Đề tài Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà

Trước tiên là Công ty đã đảm bảo được công ăn việc làm cho 800 người lao động, đảm bảo đời sống cho họ, góp phần làm ổn định trật tự, an ninh xã hội và tăng thu nhập cho đất nước. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại nhưng Công ty giầy Ngọc Hà đã có những cố gắng rấ lớn để trụ vững ổn định và tạo hướng đi lâu lên nhằm hiệu quả cao. Bên cạnh đó Công ty tích cực khai thác thị trường, chủ động đi tìm nguồn hàng, tìm khách hàng ngoài nwocs, trong nước, chấp nhận khoản chi phí hợp lý trả công cho người môi giới để có hợp đồng, tranh thủ sự giúp đỡ của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, sở công nghiệp Hà Nội, sở thương mại Hà Nội, để nhận hạn ngạch trả nợ theo nghị định thư, tích cực tìm đầu mối nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. Mặc dù để giữ uy tín, Công ty còn tích cực xem xét các khiếu nại của nước ngoài về hàng xuất khẩu để hạn chế tiền bồi thường, đồng thời rút kinh nghiệm về phía mình như phẩm chất hàng hoá, số lượng đóng gói, thời hạn giao hàng.

doc57 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Biện pháp nhằm đẩy mạnh gia công xuất khẩu giày ở Công ty giày Ngọc Hà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khẩu là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm tại ngay nơi sản xuất của Công ty. Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm phải được tiến hành ở từng công đoạn và khi sản phẩm hoàn thành và chuẩn bị nhập kho. Không ít cơ sở làm gia công bị bên đặt gia công trả lại sản phẩm vì chất lượng kiểm tra của doanh nghiệp thấp không đáp ứng yêu cầu chất lượng đã được ghi trong hợp đồng. Vì vậy doanh nghiệp phải chú ý đến việc tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm và trình độ đội ngũ nhân viên đảm nhận công việc này. * Sau khi bên đặt gia công kiểm tra và xác nhận về số lượng và chất lượng hàng. Công ty sẽ tiến hành thủ tục giao hàng theo những điều kiện ghi trong hợp đồng. Bộ hồ sơ để làm thủ tục bao gồm: + Hợp đồng gia công đã đăng ký với bộ thương mại +Tờ khai hải quan và hồ sơ theo dõi hàng gia công + Bản khai chi tiết đóng gói hàng gia công + Giấy phép kinh doanh gia công xuất khẩu của Công ty + Giấy chứng nhận xuất sứ (C/O) + Giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng (nếu có yêu cầu) Khi bộ hồ sơ được Hải quan chấp nhận và cho phép làm thủ tục xuất khẩu, thì đăng ký với Hải quan về thời gian và địa điểm kiểm hoá. Đồng thời Công ty phải giao dịch với hãng vận tải để điền vỏ containor đến địa điểm đã đăng ký với Hải quan. Khi hàng gia công đã được giao cho hãng vận tải thì việc suất hàng coi như đã hoàn thành. Công ty phải giao bộ chứng từ cho bên đặt gia công theo như quy định. * Đối với hợp đồng gia công xuất khẩu, hai bên phải làm thủ tục thanh lý hợp đồng. Đối chiếu phần nguyên vật liệu và sản phẩm hai bên đã giao nhận, các khoản thanh toán, đều bù nguyên vật liệu thiếu hụt, nguyên vật liệu do bên nhận gia công làm sai hỏng, mất mát vượt định mức quy định. Đối với hãng gia công còn phải làm thủ tục thanh khoản hợp đồng với Hải quan. Hồ sơ thanh khoản gồm có: + Sổ theo dõi hàng gia công, sổ này phải được mở (sau khi ký kết hợp đồng gia công xuất khẩu) với Hải quan để theo dõi việc nhập khẩu nguyên vật liệu do bên nước ngoài đặt gia công cung cấp không phải nộp thuế nhập khẩu cho số nguyên vật liệu này trong thời hạn gia công. + Giấy phép nhập khẩu nguyên vật liệu, tờ khai nhập khẩu nguyên vật liệu. Đây là bằng chứng cho việc thanh toán số lượng nguyên vật liệu còn thừa so với số lượng sản phẩm phải trả cho bên nước ngoài theo hợp đồng thoả thuận đã ký trước đó. + Giấy phép xuất khẩu sản phẩm, tờ khai xuất khẩu sản phẩm + Bản quyết toán nguyên vật liệu * Sau khi thanh toán hợp đồng mà nguyên vật liệu còn thừa thì sẽ tiến hành giải quyết theo một trong những hình thức sau: + Thoả thuận với khách hàng chuyển sang hợp đồng sau. + Xuất trả cho khách hàng + Hiến cho các tổ chức từ thiện + Nộp thuế nhập khẩu để sử dụng trong nước số nguyên vật liệu dư thừa đó. + Nó số nguyên vật liệu thừa nằm trong số sản phẩm sai hỏng thì phải lập hội đồng xử lý của Hải quan đối với hợp đồng của gia công và bên nhận gia công thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình theo quyết định đó. 3. Quy mô và tốc độ phát triển hàng gia công xuất khẩu. Đến nay Công ty đã đi vào hoạt động được 11 năm chức năng nhiệm vụ chính của Công ty là sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng như cặp, túi, vali, mũ giầy,... trong đó mặt hàng truyền thống của Công ty là giầy vải. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là muốn nền kinh tế đất nước tăng trưởng và phát triển thì phải phát huy nội lực của mình đó là đầy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu thì mới tạo được chỗ đứng vững chắc và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Trong tình hình nền kinh tế thế giới có nhiều biến động sâu sắc. Là một doanh nghiệp Nhà nước ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình Công ty cần cải tạo ra hướng đi phù hợp để có thể tồn tại và phát triển hàng gia công giầy trên trường quốc tế, đặc biệt là thị trường trọng điểm là Tây Âu và các nước xã hội chủ nghĩa. Công ty đã tiến hành và thăm dò tìm kiếm khách hàng nước ngoài đang thuê gia công ở các Xí nghiệp phía nam chưa đưa hàng làm gia công ở phía Bắc. Cho đến nay Công ty đã có nhiều hợp đồng với khách hàng nước ngoài. Ngoài hàng gia công giầy, Công ty còn tìm kiếm thêm khách hàng HANA – Hàn Quốc làm gia công mũ và hãng JRONGHD – Hàn Quốc gia công hàng vali, túi cặp... cụ thể: Biểu 1: Quy mô tốc độ xuất khẩu Đơn vị: Trđ Năm Tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu giầy Tỷ trọng 1998 5.596,26 3.358,81 60% 1999 4.791,349 2.452,549 51,18% 2000 4.234,648 3.064,093 72,35% 2001 4.494,312 3.537,990 78,72% Nguồn: Báo cáo xuất nhập khẩu Công ty giầy Ngọc Hà Qua số liệu trên ta thấy kim ngạch xuất khẩu hàng giầy qua một số năm hoạt động gia công hầu như tăng dần từ năm 1998 đến năm 2001. Trong đó kim ngạch xuất khẩu giầy năm 1999 có hạn chế với con số 2452549USD. Do Công ty gặp phải một số khó khăn về sự biến động của thị trường chưa tìm lại được hoặc tìm được thị trường và một số vấn đề khác về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, về vốn, chủ trương của Công ty. Tuy nhiên so với một số năm trở về trước thì con số này vẫn đảm bảo tốc độ phát triển bình thường như năm 1995 kim ngạch xuất khẩu giầy là 1.525,55 USD. Năm 1996: 2.21000, năm 1997 là 3093,05 kể từ năm 1998 trở đi kim ngạch xuất khẩu giầy bắt đầu tăng mặc dù tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướng giảm. Do chủ trương chính sách của Công ty cắt giảm hoặc mất thị trường một số loại sản phẩm khác đặc biệt là mặt hàng túi, cặp, chú trọng vào sản phẩm truyền thống của Công ty là giầy. Ta có thể thấy điều đó qua kim ngạch xuất khẩu giầy từ năm 1998 đến nay chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Từ năm 1998 trở lại đây Công ty luôn là một trong những đơn vị đạt được giá trị kim ngạch cao về làm hàng gia công ở những thị trường không cần hạn ngạch như Đài Loan, Nhật, úc...trên cơ sở cải tiến trang thiết bị Công ty đã nâng cao và chú ý đào tạo bồi dưỡng tay nghề cho công nhân. Năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, giá gia công cũng được tăng lên từ 0,5 USD/ đôi năm 1995 lên 0,6 USD/ đôi cho đến nay. 4. Cơ cấu hàng gia công xuất khẩu. Trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Công ty, tỷ trọng hàng gia công giầy xuất khẩu, chiếm vị trí cao, nó đang là một hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty. Biểu 2: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Đơn vị: Trđ. Mặt hàng 1998 1999 2000 2001 Trị giá XK Tỷ trọng Trị giá XK Tỷ trọng Trị giá XK Tỷ trọng Trị giá XK Tỷ trọng Giầy 3.358,81 60% 2.452,549 51,18% 3.064,093 72,35% 3537,990 78,72% Cặp túi 1.665,71 30% 598,182 12,5% 1.123,861 26,54% Mũ 571,84 10% 1.740,617 36,32% 46,743 1,1% 956,322 21,28% S kim ngạch xk 5.596,26 100% 4.791,349 100% 4234,698 100% 4494,312 100% Nguồn: Báo cáo XNK Công ty giầy Ngọc Hà Qua số liệu trên ta thấy mặc dù tốc độ phát triển không đều năm cao năm thấp và đặc biệt là tổng kim ngạch xuất khẩu ngày càng giảm nhưng giầy vẫn là mặt hàng chủ lực của Công ty luôn chiếm tỷ trong lớn và ngày càng cao tăng dần qua các năm so với các mặt hàng khác. Chứng tỏ hoạt động gia công giầy xuất khẩu là rất hiệu quả. Công ty đang chuyển dần cơ cấu sản phẩm của mình về với sản phẩm chính là giầy, dép, cụ thể 60% năm 1998 so với cặp túi và mũ là 30% và 10%. 51,18% năm 1999 so với cặp túi và mũ là 12,5% và 36,32%. 72,35% năm 2000 so với cặp túi và mũ là 26,54% và 1,1%. Mặt hàng mũ có xu hướng giảm dần. 78,72% năm 2001 so với mũ là 21,28%. Tỷ trọng hàng giầy chiếm tỷ trọng cao nhất so với tất cả các năm. Đặc biệt là mặt hàng túi cặp bị cắt hẳn trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu. Mặc dù trong các năm mặt hàng cặp túi là một mặt hàng chiếm tỷ trọng tương đối ± 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Đây cũng là mặt hàng thế mạnh của Công ty mang lại nhiều lợi nhuận trong nhiều năm qua. Nhưng mặt hàng giầy vẫn là thế mạnh chủ lực mà Công ty đang cố gắng phát huy khai thác tối đa để mang lại lợi nhuận chính cho Công ty. Mặt khác Công ty cần phải duy trì và mở rộng hơn nữa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu như hiện nay cơ cấu mặt hàng của Công ty còn nghèo nàn mà nhu cầu của thị trường là rất lớn cần khai thác triệt để tiềm lực của Công ty. Nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao như xa lông, đệm... thì trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Công ty chưa có. Tuy nhiên phải là thế mạnh nhưng Công ty cũng còn phải triển khai sản xuất cao hơn nữa năng lực sản xuất của Công ty và nâng kim ngạch xuất khẩu. Đảm bảo, giải quyết công ăn việc làm ổn định cho người lao động. Tiến đến mở rộng quy mô sản xuất, ngoài nghĩa vụ và quyền lợi của Công ty cùng với Đảng và Nhà nước trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. III. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động gia công giầy xuất khẩu. 3.1. Những kết quả đạt được. Trước tiên là Công ty đã đảm bảo được công ăn việc làm cho 800 người lao động, đảm bảo đời sống cho họ, góp phần làm ổn định trật tự, an ninh xã hội và tăng thu nhập cho đất nước. Mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và trở ngại nhưng Công ty giầy Ngọc Hà đã có những cố gắng rấ lớn để trụ vững ổn định và tạo hướng đi lâu lên nhằm hiệu quả cao. Bên cạnh đó Công ty tích cực khai thác thị trường, chủ động đi tìm nguồn hàng, tìm khách hàng ngoài nwocs, trong nước, chấp nhận khoản chi phí hợp lý trả công cho người môi giới để có hợp đồng, tranh thủ sự giúp đỡ của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, sở công nghiệp Hà Nội, sở thương mại Hà Nội, để nhận hạn ngạch trả nợ theo nghị định thư, tích cực tìm đầu mối nhận uỷ thác xuất nhập khẩu. Mặc dù để giữ uy tín, Công ty còn tích cực xem xét các khiếu nại của nước ngoài về hàng xuất khẩu để hạn chế tiền bồi thường, đồng thời rút kinh nghiệm về phía mình như phẩm chất hàng hoá, số lượng đóng gói, thời hạn giao hàng... Để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngành hàng, Công ty đã đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất từ Trung Quốc, Hồng Kông, ý, Nhật, Nam Triều Tiên như: chỉ thêu, vải cotton da, giả da, và đồng thời nhập khẩu các mặt hàng dân dụng mà trong nước chưa sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước nói chung của Công ty nói riêng. Qua hoạt động nhập khẩu này, thu nhập của Công ty ngày càng tăng do đó thu nhập của cán bộ công nhân viên trong Công ty được tăng lên. Khi thị trường chính của Công ty bị thu hẹp, Công ty đã phát huy được tính tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, năng động, sáng tạo mở rộng được các mối quan hệ của mình với khách hàng ở các nước Tư bản phương Tây và một số trong vùng, sản phẩm của Công ty đã được người tiêu dùng thị trường chấp nhận. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì tốt hoạt động này trong tương lai. Tuy nhiên Công ty vẫn luôn duy trì và củng cố các mối quan hệ sẵn có với những nước là khách hàng truyền thống của Công ty với những thị trường trước kia. (Liên Xô, Đông Âu) là nơi mà Công ty đã từng ký được những hợp đồng có giá trị cao, nhằm chờ cơ hội quay lại chi phíếm lĩnh thị trường này một lần nữa. Ngoài việc nhận gia công xuất khẩu, Công ty còn đẩy mạnh các hoạt động sản xuất trực tiếp cho khách hàng nước ngoài, tạo thêm được việc làm, cải thiện đời sống cho công nhân viên trong Công ty, bên cạnh tranh mua hàng xuất khẩu, hoạt động này đã làm tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty. Đối với ngành hàng Công ty đã lựa chọn một chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng loại thị trường cũng như khu vực thị trường. Sản phẩm được đa dạng hoá đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc mở rộng thị trường sang khu vực thị trường các nước bU đã làm tăng số lượng xuất khẩu các mặt hàng như: Giầy dép, túi, cặp mũ lưỡi trai. Những mặt hàng này trước đây khu vực thị trường truyền thống thì chỉ suất được với giá trị kim ngạch nhỏ may mặc như: áo Jacket, dép đi trong nhà, khăn và găng tay... khách hàng đến với Công ty ngày càng đông (kể cả khách hàng trong nước lần khách hàng nước ngoài). Đặc biệt là những khách hàng Tây Âu. Chứng tỏ uy tín của Công ty ngày càng được củng cố. Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Trong những năm qua, Công ty đã đạt được nhiều thành công đáng khích lệ. Từ việc đơn thuần chỉ may mũ giầy gia công cho Liên Xô cũ, tới nay Công ty đã có một dây chuyền sản xuất giầy hoàn chỉnh. Để tháy rõ hoạt động kinh doanh của Công ty chúng ta xem xét bảng sau: Biểu 3: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Đơn vị: Tr.đ Chỉ tiêu 1998 1999 2000 2001 1. Doanh thu 51.506,5 46.372,654 55.264,504 65323,967 2. Nộp ngân sách 521 476 587 695 3. Giá trị SXCN 59.101,8 60.161,01 67.054,364 74.716,357 4. Kim ngạch XK 5.596,27 4187,024 5352,098 6.494,312 5. Kim ngạch NK 2.599,65 267,645 2216,75 2.029,987 6. Lợi tức 2.739 2.143 2758 2.986 7. Thu nhập BQ đầu người 7,488 0,227 6,876 7,909 Nguồn: Báo cáo ừ hoạt động tài chính của Công ty qua các năm Mặc dù kinh doanh trong điều kiện hết sức khó khăn eo hẹp về vốn, thị trường biến động, cạnh tranh gay gắt nhưng Công ty đã năng động trong việc thực hiện đường lối chiến lược đúng đắn. Kết quả cho thấy doanh thu hầu như tăng qua các năm. Để đạt được con số lợi nhuận là 2.986 triệu đồng năm 2001 là cả một quá trình phấn đấu vượt khó khăn của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên. Trong những năm trở lại đây ngành giầy Việt Nam có nhiều bước phát triển mạnh mẽ. Sở dĩ có điều đó là vì ngành giầy Việt Nam đã tận dụng được những lợi thế của mình kết hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước đã tìm ra được cho mình hướng phát triển đúng đắn. Bên cạnh đó diễn biến thị trường thế giới đang có lợi thế cho Việt Nam. Một số quốc gia đã mất đi lợi thế về xuất khẩu giầy như Hàn Quốc, Đài Loan...nắm bắt được cơ hội đó Công ty giầy Ngọc Hà mạnh dạn đầu tư, tìm hiểu nghiên cứu thị trường quốc tế. Kế quả là giá trị sản xuất công nghiệp tăng đáng kể. Năm 1999 tăng 102% so với năm 1998. Năm 2000 tăng 111% so với năm 1999. Năm 2001 tăng: 111% so với năm 2000 kim ngạch xuất khẩu tăng qua các năm, kim ngạch nhập khẩu giảm. Chiến lược của Công ty phần đầu tăng kim ngạch xuất khẩu chọn thị trường quốc tế làm mục tiêu. Đây chính là mục tiêu chiến lược của mọi doanh nghiệp cũng như Công ty Giầy Ngọc Hà để củng cố và phát triển Công ty. Việc hướng hoạt động kinh doanh giầy vào xuất khẩu giúp cho Công ty khai thác được các lợi thế về lao động rẻ của Việt Nam, nguồn nguyên liệu tự nhiên khá dồi dào, chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ. Thị trường của Công ty biến động mạnh mẽ trong những năm qua. Đôi lúc tưởng chứng như Công ty không thể tìm thấy được thị trường cho mình. Thị trường Đông Âu hoàn toàn sụp đổ, vào những năm đầu của thập kỷ 90 lúc đó Công ty gặp muôn vàn khó khăn và quyết định chuyển hướng sang thị trường RU, nơi mà Công ty đang có lợi thế so với các Công ty của các nước như: Hàn Quốc, Đài Loan là những nước đang mất dần đi lợi thế trong cạnh tranh. Trong những năm đầu tìm hướng đi Công ty đã thực hiện chiến lược đa dạng hoá thị trường, khai thác tất cả các thị trường có thể. Từ khu vực Tây Âu sang tận Châu Mỹ, khu vực thị trường rộng tạo cơ hội cho Công ty có khả năng tìm kiếm thời cơ kinh doanh tránh được sự rủi ro về biến động thị trường. Biểu 4: Thị trường xuất khẩu giầy Đơn vị: Đôi TT 1998 1999 2000 2001 Hà Lan 29.880 264.129 577.633 604.694 Pháp 352.388 105.268 12.700 1000 Đức 41.702 70.974 97.618 94.855 Hylạp 15.840 4.956 6300 Niuzilan 21.000 10.980 804 2.661 Bỉ 36.690 32.202 4729 6.616 Italia 22.800 52.123 1980 Anh 12.872 69.616 216.999 Nauy 5.314 9.650 TâyBanNha 6.984 Thuỵ điển 3.368 1.809 44.022 Nga 10.592 Phần Lan 900 1.188 2.030 Tổng 535.426 478.884 846.321 1.186.424 Nguồn: Báo cáo XNK Công ty giầy Ngọc Hà Nhìn chung tình hình xuất khẩu giầy vào thị trường Châu Âu tương đối ổn định và hầu hết đã trở thành những thị trường truyền thống kể từ sau khi khối Đông Âu bị xụp đổ. Nổi bật nhất trong số các thị trường này là thị trường Hà Lan, với tốc độ phát triển rất nhanh, mặc dù Hà Lan là thị trường khó tính về chủng loại, mẫu mã, kiểu cách. Từ 29880 đ năm 1998 phát triển lên tới 604.694 đôi/ năm. Đây là con số lớn nhấ trong tất cả các thị trường kể từ khi Công ty mới đầu đi vào hoạt động. Công ty cần quan tâm và có những mục tiêu lớn đối với thị trường này. Đây là thị trường lớn hữa hẹn trong tương lai sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty. Tuy nhiên bên cạnh đó còn có những thị trường có những biểu hiện thất thường như: Pháp, Thuỵ Điển, Phần Lan. Đặc biệt là thị trường Pháp 352.388 đôi/năm giảm xuống còn 1000đ/ năm 2001. Đây là thị trường lớn đang có biểu hiện mất dần. Ngoài ra có một số thị trường gần như mất hẳn như Nga, Nauy, ý. Thị trường Anh và thị trường Đức tuy tốc độ phát triển chậm nhưng có một sự hứa hẹn trong tương lai về một thị trường tiềm năng với tốc độ phát triển: thị trường Anh 128/2 đôi năm 1998 phát triển lên 216.999 đôi/năm 2001. Ngoài ra Công ty cũng đã đạt được một số kết quả nhất định trong việc tìm kiếm thị trường mới ngoài thị trường Châu Âu hiện nay giầy của Công ty đã phát triển sang thị trường một số nước Châu á và một số nước thị trường Châu Âu khác như: Nhật (đây là nước cũng có hoạt động sản xuất gia công mạnh trong những năm trở về trước, và có rất nhiều thành công trong hoạt động sản xuất gia công), Mehicô (thị trường Nam Mỹ), Austria, Thuỵ Sỹ, Hồng Kông cũng là quốc gia có truyền thống về phát triển mạnh hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu. Ngoài việc chú trọng tìm kiếm thị trường công cần phải duy trì và phát triển những thị trường mới thành những thị trường truyền thống. Để đảm bảo thị trường ổn định và bất biến động. + Đời sống cán bộ công nhân viên: Cùng với sự phát triển của Công ty thì đời sống cán bộ công nhân viên trong Công ty không ngừng được cải thiện. Mức lương bình quân mỗi cán bộ công nhân viên không ngừng được tăng lên: Năm 1998 là 624.030 đồng / tháng Năm 1999 là 676.400 Năm 2000 là 766.400 Năm 2001 là 800.960 Tức là mức lương trung bình của mỗi người mỗi năm đều tăng lên. Đồng thời Công ty cũng đã xây dựng nhiều mức lương với các hình thức thưởng khác nhau như: Thưởng hoàn thành vượt mức kế hoạch, thưởng ngày công lao động, thưởng chất lượng sản phẩm, thưởng tiết kiệm vật tư, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hoá sản xuất. Nhằm khuyến khích công nhân yên tâm chăm lo sản xuất để đạt các chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra. Bên cạnh đó các điều kiện sinh hoạt phục vụ cho sản xuất cũng được cung cấp đầy đủ hơn. Điều kiện vệ sinh nơi làm việc cũng được chú ý quan tâm tạo điều kiện cho công nhân làm việc tốt hơn, hăng sau hơn. 3.2. Tồn tại và nguyên nhân. - Trước hết còn yếu tố hiệu quả kinh tế có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến sự yếu kém này nhưng nhìn chung ngành da giầy nói chung và Công ty nói riêng từ suất phát điểm rất thấp đang ở giai đoạn phải trả “học phí cao” mà đã phải trả nợ đầu tư cả gốc lẫn lãi trong thời hạn quá ngắn khi sản phẩm chưa đạt được tối ưu về chất lượng lẫn số lượng. - Đang bị lệ thuộc quá nhiều (gần 80%) vào việc cung ứng nguyên vật liệu, phụ liệu, hoá chất, phụ tùng máy móc từ nước ngoài và nhất là từ chính các đối tác đặt hàng hoặc mua sản phẩm của ta. Yếu kém này đang làm hạn chế rất nhiều về hiệu quả sản xuất kinh doanh cảu doanh nghiệp. - Tình trạng quá yếu kém về tài lực, vốn lưu động cho sản xuất thiếu. Phương thức này đang tạo điều kiện cho khách hàng nước ngoài vào khai thác thị trường lao động rẻ và bị ràng buộc về thị trường vào đối tác đặt gia công. - Ngoài yếu kém về vốn do ngành mới phát triển nên chưa có đủ uy tín trên thị trường nước ngoài, phương pháp và nghệ thuật tiếp thị còn non kém do đó đang phải thông qua nhiều tầng nấc trung gian mới đưa được đến tận nơi tiêu thụ ở nước ngoài. - Về trình độ quản lý kỹ thuật công nghệ, thiết kế và triển khai mẫu mốt, quản lý và vận hành sản xuất. - Kinh doanh của cán bộ còn chưa thông thạo so với chuyên gia đối tác nước ngoài, đa số cán bộ chưa thể tự mình chủ động độc lập điều hành sản xuất và kỹ thuật một cách có khoa học đồng bộ đúng tiến độ, và có chất lượng. Bởi họ còn non kém cả về kinh nghiệm lẫn trình độ quản lý trình độ nghiệp vụ, chuyên môn và ngoại ngữ. - Tuy là một ngành nghề có lợi thế sử dụng nguồn lao động dồi dào, có trình độ học vấn, giá rẻ của nước nhà, song yếu tố đào tạo chuyên môn kỹ thuật còn kém nên chưa khai thác tốt được tiềm năng này do chưa có trường lớp đào tạo có đủ các điều kiện cần thiết. Phần thứ ba: Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh sản xuất gia công giầy xuất khẩu của Công ty giầy Ngọc Hà I. Phương hướng của Công ty. 1. Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động gia công giầy xuất khẩu trong những năm tới. 1.1. Thuận lợi: Sắp tới nhiều nước đang phát triển sẽ trở thành những nước phát triển mức sống nhu cầu sinh hoạt của họ gia tăng, do đó mức thu nhập của người lao động cũng đòi hỏi phải tăng lên. Họ sẽ mất đi những lợi thế về nguồn lực lao động nội địa và các lợi thế khác do phải đưa nền kinh tế hướng vào công nghệ hiện đại. Các nước này cũng sẽ bị hạn chế về hạn ngạch gia công xuất khẩu và ưu đãi thuế quan của phía các nước phát triển. Trong khi đó Việt Nam đang là nước có cơ hội giành được nhiều ưu đãi cho hàng hoá xuất khẩu vào liên minh Châu Âu, Mỹ, Nhật, Canađa... Mặt khác nước ta là thành viên chính thức của hiệp hội ASEAN và tham gia vào WTO do vậy nước ta sẽ có cơ hội tăng cường quan hệ ngoại giao buôn bán với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực. Thực hiện chính sách kinh tế mở cùng với hoạt động, ngoại giao “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” và những thành quả đạt được tạo vị thế mới thuận lợi cho sự phát triển nội tại của Việt Nam và sự hoà nhập vào quá trình phân công lao động quốc tế. Đặc biệt là 3 sự kiện lớn trong năm 1995 là: Mỹ tuyên bố bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, tiến hành ký kết hiệp định khung kinh tế giữa Việt Nam và liên minh Châu Âu, Việt Nam gia nhập khối ASEAN đã tạo cơ hội mới trong quan hệ kinh tế thương mại với các doanh nghiệp nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty giầy Ngọc Hà. Việt Nam được hưởng quy chế ưu đãi chung “GSSP” đây là hệ thống ưu đãi phổ cập, là cơ chế chủ yếu của các nước Tây phương để thực hiện miễn giảm thuế cho các nước kém phát triển. Theo quy định này, các hàng hoá của Việt Nam trong đó có giầy khi xuất sang thị trường EU thì được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi, hiện nay mức thuế quan này là 4,9% thay vì mức thuế 7% trên tổng giá trị hàng hoá. Đây là thuận lợi thúc đẩy hoạt động của Công ty, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Ngành công nghiệp sản xuất giầy là ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động mà Việt Nam đang có lợi thế là giá lao động thấp. Đó là thuận lợi để giảm giá thành sản phẩm thu hút sự chú ý quan tâm của các nhà kinh doanh nước ngoài. Là quốc gia đang phát triển trên cơ sở bài học kinh nghiệm của các quốc gia có nhiều thành công trong hoạt động gia công xuất khẩu. Công ty đã rút ra được cho mình nhiều kinh nghiệm: có tầm nhìn chiến lược về con người, luôn cử cán bộ đi học, đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao trình độ học vấn, trình độ nhận thức cho cán bộ công nhân viên. Trình độ nghiệp vụ của cán bộ được nâng cao, mặc dù có rất nhiều cán bộ giỏi. Hiệu quả kinh doanh qua các năm tăng lên, minh chứng được chiến lược của Công ty là hướng vào nhân tố con người. 1.2. Khó khăn: Đầu tiên là sự thiếu vốn và công nghệ với tổng số vốn 7,633 tỷ đồng thì chỉ là con số hết sức nhỏ để có thể phát triển sản xuất. Công ty cần huy động vốn để đầu tư để có thể thực hiện được những hợp đồng cao cấp và chủ động trong sản xuất kinh doanh. Do thiếu thông tin về thị trường cho nên Công ty thường xuyên phải nhận gia công qua các Công ty trung gian với giá rẻ. Đầu tư nói chung và đầu tư cho khoa học kỹ thuật công ngh phân tán rơi rạc, thiếu tập trung đồng bộ, nên sản xuất thường xuêyn bị thụ động phụ thuộc vào phía nước ngoài. Tuy có đội ngũ đông đảo nhưng do yếu kém, thiếu thốn mọi mặt nên Công ty đang dừng lại ở mức nhận gia công sản xuất dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của các chuyên gia nước ngoài. Đến nay vẫn chưa đủ điều kiện để vươn lên thưc hiện việc “mua nguyên vật liệu bán thành phẩm” Trong khi không cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, các doanh nghiệp trong nước lại tìm cách cạnh tranh lẫn nhau, phá giá gia công, do đó giá gia công hiện nay đã thấp lại càng thấp hơn. Trong khi ngành da giầy thế giới đã và đang phát triển mạnh mẽ, do đó đòi hỏi mẫu mã ngày một phong phú và đa dạng, chất lượng ngày một tốt hơn. Vì vậy Công ty cần phải có những chuyển biến tích cực trong công tác đầu tư và mở rộng thị trường. Vì đây chính là chìa khoá đảm bảo cho sự sống còn cũng như phát triển của Công ty. Công ty đang bị lệ thuộc quá nhiều vào việc cung ứng những nguyên vật liệu, phụ liệu, hoá chấ, phụ tùng máy móc từ nước ngoài. Tính chất nọi hoá trong từng đôi giầy vẫn còn quá ít. Do đó làm mất đi những lợi thế, sẵn có như giá nhân công rẻ, ưu đãi GSP của giầy và đồ da Việt Nam. Chính sách trọng tâm vào một thị trường trọng điểm là EU tuy có những ưu điểm song bên cạnh còn có những hạn chế nhất định như là gặp rủi ro trong sự biến động của thị trường, hoạt động xuất khẩu quá lệ thuộc vào một thị trường. Nếu như EU có chính sách mới ngăn cản hàng của Việt Nam vào EU thì hoạt động của Công ty hoàn toàn bế tắc. Hướng đầu tư chính cho sản xuất của Công ty là gia công sản phẩm cho nước ngoài nên sản phẩm của Công ty nhiều năm nay không có mặt trên thị trường nội địa. Trong khi đó ở Việt Nam đặc biệt l à ở thành phố vài năm trở lại đây việc đi giầy quanh năm đã trở thành phổ biến chính điều kiện này đã và đang làm nẩy sinh một thực trạng. Nhu cầu sử dụng giầy trong nwocs ngày một gia tăng còn khả năng đáp ứng của doanh nghiệp thì lại chưa có. Như vậy Công ty đã bỏ ngỏ một thị trường khá lớn. Xuất phát từ thực trạng thị trường cho thấy người Việt Nam vẫn còn tình trạng đi giầy nước ngoài rất nhiều, giầy nước ngoài cạnh tranh giầy Việt Nam trên chính trị thị trường Việt Nam. 2. Phương hướng của Công ty. Hiệu quả gia công mặt hàng giầy là kết quả kinh tế. Hiện nay vấn đề đặt ra là phát triển gia công xuất khẩu đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn. Đặc điểm của sản xuất kinh doanh xuất khẩu là các khâu tạo một thiết kế mẫu mã, tiêu thụ sản phẩm đem lại lợi nhuận cao. Còn các khâu như cắt, may, gò, đóng gói thường đem lại lợi nhuận thấp hoặc không sinh ra lợi nhuận. Từ trước đến nay Công ty chủ yếu thực hiện gia công theo loại hình nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm, tức là Công ty đảm nhận các khâu cắt may gò, đóng gói và chiu trách nhiệm làm thủ tục nhập nguyên liệu sản xuất như trên ta thấy lợi ích kinh tế đem lại sẽ không cao, chỉ thu được phí gia công. Công ty đã nhận rõ được điều này. Song đây là bước đi đầu tiên không thể thiếu được trong việc tiến hành phương thức sản xuất kinh doanh ở lĩnh vực mới là mặt hàng giầy. Mục tiêu tiêu này không chỉ ngày một ngày hai mà đạt được phải có sự chuẩn bị ký càng đồng bộ các yếu tố sản xuất thông tin về thị trường, các chính sách Marketing, dịch vụ trước và sau sản xuất. Bên cạnh đó phải được sự hỗ trợ của phía Nhà nước, các ngành có liên quan, mới đem lại hiệu quả cao nhất. Nhận định rõ tình hình trong nước và quốc tế, nghiên cứu quá trình phát triển của việc sản xuất sản phẩm xuất khẩu mục tiêu Công ty đề ra cho giai đoạn 2000-2005 là làm sao tiến hành gia công có hiệu quả nhất đem lại lợi ích kinh tế xã hội lớn nhất. Chiến lược kinh doanh của Công ty là: - Tìm kiếm khách hàng nước ngoài không phải làm hàng gia công theo loại hình nhận nguyên phụ liệu giao thành phẩm mà tiến tới mua đức bán đoạn sản phẩm. Loịa hình gia công này đem lại hiệu quả lớn hơn bên cạnh đó Công ty còn có điều kiện sử dụng nguyên phụ liệu trong nước thay thế nhập khẩu, giảm được giá trị sản phẩm nâng cao cạnh tranh trên thị trường. - Công ty luôn quan tâm đầu tư đổi mới trang thiết bị máy móc, nhà xưởng để mở rộng năng lực sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động làm cơ sở để tiến hành gia công theo loại hình mua đứt bán đoạn sản phẩm. - Mở rộng quan hệ thị trường, đối tác thương nhân trong và ngoài nước. Tích cực tìm kiếm khách hàng gia công xuất sang thị trường không cần quota như: Nhật, úc, Mêhicô, Đài Loan... để Công ty chủ động sản xuất đỡ lệ thuộc một phần vào quota của EU, Canada do Nhà nước cấp. II. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động gia công giầy xuất khẩu ở Công ty giầy Ngọc Hà. 1. Về nhân tố con người. Công ty chủ động bồi dưỡng đào tạo cán bộ chuyên môn gắn với thị trường. Hàng năm Công ty có kế hoạch chi phí 200 triệu cho việc bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, cách quản lý hiện đại cho cán bộ công nhân viên. Ban lãnh đạo Công ty không cục bộ, nghĩ sự phát triển lâu dài Công ty có nhận định rằng: “Nhân tố con người là có sự linh hoạt phù hợp với từng mặt hàng, từng sản phẩm thể hiện”. Với quy mô sản xuất trung bình có ưu điểm + Phù hợp với quan hệ của Công ty, phù hợp với sự tiêu thụ của thị trường tiềm năng lý thuyết của Công ty. + Phù hợp với sự tổ chức quản lý của Công ty, phù hợp với mặt hàng của Công ty. + Nó là nơi đầu tiên thực hiện loại hình gia công mới, đó là mua đứt bán đoạn sản phẩm Công ty có thể chủ động kỹ hợp đồng và cũng phối hợp với Xí nghiệp để thực hiện hiệu quả gia công tốt đẹp nhất. + Với quy mô vừa nó sẽ dễ chuyển đổi. - Bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất Việc bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất có tác dụng toạ ra sản phẩm hàng loạt tạo ra sự chuyên sâu hơn trong kỹ thuật đối với từng công nhân góp phần nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh sự sắp xếp dây chuyền hợp lý, Công ty chú ý phát triển năng khiếu của từng công nhân để bố trí phù hợp. Phát huy được khả năng của họ ví dụ như khâu cắt vải đòi hỏi người biết nhìn vải, đọc tài liệu kỹ thuật để đặt cắt sao cho vừa tiết kiệm và khi may tạo sản phẩm đẹp, không séo vải. Bố trí người có tay nghề sao khéo may nhân tố quan trọng nhất nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty”. Bởi vậy giải pháp này Công ty không những áp dụng cho lĩnh vực sản xuất kinh doanh xuất khẩu hàng may mặc mà còn áp dụng với tất cả lĩnh vực kinh doanh khác cho đến nay 100% cán bộ công nhân viên trong khối kinh doanh đều tốt nghiệp đại học và đã có nhiều người được bồi dưỡng nghiệp vụ qua các lớp của bộ thương mại hoặc của các tổ chức quốc tế khác. Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ đã có tác động. - Tạo sự năng động trong kinh doanh thích nghi với sự sáo trộn của thị trường tránh được rủi ro trong kinh doanh mà nắm bắt được cơ hội kinh doanh có lợi. - Tiếp thu được các công nghệ sản xuất hiện đại do phía nước ngoài cung cấp. - Nâng cao uy tín của công nhân với đối tác. - Biết phân tích, đánh giá tổng hợp tình hình đưa ra các thông tin tin cậy cho việc vạch ra các chủ trương, trương trình hành động thích hợp, nâng cao năng lực trình độ sản xuất gia công. 2. Nâng cao năng lực trình độ sản xuất. - Với mục đích nâng cao năng suất lao động, giảm các chi phí không cần thiết để đem lại hiệu quả cao hơn nó bao gồm: a. Tổ chức sản xuất hợp lý: Đó là việc tổ chức sao cho mũ giầy bố trí trong dây chuyền sao cho người ở sau có khả năng theo kịp người ở trước. Việc bố trí hợp lý dây chuyền sản xuất có thể đánh giá theo các tiêu thức sau: + Tận dụng hết công suất cho phép của các máy trong dây chuyền để tạo ra sản xuất lớn nhất. + Không gây ùn tắc trong quá trình sản xuất, ví dụ: Bố trí số mày con người để người sau có thể tiếp nhận hết chi tiết của người trước chuyển xuống. Đồng thời bố trí sao cho người sau không phải chờ đợi người trước. + áp dụng được các thiết bị công nghiệp nặng bằng tải, máy đếm để đưa năng suất lao động lên cao giảm bớt chi phí vận chuyển từ máy này sang máy khác. + Bố trí máy trước không gây khó khăn máy sau + Bố trí giây chuyền sao cho để giám sát, quản lý dễ kiểm tra chất lượng từng chi tiết. + Đề phòng những bất tắc xẩy ra như: tai nạn, cháy sửa chữa máy hỏng một cách nhanh nhất. + Bố trí sao cho các máy nhận nguyên liệu dễ dàng nhất, bố trí sao cho, việc thành phẩm sang công đoạn nhanh nhất mà không làm ảnh hưởng tới công nhân sản xuất như bị hơi nóng, mùi khét.... Tóm lại khâu bố trí dây chuyền sản xuất là khâu quan trọng đòi hỏi phải phải khoa học, tỷ mỷ, chính xác để nâng cao năng suất lao động. b. Đầu tư đổi mới trang thiết bị hiện đại hơn: Đó là sự cải tiến hoặc thay thế máy móc thiết bị hiện đại hơn. Nó có tác động: Nâng cao năng suất lao động Nâng cao tính linh hoạt của sản xuất Nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm đồng đều Giảm chi phí năng lượng, nguyên vật liệu và các chi phí phát sinh khác Ví dụ: Như việc may hai đường chỉ song song trước kia phải may hai đầu bằng máy một kim ở các Xí nghiệp khác, còn ở Công ty đã trang bị máy hai kim nên chỉ cần may một lần. Đây là một ví dụ chứng minh rõ nhất năng suất lao động tăng lên gấp nhiều lần. Năm 1996 Công ty đã đầu tư hơn 2 tỷ để cải tiến đổi mới dây chuyền sản xuất trang thiết bị thêm 30 máy việc đầu tư cải tiến đổi mới trang thiết bị. Ngay nay, với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – côngnghệ, xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đang diễn ra sôi động tác động đến mọi mặt nền sản xuất xã hội, làm thay đổi nhanh chóng bộ mặt của nền kinh tế. Chính vì lẽ đó đối với các nước đang tiến hành công nghiệp hoá trong đó có Việt Nam thì việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ trở thành một xu thế tất yếu không thể thiếu quyết định sự phồn vinh của đất nước. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học – công nghệ. Công ty giầy Ngọc Hà đã nhanh chóng thực hiện chuyển giao công nghệ bằng nhiều hình thức: + Tự Công ty bỏ vốn đầu tư, hàng năm Công ty trích lợi nhuận phân bổ vào quỹ để mở rộng, cải tiến sản xuất. Việc phân bổ này phải tuỳ thuộc vào yêu cầu của sản phẩm của thị trường để tránh sự đầu tư ồ ạt gay lãng phí. + Bằng sự liên doanh liên kết. Đó là sự liên kết kỹ thuật đối tác trong và ngoài nước. Nhờ liên doanh liên kết phía nước ngoài có thể đầu tư bằng công nghệ mới hiện đại. Trong lĩnh vực sản xuất cũng như hoạt động sản xuất gia công của Công ty đã thực hiện theo cách này. + Vận động khách hàng nước ngoài chuyển giao máy móc thiết bị để thực hiện gia công. + Thuê chuyên gia hướng dẫn, trao đổi thông tin vào đào tạo cán bộ kỹ thuật viên giữa các nước. Loại hình này rất được Công ty chú trọng. Ưu điểm của loại hình này là đội ngũ nhân lực của Công ty có thể nắm bắt nhanh chóng kỹ thuật hiện đại do được đào tạo và vận hành sản xuất trực tiếp ngay tại chỗ. c. Đào tạo công nhân: Chất lượng sản phẩm được quyết định rất nhiều trong khâu sản xuất, ở chất lượng người công nhân. Nhu càu cấp thiết của ngành giầy xuất khẩu nói chung và Công ty nói riêng là phải có đội ngũ công nhân tay nghề cao. Do vậy phải có sự đào tạo giáo dục toàn diện về chính trị, tư tưởng, văn hoá, khoa học kỹ thuật và tay nghề. - Vế tư tưởng Xây dựng được lòng yêu nghề, tạo sự yên tâm trong công tác cho mỗi công nhân, từ đó phát huy tinh thần tự giác của mỗi người.Thường xuyên trực tiếp hoặc thông qua các đoàn thể công đoàn thanh niên mở lớp tập huấn bồi dưỡng tư twongr chính trị để mọi người hiểu rằng “Sản xuất tạo ra sản phẩm có chất lượng là lương tâm, vinh dự, đạo đức của mỗi người. Mỗi người công nhân phải góp phần của mình vào việc củng cố nâng cao uy tín của Công ty”. - Về văn hoá Có kế hoạch nâng cao trình độ văn hoá cho công nhân và khi có trình độ văn hoá người công nhân dễ dàng hơn trong việc hiểu biết khoa học kỹ thuật, trình độ thẩm mỹ để được nâng lên, trong lao động sẽ có sáng tạo. Từ đó họ có thể kiến nghị về kỹ thuật để năng suất và chất lượng sản phẩm được nâng lên. - Về tay nghề công nhân luôn quan tâm thường xuyên bồi dưỡng tay nghề thông qua các hoạt động. + Thuê chuyên gia nước ngoài dậy + Mở lớp của Công ty để công nhân có tay nghề cao có kinh nghiệm hướng dẫn công nhân có tay nghề thấp hoặc mới vào nghề. + Gửi đi học ở các trường trong nước hoặc ngoài nước Tổ chức các cuộc hội thảo và thi tay nghề cho công nhân từ đó tìn ra các hạn chế để khắc phục. Từ các hoạt động trên tay nghề công nhân dần được nâng lên. Công nhân thành thạo trong việc sử dụng amy móc thiết bị, hiểu biết các yếu tố cấu thành sản phẩm, các nguyên nhân gây ra phế phẩm từ đó có biện pháp xử lý với những sự cố, sai lầm hoặc phát hiện lỗi và khắc phục chúng một cách nhanh chóng. Mặt khác công nhân đã đạt trình độ nhất định nào đó có biệnpháp xử lý với những sự cố, sai lầm hoặc phát hiện lỗi và khắc phục chúng một cách nhanh chóng, công nhân đã đạt trình độ nhất định nào đó sẽ tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình, không có sự kiểm tra nào hiệu quả bằng chính công nhân tự kiểm tra sản phẩm do mình làm ra. d. Tăng cường kiểm tra chất lượng hàng hoá do mình làm ra: Công ty chủ trương lấy chữ tín làm đầu, do vậy mộ trong các yếu tố gây uy tín là chất lượng sản phẩm làm ra. Việc kiểm tra chất lượng không những ở khâu sản phẩm cuối cùng mà phải kiểm tra từng công đoạn, từng chi tiết tìm ra những sai sót và có biện pháp khắc phục kịp thời ví dụ như: sản xuất một đôi giầy không đảm bảo mà cứ tiếp tục hoàn thiện thì hàng đống gói trong cotainor họ kiểm tra ngẫu nhiên một sản phẩm mà không đủ chất lượng sẽ trả lại toàn bộ lô hàng, mặc dù các sản phẩm khác đều đảm bảo chất lượng. Thực tế trên thị trường như cuối năm 1996 đầu năm 1997 thị trường trong nước suất hiện hàng loạt các sản phẩm giầy luộc dây Xí nghiệp giầy da Hà Nội, giầy Thăng Long Hà Nội bị trả lại do chất lượng không đảm bảo. Hoạt động kiểm tra chất lượng phải được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt, nếu chi tiết không đủ chất lượng phải cho thành phế phẩm nay. Hoạt động này giúp cho sự phát triển của Công ty vững chắc và lâu dài. Nó có tác dụng như tránh từng rủi ro trong kinh doanh, như việc trả lại hàng gây mất uy tín, tránh gây lãng phí nguyên liệu, phụ liệu do chênh lệch giá giữa hàng bị trả lại bán trong nước và hàng bán cho phía nước ngoài. Việc kiểm tra chất lượng thể hiện. + Số mũi kim của đường chỉ may trên 1cm + Đường chỉ không bị vón cục + Dán đề không bị há, hỏng + Khoan cánh lỗ ôzê phải cách mép ngoài 1 khoảng cho phép + Sau khi hoàn thành chi tiết phải đối chiếu với mẫu về các tiêu chuẩn và đánh giá đúng chất lượng và chuyển giao khâu tiếp theo. Việc kiểm tra chất lượng từng chi tiết Công ty thực hiện chặt chẽ nghiêm túc. Để khắc phục hạn chế hiệu quả có thể xảy ra. Công ty có các biện pháp. Phổ biến tiêu chuẩn kỹ thuật cho công nhân Chuyên gia nước ngoài, kỹ thuật viên hướng dẫn cụ thể để tránh xảy ra sai sót Đưa mẫu chi tiết cho từng công nhân để có thể tự kiểm tra chất lượng kỹ thuật viên cảu Công ty và chuyên gia nước ngoài giám sát chặt chẽ và thường xuyên kiểm tra chất lượng các chi tiết. Sự thành công của sản phẩm giầy xuất khẩu nói chung và gia công xuất khẩu nói riêng là kết quả của sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất, trình độ phát triển sản xuất bên trong thích ứng với sự biến đổi về nhu cầu của khách hàng, thị trường. Do vậy, giải pháp nâng cao, khả năng sản phẩm đóng vai trò quan trọng ở đây hiệu quả tăng lên do việc mở rộng quy mô sản xuất, lợi nhuận tìm được từ việc tăng doanh số hàng gia công. 3. Nâng cao chất lượng sản phẩm gia công sản xuất gắn chặt với việc thâm nhập thị trường và việc dành chữ tín trên thị trường hay hàng hoá phảicó chất lượng tốt. Mức sống của dân cư ngày càng cao thì nhu cầu tiêu dùng cũng ngày càng khắc khe hơn. Khách hàng ngày nay không chỉ cần những sản phẩm bền, mà còn phải đẹp, giá cả hợp lý. Để đáp ứng nhu cầu người đặt gia công và thu nhiều lợi nhuận thì cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm. Nâng cao chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm phụ thuộc các yếu tố tiến bộ kỹ thuật, phương pháp công nghệ, trình độ tay nghề của người lao động, trình độ tổ chức quản lý sản xuất. Để nâng cao chất lượng sản phẩm. Công ty cần phải thực hiện các biện pháp. + Kiểm tra nghiêm ngặt sự tôn trọng trình độ công nghệ như đã biết quy trình sản xuất hàng giầy bao gồm các công đoạn như: Pha cắt nguyên liệu bồi vải, làm cao su may, gò, hấp, đóng gói bao bì. Do vậy cần phải tăng cường kiểm tra chặt chẽ những người trực tiếp sản xuất có bảo đảm đủ công đoạn sản xuất không. Nếu một khâu một công đoạn nào đó mà không thực hiện thì, sản phẩm có thể bị hỏng, kém phẩm chất ảnh hưởng lớn đến chất lượng sản phẩm. + Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm từ khâu đầu tiên đến khâu cuối cùng. Khi pha cắt cần phải đúng quy cách kích thước. Quá trình may cần phải kiểm tra chặt các đường may, các mũi kim, tránh để xảy ra hiện tượng như đường chỉ bị bùng (lòng chân kim) tuột mũi chỉ sẽ gây ra sản phẩm kém chất lượng. Quá trình hoàn tiện sản phẩm, đó là quá trình hết sức quan trọng. Nó bao gồm làm bím để cao su, pha hoá chất, gò ráp, hấp sản phẩm. Quá trình này làm tăng chất lượng của sản phẩm lên rất nhiều. Quá trình đóng gói tránh cho sản phẩm bị ẩm mốc, hỏng rộp cao su, cao su bị lão hoá... + Tổ chức đảm bảo cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất đầu tư kịp thời, đồng bộ và đảm bảo chất lượng đối với hợp đồng dùng nguyên vật liệu trong nước và chứng từ tiếp nhận nguyên vật liệu từ các Công ty đặt gia công xuất sang. + Sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có + Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn bộ cán bộ công nhân bằng cách bồi dưỡng tư tưởng chính trị để mọi người hiểu rằng “Sản xuất chất lượng là lương tâm vinh dự của mỗi người công nhân ” Mỗi người góp phần vào việc củng cố và nâng cao uy tín quốc gia, uy tín của Công ty, uy tín này khẳng định là hàng hoá được lưu thông trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó Công ty cần có kế hoạch nâng cao trình độ văn hoá cho công nhân và khi có trình độ văn hoá khoa học kỹ thuật, thẩm mỹ sẽ làm cho người lao động có nhiều sáng tạo trong lao động. Do vậy mà làm cho năng suất lao động và chất lượng sản phẩm tăng. Đồng thời Công ty phải luôn quan tâm, thường xuyên bồ dưỡng tay nghề, nâng cao tay nghề cho công nhân. Kể từ đó công nhân có sự hiểu biết về các yếu tố cấu thành sản phẩm cũng như nguyên nhân gây ra phế phẩm để có biện pháp xử lý sự cố, sai lầm phát hiện ra lỗi và khắc phục chúng một cách nhanh chóng. Mặt khác công nhân có đủ trình độ để tự kiểm tra chất lượng sản phẩm của mình. Không có sự kiểm tra nào hiệu quả bằng công nhân tự kiểm tra lấy chất lượng sản phẩm do chính mình làm ra. + Tích cực đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ kỹ thuật cán bộ và công nhân lành nghề. Những biện pháp trên đây được nghiên cứu, áp dụng một cách có hệ thống phù hợp với điều kiện thực tế của Công ty. III. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả gia công giầy xuất khẩu. 1. Biện pháp tiết kiệm vật tư gia công. Trong hoạt động gia công công xuất khẩu, việc quán triệt ý thức tiết kiệm vật tư trong sản xuất là vô cùng quan trọng nó có tác dụng ảnh hưởng trực tiếp đến việc có đảm bảo định mức của khách hàng đặt gia công hay không, có tiết kiệm được vật tư thì bản thân các doanh nghiệp làm gai công mới có được tích luỹ nhằm cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. Có sản phẩm đặt theo mẫu của khách đặt gia công nhằm chào những khách hàng khác theo kênh tiêu thụ riêng cảu Công ty và sẽ tiết kiệm được việc phải chuẩn bị vật tư để sản xuất mẫu chế thử. Đối với Công ty giầy Ngọc Hà, các biện pháp tiết kiệm vật tư, phụ liệu của các sản phẩm gia công đã được quán triệt và thực hiện từ năm 1993 đến nay đã thu đựoc những kết quả nhất định. Tuy nhiên để làm tốt công tác này theo em cần phải chú trọng thêm vào những khâu sau. + Bộ phận kỹ thuật Bồi dưỡng đào tạo thêm đội ngũ cán bộ kỹ thuật nắm vững và thành thạo quy trình công nghệ sản phẩm gia công. Có kiểu thức để xử lý việc pha cắt bán thành phẩm sao cho hợp lý. Đây chính là khâu then chốt bởi mỗi loại sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất bao giờ bộ phận phối hợp bao giờ cũng phối hợp cùng với chuyên gia làm trước công việc này. Ví dụ: Việc sản xuất giầy phải dùng đến nguyên liệu da. Đây là nguyên liệu có giá trị cao. Bản thân nguyên liệu không thể tính toán theo kiểu vuông thành sắc cạnh được. Do đó khi vạch cắt nếu chuẩn bị tốt khâu kỹ thuật người công nhân thực hành có khả năng tiết kiệm được nhiều vật tư. + Công nhân may: Bố trí theo dây chuyền. Mọi công nhân đều phải thành thạo các thao tác kỹ thuật. Có như vậy sản phẩm mới không bị hỏng sẽ tiết kiệm được chỉ may, điện năng tiêu thụ góp phần vào kết quả kinh doanh của Công ty. + Công nhân gò: Hoá chất cao su để sản xuất giầy thường chiếm từ 50-60% giá thành của sản phẩm. Mọi khâu từ cắt may, chuẩn bị đầu tiên đều việc có bán thành phẩm để bộ phận này làm khâu cuối cùng là ra sản phẩm. Nếu khâu này làm tốt sẽ tiết kiệm được hoá chất cao su,vải... vì trong hợp đồng gia công bao giờ cũng được phép có 3% hao hụt cho vật tư các loại. Công ty cần phát động các phong trào thi đua tiết kiệm vào các dịp ngày lễ, ngày truyền thống để toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty có ý thức trách nhiệm tiết kiệm trong mọi khâu từ văn phòng đến phân xưởng sản xuất theo khu vực của mình công tác. Cuối mỗi quý mỗi năm có tổng kết đánh giá, khen thưởng kịp thời đối với những cá nhân tập thể, có nhiều thành tích tiết kiệm trong sản xuất, quản lý. Trên đây là một số kiến nghị của bản thân em về việc tiết kiệm vật tư trong sản xuất gia công giầy của Công ty. 2. Tổ chức lại bộ máy quản lý. Hiện nay lao động gián tiếp của Công ty vẫn chiếm 11,12% trong tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty, đây là 1 tỷ lệ cao do vậy trong những năm tới Công ty cần cố gắng giảm bớt số lao động gián tiếp xuống 8% cho phù hợp với cơ chế quản lý của Công ty. Trong năm tới, Công ty cần tinh giảm bộ máy gián tiếp bằng cách xem xét những người tuổi đã cao hoặc thời gian công tác lâu năm xấp xỉ đếu tuổi về hưu thì giải quyết cho nghỉ chờ chế độ tiến hành giảm đến mức thấp nhất số nhân viên công tác ở bộ phận gián tiếp. Bên cạnh đó cần phải đào tạo một đội ngũ cán bộ có chuyên môn vững để điều hành quản lý Công ty kinh doanh có hiệu quả. Vì vậy phải có hệ thống tuyển dụng và bổ nhiệm những cán bộ vào đúng công việc để họ phát huy được năng lực. Cán bộ quản lý phải có bằng cấp có trình độ, kiến thức, am hiểu về nghiệp vụ, về thị trường có phương pháp đánh giá và tư duy, biết tổng hợp và đưa ra những quyết định, đúng đắn kịp thời. Chỉ có đội ngũ cán bộ giỏi thì hoạt động kinh doanh của Công ty mới có hiệu quả. 3. Một số kiến nghị với cơ quan Nhà nước. - Các doanh nghiệp trong nước không cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài nên đã tìm cách cạnh tranh lẫn nhau, phá giá gia công, gây thiệt hại cho chính bản thân mình. Tình trạng ép giá này chỉ được xoá bỏ khi Nhà nước xác định khung giá gia công cho một số sản phẩm của ngành có biện pháp quản lý giá một cách chặt chẽ. - Nhà nước nên có chính sách khuyến khích đầu tư và biện pháp bổ xung vốn cho doanh nghiệp hoặc cho vay từ nguồn ưu đãi tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động đỡ căng thẳng và có hiệu quả. - Đối với các khoản vay trong kế hoạch Nhà nước. Thời hạn này và trả trong 3 năm là quá ngắn, để hoạt động đầu tư có hiệu quả đề nghị giảm thời gian trả nợ vốn từ vay đầu tư từ 5 đến 7 năm. - Trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng cần phải bổ sung các điều kiện cho vay. Trong điều kiện thực tế hiện nay Ngân hàng cần phải cùng với các doanh nghiệp tìm ra và xác định phương án đầu tư có hiệu quả. - Sự can thiệp trực tiếp, gây phiền hà của các cơ quan Nhà nước vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp còn quá nhiều, cần phải có những quy định cụ thể hơn về vẫn đề này. Kết luận Từ những năm đầu thập kỷ 90 đến nay ngành giầy Việt Nam bắt đầu phát triển với tốc độ nhanh, cùng với việc hình thành, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Đây là hướng đi đúng đắn cần phải quan tâm và phát triển hơn nữa bởi vì: - Theo kinh nghiệm của các nước đi trước ngày nay thế giới đã chuyển sang thời kỳ hợp tác phát triển kinh tế khu vực Châu á Thái Bình Dương trở thành khu vực năng động nhất đó là việc hình thành 5 con rồng Châu á và sự bùng nổ kinh tế của nhiều nước phát triển chung quanh ta như: Trung Quốc, Hồng Kông, Inđônêxia, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc... nhìn lại các bước đi của họ ta dẽ dàng nhận thấy họ đặt vị trí công nghiệp gia công lên vị trí hàng đầu của quá trình công nghiệp hoá. - Trong điều kiện nền kinh tế thế giới phát triển với tốc độ nhanh, thu nhập của người lao động ngày càng tăng nhu cầu tiêu dùng của con người ngày càng đòi hỏi nhiều về số lượng, chất lượng, mẫu mã. Bởi vì khi đời sống được nâng cao mọi người có quan niệm ăn phải ngon, mặc phải đẹp và đúng mốt. - Việt Nam có lợi thể so sánh để phát triển ngành giầy đó là lực lượng lao động trẻ và đa số đã tốt nghiệp phổ thông trung học, giá nhân công thấp. Việt Nam là nước đang phát triển nên được hưởng chế độ quata và ưu đãi thuế quan khi nhập khẩu hàng giầy vào thị trường chung Châu Âu và Canađa. Mặt khác Việt Nam là thành viên chính thức của hiệp hội ASEAN và tham gia vào WTO. Do vậy Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường buôn bán với các nước trên thế giới cũng như trong khu vực. Gia công giầy cho khách hàng nước ngoài chúng có thể gián tiếp thu được khoa học kỹ thuật tiên tiến về cả mặt quản lý công nghiệp và đào tạo được đội ngũ công nhân có tay nghề cao, có kỹ thuật tiên tiến và trình độ tổ chức kỷ luật tốt. Nhờ đó mà các nhà máy, Xí nghiệp Công ty không bị lạc hậu với tời cuộc. Luôn tự trang bị mấy móc thiết bị mới và mẫu mà hợp thời trang theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài. Gia công giầy không tạo được lợi nhuận lớn nhưng luôn tái tạo được ngoại tệ, bị ế vì khách hàng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Ngoài ra gia công giầy xuất khẩu một số cơ quan đơn vị xuất nhập khẩu của ta còn tranh thủ xuất khẩu một số mặt hàng qua việc thông tin với bạn hàng sử dụng mạng lưới và kinh nghiệm tiêu thụ của người tiêu dùng. Với những điều kiện sẵn có trên đây, cùng với tiềm năng tài nguyên, thiên nhiên, nguồn nhân lực dồi dào cộng với trí thông minh và cần cù của người Việt Nam và chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước Việt Nam có thể từ một vị trí gia công co nước ngoài ngành da giầy sẽ vươn lên sản xuất và xuất khẩu trực tiếp và khẳng định được vị trí của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế. Tài liệu tham khảo Báo thương mại Dự báo kinh tế và thị trường thế giới 1998 Thông tin chuyên đề Hà Nội 1998 Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ ngoại thương nhà xuất bản giáo dục – Trường đại học Ngoại thương Hà Nội -1993 Quản trị Marketing – Philip kotler Tạp chí nền kinh tế thế giới dự báo kinh tế năm 1999 Hỏi đáp về kỹ thuật thực hành kinh doanh xuất nhập khẩu Kỹ thuật nghiệp vụ Ngoại thương – PGS Vũ Hữu Tửu Nghiệp vụ ngoại thương – hướng dẫn thực hành thương mại quốc tế Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docA0405.doc
Tài liệu liên quan