Luận văn Vốn lưu đông và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam

Lời nói Đầu Để tiến hàng hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp đều phải có trong tay một lượng vốn nhất định. Việc tổ chức quản lý, sử dụng vốn có hiệu quả hay không mang tính quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp được chia làm hai phần: Vốn lưu động và vốn cố định. Mỗi loại vốn có vai trò khác nhau, nếu như vốn cố định được xem như “ cơ bắp” của sản xuất thì vốn lưu động được ví như “ mạch máu” giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục. Trong nền kinh tế thị trường, quản lý và sử dụng vốn lưu động là một trong những nội dung quản lý rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh là thu được lợi nhuận và lợi nhuận tối đa. Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp là phải huy động vốn để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thuận lợi và có hiệu quả. Vì vậy, việc thất thoát nguồn vốn kinh doanh nói chung và nguồn vốn lưu động nói riêng trong hoạt động kinh doanh ở bất kỳ thời điểm nào cũng làm cho doanh nghiệp bị kéo lùi sức bật. Khi tài chính có vấn đề cả guồng máy của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Song việc có đủ vốn lưu động đã khó, việc bảo toàn, sử dụng và phát triển nó như thế nào cho hiệu quả còn khó hơn nhiều mà không phải doanh nghiệp nào cũng làm được. Nền kinh tế thị trường đi kèm với cạnh tranh gay gắt, khốc liệt đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục phấn đấu ở mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sử dụng vốn sao cho có hiệu quả, giảm thiểu chi phí, hạ giá thành, tăng doanh thu và lợi nhuận. Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng cũng như yêu cầu thực tế về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, đồng thời qua thời gian thực tập tai công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam em đã mạnh dạn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu và chọn đề tài :" Vốn lưu đông và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam" làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. Đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng việc tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Chương 3: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ là một vấn đề phức tạp mà giải quyết nó không những phải có kiến thức, năng lực mà còn phải có kinh nghiệm thực tế. Nhưng do những hạn chế nhất định về trình độ và thời gian nghiên cứu nên chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô trong bộ môn TCDN cùng bạn đọc để đề tài được hoàn thiện hơn. Luận văn chia làm 3 chương, dài 77 trang

doc64 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Vốn lưu đông và các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Về số lượng nguồn vốn này cuối năm 2004 đã giảm so với đầu năm là 47.727.249(đ) ứng với 3,03%. Trong tổng nguồn vốn lưu động tạm thời, tỷ trọng của nguồn vốn cũng giảm 1,53,% (= 21,91% - 23,41%), như vậy công ty đang thu hẹp dần nguồn chiếm dụng hợp pháp của công ty đối với nhà cung cấp. Điều này làm cho tình hình tài chính của công ty sáng sủa hơn do đã giảm được hệ số nợ. Tuy nhiên, trên lý thuyết công ty đang để lãng phí một nguồn vốn lẽ ra công ty đã được sử dụng mà không phải trả một đồng chi phí nào. Nhưng trên thực tế, khi sử dụng tín dụng của nhà cung cấp công ty phải có sự cân nhắc thật kĩ lưỡmg các khoản nợ này vì: nhìn bề ngoài dường như công ty không phải trả lãi, nhưng thực chất bên trong công ty phải chịu các điều kiện rằng buộc từ phía nhà cung cấp ( chẳng hạn phải mua với giá cao, số lượng nhiều… ) Như vậy, thành ra trong trường hợp này công ty phải chịu lãi suất tín dụng thương mại cao hơn nhiều so với lãi suất đi vay thông thường. Điều này sẽ làm giảm lợi nhuận và giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty. - Các khoản người mua ứng trước có sự gia tăng rất lớn. ở thời điểm đầu năm 2004 lượng vốn này là 444.558.467(đ) nhưng đến cuối năm đã tăng lên 252.829.781(đ) ứng với 56,87%. Về tỷ trọng của nguồn vốn này so với tổng nguồn VLĐ cuối năm so với đầu năm cũng tăng lên 3,39%(=10% -6.61%). Điều này chứng tỏ công ty ngày càng có uy tín hơn với khách hàng và đây là điều kiên thuận lợi để công ty mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. -Các khoản phải trả công nhân viên cuối năm 2004 đã giảm đáng kể so với năm 2003. Từ chố chỉ chiếm 2,77% trong tổng nợ ngắn hạn đầu năm 2004 thì đến cuối năm chỉ chiếm 2,20%. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện việc chi trả tiền lương, tiền thưởng và các khoản tiền phụ cấp cho công nhân viên đầy đủ và kịp thời hơn. -Các khoản nợ khác của công ty như: Thuế và các khoản phải nộp; phải trả phải nộp khác, trong năm 2004 đã gia tăng đáng kể cả về mặt lượng và cả về mặt tỷ trọng. Như vậy công ty chưa thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước và các chủ nợ khác. Điều này làm giảm uy tín của công ty trên thị trường và từ đó sẽ làm ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Như vậy, Nguồn VLĐ của công ty được tài trợ bởi gần một nửa bằng nợ ngắn hạn, trong đó vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất. Nguồn VLĐ thường xuyên có xu hướng gia tăng, điều này giúp công ty chủ động hơn trong việc sử dụng VLĐ và thực hiện các chiến lược kinh doanh, đặc biệt là các chiến lược kinh doanh dài hạn. 2.2.1.2. Kết cấu vốn lưu động của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Chủ doanh nghiệp khi đã có vốn trong tay cần phải biết sử dụng chúng vào mục đích gì cho phù hợp và mục đích này lại có tính chất quyết định đến hiểu quả sử dụng VLĐ. Nhiều giám đốc cho rằng hiện nay, việc huy động vốn không khó khăn bằng việc quản lý và sử dụng vốn như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để tạo ra lợi nhuận. Để biết được công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam phân bổ VLĐ như thế nào, có hợp lý hay không, đem lại hiệu quả ra sao, ta đi xem xét bảng sau: Qua bảng trên ta thấy: tính đến thời điểm 31/12/2004 là 14.200.012.000(đ),tăng 1.386.594.680(đ) ứng với 8,04%so với thời điểm đầu năm. Trong đó: - Vốn bằng tiền là 2.886.522.365(đ) chiếm tỷ trọng 20.32% và tăng 11,09% so với đầu năm. Đây được xem là một dấu hiệu tốt cho thấy công tác thu hồi nợ về bán hàng của công ty gặp thuận lợi. Tiền tăng sẽ đmr bảo hơn khả năng thanh toán cũng như cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Các khoản phải thu tuy giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trộng lớn trong tổng VLĐ. Đầu năm các khoản phải thu là 5.643.502.194(đ), chiếm tỷ trọng 43,02%trong tổng VLĐ, cuối năm giảm 428.036.087(đ), hay giảm 7,58%, làm tỷ trọng giảm các khoản phải thu xuống còn 36,73%. Điều này chứng tỏ công tác thu hồi nợ của công ty có tiến bộ. -Hàng tồn kho cuối năm là 5.612.410.567(đ), chiếm tỷ trọng 39,52% tổng VLĐ và tăng 1.048.800.355(đ) ứng với 22,98%so với đầu năm. - TSLĐ khác là 48.706.041(đ) chiếm tỷ trọng 3,43% tổng VLĐ và tăng 17.487.067(đ) so với đầu năm, tương ứng với tỷ lệ 56.01%. Như vậy, năm 2004 cùng với việc tăng quy mô VKD thì VLĐ cũng đã đạt 14.200.012.000(đ) nghĩa là tăng thêm 1.385.594.680(đ) ứng với tỷ lệ tăng 8,04%. Chủ yếu là do hàng tồn kho; lượng tiền mặt và tạm ứng tăng lên một cách đáng kể, còn các khoản phải thu lại có xu hướng giảm đi. 2.2.2. Tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Để đánh giá chính xác hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam chúng ta sẽ đi sâu phân tích những chỉ tiêu khoa học chủ yếu: 2.2.2.1. Vốn bằng tiền và khả băng thanh toán Trong quá trình sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp luôn có nhu cầu dự trữ một lượng vốn nhất định để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết. Vốn bằng tiền là yếu tố trực tiếp quyết định khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tương ứng với một quy mô kinh doanh nhất định, đòi hỏi phải có một lượng vốn bằng tiền để đảm bảo cho tình hình tài chính của doanh nghiệp ở trạng thái bình thường. Biểu sau thể hiện việc chủ động trong thanh toán của công ty. Biểu số 5: Tình hình biến động vốn bằng tiền của công ty năm 2004 Đơn vị tímh: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền (±) %(±) I.Tiền 2.598.320.427 100 2.886.522.365 100 288.201.938 12,09 1.Tiền mặt tại quỹ 91.788.312 3,53 84.128.239 2,92 -7.660.073 -8,35 2.Tiền gửi ngân hàng 2.506.532.115 96,47 2.802.394.126 97,08 295.862.011 11,80 Tại thời điểm đầu năm, lượng vốn bằng tiền là 2.598.320.427(đ), chiếm 19,18%tổng TSLĐ, nhưng đến cuối năm lượng vốn bằng tiền đã tăng lên 288.201.938(đ) với tỷ lệ tăng 12,09% nên đã làm cho tỷ trọng của nguồn vốn này trong tổng nguồn VLĐ cuối năm2004 là 20,32% tăng 0,51% (=20,32%- 19,81%). Trong đó: - Tiền mặt tại quỹ chỉ còn 84.128.239(đ), tức là giảm 7.660.037(đ) với tỷ lệ giảm 8,35% so với đầu năm. Tỷ trọng của nó chiếm trong tổng vốn bằng tiền cũng giảm đi 0,61% (=2,92% - 3,53%). - Tiền gửi ngân hàng ở thời điểm cuối năm là 2.802.394.126(đ) chiếm tỷ lệ 97,08% tổng vốn bằng tiền. Như vậy, tiền gửi ngân hàng tăng cả về mặt lượng là 295.862.011(đ) với tỷ lệ tăng 11,80% và tăng cả phần tỷ trọng là 0,61% (= 97,08% - 96,47%). Như vậy, việc lưu giữ vốn bằng tiền của công ty được thực hiện chủ yếu dưới dạng tiền gửi ngân hàng (chiếm 97,08% tổng vốn bằng tiền). Sở dĩ như vậy vì công ty nhập động cơ và phụ tùng xe máy từ nước ngoài là chủ yếu. Việc có một lượng tiền lớn, ổn định trong tài khoản tiền gửi ngân hàng là điều kiện đảm bảo cần thiết trong giao dịch thương mại quốc tế, tránh được những rủi ro về tỷ giá hối đoái, đảm bảo có đủ dự phòng. Ngoài ra, qua phân tích ta còn nhận thấy: tỷ trọng giữa các loại tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng lại đang có sự điều chỉnh theo hướng giảm bớt tỷ trọng tiền mặt tại quỹ và tăng thêm tỷ trọng tiền gửi ngân hàng. Điều này có thể thấy việc quản lý vốn bằng tiền của công ty ngày càng được tổ chức chặt chẽ để phát huy tối đa khả năng sinh lời của đồng vốn tạm thời nhàn rỗi trong khả năng cho phép. * Khả năng thanh toán. - Việc dự trữ vốn bằng tiền nói riêng và tình hình VLĐ nói chung ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là loại tài sản dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác. Do đó, nó tác động mang tính quyết định đến khả năng thanh toán thực sự của công ty. Để đánh giá sự phù hợp giữa dự trữ vốn bằng tiền với nhu cầu thanh toán của công ty, chúng ta phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán qua biểu số 6. Các chỉ tiêu tính toán cho thấy: về mặt tiềm năng, công ty hoàn toàn có đủ khả năng thanh tóan các khoản nợ của mình. Điều này thể hiện ở chỗ: Các hệ số khả năng thanh toán đều lớn hơn 1 ( trừ khả năng thanh toán tức thời). Một đồng nợ ngắn hạn thường được đảm bảo bởi hơn một đồng VLĐ. Để tìm hiểu sâu hơn khả năng thanh toán ta đi phân tích từng hệ số về khả năng thanh toán. + Hệ số khả năng thanh toán hiện thời của công ty cuối năm lớn hơn đầu năm và cùng lớn hơn 1, nghĩa là công ty hoàn toàn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh. Đầu năm công ty cần giải phóng 1/1,95 = 51% số tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn hiện có mới đủ thanh toán nợ ngắn hạn, nhưng đến cuối năm công ty chỉ cần giải phóng 1/2,03 = 49% số TSLĐ và ĐTNH hiện có là đủ thanh toán nợ ngắn hạn. Như vậy, đối với một doanh nghiệp có TSLĐ chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh như công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam thì hệ số khả năng thanh toán hiện thời ở mức cao là tốt.Tuy nhiên, hệ số này cũng không nên quá cao vì khi đó có một lượng tài sản lưu động tồn trữ lớn, nó không vận động sẽ không sinh lời. Hệ số khả năng thanh toán nhanh đầu năm là 1,27 nhưng đến cuối năm giảm xuống 1,23. Nguyên nhân là do lượng hàng tồn kho tăng lên trong khi các khoản nợ ngắn hạn cũng tăng. Tuy nhiên, sự giảm sút của hệ số này là tương đối hợp lý vì một mặt nhằm sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả hơn, mặt khác vẫn giữ được sự đảm nhiệm của hơn một đồng VLĐ cho một đồng nợ ngắn hạn. Biểu số 6: Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty năm 2004. Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch(±) 1.Tổng tài sản đồng 17.238.528.000 18.625.123.000 1.386.594.680 2.Tài sản lưuđộng đồng 13.117.216.020 14.200.012.000 1.082.795.980 3.Vốn bằng tiền đồng 2.598.320.427 2.886.522.365 288.201.938 4.Hàng tồn kho đồng 4.563.610.212 5.612.410.567 1.048.800.355 5.Tổng nợ đồng 11.724.137.938 12.156.862.753 432.724.815 6.Nợ ngắn hạn đồng 6.724.137.931 6.976.744.186 252.606.255 Các hệ số KNTT 7.HSKNTT hiện Thời (8=2:6) 1,95 2,03 0,08 8.HSKNTTnhanh [9=(2-4):6] 1,27 1,23 -0,04 9.HSKNTT tức thời (10=3:6) 0,39 0,41 0,02 - Hệ số khả năng thanh toán tức thời cuối năm đã tăng từ 0,39 lên 0,41. Điều này chứng tỏ tình hình thanh toán của công ty rất khả quan, lượng tiền mặt tại quỹ và TGNH luôn đủ để thanh toán các khỏan nợ ngắn hạn. Trên lý thuyết, điều này hoàn toàn có lợi cho công ty khi muốn huy động thêm vốn và đặc biệt là khi muốn được hưởng tín dụng thương mại của nhà cung cấp. Như vậy, nhìn tổng quát khả năng thanh toán của công ty là tương đối chắc chắn. Phần lớn các hệ số khả năng thanh toán là tăng, khi mà lượng tiền dự trữ ngày một nhiều hơn nên công ty sẽ không phải sử dụng các biện pháp bất lợi như bán tài sản với giá rẻ để trả nợ lúc cần thanh tóan các khoản nợ ngắn hạn. Nhưng công ty cũng cần phải xác định lại việc giữ tiền như vậy đã hợp lý hay chưa, công ty không nên dự trữ quá nhiều tiền vì khi đó sẽ làm giảm cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực khác, giảm cơ hội sinh lời. Mặt khác, khả năng thanh toán nhanh của công ty còn được đảm bảo phần lớn bởi các khoản phải thu. Do đó, nếu các khoản phải thu gặp rủi ro (trở thành nợ khó đòi) thì công ty sẽ mất đi khả năng thanh tóan. Vì vậy, công ty phải có biện pháp quản lý các khoản phải thu sao cho có thể nhanh chóng thu hồi nợ khi nhu cầu thanh toán phát sinh. 2.2.2.2. Tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty. Trong nền kinh tế thị trường, để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục, đẩy nhanh tốc độ lưu chuyển hàng hóa, các doanh nghiệp thường áp dụng các biện pháp khác nhau để thu hút khách hàng. Một trong các biện pháp được áp dụng phổ biến nhất là cung cấp tín dụng thương mại cho khách hàng, dưới dạng cho khách hàng mua chịu. Việc cho khách hàng mua chịu vừa là môt cách đẩy nhanh hàng hoá ra thị trường, vừa là cách để giữ, thu hút người mua đến với sản phẩm của doanh nghiệp. Trong quan hệ thương mại, một công ty có thể vừa là nhà cung cấp vừa là khách hàng của các doanh nghiệp khác. Vì vậy, luôn tồn tại việc chiếm dụng vốn giữa các doanh nghiệp và trong mỗi doanh nghiệp luôn có các khoản nợ phải thu. Bảng biểu sau thể hiện tình hình nợ phải thu của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Biểu số 7: Cơ cấu và tình hình biến động khoản phải thu của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam năm 2004 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền (±) % (±) 1.Phải thu của KH 4.215.882.512 74,70 3.704.601.521 71,03 -511.280.991 -12,13 2.Phải trả cho NB 277.438.553 4,92 184.245.212 3,53 -93.193.341 -33,60 3.Thuế GTGT được KT 111.897.953 2,65 158.426.317 3,04 46.528.364 41,58 4.Phải thu khác 1.038.283.176 17,73 1.168.193.057 22,40 129.902.881 12,51 Tổng cộng 5.643.502.194 100 5.215.466.107 100 -428.036.087 -7,58 Tính đến ngày 31/12/2004 các khoản phải thu của công ty là 5.215.466.107(đ) chiểm tỷ trọng 36,73% tổng TSLĐ, giảm đi 7,58% so với đầu năm. Xem xét cụ thể các khoản phải thu ta thấy: -Khoản phải thu của khách hàng là lớn nhất, đạt 3.704.601.521(đ) chiếm tỷ trọng 71,03%. Nhưng so với đầu năm con số này giảm đi là 511.280.991(đ) ứng với tỷ lệ giảm 12,13%. Việc xem xét các khoản phải thu cần đạt được trong mối tương quan với khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường, công ty luôn phải tìm ra những bước đi thích hợp nhằm thu hút khach hàng. Một trong những biện pháp hay được áp dụng nhất là cung cấp tín dụng cho khách hàng: áp dụng chính sách bạn chịu với mục đích mở rộng thị trường, tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng doanh thu làm cơ sở để tăng lợi nhuận. Nếu xét trong thời gian ngắn thì việc mở rộng chính sách bán chịu làm tăng thêm các khoản phải thu, cũng đồng nghĩa với việc làm phát sinh thêm chi phí và rủi ro đối với doanh nghiệp như: Chi phí quản lý và thu hồi nợ, chi phí huy động thêm vốn do các khoản phải thu cao…Bên cạnh đó các khoản phải thu cao cũng phát sinh rủi ro thiệt hại từ chỗ các khoản phải thu quá hạn dẫn đến hiện tượng vốn chết hoặc có nguy cơ không thu hồi được vì con nợ không còn khả năng thanh toán và tình trạng mất vốn sẽ xảy ra. Tuy vậy, nếu xét trong thời gian phát triển lâu dài, trong tình hình chung hiện nay khi mà lĩnh vực kinh doanh của công ty đang xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh mới thì đây là một giải pháp thích hợp cho công ty. Với mục tiêu của công ty là mở rộng thị trường thì chính sách này mang tính thiết thực hơn. Với mục tiêu như trên thì việc phải làm của công ty là tác động làm sao cho các khoản phải thu chậm lại và kỳ thu tiền bình quân tăng. Chúng ta xem xét bảng số liệu sau: Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 1. Doanh thu tiêu thụ Đồng 20.435.613.092 23.276.400.200 2.Số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng Đồng 2.602.459.797 3.704.601.521 3. Vòng quay các khoản phải thu của khách hàng( 3=1:2) Vòng 7,85 6,23 4. Kỳ thu tiền trung bình ( 4=360:3) Ngày 45 58 Phân tích các số liệu ở bảng trên ta thấy: Vòng quay các khoản phải thu đã giảm 1,62 vòng, kéo theo đó là kỳ thu tiền bình quân tăng thêm 13 ngày. Như vậy, với tỷ trọng các khoản phải thu lớn trong đó chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, vòng quay các khoản phải thu năm 2004 là 6,23 vòng, dẫn đến kỳ thu tiền bình quân bị kéo dài ra 58 ngày. Với việc kéo dài kỳ thu tiền bình quân so với năm trước đã ảnh hưởng làm tăng chi phí sử dụng vốn, tăng rủi ro, làm giảm lợi nhuận của công ty. Trong khi VLĐ sử dụng tăng đã làm vòng quay VLĐ chậm lại và như vậy tỷ suất lợi nhuận VLĐ sẽ giảm, hiệu quả sử dụng VLĐ là chưa cao. Nếu trong năm tới công ty giảm tỷ trọng phải thu của khách hàng thì sẽ giảm được nhu cầu VLĐ thực tế sử dụng, kỳ thu tiền bình quân sẽ được rút ngắn hơn, nguồn vốn được huy động từ vay nợ sẽ giảm và vòng quay VLĐ, tỷ suất lợi nhuận VLĐ sẽ cao hơn, nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. - Trả trước cho người bán là số tiền công ty phải đứng ra để đặt trước cho ngưới cung cấp để họ cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hoá..cho công ty. Khoản này đạt 184.245.212(đ), chiếm tỷ trọng 3,53%trong tổng cộng các khoản phải thu của công ty. Như vậy so với đầu năm con số này giảm 93.193.341(đ), tức là giảm đi 33,60%. Đây thực sự là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ công ty đã ngày càng xây dựng và củng cố được uy tín của mình với nhà cung cấp. - Đối với khoản thuế GTGT được khấu trừ: trong quá trình sản xuất kinh doanh thì nguồn động cơ và các linh kiện xe máy công ty nhập chủ yếu từ thị trường Trung Quốc. Đây là các mặt hàng được Nhà Nước khấu trừ thuế và hoàn thuế. Trong năm 2004 khoản thuế GTGT được khấu trừ lên tới 158.426.317(đ), chiếm tỷ trọng 3,04%tổng các khoản phải thu. Tuy đây là con số không lớn nhưng điều đáng nói là: so với đầu năm con số này đã tăng lên 41,51%. Một mặt chứng tỏ công ty đã tăng cường nhập khẩu nên hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như vậy là đã phát triển hơn trước, làm tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng thuế GTGT được khấu trừ. Tỷ trọng thuế GTGT được khấu trừ trong tổng các khoản phải thu gai tăng sẽ làm lãng phí vốn của công ty. Vấn đề này công ty phải có nhưng biện pháp kiến nghị cụ thể với Nhà Nước để được xem xét, hoàn thuế kịp thời, đáp ứng một phần nhu cầu VLĐ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Các khoản phải thu khác chủ yếu là tài sản thiếu chủ sử lý, các khoản tiền chuyển cho các đon vị nhận uỷ thác nhập khẩu, nộp tiền để mua hàng hộ..., khoản tiền này là 1.168.193.057(đ), chiếm tỷ trọng 22,40%tổng các khoản phải thu, so với đầu năm tăng 129.902.881(đ) ứng với 12,51%.Đây là các khoản thu mà nhiều khi gốc gác của chúng không rõ ràng, dễ làm nảy sinh các vấn đề tiêu cực trong quản lý vốn. Việc tăng các khoản phải thu khác là vấn đê không tốt, công ty cần có các biện pháp thích hợp để làm giảm các khoản này. Để đánh giá chính xác hơn tình hình công nợ của công ty chúng ta đi phân tích, so sánh thêm giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả của công ty. ở đây chúng chỉ thực hiện so sánh các khoản mang tính chất chu kỳ như: Phải trả cho người bán, phải nộp NS, phải trả CBCNV..nghĩa các khoản mà công ty không phải trả lãi khi chiếm dung nó nhằm đảm bảo tính sát thực trong việc đánh giá tình hình công nợ của công ty. Biểu số 9: Tình hình công nợ của công ty năm 2004 Đơn vị tính:đồng Các khoản phải thu Số tiền Các khoản phải trả Số tiền 1. Phải thu của KH 3.704.601.521 1.Phải trả người bán 1.528.367.824 2.Trả trước cho người bán 184.245.212 2.Người mua trả tiền trước 697.388.248 3.Thuế GTGT được khấu trừ 158.426.317 3.Nộp NSNN 276.433.052 4.Phải thu khác 1.168.193.057 4.Phải trả CNV 153.578.094 5.Phải trả, phải nộp khác.. 318.139.535 Tổng cộng 5.215.466.107 Tổng cộng 2.973.906.750 Năm 2004 các khoản phải thu là 5.215.466.107(đ), trong khi đó tổng các khoản phải trả là 2.973.906.750(đ). Như vậy, các khoản phải trả ít hơn các khoản phải thu. Xét trong mối tương quan giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả thì rõ ràng trong trường hợp này công ty ít hơn các khoản phải thu. Xét trong mối tương quan giữa các khoản phải thu thì rõ ràng trong trường hợp này công ty đã ở vị trí bất lợi hơn. Số vốn công ty chiếm dụng của các đối tượng trên nhỏ hơn số vốn mà công ty được chiếm dụng. Số tiền mà công ty bị chiếm dụng là 2.241.559.357(đ). Các khoản này bị chiếm dụng gây ra lãng phí vốn, chi phí sử dụng vốn công ty vẫn phải trả nhưng thực tế công ty lại không được sử dụng. Như vậy, tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty có nhiều tiến bộ. Cơ cấu các khoản phải thu tương đối hợp lý. Nhưng bên cạnh đó VLĐ của công ty vẫn còn bị chiếm dụng nhiều đòi hỏi công ty phải có biệt pháp thu hồi kịp thời trong thời gian tới. 2.2.2.3. Tình hình tổ chức và quản lý hàng hoá tồn kho của công ty. Tính đến thời điểm 31/12/2004, hàng tồn kho chiếm39,52% tổng TSLĐ của công ty. Tỷ trọng hàng tồn kho trong tổng TSLĐ là rất lớn, chỉ đứng sau các khoản phải thu. Hàng tồn kho bao gồm nhiều khoản mục khác nhau và mỗi khoản mục lại có yêu cầu quản lý khác nhau, đòi hỏi phải quan tâm cụ thể tới từng khoản mục. Cụ thể ta xem xét biểu số 10. Biểu số 10: Kết cấu hàng tồn kho của công ty năm 2004 Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch Số tiền TT% Số tiền TT% Số tiền (±) %(±) 1.NVL tồn kho 306.440.926 6,71 452.130.568 8,10 145.689.642 47,54 2.CCDC trong kho 139.244.874 3,07 154.902.531 2,76 15.657.657 11,24 3.Chi phí SXKDDD 667.199.813 14,62 678.100.238 12,08 10.900.425 1,63 4.Thành phẩm TK 939.190.982 20,58 832.532.611 14,83 -106.658.371 -11,76 5.Hàng hoá tồn kho 2.511.533.617 55,04 3.494.744.619 62,23 983.211.002 39,15 Tổng cộng 4.563.610.212 100 5.612.410.567 100 1.048.800.355 22,98 Phân tích biểu số 10 về cơ cấu hàng tồn kho ta nhận thấy: - Nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng 8,10%tổng mức tồn kho, tăng lên so với đầu năm là 47,54%.Kết cấu nguyên vật liệu tồn của công ty chủ yếu là động cơ, phụ tùng xe máy chờ lắp ráp, các nguyên liệu dùng để sản xuất giảm sóc,dây điện xe máy và đồ nhựa xe máy…Do trong năm 2004 vừa qua công ty đã nhập khẩu thêm một số máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất giảm sóc nên đã dự trữ thêm nguyên vật liệu tăng năng lực sản xuất kinh doanh,đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính, tăng cường khả năng thanh toán hiện thời. - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang là 678.100.238(đ), chiếm tỷ trọng 12,08%. Con số này so với đầu năm đă tăng lên 10.900.425(đ) ứng với tỷ lệ tăng 1,63%. Sự tăng lên của hàng tồn kho là do trong năm 2004 công ty đã sản xuất thêm một số sản phẩm mới (như: giảm sóc xe máy,dây điện xe máy) nghĩa là có thêm nhiều công đoạn sản xuất mới, do vậy làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lên. - Thành phẩm tồn kho ở thời điểm đầu năm 2004 là 939.190.928(đ), chiếm tỷ trọng 20,58%tông hàng tồn kho, nhưng đến cuối năm con số này giảm xuống chỉ còn 832.532.611(đ) và chỉ chiếm 14,83%tổng hàng tồn kho. Nếu như việc sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra bình thường thì việc giảm thành phẩm tồn kho là một điều đánh mừng nói lên công ty đã tăng được lượng thành phẩm tiêu thụ. Nhưng nếu việc giảm lượng hàng tồn kho là do chưa hoàn thành kế hoạch thì cần phải kịp thời điều chỉnh ngay công tác sản xuất. - Hàng hoá tồn kho là một khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức tồn kho của công ty. Khoản nay đạt 3.494.744.619(đ), chiếm tỷ trọng 62,23%trong tổng mức tồn kho. Con số này thể hiện đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là vừa sản xuất vừa lắp giáp, vừa kinh doanh, trong đó kinh doanh vẫn là chủ yếu. Hàng hoá tồn kho chủ yếu là các loại xe máy đã lắp ráp, chạy thử. So với đầu năm con số này đã tăng lên 983.211.002(đ), ứng với 39,15%. Trong khi doanh thu bán hàng tăng lên 2.840.787.108(đ) thì sự tăng lên của hàng hoá tồn kho cũng là điều tương đối hợp lý vì sẽ đảm bảo sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên công ty cũng phải lưu ý rằng lượng hàng hoá tồn kho nên dữ ở mức vừa đủ đẻ tránh lãng phí vốn. Muốn làm được như vậy công ty phải luôn giám sát chặt chẽ tình hình tiêu thụ hàng hoá để có những quyết định cụ thể và kịp thời. - Đối với CCDC trong kho chủ yếu là các dụng cụ bảo hộ lao đông( gang tay, khẩu trang), các loại xe đẩy loại vừa và nhỏ…nên giá trị không lớn và chỉ chiếm 2,76%. Cùng với sự giảm đi của thành phẩm tồn kho thì sự tăng lên của CCDC là điều chưa hợp lý. Tóm lại, tình hình kết cấu hàng tồn kho của công ty là có tiến bộ. Lượng thành phẩm tồn kho đă giảm, tránh được tình trạng ứ đọng cho công ty, làm tăng hiệu quả sử dụng vốn. Cùng với việc doanh thụ tiêu thụ gia tăng thì sự tăng lên của hàng hoá tồn kho cũng là điều có thể chấp nhận được. Nó luôn đảm bảo đáp ứng nhu cầu khách hàng khi cần. Tuy nhiên, công ty cũng cần lưu ý rằng lượng hàng tồn kho tăng quá nhiều sẽ làm ứ đọng VLĐ, nó không vận động sẽ không sinh lời. CCDC tồn kho, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang có tăng nhưng tăng với tỷ lệ nhỏ, nên không ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức và sử dụng VLĐ của công ty. Tuy nhiên, nguyên vật liệu tồn kho tăng với tỷ lệ khá cao, vì vậy công ty phải cần tìm ra các giải pháp nhằm tối thiểu hoá nguyên vật liệu tồn kho, để từ đó làm giảm các chi phí liên quan( như chi phí lưu kho, chi phí bảo quản…) và tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 2.2.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Kết quả cuối cùng của quá trình sử dụng VKD nói chung và VLĐ nói riêng là doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận cao lên hay thấp đi phản ánh trình độ tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ được nâng lên hay tụt xuống. Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ thì phải giảm được chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. Biểu số 11: Hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 So sánh 2003/2004(±) 1.DT thuần đồng 20.418.190.531 23.256.779.786 2.838.589.255 2.LN sau thuế đồng 656.755.574 710.827.848 54.072.274 3.VLĐ bq đồng 11.678.764.010 13.658.614.010 1.979.850 4.Hàng tồn kho bình quân đồng 4.365.779.489 5.088.010.390 722.230.900 5.Số dư bq các khoản phải thu đồng 2.602.459.797 3.704.601.521 1.102.141.724 6.Giá vốn hàng bán đồng 18.748.268.870 21.363.060.421 2.614.791.551 Các chỉ tiêu 7.Vòng quay VLĐ (7=1:3) Vòng 1,75 1,70 -0,05 8.Kỳ luân chuyển VLĐ(8=360:7) Ngày 205,71 211,76 6,05 9.Vòng quay HTK (9=6:4) Vòng 4,29 4,2 -0,09 10.Kỳ luân chuyển HTK(10=360:9) Ngày 84 86 2 11.Vòng quay các khoản PT(11=1:5) Vòng 7,85 6,28 -1,57 12.Kỳ thu tiền bq (12=360:11) Ngày 46 57 -11 13.Hàm lượng VLĐ (13=3:1) % 0,57 0,59 0,02 14.Mức doanh lợi VLĐ(14=2:3) % 0,056 0,031 -0,025 So với năm 2003, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ đều giảm sút. Số vòng quay VLĐ đã giảm 0.,05 vòng làm cho kỳ luân chuyển VLĐ tăng lên 6,05 ngày. Điều này chứng tỏ sự thay đổi lớn của hai nhân tố: Doanh thu thuần và VLĐ bình quân. Trong năm, doanh thu thuần và VLĐ bình quân đều tăng so với năm trước. Tuy nhiên do tốc độ tăng của VLĐ bình quân lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần nên vòng quay VLĐ đã giảm đi, làm ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả sử dụng VLĐ cuar công ty. Tuy nhiên, trong chỉ tiêu trên cũng chứa đựng nhân tố tích cực nếu xét trong thời gian dài: Thứ nhất, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay mà công ty vẫn đạt được doanh thu năm nay cao hơn năm trước. Thứ hai, trong hoàn cảnh huy động nguồn vốn khó khăn như hiện nay mà công ty vẫn huy động thêm được VLĐ. Cả hai điều kiện trên chứng tỏ công ty đã nỗ lực trong việc tạo chỗ đứng cho mình trên thị trường. Những điều này nằm trong chiến lược phát triển lâu dài của công ty là điều đáng khích lệ. Bên cạnh đó, chỉ tiêu mức doanh lợi VLĐ cũng giảm từ: 0,056 xuống còn 0,031, nghĩa là một đồng VLĐ năm 2003 tạo ra 0,056 đồng lợi nhuận thì đến năm 2004 chỉ còn tạo ra 0,031 đồng lợi nhuận, chỉ tiêu hàm lượng VLĐ tăng từ 0,57 lên 0,59 tức là để có thêm một đồng doanh thu thuần công ty đã phải bỏ ra 0,59 đồng VLĐ thay vì 0,57 đồng như trước kia. Cả hai chỉ tiêu này đều giảm chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty là chưa cao. 2.2.4. Những biện pháp chủ yếu của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Để cố gắng tăng hiệu quả sử dụng VLĐ trong năm vừa qua công ty đã áp dụng các biện pháp sau Thứ nhất: Nhóm các biện pháp huy động vốn. Công ty đã huy động tối đa các nguồn vốn chiếm dụng hợp pháp vào sản xuất kinh doanh như tiền ứng trước của khách hàng, các khoản phải trả người bán, phải trả phải nộp nhà nước…Trong thời gian qua, công ty tăng cường uy tín của mình bằng cách thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn cho nhà cung cấp mà khoản trả trước cho người bán giảm đáng kể. Công ty có thể dành khoản đó vào cơ hội đầu tư khác. Thứ hai: Nhóm biện pháp quản lí vốn bằng tiền. Quản lí chặt chẽ lượng vốn bằng tiền mặt, đồng thời phát huy sự sinh lời của chúng thông qua việc gửi ngân hàng. Điều này thể hiện ở chỗ tỷ trọng vốn bằng tiền tại quỹ trong tổng vốn bằng tiền giảm, trong khi tỷ trọng tiền gửi ngân hàng trong tổng vốn bằng tiền lại tăng. Mặc dù vậy, việc thanh toán của công ty vẫn được tiến hành đúng thời hạn do sử dụng hệ thống thanh toán qua ngân hàng. Thứ ba: Nhóm các biện pháp quản lí hàng tồn kho. Nhằm bảo đảm vốn hàng tồn kho, công ty không ngừng quan tâm đến xây dựng và củng cố hệ thống nhà kho. Bên cạnh đó lượng hàng tồn kho liên tục được điều chỉnh để vừa đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hoá, thành phẩm cho khách hàng vừa giảm thiểu lượng hàng nằm trong kho. Thứ tư: Nhóm các biện pháp quản lí công nợ. Công ty đã đôn đốc công tác thu hồi nợ và quản lí chặt chẽ các khoản nợ. Tích cực đối chiếu, giải quyết công nợ tồn đọng khó đòi hoàn thuế VAT, không vi phạm chính sách thuế của nhà nước. Ngoài ra công ty còn thực hiện chiến lược Marketting, như: chiến lược quảng cáo, giới thiệu sản phẩm nhằm mở rộng thị trường từ đó tăng doanh thu tiêu thụ. 2.2.5. Những vấn đề đặt ra trong việc tổ chức sử dụng VLĐ của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình quản lí và sử dụng VLĐ của công ty trên tài liệu các năm gần đây cho thấy một số vấn đề nổi bật cần quan tâm, đó là tính hiệu quả và cân đối giữa các nguồn vốn đang được sử dụng. Trong sản xuất kinh doanh, công tác xác định nhu cầu VLĐ cho từng khâu còn tồn tại những yếu điểm, chưa sát với thực tế của công ty. Vai trò quản trị VLĐ chưa được quan tâm đánh giá tương xứng với tầm quan trọng của nó. Vì thế, công ty còn tồn tại những vấn đề sau: Thứ nhất: Công ty đã nới lỏng chính sách tín dụng đối với khách hàng vì thế mà đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, măt trái của vấn đề này là việc thu hồi nợ lại chưa được thực hiện tốt. Công tác thu hồi nợ chưa được đẩy mạnh, do vậy số VLĐ của công ty bị người khác chiếm dụng tăng đáng kể làm mất đi cơ hội sử dụng nó để đẩy nhanh vòng quay vốn của mình. Hơn nữa, khi mà các khoản phải thu tăng trong khi công ty lại không có quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi. Điều này có thể sẽ làm tổn thất cho công ty khi những trường hợp sấu xảy ra. Thứ hai: Hàng tồn kho của công ty đã tăng lên. Trong khi đó thì vòng quay hàng tồn kho lại giảm, chứng tỏ số lượng hàng tồn kho ứ đọng còn nhiều. Điều này nẩy sinh tình trạng ứ đọng VLĐ, nó không vận động thì sẽ không sinh lời, từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ. Thứ ba: Việc thực hiện phương án dự trữ hàng hoá để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thị trường là điều cần thiết tại bất kì thời điểm nào. Tuy nhiên,điều cần lưu ý là công ty không có lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho nên khi hàng tồn kho tăng lên, sẽ dẫn đến tình trạng biến động xấu về cơ cấu vốn khi rủi ro xảy ra(như hàng hoá bị giảm chất lượng,mẫu mã không còn phù hợp với nhu cầu thị trường…). Khi điều này sảy ra công ty chắc chắn rơi vào tình trạng khó khăn bất ngờ về VLĐ và khó có thể hoạt động bình thường Tóm lại, qua quá trình phân tích cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty phát triển theo chiều hướng sử dụng vốn vay ngày càng cao, lợi nhuận tăng, nộp NSNN tăng, khả năng thanh toán tốt…Tuy nhiên, trong quản lý sử dụng VLĐ cũng còn một số tồn tại cần tiếp tục được khắc phục như: VLĐ bị chiếm dụng quá nhiều; dự trữ hàng tồn kho còn lớn; không có dự phòng giảm giá hàng tồn kho,dự phòng nợ phải thu khó đòi; công tác thu hồi nợ cần được nâng cao hơn nữa… Để tháo gỡ khó khăn trên, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty, qua kiến thức và thực tế tại công ty trong thời gian qua em xin đề xuất một số giải pháp, vấn đề này sẽ được đề cập ở chương 3. Chương 3 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử tổ chức, quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. 3.1. Phương hướng phát triển công ty trong thời gian tới. Năm 2004, mặc dù vẫn còn một số khó khăn nhất định, song công ty vẫn đạt được những kết quả đáng mừng: doanh thu tiêu thụ, lợi nhuận sau thuế tăng lên đáng kể, thu nhập của cán bộ công nhân viên cũng không ngừng tăng lên…Trong thời gian tới, công ty vẫn tiếp tục phấn đấu để có được những kết quả tốt hơn, nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Dựa vào những thành tích đã đạt được trong năm qua, công ty đã tự đặt ra cho mình mục tiêu trong năm tới. Về sản lượng tiêu thụ, công ty sẽ cố gắng để đạt mức sản lượng tiêu thụ trên 4000 chiếc các loại, từ đó đẩy nhanh doanh thu tăng lên trên 10% so với năm 2004. Bên cạnh đó công ty sẽ chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ để nắm bắt công nghệ mới. Tăng cường cải tiến bộ máy quản lý sản xuất, kiện toàn bộ máy kỹ thuật, mạng lưới tiếp thị. Ngoài ra, để mở rộng thị phần và lôi kéo thêm nhiều khách hàng về phía mình trong năm tới công ty sẽ láp ráp thêm nhiều loại xe có mẫu mã khác nhau. Công ty sẽ mở rộng thêm một số đại lý tiêu thụ sản phẩm ở các tỉnh miền Nam… 3.2.Một số biện pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam. Trong những năm qua, công ty đã khắc phục khó khăn, khai thác những thuận lợi và đạt được một số thành tích đáng kể. Tuy nhiên, trong công tác quản lý, sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Trên cơ sở những mặt tích cực và những mặt tồn tại đã trình bày ở chương 2 về thực trạng sử dụng vốn lưu động của công ty, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp nhằm năng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng VLĐ tại công ty. 3.2.1.Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động. Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Do đó, việc chủ động xây dựng, huy động, sử dụng vốn lưu động là biện pháp cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở doanh nghiệp. Xây dựng kế hoạch và sử dụng vốn của doanh nghiệp là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu vốn lưu động của công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả. Dưới đây, tôi xin nêu một số công việc cần thiết khi lập và thực hiện kế hoạch tổ chức và sử dụng vốn lưu động. Thứ nhất: công ty cần phải phân tích sác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực tế về nhu cầu VLĐ ở các kỳ trước. Thứ hai : dựa trên nhu cầu VLĐ đã xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, hạn chế rủi ro có thể sảy ra. Thứ ba: khi lập và thực hiện kế hoạch VLĐ phải căn cứ vào kế hoạch VKD đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, nếu sảy ra sự thiếu hụt hoạc dư thừa cần phải có biện pháp sử lý ngay. Kế hoạch huy động và huy động VLĐ là một bộ phận quan trọng của kế hoạch hoạt động xuất kinh doanh. Do đó, nó cũng cần phải được lập một cách đồng bộ, toàn diện để làm cơ sở vững chắc đáng tin cậy cho công tác tổ chức và sử dụng VLĐ. 3.2.2. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Trong nền kinh tế thị trường, bán hàng theo phương thức trả chậm đă trở nên khá phổ biến. Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tiêu thụ được nhiều hàng đều phải thực hiện việc cung cấp tín dụng cho khách hàng. Song điều này lại làm gia tăng các khoản phải thu, mà nếu không có những biện pháp thích hợp công ty sẽ bị mất vốn hoặc bị mất khách hàng. Trong năm 2004 vừa qua, mặc dù, so với năm 2003 công ty đã có sự có sự tiến bộ trong công tác thu hồi nợ, nhưng lượng vốn bị chiếm dụng vẫn còn khá cao. Điều này cho thấy công tác bán hàng, thanh toán tiền hàng, thu hồi công nợ cần phải khắc phục hơn nữa. Vì vậy, để vừa đảm bảo xây dựng được một chính sách tín dụng thương mại hợp lý, vẫn lôi kéo được nhiều khách hàng, vừa hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng, đảm bảo an toàn về mặt tài chính, công ty có thể thực hiện các biện pháp sau: - Với những khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “ mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên. - Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng năng thanh toán của họ. Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời hạn, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng. - Mở sổ theo rõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi. Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền. Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang nợ về số lượng và thời hạn thanh toán, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi. - Công ty nên áp dụng biện pháp tài chính thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm và hạn chế vốn bị chiếm dụng như chiết khấu thanh toán và phạt vi phạm quá thời hạn thanh toán. Với những khách hàng thực hiện thanh toán trứơc thời hạn hoặc mua với khối lượng lớn thì công ty có thể cung cấp chiết khấu thanh toán, khuyến khích khách hàng thanh toán sớm. Để làm được điều này thì tỷ lệ chiết khấu phải được dặt sao cho phù hợp, phát huy được tác dụng của nó. Theo em, để có thể xác định được tỷ lệ chiết khấu hợp lý cần phải đặt nó trong mối quan hệ với lãi suất vay vốn hiện hành của ngân hàng. Bởi vì khi bán hàng trả chậm, công ty phải đi vay vốn để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Vì vậy việc công ty giảm cho khách hàng một tỷ lệ nhất định tính toán trên tổng số tiền hàng mà tỷ lệ đó nhỏ hơn lãi suất vay vốn để thu hồi tiền ngay vẫn có lợi hơn là không chiết khấu để cho khách hàng nợ một thời gian và trong thời gian đó, công ty lại phải đi vay vốn để chịu tiền lãi. - Chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ quá hạn. Khi thực hiện bán chịu khó tránh khỏi phát sinh nợ phải thu quá hạn. Tuỳ theo mức độ thời gian của các khoản nợ để áp dụng các biện pháp thích ứng, có thể chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn đầu: Khi khoản nợ quá hạn mới phát sinh, công ty cần áp dụng các biện pháp mền mỏng có tính chất đề nghị, yêu cầu thông qua việc gửi thư hay điện thoại. Giai đoạn hai: áp dụng các biện pháp cứng rắn hơn, cử người trực tiếp tới khách hàng còn nợ lớn, những yêu cầu gửi tới khách hàng cần cương quyết, mang tính pháp lý… Giai đoạn ba: Gửi tới toà án. Nếu những nỗ lực thông thường không mang lại kết quả thì phải yêu cầu toà án xem xét, can thiệp. Cần chú ý là khi phát sinh các khoản nợ khó đòi cần phân tích đánh giá, tìm nguyên nhân và biện pháp để hạn chế tổn thất. - Công ty nên lập quỹ dự phòng khoản phải thu khó đòi tương xứng với quy mô và rủi ro của khoản phải thu để có thể giảm được thiệt hại các khoản nợ xấu gây ra, đảm bảo an toàn về mặt tài chính. Tóm lại, để thực hiện tốt việc quản lý các khoản phải thu, công ty cần phải thực hiện một chính sách tín dụng vừa nới lỏng vừa chặt chẽ để vừa thu hút được khách hàng vừa không mất vốn. Nới lỏng thể hiện ở chỗ công ty cung cấp những ưu đãi cho những khách hàng mua với khối lượng lớn, thanh toán đúng hoặc trước thời hạn. Chặt chẽ thể hiện ở chỗ khi kí kết hợp đồng, công ty cần phải quy định những biện pháp áp dụng trong mỗi trường hợp trong mỗi hợp đồng. 3.2.3. Quản lý tốt dự trữ tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho. Hàng tồn kho dự trữ có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng VLĐ. Việc sử dụng tiết kiệm và có kế hoạch dự trữ linh hoạt, hợp lý sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc hạ giá thành sản phẩm và nâng caô hiệu quả sử dụng VLĐ. Thực tế tại công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối lớn (chiếm 39,52%tổng VLĐ). Trong đó chủ yếu là hàng hoá tồn kho và thành phẩm tồn kho.Để đảm bảo cho hai khoản mục này được sử dụng tiết kiệm và hợp lý, công ty phải: - Lập kết hoạch sản xuất, lắp rát sản phẩm năm kế hoạch trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết khối lượng theo từng tháng, từng quý. Kiểm tra chất lượng kĩ thuật các động cơ, phụ tùng xe máy khi nhập về. Nếu có hàng kém phẩm chất thì phải đề nghị với người bán đền bù tránh thiệt hại cho công ty. - Bảo quản tốt việc dự trữ thành phẩm, hàng hoá trong kho. Hàng tháng, kế toán vật tư hàng hoá cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng hoá tồn đọng để sử lý, tìm ra biện pháp để giải phóng số hàng hoá tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn. - Thực hiện tốt việc mua bảo hiểm hàng hoá đối với tài sản hoặc vật tư hàng hoá. Công ty nên lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, điều này giúp công ty chủ động thực hiện bảo toàn VLĐ. - Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường vật tư hàng hoá. Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu động cơ, phụ tùng và lượng hàng hoá trong kho trước sự biện động của thị trường. Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn cho công ty. Về nguyên vật liệu tồn kho, tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng hàng tồn kho nhưng nó lại gia tăng với tỷ lệ khá cao (47,54%). Vì vậy, để quản lý tốt nguyên vật liệu tồn kho thì công ty nên dự trữ theo mô hình: phân loại nguyên vật liệu ra các nhóm theo tầm quan trọng khác nhau. Nhóm nguyên vật liệu nào có giá trị cao, chiếm tỷ trọng nhỏ về số lượng thì nên dự trữ ít. Nhóm nào có giá trị thấp, là nguyên vật liệu chính thì nên dự trữ nhiều. Ngoài ra công ty cần phải co kế hoạch thu mua, dự trữ hợp lý về số lượng, chất liệu, chủng loại…cùng liên hệ với nhiều nguồn cung cấp , tăng cường nghiên cứu tiếp cận thị trường đầu vào thông qua khách hàng của công ty để tìm nguồn cung cấp thuận lợi hơn. 3.2.4. Chú trọng hơn nữa cho công tác tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới. Ngày nay, không một doanh nghiệp nào phủ nhận vai trò của các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt các biện pháp này, công ty sẽ mở rộng được thị phần, xây dựng cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Thời gian công ty vẫn chưa chú trọng đến các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Biện pháp chủ yếu mà công ty đang áp dụng đó là cung cấp chiết khấu thương mại cho người mua, nhưng chừng ấy là chưa đủ. Bởi vậy, trong thời gian tới, để thu hút khách hàng, nâng cao uy tín và mở rộng thị trường thì công ty nên sử dụng thêm các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, cụ thê như: - Quảng cáo qua các pano, áp phích ngoài trời. Đây là biện pháp vừa rẻ tiền nhưng lại hiệu quả vì dể gây được sự chú ý. - In các cuốn Catalogue về các loại sản phẩm, được in trình bầy đẹp, có minh hoạ chi tiết về các sản phẩm. Các cuốn Catalogue này được phát hàng cho các cửa hàng bán lẻ xe máy của công ty hoặc đem theo khi chào bán với khách hàng lớn. Ngày nay, các hình thức tài trợ cho các hoạt động xã hội được các doanh nghiệp áp dụng khá phổ biến để quảng cáo sản phẩm của mình. Vì thế công ty cũng nên áp dụng phương pháp quảng cáo này. Xét về lâu dài, thì đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, vì nó vừa được nhiều người biết đến sản phẩm công ty hơn, lại vừa tăng được uy tín của công ty trên thị trường. - Ngoài ra, trong các dịp lễ hội hay kỷ niệm lớn của đất nước công ty nên có nhiều chương trình khuyến mại đối với khách hàng, chẳng hạn như giảm giá sản phẩm hoặc tặng các sản phẩm khác... Bên cạnh các biện pháp hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thì công ty nên tiếp tục mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm thông qua các đại lý, cửa hàng...và đặc biệt là thị trường nông thôn vì xe máy của công ty có giá vừa phải nên phù hợp với thu nhập của người lao động ở thị trường này. Đồng thời, công ty phải nghiên cứu thường xuyên nhu cầu của thị trường để có kế hoạch thay đổi mẫu mã, chất lượng sản phẩm. 3.2.5. Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn lưu động một cách hợp lý và linh hoạt. Vốn lưu động có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy việc chủ động xây dựng kế hoạch tìm kiếm nguồn tài trợ là rất cần thiết. Vốn lưu động của công ty được hình thành từ các nguồn: Nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn đi vay, trong đó chủ yếu là nguồn vốn đi vay. Vì vậy, công ty cần phải cơ cấu lại nguồn vốn này cho hợp lý. Từ việc xây dựng các phướng án sản xuất kinh doanh, xác định rõ hiệu quả của các phương án kinh doanh rồi tiến hàng so sánh để đi đến quyết định huy đông bao nhiêu vôn và từ nguồn vốn nào. Trước hết cần sử dụng hết năng lực của nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu sử dụng quá nhiều vào vốn vay thì rủi do tài chính rất cao. Hơn nữa, như chúng ta đã biết khi sử dụng vốn vay phải trả một khoản chi phí lớn hơn nhiều so với sử dụng vốn chủ sở hữu. Vì vây, trong thời gian tới công ty cần phải có kế hoạch trích lợi nhuận để lại để tái đầu tư, tăng vốn chủ sở hữu. Sau khi xác định được nhu cầu VLĐ, công ty cần xác định số VLĐ thực có của mình từ đó xem xét thực tế cần phải huy động thêm từ bên ngoài bao nhiêu và chi phí như thế nào là hợp lý để nhằm làm giảm bớt chi phi sử dụng vốn lưu động. Việc lập kế hoạch huy động và sử dụng nguồn VLĐ nhất thiết phải dựa vào phân tích các chỉ tiêu kinh tế có liên quan của kỳ trước và dự báo hoạt đông sản xuất kinh doanh trong kỳ tới. 3.2.6. Chủ động sử dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể sảy ra. Khi đã kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, công ty luôn luôn nhận thức được rằng mình phải sẵn sàng đối phó với moi sự thay đổi, biến động phức tạp có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Những rủi ro bất thường trong kinh doanh như: nền kinh tế lạm phát, giá cả thị trường tăng lên...mà nhiều khi nhà quản lý không lường hết được. Vì vậy, để hạn chế phần nào những tổn thất có thể sảy ra, công ty cần phải thực hiện các biện pháp để phong ngừa để khi VKD nói chung và VLĐ nói riêng bị hao hụt, công ty có thể có ngay nguồn để bù đắp, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. Cụ thể, các biện pháp mà công ty có thể áp dụng là: - Mua bảo hiểm hàng hoá đối vói những hàng hoá đang đi trên đường cũng như hàng hoá nằm trong kho. - Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Việc công ty tham gia bảo hiểm tạo ra một chỗ dựa vững chắc, một tấm lá chắn tin cậy về kinh tế, giúp công ty có điều kiện liên kết về tài chính để chống đỡ có hiệu quả mội rủi ro, tổn thất bất ngờ sảy ra mà vẫn không ảnh hưởng nhiều đến VLĐ. - Cuối kỳ công ty cần kiểm tra, rà soát, đánh giá lại vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền, đối chiếu sổ sách kế toán để sử lý chênh lệch. Những vật tư, hàng hoá tồn đọng lâu ngày không sử dụng được do kém chất lượng hoặc không phù hợp với nhu cầu sản xuất, phải chủ động giải quyết, phần chênh lệch thiếu hụt phải xử lý kịp thời để bù lại. 3.3. Một số kiến nghị với Nhà Nước. Để tạo điều kiện cho việc thực hiện các giải pháp trên, nhằm nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng VLĐ nói riêng tôi xin đưa ra một số kiến nghị với Nhà Nước như sau: Thứ nhất: Nhà Nước cần xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình cho từng ngành để các doanh nghiệp có cơ sở chính xác cho việc đánh giá vị thế của doanh nghiệp mình, tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để từ đó có biện pháp thích ứng. Thứ hai: Bộ tài chính cần có chính sách hoàn thuế kịp thời, trả VKD cho các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Viêt Nam nói riêng. Về thuế GTGT được khấu trừ: Tuy chiếm tỷ trong không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng trong năm 2004 vừa qua khoản thuế này tăng lên với tỷ lệ cao. Nếu không được hoàn thuế kịp thời thì gây nên sự lãng phí trong khi công ty vẫn phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao. Thứ ba: Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hoá đầu tư cũng như lựa chọn phương pháp huy động vốn. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và đồng thời dễ dàng huy động vốn khi cần thiết. Kết luận Vốn lưu động và việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ không phải là một vấn đề mới mẻ nhưng nó luôn là mối quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp bởi hiệu quả sử dụng VLĐ gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh. Mặc dù, công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam mới được thành lập và phải đứng trước rất nhiều khó khăn như: khó khăn về vốn, về khả năng cạnh tranh...Tuy nhiên, công ty vẫn vững vàng đi lên và kinh doanh có lãi, thu nhập của cán bộ công nhân viên ngày càng được cải thiện, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà Nước... Đặt được những thành tích trên là do sự nhạy bén nhận thức nắm bắt thị trường, khắc phục mọi khó khăn của ban giám đốc công ty và sự cố gắng không ngừng của tất cả cán bộ công nhân viên toàn công ty. Song song với quá trình phát triển, công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ của công ty ngày càng tiết kiệm, hiệu quả và đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty.Bên cạnh đó, công tác quản lý và sử dụng VLĐ còn một số tồn tại cần khắc phục. Với thời gian thực tập không nhiều nhưng xuất phát từ những kiến thức đã được trang bị, em xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến nhằm giải quyết các tồn tại và nâng cao hơn nữa hiệu `quả sử dụng VLĐ của công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo – Thạc sĩ: Nguyễn Văn Khoa cùng toàn thể các cô chú, anh chị trong phòng tài chính kế toán công ty TNHH đầu tư và phát triển công nghệ Việt Nam đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập và hoàn thành luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện: Trần Văn Tình Mục lục Lời nói đầu Chương 1: Vốn lưu động và một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1. Vốn lưu động và nguồi vốn lưu động của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 1.1.1. Vốn lưu động của doanh nghiệp 1.1.1.1. Vốn lưu động và nội dung vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.1.3. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.2. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.1.2.1. Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn. 1.1.2.2. Căn cứ theo nguồn hình thành vốn. 1.1.2.3. Căn cứ theo thời gian huy động vốn và sử dụng vốn. 1.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. 1.2.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổ chức sử dụng VLĐ và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp. 1.2.2.1. nhận xét của đơn vị thực tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doca1.doc
Tài liệu liên quan