Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng

• Các đồng tiền khu vực khác: Ở hai khu vực duy trì đồng tiền chung khác cũng làm giảm số lượng tiền tệ trên thế giới. Tám đảo quốc và vùng lãnh thổ ở Caribê đã cùng dùng chung đồng đôla Đông Caribê kể từ năm 1965, trong khi khoảng chục nước châu Phi khác đã sử dụng đồng CFA franc kể từ năm 1945 (Guinea-Bissau gia nhập từ năm 1997). Hội đồng hợp tác vùng Vịnh gồm sáu nước (Bahrain, Kuwait, Saudi Arabia, UAE và có thể là Oman) có thể sẽ triển khai đồng tiền chung từ đầu năm 2010. Hiệp định về Cộng đồng kinh tế châu Phi năm 1991 cũng cam kết cả 58 quốc gia ở châu lục này sẽ sử dụng một đồng tiền chung vào năm 2028.

doc126 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g hoạt động kinh doanh. Sự lựa chọn đường lối của ngân hàng là một vấn đề nan giải nên rất khó khi chọn chiến lược kinh doanh và phát triển của NH nên theo xu hướng NH bán lẻ, bán buôn, mô hình kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm, hưu trí hay chỉ chú trọng với hoạt động NH toàn cầu. 2. Năng lực tài chính của Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng còn yếu kém. Một trong những vấn đề nổi cộm hiện nay là vấn đề vốn điều lệ. Tiềm lực tài chính thể hiện qua vốn điều lệ và kết quả hoạt động kinh doanh của NH. Vốn tự có là khoản dùng để bù đắp rủi ro, là điều kiện để đảm bảo an toàn trong hoạt động của NH, tạo uy tín và niềm tin trong công chúng. Nếu tính theo thông lệ quốc tế tỷ trọng vốn tự có phải chiếm tối thiểu 8% tổng tài sản có thì vốn tự có thấp sẽ làm cho hoạt động tín dụng bị thu hẹp. Thực tê sự thiếu năng động của hoạt động của thị trường liên ngân hàng càng làm cho hiệu quả sử dụng vốn trên toàn hệ thống thấp. Tăng vốn điều lệ là yêu cầu tất yếu để tăng năng lực trong bối cảnh hội nhập và là nền tảng để các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) mở rộng quy mô hoạt động, đưa ra nhiều sản phẩm phục vụ công chúng. Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay để thực hiện được mục tiêu trên là bài toán “hóc búa” đối với nhiều ngân hàng. Bảng 12: So sánh một số chỉ tiêu Chỉ tiêu ACB Sacombank Eximbank Đông Á Kĩ trhương Quân đội NHCT Tổng tài sản 44.364 24.764 18.323 12.076 17.467 13.861 187.5 Huy động tiền gửi khách hàng 33.618 17.532 13.141 9.488 9.647 9.751 174.6 Dư nợ cho vay 17.115 14.539 10.270 8.140 8.810 6.028 120 Lợi nhuận trước thuế TNDN 658 543 358 200 355 296 1.149 Trong khi đó thế mạnh lớn nhất của khối ngân hàng nước ngoài là hoạt động ngoại tệ, thể hiện rõ nhất  là vốn ngoại tệ. Từ đầu năm 2008 đến nay, thị phần tín dụng ngoại tệ của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam tiếp tục tăng nhanh. Số liệu thống kê từ 26 ngân hàng nước ngoài với 36 chi nhánh đang hoạt động tại Việt Nam được công bố mới đây cho thấy, tính đến hết tháng 8/2008, dư nợ cho vay vốn bằng ngoại tệ của khối ngân hàng này đã tăng 77% so với cùng kỳ năm 2007. Mức tăng này được đánh giá là cao nhất trong toàn hệ thống ngân hàng ở Việt Nam (mức tăng chung là 25,8%). Dư nợ cho vay vốn ngoại tệ của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài chiếm 30,2% tổng dư nợ cho vay của toàn bộ các NHTM và TCTD đang hoạt động tại Việt Nam. Mặc dù mức tăng dư nợ có tốc độ cao nhưng chất lượng tín dụng của khối chi nhánh ngân hàng nước ngoài vẫn rất tốt, nợ không đủ tiêu chuẩn của khối này chỉ chiếm 1,1% tổng nợ USD.Tình hình trên cho thấy Ngân Hàng Công Thương tuy khả năng huy động vốn thấp lại càng thiếu năng động trong huy động vốn nên so với các ngân hàng nước ngoài NHCTĐN đang đứng trước sức ép cạnh tranh hết sức to lớn. 2.3 Một số nguyên nhân khác: - Hoạt động KDNT là hoạt động chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, khả năng phân tích, đánh giá và phán đoán diễn biến thị trường tài chính quốc tế của người KDNT.Tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng chưa có trang thiết bị, máy móc cung câp nguồn thông tin kịp thời sẽ giúp cho hoạt động KDNT hiệu quả hơn. - Những tin đồn, những cuộc giao dịch lớn, can thiệp của ngân hàng trung ương các nước, cắt lãi suất của ngân hàng trung ương, những thông tin không dự đoán trước, các chỉ số thống kê kinh tế có thể ảnh hưởng nhanh chóng và mạnh mẽ lên thị trường. Bên cạnh đó việc thiếu những cán bộ chuyên môn giỏi có đủ trình độ và kinh nghiệm để phân tích, đánh giá tình hình kinh tế dẫn đến hoạt động KDNT không có hiệu quả. Việc chấp hành pháp luật, các quy chế, quy trình nghiệp vụ KDNT, quy định về quản lý rủi ro còn chưa được thực hiện nghiêm túc. - Kỹ năng quản lý của Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng còn tụt hậu so với các nước trong khu vực. KẾT LUẬN CHUNG VỀ THỰC TRẠNG KDNT TẠI NHCTĐN : Chính sách tỷ giá áp dụng tại NHCTĐN áp dụng theo nguyên tắc với giao dịch hối đoái giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi, có thể thực hiện giao dịch theo tỉ giá niêm yết hoặc tỉ giá thương lượng giữa Ngân hàng với khách hàng hoặc đối tác nhưng phải đảm bảo tỉ giá giao dịch phù hợp với tỉ giá của thị trường tại thời điểm giao dịch và quy định của NHNN Việt Nam về giao dịch về giao ngay, kỳ hạn và hoán đổi. Tại NHCTĐN phận kinh doanh ngoại tệ do phòng Thanh Toán Xuất Nhập Khẩu đảm nhiệm trong quá trình hoạt đong của mình phòng Thanh Toán Xuất Nhập Khẩu có quan hệ mật thiết với phòng Kế Toán và Khách Hàng Cá Nhân NHCTĐN thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ với tất cả các ngoại tệ mạnh như USD, EUR, CAD, GBP, JPY, SGD, AUD, HKD, CHF, CNY...và các ngoại tệ chuyển đổi khác theo nhu cầu của khách hàng.Khi mua bán ngoại tệ tai NHCTĐN khách hàng khi có nhu cầu mua ngoại tệ trả Việt nam đồng phải xuất trình chứng từ cung cấp đầy đủ thông tin về mục đích, số lượng ngoại tệ, loại giao dịch, ngoại tệ và thời điểm thanh toán theo các quy định hiện hành về quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam. Riêng đối với giao dịch quyền chọn và hoán đổi, khách hàng không cần phải xuất trình chứng từ chứng minh mục đích sử dụng ngoại tệ.  Kinh doanh ngoại tệ tại NHCTĐN có những bước chuyển hết sức lạc quan trong những năm qua thể hiện được hiệu quả hoạt động của phòng KDNT Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong những năm qua đã có chuyển biến về chiều rộng lẫn chiều sâu. Tốc độ tăng trưởng nhanh, trung bình từ 10 - 20%/ năm.. Các hình thức giao dịch hối đoái đã được đa dạng hoá thể hiện qua việc thực hiện mua bán 14 loại ngoại tệ khác nhau nhằm thoả mãn nhu cầu giao dịch hối đoái đa dạng về các loại ngoại tệ của khách hàng. NHCTĐN về cơ bản đã đáp ứng đủ 100C% nhu cầu mua ngoại tệ thanh toán nhập khẩu hàng hoá dịch vụ và trả nợ vay ngoại tệ của các doanh nghiệp và chi tiêu của công dân Việt nam ra nước ngoài. NHCTĐN đã rất nỗ lực tìm mọi biện pháp tiếp thị thu hút khách hàng xuất khẩu, mở rộng mạng lưới các đại lý thu đổi ngoại tệ, phối hợp linh hoạt nhiều giải pháp nghiệp vụ để khai thác tiềm năng trên thị trường Đà Nẵng , thu hút được nhiều ngoại tệ đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. Hoạt động trên thị trường liên ngân hàng trong nước với đối tác là Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ về doanh số, góp phần tích cực khai thác thêm nguồn ngoại tệ để cân đối ngoại tệ và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Hoạt động kinh doanh trên thị trường ngoại hối quốc tế với các ngân hàng lớn trên thế giới cũng từng bước được mở rộng với mục đích tự doanh thu lợi nhuận, So với hình thức kinh doanh tiền mặt thì chuyển khoản chiếm ưu thế vượt trội. Xét theo hình thức thì giao dịch giao ngay vẫn chiếm ưu thế còn giao dịch ngoại tệ kì hạn và hoán đổi vẫn khá khiêm tốn so với tiềm năng mặc dù nhu cầu bảo hiểm rủi ro tỷ giá bằng các giao dịch ngoại hối kì hạn và hoán đổi là rất lớn.Việc khách hàng chưa sử dụng nhiều các giao dịch kì hạn hoán đổi bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như các qui định của Ngân Hàng Nhà Nước mà đối tượng sử dụng giao dịch hoán đổi bị hạn chế, Ngân hàng Nhà nước không khuyến khích NHCTĐN sử dụng loại hình giao dịch hoán đổi vì e ngại việc lợi dụng công cụ này để đầu cơ, cách tính tỷ giá chưa phù hợp bằng chứng là với cách tính của NHCTĐN như hiện nay thì tỷ giá kỳ hạn luôn cao hơn tỷ giá giao ngay tại thời điểm thực hiện giao dịch kỳ hạn, điều này chỉ khuyến khích giao dịch một chiều là các doanh nghiệp chỉ bán kỳ hạn cho ngân hàng nên doanh số mua kỳ hạn của NHCTĐN chiếm khoảng 90% tổng doanh số giao dịch kỳ hạn. Như ta đã thấy có chênh lệch rất lớn trong giao dịch ngoại tệ theo hình thức trong đó giao ngay chiếm tỷ trọng khá lớn còn các hình thức khác còn hạn chế do nhiều nguyên nhân .Ta có thể khẳng định một điều là nếu phân loai theo hình thức nào đi chăng nữa thì kinh doanh ngoại tệ tại NHCTĐN có những chuyển biến hết sức tích cực trong thời gian qua và sự chêch lệch ngày càng diễn ra tỷ trọng đối tượng giao dịch ngoại tệ tại NHCTĐN có khoảng cách khá lớn giữa doanh nghiệp ,kiều hối , thị trường tự do cũng như với các tổ chức tín dụng khác. Doanh nghiệp vẫn là khách hàng chủ đạo chiếm tỷ lệ cao nhất mặc dù trong những năm gần đây thì lượng kiều hối tăng lên rỏ rệt nhưng vần không xoá được vị trí độc tôn của các doanh nghiệp đến giao dịch tại đây,còn KDNT của NHCTĐN với các tổ chức tín dụng khác còn rất hạn chế bên cạnh đó Ngân Hàng Nhà Nước còn hạn chế giao dịch swap của NHCTĐN vì hạn chế tình trạng đầu cơ và KDNT trên thị trường tự do không đáng kể. Bên cạnh những thành tích đạt được trong KDNT thì vẫn còn những tồn tại cần được giải quyết như mất cân đối giữa khách hàng nhập khẩu và khách hàng xuất khẩu nên cân đối ngoại tệ của NHCT chưa ổn định và vững chắc, kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để vận hành giao dịch và đo lường rủi ro quá yếu kém, kĩ năng xử lí dữ liệu bằng điện toán chưa cao, chưa có những bộ phận nghiên cứu dự đoán sự thay đổi tỷ giá trên thị trường: các qui định pháp lí về cách xác định trạng thái ngoại hối chưa hoàn thiện gây rủi ro tỷ giá, cơ chế tỷ giá hiện nay chưa phản ánh được quy luật cung cầu trên thị trường . Công tác quản lí rủi ro trong KDNT cũng đã được quan tâm tuy nhiên còn rất nhiều bất cập trong quản lí thêm vào đó tại NHCTĐN công tác thu hút khách hàng đến giao dịch ngoại tệ tại đây còn nhiều hạn chế vì vậy mà NHCTĐN mất dần thế mạnh của mình trong cung ứng dịch vụ này. CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG –ĐÀ NẴNG II/NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐÀ NẴNG: A. GIẢI PHÁP TẦM VI MÔ: Nhìn chung thực trạng KDNT tại NHCTĐN thực sự chưa phát huy hết hiệu quả, trong thời gian qua công tác thu hút khách hàng đặc biệt trong giai đoạn khủng hoảng hiên nay đến giao dịch ngoại tệ tại NHCTĐN chưa được quan tâm đúng mức bởi lẻ ngoài việc các chuyên viên KDNT chủ động tư vấn cho khách hàng lựa chọn các phương thức giao dịch ngoại tệ phù hợp nhằm hạn chế rủi ro, tạo sự tin tưởng cho khách hàng để khách hàng tiếp cận được dịch vụ KDNT của mình NHCTĐN cung cấp thông tin thông qua các kênh của ngân hàng như Website của ngân hàng. Thông qua website của ngân hàng, khách hàng có thể tham khảo các tỷ giá ngoại tệ, biến động tỷ giá trên thị trường trong nước và quốc tế những hồ sơ cần thiết để giao dịch. Khách hàng cũng sẽ được các chuyên phòng KDNT cấp các thông tin mà khách hàng quan tâm như tỷ giá hối đoái, lãi suất, biểu phí dịch vụ một cách nhiệt tình và niềm nở qua hệ thống điện thoại hay thông qua tiếp xúc trực tiếp với nhân viên giao dịch. Để duy trì mối quan hệ mật thiết với khách hàng ngân hàng đã xây dựng hệ thống thu thập ý kiến khách hàng để cải tiến dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng thông qua hộp thư góp ý, phiếu góp ý của khách hàng hoặc qua mục thăm dò ý kiến tại website ngân hàng. Đồng thời, ngân hàng cũng thường xuyên tặng quà cho khách hàng nhân các dịp lễ, gửi lời chúc mừng đến khách hàng vào những ngày đặc biệt như ngày sinh nhật, ngày cưới của khách hàng. Đặc biệt trong thời gian căng thẳng ngoại tệ trong những tháng đẩu năm 2009 hiện nay NHCTĐN kịp thời ứng phó bằng cách miến phí chiết khấu bộ chứng từ với hàng xuất hay cho khách hàng quyết định mức lãi suất chiết khấu đổi lại khách hàng phải cam kết bán lại ngoại tệ cho ngân hàng cụ thể là Khi sử dụng sản phẩm này, khách hàng được chủ động lựa chọn quyết định mức lãi suất mong muốn, lãi suất thực tế khách hàng phải trả được ưu đãi tới mức thấp nhất so với các sản phẩm khác. Mặt khác, khách hàng có thể vay vốn bổ sung nhu cầu vốn lưu động trong thời gian nguồn ngoại tệ chưa về.Tuy nhiên để sử dụng sản phẩm này, khách hàng cần đáp ứng một số điều kiện như vay vốn nhằm mục đích SXKD và chắc chắn có nguồn ngoại tệ USD bán lại cho NHCT. Khách hàng ký hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ cho NHCT (tương ứng với số tiền VND đã vay) theo kỳ hạn tương ứng với thời hạn cho vay.Đối với sản phẩm này, NHCT áp dụng phương thức cho vay từng lần hoặc cho vay hạn mức tín dụng theo đúng các quy định hiện hành, với thời gian cho vay tối đa là 4 tháng. Hiệu quả KDNT gắn liền với sự trung thành của khách hàng tuy nhiên công tác thu hút khách hàng mới chăm sóc khách hàng cũ còn bộc lộ khá nhiều thiếu sót khách hàng chủ yếu đến giao dịch ngoại tệ chủ yếu dựa vào sự lớn mạnh của NHCTĐN chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp cụ thể ngân hàng vẫn chưa có hoạt động tổ chức những cuộc hội thảo tọa đàm tư vấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các sản phẩm KDNT ngay tại Đà Nẵng. Chưa đưa ra những ưu đãi cần thiết cho các khách hàng chiến lược do đó việc giữ chân khách hàng cũ đã khó thì việc thu hút khách hàng mới càng khó . Chưa tạo ra sự gắn kết hiệu quả giữa hoạt động KDNT gắn kết với các nghiệp vụ để đảm bảo hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Hiện nay sức ép cạnh tranh trong ngành ngân hàng rất lớn bởi lẻ chúng ta không chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước mà với các ngân hàng nước ngoài vì vậy nếu NHCTĐN không trở mình vươn lên trước sức ép cạnh tranh thì nguy cơ chết trên sân nhà là điều không thể tránh khỏi. Bàn về vấn đề nâng cao hiệu quả trong KDNT tại NHCTĐN chúng ta cần đề cập đến một khía cạnh nữa không kém phần quan trọng đó là công tác quản li rủi ro chưa phát triển việc áp dụng công cụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ giá còn trog giai đoạn sơ khai hiệu quả còn thấp chưa xứng với dung lượng thị trường tại TP ĐN mặc dù hiện nay dù có tham gia vào một số nghiệp vụ phái sinh như kì hạn, hoán đổi thì NHCTĐN chỉ dừng ở việc mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán, cho vay ngoại tệ mà quên đi yếu tố bảo hiểm tỷ giá nên trong kinh doanh tiền tệ NHCTĐN đóng vai trò chủ yếu là trung gian giao dịch hơn là nhà tạo lập thị trường. Cũng chính vì tư tưởng trên nên NH rất yếu về phân tích tỷ giá mà đặc biệt là rất yếu về phân tích kĩ thuật. Đó cũng là lý do vì sao mà NHCTĐN hạn chế về kinh doanh đầu cơ mà chủ yếu chỉ kinh doanh cho khách hàng. NHCTĐN chưa có hệ thống EBS (Electronic Brokerage System) nên giá mà NHCTĐN được cung cấp bởi Reuters hay các hãng tin khác cũng chỉ là tỷ giá tham khảo chứ chưa phải là tỷ giá giao dịch thật sự trên thị trường. . Bởi lẽ chỉ có thông qua EBS các nhân viên kinh doanh ngoại tệ (dealer) mới có thể thấy được các luồng tiền dịch chuyển trên thị trường, thứ hai, thông qua EBS NHCTĐN có thể thấy được lệnh trên thị trường bán/ mua ở mức giá nào, từ đó có thể biết được đâu là vùng cản (resistance), đâu là vùng nâng đỡ (support)và các lệnh ngăn lỗ (stop loss order –SL ODA) được đặt ở đâu. Việc phân tích và dự báo tỷ giá của NHCTĐN cũng chỉ mới mang tính ngắn hạn và cũng chỉ dừng lại ở việc phân tích cơ bản và rất ít dealer giỏi phân tích kĩ thuật. Trong thời gian 2006 đến nay thì tại NHCTĐN doanh số ngoại tệ giao dịch không nhừng gia tăng tuy nhiên hoạt động quản lí rủi ro của NHCTĐNcần phải đẩy mạnh hơn nửa mới có thể phát huy tối đa hiệu quả hoạt động giảm thiểu những rủi ro gây thiệt hại đến năng lực cạnh tranh của NHCTĐN Từ thưch tiễn KDNT tại NHCTĐN ta thấy nổi lên 2 vấn đề cần được giải quyết trước mắt để nâng cao hiệu quả kinh doanh đó là đẩy mạnh thu hút-chăm sóc khách hàng tăng cường áp dụng các biện pháp giảm rủi ro.Hiện nay công tác quản lí rủi ro phải được đặt lên hàng đầu bởi lẽ đây là năm đầy sóng gió của tỷ giá –nó có thể cuốn trôi loại NHCTĐN ra khỏi thị trường nếu không đẩy mạnh công tác này Sau khi nêu ra 2 vấn đề cần được đề cập trong việc nâng cao hiệu quả KDNT tại NHCTĐN dưới đây tôi xin trình bày cụ thể 2 giải pháp này: -Đẩy mạnh thu hút chăm sóc khách hàng Nghiên cứu khách hàng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng là vì sự tồn tại và phát triển của chính ngân hàng. Nếu không có khách hàng có nghĩa là những dịch vụ do ngân hàng cung cấp không có người mua, không có người sử dụng. Nhưng để thoả mãn tốt nhất những nhu cầu của khách hàng, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng họ chúng ta cần phải có phong cách, thái độ giao dịch phục vụ riêng, hay nói khác đi là cần có nghệ thuật để thu hút, lôi cuốn sự quan tâm của khách hàng đối với mình. -Quảng cáo Quảng cáo là hình thức truyền thông phổ biến nhất ,quảng cáo cần có nghệ thuật để tăng sự thu hút chú ý của khách hàng nên vấn đề về thời điểm quảng cáo cũng như phương tiện quảng cáo cần được khai thác một cách nghệ thuật Hiện nay hoạt động quảng cáo của NHCTĐN rất mờ nhạt chỉ quảng cáo về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng thông qua tạp chí ngân hàng và trên wedside của ngân hàng .Như tôi đã phân tích trong phần thực trạng kinh doanh thì khách hàng mua bán ngoại tệ tại NHCTĐN hơn 70 % là khách hàng doanh nghiệp việc sử dụng Internet để nghiên cứu thông tin về ngân hàng không phải là việc khó khăn nên để thu hút khách hàng NHCTĐN cần phải chú trọng hơn nửa đến chất lượng thông tin mang đến cho họ.Còn tạp chí ngân hàng hầu như chỉ phát hành cho nội bộ các ngân hàng rất hiếm doanh nghiệp đặt tạp chí ngân hàng là tờ báo hằng ngày của mình.Theo số liệu thống kê thì 80% doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại TPĐN đặt báo cho công ty của mình chủ yếu là báo “Thanh niên” và “Tuổi trẻ” vì vậy nếu như quảng cáo trên các tờ báo này thì sẽ đạt hiệu quả vượt trội tuy nhiên đây là 2 tờ báo lớn do vậy để có diện tích quảng cáo về ngân hàng là rất khó khăn do vậy việc lựa chọn phương tiện truyền thông là quảng cáo thông qua báo chí là không phát huy được hiệu quả. Theo văn hóa của người Việt thì truyền thông qua truyền hình là hiệu quả nhất thu hút sự chú ý nhất tuy nhiên chi phí cũng cao nhất.Vì vậy NHCTĐN cần cân nhắc nên giữa chi phí và lợi ích cũng như kết hợp với các phương tiện khác để bổ sung hổ trợ quảng cáo trên truyền hình.Đặc biệt trong giai đoạn nóng lạnh của tỷ giá hiện nay thì hoạt động KDNT tại NHCTĐN gặp rất nhiều khó khăn nên NHCTĐN cần đầy mạnh quảng cáo chương trình “Khách hàng quyết định lãi suất” làm cho khách hang biết đến những tiện ích mà NHCTĐN có thể mang lại thông qua đó họ sẽ mạnh dạng mua bán ngoại tệ với NHCTĐN . - Khuyến mãi và hậu mãi Đây cũng là những biện pháp mà các nhà kinh doanh thường làm tuy không phổ biến lắm, nhất là các dịch vụ hậu mãi sau giao dịch. Không nên coi đây là hoạt động khuyến khích khách hàng đến mua bán ngoại tệ tại NHCTĐN mà nên xem là phương tiện thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đối với khách hàng của mình, cần được làm thường xuyên trong một thời gian dài trong suốt quá trình hoạt động chứ không phải vào một thời điểm nào.Nghệ thuật khuyến mãi, tặng quà nhiều khi không ở giá trị của món quà mà là ở ý nghĩa của món quà đối với người được tặng, món quà không những thể hiện được hình ảnh của ngân hàng mà còn phải thực hiện được dụng ý và mục đích của ngân hàng. Nghệ thuật khuyến mãi sau giao dịch của ngân hàng, không nên dừng lại ở việc tặng quà vì có phải ai được tặng quà cũng vui thích và cảm động đâu! Nhưng nó cần làm ở mọi khâu trong quá trình giao dịch, bởi vì cái quan trọng nhất là làm thế nào để khách hàng luôn cảm nhận được mình thực sự được quan tâm, chăm sóc. NHCTĐN phải chứng tỏ luôn hiểu khó khăn của khách hàng và cho khách hàng thấy được rằng ngân hàng luôn đặt quyền lợi của họ lên trên hết. - Tạo dựng các mối quan hệ mật thiết với khách hàng Nghiên cứu khách hàng chưa thể được coi là thành công nếu mới chỉ phát hiện được mục tiêu. Đó mới chỉ là bước đầu của việc xây dựng thị trường. Một chính sách khách hàng hoàn hảo phải là một chính sách biết giữ gìn và phát triển những khách hàng truyền thống, biến khách hàng mới thành khách hàng quen, thu hút ngày càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng còn chứa đựng những ý nghĩa và mục đích sâu xa hơn là việc giữ khách hàng. Bởi vì mỗi khách hàng đều có những mối quan hệ xã hội của họ nên chắc chắn những thông tin về sản phẩm của ngân hàng sẽ được nhắc đến trong một lúc nào đó. Thực tế cho thấy nếu không vừa ý với sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, khách hàng sẽ phàn nàn với những người bạn của họ về việc họ cho là đã bị ảnh hưởng, bị thiệt thòi trong giao dịch, còn nếu được phục vụ thoả mãn thì họ chỉ cho một ít người biết về điều đó mà thôi. Vì vậy, ngân hàng cần phải cố gắng phục vụ tốt ngay từ đầu trong tất cả các khâu để biến khách hàng trở thành những tuyên truyền viên tích cực cho mình. Khách hàng luôn là những tuyên truyền viên hiệu quả nhất, rẻ nhất nhưng cũng có thể trở thành những kẻ phá hoại mạnh nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.Tạo mối quan hệ tốt với khách hàng trong KDNT thì NHCTĐN cần phải biết xây dựng đội ngũ nhân viên hoạt động hết sức chuyên nghiệp, hướng dẫn khách hàng tận tình để họ có những lựa chọn tốt nhất và thủ tục đơn giản nhất,thời gian ngắn nhất. - Thu hút khách hàng qua đội ngũ nhân viên NHCTĐN phải tìm cách biến mỗi nhân viên giao dịch ngoại tệ của mình thành một thế mạnh thực sự của mình, bởi vì hầu hết khách hàng đều giao dịch ngoại tệ trực tiếp với nhân viên phòng KDNT , mọi cử chỉ, tác phong, hành động của nhân viên giao dịch đều nằm trong mắt của khách hàng và thực tế khách hàng thường đánh giá ngân hàng qua nhân viên của ngân hàng đó.. Một nhân viên nhanh nhẹn, cẩn thận, bình tĩnh biết lắng nghe và luôn biết mỉm cười sẽ nâng cao giá trị của ngân hàng trong mắt khách hàng và thúc đẩy họ đến mua bán ngoại tệ với ngân hàng nhiều hơn, bởi vì sự thoải mái và tin tưởng là viên trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động KDNT nên các vấn đề về nguồn nhân lực đặt biệt quan tâm. Trước mắt NHCTĐN cần hoàn thiện hơn nữa công tác tuyển dụng nguồn nhân lực trong bộ phận KDNT chuyên nghiệp hơn.Nhân viên phải trãi qua kì thi tuyển thật công bằng tạo cho nhân viên môi trường làm việc thật thỏa mái để họ có thể phát huy hết sự nhiệt tình sáng tạo của mình.Thêm vào đó NHCTĐN cần phải đẩy mạnh hơn nửa chính sách khen thưởng những nhân viên không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà giỏi cả về kỹ năng giao tiếp với khách hàng, bởi ngoài sự am hiểu về nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp là một yếu tố rất cần thiết cho một chuyên viên KDNT -Cung cấp thông tin trực tiếp đến khách hàng Để thu hút khách hàng, việc cung cấp những thông tin vềtình hình biến động về tỷ giá trên thị trường, về các nghiệp vụ giao dichj ngoại tệ của NHCTĐN làm cho khách hàng hiểu biết đầy đủ hơn về hoạt động KDNT của ngân hàng là việc làm cần thiết, NHCTĐN có thể cung cấp thông tin trực tiếp cho khách hàng qua các kênh sau: - Tổ chức hội nghị khách hàng: Trong hội nghị phải có mặt những khách hàng lớn, quan trọng. NHCTĐN phải có nội dung gợi ý để khách hàng nói về những ưu nhược điểm của hoạt động KDNT ngân hàng, những vướng mắc, thiếu sót trong giao dịch, yêu cầu của họ về sản phẩm và nhu cầu trong thời gian tới. - Hội thảo: Khác với hội nghị, hội thảo chỉ đề cập đến một hoặc một vài khía cạnh mà ngân hàng quan tâm trong việc cải tiến và đổi mới, hoặc hội thảo nội dung mà một nhóm khách hàng nào đó quan tâm, thể hiện sự quan tâm của ngân hàng đến khách hàng, cùng lo nỗi lo của khách hàng và nên đề cập đến những giải pháp mà NHCTĐN sẽ thực hiện để giải quyết vấn đề trên cơ sở tham khảo ý kiến và cùng thảo luận với khách hàng.Thông qua các hội thảo lấy ý kiến KH để đưa ra mức tỷ giá cạnh tranh trên thị trường. - Hội chợ triển lãm: Ngân hàng cũng có thể tham gia hội chợ, triển lãm các sản phẩm và công nghệ ngân hàng, qua đó giới thiệu nhiều hơn về các nghiệp vụ giao dịch ngoại tệ của ngân hàng cũng như tính ưu việt của chúng, đây là hình thức cung cấp thông tin đến thị trường tiềm năng rất hữu hiệu. - Các hoạt động dịch vụ phụ trợ Tưởng chừng như không quan trọng nhưng nó lại chi phối rất lớn đến việc thu hút khách hàng của ngân hàng. Một ngân hàng đồ sộ, với đầy đủ tiện nghi và có nơi giao dịch thuận tiện cũng có thể sẽ không có khách nếu như không có một chỗ gửi xe an toàn, ngoài ra là một bàn nước với một lọ hoa và một vài tạp chí giới thiệu về hoạt động của ngân hàng, một vài dịch vụ nhỏ trong khi chờ đợi cũng là một cách thu hút khách hàng hiệu quả mà không phải ở đâu cũng làm được.Hiện nay địa điểm giữ xe của NHCTĐN khách hàng rất không hài lòng trong thời gian tới NHCTĐN nên xây dựng nhà gửi xe hợp lí hơn . NHCTĐN nằm tại172-Nguyễn Văn Linh vị trí trung tâm của TPĐN nên lượng khách hàng đến đây khá đông do vị trí thuận lợi nhưng cúng khá nguy hiểm do đường lúc nào cũng đông người nên tội phạm khả năng trốn thoát là rất lớn và để khách hàng yên tâm hơn nữa khi đến giao dịch ngoại tệ tại đây thì NHCTĐN phải đẩy mạnh công tác bảo vệ sự an toàn cho khách hàng thông qua việc tăng cường đội ngũ cán bộ bảo vệ.Tại NHCTĐN lực lượng công an bảo vệ tại đây còn khá mỏng đối với khách hàng có lượng ngoại tệ mua bán lớn NHCTĐN nên cử các cán bộ bảo vệ đưa khách hàng về tận nơi an toàn mà không thu thêm phí để họ hoàn toàn yên tâm cho tài sản và tính mạng của mình. 2/GIẢM RỦI RO TRONG CÁC NGHIỆP VỤ GIAO DỊCH NGOẠI TỆ -Đẩy mạnh áp dụng các công cụ phái sinh trong các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ : NHCTĐN cần đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoại tệ mà chủ yếu là đa dạng hóa loại nghiệp vụ kinh doanh. Hiện nay, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHCTĐN chủ yếu mới thực hiện nghiệp vụ giao ngay và một số ít nghiệp vụ kỳ hạn còn các hoán đổi thì hầu như rất ít thực hiện. Vì vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH mang tính đơn giản. Đa dạng hóa các loại hình giao dịch trên thị trường tạo ra các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trước những biến động của tỷ giá trên thị trường trong tương lai. Giúp cho NH chủ động trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ thúc đẩy và phát triển các giao dịch hối đoái để góp phần hoàn thiện thị trường hối đoái Việt Nam.Thời gian gần đây khách hàng dường như khá quan tâm đến giao dịch ngoại tệ kì hạn để tăng hiệu quả kinh doanh, để phòng ngừa khả năng khách hàng đến ngày đáo hạn không thực hiện hợp đồng NHCTĐN nên thực hiện việc ký quỹ cho hợp đồng kỳ hạn .Bản chất của hợp đồng kỳ hạn là bắt buộc thực hiện, nhưng họ không được đánh giá lại giá trị hợp đồng theo biến động của tỷ giá trên thị trường nên khi đến hạn thanh toán có thể xảy ra tình trạng khách hàng mất khả năng thanh toán do lỗ quá lớn, hoặc khách hàng không có thiện chí thanh toán do tỷ giá biến động bất lợi cho mình trong khi đó hợp đồng kỳ hạn không thể chuyển nhượng và thanh lý trước hạn. Để hạn chế rủi ro này, NHCTĐN nên xây dựng một tỷ lệ ký quỹ nhất định đối với khách hàng tham gia hợp đồng kỳ hạn. Về vấn đề ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của khách hàng theo quy định, NHCTĐN có thể yêu cầu mức ký quỹ bao nhiêu phần trăm giá trị hợp đồng là tuỳ thuộc vào chính sách khách hàng và sự đánh giá uy tín khách hàng của mình. Tài khoản ký quỹ được trả theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn. Nếu tỷ giá biến động có lợi cho khách hàng (tỷ giá tăng đối với người mua ngoại tệ kỳ hạn và tỷ giá giảm đối với người bán ngoại tệ kỳ hạn) thì khoản tiền ký quỹ không thay đổi. Nếu tỷ giá biến động theo hướng bất lợi cho khách hàng (tỷ giá tăng đối với người bán kỳ hạn và tỷ giá giảm đối với người mua ngoại tệ kỳ hạn), khi đó khách hàng sẽ bị lỗ. Khi khoản lỗ đạt đến một mức độ nhất định (do ngân hàng quy định), ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung tiền ký quỹ. Việc bổ sung tiền ký quỹ cũng tuỳ thuộc vào sự đánh giá, xếp loại khách hàng của ngân hàng. Việc áp dụng các công cụ phái sinh bảo hiểm rủi ro trong mua bán ngoại tệ với NHCTĐN của khách hàng còn khá mờ nhạt do khách hàng phần lớn là không biết đến các công cụ này do đó NHCTĐN cần đẩy mạnh công tác tư vấn, tuyên truyền, quảng bá các giao dịch phái sinh đến với khách hàng có thể thực hiện công tác này thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, tạp chí, mạng, trang web của ngân hàng, tổ chức hội nghị khách hàng giới thiệu về các nghiệp vụ này. Trong giai đoạn đầu đưa vào vận hành các giao dịch phái sinh, ngân hàng không nên đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu mà phải làm cho khách hàng hiểu và thấy được lợi ích của các giao dịch này đối với doanh nghiệp trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, để từ dó doanh nghiệp làm quen và sử dụng thường xuyên trong quá trình kinh doanh của mình. NHCTĐN cần phân loại khách hàng theo hướng khách hàng thường xuyên và không thường xuyên sử dụng các dịch vụ của ngân hàng, từ đó xác định phí giao dịch đối với từng khách hàng cụ thể. Chẳng hạn đối với một khách hàng quen thuộc thì có thể đưa ra mức phí quyền chọn ưu đãi hay miễn phí ký quỹ đối với giao dịch kỳ hạn. Bên cạnh đó NHCTĐN cũng cần phải đa dạng hoá các loại ngoại tệ trong kinh doanh. Tại NHCTĐN , mua bán ngoại tệ của NHCTĐN với khách hàng của yếu là đồng USD Do vậy, khi tỷ giá của USD thay đổi thì hoạt động kinh doanh ngoại tệ bị ảnh hưởng nặng nề, hiệu quả kinh doanh ngoại tệ hầu như bị phụ thuộc vào sự tăng, giảm của tỷ giá. Hơn nữa, việc kinh doanh nhiều loại ngoại tệ khác ngoài USD cũng là một phương pháp tăng lợi nhuận trong kinh doanh ngoại tệ do chênh lệch giữa giá bán ra, mua vào các loại ngoại tệ này lớn hơn nhiều so với USD. -Xây dựng các hạn mức kinh doanh ngoại tệ, khối lượng giao dịch, giới hạn loại tiền kinh doanh một cách hợp lý và linh hoạt. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH chứa đựng nhiều rủi ro. Kinh nghiệm cho thấy không phải việc tránh né rủi ro mà chính là việc kiểm soát, kềm chế, thậm chí chấp nhận rủi ro mới là điều kiện cần thiết để đạt được kết quả hoạt động tốt dựa trên cơ sở quản lí rủi ro hiệu quả. Hiện nay NHCTĐN đã xác định các hạn mức rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Hạn mức giao dịch trong ngày là 1.000.000 đối với đồng yết giá. Vốn điều lệ của NH liên tục tăng cũng có nghĩa là quy mô hoạt động của NH ngày càng mở rộng. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ ngày một phát triển cùng nhịp độ phát triển của toàn NH thì định kỳ hàng năm hội đồng quản trị nên xem xét và thông qua các hạn mức, thay đổi các hạn mức cho phù hơp với mục tiêu đề ra của từng năm. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009 có nhiều kịch bản cho thị trường ngoại hối nước ta hoạt động KDNT vì thế mà gặp rất nhiều khó khăn.Để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong kinh doanh ngoại tệ thì tôi xin đưa ra hạn mức giao dịch cho NHCTĐN Bảng: Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT: đồng Cặp ngoại tệ Hạn mức cũ Hạn mức đề nghị GBP/USD 1.000.000 1.200.000 EUR/USD 1.000.000 1.200.000 JPY/USD 1.000.000 2.000.000 AUD/USD 1.000.000 800.000 CAD/USD 1.000.000 800.000 CHF/USD 1.000.000 800.000 SGB/USD 1.000.000 800.000 THB/USD 1.000.000 800.000 Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ, NH định kỳ nên đánh giá lại rủi ro. Quy trình đánh giá rủi ro có 4 yếu tố: nhận biết rủi ro, định lượng rủi ro, theo dõi rủi ro và kiểm soát rủi ro. - Nhận biết rủi ro: Bước đầu tiên để có một chương quản trị rủi ro hiệu quả là phải nhận biết rủi ro và xác định đối với loại ngoại tệ nào có nhiều rủi ro, rủi ro ở đây có nghĩa là đồng tiền nào sẽ gây tổn thất đáng kể đối với NH trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Sự nhận biết này có được thông qua sự phân tích các tổn thất dự kiến của NH. Qua phân tích bảng tổn thất dự kiến, ta thấy đồng EUR, USD, AUD, GBP là những đồng tiền có mức tổn thất dự kiến cao, điều đó cũng có nghĩa là kinh doanh đối với các loại ngoại tệ này thì rủi ro cao hơn so với các loại ngoại tệ khác. Đi kèm với rủi ro cao thì tiềm năng thu lãi từ các đồng tiền này cũng rất lớn. - Định lượng rủi ro: Bước tiếp theo là định lượng rủi ro. Dựa trên sự phân tích mức biến động tỷ giá dự kiến và hạn mức lỗ của một giao dịch mà NH đã đề ra. Hạn mức giao dịch trong ngày nên thay đổi như sau: Bảng: Cách xác định hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Hạn mức giao dịch trong ngày cũ Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (30/4/2009) Lỗ dự kiến cũ (USD) Hạn mức giao dịch trong ngày đề nghị Lỗ dự kiến mới (USD) GBP/USD 1.000.000 0,1500 1,4379 2.157 1.200.000 2588 EUR/USD 1.000.000 0,1640 1,3294 2.286 1.200.000 2.743 JPY/USD 1.000.000 0,2157 0,010175 25 2.000.000 50 AUD/USD 1.000.000 0,2014 0.69233 1481 800.000 1.185 CAD/USD 1.000.000 0,1128 0,7946 896 800.000 717 CHF/USD 1.000.000 0,1885 0,8821 1.663 800.000 1330 SGB/USD 1.000.000 0,0785 0,6603 518 800.000 415 THB/USD 1.000.000 0,1430 0.02889 41 800.000 33 Tổng 9067 9061 GBP/USD, EUR/USD, JPY/USD là những cặp đồng tiền được mua bán nhiều trên thị trường nên việc nới lỏng hạn mức giao dịch của chúng lên từ 1.000.000 đến 1.200.000 đối với đồng yết giá là cần thiết. Qua đó nhằm giúp cho NH đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh số mua bán ngoại tệ và đạt được mục tiêu đề ra. Việc nới lỏng hạn mức này sẽ làm cho lỗ dự kiến cho mỗi giao dịch sẽ tăng lên : GBP/USD tăng từ 2.157 USD lên 2.588 USD, EUR/ USD tăng từ 2.286USD lên 2.743 USD và JPY/ USD tăng từ 25 USD lên 50 USD. Nhưng các khoản lỗ dự kiến mới này vẫn nằm trong giới hạn cho một giao dịch mà NH cho phép là 3.000 USD. Để bù đắp cho khoản lỗ dự kiến tăng lên này NH nên giảm khoản lỗ dự kiến của các cặp đồng tiền AUD/USD, CAD/USD, CHF/USD, SGP/USD và THB/USD bằng cách giảm hạn mức giao dịch trong ngày từ 1.000.000 xuống còn 800.000 đối với các đồng yết giá. Việc thay đổi hạn mức giao dịch trong ngày đối với các cặp đồng tiền có điểm lợi là tổng lỗ dự kiến trước ( 9.067 USD) và sau ( 9.061 USD) khi thay đổi vẫn không có sự khác biệt đáng kể thậm chí là khoản lổ dự kiến có phần giảm do đó ta thấy ngay được hiệu quả của việc thay đổi hạn mức và rủi ro tỷ giá mà NH phải đối mặt không tăng lên khi ta thay đổi các hạn mức. Nhưng quan trọng một điều là qua sự thay đổi hạn mức này NH có thể giao dịch đối với cặp ngoại tệ GBP/USD, EUR/USD và JPY/USD với khối lượng nhiều hơn và nhân viên kinh doanh ngoại tệ sẽ chủ động hơn trong nhiều giao dịch lớn với khách hàng từ đó sẽ giúp NH tăng doanh số mua bán và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ. - Theo dõi rủi ro: Sau khi đã đề ra các hạn mức rủi ro, trong quá trình hoạt động để đảm bảo rủi ro tỷ giá nằm trong giới hạn đã xác định, tránh trường hợp nó tăng lên quá mức khi đó sẽ khó kiểm soát. Vì vậy, NH nên theo dõi sát bảng lỗ dự kiến của từng cặp đồng tiền nhằm quản quản lí tốt trạng thái mở của chúng. Giả sử NH đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD là 1.200.000 bằng với hạn mức đã đề ra, rủi ro mà NH phải đối mặt là khoản dự kiến 2588 USD. Mà mức lỗ tối đa trong một ngày mà NH cho phép là 7.000 USD. Như vậy nhân viên kinh doanh chỉ còn được mở trạng thái đối với bất kỳ cặp ngoại tệ nào cũng được sao cho lỗ dự kiến là 4412 USD ( 7.000 –2588). Chẳng hạn nhân viên kinh doanh tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ EUR/USD, AUD/USD và CAD/USD. Để tính được số tiền mà nhà kinh doanh tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền này là bao nhiêu sao cho đảm bảo tổng rủi ro tỷ giá trong một ngày không tăng lên, ta tính toán như sau: Bảng Bảng theo dõi tổn thất dự kiến của từng cặp ngoại tệ ĐVT: đồng yết giá Cặp ngoại tệ Trạng thái mở Mức biến động tỷ giá dự kiến (%) Tỷ giá đóng cửa (30/4/2006, USD) Lỗ dự kiến (USD GBP/USD 1.200.000 0,1500 1,4379 2588 EUR/USD 1.200.000 0,1640 1,3294 2.743 JPY/USD 2.000.000 0,2157 0,010175 50 AUD/USD 800.000 0,2014 0.69233 1.185 CAD/USD ? 0,1128 0,7946 ? Vì để tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép, từ đó ta suy ra được lỗ dự kiến của ngoại tệ CAD/USD =7000-2588-2.743-1.185-50=434 USD Sau khi biết được lỗ dự kiến thì ta sẽ tính được trạng thái mở : 434:(0,1128% x 0,8527)=451.613 Như vậy, sau khi nhà kinh doanh ngoại tệ đã mở trạng thái đối với cặp ngoại tệ GBP/USD thì chỉ có thể tạo trạng thái mở đối với cặp đồng tiền EUR/USD là 1.200.000, AUD/USD là 800.000 , JPY/USD là 2.000.000 và CAD/USD là 451.613. Nếu NH không tạo trạng thái mở đối với các cặp ngoại tệ trên thì có thể chọn cặp ngoại tệ khác nhưng phải đảm bảo sao cho tổng lỗ dự kiến nằm trong giới hạn cho phép. - Kiểm soát rủi ro: Theo yêu cầu của NHCTĐN , thì hiện nay bộ phận kinh doanh ngoại tệ phải lập báo cáo trạng thái ngoại hối cuối mỗi ngày nhằm kiểm soát rủi ro tỷ giá. Điều này có nghĩa là các giao dịch mua bán trong ngày do nhà kinh doanh tự quản lí và không được kiểm soát từ phía NH. Để kiểm soát rủi ro của NH đạt được hiệu quả hơn thì NH nên kiểm tra đột xuất tại bất kỳ thời điểm nào về việc chấp hành đúng hạn mức mà NH đã đề ra. B.GIẢI PHÁP TẦM VĨ MÔ: I/ Hoàn thiện khung pháp lý đối với việc thực hiện các giao dịch ngoại hối phái sinh: Trong hoàn cảnh của nước ta hiện nay, để phát triển được thị trường các giao dịch ngoại hối phái sinh thì vai trò điều hành và quản lý thị trường của Ngân hàng Nhà nước chiếm vị trí quan trọng nhất bởi vì thực tế là thị trường ngoại hối của nước ta chưa được tự do hoá. Do đó, cơ chế quản lý của Ngân hàng Nhà nước cần phải ngày càng được hoàn thiện, phải hoàn chỉnh khung pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, hoán đổi và quyền chọn. Đến thời điểm hiện nay, các văn bản pháp lý quy định cũng như hướng dẫn việc thực hiện các giao dịch phái sinh vẫn bị coi là chưa đầy đủ, trong khi thị trường ngoại hối phái sinh ở nước ta chỉ mới ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Điều đó đã khiến cho các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp rất lúng túng trong việc thực hiện các giao dịch này. Cần có những quy định pháp lý cụ thể cho việc thực hiện các giao dịch phái sinh, đặc biệt là đối với giao dịch quyền chọn, một nghiệp vụ rất mới mà kỹ thuật giao dịch lại phức tạp. Đối với hợp đồng kỳ hạn, tuy là mang tính bắt buộc thực hiện nhưng lại tồn tại rủi ro là người mua có thể gặp phải tình trạng mất khả năng thanh toán, do đó cũng cần đến những quy định của pháp luật để đảm bảo tính thanh khoản cho những hợp đồng kỳ hạn. Tiếp đó là vấn đề hạch toán kế toán. Hiện nay, trong hạch toán kế toán dường như chỉ chú trọng tới phần lãi / lỗ thực tế phát sinh, trong khi phần lãi / lỗ dự kiến, chưa phát sinh thì dường như chưa được quan tâm. Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một hợp đồng phái sinh trị giá 1 tỷ đồng và bút toán ghi sổ 1 tỷ đồng nhưng ngày mai, ngày kia, giá trị "hàng hóa" đã mua chỉ còn 800 triệu đồng hoặc lên 1,5 tỷ đồng thì sổ sách kế toán vẫn chỉ thể hiện 1 tỷ đồng. Thực tế này đã không những không phản ánh hết giá trị thực trong hệ thống sổ sách kế toán mà còn là kẽ hở của tình trạng "lãi giả, lỗ thật" và ngược lại trong báo cáo kế toán của doanh nghiệp. Thiết nghĩ, từ thực tế này, để giải quyết những rào cản hiện nay đối với công cụ phái sinh, không chỉ xét từ góc độ các ngân hàng thương mại hay doanh nghiệp mà rất cần sự hợp lực từ phía các cơ quan quản lý như Bộ Tài chính (tháo gỡ vướng mắc về thuế và chế độ ghi sổ kế toán) và Ngân hàng Nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp lý, tổ chức hội thảo hay hướng dẫn các nghiệp vụ cụ thể.Một nhân tố khác cản trở đến sự phát triển của công cụ phái sinh là môi trường chính sách mà đầu tiên là việc tính thuế, chẳng hạn như quy định về mức thuế đánh trên lãi thu được từ việc thực hiện nghiệp vụ hoán đổi. Nhiều ý kiến bày tỏ, quy định này vừa kìm hãm vừa khó thực hiện vì lãi suất thả nổi biến động hàng ngày. Hơn nữa, công cụ phái sinh mang bản chất phòng ngừa rủi ro để tối đa hóa lợi nhuận chứ không phải vì mục đích kiếm lời. II/ Ngân hàng Nhà nước cần có những dự báo chính xác hơn về nhu cầu và xu hướng biến động của tỷ giá Ngân hàng Nhà nước là cơ quan duy nhất hiện nay có khả năng dự báo được diễn biến của tỷ giá mà các doanh nghiệp có thể đặt niềm tin bởi vì ngoài vai trò điều hành tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước còn là cơ quan phát đi những tín hiệu mà theo đó, các ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp có những phản ứng kịp thời để phòng ngừa rủi ro tỷ giá hoặc hạn chế tổn thất do rủi ro tỷ giá mang lại. Do đó, nếu Ngân hàng Nhà nước có những dự báo càng chính xác về xu hướng biến động tỷ giá thì sẽ tạo được niềm tin rất lớn ở các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng thương mại, và khi đó các doanh nghiệp sẽ an tâm hơn trong việc sử dụng các giao dịch ngoại hối phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, đặc biệt là giao dịch kỳ hạn. Ngân hàng Nhà nước cũng có thể cho phép thành lập một công ty hoặc một trung tâm thực hiện dịch vụ tư vấn về tỷ giá hối đoái. Cơ quan này có chức năng là kinh doanh môi giới, tư vấn về lĩnh vực tỷ giá hối đoái, dự báo về tỷ giá hối đoái và tư vấn sử dụng các công cụ hối đoái phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Thông tin do cơ quan này cung cấp có thể được truyền tải qua mạng (mở một trang web riêng) hoặc phát hành theo các tạp chí chuyên về tài chính hoặc kết hợp các phương tiện trên. Nếu có thể cơ quan này nên phát hành một tạp chí riêng để cung cấp những nhận định về tỷ giá và sự biến động tỷ giá. Các dự báo về tỷ giá là cơ sở để xác lập phí quyền chọn và là nhân tố quan trọng tạo nên kỳ vọng tỷ giá trong tương lai. II/NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KDNT TẠI NHCTĐN 1. Đối với Nhà nước 1.1. Về hành lang pháp lý: Cần có chính sách thông thoáng hơn về quản lý và sử dụng ngoại tệ, tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng nhất là các NHCTĐN. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống luật NH. Nghiên cứu khả năng áp dụng dự án lệ, tập quán quốc tế thông qua việc thừa nhận về mặt pháp lý các qui tắc, tập quán quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động ngân hàng cũng như cần có qui định và qui chế cụ thể hơn trong hoạt động KDNT trên thị trường tài chính quốc tế. 1.2. Phát hành các công cụ huy động vốn: Chính phủ nên cho phép phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước để có thể huy động USD của dân đầu tư vào các dự án trọng điểm. Phát hành trái phiếu ở nước ngoài cũng có thể thu hút ngoại tệ mà lãi suất sẽ thấp hơn là vay nước ngoài. 1.3. Chính sách ngoại hối: Hiện nay một số chính sách qui định về quản lý còn nhiều trở ngại cho các ngân hàng trong vấn đề thực hiện. Chẳng hạn như việc rút tiền từ tài khoản của cá nhân. Nghị định có qui định tiền của cá nhân từ nước ngoài gửi về cho cá nhân được phép rút ngoại tệ mặt, như vậy tiền của tổ chức gửi cho cá nhân thì có được rút hay không, nhiều ngân hàng vẫn còn lúng túng trong thực hiện các qui định. 1.4. Chính sách đầu tư: Cần có chính sách đầu tư hợp lý nhằm vừa thu hút đầu tư của nước ngoài vừa tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cũng cần có chính sách bảo hộ có chọn lọc những ngành then chốt và chỉ thực hiện bảo hộ khi thật sự cần thiết. Có như vậy mới có thể sàng lọc các doanh nghiệp yếu kém và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. 1.5. Quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia: Quản lý dự trữ ngoại hối để có thể tác động đến các công cụ chính sách khác, giải quyết các dao động về ngoại hối trong ngắn hạn và có thể can thiệp vào thị trường khi tỷ giá biến động bất ổn. Cuộc khủng hoảng châu Á tháng 7.1997 là một minh chứng cho việc dự trữ ngoại tệ của quốc gia không đủ nên không tránh được cuộc đầu cơ tiền tệ từ bên ngoài. 1.6. Về cơ quan thống kê và công ty kiểm toán: Nguyên nhân rủi ro xuất phát từ vai trò quản lý của Nhà nước: Nền kinh tế còn hoạt động không ổn định, thiếu kiểm soát. Trong khi đó hoạt động KDNT của ngân hàng là bộ phận không thể tách rời đối với mọi hoạt động của nền kinh tế và trong môi trường chung như vậy hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng không có được những cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển một cách tích cực khiến rủi ro có điều kiện để phát sinh và đây chính là nguyên nhân tiềm tàng của những biến động kinh tế ở mức độ cao hơn như khủng hoảng kinh tế, tài chính. Vì vậy Chính phủ cần nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan thống kê, tổng hợp số liệu nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn. Ban hành các quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm tại các ngân hàng, các doanh nghiệp và ban hành qui định trách nhiệm của các công ty kiểm toán cho ngân hàng. 1.7. Thị trường điều hòa tiền mặt: Ngoại tệ mặt trên thị trường ngoại tệ và trong quỹ ngoại tệ của các NH thường không được quản lý tập trung. Nên chăng có một trung tâm điều hòa ngoại tệ mặt cho toàn hệ thống. Mô hình giống như thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, dự trữ một số loại ngoại tệ nhất định với một số lượng nào đó nhằm điều hòa nhu cầu ngoại tệ giữa các ngân hàng, điều phối ngoại tệ giữa các NH. Ngoài ra, nhà nước nên cho phép và hỗ trợ thành lập một ngân hàng dữ liệu hoặc ngân hàng thông tin với sự tham gia của tất cả các NH và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn. Ngân hàng này cho phép có thể cung cấp số liệu và tình hình hoạt động của các ngân hàng trong từng thời kỳ. Trung tâm này đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế nhất là khi các NH chuẩn bị đưa cổ phiếu của NH lên sàn giao dịch chứng khoán. 2. Đối với Ngân hàng Nhà nước 2.1. Chính sách về rủi ro và kiểm soát: Tăng cường quản lý các NH thông qua các quy định về kiểm toán bắt buộc, kiểm tra trình độ định kỳ cũng như tăng cường thanh tra và hỗ trợ các NH nhận biết các rủi ro tiềm ẩn thông qua công tác đã thanh tra của các NH, từ đó đưa ra giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro. 2.2. Chính sách kiều hối: Về chính sách chi trả kiều hối, NHNN nên ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn và nên kết hợp với các ban ngành khác như ngành công an trong các qui định về chi trả kiều hối tận nhà của các cộng tác viên công ty kiều hối. Về các đại lý ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ của các NH được phép kinh doanh ngoại hối, NHNN nên cho phép các công ty kiều hối được phép làm đại lý ủy nhiệm thu đổi ngoại tệ cho các NHTM. Ngân hàng sẽ thu hút được nguồn ngoại tệ từ các công ty kiều hối quay trở lại NH nhanh hơn. Khách hàng nhận kiều hối thuận tiện hơn trong giao dịch mua bán thay vì phải đến NH bán. 2.3. Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng: Cải cách thị trường liên ngân hàng theo hướng giảm độc quyền, nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, tỷ giá Swap, Forward phải sát hơn với thị trường thực tế. Điều này sẽ giúp cho NH có đủ nguồn ngoại tệ cung cấp cho khách hàng khi nhu cầu nhập khẩu tăng quá cao, nhất là vào dịp cuối năm và có thể thực hiện đúng qui định của Nhà nước về trạng thái ngoại tệ. 2.4. Dự trữ ngoại tệ: Đa dạng hóa các loại ngoại tệ trong dự trữ. NHNN đóng vai trò là người cuối cùng trong hoạt động, can thiệp thị trường khi cần thiết. Tập trung dự trữ ngoại tệ có kế hoạch sử dụng hợp lý. Quỹ dự trữ ngoại tệ có tác dụng khi thị trường liên ngân hàng đóng băng, ngoại tệ khan hiếm, NHNN sẽ dùng quỹ này để can thiệp. Khi thị trường ổn định, ngân hàng nhà nước sẽ mua vào để tăng trạng thái ngoại tệ. 2.5. Về tỷ lệ dự trữ đặc biệt: Cần có một tỷ lệ dự trữ hợp lý hơn nhằm giảm chi phí cho khoản vốn không sinh lời ở mức thấp nhất có thể. NHNN cần tính toán đến hệ số rủi ro và môi trường kinh tế để đưa ra tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức phù hợp hơn. Có như vậy, mới thúc đẩy hoạt động đáp ứng nhu cầu cần vốn của các doanh nghiệp. 2.6. Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo: Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo qua mạng Internet về hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phân tích tình hình kinh tế trong nước và nước ngoài, hướng đi mới cũng như phổ biến các nghị định, qui định, thông tư mới trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ. Các NHTM Việt Nam còn non kém về các nghiệp vụ trong KDNT nhất là kinh doanh theo dạng margin trading. NHNN cũng có tổ chức các buổi hội thảo về các chính sách, thông tư để tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc trong chính sách quản lý ngoại hối.Rủi ro trong hoạt động kinh doanh NH xảy ra do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan. Nguyên nhân do chính bản thân NH sẽ được phòng ngừa qua các qui trình nghiệp vụ và kỹ năng kiểm soát. Ngoài ra cần có sự trợ giúp của Chính phủ và NHNN thông qua các thông tư, quyết định và nhất là một hành lang pháp lý thông thoáng. Vận dụng một cách linh hoạt, kịp thời và hợp lý các biện pháp phòng ngừa rủi ro sẽ hạn chế được rủi ro, giúp NHCTĐN ngày càng vững mạnh nhất là trong quá trình chuẩn bị hội nhập vào nền kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế hiện nay . PHẦN C: PHẦN KẾT LUẬN Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong ngân hàng có chức năng cung cấp ngoại tệ trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như giúp luân chuyển các khoản đầu tư quốc tế, giao dịch tài chính quốc tế và cả cung cấp các công cụ bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho các khoản thu xuất khẩu, thanh toán nhập khẩu, các khoản đầu tư hay đi vay bằng ngoại tệ.Trong tiến trình mở cửa nề kinh tế hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì hoạt động của NH bên cạnh những thuận lợi thì phải đối mặt muôn vàng khó khăn thách thức Sau thời gian thực tập tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng tôi nhận thấy hoạt động KDNT tại đây tuy doanh số tăng trưởng nhanh với thị phần chiếm tỷ lệ tương đối cao trong hệ thống NHTM Việt Nam nhưng trước mắt Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng cần phải nổ lực hơn nửa mới có thể duy trị lợi thế cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ này bởi lẻ càng hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu thì nguy cơ bị đào thải rất lớn do những yếu kém nội tại của bản thân NHCTĐN . Trong cuộc cạnh tranh ngày một gay gắt như hiện nay thì việc thu hút khách hàng luôn đóng vai trò quyết định. Nhưng để thành công trong quá trình lôi kéo khách hàng đến với dịch vụ KDNT của mình thì không phải NH cũng làm tốt được bên cạnh đó hoạt động KDNT luôn chứa đựng trong nó những rủi ro rất lớn .Với chuyên đề tốt nghiệp nghiên cứu về hoạt động KDNT tại Ngân Hàng Công Thương Đà Nẵng tôi phần nào đã phản ánh chính xác trung thực tình hình KDNT tại NHCTĐN nói chung và hệ thống NHTM Việt Nam nói riêng.Quả thực đây là công trình mà với tôi là sự cố gắn vượt bậc bởi lẻ tôi trong quá trình nghiên cứu thực tế ọc hỏi được nhiều mà hoàn toàn không giáo trình giảng dạy bên cạnh đó tôi nổ lực hết mình trong nghiên cứu các giáo trình về nghiệp vụ NHTM ,quản trị ngân ngân hàng đó là những môn học mà sinh viên chuyên ngành ngoại thương chúng tôi chưa hề học đến.Với tôi đây là sản phẩm hết sức quí báu mõi trang giấy mà tôi viết ra chứa đựng biết bao mồ hôi công sức ,chiến đấu với lối học cũ chỉ biết tiếp nhận sự giảng dạy từ giáo viên mà chưa phát được tin thần sáng tạo để tìm tòi nghiên cứu phát triển những gì mà mình đã cóp nhặt được từ thực tế. Cũng như trang đầu tiên ,tôi một lần nữa muốn dành những dòng chử cuối cùng này thể hiện lòng biết ơn chân thành nhất đến các thầy cô đã âm thầm dạy dỗ chúng tôi để hôm nay sắp phải ra trường lòng đầy bồi hồi luyến tiếc.Tôi chỉ mong mỏi một điều duy nhất là mong các thầy cô luôn khỏe mạnh để vửng tay chèo lài con thuyền đưa thế hệ đàn em của chúng tôi đến những đỉnh cao của tri thức. Tôi xin cảm ơn các thầy cô trong khoa TM-DL đặc biệt giáo viên hướng dẫn của tôi thầy Nguyễn Thanh Liêm đã nhiệt tình giúp đở tôi trong suốt kì thực tập này.   Một ngày lổ tối đa bao nhiêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTH2849.doc
Tài liệu liên quan