Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và Xác định kết quả tiêu thu hàng hoá tại công ty TNHH Tùng Đức

Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại chi phí như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. Khi phát sinh, các chi phí này được tập hợp theo từng yếu tố; chẳng hạn chi phí nhân viên, chi phí vật liệu.v.v. Hách toán chi phí quản lý doanh nghiệp được phản ánh ở TK 642.

doc63 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá và Xác định kết quả tiêu thu hàng hoá tại công ty TNHH Tùng Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1,112,131,... TK 521 TK 811 Các khoản chiết khấu phát sinh trong kỳ Kết chuyển toàn bộ chiết khấu 3.2. Hàng bán bị trả lại. - Nội dung: là những hàng hoá đã được coi là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do không phù hợp với yêu cầu của khách. - Tài khoản sử dụng. Tài khoản 531 - Hàng bán bị trả lại. Bên Nợ: Tập hợp các khoản doanh thu của số hàng hoá đươch xác định là tiêu thụ bị trả lại. Bên Có: Kết chuyển doanh thu của số hàng bán bị trả lại. Tài khoản 531 cuối kỳ không có số dư. - Trình tự hạch toán. TK 632 TK 156 TK 111,112,131 TK 531 TK 511 (1) (3) (4) TK 131 (2) Phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho. Phản ánh hàng bán bị trả lại (Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ) Phản ánh hàng bán bị trả lại (Với doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hay hàng không chịu thuế GTGT). Cuối kỳ kết chuyển điều chỉnh giảm doanh thu. 3.3. Giảm giá hàng bán. - Nội dung: Giản gián hàng bán là những khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu cho bên mua vì những lý do như hàng bán bị kém phẩm chất, khách hàng mua hàng với số lượng lớn... - Tài khoản sử dụng. Tài khoản 532 - Giảm giá hàng bán. Bên Nợ: Tập hợp các khoản giảm giá hàng bán chấp thuận cho người mua trong kỳ. Bên Có: Kết chuyển toàn bộ số giảm hàng bán. Tài khoản 532 cuối kỳ không có số dư. - Trình tự hạch toán: TK 111,112,131 TK 532 TK 511 Khoản giảm giá hàng bán đã chấp nhận trong kỳ Kết chuyển số giảm trừ doanh thu 3.4 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước. - Công dụng: Tài khoản này dùng để phản ánh quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản khác phải nộp, phản ánh nghĩa vụ và tình hình thực hiện nghĩa vụ thanh toán của doanh nghiệp với Nhà nước trong kỳ kế toán. - Quy định kế toán của TK 333. + Doanh nghiệp chủ động tính và xác định số thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nước theo luật định và kịp thời phản ánh vào sổ kế toán về số thuế phải nộp trên cơ sở các thông báo của cơ quan thế. Việc kê khai đầy đủ, chính xác số thuế, phí và lệ phí phải nộp là nghĩa vụ của doanh nghiệp. + Thực hiện nghiêm chỉnh việc nộp đầy đủ kịp thời các khoản thuế, phí và lệ phí cho Nhà nước. Mọi thắc mắc và khiếu nại (nếu có) về mức thuế, về số thuế phải nộp theo thông báo cần được giải quyết kịp thời theo quy định, không được vì bất cứ một lý do gì để trì hoãn việc nộp thuế. + Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp và đã nộp. + Những doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ, phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá quy định để ghi sổ kế toán. - Nội dung kết cấu của TK 333. + Bên Nợ: Số thuế, phí, lệ phí và các khoản đã nộp Nhà nước. + Bên Có: Thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp Nhà nước. + Số dư bên Có: Thuế, phí, lệ phí và các khoản còn phải nộp Nhà nước. Trong trường hợp rất cá biệt TK 333 có thể có số dư bên Nợ. Số dư Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế và các khoản đã nộp lớn hơn số thuế và các khoản phải nộp được xét miễn giảm cho thoái thu nhưng chưa thực hiện việc thoái thu. - Tài khoản 333 có 9 tài khoản cấp 2. + TK 3331: Thuế GTGT. + TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt. + TK 3333: Thuế xuất nhập khẩu + TK 3334: Thuế thu nhập doanh nghiệp. + TK 3335: Thuế trên vốn + TK 3336: Thuế tài nguyên. + TK 3337: Thuế nhà đất, tiền thuê đất. + TK 3338: Các loại thuế khác. + TK 3339: Phí, lệ phí các khoản nộp khác. III-Hạch toán xác định kết quả tiêu thụ 1- Khái niệm và phương pháp xác định Kết quả của hoạt động sản xuất- kinh doanh chính và phụ của doanh nghiệp là kết quả của hoạt động về tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ. Kết quả đó được tính bằng cách so sánh giữa một bên là doanh thu thuần với một bên là giá vốn hàng tiêu thụ và chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và được biểu hiện qua các chỉ tiêu lãi (hoặc lỗ) về tiêu thụ. Như vậy, để xác định được kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính và sản xuất kinh doanh phụ, bên cạnh các chỉ tiêu về doanh thu thuần, về giá vốn hàng tiêu thụ, kế toán còn phải tiến hành tập hợp các khoản chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ. 2- Hạch toán chi phí bán hàng. - Khái niệm: Chi phí bán hàng là những khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến hoạt động tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ trong kỳ như chi phí nhân viên bán hàng, chi phí dụng cụ bán hàng, quảng cáo... - Tài khoản sử dụng. Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng. Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí bán hàng. - Kết chuyển chi phí bán hàng. Tài khoản 641 cuối kỳ không có số dư và chi tiết thành 7 tiểu khoản. TK 6411 - Chi phí nhân viên. TK 6412 - Chi phí vật liệu bao bì. TK 6413 - Chi phí dụng cụ, đồ dùng. TK 6414 - Chi phí khấu hao tài sản cố định. TK 6415 - Chi phí bảo hành. TK 6416 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6417 - Chi phí bằng tiền khác. Trình tự hạch toán (trang bên) - Trình tự hạch toán. TK 334,338 TK 641 TK 911 (1) TK 152 (611) (2) (8) TK 142 (10) (9) TK 214 (3) TK 153 (611) (4a) TK 153 (4b) TK 142 (5) TK 133 TK 111,112,331 TK 142 (6b) (6a) TK 335 (7b) (7a) Chi phí tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ của nhân viên bán hàng. Xuất kho vật liệu phục vụ bán hàng. Trích khấu hao tài sản cố định bộ phận bán hàng. (4a) Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng 1 lần. (4b) Giá trị công cụ dụng cụ xuất dùng phân bổ nhiều lần. (5) Chi phí dịch vụ mua ngoài. (6a) Chi phí bằng tiền thực tế phát sinh. (6b) Phân bổ chi phí trước. (7a) Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ. (7b) Chi phí sửa chữa TSCĐ thực tế. (8) Cuối kỳ kết chuyển chi phí tính vào chi phí bán hàng trong kỳ. (9) Kết chuyển chi phí bán hàng tính vào kỳ sau. (10) Thực hiện kết chuyển vào kỳ sau. 3- Hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp. - Khái niệm: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả doanh nghiệp mà khoong tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều loại như chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí chung khác. - Tài khoản sử dụng. Tài khoản 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp. Bên Nợ: Tập hợp toàn bộ chi phí quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ. Bên Có: - Các khoản ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp. - Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản 642 cuối kỳ không có số dư và được chi tiết thành: TK 6421 - Chi phí nhân viên quản lý. TK 6422 - Chi phí vật liệu quản lý. TK 6423 - Chi phí đồ dùng văn phòng. TK 6424 - Chi phí khấu hao TSCĐ. TK 6425 - Thuế, phí và lệ phí. TK 6426 - Chi phí dự phòng. TK 6427 - Chi phí dịch vụ mua ngoài. TK 6428 - Chi phí bằng tiền khác. - Trình tự hạch toán TK 334,338 Chi phí vật liệu dụng cụ TK 152,153 Chi phí nhân viên TK 642 Giá trị ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp TK 111,152,1388 TK 214 Chi phí khấu hao Chi phí theo dự toán TK 335,1421 TK 333 Thuế, phí, lệ phí TK 139,159 Trích lập dự phòng, phải thu khó đòi, giảm giá hàng tồn TK 111,112,331 Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác TK 333 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp TK 1422 Chờ kết chuyển Kết chuyển vào kỳ sau TK 911 Trừ vào kết quả 3- Hạch toán xác định kết quả kinh doanh. 3.1 Các tài khoản sử dụng. - Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh. Bên Nợ: - Chi phí sản xuất kinh doanh liên quan đến hàng tiêu thụ (Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) - Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường. - Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lợi nhuận). Bên Có: - Tổng số doanh nghiệp thu thuần về tiêu thụ trong kỳ. - Tổng số thu nhập thuần hoạt động tài chính và hoạt động bất thường. - Kết chuyển kết quả các hoạt động kinh doanh (lỗ). Tài khoản 421 - Lãi chưa phân phối. Bên Nợ: Phản ánh số lỗ về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ và tình hình phân phối lợi nhuận. Bên Có: Phản ánh số thực lãi về hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, số lãi cấp dưới nộp lên, số lỗ được cấp trên bù và việc xử lý các khoản lỗ về kinh doanh. Số dư bên Có: Số lãi chưa phân phối, sử dụng. Tài khoản 421 chia thành 2 tiểu khoản TK 4211 - Lãi năm trước. TK 4212 - Lãi năm nay. -Trình tự hạch toán TK 632 (2) TK 911 (1) TK 511,512 TK 641 (3) TK 642 (4) TK 1422 (5) TK 421 (7) (6) Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ. Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã tiêu thụ trong kỳ. Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ. Kết chuyển chi phs bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp còn lại của kỳ trước (đang chờ kết chuyển) trừ vào kết quả kỳ này. Kết chuyển kết quả lãi. Kết chuyển kết quả lỗ. IV-Sổ sách kế toán Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp phải được ghi chép vào các loại sổ sách theo moọt trình tự khoa học và có hệ thống. Ta gọi hình thức kế toán là các phương pháp thiết lập, ghi chép, trình bày, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các loại sổ sách kế toán, các mẫu biếu báo cáo kế toán, số lợng sổ sách được lập, mối quan hệ giữa sổ sách này và sổ sách khác, mối quan hệ giữa sổ sách kế toán và báo cáo kế toán. Các hình thức kế toán được tổ chức, sắp xếp hợp lý để bảo đảm nội dung phản ánh một cách đầy đủ, chính xác trung thực, kịp thời liên tục một cách khoa học và có hệ thống tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo thứ tự thời gian trong doanh nghiệp, để có đủ số chứng từ, tài liệu tính toán các chi phí phục vụ sản xuất kinh doanh, xác định đầy đủ kết quả sản xuất kinh doanh, có đầy đủ số liệu cần thiết để lập báo cáo kế toán. 1-Hình thức Nhật ký - Sổ cái. Thích hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các đơn vị hành chính sự nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, số lượng các nghiệp vụ phát sinh tương đối ít, bộ phận kế toán ít người làm, công tác kế toán đơn giản. 2-Hình thức chứng từ ghi sổ. Thích hợp với các doanh nghiệp loại trung, các công ty cổ phần , có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong một định kỳ tương đối lớn. Đặc biệt hình thức này rất dễ xử lý và dẫn chứng trong các đơn vị kinh tế thực hiện điện toán hoá kinh tế. 3-Hình thức Nhật ký chung. Các chứng từ ghi sổ là những chứng từ rời do đó ta phải hệ thống lại để ghi trong quyển sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. Mẫu nhật ký như sau: Nhật ký chung Số hiệu tài khoản Tên TK ghi bên nợ Ngày tháng Tên tài khoản ghi bên có Số tiền Nợ Có Nợ Có 4-Hình thức Nhật ký - Chứng từ. Đựoc sử dụng trong nhiều doanh nghiệp, công ty có quy mô hoạt động lớn, bộ phận kế toán có đông nhân viên. Hệ thống nhật ký trong hình thức nhật ký chứng từ kết hợp chặt chẽ giữa sổ sách và báo biểu, giứa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, tạo nhiều thuận lợi cho việc kiểm soát, kiểm tra kế toán. Tuy nhiên vì chia hệ thống sổ sách ra làm nhiều kỳ nên đối với các đơn vị có quy mô hoạt động nhỏ và trung, bộ phận kế toán ít người khó sử dụng hình thức này. Trên đây là toàn bộ những vấn đề lý luận chung về công tác kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Năm được nội dung lý luận sẽ là cơ sở để vận dụng vào thực tiễn công tác kế toán hiện nay mà cụ thể là tại công ty TNHH Tùng Đức. phần II Thực trạng công tác tổ chức hạch toán tiêu thị và xác định kết quả tiêu thụ tại công ty TNHH Tùng Đức I. Khái quát về công ty Công ty TNHH Tùng Đức. 1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1-Lịch sử hình thành và phát triển của công công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn Tùng Đức là một doanh nghiệp tư nhân được thành lập theo quyết định số 2133/GP- UB ngày 04/7/1996 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội cấp, và giấy phép kinh doanh số 047089 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp ngày 07/08/1976. Công ty TNHH Tùng Đức hoạt động theo luật công ty được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam thông qua ngày 21/3/1990. Công ty có trụ sở chính tại số 4E2 tập thể 8/3 phường Quỳnh Mai, Quận Hai Bà Trưng – Hà nội. Vốn điều lệ ban đầu là; 1.300.000.000VND. 1.2 Các ngành nghề kinh doanh của công ty: + Buôn bán tư liệu sản xuất + Buôn bán tư liệu tiêu dùng + Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá. + Dịch vụ thương mại. Từ khi thành lập đến nay, công ty đã trải qua nhiều khó khăn cũng như những thách thức do những giai đoạn phát triển của đáat nước nói chung và của thành phố Hà nội nói riêng. Song do có sự lãnh đạo kinh nghiệm và biết nắm bắt thời cơ cũng như những vận hội mới, ban giám đốc công ty đã có những quyết sách đúng đắn giúp cho công ty phát triển không ngừng. Vì vậy, quy mô cũng như ngành nghề kinh doanh của công ty từng bước được mở rộng. Công ty đã bổ sung đăng ký ngành nghề kinh doanh một số ngành nghề cụ thể sau: + Đại lý bán vé máy bay (Có văn bản thoả thuận số 1042/CHK-KTKV ngày 26/6/1999 và số 1117/CHK-KTKV ngày 9/7/1999 của Cục hàng không dân dụng Việt nam) + Dịch vụ du lịch: đặt vé máy bay, tàu hoả, ô tô, đặt chỗ khách sạn, lữ hành nội địa (thông báo 06/CT-HC ngày 7/4/2000) 1.3 Nguồn vốn của công ty -Vốn điều lệ ban đầu: 1,3 tỷ đồng Việt nam. Trong đó + Vốn chủ sở hữu: 700.000.000đồng +Vốn đi vay: 600.000.000đ Qua suốt thời gian hoạt động 6 năm (1996- 2003) đến nay vốn của công ty đã tăng từ 1.300.000.000đ lên 5.451.000.000đ 1.4 Thị trường và thị phần của công ty Thị trường của công ty không chỉ trong thành phố Hà nội mà còn vươn ra một số tỉnh phía Bắc. 1.5 Kết quả kinh doanh của công ty qua các năm 2000, 2001, 2002 Sản phẩm của công ty TNHH Tùng Đức rất đa dạng, cả về chủng loại lẫn số lượng. Bảng: Báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty Đơn vị: đồng STT Nội dung Năm 2000 2001 2002 1 Tổng doanh thu 4.015.659.000 3.983.762.000 4.205.250.000 2 Tổng chi 3.610.767.000 3.536.526.000 3.647.734.000 3 Tài sản-Nguồn vốn 4.378.640.000 4.723.810.000 5.276.480.000 4 Số lượng lao động 25 người 27 người 30 người 5 Thu nhập bình quân 900.000 1.000.000 1.100.000 6 Nộp ngân sách 42.750.500 46.549.200 49.765.300 2-Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh 2.1Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sự hoạt động có hiệu quả của công ty là nhờ một phần vào tính ổn định trong bộ máy quản lý cũng như trong bộ phận cán bộ công ty. Từ ngày thành lập đến nay, chưa có sự thay đổi về nhân sự trong ban giám đốc, số lượng nhân viên duy trì khoảng 25 đến 30 người. Công ty đã đảm bảo khá tốt đời sống vật chất của cán bộ công nhân viên tiền lương trung bình đat 1.000.000đ/người/tháng. Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ bộ máy của công ty Hội đồng thành viên Ban giám đốc Phòng tổ chức hành chính Phòng dịch vụ du lịch Phòng kinh doanh mỹ phẩm Phòng vé máy bay Phòng kế toán tài chính 2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban * Hội đồng thành viên (những sáng lập viên) Hội đồng thành viên của công ty TNHH Tùng Đức gồm có 5 người: Chủ tịch hội đồng, giám đốc, hai phó giám đốc và một kế toán trưởng. Hội đồng thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. *Ban giám đốc +Giám đốc +Phó giám đốc về tài chính +Phó giám đốc về kinh doanh Ngoài ra ban giám đốc còn đề cử một cố vấn- làn ngưòi giúp việc trực tiếp cho ban giám đốc trong các quyết định mang tính chiến lược. Cùng với ban giám đốc đề ra các phương hướng, biện pháp kinh doanh sao cho cong ty được phát triển vững mạnh. *Phòng kế toán: Theo dõi toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của công ty qua việc ghi chép bằng sổ sách, bằng các phần mềm chuyên dụng, những con số về tài sản hàng hoá, các nghiệp vụ kinh doanh. Các thông tin từ phòng kế toán giúp ban giám đốc nắm được tình hình kinh doanh của công ty trong từng giai đoạn để từ đó có kế hoạch quản lý vốn, đảm bảo nhu cầu về vốn cho các hoạt động kinh doanh vàthực hiên nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Định kỳ từng tháng phòng kế toán lập các báo cáo quyết toán hướng dẫn việc hạch toán của các đơn vị trực thuộc (Phòng vé maý bay, Phòng kinh doanh mỹ Phẩm). *Phòng tổ chức hành chính: Giúp ban giám đốc về công tác hành chính quản trị, xây dựng các phương án bố trí sắp xếp cán bộ công nhân viên toàn công ty, lên kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên.Làm công tác quản lý hồ sơ cán bộ công nhân viên, làm các thủ tục tiếp nhận, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng và kỷ luật cán bộ. *Phòng dịch vụ du lịch: Là bộ phận tương đối độc lập với công ty, chức năng chính là tổ chức các tour du lịch trong nước và quốc tế, làm dịch vụ Visa xuất nhập, tư vấn du học, xuất khẩu lao động. *Phòng kinh doanh Mỹ phẩm: Cũng là một bộ phận tương đối độc lập, chuyên cung cấp, buôn bán, ký gửi đại lý ký gửi mỹ phẩm, dụng cụ trang điểm. Hiện nay phòng Mỹ phẩm của công ty TNHH Tùng Đức có ký gửi hàng tại 7 đại lý tại các tỉnh phía Bắc. *Phòng vé náy bay:Là bộ phận tương đối độc lập với công ty được Cục Hàng không dân dụng cấp giấy phép chứng nhận đủ điều kiện bán vé máy bay. Phòng bán vé máy bay là đại lý trực tiếp của hai hãng hàng không là Việt nam airline và Pacific airline. 3-Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty TNHH Tùng Đức 3.1Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty TNHH Tùng Đức Bộ máy kế toán trên góc độ tỏ chức lao động kế toán là tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán để đảm bảo thực hiện khối lượng công tác kế toán phần hành với đầy đủ các chức năng thông tin vàkiểm tra hoạt động của đơn vị. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty, tố chức kế toán cũng được thiết lập khá phù hợp. *Mô hình bộ máy kế toán Theo mô hình kế toán phân tán, bộ máy kế toán được phân thành cấp; Kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc. Kế toán trung tâm và kế toán trực thuộc đều có hệ thống sổ sách kế toán và bộ máy nhân sự tương ứng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của kế toán phân cấp. Kế toán trung tâm trong mô hình kế toán phân cấp là nơi thực hiện khâu tổng hợp số liệu báo cáo của cơ sở, lập các báo cáo tài chính cho cơ quan tổ chức quản lý, chịu trách nhiệm cuối cùng về toàn bộ hoạt động của đơn vị. Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty TNHH Tùng Đức Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toàn bán hàng Kế toán công nợ Kế toán tiền mặt, TGNH, tiền lương *Chức năng và nhiệmvụ của bộ máy kế toán công ty TNHH Tùng Đức Để phù hợp với tính chất và quy mô hoạt động của công ty, công ty đã tổ chức phòng kế toán như sau: -Kế toán trưởng là người có chức năng tổ chức , kiểm tra công tác kế toán ở đơn vị do mình phụ trách. Là người giúp việc cho giám đốc tronglĩnh vực chuyên môn kế toán. 01 kế toán tổng hợp: Có chức năng và nhiệm vụ cơ bản là thựchiện công tác kế toán cuối kỳ, có thể giữ sổ cái tổng hợp cho tất cá các phầng hành và ghi sổ cái tổng hợp. Lập báo cáo nội bộ và cho bên ngoài đơn vị theo định kỳ báo cáo yêu càu. 01Kế toán vật tư, sản phẩm hàng hoá (kế toán bán hàng): Là người có chức năng theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho hàng hoá đồng thời theo dõi tình hình bán hàng của công ty. Kế toán bán hàng có nhiệm vụ nắm giữ sổ chi tiết vật liệu, sản phẩm, làm báo cáo bán hàng hàng ngày dựa trên các hoá đơn bán hàng. 01 Kế toán công nợ: Chuyên theo dõi các khoản phải thu, phải chi của công ty với các khách hàng, nhà cung cấp, NSNNNhiệm vụ chính của kế toán công nợ là làm báo cáo công nợ hàng tháng, giấy thông báo về các khoản vay nợ của khách hàng 01kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, quỹ tiền lương: Là người chuyên hạch toán các chứng từ thu, chi phát sinh bằng tiền mặt, theo dõi tiền gửi ngân hàng, quản lý quỹ tiền lương. Thủ quỹ không trực thuộc phòng kế toán nhưng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động tài chính của công ty. 3.2-Hình thức sổ sách áp dụng tại công ty TNHH Tùng Đức Công ty TNHH Tùng Đức áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ. Hình thức này có ưu điểm cơ bản là ghi chép đơn giản, kết cấu sổ dễ ghi, số liệu kế toán dễ đói chiếu, kiểm tra phù hợp với cả điều kiện lao động kế toán thủ công và lao động kế toán máy. -Niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 dươnglịch hàng năm -Kỳ kế toán của công ty theo tháng gồm 12 tháng. -Quá trình hạch toán được thực hiện cả bằng máy. II- Thực trạng kế toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ tại Công ty tnhh Tùng Đức 1-Đặc điểm hàng hoá của công ty Công ty TNHH Tùng Đức là một công ty kinh doanh thương mại, mặt hàng chủ yếu của công ty là các tư liệu sản xuất như; nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ và một số mặt hàng phục vụ cho tiêu dùng khác như; mỹ phẩm, các dụng cụ trang điểm. Bên cạnh việc kinh doanh hàng hoá, công ty còn đảm nhận kinh doanh các loại dịch vụ như làm đại lý bán vé máy bay và các dịch vụ du lịch. Từ những đặc điểm chung trên, công ty có phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán được áp dụng như sau. 2-Các phương thức tiêu thụ và phương thức thanh toán áp dụng tại công ty. 2.1 Phương thức tiêu thụ hàng hoá Do đặc điểm hàng hoá của công ty nhiều chủng loại, đa dạng bao gồm cả tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, cũng như một số hàng hoá dịch vụ. Cho nên các phương thức tiêu thụ hàng hóa của công ty cũng rất đa dạng. Đối với các mặt hàng là hàng tiêu dùng và các mặt hàng thuộc tư liệu sản xuất, công ty có thường áp dụng các phương pháp như; bán buôn, bán lẻ, bán giao hàng qua đại lý. Đối với các mặt hàng dịch vụ như vé máy bay thì phương thức tiêu thụ chính là bán lẻ. Đối với các dịch vụ du lịch cũng chủ yếu thực hiện phương pháp bán lẻ với giá tiêu dùng cuối cùng. 2.2Phương thức thanh toán Công ty TNHH sử dụng phương pháp thanh toán bằng tiền mặt và thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng là chủ yếu. 3-Trình tự hạch toán tiêu thụ hàng hoá tại Công ty TNHH Tùng Đức 3.1. Tài khoản sử dụng. Việc hạch toán tổng hợp và hạch toán chi tiết được thực hiện đồng thời. Các tài khoản chi tiết được mở để theo dõi từng đối tượng, từng nơi phát sinh, để theo dõi doang thu bán hàng – Kế toán sử dụng sổ chi tiết kế toán" TK511- Doanh thu bán hàng – Căn cứ để ghi sổ là các hoá đơn GTGT – Mỗi hoá đơn ghi một dòng và lần lượtghi theo thời gian phát sinh nghiệp vụ và số thứ tự trên hoá đơn. a. Tài khoản 511 – Doanh thu bán hàng. Kết cấu: Bên nợ: - Trị giá hàng bán bị trả lại. - Khoản chiết khấu bán hàng thực tế phát sinh trong kỳ. - Khoản giảm giá bán hàng. - Kết chuyển DT thuần vào tài khản xác định kết quả kinh doanh TK 911. Bên có : Doanh thu bán hàng hoá, thành phẩm và cung cấp dịch vụ thực hiện trong kỳ, cuối kỳ không có số dư. TK 511: có 2 tài khoản cấp 2. TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá và thành phẩm. TK 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ. b. TK 131 – Phải thu của khách hàng. Để theo dõi tình hình công nợ kế toán mở "sổ chi tiết công nợ" TK131 – phải thu của khách hàng. các khách hàng được theo dõi riêng trên những trang sổ . Số đã thanh toán ghi vào phát sinh và số chịu ghi vào bên phát sinh nợ. Kết cấu: Bên nợ: số tiền phải thu của khách hàng về hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng đã xác định là tiêu thụ. Bên có: Số tiền khách hàng đã trả nợ. - Số tiền ứng trước của khách hàng. - Doanh thu số hàng bị trả lại. Số dư bên nợ: Số tiền cần phải thu của khách. Số dư bên có: Số tiền nhận trước của khách. TK 1111: Tiền VNĐ. TK 155: Thành phẩm. TK 156: Hàng hoá. TK 531: Hàng bán bị trả lại. TK 521: Chiêt khấu bán hàng. TK 333: Thuế GTGT đầu ra và các khoản phải nộp ngân sách. TK 632: Giá vốn hàng bán. TK 641: Chi phí bán hàng. - Ngoài ra để theo dõi tình hình công nợ, kế toán còn mở "sổ chi tiết công nợ" TK 141 – Tạm ứng để theo dõi tạm ứng của từng người. - - Các chứng từ ghi sổ, sổ cái tài khoản được mở cuối quý làm cơ sở lập báo cáo tài chính định kỳ. - Ngoài ra để theo dõi tình hình nhập xuất, tồn kho hàng hoá hay thành phẩm, kế toán mở: "Bảng tổng hợp nhập xuất, tồn hàng hoá" theo kho hàng hoá hay kho thành phẩm. - ở công ty không sử dụng "Sổ giá vốn hàng bán" vì kế toán thường tính giá vốn ở cuối quý. 3.2. Trình tự hạch toán: Phương thức tiêu thụ chủ yếu ở công ty là phương thức bán buôn qua kho. Bên mua nhận hàng tại kho của bên bán hoặc tại một địa điểm nào đódo bên bán quy định. Bên bán cũng có thể chuyên chở hàng đến tận nơi cho bên mua theo yêu cầu bằng phương tiện vận chuyển của mình. Chứng từ bán hàng là các hoá đơn GTGT mẫu số 01 GTKT - 3LL. - Trình tự hạch toán: - Căn cứ dòng cộng trên hoá đơn GTGT, thuế 5% hoặc 10% khi bán hàng hoá, thành phẩm phản ánh khoản phải thu của khách kế toán ghi. Nợ TK 131 – 1784.832.649. Có TK 5111 1.636.854.923. Có TK 3331 147.977.726. - Phản ánh doanh thu cung cấp dịch vụ như trang trí, tiếp khách , thiết bố thi công, trang trí nội ngoại thất, làm các dịch vụ văn hoá kế toán ghi: Nợ TK 131 - 30.360.000. Có TK 5113 - 27.600.000. Có TK 3331 - 2.760.000. - Trị giá vốn hàng bán: Nợ TK 632 – 1.419.677.581. Có TK 155 – 830.801.485. Có TK 1561 – 615.876.096. - Trường hợp hàng bán bị trả lại do kém chất lượng, không đúng quy cách. Kế toán ghi giảm Nợ TK 531 - 1.980.900. Nợ TK 3331 – 198.090. Có TK 131 – 2.175.990. - Khi đem hàng về nhập kho kế toán ghi: Nợ TK 632 – 1.800.000. Có TK 155 - 1.800.000. - Khi khách hàng thanh toán tiền hàng kế toán ghi giảm khoản phải thu của khách và ghi tăng số tiền đã ghi. Nợ TK 1111 – 1.754.213.078. Nợ TK 112 – 156.810.000. Nợ TK 1368 – 73.102.200. Có TK 131 – 1.984.125.278. - Cuối kỳ kết chuyển các khoản giảm trừ vào TK xác định doanh thu thuần: Nợ TK 511 – 1.980.900. Có TK 531 – 1.980.000. - Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần sang TK xác định kết quả kinh doanh. Nợ TK 511 – 1.634.874.023. Có TK 911 – 1.634.874.023. 3.Sổ kế toán. Hoá đơn GTGT Liên 1 (Lưu) Ngày 2 tháng 2 năm 2000 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Tùng Đức Địa chỉ: Số 4 E2 tập thể 8/3 Phường Quỳnh Mai- Hà nội. Điện thoại: Mã số: Họ và tên người mua hàng: ông Nguyễn Đức Tuấn. Đơn vị: Chi nhánh Công ty tại TP X Địa chỉ: Số tài khoản: Hình thức thanh toán: Chưa thanh toán Số TT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền A B C 1 2 3 1 Phấn trang điểm Hộp 20 180.000 3.600.000 2 Son trang điểm Thỏi 50 100.000 5.000.000 3 Bút chì Chiếc 30 20.000 600.000 Cộng tiền hàng: 9.200.000 Thuế suất GTGT 10%: 920.000đ Tổng cộng tiền thanh toán: 10.120.000đ Số tiền bằng chữ: Mười triệu một trăm haimươi ngàn đồng đồng chẵn. Người mua hàng (Ký ghi rõ họ tên) Kế toán (Ký ghi rõ họ tên) Thủ trưởng đơn vị (Ký, đóng dấu ghi rõ họ tên phiếu thu Số 73 Mẫu số 01 – TT QĐ: 1141TC/QĐ/CĐTC Ngày 02 tháng 2 năm 2000 Nợ : TK 1111 có: TK 131 Họ và tên người nộp tiền: Ông Thanh. Địa chỉ: 6C Hà Tây. Lý do nộp tiền: Thanh toán tiền hàng. Số tiền: 16.000.000 Viết bằng chữ: Mười sáu triệu đồng chẵn. Kèm theo: .......................chứng từ................................................ Ngày 02 tháng 2 năm 2000. Thủ trưởng đơn vị Kế toán trưởng người lập phiếu người nộp thủ quỹ Công ty TNHH Tùng Đức Báo cáo bán hàng Quý I- 2000. Mã hàng Tên hàng hoá ĐVT Số lượng Vốn Doanh thu TH Vỏ hộp Cái 500.580.000 600.200.000 666.654.930 TH001 Vỏ đĩa CD Cái 126.150.000 123.200.000 149.214.380 TH002 Vỏ video giấy Cái 10.590.000 4.930.000 5.259.000 TH003 Vỏ video nhựa Cái 4.130.000 8.350.000 10.325.000 TH007 Băng co Cái 259.560.000 490.000.000 501.693.300 .... ..... ... ......... ........ .......... TD Đĩa CD Đĩa 3.271.000 70.203.000 86.044.800 TDHG Đĩa CD Hồ Gươm Đĩa 388.000 5.875.000 6.877.800 TDHG 2 Đĩa CD Hồ Gươm Đĩa 899.000 18.974.000 20.279.000 ... ....... ... .... ...... ...... HK Hàng hoá khác HKP Pin Cái 12.000 120.000 144.000 HKP014 Pin ene Cái 12.000 120.000 144.000 ... ...... .... ..... ..... ...... HKK Hàng hoá khác cái 40.000 180.000 200.000 HKK001 Tua tay áo loại 600 cái 40.000 180.000 200.000 ...... .... ..... ...... ....... Tổng cộng 505.625.000 1.419.677.581 1.636.854.923 Người lập đơn Kế toán trưởng Giám đốc Công ty TNHH Tùng Đức Sổ chi tiết tài khoản Quý I - 2000 TK 511 – DT bán hàng Dư nợ đầu kỳ : 0 Phát sinh nợ : 0 Phát sinh có: 1.636.854.923 Ngày Số C/từ Diễn giải TKĐƯ PS nợ PS có 01/01 34616 Xuất bán (Bà Lê Hoàng Yến) 131 4.350.000 01/01 49451 Xuất bán (bà Phùng cẩm Vân) 131 305.000 02/01 49812 Xuất bán( CH: 437 Bạch Mai) 131 3.147.500 02/01 49996 Xuất bán(bà Phùng cẩm Vân) 131 10.099.800 03/01 49997 Xuất bán(thanh toán ngay) 131 7.257.000 03/01 49998 Xuất bán( CH: 33 hàng Bài) 131 363.000 04/01 49999 Xuất bán (Kiốt đền Bà Triệu) 131 2.120.000 ... ...... .... 30/03 5005 Xuất bán(CH : 43 Tràng Tiền) 131 10.767.000 Tổng cộng 1.636.854.923 Người lập sổ Kế toán trưởng Công ty TNHH Tùng Đức Sổ chi tiết tài khoản đối ứng Quý I năm 2000 TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước. Dư nợ đầu kỳ: 0 PS Nợ: PS Có: 150.539.636. Dư có cuối kỳ: 150.539.636. Ngày Số C/từ Diễn giải TK ĐƯ PS nợ PS có 01/01 34616 Xuất bán (Bà Lê Hoàng Yến) 131 435.000 01/01 49451 Xuất bán (bà Phùng cẩm Vân) 131 30500 02/01 49812 Xuất bán (CH: 437 Bạch Mai) 131 314.750 02/01 49996 Xuất bán (bà Phùng cẩm Vân) 131 1.009.980 03/01 49997 Xuất bán (CH: 33 hàng Bài) 131 181.500 03/01 49998 Xuất bán (thanh toán ngay) 131 725.700 ... ...... .... 20/03 5005 Xuất bán (CH : 43 Tràng Tiền) 131 10.767.000 Tổng cộng 150.539.636 Người lập sổ Kế toán trưởng Công ty TNHH Tùng Đức Sổ chi tiết công nợ Quý I năm 2000 TK 131 – Phải thu của khách hàng Dư nợ đầu kỳ: 865.629.256. PS nợ: 1.844.944.559. PS Có: 1.986.106.578. Dư nợ cuối kỳ: 724.517.237. Chứng từ Diễn giải TKĐ.ứng PS nợ PS có Dư đầu kỳ 253.430.300 Phát sinh 373.747.035 469.359.596 Dư cuối kỳ 157.781.739 14/01 PTTV 34 Thanh toán tiền hàng 1111 20.761.200 27/01 PTTV 49 Thanh toán tiền hàng 1111 16.709.000 29/01 PTTV 58 TT hàng 1111 44.316.240 .... .... ..... ..... ..... 469.359.596 02/01HHAV 49814 Xuất bán 3331 36.300 02/01HHAV 49815 Xuất bán 3331 147.000 02/01HHAV 49816 Xuất bán 3331 134.000 .... .... .... .... .... 841.101.710 Bà Lê Hoàng Yến Dư đầu kỳ 17.412.467 PS 64.992.075 52.963.000 Dư cuối kỳ 29.441.542 28/01 PTTV 54 1111 10.000.000 28/01 PTTV 55 1111 7.963.000 12/02 PTTV 105 1111 20.000.000 01/03 PTTV 187 1111 15.000.000 52.963.000 13/01HHAV- 49359 Xuất bán 33311 51.700 21/01HHAV- 49398 Xuất bán 33311 328.70 30/01HHAV- 48146 Xuất bán 33311 87.000 Xuất bán 5111 517.000 Xuất bán 5111 3.287.700 Xuất bán 5111 870.000 63.525.500 CH 75 Hàng Bồ Dư đầu kỳ 718.760 PS 718.760 Dư cuối kỳ 30/01 PTTV 61 TT hàng 1111 416.560 416.560 30/03 30 Thu tiền qua công ty 1368 302.200 302.200 Chi nhánh 164 THĐ Dư đầu kỳ PS 51.342.000 1.358.500 Dư cuối kỳ 49.983.500 14/02 PTTV 109 TT hàng 1111 1.358.500 1.358.500 10/01HHAV 49457 Xuất bán 33311 4.544.000 14/02 HHAV 37068 Xuất bán 33311 43.500 17/03 HHAV 17070 Xuất bán 33311 80.000 4.667.500 02/01 HHAV 49457 Xuất bán 5111 45.440.000 14/02 HHAV 37068 Xuất bán 5111 435.000 14/03 HHAV 37070 Xuất bán 511 800.000 46.675.000 Chị Thuỷ Thái Nguyên Dư đầu kỳ 13.529.700 PS 20.096.400 Dư cuối kỳ 11.754.700 14/01 PTTV 31 TT hàng 1111 5.000.000 29/01 PTTV 57 TT hàng 1111 3.000.000 21.503.500 13/01 HHAV 49356 Xuất bán 3331 431.100 27/01 HHAV 8131 Xuất bán 3331 128.800 ..... 1.730.700 13/01 HHAV 49356 5111 4.311.000 27/01 HHAV 48131 5111 128.800 ... .... ... ..... Công ty TNHH Tùng Đức sổ chi tiết công nợ Quý I năm 2000 Tài khoản 141 – Tạm ứng Dư nợ đầu kỳ: PS Nợ: 16.865.000. PS có: 6.865.000. Dư nợ cuối kỳ: 10.000.000. Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ PS Nợ PS có CB-Bùi thị Xuân Dư đầu kỳ P.XNK-CTy PS 6.365.000 6.365.000 Dư cuối kỳ 05/02 PCTV 03 Đi nhận hàng tại HP 1111 3.000.000 10/03 PCTV 59 T/ứ mua tem nhãn băng 1111 1.365.000 22/03 PCTV 88 T/ứ đi nhận hàng tại HP 1111 2.000.000 11/03 PTTV 213 Thu hồi T/ư PC 03 1111 3.000.000 18/03 PTTV 243 Thu hồi T/ư PC 59 1111 1.365.000 25039 PTTV 296 Thu hồi T/ư PC 88 1111 2.000.000 Dư đầu kỳ 6.365.000 6.365.000 CBXNK- Nguyễn Kim PS 500.000 500.000 Dư cuối kỳ Tạm ứng mua hàng 1111 500.000 13/03 PTTV 219 Thu hồi tạm ứng PC - 26 1111 500.000 Dư đầu kỳ 500.000 500.000 CB HDM - Đoàn Mạnh Hùng – P. Cung tiêu PS 8.000.000 Dư cuối kỳ 8.000.000 27/03 PCTV 97 Tạm ứng đi triển lãm 1111 8.000.000 CB SDT - Đỗ Trường Sơn - P. Cung tiêu Dư đầu kỳ 8.000.000 PS 2.000.000 Dư cuối kỳ 2.000.000 31/02 PCTV 50 Tạm ứng giao nhận hàng 1111 2.000.000 Công ty TNHH Tùng Đức Chứng từ ghi sổ TK đối ứng Trích yếu Số tiền TK ghi Nợ TK ghi Có Nợ Có 1111 Tiền VNĐ 1.842.046.201 131 Phải thu của khách hàng 1.754.213.078 141 Tạm ứng 6.865.000 311 Vay ngắn hạn 71.500.000 3112 Vay thoả thuận 71.500.000 331 Phải trả cho người bán 150.000 627 Chi phí SX chung 9.268.000 641 Chi phí bán hàng 103 642 Chi phí QLDN 50.000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Chứng từ ghi sổ TK đối ứng Trích yếu Số tiền TK ghi Nợ TK ghi Có Nợ Có 5111 Doanh thu bán hànghoá thành phẩm 1.636.854.932 131 Phải thu của khách hàng 1.636.854.932 Chứng từ ghi sổ TK đối ứng Trích yếu Số tiền TK ghi Nợ TK ghi Có Nợ Có 131 Phải thu của khách hàng 1.986.106.578 1111 Tiền VNĐ 30.000.000 33311 Thuế GTGT đầu ra. 150.539.636 5111 DT bán hàng 1.636.854.923 5113 DT cung cấp dịch vụ 2.760.000 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Công Ty TNHH Tùng Đức Sổ cái Tài Khoản Quý I năm 2000 TK 131 – Phải thu của khách hàng Chứng từ Trích yếu TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu 865.629.256 Tổng 1.844.994.559 PS Dư cuối 724.517.273 58 04/01 Tiền mặt VNĐ 1111 30.000.000 1.754.213.078 74 04/01 TGNH Công thương 1121ET 156.810.000 86 25/01 Phải thu nội bộ khác 1368 73.102.200 84 30/03 Thuế GTGT đầu ra 33311 150.539.636 85 30/03 Doanh thu bán hàng 5111 1.636.854.923 87 29/03 DT cung cấp dịch vụ 5113 27.600.000 62 20/02 Hàng bán bị trả lại 531 1980.900 73 02/01 Chi phí bán hàng - nhân viên 641 400 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng Sổ cái Tài Khoản Quý I năm 2000 TK 5111 – Doanh thu bán hàng hoá và thành phẩm Chứng từ Trích yếu TKĐƯ Số tiền Số Ngày Nợ Có Dư đầu kỳ PS 1.636.854.923 Dư cuối kỳ 1.636.854.923 34 25/03 Phải thu của khách hàng 1.636.854.923 Kế toán ghi sổ Kế toán trưởng 4-Trình tự hạch toán xác định kết quả tiêu thụ a. Hạch toán các khoản chi phí cho kinh doanh. - Chi phí bán hàng bao gồm: + Chi phí nhân viên bán hàng. + Chi phí bao bì phục vụ bán hàng. + Chi phí dụng cụ đồ dùng. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. Các khoản chi phí bán hàng này được tập hợp ghi vào " Sổ chi tiết chi phí bán hàng". (Mộu sổ chi tiết chi phí bán hàng trang 71. - Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các khoản: + Chi phí nhân viên quản lý. + Chi phí vật liệu quản lý. + Chi phí đồ dùng văn phòng. + Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Thuế, phí, lệ phí. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Chi phí khác bằng tiền. Kế toán chi phí ở Công ty sử dụng TK 642 để phản ánh các chi phí phát sinh trong kỳ và được tập hợp trong "Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp". Mẫu sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp Sổ chi tiết chi phí quản lý doanh nghiệp Tài khoản 642 Từ ngày 01/05/200 đến ngày 31/05/2000 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT 02/05/00 0056 01/05/00 Chi tiếp khách 1111 250.000 13/05/00 0072 12/05/00 Công tác phí 1111 150.000 13/05/00 0073 12/05/00 Vé cầu xe đi công tác 1111 70.600 ........... Cộng: 62.993.518 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Sổ chi tiết chi phí bán hàng Tài khoản 641 Từ ngày 01/05/2000 đến ngày 31/05/2000 Ngày ghi sổ Chứng từ Diễn giải TK ĐƯ Số tiền SH NT 05/05/00 0062 04/05/00 Thuê phương tiện vận tải 1111 100.000 15/05/00 0081 12/05/00 Chi quảng cáo 1111 5.000.000 ............... Cộng: 29.985.062 Người lập (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) b. Hạch toán nghiệp vụ xác định kết quả kinh doanh. Hàng tháng kế toán Công ty xác định kết quả kinh doanh bằng các bút toán sau: - Kết chuyển doanh thu thuần: Nợ TK 511: 1.313.653.275 Có TK 9111: 550.501.900 Có TK 6112: 762.151.375 - Kết chuyển giá vốn hàng bán: Nợ TK 911: 1.195.104.464 Có TK 632: 1.195.104.464 - Kết chuyển chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ TK 911: 92.978.581 Có TK 641: 29.985.063 Có TK 642: 62.993.518 - Kết chuyển lãi: Nợ TK 911: 25.570.230 Có TK 4212: 25.570.230 Trên cơ sở này kế toán vào "Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh" Mẫu sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh (Trang sau). Trên cơ sở này cuối tháng kế toán lập "Báo cáo kết quả kinh doanh" Mẫu báo cáo kết quả kinh doanh (Trang sau). Sổ chi tiết xác định kết quả kinh doanh Tài khoản 911 Từ ngày 01/05/2000 đến ngày 31/05/2000 Số TT Diễn giải Ghi Nợ TK 911 Ghi Có TK 911 TK 632 TK 641 TK 642 TK 421 TK 511 TK 421 1 Kết chuyển giá vốn 1.195.104.464 2 Kết chuyển chi phí bán hàng 29.985.063 3 Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp 62.993.518 4 Kết chuyển doanh thu thuần 1.313.653.275 5 Xác định kết quả và kết chuyển ............. 25.570.230 Báo cáo kết quả kinh doanh STT Chỉ tiêu Số tiền 1 - Tổng doanh thu 1.325.953.269 2 - Các khoản giảm trừ + Chiết khấu + Giảm giá 12.300.21 + Hàng bị trả lại + Thuế GTGT 38.722.569 + Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu 3 Doanh thu thuần 1.313.653.275 4 Giá vốn hàng bán 1.195.104.464 5 Lợi tức gộp 118.548.811 6 Chi phí bán hàng 29.985.063 7 Chi phí quản lý doanh nghiệp 62.993.518 8 Lợi tức thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh 25.570.230 Phần III Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tiêu thụ hàng hoá tại công ty tnhh Tùng đức I-Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ và thực trạng tổ chức hạch toán tiêu thụ và xác định kết quả tại công ty TNHH Tùng Đức. 1-Ưu điểm Qua nghiên cứu tình hình thực tế về công tác hạch toán tại công ty, em thấy có thể rút ra một vài nhận xét sau: * Bộ phận kế toán tài chính của công ty nhìn chung đã hoàn thành tốt chức năng quản lý tài chính và chức năng tham mưu cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh của công ty trong nền kinh tế thị trường. Tuy số lượng các cán bộ thực hiện công tác này rất ít ( chỉ có 2 người ) nhưng việc bố trí phân công phụ trách các phần hành kế toán được thực hiện khá hoàn chỉnh. * Công tác kế toán của công ty được thực hiện theo đúng các quy định hướng dẫn của chế độ kế toán và chế độ quản lý tài chính hiện hành. Các cán bộ kế toán của công ty đã nghiên cứukỹ lưỡng để chọn ra một hệ thống tài khoản, bộ sổ kế toán, cũng như hình thức ghi sổ, trình tự luân chuyển hợp lý và khoa học. * Việc công ty tổ chức bộ sổ kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ là hợp lý. Trước hết hình thức này phù hợp với đặc điểm kinh doanh , quy mô của công ty, yêu cầu bố trí lao động kế toán và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong mỗi kỳ kế toán. Mặt khác, theo dõi bằng hình thức này đảm bảo sự thuận lợi (cả về thời gian và độ chính xác) cho kế toán ghi chép đối chiếu tổng hợp số liệu. * Hệ thống chứng từ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của công ty được tổ chức khá hợp lý, liên hệ chặt chẽ với nhau, kế toán viên cũng như người quản trị có thể theo đó đối chiếu kiểm tra. * Bộ sổ kế toán dùng để hạch toán tiêu thụ sản phẩm của công ty nhìn chung đã đáp ứng được nhu cầu phản ánh đầy đủ và kịp thời các nghiệp vụ về bán hàng , theo dõi sát sao tình hình tiêu thụ sản phẩm, phản ánh chính xác doanh thu bán hàng, bảng các khoản giảm trừ thanh toán với khách hàng. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh công ty đã làm đầy đủu nghĩa vụ với ngân sách nhà nưóc. Đối với vật tư, sản phẩm hàng hoá, công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này, kế toán bán hàng phải theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục tình hình nhập- xuất- tồn kho vật tư hàng hoá sau mỗi nhóm hàng tồn kho để phản ánh tình hình biến động hàng hoá. Các khỏn theo dõi gồm TK 151,152,153,155,156 Công ty nộp VAT theo phương pháp khấu trừ. Theo phương pháp này cuối tháng sẽ khấu trừ vào với thuế đầu vào với thuế đầu ra để xác định số VAT đầu vào >VAT đầu ra thì chênh lệch được tiếp tục khấu trừ vào tháng sau. Nếu VAT đầu vào <VAT đầu ra thì doanh nghiệp phải nộp số chênh lệch. Nhìn chung công ty TNHH Tùng Đức, công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán tiêu thụ nói riêng được thực hiện khá hoàn chỉnh. Tuy nhiên bên cạnh những nét ưu việt, phần hành kế toán này của công ty vẫn còn những tồn tại nhất định mà công ty có thể nghiên cứu để cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác kế toán, thực hiện tốt vai trò kế toán trong sản xuất kinh doanh của công ty. 2-Những tồn tại Thứ nhất: Giá trị thực tế hàng xuất giới thiệu sản phẩm, quảng cáo, tiếp thị... chưa được tập hợp vào chi phí bán hàng. Khi xuất hàng phụ vụ công tác này, kế toán vẫn phải phản ánh giá vốn hàng xuất tương tự như hàng xuất thông thường. Nợ TK 632 Có TK 155 Như vậy là chưa hợp lý bởi xuất hàng trong trường hợp này không mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Thứ hai: Về hạch toán chi tiết hàng tồn kho xuất cho các cửa hàng bán lẻ vẫn coi nằm trong kho chỉ khi nào xác định là tiêu thụ thì mới ghi thẻ kho. Như vậy phản ánh không chính xác số lượng hàng hoá tồn kho, mà số lượng hàng hoá này chỉ còn giá trị trên sổ sách. Do đó Công ty cần mở sổ (thẻ) theo dõi riêng cho trường hợp này. Thứ ba: Về phương thức thanh toán. Hiện nay các khách hàng của Công ty đều thanh toán theo phương thức trả chậm, thanh toán sau 15 ngày nhưng thực tế khách hàng đều thanh tiền hành sau 20 ngày có khi đến 1 tháng. Điều này dẫn đến Công ty bị chiếm dụng vốn hợp pháp. Công ty phải trả lãi tiền vay ngân hàng, khách hàng chiếm dụng vốn của Công ty không phải trả phần lãi tiền vay này, dẫn đến lợi nhuận của hoạt động kinh doanh của Công ty bị giảm. Thứ tư: Thời gian báo cáo bán hàng của các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ không theo một quy định thống nhất nào mà ai làm xong trước thì nộp trước, ai làm xong sau thì nộp sau dẫn đến kế toán bán hàng đôi khi bị thiếu hụt thông tin làm chậm tiến độ xác định kết quả kinh doanh của phòng kế toán - tài vụ. Thứ năm: Về chi phí quản lý doanh nghiệp. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, chi phí này chiếm khoảng 75% trong tổng chi phí kinh doanh toàn Công ty tương ứng với khoảng 70 triệu đồng. Đây là một con số không nhỏ. Công ty nên nghiên cứu cần tìm ra phương thức mới để tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận. Thứ sáu: Hình thức Nhật ký - Chứng từ có sửa đổi của Công ty vẫn còn chỗ chưa hợp lý biểu hiện: - Ghi trùng lặp giữa bảng kê xuất, sổ chi tiết thành phẩm và bảng kê tiêu thụ. - Chưa sử dụng các sổ chi tiết, sổ cái theo mẫu quy định. Tóm lại: Để nâng cao hiệu quả công tác hạch toán tiêu thụ hàng hoá và xác định kết quả kinh doanh, cần phải kết hợp nhịp nhàng giữa lý luận và thực tiễn sao cho vừa giảm bớt khối lượng công việc mà vẫn đen lại hiệu quả kinh tế cao, vừa chấp hành đúng chế độ kế toán thống kê của Nhà nước đang hiện hành. Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ là công tác quan trọng, cần thiết đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đúng đắn để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện tốt việc hoàn thiện sẽ giúp cho kế toán nghiệp vụ tiêu thụ hàng hoá hoàn thành tốt nhiệm vụ, chức năng của mình. II- Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tổ chức hạch toán tiêu thu và xác định kết quả tiêu thụ ở công ty TNHH Tùng Đức 1- Việc tổ chức lập dự phòng nợ phải thu khó đòi tại Công ty. Hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho và dự phòng nợ phải thu khó đòi là biện pháp quan trọng cần thiết để nâng cao hiệu quả quản lý tài chính, bảo vệ tài sản của Công ty, đặc biệt là trong cơ chế thị trường hiện nay. Thực tế tại Công ty Tùng Đức, kế toán không tổ chức hạch toán các khoản dự phòng nêu trên. Trong khi đó vẫn xảy ra hiện tượng giảm giá hàng tồn kho hay rủi ro, mất mát về số nợ phải thu. Xuất phát từ yêu cầu tính cấp thiết của khoản dự phòng kế toán Công ty nên tổ chức hạch toán dự phòng cho khoản này: Cụ thể: Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Tổng cộng - Doanh thu bán chịu 258.441.600 377.486.500 449.696.286 1.085.624.386 Số thực tế thu hồi 226.400.000 362.000.000 423.600.000 1.012.000.000 Số khó đòi 32.041.600 15.486.500 26.096.286 73.624.386 Qua biểu trên thấy doanh số bán chịu của Công ty tăng lên hàng năm và con số đó lên tới 1.085.624.386 đồng trong cả 3 năm bởi vì một khách hàng có thể chịu từ 15 - 20 triệu đồng. Nhưng trong tổng số đó thì số khó đòi là 73.624.386 đồng, con số này quả thật không nhỏ đối với một doanh nghiệp vừa và nhỏ như Công ty. Việc bán chịu đã làm ảnh hưởng đến vòng quay của vốn, nhưng số tiền khó đòi đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty cần thiết phải lập dự phòng phải thu khó đòi. 2-Sử dụng tỷ giá hạch toán trong thanh toán có dùng ngoại tệ Trong số các phương thức thanh toán trong hoạt động kinh doanh thương mại của Công ty TNHH Tùng Đức có hình thức thanh toán bằng tiền mặt, trong đó có sử dụng ngoại tệ. Đây là một phương thức thanh toán cũng tương đối phức tạp, bởi nó liên quan đến yếu tố tỷ giá giữa đồng Việt nam và đồng ngoại tệ. Để việc hạch toán các khoản thu cuãng như các khoản phải trả dưới du=ình thức ngoại tệ, công ty nên sử dụng tỷ giá hạch toán trong thanh toán với các khách hàng là các cá nhân hoặc đơnvị nước ngoài hoặc các cá nhân, đơn vị trong nước có sử dụng ngoại tệ để thanh toán 3- Phân bổ chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ để tính chính xác kết quả của từng mặt hàng Như trên đã trình bày, đặc điểm hàng hoá kinh doanh của công ty TNHH Tùng Đức rât phong phú, nhiều chủng loại. Tuy nhiên trong công tác hạch toán tiêu thụ sản phẩm, Công ty chưa có sự phân bổ rõ ràng chi phí bán hàng cũng như chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặt hàng tiêu thụ. Do vậy, theo em, để thuận lợi hơn cho việc tính chaính xác kết quả kinh doanh của từng mặt hàng, công ty nên có kế hoạch phân bổ cụ thể rõ ràng các chi phí tiêu thụ như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng mặthàng. Ví dụ: Đối với mặt hàng là các hoá mỹ phẩm. Thì chi phí quản lý có thể cao hơn so với các mặt hàng như băng đĩa nhạc..v 4- Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho Về giảm giá hàng tồn kho. Hiện nay, trên thị trường để đáp ứng nhu cầu càng cao của người tiêu dùng nên đã xuất hiện rất nhiều băng đĩa ngoại nhập, trong số đó số in nhập lậu cũng không nhỏ. Do vậy, để cạnh tranh Công ty phải rất khó trong việc giảm giá sản phẩm của sản phẩm của mình. Mặt khác, thị hiếu của người tiêu dùng về một loại băng hình chương trình hay đĩa cũng chỉ trong một thời gian nhất định và sau đó số lượng bán ra sẽ rất chậm. Do vậy, các mặt hàng này phải giảm giá mới có thể tiêu thụ được. Ví dụ Mặt hàng Giá thực tế đầu năm (đ/sp) Giá thực tế cuối năm (đ/sp) Phấn trang điểm 210.000 200.000 áo khoác ...... 250.000 230.000 Qua những lý do trên ta thấy cần thiết Công ty phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Như vậy, trong bối cảnh của sự chuyển biến cơ chế kinh tế cùng với việc sửa đổi bổ sung chế độ kế toán trường xuyên... bên cạnh đó là việc áp dụng luật thuế GTGT vào hoạt động sản xuất kinh doanh và nhiều những biến động khác nữa. Do vậy, đòi hỏi công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ nói riêng phải được cải tiến, hoàn thiện với tình hình mới phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo chế độ, chính sách , phải coi kế toán là công cụ sắc bén giúp lãnh đạo công ty đưa ra những quyết định đúng đắn trong công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh trên thương trường. Kết luận Cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước, hệ thống kế toán Việt Nam cũng không ngừng cải tiến và hoàn thiện. Chung ta đang quá trình soạn thảo và ban hành chuẩn mực kế toán Việt Nam. Đây là một trong những định hướng lớn về cải cách hệ thống kế toán Việt Nam trrong những năm tới cho phù hợp với yêu cầu của quản lý kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường và việc hoà nhập, tiếp cận với các chuẩn mực và thông lệ kế toán phổ biến được quốc tế thừa nhận. Điều đó khẳng định vai và tầm quan trọng của công tác kế toán nói chung và công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá nói riêng vì nó quyết định đến sự sống còn của mỗi đơn vị kinh doanh thương mại. Trước những biến động lớn về kinh tế, xã hội của đất nước, công ty TNHH Tùng Đức đã hiểu rõ được tầm quan trọng của công tác này và ngày càng quan tâm chú trọng đến nó hơn, công ty đã không ngừng đổi mới cách nghĩ, cách làm để phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của công ty. Trong thời gian thực tập tại công ty, xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của công tác kế toán tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá em đã chọn đề tài "Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ tiêu thụ thành phẩm, hàng hoá tại công ty TNHH Tùng Đức" làm đề tài cho chuyên đề của mình. em viết chuyên đề này nhằm nêu lên một số ý kiến đóng góp cho việc hoàn thiện kế toán tiêu thụ tại công ty. Song thời gian thực tập có hạn và trình độ hiểu biết còn hạn chế chắc cũng không tránh khỏi nhưngx sai sót. Vì vậy em rất mong được sự đóng góp ý của các thầy, cô giáo, cuả các cán bộ kế toán trong phòng kế toán của công ty. Em xin trân thành cám ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Th S Phạm đức Cường cùng các cán bộ phòng kế toán, Ban lãnh đạo công ty TNHH Tùng Đức đã giúp em hoàn thành chuyên đề của mình. Hà Nội, ngày 20 tháng 4 năm 2003 Tài liệu tham khảo 1 - Tại chí kế toán. 2 - Giáo trình "Phân tích hoạt động kinh doanh" Khoa kế toán trường ĐHKTQD Hà Nội - NXB Giáo dục 1997 3 - Kế toán - kiểm toán và phân tích tài chính doanh nghiệp NXB Tài chính Hà Nội 1996. 4 - Lý thuyết và thực hành kế toán tài chính. PTS Nguyễn Văn Công - NXB Tài chính Hà Nội 1999 5 - Kế toán tổng hợp phân tcíh và lập báo cáo tài chính doanh nghiệp. NXB Tài chính 1999. 6 - Phân tích báo cáo tài chính và dự đoán nhu cầu tài chính. NXB Tài chính 1996 7 - Kế toán quản trị và phân tích kinh doanh. NXB Thống kê.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3407.doc
Tài liệu liên quan