Đề tài Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm

+ Số thuế phải nộp (thuế doanh thu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu) tính trên doanh số bán hàng trong kỳ. + Số chiết khấu hàng bán, giảm giá hàng bán chấp nhận cho khách hàng và doanh thu hàng bán bị trả lại. + Kết chuyển doanh thu thuần vào tài khoản xác định kết quả kinh doanh. Bên cạnh có phản ánh: + Doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá và cung cấp các lao vụ, dịch vụ của doanh nghiệp thực hiện trong kỳ hạch toán. + Tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức lợi nhuận được chia trong kỳ kế toán; + Tiền laĩ do bán ngoại tệ và chênh lệch tỷ giá TK 511 cuối kỳ có số dư và được chi tiết thành 4 tiểu khoản: TK 5111 - Doanh thu bán hàng hoá TK 5112 - Doanh thu bán hàng thành phẩm TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ TK 5114 - Doanh thu trợ cấp, trợ giá

doc85 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1079 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Ký, họ tên) - Đồng thời phản ánh bút toán vào sổ chi tiết thanh toán với người mua (sổ chi tiết số 3): Nợ TK 111 10.000.000 Có TK 131 10.000.000 Khi hoàn thành sản phẩm theo hợp đồng, bàn giao cho khách hàng, kế toán tiến hành phản ánh số giá vốn hàng bán, doanh thu tiêu thụ và một nghiệp vụ khác có liên quan như sau: a. Hạch toán giá vốn hàng bán: Phương pháp hạch toán hàng tồn kho đang thực hiện tại công ty là phương pháp kê khai thường xuyên, kế toán sử dụng TK 632 để hạch toán giá vốn hàng bán. Tuy nhiên, đối với mỗi nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh trong kỳ, kế toán không phản ánh ngay giá vốn hàng bán lên TK 632. Đến cuối kỳ, căn cứ trên số lượng thành phẩm thực tế tồn kho đầu kỳ, số phát sinh tăng trong kỳ và số dư cuối kỳ (TK 154, TK 155) kế toán lập bảng tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán (xem biểu 2) xác định giá vốn của lượng hàng hoá, sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ theo công thức: GVHB trong kỳ = tồn ĐK + PS tăng - tồn cuối kỳ Biểu số 2: Bảng tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán. Tháng 12 năm 2006 Chỉ tiêu Số tiền (đồng) I. Tồn đầu tháng 469.770.440 1. Bán thành phẩm (154) 310.513.660 2. Thành phẩm (155) 159.256.780 II. Cộng PS tăng trong tháng 190.340.500 III. Tồn cuối tháng 460.169.360 1. Bán thành phẩm 229.748.960 2. Thành phẩm 230.420.400 IV. Giá vốn hàng xuất bán thực tế trong tháng 199.941.580 Công ty sử dụng bảng kê số 8-Nhập,Xuất,Tồn kho thành phẩm để làm cơ sở lên các nhật ký chứng từ và các sổ tổng hợp khác.Vì trên thực tế do cách hạch toán hàng tồn kho và phương pháp tính giá thành sản xuất,giá vốn hàng bán đang áp dụng tại Công ty,nên sử dụng bảng kê số 8 này để ghi một lần vào cuối tháng các dòng tổng cộng nhập kho(ghi Nợ TK 155, ghi Có TK 154) và xuất kho thành phẩm (ghi Nợ TK 632,ghi Có TK 155).Công ty chủ yếu tiến hành sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo các đơn đặt hàng,nhưng do hạn chế về lao động kế toán,kế toán Công ty đã không theo dõi chi phí sản xuất và giá vốn hàng bán theo từng đơn đặt hàng mà theo dõi toàn bộ các đơn đặt hàng trong tháng, chỉ đối với nhưng đơn đặt hàng có giá trị lớn,Công ty mới tiến hành hạch toán chi phí và kết quả riêng.Pương pháp này giúp cho kế toán có thể giảm nhẹ khối lượng và đơn giản hoá công tác kế toán.Nhưng mặt khác nó lại gây khó khăn lớn cho công tác kế toán quản trị trong việc xác định kết quả kinh tế của từng đơn đặt hàng. Đây là một nhược điểm cần khắc phục trong quá trình hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tại Công ty. b. Hạch toán doanh thu bán hàng. Các chứng từ gốc thể hiện việc phát sinh doanh thu bán hàng và làm căn cứ cho việc ghi sổ kế toán nghiệp vụ tiêu thụ của Công ty là các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho thành 3 liên: liên 1 dùng cho lưu trữ, liên 2 và 3 người bán đem xuống kho thành phẩm để nhận hàng, sau khi đã nhận hàng và cùng thủ kho ký nhận vào các chứng từ này, liên 2 được giao cho khách hàng, liên 3 giao cho thủ kho để ghi thẻ kho và chuyển cho kế toán ghi sổ. Nếu khách hàng thanh toán tiền tại phòng Tài vụ trước khi nhận hàng thì trên hoá đơn kiêm phiếu xuất kho sẽ được đóng dấu "đã thu tiền" nếu sau khi nhận hàng chưa thanh toán thì kế toán sẽ dựa trên liên thứ 3 để làm thủ tục thanh toán. - Khi kết thúc hợp đồng, giao hàng cho khách hàng, kế toán lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho (3 liên) làm thủ tục thanh toán và ghi sổ ghi nhận doanh thu tiêu thụ: Nợ TK 131: số tiền hàng đã ứng trước Nợ TK 111: phần còn lại của hợp đồng, thanh toán bằng tiền mặt Nợ TK 112: phần còn lại của hợp đồng, thanh toán tiền gửi NH Có TK 511: doanh thu bán hàng theo hợp đồng Tiếp tục ví dụ 1 khi xuất hàng giao cho Công ty An Ninh kế toán lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho: Biểu số 2: Đơn vị: Công ty Hải Long Địa chỉ:115 phan trọng Tuệ – Tam Hiệp – Thanh Trì - Hà Nội. Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho Ngày 15 tháng 12 năm 2006 Quyển số:0 4 (Liên :3) Nợ: 112, 131 Có: 511 - Họ tên người mua: Nguyễn Văn Quang - lý do xuất kho: xuất bán cho khách hàng - Địa chỉ: Công ty An Ninh - Xuất tại kho: Kho thành phẩm số 1 - Địa chỉ giao hàng: Công ty Hải Long - Hình thức thanh toán: chuyển khoản -Số hiệu tài khoản : Chỉ tiêu Số tiền (đồng) Mã số đơn vị tính Chỉ tiêu Đơn giá Thành tiền yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 01 Thép Cuộn Cuộn 200 200 102.080 20.416.000 Cộng 20.416.000 - Tổng số tiền (viết bằng chữ):Hai mươi triệu bốn trăm mười sáu nghìn đồng chẵn./. Trong đó thuế: 2.041.600đ (Hai triệu không trăm bốn mốt nghìn sáu trăm đồng chẵn./.). - Thời gian và địa điểm bảo hành: - Ghi chú: khách hàng đã ứng trước 10.000.000 đồng tiền hàng. Người mua Người viết hoá đơn Thủ kho kế toán trưởng thủ trưởng đơn vị + Đồng thời phản ánh bút toánvào sổ chi tiết số 3 (sổ chi tiết bán hàng) : Nợ TK 112 10.416.000 Nợ TK 131 10.000.000 s Có TK 511 20.416.000 sổ chi tiết bán hàng Sản phẩm hàng hóa dịch vụ chứng từ TKĐƯ DOANH THU sh nt SL ĐG TT THUế CáC khoản khác px01 15/12 131 200 102.080 20.416.000 cộng PS 20.416.000 DT thuần 20.416.000 giảm giá hàng bán lợi nhuận gộp Từ hoá đơn kiêm phiếu xuất kho đã lập kế toán thực hiện việc ghi sổ kế toán như sau: - Ghi sổ theo dõi tiêu thụ - Ghi nhật ký chứng từ số 1 hoặc 2 đối với những hoá đơn thanh toán tiền ngay. - Ghi bảng kê số 11, theo dõi khoản phải thu của khách hàng trên TK 131. - Ghi sổ chi tiết số 4 chi tiết thanh toán với người mua trường hợp khách hàng nợ tiền hàng hoặc thanh toán tạm ứng tiền hàng. - Ghi sổ chi tiết nợ tiền hàng hoặc thanh toán tạm ứng tiền hàng. Ghi sổ chi tiết bán hàng (sổ chi tiết số 3) theo dõi doanh thu và các khoản giảm trừ . c. Hạch toán thuế VAT và các khoản giảm trừ khác: Thuế VAT đối với mỗi hàng hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của Công ty được tính theo công thức: Thuế VAT phải nộp = DT chịu thuế x thuế suất Thuế suất đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ là khác nhau, cụ thể: - Thuế suất 1% đối với sản phẩm cơ khí. - Thuế suất 2% đối với dịch vụ KHKT (dịch vụ nghi khí đo lường) - Thuế suất 4% đối với doanh thu từ hoạt động cho thuê kho bãi, nhà xưởng Cuối kỳ căn cứ và dòng tổng cộng doanh thu trên sổ chi tiết bán hàng kế toán lập tờ khai tính thuế VAT, tính ra tổng số thuế phải nộp ngân sách trong kỳ. Biểu số 3: Tờ khai tính thuế VAT tháng 12 năm 2006 Công ty Hải Long STT Nội dung Doanh thu Thuế suất Số thuế phải nộp Ghi chú 1 SX cơ khí 185.934.200 1% 1.859.342 2 Thiết bị áp lực 254.500.000 1% 2.545.000 3 Tư vấn kinh tế 38.000.500 2% 760.000 4 Dịch vụ kinh tế 42.800.000 2% 856.000 Cộng 6.020.342 Một khoản giảm trừ doanh thu khác có thể phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Hải Long đó là khoản giảm giá hàng bán. Khoản này phát sinh khi chất lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty không đạt yêu cầu, khách hàng yêu cầu giảm giá, đề nghị này phải được Giám đốc Công ty phê duyệt và có công văn chính thức gửi cho khách hàng và phòng tài vụ Công ty. Trong trường hợp khách hàng đã thanh toán đầy đủ tiền hàng, nếu chấp nhận giảm giá, Công ty sẽ thanh toán lại cho khách hàng chưa thanh toán hết tiền hàng, số giảm giá được trừ vào khoản phải thu của khách. VD:Giảm giá do 8 INOX cuộn cho Công ty dệt 8/3 theo hoá đơn số 28796 ngày 21/12/2005 không đủ độ cứng theo tiêu chuẩn chất lượng, khách hàng từ chối thanh toán tiếp số tiền còn nợ. Giám đốc Công ty đã ký gửi công văn cho Công ty dệt 8/3 về việc chấp nhận giảm giá bán do chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu, chấp nhận giảm giá 20% trên tổng số tiền ghi trên hoá đơn bán 8 quạt treo tường này, trừ vào số tiền mà Công ty dệt còn nợ. Khoản giảm giá hàng bán phát sinh tháng 12 năm 2006, kế toán ghi: Nợ TK 532 4.240.000 Có TK 131 4.240.000 Cuối kỳ, kế toán kết chuyển khoản ghi giảm doanh thu bằng bút toán: Nợ TK 511 4.240.000 Có TK 532 4.240.000 Do được kiểm tra chất lượng khá chặt chẽ trước khi nhập kho sản phẩm, hơn nữa Công ty tiến hành tổ chức sản xuất theo phương thức khoán cho các phân xưởng nên chất lượng sản phẩm của Công ty thường đạt chất lượng tốt đáp ứng được đối với khách hàng. Còn trường hợp giảm giá hàng bán hay hàng bán bị trả lại do chất lượng sản phẩm kém rất hiếm khi xảy ra. Như đã trình bày ở phần trên, do Công ty không tiến hành theo dõi giá vốn hàng bán theo từng đơn đặt hàng hay sản phẩm cho nên khi phát sinh hàng bán bị trả lại, kế toán không phản ánh chính xác được giá vốn của sản phẩm bị trả lại. Vì vậy kế toán Công ty phản ánh giá vốn của lượng hàng bán bị trả lại theo giá hạch toán được tính theo công thức: Giá HT của hàng bán bị trả lại = DT hàng bán bị trả lại x 80% 80% ở đây chính là tỉ lệ so với tổng giá trị hợp đồng sản xuất hợp đồng bán hàng mà Công ty đã giao khoán cho các bộ phận phân xưởng sản xuất sau khi ký được hợp đồng. VD: Ngày 10/11/2006 Công ty thiết bị và dụng cụ Hà Tây trả lại 10 cuộn thép Inox đã bán kỳ trước vì chất lượng kém (đã thanh toán hết tiền hàng) Công ty nhận lại nhập kho và chấp nhận thanh toán tiền hàng cho Công ty thiết bị và dụng cụ Hà Tây theo giá bán (cả thuế VAT 10%) là 19.800.000 đồng, giá vốn của 10 cái quạt trần này là 14.000.000 đồng. -Kế toán phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại do vi phạm cam kết trong hợp đồng: Nợ TK 155 14.000.000 Có TK 632 14.000.000 -Phản ánh giá thanh toán của hàng bán bị trả lại Nợ TK 531 18.000.000 Nợ TK 3331(33311) 1.800.000 Có TK 338(3388) 19.800.000 -Cuối kỳ kết chuyển doanh thu hàng bán bị trả lại Nợ TK 511 18.000.000 Có TK 531 18.000.000 Đối với các hợp đồng kinh tế có giá trị lớn, Công ty có chính sách chiết khấu cho khách hàng theo một tỉ lệ hợp lý trên cơ sở các tính toán của phòng tài vụ được sự phê chuẩn của Giám đốc. VD : Hợp đồng số 018 - 04 ký với nhà máy giấy Bãi Bằng về việc chế tạo và lắp đăt hệ thống quạt thông gió, trị giá 800.000.000 đồng, Công ty quyết định cho khách hàng hưởng chiết khấu 3% trên tổng giá trị hợp đồng. Kế toán hạch toán khoản chiết khấu này như sau: - Chấp nhận chiết khấu: Nợ TK 811 24.000.000 Có TK 111 24.000.000 Thuế và khoản giảm trừ doanh thu được ghi chi tiết trên sổ chi tiết số 3 (sổ chi tiết bán hàng) theo từng nghiệp vụ tiêu thụ. 2. Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp chấp nhận trả tiền sau: Theo qui chế của Công ty, tất cả các trường hợp bán hàng thanh toán tiền sau với giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ giá trị lớn hơn 50.000.000 đồng đều phải được sự phê duyệt của Giám đốc Công ty, đối với các hợp đồng có giá trị nhỏ hơn 50.000.000 đồng kế toán trưởng có thể thừa lệnh Giám đốc để xem xét và chấp nhận dựa trên cơ sở mối quan hệ trong kinh doanh của Công ty với khách hàng và thanh toán với khách hàng, cũng như khả năng hợp tác kinh doanh làm ăn với khách hàng đó trong tương lai. Thời hạn thanh toán tiền hàng được xác định dựa trên sự thoả thuận giữa Công ty với khách hàng và được ghi thành điều khoản trên hợp đồng kinh doanh hoặc hợp đồng bán sản phẩm. Nếu quá thời hạn trên hợp đồng, khách hàng vẫn không thanh toán hết tiền hàng cho Công ty thì sẽ phải chịu một lãi suất nhất định tính theo số ngày quá thành hạn thanh toán (lãi suất được thoả thuận giữa 2 bên và phù hợp với pháp lệnh về hợp đồng kinh tế). - Khi xuất kho giao hàng cho khách, sản phẩm đã được coi là tiêu thụ, dựa trên các hoá đơn kiêm phiếu xuất kho kế toán hạch toán doanh thu theo bút toán sau: Nợ TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt Nợ TK 112: Thanh toán bằng tiền gửi (chuyển khoản) Có TK 511: DT bán hàng - Khi khách hàng thanh toán tiền kế toán ghi: Nợ TK 111: Thanh toán tiền mặt Nợ TK 112: thanh toán bằng tiền NH Giá vốn hàng bán được hạch toán tương tự như trường hợp trên, ghi theo số tổng cộng vào cuối tháng. VD3: Hoá đơn số 28794 ngày 18/12/2006 bán cho Công ty thiết bị áp lực Hải phòng 100 cái quạt bàn trị giá 13.000.000 đồng, khách hàng xin hỗ nợ đã được chấp nhận. Kế toán lập hoá đơn kiêm phiếu xuất kho và ghi sổ: Nợ TK 131 13.000.000 Có TK 511 13.000.000 Ngày 30/12/2005 Công ty thiết bị áp lực Hải phòng thanh toán bằng chuyển khoản 8.000.000 đồng, khi nhận được giấy báo có của ngân hàng kế toán ghi: Nợ TK 112 8.000.000 Có TK 131 8.000.000 - Nếu khách hàng thanh toán sau thời hạn ghi trên hợp đồng phần lãi suất trả chậm tính trên số tiền hàng còn nợ được hạch toán vào doanh thu bán hàng của hợp đồng đó. Nợ TK 131: Ghi tăng khoản phải thu của khách (phần lãi trả chậm) Nợ TK 111, 112: Khách hàng thanh toán bằng tiền (gốc + Lãi) Có TK 511: ghi tăng DT bán hàng (phần lãi trả chậm) Có TK 131: Trừ vào số phải thu Các nghiệp vụ khác (thuế, giảm giá hàng bán, chiết khấu, hàng bán bị trả lại) nếu có phát sinh được hạch toán tương tự trường hợp tiêu thụ khách hàng ứng trước tiền hàng. 3. Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp thu tiền ngay: Trường hợp này thường xảy ra khi Công ty bán hàng trực tiếp không thông qua các hợp đồng kinh tế. Về cơ bản, cách hạch toán giống với các trường hợp trên, chỉ riêng doanh thu bán hàng được ghi theo bút toán sau: Nợ TK 111: Thanh toán bằng tiền mặt Nợ TK 112: Thanh toán bằng tiền gửi(chuyển khoản) Có TK 511: DT bán hàng 4. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty Hải Long Việc xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty Hải Long được thực hiện cho tất cả các loại sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ mà Công ty đã tiêu thụ được trong kỳ mà không tách rời kết quả cho việc kinh doanh từng loại sản phẩm hàng hoá dịch vụ nào. Điều này khiến cho công tác kế toán của Công ty được đơn giản và giảm nhẹ đi khá nhiều. Nhưng mặt khác, nó cũng gây ra một số khó khăn nhất định trong việc theo dõi chi tiết tình hình tiêu thụ và kết quả tiêu thụ của từng loại sản phẩm. Hạch toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh tại Công ty cơ khí Hải Long đều được kế toán tập hợp trên TK 642(Biểu số 4). Chi phí bán hàng và chi phí quản lý gồm các khoản mục chủ yếu sau (chi phí bán hàng chiếm tỉ trọng không đáng kể). - Chi phí tiền lương nhân viên quản lý văn phòng. - Chi phí vật liệu, dụngcụ. - Chi phí khấu hao - Tiền điện, điện thoại, điện tín, bưu phí, nước dùng chung trên toàn Công ty. - Chi phí bảo hộ lao động. - Chi công tác phí, hội nghị, sách báo... Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm: Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý: Nợ TK 911 79.403.350 Có TK 642 79.403.350 - Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511 527.952.496 Có TK 911 527.952.496 - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911 196.125.000 Có TKI 632 196.125.000 - Kết chuyển chi phí chờ kết chuyển vào TK 911 Nợ TK 911 119.256.000 Có TK 142 119.256.000 - Kết chuyển lãi (tháng 12 năm 2005) Nợ TK 911 133.168.146 Có TK 421 133.168.146 Để hạch toán kết quả tiêu thụ trong kỳ, kế toán Công ty dùng các loại sổ sau: - Để theo dõi và hạch toán chi phí quản lý và chi phí bán hàng dùng bảng kê số 5 - TK 642(Biểu số 4). - Để tổng hợp doanh thu thuần xác định kết quả dùng sổ chi tiết bán hàng . - Để tổng hợp số liệu và xác định kết qủa dùng sổ cái TK 911(Biểu số 8), số liệu trên TK 911 được lấy từ bảng cân đối chi tiết số phát sinh (Biểu số6) và sổ chi tiết xác định kết quả(Biểu số5), dòng tổng cộng trên sổ cái TK 911 được đối chiếu với dòng tổng cộng trên bảng cân đối chi tiết số phát sinh và dòng của TK 911 trên bảng cân đối TK(Biểu số 7). Biểu số 4: Bảng kê số 5 - TK 642 Ghi nợ TK Ghi có TK TK 642 152 0 153 0 141 0 214 0 311 0 334 8000 000 Lấy từ NKCT số 1 10.159.227 Lấy từ NKCT số 2 0 Cộng PS thực tế 18.159.227 Biểu số 5: Sổ chi tiết xác định kết quả TK xác định kết quả - số liệu 911 Loại hoạt động (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ...) Số TT Diễn giải Ghi nợ TK 911, ghi có các TK Ghi có TK 911, nợ các TK GVHB TK632 CPQL 642 Lãi K/c TK421 DT thuần TK511 Lỗ kết chuyển 1 K/c GVHB 348 093 150.33 2 K/c CPQL 18 159 227 3 K/c DT thuần 5471786968 4 Xác định lãi, lỗ 130268439.12 5 Cộng 348093150.33 18159227 130268439.12 188091734 Bảng chi tiết số phát sinh TK có TK nợ 111 112 421 511 632 911 Cộng nợ 111 ... 112 ... 131 ... 511 ... 547.180.765 547.178.698 632 ... 348.093150.33 ... ... ... ... ... ... ... ... 911 ... 103.946.332 348.093150.33 547.180.765 Cộng có ... 547.178.698 547.180.765. Biểu số7: Bảng cân đối tài khoản (trính) Tháng 12 năm 2005 Tài khoản Dự đầu tháng Tổng PS nợ Tổng PS có Dự cuối kỳ 511 - 547.178.698 547.178.698 - 632 - 348.093150.33 348.093150.33 - 642 - 181.159.227 181.159.227 - 911 - 547.180.765. 547.180.765. - Biểu số 8: Sổ cái TK 911 (cột tháng 12) Ghi có các TK đối ứng nợ với TK kỳ này Tháng 12 511 547.178.698 632 348.093150.33 642 181.159.227 421 133.168.146 Cộng PS nợ 547.180.765 Cộng PS có 547.180.765 Số dư cuối kỳ Phần III Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty Hải Long. I. Đánh giá trung về hiện trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty Hải Long Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác hạch toán tại Công ty Hải Long ta thấy có thể rút ra một vài nhận xét chung như sau: Bộ phận kế toán - tài vụ của công ty được tổ chức khá hợp lý và chặt chẽ, nhìn chung đã hoàn thành tốt chức năng quản lý tài chính và chức năng tham mưu cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty trong nền kinh tế trị trường. Tuy số lượng các bộ phận thực hiện công tác là rất ít (chỉ có 7 người, kể cả trưởng, phó phòng) nhưng việc bố trí, phân công phụ trách các phần hành kế toán được thực hiện khá hoàn chỉnh, các kế toán viên đều có kiến thức về giao nghiệp vụ rất vững vàng, nắm vững những phần hành được giao và có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau. Công tác kế toán của Công ty được thực hiện theo đúng các quy định, hướng dẫn của chế độ kế toán và chế độ quản lý tài chính hiện hành. Các cán bộ kế toán của Công ty đã nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn ra một hệ thống tài khoản, bộ sổ kế toán cũng như hình thức ghi sổ, trình tự luân chuyển... hợp lý và khoa học, vừa tuân thủ chế độ vừa phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh tại Công ty. Việc Công ty tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ là hợp lý. Trước hết hình thức này phù hợp với đặc điểm kinh doanh, quy mô của Công ty, yêu cầu bố trí lao động kế toán và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mỗi kỳ kế toán. Mặt khác, tổ chức sổ theo dõi hình thức này đảm bảo sự thuận lợi (cả về thời gian và độ chính xác) cho kế toán khi ghi chép, đối chiếu và tổng hợp số liệu. - Hệ thống chứng từ tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của Công ty được tổ chức khá hợp lý, các yếu tố được xây dựng trên các chứng từ như "Lệnh sản xuất","Phiếu nhập kho". "Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho" có liên hệ chặt chẽ với nhau, kế toán viên cũng như những người quản trị Công ty có thể theo đó để đối chiếu kiểm tra. - Bộ sổ kế toán dùng để hạch toán tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ về bán hàng, theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ sản phẩm, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ,tình hình thanh toán với khách hàng. - Việc tập hợp các chi phí, tính giá vốn hàng bán và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty được thực hiện một cách chính xác và nhanh chóng nhờ sự tổ chức bộ sổ kế toán cũng như quy trình luân chuyển hợp lý, giảm bớt được các khâu trung gian không cần thiết. Nhìn chung tại Công ty Hải Long, công tác kế toán nói chung và hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm nói riêng được thực hiện khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những nét ưu việt, phần hành kế toán này của Công ty vẫn có những tồn tại nhất định mà Công ty có thể nghiên cứu để cải thiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán, thực hiện tốt hơn nữa vai trò của kế toán trong quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty. II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả sản phẩm tại công ty hải long. Do được tổ chức khá công phu nên những hạn chế của công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty là khâu trọng yếu, nhưng nó cũng gây ra một số khó khăn nhất định cho việc ghi chép, tổng hợp số liệu kế toán. Xuất phát từ những nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty về vấn đề này, em xin nêu ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm của Công ty, cụ thể như sau: 1. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán: Hiện nay, phòng kế toán của công ty chỉ có 7 người, do thiếu nhân viên nên trưởng, phó phòng phải kiêm nhiệm nhiều thành phần hành. Khối lượng công việc mà mỗi nhân viên kế toán phải đảm nhiệm là khá lớn so với mức trung bình ở một Công ty có quy mô và tính chất kinh doanh tương tự, nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong kế toán dễ bị vi phạm. Đặc điểm này gây ra một sức ép lớn đối với công tác kế toán của đơn vị. Công ty đang áp dụng hình thức nhật ký chứng từ, hình thức ghi sổ này đòi hỏi một số lượng sổ sách chi tiết và tổng hợp lớn. Do thiếu lao động nên kế toán Công ty phải bỏ một số lớn sổ sách, trong đó có một số sổ sách khá quan trọng; việc hạch toán cũng phải tiến hành ở nhiều công đoạn nhằm đảm bảo tiến độ công việc mà vẫn không thể tiến hành quyết toán đúng kỳ hạn, nhất là các quyết toán cuối năm. Tuy không ảnh hưởng lớn tới kết quả tính toán cuối cùng nhưng công tác kế toán của phòng gặp nhiều khó khăn. Hoàn thiện tổ chức bộ máy kế toán cũng là một tiền đề quan trọng nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ tại Công ty. Vấn đề này xin nêu ra phương án sau: Giữ nguyên bộ máy kế toán hiện tại nhưng sử dụng thêm máy vi tính vào công tác kế toán. Sử dụng máy vi tính để thực hiện công tác kế toán là phương án đem lại hiệu quả cao cho công tác kế toán của đơn vị. Vì kế toán viên chỉ có nhiệm vụ nhập chứng từ còn việc tính toán, phân bổ lên các loại sổ sách, lập báo cáo kế toán đều do máy tính thực hiện. Sử dụng máy tính sẽ làm giảm đáng kể khối lượng công việc thủ công. Chi phí cho phương án này gồm các chi phí thu mua máy vi tính, chi phí thu mua phần mềm kế toán thích hợp, chi phí đào tạo nhân viên về việc sử dụng máy tính. 2. Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm. a. Hoàn thiện xác định giá vốn hàng bán và xác định kết quả tiêu thụ: Theo phương pháp xác định giá vốn hàng tiêu thụ của Công ty hiện đang áp dụng để xác định được giá vốn hàng bán cuối mỗi tháng Công ty phải tiến hành kiểm kê số lượng sản phẩm thực tế tồn kho. Với bộ máy kế toán như hiện nay, số lượng nhân viên ít, khối lượng công việc nhiều, việc kiểm kê hàng tháng gây ra nhiều trở ngại cho công tác kế toán cũng như công tác quản lý sản phẩm của Công ty. Mặt khác, phương pháp xác định giá vốn hàng bán hiện nay của Công ty cũng còn tồn tại một số điểm không hợp lý: Công ty tổ chức sản xuất và bán hàng chủ yếu dựa trên các đơn đặt hàng hoặc các hợp đồng bán hàng, hợp đồng sản xuất. Công ty xác định giá cả của các hợp đồng chủ yếu dựa trên các định mức kinh tế - kỹ thuật đã lập sẵn cho từng loại sản phẩm, dịch vụ. Do thị trường luôn có nhiều biến động nên các định mức kinh tế kỹ thuật cũng cần được thay đổi cho phù hợp với những biến động của thị trường. Có được các định mức đúng đắn, Công ty mới có thể tiến hành tổ chức sản xuất và xác định giá bán sản phẩm hợp lý, đảm bảo lợi nhuận của mình cũng như lợi ích của khách hàng. Cơ sở để xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật chính là chi phí sản xuất và giá vốn hàng bán thực tế phát sinh đối với từng loại sản phẩm, từng loại đơn đặt hàng mà Công ty đã tiến hành. Để đáp ứng các yêu cầu trên, giữa việc xây dựng định mức và việc hạch toán giá vốn hàng bán cần có mối quan hệ chặt chẽ. Trên thực tế phương pháp xác định giá vốn hàng bán cho tất cả lượng sản phẩm tiêu thụ trong tháng hiện đang áp dụng tại Công ty lại không cho phép tính giá vốn hàng bán theo từng đơn đặt hàng riêng biệt, do vậy khó có thể thoả mãn được các đòi hỏi nêu trên. Vì vậy, theo em, để hoàn thiện việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, trước hết Công ty cần có những đổi mới nhất định nhằm hoàn thiện phương pháp xác định giá vốn hàng bán. Cụ thể, Công ty nên thực hiện việc hạch toán giá vốn hàng bán theo từng đơn đặt hàng và hợp đồng sản xuất. Tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm và trị của đơn đặt hàng đó nhiều hay ít. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm đơn giản hay phức tạp, thời gian thực hiện đơn đặt hàng ngắn hay dài. Ngoài các chi phí về nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng đơn đặt hàng, chi phí sản xuất chung sẽ được tiến hành phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo doanh thu của đơn hàng này hay chi phí nhân công trực tiếp. Do chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời hạn hoàn thành đơn đặt hàng ở Công ty thường khá dài (lớn hơn 1 tháng) cho nên thời điểm xác định giá vốn của đơn đặt hàng có thể không trùng với thời điểm xác định kết quả để lập báo cáo. Cho nên đến kỳ báo cáo, kế toán Công ty tiến hành hạch toán doanh thu, giá vốn, các nghiệp vụ khác có liên quan để xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm đối với các đơn đặt hàng nào hoàn thành. Đối với các đơn đặt hàng chưa hoàn thành toàn bộ chi phí sản xuất đã tập hợp cho từng đơn hàng đó được coi là chi phí sản xuất dở dang. b. Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm: Vấn đề thứ nhất: Hiện nay, tạo nên doanh thu tiêu thụ của Công tyHải Long có hai bộ phận chính đó là doanh thu từ các hợp đồng sản xuất sản phẩm cơ khí và doanh thu từ việc thực hiện các dịch vụ khí tài.Trong đó doanh thu từ dịch vụ nghi khí tài chiếm tỉ trọng khá lớn trong doanh thu tiêu thụ của toàn Công ty (vào khoảng 30%), nhưng trên thực tế doanh thu tiêu thụ và kết quả tiêu thụ của Công ty không được hạch toán chi tiết cho hai hoạt động này. Vì vậy, khi có nhu cầu về thông tin kế toán của từng loại hoạt động thì kế toán phải tiến hành nhặt số liệu trên các sổ sách, công việc này rất khó khăn và tổn thất nhiều thời gian. Do đó, tính kịp thời trong cung cấp thông tin của kế toán không được đảm bảo, hơn nữa độ chính xác của thông tin không cao, vì dễ bị nhầm lẫn, trùng lặp khi nhặt số liệu. Vì vậy theo em, muốn hoàn thiện việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ kế toán Công ty cần hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả chi tiết theo các đối tượng: - Hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí. - Dịch vụ nghi khí đo lường. Ngoài ra, do giá vốn hàng bán cần được tính cho từng đơn đặt hàng và hợp đồng kinh tế, cho nên việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm cũng cần được hạch toán và chi tiết cho từng đơn đặt hàng. Điều này đòi hỏi kế toán phải tiến hành hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán và xác định kết quả tiêu thụ theo từng hoạt động cụ thể. Để thực hiện được điều này, kế toán có thể mở các tài khoản cấp 2 cho các TK 511, 911, 632 cụ thể như sau: TK 5111 - DT bán sản phẩm cơ khí. TK 5112 - DT dịch vụ khí tài. TK 911 - chi tiết "hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí". TK 911 - chi tiết "Dịch vụ khí tài". TK 6321 - giá vốn sản phẩm cơ khí. TK 6322 - giá vốn sản phẩm dịch vụ nghi khí đo lường. Đối tượng hoạt động sản xuất sản phẩm cơ khí nói riêng, kế toán cũng cần hạch toán chi tiết tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ cho từng loại sản phẩm. Sổ chi tiết số 3 cần được mở cho đối tượng chi tiết là các loại sản phẩm tiêu thụ. Vấn đề thứ 2: Trình tự và nguyên tắc hạch toán tiêu thụ sản phẩm của Công ty Hải Long về cơ bản tuân thủ chặt chẽ các quy định của chế độ kế toán hiện hành. Tuy nhiên, việc hạch toán trên các loại sổ sách kế toán có một số khác biệt. Sổ theo dõi tiêu thụ của Công ty là loại sổ có kết cấu khá ưu việt, cho phép kế toán theo dõi chặt chẽ các phát sinh doanh thu, các khoản ứng trước, tình hình thanh toán tiền hàng theo hoá đơn cũng như thanh toán các khoản ứng trước của người mua. Để theo dõi thanh toán với người mua, kế toán Công ty đang dùng sổ chi tiết số 4 (sổ chi tiết thanh toán với người mua) và bảng kê số 11 (phải thu của người mua). Trên thực tế số chi tiết số 4 không được mở chi tiết cho từng đối tượng khách hàng mà ghi chung cho tất cả các hoá đơn bán hàng có liên quan đến TK 131. Mặt khác, Công ty không có một sổ sách nào khác biệt để theo dõi tình hình thanh toán đối với từng khách hàng. Đặc điểm này khiến cho việc lên bảng kê số 11 từ sổ chi tiết số 4 vào cuối tháng của Công ty không thuận lợi và dễ nhầm lẫn do phải tổng hợp số liệu của từng khách hàng trên sổ chi tiết số 4. Để khắc phục nhược điểm này, kế toán Công ty có thể sử dụng sổ chi tiết thanh toán với người mua, mở cho từng khách hàng. Sổ có thể được thiết kế theo dạng tờ rời, cuối kỳ, dòng tổng cộng của mỗi sổ ( chi tiết cho từng người mua) sẽ được dùng để lên bảng kê số 11 (phải thu của khách hàng). Vấn đề thứ 3: Việc hạch toán xác định kết quả tiêu thụ của Công ty hiện tại đang được thực hiện trên các sổ: Sổ cái TK 911. Sổ chi tiết xác định kết quả, bảng cân đối chi tiết số phát sinh. Về thực chất, sổ cái TK 911 và sổ chi tiết xác định kết quả có nội dung phản ánh và kết cấu tương tự nhau. Như vậy, khi hạch toán xác định kết quả tiêu thụ trên các loại sổ sách này sẽ có sự trùng lắp, gây lãng phí công sức. Theo em, Công ty chỉ nên dùng một trong hai loại sổ này trong việc xác định kết quả. Sổ chi tiết xác định kết quả có nhược điểm là không phản ánh được các khoản chi phí chờ kết chuyển được kết chuyển vào TK 911, sổ cái TK 911 khắc phục được thiếu sót này cho nên chỉ cần dùng sổ cái TK 911 là đủ. Bảng cân đối chi tiết số phát sinh (biểu số 6) là sổ được kết cấu theo dạng bàn cờ, có thể dùng để tổng hợp cũng như đối chiếu thông tin trên cùng một sổ. Tuy nhiên, việc Công ty dùng sổ này để hạch toán xác đinh kết quả cũng có những điểm không thuận lợi. Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm mà em đã rút ra được sau khi em đã nghiên cứu thực tập thực tế công tác hạch toán kế toán tại Công ty Hải Long Để nâng cao hiệu quả của công tác kế toán cần phát huy những ưu điểm đã đạt được đồng thời không ngừng hoàn thiện những điểm còn thiết sót. Điều này đòi hỏi không chỉ sự cố gắng nỗ lực của phòng kế toán mà còn đòi hỏi sự quan tâm chỉ đaọ kịp thời của những người lãnh đạo Công ty. Kết luận Kế toán là một công cụ đắc lực và không thể thiếu được trong quá trình quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong thực tế kế toán doanh nghiệp, các phần hành kế toán được xây dựng dựa trên cơ sở, các giai đoạn hay yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng nhưng lại có ý nghĩa quyết định đối với cả quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác, sự sống còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường phụ thuộc rất nhiều vào khâu tiêu thụ sản phẩm. Kế toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ là một trong những phần hành chủ yếu của kế toán doanh nghiệp, được xây dựng nhằm mục đích theo dõi chặt chẽ quá trình tiêu thụ sản phẩm, đồng thời tính toán và xác định kết quả tiêu thụ một cách chính xác, kịp thời, phản ánh khách quan, trung thực hiệu quả kinh doanh thực tế của các doanh nghiệp. Muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, thực hiện tốt mục tiêu lợi nhuận cần phải phối hợp tốt các yếu tố: tổ chức tiêu thụ, hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả. Do vậy bên cạnh việc thúc đẩy tiêu thụ các doanh nghiệp cần không ngừng đổi mới và hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả. Điều này đòi hỏi phải có sự kết hợp chặt chẽ và khoa học giữa lý luận và thực tế nhằm tìm ra những mô hình, những phương pháp hạch toán phù hợp với thực tế kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trên cơ sở lý luận cơ bản về hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm, kết hợp với tình hình thực tế tại Công ty Hải Long chuyên đề đã mạnh dạn phân tích ưu điểm cũng như nhược điểm trong công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ của Công ty, và đưa ra một số ý kiến với mong muốn góp phần hoàn thiện phần hành kế toán quan trọng này. Do thời gian thực tập ngắn và sự thiếu kinh nghiệm của bản thân, đề tài của em vẫn còn những hạn chế nhất định. Trong thời gian thực tập tại Công ty Hải Long để hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này em đã nhận đuợc sự giúp đỡ nhiệt tình của phong kế toán tài chính nói riêng cũng như của Công ty Hải Long nói chung trong suốt thời gian vừa qua.Đồng thời, cùng với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo hướng dẫn em đã học hỏi được rất nhiều kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế của công việc kế toán tài chính.Đây sẽ là những bài học kinh nghiệm rất bổ ích cho công việc sau này của em.Do kiến thức chuyên môn còn hạn chế nên bài báo cáo này còn nhiều thiếu sót kính mong cô giáo và các cô chú dóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn nhà trường và các cô chú phòng kế toán tài chính của Hải Long đã tạo điều kiện cho em có đợt thực tập bổ ích này. Mục lục Trang Lời mở đầu 1 Phần I: Cơ sở lý luận của hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 3 I.Tiêu thụ sản phẩm và nhiệm vụ hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong doanh nghiệp 3 1.Sản phẩm và yêu cầu quản lý sản phẩm trong doanh nghiệp 3 2.Tiêu thụ và ý nghĩa của tiêu thụ đối với sản xuất kinh doanh 4 3. Nhiệm vụ của hạch toán tiêu thụ sản phẩm 6 II.Các khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 7 1. Doanh thu bán hàng và thời điểm xác định doanh thu 7 2. Các khoản giảm trừ doanh thu 7 3.Các khoản thuế phải nộp nhà nước 8 4. Giá vốn hàng bán 9 III.Hạch toán tiêu thụ sản phẩm trong trong doanh nghiệp 11 1. Tài khoản sử dụng 11 2. Phương pháp xác định giá vốn hàng bán 15 3. Hạch toán tiêu thụ theo phương thức bán hàng (các phương thức tiêu thụ) 16 IVV.Hạch toán xác định kết quả 26 1. Hạch toán tổng hợp chi phí bán hàng 26 2. Hạch toán tổng hợp chi phí quản lý donh nghiệp 28 3. Hạch toán tổng hợp xác định kết quả tiêu thụ 32 VI. Đặc điểm hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 34 Phần II: Thực trạng hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty cơ khí Hải Long 37 I.Một số nét khái quát về công ty cơ khí Hải Long 37 1. Lịch sử hình thành và phát triển 37 2. Cơ cấu tổ chức tổ chức bộ máy họat động sản xuất kinh doanh 39 3. Đặc điểm sản phẩm và vấn đề tiêu thụ sản phẩm 40 II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty cơ khí Hải Long 42 1.Tổ chức bộ máy kế toán 42 2. Hình thức và phương pháp hạch toán kế toán hiện đang áp dụng tại công ty CKHải Long 43 III.Tình hình hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty CK Hải 46 1. Hạch toán tiêu thụ trong trường hợpkhách hàng đã ứng trước tiền hàng 47 2.Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp chấp nhận trả tiền sau 55 3. Hạch toán tiêu thụ trong trường hợp tiêu thụ ngay 56 4. Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty cơ khí Hải Long 57 Phần III : Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty cơ khí Hải Long 62 I. Đánh giá trung về hiện trạng công tác hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty CKHL 63 II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện việc hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm tại công ty CKHải Long 64 1. Hoàn thiện tổ chức công tác kế toán 64 2. Hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ sản phẩm 65 Kết luận 71 ý kiến Nhận xét của cơ quan Qua thời gian thực tập tại công ty cơ khí Hải long của chúng tôi.là một người lãnh đạo quản lý của công ty theo sự giám sát thời gian thực tập của em trong 2 tháng ở công ty tôi thấy em Chu thị Thuý Hằng có những ưu điểm sau: tuân thủ, chấp hành các quy định làm việc của công ty đề ra . chăm chỉ, có tinh thần, có trách nhiệm với công việc được giao có tinh thần học hỏi, năng nổ, nhiệt tình . Biết làm việc theo nhóm, sáng tạo. Biểu số 21 Nhà máy thiết bị Bưu Điện Sổ cái Văn phòng Nhà máy Tên tài khoản: Thuế và các khoản phải nộp NN Số hiệu : TK 333 Ngày Diễn giảI TK PS nợ PS có Số dư 1/7/01 30/9/01 Số dư đầu kỳ Thuế NK và thuế GTGT hàng NK Nộp nhân sách Khấu trừ thuế GTGT quý 3 Đ/C thuế NK 3 quý đầu năm Thuế GTGT đầu ra Thuế GTGT đầu ra Thuế NK phải nộp . Cộng PS quý 3 Dư cuối kỳ 111 112 133 621 111 131 331 . 3.118.042 7.078.918.642 2.520.757.124 1.340.722.111 10.943.515.901 14.976.336 1.114.879.741 3.454.312.133 9.381.669.971 3.110.719.748 1.548.873.818 2.2.3.4 Kế toán các khoản phải thu của khách hàng. ở nhà máy thiết bị Bưu Điện chủ yếu khách hàng trả tiền theo phương thức thanh toán chậm. Do đó đòi hỏi kế toán phải theo dõi một cách chi tiết, kịp thời tình hình thanh toán các khoản nợ của khách hàng và số vốn của nhà máy còn bị chiếm dụng. a, Trường hợp tiêu thụ trực tiếp. Để phản ánh tình hình thanh toán tiền hàng giữa nhà máy với các khách hàng , kế toán chủ yếu sử dụng Tk 131 – phải thu của khách hàng. Ngoài ra còn sử dụng một số tài khoản liên quan khác như : TK111,112,136,331 Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT(thanh toán chậm), phiếu thu, giấy báo có của ngân hàng. Các sổ sử dụng: Sổ chi tiết thanh toán với người mua , sổ chi tiết TK 131, bảng tổng hợp TK 131 và sổ cái TK131. Ngoài ra còn sử dụng các sổ khác như: Nhật ký quỹ, Nhật ký tiền gửi.. Khi nhận được thông báo chấp nhận thanh toán của khách hàng, kế toán mở sổ chi tiết thanh toán với người mua của khách hàng đó để ghi nhận khoản nợ và theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng tại sổ này. khi khách hàng thanh toán tiền hàng kế toán căn cứ vào hoá đơn, phiếu thu hoặc giấy báo cáo có để ghi nhật ký quỹ, nhật ký tiền gữi, sổ chi tiết để thanh toán với người mua: Nợ TK 111,112 Có TK 131. Hoặc nếu các chi nhánh trung tâm thu hộ tiền hàng khi nhận được thông báo kế toán sẽ ghi sổ chi tiết TK136, sổ chi tiết thanh toán với người mua: Nợ TK 136 Có TK 131. Trong trường hợp khách hàng vừa là người mua vừa là người bán của nhà máy, đến cuối mỗi tháng được sự chấp thuận của khách hàng đó, kế toán sẽ cộng sổ chi tiết thanh toán với người mua hàng đó và sổ chi tiết phải trả cho khách hàng đó để ghi bút thanh toán bù trừ: Nợ TK 331 Có TK 131. Cuối mỗi tháng căn cứ vào số tổng cộng các sổ chi tiết thanh toán với người mua, kết hợp với bảng kê hoá đơn chứng từ hàng hoá dịch vụ bán ra, các nhật ký và sổ chi tiết liên quan, kế toán lập một sổ tổng hợp cho tất cả các khách hàng – “ Sổ chi tiết TK131”. Cuối kỳ, tổng hợp số liệu ở các sổ chi tiết TK 131 lập bảng tổng hợp TK131 và vào sổ cái TK131. Ví dụ : Theo hoá đơn (GTGT) (hình thức thanh toán chậm) số 056320 ngày 13 tháng 9 năm 2001 bán cho công ty Điện cơ thống nhất một số hàng với tổng số tiền thanh toán là : 4.283.400 Đ được phản ánh trong sổ chi tiết thanh toán với người mua như sau: Biểu số22 Sổ chi tiết Công ty Điện cơ thống nhất Thanh toán với Phố Nguyễn Đức Cảnh- P .Tân Mai – Hai Bà Trưng – Hà Nội người mua Mã : 308 Ngày Diễn giải PS nợ PS có Số dư nợ ........... 12/09 13/09 27/09 27/09 ......................... Tháng 9 56319 56320 56324 PT 877 ...... 26.910.000 8.640.000 4.283.400 6.084.000 19.007.400 ................... 58.907.000 19.943.000 19.943.000 ................... 2.610.505. 1.674.905 Căn cứ vào phiếu thu số 871 ngày 26/09/2001 thu tiền của anh Chinh Cty Điện cơ thống nhất nộp tiền mua hàng theo các hoá đơn số: 56309, 56319, 56320, tổng số tiền là: 19.943.000, kế toán ghi: Nợ TK 111 19.943.000 Có TK131 19.943.000 (Chi tiết: Cty Điện cơ thống nhất) Cuối tháng kế toán lập “Sổ chi tiết TK131”. Cuối quý, kế toán tổng hợp số liệu từ sổ chi tiết TK 131 để lập bảng tổng hợp TK 131(mẫu Biểu số 24) Cuối quý căn cứ vào bảng tổng hợp TK 131 kế toán tổng hợp sẽ vào sổ cái TK 131 Biểu số 25: Nhà máy thiết bị Bưu Điện Sổ cáI Văn phòng Nhà máy Tên tài khoản: Phải thu cuả khách hàng Số hiệu : TK 131 Ngày diễn giải TK PS nợ PS có Số dư nợ 1/7/01 30/9/01 Số dư đầu kỳ Trả lại tiền cho khách hàng Doanh thu bán hàng Thuế GTGT đầu ra Thu tiền bán hàng Thu tiền bán hàng Thnah toán nội bộ K/c tiền đặt cọc của Cty KT Điện Thông Cộng phát sinh quý 3 Dư cuố kỳ 136 511 333 111 112 136 338 102.860.758 12.496.754.833 980.556.266 17.921.556.033 105.230.622 150.000.000 19.157.243.921 190.350.056 2.986.209.133 b, Trường hợp gửi hàng. Trong trường hợp này các chi nhánh là khách nợ của nhà máy. - Để theo dõi tình hình thanh toán các khoản thu giữa nhà máy và các chi nhánh, kế toán chủ yếu sử dụng TK 136 -phải thu nội bộ và một số tài khoản khác như TK 111,112. - Chứng từ sử dụng là bảng kê tiêu thụ của các chi nhánh và giấy báo có của ngân hàng, phiếu thu......... - Hệ thống sổ chủ yếu: Sổ chi tiết TK 136(mở cho từng chi nhánh), bảng tổng hợp TK 136, sổ cái TK 136... - Trình tự kế toán: Khi nhận được bảng kê tiêu thụ của các chi nhánh gửi về, kế toán sẻ ghi vào sổ chi tiết TK 136 của từng chi nhánh khoản nợ về tiền bán hàng và theo dõi tình hình thanh toán tại sổ này. Thông thường, khách hàng mua hàng tại các chi nhánh trả tiền hàng cho các chi nhánh bằng hình thức chuyển khoản, khách hàng sẽ chuyển trả tiền hàng cho các chi nhánh vào tài khoản duy nhất của nhà máy tại ngân hàng Khi nhận được giấy báo Có của ngân hàng, kế toán ghi nhật ký tiền gửi vào sổ chi tiết TK 136- thanh toán với chi nhánh đó: Nợ TK 112 Có TK 136 Và thông báo cho các chi nhánh đó biết để ghi giảm phải thu của khách hàng và giảm phải trả cho nhà máy. Hoặc khi chi nhánh trả trực tiếp cho nhà máy bằng tiền mặt, kế toán sẽ ghi nhật ký quỹ và sổ chi tiết TK 136: Nợ TK 111 Có TK 136 Cuối quý, kế toán cộng sổ chi tiết TK 136 của từng chi nhánh và kết hợp với các nhật ký , sổ liên quan để lập bảng tổng hợp TK 136 sau đó vào sổ cái TK 136(biểu số 17). Biểu số 26 Sổ chi tiết TK136 - Thanh toán với chi nhánh 3 Năm 2001 Số ngày Diễn giải TK nợ TK có PS nợ PS có 654 858 859 UNC 10/7 19/9 20/9 24/9 Dư cuối quý 2/2001 CN3 nộp tiền (Chi phí nhận 198T- PVC) Bưu điện Mang Thít trả CN3 Yến CN3 nộp tiền( nhập hạt nhựa San) Trả hộ CN3 cho Cty TNHH Thiên Việt DT nội bộ của CN3 tháng 9 ....................... Cộng PS Q3 Dư cuối Q3 - 2001 1111 1111 1111 1363 1363 1363 1363 1363 1121 512 11.499.335.941 79.059.845 1.590.358.236 14.539.610.344 10.457.051.650 4.892.800. 18.663.300 7.750.000 15.581.894.635 2.2.3.5 Kế toán chi phí bán hàng và chi phí QLDN. Chi phí bán hàng của nhà máy thiết bị Bưu Điện bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ. Đó là chi phí bán hàng phát sinh tại nhà máy và những chi phí cho việc tiêu thụ sản phẩm phát sinh tại các chi nhánh, bao gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên: Phản ánh các khoản phải trả cho nhân viên bán hàng, nhân viên đóng gói, vận chuyển, bao gồm tiền lương , tiên công và các khoản phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ. - Chi phí vật liệu bao bì: Phản ánh các chi phí về vật liệu, bao bì dùng để đóng gói sản phẩm hàng hoá, bảo quản bốc vác, nhiên liệu cho vân chuyển. - Chi phí dụng cụ, đồ dùng: Là các khoản chi về công cụ, dụng cụ đồ dùng phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm. - Chí phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo quản bán hàng. - Chí phí dịch vụ mua ngoài: Phản ánh các chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ bán hàng như chi phí thuê ngoài sửa chữa TSCĐ, tiền thuê kho, bãi, bốc vác, tiền điện, nước, điện thoại, chi quảng cáo.... Chi phí QLDN của nhà máy là những chi phí quản lý chung liên quan đến hoạt động của nhà máy. Do vậy, tại các đơn vị phụ thuộc không phát sinh chi phí QLDN mà chỉ tại nhà máy mới phát sinh chi phí này, cụ thể bao gồm các khoản sau: - Chi phí nhân viên quản lý: Phản ánh các khoản tiền lương phụ cấp, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.. phải trả cho nhân viên quản lý. - Chí phí vật liệu: Phản ánh trị giá thực tế của vật liệu xuất dùng cho hoạt động quản lý của ban giám đốc và các phòng ban nghiệp vụ, cho việc sửa chữa TSCĐ.... - Chi phí đồ dùng văn phòng: Gồm những chi phí dụng cụ, đồ dùng cho văn phòng để dùng chung cho công tác quản lý. - Chi phí khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị hao mòn của những TSCĐ dùng chung cho cả nhà máy như nhà làm việc của các phòng ban, kho, máy móc phục vụ công tác quản lý chung.... - Thuế, phí, lệ phí: Các khoản như thuế đát, phí phải nộp cấp trên, lập quỹ quản lý cấp trên. - Chi phí dịch vụ mua ngoài: Các khoản chi phí điện, nước, điện thoại, truy cập Internet.. - Chi phí dự phòng: Các khoản trích dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho. - Chi phí khác bằng tiền: Các khoản chi hội nghị, tiếp khách, công tác phí... ở nhà máy, hàng kỳ số lượng thành phẩm tiêu thụ tương đối lớn và ổn định nên kế toán không tiến hành phân bổ CPBH và chi phí QLDN cho thành phẩm hàng hoá còn lại cuối kỳ. CPBH và CPQLDN phát sinh ở kỳ nào được kết chuyển toàn bộ để xác định kết quả kinh doanh ở kỳ đó. Tài khoản sử dụng: TK 641,642. Trong kỳ, các nghiệp vụ phát sinh từ chi phí bán hàng được kế toán ghi sổ theo định khoản sau: Phiếu xuất kho số 41 ngày 29/07/2001 xuất thành phẩm phục vụ cho việc bán hàng, trị giá 1.958.000 kế toán ghi: Nợ TK 641 1.958.000 Có TK 155 1.958.000 Căn cứ vào bảng tính khấu hao TSCĐ số tiền khấu hao TSCĐ tính vào chi bán hàng quí III là: 200.000.000, kế toán ghi: Nợ TK 641 200.000.000 Có TK 214 200.000.000 Chi phí quảng cáo trả bằng tiền gửi ngân hàng: Nợ TK 641 2.727.300 Có TK 112 2.727.300 Cuối quí kết chuyển chi phí bán hàng để xác định kết quả: Nợ TK 911 237.047.024 Có TK 641 237.047.024 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí quản lý doanh nghiệp được kế toán ghi như sau: Căn cứ vào phiếu xuất kho số 45 ngày 10/08/2001, xuất thành phẩm dùng cho công tác quản lý, số tiền: 5.420.000, kế toán ghi: Nợ TK 642 5.420.000 Có TK 155 5.420.000 Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương, tính lương cho khối quản lý là: 818.071.949, kế toán ghi: Nợ TK 642 818.071.949 Có TK 214 818.071.949 Phản ánh khoản thu khấu hao TSCĐ các đơn vị phụ thuộc: Nợ TK 136 185.536.066 Có TK 642 185.536.066 .. Kết chuyển chi phí QLDN để tính kết quả: Nợ TK 911 1.661.688.042 Có TK 642 1.661.688.042 Kế toán không mở sổ chi tiết TK 641 và TK 642 mà cuối quý căn cứ vào các sổ liên quan như : Nhật ký quỹ, Nhật ký tiền gửi, Nhật ký tiền vay, Nhật ký tạm ứng.... để vào sổ cái các tài khoản trên. Cuối mỗi quý , tổng hợp số liệu từ các sổ liên quan vào sổ cái TK 641, TK 642. Biểu số 29 Nhà máy thiết bị Bưu Điện Sổ cáI Văn phòng Nhà máy Tên tài khoản: CPQLDN Số hiệu : TK 642 Ngày Diễn giải TK PS nợ PS có Số dư nợ 1/07/01 30/9/01 Số dư đầu kỳ Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí quản lý doanh nghiệp KH TSCĐ quý 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp Trích lương khối quản lý ................................... Thu KH TSCĐ các đơn vị phụ thuộc Kết chuyển chi phí quản lý DN Cộng phát sinh quý 3/2001 Dư cuối kỳ 111 112 141 214 331 334 136 911 175.856.618 231.403.919 71.740.906 500.000.000 40.500 818.071.949 1.847.224.108 185.536.066 1.661.688.042 1.847.224.108 2.2.3 Kế toán xác định kết quả tiêu thụ của nhà máy. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường như hiện nay việc doanh nghiệp làm ăn lỗ hay lãi sẽ là điều kiện quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp đó. Vì vậy việc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là một công việc rất cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp. Nhiệm vụ của mỗi kế toán là phải theo dõi tính toán đầy đủ chính xác các khoản chi phí cũng như các khoản thu nhập để xác định dúng kết quả kinh doanh trong kỳ. ở nhà máy thiết bị Bưu điện việc xác định kết quả tiêu thụ được thực hiện vào cuối mỗi quý (Khối văn phòng nhà máy). Sau đó tổng hợp báo cáo kết quả kinh doanh của các đơn vị phụ thuộc gửi về nhà máy để xác định kết quả kinh doanh của toàn nhà máy. Tài khoản: Chủ yếu sử dụng TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Trình tự kế toán Kết chuyển chi phí bán hàng trong quí III, kế toán ghi: Nợ TK 911 237.047 .024 Có TK 641 237.047.024 Kết chuyển chi phí QLDN để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 911 1.661.688.042 Có TK 642 1.661.688.042 Kết chuyển doanh thu thuần để xác định kết quả kinh doanh: Nợ TK 511 11.501.375.720 Có TK 911 11.501.375.720 Kết chuyển doanh thu nội bộ để xác định kết quả: Nợ TK 512 12.917.983.983 Có TK 911 12.917.983.983 Sau đó tính toán các chỉ tiêu để lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. - Lợi tức gộp = Doanh thu thuần - giá vốn hàng bán. - Lợi tức thuần: = Lợi tức - CP bán - CP quản lý từ HĐKD gộp hàng doanh nghiệp Dưới đây là mẫu sổ cái TK 911 và báo cáo KQHĐKD của nhà máy: Bảng cân đối chi tiết số phát sinh Tháng 12 năm 2006 Mã tK Loại tk tên tài khoản Số dư đầu tháng Số Ps trong tháng Số dư cuối tháng Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 N Tiền mặt 292011390 381781007 470701909 203 090 488 112 Tiền gưỉ ngân àng 1000000 000 2 067 1002067 131 Phaỉ thu khách hàng 190350056 574540682 381781007 133 Thuế GTGT 10157949 16 331 438 26489387 138 Phải thu khác 10000000 142 Chi phí trả trước ngắn hạn 152 Nguyên vật liệu 156 Hàng hoá 176 886 730.44 421471779 348 093150.33 211 TSCĐ hữu hình 214 Hao mòn luỹ kế TSCĐ 311 Vay ngắn hạn 3000 000 000 331 Phải trả người bán 444 274 585 429 535 120 194988 767 333 Thuế và các khoản phải nộp NN 26489387 78 021932.55 48532545.55 334 Phải trả cán bộ nhân viên 8000 000 000 8000 000 000 338 Phải tră, phải nộp khác 411 Nguồn vốn kinh doanh 5000 000 000 5000 000 000 421 Lợi nhuận chưa phân phối 26 322 106.56 130 268 439.12 103 946 332.56 511 Doanh thu bán hàng 547 178 698 547178698 515 Doanh thu hoạt động tài chính 2 067 2 067 531 Hàng bán bị trả lại 532 Giảm giá hàng bán 632 Giá vốn hàng bán 348093150.33 348093150 635 Chi phí hoạt động tài chính 642 Chi phí qldn 18 159 227 18159227 711 Thu nhập khác 811 Chi phí khác 911 547 180 765 547 180 765 Tổng cộng 709728232 709728232 3 333 504852.33 3 333 504852.33 847467645.11 847467645.11

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5240.doc
Tài liệu liên quan