Tình hình hoạt động của Chi nhánh công ty TNHH TM DV Thành Tín

- Một văn phòng có tổ chức kế toán riêng, hạch toán độc lập, có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công Ty, cuối kỳ kế toán sau khi duyệt kế toán thì lên bảng báo cáo cho toàn Công Ty. - 4 cửa hàng và 1 đại lý có kế toán riêng, hạch toán độc lập và báo cáo sổ lên văn phòng Công Ty vào thời điểm cuối kỳ kế toán bằng các bảng quyết toán (do các cửa hàng, địa lý tự lập) có thể hàng quý , kế toán văn phòng Công Ty sẽ kiểm tra hay yêu cầu gửi các hóa đơn, số liệu có ích về Công Ty để Công Ty xem xét và đối chiếu .

doc57 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1176 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tình hình hoạt động của Chi nhánh công ty TNHH TM DV Thành Tín, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ủ thông tin họ tên địa chỉ người nộp. + Ghi rõ nội dung thu về khoản gì + Số tiền ghi bằng số và bằng chữ + Ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo è Phiếu thu được lập thành 3 liên (đặt giấy than viết 1 lần) ghi đầy đủ các nội dung và ký, kế toán trưởng duyệt xong thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ (bằng chữ) vào phiếu thu trước khi ký. Thủ quỹ giữ 1 liên để ghi sổ, 1 liên giao cho người nộp tiền, 1 liên lưu nơi lập phiếu. Cuối ngày toàn bộ phiếu thu kèm theo chứng từ gốc chuyển cho kế toán để ghi sổ. Giấy báo có ngân hàng : Khi khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Khi nhận được giấy báo có, kế toán ghi sổ. Biên bản bù trừ công nợ : Cuối kỳ, giữa khách hàng và người bán đối chiếu công nợ với nhau, thông qua biên bản đối chiếu công nợ. Sổ chi tiết theo dõi phải thu khách hàng. Bảng thanh toán hàng đại lý : Do bên nhận bán hàng đại lý (ký gửi) lập thành 3 bản. Sau khi được kế toán trưởng và thủ trưởng hai bên ký duyệt(ghi rõ họ tên) đóng dấu, 1 bản lưu ở nơi lập (phòng kế hoạch hoặc phòng cung tiêu), 1 bản lưu ở phòng kế toán để làm chứng từ thanh toán và ghi sổ kế toán, 1 bản ghi cho bên có hàng đại lý, ký gửi. Sơ đồ Chứng từ ban đầu - Hoá đơn bán hàng - Hoá đơn GTGT - Phiếu thu - Giấy báo ngân hàng Sổ chi tiết theo dõi phải thu khách hàng Sổ cái tài khoản Tài khoản : - Tài khoản 131 “ phải thu khách hàng” : Dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng theo nội dung ở trên. TK131 SDĐK : Số tiền còn phải thu của khách hàng ở đầu kỳ SPS : Số tiền còn phải thu của khách hàng tăng lên SPS : - Số tiền của khách hàng trả nợ(-) - Số tiền nhận ứng trước, trả trước của khách hàng (+) Trường hợp TK131 dư có : Phản ánh số tiền nhận trước hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng. Khi lập bảng cân đối kế toán, số dư này được phản ánh vào chỉ tiêu riêng bên nguồn vốn. Kế toán phải lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khách hàng khó đòi của đơn vị. TK139 “ Dự phòng phải thu khó đòi” : Dùng để phản ánh việc lập dự phòng và xử lý các khoản dự phòng về các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán. TK139 SPS : - Kết chuyển (-) xoá sổ nợ phải thu khó đòi không đòi được. - Điều chỉnh giảm (-) số dự phòng về các khoản phải thu khó đòi cho niên độ sau. SDĐK : Số dự phòng về các khoản phải thu khó đòi còn lại ở đầu kỳ SPS: Số dự phòng về các khoản phải thu khó đòi tính vào chi phí trong kỳ (+) SDCK : Số dự phòng về các khoản phải thu khó đòi còn lại cuối kỳ. Các khoản phải thu khó đòi phải được xác minh và xác nhận bằng văn bản, làm căn cứ lập dự phòng phải thu khó đòi. Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi : + Phải có tên, địa chỉ, nội dung từng khoản nợ, số tiền phải thu của từng đơn vị nợ hoặc người nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi. + Để có căn cứ lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, Doanh Nghiệp phải có chứng từ gốc hoặc xác nhận của đơn vị nợ hay người nợ về số tiền còn nợ chưa trả, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ Căn cứ để được ghi nhận là nợ phải thu khó đòi : + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán từ hai năm trở lên kể từ ngày hết hạn thu nợ được ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nơ hoặc các cam kết nợ, Doanh Nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được nợ. + Trường hợp đặc biệt tuy thời gian chưa quá hạn hai năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản hoặc người nợ có dấu hiệu bỏ trốn đang bị cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử thì cũng được ghi là nợ khó đòi. Sơ đồ hạch toán : “Tài khoản phải thu khách hàng” TK511,515,711,33311 TK131 TK111,112,311 (a) (b) TK111,112 TK152,153,156,133 (d) (c) TK711,1388 TK635,521,531,532 (e) (f) TK331 (g) TK139,6426 (h) Giải thích sơ đồ hạch toán TK131 : Doanh thu bán hàng hóa, sản phẩm, thu nhập hoạt động khác chưa thu Thu nợ của khách hàng bằng tiền Thu nợ của khách hàng bằng vật tư hàng hóa Trả lại tiền thừa của khách hàng Xuất bao bì tính tiền riêng cho khách hàng Chiết khấu bán hàng, hàng bán bị trả lại hay phải giảm giá cho khách hàng Bù trừ công nợ Xoá nợ phải thu khách hàng khó đòi Các trường hợp tại Công Ty : + Năm 2004 là năm mà tình hình bán hàng của đơn vị diễn ra khá sôi động. Tuy là một Công Ty mới thành lập còn non trẻ, nhưng đã chiếm lĩnh được thị trường toàn bộ các tỉnh miền Tây : Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp, Bạc Liêu, Cà Mau. Trong đó có thị trường Vĩnh Long và Đồng Tháp là tiêu thụ nhiều nhất. Khách hàng bao gồm các tổ chức và cá nhân. Bên cạnh đó Công Ty còn cung cấp hàng hoá cho các tổ chức, doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh : Công Ty Tân Hiệp Tân – Quận 7, Công Ty TNHH TM DV H.L.G – Quận 7, Công Ty TNHH Hồng Vân – Quận 7. Một số trường hợp cụ thể về công nợ phải thu tại Công Ty năm 2003 : a) Ngày 01/01/2004 khách hàng Nguyễn Võ Toàn (Vĩnh Long) mua mặt hàng” Phân Urê T.Q” với tổng số tiền là 7.283.535.000 đồng bao gồm cả thuế GTGT 5%. Khách hàng có số dư nợ đầu kỳ là 370.965.000 đồng, sau 20 ngày nhận hàng khách hàng đã thanh toán cho Công Ty số tiền là 6.729.545.000 đồng bằng tiền mặt , kế toán định khoản : Nợ 131 : 7.283.535.000 Co ù5111 : 6.936.700.000 Có 33311 : 346.835.000 Nợ 111 : 6.729.545.000 Có 131 : 6.729.545.000 Sơ đồ hạch toán : TK5111 TK131 TK111 6.936.700.000 6.936.700.000 TK33311 6.729.545.000 6.729.545.000 346.835.000 346.835.000 Tổng quát phải thu khách hàng Nguyễn Võ Toàn : TK131 370.965.000 7.283.535.000 6.729.545.000 924.955.000 b) Ngày 10/01/2004 khách hàng Trương Thanh Duyến – Vĩnh Long mua phân DAP KOREA với tổng số tiền phải thu là 92.662.500 đồng bao gồm cả thuế VAT 5%. Khách hàng thanh toán cho đơn vị 131.162.500 đồng bằng tiền mặt, trong tài khoản 131 dư nợ đầu kỳ là 38.500.000 đồng. Kế toán ghi định khoản : Nợ 131 : 92.662.500 Co ù5111 : 88.250.000 Có 33311 : 4.412.500 Nợ 111 : 131.162.500 Có 131 : 131.162.500 Sơ đồ hạch toán : TK5111 TK131 TK111 88.250.000 88.250.000 TK33311 131.162.500 131.162.500 4.412.500 4.412.500 Tổng quát phải thu khách hàng Trương Thanh Duyến : TK131 38.500.000 92.602.500 131.162.500 0 c) Công Ty Thành Tín Sóc Trăng mua phân Kali GS với giá bán bao gồm cả VAT là 700.000.000 đồng. Một thời gian sau, Công Ty nhận được một giấy báo có tiền gửi Ngân Hàng do Công Ty Thành Tín Sóc Trăng chuyển trả. Kế toán ghi định khoản : Nợ 131 : 700.000.000 Có 5111 : 666.666.666,66 Có 33311 : 33.333.333,34 Nợ 112 : 700.000.000 Có 131 : 700.000.000 Sơ đồ hạch toán : TK5111 TK131 TK1121 666.666.666,66 666.666.666,66 TK33311 700.000.000 700.000.000 33.333.333,34 33.333.333,34 Tổng quát phải thu Công Ty Thành Tín Sóc Trăng : TK131 700.000.000 700.000.000 0 Số dư có đầu kỳ 700.000.000 đồng là tiền khách hàng trả trước cho đơn vị ở tháng trước để mua hàng. d) Tháng 05/2004, DNTM Nguyên Phong – Vĩnh Long mua phân Urea bao, với giá bao gồm cả VAT 5% là : 3.579.187.500. Sau một thời gian Doanh Nghiệp đã thanh toán bằng tiền mặt cho Công Ty 3.434.602.500 đồng. Kế toán ghi định khoản : Nợ 131 : 3.579.187.500 Có 5111 : 3.408.750.000 Có 33311 : 170.437.500 Nợ 112 : 3.434.602.500 Có 131 : 3.434.602.500 Sơ đồ hạch toán : TK5111 TK131 TK111 3.408.750.000 3.408.750.000 TK33311 3.434.602.500 3.434.602.500 170.457.500 170.457.500 Tổng quát phải thu DNTM Nguyên Phong : TK131 0 3.579.187.500 3.434.602.500 144.585.000 e) Tháng 7/2004 Công Ty Tân Hiệp Tân – Quận 7 mua phân DAP KOREA với giá bao gồm thuế GTGT 5% là 49.445.931.761 đồng, thanh toán 3 lần cho Công Ty bằng tiền mặt 48.473.271.388 đồng. Kế toán ghi định khoản : Nợ 131 : 49.445.931.763 Có 5111 : 47.091.363.583,8 Có 33311 : 2.354.568.179,2 Nợ 111 : 48.473.271.388 Có 131 : 48.473.271.179,2 Sơ đồ hạch toán : TK5111 TK131 TK111 47.091.363.583,8 47.091.363.583,8 TK33311 48.473.271.388 48.473.271.388 2.354.568.179,2 2.354.568.179,2 Tổng quát phải thu Công Ty Tân Hiệp Tân : TK131 0 49.445.931.763 48.473.271.388 972.660.375 f) Ngày 01/12/2004 DNTN Kim Hoàng – Đồng Tháp mua phân Urea TQ với giá bao gồm 5% thuế VAT là 3.498.101.250 đồng . Một thời gian sau, Doanh Nghiệp nhận được một giấy báo có của Ngân Hàng do DN Kim Hoàng – Đồng Tháp chuyển trả . Kế toán ghi định khoản : Nợ 131 : 3.498.101.250 Có 5111 : 3.331.125.000 Có 33311 : 166.576.250 Nợ 112 : 2.606.151.250 Có 131 : 2.606.151.250 Sơ đồ hạch toán : TK5111 TK131 TK1121 3.331.125.000 3.331.125.000 TK33311 2.606.151.250 2.606.151.250 166.576.250 166.576.250 Vào ngày 31/12/2004 Kế toán ghi các nghiệp vụ kế toán phải thu đã phát sinh từ ngày 01/01/2004 -> 31/12/2004 vào “Bảng kê công nợ phải thu năm 2004 – TK131” . + Năm 2005, giá phân bón trên thị trường thế giới tăng rất nhanh, kết hợp điều kiện khí hậu thời tiết sẽ mưa nhiều nên nhu cầu về phân bón phục vụ cho nông nghiệp rất cao. Nắm bắt tình hình về giá cả thị trường, nhu cầu của thị trường, Chi nhánh Thành Tín đã tăng khối lượng mua vào. Và kéo theo đó là tình hình bán ra về khối lượng cũng tăng lên. Đặc biệt là vào thời điểm 04/2005. Các nghiệp vụ phải thu khách hàng trong tháng 04/2005 : 1) Ngày 02/04/2005 Công Ty Tân Hiệp Tân – Quận 7 mua phân Urea Phú Mỹ với giá bao gồm 5% thuế VAT là 10.984.479.044 đồng. Ngày 13/05/2005 Chi Nhánh Thành Tín nhận được giấy báo có của Ngân Hàng do Công Ty Tân Hiệp Tân chuyển trả. Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK1121 10.461.408.613,3 10.461.408.613,3 TK33311 10.967.341.464 10.967.341.464 523.070.430,7 523.070.430,7 Tổng quát sơ đồ chữ T Tài khoản 131 : Phải thu KH Công Ty Tân Hiệp Tân : TK131 17.137.580 10.984.479.044 10.984.479.044 0 Số dư có 17.037.580 đồng ở đầu kỳ là số tiền mà Công Ty Tân Hiệp Tân đã trả tiền hàng thừa vào tháng 03/2005 khi mua 500 tấn DAPKORA. 2) Ngày 02/04/2005, Công Ty TNHH Tâm Đức Thành – Quận 7 trả hết số nợ còn lại của tháng 02/2005 bằng tiền mặt 104.576.500 đồng. Kế toán định khoản : Nợ 112 : 104.576.500 Có 131 : 104.576.500 3) Ngày 03/04/2005 Khách hàng Đặng Văn On – Vĩnh Long mua phân Urea phủ với giá bao gồm 5% thuế GTGT là 1.409.572.500. Doanh Nghiệp nhận được giấy báo có của Ngân Hàng do Oâng Đặng Văn On chuyển trả : 1.500.000.000 đồng . Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK1121 1.342.450.000 1.342.450.000 TK33311 1.500.000.000 1.500.000.000 67.122.500 67.122.500 Tổng quát sơ đồ chữ T Tài khoản 131 : Phải thu KH Đặng Văn On : TK131 440.664.000 1.409.572.500 1.500.000.000 350.236.500 4) Ngày 04/04/2005 DNTN Việt Nga – Đồng Tháp mua phân Urea TQ với giá chưa có thuế VAT 5% là 2.679.852.000 đồng. Một thời gian sau DN đã thanh toán cho Công Ty bằng tiền mặt 2.200.000.000 đồng. Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK111 2.552.240.000 2.552.240.000 TK33311 2.200.000.000 2.200.000.000 127.612.000 127.612.000 Tổng quát sơ đồ chữ T Tài khoản 131 Phải thu DNTN Việt Nga – Đồng Tháp TK131 335.036.500 2.679.852.000 2.200.000.000 814.888.500 5) Ngày 05/04/2005, DNTN Tân Kiến Hưng – Vĩnh Long mua phân Urea Phú Mỹ với giá gồm thuế là 2.282.572.850 đồng. Thanh toán bằng tiền mặt, sau 20 nagy2 nhận hàng 2.282.572.850 đồng. Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK111 833.400.000 833.400.000 TK33311 2.282.572.850 2.282.572.850 41.670.000 41.670.000 Tổng quát sơ đồ chữ T Tài khoản 131 Phải thu DNTN Tân Kiến Hưng TK131 1.407.502.850 875.070.000 2.282.572.850 0 6) Ngày 07/04/2005 Khách hàng Nguyễn Võ Toàn – Vĩnh Long mua phân Kali GS với giá bao gồm 5% thuế GTGT là 1.288.507.500 đồng. Công Ty nhận được giấy báo có của Ngân Hàng do Khách Hàng Nguyễn Võ Toàn chuyển trả 1.519.386.750 đồng . Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK1121 1.227.150.00 1.227.150.00 TK33311 1.519.572.850 1.519.572.850 61.357.500 61.357.500 7) Ngày 08/04/2005, DNTN Nguyên Phong mua phân Urea Phú Mỹ với giá bao gồm thuế VAT 5% là 499.338.000 đồng. Sau 15 ngày nhận hàng DN đã thanh toán cho Công Ty bằng tiền mặt số tiền là 900.000.000 đồng . Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK111 475.560.000 475.560.000 TK33311 900.000.000 900.000.000 23.778.000 23.778.000 Tổng quát sơ đồ chữ T Tài khoản 131 Phải thu DNTN Nguyên Phong TK131 712.851.000 499.338.000 900.000.000 312.189.000 8) Ngày 10/04/2005, DNTN Phương Tường – Đồng Tháp mua phân DAP KOREA với giá bao gồm thuế là 1.471.711.500 đồng. Sau một thời gian Công Ty nhận được giấy báo có từ Ngân Hàng do DNTN Phương Tường chuyển trả : Kế toán định khoản : Nợ 131 : 1.471.711.500 Có 5111 : 1.398.125.925 Có 33311 : 73.585.575 Nợ 112 : 1.471.711.500 Có 131 : 1.471.711.500 Khách hàng thanh toán đầy đủ không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ . 9) Ngày 23/04/2005 DNTN Út Nữ – Trà Vinh mua phân NPK với giá bao gồm thuế VAT 5% là 7.298.090.750 đồng. Doanh Nghiệp đã thanh toán cho Công Ty bằng tiền gửi ngân hàng sau một tuần nhận hàng. Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK1121 6.950.562.619,04 6.950.562.619,04 TK33311 4.700.000.000 4.700.000.000 347.528.130 347.528.130 Tổng quát sơ đồ chữ T Tài khoản 131 Phải thu DNTN Út Nữ – Trà Vinh TK131 0 7.298.090.750 4.700.000.000 2.598.090.750 10) Ngày 24/04/2004 Công Ty TNHH H.L.G – Quận 7 mua phân Kali GS với giá bao gồm thuế GTGT 5% là 496.545.000 đồng. Sau 25 ngày nhận hàng Công Ty đã được thanh toán bằng tiền mặt là 695.163.000 đồng : Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK111 472.900.000 472.900.000 TK33311 695.163.000 695.163.000 23.645.000 23.645.000 Tổng quát sơ đồ chữ T Tài khoản 131 Phải thu Công Ty TNHH H.L.G – Quận 7 TK131 198.618.000 496.545.000 495.163.000 0 11) Ngày 25/04/2004, khách hàng Nguyễn Văn Lực – Đồng Tháp trả hết số nợ còn lại bằng tiền mặt , kế toán định khoản : Nợ 111 : 313.711.500 Có 131 : 313.711.500 12) Xí Nghiệp phân bón Chánh Hưng mua phân Urea Phú Mỹ với giá bao gồm thuế VAT 5% là 550.725.000. Ngày 26/04/2004 hoàn thành hết nghĩa vụ thanh toán với Công Ty . Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK111 524.500.000 524.500.000 TK33311 550.725.000 550.725.000 26.000.000 26.000.000 13) Công Ty TNHH Hưng Phú – Quận 7 mua phân DAP KOREA với giá mua gồm cả thuế VAT 5% là 3.007.170.000 đồng. Ngày 27/04/2005 khách hàng đã thanh toán toàn bộ số tiền mua hàng. Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK111 3.435.400.000 3.435.400.000 TK33311 3.607.170.000 3.607.170.000 171.770.000 171.770.000 14) Công Ty Lương Thực và Công Nghệ Thực Phẩm FOODINCO mua phân Urea Phú Mỹ. Ngày 28/04/2005 thanh toán hết tiền hàng. Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK111 3.708.571.428,57 3.708.571.428,57 TK33311 3.894.000.000 3.894.000.000 185.428.571,43 185.428.571,43 15) Công Ty TNHH Minh Gia Plat mua phân DAP-TQ với giá bao gồm thuế VAT 5%. Ngày 29/04/2004, thanh toán hết tiền hàng cho đơn vị bằng tiền gửi ngân hàng. Sơ đồ hạch toán TK5111 TK131 TK1121 1.327.870.000 1.327.870.000 TK33311 1.394.263.500 1.394.263.500 66.393.500 66.393.500 Ngày 30/04/2005, Kế toán ghi nghiệp vụ kế toán công nợ phải thu từ ngày 01/04/ -> 30/04/2005 vào bảng kê nợ phải thu tháng 04/2005 – TK 131. - Tài khoản 139 “ Dự phòng nợ phải thu khó đòi” TK131,138 TK139 TK6426 (b) (a) TK6426 (c) (c’) Giải thích sơ đồ : Thiết lập dự phòng nợ phải thu khó đòi Kết chuyển giảm dự phòng phải thu khó đòi, các khoản nợ đã được xoá sổ (c),(c’) Thiết lập, bổ sung và hoàn nhập nợ phải thu khó đòi. * Các trường hợp tại Công Ty : a) Công Ty TNHH TM DV T.T.H.N đã quá hạn thanh toán 2 năm, kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi. Công Ty TNHH TM DV T.T.H.N nợ Chi Nhánh Thành Tín là 100.000.000 đồng, kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi là 40.000.000 đồng và tiếp tục theo dõi trên sổ kế toán, kế toán định khoản : Nợ 6426 : 40.000.000 Có 139 : 40.000.000 b) DNTN L.K.M – Quận 7 nợ Công Ty 50.000.000 đồng. Tuy thời gian quá hạn chưa tới 2 năm, nhưng đơn vị nợ đang trong thời gian xem xét giải thể, phá sản. Kế toán lập dự phòng phải thu khó đòi là 10.000.000 đồng. Nợ 6426 : 10.000.000 Có 139 : 10.000.000 è Công Ty phải lập hội đồng để thẫm định, xác định các khoản nợ phải thu khó đòi, hội đồng do Giám Đốc Trần Thanh Nga thành lập với các thành phần bắt buộc là : Giám đốc : Trần Thanh Nga Kế toán trưởng : Lâm Thị Lệ Thuỷ Trưởng phòng kinh doanh : Phan Ngọc Bích c) Kế toán các khoản phải thu tạm ứng : c1. Nội dung : Thanh toán tạm ứng bao gồm việc ứng tiền cho cán bộ công nhân viên để thực hiện 1 nhiệm vụ nào đó trong quá trình SXKD như mua vật tư , hàng hóa, thuê dịch vụ, đi công tác, đi nghỉ phép và việc thanh toán các khoản tạm ứng đó. c2. Nguyên tắc : Người nhận tạm ứng phải là công nhân viên chức, hoặc người lao động làm việc tại Doanh Nghiệp. Đối với người nhận tạm ứng thường xuyên( thuộc các bộ phận cung ứng vật tư, hành chính quản trị ) phải được giám đốc Công Ty chỉ định bằng văn bản. Người nhận tạm ứng (có tư cách cá nhân hay tập thể) phải chịu trách nhiệm với Doanh Nghiệp về số đã nhận tạm ứng và chỉ được sử dụng tạm ứng theo đúng mục đích và nội dung công việc đã được phê duyệt. Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải quyết toán toàn bộ, dứt điểm (theo từng lần, từng khoản) khoản đã tạm ứng trên bảng thanh toán tạm ứng : Số tạm ứng đã nhận, khoản tạm ứng đã sử dụng (nếu có ). Khoản tạm ứng sử dụng không hết phải nộp lại quỹ hoặc tính trừ vào lương của người nhận tạm ứng. Ứng rồi trả hết mới được ứng nữa ( trừ trường hợp giám đốc cho phép làm giấy ký mới được. Trường hợp thanh toán lớn hơn tiền tạm ứng, bỏ tiền thêm mua hàng. Sau đó về được thanh toán lại. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng đối tượng nhận tạm ứng, ghi chép đầy đủ tình hình nhận, thanh toán tạm ứng theo từng lần tạm ứng. c3. Phương pháp kế toán : Chứng từ : Giấy đề nghị tạm ứng (mẫu số 03 - TT) + Giấy đề nghị tạm ứng là căn cứ để xét duyệt tạm ứng, làm thủ tục lập phiếu chi và xuất quỹ cho tạm ứng. + Giấy này do người xin tạm ứng viết 1 liên và ghi rõ gửi thủ trưởng đơn vị (người xét duyệt tạm ứng). + Người xin tạm ứng phải ghi rõ họ tên, địa chỉ (đơn vị, bộ phận) và số tiền xin tạm ứng(viết bằng số và bằng chữ). + Lý do tạm ứng ghi rõ mục đích sử dụng tiền tạm ứng như : tiền công tác phí, mua văn phòng phẩm, tiếp khách. + Thời hạn thanh toán : Ghi rõ ngày, tháng hoàn lại số tiền đã tạm ứng. Giấy đề nghị tạm ứng được chuyển cho kế toán trưởng xem xét và ghi ý kiến đề nghị thủ trưởng đơn vị duyệt chi. Căn cứ quyết định của thủ trưởng, kế toán lập phiếu chi kèm theo giấy đề nghị tạm ứng và chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục xuất quỹ. Phiếu chi giấy báo nợ ngân hàng Phiếu thu, các chứng từ chi tiêu tạm ứng, khấu trừ lương Tài khoản : Tài khoản 141 “Tạm ứng” dùng để phản ánh các khoản tạm ứng cho công nhân viên, người lao động của Doanh Nghiệp và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó. TK141 SDĐK : Số tiền tạm ứng chưa thanh toán SPS : Số tiền đã tạm ứng cho công nhân viên và người lao động của DN (+) trong kỳ. SDCK : Số tiền tạm ứng chưa thanh toán ở cuối kỳ. SPS : Số tiền tạm ứng đã thanh toán hoặc thu hồi (-) trong kỳ Trường hợp TK141 dư có, phản ánh số chi quá tạm ứng chưa thanh toán lại cho công nhân viên ở cuối kỳ. Khi lập bảng cân đối kế toán, số dư này được phản ánh vào chỉ tiêu phải trả khác bên nguồn vốn. Sơ đồ hạch toán : TK111 TK141 TK151,152,153,156 (a) (b) TK112 TK111,334 (a’) (c) Giải thích sơ đồ : (a),(a’) : Chi tạm ứng và chi quá tạm ứng bằng tiền mặt, ngân phiếu, séc (b) Thanh toán tạm ứng, người lập tạm ứng lập bảng kê thanh toán, nếu trả nợ cho Công Ty nào đó thì ghi 331. (c) Thu hồi, khấu trừ tạm ứng Kế toán phải theo dõi nghiệp vụ tạm ứng trên sổ kế toán chi tiết : Số theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ. Sổ chi tiết các tài khoản. Đối với chi nhánh Thành Tín , không có trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ nên không mở sổ theo dõi thanh toán bằng ngoại tệ. Kế toán của đơn vị chỉ mở sổ chi tiết các tài khoản. Các nghiệp vụ tạm ứng phát sinh tại Công Ty a) Ngày 02/04/2005, Chị Huỳnh Thị Thuỳ Linh phòng kế toán thuộc bộ phận kế toán vốn bằng tiền ứng 1.000.000 đồng bằng tiền mặt đi công tác Miền Tây. Khi về, Chị đã thanh toán tạm ứng là 745.147 đồng. Kế toán định khoản : Nợ 141 : 1.000.000 Có 1111 : 1.000.000 Nợ TK1111 : 745.147 Nợ TK334 : 254.853 Có TK141 : 1.000.000 Sơ đồ hạch toán TK111 TK141 TK111 1.000.000 1.000.000 1.000.000 745.147 TK334 254.853 Sơ đồ chữ T tài khoản 141 TK141 0 1.000.000 745.147 254.853 b) Ngày 08/04/2005, nhân viên lái xe ứng 200.000 đồng để đi công tác. Sau khi về, đã thanh toán đầy đủ. Kế toán định khoản : Nợ 141 : 200.000 Có 1111 : 200.000 Nợ TK1111 : 200.000 Có TK141 : 200.000 Sơ đồ hạch toán TK111 TK141 TK111 200.000 200.000 200.000 200.000 c) Ngày 13/04/2005 Chị Nguyễn Thanh Thuý phòng kế toán ứng 350.000 đồng mua văn phòng phẩm bằng tiền mặt. Khi về chị đã thanh toán tạm ứng là : 275.500 đồng. Kế toán định khoản : Nợ 141 : 300.000 Có 1111 : 300.000 Nợ TK1111 : 275.000 Nợ TK334 : 25.000 Có TK141 : 300.000 Sơ đồ hạch toán TK111 TK141 TK111 300.000 300.000 300.000 275.000 TK334 25.000 d) Ngày 13/04/2005, Giám đốc ứng 1.700.000 đồng bằng tiền mặt đi công tác Sóc Trăng, sau chuyến công tác Chị đã thanh toán tạm ứng là 2.000.000 đồng. Kế toán định khoản : Nợ 141 : 1.700.000 Có 1111 : 1.700.000 Nợ TK1111 : 2.000.000 Có TK141 : 1.700.000 Có TK334 : 300.000 Sơ đồ hạch toán TK111 TK141 TK111 1.700.000 1.700.000 1.700.000 2.000.000 TK334 300.000 Sơ đồ chữ T tài khoản 141 TK141 0 1.700.000 2.000.000 300.000 d) Kế toán công nợ phải trả d1) Nội dung : Kế toán các khoản phải trả cho người bán bao gồm các khoản nợ của Doanh Nghiệp phải trả cho người bán vật tư, hàng hóa, cung cấp lao vụ, dịch vụ, người nhận thầu về XDCB theo hợp đồng đã ký kết. d2) Nguyên tắc kế toán : Những đối tượng có quan hệ giao dịch bán hàng cho Chi Nhánh thường xuyên hoặc có số dư lớn hơn thì định kỳ hoặc cuối tháng. Kế toán cần kiểm tra đối chiếu từng khoản nợ đã phát sinh, thu hồi và số còn nợ cần phải có sự xác nhận của chủ nợ. Các nghiệp vụ bán hàng trả tiền ngay ( tiền mặt, séc, đã thu qua ngân hàng) không thuộc nội dung phải trả. Mua hàng đã nhập kho : Lao vụ, dịch vụ đã nhận nhưng cuối tháng vẫn chưa có hóa đơn thì sử dụng giá tạm tính(giá kế hoạch, giá hợp đồng) để ghi sổ và sẽ điều chỉnh khi nhận được hóa đơn hoặc thông báo giá chính thức của bên bán. Phân loại các khoản nợ với người bán : + Phải trả có chiết khấu, giảm giá hoặc phải trả lại hàng + Phải trả bằng vàng bạc, ngoại tệ, đá quý. + Phải trả về đầu tư XDCB Nợ phải trả và số tiền đã ứng trước cho người bán, người cung ứng hoặc cho người nhận thầu xây lắp chính cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải trả. Các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng bán của người bán, người cung cấp ngoài hóa đơn mua hàng, phải ghi sổ kế toán tương ứng với từng khoản phải trả có liên quan để ghi giảm số nợ còn phải trả phát sinh ban đầu. Các khoản trả bằng ngoại tệ, phải được ghi sổ kế toán bằng Đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ chính thức (tại chi nhánh Thành Tín sử dụng Đồng Việt Nam) sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch (tỷ giá giao dịch thực tế hay tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh). Khoản trả nợ, các khoản phải trả bằng ngoại tệ cho người bán được ghi sổ kế toán theo tỷ giá ngày nhận nợ ghi trên sổ kế toán. Cuối năm tài chính các số dư của các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do ngân hàng Nhà Nước Việt Nam công bố, các khoản chênh lệch tỷ giá (nếu có) phát sinh trong kỳ kế toán được kết toán vào thu nhập hoạt động tài chính nếu là chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái, hoặc vào chi phí tài chính nếu là chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái. Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản nợ phải trả cuối năm tài chính được xử lý và kế toán theo qui định tại thông tư số 105/2003/TT-BTC ngày 04/11/2003 về hướng dẫn kế toán thực hiện đánh giá lại cuối năm của số dư phải trả cho người bán của hoạt động kinh doanh (theo số dư thuần sau khi bù trừ số dư bên Nợ và bên Có của tải khoản 4132). Vào chi phí tài chính nếu chênh lệch lỗ tỷ giá hối đoái hoặc vào thu nhập hoạt động tài chính (nếu chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái). d3) Phương pháp kế toán : Chứng từ : Các loại chứng từ mà Chi Nhánh sử dụng trong nghiệp vụ kế toán phải trả người bán là : Hoá đơn GTGT, hóa đơn bán hàng của người bán Phiếu mua hàng Các chứng từ thanh toán cho người bán : Phiếu chi, giấy báo ngân hàng, UNC, giấy thanh toán bù trừ, quyết định xóa nợ. Các chứng từ xác định công nợ phải trả Tài khoản : Tài khoản 331 “ Phải trả người bán” : Dùng để phản ánh các khoản nợ phải trả và tình hình thanh toán các khoản nợ phải trả của Doanh Nghiệp. TK331 SPS : - Số tiền trả nợ cho người bán (-) Số tiền ứng trước, trả trước cho người bán. SDĐK : Số tiền còn phải trả cho người bán. SPS : - Số tiền còn phải trả cho người bán tăng lên (+) - Điều chỉnh giá tạm tính khi có giá chính thức (-,+). SDCK : Số tiền còn phải trả người bán ở cuối kỳ Trường hợp TK331 dư nợ : Phản ánh số tiền ứng trước hoặc số đã trả nhiều hơn số phải trả cho người bán Khi lập bảng cân đối kế toán, số dư này được phản ánh vào chỉ tiêu riêng bên tài sản. Sơ đồ hạch toán TK111,112,331 TK331 TK211,213,228 (e) (a) TK152,153,156 TK2411,2412,2413 (f) (b) TK711 TK152,153,156 (g) (c) TK627,641,642 (d) TK111,112 (h) Giải thích sơ đồ hạch toán : Mua TSCĐ , bất động sản chưa thanh toán Giá trị đầu tư XDCB, sữa chữa lớn TSCĐ phải trả cho nhà thầu Mua vật tư, hàng hóa chưa thanh toán Các chi phí sản xuất kinh doanh chưa thanh toán, các chi phí phát sinh phải thanh toán cho nhà thầu hoặc người bán Trả nợ cho người bán, nhà thầu bằng tiền Trả nợ cho người bán, nhà thầu bằng vật tư, hàng hoá Xóa sổ nợ vắng chủ Nhận lại tiền trả thừa * Các trường hợp tại Công Ty : Năm 2004, đối tượng mua hàng của Chi Nhánh bao gồm 22 Công Ty. Tổng phát sinh nợ trong năm này là 190.835.623.477 đồng và tổng phát sinh có là 187.774.010.915 đồng. Như vậy số dư nợ cuối năm là 3.061.612.562 đồng, số dư này là do số tiền chi nhánh đã trả cho người bán nhiều hơn số phải trả. Một số nghiệp vụ kế toán phải trả người bán phát sinh trong năm 2004 (a) Trong tháng 01/2004, Chi Nhánh đã mua của Công Ty CP XNK VTNN và nông sản phân Urea TQ trị giá bao gồm cả thuế VAT 5% là : 31.443.317.500 đồng chưa trả tiền. Cuối tháng, Chi Nhánh đã thanh toán toàn bộ số nợ cho người bán bằng tiền gửi ngân hàng. Cũng trong tháng 01/2004 Chi Nhánh đã mua phân DAP KOREA của Công Ty CP XNK Hà Anh trị giá bao gồm VAT 5% là 972.000.000 đồng chưa trả tiền. Tính đến cuối tháng, Chi Nhánh đã thanh toán toàn bộ số nợ cho Công Ty Hà Anh bằng tiền mặt. + Đối với mặt hàng phân Urea TQ : Nợ 1561 : 29.946.016.666,6 Nợ 1331 : 1.497.300.833,4 Có 331 : 31.443.317.500 Nợ TK331 : 31.443.317.500 Có TK1121 : 31.443.317.500 + Đối với mặt hàng phân DAP KOREA : Nợ 1561 : 868.571.428,57 Nợ 1331 : 43.428.571,43 Có 331 : 912.000.000 Nợ TK331 : 912.000.000 Có TK111 : 912.000.000 Sơ đồ hạch toán TK111 TK331 TK1561 972.000.000 972.000.000 925.714.285,71 925.714.285,71 29.946.016.666,6 29.946.016.666,6 TK112 TK1331 31.443.317.000 31.443.317.000 46.285.714,25 46.285.714,25 1.497.300.833,4 1.497.300.833,4 Sơ đồ chữ T tài khoản 331 TK331 0 32.415.317.000 32.415.317.000 0 b) Tháng 03/2004, Chi Nhánh đã mua của Công Ty Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An mặt hàng phân Urea TQ trị giá bao gồm cả thuế VAT 5% là 50.847.771.000 đồng. Và mặt hàng phân NPK trị giá bao gồm thuế VAT 5% là 43.308.388.020. Đến cuối tháng 12/2004 mới thanh toán xong số nợ, thanh toán bằng tiền mặt 73.500.000.000 đồng. Và bằng chuyển khoản 23.347.771.582. Kế toán định khoản : Nợ 1561 : 48.426.488.571,4 Nợ 1331 : 2.421.322.428,6 Có 331 : 50.847.711.000 Nợ 1561 : 43.809.524.363,8 Nợ 1331 : 2.190.476.218,2 Có 331 : 46.000.000.082 Đợt 1 : Chi Nhánh thanh toán cho Công Ty VTNN Nghệ An 4.847.711.000 bằng tiền mặt và 7.000.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng. Nợ 331 : 11.847.711.000 Có 1111 : 4.847.711.000 Có 1121 : 7.000.000.000 Đợt 2 : Chi Nhánh thanh toán cho Công Ty VTNN Nghệ An 6.320.476.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng và 400.000.000 đồng bằng tiền mặt. Nợ 331 : 6.720.476.000 Có 1111 : 400.000.000 Có 1121 : 6.320.476.000 Đợt 3 : Chi Nhánh thanh toán cho Công Ty VTNN Nghệ An 5.700.000.000 đồng bằng tiền gửi ngân hàng và 1.700.215.000 đồng bằng tiền mặt. Nợ 331 : 7.400.815.000 Có 1111 : 1.700.215.000 Có 1121 : 5.700.000.000 Đợt 4 : Chi Nhánh thanh toán cho Công Ty VTNN Nghệ An 9.950.000.000 đồng bằng tiền mặt và 7.307.109.200 đồng bằng chuyển khoản. Nợ 331 : 17.257.109.200 Có 1111 : 9.950.000.000 Có 1121 : 7.307.109.200 Đợt 5 : Chi Nhánh thanh toán cho Công Ty VTNN Nghệ An 7.622.199.800 đồng bằng chuyển khoản. Nợ 331 : 7.622.199.800 Có 1121 : 7.622.199.800 Đợt 6 : Công Ty Thành Tín Sóc Trăng đã chi trả 11.200.870.000 cho Công Ty VTNN Nghệ An bằng tiền gửi ngân hàng, Chi Nhánh đã thanh toán cho Công Ty Thành Tín Sóc Trăng ( Công Ty mẹ) toàn bộ số tiền đã được chi hộ bằng tiền mặt Nợ 331 : 11.200.870.000 Có 3388 : 11.200.870.000 Nợ 3388 : 11.200.870.000 Có 1111 : 11.200.870.000 Đợt 7 : Công Ty Thành Tín Sóc Trăng đã chi trả 16.891.020.700 đồng bằng chuyển khoản hộ Chi Nhánh. Chi Nhánh đã thanh toán cho Công Ty Thành Tín Sóc Trăng ( Công Ty mẹ) toàn bộ số tiền đã được chi hộ bằng chuyển khoản. Nợ 331 : 16.891.020.700 Có 3388 : 16.891.020.700 Nợ 3388 : 16.891.020.700 Có 1121 : 16.891.020.700 Đợt 8 : Chi Nhánh thanh toán cho Công Ty VTNN Nghệ An 10.500.000.000 đồng bằng bằng chuyển khoản và 4.000.000.000 đồng bằng tiền mặt. Nợ 331 : 14.500.000.000 Có 1111 : 4.000.000.000 Có 1121 : 10.500.000.000 Đợt 9 : Chi Nhánh đã thanh toán số nợ còn lại Cho Công Ty VTNN Nghệ An bằng chuyển khoản số tiền 14.609.039.883 đồng. Nợ 331 : 14.609.039.883 Có 1121 : 14.609.039.883 Như vậy sau 9 đợt thanh toán tiền hàng cho người bán là Công Ty VTNN Nghệ An. Chi Nhánh đã chi hết 96.847.771.582 đồng, trong khi đó số nợ phải trả người bán chỉ có 94.156.159.020 đồng. Kế toán phải ghi dư nợ là 2.691.612.562 cho nghiệp vụ này . Sơ đồ chữ T tài khoản 331 TK331 0 96.847.771.582 94.156.159.020 2.691.612.562 Sang năm 2005, theo thị trường thế giới, giá phân bón ngày càng tăng với phương châm “ mua khi giá lên và bán khi giá xuống”, Chi Nhánh đã đẩy mạnh mua dự trữ các loại phân bón trong đó mặt hàng phân Urea Phú Mỹ được mua vào nhiều nhất. Chi Nhánh chủ yếu mua hàng từ Công Ty Vật Tư Nông Nghiệp Nghệ An với trị giá mua vào trong tháng 04/2005 là 42.671.791.520 đồng bao gồm cả thuế VAT 5%. Ngoài ra, Chi Nhánh còn mua hàng của Công Ty CP VTNN & Nông Sản, Công Ty Phân Đạm và hóa chất dầu khí, Công Ty CP Bách Hóa Tổng Hợp Hà Nội, Công Ty CP LT VTNN Đắc Lắc, Công Ty Thiên Lộc Thành Cuối tháng 4, kế toán đã lập bảng kê nợ phải trả 04/2005 – TK331 e) Kế toán thanh toán với Nhà Nước : e1. Nội dung : Trong quá trình kinh doanh, Doanh Nghiệp thường phát sinh các khoản mà theo luật pháp quy định Doanh Nghiệp có nghĩa vụ phải nộp cho ngân sách Nhà Nước như : Các loại thuế trực thu và gián thu, các khoản phí, lệ phí và các khoản phải nộp theo chế độ quy định. Các khoản thanh toán với Nhà Nước của Doanh Nghiệp như : Nhận và hoàn trả vốn, kinh phí không thuộc nội dung của kế toán thanh toán với ngân sách Nhà Nước. e2) Nguyên tắc : Doanh Nghiệp phải chủ động tính và xác định số thuế, lệ phí phải nộp cho Nhà Nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán về số thuế phải nộp là nghĩa vụ của Doanh Nghiệp. Thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí cho Nhà Nước. Mọi thắc mắc, khiếu nại (nếu có) về mức thuế, thuế phải nộp theo thông báo cần được giải quyết kịp thời theo quy định, không được vì bất kỳ lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp, đã nộp. Nếu phải nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy đổi ra tiền đồng Việt Nam theo tỷ giá qui định để ghi sổ kế toán. e3) Phương pháp : Chứng từ : Các bảng tính các khoản phải nộp Nhà Nước. Các thông báo của cơ quan thuế về số thuế phải nộp. Các chứng từ nộp thuế, phí, lệ phí, khấu hao (phiếu chi, giấy báo nợ ngân hàng ). Tài khoản : Tài khoản 333 “ Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước” : Dùng để phản ánh quan hệ giữa Doanh Nghiệp với Nhà Nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của Doanh Nghiệp với Nhà Nước trong kỳ kế toán. Nội dung tài khoản : TK333 SPS : Số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà Nước (-) TrK SDĐK : Số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà Nước ở ĐK SPS : - Số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà Nước (+) TrK SDCK : Số tiền thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà Nước ở CK Trường hợp TK333 dư nợ phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp cho Nhà Nước hoặc số thuế đã nộp được xét miễn hoặc giảm cho thoái thu (nhưng chưa thực hiện việc thoái thu ) hoặc khoản trợ giá được thu. Khi lập bảng cân đối kế toán, số dư này được phản ánh vào chỉ tiêu phải thu khác bên tài sản. Tài khoản 133 “ Thuế GTGT được khấu trừ” : Dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. TK133 SDĐK : Số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hay được hoàn lại ở đầu kỳ . SPS : Số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tăng lên (+) TrK SDCK : Số tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ hay được hoàn lại ở cuối kỳ. SPS : - Số tiền thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ (-) TrK. - Kết chuyển (-) số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ TrK. - Số tiền thuế GTGT đầu vào đã hoàn lại (-) TrK Các trường hợp tại Công Ty : Ngày 10/04/2005, Chi Nhánh mua của Công Ty VTNN Nghệ An 2.840,578 tấn DAP, phí đóng gói tại Việt Nam theo HĐKT số 02/04 ngày 01/04/2005, HĐGTGT số 1803, với trị giá tiền hàng chưa thuế là 14.013.517.186 đồng, thuế VAT 5%, thanh toán bằng tiền mặt 7.000.000.000 đồng và bằng tiền gửi ngân hàng 7.013.517.186 đồng. Ngày 14/04/2005, Chi Nhánh mua của Công Ty Phân Đạm và Hóa Chất dầu khí 1.000 tấn Urea bao theo HĐ 173/ HĐ URE, ngày 04/04/2005 với trị giá chưa tính thuế VAT là 3.904.701.905 đồng, thuế VAT 5% (195.238.095 đồng), thanh toán bằng tiền mặt . Hóa đơn GTGT số 52717. Ngày 08/04/2005, mua của Công Ty Thiên Lộc Thành 215 tấn phân Urea TQ với giá chưa tính thuế là 825.600.000 đồng, thuế VAT 5% ( 41.280.000 đồng), hóa đơn GTGT số 47078, thanh toán bằng tiền mặt. Ở nghiệp vụ ngày 10/04/2005, Chi Nhánh phải nộp thuế VAT bằng tiền mặt là 350.000.000 đồng, bằng tiền gửi ngân hàng là 350.676.854 đồng. Sơ đồ hạch toán TK1111 TK3331 350.000.000 350.000.000 195.283.095 195.283.095 41.280.000 41.280.000 TK1121 350.676.854 350.676.854 Thuế thu nhập Doanh Nghiệp phải nộp trong tháng 04/2005 là 9.943.102 đồng TK333 TK334 9.943.102 9.943.102 Thuế thu nhập được phản ánh chi tiết trong tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tháng 04/2005 f) Kế toán phải trả phải nộp khác : f1. Nội dung của kế toán phải trả, phải nộp khác tại Công Ty (TK3388) : Phản ánh việc Công Ty Thành Tín Sóc Trăng chi trả tiền hàng cho người bán hộ Chi Nhánh bằng chuyển khoản hoặc tiền mặt, và Chi Nhánh có nghĩa vụ nộp lên. f2. Nguyên tắc : - Kế toán phải theo dõi chặt chẽ các khoản tiền được chi hộ - Các quan hệ kinh tế giữa các DN hạch toán độc lập với nhau không thuộc nội dung thanh toán này. - Sử dụng tài khoản thanh toán này khi các đơn vị nội bộ đều có tổ chức kế toán riêng và đơn vị cấp trên là doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà không phải là cơ quan quản lý kinh doanh. - Hạch toán chi tiết theo từng đơn vị nội bộ có quan hệ và theo dõi riêng từng khoản phải thu, phải trả. Cần có biện pháp đôn đốc, giải quyết dứt điểm các khoản nợ phải thu, phải trả nội bộ trong niên độ kế toán. - Đối chiếu nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời (phải thu của đơn vị phải bằng phải trả của đơn vị khác có cùng quan hệ thanh toán nội. f3. Phương pháp kế toán : Chứng từ : Các chứng từ phát sinh các khoản phải thu, phải trả trong nội bộ : Cấp nhận vốn, quỹ, kinh phí bù lỗ lãi trong kinh doanh. Các chứng từ thanh toán và bù trừ công nợ trong nội bộ . Tài khoản : Chi Nhánh sử dụng TK 3388 , có nội dung như sau : TK3388 SPS : Số tiền được chi hộ (+) SDĐK : Số tiền phải nộp cho bên chi hộ đầu kỳ SPS : Chi trả cho bên chi hộ (-) SDCK : Số tiền được chi hộ mà Chi Nhánh chưa trả hết ở cuối kỳ. Sơ đồ hạch toán TK111,112,152,156 TK3388 TK111,112,152,156 (b) (a) Giải thích sơ đồ : Chi trả số tiền đã được chi hộ bằng vật tư, hàng hóa, nguyên vật liệu. Được chi hộ cho người bán bằng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu hoặc hàng hóa. Các trường hợp tại Công Ty : Một số nghiệp vụ kế toán phải trả, phải nộp trong tháng 04/2005 như sau : Ngày 11/04/2005 Công Ty Thành Tín Sóc Trăng chuyển trả tiền (UNC) mua phân cho Công Ty VTNN Nghệ An hộ Chi Nhánh 10.000.000.000 đồng, Chi Nhánh đã chi trả hết cho Công Ty Thành Tìn bằng tiền mặt. Kế toán định khoản : Nợ 331 : 10.000.000.000 Có 3388 : 10.000.000.000 Nợ 3388 : 10.000.000.000 Có 1121 : 10.000.000.000 Ngày 21/04/2005 chuyển trả tiền mà Công Ty Thành Tín Sóc Trăng đã chi hộ Chi Nhánh bằng tiền gửi ngân hàng số tiền 1.200.000.000 đồng Kế toán định khoản : Nợ 3388 : 1.200.000.000 Có 1121 : 1.200.000.000 Công Ty Thành Tín chuyển trả tiền (UNC) mua phân cho Công Ty VTNN Nghệ An hộ Chi Nhánh 5.000.000.000 đồng. Nợ 331 : 5.000.000.000 Có 3388 : 5.000.000.000 Cuối tháng 04/2005 kế toán đã lập bảng kê chi tiết tài khoản 3388 để theo dõi (đính kèm ). Nhận xét : Công Ty sử dụng TK 3388 để phản ánh nghiệp vụ chi hộ là chưa hợp lý. Đối với nghiệp vụ này nên sử dụng TK336 “ phải trả nội bộ” : Phản ánh tình hình thanh toán và các khoản nợ phải trả của đơn vị với cấp trên, cấp dưới hoặc các khoản nợ phải trả của các đơn vị trực thuộc với nhau về các khoản đã chi hộ, trả hộ, các khoản cấp dưới có nghĩa vụ nộp luôn. 2) Phân tích khả năng thanh toán của Doanh Nghiệp a) Chỉ tiêu tổng tài sản hiện có : Chỉ tiêu Kỳ trước (2003) Kỳ này (2004) 1, Tiền ( Tiền mặt + TGNH ) 2, Các khoản phải thu 3, Hàng tồn kho 4, TSLĐ khác 5, TSCĐ 76.208.469 746.132.620 9.448.252.389 12.000.000 548.423.575 347.931.584 7.066.719.921 5.580.502.225 1.398.499 529.785.941 Tổng cộng 10.561.017.478 13.526.338.941 b) Chỉ tiêu tổng nợ : Chỉ tiêu Kỳ trước (2003) Kỳ này (2004) 1, Thuế và các khoản phải nộp 2, Phải trả cho các đơn vị nội bộ 3, Nợ dài hạn đến hạn trả 4, Người mua trả trước 14.413.113 6.665.017.500 560.423.570 290.535.000 31.947.107 9.798.949.055 531.184.440 0 Tổng cộng 7.530.389.183 10.362.080.602 c) Phân tích khả năng thanh toán của Chi Nhánh Công Ty Thành Tín : * Năm 2003 : Khả năng thanh toán tổng quát = 10.561.017.478 = 1,4 7.530.389.183 * Năm 2004 : Khả năng thanh toán tổng quát = 12.526.338.170 = 1,3 10.362.080.602 Ta thấy khả năng thanh toán của Chi Nhánh ở năm 2003 tốt hơn so với năm 2004, như vậy khả năng thanh toán của Doanh Nghiệp giảm. Năm 2003, đến ngày lập báo cáo, tổng số tài sản hiện có của chi Nhánh gấp 1,4 lần tổng nợ . Như vậy cứ một đồng nợ phải trả thì có 1,4 đồng tài sản để đảm bảo. Nhưng sang năm 2004, cứ 1 đồng nợ phải trả chỉ có 1,3 đồng tài sản để đảm bảo. Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì khả năng thanh toán của Doanh Nghiệp ở cả hai kỳ đều rất tốt . è Kết luận : Doanh Nghiệp có khả năng thanh toán tổng quát tốt . + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Chi Nhánh : * Năm 2003 : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 10.012.593.478 = 1,3 7.530.389.183 * Năm 2004 : Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 12.996.552.229 = 1,25 10.362.080.602 Ta thấy khả năng thanh toán của hai kỳ đều lớn hơn 1, chứng tỏ Chi Nhánh có khả năng thanh toán nợ ngắn hạn tốt. Tuy nhiên, khả năng thanh toán của Doanh Nghiệp đã có sự giảm sút hơn. + Khả năng thanh toán nhanh : * Năm 2003 : Khả năng thanh toán nhanh = 10.012.593.478 – 9.448.252.389 = 0,07 7.530.389.183 * Năm 2004 : Khả năng thanh toán nhanh = 12.996.552.229 – 5.580.502.225 = 0,72 10.362.080.602 Ta thấy năm 2003, Chi Nhánh gần như không có khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán của Doanh Nghiệp có tăng nhưng vẫn nhỏ hơn 1. Tóm lại, khả năng thanh toán nhanh của Doanh Nghiệp năm 2004 là không tốt. d) Phân tích khả năng sinh lời của Chi Nhánh năm 2004 : * Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (Doanh lợi tài sản ) Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản = Lợi nhuận thuần X 100% Tổng TS bình quân Tổng tài sản bình quân = 10.561.017.053 +13.526.338.170 = 12.043.677.611,5 2 Tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản = 182.885.316 X 100% = 1,5 12.043.677.611,5 è Số lợi nhuận đạt được trên một mức tài sản đầu tư là 1,5 * Doanh lợi doanh thu : Doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế X 100% Doanh thu thuần = 133.629.703 X 100% = 0,06 197.946.726.093 * Khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu : Tỷ lệ LN trên vốn CSH = Lợi nhuận thuần X 100% Vốn chủ sở hữu = 182.885.915 X 100% = 5,78 3.164.257.568 è Với 100 đồng vốn chủ sở hữu đưa vào tạo được 5,78 đồng lợi nhuận thuần. Tóm lại khả năng sinh lời của Chi Nhánh còn thấp. PHẦN III : NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ I. NHẬN XÉT Qua việc tiếp cận thực tế tại Chi Nhánh Công Ty TNHH Thành Tín kết hợp với những kiến thức cơ bản của bản thân, em xin đưa ra một vài ý kiến nhận xét về công tác tổ chức bộ máy kế toán như sau : Ưu điểm : Chi Nhánh Công Ty TNHH TM DV Thành Tín có tổ chức bộ máy kế toán khá chặt chẽ, luôn có sự hỗ trợ, so sánh, đối chiếu giữa các phần hành kế toán. Vì thế hạn chế được nhiều sai sót. Sau một thời gian hoạt động, Công Ty ngày càng phát triển và được sự tín nhiệm của nhiều tổ chức cá nhân. Có nhiều cửa hàng rộng khắp nên Công Ty có một hệ thống phân phối hàng hóa khá lý tưởng, nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh trên thương trường, lập kế hoạch chính sách kinh doanh trước khi thực hiện một cách cụ thể. Có mặt hàng khá phong phú nên đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng. Công Ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, nhiệt tình với công tác, năng động tìm tòi, đoàn kết, quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ được giao. Những khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi đó, Công Ty cũng gặp không ít khó khăn như : Cơ sở vật chất ở chi nhánh còn thiếu. Nguồn vốn không nhiều : Đó là tình trạng khó khăn chung của hầu hết các Doanh Nghiệp hiện nay. Đề nghị Nhà Nước phải hết sức ưu tiên và tạo thuận lợi cho các Doanh Nghiệp có bước đi đầu tiên như Chi Nhánh. II. KIẾN NGHỊ Bên cạnh những ưu điểm của bộ máy kế toán thì em xin có thêm kiến nghị như sau : Đối với nghiệp vụ kế toán thanh toán tiền chi hộ Chi Nhánh nên sử dụng TK336 “ phải trả nội bộ” thì hợp lý hơn là dùng TK3388 Nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi các doanh nghiệp phải hết sức nổ lực phấn đấu không ngừng vươn lên. Chi nhánh Công Ty Thanh Tin cũng vậy,hoà mình vào không khí chung của thị trường, chi nhánh đã gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Tuy nhiên, để công việc bán hàng và cung cấp dịch vu đựợc thuân lợi và hiệu quả hơn, chi nhánh cần thành lập thêm phòng Marketing nghiên cứu và thăm dò thị trường, mở rông quy mô của thị trường . Khả năng thanh toán nhanh của chi nhanh gần như là không có. Nguyên nhân là do lươnïg hàng tồn kho lớn. Chi nhánh cần chú ý đẩy mạnh việc bán hàng hơn nữa , thu hồi nhanh nguồn vốn lưu động , đẩy mạnh khả năng thanh toán nhanh của toàn công ty. Bởi khả năng thanh toán nhanh chính là một điểm mạnh của doanh nghiệp. KẾT LUẬN Chi Nhánh Thành Tín đã và đang tạo uy tín và thế đứng vững chắc của mình trên thương trường. Hiện nay, có rất nhiều Doanh Nghiệp kinh doanh có hiệu quả trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa Vật Tư Nông Nghiệp. Trước tình trạng đó đòi hỏi Chi Nhánh phải không ngừng nắm bắt và thường xuyên theo dõi các thông tin về mọi mặt của đối thủ cạnh tranh để đảm bảo quá trình kinh doanh của mình. Với kinh nghiệm và lòng nhiệt huyết của cán bộ công nhân viên, Chi Nhánh không chỉ phát triển công việc kinh doanh mà còn mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4292.doc
Tài liệu liên quan