Đề tài Đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú dịch vụ của các khách sạn liên doanh trên địa bàn thủ dô Hà Nội

Là khách sạn do Nhà nước bỏ vốn ra đầu tư, thành lập và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận, tổ chức hoạt động kinh doanh công ích thực hiện các mục tiêu xã hội. Các khách sạn Nhà nước có đặc điểm là ngoài mục tiêu chính trị, xã hội như các nhà khách, nhà nghỉ của Chính phủ, các Bộ, Ngành VD: Nhà khách Chính phủ, Các khách sạn quốc doanh thường có quy mô vừa, hiệu quả kinh doanh lại không cao. Tuy nhiên trong vài năm gần đây công suất phòng của các khách sạn Nhà nước đã được nâng lên đáng kể. - Các khách sạn thuộc sở hữu tư nhân: Là những khách sạn có quy mô nhỏ nhưng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các doanh nghiệp bởi hoạt động kinh doanh khách sạn được coi là “con gà đẻ trứng vàng”. Do vậy mà trong vài năm gần đây các cá nhân có vốn họ đã đầu tư xây dựng khách sạn và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật, dẫn đến các khách sạn gia tăng về số lượng. VD: Khách sạn Alibaba, Khách sạn Anh Hai

doc65 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1693 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Đánh giá khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú dịch vụ của các khách sạn liên doanh trên địa bàn thủ dô Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ội: a. Quá trình hình thành và phát triển khách sạn: Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội là một khách sạn thuộc Công ty quốc tế Hồ Tây - Công ty liên doanh giữa tập đoàn Pidem.co.land.Peter. Ltd. Singapore và Công ty xây dựng Hà Nội. Được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép số 720/CP do Bộ kế hoạch và đầu tư cấp ngày 10/11/1993 và giấy phép điều chỉnh vốn đầu tư cấp số 720/PGĐCL cấp ngày 9/6/1997. Với tổng số vốn đầu tư là 69.920.000 USD. Khách sạn được khởi công xây dựng từ cuối năm 19994 và hoàn tất năm 1998, chính thức đi vào hoạt động ngày 19.9.1998 dưới sự quản lý điều hành của tập đoàn Meritus Hotel và Resort - là một trong những tập đoàn khách sạn lớn của Singaphore. Tuy mới đi vào hoạt động được hơn 4 năm song khách sạn đã có những bước phát triển đáng khích lệ và từng bước khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Ngày 1/2/2000, khách sạn được Tổng cục Du lịch Việt Nam trao tặng danh hiệu khách sạn 5 sao, cũng trong năm, khách sạn được các độc giả của tạp chí The Guide bình chọn là khách sạn kinh doanh thành công nhất Hà Nội và đang được tổng cục du lịch bình xét là một trong những khách sạn hàng đầu (top ten) năm 2000. b. Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của khách sạn Sofitel Plaza: Khách sạn bao gồm 322 buồng, chia làm 9 loại chính, được bố trí từ tầng 7 đến tầng 18. Trong đó, loại buồng cao cấp nhất là Recency suide và Presidential suite. Loại buồng Số lượng Giá cả (USD) Suserior room 113 200 Deluxe 149 230 Club Suserior 11 240 Club Deluxe 14 270 Executive 11 320 Club Suite 3 400 Senior Executive Suite 9 600 Regency Suite 1 650 Presidential Suite 1 1.000 Nguồn: Sở du lịch Hà Nội Nhìn chung các buồng đều được trang trí nội thất đẹp, đầy đủ tiện nghi. c. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của khách sạn năm 2000 – 2001 Biểu 6: Kết quả kinh doanh của khách sạn Melia Hà Nội năm 2000 – 2001 Đơn vị: USD Các chỉ tiêu 2000 2001 So sánh 2001/2000 ST TT (%) ST TT (%) Chênh lệch TT (%) 1. Tổng doanh thu 3.896.985 100 4.993.614 100 1.096.629 128,14 - DT lưu trú 1.605.802 41,2 2.057.424 41,2 451.622 128,12 - DT ăn uống 1.593.617 40,89 1.965.941 39,37 372.324 123,36 - DT dịch vụ khác 696.568 17,91 964.775 19,43 268.207 138,5 2. Tổng chi phí 2.356.981 100 2.474.103 100 117.122 104,97 - CP dịch vụ lưu trú 1.060.641 45 1.124.056 45,43 63.415 105,98 - CP dịch vụ ăn uống 1.013.501 43 1.057.432 42,74 43.931 104,33 - CP dịch vụ khác 282.239 12 312.615 11,83 29.776 110,53 3. Thuế GTGT 389.698,5 499.361,4 109.622,9 128,14 4. Tổng lợi nhuận 1.150.305,5 2.020.149,6 869.844,1 175,61 5. Thuế thu nhập 368.097,76 646.447,872 278.350,112 175,61 5. Lợi nhuận sau thuế 782.207,74 1.373.701,728 591.494,042 175,61 7. Tỷ lệ thực lãi 20,07 27,5 7,43 Nguồn: Sở du lịch Hà Nội Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của khách sạn năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 trong đó doanh thu dịch vụ lưu trú tăng nhiều nhất vì đây là dịch vụ chính của khách sạn. Tổng chi phí kinh doanh của khách sạn cũng tăng lên đáng kể, chi phí kinh doanh của năm 2001 với năm 2000 tăng 117.122 USD với tỷ lệ tăng là 104,97%. Tổng doanh thu tăng1.096.629 USD, tổng chi phí tăng 117.122 USD, thuế tăng 109.662,9 USD do đó làm cho tổng lợi nhuận tăng 869.844,1 USD. Thuế thu nhập nộp cho ngân sách Nhà nước tăng 75,61% hay 278.350,112 USD, lợi nhuận sau thuế tăng 591.494,042 USD do đó tỷ lệ thực lãi năm 2001 tăng so với năm 2000 là 7,43% chứng tỏ khách sạn kinh doanh có hiệu quả, biết kết hợp các lợi ích kinh tế cơ bản. 2.3.2.3. Khách sạn Hà Nội Horison: a. Quá trình hình thành và phát triển của khách sạn: Khách sạn Hà Nội Horison được xây dựng năm 1990 trên nền cũ của nhà máy gạch Đại La. Đây là một vị trí đẹp, lý tưởng, nằm gần Đại sứ quán, trung tâm hội chợ triển lãm Giảng Võ, các di tích lịch sử như Viện Bảo tàng, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Văn Miếu Đặc biệt hơn nữa là khách sạn vẫn giữ lại các ống khói cũ của nhà máy gạch. Theo nhiều tài liệu chiếc ống khói này có thể coi là biểu tượng của sự phục hưng của Hà Nội sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Khách sạn là kết quả của liên doanh giữa Công ty du lịch dịch vụ Hà Nội (Hà Nội Toserco) và tập đoàn Global Metrolopitan Development, Jakarta của Inđonêxia. Liên doanh này có tên là Glotal Toserco Limited. Tập đoàn Swiss - Belhotel International có trụ sở tại Hồng Kông là Công ty quản lý khách sạn Hà Nội Horison. Công ty Swiss - Belhotel International đã bán 30% cổ phần cho Swissôtel, một tập đoàn khách sạn lớn trên thế giới. Có một hệ thống khách sạn hạng nhất hoạt động trên toàn cầu. Trên thị trường khách sạn hiện nay, Hà Nội Horison được xếp hạng như một khách sạn 5 sao sang trọng của Hà Nội, Việt Nam. Nằm ở một trong những địa điểm chốt yếu của thành phố, khách sạn cung cấp nơi ở cùng với các tiện nghi sang trọng đặc biệt dành cho các thương gia lớn, cũng như các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị và các du khách trong và ngoài nước. b. Tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của khách sạn Hà Nội Horison. Khách sạn Hà Nội Horison có 25 phòng trong đó có 173 phòng tiêu chuẩn (Superois Room), 57 phòng hạng sang (Deluxe Room), 12 phòng Cabana (Cabana Room), 8 Suite sang trọng (Deluxe Room) được trang trí đầy đủ tiện nghi, đảm bảo 100% số phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế của khách sạn 5 sao. Các trang thiết bị trong phòng đã giúp khách thoả mãn mọi nhu cầu trong thời gian nghỉ. Các phòng được bố trí đẹp, đảm bảo thẩm mỹ cao, thuận tiện cho khách. c. Tình hình doanh thu và lợi nhuận của khách sạn năm 2000 - 2001 Biểu 7: Kết quả kinh doanh của khách sạn Hà Nội Horison năm 2000 - 2001 Đơn vị: USD Các chỉ tiêu 2000 2001 So sánh 2001/2000 ST TT (%) ST TT (%) Chênh lệch TT (%) 1. Tổng doanh thu 6.581.424 100 6.919.249 100 334.825 105 - DT lưu trú 2.542.500 38,63 2.675.388 38,63 132.888 105,22 - DT ăn uống 3.225.384 49 3.386.653 48,97 161.269 105 - DT dịch vụ khác 813.540 12,37 854.208 12,35 40.668 105 2. Tổng chi phí 3.313.965,6 100 3.450.699,9 100 226.734,3 106,84 - CP dịch vụ lưu trú 1.779.750 53,7 2.140.310,4 60,44 360560,4 120,25 - CP dịch vụ ăn uống 1.290.153,6 38,93 1.015.995,9 28,69 -247.157,7 78,75 - CP dịch vụ khác 244.062 7,37 384.393,6 10,87 140.331,6 157,49 3. Thuế GTGT 658.142,4 691.624,9 33.482,5 105,08 4. Tổng lợi nhuận 2.609.316 2.683.924,2 74.608,2 102,85 5. Thuế thu nhập 834.981,12 858.855,744 23.874,624 102,85 6. Lợi nhuận sau thuế 1.774.334,88 1.825.068,456 50.733,576 102,85 7. Tỷ lệ thực lãi 26,96 26,39 0,75 Nguồn: Sở du lịch Hà Nội Qua bảng trên cho ta thấy tổng doanh thu của khách sạn năm 2001 tăng hơn so với năm 2000 là 334.825 USD tương ứng tăng 5% trong đó tăng chủ yếu do doanh thu lưu trú. Tổng chi phí cũng tăng lên đáng kể, năm 2001 tăng so với năm 2000 là 226.743,3 USD tương ứng tăng 6,84%. Tổng doanh thu tăng 334.825 USD, tổng chi phí tăng 226.734,3 USD, thuế tăng 33.482,5 USD làm tổng lợi nhuận tăng 74.608 USD tương ứng tăng 13,874,624 USD tương ứng tăng 2,85%, lợi nhuận sau thuế tăng 50.733,576 USD, tuy nhiên tỷ lệ thực lãi năm 2001 lại giảm so với năm 2000 là 0,57%. Chứng tỏ khách sạn kinh doanh chưa đạt hiệu quả, chưa biết kết hợp tốt các lợi ích kinh tế cơ bản. 2.3.3. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động kinh doanh của các khách sạn liên doanh. * Thuận lợi: - Cũng như các khách sạn khác nằm trên địa bàn Hà Nội, các khách sạn liên doanh được thừa hưởng những điều kiện thuận lợi: gần trung tâm kinh tế - chính trị - thương mại, văn hoá, nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của quốc gia và quốc tế. Hơn nữa, Hà Nội là trung tâm du lịch lớn, tập trung nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh đẹp, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ dịch vụ khá phát triển, đã tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến thăm quan, nghỉ ngơi, tìm kiếm thông tin làm ăn. Nền kinh tế khu vực đang dần ổn định và phát triển sau cuộc khủng hoảng kéo dài, mở ra một xu hướng mới cho du lịch phát triển. Ngành du lịch nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng được sự quan tâm của Đảng, của Nhà nước, của các cấp, các ngành và được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn. Vì vậy, Nhà nước đã có chính sách mở cửa, khuyến khích khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, tăng cường hợp tác quốc tế, tham gia các hội chợ du lịch, đồng thời ngành du lịch đã phối hợp với ngành Hàng không tăng tần suất các tuyến bay quốc tế, mở thêm và phục hồi một số đường bay, tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến Việt Nam. Vì vậy, toàn ngành khách sạn nói chung và khách sạn liên doanh nói riêng đã có những thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, các khách sạn liên doanh còn có thuận lợi lớn về nguồn vốn đầu tư. Do đó, các buồng đều được trang bị rất sang trọng và hiện đại với đầy đủ tiện nghi đạt tiêu chuẩn quốc tế đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. * Khó khăn: Trong thời gian qua, ngành khách sạn và các khách sạn liên doanh nói riêng phải đối đầu với những khó khăn thử thách đó là: khách quốc tế đến Việt Nam tăng chậm, trong khi đó số lượng khách sạn trong nước quá nhiều, cung vượt cầu, cạnh tranh không lành mạnh. Vì thế, nhiều khách sạn đã phải hạ giá buồng nhằm thu hút khách bù lỗ cho những khoản chi phí cố định dẫn đến chất lượng phục vụ giảm, một số dịch vụ bị cắt, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành khách sạn, hiệu quả kinh doanh thấp. Tuy có một số ưu đãi như thuế thu nhập thấp hơn song giá các dịnh vụ đầu vào cao hơn các doanh nghiệp nội địa làm cho giá cả hàng hoá dịch vụ trong các khách sạn liên doanh thường cao. Chương 3: Một số giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh ở hà nội 3.1. định hướng phát triển du lịch ở hà nội trong thời gian tới 3.1.1. Phương hướng mục tiêu phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020. Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí, tiềm năng để phát triển du lịch. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước, cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đến năm 2020 đều có chủ trương đưa ngành du lịch Thủ đô xứng đáng là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước - trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu thế kỷ XXI - xứng đáng với tiềm năng to lớn của địa phương. Từ định hướng chung của phát triển du lịch cả nước, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội thời kỳ 1997 - 2000 đã nêu: “Phát triển ngành du lịch Thủ đô đến năm 2000 trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng sản phẩm đặc trưng cho du lịch Hà Nội, thiết lập các tuyến du lịch với các điểm lân cận và với nước ngoài, đạt mức tăng trưởng cao về lượng khách cũng như doanh thu, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ở trình độ cao cho ngành du lịch Thủ đô nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của ngành”. Như vậy, phương hướng chung trên thể hiện ở những vấn đề chủ yếu sau: + Tạo sản phẩm du lịch Hà Nội hấp dẫn, độc đáo trên cơ sở lợi thế của Hà Nội là trung tâm văn hoá - kinh tế - chính trị của cả nước với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn phong phú. + Phát triển du lịch quốc tế đi đôi với phát triển du lịch nội địa. + Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết, đào tạo đội ngũ lao động có trình độ tay nghề cao phục vụ cho kinh doanh du lịch. + Tăng cường hoàn thiện công tác quản lý vĩ mô. + Tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch và môi trường. * Mục tiêu phát triển du lịch Thủ đô từ nay đến năm 2020: Hà Nội có nhiều lợi thế về vị trí địa lý, về tiềm năng để phát triển du lịch. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển du lịch của cả nước cũng như chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thành phố đến năm 2020 đều có chủ trương đưa ngành du lịch Thủ đô xứng đáng với vị trí là trung tâm du lịch lớn của cả nước và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong thập niên đầu thế kỷ XXI, xứng đáng với tiềm năng to lớn của địa phương. Phát triển mạnh ngành du lịch và dịch vụ du lịch của Hà Nội nhằm: + Góp phần phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng GDP du lịch trong cơ cấu kinh tế. + Nâng cao hiệu quả kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán ngoại tệ. + Tạo nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, mở rộng giao lưu, nâng cao dân trí. + Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong quá trình phát triển kinh tế. + Phát huy truyền thống, bản sắc dân tộc, tôn tạo và giữ gìn các di tích lịch sử văn hoá, các lễ hội truyền thống, cảnh quan, môi trường. 3.1.2. Mục tiêu phát triển của hệ thống khách sạn ở Hà Nội từ nay đến năm 2020. * Mục tiêu về kinh tế: Khai thác triệt để, có hiệu quả hệ thống khách sạn hiện có, đảm bảo công suất buồng, phòng khách sạn bình quân đạt trên 65%, nâng cao hiệu quả kinh doanh lên một bước. Đa dạng hoá các loại hình phục vụ khách, tạo việc làm cho người lao động. * Mục tiêu về sản phẩm: Tăng cường đầu tư về trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, ưu tiên xây dựng các khu du lịch, vui chơi giải trí, đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ trên cả 3 góc độ: thái độ phục vụ, khả năng sẵn sàng đón tiếp khách và tính đa dạng, tiện nghi của các dịch vụ bổ trợ như: vũ trường, thể dục thể thao, bể bơi, sân chơi tennis * Mục tiêu về công tác thị trường: Các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn cần chủ động nghiên cứu, phân tích đánh giá các thị trường khách hiện tại và tiềm năng để từ đó xây dựng các chiến lược, kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo. * Mục tiêu về chiến lược đầu tư: Trên cơ sở vẫn tiếp tục đầu tư, nâng cấp, các đơn vị kinh doanh du lịch nói chung và các đơn vị kinh doanh khách sạn, nhà hàng hiện có đồng thời cho phép đầu tư khách sạn theo quy hoạch có trọng tâm, trọng điểm, loại bỏ việc xây dựng khách sạn tràn lan, kinh doanh không hiệu quả, lãng phí ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường. Khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài (cả khu vực Nhà nước và tư nhân) tham gia vào đầu tư phát triển hệ thống khách sạn và các khu du lịch, khu vui chơi giải trí theo quy hoạch có dự án đầu tư cụ thể. 3.2. một số giải pháp khai thác có hiệu quả khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của khách sạn liên doanh của hà nội. 3.2.1. Những giải pháp ở tầm vĩ mô. Xuất phát từ đặc điểm ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, để phát triển nó cần có sự tham gia của rất nhiều ngành trong đó du lịch là nòng cốt. Hệ thống kinh doanh khách sạn là một bộ phận quan trọng của ngành kinh doanh du lịch. Vì vậy, những giải pháp lớn nhằm phát triển toàn ngành du lịch cũng chính là công cụ thúc đẩy sự phát triển của hệ thống khách sạn. 3.2.1.1. Tăng cường hiệu lực của các văn bản pháp luật quản lý khách sạn: Nhà nước cần phải triển khai xây dựng hệ thống pháp luật và các văn bản quản lý để kiểm soát sự phát triển và hoạt động kinh doanh của hệ thống khách sạn, tránh tình trạng xây dựng ồ ạt thiếu định hướng. Hiện nay sự ra đời của pháp lệnh Du lịch (được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 8-2-1999) đánh dấu một bước phát triển vô cùng quan trọng của ngành du lịch Việt Nam. Pháp lệnh Du lịch ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển, hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch được tăng cường, góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc rà soát và hệ thống hóa các văn bản qui phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch theo chủ trương tổng rà soát và hệ thống hóa của Chính phủ mới chỉ được thực hiện ở bước đầu và chủ yếu đối với các văn bản do Tổng cục Du lịch ban hành, còn nhiều qui phạm còn nằm trong các văn bản khác do Bộ, ngành và các địa phương ban hành vẫn chưa được rà soát. Do đó có trường hợp không rõ một số văn bản qui định pháp luật còn hay đã hết hiệu lực. Điều này đã gây khó khăn cho việc thực hiện của các đơn vị. Hơn nữa, pháp lệnh Du lịch mới chỉ đưa ra một khung pháp lý chung có tính nguyên tắc cho hoạt động du lịch, khẳng định vị trí và khuyến khích hoạt động du lịch. Những yêu cầu cấp bách hiện nay là phải ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện pháp lệnh, một mặt nhằm cụ thể hóa các qui định có tính nguyên tắc của pháp lệnh mặt khác tạo ra sự hài hòa, nhất quán trong nội dung các văn bản qui phạm pháp luật nhằm tạo ra một hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý và kinh doanh khách sạn. Ngoài ra Nhà nước cần ban hành các văn bản, các chính sách nhằm khuyến khích phát triển ngành như đơn giản hóa thủ tục xuất nhập cảnh. 3.2.1.2. Mở rộng thị trường khách. Mặc dù hiện nay ngành du lịch - khách sạn Việt Nam có những chuyển biến rõ rệt, khách du lịch đến Việt Nam hàng năm tăng, song vấn đề tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá thị trường khách là một yêu cầu hết sức quan trọng. Để đảm bảo mục tiêu lâu dài, phấn đầu từ nay đến năm 2010 đón 7 triệu lượt khách và năm 2020 đón 10 triệu lượt khách thì công tác đánh giá, tìm hiểu thị trường hiện tại và tiềm năng cần được quan tâm hơn nữa để từ đó xây dựng các chiến lược và kế hoạch kinh doanh cho từng giai đoạn phát triển. - Khai thác tốt thị trường khách hiện có, tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến du lịch, phối hợp mở rộng thị trường bằng cách đặt các văn phòng đại diện ở nước ngoài để nghiên cứu và mở rộng thị trường tiếp thị quảng cáo về đất nước, con người và sản phẩm du lịch Việt Nam. - Tham gia các hội chợ du lịch, triển lãm nghệ thuật để giới thiệu về hoạt động du lịch Việt Nam. - Tổng cục Du lịch phối hợp chặt chẽ, với các ngành, các cấp đẩy mạnh xúc tiến quảng bá, tổ chức lễ hội du lịch, tham gia diễn đàn du lịch, yêu cầu sự tham gia của các khách sạn. - Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa khách sạn và các hãng lữ hành trong và ngoài nước, dựa trên cơ sở hợp tác hai bên cùng có lợi, phối hợp hoạt động có hiệu quả cao, giữ uy tín với khách hàng. - Thành lập Hiệp hội khách sạn Việt Nam để từ đó có hệ thống hóa khách sạn Việt Nam có tiếng nói chung, có điều kiện để trau dồi thông tin, học tập kinh nghiệm, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo vệ quyền lợi và uy tín của toàn hệ thống, bảo vệ lợi ích của khách du lịch, giữ giá trong môi trường cạnh tranh lành mạnh. Với tiềm năng du lịch to lớn của Thủ đô cùng với sự quản lý chặt chẽ, linh hoạt của Sở Du lịch Hà nội thì giải pháp này chắc chắn có điều kiện để thực thi nhằm mở rộng hơn thị trường khách và nâng cao hiệu quả hoạt động của các khách sạn trên địa bàn Hà nội. 3.2.1.3. Tăng cường quản lý Nhà nước về khách sạn. Việc quản lý phải được tổ chức chặt chẽ, phối hợp giữa các cơ quan chức năng, quản lý mọi hoạt động của doanh nghiệp khách sạn trên địa bàn Hà Nội. - Nội dung quản lý: + Sở Du lịch Hà Nội phải quản lý sự phát triển về số lượng các khách sạn theo qui định, đảm bảo về điều kiện và môi trường kinh doanh giữa các doanh nghiệp khách sạn, tránh tình trạng tiêu cực xảy ra trong kinh doanh. Xem xét chặt chẽ việc cấp giấy phép kinh doanh, xây dựng và phát triển phải có kế hoạch, qui hoạch được các cơ quan chức năng thẩm định và cho phép, tránh tình trạng xây dựng tràn lan thiếu sự điều tiết của cơ quan chức năng. + Qui hoạch điểm du lịch và điều chỉnh qui hoạch du lịch Hà Nội nhằm khai thác tối ưu các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách. + Quản lý lao động và đào tạo nguồn nhân lực đồng thời nâng cao chất lượng phục vụ, lập kế hoạch đào tạo đề ra những tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng chức danh bộ phận. - Công cụ quản lý: + Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh để điều chỉnh tất cả hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn, tạo môi trường pháp lý, hành lang pháp lý thuận lợi cho các khách sạn phát triển. + Nhà nước cấp giấy phép và giải thể những khách sạn làm ăn không có hiệu quả, cấp giấy phép sử dụng đất và xây dựng khách sạn đặc biệt là những khách sạn có vốn đầu tư liên doanh với nước ngoài. - Phương pháp quản lý: + Tổng cục Du lịch cần phối hợp với Sở Du lịch, Sở Thương mại và du lịch các địa phương thực hiện quản lý ở tầm vĩ mô, quản lý điều hành mọi hoạt động của các doanh nghiệp khách sạn, đề ra những chủ trương, chính sách, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Phối hợp với các ngành các cấp như: Môi trường, công an, văn hóa và các cơ quan chức năng để việc quản lý được sát và chặt chẽ hơn, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp khách sạn và phát triển theo qui hoạch chiến lược của Tổng cục. + Xây dựng các Thông tư liên Bộ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động theo đúng pháp luật, đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao. + Có sự phối hợp giữa du lịch với các ngành kinh tế khác. Hà Nội đang trên đường đổi mới theo định hướng “Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá” và xác định đưa du lịch Hà Nội trở thành nghành kinh tế mũi nhọn. Để thực hiện được mục tiêu đó, Nhà nước kết hợp với Tổng cục Du lịch và Sở du lịch Hà Nội đang từng bước tăng cường vai trò quản lý của mình đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn du lịch ở Hà Nội. Trong tương lai giải pháp này sẽ có điều kiện thực thi hơn để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh cho các khách sạn và góp phần làm phát triển tổng sản phẩm quốc nội thu nhập quốc dân của Hà Nội. 3.2.1.4. Tăng cường công tác khuyếch trương quảng bá. Quảng cáo là một trong những biện pháp rất quan trọng đưa hoạt động du lịch phát triển. Tuy nhiên,ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng còn ít quan tâm đầu tư tiếp thị. Để phát triển du lịch trong thời gian tới, cần đầu tư cho lĩnh vực này để thu hút khách đến với Hà Nội góp phần mở rộng thị trường khách du lịch Hà Nội nói chung và dịch vụ lưu trú nói riêng. - Để làm được điều này các nhà kinh doanh du lịch cần quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực quảng cáo. Họ không chỉ quảng cáo cho khách du lịch trong nước mà còn quảng cáo cho khách du lịch quốc tế. - Nội dung quảng cáo: Các nhà kinh doanh du lịch cần quảng cáo về con người, tài nguyên thiên nhiên, phong tục tập quán, cơ sở vật chất kỹ thuật của nơi đến du lịch cho khách du lịch. - Phương thức, hình thức quảng cáo. + Đặt những trạm phát hành các ấn phẩm quảng cáo và thông tin du lịch tại các khu công cộng, khu trung tâm thành phố. + Xúc tiến phát hành rộng rãi các phim, tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng. + Phát triển các sự kiện, phong trào trong thành phố như “tuần lễ các sản phẩm thủ công ở các dân tộc”, “Festivan du lịch” + Kết hợp với các đơn vị khác như Hàng không, Bộ Ngoại giao ở các nước để quảng cáo cho du lịch Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. - Chi phí quảng cáo: Hiện nay chi phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng rất tốn kém. Do đó các đơn vị kinh doanh du lịch cần dành ra những khoản chi phí nhất định cho hoạt động quảng cáo. - Thời gian và chu kỳ quảng cáo: Các nhà kinh doanh du lịch có thể thường xuyên quảng cáo, giới thiệu về doanh nghiệp của mình và tăng cường quảng cáo vào thời điểm chính vụ du lịch để thu hút khách du lịch. Thực tế cho thấy thông tin quảng cáo có ý nghĩa quyết định đối với việc hướng dẫn khách lựa chọn thị trường du lịch vì có rất nhiều khách du lịch quốc tế chưa hiểu về thị trường du lịch Việt Nam. Khi làm tốt công tác quảng cáo, khuyếch trương hoạt động du lịch sẽ làm cho khách du lịch, các nhà đầu tư hiểu biết nhiều hơn về các sản phẩm du lịch nói chung và các sản phẩm trong lĩnh vực vui chơi giải trí nói riêng, nêu lên được những ưu điểm và lợi thế mà du lịch Việt Nam có được để từ đó thu hút khách du lịch đến với Việt Nam với Hà Nội ngày càng nhiều hơn và tạo nhiều cơ hội mới để thu hút đầu tư. Tuy nhiên, hiện nay công tác quảng cáo chưa được quan tâm nhiều lắm một phần là do kinh phí đầu tư cho hoạt động quảng cáo còn thấp và cùng với đó là việc xây dựng các chương trình quảng cáo, quảng bá du lịch cả trong và ngoài nước còn kém hiệu quả. Vì vậy, muốn phát triển du lịch và dịch vụ lưu trú cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho hoạt động quảng bá du lịch và để làm được điều này cần có sự quan tâm không chỉ của Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch Hà Nội, các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú mà cả những ngành khác có liên quan. 3.2.1.5. Huy động vốn đầu tư phát triển hệ thống dịch vụ lưu trú: Để mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành du lịch nói chung và hoạt động kinh doanh khách sạn nói riêng cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau. - Rà soát loại hệ thống pháp luật có liên quan đến đầu tư của nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho các khâu lập hồ sơ dự án cũng như triển khai dự án. Cần khắc phục những điểm bất hợp lý, những qui định còn chồng chéo, thiếu hoàn chỉnh để hạn chế những rủi ro cho nhà đầu tư. Việc triển khai các dự án sau khi cấp giấy phép còn gặp nhiều khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng, việc bồi dưỡng tài sản của dân cũng như các giấy tờ về quyền sử dụng đất, về xin phép duyệt phần thiết kế kiến trúc. Bởi vậy phải khắc phục các bệnh hành chính quan liêu, dây dưa, đùn đẩy trong quá trình đảm bảo các thủ tục để triển khai các dự án có vốn đầu tư nước ngoài. - Để mở rộng khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài cần chú ý bảo đảm các công trình hạ tầng có liên quan như giao thông, bưu điện, điện nước, tình trạng công trình hạ tầng yếu kém đã làm tăng chi phí sản xuất và lưu thông. Bởi vậy vấn đề đặt ra ở đây là phải có các biện pháp đồng bộ phối hợp giữa các ngành khác nhau để tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn cho ngành du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng. - Bên cạnh đó còn khuyến khích được sự đầu tư không những của các nhà đầu tư quốc tế mà cả các nhà đầu tư trong nước và để làm được điều này thì tiếp tục cần cải tiến các thủ tục và thực hiện các dịch vụ đầu tư cho các nhà kinh doanh dịch vụ nước ngoài, đồng thời rà soát loại các cơ sở liên doanh đang hoạt động, chấn chỉnh các cơ sở hoạt động yếu kém hoặc tình trạng không chấp hành đúng pháp luật của Nhà nước. - Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện thuận lợi phát triển cho các khách sạn liên doanh. 3.2.1.6. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành du lịch và đẩy mạnh giáo dục du lịch toàn dân. Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi sự giao tiếp rộng rãi và trực tiếp đối với khách, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ, phong cách và thái độ giao tiếp của cán bộ công nhân viên trong ngành. Do đó, cần khẳng định rằng vấn đề đào tạo nhận lực là vấn đề then chốt, chính lực lượng cán bộ công nhân viên là yếu tố quyết định đối với mọi sự thành công hay thất bại trong các hoạt động kinh doanh. Bởi vì, trong kinh doanh dịch vụ, nhân viên sẽ tiếp xúc trực tiếp với khác, cho nên trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ nhân viên ở đây có ý nghĩa quyết định. Hơn nữa, công tác đào tạo là công tác đòi hỏi nhiều thời gian, phải đi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Bởi vậy, cần phải có chương trình và sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị, các ngành trong công tác này. Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch đang là một đòi hỏi bức xúc của thực tế và cũng là một vấn đề cần khắc phục đối với cán bộ công nhân viên trong ngành kinh doanh khách sạn. Để thực hiện yêu cầu và nhiệm vụ trong việc đào tạo, cần phải thực hiện những biện pháp sau: - Xây dựng kế hoạch đào tạo về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ. - Tổ chức mạng lưới các cơ sở đào tạo. - Xây dựng các chương trình và nội dung đào tạo. - Xây dựng các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo. Kế hoạch đào tạo phải được xây dựng do Sở Du lịch chủ trì trên cơ sở định hướng phát triển của ngành, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Kế hoạch phải nêu rõ số lượng và yêu cầu chất lượng đối với đội ngũ cán bộ công nhận viên trên cơ sở có định hướng rõ ràng về cơ cấu giữa các loại cán bộ và nhân viên. Kế hoạch này bao gồm việc đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ và nhân viên hiện có. Nó phải phù hợp với các bước phát triển của nghành. Kế hoạch đào tạo cần phối hợp giữ các cấp và các ngành để quá trình triển khai sau này có được sự ăn khớp và đồng bộ. Mạng lưới các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch hiện nay là vấn đề đáng quan tâm. Mạng lưới này gồm các cơ sở đào tạo của Nhà nước, chủ yếu là đào tạo cán bộ về khách sạn du lịch. Đồng thời còn có các cơ sở đào tạo của nghành và một số cơ sở đào tạo khác. Hình thức đào tạo có chính quy không chính quy, dài hạn và ngắn hạn. Điều quan trọng là phải tính toán và phối hợp giữa các cơ sở đào tạo để đạt được một cơ cấu phù hợp giữa cán bộ và nhân viên. Tuỳ theo hình thức đào tạo và quỹ tài trợ cho đào tạo cũng có nhiều loại khác nhau, ngoài những quỹ dài hạn Nhà nước và các doanh nghiệp thì cán bộ, nhân viên cũng có thể tự bỏ tiền để học hỏi thêm những kiến thức cần thiết với chuyên môn. Chương trình và nội dung đào tạo cũng là vấn đề đáng được quan tâm. Cần có các chương trình đào tạo thích hợp cho từng loại cán bộ, nhân viên với những nội dung thiết thực với các công việc mà họ đảm nhiệm. Việc nâng cao chất lượng là vấn đề quan trọng. Điều này cần được đặt trong các mối quan hệ khác nhau, không những đây là trách nhiệm của các cơ sở đào tạo mà còn là trách nhiệm của cơ sở sử dụng người được đào tạo. Việc bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên ở các cơ sở kinh doanh du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy, nâng cao chất lượng đào tạo. Bởi vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp, đặc biệt là phải có chính sách trong việc sử dụng và đãi ngộ nhân viên trong ngành sao cho phù hợp. Bên cạnh đó, cần phải xúc tiến chương trình đặc biệt nâng cao hiểu biết, thay đổi nhận thức toàn dân về ngành du lịch. Chính sự nhận thức chưa đúng về vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô mà các cấp, các ngành chưa có sự quan tâm đúng mức. Do kinh doanh du lịch có sự tổng hợp đa ngành nên cần thiết có sự nhận thức đúng đắn về vị trí của ngành du lịch, để có thể phối hợp chặt chẽ từ đó tạo được hiệu quả cao. + Mỗi người dân có nhận thức rõ về vị trí, vai trò của du lịch sẽ xác định trách nhiệm của mỗi cá nhân trong phát triển du lịch, phát triển nền kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng các khách sạn, nhà hàng cũng như sẵn sàng góp vốn vào các dự án đầu tư. + Người dân có thái độ đứng mức đối với khách du lịch quốc tế, tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực. Để tạo được môi trường du lịch lành mạnh, tăng cường sự hữu nghị và hiểu biết giữa nhân dân địa phương với khách du lịch trong nước cũng như nước ngoài thì việc thực hiện giáo dục du lịch toàn dân là một yêu cầu khách quan cần được tổ chức thực hiện. * Ngoài ra để nâng caơ vị thế của các khách sạn liên doanh và tạo điều kiện thuận lợi cho các khách sạn liên doanh hoạt động thì Nhà nước cần hỗ trợ tích cực cho các khách sạn liên doanh như giảm giá đất, giá dịch vụ - Nhà nước phải tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng tránh tình trạng tư nhân giảm giá nhiều gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của các khách sạn liên doanh . 3.2.2. Những giải pháp nhằm khai thác có hiệu quả khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh. Để khai thác có hiệu quả khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh ngoài những tác động quản lý vĩ mô nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp, để kiến tạo một thị trường thực sự sôi động phải có sự tham gia tích cực của các chủ thể kinh doanh khách sạn. * Về vấn đề đầu tư: xác định nhu cầu, nghiên cứu và dự kiến số lượng khách để tiến hành mở rộng quy mô như: + Tập trung nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị tiện nghi đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu về dịch vụ cao cấp. + Xu hướng cần mở rộng đầu tư đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phát triển theo cả bề rộng và chiều sâu, đẩy mạnh chuyên môn hoá Nhưng các hoạt động đầu tư mở rộng và phát triển kinh doanh phải theo một kế hoạch cụ thể và có tính đến yếu tố bảo vệ sự phát triển bền vững. * Tổ chức kinh doanh: tiến hành nâng cấp, cải tạo đồng bộ cách thức, hình thức quản lý cho phù hợp với từng qui mô của từng doanh nghiệp. Từng bước học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận cách thức quản lý điều hành tiên tiến của các doanh nghiệp khác. * Về giá cả: Giá cả tác động trực tiếp đến tâm lý của khách vì khách có quyết định mua hay không một sản phẩm dịch vụ nào đó phụ thuộc vào giá cả đắt hay rẻ. Vì vậy, yêu cầu phải định ra mức giá hợp lý và điều chỉnh một cách linh hoạt với những giai đoạn phát triển của từng khách sạn. Đối với các khách sạn liên doanh trong tình hình hiện nay để kinh doanh có hiệu quả không những khách sạn phải quan tâm đến đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ, định giá hợp lý tùy từng đối tượng khách mà đưa ra những mức giá, chính sách giá khác nhau. Trước khi đưa ra mức giá phải tính được khả năng tiêu thụ của sản phẩm, chi phí, thị trường, mục tiêu của từng khách sạn và phản ứng của khách hàng với mức giá tại thời điểm đó. Kinh doanh du lịch và khách sạn nói chung bao giờ cũng chịu tác động của yếu tố mùa vụ, do đó vào những thời điểm khác nhau cần áp dụng những chính sách giá khác nhau. Trong thời điểm hiện nay, các khách sạn vẫn áp dụng cạnh tranh với nhau bằng biện pháp giá cả. Một mặt nó kích thích cầu, song mặt khác nó tác động trở lại cầu như phản ứng của khách trước chất lượng phục vụ, nghi ngờ mức giá mà khách sạn bán cho họ, áp dụng mức giá thấp còn mang lại doanh thu và lợi nhuận thấp cho khách sạn. Song nếu thu hút được khách đến tiêu dùng dịch vụ này sẽ kích thích họ tiêu dùng dịch vụ khác. Vấn đề ở đây là phải đánh giá hiệu quả kinh doanh dưới góc độ kinh tế, kết quả lợi nhuận cuối cùng sẽ đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Do vậy, cần điều chỉnh mức giá cho phù hợp với điều kiện kinh doanh. Cũng cần lưu ý rằng, điều chỉnhh mức giá hợp lý không chỉ đơn thuần là hạ giá mà phải linh hoạt áp dụng đối với từng đối tương khách và trong từng thời điểm khác nhau. Hiện nay, không chỉ riêng các khách sạn liên doanh mà toàn hệ thống khách sạn Việt Nam có xu hướng giảm giá buồng và coi đây là phương tiện cạnh tranh hữu hiệu. Song trên thực tế việc hạ thấp giá buồng sẽ mất cân bằng trong kinh doanh. Khách hàng không tin tưởng vào khách sạn, dễ bị mất uy tín trên thị trường. Đối với các khách sạn liên doanh lại càng quan trọng hơn, bởi lẽ trong điều kiện các khách sạn giảm giá buồng để tăng công suất bán buồng, một mặt khách sạn không thể nằm ngoài chiến lược này nhưng cần lưu ý đến thị trường khách của khách sạn. Vì nguồn khách của khách sạn này chủ yếu là khách có khả năng chi trả cao. Do vậy, việc giá đắt hay rẻ hoặc là vấn đề giảm giá buồng đối với loại khách này là không mấy hiệu quả, họ chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm dịch vụ cần thiết cho công việc của họ: các yêu cầu về thông tin, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật trong buồng, chất lượng phục vụ. Vì vậy, các khách sạn liên doanh cần có chính sách giá cả hợp lý và tùy thuộc vào đối tượng khách mà đưa ra các mức giá khác nhau. Đối với khách thương gia, ngoại giao cho họ sử dụng thêm một số dịch vụ khuyến mại như giảm giá truy cập Internet, điện thoại, vui chơi giải trí miễn phí Đối với khách du lịch thuần tuý, cần áp dụng giảm giá song khuyến khích tiêu dùng các dịch vụ bổ sung bằng cách đa dạng hóa các loại hình dịch vụ này và kéo dài thời gian lưu trú của khách. Ngoài ra, mỗi khách sạn cần phải đề ra chính sách giá và áp dụng khuyến mại cho từng đối tượng khách và độ dài thời gian lưu trú của khách tại khách sạn. Có thể giảm giá từ 10% đến 35% giá bán. Cụ thể: Nếu khách ở 1 tuần giảm tới 10%. Tuần thứ 2 giảm 15% Tuần thứ 3 giảm 20% Tuần thứ 4 giảm 25% Một tháng đến 3 tháng giảm 30% Từ 3 tháng trở lên giảm 35% Việc định giá có thể thay đổi theo ngày nghỉ trong tuần theo mùa và thời vụ. Những ngày cuối tuần có giá đặc biệt kèm theo giá buồng bao gồm cả ăn sáng hoặc giá buồng bao gồm cả vé xem ca nhạc, phim Tuy nhiên, tùy theo chính sách của mỗi khách sạn, từng vị trí, uy tín và đặc điểm của khách sạn mà có chính sách giảm giá hợp lý. * Về thị trường: Việc nghiên cứu và mở rộng thị trường khách là một vấn đề rất quan trọng trong việc nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn nói chung và của khách sạn liên doanh nói riêng. Trong mấy năm trở lại đây, các khách sạn liên doanh đã đón hàng nghìn lượt khách từ nhiều quốc gia trên thế giới. Mục tiêu và nhiệm vụ của từng khách sạn trong những năm tiếp theo là phải ổn định thị trường khách và tập trung vào khai thác thị trường truyền thống và tăng cường Marketing - quảng cáo, nhằm tác động mạnh vào tâm lý khách, khuyến khích khách đến với khách sạn bằng các biện pháp hỗ hợ cho chiến dịch Marketing, mở rộng thị trường của khách sạn. Bên cạnh thị trường khách quốc tế (chiếm khoảng hơn 92% thị phần), mỗi khách sạn liên doanh cần phải quan tâm thị trường khách nội địa. Đây là thị trường tiềm năng lớn của mỗi khách sạn. Và trên thực tế nguồn khách này cũng chiếm một tỷ lệ khá cao. Do vậy, cần phải tập trung vào công tác Marketing, nghiên cứu cung, cầu và quan hệ cung cầu. Từ đó có chính sách khuyến mại đặc biệt đối với thị trường này. Mở rộng thị trường ra khu vực Đông Nam á và thị trường Trung Quốc, đây là thị trường tiềm năng lớn song cần phải có kinh phí đầu tư. Để tồn tại và phát triển thắng trong cạnh tranh, mỗi khách sạn phải luôn định hướng thị trường, phải phân tích điểm mạnh, yếu của mình so với đối thủ cạnh tranh (thông qua phân tích Swots) phải luôn đổi mới sản phẩm dựa trên sự phân tích kỹ lưỡng nhu cầu của khách. Làm được điều đó thì mỗi khách sạn phải có đội ngũ làm Marketing tốt, được đào tạo bài bản về nghiệp vụ xây dựng kế hoạch, chiến lược Marketing ngắn và dài hạn, xây dựng cơ sở lưu giữ hồ sơ khách hàng và các hoạt động của khách sạn để phục vụ cho việc nghiên cứu thị trường và công tác Marketing của khách sạn. * Về sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là nhân tố quan trọng đầu tiên để thu hút khách và mang lại thành công cho khách sạn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm nhằm nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú và tăng khả năng cạnh tranh của mỗi khách sạn trên thị trường thì mỗi khách sạn phải có những biện pháp về sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ lưu trú: - Thường xuyên có kế hoạch đầu tư nâng cấp, sửa chữa, thay mới các trang thiết bị tiện nghi, bố trí buồng ngủ phòng khách cho hài hòa với kiến trúc của từng khách sạn và cảnh quan môi trường xung quanh. - Tìm hiểu thông tin thị trường để nắm bắt được thị hiếu và sở thích, nhu cầu sử dụng dịch vụ, tạo ra những sản phẩm dịch vụ độc đáo và phong cách dịch vụ riêng, phục vụ các đối tượng khách khác nhau. - Đa dạng hóa các loại dịch vụ bổ sung để tối đa hóa các dịch vụ cung cấp cho khách, khuyến khích khách tiêu dùng nhiều hơn, giữ khách ở lại lâu hơn, tạo ra những sản phẩm dịch vụ bổ sung độc đáo thu hút khách hàng. - Lấy ý kiến khách hàng thông qua phiếu thăm dò khách hàng, nhằm nắm bắt được nhu cầu của họ về sản phẩm, chất lượng sản phẩm dịch vụ, để từ đó đưa ra các chiến lược sản phẩm, nâng chất lượng sản phẩm, bổ sung những yếu tố sản phẩm chất lượng chưa cao. - Nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên bằng cách đào tạo và có kế hoạch đào tạo thường xuyên, đào tạo lại để có những nhân viên có tay nghề cao, đảm bảo chất lượng phục vụ. - Giữa các bộ phận trong khách sạn phải có sự giúp đỡ phối hợp đồng bộ với nhau để có thể phục vụ khách hàng nhanh và hiệu quả nhất. - Thành lập ban thanh tra thẩm định chất lượng sản phẩm dịch vụ bán cho khách. * Tăng cường xúc tiến quảng bá và thu hút khách: Để thu hút được nguồn khách ổn định cho khách sạn phải có chính sách quảng cáo và công tác tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng. Một trong những ngành đặc trưng của ngành khách sạn là việc tiêu thụ và bán sản phẩm diễn ra cùng một lúc. Khách hàng muốn mua sản phẩm dịch vụ họ phải trực tiếp đến khách sạn và sử dụng sản phẩm dịch vụ và kiểm nghiệm chính nó. Song nếu khách sạn chỉ hấp dẫn bên trong mà khách hàng không biết tới thì các sản phẩm mà khách sạn cung cấp sẽ không đến được với khách hàng. Vì vậy, phải có chính sách xúc tiến quảng bá tác động trực tiếp đến họ. Muốn quảng cáo được thì khách hàng phải được nhìn thấy, nghe thấy, nghĩa là trạm vào thị, thính giác của họ, có thể quảng cáo trên báo chí, bảng hiệu và lựa chỗ hợp lý để khách hàng dễ tiếp cận, dễ nghe, dễ đọc, dễ thấy. Quảng cáo tạo được sự bất ngờ về màu sắc, nội dung làm cho khách thích thú, đánh đúng vào tâm lý khiến họ nhớ và chú ý đến sản phẩm của khách sạn từ đó tạo dựng niềm tin cho khách. Mục tiêu những năm tới của khách sạn là giữ vững ổn định nguồn khách, đẩy mạnh Marketing quảng bá sản phẩm, tăng số lượng lượt khách đến khách sạn: - Quảng cáo trong khách sạn: Qui định mỗi nhân viên trong khách sạn là một nhân viên tiếp thị, bán hàng trực tiếp cho khách hàng, đồng thời quảng cáo thông qua khách đến với người thân của họ. Trong khi bán sản phẩm, khách có quyết định mua hay không còn phụ thuộc vào chính sản phẩm đó. Tạo điều kiện cho khách kiểm chứng tại chỗ, hỏi ý kiến của khách đang ở khách sạn, cho họ sử dụng thêm một số dịch vụ. Một điều kiện quan trọng nữa là chính bầu không khí tại nơi bán hàng (quầy lễ tân - sảnh đón tiếp) tác động đến tâm lý của khách. Ngoài việc sử dụng nhân viên như một công cụ quảng cáo tại chỗ, khách sạn cần phải giới thiệu với khách hàng thông qua các tập gấp, tờ rơi, bản thử được thiết kế, trang trí đẹp mắt gây sự tò mò đối với sản phẩm ghi trên đó và khuyến khích họ thử sản phẩm. - Quảng cáo ngoài khách sạn: Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, như truyền hình, báo chí, tạp chí (tạp chí du lịch, tạp chí của các hãng hàng không trong và ngoài nước), tham gia quảng cáo trên các trục đường lớn, các trung tâm du lịch hấp dẫn khách, nhập thông tin của khách sạn trên mạng Internet, cần chú trọng quảng cáo ở nước đầu tư của khách sạn liên doanh để thu hút khách du lịch. Tổ chức các cuộc thi tay nghề nhân viên, đăng cai tổ chức hội chợ, hội thảo du lịch các sự kiện quan trọng của đất nước. Bên cạnh đó mỗi khách sạn còn có thể quảng cáo thông qua hệ thống khách sạn, tập đoàn và các văn phòng đại diện kinh doanh ở nước ngoài, các đại sứ quán nước ngoài tại Việt Nam. - Chủ động khai thác nguồn khách như ký hợp đồng dài hạn với các Công ty lữ hành, hãng Hàng không. - Tham gia hệ thống đăng ký đặt phòng trong khu vực và thế giới tạo các mối quan hệ để phát triển khách. - Có chính sách ưu đãi với tổ chức hoặc cá nhân giới thiệu khách:Khách sạn có thể đưa ra tỷ lệ hoa hồng cho các tổ chức, cá nhân giới thiệu khách. - Khai thác khả năng cung cấp các dịch vụ khác của khách sạn nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận. 3.3.3. Một số giải pháp với một số khách sạn liên doanh: a.Khách sạn Hà Nội Horison: * Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ của khách sạn: - Khách sạn cần chú ý xây dựng một thực đơn phong phú, đan dạng, 6 tháng một lần (thay vì một năm một lần), nên thay đổi các món ăn, đồ uống sao cho phù hợp với khẩu vị ăn uống sở thích của đại bộ phận khách, nhất là đối tượng khách mục tiêu của khách sạn. Khách sạn nên đưa thên những món ăn đặc sản Việt Nam đồng thời cần nghiên cứu để đưa thêm những món ăn đồ uống truyền thống được yêu thích của các nước gửi khách chủ yếu tới khách sạn. Từ đó càng thu hút được nhiều khách đến sử dụng dịch vụ này trong khách san. Giải pháp này có rất nhiều điều kiện để thực hiện, đã tạo cho khách sự mới mẻ hấp dẫn của các món ăn mới tránh sự nhàm chán, trùng lặp của thực đơn, khuyến khích du lịch không phải đi ra ngoài để tìm hiểu các món ăn ẩm thực của Việt Nam mà có thể thưởng thức ngay tại khách sạn. - Đối với dịch vụ khác khách sạn nên bổ sung thêm dịch vụ karaokê, sàn nhảy, tắm hơi nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách. * Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao động đồng thời có chế độ kỷ luật chặt chẽ với người lao động: Lợi ích vật chất và tinh thần đối với người lao động luôn là vấn đề quan trọng đặc biệt là đối với nghành du lịch. Nó góp phần thúc đẩy tinh thần hăng say làm việc, tích cực đóng góp lòng yêu nghành yêu nghề. Tuy nhiên, bên cạnh việc khuyến khích , việc sử dụng khéo léo các hình phạt đối với nhân viên vi phạm từ nhắc nhở đến cảnh cáo, cắt thưởng cũng có tác dụng duy trì chất lượng kinh doanh. Khách sạn cần gắn tiền lương với kết quả công việc, sử dụng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích nhân viên đem hết khả năng phục vụ khách, nâng cao hiệu quả kinh doanh của cơ sở mình. Khách sạn cần quan tâm hơn nữa đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân viên như tổ chức tặng quà, chức mừng sinh nhật các nhân viên trong khách sạn ... làm cho cán bộ nhân viên cảm thấy được coi trọng, phấn khởi, tăng thêm nhiệt tình, lòng yêu nghề trong họ, khuyến khích họ làm việc tốt hơn, góp phần làm tăng chất lượng phục vụ của khách sạn. * Mở rộng mối liên doanh liên kết: Trong thời gian qua, nghành du lịch Việt Nam đã có những chuyển biến tốt đẹp, nhiều hãng lữ hành ra đời với những chương trình du lịch hấp dẫn, thu hút được nhiều khách. Phần lớn các phòng của khách sạn Hà Nội Horison được bán thông qua các công ty du lịch trong nước và bán lẻ cho khách du lịch. Vì vậy, để bán được phòng và thu hút nhiều khách, việc mở rộng liên doanh liên kết là vô cùng quan trọng. Các biện pháp sử dụng ở đây là: - Bên cạnh các đơn vị trung gian, các bạn hàng của khách sạn như Vinatour, Sàigon tour.....khách sạn cần mở rộng các mối quan hệ với các hãng lữ hành, các đơn vị trung gian nước ngoài như: Diethlm Bangkok, OSC tour....từ đó đảm bảo được nguồn khách đi theo tour đến khách sạn thông qua các hội chợ, triển lãm du lịch....Trong mối quan hệ này khách sạn cần đặc biệt quan tâm tới tỷ lệ hoa hồng hợp lý, linh hoạt để khuyến khích các đợn vị trung gian đưa khách tới khách sạn thường xuyên và ổn định. - Khách sạn cũng nên ký nhận làm đại lý bán các đồ thủ công mỹ nghệ cho các cơ sở thủ công nghiệp qua đó làm phong phú các dịch vụ hàng hoá phục vụ khách vừa đảm bảo cho khách về chất lượng, giá cả với những hàng hoá này mà còn làm tăng thêm tính hấp dẫn cho khách sạn. b. Khách sạn Sofitel Plaza: Để đạt được mục tiêu và kế hoạch đặt ra, Ban giám đốc khách sạn cần vạch ra những chủ trương, biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn và nâng công suất phòng cho khách sạn. - Nâng cao chất lượng trang thiết bị, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên bằng cách sửa chữa, thay mới những trang thiết bị cũ, hiện đại hoá trang thiết bị phục vụ khách, đảm bảo chất lượng cao, đồng thời thường xuyên có kế hoạch đào tạo ngắn, trung, dài hạn về tay nghề và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ cho cán bộ nhân viên đặc biệt là các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách để nắm bắt, hiểu được các yêu cầu của họ từ đó phối hợp với các bộ phận khác phục vụ khách tốt hơn. - Đa dạng hoá các dịch vụ phục vụ khách bên cạnh các dịch vụ truyền thống khách sạn tăng cường đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ bổ sung. Đây là nguồn thu lớn và mang lại lợi nhuận cao, khuyến khích khách chi tiêu, sử dụng nhiều loại dịch vụ khi ở khách sạn. Đây cũng là điều kiện lưu giữ khách ở lại khách sạn lâu hơn. - Hoàn thiện bộ máy quản lý khách sạn, kiểm tra đào tạo tay nghề, ngoại ngữ cho đọi ngũ cán bộ nhân viên Việt Nam, đồng thời đề ra những nội quy, quy định chung để bắt buộc nhân viên phải chấp hành. Có chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với nhân viên để họ có trách nhiệm và phấn đấu trong công việc. Trẻ hoá đội ngũ nhân viên, đặc biệt là các bộ phận thường xuyên tiếp xúc với khách như: Lễ tân, buồng, quầy bar.... kết luận Trong cơ chế thị trường hiện nay cùng với chính sách mở cửa, du lịch là một nghành kinh tế được nhiều người quan tâm đến việc nghiên cứu tìm hiểu thực trạng tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh trên địa bàn Hà nội cho thấy một bức tranh hoạt động kinh doanh của khách sạn liên doanh. Thuộc khối doanh nghiệp liên doanh nên các khách sạn liên doanh có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển, đổi mới đất nước. Nhưng kinh doanh khách sạn liên doanh trong thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Muốn đạt được mục tiêu cuối cùng trong kinh doanh là nâng cao công suất sử dụng phòng và tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp phải không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và đánh giá hoạt động kinh doanh của mình và đưa ra những giải pháp hữu hiệu cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Trên đây là một vài nghiên cứu về thực trạng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh và khảo sát thực tế,. Luận văn đã cố gắng vận dụng kiến thức được trang bị để đưa ra cơ sở lý luận, phân tích hiện trạng tình hình cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh. Với sự đánh giá trung thực những thuận lợi, khó khăn để tìm ra những nguyên nhân của sự tồn tại, trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để đưa ra một số giải pháp, định hướng phát triển nhằm nâng cao công suất sử dụng phòng, tối đa hoá lợi nhuận. Với hy vọng trong tương lơi các khách sạn liên doanh sẽ phát huy được những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng thu hút khách và tổng thu lợi nhuận cao, vươn nên trong nghành khách sạn Việt nam. Do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn hẹp, tài liệu chưa được đầy đủ, thiếu kinh nghiệp thực tế nên phần nào các nhận xét còn mang tính chủ quan. Song qua việc nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng cung ứng dịch vụ lưu trú của các khách sạn liên doanh trên địa bàn Hà nội ”, sinh viên mong rằng sẽ giúp ích cho các khách sạn liên doanh có cơ sở tham khảo và áp dụng vào thực tiễn để nâng cao công suất sử dụng phòng, nâng cao hiệu quả kinh doanh. tài liệu tham khảo Trần Cường, Thấy gì qua việc xây dựng khách sạn ở Hà Nội, Báo tuần Du lịch số T1/1999. Trịnh Xuân Dũng, Giáo trình quản trị kinh doanh khách sạn, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 1999. Đặng Đình Đào, Kinh tế – thương mại dịch vụ, Nhà xuất bản thống kê Hà Nội, 1996 Nguyễn Trọng Đặng, Quản trị nhà hàng khách sạn du lịch, trường ĐHTM Hà Nội, 1997. Trần Nhạn, Du lịch và kinh doanh du lịch, Nhà xuất bản Văn hoá thông tin Hà Nội, 1996. Lục Bội Minh, Quản lý khách sạn hiện đại.. Nguyễn Văn Lưu, Thị trường Du lịch Phạm Vũ Luận, Quản trị doanh nghiệp Thương mại - Đại học Thương mại (1995). Hà Văn Sự, Kinh tế khách sạn. Báo cáo kết quả kinh doanh của các khách sạn, Sở Du lịch Hà Nội. Báo cáo xếp hạng khách sạn sao, 8/1997, Tổng cuc Du lịch Việt Nam Báo Du lịch và Tạp chí du lịch Hiệp hội Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Quản lý khách sạn. Các tài liệu khác.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2988.doc
Tài liệu liên quan