31562 1997 134420 64474 31068 38878 1998 151223 69463 33402 48358 1999 168749 73208 37027 58514 2000 195321 82101 43809 69411 Chỉ số phát triển theo giá so sánh năm 1994 1996 114,1 111,6 111,5 121,7 1997 113,8 110,8 109,5 123,2 1998 112,5 107,7 107,5 124,4 1999 111,6 105,4 110,9 121,0 2000 115,7 112,1 118,3 118,6 Tb 96-2000 113,5 109,5 111,5 121,8 Qua bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất công nghiệp tăng hàng năm từ năm 1995-2000 với chỉ số phát triển trung bình năm là 113,5% là khá cao. Trong khi đó số cơ sở sản xuất công nghiệp năm 1995 là 615389 doanh nghiệp năm 1999 là 618198 doanh nghiệp chứng tỏ số cơ sở sản xuất công nghiệp tăng rất ít. điều này một phần nào nói lên rằng quy mô trung bình của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, doanh thu hàng năm ngày càng tăng, tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp được cải tiến dần. Tuy nhiên tốc độ phát triển giảm dần từ năm 1996 đến năm 1999, có rất nhiều nguyên nhân làm cho tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này giảm dần nhưng nguyên nhân chính đó là do cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực. Tuy nhên năm 2000 tốc độ tăng trưởng chung của ngành công nghiệp lại tăng cao (015,7% ), cao hơn cả mức tăng trưởng năm 1996 là 14,1%. Đáng chú ý là tốc độ tăng trưởng của công nghiệp ngoài quốc doanh tăng dần qua các năm từ năm 1997 đến năm 2000, điều này phần nào chứng tỏ thực trạng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được cải thiện dần, hiệu quả kinh doanh dần dần được nâng cao. Điều đáng mừng là không những giá trị sản xuất công nghiệp tăng ở mức khá mà trị giá xuất khẩu hàng hoá tăng ở mức cao qua các năm . Các doanh nghiệp nước ta dần dần thích nghi với xu thế hội nhập, một số lớn các doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư tiền của công sức để nghiên cứu thị trường ngoài nước, tìm bạn hàng nhằm thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài.Họ đã nhận thức được rằng cạnh tranh trong thời đại ngày nay là cạnh tranh mang tính toàn cầu, các doanh nghiệp không thể trông chờ mãi vào sự bảo hộ của nhà nước, họ phải tích cực chủ động tìm mọi cách để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, thiết kế kênh phân phối có hiệu quả, có chiến lược xúc tiết phù hợp và hấp dẫn...để nâng cao khả năng cạnh tranh không chỉ trên thị trường trong nước mà phải không ngừng chiếm lĩnh thị trường ngoài nước. Bảng II.3: Trị giá xuất khẩu hàng công nghiệp từ năm 1995 đến năm2000 đơn vị: triệu USD Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000(sơ bộ) CN nặng và KS 1377,7 2085,0 2574,0 2609,0 3576,0 5100 CN nhẹ , TTCN 1549,8 2101,0 3372,4 3427,6 4190,0 4900 Tổng số 2927,5 4146,0 5946,4 6036,6 7766,0 10000 Nguồn: tổng cục thống kê Tuy nhiên nhìn chung chất lượng hàng hoá dịch vụ thấp ,giá thành cao nên thiếu sức cạnh tranh.Theo kết quả điều tra của toàn bộ công nghiệp thì đến giữa năm 1998 nghành công nghiệp mới có 26,9% sô doanh nghiệp dành được ưu thế chiếm lĩnh thị trường trong nước ;58,8% số doanh nghiệp chiếm lĩnh được trường nhưng chưa vững chắc ;14,3% số doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng cạnh tranh nggay trên thị trường trong nước .Cũng tại thời điểm điêu tra trên,chỉ có 23,8% số doanh nghiệp đã có hàng hoá xuất khẩu, 13,7% số doanh nghiệp có triển vọng sẽ xuất khẩu, còn lại 62,5% số doanh nghiệp hoàn toàn không có khả năng xuất khẩu Tờ diễn đàn kinh tế thế giới mới đây quan sát và đánh giá sức cạnh tranh của 59 nền kinh tế. Trong danh sách xếp hạng này sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta đứng thứ 53. Bảng II.4: tỷ lệ doanh nghiệp công nghiệp phân theo khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và xuất khẩu năm 1998 Nguồn: Tổng cục thống kê đơn vị:(%) Toàn ngành công nghiệp Chia ra Khai thac Chế biến sx,ppđiện,khí,ga Tổng số 100,0 100,0 100,0 100,0 a,khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước -giành ưu thế -chưa vững chắc -không có khả năng cạnh tranh 26,9 58,8 14,3 28,9 59,2 11,9 26,3 59,2 24,3 85,2 13,6 2,5 b,khả năng xuất khẩu -đã xuất khẩu -triển vọng sẽ xk -không có khả năng xk 23,8 13,7 62,5 15,9 14,4 69,7 24,3 13,8 61,9 2,5 1,2 96,3 Hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trong nước phụ thuộc rất lớn vào mức độ mà doanh nghiệp tiếp cận được với thực tiễn quốc tế trong hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù có nhiều chuẩn mực hoạt động trong các doanh nghiệp công nghiệp ở Việt Nam, những khám phá về saugiường như thích hợp với một số lớn các doanh nghiệp cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp trong khu vực tư nhân . Các doanh nghiệp trên thế giới thành công là do đã không ngừng cố gắng cải thiện tình hình của mình qua việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, áp dụng các quy trình công nghệ mới, có các biện pháp về chất lượng ...các biện pháp đó được các doanh nghiệp sử dụng liên tục, vì có như vậy doanh nghiệp mới có sản phẩm có chất lượng cao nhất, chi phí sản xuất thấp,tỷ lệ phế liệu thấp và mức độ thoả mãn khách hàng cao hơn đối thủ cạnh tranh nhằm tồn tại và thu được lợi nhuận thoả đáng trong triển vọng dài hạn. Theo quan điểm của phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam đều cho rằng khả năng cạnh tranh và năng suất của họ thấp là do máy móc lạc hậu và thiếu vốn để đầu tư vào thiết bị mới. Tuy nhiên máy móc thiết bị lạc hậu không phải là trở ngại chính đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả là những đơn vị có kỹ năng trong việc tìm kiếm các phương thức tổ chức tiêu thụ sản phẩm mới và tốt hơn, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường dịch vụ phục vụ khách hàng và thực hiện các hoạt động marketing có hiệu quả. Máy móc hiện đại gần như luôn có hiệu quả xét trên góc độ kỹ thuật, nhưng để có hiệu quả trên góc độ kinh tế thì phải xét tới chi phí của nó. Chắc chắn máy móc hiện đại là cần thiết trong nhiều trường hợp, nhưng thiết bị mới không phải là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ sản phẩm và lợi nhuận trong phần lớn các trường hợp và nó sẽ chỉ góp phần nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh và hiệu quả tiêu thụ nếu không quản lý có hiệu lực, kỹ năng tiếp thị nhạy cảm, đào tạo có chất lượng và một cơ cấu kích thích tốt. Nhiều doanh nghiệp quốc tế thành công luôn cố gắng cung cấp nhiều giá trị hơn cho khách hàng bằng cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng, phát triển các sản phẩm mới nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ khách hàng và phân phối sản phẩm. Các nhà quản lý của các doanh nghiệp nước ta phần lớn chưa nhận thức được tầm quan trong của việc tập trung vào khách hàng và tiếp thị sản phẩm của mình. Nhiều doanh nghiệp gần như hoàn toàn thụ động trong việc tiếp cận với thị trường và định hướng khách hàng. Nhiều doanh nghiệp còn hiếm khi chủ động tìm kiếm khách hàng mới, nắm bắt và tham gia vào các tiếp thị năng động trong nước hay quốc tế, hoặc thử nghiệm các sản phẩm mới. Doanh nghiệp thường dựa vào khách hàng mới để tiếp cận và tìm kiếm hoạt động kinh doanh mới. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp tiếp tục sản xuất các sản phẩm với giá trị gia tăng thấp, những sản phẩm đến lượt nó lại phải chịu ảnh hưởng của những người bán hàng quốc tế hùng mạnh. Nếu kiểu cách tiếp cận này còn tiếp diễn, các doanh nghiệp Việt Nam rất dễ bị bế tắc trong vòng sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng thấp, phạm vi cải tiến bó hẹp. Về vấn đề chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam thừa nhận chất lượng nói chung là thấp và cũng cho rằng nguyên nhân chính của chất lượng thấp là do công nghệ cũ kỹ và thiếu máy móc hiện đại. Mặc dù trong một số trường hợp, đây có thể là một trong số nguyên nhân dẫn đến chất lượng xấu, nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy chất lượng cao còn phụ thuộc vào khả năng quản lý. Nếu nguyên liêu và các đầu vào khác có chất lượng thấp, người quản lý có thể tìm đến các nhà cung cấp tốt hơn. Nếu quy trình sản xuất dẫn đến chất lượng thấp, nhà quản lý có trách nhiệm tổ chức và xây dựng lại quy trình sản xuất. Một số nghiên cứu quốc tế cho thấy, tăng năng suất và chất lượng có thể đạt được lên tới 40% trong nhiều trường hợp chỉ bằng cách xây dựng lại quy trình sản xuất với sự trợ giúp của các cố vấn chuyên nghiệp có kinh nghiệm quốc tế. Phần lớn nguồn gốc dẫn đến chất lượng sản phẩm thấp phát sinh cả trườc, trong và sau giai đoạn sản xuất. Một số hoạt động có thể thực hiện để đạt được chất lượng sản phẩm cao hơn, ví dụ các hoạt động ngăn ngừa, đào tạo và áp dụng các hệ thống quả lý chất lượng. Hệ thống quản lý này nhằm mục đích đạt được chất lượng tốt nhất do chế tác sản phẩm và loại trừ các khuyết tật trong quá trình sản xuất là các nguyên nhân dẫn đến chất lượng xấu. Có một lý do phải nhấn mạnh về máy móc và thiết bị sản xuất ở Việt Nam, về yếu kém trong tiếp thị, chất lượng sản phẩm và hướng tới khách hàng. Một số trở ngại chính đối với việc nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm ở Việt Nam là từ bên ngoài như môi trường kinh doanh manh mún và kém phát triển, một cơ cấu kích thích bị bóp méo, sự hỗ trợ và bảo hộ của chính phủ đối với nhiều doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh hạn chế. Tuy vậy còn một số trở ngại là từ chính bên trong và các nhà quản lý hoàn toàn có thể giải quyết được. Mặc dù nâng cao năng suất và cạnh tranh trong thời gian trước mắt là bước đầu tiên đảm bảo tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, nhưng như thế vẫn chưa đủ, doanh nghiệp cần có chiến lược. Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam nếu có thì chỉ là chiến lược để tồn tại trong ngắn hạn hoặc là chưa có chiến lược riêng phát triển doanh nghiệp. ý tưởng chuẩn bị một chiến lược kinh doanh thực sự gặp phải thái độ hoài nghi từ một vài doanh nghiệp. Nhiều công ty cảm thấy tầm nhìn là quá ngắn, thị trường (trong nước và quốc tế ) quá bất ổn định, tài chính dài hạn dành cho chiến lược đầu tư không có và chiến lược khó thực hiện do ảnh hưởng lớn của chính phủ vào thị trường và những thay đổi về chính sách thường xuyên tác động đến điều kiện tiến hành kinh doanh. Thái độ này là dễ hiểu, vì thực tế ở nước ta, các doanh nghiệp thường không mấy xem xét đến chiến lược. Những thay đổi mạnh mẽ và ý tưởng mới thường bị phản đối vì các phương thức kinh doanh truyền thống vẫn hoạt động khá tốt, các thói quen cũ thường là cố hữu, bắt rễ sâu trong các tổ chức ở nước ta . Tuy vậy, cả ở Việt Nam và một số nước có thể so sánh khác, các doanh nghiệp thành công đầu tiên là vì đã thay đổi cách thức kinh doanh cũ, chuyển dịch mục tiêu và mở rộng khả năng tiêu thụ của mình cả ở trong nước và quốc tế. ở nước ta, nhiều doanh nghiệp đặt cơ sở cho các hoạt động của mình trên mức lương thấp và sử dụng nhiều phương pháp không có hiệu quả. Nhiều doanh nghiệp băt chước các mẫu thiết kế và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh nước ngoài, không đầu tư vào nghiên cứu triển khai, tiếp thị hay đào tạo. Thay vào đó nhiều công ty coi chính phủ như một tác nhân quan trọng đến kết quả tiêu thụ sản phẩm của họ và nỗ lực tìm kiếm ngày càng nhiều ưu tiên, giấy phép, hạn ngạch, trợ cấp và bảo hộ càng tốt. Nếu một doanh nghiệp Việt Nam tham gia xuất khẩu thông thường nó lệ thuộc nhiều vào đối tác nước ngoài về mẫu mã thiết kế, linh kiện, quy trình công nghệ và các kênh phân phối và tiếp thị. Kết quả là phần lớn các sản phẩm đều sử dụng nhiều lao động và dựa vào tài nguyên thiên nhiên, và chủ yếu được xuất tới các thị trường phát triển. Điều này là dễ hiểu vì thực tế các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn trong “thời kỳ chuyển đổi” và phương thức kinh doanh theo định hướng thị trường, chất lượng và khách hàng hãy còn chưa nổi trội. Nhiều doanh nghiệp quen với chức năng chỉ như một đơn vị sản xuất và sự chuyển đổi các doanh nghiệp này để trở thành các công ty phát triển hoàn toàn theo định hướng lợi nhuận phải mất nhiều thời gian. Mặc dù vậy, 15 năm đã trôi qua kể từ khi tiến trình đổi mới được bắt đầu thì đây là thời điểm muộn màng đối với nhiều doanh nghiệp trong việc thay đổi mục tiêu chiến lược và chuyể trọng tâm từ lợi thế so sánh dựa trên giá lao động rẻ hay tài nguyên thiên nhiên dồi dào sang lợi thế cạnh tranh mạnh hơn dựa trên yếu tố chi phí thấp cũng như nhiều sản phẩm và quy trình độc đáo hơn. Doanh nghiệp cần nổ lực tạo ra vị thế cạnh tranh khác biệt và mang tính dài hạn. Sự cần thiết xác định chiến lược nhằm chọn lựa phương thức mà doanh nghiệp phân phối giá trị gia tăng đến khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp dựa trên giá trị là những đơn vị tạo ra và cung cấp giá trị gia tăng của các sản phẩm và dịch vụ, cho phép chúng cạnh tranh trên nhiều phương diện hơn là chi phí hay là giá cả. Các cấu thành của giá trị gia tăng có thể bắt nguồn từ khả năng phát triển sản phẩm, thiết kế sản phẩm, chất lượng sản phẩm cao, tiếp thị thích hợp hoặc các dịch vụ chuẩn mực cao dành cho khách hàng. Các công ty xuất khẩu Việt Nam thường có ít hoặc không có nhãn hiệu quốc tế riêng, thường phải dựa nhiều vào khách hàng và các đối tác chính để có đầu vào, thiết kế, quy trình công nghệ, tiếp thị và phân phối. Thách thức đối với các doanh nghiệp nước ta là làm sao tạo dựng được biểu trưng nhãn hiệu của riêng mình, giao dịch trực tiếp với khách hàng và kiểm soát các kênh phân phối quốc tế. Các doanh nghiệp nước ta sẽ không thể cải tiến sản phẩm, thu nhiều lợi nhuận hoặc cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững nếu nó không kiểm soát được kênh phân phối và tiếp cận trực tiếp với các khách hàng nước ngoài. Nếu không các doanh nghiệp này sẽ chậm trễ trong việc nắm bắt các xu hướng thị trường và những trung gian buôn bán sẽ là những kẻ chiếm phần lớn lợi nhuận. III. nguyên nhân dẫn đến hiệu qủa tiêu thụ sản phẩm thấp ở các doanh nghiệp hiện nay Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm thấp ở các doanh nghiệp hiện nay. Nhưng những nguyên nhân chủ yếu đó là: tiềm lực tài chính, trình độ máy móc thiết bị yếu kém, các doanh nghiệp chưa có tầm nhìn quốc tế, kỹ năng cạnh tranh quốc tế yếu kém, môi trường kinh doanh của nước ta thiếu tính cạnh tranh. Trong phần tổng quan chung về tình hình sản xuất kinh doanh chúng ta đã đề cập đến tiềm lực tài chính và trình độ máy móc thiết bị của các doanh nghiệp hiện nay. Cho nên trong phần này chúng ta chỉ bàn về những nguyên nhân còn lại. 1. Môi trường kinh doanh của nước ta thiếu tính cạnh tranh Chi phí kinh doanh tại thị trường nước ta khá cao so với các nước trong khu vực và thường bao gồm cả những chi phí bất hợp lý được gọi là giao dịch phí, tiêu cực phí. a,giá cung cấp các dịch vụ kết cấu hạ tầng quá cao dẫn đến giá thành sản phẩm cao, hạ thấp khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Giá dịch vụ viễn thông, giá cước điện thoại quốc tế cao gấp khoảng hai lần so với giá trung bình quốc tế. Điều này làm tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp đang cố gắng cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế. Các chi phí dịch vụ viễn thông cao ở nước ta một phần là do trình độ quản lý của tổng công ty bưu chính viễn thông (VNPT). Mặc dù VNPT có mạng viễn thông rất hiện đại nhưng số nhân viên tính trên một 1000 máy điện thoại Của nước ta cao gấp 6 lần Philippin và 7 lần so với Singapore Giá điện dùng cho kinh doanh cao gấp 2 lần so với Thượng Hải và Băng cốc, gấp 5 lần so với Jakarta Thuế thu nhập tại nước ta ( mức cao nhất là 50% ) cao nhất khu vực trên cả Thượng Hải Bảng II.5 So sánh chi phí đầu tư tại một số Thành phố lớn ở Châu á (tháng 12-1999) Hà Nội TP HCM Thượng Hải Singo-pore Băng koc Kualar-lumpur Jakar-ta Mani-la Phí thuê phòng/tháng 23 16 24 42 13 17 19 28 Phí thuê nhà cho đại điện nước ngoái/ tháng 1850 1800 1500 2285 1720 920 2000 1970 Phí điện thoạI quốc tế (3 phút gọi sang Nhật) 8.52 8.52 4.3 2.23 3.11 2.61 2.59 3.78 Tiền điện dùng cho kinh doanh/kwh 0.07 0.07 0.035 0.05 0.03 0.06 0.0177 0.09 Vận chuyển contener 40ft từ nhà máy đến cảng gần nhất của Nhật 1825 1375 880 670 1466 895 1252 994 Giá xăng dầu 1 lít 0.31 0.31 0.3 0.74 0.34 0.29 0.138 0.35 Thuế thu nhập cá nhân (mức cao nhất) 50% 50% 45% 29% 37% 29% 30% 33% Nguồn : TETRO trích từ :Tạp chí phát triển kinh tế 10-2000 b- Mặc dù có giá cao nhưng chất lượng kết cấu hạ tầng ở nước ta lại ở mức thấp nhất khu vực. Chỉ số chất lượng đường của Việt Nam khá thấp, chỉ có khoảng 30% có chiều rộng trên 10 mét. Đến nay vẫn còn trên 40% quốc lộ và 70% tỉnh lộ vẫn cồn có mặt bằng đất, trên hệ thống quốc lộ vẫn còn gần 1000 cây cầu yếu với chiều dài 45000 met. Hiện nay vẫn còn gần 600 xã chưa có đư\ờng ô tô tới trung tâm xã. Theo bộ giao thông vận tải, các dịch vụ liên quan đến Contener và đại lý tầu biển cùng các hoạt động cung ứng xuất nhập khâủ đều chưa có hiệu quả và không có tính cạnh tranh quốc tế. Hiện nay Việt Nam mới có 51% số gia đình được cấp điện.Chỉ có 2.9% số xã ở tỉnh Lai Châu có điện, ở Cao Bằng khá hơn với 7.1% và Lào Cai là 9.9%. Theo Tổng cục bưu điện đến năm 2000 vẫn còn có 19% số xã chưa có điện thoại( Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn 6-7-2000) Bảng II.6 So sánh kết cấu hạ tầng của các nước ASEAN Nước Sân bay Cảng biển Giao thông Điện lực Viễn thông Bình quân Singapore 4.9 4.9 4.6 4.4 4.7 4.7 Brunây 3.3 3 3.3 3.6 3.5 3.3 Malaisia 3.1 3.1 2.7 2.6 3.2 2.9 Thái Lan 3.1 2.5 1.6 2.7 3 2.6 Philippin 2.3 2.4 1.9 2.2 2.7 2.3 Indonexia 3 2.4 2.3 2.6 2.7 2.6 Việt Nam 1.9 2 1.9 1.9 2.2 2 Mianmar 1.6 1.5 1.6 1.4 1.4 1.5 Nguồn : Tạp chí phát triển kinh tế 5-2000. c- Việt Nam đang mất dần lợi thế về phí nhân công Nguồn nhân công dồi dào và rẻ lâu nay là lơại thế số một của Việt Nam. Theo báo cáo “ các luồng FDI vào các nước thu nhập thầp “ của ODI thì tăng trưởng của FDI vào nước ta trong nửa đầu thập niên 90 là do chi phí lao động thấp. Thế nhưng ưu thế giá nhân công rẻ ở nước ta đang mất dần. Chẳng hạn trong năm 1999 tiền lương công nhân dẹt may ở Quảng Châu Trung Quốc là 45USD/ tháng, ở Trung Hoa Lục Địa 22USD/ tháng và ở Indonesia25USD/ tháng. Trong khi đó tiền lương công nhân dệt may các tỉnh phía Nam ở nước ta vào khóảng 60-80 USD/ tháng ( Thời báo kinh tế Sài Gòn 2-3-2000). Tiền lương của ngành cơ khí Việt Nam cao hơn 25% so với Trung Quốc trong 5 năm gần đây cao hơn Indonesia hiện nay trong khi năng suất lao động lại thấp hơn. Theo tổ chức xúc tiến thương mại Nhật (TETRO). Lương trả cho một người công nhân lao động giản đơn ở các công ty Nhật tại Thành phố HCM cao hơn 75% so với Jakarta (Indonesia )( Nguồn : Thời báo kinh tế Sài Gòn 1-6-2000). Như vậy trong giai đoạn tới các doanh nghiệp nước ta không thể dựa vào lợi thế lao động rẻ để có thể tiếp tục nhận được thêm các đơn đặt hàng gia công. d- Hệ thống dịch vụ công Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng cũng là nơi phát sinh thêm các chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp. Các cơ quan công quyền ở mọi cấp tự đặt ra rất nhiều loại phí khi cung cấp dịch vụ công dẫn đến tình trạng “ loạn phí và lệ phí “. Theo cục thuế Thành phố HCM căn cứ vào báo cáo của cấp dưới thì ở thành phố tồn tại 122 khoản phí và lệ phí . Ngoài các khoản của bộ, ngành, trung ương hiện nay khôngm một cư quan thống kê nào có thể công bố chính xác có bao nhiêu khoản phí và lệ phí mà người dân và doanh nghiệp phải nộp ( Thời báo kinh tế Sài Gòn 24-8-2000). Cùng với các loại lệ phí chính thức các doanh nghiệp còn phải chi thêm nhiều khoản “hoa hồng, giao dịch phí” khác cho các quan chức. Để giải quyết các vấn đề kinh doanh doanh nghiệp còn phải chi một khoản không nhỏ và biến báo tận cùng vào giá thành sản phẩm hoặc cắt giảm lợi nhuận, phúc lợi. Điều này dường như đã trở thành một nếp, một thói quen rất khó bỏ trong môi trường kinh doanh của nước ta. 2- Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có tầm nhìn quốc tế Mặc dù sản phẩm của Việt Nam đã ra tới thị trường quốc tế nhưng sự tồn tại hình ảnh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế gần như chưa đáng kể. Các doanh nghiệp nước ta vẫn chủ yếu đóng vai trò gia công, xuất khẩu dựa vào thương hiệu nước ngoài( đặc biệt là các mặt hàng dệt may ) Theo điều tra của Econet (Nguồn: Kinh tế Việt Nam và thế giới, 18-6-2000 ),hơn 90% doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc khối quốc doanh trả lời họ không quan tâm đến thị trường nước ngoài. Vấn đề xuất khẩu thuộc các tổng công ty hoặc hiệp hội. Hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều trả lời họ không đủ điều kiện tiếp cận thị trường xuất khẩu. Cũng theo đIều tra này thì các nhà sản xuất nước ta, đặc biệt các giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ rất tự ti khi so sánh hàng hoá của mình với hàng hoá của các nhà sản xuất trên thế giới. Họ cho rằng hàng hoá của mình chứa đựng hàm lượng về công nghệ và mỹ quan rất thấp. Quan trọng hơn nữa là họ không hề có chiến lược cải tiến chất lượng sản phẩm hướng tới thị trường nước ngoài. Đây là một tâm lý rất bất lợi trong quá trình hội nhập . Hầu hết các doanh nghiệp đều nắm bắt rất sơ sài các thông tin chính thức, đáng tin cậy để hiểu biết thị trường nước ngoài. Các kỹ năng cạnh trạnh quốc tế của các doanh nghiệp còn rất yếu kém Các kỹ năng này tập trung vào tạo lập và phát triển uy tín của doanh nghiêp,phát triển kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp,xây dựng và chiến lược đổi mới sản phẩm liên tục , các chiến lược marketting quốc tế khôn khéo Tuy nhiên phần lớn doan nghiệp Việt Nam chưa xây dựng được chiến lược kinh doanh ,mà phương thức kinh doanh chủ yếu nhằm vào mục tiêu ngắn hạn. Không hiếm doanh nghiệp hầu như không hoặc hoàn toàn không đầu tư cho nghiên cứu và phát triển , tiếp thị , đào tạo và huấn luyện. Nhiều doanh nghiệp không tự chủ về kiểu dáng công nghiêp, không tổ chức tiếp thị cả trong nước và nước ngoài . Thực tế đã chứng minh rằng, cạnh tranh quốc tế chỉ có hiệu quả bền vững nếu doanh nghiệp cố gắng vươn tới và đạt được chuẩn mực kinh doanh quốc tế. Trong khi đó nhiều doanh nghiệp nước ta quan tâm đến việc củng cố “Mối quan hệ ” hơn là nâng cao chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường . NgoàI những nguyên nhân trên còn có nhiều nguyên nhân khác như : sự hỗ trợ và bảo họ của chính phủ đối với các doanh nghiệp và sức ép cạnh tranh hạn chế ;trình độ của các nhà quản lý và tay nghề của công nhân thấp hiểu biết về thị trường , công tác marketting của doanh nghiệp còn nhiều hạn chế; phần lớn các doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển lâu dài, việc sắp xếp các DNNN , cổ phần hoá một số DNNN triển khai khá chậm chạp và hầu như chưa đạt mục đích…. Chương iii Một số biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập. I-Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. 1-Đường lối phát triển kinh tế chung. Trong báo cáo chính trị của ban chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã nếu ra đường lối kinh tế chung của nước ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc tự chủ,đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực ngoài và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững,tăng trưởng kinh tế đi liền với phát triển văn hoá,từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường, kết hợp phát triển kinh tế xã hội với tăng cường quốc phòng an ninh. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 –2010 nhằm: Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển,nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ,kết cấu hạ tầng,tièm lực kinh tế,quốc phòng an ninh được tăng cường thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đưọc hình thành về cơ bản,vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao. Năm 2010, tổng sản phẩm trong nước tăng ít nhất gấp đôi so với năm 2000, chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp xuống còn khoảng 50%. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 là bước rất quan trọng trong việc thực hiện chiến lựoc 10 năm 2001- 2010 nhằm: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế,cơ cấu lao động theo hướng công nghiêpọ hoá hiện đại hoá. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.mở rộng kinh tế đối ngoại,tạo chuyển biến mạnh về giáo dục và đào tạo,khoa học và công nghệ,phát huy nhân tố con người. Tạo nhiều việc làm, cơ bản xoá đói giảm số hộ nghèo, đẩy lùi các tệ nạn xã hội hinh thành một bước quan trọng thể chế kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Giữ vững ổn định chính trị và kinh tế xã hội, bảo vệ vững chăc độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia. Trong 5 năm 2001-2005 phấn đấu đạt nhịp độ tăng tổng sản phẩm trong nước bình quân 7.5%/ năm . 2- Định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong thời gian tới . Báo cáo chính trị của ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII. Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu ra đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần quy định cụ thể phương hướng phát triển sản xuất kinh doanh của các loại hình doanh nghiêp như sau: Kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng những tiến bộ của khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Trong 5 năm tới phải cơ bản hoàn thành việc củng cố, sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu,đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước hiện có, đồng thời phát triển thêm các doanh nghiệp mà nhà nước đầu tư 100% vốn hoặc có cổ phần chi phối ở một số ngành, lĩnh vực then chốt và địa bàn quan trọng. Xây dựng một số tập đoàn kinh tế mạnh trên cơ sở các tổng công ty nhà nước, có sự tham gia của các thành phần kinh tế. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hoá và đa dạng hoá sở hữu đối với những doanh nghiệp mà nhà nước không cần lắm 100% vốn, giao bán, khoán, cho thuê… các doanh nghiệp loại nhỏ, nhà nước không cần nắm giữ, xáp nhập, giải thể và cho phá sản những doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả và không thực hiện được các biện pháp trên. Khẩn trương cải thiện tình hình tài chính và lao động ở các doanh nghiệp nhà nước, củng cố và hiện đại hoá từng bước các tổng công ty nhà nước . Phân biệt quyền của các chủ sở hữu và quyền kinh doanh của doanh nghiệp. Thực hiên chế độ quản lý của công ty đối với các doanh nghiệp kinh doanh dưới dang công ty trách nhiệm hữu hạn một chủ sở hữu là nhà nước và công ty cổ phần có vốn nhà nước, giao cho hội đồng quản trị doanh nghiệp quyền đạI diện trực tiếp chủ sở hữu gắn với quyền tự chủ kinh doanh, quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước đối với doangh nghiệp. Khuyến khích phát triển kinh tế tư bản tư nhân rộng rãI trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tạo môI trường kinh doanh thuạn lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những điịnh hướng ưu tiên của nhà nước, kể cả đầu tư ra nước ngoài, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần, bán cổ phần cho người lao động, liên doanh liên kết với nhau, với kinh tế tập thể và kinh tế nhà nước. Xây dựng quan hệ tốt giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Phát triển đa dạng kinh tế nhà nước dưới các hình thức liên doanh liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư bản tư nhân trong nước và ngoài nước, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các bên đầu tư kinh doanh. Tạo điiều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận lợi, hướng vào xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo nhiều việc làm. Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài. Chú trọng phát triển các hình thức tổ chức linh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau giữa trong và ngoài nước, phát triển mạnh hình thức tổ chức kinh tế cổ phần huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội. Nhân rộng mô hình hợp tác, liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn. II-Những biện pháp thuọc về chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Đẩy mạnh cải cách thể chế kinh tế Thực tế chỉ rõ thể chế nào doanh nghiệp ấy. Một thể chế kinh tế nếu phù hợp với lòng dân, phù hợp với thực trạng đất nước và quy luật phát triển của thời đại sẽ có tác dụng thúc đẩy to lớn đối với sự phát triển kinh tế của một đất nước, thúc đẩy sự hình thành một hệ thống doanh nghiệp hùng mạnh có khả năng cạnh tranh trên phạm toàn cầu. Điều đó đòi hỏi nhà nước phải tạo hành lang pháp lý ổn định, bình đẳng giữa các doanh nghiệp, mọi lĩnh vực hoạt động đều xuát phát theo luật ( Luật doanh nghiệp, Luật thương mại,Luật cạnh tranh …) ngoài ra không còn ràng buộc gì khác.Nhanh chóng xây dựng bộ máy làm luật doanh nghiệp tránh tình trạng luật quy định chung chung kéo theo quy trình hướng dẫn luật: nghị đinh, thông tư hướng dẫn, thông tư liên bộ, xuống địa phương, sở, ban, ngành lại có văn bản hướng dẫn. Như thế mới tránh khỏi lạm giấy tờ cơ chế “xin- cho” hoành hành, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển . Tạo môi trường cạnh tranh Doanh nhân- giám đốc là một nghề và phải được luật pháp thừa nhận như các nghề khác. Cung với việc đào tạo phải bồi dưỡng để hình thành một tầng lớp doanh nhân thực thụ, chuyên nghiệp, cần trạo ra cơ chế cạnh tranh bình đẳng trong việc tuyển chịn các doanh nhân, có như vậy mới làm cho đội ngũ các doanh nhân ngày càng vững mạnh. Riêng đối với các doanh nghiệp nhà nước, thực tế chỉ rõ: khi giám đốc doanh nghiệp vẫn là cán bộ công chức do nhà nước bổ nhiệm thì lợi ích và trách nhiệm của họ không gắn liền với tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy cần thay đổi cơ chế tuyển dụng, thực hiện việc tuyển dụng giám đốc thông qua cơ chế cạnh tranh trên thị trường, xoá bỏ chế độ đẳng cấp doanh nghiệp, trả lương theo kết quả phân loại doanh nghiệp, thực hiên cơ chế trả lương theo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, kích thích giám đốc năng động, sáng tạo trong kinh doanh 3-Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường Trú trọng các thị trường cơ bản và những thị trường mới sơ khai như thị trường lao động thị trương chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường khoa học công nghệ, thị trường tư vấn và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp. Nhà nước cần xúc tiến sớm việc xây dựng cơ chế giữa nhà nước, các trung tâm nghiên cứu khoa học và các doanh nghiệp. Điều này làm cho các doanh nghiệp có những sản phẩm mẫu mã mới, chất lượng cao giá thành hạ, các trung tâm nghiên cứu có thu nhập kích thíh nghiên cứu phát triển. Nhà nước bớt được khoản ngân sách vốn đã eo hẹp lại phải dàn trải , hiệu quả không cao 4-Đẩy mạnh, nhanh chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước Chương trình cải cách doanh nghiệp nhà nước được thực hiện theo hướng kiên quyết giải thể những doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả, cổ phần hoá, bán cho thuê để nhà nước có điều kiện đầu tư tập trung vào một số doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nâng cao tinh thần trách nhiệm của giám đốc và mọi người lao động ở các doanh nghiệp 5-Tiếp tục cải cách hệ thống ngân hàng: Trong đó cơ cấu lại các ngân hàng thương mại quốc doanh , tập trung vào cảI cách thủ tục thẩm đinh tín dụng, cải tiến dịch vụ ngân hàng, hướng các ngân hàng trở thành người bạn đồng hành trong kinh doanh hơn là người chỉ coi doang nghiệp là người cần mình, người vay không trả 6-Thành lập các trung tâm tư vấn pháp lý và hỗ trợ thông tin kinh doanh : Các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài, xây dựng và thiết lập dự án đầu tư, hệ thống thông tin quản lý. Tăng cường trao đổi thông tin kinh tế và quản lý giữa doanh nghiệp với các cơ quan chính phủ 7-Có cơ chế, chính sách khuyến khích bằng vật chất cụ thể cho doang ghiệp nhà nước đặc biệt là các tổng công ty: áp dụng tiêu chuẩn ISO 9000 cho các sản phẩm dịch vụ của mình. Đây là một biện pháp quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và lấy giấy “thông hành” cho các doanh nghiệp khi tham gia thị trường quốc tế 8- Ngành tài chính, hải quan cẩn xem xét lại những quy định vế thuế phí mạnh dạn xoá bỏ, sửa đổi những gì bất hợp lý nhắm tạo điều kiện thuận lợi , dễ dàng cho các doanh nghiệp được miễn giảm các loại phí không đáng có để hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế. Hàng Việt Nam không thể cạnh tranh với hàng Trung Quôc, Thái Lan và các nước khác trong khu vực nếu tiếp tục, gánh chịu trên lưng mình thuế và phí nặng nề bất hợp lý. Do đó nếu ta không có chính sách bổ trợ tạo điêu kiện cho các doanh nghiệp giảm bớt thúê và các loại phí khác thì không thể nói tới nâng cao năng lực canh tranh của doanh nghiệp trong xu thế hội nhập Trong những năm tới . Ngoài ra cần phát huy vai trò bổ trợ của nhà nước trong việc giúp đỡ doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường ngoài nước ( kí kết các hiệp định chính phủ , các đại diện ngoại giao , thương mại ở nước ngoài hỗ trợ , giúp đỡ doanh nghiệp trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường .. . ) III/ những biện pháp của các doanh nghiệp nhằm nâng cao sức cạnh tranh đẩy mạnh tiêu thụ 1/ nâng cao chất lượng sản phẩm là nhiệm vụ số một của các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp trong lĩnh vực sản xuất của các doanh nghiệp , nó phản ánh trình độ trang bị kỹ thuật công nghiệp , trình độ tổ chức sản xuất , tổ chức quản lý và trình độ tay nghề của công nhân . thường là khi đề cập các biện pháp đầu tiên mà người ta nói tới đó là vấn đề đổi mới cong nghiệp . Tuy nhiên máy móc lạc hậu không phải là trở ngại chính đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm ,nó còn phụ thuộc nhiều vào phương thức quản lí , đào tạo nhaan viên cơ cấu kích thích .. Vấn đề cơ bản là làm sao quản lí và phát huy được lực lượng kỹ thuật hiện có , trên cơ sở quản lí chất lượng đồng bộ và áp dụng hệ thống chất lượng iso 9000 , uy tín của doanh nghiệp sẽ được nâng cao ở thị trường trong nước và quảc tế . Để nâng cao chất lượng sản phẩm , vấn đề thứ hai không kém phần quan trọng đó là nâng cao chất lượng của nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất , nguyên vật liệu là yếu tố trực tiếp cấu thành thực thể của sản phẩm , chất lượng của nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm , cán bộ kiểm tra phải kiên quyết loại bỏ mọi mguyên vật liệu kém phẩm chất ra khỏi dây chuyền sản xuất , mặc dù có bị thiệt hại về kinh tế đối với doanh nghiệp nhưng không thể mất uy tín và khả năng của doanh nghiệp . Trong quá trình sản xuất phải luôn coi trọng và chấp hành các qui chế kiểm tra các đối tượng tham gia vào quá trình sản xuất như kiểm tra chất lượng của nguyên vật liệu , kiểm tra trạng thái của máy móc thiết bị dụng cụ đo lường và đồ gá lắp , kiểm tra chất lương sản phẩm dở dang , bán thành phẩm dây chuyền , kiểm tra tình hình chấp hành , qui tắc qui trình kỹ thuật của công nhân , kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho và việc bảo quản thành phẩm trong kho . Trong quá trình kiểm tra cá nhân nào vi phạm điều gì đều phải bồi thường về vật chất do các nguyên nhân từ kiểm tra gây ra . để duy trì và phát huy dược khả năng của các công nhân có trình độ tay nghề cao , doanh nghiệp nên xây dựng chế độ tiền thưởng với những công nhân làm ra những sản phẩm có chất lượng cao , đặc biệt là những sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khảu . Về tiền lương đặc biệt là chế độ tiền lương theo sản phẩm , phải xây dựng các đơn giá khác nhau . Nhờ có chất lượng cao mà thị trường doanh nghiệp luôn được duy trì và mở rộng , uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao , đó là nhân tố quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp . 2/ Phải có sự quan tâm thoả đáng với công tác thiết kế sản phẩm . đối với mỗi doanh nghiệp , thiết kế sản phẩm là một khâu đặc biệt quan trọng , có ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất kinh doanh , đến mục tiêu kết quả kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường . sản phẩm của doanh nghiệp có hấp dẫn , có hợp với thị hiếu và thoả mãn với nhu cầu của khách hàng hay không là nhờ vào khâu thiết kế sản phẩm. Trong cơ chế thị trường khi mức sống của dân cư được nâng cao , chu kì sống của sản phẩm đều có xu hướng rút ngắn , song song với việc đa dạng hoá sản phẩm , đổi mới công tác thiết kế sản phẩm để thay đổi kiểu dáng , màu sắc phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng là một nội dung không thể thiếu được trong sản xuất kinh doanh . Mặt khác chúng ta còn thấy thiết kế sản phẩm là khâu đầu tiên trong quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thiết kế sản phẩm , doanh nghiệp có thể tính toán được mức tiêu hao nguyên vật liệu , hao phí lao động , máy móc thiết bị , và các thông số kỹ thuật , từ đó mới phát huy được tính chủ động sáng tạo trong sản xuất kinh doanh . để có sự quan tâm thoả đáng đối với công tác thiết kế , các doanh nghiệp phải thường xuyên tạo điều kiện để nâng cao năng lực trình độ điều kiện làm việc cho cán bộ thiết kế , xây dựng chế độ tiền lương tiền thưỏng gắn liền với chất lượng công tác thiết kế . Nếu có sự quan tâm thoả đáng đối với công tác thiết kế , thiết kế sẽ là nhân tố quan trọng góp phần vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doannh nghiệp , tạo điều kiện cho doanh nghiệp đứng vững trong cơ chế thị trường . Phấn đấu hạ giá thành làm cơ sở hạ gía bán sản phẩm trên thị trường . Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí về sử dụng về tư liệu sản xuất , trả lương phụ cấp ngoài lương và các chi phí khác có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hay nói cách khác giá thành sản phẩm bao gồm tất cả các chi phí mà doanh nghiệp chi ra có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm . Trong thực tế việc phấn đấu để hạ giá thành trước hết phải tập trung vào tiết kiệm những khoản mục có tỷ trọng lớn trong giá thành . Ví dụ như : Nguyên vật liệu chính , tiền lương công nhân sản xuất ,khấu hao máy móc thiết bị và chi phí quản lí . Muốn giảm các khoản chi phí này , trước hết đối với nguyên vật liệu chính , doanh nghiệp nào còn sử dụng nguyên vật liệu của nước ngoài như thuốc lá da giày , cao su.. Phải phấn đấu sử dụng nguyên vật liệu nội địa thay thế vì giá cả nguyên vật liệu cao hơn nhiều so với nguyên vật liệu trong nước , trừ trường hợp đặc biệt trong nước không có khả năng sản xuất . Trong công tác quản lí các doanh nghiệp phải cố gắng xây dựng được hệ thống định mức tiêu hao đảm bảo tính tiên tiến và hiện thực , nhanh chóng đưa định mức vào sẩn xuất , tổ chức thực hiện theo dõi tình hình thực hiện định mức , đồng thời động viên khen hưởng kịp thời những công nhân sử dụng hợp lí và tiết kiệm nguyên vật liệu . Trong công tác quản lí phải hạn chế và đi đến xoá bỏ mọi sự mất mát , hư hỏng và hao hụt nguyên vật liệu . đối với khoản mục khấu hao , trước hết phải hoàn thiện công tác tổ chức sản xuất , đảm bảo sự cân đối trên dây truyền sản xuất , phấn đấu giảm tới mức tối đa lượng sản phẩm dở dang và bán thành phẩm trên dây tryền sản xuất . Tận dung triệt để công suất máy móc thiết bị trước hết là về số lượng và về mặt thời gian , nâng số ca làm việc từ 1 hay 2 ca lên 3 ca , để tạo điều kiện biện pháp tăng sản lượng , giảm chi phí cố định trong giá thành . Đối với khoản mục tiền lương , sau khi doanh nghiệp đã xác định được cơ cấu lao động tối ưu , phải sớm hoàn thiện hệ thống định mức thời gian lao động , tiến hành phân công, bố trí lao động hợp lí sao cho phù hợp với năng lực sở trường và nguyện vọng của mỗi người , đảm bảo đủ việc làm và thực hiện rộng rãi chế độ trả lương theo sản phẩm , song song với các nội dung trên , cần tăng cường kỷ luật lao động , giảm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm . Với khoản mục chi phí quản lí , trước hết doanh nghiệp phải phấn đấu tinh giảm bộ máy quản lí , sao cho tỷ lệ gián tiếp chiếm từ 8 đến 12% so với số lượng công nhân viên trong doanh nghiệp , về cơ chế quản lí cũng phải sớm được kiện toàn , trước hết là hệ thống chức năng , nhiệm vụ quyền hạn của từng người , từng bộ phận trong bộ máy quản lí . Trong quản lí phải áp dụng nhanh chóng chế độ tiền lương sản phẩm gián tiếp kể cả cho cán bộ quản lí và công nhân phục vụ , chế độ khoán chi phí quản lí cho các bộ phận xưởng và các phòng ban chức năng để thu hút mọi cán bộ công nhân viên chức trong doanh nghiệp quan tâm đến việc tiết kiệm và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp phát triển. Trong cơ chế thị trường mục tiêu củai cùng của các hoạt động sản xuất Kinh doanh của doanh nghiệp là phải đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi . Một trong hững công cụ để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp kinh tế là hạ giá bán và giới hạn tôi đa của việc hạ giá bán đó là giá thành . Trong thực tế có những lúc tực hiện mục tiêu chiến lược phải chấp nhận giá thành hàng hoá thaaps hơn giá thành , nhưng đó chỉ là giải pháp tình thế , không thể kéo dài . để thắng lợi trong cạnh tranh , mục tiêu lâu dài và cơ bản là phấn đấu hạ giá thành sản phẩm 4- Nâng cao chất lượng cộng tác kế hoạch thông qua việc nghiên cứu để nắm vững nhu cầu thị trường . Kế hoạch là những chỉ tiêu con số được dự kiến và ước tính trong việc thực hiện một nhiệm vụ cụ thể nào đó cho phù hợp nhu cầu thị trường , với khả năng nhu cầu thực tế của doanh nghiệp nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật nhà nước cho phép .Với quan niệm này chúng ta nhận thấy , chất lượng của một kế hoạch chủ yếu được phản ánh ỏ hai chỉ tiêu đó là : Kế hoạch đó phải phù hợp với nhu cầu của thị trường ( thông qua kế hoạch tiêu thụ ) và phù hợp với khả năng thực tế của doanh nghiệp ( thông qua thực hiện các kế hoạch của chỉ tiêu sản xuất ) . Chúng ta chỉ nhấn mạnh sản xuất và tiêu thụ vì kế hoạch này là một bộ phận quan trọng nhất trong công tác kế hoạch của doanh nghiệp và cũng từ kế hoạch này chúng ta mới có tính toán được các chỉ tiêu của các kế hoạch khác như : Kế hoạch vật tư lao động kỹ thuật, giá thành xây dựng cơ bản và tài chính .. Nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch trong doanh nghiệp , chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau , nhân tố được coi là quan trọng nhất đó là công tác điều tra nghiên cứu để nắm vững nhu cầu của thị trường , nhu cầu của thị trường sẽ chi phối hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp . Vì lí do đó có thể nói rằng để tiêu thụ có hiệu quả , đòi hỏi mỗi doanh nghiệp có sự tập trung thoả đáng vào công tác nghiên cứu nhu cầu thị trường . Ngiên cứu thị trường là quá trình kiểm tra thu thập , tổng hợp số liệu thông tin về các số liệu cấu thành thị trường , đồng thời phải tìm hiểu qui luật vận động và những nhân tố ảnh hưởng đến thị trường ở một thời điểm hay một khoảng thời gian nhất định trong lĩnh vực lưu thông , từ đó sử lí các thông tin rút ra các kết luận và hình thành các quyết đinh các quyết định đúng đắn cho việc xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh . Nghiên cứu thị trường là một vấn đề hết sức phức tạp , vì các thông tin và các nhân tố ảnh hưởng đều có mối quan hệ gắn bó với nhau , chẳng hạn khi tìm hiểu đặc điểm của hàng hoá thì không thể bỏ qua mối quan hệ với người mua , thời gian mua phương thức thanh toán hoặc khi nghiên cứu sức mua trên thị trường thì không thể bỏ qua việc nghiên cứu mật độ dân số , mức thu nhập bình quân và phong tục tập quán của người tiêu dùng . Công tác thị trường được thực hiện tốt giúp doanh nghiệp giải quyết các vấn đề sau : xác định đâu là thị trường có triển vọng nhất đối với doanh nghiệp hoặc lĩnh vực nào phù hợp nhất đối với hoạt động của doanh nghiệp Khả năng tiêu thụ sản phẩm củ doanh nghiệp trên thị trường là bao nhiêu . doanh nghiệp phải có biện pháp gì để cải thiện mẫu mã , màu sắc , bao bì ,chất lượng cuả sản phẩm . doanh nghiệp phải có chiến lược chính sách như thế nào để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường . Như vậy việc nghiên cứu thị trường chính là việc nghiên cứu các cơ hội kinh doanh để đưa ra các quyết định kinh doanh hợp lí , đồng thời nghiên cứu vào kết quả thị trường , chúng ta coi đó là một căn cứ quan trọng đẻ xây dựng kế hoạch và nâng cao chất lượng của công tác kế hoạch trong các doanh nghiệp . 5/ Một số biện pháp khác . Ngoài các giải pháp chủ yếu trên các doanh nghiệp còn cần phải thực hiện tốt một số biện pháp hỗ trợ sau : Phải luôn luôn tìm cách để doanh nghiệp mình có tính khác biệt , độc đáo ở một điểm nào đó so với sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác ( giá trị sử dụng ,mẫu mã , bao bì..) Doanh nghiệp có thể tập trung vào một vài phân khúc của thị trường trọng điểm , trực tiếp phục vụ nhu cầu của một nhóm khách hàng hạn chế , có thể phân theo mức độ giàu nghèo , tuổi tác giới tính tính cách , thói quen nghề nghiệp .., hoặc phân theo khúc nhỏ của thị trường trên một tuyến sản phẩm đặc thù theo khả năng và ưu thế của doanh nghiệp . Phát triển mạng lưới tiêu thụ , thường xuyên đưa ra các hình thức khuyến mãi phù hợp với từng lúc từng nơi cải tiến phương thức phục vụ khách hàng . Nâng cao chất lượng của hệ thống phân phối , kể cả dịch vụ trước và sau khi bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hoá tiêu dùng ở những thị trường khác nhau , nắm bắt và phản ứng nhanh trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường . Nâng cao trình độ năng lực kinh doanh , điều hành quản lí doanh nghiệp , nhất là nâng cao trình độ , kinh nghiệm kinh doanh và điều hành của giám đốc , trình độ tay nghề của người lao động , trình độ và kiến thức tiếp thị , tiếp thu khoa học kỹ thuật , trình độ công nghệ thông tin , chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khá c nhau trong hoạt động doanh nghiệp . Chú trọng việc xây dựng và quảng cáo cho thương hiệu sản phẩm . Một thương hiệu mạnh có thể giúp cho doanh nghiệp đạt được vị trí dẫn đầu ngành , thương hiệu càng nổi tiếng thì khả năng tăng thị phần của nó trên thị trường ngày càng cao . Nhờ đó doanh nghiệp có thể điều tiết thị trường , định giá cao hơn , chi phối làm cho các đối thủ nản lòng khi muốn chia thị phần với họ . các doanh nghiệp Việt Nam muốn đứng vững và phát triển trong cạnh tranh thì phải xây dựng cho mình một mô hình văn hoá doanh nghiệp , đó là : Xây dựng chế độ lương bổng kích thích tốt , chế độ làm việc ổn định , xây dựng mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp như một đại gia đình , hướng tới một tinh thần đồng đội cao , đồng thời phải qui định rõ ràng về thưởng phạt để tạo ra động lực cạnh tranh , động lực phát triển của doanh nghiệp . Trên cơ sở chiến lược kinh doanh dài hạn và các mục tiêu trước mắt , doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược huy động vốn . Một trong những yếu điểm của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là thiếu vốn ,trong khi đó một số ngân hàng thương mại lại thừa vốn .Các doanh nghiệp cần xây dựng cho được phương án kinh doanh khả thi . Bên cạnh nguồn vốn từ ngân hàng , các công ty cổ phần , doanh nghiệp Việt Nam cổ phần hoá , các tổng công ty có thể huy động vốn từ thị trường chứng khoán thông qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu . đây là nguồn vốn rẻ và ổn định , giúp doanh nghiệp thực hiện các dự án kinh doanh lớn đòi hỏi thời gian dài. Kết luận Trên đây là một số kiến nghị của em và một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp nước ta nói chung . Các biện pháp này cần phải thực hiện một cách đồng bộ từ chính phủ đến doanh nghiệp , từ nhân viên thấp nhất trong doanh nghiệp cho đến giám đốc doanh nghiệp đều phải hiểu rõ để xác định chức năng nhiệm vụ của mình cần phải thực hiện . Phải làm sao cho mọi người phải nhận thức được rằng tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ sống còn của doanh nghiệp , quyết định miếng cơm manh áo của mỗi thành viên . Vấn đề cần nhấn mạnh ở đây là làm thế nào để tạo dựng một nền văn hoá riêng của doanh nghiệp , làm sao cho mỗi nhân viên trong doanh nghiệp đều cảm thấy mình như là thành viên trong gia đình . Đó là nhân tố giúp mọi người hợp tác với nhau chặt chẽ hơn , là động lực thúc đẩy mọi người làm việc hết mình . Nhiệt tình và hợp tác đó là tiền đề để doanh nghiệp thực hiện mọi công việc , vượt qua mọi thách thức để thực hiện mục tiêu của mình , đó cũng là bí quyết thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản .Các biện pháp trong bài viết này là cần thiết cho các doanh nghiệp nói chung , tuy nhiên đối với mỗi doanh nghiệp cụ thể tuỳ thuộc điều kiện của mình về công nghệ , vốn, con người , uy tín.. Mà có thể xem trọng một hay một số biện pháp trên nhằm đạt được mục tiêu tiêu thụ sản phẩm một cách hiệu quả nhất. Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình : Quản trị doanh nghiệp thương mại ( dành cho cao học) PGS-TS Nguyễn Xuân Quang chủ biên Nghiên cứu kinh tế số 276 –tháng 5/2001 Nghiên cứu kinh tế số 254 – tháng 7/1999 Giáo trình kinh tế thương mại .( PGS-Ts Nguyễn Duy Bột và PGS- TS Đặng Đình đào ) Tạp chí thương mại và phát triển tháng 11/2001 Tạp chí thương mại số 17/2001 Tạp chí thương mại số 22/2001

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35218.doc
Tài liệu liên quan