Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh

Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh là một doanh nghiệp có một hệ thống mạng lưới tiêu thụ khá lớn bao gồm gần 200 đại lý bán hàng trên toàn Miền Bắc và miền Trung, chiếm khoảng 45% thị phần về mặt hàng gốm xây dựng trong các khu vực trên. Mặt khác, Công ty rất có uy tín về chất lượng sản phẩm và khả năng tài chính vững mạnh tạo tiền đề cho việc cạnh tranh và mở rộng thị phần. Các sản phẩm của Công ty được phân phối và tiêu thụ dễ dàng, mặc dù có sự cạnh tranh mạnh mẽ của Công ty trong và ngoài Tổng Công ty và rất nhiều sản phẩm của các là thủ công khác.

doc59 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 856 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, tiền lương và kế toán TSCĐ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ Kế toán ngân hàng Thủ quỹ + Trưởng phòng TC- KT: Chịu trách nhiệm trước cấp trên và giám đốc về mọi mặt hoạt động kinh doanh của công ty.Có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán Công ty sao cho gọn nhẹ phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty. Kế toán trưởng là người kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu, chấp hành chế độ báo cáo thống kê, báo cáo quyết toán theo quy định. Tổ chức bảo quản hồ sơ tài liệu kế toán theo chế độ lưu trữ. Kế toán trưởng là người lập báp các tài chính và đảm nhận phần hành kế toán tổng hợp. + Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, kiêm kế toán vật tư: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất phát sinh theo đúng đối tượng, tính giá thành sản phẩm, ghi chép vào các sổ kế toán có liên quan. Hạch toán giám sát tình hình nhập xuất vật tư công dụng cụ, ghi chép vào các sổ có liên quan. + Kế toán thanh toán, tiền lương, tài sản cố định: Có nhiệm vụ theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, tính và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định theo đúng đối tượng. Phản ánh chính xác đầy đủ sự biến động và tình hình sử dụng vốn bằn tiền, các khoản thanh toán, phản ánh tình hình sử dụng lao động, tình hình thực hiện quỹ lương, tính lương và các khoản phụ cấp cho cán bộ công nhân viên, lập bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương. + Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Theo dõi tình hình nhập xuất tồn thành phẩm hàng hoá, phán ánh các khoản doanh thu, giá vốn bán hàng và cac khoản chi phí liên quan đến quá trình tiêu thụ , theo dõi tình hình công nợ. + Kế toán ngân hàng: Có nhiệm vụ giao dịch với ngân hàng về cac khoản tiền vay, tiền gửi của Công ty, theo dõi số dư tiền gửi, tiền vay của từng ngân hàng. + Thủ quỹ: Có nhiệm vụ quản lý quỹ tiền mặt của Công ty, tình hình thu chi tồn quỹ tiền mặt hàng ngày. 1.4.2: Hình thức ghi sổ kế toán Về nội dung chứng từ kế toán Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh áp dụng chế độ độ Kế toán của Bộ Tài chính ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính . Hình thức kế toán hiện nay Công ty đang áp dụng là hình thức nhật ký chung bao gồm: sổ nhật ký chung, sổ cái, sổ chi tiết, bảng cân đối số phát sinh và bảng phân bổ. Kỳ kế toán của của Công ty theo tháng, niên độ kế toán là một năm, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, trị giá vốn vật liệu công cụ dụng cụ xuất kho được tính theo phương phát giá thưc tế bình quân gia quyền vào cuối mỗi tháng, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hiện nay công ty sử dụng các chứng từ kế toán theo chế độ quy định như: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, hoá đơn GTGT. Về vận dụng tài khoản kế toán Công ty áp dụng hệ thống tài khoản ban hành kèm theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp. Công ty sử dụng toàn bộ tài khoản trong bảng và ngoài bảng. Để thuận tiện cho việc theo dõi thanh toán với khách hàng, phòng kế toán có sử dụng hệ thống sổ chi tiết theo dõi việc thanh toán với khách hàng Một số tài khoản được chi tiết tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh: - 111: Tiền mặt 1111: Tiền mặt Việt Nam - 112: Tiền gửi ngân hàng 1121: Tiền VND ngân hàng - 152: Nguyên liệu, vật liệu 1521: Nguyên liệu, vật liệu chính 1522: Vật liệu phụ - 153: Công cụ, dụng cụ - 154:Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang - 214: Hao mòn tài sản cố định 2141: Hao mòn tài sản cố định hữu hình 21411: Hao mòn nhà cửa, vật kiến trúc 21412: Hao mòn máy móc thiết bị 21413: Hao mòn phương tiện vận tải 21414: Hao mòn dụng cụ, thiết bị quản lý 21418: Hao mòn TSCĐHH khác - 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 3331:Thuế GTGT phải nộp 33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp - 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp - 622: Chi phí nhân công trực tiếp - 627: Chi phí sản xuất chung 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng 62711: Chi phí nhân viên phân xưởng – Tiền lương 6272: Chi phí vật liệu 6273: Chi phí công cụ dụng cụ 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài 62772: Chi phí dịch vụ mua ngoài – CP khác 6278: Chi phí bằng tiền khác - 631: Giá thành sản xuất Về vận dụng sổ sách Công ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung “. Việc áp dụng trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung rất thuận tiện cho việc xử lý công tác kế toán bằng máy vi tính. Để đáp ứng nhu cầu phát triển, công ty đã chọ phần mềm Fast Accounting của tập đoàn phần mềm kế toán Fast ứng dụng vào công tác kế toán trên máy vi tính. Tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh đã vận dụng trình tự ghi sổ trên để thực hiện các phần hành kế toán tập. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc hợp lệ kế toán cập nhật số liệu và phiếu trong máy tính .Phần mềm kế toán sẽ tự động xây dựng cá sổ chi tiết và các sổ tổng hợp tài khoản như: sổ chi tiết nguyên vật liệu, sổ nhật kí chung, sổ cái tài khoản Tuỳ theo yêu cầu quản lí mà kế toán có thể in ra hoặc lưu trữ trong máy. Mặt khác từ các chứng từ gốc, cuối tháng cuối kì kế toán kiểm tra đối chiếu số liệu ở bảng cân đối số phát sinh các tài khoản sau đó tập hợp các tài liệu từ Sổ Cái và sổ tổng hợp tài khoản để lập Báo cáo tài chính. Biểu số 1.5: Trình tự ghi sổ theo hình thức Nhật Kí Chung tại Công ty Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Quan hệ đối chiếu Về vận dụng Báo cáo kế toán  Hệ thống Báo cáo tài chính của Công ty được lập với mục đích : - Tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty trong một kỳ kế toán. - Cung cấp các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Công ty, đánh giá thực trạng tài chính trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán trong tương lai. Thông tin của Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng trong việc đề ra những quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc đầu tư vào doanh nghiệp của các chủ doanh nghiệp, chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Định kỳ lập Báo cáo ở Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh là theo quý . Người chịu trách nhiệm lập Báo cáo là kế toán trưởng của công ty. Hiện nay đơn vị lập những Báo cáo tài chính theo quy định cho các doanh nghiệp sản xuất, đó là bao gồm 4 biểu mẫu Báo cáo: -Bảng cân đối kế toán. -Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. -Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. -Thuyết minh báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính này được lập ra để tổng hợp và trình bày một cách cụ thể, tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty trong một quý. Đồng thời cung cấp các thông tin kinh tế tài chính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của Công ty. PHẦN 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HỢP THỊNH 2.1: Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh Về đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn để tập hợp chi phí sản xuất. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán tập hợp chi phí SX và tính giá thành sản phẩm ở mỗi doanh nghiệp. Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh có qui trình công nghệ SX giản đơn, sản phẩm được sản xuất trên cùng một dây truyền công nghệ không qua các giai đoạn chế biến liên tục. Chính vì đặc điểm công nghệ sản xuất của công ty như vậy cho nên đối tượng kế toán tập hợp chi phí SX là toàn bộ qui trình công nghệ SX. Về chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động ổn định từ nhiều năm nay, việc tổ chức công tác kế toán rất được coi trọng trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh chế độ qui định của nhà nước có vận dụng phù hợp với tình hình đặc điểm của Công ty. Qui trình sản xuất của công ty là giản đơn tuy nhiên các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất cũng rất đa dạng và bao gồm nhiều loại khác nhau. Nguyên vật liệu của công ty được sử dụng để sản xuất sản phẩm là đất sét và than cám, nguồn nguyên vật liệu có thể mua ở thị trường trong nước tuy nhiên chi phí nguyên vật liệu chính vẫn có sự biến động do sự biến động của giá cả thị trường. Hiện nay để hạn chế sự biến động của giá cả thị trường Công ty đã tính toán lập kế hoạch mua nguyên vật liệu và ký hợp đồng mua lâu dài. Bên cạnh đó để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu công ty đã tiến hành xây dựng hệ thống định mức chi phí cho từng loại vật tư. Đối với các chi phí về nhiên liệu, công cụ dụng cụ công ty cũng có định mức đối với từng loại, nhưng việc hỏng hóc thiệt hại trong sản xuất là khó có thể tránh khỏi, cho nên đối với các chi phí này cần phải được kiểm soát chặt chẽ nhằm quản lý tốt các chi phí này. Hiện nay để quản lý chi phí sản xuất, Công ty tiến hành phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên liệu chính đó là đất sét và than cám. Chi phí nhân công trực tiếp: Là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như: lương chính, lương phụ, phụ cấp có tính chất lương, các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ do doanh nghiệp chịu và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí phát sinh phục vụ chung cho quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong sản xuất, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Về phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất Theo cách phân loại chi phí sản xuất thành ba khoản mục, công ty sử dụng các TK sau để tập hợp chi phí sản xuất: TK 621: Chi phí NVLTT - để tập hợp chi phí NVLTT của toàn PX TK 622: Chi phí NCTT - để tập hợp chi phí về tiền lương các khoản trích theo lương của công nhân SX. TK 627: Chi phí SXC - để tập hợp các khoản chi phí phát sinh trong phân xưởng như chi phí KH, chi phí CCDC. Tài khoản này được chia thành 6 tài khoản cấp 2: + 6271 : Chi phí nhân viên phân xưởng + 6272 : Chi phí nguyên nhiên vật liệu + 6273 : Chi phí công cụ, dụng cụ + 6274 : Chi phí khấu hao TSCĐ + 6277 : Chi phí dịch vụ mua ngoài + 6278 : chi phí bằng tiền khác Biểu 2.1 2.1: Trích dẫn sổ nhật ký chung Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 ĐVT:Đồng Chứng từ Diễn giải Số hiệu TK PS Nợ PS Có Ngày Số 01/6 01 Chi làm thí nghiệm mẫu gạch 6278 267 300 1111 267 300 01/6 01 Xuất vật tư phục vụ SX 6272 16 954 817 152 16 954817 02/6 02 Xuất nhiên liệu phục vụ sản xuất 6272 11 354 067 152 11 354 067 04/6 03 Xuất công cụ phục vụ SX 6273 26 178 814 153 26 178 814 06/6 11 Chi tiền thuê cẩu máy ủi 6278 400 000 1111 400 000 09/6 04 Xuất vật tư phục vụ SX 6272 8 089 000 152 8 089 000 15/6 08 Tiền điện sản xuất kỳ I tháng 06 6277 81 034 200 331 81 034 200 16/6 49 Tiền nấu nước hiện trường 6278 550 000 1111 550 000 21/6 10 Xuất công cụ phục vụ SX 6273 3 034 000 153 3 034 000 25/6 11 Xuất nhiên liệu phục vụ sản xuất 6272 9 353 000 152 9 353 000 30/6 12 Xuất nguyên liệu phục vụ SX 621 516 201 284 152 516 201284 30/6 15 Phân bổ khấu hao TSCĐ tháng 06 6274 142 654 343 6414 1 483 352 6424 21 068 274 2141 165 205 969 30/6 16 Phân bổ máy móc thiết bị Xuất dùng 6272 30 000 000 1421 30 000 000 30/6 17 Phân bổ tiền khay ngói 6272 17 250 000 1421 17 250 000 30/6 18 Tiền điện SX kỳ II tháng 06/2008 6277 91 030 400 331 91 030 400 30/6 19 Phân bổ lương tháng 06/2008 622 319 852 300 6271 19 350 700 6411 27 811 900 6421 77 883 400 334 444 898 300 30/6 23 Trích BHXH tháng 06/2008 (15%) 622 19 067 500 6271 426 600 6411 1 049 200 6421 3 215 200 3383 23 758 500 30/6 24 Trích BHYT tháng 06/2008 (2%) 622 319 864 6271 56 880 6411 139 160 6421 326 160 3384 842 800 30/6 25 Trích KPCĐ tháng 06/2008 (2%) 622 6 397 046 6271 387 014 6411 556 238 6421 1 557 668 3382 8 897 966 Tổng phát sinh nợ: Tổng phát sinh có: Kế toán trưởng Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Người lập biểu 2.2: Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Như đã trình bày trên đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất được xác định là toàn bộ qui trình công nghệ nên chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp. Kế toán tổ chức tập hợp chi phí trên cơ sở các phiếu xuất kho nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho hoạt động sản xuất sản phẩm. Sau đó căn cứ vào phương pháp tính giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho để xác định giá trị của số nguyên vật liệu sử dụng trong kỳ sản xuất sản phẩm. Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp đánh giá nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ nhập kho theo giá thực tế, còn đối với trị giá nguyên vật liệu xuất kho được áp dụng theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền vào cuối mỗi tháng. Hàng tháng căn cứ vào nhu cầu sử dụng, quản đốc phân xưởng viết giấy đề nghị lĩnh vật tư nguyên liệu trình Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật xem xét và ký duyệt yêu cầu phòng kế toán viết phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập thành 2 liên: Liên 1 phòng kế toán lưu lại để phục vụ cho việc theo dõi số lượng xuất kho thực tế từng loại nguyên vật liệu , liên 2 giao cho thủ kho lưu làm cơ sở để xuất kho. Chẳng hạn trong tháng 06 năm 2008 có : - Vật tư tồn kho đầu tháng 06/2008 Tên NVL ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền Đất sét M3 30 513. 5 34 175. 6 1 042 817 480 Than cám Tấn 1 367. 43 276 131.75 377 590 845 Vật tư nhập kho trong tháng: Biểu 01 Phiếu nhập kho Ngày 18 tháng 06 năm 2008 Số: 01/08 Nợ TK 152 Có TK 331 Họ tên người giao hàng: Công ty TNHH vận tải Thiên Minh Theo hoá đơn số: 09132 ngày 17 tháng 06 năm 2008 của biên bản kiểm nghiệm vật tư ngày 18 ngày 06 năm 2008 Nhập tại kho : Trần Phương Anh STT Tên nhãn hiệu vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực nhập A B C 1 2 3 4 1 Đất M3 13 354.39 13 354.39 34 437.73 459 894 8200 2 Than Tấn 551 551 276 353.9 152 271 000 Cộng 612 165 820 Cộng thành tiền (Bằng chữ): Sáu trăm mười hai triệu một trăm sáu mươi lăm ngàn tám trăm hai mươi đồng.) Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị - Vật tư xuất kho trong tháng: Biểu 02 Phiếu xuất kho Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Số: 04/08 Nợ TK 621 Có TK 1521 Họ tên người nhận hàng: Nguyễn Thị Thu - Phân xưởng sản xuất Lý do xuất kho: Phục vụ sản xuất Xuất tại kho: Trần Phương Anh STT Tên nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất vật tư Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C 1 2 3 4 1 Đất M3 7 411.3 7 411.3 2 Than Tấn 949.78 949. 78 Cộng Số tiền ( Bằng chữ)..................................................................................... Xuất ngày 30 tháng 06 năm 2008 Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho Trên phiếu xuất kho kế toán chưa ghi đơn giá vật liệu và tiền mà định kỳ mỗi thàng một lần kế toán vât liệu sẽ tổng hợp số liệu cuối tháng số lượng tất cả các lần xuất kho thực tế, sau đó tính ra giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong tháng theo phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền. Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho trong tháng = Số lượng nguyên vật liệu xuất kho trong tháng x Đơn giá thực tế bình quân gia quyền của nguyên vật liệu xuất kho trong tháng Đơn giá thực tế bình quân gia quyền của Giá thực tế của nguyên vật liệu tồn đầu tháng + Giá thực tế của vật liệu nhập kho trong tháng nguyên vật liệu xuất kho trong tháng Số lượng nguyên vật liệu tồn đầu tháng + Số lượng nguyên vật liệu nhập trong tháng (Bảng tính giá vật liệu công cụ dụng cụ trang 27) Biểu 03 Bảng tính giá thực tế vật liệu công cụ dụng cụ Tháng 06 năm 2008 ĐVT:Đồng Nguyên vật liệu (TK 152) Công cụ dụng cụ Chỉ tiêu Đất Than Số lượng (Tấn) Thành tiền (Đồng) Số lượng (m3) Thành tiền (Đồng) Số lượng Tiền 1.Tồn đầu kỳ 30 513,5 1 042 817 480 1367.43 377 590 845 2 Nhập trong kỳ 13 354.39 459 894 820 511 152 271 000 3. Cộng(1+2) 43 867.89 1 502 712 300 1 918,43 529 861 845 4. Đơn giá. 34 255.4 276 195.55 5. Xuất trong kỳ 7 411.3 253 877 076 949. 78 262 324 208 6. Tồn cuối kỳ 36 456.59 1 248 835 224 968,66 267 537 637 Sau khi tính được giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho kế toán tiến hành lập bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ cho từng đối tượng sử dụng. Biểu 04 Bảng phân bổ nguyên liệu, công cụ dụng cụ Tháng 06 năm 2008 ĐVT:Đồng TT Ghi Có các TK Đối tượng sd (Ghi Nợ TK) TK 152 TK 153 1 TK 621 516 201 284 Trong đó: Đất 253 877 076 Than 262 324 208 2 TK 627 45 750 885 29 212 814 Cộng 561 952 169 29 212 814 Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Người lập bảng - Căn cứ vào bảng phân bổ trên kế toán tiến hành định khoản: Ghi nợ TK 621: 516 201 284 Ghi có TK 152 : 516 201 284 - Cuối kỳ tiến hành kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Ghi nợ TK 154: 516 201 284 Ghi có TK 621: 516 201 284 Biểu 05 Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 Tài khoản 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ĐVT:Đồng Ngày Số Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có 30/6 12 Dư nợ đầu kỳ Xuất nguyên liệu phục vụ SX 152 516 201 284 30/6 15 Kết chuyển chi phí NVLTT ( 621->154) 154 516 201 284 Phát sinh nợ: 516 201 284 Phát sinh có: 516 201 284 Dư nợ cuối kỳ: Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Lập biểu 2.3 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của một bộ phận sản phẩm xã hội mà người lao động được sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh. Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phảm. Mặt khác tiền lương là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả lao động, có tác dụng động viên khuyến khích công nhân tích cực lao động, tăng năng suất lao động. Có hai hình thức tính tiền lương phải trả đó là hình thức trả lương theo thời gian và hình thức trả lương theo sản phẩm. Hiện nay để khuyến khích người lao động tăng năng suất lao động phát huy cải tiến kỹ thuật, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động Công ty áp dụng hình thức tính trả lương cho công nhân theo khối lượng sản lượng hoàn thành nhập kho, có đơn giá tiền lượng cụ thể. Tổng số tiền lương phải trả = Sản lượng hoàn thành nhập kho x Đơn giá tiền lương Hàng tháng căn cứ vào sản lượng hoàn thành nhập kho kế toán tiền lương sẽ tính tổng số tiền lương được hưởng của phân xưởng, sau đó căn cứ vào bảng thanh toán lương của từng tổ sản xuất kế toán lương sẽ lập bảng tổng hợp lương của toàn phân xưởng cũng như toàn doanh nghiệp. Sau khi lập bảng tổng hợp lương và tính số tiền phải trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định, kế toán lập bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội cho các đối tượng sử dụng.Việc trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tiền lương công nhân sản xuất tính vào chi phí NCTT được tiến hành trên các tổ nêu trên: Tỷ lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT là 25% trong đó 6% khấu trừ vào lương công nhân, 19% tính vào giá thành SP. Cụ thể số tính vào giá thành: Số tiền BHXH phải trích =Tiền lương cơ bản của Công ty x 15% Số tiền BHYT phải trích = Tiền lương cơ bản của Công ty x 2% Kinh phí công đoàn phải trích = Tiền lương thực tế của Công ty x 2% Chẳng hạn, số trích BHXH, BHYT, KPCĐ ở tổ Chế biến tạo hình như sau: - Trích BHXH: 10 000 500 x 15% = 1 500 075 - Trích BHYT: 10 000 500 x 2% = 200 010 - Trích KPCĐ: 57 159 900 x 2% = 1 143 198 Hiện nay Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân SX. - Nhìn vào bảng tổng hợp tiền lương của công nhân sản xuất tháng 06/2008 cho thấy tiền lương công nhân SX chính tính vào chi phí NCTT là : 319 852 300 đ. Trong đó: - Tiền lương tổ ủi + bơm nước: 7 810 500 đ - Tiền lương tổ chế biến tạo hình: 57 159 900 đ - Tiền lương tổ dập ngói: 29 823 700 đ - Tiền lương tổ vận chuyển: 46 191 900 đ - Tiền lương tổ xếp goòng: 31 422 000 đ - Tiền lương tổ ra lò: 54 964 600 đ - Tiền lương tổ bốc xếp: 22 981 000 đ - Tiền lương tổ nghiền than: 15 585 500 đ - Tiền lương tổ cơ khí: 22 229 200 đ - Tiền lương tổ XDCB: 18 349 300 đ - Tiền lương tổ bổ nem: 13 334 700 đ Từ bảng thanh toán tiền lương, kế toán ghi sổ NKC một lần vào cuối tháng theo định khoản: Nợ TK 622 319 852 300 Có TK 334 319 852 300 Biểu 06 Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội Tháng 06 năm 2008 ĐVT:Đồng TT Ghi có TK TK 334 TK 338 Ghi nợ TK TK 3382 TK 3383 TK 3384 1 TK 622 - Chi phí NCTT 319 852 300 6 397 046 19 067 500 319 864 2 TK 627 - Chi phí SX chung 19 350 700 387 014 426 600 56 880 3 TK 641 - Chi phí bán hàng 27 811 900 556 238 1 049 200 139 896 4 TK 642 - Chi phí quản lý DN 77 883 400 1 557 668 3 215 200 326 160 Cộng 444 898 300 8 897 996 23 758 500 842 800 Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Lập biểu Căn cứ vào bảng phân bổ trên kế toán tiến hành định khoản kế toán như sau: Ghi nợ TK 622: 345 636 710 Ghi có TK 334: 319 852 300 Ghi có TK 338: 25 784 410 Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản 154 kế toán ghi: Ghi nợ TK 154: 345 636 710 Ghi có TK 622: 345 636 710 Biểu 07 Sổ cái tài khoản Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 Tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp ĐVT:Đồng Ngày Số Diễn giải TKĐƯ PS nợ PS có 30/6 22 Dư nợ đầu kỳ Tiền lương phải trả CNSX 334 319 852 300 30/6 23 Trích 2% KPCĐ theo lương thực tế 3382 6 397 046 30/6 24 Trích 15% BHXH theo lương cơbản 3383 19 067 500 30/6 25 Trích 2% BHYT theo lương cơ bản 3384 319 864 30/6 16 Kết chuyển chi phí NCTT ( 622 ->154) 154 345 636 710 Phát sinh nợ: 345 636 710 Phát sinh có: 345 636 710 Dư nợ cuối kỳ: Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Lập biểu 2.4 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung Ngoài chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp thì trong chi phí sản xuất còn có chi phí sản xuất chung. Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền. Những chi phí này khi phát sinh sẽ được hạch toán vào những khoản mục chi phí SXC. Để tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 - Chi phí sản xuất chung mở chung cho toàn phân xưởng. Sau đây là trình tự tập hợp chi phí SXC: * Chi phí nhân viên phân xưởng: Tiền lương nhân viên quản lý phân xưởng ( Quản đốc, phó quản đốc, trực ca, thống kê...) được xác định trên đơn giá tiền lương do công ty quy định trên cơ sở sản lượng hoàn thành nhập kho trong tháng. Tổng tiền lương được hưởng = sản lượng hoàn thành x đơn giá Căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc của từng cá nhân để xác định mức lương hàng tháng cho từng người. Số liệu này là cơ sở để lập bảng thanh toán lương cho nhân viên phân xưởng và được ghi vào sổ nhật ký chung theo định khoản: Nợ TK 627.1 19 350 700 Có TK 334 19 350 700 Từ sổ NKC số liệu trên được chuyển vào sổ cái tài khoản 627 Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tiền lương nhân viên phân xưởng giống như nhân công trực tiếp sản xuất. Cụ thể số trích BHXH, BHYT, KPCĐ tháng 06/2008 + Trích BHXH: 2 844 000 x 15% = 426 600 + Trích BHYT: 2 844 000 x 2% = 56 880 + Trích KPCĐ: 19 350 700 x 2% = 387 014 Số liệu này là cơ sở để lập bảng phân bổ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ ( Biểu số 5) và được ghi vào sổ NKC theo định khoản: Nợ TK 627.1 870 494 Có TK 338 870 494 Số liệu này được ghi vào sổ cái tài khoản 627 để theo dõi tình hình tập hợp chi phí SXC tại phân xưởng. * Chi phí nhiên vật liệu: Do đặc thù của sản xuất, công ty có sử dụng nhiều loại nhiên liệu phục vụ cho sản xuất như xăng ,dầu, gạch chịu lửa... ngoài than được tập hợp vào tài khoản 621 còn các loại nhiên liệu khác được tập hợp vào tài khoản 627(2). Việc xuất kho vật liệu được theo dõi trên sổ chi tiết tài khoản 152. Thủ tục xuất dùng: Khi nhận được yêu cầu xuất kho do phân xưởng đề nghị gửi lên, kế toán viết phiếu xuất kho giao cho thủ kho. Thủ kho tiến hành xuất kho theo số lượng ghi trên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được ghi 2 liên: + Liên một là liên gốc đơn vị sử dụng lưu + Liên 2 giao cho thủ kho giữ để ghi thẻ kho sau đó chuyển trả phòng kế toán lưu. Cuối tháng kế toán căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ để xác định giá trị thực tế của nhiên vật liệu xuất dùng trong tháng là: 45 750 884đ Với số liệu này kế toán ghi sổ NKC Ghi nợ TK 627(2): 45 750 884 Ghi có TK 152: 45 750 884 * Chi phí công cụ dụng cụ: Việc xuất kho công cụ dụng cụ được theo dõi chi tiết trên tài khoản 153, thủ tục xuất dùng cũng như thủ tục xuất dùng của nhiên vật liậu.Giá trị của công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng được tập hợp trên sổ tổng hợp nhập xuất tồn và căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu công cụ dụng cụ kế toán xác định được giá trị thực tế của công cụ dụng cụ xuất dùng trong tháng là: 29 212 814 Với số liệu này kế toán ghi sổ NKC Ghi nợ TK 627(3): 29 212 814 Ghi có TK 153: 29 212 814 * Chi phí khấu hao TSCĐ: Khoản chi phí này bao gồm toàn bộ số khấu hao về nhà xưởng máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm tại phân xưởng.Việc tính và trích khấu hao tài sản cố định được thực hiện theo tỷ lệ khấu hao đã đăng ký với cục quản lý và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, hàng tháng kế toán tài sản cố định căn cứ vào số khấu hao đã tính của tháng trước và số khấu hao tăng, giảm của tháng này để tính mức khấu hao của tài sản rồi tập hợp lại theo từng đối tượng sử dụng và phân bổ khấu hao tài sản cố định thông qua bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định (Bảng phân bổ số 3) Biểu 08 Bảng phân bổ số 3 ĐVT:Đồng Loại,nhóm TSCĐ TK 627 TK 641 TK 642 1. Số KH đã trích tháng trước 142 654 343 1 483 352 21 068 274 2. Số KH tăng tháng này 3. Số KH giảm tháng này 4. Số KH trích tháng này 142 654 343 1 483 352 21 068 274 Căn cứ vào số liệu trên bảng phân bổ kế toán ghi: Ghi nợ TK 627 (6274): 142 654 343 Ghi có TK 214: 142 654 343 * Kế toán tập hợp chi phí dịch vụ mua ngoài: Hiện nay khoản tiền trả cho việc mua điện phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty được hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài. Hàng tháng căn cứ vào hoá đơn thu tiền điện kế toán tiến hành hạch toán như sau: Ghi nợ TK 627: 172 064 600 Ghi nợ TK 133: 17 206 460 Ghi có TK 331: 189 271 060 * Chi phí khác bằng tiền: đây là các khoản chi trực tiếp bằng tiền phục vụ cho các nhu cầu quản lý của phân xưởng, căn cứ vào chứng từ gốc liên quan đến chi phí sản xuất chung tổng các khoản chi này phát sinh trong tháng 06/2008 kế toán tập hợp được là: 1 217 300 đ Với số liệu trên kế toán ghi: Ghi nợ TK 627 (8): 1 217 300 Ghi có TK 1111: 1 217 300 * Hiện nay ở Công ty có một số công cụ dụng cụ, máy móc thiết bị khi xuất dùng một lần có giá trị rất lớn nhưng lại được sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất nên kế toán tiến hành hạch toán vào tài khoản 142 “ Chi phí trả trước “ sau đó phân bổ dần cho các kỳ hạch toán sau. Khi phát sinh chi phí thuộc loại trả trước kế toán căn cứ vào chứng từ liên quan kế toán ghi: Ghi nợ TK 142 (1421) Ghi có Tk 111, 112, 153, 331. Khi phân bổ vào chi phí sản xuất kế toán ghi: Ghi nợ TK 627 Ghi có TK 142 (1421) Cụ thể tháng 06/2008 Công ty có phân bổ số tiền mua khay phơi ngói và số tiềnmáy móc thiết bị xuất dùng phục vụ cho sản xuất vào chi phí sản xuất chung, kế toán định khoản như sau: Ghi nợ TK 6272: 47 250 000 Ghi có TK 142: 47 250 000 Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết tài khoản 627 kế toán tập hợp vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung, sau đó tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung sang tài khoản 154. Cụ thể tháng 06/2008 bút toán kết chuyển như sau: Ghi nợ TK 154: 458 371 135 Ghi có TK 627: 458 371 135 Biểu 09 Trích sổ cái tài khoản Tài khoản 627 Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 ĐVT:Đồng Ngày Số Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có 01/6 01 Dư nợ đầu kỳ Chi làm thí nghiệm mẫu gạch 1111 267 300 01/6 01 Xuất vật tư phục vụ sản xuất 152 16 954 817 02/6 02 Xuất nhiên liệu phục vụ SX 152 11 354 067 04/6 03 Xuất công cụ phục vụ SX 153 26 178 814 06/6 11 Chi tiền thuê cẩu máy ủi 1111 400 000 09/6 04 Xuất vật tư phục vụ sản xuất 152 8 089 000 15/6 08 Tiền điện SXKD kỳ I tháng 06/2008 331 81 034 200 16/6 49 Tiền nấu nước hiện trường 1111 550 000 21/6 10 Xuất công cụ phục vụ SX 153 3 034 000 25/6 11 Xuất nhiên liệu phục vụ SX 152 9 353 000 ............................ ............. 30/6 35 Tiền điện sản xuất kỳ II tháng 06 331 91 030 400 30/6 15 Phân bổ khấu hao TSCĐ 214 142 654 343 30/6 16 Phân bổ máy móc thiết bị xuất dùng 142 30 000 000 30/6 17 Phân bổ tiền khay ngói 142 17 250 000 30/6 Tiền lương nhân viên phải trả 334 19 350 700 30/6 23 Trích 2% KPCĐ theo lương thực tế 3382 387 014 30/6 24 Trích 15% BHXH theo lương cơ bản 3383 426 600 30/6 25 Trích 2% BHYT theo lương cơ bản 3384 56 880 30/6 577 Kết chuyển chi phí SXC 627->154 154 458 371 135 Phát sinh nợ: 458 371 135 Phát sinh có: 458 371 135 Dư nợ cuối kỳ: Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Lập biểu 2.5: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng Để tập hợp chi phí sản xuất trên toàn phân xưởng làm cơ sở cho việc tính giá thành kế toán sử dụng tài khoản 154 ”Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. Sau khi tập hợp các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán tập hợp chi phí sản xuất làm nhiệm vụ kết chuyển các chi phí này sang bên nợ tài khoản 154. Trình tự hạch toán như sau: * Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán ghi: Ghi nợ TK 154: 516 201 284 Ghi có TK 621: 516 201 284 * Cuối kỳ căn cứ vào bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp kế toán ghi: Ghi nợ TK 154: 319 852 300 Ghi có TK 622: 319 852 300 * Cuối kỳ căn cứ vào bảng tập hợp chi phí sản xuất chung kế toán ghi: Ghi nợ TK 154: 458 371 135 Ghi có TK 627: 458 371 135 Sau đó lập biểu chi phí toàn phân xưởng (biểu 09) và ghi sổ cái TK 154 Biểu 10 Bảng tập hợp chi phí toàn phân xưởng tháng 06/2008 Các TK ghi Có Các TK ghi Nợ TK 1111 TK 142 TK 152 TK 153 TK 214 TK 331 TK 334 TK 338 TK 621 TK 622 TK 627 Cộng phát sinh TK 154 516 201 284 345 636 710 458 371 135 1 320 209 129 TK 621 516 201 284 516 201 284 TK 622 319 852300 25 784 410 345 636 710 TK 627 1 217 300 47 250 000 45 750 884 29 212 814 142 654 343 172 064 600 19 350 700 870 494 458 371 135 Cộng 1 217 300 47 250 000 561 952 168 29 212 814 142 654 343 172 064 600 339 203 000 26 654 904 516 201 284 319 852 300 458 371 135 1 320 209 129 Biểu 11 Sổ cái Tài khoản Tài khoản 154 Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 ĐVT: Đồng Ngày Số Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có 30/6 575 Dư nợ đầu kỳ: 258 206 300 Kết chuyển TK 621-> 154 621 516 201 284 30/6 576 Kết chuyển TK 622-> 154 622 345 636 710 30/6 577 Kết chuyển TK 627-> 154 627 458 371 135 30/6 03 Nhập kho thành phẩm tháng 06/2008 155 1 371 139 048 Phát sinh nợ: 1 320 209 129 Phát sinh có: 1 371 139 048 Dư nợ cuối kỳ: 207 276 381 Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Lập biểu 2.6:Công tác đánh gía sản phẩm làm dở cuối kỳ Trong qui trình sản xuất gạch của Công ty, sản phẩm làm dở là gạch mộc đang được phơi trong các nhà cáng kính, trong hầm lò sấy và lò nung. Đến cuối tháng thống kê phân xưởng, phòng kỹ thuật - KCS, phòng kế toán tiến hành kiểm kê sản lượng, đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở. Hiện nay Công ty áp dụng đánh giá sản phẩm làm dở theo sản lượng hoàn thành tương đương, trước hết căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang và mức độ gia công chế biến của sản phẩm để tính đổi các sản phẩm làm dở ra sản lượng hoàn thành tương đương sau đó mới tổ chức đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ. * Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì tính cho sản phẩm dở dang giống như phương pháp đánh giá sản phẩm làm dở theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, công thức tính như sau: Dđk + C Dck = x Qd Qht + Qd * Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung thì tính cho sản phẩm dở dang theo sản lượng hoàn thành tương đương, công thức tính: Dđk + C Dck = x Q'd Qht + Q'd Trong đó: Dđk và Dck là chi phí sản xuất sản phẩm làm dở đầu kỳ và cuối kỳ. C là chi phí sản xuất trong kỳ. Qht là khối lượng sản phẩm hoàn thành. Qd là khối lượng sản phẩm làm dở. Q'd là sản phẩm hoàn thành tương đương. Q'd = Qd x Mức độ hoàn thành Tháng 06/2008 có các số liệu sau: Chi phí sản xuất sản phẩm làm dở đầu kỳ gồm: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 334 653 690 đồng Chi phí nhân công trực tiếp: 173 151 366 đồng - Chi phí sản xuất chung: 260 593 225 đồng Chi phí sản xuất trong kỳ đã tập hợp được: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 516 201 284 đồng Chi phí nhân công trực tiếp: 345 636 710 đồng Chi phí sản xuất chung: 458 371 135 đồng Khối lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng là: 5 734 943 viên gạch qui tiêu chuẩn Khối lượng sản phẩm làm dở là: 3 689 865 viên gạch, mức độ hoàn thành là 70% Như vậy chi phí sản xuất sản phẩm làm dở cuối kỳ được xác định như sau: Sản phẩm hoàn thành tương đương = 3 689 865 x 70% = 2 582 905 viên + Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 334 653690 + 516 201284 = x 3 689 865 = 333 114 477 đồng 5 734 943 + 3 689 865 - Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: 173 151366 + 345 636710 = x 2 582 905 = 161 096 994 đồng 5 734 943 + 2 582 905 - Khoản mục chi phí sản xuất chung: 260 593 225 + 458 371 135 = x 2 582 905 = 223 256 891 đồng 5 734 943 + 2 582 905 Như vậy theo phương pháp này chi phí sản phẩm làm dở của công ty bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. 2.7 Thực tế công tác tính giá thành tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh: Đối tượng và kỳ tính giá thành: Xuất phát từ đặc điểm của qui trình sản xuất sản phẩm của Công ty là giản đơn, sản phẩm được sản xuất trên cùng một dây truyền công nghệ, cùng sử dụng một loại nguyên vật liệu là đất sét và than cám nhưng kết quả lại có rất nhiều loại sản phẩm chính khác nhau, cho nên kế toán xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm sản xuất ra. Công việc sản xuất gạch được tiến hành liên tục, sản phẩm sản xuất ra được tiến hành nhập kho hàng ngày. tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu quản lý và tính hiệu quả của chỉ tiêu giá thành nên công ty xác định kỳ tính giá thành là 1 tháng. Phương pháp tính giá thành: Xuất phát từ đặc điểm của qui trình công nghệ sản xuất, Công ty đã xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ qui trình công nghệ và đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm do qui trình công nghệ đó tạo ra. Do đốii tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là không trùng hợp nhau, sản phẩm gồm nhiều loại khác nhau nhưng lại có cùng tiêu chuẩn kỹ thuật nên công ty đã lựa chọn phương pháp tính giá thành theo hệ số. Sử dụng phương pháp này kế toán tính giá thành có thể tính toán được nhanh chóng giá thành sản phẩm của từng tháng. Trình tự tính giá thành ở Công ty được tiến hành như sau: + Cuối tháng kế toán giá thành căn cứ vào các phiếu nhập kho thành phẩm để lập bảng tổng hợp nhập thành phẩm và sau đó căn cứ vào sản lượng thực tế của từng loại sản phẩm và hệ số giá thành đã qui ước cho từng loại sản phẩm để tiến hành tính đổi các sản phẩm khác nhau về cùng một sản lượng tiêu chuẩn. Biểu 12 Khối lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho Tháng 06/2008 Loại sản phẩm Sản lượng Hệ số giá thành Sản phẩm tiêu chuẩn Gạch 2 lỗ 2 741 600 1,0 2 741 600 Gạch đặc 48 100 1,5 72150 Gạch Blốc 85 600 2,5 214 000 Gạch nem 200 1 547190 1,0 1 547 190 Gạch nem 250 554 002 1,5 831 003 Gạch nem 300 5 580 2.5 14 200 Gạch lá dừa kép 85 310 1 85 310 Ngói 22v/m2 114 745 2,0 229 490 Cộng 5 734 943 + Sau đó kế toán tính giá thành thực tế của sản phẩm: Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ = Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành sản phẩm Khối lượng sản phẩm hoàn thành Biểu số 13 Bảng tính giá thành cho sản phẩm Tháng 06/2008 Sản lượng: 5 734 943 viên Đơn vị tính : Đồng Khoản mục Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Chi phí SX dở dang cuối kỳ Tổng giá thành SP nhập kho Giá thành đơn vị Chiphí NVLTT 334 653 690 516 201 284 333 114 477 517 740 497 90.28 Chi phí NCTT 173 151 366 345 636 710 161 096 994 357 691 082 62.37 Chi phí SXC 260 593 225 458 371 135 223 256 891 495 707 469 86.44 Cộng 768 398 281 1 320 209 129 709 461 663 1 371 139 048 239.09 Biểu số 14 Giá thành đơn vị sản phẩm Tháng 06/2008 Loại sản phẩm Lượng Hệ số Giá thành Giá trị Gạch 2 lỗ 2 741 600 1,0 239.09 655 489 144 Gạch đặc 48 100 1,5 358.63 17 250 103 Gạch Blốc 85 600 2,5 597.73 51 165 688 Gạch nem 200 1 547 190 1,0 239.09 369 917 657 Gạch nem 250 554 002 1,5 358.63 198 681 737 Gạch nem 300 5 680 2.5 597.73 3 395 106 Gạch lá dừa kép 85 310 1 239.09 20 396 767 Ngói 22v/m2 114 745 2,0 478.18 54 868 764 Cộng 1 371 139 048 Sau khi tính xong giá thành sản phảm hoàn thành căn cứ vào bảng tính giá thành sản phẩm , kế toán kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm hoàn thành nhập kho vào sổ NKC , sổ cái TK 154 và sổ cái TK 155. Biểu 15 Sổ cái Tài khoản Tài khoản 154 Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 ĐVT: Đồng Ngày Số Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có 30/6 575 Dư nợ đầu kỳ: 258 206 300 Kết chuyển TK 621-> 154 621 516 201 284 30/6 576 Kết chuyển TK 622-> 154 622 345 636 710 30/6 577 Kết chuyển TK 627-> 154 627 458 371 135 30/6 03 Nhập kho thành phẩm tháng 06/2008 155 1 371 139 048 Phát sinh nợ: 1 320 209 129 Phát sinh có: 1 371 139 048 Dư nợ cuối kỳ: 207 276 381 Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Lập biểu Biểu 16 Sổ cái Tài khoản Tài khoản 155 Từ ngày 01/06/2008 đến ngày 30/06/2008 ĐVT: Đồng Ngày Số Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có 30/6 09 Dư nợ đầu kỳ: 316 719 963 Kết chuyển TK 154-> 155 154 1 371 139 048 30/6 18 Kết chuyển TK 632-> 155 632 345 636 710 962 061 477 Phát sinh nợ: 1 371 139 048 Phát sinh có: 962 061 477 Dư nợ cuối kỳ: 671 797 534 Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Kế toán trưởng Lập biểu PHẦN 3 NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIGLACERA HỢP THỊNH 3.1: Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh: Trong điều kiện nền kinh tế đất nước chuyển đổi từ cơ chế quản lý bao cấp sang cơ chế thị trường, Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh đã tìm được hướng đi cho chính mình. Sau khi xem xét thực trạng của đất nước công ty đã mạnh dạn đầu tư mua sắm lắp đặt thiết bị qui trình công nghệ của UCRAINA và xây dựng lò nung Tuynel theo công nghệ của ITALIA. Mặt khác để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, công ty đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến đổi mới sản phẩm, nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, sắp xếp bộ máy kế toán hợp lý làm việc có hiệu quả. Công tác kế toán tổ chức tại Công ty luôn được quan tâm đúng mức và chỉ đạo sát sao của ban Giám đốc nên công tác kế toán tại Công ty được tổ chức khoa học phù hợp với yêu cầu thực tế tình hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường, giảm được khối lượng ghi chép, hạch toán và cung cấp thông tin một cách chính xác, nhanh chóng cho ban Giám đốc và các đối tượng khác cần thông tin về tổ chức kế toán. Việc đưa ra các giải pháp phù hợp trong điều kiện hiện nay chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở phân tích một cách đầy đủ khách quan tình hình quản lý của Công ty mà Doanh nghiệp chủ yếu chú trọng tới công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, bởi vì việc tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm có ảnh hưởng rất lớn đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, quyết định tới sự tồn tại và phát triển của Công ty.Dựa vào những thông tin về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm do kế toán cung cấp, lãnh đạo Công ty có thể nắm bắt được tình hình sử dụng chi phí về vật tư, tiền vốn và sức lao động trong doanh nghiệp từ đó có những quyết định đúng đắn trong quản lý sản xuất kinh doanh. Những ưu điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: * Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phù hợp với thực trạng sản xuất của Công ty *Công ty đánh giá sản phẩm hoàn thành tương đương là phù hợp với đặc điểm sản xuất của Công ty. Nó đảm bảo tính hợp lý và độ tin cậy của chỉ tiêu chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, thành phẩm trên bảng cân đối kế toán cũng như chỉ tiêu giá vốn hàng bán trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh khi sản phẩm được bán ra trong kỳ. *Về phương pháp tính giá thành: Kế toán lựa chọn phương pháp tính giá thành là phù hợp với tình hình sản xuất các mặt hàng của Công ty. Những nhược điểm trong công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: * Kế toán tập hợp chi phí toàn phân xưởng: để tập hợp chi phí toàn phân xưởng kế toán hiện nay phải căn cứ vào sổ cái từng tài khoản như vậy sẽ rất dễ nhầm lẫn và chưa khoa học hợp lý. * Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: hiện nay công ty không trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính mà hạch toán theo tiền lương phát sinh thực tế. Trong khi đó việc nghỉ phép của công nhân là không đều giữa các tháng, do vậy xảy ra tình trạng tiền lương phân bổ vào giá thành sản phẩm có tháng nhiều, có tháng ít làm cho giá thành sản phẩm phản ánh không được chính xác. * Phương pháp tính giá thành sản phẩm: hiện nay kế toán áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số, phương pháp này có 3 bước tiến hành nhưng trên thực tế kế toán đã bỏ qua bước tính hệ số phân bổ chi phí cho từng loại sản phẩm. Trên đây là một số nhận xét về công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại Công ty, dưới góc độ là sinh viên thực tập được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo cũng như anh chị em đồng nghiệp trong phòng tài chính em xin mạnh dạn đưa ra giải pháp của riêng em nhằm góp phần hoàn thiện tốt hơn công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. 3.2. Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Để khắc phục tình trạng phân bổ không đều tiền lương nghỉ phép của công nhân vào các tháng, theo em công ty nên tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất chính theo kế hoạch nhằm đảm bảo tỷ lệ ổn định về tiến lương trong giá thành sản phẩm. Cụ thể như sau: Tỷ lệ Số tiến lương nghỉ phép của công nhân SX theo kế hoạch năm Trích trước Tổng số tiền lương cơ bản của công nhân SX theo kế hoạch năm Tiền lương nghỉ phép của công nhân SX trích trong tháng = Số tiền lương cơ bản của công nhân SX trong tháng x Tỷ lệ trích trước Theo kế hoạch tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân sản xuất năm 2008 là: Tiền lương cơ bản phải trả cho công nhân sản xuất: 1 494 072 000 đ Tiền lương nghỉ phép của công nhân theo kế hoạch: 77 816 214 đ 77 816 214 Tỷ lệ trích trước = = 0,05 1 494 072 000 Tiền lương nghỉ phép của công nhân phải trích trong tháng 06/2008: 124 506 000 x 0,05 = 6 225 300 đ Căn cứ vào kết quả tính toán trên kế toán ghi: Ghi nợ TK 622: 6 225 300 Ghi có TK 335: 6 225 300 Khi có tiền lương phát sinh thực tế, kế toán căn cứ vào bảng thanh toán lương tiến hành tập hợp tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất và định khoản kế toán: Ghi nợ TK 335 Ghi có TK 334 Cuối năm phải tiến hành tất toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất trên TK 335. - Trường hợp chi phí phát sinh thực tế lớn hơn chi phí đã trích trước thì khoản chênh lệch ghi bổ xung tăng chi phí Ghi nợ TK 622 Ghi có TK 334 - Trường hợp chi phí đã trích lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì khoản chênh lệch được ghi tăng vào khoản thu nhập bất thường Ghi nợ TK 335 Ghi có TK 721 Về phương pháp tính giá thành sản phẩm Hiện nay ở Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành theo hệ số là phù hợp với tình hình sản xuất của Công ty. Tuy nhiên khi áp dụng kế toán đã áp dụng không đầy đủ các bước tiến hành theo qui định.Theo lý thuyết khi áp dụng phương pháp này, sau khi tính đổi các sản phẩm khác nhau thành sản lượng tiêu chuẩn thì tiến hành tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm, cuối cùng mới tiến hành tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm. Bước 1: Tính đổi các sản phẩm khác nhau về sản phẩm tiêu chuẩn (Thực hiện như phần tính giá thành sản phẩm) Bước 2: Tính hệ số phân bổ chi phí của từng loại sản phẩm: Hệ số phân bổ của Sản lượng tiêu chuẩn của loại sản phẩm thứ i từng loại sản phẩm Tổng sản phẩm tiêu chuẩn Bước 3: Tính giá thành thực tế từng loại sản phẩm (Theo từng khoản mục) Tổng giá thành thực tế của sản phẩm thứ i x = Tổng giá thành sản phẩm Hệ số phân bổ chi phí của sản phẩm thứ i Tổ chức sử dụng máy vi tính vào công tác tính giá thành sản phẩm Hiện nay mặc dù Công ty đã sử dụng máy vi tính vào công tác hạch toán kế toán nhưng riêng phần hành kế toán tính giá thành sản phẩm và tiền lương kế toán viên vẫn phải thực hiện bằng tay, điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác hạch toán kế toán. Trong điều kiện Công ty sản xuất nhiều mặt hàng, để đáp ứng được yêu cầu phân bổ chi phí và tính giá thành của từng loại sản phẩm được chính xác, giảm bớt khối lượng công việc làm bằng tay của nhân viên nghiệp vụ, theo em Công ty nên đầu tư mua mới phần mếm kế toán phân bổ chi phí và tính giá thành để hoàn thiện hơn nữa công tác hạch toán kế toán đặc biệt trong phần hành k ế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. KẾT LUẬN Trong qua trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm luôn là những chỉ tiêu kinh tế đặc biệt quan trọng luôn được các nhà quản lý quan tâm hàng đầu. Việc tính đúng tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm là yêu cầu của quản lý kinh tế nói chung và công tác kế toán nói riêng. Thực hiện được những yêu cầu đó không những là điều kiện để đánh giá đúng đắn kết quả phấn đấu của đơn vị mà còn là tiền đề để đơn vị có những biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm. Do đó, hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất nói chung và Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh nói riêng là một vấn đề cần thiết, xuất phát từ những yêu cầu thực tế hiện nay. Việc hoàn thiện quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sẽ giúp cho Công ty quản lý tốt hơn quá trình sản xuất của mình. Để từ đó giá thành sản phẩm thực sự trở thành một chỉ tiêu chất lượng, phản ánh đúng nội dung chi phí sản xuất, thực hiện tốt chức năng thông tin, kiểm tra để thiết lập giá, bù đắp những chi phí bỏ ra. Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh em nhận thấy để đáp ứng được yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường, công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm cần phải hoàn thiện hơn nữa ở một số khâu làm việc. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của Thầy giáo - Giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Quang Quynh và các anh chị phòng Tài chính kế toán Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh đã giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu thực tế và hoàn thành chuyên đề này. MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 1 Phần 1 Tổng quan về Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 3 1.1 - Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 3 1.2 - Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 3 Đặc điểm quy trình sản suất sản phẩm 4 Đặc điểm tổ chức sản xuất 5 1.3 - Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh và phân cấp quản lý tài chính 6 Đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh 6 Đặc điểm phân cấp quản lý tài chính 10 1.4 - Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 10 1.4.1 - Về tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 11 1.4.2 - Hình thức ghi sổ kế toán 12 Về nội dung chứng từ kế toán 12 Về vận dụng tài khoản kế toán 13 Về vận dụng sổ sách 14 Về vận dụng Báo cáo kế toán  15 Phần 2 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 17 2.1. - Đặc điểm kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 17 Về đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất Về chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất Về phương pháp kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 17 17 18 2.2 - Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 23 2.3 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 29 2.4 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung 34 2.5 - Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn phân xưởng 40 2.6 - Công tác đánh gía sản phẩm làm dở cuối kỳ 42 2.7- Thực tế công tác tính giá thành tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 45 Phần 3 Nhận xét và ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Viglacera Hợp Thịnh 50 3.1 - Đánh giá thực trạng kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành tại Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh 50 3.2 - Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành ở Công ty Cổ Phần Viglacera Hợp Thịnh 52 Kết luận 55 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6357.doc
Tài liệu liên quan