Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến : Theo hình thức này tiền lương trả cho người lao động gồm tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp và tiền lương tính theo tỷ lệ luỹ tiến căn cứ vào mức độ vượt định mức lao động của họ . Hình thức này nên áp dụng ở những khâu sản xuất quan trọng , cần thiết đẩy nhanh tiến độ sản xuất hoặc cần động viên công nhân phát huy sáng kiến phá vỡ định mức lao động . Theo sản phẩm gián tiếp : Được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận sản xuất như : công nhân vận chuyển nguyên liệu , thành phẩm , bảo dưỡng máy móc thiết bị . Tronhg trường hợp này căn cứ vào kết quả sản xuất của lao động trực tiếp đẻ tính lương cho lao dộng phục vụ sản xuất .

doc60 trang | Chia sẻ: Dung Lona | Lượt xem: 835 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo , bảo vệ quyền lợi cho người lao động . 1.3. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương . Để phục vụ sự điều hành và quản lý lao động , tiền lương có hiệu quả , kế toán lao động , tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất phải thực hiện những nhiệm vụ sau : -Tổ chức ghi chép , phản ánh chính xác , kịp thời , đầy đủ số lượng , chất lượng , thời gian và kết quả lao động . Tính đúng và thanh toán kịp thời , đầy đủ tiền lương và các khoản liên quan khác cho người lao động trong doanh nghiệp . Kiểm tra tình hình huy động và sử dụng lao động , việc chấp hành chính sách chế độ về lao động , tiền lương , tình hình sử dụng quỹ tiền lương . -Hướng dẫn và kiểm tra các bộ phận trong doanh nghiệp thực hiện đầy đủ , đúng chế độ ghi chép ban đầu về lao động , tiền lương . Mở sổ thẻ kế toán và hạch toán lao động , tiền lương đúng chế độ , đúng phương pháp . -Tính toán phân bổ chính xác , đúng đối tượng chi phí tiền lương , các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất kinh doanh của các bộ phận , đơn vị sử dụng lao động . -Lập báo cáo kế toán và phân tích tình hình sử dụng lao động , quỹ tiền lương , đề xuất biện pháp khai thác có hiệu quả tiềm năng lao động trong doanh nghiệp . 2.Hạch toán lao động trong doanh nghiệp . 2.1.Hạch toán lao động trong doanh nghiệp . 2.1.1.Hạch toán số lượng lao động : Căn cứ vào chứng từ ban đầu là bảng chấm công hàng tháng tại mỗi bộ phận , phòng , ban , tổ , nhóm gửi đến phòng kế toán để tập hợp và hạch toán số lượng lao động trong tháng đó tại doanh nghiệp và cũng từ bảng chấm công , kế toán có thể nắm được từng ngày có bao nhiêu người làm việc , bao nhiêu người nghỉ với lý do gì . Hằng ngày tổ trưởng hoặc người có trách nhiệm sẽ chấm công cho từng người tham gia làm việc thực tế trong ngày tại nơi mình quản lý sau đó cuối tháng các phòng ban sẽ gửi bảng chấm công về phòng kế toán . Tại phòng kế toán , kế toán tiền lương sẽ tập hợp và hạch toán số lượng công nhân viên lao động trong tháng . 2.1.2.Hạch toán thời gian lao động : Chứng từ để hạch toán thời gian lao động là Bảng chấm công. Bảng chấm công là bảng tổng hợp dung để theo dõi ngày công thực tế làm việc , nghỉ việc , ngừng việc , nghỉ bảo hiểm xã hội của từng người cụ thể và từ đó để có căn cứ tính trả lương , bảo hiểm xã hội trả thay lương cho từng người và quản lý lao động trong doanh nghiệp . Hàng ngày tổ trưởng ( phòng , ban , nhóm )hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế của bộ phận mình quản lý để chấm công cho từng người trong ngày và ghi vào các ngày tương ứng trong các cột từ 1 đến 31 theo các kí hiệu quy định trong bảng. Cuối tháng người chấm công và phụ trách bộ phận ký vào bảng chấm công và chuyển bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan như phiếu nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội về bộ phận kế toán kiểm tra đối chiếu , quy ra công để tính lương và bảo hiểm xã hội . Kế toán tiền lương căn cứ vào các ký hiệu chấm công của từng người rồi tính ra số ngày công theo từng loại tương ứng để ghi vào các cột 32 , 33 , 34 , 35 , 36 . Ngày công quy định là 8 giờ nếu giờ còn lẻ thì đánh thêm dấu phẩy ví dụ : 24 công 4 giờ thì ghi 24,4 . Bảng chấm công có thể chấm công tổng hợp : Chấm công ngày và chấm công giờ , chấm công nghỉ bù nên tại phòng kế toán có thể tập hợp số liệu thời gian lao động của từng người . Tuỳ thuộc vào điều kiện , đặc điểm sản xuất , công tác và trình độ hạch toán đơn vị có thể sử dụng một trong các phương pháp chấm công sau đây : -Chấm công ngày : Mỗi khi người lao động làm việc tại đơn vị hoặc làm việc khác như họp thì mỗi ngày dung một ký hiệu để chấm công trong ngày đó . -Chấm công theo giờ : Trong ngày người lao động làm bao nhiêu công việc thì chấm công theo các ký hiệu đã quy định và ghi số giờ công việc thực hiện bên cạnh ký hiệu tương ứng . -Chấm công nghỉ bù : Chỉ áp dụng trong trường hợp làm thêm giờ hưởng lương thời gian nhưng không thanh toán lương làm thêm. 2.1.3.Hạch toán kết quả lao động : Căn cứ vào phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành . Do phiếu là chứng từ xác nhận số lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân người lao động nên nó là cơ sở để kế toán lập bảng thanh toán tiền lương hoặc tiền công cho người lao động . Phiếu này được lập thành 2 liên : 1 liên lưu và 1 liên chuyển đến kế toán tiền lương để làm thủ tục thanh toán cho người lao động và phiếu phải có đầy đủ chữ ký của người giao việc , người nhận việc , người kiểm tra chất lượng và người duyệt . Phiếu xác nhận sản phẩm hoàn thành được dùng trong trường hợp doanh nghiệp áp dụng theo hình thức lương trả theo sản phẩm trực tiếp hoặc lương khoán theo khối lượng công việc . Đây là những hình thức trả lương tiến bộ nhất đúng nguyên tắc phân phối lao động , nhưng đòi hỏi phải có sự giám sát chặt chẽ và kiểm tra chất lượng sản phẩm một cách nghiêm ngặt . 2.2.Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 2.2.1.Tài khoản sử dụng : Để phản ánh tình hình thanh toán các khoản tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn, kế toán phải sử dụng các tài khoản kế toán chủ yếu sau: TK 334: Phải trả cho công nhân viên TK 338: Phải trả, phải nộp khác TK 335: chi phí phải trả * TK 334: Phải trả cho công nhân viên Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả thuộc về thu nhập của công nhân viên Tính chất: Là tài khoản nợ phải trả Kết cấu của TK 334 ” phải trả công nhân viên” Bên Nợ: + Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, Bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã ứng cho công nhân viên. + Các khoản phải trừ vào tiền công, tiền thưởng của công nhân viên Bên có: + Các khoản tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả cho công nhân viên. Số dư bên Có: + Các khoản tiền lương, tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả cho công nhân viên. TK 334: phải hạch toán chi tiết theo 2 nội dung: Thanh toán tiền lương và các khoản thanh toán khác. * TK 338 ”Phải trả, phải nộp khác” Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp ngoài nội dung đã phản ánh ở các tài khoản khác (Từ 331à336) Trong các khoản phải trả, phải nộp khác có liên quan trực tiếp đến công nhân gồm: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế được thực hiện trên các tài khoản cấp 2 thuộc TK 338 gồm: TK 3382 – KPCĐ: Phản ánh tình hình trích và thanh toán kinh phí công đoàn ở đơn vị TK 3383- BHXH: Phản ánh tình hình trích và thanh toán Bảo hiểm xã hội ở đơn vị TK 3384- BHYT: Phản ánh tình hình trích và thanh toán Bảo hiểm y tế theo quy định. * Nội dung phản ánh trên các tài khoản này có thể được tóm tắt như sau: - Bên nợ: + Bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên. + Kinh phí công đoàn chi tại đơn vị. + Số bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bên có: + Trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh. + Tính bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trừ vào lương của công nhân viên. + Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vượt chi được cấp bù. Số dư bên có: + Các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chi phí công đoàn đã trích chưa nộp đủ vào cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chia hết. Các tài khoản này có thể có số dư bên nợ: phản ánh số bảo hiểm xã hội và sử dụng các tài khoản khác có liên quan như: TK111, 112, 622, 627, 641, 642. * TK 335- Chi phí phải trả Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí trích trước về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, sửa chữa lớn tài sản cố định và các khoản trích trước khác. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên nợ: các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc nội dung chi phí phải trả và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ. Bên có: khoản trích trước tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan và khoản điều chỉnh vào cuối niên độ. Dư có: Khoản để trích trước tính vào chi phí hiện có. 2.2.2.Nội dung và phương pháp hạch toán . 2.2.2.1. Kế toán tổng hợp tiền lương, tiền công, tiền thưởng Hàng tháng, căn cứ vào bảng tổng hợp thanh toán tiền lương và các chứng từ hạch toán lao động, kế toán xác định số tiền lương phải trả cho công nhân viên và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các bộ phận đơn vị, các đối tượng sử dụng lao động, kế toán ghi sổ theo định khoản như sau: Nợ TK622- Chi phí nhân công trực tiếp (Chi tiết theo từng đối tượng SP) Nợ TK627 (6271)- Chi phí sản xuất chung Nợ TK641 (6411)- Chi phí bán hàng Nợ TK642 (6421)- Chi phí quản lý doanh nghiệp Nợ TK241- Chi phí xây dựng cơ bản dở dang Có TK334: Phải trả công nhân viên Số tiền ghi bên nợ các tài khoản trên bao gồm: Tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp lương, tiền ăn giữa ca, tiền cho lao động nữ các khoản mang tính chất như lương theo quy định của công nhân (Như tiền thưởng trong quỹ lương) trực tiếp sản xuất, công nhân viên phân xưởng nhân viên bán hàng, nhân viên quản lý doanh nghiệp công nhân viên bộ phận xây dựng cán bộ. Khi tính tiền thưởng phải trả cho công nhân viên lấy từ quỹ khen thưởng ghi: Nợ TK431 (4311) Có TK334 Tính khoản bảo hiểm xã hội phải trả thay lương cho công nhân viên khi bị ốm đau thai sản, tai nạn lao động. Nợ TK338 (3383): Phải trả, phải nộp khác Có TK334 : Phải trả công nhân viên Các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của công nhân viên gồm tiền tạm ứng sử dụng không hết, Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền bồi thường, tiền nhà, điện, nước... Nợ TK334: Phải trả công nhân viên Có TK141: Tạm ứng Có TK138: Phải thu khác Có TK338: Phải trả cho công nhân viên Khi ứng trước hoặc thực thanh toán các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các khoản mang tính chất tiền lương và các khoản phải trả khác cho công nhân viên, kế toán ghi: Nợ TK334 Có TK111 Tính thuế thu nhập của công nhân viên, người lao động phải nộp cho Nhà nước, ghi: Nợ TK334 Có TK333 (3338) Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước TK 334 TK 622, 627 641, 642, 241 TK 141, 138, 338 Sơ đồ kế toán thể hiện như sau: TK 431 (4311) TK 338 (3383) TK 111 TK 333 (338) Các khoản khấu trừ vào lương (1) Tiền lương, tiền công, phụ cấp ăn giữa các tính cho đối tượng chi phí sản xuất KD ứng trước và thanh toán toántoán các khoản cho CNV (5) (2) BHXH trả thay lương Tính thuế TN CNV phải nộp (6) (3) tiền phải trả từ quỹ khen thưởng 2.2.2.2. Kế toán tổng hợp Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn. -Căn cứ vào tiền lương phải trả cho công nhân viên tính vào chi phí sản xuất kinh doanh ở các bộ phận, các đối tượng và tỉ lệ trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định, kế toán tính sổ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn tính vào cho phí sản xuất kinh doanh cho các bộ phận, các đối tượng, kế toán ghi: Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp ( Chi tiết theo đối tượng sản phẩm) Nợ TK 627 (6271): Chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 (6411): Chi phí bán hàng. Nợ TK 642 ( 6422): Chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 334 : Phải trả công nhân viên ( phần tính trừ vào tiền lương của công nhân viên theo quy định ) Có TK 338: Phải trả, phải nộp khác (3382, 3383, 3384) -Tính bảo hiểm xã hội phải trả cho công nhân viên: Nợ TK 338(3383) Có TK 334 - Nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn cho cơ quan quản lý hoặc khi chi tiêu bảo hiểm xã hội, phí công đoàn tại đơn vị: Nợ TK 338( 3382, 3383, 3384) Có TK 111, 112 - Khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn cho cơ quan quản ký hoặc khi chi tiêu bảo hiểm xã hội, chi phí công đoàn tại đơn vị: Nợ TK 111, 112 Có TK 338 *Sơ đồ kế toán : TK 111, 112 (3) BHXH phải trả thay lương Cho CNV (1) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính vào CPSXKD (4) Nộp (chi) BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định (2) Khấu trừ tiền lương nộp hộ (5) Nhận khoản hoàn trả của cơ quan về khoản DN đã chi TK 334 TK 338 TK 622, 627, 641, 642, 214 TK 334 TK 111, 112 BHXH, BHYT cho CNV 2.2.2.3. Kế toán khoản trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất (trường hợp công nhân nghỉ phép không đều giữa các tháng trong năm ). - Khi tính số trích trước trên lương nghỉ phép của công nhân sản xuất ghi: Nợ TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – Chi phí phải trả Tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất thực tế phải trả Nợ TK 335 Có TK 334 Tính số trích Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn trên số tiền lương nghỉ phép phải trả cho công nhân sản xuất: Nợ TK 622 Có TK 338 Cuối niên độ kế toán tính toán tổng số tiền lương nghỉ phép đã trích trước trong năm của công nhân sản xuất và tổng số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh: + Nếu số đã trích trước trên lương nghỉ phép công nhân sản xuất tính vào chi phí sản xuất ( số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh thì điều chỉnh tăng chi phí, kế toán ghi ) Nợ TK 622( ± số tiền lương nghỉ phép phải trả > số đã trích trước ) Có TK 335 + Nếu số đã trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất tính vào chi phí sản xuất lớn hơn số tiền lương nghỉ phép phải trả thực tế phát sinh thì phải hoàn nhập số ± vào tài khoản thu nhập khác. Nợ TK 335 ( ± số tiền lương nghỉ phép phải trả < số đã trích trước ) Có TK 711 ( thu nhập khác ) Sơ đồ kế toán thể hiện như sau: TK 711 (2) TL nghỉ phép trả CNXS (1) Số tiền trước lương nghỉ phép (5) Hoàn nhập chênh lệch CP trích tiền lương nghỉ phép > tiền lương nghỉ phép thực tế PS (3) Trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương nghỉ phải trả TK 334 TK 335 TK 622 TK 338 PHẦN 2 : THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 389 . 1.Đặc điểm kinh tế và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần 389 . 1.1.Quá trình hình thành và phát triển . 1.1.1.Quá trình hình thành . Công ty cổ phần 389 Quân khu 3 là một đơn vị chuyên ngành kinh tế của Quân đội với bề dày 20 năm kinh nghiệm, hoạt động sản xuất kinh doanh rộng rãi trên thị trường Việt Nam. Công ty cổ phần 389 Quân khu 3 được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0203001969, ngày 22 tháng 12 năm 2005 của Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng và được chuyển đổi từ Công ty 3/2 theo Quyết định số 521/QĐ-BQP ngày 28/03/2005 và Quyết định số 3406/QĐ-BQP ngày 14/12/2005 của Bộ Quốc Phòng. TÊN DOANH NGHIỆP - Tên công ty viết bằng Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN 389 - Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: 389 JOIN STOCK COMPANY - Tên công ty viết tắt: 389 JSC - Địa chỉ trụ sở chính: Số 232 Lê Duẩn, phường Quán Trữ, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. - Điện thoại: (031).3249525 - Fax: (031).3777098 - Email : ctycophan389@vnn.vn TỔNG VỐN: 68.044.340.000 đồng Trong đó: + Vốn điều lệ: 7.672.340.000 đồng + Vốn Quốc Phòng: 60.372.000.000 đồng - Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng - Số cổ phần: 767.234 - Trị giá cổ phần: 7.672.340.000 đồng TÊN ĐỊA CHỈ VÀ CHI NHÁNH - Chi nhánh công ty cổ phần 389 – Xí nghiệp 10 Địa chỉ: Số 232 đường Lê Duẩn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. - Chi nhánh công ty cổ phần 389 tại Hà Nội Địa chỉ: Số 115 Nguyễn Trường Tộ, phường Trúc Bạch, Qqận Ba Đình, Hà Nội. - Chi nhánh công ty cổ phần 389 – Xí nghiệp 18 Địa chỉ: Phòng 2 – B2 Khu đô thị Mỹ Đình, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm, Hà Nội. - Chi nhánh Công ty cổ phần 389 – Xí nghiệp 19 Địa chỉ: Tổ 26C, phường Cẩm Thuỷ, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh CÁC LIÊN DOANH, LIÊN KẾT CỦA DOANH NGHIỆP * Lữ đoàn Công Binh 513 Quân khu 3 Là hợp tác kinh doanh giữa Công ty Cổ phân 389 và Lữ đoàn Công Binh 513 Quân khu 3 theo hình thức liên danh, với chức năng: - Dò tìm và xử lý bom mìn, vật nổ - Địa chỉ: Thị trấn Ninh Giang - huyện Ninh Giang - tỉnh Hải Dương - Điện thoai: (0320).3767159 - Fax: (0320).3767542 - Giấy phép hành nghề khảo sát, dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ số: 5037/BQP ngày 05/10/2005 do Bộ Quốc Phòng cấp. 1.1.2. Quá trình phát triển - Trong những năm qua Công ty Cổ phần 389 Quân Khu 3 đã thi công nhiều công trình có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, đạt kết quả cao, mỹ thuật đẹp, giá thành hợp lý được Bộ Xây dựng - Sở Xây dựng đánh giá cao. - Năm năm gần đây công ty đã trưởng thành, phát triển vững chắc trên thị trường toàn quốc. Đơn vị có đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao, có đội ngũ quản lý giỏi và đội ngũ công nhân trẻ, khoẻ, tay nghề vững vàng, đủ khả năng xây dựng các công trình phức tạp, cao tầng quy mô rộng lớn toàn quốc. - Trong những năm qua công ty đã hoàn thành tốt nhiều công trình đặc biệt khó khăn phức tạp như: Nhà văn hoá lao động tỉnh Thái Bình, Trường nhật OĐA Thanh Hoá, Bệnh viện Yên Khánh - Ninh Bình, Trạm bơm Bình Lục - Hà Giang, Đường 105 Sông Mã - Sơn La, Đài truyền hình Quân Đội - Hà Nội, Kè PAM Hải Hậu, Kè PAM đê - Tiền Hải - Thái Bình, Kênh Tràng Vinh - Quảng Ninh.và nhiều công trình công nghiệp Quốc Phòng kinh tế ở 24 tỉnh, thành trên toàn quốc. 1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty Cổ phần 389 1.2.1 Chức năng: Ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp: “Xây dựng, thương mại và may mặc” - Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, điện nước, cầu cống và san lấp mặt bằng. - Khai thác khoáng sản, khoan bắn nổ mìn. - Đầu tư và tư vấn công trình xây dựng. - Kinh doanh bất động sản, nhà hàng, khách sạn, vàng bạc, đá quý, rượu, bia, bánh kẹo, thuốc lá nội, nước giải khát có gas, than, xăng, dầu, khí hóa lỏng, gas, kim khí, điện máy, điện tử, điện lạnh, hàng thanh lý, hàng chậm luân chuyển. - Dịch vụ vận tải hành khách, hàng hoá đường sông- đường biển. - Dịch vụ du lịch lữ hành. - Dịch vụ cầm đồ. - Sản xuất hàng dệt may. - Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng. - Chế biến, kinh doanh hàng lâm sản, thuỷ hải sản. - Đào tạo hướng nghiệp, dạy nghề. - Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, cầu đường khu đô thị, địa ốc và văn phòng cho thuê. - Sản xuất điện và phân phối điện - Khai thác, xử lý và cung cấp nước. - Thoát nước và xử lý nước thải - Hoạt động thu gom, xử lý và tiêu thụ rác thải, tái chế phế liệu - Sản xuất máy chuyên dụng - Viễn thông, hoạt động viễn thông có dây - Sản xuất phương tiện vận tải khác - Bán buôn ôtô và xe cơ động khác - Bán buôn đồ dùng gia đình - Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy - Bán buôn đồ uống 1.2.2. Nhiệm vụ: - Là một doanh nghiệp cổ phần nên nhiệm vụ hàng đầu của Công ty cổ phần 389 là lợi nhuận, đảm bảo lợi ích cho cổ đông trên cơ sở đảm bảo tất cả những yêu cầu đề ra về các điều kiện an toàn kỹ thuật, an toàn lao động, vệ sinh môi trường trong quy trình sản xuất. - Bảo đảm phát triển nguồn vốn, quản lý sản xuất kinh doanh tốt, có lãi để tạo thêm nguồn vốn tái bổ sung cho sản xuất kinh doanh, mở rộng sản xuất, đổi mới trang thiết bị và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. - Thực hiện tốt chính sách lao động tiền lương, áp dụng tốt hình thức trả lương thích hợp để khuyến khích sản xuất, tận dụng chất xám nội bộ, thu hút nhân tài từ bên ngoài, là đòn bẩy để nâng cao chất lương sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 1.3 Đặc điểm về tổ chức bộ máy quản lý 1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, Công ty đã xây dựng một bộ máy tổ chức quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định của Luật doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần 389 được xây dựng theo kiểu trực tuyến chức năng: GIÁM ĐỐC CÔNG TY PGĐ ĐIỀU HÀNH SX Văn phòng đại diện Xí nghiệp 10 Phòng KD XNK Xí nghiệp 18 Xí nghiệp 19 Chi nhánh Hà Nội Phòng TC KT Phòng kế hoạch Phòng TC HC Phòng KT PHÓ GĐ CHÍNH TRỊ PHÓ GĐ XÂY DỰNG KINH DOANH KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH XƯỞNG MAY ĐỘI XÂY DỰNG TÀI CHÍNH KINH DOANH ĐỘI THI CÔNG ĐƯƠNG+HẠ TẦNG ĐỘI THI CÔNG NẠO VÉT KÊNH MƯƠNG ĐỘI XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 2 ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1 ĐÔI TC RÀ PHÁ BOM MÌN ĐỘI THI CÔNG CẦU ĐƯỜNG ĐỘI XÂY LẮP ĐIỆN NƯỚC ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 2 ĐỘI XÂY DỰNG SỐ 1 1.3.2. Chức năng , nhiệm vụ và quyền hạn * Giám đốc: là người có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động của công ty đồng thời là người đại diện quyền lợi và nghĩa vụ của công ty trước cơ qian quản lý cấp trên và pháp luật. - Là người phụ trách chung, quyết định và chịu trách nhiệm trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. - Hoạch định các chính sách, các kế hoạch cung cấp nguồn lực cho sản xuất kinh doanh của công ty. - Xây dựng mục tiêu, chiến lược, dự án phát triển sản xuất kinh doanh. - Trực tiếp chỉ đạo việc hệ thống cơ quan quản lý hành chính, quản lý sản xuất kinh soanh của công ty. * Các Phó giám đốc: Là người được giám đốc uỷ quyền giải quyết mọi công việc khi Giám đốc đi vắng. Trực tiếp và phục trách điều hành sản xuất chính của Công ty. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạch định các chiến lược phát triẻn của Công ty bao gồm kế hoạch sản xuất từng quý, năm, cân đối điều chỉnh lực lượng lao động, hạch toán sản phẩm, tiếp thị, đàu tư, và các công tác khác. * Dưới ban điều hành là các ban phòng ban chức năng   Phòng kỹ thuật: Xây dựng phương án, lập hồ sơ dự thầu tham gia đấu thầu, phân tích, kiểm tra đánh giá các công việc liên quan đến quá trình thi công hạng mục công trình. Làm sổ hoàn công, nghiệm thu công trình...   Phòng tổ chức hành chính: Thay mặt giám đốc làm nhiệm vụ quản lý, tuyển dụng, điều động lao động, sắp xếp họ vào những vị trí còn thiếu, tuỳ theo yêu cầu của Công ty một cách phù hợp. Nghiên cứu, đề xuất phương án sử dụng lao động trình lên giám đốc phê duyệt, tổ chức, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ và nhân viên quản lý hàng năm.   Phòng kế hoạch: Xây dựng kế hoạch kinh doanh của Công ty và cuối năm tổng kết các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch đó. Thu thập thông tin phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty, đồng thời từ yêu cầu của sản xuất phòng sẽ tham gia đề nghị xử lý thông tin, tính toán phân tích các dự án đầu tư có hiệu quả trình Giám đốc phê duyệt để thực hiện các đề án đó khi thị trường đòi hỏi.   Phòng Kế toán: Có chức năng phản ánh với Giám đốc tất cả các hoạt động của đơn vị gồm: Tình hình sử dụng tài sản, vật tư hàng hoá, tiền vốn dưới hình thái tiền tệ. Căn cứ vào nhu cầu sản xuất, xây dựng kế hoạch vốn cho sản xuất kinh doanh. Tìm các biện pháp giải quyết, đáp ứng vốn kịp thời cho sản xuất bao gồm vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổ chức phân tích hoạt động kinh tế của từng Xí nghiệp trong năm thực hiện, qua đó đề xuất biện pháp quản lý hợp lý giúp Ban Lãnh đạo Công ty có được những quyết định chính xác trong quá trình sản xuất.   Các Xí nghiệp thành viên ( Xí nghiệp 18, xí nghiệp 19 và xí nghiệp10):Có trách nhiệm tổ chức xây dựng bộ máy, cơ chế quản lý, tổ chức thi công xây dựng theo chức năng đã được quy định. Hoàn thành chỉ tiêu Công ty giao đồng thời tìm kiếm công việc khác đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên ngày càng phát triển và ổn định...   Chi nhánh Hà Nội: Được sự uỷ quyền của Giám đốc Công ty, ký kết thực hiện các hợp đồng xây dựng, các công trình, các hoạt động thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng ở tỉnh khác. Ngoài ra, chi nhánh còn có nhiệm vụ thoe dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu về sản phẩm của khách hàng.   Văn phòng đại diện: Có nhiệm vụ quảng bá thương hiệu, sản phẩm, ngành nghề kinh doanh của Công ty... Với hình thức tổ chức sản xuất theo cơ cấu này là phù hợp với công ty, đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đồng thời đảm bảo gọn nhẹ trong tổ chức tránh việc chồng chéo trong chỉ đạo phân công tổ chức. 2.Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Cổ phần 389 . 2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Xuất phát từ tổ chức bộ máy quản lý và điều kiện, trình độ quản lý; Công ty 389 có tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, hàng ngày chứng từ kế toán được tập hợp về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công tác kế toán. Phòng kế toán của Công ty bao gồm có 04 thành viên là: Kế toán trưởng: 01 người Kế toán các phần hành kế toán: 03 người Kế toán trưởng là người trực tiếp chỉ đạo các công việc, các thành viên là người chịu trách nhiệm về các phần hành kế toán khác nhau và mỗi phần hành có nhiệm vụ cụ thể song có mối quan hệ mật thiết tạo thành một hệ thống thể hiện qua sơ đồ sau: Mô hình bộ máy kế toán Kế toán TSCĐ, chi phí và tính giá thành KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán VL, CCDC, tiền lương, BHXH, quỹ, ngân hàng Kế toán tổng hợp theo dõi thành phẩm và xác định kết quả Kế toán trưởng: Quản lý và chịu trách nhiệm chung về tình hình kế toán của Công ty. Tham mưu cho giám đốc các vấn đề có liên quan đến lĩnh vực tài chính, kế toán. Lập báo cáo tài chính định kỳ cũng như đột xuất gửi các cơ quan chức năng theo đúng qui định. Kế toán TSCĐ và tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm: Giám sát sự biến động của TSCĐ trong toàn Công ty và tình hình sử dụng TSCĐ của từng bộ phận theo các tiêu chí qui định của pháp luật. Tập hợp đúng đủ, chính xác mọi chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ hạch toán. Chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu mà mình cấp. Kế toán vật liệu, công cụ, dụng cụ, tiền lương, BHXH, quĩ, ngân hàng: Căn cứ vào số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động của công nhân viên để tính tiền lương và thưởng theo đúng qui định. Ghi chép và tính toán chính xác về số lượng, giá trị thực tế nguyên vật liệu nhập, xuất, tồn. Quản lý quĩ tiền mặt và thực hiện các thủ tục thu và chi trong Công ty; theo dõi các khoản tiền vay trả hoặc nộp tiền gửi vào ngân hàng của Công ty. Kế toán tổng hợp: Theo dõi thường xuyên mọi hoạt động thu, chi của quỹ tiền mặt, thực hiện các thủ tục thu và chi. 2.2.Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty Cổ phần 389 . 2.2.1. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán : Công ty Cổ phần 389 hiện tại đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. 2.2.2.Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo Báo cáo tài chính quy định cho các doanh nghiệp trong đó có Công ty Cổ phần 389, bao gồm 6 biểu mẫu báo cáo: Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01-DN Kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02 -DN Lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN Báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất-kinh doanh Mẫu số B04-HH Báo cáo KQKD chi tiết cho từng hoạt động Mẫu số B05-HH Thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN Các đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần 389 phải lập và gửi báo cáo tài chính vào cuối quý, cuối năm cho cơ quan Công ty, tại cơ quan Công ty Cổ phần 389 vào cuối quý, cuối năm cũng phải lập báo cáo tài chính, kết hợp với các báo cáo tài chính tại các đơn vị thành phần gửi đến để lập ra báo cáo tài chính cho toàn Công ty Cổ phần 389, báo cáo này cuối quý, cuối năm được lập và gửi cho Quân Khu và các ban ngành liên quan. Báo cáo (bảng) quản trị do kế toán phần hành lập và bao gồm: - Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL , được áp dụng tại các đơn vị có hoạt động sản xuất-kinh doanh; - Bảng chi tiết số dư các tài khoản công nợ; - Bảng phân tích chi phí quản lý 2.2.3. Tổ chức hệ thống sổ kế toán Sổ kế toán gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Sổ kế toán tổng hợp gồm tất cả các sổ kế toán của các toản khoản cấp một. Sổ chi tiêt bao gồm sổ chi tiết tiền mặt, sổ chi tiết tiền gửi, sổ chi tiết các tài khoản công nợ, sổ chi tiết chi phí hoạt động sản xuất - kinh doanh, sổ chi tiết NVL hàng hoá, sổ chi tiết doanh thu, sổ chi tiết tiền vay, sổ chi tiết thuế. Tuy nhiên tại các đơn vị khác nhau mà sử dụng một phần hay toàn bộ hệ thống sổ chi tiết trên. Tr×nh tù ghi sæ theo h×nh thøc Nhật ký chứng từ Chøng tõ gèc vµ c¸c b¶ng ph©n bæ B¶ng kª NhËt ký chøng tõ Sæ kÕ to¸n chi tiÕt Sæ c¸i B¶ng tæng hîp chi tiÕt B¸o c¸o kÕ to¸n Ghi chó: : Ghi hµng ngµy : Ghi cuèi th¸ng : Quan hÖ ®èi chiÕu 3.Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần 389. 3.1. Tài khoản sử dụng TK 334 – Phải trả công nhân viên TK 338 – Phải trả , phải nộp khác . +TK 334 phản ánh các khoản phải trả công nhân viên và tình hình thanh toán các khoản đó ( gồm : tiền lương , tiền thưởng , BHXH và các khoản thuộc thu nhập của công nhân viên ). Kết cấu của TK 334 – Phải trả công nhân viên Bên Nợ : +Các khoả tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng và các khoản khác đã ứng trước cho CNV . +Các khoản khấu trừ vào tiền lương , tiền công của CNV . Bên Có : +Các khoản tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng và các khoản khác phải trả CNV . Dư Có : Các khoản tiền lương ( tiền công ) tiền thưởng và các khoản khác còn phải trả CNV . Dư Nợ (cá biệt ) : Số tiền đã trả lớn hơn số tiền phải trả . TK 334 có 2 tài khoản cấp 2 : 3341 - Phải trả công nhân viên 3348 - Phải trả người lao động khác +TK 338 – Phải trả , phải nộp khác : Dùng để phản ánh các khoản phải trả , phải nộp cho cơ quan quản lý , tổ chức đoàn thể xã hội . Kết cấu của tài khoản 338 – Phải trả , phải nộp khác : Bên Nợ : +Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các tài khoản khác có liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý . +BHXH phải trả công nhân viên . +KPCĐ chi tại đơn vị . +Số BHXH , BHYT , KPCĐ đã nộp choc ơ quan quản lý . +Kết chuyển doanh thu nhận trước sang TK 511 . +Kết chuyển chi phí cổ phần hoá trừ (-) vào số tiền Nhà nước thu được từ cổ phần hoá công ty Nhà nước . +Các khoản đã trả và đã nộp khác . Bên Có : +Giá trị tài sản thừa chờ giải quyết (chưa xác định rõ nguyên nhân ). +Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân , tập thể trong và ngoài đơn vị . +Trích BHXH , BHYT , KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. +BHXH , BHYT khấu trừ vào lương công nhân viên . +KPCĐ vượt chi được cấp bù . +Số BHXH đã chi trả CNV khi được cơ quan BHXH thanh toán. +Doanh thu chưa thực hiện phát sinh trong kì . +Phản ánh tổng số tiền thu được từ bán cổ phần thuộc vốn Nhà nước . +Các khoản phải trả , phải nộp khác . Dư Có : +Số còn phải trả , phải nộp khác . +Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết . +Doanh thu chưa thực hiện ở thời điểm cuối kỳ kế toán . Dư Nợ : (nếu có ) Số đã trả , dã nộp lớn hơn số phải trả , phải nộp . TK 338 có 8 tài khoản cấp 2 : 3381 – Tài sản thừa chờ giải quyết . 3382 – Kinh phí công đoàn . 3383 – Bảo hiểm xã hội . 3384 – Bảo hiểm y tế , 3385 – Phải trả về cổ phần hoá . 3386 – Nhận ký quỹ , ký cược ngắn hạn . 3387 – Doanh thu chưa thực hiện . 3388 – Phải trả , phải nộp khác . 3.2 Nội dung phương pháp kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần 389 3.2.1 Các chứng từ sử dụng Để hạch toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn kế toán sử dụng các chứng từ sau: Các chứng từ bắt buộc sau: LĐTL : Bảng chấm công LĐTL : Bảng thanh toán lương LĐTL : Phiếu nghỉ hưởng BHXH LĐTL : Bảng thanh toán BHXH LĐTL : Bảng thanh toán tiền thưởng Ngoài ra còn có các chứng từ mang tính hướng dẫn như: LĐTL : Phiếu xác nhận khối lượng sản phẩm hoặc công việc hoàn thành LĐTL : Phiếu báo làm thêm giờ LĐTL : Hợp đồng giao khoán LĐTL : Biên bản điều tra tai nạn lao động 3.2.2. Hạch toán thời gian lao động của Công ty Cổ phần 389 3.2.2.1 Hạch toán lao động tiền lương. Thanh toán lương : Đơn vị thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng làm 2 kỳ. Kỳ I : Tạm ứng lương vào ngày 20 hàng tháng, số tiền : 200.000 đ/ người. Kỳ II : Thanh toán lương vào ngày 5 đến ngày 10 tháng sau: phần còn lại sau khi trừ số tạm ứng các khoản trừ kết hợp bảng thanh toán lương cho các phòng ban, phân xưởng lập. Kế toán tiến hành lấy bảng thanh toán lương cho toàn đơn vị số liệu trên bảng này lấy từ dòng tổng cộng của các bảng thanh toán lương của từng bộ phận, mỗi bộ phận được ghi trên 1 dòng. Bảng thanh toán lương toàn đơn vị là căn cứ tổng hợp quỹ lương thực tế, phân bổ chi phí nhân công vào chi phí sản xuất kinh doanh. Tiền lương trả cho bộ phận gián tiếp: Trả theo hình thức thời gian: là hình thức tiền lương tính theo thời gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương cho người lao động theo tiêu chuẩn Nhà nước qui định. Hình thức này áp dụng đối với các phòng ban. Mỗi phòng ban có một bảng chấm công riêng để chấm công của nhân viên trong phòng. Trưởng phòng có nhiệm vụ theo dõi thời gian làm việc của mọi người để ghi vào bảng chấm công. Cuối tháng tính tổng số công của từng người. Sau đó chuyển sang phòng tài vụ cùng các giấy tờ liên quan khác lập bảng thanh toán tiền lương. Để tính lương cho từng công nhân viên trong một tháng kế toán trong công ty căn cứ vào: - Số ngày công thực tế làm việc của từng công nhân viên theo bảng chấm công. - Hệ số lương cấp bậc cá nhân theo nghị định 26/ CP. - Mức lương tối thiểu do nhà nước qui định : 540.000đ. - Các khoản phụ cấp ( mức phụ cấp x hệ số phụ cấp ) - Số ngày công làm việc của công nhân viên theo quy định Nhà nước: 26 ngày. Lương thực tế = Lương thời gian + phụ cấp VD: Tháng 10/2008 căn cứ vào bảng chấm công cùng các chứng từ liên quan khác, kế toán thanh toán lương cho các bộ phận công nhân viên phòng tài vụ. Tính trả lương cho ông Lê Duy Tấn trưởng phòng Kỹ thuật: Số ngày công làm việc thực tế : 27 ngày Tổng số ngày làm việc theo quy định trong tháng : 26 ngày. Mức lương tối thiểu : 540.000đ Hệ số lương cấp bậc cá nhân : 2.74 540.000 x 2.74 Lương thời gian: = x 27 = 1.536.508đ 26 Với chức vụ là trưởng phòng Kỹ Thuật, ông Lê Duy Tấn còn được hưởng khoản phụ cấp = 0,3 x 540.000 = 162.000đ Lương thực tế : = lương thời gian + phụ cấp chức vụ = 1.536.508 + 162.000 = 1.698.508đ - Tạm ứng kỳ I : 200.000đ - Các khoản khấu trừ : Bảo hiểm xã hội : ( 540.000 x 2.74 + 162.000) x 5% = 82.000 đ Bảo hiểm y tế : ( 540.000 x 2.74 + 162.000 ) x 1% = 16.416 đ - Tiền lương kỳ II = 1.536.508– 200.000 – 82.000-16.416 = 1.238.092 đ Tương tự tính lương trả cho cán bộ công nhân viên khác, sau khi tính lương phải trả cho công nhân viên, lập bảng thanh toán lương. Căn cứ vào kết quả tính theo từng bước ở ví dụ trên ghi vào cột tương ứng trong bảng. Mỗi dòng trên bảng là ghi cho 1 công nhân viên. Tiền lương trả cho bộ phận trực tiếp. Công ty CP 389 trả lương cho công nhân trực tiếp sản xuất theo cách tính lương khoán khối lượng sản phẩm. Thực chất đây cũng là một hình thức biến tướng của tiền lương sản phẩm vì nó cũng gắn với khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành. VD: Tháng 10 năm 2008 căn cứ vào bảng đơn giá đối với từng phân xưởng cùng các chứng từ khác kế toán tính lương cho chị Phạm Hương Giang công nhân PX may. Số lượng sản xuất trong tháng: 7400(chiếc áo) Số ngày công thực tế: 25 ngày Đơn giá áp dụng : + Đối với đơn đặt hàng I : 100 (đ) + Đối với đơn đặt hàng II : 150 (đ) Mức lương tối thiểu Nhà nước quy định : 540.000đ Hệ số lương cấp bậc cá nhân : 2,12 Như vậy : Lương sản phẩm = Số lượng x Đơn giá lương Lương sản phẩm = 2550 x 100 + 4850 x 150 = 982.500đ Ngoài tiền lương chính, chị Phạm Hương Giang với chức vị là tổ phó PX may chị còn nhận được một khoản phụ cấp: Phụ cấp = Mức lương tối thiểu x Hệ số phụ cấp Trong đó: Hệ số phụ cấp : 0,1 Phụ cấp : 540.000 x 0,1 = 54.000 (đ) Lương thực tế = Lương sản phẩm + Phụ cấp = 982.500 + 54.000 = 1.036.500 (đ) Tạm ứng kỳ I : 200.000 (đ) Bảo hiểm xã hội : (540.000 x 2,12 + 54.000) x 5% = 59.940 (đ) BHYT : ( 540.000 x 2,12 + 54.000) x 1% = 11.988 (đ) à Tiền lương lĩnh kỳ II = 1.036.500 – 200.000 -59.940 -11.988= 764.472(đ) 3.2.2.2.BHXH, BHYT, vấn đề lĩnh toán chi trả *BHXH: Tỷ lệ trích 20% trên tiền lương phải thanh toán của cán bộ công nhân viên. Trong đó 15% trích vào chi phí sản xuất kinh doanh, 5% do người lao động đóng góp và được tính trừ vào thu nhập hàng tháng của họ. Toàn bộ số tiền trích công ty nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội thành phố Hải phòng. Trợ cấp BHXH của công nhân viên của công ty sẽ thanh toán sau khi tính chi phí thực tế phát sinh. *BHYT: Tỷ lệ trích 3% lương phải trả cho cán bộ công nhân viên. Trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh, 1% trừ vào thu nhập của cán bộ công nhân viên. Toàn bộ số tiền được nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. *KP CĐ: Tỷ lệ trích 2% lương thực tế của cán bộ công nhân viên, tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Sau đó công ty nộp hết lên cho cơ quan cấp trên. Các khoản BHXH, BHYT, KP CĐ trích hàng tháng : Tháng 11 năm 2008. Quỹ lương cơ bản : ( QLCB ): 929.815.300(đ) Quỹ lương thực tế : (QLTT): 1.280.668.168 (đ) BHXH: QLTT x 15% = 1.280.688.168 x 15%= 192.100.266 (đ) BHYT: QLTT x 2% = 1.280.688.168 x 2% = 25.613.363(đ) KPCĐ: QLTT x 2%= 1.280.668.168 x 2% = 25.613.363 (đ) Trừ vào lương: (QLCB + phụ cấp ) x 6%= (929.815.300+2.276.500)x 6%= 55.925.508 (đ) *Thanh toán BHXH: Ngoài tiền lương công ty phải trả cho người lao động thì họ còn được hưởng trợ cấp BHXH. Nhà nước quy định chính sách BHXH nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc đảm bảo vật chất, góp phần ổn định đời sống của người lao động và gia đình trong các trường hợp: người lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động. VD: Trường hợp nghỉ do ốm đau, trợ cấp BHXH được tính dựa trên số ngày nghỉ. Theo Thông tư số 21/LĐ - TT ngày 18/06/1994 của Liên bộ Lao động- thương binh- xã hội- tài chính thì cán bộ công nhân viên được nghỉ hưởng lương BHXH tối đa 30 ngày/ năm, nếu đóng BHXH dưới 15 năm, 45 ngày/ năm nếu đã đóng BHXH trên 15 năm. Tỷ lệ hưởng BHXH là 75%. Trợ cấp = Lương bình quân X Tỷ lệ % hưởng X Số ngày nghỉ BHXH 1 ngày theo chế độ BHXH BHXH Căn cứ vào phiếu nghỉ ốm do phòng khám bệnh cấp, kế toán lập phiếu nghỉ cho từng người. Từ các phiếu nghỉ kế toán lập bảng tổng hợp thanh toán BHXH cho cán bộ công nhân viên. Tháng 10 năm 2008, anh Hoàng Văn Tưởng phòng Kinh doanh nghỉ ốm 8 ngày. Phiếu nghỉ BHXH Họ tên: Hoàng Văn Tưởng Cơ quan y tế NT Lý do Đề nghị cho nghỉ Y, bác sĩ đóng dấu Số ngày thực nghỉ Phụ trách bộ phận công ty Tổng số Từ ngày Đến ngày Bệnh viện Tiệp TP Hải phòng ốm 8 14/10 21/10 8 Lương cấp bậc : 540.000 x 2.02 = 1.090.800(đ) 1.090.800 Lương bình quân 1 ngày = = 41.954 (đ) 26 Trợ cấp BHXH = 41.954 x 75 % x 8 = 251.724 (đ) BẢNG TỔNG HỢP THANH TOÁN BHXH CHO CBCNV Tháng 10 năm 2008 STT Họ và tên Lương BQ 1 ngày Tỷ lệ % hưởng BHXH Số ngày nghỉ Số tiền Ký nhận 01 Hoàng Văn Tưởng .. 41.954 75% 8 251.724 Cộng 15.120.910 Trưởng Ban BHXH ( Ký, họ tên ) Kế toán BHXH (Ký, họ tên ) PHIẾU THU Ngày 30/10/2008 Nợ TK 11 Có TK 3383 Họ tên người nộp : Phạm Văn Tú Địa chỉ : Kế toán tiền lương Lý do: Cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán. Số tiền : 15.120.910 ( Viết bằng chữ : Mười lăm triệu một trăm hai mươi nghìn chín trăm mười nghìn đồng chẵn) Nợ: TK 622 1.204.612.567 Nợ: TK 627 23.599.319 Nợ: TK 642 52.456.282 Có : TK 334 1.280.668.168 2. Trừ vào lương phần tạm ứng Nợ : TK 334 330.000.000 Có : TK 141 330.000.000 3. Trích BHXH, BHYT trừ vào tiền lương Nợ : TK 334 55.925.508 Có : TK 3383 46.604.590 Có : TK 3384 9.320.910 4. Phản ánh khoản thanh toán lương cho công nhân viên. Nợ: TK 334 894.742.660 Có : TK 111 3.2.2.3 Kế toán tổng hợp các khoản trích theo lương. Hàng tháng khi tính lương cho cán bộ công nhân viên, bộ phận kế toán tiền lương tính luôn tiền BHXH, BHYT phải nộp của cán bộ công nhân viên để khấu trừ vào tiền lương của người lao động. Theo qui định, người lao động phải đóng góp 5% BHXH, 1% BHYT. Đồng thời xí nghiệp cũng đóng 15% BHXH, 2% BHYT để nộp lên cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí: Nợ: TK 622: 1.204.612.567 x 19% = 228.876.388 Nợ: TK 627: 23.599.319 x 19% = 4.483.870 Nợ: TK 642: 52.456.282 x 19% = 9.966.694 Có TK 338: 1.280.668.168 x 19% = 243.326.952 Có TK 3382 1.280.668.168 x 2% = 25.613.363 Có TK 3383: 1.280.668.168 x 15% = 192.100.226 Có TK 3384: 1.280.668.168 x 2% = 25.613.363 Trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên tháng 10/2008. Nợ TK 3383: 14.120.910 Có TK 334: 14.150.910 Chi BHXH được thanh toán Nợ TK 3383: 14.120.910 Có TK 111 14.120.910 Khi cơ quan cấp trên quyết toán BHXH: Nợ TK: 111 14.120.910 Có TK : 3383 14.120.910 Nộp BHXH lên cơ quan cấp trên. Nợ TK 3383: 238.704.816 Có TK 111: 238.704.816 Nộp BHXH lên cơ quan Nợ TK 3384: 34.934.281 Có TK 111: 34.934.281 Nộp KPCĐ lên cơ quan cấp trên. Nợ TK 3382: 25.613.363 Có TK 111: 25.613.363 Công ty Cổ phần 389 Sổ cái TK 334 Năm 2008 Số dư đầu kỳ Nợ Có 1.171.998.309 Ghi có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này . Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 111 TK 141 TK 3383 TK 3384 TK 138 908.863.570 330.000.000 46.604.590 9.320.918 3.250.000 957.824.364 379.500.000 37.922.955 7.584.591 799.273.681 412.500.000 30.066.425 6.013.285 Cộng phát sinh Nợ 1.298.039.078 1.382.831.910 1.247.853.391 Có 1.294.789.078 1.382.831.910 1.247.853.361 Lũy kế phát sinh Nợ 10.495.945.521 11.793.984.599 13.041.837.900 Có 10.492.695.521 11.790.734.599 13.038.587.990 Số dư cuối kỳ Nợ Có 1.168.748.309 1.168.748.309 1.168.748.309 Sổ chi tiết TK 3382 Năm 2008 Số dư đầu kỳ Nợ Có 0 0 Ghi có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 111 25.613.363 27.461.928 24.709.421 Cộng phát sinh Nợ 25.613.363 27.461.928 24.709.421 Có 25.613.363 27.461.928 24.709.421 Lũy kế phát sinh Nợ 96.343.693 123.805.621 148.515.042 Có 96.343.693 123.805.621 148.515.042 Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 0 Có 0 0 0 Sổ chi tiết TK 3383 Năm 2008 Số dư đầu kỳ Nợ Có 9.116.101 Ghi có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 111 TK 334 192.100.226 14.120.910 205.964.462 9.735.500 185.320.662 12.383.315 Cộng phát sinh Nợ 206.221.136 215.699.962 197.703.977 Có 238.704.816 243.887.419 215.387.087 Lũy kế phát sinh Nợ 792.123.006 1.007.822.968 1.205.526.945 Có 785.951.374 1.029.838.793 1.245.225.880 Số dư cuối kỳ Nợ Có 29.444.469 31.131.926 48.815.036 Sổ chi tiết TK 3384 Năm 2008 Số dư đầu kỳ Nợ Có 24.556.800 Ghi có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 111 25.613.363 27.461.928 24.709.421 Cộng phát sinh Nợ 25.613.363 27.461.928 24.709.421 Có 34.934.281 35.046.518 30.722.706 Lũy kế phát sinh Nợ 232.146.240 259.608.168 284.317.589 Có 318.423.970 353.470.488 384.193.194 Số dư cuối kỳ Nợ Có 86.523.298 94.107.888 100.121.173 Sổ cái TK 622 Năm 2008 Số dư đầu kỳ Nợ Có 0 0 Ghi có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 1.204.612.567 24.092.251 180.691.886 24.092.251 1.289.307.415 25.786.148 193.396.113 25.786.148 1.189.347.215 23.786.944 178.402.082 23.786.944 Cộng phát sinh Nợ 1.433.488.955 1.534.275.824 1.415.323.185 Có 1.433.488.955 1.534.275.824 1.415.323.185 Lũy kế phát sinh Nợ 10.551.335.175 12.085.610.999 13.500.934.184 Có 10.551.335.175 12.085.610.999 13.500.934.184 Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 0 Có 0 0 0 Sổ cái TK 627 Năm 2008 Số dư đầu kỳ Nợ Có 0 0 Ghi có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 23.599.319 471.986 3.539.898 471.986 27.526.671 550.533 4.129.001 550.533 19.469.510 389.390 2.920.427 389.390 Cộng phát sinh Nợ 28.083.189 32.756.738 23.168.717 Có 28.083.189 32.756.738 23.168.717 Lũy kế phát sinh Nợ 353.242.979 385.999.717 409.168.434 Có 353.242.979 385.999.717 409.168.434 Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 0 Có 0 0 0 Sổ cái TK 642 Năm 2008 Số dư đầu kỳ Nợ Có 0 0 Ghi có các tài khoản đối ứng Nợ với tài khoản này Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 TK 334 TK 3382 TK 3383 TK 3384 52.456.282 1.049.126 7.868.442 1.049.129 56.262.324 1.125.246 8.439.350 1.125.246 26.654.351 533.087 3.998.153 533.087 Cộng phát sinh Nợ 62.422.976 66.952.166 31.718.678 Có 62.422.976 66.952.166 31.718.678 Lũy kế phát sinh Nợ 745.704.436 812.656.602 844.375.280 Có 745.704.436 812.656.602 844.375.280 Số dư cuối kỳ Nợ 0 0 0 Có 0 0 0 PHẦN 3 HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 389 Nhận xét và đánh giá hiệu quả công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần 389. 1.1.Ưu điểm : Qua quá trình thực tập, em có thời gian để tìm hiểu thực tế công tác tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần 389 và dựa trên những kiến thức cơ bản về hạch toán kế toán đã học, em xin mạn phép nêu ra một số nhận xét sau: Trên thực tế, công ty đã tính và trả lương theo đúng chế độ hiện hành (áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho bộ phận gián tiếp sản xúât và trả lương theo sản phẩm đối với công nhân sản xuất-đây là hai hình thức trả lương được sử dụng nhiều nhất đối với các doanh nghiệp sản xuất, áp dụng hình thức này nhằm đạt được kết quả cao và nâng cao năng suất lao động).Công ty cũng áp dụng trả lương cho cán bộ công nhân viên trong công ty vào hai kỳ: Tạm ứng kỳ một vào ngày 15 hàng tháng, số còn lại được thanh toán vào cuối tháng. Công ty luôn chăm lo đến đời sống cán bộ công ty giúp họ yên tâm lao động sản xuất .Trong công tác thi đua những CBCNV đạt hiệu quả cao và có sáng kiến trong sản xuất công ty khuyến khích khen thưởng . Nhìn chung , công tác kế toán tiền lương tại công ty được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ. Nhanh nhạy trong vấn đề áp dụng những quy chế mới ban hành của Nhà nước, thường xuyên sửa đổi bổ sung cho phù hợp với tiến trình phát triển của công ty và trình độ của nhân viên kế toán. Sổ sách chứng từ và các báo cáo được công ty sử dụng, thực hiện nghiêm chỉnh đúng luật. Những quy định trong luật lao động; chế độ lương, thưởng, phụ cấp; bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn; thời gian nghỉ được công ty chấp hành nghiêm chỉnh. Đội ngũ nhân viên kế toán của công ty là những người nắm vững chuyên môn;luôn được đào tạo và nâng cao nghiệp vụ. Sự theo dõi chặt chẽ, ghi chép chính xác rõ ràng là một phần quan trọng thúc đẩy công tác thanh toán tiền lương được thực hiện nhanh chóng đúng hạn. Hình thức trả lương, thưởng, phạt phù hợp tạo nên sự hài lòng của người lao động. 1.2.Nhược điểm : Bên cạnh đó em còn thấy có một vài vướng mắc sau: Công ty đã không trích trước tiền lương nghỉ phép cho CBCNV. Công ty trích BHXH,BHYT,KPCĐ đều trên tổng quỹ lương cơ bản , như vậy là không đúng quy định. Công ty sử dụng hình thức tổ chức sổ kế toán Nhật ký chứng từ là một hình thức kế toán tương đối phức tạp, trong quá trình cập nhật số liệu phải làm thủ công rất nhiều. Một chứng từ được ghi chép trên nhiều sổ sách, biểu mẫu khác nhau do vậy khó tránh khỏi sai sót trong quá trình cập nhật số liệu. Ngày nay trong giai đoạn thông tin- công nghệ , tất cả các thông tin phải nhanh, chính xác, thì mới kịp điều chỉnh, ra các quyết định thắng lợi trong cạnh tranh, cũng như đảm bảo hiệu quả kinh tế.Muốn vậy công tác hạch toán kế toán phải được tự động hoá thông qua các phần mềm kế toán thực hiện trên máy vi tính. Nhưng hình thức Nhật ký chứng từ mà công ty đang sử dụng là một trong những hình thức phải thực hiện chủ yếu bằng thủ công , phức tạp và khó vi tính hoá nhất. Các phần mềm viết cho hình thức này đến nay tuy đã có nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh. Người lao động do quá tập trung vào việc tăng năng suất lao động nên thường không chú ý nhiều đến chất lượng công việc Tiền làm thêm giờ của người lao động thường được thanh toán chậm lại một tháng. Mức phạt đối với sản phẩm hỏng thường không đáng kể. 2 . Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Cổ phần 389 . Thứ nhất: Công ty đã không trích trước tiền lương nghỉ phép cho cán bộ CNV. Vì thế mà Công ty cần phải trích trước tiền lương nghỉ phép cho người lao động .Khi trích trước lương nghỉ phép hạch toán: Nợ TK 622 Có TK 335 Lưong nghỉ phép thực tế phải trích, hạch toán: Nợ TK 335 Có TK 334 Khi trả lương nghỉ phép hạch toán: Nợ TK 334 Có TK 111 Thứ hai : Việc lập chứng từ và lưu giữ chứng từ kế toán có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đảm bảo tính chính xác, đúng đắn của quá trình hạch toán, là căn cứ pháp lý trong việc hạch toán bảo vệ tài sản.Do đó mặc dù công ty đã đầu tư máy tính cho phòng kế toán nhưng thực tế các kế toán viên chỉ dùng máy vi tính để cập nhật số liệu chứ chưa thực sự hạch toán bằng máy.Nên theo em công ty nên chuyển hình thức hạch toán từ hình thức NKCT sang hình thức Nhật ký chung. Đồng thời với việc vi tính hoá công tác kế toán, công ty cần tập trung đào tạo thêm về tin học cho các kế toán viên và các cán bộ quản lý kinh tế. Thứ ba : Tiền làm thêm giờ của người lao động cần phải được thanh toán đúng hạn, để đẩy mạnh và khuyến khích người lao động trong việc làm thêm giờ để tăng thu nhập. Thứ tư : Cần phải đề ra quy định phạt tương ứng đối với những lao động làm ra sản phẩm hỏng. Nếu không dứt khoát xử nghiêm sẽ tạo nên những thói quen xấu và làm ảnh hưởng tới công ty. KẾT LUẬN Trong nền kinh tế thị trường, có sự cạnh tranh của các thành phần kinh tế trong và ngoài ngành, Công ty Cổ phần 389 đang từng bước tự khẳng định mình đứng vững trên thị trường trong nước hiện nay là nhờ sự cố gắng nỗ lực rất lớn của giám đốc, ban lãnh đạo công ty và toàn thể công nhân viên trong công ty. Trong sự thành công hôm nay có sự đóng góp của đội ngũ những người làm công tác tài chính kế toán của công ty. Để kích thích người lao động làm việc tích cực, đòi hỏi doanh nghiệp phải có công tác hạch tiền lương và các khoản trích theo lương được nghiên cứu và hoàn thiện nhằm phát huy tác dụng và là công cụ đắc lực phục vụ quản lý doanh nghiệp Qua nghiên cứu tình hình cụ thể về việc thực hiện công tác kế toán ở công ty với thời gian nghiên cứu lý luận vào thực tiễn, em thấy công ty áp dụng công tác kế toán tiền lương hoàn toàn chính xác với điều kiện của công ty mình. Trong thời gian thực tập tại công ty, với trình độ hạn chế và chưa có kinh nghiệm về công tác kế toán tiền lương trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nên em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự hướng dẫn góp ý tận tình của các thầy cô giáo. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Tiến sỹ Phạm Thành Long đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Hải Phòng, ngày 1 tháng 3 năm 2009 Sinh viên thực hiện Đặng Thị Hoa Mai

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6556.doc
Tài liệu liên quan