Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty phát hành sách Hà Nội

Qua những nội dung trình bày ở trên chúng ta thấy rằng công tác quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp và việc tiêu thụ hàng hoá là những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Mặc dù công ty phát hành sách Hà nội vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn như sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất bình đẳng trên thị trường xuất bản phẩm đặc biệt giữa quốc doanh và tư nhân. Lực lượng kinh doanh tư nhân hầu hết là chốn lậu thuế, in lậu, in nối bản, được tính thuế khoán hoặc thuế theo phương pháp trực tiếp, bán sách trên hè phố làm cho doanh số công ty giảm sút nghiêm trọng, vốn của công ty lại hạn chế nhưng những năm qua công ty đã chủ động khắc phục khó khăn, tổ chức đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện đầy đủ các khoản nộp ngân sách nhà nước và từng bước ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, đồng thời luôn có nguồn vốn để đầu tư tái sản xuất. Đó là nhờ sự đoàn kết nhất trí cao trong tập cán bộ công nhân viên, trong ban lãnh đạo, và trong toàn công ty và chỉ đạo sát sao của sở văn hoá thông tin và cục xuất bản mà công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được nhà nước giao.

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1151 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty phát hành sách Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vị cửa hàng trực thuộc. Tham gia xây dựng nội dung các hợp đồng kinh tế của công ty với các chủ hàng và khách hàng, có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế đã ký. - Phòng nghiệp vụ kinh doanh: Có chức năng tham mưu và tổ chức thực hiện về các mặt: + Nắm phương hướng và các mặt kinh doanh mà công ty đã đề ra tìm hiểu nắm bắt nhu cầu của thị trường và xã hội. Đề xuất với giám đốc công ty ký các hợp đồng mua bán với số lượng, giá cả thích hợp và hình thức thanh toán phù hợp giữa các bên đối tác. + Tổ chức khai thác liên kết xuất bản, in ấn mua bán các mặt hàng đăng ký kinh doanh và quy định của nhà nước với cá nhân, đơn vị có tư cách pháp nhân và thanh toán bằng phương pháp thích hợp. Nắm vững tình hình xuất nhập hàng hoá tình hình tiêu thụ, nhu cầu thị hiếu của thị trường và hàng tồn kho theo định kỳ, đề xuất bổ khuyết kịp thời các biện pháp tiêu thụ, thực hiện công tác quảng cáo, giới thiệu mặt hàng của công ty trên các phương tiện đại chúng. Dự thảo ký và theo dõi quá trình thực hiện các hợp đồng kinh tế, phát hiện và báo cáo kịp thời với giám đốc những vướng mắc cần giải quyết. - Phòng liên kết xuất bản có nhiệm vụ: + Tham mưu cho giám đốc công ty trong việc ký kết hợp đồng liên kết xuất bản. + Tìm hiểu đối tác liên kết, thẩm định xuất bản phẩm liên kết phù hợp với tình hình thực tế. + Trực tiếp theo dõi và giải quyết những vướng mắc trong quá trình liên kết xuất bản. + Báo cáo kết quả công việc theo yêu cầu của giám đốc công ty. - Phòng XNK có nhiệm vụ: + Tham mưu cho Giám đốc công ty về định hướng và các chủ trương, kế hoạch trong công tác XNK sách, báo, tạp chí. + Trực tiếp tổ chức kinh doanh XNK trong lĩnh vực được phân công. + Thu nhận nhu cầu sách, báo và các loại XBP khác của các cơ quan, đơn vị, khách hàng trong và ngoài nước phục vụ cho nhu cầu XNK. + Báo cáo kết quả công tác theo qui định của Giám đốc Công ty. - Phòng kho xuất bản phẩm: Là phòng giúp việc và tổ chức thực hiện của giám đốc về các mặt: + Bảo quản giữ gìn tốt và phân loại xuất bản phẩm nhanh gọn chính xác, đúng quy định. + Bảo quản giữ gìn tốt và phân loại xuất bản phẩm khoa học để đảm bảo xuất bản phẩm sử dụng được tốt, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra. + Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy về xuất nhập hàng, bảo vệ tài sản, an toàn trong bốc xếp và vận chuyển, làm tốt công tác phòng chống cháy nổ và vệ sinh công nghiệp. - Các cửa hàng và hiệu sách nhân dân nội, ngoại thành: Là những đơn vị kinh doanh dưới sự chỉ đạo và quản lý của Giám đốc công ty thông qua các phòng chức năng giúp việc thực hiện theo kế hoạch được Giám đốc công ty giao. Chấp hành các chế độ chính sách qui định của Công ty và pháp luật của nhà nước. II. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 1999-2003 1. Kết quả tiêu thụ các sản phẩm chủ yếu Công ty Phát hành sách kinh doanh chủ yếu mặt hàng sách và văn hoá phẩm do vậy tình hình tiêu thụ trong những năm qua như sau: Chỉ tiêu ĐVT 1999 2000 2001 2002 2003 1. Mặt hàng chủ yếu bán ra Bản 3.840.000 3.862.000 3.922.000 3.870.000 4.030.000 Sách các loại Cuốn 1.940.000 1.952.000 2.002.000 1.940.000 2.020.000 VHP các loại Bản 1.900.000 1.910.000 1.920.000 1.930.000 2.010.000 2. Doanh thu đồng 25.849.962.259 35.218.886.370 35.365.001.639 31.129.227.082 32.199.161.316 Bán buôn đồng 10.598.484.526 13.735.365.684 15.206.950.704 14.008.152.186 14.167.630.979 Bán lẻ đồng 15.251.477.733 21.483.520.686 20.158.050.935 17.121.074.896 18.031.530.337 Công ty luôn luôn đẩy mạnh việc tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm chủ yếu của mình đặc biệt quan tâm đến việc tiêu thụ các loại sách: bao gồm có 2 mảng sách là sách quốc văn và sách ngoại văn vì nhiệm vụ nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu khách hàng về đời sống văn hoá, kiến thức khoa học kỹ thuật cũng như việc phổ biến các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Do vậy tình hình tiêu thụ ngày càng tăng từ năm 1999 đến năm 2001. Cụ thể năm 1999 tiêu thụ được 3.840.000 bản, năm 2000 là 3.862.000 bản, năm 2001 là 3.922.000 bản. Xong đến năm 2002 do công ty gặp nhiều khó khăn bởi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các thành phần kinh tế, mà vấn đề khó khăn cơ bản nhất vẫn là sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất bình đẳng trên thị trường xuất bản phẩm đặc biệt của quốc doanh và tư nhân, làm cho tình hình tiêu thụ công ty bị giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù vậy công ty vẫn cố gắng, quyết tâm đẩy mạnh việc tiêu thụ bằng nhiều biện pháp tích cực khác như nâng cao chất lượng phục vụ, sản phẩm, khuyến mại… nên năm 2003 công ty đã có số lượng tiêu thụ nhiều hơn năm 2001 cụ thể năm 2003 tiêu thụ được 4.030.000 bản. Ngoài ra, công ty đều chú trọng đến công tác bán buôn và bán lẻ nhằm ổn định và đảm bảo doanh số và số lượng tiêu thụ sản phẩm theo kế hoạch và chỉ tiêu đã đề ra. 2. Doanh thu và lợi nhuận của công ty Trong cơ chế thị trường, mục tiêu của mỗi doanh nghiệp đó là tồn tại và phát triển. Muốn vậy trước hết mỗi doanh nghiệp hoạt động phải lấy thu bù chi và có một phần lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng. Mỗi doanh nghiệp cần phải chú trọng tới doanh thu, lợi nhuận và không ngừng tìm cách tăng doanh thu và lợi nhuận. Đó là mục đích cơ bản và là mục tiêu phấn đấu của các doanh nghiệp thương mại. Do vậy Công ty Phát hành sách Hà Nội luôn luôn đề ra mục tiêu kế hoạch cụ thể về doanh thu và lợi nhuận để lấy đó làm phương hướng phấn đấu và hoàn thành nhiệm vụ. Trong những năm gần đây, tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty thể hiện qua bảng sau: Đơn vị tính: đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng doanh thu 25.849.962.259 35.218.886.370 35.365.001.639 31.129.227.082 32.199.161.316 Giá vốn hàng bán 21.422.003.421 27.110.171.170 27.757.592.765 25.285.683.531 24.815.264.656 Chi phí bán hàng 2.792.375.706 5.718.289.801 5.228.317.515 3.251.275.895 2.651.295.793 Chi phí QLXN 1.436.468.217 2.121.152.218 1.918.446.440 2.151.023.122 2.773.044.949 Lợi nhuận trước thuế 124.257.181 162.822.625 203.150.324 300.106.963 352.884.150 LN từ hoạt động kinh doanh 96.157.232 156.010.489 183.307.290 284.354.024 257.267.799 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 28.099.949 6.812.136 19.843.034 15.748.935 95.616.351 Lợi nhuận sau thuế 84.494.884 110.719.387 138.142.220 204.072.736 239.961.222 Qua bảng số liệu trên ta thấy: Doanh thu của công ty năm 99 đạt giá trị là 25.849.962.259đ thì đến năm 2000 giá trị này đã tăng lên 9.368.924.111đ và đạt đến con số là 35.218.886.370đ Đến năm 2001 doanh thu của công ty đạt là 35.365.001.639đ tăng so với năm 2000 là 146.115.269đ Xong đến năm 2002 do công ty gặp nhiều khó khăn đó là sự ảnh hưởng cạnh tranh của thị trường xuất bản phẩm bất bình đẳng, sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước làm cho sách vỉa hè, quán cóc… hoạt động bất hợp pháp làm cho doanh số của công ty giảm sút một cách nghiêm trọng. Doanh thu năm 2002 là 31.129.227.082 đồng giảm so với năm 2001 là 4.235.774.557đ. Mặc dù doanh thu giảm nhưng lợi nhuận năm 2002 của công ty là 300.106.963đ tăng lên so với năm 2001 là 96.956.639đ. Đó là do Công ty tiết kiệm chi phí bán hàng năm 2002 tiết kiệm so với năm 2001 là 1.977.041.620đ. Còn chi phí QLXN của công ty tăng lên là do công ty quyêt định đầu tư vào việc tạo vị trí và uy tín lớn trên thị trường bằng việc tổ chức khoa học và hợp lý các bộ phận. Do sự cố gắng nỗ lực khắc phục khó khăn của toàn công ty mà đến năm 2003 doanh thu của công ty đã đạt được là 32.199.161.316đ tăng lên so với năm 2002 là 1.069.934.234đồng. Công ty vẫn tiếp tục thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí bán hàng thể hiện là năm 2003 tiết kiệm hơn so với năm 2002 là 599.980.102đ. Công ty Phát hành sách đã thực hiện được mục tiêu lợi nhuận trong các năm vừa qua (từ năm 1999 đến 2003) luôn tăng đó chính là sự quản lý một cách khoa học và hiệu quả của công ty về khâu tiêu thụ. 3. Thu nhập và đội ngũ lao động - Đội ngũ cán bộ công nhân viên Lực lượng lao động đóng vai trò then chốt trong kinh doanh thương mại. Trình độ, năng lực của người lao động là nhân tố tác động trực tiếp tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, do vậy công ty chú trọng vào việc quản lý và phát triển nâng cao chất lượng, trình độ lao động. Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số lao động 208 238 262 240 230 Cán bộ trực tiếp 179 210 230 209 197 Cán bộ gián tiếp 29 28 32 31 33 Nhân viên có trình độ đại học và trên đại học 92 103 116 125 154 Công ty luôn coi trọng và quan tâm phát triển nguồn nhân lực thông qua chính sách đào tạo về cơ bản và nghiệp vụ kinh doanh, các chính sách đãi ngộ. Số người được cử đi đào tạo về được cân nhắc, phân công hợp lý. Mặt khác phản ánh chiều sâu trong quản lý, để khai thác tối đa nội lực nhằm đẩy mạnh kết quả và hiệu quả kinh doanh thương mại. Đội ngũ cán bộ công nhân viên phần lớn là các nhân tố tích cực, từ cán bộ chủ chốt đến cán bộ công nhân viên có một ưu điểm nổi bật là luôn có thái độ nghiêm túc, không có biểu hiện lợi dụng chức quyền, lợi dụng vị thế công tác mà gây phiền hà nhũng nhiễu, luôn đặt lợi ích công ty lên trên hết nên công ty đã vượt lên những khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị và hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. - Thu nhập của người lao động: chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Doanh thu 25.849.962.259 35.218.886.370 35.365.001.639 31.129.227.082 32.199.161.316 Số lượng lao động 208 238 262 240 230 TN bình quân 850 900 900.000 1.050.000 1.100.000 Tiền lương có vai trò đòn bẩy nó có tác động trực tiếp đến người lao động nên công ty PHSHN luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi của người lao động thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ theo luật lao động hiện hành. Ngoài ra, công ty còn phải khắc phục nhiều khó khăn trong kinh doanh, xong công ty vẫn luôn chú trọng và nỗ lực giảm bớt khó khăn, đảm bảo đời sống thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty với mức thu nhập bình quân năm 2003 là 1.100.000đồng/người/tháng, so với những năm trước là: năm 2002 và năm 2001 thu nhập của người lao động trong công ty ngày càng tăng. Về việc thu nhập của cán bộ công nhân viên, công ty áp dụng hai hình thức trả lương chủ yếu: + Trả lương khoán đối với cửa hàng khoán lãi gộp + Trả lương theo cấp bậc đối với các phòng ban, cửa hàng công ty quản lý trực tiếp và các khoản phụ cấp. Người lao động được trả lương theo hình thức tạm ứng được lĩnh làm 2 đợt: Đợt I tạm ứng vào ngày 10, đợt 2 vào ngày 26 hàng tháng. Đảm bảo cho người lao động được hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất bằng các khoản trích từ quỹ phúc lợi. Ngoài tiền lương hàng tháng, căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh công ty trích tiền thưởng từ quỹ tiền thưởng để thưởng và khuyến khích cho các CBCNV trong dịp lễ tết, cho CBCNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được bình bầu là lao động giỏi… Chương II Thực trạng các hoạt động tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 1999-2003 của Công ty phát hành sách Hà Nội I. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của Công ty 1. Đặc điểm về sản phẩm a) Mặt hàng kinh doanh chủ yếu Để phù hợp với chức năng và nhiệm vụ được nhà nước cho phép, công ty tập trung kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu sau: + Tổ chức mua và bán ra các loại sách và văn hoá phẩm + Tổ chức mua và bán ra các loại văn phòng phẩm. Song mặt hàng chiến lược và chủ yếu của công ty là kinh doanh sách, ấn phẩm báo chí. b) Phương thức kinh doanh - Bán buôn: Bao gồm bán buôn qua kho và bán buôn vận chuyển thẳng, bán buôn tại quầy của hiệu sách trực thuộc Công ty. - Bán lẻ: Việc mua bán tại các quầy hàng, nhân viên bán hàng trực tiếp thực hiện việc mua bán với khách hàng, xuất bán cho các đơn vị nội bộ là các quầy và các cửa hàng khoán. c) Nguồn hàng chủ yếu Công ty phát hành sách Hà Nội kinh doanh xuất bản phẩm là một hoạt động thương mại đặc thù, chủ yếu là tổ chức mua và phát hành các loại sách, văn hoá phẩm, văn phòng phẩm… Vì vậy để tiến hành hoạt động kinh doanh với nhiều đầu sách, nhiều mặt hàng trong lĩnh vực được phép kinh doanh đáp ứng nhu cầu khách hàng thì các nguồn hàng của công ty được nhập từ nhiều nơi khác nhau trên cả nước đó là các nhà xuất bản trong nước, các đại lý… để phục vụ đầy đủ các mảng sách khoa học tri thức giáo dục về mọi mặt. Ngoài ra công ty còn nhập khẩu của các NXB nổi tiếng trên thế giới về sách ngoại văn nhằm phục vụ khách quốc tế và nhu cầu tìm hiểu, giao lưu văn hoá văn minh lành mạnh. d) Đặc điểm Đặc điểm đặc biệt của mặt hàng kinh doanh của công ty là phục vụ nhu cầu tìm hiểu, giải trí về mặt văn hoá, tinh thần và nâng cao trí thức, trí tuệ góp phần xây dựng đời sống văn hoá lành mạnh đến từng cơ sở, địa bàn hoạt động. Sách là mặt hàng chủ lực của công ty và sách là hàng hoá đặc thù vì sách là kho tàng tri thức của nhân loại, là vũ khí sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá… Công ty phát hành sách Hà Nội có 2 mảng sách là sách quốc văn và sách ngoại văn. Công ty đều chú trọng để đẩy mạnh cả 2 mảng sách này. - Bán hàng là hoạt động nòng cốt của công ty, thực hiện tốt công tác bán hàng sẽ tạo điều kiện thu hồi vốn, bù đắp chi phí, thực hiện nghĩ vụ đối với ngân sách nhà nước, đời sống người lao động được nâng cao, doanh nghiệp kinh doanh đạt hiệu quả cao là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển ngày càng vững chắc trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh như hiện nay. Công ty phát hành sách Hà Nội sử dụng nhiều hình thức bán hàng như bán buôn và bán lẻ. e) Sản phẩm thay thế Những năm gần đây cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và ứng dụng của nó đối với công tác xuất bản nên đã có các sản phẩm mới xuất hiện thay thế mặt hàng sách trên thị trường đó là các phần mềm CD - rom, sản phẩm trên trang web, băng cassete, sách báo điện tử, đĩa CD, VCD của các nhà xuất bản và của các công ty tin học, công ty băng đĩa hình phục vụ nghiên cứu, học tập kiến thức văn hoá, ngoại ngữ, tin học, du lịch, giải trí… Do vậy ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Nhưng cũng có đĩa CD, VCD, CD-rom, băng cassete là sản phẩm thay thế sách nhưng ngược lại nó là sản phẩm bán kèm do người mua muốn song song cả 2 mặt hàng này để phục vụ cho người tìm hiểu và học… Nên nó lại có tác động tích cực đến việc tiêu thụ do sách bán được, băng đĩa cũng bán được, sách cũng bán được nhiều hơn. 2. Khách hàng và thị trường a) Khách hàng Công ty phát hành sách Hà Nội kinh doanh mặt hàng xuất bản phẩm là một mặt hàng đặc thù do vậy muốn tồn tại và phát triển phải hiểu khách hàng để thu hút khách hàng có hiệu quả hơn. Nhìn chung khách hàng của công ty có những đặc điểm cơ bản sau: - Khách hàng của công ty là tất cả các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và sản xuất kinh doanh, các trường đại học, trung học, thư viện, các nhà kinh doanh xuất bản phẩm khác, và đông đảo các tầng lớp trí thức học sinh, sinh viên…, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu về sản phẩm. Ngoài việc phục vụ nhu cầu tìm đọc của các độc giả trên thị trường Hà Nội bao gồm các tầng lớp dân cư nội ngoại thành Hà Nội và các khách du lịch quốc tế trên địa bàn hoạt động của công ty. Công ty còn tổ chức giới thiệu sản phẩm với các khách hàng ở các tỉnh trong cả nước và mở rộng địa bàn hoạt động ra các tỉnh bạn, xuất khẩu sang thị trường nước ngoài. - Đối với những khách hàng lớn, mua số lượng nhiều, thường xuyên họ thường xuyên so sánh giá cả và chế độ ưu đãi với các đối thủ khác, cạnh tranh với công ty, cho nên công ty luôn luôn ưu tiên, giữ khách hàng và thu hút nhiều khách hàng mới bằng nhiều cách khác nhau như thanh toán chậm, chiết khấu phần trăm cao hơn, phục vụ tận nơi yêu cầu, tặng quà… - Đối với các sách mùa vụ như sách giáo khoa, tham khảo sẽ phải có tính kịp thời bán đúng thời gian và địa điểm mà khách hàng cần sau một thời gian số lượng tiêu thụ sẽ bị chững lại và sau đó thì giá trị sử dụng của chúng sẽ bị giảm đi rất nhiều. Do vậy khi khách hàng mua buôn sẽ được tính đến tính ưu việt, thuận lợi hay khó khăn, hạn chế của từng mặt hàng để đẩy mạnh sức tiêu thụ của chúng. Nhu cầu mua sắm và đọc sách phụ thuộc chặt chẽ vào biến động đời sống và thu nhập cụ thể. Bởi lẽ trong tổng thể các nấc thang của nhu cầu cuộc sống của một cá nhân cụ thể, nhu cầu về sách là một nhu cầu về văn hoá tinh thần, chỉ được đáp ứng khi nhu cầu về vật chất, ăn uống, đi lại đã được cơ bản đáp ứng. Thực tế chứng minh rằng những tháng kiếm đồng tiền khó khăn trong năm số lượng và doanh số bán ra cũng tương đối suy giảm ở những đối tượng khách hàng cụ thể. - Ta cũng biết tại địa bàn Hà Nội công ty cũng có rất nhiều cửa hàng phục vụ sách cho nhân dân thủ đô, song hầu như các nhóm khách hàng quen thuộc của công ty đều biết đến xem và mua sách tại các hiệu sách trên phố Tràng Tiền do công ty quản lý. Đó là do thói quen, tập quán của khách hàng, đặc biệt là những người sinh ra hoặc đã định cư lâu dài tại địa bàn Hà Nội, họ cho rằng ở đây thường tập trung các loại sách phong phú, đa dạng, đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của họ. Đó là điểm mạnh của công ty cần hoàn thiện và không phụ lòng mong mỏi của khách hàng. - Từ chỗ tiêu chí giới tính nam nữ và lứa tuổi, nghề nghiệp công ty cũng có thể phân loại các mặt hàng để phục vụ cho từng đối tượng khách hàng. Như đối với khách hàng nhỏ tuổi, các cháu thiếu nhi… Công ty đã đẩy mạnh tiêu thụ bằng cách tặng quà các cháu mua sách nhân dịp 1-6… Các năm gần đây, công ty chú ý tới tiêu chí nghề nghiệp để có đầy đủ các mặt hàng phục vụ như các mảng sách về nông nghiệp, chăn nuôi, may, cơ khí, xây dựng, hội hoạ, kiến trúc… Ví dụ như nhóm khách hàng là các chủ doanh nghiệp, sách được phân theo về văn kiện pháp lý, sách về cơ chế quản lý xuất nhập khẩu của nhà nước, sách về bồi dưỡng nghiệp vụ quản trị… được tập trung khai thác phục vụ cho nhóm không có khả năng thanh toán này. b) Thị trường - Đặc điểm: Sách là một nhu cầu văn hoá tinh thần quan trọng trong một xã hội phát triển. Việt Nam là một xã hội có trình độ dân trí cao, đã có truyền thống coi trọng kiến thức từ lâu đời. Trong các khu vực thị trường trong toàn quốc, Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn và giao dịch quốc tế của cả nước, Hà Nội là thị trường tập trung đông dân (với bản đồ quy hoạch mới, dân số Hà Nội tập trung lên đến 3,5 triệu người), trong đó có mật độ cao nhất về các tầng lớp trí thức. Tất cả các yếu tố trên cho thấy Hà Nội và các tỉnh lân cận là thị trường đầy tiềm năng dài hạn về kinh doanh sách và các loại XBP. - Tuy nhiên kinh doanh XBP và sách gặp nhiều khó khăn và rủi ro chứa đựng từ thị trường. Sự cạnh tranh khốc liệt bất bình đẳng trên thị trường XBP đặc biệt của quốc doanh và tư nhân, cũng như sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trên cùng một lĩnh vực. Thực tế cạnh tranh diễn ra ở nhiều khâu, từ khâu khai thác nguồn sách cạnh tranh về giá nhập, cạnh tranh về độc quyền xuất bản và phân phối, cạnh tranh về giá bán và phương thức phục vụ, sự quản lý của nhà nước còn chồng chéo, thiếu chặt chẽ và nhiều sơ hở gây thất thoát cho NSNN con số không nhỏ do trốn lậu thuế và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong kinh doanh xuất bản phẩm. Tất cả các yếu tố trên đã cấu thành các thách thức của thị trường, nếu giải quyết tốt sẽ khẳng định uy tín và ưu thế cạnh tranh lâu dài. - Theo điều tra khảo sát Hà Nội là nơi có nhiều cơ quan, viện nghiên cứu, trường học và đông đảo học sinh sinh viên có nhu cầu về học hỏi và nâng cao trình độ. Ngoài ra Hà Nội là trung tâm văn hoá của cả nước nên nhu cầu về sách trong thị trường là rất lớn. Hiện nay nhu cầu học ngoại ngữ, tìm hiểu văn hoá các nước để tiến đến tiến trình hội nhập văn hoá nên nhu cầu về sách ngoại văn nhập khẩu từ các nước khác cũng rất lớn. Mặt khác nhu cầu về sách xuất khẩu sang các nước bạn ngày càng tăng do thị trường ngoài nước có đông đảo cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc, ngoài ra nhu cầu tìm hiểu lịch sử, văn hoá Việt Nam của khách nước ngoài. - Thực hiện chủ trương mở rộng quan hệ giao lưu với các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực kinh doanh XBP, công ty đã tham gia hội sách, triển lãm, hội nghị khách hàng để tiếp cận và mở rộng thị trường tại nhiều tỉnh và thành phố như TP. HCM, Hải Phòng, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Hà Tây, Vĩnh Phú… Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường sách và XBP tại một số nước trên thế giới nhằm mở rộng quan hệ với các nhà xuất bản nước ngoài, tích luỹ thêm kinh nghiệm tạo tiền đề thuận lợi cho công tác xuất nhập khẩu sách của công ty. c) Đối thủ cạnh tranh Công ty Phát hành sách Hà Nội trong quá trình kinh doanh và phát triển cũng gặp không ít khó khăn, ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh của công ty là các doanh nghiệp nhà nước phát hành sách khác, phát hành sách tư nhân. - Một số điểm kinh doanh sách của doanh nghiệp nhà nước như Trung tâm sách của Tổng công ty phát hành sách Việt Nam, hiệu sách Hồ Gươm của Công ty Mỹ thuật và vật phẩm văn hoá, nhà sách của Báo Nông nghiệp, ngoài ra còn có các cửa hàng giới thiệu sách của các nhà xuất bản nay cũng chuyển sang kinh doanh sách tổng hợp. Những doanh nghiệp này hầu hết được nhà nước khuyến khích và tài trợ. Do vậy họ sẽ là những đối thủ mạnh của Công ty. - Phát hành sách tư nhân là những người tiêu biểu cho bộ phận phát hành sách quốc doanh. Trong những năm gần đây, hệ thống siêu thị sách lớn, cửa hàng, cửa hiệu, nhà sách nhỏ của tư nhân tăng nhanh đáng kể. Hiện cả nước có hơn 800 cửa hàng sách tư nhân, hoạt động của nó làm thay đổi diện mạo thị trường sách nước ta. Trong đó có một số đạt đến một quy mô nhất định, và tỏ ra rất năng động trong cuộc cạnh tranh để tồn tại và phát triển như các nhà sách Tiền phong, VCD… còn hầu hết hoạt động theo kiểu làm "Kinh tế gia đình", chi phí giảm thì giá thành hạ, do đó để áp dụng khung giá cạnh tranh song họ đơn thuần vì mục đích lợi nhuận nên dễ nảy sinh tiêu cực: tranh giành bản thảo, tăng giá bán, tăng chiết khấu, in lậu, in nối bản, trốn thuế, trừ % cao… tạo ra sự cạnh tranh phá giá dễ làm rối loạn thị trường, gây ảnh hưởng xấu cho ngành nghề. đ) Sức ép của người cung cấp yếu tố đầu vào Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả công ty đã có riêng một bộ phận khai thác các nguồn hàng đó là phòng nghiệp vụ kinh doanh để nhờ đó có được nhiều xuất bản phẩm đầy đủ, phong phú của các nhà xuất bản và thị trường trên. Cung cấp kịp thời cho khâu bán lẻ trong hệ thống các cửa hàng của công ty phục vụ nhân dân thủ đô và bán buôn ra các tỉnh. - Công ty phát hành sách Hà Nội có mối quan hệ với các nhà xuất bản trong nước như NXB Kim Đồng, NXB Văn học, NXB Khoa học, NXB Chính trị quốc gia, NXB giáo dục, NXB trẻ… bao gồm tất cả các NXB trên cả nước (47 NXB)… để phục vụ đầy đủ các mảng sách khoa học, trí thức, giáo dục về mọi mặt. Ngoài ra, công ty còn có quan hệ với các NXB nước ngoài như các NXB Anh, Pháp, Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Xingapor, Trung Quốc, Nhật Bản… để phục vụ cho các mảng sách ngoại văn một cách đa dạng. Xong mỗi nhà xuất bản sẽ chuyên một mảng mặt hàng như NXB Giáo dục chuyên về sách giáo khoa, giáo trình tham khảo, học tập, NXB Kim Đồng chuyên về mảng sách thiếu nhi, tranh truyện phục vụ trẻ em… nên có những lúc khan hiếm hàng hoá, hết hàng hoặc đầu sách nào đó bán chạy hay số lượng ít công ty sẽ phải thanh toán ngay trong khi đó vốn của công ty hạn chế nên không có được nhiều sách một lúc. Và ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ của công ty. Do chủ động tìm kiếm các nguồn hàng nên công ty còn nhập sách từ các chủ "đầu nậu" lớn trong thị trường. "Đầu nậu" là cá nhân, cơ sở hành nghề xuất bản luôn "nấp" đằng sau các NXB bằng mọi cách mua giấy phép, in ấn, phát hành xuất bản phẩm (do họ không có giấy phép kinh doanh) và được các NXB khoán trắng cho việc xuất bản và phát hành. Các chủ "đầu nậu" này rất nhạy bén và đáp ứng kịp thời nhu cầu về sách của thị trường, song nhờ các "đầu nậu" mà nhiều sách được in, nhiều tác phẩm có giá trị được kịp thời công bố. Ví dụ như cuốn Almanach những nền văn minh thế giới nhờ một "đầu nậu" lớn - Bà Mão ở số 5 Đinh Lễ phát hành mà các độc giả được phục vụ một cách đầy đủ. Xong công ty luôn luôn bị sức ép về mặt giá cả do họ độc quyền một số đầu sách vì họ đã mua bản quyền in, có vốn, có khả năng in và phát hành… 3. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn vốn kinh doanh - Cơ sở vật chất: ********************************* 5. Cơ sở vật chất kỹ thuật và vốn kinh doanh. 5.1. Đánh giávề hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. - Cơ sở vật chất của công ty bao gồm hệ thống 19 cửa hàng kinh doanh nằm ở các trung tâm quận huyện thành phố và hầu hết các cửa hàng nội, ngoại thành này đều được nâng cấp, sửa chữa và áp dụng công nghệ bán hàng tự chọn. Ngoài ra, công ty còn có một kho chứa sách được tu sửa và cải tạo để cung cấp sách kịp thời cho các cửa hàng. Công ty có một toà nhà liên doanh với Singapore xây dựng trên cơ sở hiệu sách quốc văn cũ tại 17 Ngô Quyền - 34 Tràng Tiền, hiện nay hệ thống phòng làm việc và cửa hàng sách của công ty tại đây trở nên khang trang hấp dẫn ngay cả với khách của nước ngoài. Công ty hiện đang áp dụng công nghệ bán hàng tự phục vụ đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, tôn trọng sự suy nghĩ lưah chọn của khách hàng trong quá trình mua hàng, tạo tâm lý thoả mái cho khách hàng. Sau khi nhà sách được xây dựng lại hệ thống giá kệ hầu như được thiết kế và đóng mới toàn bộ, phục vụ cho việc trưng bày các chủng loại, xuất bản phẩm kinh tế, tôn cao giá trị xuất bản phẩm, khẳng định giá trị các loại sách trong lòng khách đến tìm mua đọc. Hệ thống đèn chiếu bán hàng, đèn quảng cáo phục vụ bán hàng cũng được nghiên cứu, thiết kế lắp đặt lại tạo tâm lý hài lòng thoả mái cho khách đến tìm đọc. Đặc biệt trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng cho khách hàng khó tính nhất và khách hàng nước ngoài các cửa hàng sách tại công ty bao gồm hiệu sách TL - 53,55 ****** nằm ở trung tâm thành phố được trang bị hệ thống điều hoà nhiệt độ nhằm phục vụ cho đông đảo các khách hàng đến xem và mua sách trong các ngày hè nóng nực. Nói tóm lại qua các năm phát triển công ty phát hành sách Hà Nội đã tích cực đầu tư đúng hướng vào cơ sở vật chất và công nghệ phục vụ khách hàng bên cạnh việc tổ chức tốt công nghệ tổ chức bán hàng. Các biện pháp làm hài lòng khách đến các cửa hàng của công ty, tạo các điều kiện tốt cho các cán bộ bán hàng từ đó nâng cao năng suất lao động và phục vụ cho khách hàng. 5.2. Vốn hoạt động. - Vốn kinh doanh của công ty được Nhà nước cấp lần đầu, vốn hoạt động trên cơ sở bổ sung thông qua việc tích luỹ và phát triển kinh doanh và bảo toàn vốn. Trong các năm gần đây công ty đẩy mạnh việc bán hàng uỷ thác, ký gửi và bán chậm chạp nên giải quyết tốt những khó khăn về vốn mà không phải huy động, tuy nhiên do nhu cầu của thị trường về xuất bản phẩm ngày càng đa dạng, làm phát sinh hàng năm về vốn phục vụ cho các việc nhập các hàng mới, vì vậy vốn kinh doanh hàng năm vẫn được công ty bổ sung thúc đẩy sự tăng trưởng của doanh số nhập, đẩy mạnh doanh số bán ra. Chỉ tiêu 2001 % 2002 % 2003 % Tổng số vốn kinh doanh 26.404.255667 100 27747136913 100 51.992.179.970 100 Vốn cố định 1.174.005.556 4,45 1333.225.169 4,8 19.134.249.254 36,8 vốn huy động 25.230.250.101 95,55 26.413.911.744 95,2 32.857.930.716 63,2 Vốn lưu động chiếm tỷ lệ cao sang đến năm 2003 công ty quyết định đầu tư vào việc kinh doanh dài hạn là góp vốn liên doanh nhà nước bằng giá trị quyền sử dụng đất để tự bổ sung vốn kinh doanh bằng việc lợi nhuận sẽ được bổ sung vào vốn. - Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Phân tích tổng đài của công ty là xem xét sự tăng trưởng của tài sản, cơ sở vật chất của doanh nghiệp để thấy được trình độ quản lý của doanh nghiệp. Cơ cấu tài sản là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, nếu cơ cấu tài sản hợp lý sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh và ngược lại. Căn cứ vào số liệu ở phần tài sản trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ta lập bảng phân tích sau: Bảng cơ cấu tài sản của công ty. Chỉ tiêu 2001 Tỷ lệ % 2002 Tỷ lệ % 2003 Tỷ lệ % A, TSCĐ&ĐTNH 25.230.250.010 95,55 26.413.911.744 95,2 32.857.930.716 63,2 - Tiền 1.368.692.136 5,18 1.163.547.633 4,2 1.278.955.096 2,46 Các khoản phải thu 9.671.083.382 36,6 12.852.638.193 46,32 18.382.607.529 35,4 - Hàng tồn kho 14.146.509.401 53,6 11.137.668.918 40,14 12.001.668.091 23,1 TSLĐ khác 44.028.182 0,17 1.260.057.000 4,54 1.194.700.000 2,24 B, TSCĐ&ĐTdài hạn 1.174.005566 4,45 1.333.225.169 4,8 19.134.249.254 36,8 - TSCĐ 1.174.005566 4,45 990.854.854 3,57 814.016.253 1,57 - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 17.692.225.500 34,03 - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 342.370315 1,23 628.007.501 1,2 Tổng TS 26.404.255667 100 27.747.136.913 100 51.992.179.970 100 Qua bảng số liệu trên ta thấy - Tỷ trọng TSLĐ năm 2001 là 95,55%, năm 2002 là 95,2% và đến năm 2003 chỉ còn chiếm 63,2% là do công ty năm 2003 quyết định đầu tư dài hạn là lao động với nước ngoài bằng giá trị sử dụng đất là 17692,225.500 đồng làm cho tổng giá trị TSCĐ và đầu tư dài hạn năm 2003 tăng lên. - Mặc dù tỷ trọng tài sản lưu động giảm xong tổng giá trị tài sản lưu động vẫn tăng lên vì mục đích của công ty là mở rộng việc kinh doanh. TSCĐ giảm chủ yếu do giá trị hao mòn của TSCĐ tăng lên theo thời gian là hợp lý, giá trị hao mòn TSCĐ của công ty năm 2001là 589.210.108, năm 2002 là 772.360.820, năm 2003 là 839.999.421 - Công ty đẩy mạnh việc tiêu thụ xuất bản phẩm trên thị trường thể hiện ở việc hàng tồn kho giảm: Năm 2001 so với năm 2002 là 3.008.840.483 năm 2002 so với năm 2003 là 863.999.173đ song vẫn có một lượng lớn tiền hàng chưa thu được do các khoản phải thu của công ty tăng đó điều không tốt. Mặc dù thể hiện lượng xuất bản phẩm của công ty bán ra trên thị trường lớn hơn, nhưng nếu bán hàng không được tiền ngay thì vẫn tốt hơn. Do vậy công ty cần tích cực thu hồi hơn nữa. - Do công ty quan tâm đến việc cải tạo cơ sở vật chất do đó việc đầu tư vào xây dựng một số trọng tâm siêu thị sách đó là xây dựng mới trung tâm sách Từ Liêm, xây dựng lại hiệu sách Sóc Sơn . Nên chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng lên. 5.3.Tình hình nguồn vốn của công ty: Bao gồm vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vay các cán bộ công nhân viên trong công ty, vốn vay ưu đãi của các tổ chức, hỗ trợ lãi xuất, hỗ trợ vốn đầu tư. - Do công ty được nhà nước cấp phát cho một tỷ lệ vốn nhất định phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh của công ty, trên cơ sở đó công ty tự hoạt động sản xuất kinh doanh theo ý muốn chủ quan của mình lỗ thì bù, lãi hưởng và chịu trách nhiệm trước nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn cùng các nguồn lực được giao. Bảng cơ cấu nguồn vốn 2001 % 2002 % 2003 % A. Nợ phải trả 24.096.694.770 91,26 23.691.195.180 85,4 30.066.447.330 57,83 B. Vốn chủ sở hữu 2.307.560.897 8,74 4.055.941.733 14,6 21.925.732.640 42,17 Tổng nguồn vốn 26.404.225.667 100 27.747.136.913 100 51.992.179970 100 A. 1Nợ ngắn hạn 23.111.542.920 87,53 23.085.248.430 83,2 28.339.338.830 54,5 2. Nợ dài hạn 920.050.750 3,48 563.776.750 2.04 1.684.938.500 3,24 3. Nợ khác 65.101.100 0,25 42.170.000 0,16 42.170.000 0,08 B.1Nguồn vốn quỹ 2.307.560.897 8,74 4.055941.733 14,6 825.732.640 41,9 2.Nguồn kinh phí 100.000000 0,19 Khoản nợ phải trả công ty năm 2002 so với năm 2001 giảm 405.499.590đ với tỷ trọng giảm từ 91,26% xuống 85,4%. Mà nguồn vốn chủ sở hữu tăng với tỷ lệ từ 8,74% lên tới 14,6%. Song vẫn không hoàn toàn tốt, do nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu từ các khoản vay nợ, các khoản nợ này chiếm tỷ trọng cao 85,4% trong tổng số nguồn vốn, nên công ty luôn có mối lo thường trực bởi trách nhiệm trả nợ vì vậy ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nhưng đến năm 2003, khoản nợ phải trả của công ty tăng 6.375.252.150đ so với năm 2002 song về tỷ trọng lại giảm từ 85,4% xuống còn 57,83% do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2003 so với năm 2001 tăng lên với một lượng là 17869790907 về tỷ trọng tăng từ 14,6% lên tới 42,17%. Điều đó thể hiện được sự tự chủ về mặt tài chính của công ty, 5.4. Công tác kiểm tra tài chính của công ty. Ngoài sự kiểm tra kiểm soát về tài chính của cơ quan có thẩm quyền như sở văn hoá, chi cục thuế Hà Nội về việc kê khai, hoàn thuế của công ty ra còn tổ chức - Kiểm tra thanh tra nội bộ các cửa hàng được giao khoán nộp lợi nhuận nhằm nắm bắt tình hình thực tế việc các cửa hàng thực hiện những định mức của công ty. - Kiểm tra tình hình tài chính của các cửa hàng này - Giám sát việc thực hiện các chế độ chính sách đối với người lao động - Giám sát việc giải quyết các khiếu nại, tố cáo. Do công ty phải quản lý nhiều cửa hàng trực thuộc, với mặt hàng kinh doanh đặc thù là sách nên để đảm bảo về nội dung và hình thức thì việc kiểm tra kiểm soát về tài chính là rất cần thiết vì qua công tác này mọi sai sót được phát hiện sửa chữa kịp thời không xảy ra sai phạm đáng tiếc. III. Hoạt động sản xuất của công ty trong 3 năm gần đây 2001, 2002, 2003 1. Đánh giá về xuất bản phẩm và thị trường của công ty phát hành sách Hà Nội. - Công ty PHSHN có hai mảng sách là sách quốc văn và sách ngoại văn. Công ty PHSHN đã được phép xuất nhập khẩu sách trực tiếp. Mặc dù trên thực tế sách ngoại văn nhập khẩu chiếm tỷ trọng rất thấp so với sách quốc văn, song vẫn là một mảng sách không thể thiếu được và có nhu cầu rất lớn vì theo điều tra khảo sát Hà nội là nơi có nhiều cơ quan, việc nghiên cứu, Trường Đại học và đông đảo học sinh, sinh viên có nhu cầu về học ngoại ngữ ngày càng nhiều nên công ty chú trọng ưu tiên mảng sách tiếng Anh, Pháp. Bên cạnh đó việc phân loại sách theo lĩnh vực hoặc lần theo vấn đề mà khách thường quan tâm như mảng sách văn hoá, khoa học xã hội, tin học, chính trị, y học, thiếu nhi, sách giáo khoa giáo trình, từ điển, sách học ngoại ngữ, sách hội hoạ - kiến trúc, sách du lịch… để phục vụ tốt cho khách hàng. Công ty cũng chú trọng tới nguồn nhập sách và các nhà xuất bản để có được danh mục và nhóm sách về mặt nội dung, chất lượng, hình thức cuốn sách có giá trị về mặt đời sống xã hội, trí thức.. đáp ứng được nhu cầu đông đảo của độc giả. Theo kế hoạch và chỉ tiêu được giao mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về cạnh tranh trên thị trường . Năm 2001 công ty phối hợp với tổ chức Farnce Edition triển lãm trên 1.400 đầu sách mới của các nhà xuất bản Pháp nhằm mục đích nắm bắt nhu cầu về sách Pháp. Ngoài ra nưm 2001 công ty đã liên kết xuất bản và phát hành105 đầu sách với số lượng 151.000 cuốn trị giá 9 tỷ đồng. Năm 2002 đã liên kết xuất bản và phát hành 114 đầu sách với số lượng 115.376 cuốn trị giá 5.942.000.000. Nhập khẩu đáng kể một số sách ngoại văn từ Thái Lan, Trung Quốc, úc, Cộng hoà Pháp, ấn Độ với tổng số 5.939 tựa sách, số lượng 43.042 cuốn trị giá 2 tỷ 975 triệu đồng. Xuất khẩu sang thị trường Mỹ 1.200 tựa sách, 3.500 cuốn, trị giá 189 triệu đồng. Đến năm 2003 nhập khẩu sách ngoại văn từ các nước Mỹ, Pháp, Hồng Kông, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc được 30.890 cuốn trị giá 8.760.000.000. Xuất khẩu một số sách sang Đài Loan, Pháp, Canada, Mỹ, úc số lượng 18.242 cuốn, trị giá 250.000.000 đồng liên kết xuất bản và pháp hành 171 đầu sách với số lượng 330.127 cuốn trị giá 7.666.000.000 đồng. Tình hình bán ra một số mặt hàng chủ yếu của công ty như sau: Chỉ tiêu Đơn vị tính 2001 2002 2003 1.Mặt hàng chủ yếu bán ra Bản 3.922.000 3.870.000 4.030.000 - Sách các loại Cuốn 2.002.000 1.940.000 2.020.000 - VHP các loại Bản 1.920.000 1.930.000 2.010.000 2. Doanh thu Đồng 353651639 31.129.227.082 32.199.161.316 Do sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt bất bình đẳng trên thị trường XBP đặc biệt của quốc doanh và tư nhân. Lực lượng kinh doanh tư nhân hầu hết là trốn lậu thuế, in lậu , in nối bản, được tính thuế khoán hoặc thuế theo phương pháp trực tiếp, bán sách trên hè phố Tràng Tiền, Nguyễn Xí, Đinh Lễ… làm một số doanh số công ty bị giảm sút nghiêm trọn. Mặt khác, là hai doanh nghiệp Nhà nước hoạt động phát hành trên cùng một địa bàn nhưng TCTPHS được Nhà nước hỗ trợ quá nhiều trong khi đó công ty phải tự lực hoàn toàn, không được hưởng chính sách ưu đãi, tạo ra một sự cạnh tranh bất bình đẳng ngay của quốc doanh với quốc doanh. Những nghiên cứu thực hiện quản lý kinh doanh bằng máy tính.Mặt khác, thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động văn hoá, trong đó có công tác văn hoá hoạt động FHS, góp phần nào việc xây dựng, đời sống văn hoá cơ sở, công ty đã và đang từng bước lập các dự án phát triển mạng lưới PHS của công ty tại các điểm còn "trắng sách" quốc doanh tại các quận, huyện, các khu dân cư mới, các Trường Đại học, trung học…. Mở rộng địa bàn hoạt động tỉnh bạn. 2. Doanh thu và lợi nhuận của công ty. Công ty PHSHN luôn luôn đề ra mục tiêu kế hoạch cụ thể về doanh thu và các khoản khác để lấy đó làm phương hướng phấn đấu và hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy tình hình doanh thu và lợi nhuận của công ty được thể hiện qua bảng sau: STT Nội dung 2001 2002 2003 1 Doanh thu 35.365.001.639 31.129.227.082 32.199.161.316 2 Giá vốn hàng bán 27.757.592.765 25.285.638.531 24.815.264.656 3 Lợi nhuận trước thuế 203.150.324 300.106.963 352.884.150 4 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 183.307.290 284.354.024 257.267.799 5 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 19.843.034 15.748.935 95.616.351 6 Lợi nhuận sau thuế 138.142.220 204.072.736 239.961.222 7 Chi phí bán hàng 5.228.317.515 3.251.275.895 2.651.295.793 8 Chi phí quản lý xí nghiệp 1.918.446.440 2.151.023.122 2.773.044.949 Qua bảng trên ta thấy, tổng doanh thu của công ty năm 2003 giảm so với năm 2001 là: 3.165.840.323 Song lợi nhuận của công ty lại tăng lên là do công ty tiết kiệm chi phí bán hàng năm 2003 tiết kiệm so với năm 2001 là 2.577.021.722 Và lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2003 so với năm 2001 tăng 75.773.317 còn chi phí quản lý xí nghiệp của công ty tăng lên do công ty quyết định đầu tư vào việc tạo vị trí và uy tín lớn trên thị trường bằng việc tổ chức khoa học và hợp lý các bộ phận. 3.Thu nhập của người lao động 2001 2002 2003 Doanh thu 35.365.001.39 31.129.227.082 32.199.161.316 Số lượng lao động 262 240 230 TN bình quân 900.000 1.050.000 1.100.000 Tiền lương có vai trò đòn bẩy nó có tác động trực tiếp đến người lao động nên công ty PHSHN luôn quan tâm bảo vệ quyền lợi của người lao động thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ theo luật lao động hiện hành. Ngoài ra, công ty còn phải khắc phục nhiều khó khăn trong kinh doanh, xong công ty vẫn luôn chú trọng và nỗ lực giảm bớt khó khăn, đảm bảo đời sống thu nhập cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty với mức thu nhập bình quân năm 2003 là 1.100.000đồng/người/tháng, so với những năm trước là: năm 2002 và năm 2001 thu nhập của người lao động trong công ty ngày càng tăng. Ngoài ra công ty còn có các chính sách thưởng, khuyến khích cho các cán bộ công nhân viên hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc, được bình bầu là lao động giỏi… 4. Tình hình đóng góp với ngân sách của công ty. Thuế là nguồn chủ yếu của ngân sách Nhà nước, là công cụ quản lý kinh tế vĩ mô rất quan trọng trong việc Nhà nước thực hiện phân phối lại thu nhập đảm bảo công bằng xã hội. Đối với doanh nghiệp thuế và lệ phí là những khoản đóng góp có tính bất đắc buộc phải thực hiện theo luật định, nó được thể hiện thông qua các văn bản dưới luật. Thuế phải nộp là một khoản chi của doanh nghiệp, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả hàng hoá doanh thu lợi nhuận trong kinh doanh. Công ty PHSHN, áp dụng các chính sách thuế phù hợp với các luật thuế hiện hành: - Đối với các đầu sách phải chịu thuế VAT: 5% - Thuế thu nhập quốc doanh nghiệp: 32% - Thuế sử dụng vốn ngân sách Nhà nước: 4,8% - Các loại thuế, phí và lệ phí khác theo quy định hiện hành. Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Nội dung 2001 2002 2003 VAT 295.636.733 289.954.667 272.543.144 TNDN 65.008.104 96.034.227 112.922.928 Vốn 22.953.602 Môn bài 6.350.000 6.350.000 45.950.000 Các khoản phải nộp khác 31.168.800 27.591.700 30.448.800 Cộng 421.117.239 419.930.594 416.864.872 Mặc dù kinh doanh trong sự cạnh tranh và khó khăn về vốn kinh doanh trong công ty luôn luôn thực hiện đầy đủ, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế đối với NSNN đảm bảo thu bù chi, ổn định hoạt động, đảm bảo cho cán bộ công nhân viên. 5. Phân tích hoạt động kinh tế PHSHN Phân tích hoạt động kinh tế là việc làm có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả phân tích, đến sự sống còn của các doanh nghiệp nói chung và của công ty PHSHN nói riêng. Công ty PHSHN là doanh nghiệp Nhà nước nên mọi hoạt động kinh tế diễn ra trong doanh nghiệp theo đúng nguyên tắc của nó và đặc biệt là tổ chức công tác phân tích hoạt động kinh tế. Ngoài việc phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh bao gồm cả tình hình tài chính của công ty do kết toán trưởng chịu trách nhiệm. Qua công tác này kế toán trưởng giúp giám đốc công ty tổ chức phân tích hoạt động kinh tế trong công ty một cách thường xuyên nhằm đánh giá đúng tình hình kinh doanh của công ty phát hiện ra những lãng phí thiệt hại xảy ra, những việc làm không có hiệu quả, những sự trì trệ trong kinh doanh để có biện pháp khắc phục giúp cho công ty kinh doanh hiệu quả hơn. - Một số biện pháp có thể giúp cho doanh nghiệp đó là việc tính một số tỷ suất. a. Tỷ suất đầu tư: * Tỷ suất đầu tư của TSCĐ = * Tỷ suất đầu tư của TSLĐ = Năm 2001 2002 2003 Tổng TS 26.404.255.667 27.747.136.913 51.992.179.970 Tổng TSCĐ&Đầu tư dài hạn 1.174.005.566 1.333.225.169 19.134.249.254 Tổng TSLĐ&đầu tư ngắn hạn 25.230.250.101 26.413.911.744 32.857.930.716 Tỷ suất đầu tư của TSCĐ 0,044 0,048 0,368 Tỷ suất đầu tư của TSLĐ 0,956 0,952 0,632 Qua số liệu trên ta thấy tình hình thực tế tại công ty PHSHN, tỷ suất đầu tư TSCĐ năm 2003 tăng lên so với 2 năm trước, còn tỷ suất đầu tư TSLĐ năm 2003 lại giảm so với năm 2002 - 2001 là do công ty đầu tư dài hạn liên doanh với nước ngoài bằng giá trị QSD đất. b. Tỷ suất tài trợ. Tỷ suất tài trợ = 2001 2002 2003 Vốn CSH 2.307.560.097 4.055.941.733 21.925.732.640 ồ nguồn vốn 26.404.255.667 27.747.136.913 51.992.179.970 Tỷ suất tài trợ 0,0874 0,1462 0,4217 Qua số liệu bảng trên ta thấy tỷ suất tài trợ năm 2002 > 2001 và năm 2003 > 2002 chứng tỏ công ty có rất nhiều vốn tự có, tính độc lập cao,không bị rằng buộc bởi các khoản vay nợ, khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty tốt. c. Khả năng thanh toán: Một doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh là một doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt, ngược lại khả năng thanh toán ngày càng sa sút yếu kém. Khả năng thanh toán doanh nghiệp là một chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp ngoài ra nó còn là một công cụ để tích hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Muốn xét khả năng thanh toán của công ty ta xét qua các chỉ tiêu khả năng thanh toán sau: Kỹ năng thanh toán chung = Khả năng thanh toán hiện hành = Khả năng thanh toán tức thời = Chỉ tiêu Năm 2001 2002 2003 ồ TSLĐ = 25.230.250.101 26.413.911.744 32.857.930.716 Hàng tồn kho 14.146.509.401 11.137.668.918 12.001.668.091 Các khoản phải thu 9.671.083.382 12.852.638.193 18.382.607.529 Nợ ngắn hạn 23.111.542.920 23.085.248.430 28.339.338.830 Kỹ năng thanh toán tín dụng 1,09 1,144 1,159 Hiện hành 0,48 0,661 0,736 Kỹ năng thanh toán tức thời 0,06 0,105 0,087 Căn cứ vào bảng tính toán trên ta thấy khả năng thanh toán của công ty tức là khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn trong 3 năm gần đây là tương đối tốt (chỉ só hàng lớn hơn 1). Năm sau có khả năng thanh toán chung lớn hơn năm trước có nghĩa là khả năng thanh toán ngắn hạn tốt hơn song với tỷ lệ năm 2003 là 1,59 là hợp lý (hệ số này quá cao thì không phải là tốt vì lúc đó một số tiền không tham gia hoạt động để sinh lời) Khả năng thanh toán hiện hành năm sau lớn hơn năm trước chứng tỏ việc thanh toán của công ty sẽ thuận lợi hơn. Khả năng thanh toán tức thời của công ty năm 2002 tăng hơn so với năm 2001 chứng tỏ khả năng thanh toán tức thời của công ty có thuận lợi hơn. Song đến năm 2003 khả năng thanh toán tức thời của công ty chỉ còn 0,087 nhưng là công ty kinh doanh thương mại dịch vụ nên hàng ngày lượng hàng hoá bán ra thu tiền về rất lớn, và lại còn tính đến các khoản nợ của khách hàng mà công ty có thể thu hồi nên điều đó có thể khắc phục được để thuận lợi hơn trong việc thanh toán của công ty. d. Khả năng sinh lợi Khả năng sinh lợi là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và quyết định của công ty. Qua chỉ tiêu này có thể đánh giá được công ty hoạt động có hiệu quả như thế nào. Hệ số khả năng sinh lợi được đánh giá bằng các chỉ tiêu: Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh Hệ số lợi nhuận trên vốn kinh doanh 2001 2002 2003 Doanh thu 35.365.001.639 31,129,227,028 32.199.191.316 Lợi nhuận 7.330.071.245 5.686.657.041 5.681.608.541 Tổng vốn kinh doanh 26.404.255.667 27.747.136.913 51.992.179.970 Hệ số DT/vốn kinh doanh 1,34 1,12 0,62 Hệ số LN/vốn kinh doanh 0,278 0,205 0,109 Qua biểu trên ta thấy Năm 2001, chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn đem vào kinh doanh thì công ty thu được 1,34 đồng doanh thu và 0,278đ lợi nhuận. Năm 2002 chỉ tiêu phản ánh cứ một đồng vốn đem vào kinh doanh thì công tu thu được 0,62 đồng doanh thu và 0,1205 đồng lợi nhuận. Công ty thu được 0,62 đồng doanh thu và 0,109 đồng lợi nhuận. Như vậy khả năng sinh lợi của công ty năm sau thấp hơn năm trước chứng tỏ công ty kinh doanh đạt hiệu quả chưa cao. Công ty cần xem xét lại để đẩy mạnh khả năng sinh lợi của những năm tiếp theo. IV. Định hướng phát triển của công ty Phát hành sách Hà Nội - Thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ kinh doanh của công ty. + Nhiệm vụ chính trị: tuyền truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao dân trí, đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân chú trọng các hoạt động lớn để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị như triển lãm sách, phố sách, các chương trình tài trợ sách. Ngoài ra phục vụ sách hoặc tăng sách cho các đồng bào các tỉnh vùng sâu, vùng xa, chiến sỹ hải đảo, bộ đội biên phòng, thương binh liệt sỹ… + Nhiệm vụ kinh doanh: - Phấn đấu đạt kế hoạch số 33 tỷ đồng/năm. Nộp ngân sách 500 triệu đồng/năm thu nhập bình quân 1.100.000đ/ng/tháng Tiếp tục tham gia đấu thầu sách ở một số Trường Đại học dự kiến liên kết xuất bản 100 đầu sách. - Thiết lập chi nhánh của công ty tại một số tỉnh thành phố lớn: Khai trương chi nhánh sách tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Đặt đại lý tại một số nước trên thế giới có đông đảo cộng đồng người Việt Nam sinh sống và làm việc. - Bán sách qua mạng Internet, thanh toán bằng thẻ tín dụng - Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên. - Xây dựng cải tạo lại cơ sở vật chất: Hiệu sách Đa Phúc - Huyện Sóc Sơn (năm 2004), cải tạo hiệu sách Châu Quỳ - Huyện Gia Lâm (năm 2005) xây dựng lại hiệu sách Phủ Lỗ - Huyện Sóc Sơn, hiệu sách Đông Anh - huyện Đông Anh (năm 2006) . - Xây dựng đề án hoạt động của công ty khi sát nhập với công ty in Hà Nội. - Phát triển mạng lưới - xây dựng mới các siêu thị sách ở Từ Liêm, Cầu Giấy, Thanh Trì, Tây Hồ, Long Biên, Đống Đa, Thanh Xuân, Gia Lâm, Vạn Xuân bằng các nguồn vốn tự có, vay Ngân hàng, vốn vay ưu đãi của các tổ chức, hỗ trợ lãi xuất, vốn Nhà nước đầu tư. - Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra trong toàn công ty, kiện toàn tổ chức, tiếp tục giữ vững ổn định đoàn kết nội bộ. - Xin phép bổ sung chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu báo, tạp chí và chức năng in, kinh doanh nhà nhằm tận dụng tối đa quỹ đất của công ty, tự tạo nguồn thu, tăng các khoản nộp cho các ngân sách nhà nước, tự bù đắp vốn, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, hỗ trợ thêm cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị. Kết luận Qua những nội dung trình bày ở trên chúng ta thấy rằng công tác quản lý tài chính, quản lý doanh nghiệp và việc tiêu thụ hàng hoá là những vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong mỗi doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp thương mại. Mặc dù công ty phát hành sách Hà nội vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn như sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt, bất bình đẳng trên thị trường xuất bản phẩm đặc biệt giữa quốc doanh và tư nhân. Lực lượng kinh doanh tư nhân hầu hết là chốn lậu thuế, in lậu, in nối bản, được tính thuế khoán hoặc thuế theo phương pháp trực tiếp, bán sách trên hè phố… làm cho doanh số công ty giảm sút nghiêm trọng, vốn của công ty lại hạn chế nhưng những năm qua công ty đã chủ động khắc phục khó khăn, tổ chức đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện đầy đủ các khoản nộp ngân sách nhà nước và từng bước ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên trong đơn vị, đồng thời luôn có nguồn vốn để đầu tư tái sản xuất. Đó là nhờ sự đoàn kết nhất trí cao trong tập cán bộ công nhân viên, trong ban lãnh đạo, và trong toàn công ty và chỉ đạo sát sao của sở văn hoá thông tin và cục xuất bản… mà công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được nhà nước giao. Công tác quản lý vẫn còn lạc hậu theo phương thức thủ công chưa áp dụng được công nghệ thông tin nên bộ máy cồng kềnh mà hiệu quả công việc chưa cao, nhưng chưa nhanh nhạy theo kịp với sự phát triển của xã hội. Công tác kế toán bằng máy vi tính đã nhiều năm thực hiện nhưng vẫn chưa hoàn thiện, còn nhiêu bất cập. Tính chủ động, sáng kiến, đề xuất của các đơn vị còn kém nên ảnh hưởng đến phần nào tới hoạt động của công ty. Bên cạnh đó công ty vẫn luôn luôn quan tâm chú trọng đến chất lượng phục vụ khách hàng kể cả trong bán buôn và bán lẻ để nâng cao uy tín trên thị trường, công ty luôn chủ động nắm bắt nhu cầu của khách hàng và thực hiện nhiều phương thức tiêu thụ khác nhau như tỷ lệ triết khấu linh hoạt với mỗi khách hàng để thu hút tiêu thụ được số lượng hàng hoá tối đa, thực hiện đầy đủ các chứng từ, sổ sách theo đúng chế độ quy định. Song chặng đường trước mắt còn dài và còn nhiều vất vả công ty phát hành sách Hà Nội còn phải phấn đấu nhiều hơn nữa, tiếp tục góp phần vào sự nghiệp văn hoá thông tin của thủ đô, xứng đáng với phần thưởng cao quý: Huân chương Độc lập hạng III được Đảng và Nhà nước ghi nhận. Trong quá trình thực tập, cùng với những kiến thức và thực tế, dưới sự hướng dẫn của thầy Trần Việt Lâm đã giúp em hoàn thành bản báo cáo này . Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Trần Việt Lâm, cùng toàn thể cán bộ công ty phát hành sách Hà Nội đã giúp em làm tốt bản báo cáo trên. Contents

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC561.doc
Tài liệu liên quan