Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Chất thải rắn sinh ra chưa được thu gom và xử lý triệt để là nguồn gây ô nhiễm cả ba môi trường: đất, nước và không khí. Tại các bãi rác, nước rỉ rác và khí bãi rác là mối đe dọa đối với nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực. Khối lượng chất thải rắn của các khu đô thị ngày càng gia tăng nhanh chóng theo tốc độ gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội. Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý tốt sẽ dẫn đến hàng loạt các hậu quả môi trường không thể lường trước được. Các vấn đề môi trường do chất thải rắn gây ra thường là hậu quả của việc không quản lý hợp lý chất thải rắn từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng. Chỉ bằng cách tổ chức, vận hành và quản lý một cách hiệu quả chất thải rắn từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng mới có thể giảm được chi phí cũng như hạn chế các vấn đề môi trường do rác gây ra. Thị xã Dĩ An là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Bình Dương, hiện nay thị xã đang trên đà phát triển mạnh về kinh tế xã hội. Sự hình thành các khu công nghiệp đã làm cho nền kinh tế của thị xã phát triển nhanh chóng . Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của thị xã là sự phát sinh rác thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Hàng ngày thị xã phát sinh khoảng 230 tấn chất thải rắn sinh hoạt tuy nhiên khối lượng thu gom được chỉ đạt khoảng 74%. Hiện nay thị xã đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt và chưa có các biện pháp tối ưu cho vấn đề này. Chính vì thế mà đề tài “ đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương ”sẽ tìm hiểu cụ thể về tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp với địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu: 2.1. Trên thế giới Vấn đề quản lý, xử lý rác thải ở các nước trên thế giới đang ngày càng được quan tâm hơn. Đặc biệt tại các nước phát triển, công việc này được tiến hành một cách rất chặt chẽ, từ ý thức thải bỏ rác thải của người dân, quá trình phân loại tại nguồn, thu gom, tập kết rác thải cho tới các trang thiết bị thu gom, vận chuyển theo từng loại rác. Các quy định đối với việc thu gom, vận chuyển, xử lý từng loại rác thải được quy định rất chặt chẽ và rõ ràng với đầy đủ các trang thiết bị phù hợp và hiện đại. + Ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học, thùng đen cho thủy tinh. + Tại Nhật, chuyển từ hệ thống quản lý chất thải truyền thống với dòng nguyên liệu xử lý theo một hướng sang xã hội có chu trình xử lý nguyên liệu theo mô hình 3R (reduce, reuse, recycle).Về thu gom chất thải rắn sinh hoạt, các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, rác khó tái chế nhưng có thể cháy và rác có thể tái chế. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Nếu gia đình nào không phân loại rác, để lẫn lộn vào một túi thì ban giám sát sẽ báo lại với công ty và ngay hôm sau gia đình đó sẽ bị công ty vệ sinh gửi giấy báo đến phạt tiền. + Tại Singapore, nhiều năm qua đã hình thành một cơ chế thu gom rác rất hiệu quả. Việc thu gom rác được tổ chức đấu thầu công khai cho các nhà thầu. Công ty trúng thầu sẽ thực hiện công việc thu gom rác trên một địa bàn cụ thể trong thời hạn 7 năm. Singapore có 9 khu vực thu gom rác, rác thải sinh hoạt được đưa về một khu vực bãi chứa lớn. Công ty thu gom rác sẽ cung cấp dịch vụ “từ cửa đến cửa”, rác thải tái chế được thu gom và xử lý theo chương trình tái chế quốc gia. 2.2. Tại Việt Nam Quản lý rác thải sinh hoạt tại Việt Nam, nhất là tại các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng . đang là thách thức lớn đối với các nhà quản lý. Tốc độ tăng rác thải không chỉ vì dân số đô thị tăng, sản xuất, dịch vụ tăng, mà còn vì mức sống của người dân đang ngày một tăng lên. Tỷ lệ thu gom chất thải sinh hoạt ở các quận nội thành đạt khoảng 95%, còn các huyện ngoại thành tỷ lệ này chỉ đạt 60%; Lượng CTR công nghiệp được thu gom đạt 85-90% và chất thải nguy hại mới chỉ đạt khoảng 60-70%. Bộ Xây dựng đã xây dựng chương trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ hạn chế chôn lấp giai đoạn 2009 - 2020, với quan điểm kết hợp đầu tư của Nhà nước và khuyến khích, huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị, đảm bảo đáp ứng mục tiêu đến năm 2020 các địa phương đều được đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý chất thải rắn sinh hoạt áp dụng công nghệ xử lý hạn chế chôn lấp, đặc biệt đối với các khu xử lý chất thải rắn có tính chất vùng bằng các nguồn vốn khác nhau nhằm giải quyết triệt để vấn đề bức xúc về ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt đô thị trong toàn quốc. 3. Mục đích nghiên cứu: Dĩ An là một thị xã mới thành lập năm 2011 vì vậy công tác bảo vệ môi trường, nhất là quản lý chất thải rắn đang gặp rất nhiều khó khăn. Số lượng dân cư đông và thành phần phức tạp chính là thách thức lớn trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Trên cơ sở khảo sát hiện trạng chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An, đề tài tập trung vào các mục tiêu sau: - Tìm hiểu, đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An. - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm soát nguồn thải, tồn trữ, thu gom, vận chuyển và xử lý theo phương thức tốt nhất. Thỏa mãn các yếu tố về kinh tế, kỹ thuật, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn cảnh quan đô thị. 4. Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau: - Giới thiệu tổng quan về thị xã Dĩ An - Tìm hiểu các yếu tố làm ảnh hưởng đến môi trường thị xã Dĩ An - Hiện trạng quản lý chất thải rắn tại thị xã Dĩ An - Đánh giá hiện trạng lý chất thải rắn tại thị xã Dĩ An - Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã Dĩ An 5. Phương pháp nghiên cứu: Nhằm thực hiện được nội dung nghiên cứu đã đề ra, đề tài đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây : - Phương pháp thu thập, tổng hợp các tài liệu có liên quan: Tham khảo các đề tài nghiên cứu khoa học, sách, các văn bản pháp luật về chất thải rắn sinh hoạt. Từ các tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích tổng hợp, sắp xếp một cách có hệ thống phù hợp với nội dung nghiên cứu. - Thu thập số liệu về chất thải rắn tại xí nghiệp công trình công cộng thị xã Dĩ An. - Phương pháp khảo sát hiện trạng : khảo sát thực tế tình hình thải bỏ, thu gom và vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An. Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập thông tin tổng quan về các địa điểm phát sinh rác thải sinh hoạt, nắm bắt được thực trạng và những tồn tại của công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An.

doc68 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 4089 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trên địa bàn. Trách nhiệm của chính quyền cấp phường : Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức và quản lý các đội rác dân lập hoạt động trên địa bàn. Ủy ban nhân cấp phường, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn mình. Trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Hệ thống chính sách pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt Một số chính sách pháp luật quản lý chất thải rắn mà thị xã đang áp dụng hiện nay là: Chỉ thị số 199/TTg ban hành ngày 03 tháng 04 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp. Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 Hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 10 tháng 07 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. Chỉ thị Số: 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. Qua 5 năm thực hiện “Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đã từng bước đi vào nề nếp, tình hình môi trường đô thị đang dần được cải thiện. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong cả nước ngày càng tăng; các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã và đang tiếp tục được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau; chất thải y tế và công nghiệp độc hại ở một số đô thị cũng đã được thu gom và xử lý; một số công nghệ mới nhằm tận thu chất thải rắn được nghiên cứu và ứng dụng; một số khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những dự án hoặc kế hoạch xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Chính vì vậy thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 23/2005/CT-TTg nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp. Tiếp tục quán triệt nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho các cơ sở Đảng và chính quyền các cấp, khắc phục tư tưởng chỉ phát triển kinh tế- xã hội mà coi nhẹ việc bảo vệ môi trường. Tăng cường sự lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường ngay từ khi xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tư, không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hạn chế và từng bước không phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài các khu, cụm công nghiệp để phòng ngừa và cải thiện chất lượng môi trường. Tiếp tục hoàn thiện các thể chế về bảo vệ môi trường, cụ thể hóa các quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Dĩ An. Xây dựng cơ chế phối hợp, đẩy mạnh việc phân cấp về bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm soát và kiểm tra thực hiện quy chế bảo vệ môi trường đối với các khu, cụm công nghiệp. Kiện toàn hệ thông xử lý chất thải rắn, tổ chức lại hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn từ cấp thị xã cho đến cấp phường. Tăng cường trang bị máy móc, thiết bị cho các đơn vị hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. phát huy vai trò của các tổ thu gom rác dân lập trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn. Xây dựng cơ chế, chính sách và quy định nhằm thu hút đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, tái chế, xử lý chất thải và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh phí sự nghiệp môi trường, ưu tiên tăng kinh phí sự nghiệp môi trường đối với cấp huyện, cấp xã. Sử dụng hiệu quả các nguồn thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, nâng cao vai trò và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường thị xã nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Ưu tiên bố trí vồn ngân sách và các nguồn vốn khác tập trung đầu tư vào các công trình hạ tầng kỹ thuật về cấp thoát nước, xử lý chất thải để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. Các hoạt động tuyên truyền, vận động Để công tác quản lý và bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao thì cộng đồng đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy mà việc thông tin, truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng là một việc làm hết sức cần thiết. Đây là giải pháp quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường. tuy nhiên hiện nay công tác thông tin tuyên truyền vận động về bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Dĩ An vẫn chưa có hiệu quả. Hiện nay Dĩ An đang phải đối mặt với một thách thức là hơn 2/3 dân số của thị xã là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác chính vì vậy công tác tuyên truyền vận động gặp rất nhiều khó khăn. Khoảng một nửa dân số ở Dĩ An đang ở trọ, cuộc sống ở đây chỉ là tạm thời vì vậy ý thức trách nhiệm không cao. Hằng năm, công tác này đều được thực hiện bằng nhiều hình thức như tập huấn, đào tạo, hội thảo, mít-tinh…nhưng vẫn chưa thu được kết quả tốt. Hoạt động tuyên truyền vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai liên tục. Như vậy, có thể thấy công tác giáo dục, tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế. Công tác thanh tra, kiểm soát Quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương là một trong những công tác được thực hiện thường xuyên và liên tục để theo dõi, giám sát diễn biến chất lượng các thành phần môi trường. Qua nhiều năm hoạt động, các chương trình quan trắc luôn được đánh giá, cập nhật, điều chỉnh bổ sung phản ánh chính xác, kịp thời về vị trí, thông số và tần suất quan trắc nhằm tạo thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường và cung cấp dữ liệu cơ bản để lập báo cáo hiện trạng môi trường. Công tác thanh tra và kiểm soát ô nhiễm môi trường đã được các cơ quan chức năng của Bình Dương thực hiện thường xuyên theo đúng quy định của luật môi trường và bao quát hầu hết các vấn đề môi trường nổi cộm. Trong thời gian qua, công tác này được chủ động thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và bước đầu đã kiểm soát được tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã, hạn chế được gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Giai đoạn 2005-2010, đã tổ chức thanh, kiểm tra hơn 300 đơn vị sản xuất kinh doanh, đã xử lý phạt hơn 250 đơn vị vi phạm về bảo vệ môi trường với số tiền hơn 6 tỷ đồng ( hầu hết là các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thành lập trước khi luật bảo vệ môi trường được bổ sung, sửa đổi) Khi xây dựng các cơ sở sản xuất, bên cạnh các yếu tố kinh tế, cần phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường như dự báo ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất tới dân cư xung quanh, các khu vực sinh thái lân cận. Nhìn chung công tác thanh tra kiểm soát đã có nhiều tác động tích cực trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như các lĩnh vực môi trường khác. Tuy nhiên do lực lượng nhân viên trong lĩnh vực này còn thiếu nên vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm bị bỏ sót. Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Phân loại chất thải rắn tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết nó vừa mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời góp phần cho việc xử lý chất thải rắn dể dàng hơn. Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và xử lý đúng quy định đang là vấn đề nan giải của các đô thị lớn, trong đó có Dĩ An. Trên địa bàn thị xã hoàn toàn chưa được phổ biến về phân loại rác thải nên nhận thức của người nhân còn kém. Nhiều người còn cho rằng rác là thứ bỏ đi không cần mất công phân loại. Một số hộ nhận thức được tầm quan trọng của phân loại rác thì cho rằng khó có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay khi mà có phân loại thì lúc thu gom các loại rác vẫn được đổ chung với nhau. Do rác thải sinh hoạt không được phân loại nên tất cả đều được đưa ra bãi rác tập trung điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc xử lý. Nylon là loại rác thải thường thấy và được cảnh báo là nguy hại cho môi trường nhiều nhất. Theo các nhà khoa học để túi nylon phân hủy được trong môi trường đất thì cần đến ít nhất 500 năm. Xói mòn đất đai, tàn phá hệ sinh thái, gây ngập úng lụt lội, hủy hoại sinh vật là những tác động trực tiếp của túi nylon với môi trường. Lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn Loại thùng chứa Loại và dung tích thùng chứa sử dụng phụ thuộc vào đặc tính và loại chất thải thu gom, loại hệ thống thu gom, chu kỳ thu gom và diện tích sẵn có để đặt thùng chứa. Hình 3.2. Một số loại thùng chứa được sử dụng để lưu trử chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An. Hiện nay trên địa bàn thị xã Dĩ An có rất ít thùng chứa hợp vệ sinh, hầu hết là các thùng rác hở hoặc các giỏ rác được làm bằng tre chính vì vậy mà gây mùi hôi thối, ruồi nhặng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mất mỹ quan đô thị. Vị trí đặt thùng chứa rác Vị trí đặt thùng chứa rác phụ thuộc vào đặc điểm của nguồn phát sinh chất thải (nhà ở, trường học, công sở, khu thương mại, xí nghiệp,…), không gian sẵn có và lối vào vị trí thu gom. Tại hầu hết các phường trong thị xã, CTR được tập trung trước nhà trước thời gian thu gom. Cũng có nơi, mỗi khu phố, tổ dân phố hay chung cư có một điểm tập trung rác chung. Vị trí đặt thùng chứa chất thải tại nguồn thường được lựa chọn phù hợp với yêu cầu sử dụng của nơi phát sinh chất thải và thuận tiện cho công tác thu gom. Ảnh hưởng của việc lưu trữ đến đặc tính chất thải Việc lưu trử chất thải rắn tại nguồn thường gây ra quá trình phân hủy sinh học, sự hấp thu chất lỏng và sự nhiễm bẩn các thành phần chất thải rắn. Hấp thu chất lỏng: Do các thành phần của CTR có độ ẩm ban đầu khác nhau, quá trình thiết lập lại cân bằng độ ẩm sẽ xảy ra khi các chất thải này được chứa chung trong cùng thùng chứa. Khi chứa các chất thải khác nhau trong cùng thùng chứa, giấy sẽ hấp thu nước từ chất thải thực phẩm và rác vườn ẩm ướt. Chất thải rắn trên địa bàn thị xã hầu như chưa được phân loại tại nguồn chính vì vậy mà một số loại rác như vải vụn, giấy, carton khi bỏ chung vào thùng chứa sẽ bị ẩm ướt và khó có khả năng thu hồi, tái chế. Sự nhiễm bẩn của các thành phần chất thải: Yếu tố đặc biệt quan trọng đối với việc lưu trữ chất thải tại nguồn là sự nhiễm bẩn chất thải. Những thành phần chất thải chính có thể bị nhiễm bẩn bởi các chất thải nguy hại như dầu xe, chất tẩy rửa và sơn, do đó làm giảm khả năng tái sinh vật liệu. Dĩ An là địa phương có nền kinh tế phát triển mạnh đặc biệt là phát triển về công nghiệp chính vì vậy mà các loại chất thải nguy hại như : dầu nhớt, chất tẩy rửa và sơn có khối lượng rất lớn tại các nhà máy. Nếu những chất thải này không được quản lý và phân loại riêng với rác sinh hoạt thì sẽ gây nhiễm bẩn nặng cho chất thải rắn sinh hoạt và khi đó chất thải rắn sinh hoạt cũng phải xử lý theo chất thải rắn nguy hại do các thành phần độc hại đã lẫn lộn vào chất thải sinh hoạt. Ảnh hưởng của việc lưu trữ chất thải đến sức khỏe cộng đồng và mỹ quan Yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng, vi sinh vật mang mầm bệnh trong khu vực chứa chất thải. Một số địa phương trong thị xã có tần suất thu gom rác là 2 ngày/lần, rác sinh hoạt sau khi được lưu trữ trong các thùng rác nhỏ của hộ gia đình sẽ được đổ vào bao tải và để hai bên lề đường, điều này gây ô nhiễm môi trường đồng thời làm gia tăng chuột bọ và ruồi. Dùng thùng chứa có nắp đậy kín, rửa thùng chứa cũng như làm vệ sinh khu vực chứa chất thải theo định kỳ và chuyển các chất thải có khả năng phân hủy sinh học đến nơi thải bỏ theo quy định là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Mùi có thể được khống chế nếu sử dùng thùng chứa kín và duy trì chu kỳ thu gom hợp lý. Hoạt động thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Hiện tượng vứt rác bừa bãi ra đường, xuống cống hoặc kênh rạch còn khá nhiều, nhất là ở các hẻm sâu, ven kênh rạch. Ước tính có khoảng gần 30% khối lượng rác không được thu gom hoặc được thải trực tiếp xuống cống và kênh rạch vẫn còn tồn tại và tích lũy từ ngày này qua ngày khác. Với một khối lượng chủ yếu là rác thực phẩm có độ ẩm cao 60-85% nên rác thường bị phân hủy nhanh gây ra mùi hôi thối cho môi trường xung quanh. Hình 3.3. Chất thải được tập trung trước giờ thu gom Hiện nay trên địa bàn thị xã Dĩ An đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. Hệ thống công lập là xí nghiệp công trình công cộng thị xã Dĩ An. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND phường). Rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho đơn vị vận chuyển rác. Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố. Còn với lực lượng thu gom rác dân lập do được hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thu gom bằng văn bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chung của Thị xã. UBND thị xã Dĩ An Phòng Tài nguyên và Môi Trường Xí nghiệp công trình công cộng Dĩ An Tư nhân UBND các phường Đội vệ sinh Khu phố Hình 3.4. sơ đồ tổ chức hành chính quản lý CTRSH thị xã Dĩ An Quy trình thu gom Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. Thông thường thu gom khoảng 35-40 hộ thì đầy một thùng 660L. Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy thì chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: xí nghiệp cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp. Thời gian thu gom của lực lượng thu gom công lập là: từ 5h30 – 8h Quy trình thu gom của lực lượng dân lập Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó rác được vận chuyển đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển. Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép 5 tấn và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn 10-20 tấn tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp. Phương tiện thu gom rác Phương tiện thu gom rác hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến… Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc đường vận chuyển. Hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom. Đa số lực lượng thu gom công lập sử dụng phương tiện thu gom là xe thùng 660L thu gom chủ yếu trên các tuyến đường chính, còn các phương tiện như xe ba gác, xe lam được lực lượng dân lập sử dụng thu gom trên các đường nhỏ, các hẻm trong thị xã. Ngoài xe thùng 660L có cấu trúc như nhau trên toàn địa bàn Thị xã và được thiết kế dành riêng cho việc thu gom CTR, các loại phương tiện còn lại đều do người thu gom cải tiến từ các loại xe mà không qua kiểm định của cơ quan chức năng. Phương tiện vận chuyển rác Hiện nay hoạt động vận chuyển rác trên địa bàn thị xã Dĩ An do xí nghiệp công trình công cộng đảm nhận, phương tiện vận chuyển rác là các loại xe chuyên dùng. Xí nghiệp công trình công cộng có 28 xe ép rác trong đó có 15 xe rác 20m3, 5 xe ép 10m3 và 8 xe ép 5 tấn , hàng ngày xí nghiệp vận chuyển được khoảng 170 tấn rác thải sinh hoạt. Sau khi tập trung rác về trạm trung chuyển, rác sẽ được đưa lên các xe ép và vận chuyển ra bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Bình Dương. Hoạt động tái sử dụng, tái chế Tái sử dụng, đó là việc phân loại và tận dụng những phế liệu bán cho người thu mua và tái chế, thực phẩm dư thừa tận dụng cho chăn nuôi. Một số gia đình đã phân loại tận dụng những phế liệu như sách báo, giấy loại, chai nhựa, vỏ lon bia… để bán tuy nhiên nhiều gia đình và đặc biệt là các phòng trọ thì hầu như không phân loại do số lượng chai lọ, sách báo ít nên tất cả đều được thải bỏ chung. Dĩ An có hàng trăm công ty đang hoạt động sản xuất trong và ngoài các khu công nghiệp, nhiều công ty số lượng công nhân lên đến hàng ngàn người chính vì vậy mà lượng thực phẩm dư thừa là rất lớn. Hiện nay đã có một số cơ sở chăn nuôi ký hợp đồng mua các thực phẩm dư thừa này để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Tuy nhiên lượng thực phẩm dư thừa chỉ mới tận dụng được một phần nhỏ. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương có nhà máy tái chế nhựa, một ngày nhà máy có thể sử dụng khoảng 3 tấn túi nylon phế phẩm để sản xuất ra hạt nhựa. Chất thải rắn sau khi vận chuyển tới khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương sẽ có một bộ phận người dân nhặt rác thu lượm chai lọ, túi nylon để bán. Giá thành của túi nylon là 500 đồng/kg, với giá quá thấp như thế này thì những người nhặt rác chỉ thu lượm những nơi có nhiều túi nylon vì vậy lượng bao nylon thu lượm được chỉ là một phần nhỏ trong bãi rác. Quy trình tái chế thô sơ, máy móc thiết bị quá củ kỹ và lạc hậu vì vậy cũng không mang lại hiểu quả cao. Nếu đầu tư đúng mức vào trang thiết bị tái chế hạt nhựa thì mỗi ngày có thể tái chế được khối lượng lớn gấp nhiều lần. Quy trình tái chế hạt nhựa tại Khu liên hợp xử lý Nam Bình Dương Nhặt túi nylon, chai, lọ bằng nhựa Túi nylon được rửa sạch, băm ra và phơi khô Sau khi phơi khô đưa vào nhà máy để chuẩn bị tái chế Cho vào máy nghiền để nghiền nhỏ Nhựa được kéo thành từ dây, đi qua máng nước để làm lạnh Các dây nhựa đi qua máy cắt được cắt thành hạt. Hình 3.5. Quy trình tái chế hạt nhựa tại Khu liên hợp xử lý Nam Bình Dương Tái chế, tận dụng các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy để sản xuất phân bón, sản xuất khí sinh học. Hiện nay khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương đã có hệ thống ủ compost nhưng vẫn chưa đi vào hoạt động nên tất cả chất thải rắn hữu cơ đều được vận chuyển ra bãi chôn lấp. Hoạt động xử lý Tất cả chất thải rắn của thị xã đều được vận chuyển tới khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương để xử lý. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương tọa lạc tại xã Chánh Phú Hòa huyện Bến Cát với diện tích 74,5ha, tổng kinh phí 11 triệu euro trong đó vốn ODA Phần Lan là 6,6 triệu euro. Qui trình xử lý rác được sử dụng các công nghệ hiện đại để chế biến các phế phẩm thành: phân bón, thủy tinh, giấy... Hiện nay hầu hết chất thải rắn chuyển tới khu liên hợp xử lý Nam Bình Dương đều được chôn lấp và đốt. Có thể thấy việc xử lý chất thải theo hướng chôn lấp là không hiệu quả, diện tích đất chiếm nhiều và bỏ qua một số nguồn nguyên liệu tái chế lớn. Khu liên hợp đã được đầu tư xây dựng các công nghệ như công nghệ ủ phân compost, công nghệ tái chế nhựa, thủy tinh tuy nhiên hiện nay vẫn chưa đi vào hoạt động. Bình Dương cần sớm đưa các công nghệ tái chế vào hoạt động và cần xây dựng thêm các nhà máy tái chế để giảm đi lượng rác chôn lấp cũng như tận dụng được một nguồn nguyên liệu tái chế lớn. Thách thức cho ngành quản lý môi trường trong thời gian tới là không hề nhỏ khi mà song song với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh là lượng rác thải phát sinh cũng ngày càng nhiều. Công tác quản lý môi trường trong thời gian tới cần được tăng cường, bên cạnh đó là thực hiện quy hoạch quản lý CTR trên địa bàn cho phù hợp và kịp thời. Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An Đánh giá hiện trạng phân loại, tồn trữ CTRSH tại nguồn Trên toàn tỉnh Bình Dương chưa áp dụng chương trình phân loại CTR tại nguồn, CTR từ khu dân cư chưa được phân loại, tất cả các loại rác đều được bỏ chung. Thị xã Dĩ An hiện có rất ít thùng rác hợp vệ sinh, hầu hết là các thùng rác tự chế hoặc bao tải. Chai nhựa, bao bì carton, giấy, kim loại được những người nhặt ve chai thu gom, hành động này rất đáng hoan ngênh tuy nhiên những người nhặt ve chai thường thiếu ý thức nên thường đào bới và gây vương vải rác ra đường làm mất mỹ quan đô thị. Hiện nay thị xã Dĩ An đang nổ lực trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đặc biệt là phân loại chất thải rắn tại nguồn tuy nhiên đang gặp rất nhiều khó khăn do thành phần dân cư phức tạp, các phòng trọ trong thị xã chưa được quản lý chặt chẽ. Việc lưu trữ chất thải rắn tại nguồn còn yếu kém, trong thành phần rác còn có lẫn những chất thải độc hại, chất thải được bỏ vào bao tải và để hai bên đường gây hôi thối, ruồi nhặng. Lưu trữ không hợp vệ sinh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hộ gia đình nói riêng và gây khó khăn cho công tác thu gom, quản lý chất thải phát sinh ra tại các hộ gia đình nói chung. Nhận thức của người dân về vấn đề chất thải rắn còn nhiều hạn chế, còn thiếu ý thức tự giác trong việc giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, hiện trạng thải bỏ rác bừa bãi trên các đường phố, các khu công cộng còn nhiều, đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục chưa được chú trọng đúng mức, chưa có các hình thức tổ chức phù hợp nhằm lôi kéo sự tham gia của cộng đồng. Đánh giá hiện trạng thu gom, vận chuyển Công tác thu gom đang gặp nhiều khó khăn, còn nhiều bất cập, chưa quản lý được toàn bộ. Một số nhà máy bắt buộc các công ty thu gom, vận chuyển phải thu gom và vận chuyển CTRSH chung với CTRCN. Mặc dù năng lực thu gom chất thải rắn của thị xã đã được tăng cường nhưng đến nay việc thu gom chất thải rắn vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu thực tế. Cơ sở vật chất phục vụ công tác thu gom, vận chuyển còn thô sơ, thiếu và quá cũ kỹ. Địa phương chưa quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác thu gom vận chuyển. Lượng rác thải được thu gom chỉ đạt trên 70 % khối lượng còn lại được thải ra các kênh rạch và các bãi đất trống. Các nơi công cộng và đường phố chưa được bố trí thùng rác, hiện nay lượng thùng rác hợp vệ sinh ở địa phương rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Hệ thống đường sá của thị xã còn những con đường kém chất lượng, hẻm nhỏ làm giảm năng suất thu gom của công nhân và gây bụi làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Đánh giá hiện trạng tái sử dụng, tái chế Hiện nay hoạt động tái sử dụng tái chế trên địa bàn thị xã Dĩ An đang còn rất hạn chế. Lượng rác được tái sử dụng tái chế là rất ít, một số loại rác như chai lọ bằng nhựa, kim loại, sách báo được các hộ gia đình thu gom để bán ve chai còn hầu hết đều được thải bỏ. Lực lượng thu lượm ve chai cũng góp một phần nhỏ trong hoạt động tái sử dụng và tái chế. Tỉnh Bình Dương chưa đầu tư nhiều cho hoạt động tái chế chất thải trong khi lượng chất thải phát sinh ngày càng nhiều. xí nghiệp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương có dây chuyền tái chế hạt nhựa tuy nhiên máy móc quá củ kỹ, công nghệ thô sơ, lạc hậu không đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật. Mục tiêu cho kế hoạch bảo vệ môi trường Bình Dương là đến năm 2020 tại các thị xã, thị trấn tỷ lệ thu gom và xử lý CTRSH đạt 90%, trong đó 85% được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ, 70% lượng CTR phát sinh tại các điểm dân cư nông thôn và 80% tại các làng nghề được thu gom và xử lý bảo đảm môi trường, 80% tổng lượng CTR xây dựng phát sinh tại các đô thị được thu gom xử lý, trong đó 50% được thu hồi tái sử dụng hoặc tái chế. Tuy nhiên đây là một mục tiêu không dễ dàng thực hiện nếu không có sự đầu tư về trang thiết bị, máy móc kỹ thuật sớm. CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT Xây dựng chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt Các công cụ pháp lý Các tiêu chuẩn Các tiêu chuẩn áp dụng cho mọi khía cạnh của việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt, bao gồm lưu trữ, thu gom, vận chuyển, khôi phục tài nguyên và tiêu hủy cuối cùng. Cần áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành trong công tác quản lý chất thải rắn: Tiêu chuẩn thùng chứa hợp vệ sinh Tiêu chuẩn kỹ thuật về các phương tiện thu gom vận chuyển chất thải rắn. Tiêu chuẩn về vận hành bảo dưỡng các phương tiện. Tiêu chuẩn kỹ thuật và vận hành liên quan tới việc thu gom chất thải rắn, tiêu chuẩn quy định rõ ràng các loại thùng chứa, các địa điểm thu gom các thùng rác, và số lượng cũng như loại chất thải phải thu gom. Trong tiêu chuẩn cũng quy định tần suất thu gom ( ví dụ: một ngày một lần hay hai ngày một lần tại các khu dân cư ), cũng như các yêu cầu đối với các phương tiện thu gom. Các loại giấy phép Các loại giấy phép được cấp cho các loại phương tiện sử dụng vận chuyển chất thải rắn được phê duyệt để đảm bảo an toàn. Các giấy phép địa điểm chỉ có thể được cấp nếu như giấy phép quy hoạch cần có đối với địa điểm này đã có hiệu lực. Chúng có thể tuân theo các điều kiện do các cơ quan quản lý quy định và có thể bao gồm các hạng mục như: thời hạn của giấy phép, sự giám sát bởi người giữ giấy phép, loại và số lượng chất thải, các phương pháp giải quyết chất thải, sự ghi lại thông tin, các biện pháp đề phòng cần có, những giờ thích hợp cho việc thu gom chất thải... Các công cụ kinh tế Hiện nay trên địa bàn thị xã Dĩ An các hộ dân chỉ phải đóng thuế thu gom và xử lý rác thải hàng tháng với mức phí 10.000 đồng / tháng. Với mức phí quá thấp này thì khó có thể quản lý chất thải một cách có hiệu quả. Phí thu gom và xử lý thấp đồng nghĩa với việc chưa quan tâm đúng mức đến đời sống cũng như thu nhập của đội ngũ thu gom và xử lý chất thải. Để có thể quản lý chất thải rắn sinh hoạt một cách tốt hơn thì cần phải áp dụng các công cụ kinh tế hiệu quả. Một số công cụ kinh tế mà Việt Nam cũng như thế giới đang áp dụng hiện nay là: Các loại phí: Có 3 loại phí được áp dụng cho việc thu gom và đổ bỏ chất thải rắn là phí người dùng, phí đổ bỏ và phí sản phẩm. Phí người sử dụng dịch vụ (phí người dùng): Phí người dùng được áp dụng phổ biến cho việc thu gom và xử lý chất thải rắn của các đô thị. Chúng được coi là những khoản tiền phải trả thông thường cho các dịch vụ đó, rất hiếm khi được coi là biện pháp kích thích. Trong phần lớn trường hợp, phí được tính toán để trang trải tổng chi phí và không phản ánh những chi phí biên xã hội của các ảnh hưởng môi trường. Hiện nay tất cả các hộ dân trên địa bàn thị xã Dĩ An hàng tháng đều phải trả một khoản phí bằng nhau mà không phân biệt lượng rác nhiều hay ít. Chính điều này đã không khuyến khích được người dân giảm bớt việc thải bỏ chất thải rắn. cần phải có các biện pháp nhằm khuyến khích người dân giảm thiểu chất thải rắn thải ra hàng ngày. Ví dụ, phát cho mỗi hộ gia đình 2 thùng chứa rác loại 50 lít, 1 thùng là chứa chất thải rắn hữu cơ và một thùng là các loại chất thải rắn khác. Chi phí để mua thùng rác được thu vào phí hàng tháng, tần suất thu gom là 2 ngày một lần và nếu hộ gia đình nào thải quá nhiều chất thải rắn hoặc bỏ chất thải rắn không đúng quy định thì sẽ bị phạt tiền hoặc bị ghi vào sổ theo dỏi của phường. Những gia đình vi phạm quá nhiều lần thì không được xét là gia đình văn hóa hoặc các chính sách đãi ngộ của nhà nước như vay vốn. Tại Dĩ An lượng rác mà các gia đình thải ra rất khác nhau, các hộ gia đình có nhiều phòng trọ thường có lượng rác thải cao gấp nhiều lần so với những gia đình không có phòng trọ chính vì vậy chính quyền địa phương cần phải tính phí rác thải theo số phòng trọ hoặc số người mà các hộ gia đình đăng kí. Phí đổ bỏ: Các phí đổ bỏ (còn gọi là phí tiêu hủy cuối cùng) là loại phí trực tiếp đánh vào các chất thải độc hại, hoặc tại các cơ sở sản sinh ra hay tại điểm tiêu hủy. Mục tiêu chính của những phí này là cung cấp cho công nghiệp những kích thích kinh tế để sử dụng các phương pháp quản lý chất thải như giảm bớt chất thải, tái chế, và đốt là các phương pháp thân thiện với môi trường hơn là phương pháp chôn rác có nhiều nguy cơ làm ô nhiễm nước ngầm. Phí sản phẩm: Phần lớn các phí sản phẩm đánh vào chất thải, đã được áp dụng đối với các bao bì, dầu nhờn, các túi nhựa, phân bón, thuốc trừ sâu hại, nguyên vật liệu, các lốp xe và các nhiên liệu ô tô, không trả lại được. Đánh phí cao vào các loại bao bì đồ uống, vỏ chai bia không trả lại. Điều này sẽ có hiệu quả cao trong việc tái sử dụng các loại chai lọ bằng nhựa và thủy tinh. Trên thực tế, các phí sản phẩm tài trợ một phần cho các biện pháp chính sách được vạch ra để đối phó với các tác động môi trường tiêu cực của các sản phẩm bị thu phí. Nếu phí này quá thấp sẽ không mang lại hiệu quả. Các khoản trợ cấp: Các khoản trợ cấp được cung cấp cho các cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Trợ cấp cho các công trình xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý chất thải rắn, bảo tồn và khôi phục toàn diện tài nguyên. Trợ cấp đối với việc phát triển và lắp đặt công nghệ sản ra ít chất thải hơn, hoặc tái sử dụng chất thải. Trợ cấp giảm lãi suất các khoản vay để tài trợ cho các đầu tư tái chế chất thải và các công nghệ xử lý chất thải thành các sản phẩm phục vụ xây dựng, làm vật liệu, năng lượng và các sản phẩm nông nghiệp hữu ích. Các khuyến khích cưỡng chế thi hành: Cấm mọi hình thức xả thải chất thải rắn bừa bãi lên lề đường, các sông ngòi, kênh rạch. Nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tiền hoặc buộc bên đổ bỏ chất thải phải chịu trách nhiệm về mọi chi phí dọn sạch địa điểm đó, bất kể là chất thải của bên bị phát hiện đó chiếm bao nhiêu trong tổng chất thải đổ bỏ tại điểm này. Chính sách quản lý chất thải rắn sinh hoạt cần được xây dựng đồng bộ với các công cụ kinh tế phù hợp nhằm thay đổi hành vi từ ép buộc sang khuyến khích. Khuyến khích thành lập các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã và cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn. Riêng các doanh nghiệp xử lý chất thải rắn cần có trợ giúp từ ngân sách, vì đây là công việc bắt buộc phải tiến hành, ít có khả năng sinh lợi và chi phí đầu tư ban đầu rất lớn. Công nhân trực tiếp làm việc trong các khâu thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn phải được xếp ở ngành lao động nặng và độc hại, từ đó chế độ tiền lương, phụ cấp độc hại, bảo hộ lao động phải được xây dựng cho phù hợp. Coi việc thu nhặt phế thải như một ngành nghề. Xét về tổng thể thì những người thu nhặt phế thải là rất có lợi cho công tác quản lý chất thải rắn vì họ thu hồi được tỷ lệ lớn chất thải rắn để đưa vào tái chế và tái sử dụng, vì vậy lực lượng thu nhặt phế thải cần được tổ chức và quản lý. Kiên quyết xử lý các vi phạm Luật Bảo vệ môi trường , quy chế, quy tắc vệ sinh đô thị, có chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng. Quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn - Có nhiều cách phân loại CTR như phân loại theo bản chất của chúng, chẳng hạn rác, tro than, xác xúc vật chết, rác quét đường. Tuy vậy, cách phân loại tốt nhất là phân loại theo nguồn phát thải và cần quản lý chất thải rắn theo nguồn phát thải. Bảng 4.1. phân loại chất thải rắn theo nguồn phát thải Nguồn phát thải Loại chất thải Hộ gia đình Rác thực phẩm, giấy, cacton, nhựa, túi nilon, vải, da, rác vườn, gỗ, thủy tinh, lon thiếc, nhôm, kim loại, tro, lá cây, chất thải đặc biệt như pin, dầu nhớt xe, lốp xe, ruột xe, sơn thừa… Khu thương mại Giấy, cacton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, lim loại; chất thải đặc biệt như vật dụng gia đình hư hỏng( kệ sách, đèn, tủ …), đồ điện tử hư hỏng (máy radio, tivi …), tủ lạnh, máy giặt hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa… Công sở Giấy, cacton, nhựa, túi nilon, gỗ, rác thực phẩm, thủy tinh, kim loại; chất thải đặc biệt như kệ sách, đèn, tủ hỏng, pin, dầu nhớt xe, săm lốp, sơn thừa … Xây dựng Gỗ, thép, bêtông, đất, cát … Khu công cộng Giấy, túi nilon, lá cây … Trạm xử lý nước thải Bùn hóa lý, bùn sinh học. ( Nguồn: Nguyễn Việt Trung, Trần Thị Mỹ Diệu ( 2007 ),Quản lý chất thải rắn sinh hoạt)[14] - Nhóm các chất có thể thu hồi để tái sử dụng, tái chế: các thiết bị điện, điện tử dân dụng và công nghiệp, các phương tiện giao thông, các sản phẩm phục vụ sản xuất và tiêu dùng đã hết hạn sử dụng, bao bì bằng giấy, kim loại, thủy tinh, hoặc chất dẻo khác… - Nhóm các chất cần xử lý, chôn lấp: các chất hữu cơ (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm, xác động vật,…); các sản phẩm tiêu dùng chứa hóa chất độc hại (pin, ắc quy, dầu mỡ bôi trơn,…); các loại chất thải rắn khác không thể tái sử dụng. Chất thải rắn xây dựng như bùn hữu cơ, đất đá, các vật liệu xây dựng thải ra trong quá trình tháo dỡ công trình… phải được phân loại: - Đất, bùn hữu cơ từ công tác đào đất, nạo vét các lớp đất mặt có thể sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây. - Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng) có tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các công trình xây dựng. - Các chất thải rắn ở dạng kính vỡ, sắt thép, bao bì giấy, chất dẻo có thể tái chế, tái sử dụng. Phải thực hiện thu gom, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn bằng các dụng cụ hợp vệ sinh theo hướng dẫn của tổ chức thu gom, vận chuyển. Các hộ gia đình trong thị xã chưa có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải rắn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra các công trình công cộng, sông ngòi, suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt. Sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử dụng trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp phải được lưu giữ trong các túi riêng, được thu gom, vận chuyển và xử lý riêng. Phân loại tái chế chất thải rắn sinh hoạt Phân loại rác tại nguồn Quy trình thu gom rác phân loại rác Hộ gia đình phân loại rác thải thành 2 loại: rác hữu cơ (rau, củ, quả, thức ăn thừa…) và rác vô cơ (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon….) Đội ngủ thu gom phải thu gom riêng từng loại rác bằng cách sử dụng xe 2 ngăn, một ngăn chứa rác hữu cơ, ngăn còn lại chứa rác vô cơ. Hoặc thu gom luân phiên chất thải rắn hữu cơ và chất thải rắn vô cơ, đối với chất thải rắn hữu cơ do tính chất phân hủy gây mùi hôi thối nên cần thu gom vào tất cả các ngày còn chất thải rắn vô cơ thì thu gom 2-3 lần/tuần và bố trí luân phiên giữa các xóm, khu phố. Người thu gom có nhiệm vụ phân loại rác sơ bộ, thu hồi các chất tái chế. Thu gom và phân loại rác tại chợ, trường học, các tuyến đường, công trình công cộng…. Cần đặt các thùng rác phân loại tại các chợ, trên các tuyến đường, các công trình công cộng… Hình 4.1. Một số loại thùng rác hợp vệ sinh dùng để phân loại rác tại nguồn Để công tác phân loại CTRSH đạt hiệu quả cần: Tuyên truyền sâu rộng, tập huấn bài bản và thực hiện thí điểm tại một vài phường của thị xã. Tích hợp với các hoạt động thường xuyên của phường, tổ, xóm… Có quy chế ràng buộc trách nhiệm của từng hộ gia đình với việc phân loại chất thải rắn. Thiết bị kỹ thuật đáp ứng yêu cầu để có thể thực hiện tốt. Có phương án dự phòng hoặc trạm phân loại thứ cấp Tái chế rác thải Rác vô cơ sẽ được phân loại thành: chai nhựa, vật liệu coposite, giấy và carton, thủy tinh, kim loại, cao su, lon nhôm để tái chế thành các vật liệu như gạch lát, ống cống, hạt nhựa... Rác hữu cơ sẽ được xử lí thành phân bón bằng phương pháp ủ sinh học làm phân compost: Trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cacbonhyđrat như đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng bước. Quá trình phân huỷ các chất hữu cơ dạng này thường xảy ra với sự có mặt của ôxy không khí (phân huỷ hiếu khí) hay không có không khí (phân huỷ yếm khí, lên men). Hai quá trình này xảy ra đồng thời ở một khu vực chứa chất thải và tuỳ theo mức độ thông khí mà dạng này hay dạng kia chiếm ưu thế. Để hoạt động tái chế rác thải đạt hiệu quả cần: Khuyến khích tư nhân tham gia, đồng thời tạo cơ chế cạnh tranh công bằng. Giám sát chặt chẽ, tránh cơ sở tái chế gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp “đầu ra” của cơ sở tái chế Gắn việc tái chế với thu gom, vận chuyển Hệ thống thu gom Hệ thống thu gom chất thải rắn từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ Hình thức thu gom Các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ bao gồm hộ gia đình, văn phòng, công sở, các cửa hàng tạp hóa, các quán ăn, nhà hàng, khách sạn, trường học,… nằm trong khu dân cư, trong đó đặc trưng nhất là hộ gia đình. Cũng có một số nhà hàng, khách sạn, trường học có quy mô lớn (khối lượng CTR phát sinh mỗi ngày lớn hơn khối lượng chứa được trong 1 xe thu gom 660 L, khoảng 350 kg). Tuy nhiên, số lượng các nguồn này không nhiều và thường nằm rải rác trong khu dân cư, nên để tiện cho việc tổ chức tuyến thu gom, các nguồn này vẫn được xem là nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ. Hoạt động thu gom chất thải rắn từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ được thực hiện theo hình thức thu gom “từng nhà một (door-to-door) và hết nhà này đến nhà kia trên cùng một tuyến”, cụ thể như sau: - Trên các tuyến đường giao thông lớn (bề rộng lòng đường khoảng 20 m), mật độ xe đông, lưu thông một chiều hay hai chiều, hình thức thuận tiện nhất là thu gom CTR một bên lề đường và lần lượt từ nhà này đến nhà kia. Công nhân thu gom sẽ đẩy xe thu gom rỗng từ nơi tập trung, đến hộ gia đình (hay công sở, quán ăn, nhà hàng,… gọi chung là hộ gia đình vì đây là nguồn phát sinh chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ) đầu tiên của tuyến thu gom, lấy CTR, sau đó đẩy xe sang hộ gia đình kế tiếp và cứ như thế cho đến khi xe đầy (không thể chứa thêm CTR nữa). Sau khi đã thu gom đầy xe, công nhân sẽ đẩy xe chứa đầy CTR đến điểm tập kết (có thể là điểm hẹn, trạm ép kín, trạm trung chuyển, hay trạm phân loại,…) đợi, chuyển giao CTR và lấy xe rỗng thực hiện chuyến thu gom tiếp theo cho đến khi hoàn tất công tác thu gom của một ngày. - Đối với những tuyến đường giao thông nhỏ (bề rộng lòng đường < 20 m) hay đường hẻm, hình thức thu gom thuận tiện nhất là lấy rác ở hai nhà đối diện và lần lượt qua các “cặp nhà” trên cùng tuyến đường. Ở một số địa phương, xe thu gom được sử dụng là xe tải (không phải thùng 660 L hay xe đẩy tay). Do đó, xe sẽ đậu ở một vị trí thuận tiện trên đường hoặc chạy rất chậm, trong khi đó, công nhân thu gom sẽ đến trước từng hộ gia đình để lấy rác cho vào giỏ cần xé, đến khi đầy giỏ, công nhân mới chuyển rác lên xe vận chuyển để lấy giỏ không tiếp tục thu gom rác. Công việc cứ được tiếp tục cho đến khi xe thu gom không thể chứa thêm rác nữa. Trong trường hợp này, công nhân thường lấy rác ở hai nhà đối diện để đỡ tốn công di chuyển. Ở các khu nhà dân có đường đi dốc, trơn trợt, không thể đẩy xe thu gom đến từng nhà, công nhân thu gom cũng phải mang cần xé đến từng hộ gia đình để lấy rác và chuyển xuống xe thu gom. Trong trường hợp này không thể thu gom theo từng tuyến đường như đã mô tả ở trên. Công nhân thu gom sẽ lấy rác theo từng cụm hộ gia đình, từ trên cao xuống thấp sao cho thuận tiện cho việc chuyển rác xuống phía dưới. Phương tiện thu gom Phương tiện thu gom CTR từ các nguồn phát sinh có khối lượng nhỏ, với đường phố nhỏ hẹp và các hộ gia đình bỏ rác riêng lẻ (từng nhà một, không tập trung tại một điểm) như nước ta, phương tiện thu gom phải đạt các yêu cầu kỹ thuật sau đây: - Chứa rác thu gom, không gây rơi vãi rác và rò rỉ nước rác trong quá trình thu gom và trên đường vận chuyển về điểm tập kết. - Xe phải có kết cấu và kích cỡ phù hợp cho việc di chuyển trên các tuyến đường nhỏ hẹp và đông đúc. - Nếu phải dùng sức người để đẩy, xe phải có sức chứa vừa phải với khả năng đẩy xe chứa đầy rác của 1 hoặc 2 công nhân thu gom. Các phương tiện thu gom hiện đang sử dụng ở thị xã Dĩ An là: xe thùng 660 L, xe đẩy tay, xe bagác, xe lam và xe tải. Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt từ các nguồn phát sinh tập trung Hình thức thu gom Các nguồn phát sinh CTR tập trung là những nguồn có khối lượng CTR lớn (đủ lớn để thu gom và chuyển thẳng đến bãi chôn lấp bằng xe vận chuyển). Những nguồn này thường là chợ, các nhà máy nằm trong khu dân cư,… Trong trường hợp này, xe thu gom cũng chính là xe vận chuyển. Từ trạm xe, xe vận chuyển sẽ đến nơi cần thu gom, chuyển rác lên đầy xe và chở thẳng đến bãi chôn lấp hoặc trạm xử lý. Có thể thu gom ở hai hoặc ba vị trí cho đến khi đầy xe thì chuyển ra bãi chôn lập. Tuy nhiên số lượng vị trí lấy rác mà xe phải đến sẽ rất ít so với trường hợp thu gom CTR từ các nguồn phát sinh có khối lượng ít. Phương tiện thu gom Phương tiện thu gom các nguồn phát sinh CTR tập trung là các xe vận chuyển. Đối với rác thực phẩm (hay rác hỗn hợp), phương tiện sử dụng là xe ép rác loại 10 hoặc 20 tấn. Đối với phần rác còn lại (kể cả xà bần), phương tiện vận chuyển là các loại xe tải. Các giải pháp về giáo dục - đào tạo, tuyên truyền để quản lý chất thải rắn sinh hoạt Đối với cán bộ, công chức Trao đổi chuyên gia để học tập kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ. Tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các mối quan hệ và tham gia tích cực vào các hoạt động quốc tế để trao đổi thông tin trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn, tìm kiếm sự trợ giúp trong việc thu nhập, xử lý, phân tích, lưu giữ các số liệu (ngân hàng dữ liệu) làm cơ sở cho việc hoạch định các kế hoạch tổng thể về quản lý chất thải rắn của từng đô thị. Phối hợp với các ngành liên quan và các chuyên gia để xuất bản và phổ biến sâu rộng các tài liệu tuyên truyền, hướng dẫn bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải rắn nói riêng, cho phù hợp với từng đối tượng và từng địa phương. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể về ý thức và trách nhiệm về bảo vệ môi trường. Đối với người dân Để công tác quản lý và bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao thì cộng đồng đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy mà việc thông tin, truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng hết sức quan trọng. Đây là giải pháp quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường. Tổ chức tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen tốt trong việc bảo vệ môi trường. Giáo dục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân thực hiện nếp sống văn minh, không đổ rác và vứt rác bừa bãi. Đối tượng mà công tác tuyên truyền giáo dục nên hướng đến là: trẻ em và thanh thiếu niên; những người làm chủ doanh nghiệp, cửa hàng, trung tâm thương mại..; hành chính công cộng… và tất cả các tầng lớp nhân dân trong thị trấn. Đối với vấn đề bảo vệ môi trường nói chung và rác thải sinh hoạt nói riêng thì nâng cao nhận thức cũng như ý thức của người dân việc làm rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của vấn đề bảo vệ môi trường sống bởi để có được môi trường trong sạch thì không chỉ là sự cố gắng của một vài người mà cần có sự quan tâm của toàn xã hội thì mới có thể thực hiện được. Tiến hành phân loại rác tại nguồn, tuyên truyền cho người dân biết cách phân loại rác thải trước khi đem thải bỏ. Thực hiện quản lý rác theo phương thức 3R (reduce - giảm thiểu, reuse - tái sử dụng, recycle - tái chế). Đưa tiêu chí bảo vệ môi trường vào việc đánh giá gia đình văn hóa. Những gia đình có ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sẽ được tuyên dương và những gia đình thiếu ý thức cũng sẽ bị nêu tên trên loa phát thanh hàng ngày. Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động phong trào toàn dân thực hiện Luật Bảo vệ môi trường và chỉ thị: “tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước”. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào: xanh – sạch – đẹp. Đối với học sinh, sinh viên Quản lý chất thải rắn phải là một phần trong chương trình giảng dạy môi trường đang được kiến nghị đưa vào khuôn khổ giáo dục hiện hành. Những chương trình như vậy đang là xu thế ở nhiều nước dưới khẩu hiệu chung: “môi trường sẽ phải được an toàn hơn trong tay của hế hệ tương lai”. Việc nâng cao kiến thức trong lĩnh vực cấp bách này, phụ thuộc phần lớn vào việc đào tạo tại chức cán bộ thông qua: - Đào tạo chuyên sâu về quản lý bằng các khóa học trong nước. - Đào tạo ở nước ngoài thông qua các học bổng, tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế… để nắm bắt kiến thức và kỹ thuật từ các nước. - Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng hộ gia đình và vận động toàn dân thực hiện Luật Bảo vệ môi trường. Hình 4.2. Hoạt động tình nguyện CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ Kết luận -Vấn đề quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là một trong những tiêu chí trong công tác bảo vệ môi trường. -Bên cạnh sự phát triển công nghiệp và hiện đại hóa, sự phát triển đô thị sẽ phát sinh rác thải đô thị. Nếu không được xử lý đúng cách, những loại chất thải do con người thải ra môi trường có thể gây ra nhiều loại bệnh tật, là con đường truyền nhiễm nguy hiểm, phá hoại đến cả môi trường sống… Tác nhân gây nguy hại môi trường của chất thải rắn là rất lớn. Vì vậy, vấn đề hiện nay là chúng ta cần đưa ra những giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn hiệu quả, ứng dụng những tiến bộ khoa học trong và ngoài nước, góp phần giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường sống, vì sức khỏe của con người và của cả xã hội. Trong khi lượng rác thải hàng năm tại thị xã Dĩ An đang tăng dần còn công tác thu gom và quản lý thì lại rất bất cập, chưa bao quát hoàn toàn, cho nên rải rác ở khắp nơi chúng ta vẫn còn bắt gặp những hình ảnh rác thải chất đống tràn ra đường phố làm mất vẻ mỹ quan đô thị và gây ô nhiễm cho môi trường xung quanh. Không chỉ có vậy, chúng ta đã và đang lãng phí một nguồn nhiên liệu sản xuất phân hữu cơ tốt và bỏ qua cơ hội tái sinh, tái sử dụng lượng phế liệu lớn. Đồng thời chúng ta sẽ giảm được một phần kinh phí và diện tích đất của bãi chôn lấp mà ảnh hưởng của nó gây ra không ít ( nước rỉ rác, khí CH4…) cho hệ sinh thái. Kiến nghị Taêng cöôøng phoå bieán caùc chính saùch, quy ñònh xöû lyù raùc ñeán caùc caáp cô sôû. Tích cöïc trieån khai coâng taùc tuyeân truyeàn, giaùo duïc nhaèm naâng cao yù thöùc coäng ñoàng trong vieäc giöõ gìn, baûo veä moâi tröôøng soáng trong laønh. Môû caùc khoùa ñaøo taïo, huaán luyeän chuyeân saâu veà quaûn lyù raùc cho nhöõng caùn boä laøm coâng taùc naøy. Thöôøng xuyeân trao ñoåi vôùi caùc chuyeân gia nöùôc ngoaøi ñeå hoïc hoûi kinh nghieäm vaø chuyeån giao coâng ngheä. Phaûi coù cheá ñoä baûo hoä lao ñoäng thích hôïp cho coâng nhaân laøm coâng taùc thu gom, xöû lyù raùc bôûi coâng vieäc naøy ñöôïc xem laø ngaønh lao ñoäng naëng vaø ñoäc haïi. Caàn nhaäp theâm xe eùp raùc, ñeå giaûi quyeát toaøn boä löôïng raùc phaùt sinh trong ngaøy cho nhöõng naêm saép tôùi. Caàn quy hoaïch laïi maët baèng cho caùc ñieåm heïn, sao cho ñuû roäng ñeå tieáp nhaän raùc vaøo giôø cao ñieåm. Xaây döïng caùc baõi choân laáp hôïp veä sinh vaø xoaù boû trieät ñeå nhöõng baõi raùc khoâng ñuùng tieâu chuaån cho pheùp. UBND thị xaõ neân coù bieän phaùp quaûn lyù nghieâm khaéc ñoái vôùi löïc löôïng laáy raùc tö nhaân, giaùm saùt coâng vieäc thu gom cuûa hoï. Thoâng qua ñoù, xí nghieäp GTCC seõ caáp giaáy pheùp haønh ngheà cho töøng caù nhaân ñeå coù cô sôû quaûn lyù veà sau. Naâng cao coâng ngheä taùi cheá vaø taùi söû duïng ñeå taêng theâm saûn phaåm hôïp veä sinh cho xaõ hoäi. Huy ñoäng caùc nguoàn voán trong vaø ngoaøi nöôùc ñeå ñaàu tö maïnh cho caùc döï aùn giaûm thieåu aûnh höôûng cuûa CTR ñeán heä sinh thaùi ñaát, nöôùc vaø khoâng khí hieän nay. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Hữu Hiền ( 2010), Đất nước và con người Dĩ An. UBND tỉnh Bình Dương ( 2010), Thư mục toàn văn, Bình Dương hội nhập và phát triển, nhà xuất bản Trẻ Nguyeãn Thò Kim Thaùi, ÖÙng Quoác Duõng, Traàn Hieáu Nhueä , (2001), Quaûn lyù chaát thaûi raén ñoâ thò, NXB Xaây Döïng, Haø Noäi. Leâ Huy Baù(2000), Moâi tröôøng, NXB Ñaïi Học Quoác Gia,Thaønh Phoá Hoà Chí Minh Trần Thị Mỹ Diệu( 2010), giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, trường đại học Văn Lang. Xí nghiệp công trình công cộng Dĩ An ( 2010), Báo cáo hiện trạng thu gom chất thải rắn huyện Dĩ An. Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương (2010), báo cáo quản lý các khu công nghiệp Bình Dương. Cục Thống kê Bình Dương, Niên giám Thống kê năm 2010 Luật bảo vệ môi trường (2010), nhà xuất bản lao động Phòng kế hoạch hóa gia đình thị xã Dĩ An, Báo cáo dân số huyện Dĩ An giai đoạn 2005- 2010 Đà Bình, đổi mới công nghệ quản lý chất thải rắn Bình Dương, 22/06/2011.( Nguyễn Việt Trung, Trần Thị Mỹ Diệu ( 2007 ),Quản lý chất thải rắn sinh hoạt, www.gree-vn.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAO CAO LUAN VAN1.doc
  • docphu luc.doc
Tài liệu liên quan