Đề tài Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản tại công ty du lịch Hà Nội

Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống đi du lịch. Họ đi du lịch để nghỉ ngơi thoát khỏi những áp lực của cuộc sống công nghiệp, để tham quan thắng cảnh và quan trọng nhất là để hiểu biết. Với thu nhập quốc dân cao và được sự khuyến khích của chính phủ đã góp phần làm gia tăng nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường gửi khách du lịch lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và pháp tính cả về số lượng khách và chi tiêu cho du lịch. Hàng năm có 17 triệu người Nhật ra nước ngoài, chi tiêu 40 tỷ USD cho du lịch. Châu Á là điểm đến ưu thích nhất của người Nhật, chiếm khoảng 48 % thị trường out- bound Nhật ( năm 2001). Trong đó du lịch out- bound từ Nhật đến Đông Nam Á chiếm khoảng 22%. Căn cứ vào các kết quả cho thấy khách du lịch Nhật Bản thích chọn những địa điểm an toàn, có khoảng cách gần và lưu lại đó ít ngày. Do vậy, Việt Nam là một địa điểm du lịch không chỉ đáp ứng khách Nhật về mặt sở thích mà còn là nơi tạo ra sức hấp dẫn mới đối với họ khi đã có sự nhàm chán tại các khu nghỉ mát tại Thái Lan. Nước ta có tiềm năng phong phú về cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử nên có thể thu hút đưọc khách Nhật trung niên tới thăm. Hơn thế nữa những nét tương đồng về văn hoá và các món ăn nổi tiếng của Việt Nam, những đồ gỗ, những đồ thủ công mỹ nghệ được bán tại Nhật cũng góp phần thu hút khách du lịch Nhật Bản đến tận nơi xuất xứ để thưởng thức và mua sắm. Đồng thời quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được củng cố, mở rộng, cùng với sự giao lưu về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuật là tiền đề cho sự phát triển quan hệ hợp tác nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng.

doc89 trang | Chia sẻ: baoanh98 | Lượt xem: 628 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số giải pháp phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản tại công ty du lịch Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch và trình độ ngoại ngữ của cán bộ công nhân viên và tăng cường mối quan hệ giao lưu để tạo thêm nhiều thị trường mới. Trong thời gian tới, công ty xác định hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế vẫn là thế mạnh của mình với mục tiêu duy trì sự ổn định ở các thị trường truyền thống và mở rộng sang các thị trường khác. Ngoài việc chú trọng tới hoạt động lữ hành quốc tế chủ động, công ty còn đề ra biện pháp tăng cường lữ hành quốc tế bị động và nội địa, tăng cường hình thức liên kết, môi giới trung gian và đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ khác. 3.2.2. Mục tiêu Căn cứ vào phương hướng, mục tiêu của ngành du lịch Việt Nam và Hà Nội năm 2003; tình hình thực tế của công ty du lịch Hà Nội, công ty để ra mục tiêu chủ yếu năm 2003 như sau: – Tăng cường nghiên cứu thị trường hiện có (thị trường Pháp và thị trường Trung Quốc), biến thị trường tiềm năng (thị trường Nhật Bản) thành thị trường hiện tại đồng thời tìm kiếm những thị trường mới. – Tạo ra sản phẩm đa dạng, phong phú, đặc thù, giá cả hợp lý, chất lượng cao. Nâng cao tỷ lệ đi tour du lịch trọn gói, tăng số ngày lưu trú của khách, tăng doanh thu qua mức chi tiêu của khách du lịch. – Tăng cường tiếp thị quảng bá trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt đối với thị trường mục tiêu (thị trường Nhật Bản) qua các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, quan hệ công chúng, các tập gấp Giới thiệu về sản phẩm của chi nhánh và khả năng cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách. – Tăng cường hợp tác với các tổ chức môi giới, các đơn vị cung ứng dịch vụ bổ sung. – Hoàn thiện bộ máy tổ chức nâng cao chất lượng dịch vụ. Như vâỵ, muc tiêu năm 2003 là xây dựng công ty du lịch Hà Nội trở thành một doanh nghiệp hàng đầu của thủ đô Hà Nội trong lĩnh vực kinh doanh lữ hành, khách sạn đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, xây dựng công ty đủ sức mạnh và phát triển nhanh trong nền kinh tế thị trường, hội nhập trong thời gian tới. 3.3. Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển thị trường Khách Nhật Bản tại công ty du lịch Hà Nội Năm 1999, Nhà nước đã ban hành pháp lệnh du lịch. Đây là văn bản pháp luật du lịch cao nhất từ trước đến nay và là cơ sở pháp lý để du lịch Việt Nam hoạt động đúng định hướng của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả về mọi mặt trong hoạt động du lịch, sớm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của đất nước. Đồng thời, Tổng cục du lịch Việt Nam chính thức phát động “Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới; Việt Nam - Điểm đến an toàn”. Thuận lợi nhiều và thách thức tương ứng đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đầu tư tìm ra hướng phát triển cho mình, đón chào những sự kiện năm 2003 của du lịch Việt Nam. Qua thời gian thực tập tại công ty du lịch Hà Nội thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam, bằng sự nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ công nhân viên trong công ty, em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản tại công ty du lịch Hà Nội như sau: 3.3.1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Để có thể tồn tại và phát triển được thì công ty nhất thiết phải quan tâm đến yếu tố con người tức là khách du lịch. Muốn vậy, công ty cần phải xây dựng cho mình một chiến lược nghiên cứu thị trường hoàn chỉnh. Công tác nghiên cứu thị trường giúp cho công ty trả lời đúng 3 câu hỏi chính của kinh doanh là: Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? Sản xuất như thế nào? qua đó công ty sẽ xác định đúng con đường dẫn tới sự thành công của mình. Chủ thể kinh doanh là khách du lịch nên để thu hút được họ thì công ty không chỉ xây dựng các chiến lược kinh doanh tốt như chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối mà còn cần phải nghiên cứu và tạo ra những ấn tượng, hình ảnh của điểm đến được khách hàng quan tâm. Điều này quyết định sự xuất hiện của khách hàng tại điểm đến vào những lần du lịch tiếp theo. Khi nghiên cứu thị trường công ty cần xây dựng cho mình một thị trường mục tiêu chính (thị trường khách du lịch Nhật Bản), từ đó tập trung khai thác đối tượng khách chủ yếu thông qua phong tục, tập quán, thói quen, thị hiếu tiêu dùng của họ. Đồng thời, xây dựng được hình ảnh của điểm đến nhằm thu hút khách tốt nhất. Suy cho cùng, công tác nghiên cứu thị trường là việc xử lý các thông tin đa dạng, phức tạp có trên thị trường mà công ty thu thập bằng nhiều cách khác nhau như: phiếu trưng cầu ý kiến, đài báo, báo cáo tổng kết, thống kê của Sở du lịch, Tổng cục du lịch. Từ đó hoạch định ra chiến lược, biện pháp nhằm phục vụ khách một cách tốt nhất. Bên cạnh công tác nghiên cứu thị trường, công ty cần quan tâm đến công cụ kinh doanh, đó là điểm đến du lịch. Những hoạt động xung quanh điểm đến góp phần tạo lập lên hình ảnh, ấn tượng của điểm đến trong lòng khách hàng. Đó chính là các yếu tố hấp dẫn cốt lõi, các dịch vụ thiết yếu, các hoạt động của những tổ chức tại điểm đến. Công ty cần nghiên cứu thị trường và nghiên cứu điểm đến chi tiết, cụ thể để đưa ra được ấn tượng đối với khách du lịch với một số chương trình điển hình như: hành trình di sản thế giới tại Việt Nam, Hội An – với văn hoá Nhật Bản. ấn tượng Hà Nội, ấn tượng Việt Nam đối với du khách Nhật Bản, kinh doanh du lịch thực chất là kinh doanh “ấn tương, hình ảnh”, đánh mất “ấn tượng” ban đầu là đánh mất tất cả. Vì vậy, để tạo được “ấn tượng, hình ảnh” đối với khách du lịch Nhật Bản thì công ty du lịch Hà Nội, cùng các cơ quan chức năng như Nhà nước, Tổng cục du lịch và địa phương cần có các hoạt động phù hợp. 3.3.2. Một số giải pháp đối với công ty Những điều chúng ta cần quan tâm ở đây là khách du lịch Nhật Bản có khả năng chi trả cao, có thói quen đi theo tour thông qua các công ty du lịch. Khách du lịch Nhật Bản đi du lịch có tổ chức, kỷ luật, có ý thức gìn giữ môi trường; lưu trú tại những khách sạn hạng sạng; ăn tại những nhà hàng cao cấp; đi trên những phương tiện tốt nhất có thể; được nghe chính người bản địa hướng dẫn du lịch bằng tiếng Nhật và mua sắm những sản phẩm lưu niệm có giá trị cao. Du khách Nhật yêu cầu đối với các dịch vụ du lịch rất cao, tương xứng với những chi trả mà họ đã bỏ ra. Như vậy, với đặc điểm của khách Nhật nêu trên, công ty nên có những giải pháp sau: 3.3.2.1. Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm Việc đưa ra sản phẩm có chất lượng, phù hợp và thu hút được khách du lịch là rất quan trọng. Bởi sản phẩm quyết định đến sự thành công hay thất bại, cũng như hình ảnh và uy tín của công ty đối với khách hàng. Để làm được điều đó cần phải nghiên cứu và rút ra những đặc điểm của thị trường mà công ty đã và đang hướng tới, từ đó đưa ra các sản phẩm du lịch phù hợp với từng đoạn thị trường. Cần xác định rõ tính chất chủ đạo của chương trình du lịch định xây dựng để từ đó biết “gia giảm” các yếu tố cấu thành sản phẩm một cách phù hợp nhất. Trong một chương trình du lịch cần xây dựng sao cho càng về cuối chương trình du lịch càng ấn tượng, bất ngờ, thú vị và sâu sắc hơn. Hai thị trường mục tiêu mà công ty chú trọng khai thác đó là: thị trường khách công vụ và thị trường khách ở tuổi nghỉ hưu. Trong mấy năm trở lại đây khi nước ta thực hiện chính sách mở cửa kinh tế với bên ngoài, số lượng khách công vụ (doanh nhân người Nhật Bản) đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội làm ăn, ký kết hợp đồng với các đối tác ở Việt Nam là rất lớn. Với đối tượng khách này công ty nên thiết kế những chương trình du lịch trọn gói từng phần có thời gian ngắn, các điểm tham quan là các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các hải cảng lớn, các công ty lớn ở Việt Nam. Xen kẽ với các điểm tham quan trong chương trình có thể dành một số thời gian cho du khách tham quan các di tích lịch sử, nghe hát trầu văn, xem múa rối nước, Đối với thị trường khách du lịch ở độ tuổi nghỉ hưu, công ty nên đưa các chương trình trọn gói dài ngày; từ 6 – 7 ngày. Trong mỗi chương trình công ty lo đầy đủ các dịch vụ cho khách từ khâu đầu tiên cho tới khâu cuối cùng như: đón khách, đặt phòng, đặt ăn, trả phòng Tất cả các khâu đều phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho khách và làm cho khách cảm thấy thoải mái nhất. Trong mỗi chương trình cần phải nêu được những nét đặc sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam. Đó là những di tích lịch sử, những danh lam thắng cảnh được cả thế giới công nhận: cố đô Huế, vịnh Hạ Long hay các hoạt động văn nghệ dân gian: hát quan họ Bắc Ninh, hò Huế, múa rối nước Trong quá trình phân loại thị trường, nếu xét thấy sản phẩm du lịch không còn phù hợp với xu thế hiện nay thì công ty nên huỷ bỏ hoặc thiết kế lại.Trong thực tế, khách du lịch nhất là khách du lịch Nhật Bản ngày càng tăng tính chọn lọc khi mua các chương trình du lịch mà thị trường Việt Nam laị có quá nhiều sản phẩm “bắt chước” như: chương trình du lịch Hà Nội – Hạ Long, Hà Nội – Huế Điều này làm nảy sinh sự nghi ngờ trong khách du lịch, nhất là khách du lịch Nhật Bản: “Liệu các chương trình du lịch của công ty lữ hành này có gì khác so với công ty lữ hành kia không?” Do vậy, công ty phải có sản phẩm mới để thu hút khách. Căn cứ vào mục tiêu của công ty nhằm vào thị trường khách nào mà có những sản phẩm mới phù hợp với đôí tượng khách đó. Cụ thể, công ty nên chú trọng sản phẩm theo một số định hướng sau: * Nâng cao tính độc đáo của sản phẩm – Mục tiêu của công ty là phải gần thị trường để cải tiến lại các sản phẩm nghĩa là làm sống lại sản phẩm hiện có. Để làm được điều này công ty phải căn cứ vào những kiến nghị của khách đã tham gia vào các chương trình của công ty, thường xuyên điều chỉnh lại các chương trình du lịch, như sự thay đổi một số tuyến điểm du lịch, thay đổi thời gian tại các điểm du lịch, thay đổi các khách sạn, hoặc thay đổi lịch trình chuyến đi( chương trình du lịch Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long có thể tăng cường thời gian tham quan ở Hạ Long giảm thời gian ở Hải Phòng. Hoặc một số chương trình du lịch xuyên Việt nên tăng thời gian thăm Huế, Hội An, đồng thời giảm thời gian ở Thành Phố Hồ Chí Minh). Với những điều chỉnh này giúp cho du khách có điều kiện thưởng thức những điều mới lạ, được hoà mình vào thiên nhiên, được thấy những nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Từ đó, tạo nên những chương trình du lịch có sức hấp dẫn, nâng cao hình ảnh, uy tín của công ty. Ngoài ra, công ty có thể phát triển chương trình du lịch thông qua việc tạo điều kiện cho khách tự thiết kế chương trình du lịch theo ý đồ của họ. Biện pháp này có nhược điểm là chi phí cao nhưng thoả mãn cao nhất nhu cầu của khách. – Để mở rộng thị phần và duy trì vị trí trên thị trường công ty nên có sản phẩm đích thực mới và duy nhất. Giải pháp này không chỉ thu hút được thị trường khách hàng tiềm năng mà còn có khả năng thu hút được cả những khách hàng đã tiêu dùng sản phẩm của công ty. Để tạo ra được chương trình mới, cán bộ công ty phải đến các điểm du lịch, tìm hiểu những nét văn hoá, thống nhất với dân cư địa phương để tổ chức các lễ hội cho du khách thưởng thức, làm việc với chính quyền sở tại để quản lý và bảo đảm an toàn cho khách. Để đảm bảo tính khả thi của chương trình du lịch mới này, công ty cần tiến hành các chương trình thực nghiệm và phải chấp nhận các rủi ro nếu có. Khi tiến hành các chương trình thử nghiệm cần mời các bạn hàng gửi khách tham dự, tạo điều kiện cho họ khảo sát về cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng xã hội du lịch. Tuỳ theo đặc điểm tiêu dùng của từng nhóm khách du lịch Nhật Bản mà đưa ra sản phẩm du lịch phù hợp . Dựa trên xu hướng du lịch ngày nay, công ty nên xây dựng các chương trình du lịch với những chủ đề như: du lịch sông nước, du lịch về cuội nguồn, du lịch tham quan kết hợp với lễ hội bằng nhiều loại hình thưởng thức như đi bộ, đi thuyền, cưỡi voi trên các vùng thiên nhiên hoang dã. Điều quan trọng hơn cả là công ty phải kết hợp nhuần nhuyễn giữa tiềm năng du lịch tự nhiên về phong cảnh, di tích lịch sử với truyền thống văn hoá dân tộc nhằm tạo ra những sản phẩm độc đáo mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam nhưng không gây ra ấn tượng xa lạ đối với khách du lịch Nhật Bản. * Đa dạng hoá sản phẩm Bên cạnh việc nâng cao tính độc đáo của sản phẩm thì đa dạng hoá sản phẩm cũng góp phần quan trọng trong việc hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty. Thực tế, công ty có ít các chương trình du lịch so với quy mô của công ty thị trường du lịch. Do đó, để giữ vững và phát triển nguồn khách công ty phải đa dạng hóa sản phẩm. Nguồn khách du lịch thường đa dạng đủ mọi thành phần, lứa tuổi, sở thích tiêu dùng khác nhau. Sự khác nhau về trình độ văn hoá, khả năng kinh tế, sở thích dẫn đến sự cảm nhận khác nhau về chương trình du lịch. Công ty nên xây dựng thêm các tour du lịch theo các loại hình sinh thái, du lịch thể thao, du lịch sông nước, du lịch thương nhân Khách du lịch Nhật Bản thích đi những tour du lịch ngắn ngày và ưa thích mua sắm đồ gốm, đồ lụa nên công ty có thể xác định các tour du lịch trên sông Hồng, Hà Nội – Bát Tràng Ngoài ra, công ty cần duy trì và củng cố các chương trình du lịch trọn gói chủ yếu và truyền thống như: Hà Nội – Hạ Long, các chương trình du lịch tham quan thắng cảnh ở phía Bắc. Các chương trình này cần được củng cố hoàn thiện bằng chất lượng cao, giá cả hợp lý. Công ty cần luôn biến đổi chủng loại sản phẩm của mình nhằm thoả mãn sự thay đổi liên tục của nhu cầu khách du lịch. – Với các chương trình ngắn ngày: do hạn chế về mặt thời gian nên khách du lịch Nhật Bản thường có những tour du lịch ngắn ngày tại Việt Nam. Do vậy, công ty cần chú trọng nghiên cứu “làm mới” lại chương trình của mình bằng cách thay đổi các tuyến điểm mới hoặc sắp xếp lại trật tự chương trình hay thay đổi trật tự vận chuyển. – Với các chương trình du lịch dài ngày: công ty khó có thể thay đổi linh họat được. Do đặc điểm của khách Nhật không thích đi các vùng núi xa xôi nên công ty cần chú trọng đến những điểm du lịch đặc trưng nổi tiếng như: Vịnh Hạ Long, Sa Pa làm cốt lõi cho chương trình. Ngoài ra, những tuyến điểm du lịch phụ trội có thể tuỳ theo yêu cầu của khách du lịch. * Chất lượng sản phẩm Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất khi xây dựng chương trình du lịch. Trên thực tế, việc xây dựng một chương trình du lịch mới rất khó mà lại dễ bị “bắt chước”. Do vậy, muốn tạo ấn tượng độc đáo và đặc trưng cho sản phẩm cần phải có các biện pháp nâng cao chất lượng và chủng loại dịch vụ trong chương trình. Để đạt được điều đó, công ty không ngừng nghiên cứu thị hiếu, nhu cầu của từng phân đoạn thị trường nhằm tạo ra chất lượng phục vụ phù hợp với sự mong đợi cuả đa số khách du lịch. Trong các chương trình du lịch, khách du lịch không chỉ là người mua mà họ còn tham gia vào trong quá trình tạo ra chất lượng sản phẩm. Do đó, nắm bắt tâm lý của khách là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, chất lượng phục vụ của nhân viên cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm mà các nhân viên phục vụ không phải lúc nào cũng cung ứng một mức phục vụ như nhau. Nên công ty cần có đội ngũ nhân viên có kỹ năng giao tiếp, khả năng xử lý thông tin nhanh nhạy và có hiệu quả. Chất lượng các chương trình du lịch trọn gói cũng phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng dịch vụ của các nhà cung cấp, các dịch vụ này nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của công ty. Chính vì vậy, trước khi mua dịch vụ của các nhà cung cấp công ty cần có sự thẩm định, kiểm tra các dịch vụ đó. Công ty nên đưa các tiêu chuẩn chất lượng cho các dịch vụ có trong chương trình tùy theo từng đối tượng khách và loại dịch vụ. Các hoạt động kiểm tra, kiểm định này phải được tiến hành theo một trình tự nhất định. Đồng thời, trong quá trình tổ chức thực hiện, công ty có thể duy trì cách tổ chức theo hình thức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng nhân viên với phạm vi kiểm soát nhất định, nhằm đưa đến cho khách hàng chất lượng tốt nhất. Việc nâng cao chất lượng chương trình du lịch không thể thiếu được hướng dẫn viên du lịch vì họ là những người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng trong cả chuyến đi nên quyết định phần lớn chất lượng của chương trình du lịch. Khách du lịch Nhật Bản chỉ thích hướng dẫn viên sử dụng ngôn ngữ của họ chứ không thích hướng dẫn bằng một thứ ngôn ngữ nào khác, họ sẵn sàng bỏ tiền ra thuê hướng dẫn viên nói tiếng Nhật. Do vậy, các hướng dẫn viên cho khách du lịch Nhật Bản cần nắm được ngôn ngữ phổ thông, sở thích, tôn giáo, thói quen trong ăn uống và cách cư xử của họ, để phục vụ khách một cách tốt nhất góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của công ty. Hiện nay, đội ngũ hướng dẫn viên nói tiếng Nhật của công ty còn ít, tuổi đời còn trẻ, chưa có kinh nghiệm về nghiệp vụ bởi hầu hết họ thường tốt nghiệp từ trường Đại học Ngoại ngữ ra, chưa qua trường lớp nghiệp vụ du lịch nên công ty cần tuyển thêm hướng dẫn viên có trình độ chuyên môn về du lịch. Ngoài ra, công ty có thể thuê thêm một số hướng dẫn viên lớn tuổi có trình độ ngoại ngữ và am hiểu về thị trường đầu tư của Việt Nam để hướng dẫn cho khách đi du lịch với mục đích khải sát thị trường vì đối tượng khách này hiện nay đến với công ty tương đối nhiều. Ngoài tiền đi tour theo hợp đồng công ty có thể trích thêm tiền hoa hồng cho hướng dẫn viên nhằm khuyến khích họ tận tình hơn trong công việc. Xuất phát từ tình hình thực tế trên công ty nên tuyển chọn thêm hướng dẫn viên du lịch nói tiếng Nhật để hướng dẫn cho khách du lịch là người Nhật. Việc tuyển chọn hướng dẫn viên nói tiếng Nhật cần có một số yêu cầu sau: + Có trình độ chuyên môn nghiệp vụ thể hiện bằng kiến thức về một số môn khoa học cần thiết, phương pháp và nghệ thuật hướng dẫn, trình độ ngoại ngữ tiếng Nhật tốt. + Hiểu biết về những sở thích và một số đặc điểm tâm lý chủ yếu của người Nhật, các phong tục tập quán. + Có ngoại hình cân đối, ưa nhìn, giao tiếp tốt, có kiến thức về kinh tế xã hội, có khả năng hướng dẫn theo các chương trình du lịch một cách độc lập. 3.3.2.2. Hoàn thiện chính sách giá: Trong nền kinh tế thị trường, chính sách giá là một yếu tố thu hút sự chú ý của khách. Sau yếu tố về chất lượng thì khách thường quan tâm đến giá cả vì họ khó có thể quyết định bỏ ra một khoản tiền lớn để mua những sản phẩm mà thực tế họ chưa nhìn thấy. Do đó, đối với các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp lữ hành nói riêng cần phải xây dựng và đưa ra một chính sách giá linh hoạt mềm dẻo. Đối với những tour du lịch mới, công ty nên áp dụng chính sách giá thấp, giá phân biệt, có thể nên giảm giá từ 10-12% hoặc tặng quà lưu niệm cho khách nhằm quảng cáo cho sản phẩm mới và thu hút sự chú ý của khách du lịch. Tại các thời điểm vắng khách, để khuyến khích đi du lịch công ty nên hạ giá các chương trình du lịch. Ngoài ra, khách du lịch Nhật Bản ưa đi theo tour du lịch trọn gói và đặc biệt thích đi theo các nhóm được tổ chức bởi các đại lý du lịch, trường học, tổ chức kinh doanhHọ không thích đi riêng lẻ, một mình trừ khi chuyến đi dó có mục đích kinh doanh. Do đó, công ty cần lưu ý đến một chế độ giảm giá cho các đoàn khách: – Nếu đoàn từ 20 người thì giảm 5% giá. – Nếu đoàn từ 30 người trở lên có thể giảm từ 6-8%. Mỗi chương trình du lịch có thể tính theo 3 mức giá: mức giá trung bình (standard), mức giá cao cấp (super) và mức giá sang trọng (deluxe) tuỳ thuộc vào chất lượng các dịch vụ khác nhau, tạo điều kiện cho khách có đủ khả năng thanh toán với từng mức giá khác nhau và quản lý thông tin về giá một cách có hệ thống hơn. Tuy khách du lịch Nhật Bản có khả năng thanh toán cao nhưng cũng là đối tượng quan tâm đến mức giá cả, họ có thể sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để đi du lịch nhưng đi kèm với nó phải là một hệ thống dịch vụ hoàn hảo từ đầu đến cuối. Trên thị trường du lịch Hà Nội hiện nay, sự cạnh tranh về giá đang giữ vị trí quan trọng, nó là yếu tố để cạnh tranh, thu hút khách. Vì vậy, công ty nên áp dụng mức giá như thế nào để vừa bù đắp chi phí, vừa có lợi nhuận nhưng vẫn có sức hấp dẫn khách. Thực tế giá của công ty cao hơn giá của các công ty khác trên thị trường. Để giảm bớt áp lực về giá, công ty du lịch Hà Nội nên tối thiểu hoá chi phí bằng cách lợi dụng ưu thế về quy mô, vị trí Ngoài ra, công ty có thể áp dụng chính sách giảm giá thông qua việc nâng cao chất lượng trong khi mức giá không thay đổi. Đây là một trong những biện pháp tối ưu để cạnh tranh lành mạnh. Đối với đoàn khách là những cặp vợ chồng mới cưới công ty cũng nên có giá ưu đãi nhằm khuyến khích họ đến Việt Nam du lịch hưởng “ tuần trăng mật”. 3.3.2.3. Chính sách phân phối Việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý cũng là một yếu tố quan trọng, công ty cần phải tổ chức phân phối các sản phẩm du lịch của mình đến người tiêu dùng một cách nhanh nhất nhằm phục vụ tối ưu nhu cầu của khách với chất lượng tốt nhất. Qua phân tích hoạt động kinh doanh trong những năm qua, công ty nên tập trung vào ba kênh phân phối sau: * Kênh 1: Khách hàng trực tiếp đến mua chương trình du lịch. Đây là kênh phân phối đem lại hiệu quả cao nhưng muốn thành công thì công ty nên áp dụng các biện pháp sau: – Tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm, hình ảnh của công ty một cách rộng rãi đến khách hàng. – Thường xuyên củng cố và duy trì uy tín, nhãn hiệu sản phẩm của công ty trên thị trường Nhật Bản. – Liên tục bổ sung các dịch vụ miễn phí trong quá trình thực hiện chương trình du lịch. – Cung cấp thường xuyên các dịch vụ miễn phí cho khách hàng quay lại lần hai mà vẫn sử dụng sản các phẩm của công ty. – Làm các sản phẩm quà tặng như: mũ, áo, túi sách phát cho khách sau mỗi chuyến đi du lịch. * Kênh 2: Kênh phân phối gián tiếp thông qua các công ty lữ hành gửi khách nhằm duy trì và mở rộng thị trường khách du lịch Nhật Bản, công ty cần phải: – Tạo lập mối quan hệ với các hãng lữ hành Nhật Bản thông qua các hội chợ triển lãm du lịch, các cuộc hội nghị, hội thảo về du lịch. – Thắt chặt mối quan hệ với các hãng lữ hành gửi khách mà công ty đang quan hệ bằng cách tổ chức các chuyến du lịch khảo sát, tìm hiểu về du lịch, tổ chức các hội nghị khách hàng của công ty. – Có những chính sách ưu đãi hợp lý đối với những hãng gửi khách có quan hệ lâu dài đưa ra các chính sách giá ưu đãi như: giảm giá với các hãng này, thời hạn thanh toán chậm hơn. – Tăng cường ký kết các hợp động ngắn hạn và dài hạn với các hãng lữ hành gửi khách lớn tại Nhật Bản trên cơ sở hợp tác nằm xây dựng chương trình du lịch hấp dẫn. * Kênh 3: Kênh phân phối thông qua các văn phòng đậi diện tại Nhật Bản. Công ty nên mở một văn phòng đại diện tại Nhật Bản nhằm thông tin cho khách, Thực hiện các chương trình quảng bá và bán sản phẩm. Đây là giải pháp đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn nhưng về lâu dài thì nó đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo dựng được uy tín và hình ảnh của công ty trên thị trường Nhật Bản. Công ty cần khai thác các nhà phân phối, vì họ không chỉ là những người tiêu thụ mà còn là những khách hàng của công ty, sử dụng họ nhằm thực hiện việc nghiên cứu nhu cầu và phát triển nhu cầu của khách du lịch. Những hội nghị khách hàng là môi trường thuận lợi để phát hiện ra nhu cầu của khách du lịch. Trong việc phát triển sản phẩm mới, nên lựa chọn những nhà phân phối như là những khách hàng thử nghiệm và đánh giá các chương trình này. Tức là sau khi nghiên cứu xây dựng chương trình mới công ty có thể mời đại diện các hãng du lịch thực hiện các chương trình này. Sau đó, lấy ý kiến của họ như các ý kiến của khách hàng nhằm mục tiêu xác định khả năng thương mại hoá của chương trình. Đây là phương pháp có hiệu quả nhiều mặt, vừa thắt chặt mối quan hệ với các nhà cung cấp, vừa có điều kiện thử nghiệm sản phẩm, vừa là hình thức quảng cáo hữu hiệu cho sản phẩm mới. 3.3.2.4. Tăng cường hoạt động xúc tiến, khuếch trương: Sau khi đã xây dựng được các chương trình du lịch thì làm thế nào để bán được chương trình du lịch đó cho khách du lịch một cách hiệu quả nhất? Muốn vậy, trước hết phải làm sao cho khách du lịch biết về sản phẩm (tour) của công ty. Như vậy, các hình thức quảng cáo đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút khách du lịch thâm nhập vào thị trường mới, tạo hình ảnh tốt của công ty với khách du lịch và các hãng gửi khách. Muốn thu hút khách công ty phải liên tục có các chương trình quảng cáo khuếch trương. Vì vậy, công ty cần có thêm công tác xúc tiến quảng cáo. Quảng cáo có vai trò quan trọng trong việc giới thiệu sản phẩm của công ty ra thị trường trong nước cũng như nước ngoài. Chính vì vậy, việc tổ chức mạng lưới quảng cáo trong công ty cần được xem xét đánh giá lại. Công ty nên chú trọng các việc: – Liên kết với các công ty trong và ngoài nước để phối hợp quảng cáo. – Tận dụng các mối quan hệ của công ty đối với các nhà cung cấp để quảng cáo và bán các chương trình du lịch. – Tổ chức bộ phận chuyên quảng cáo trong công ty. Bộ phận này được thành lập sẽ đem lại hiệu quả hơn trong việc đi sâu, đi sát lĩnh vực quảng cáo. Bộ phận này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn về quảng cáo, có kiến thức về văn học, lịch sử, hiểu biết về văn hoá - xã hội, tâm lý của đối tượng nhận thông tin từ quảng cáo và hiểu biết về pháp luật. * Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quảng cáo của công ty du lịch Hà Nội : – Đa dạng hoá loại hình quảng cáo: phát hành các ấn phẩm quảng cáo như: tập gấp, tranh ảnh, pano, áp phích, băng hình, video, đĩa CD-ROM tranh thủ các phương tiện thông tin đại chúng khác trong và ngoài nước để quảng cáo. – Đổi mới về hình thức và nội dung của các ấn phẩm quảng cáo để phát hành rộng rãi ra nước ngoài, đặc biệt là tại các thị trường Nhật, Pháp, Trung Quốc. – Các ấn phẩm quảng cáo phải phản ánh rõ tiềm năng du lịch và khả năng phục vụ mang đậm tính truyền thống dân tộc. Đặc biệt chú trọng đến tính nghệ thuật và các hình thức của ấn phẩm sao cho ngang bằng với trình độ quốc tế. – Tuỳ thuộc vào đặc điểm tâm lý của từng thị trường khách mục tiêu mà đưa ra các ấn phẩm quảng cáo phù hợp. Khách du lịch Nhật Bản thích những nét độc đáo mang tính dân tộc như rối nước, lễ hội, âm nhạc dân tộc và thích mua sắm các đồ sành sứ. Chính vì vậy mà trong các ấn phẩm quảng cáo công ty nên đề cập và đi sâu giới thiệu chúng nhằm lôi cuốn khách du lịch. Công ty có thể tổ chức các chương trình quảng cáo đặc biệt để phát động thị trường trong từng giai đoạn, đồng thời có những hình thức khuyến khích đặc biệt ngoài thời vụ du lịch. – Khai thác triệt để mỗi kỳ quảng cáo tại hội chợ về du lịch, tiến hành quảng bá sản phẩm du lịch ra nước ngoài không chỉ với công ty gửi khách mà cần kết hợp cho cả người dân sống tại nước đó. Công tác chuẩn bị cho hội chợ cần được quan tâm kỹ lưỡng và việc trang trí gian hàng hội chợ phản ánh rõ nét hoạt động của công ty. Để thu hút được nhiều khách đến thăm gian hàng của mình công ty cần chú ý đến việc chuẩn bị các tặng phẩm cho khách, trên những tặng phẩm này có tên và địa chỉ của công ty. Các tặng phẩm đó có thể là đồ thủ công mỹ nghệ của đất nước. Ngoài ra, các hoạt động hỗ trợ cho công tác quảng cáo cũng nên chú trọng như: tổ chức các trò chơi có thưởng, phát hành xổ số có ghi tên địa chỉ của công ty và số hiệu giao hàng, người tham gia chỉ cần điền tên và địa chỉ của mình rồi bỏ vào thùng phiếu tại gian hàng của công ty. Tuy nhiên, sự thành công ít hay nhiều còn phụ thuộc nhiều vào khả năng của người đại diện của công ty khi giao tiếp với khách hàng. Do đó, khi tham gia hội chợ, công ty cần phải cử cán bộ có trình độ ngoại ngữ và chuyên môn để có thể diễn đạt ý tưởng lưu loát, thông thạo các thông tin liên quan đến sản phẩm của công ty để có thể giới thiệu và giả đáp những vấn đề mà khách hàng quan tâm . Ngoài ra, cán bộ được cử đi hội chợ cần có kỹ năng giao tiếp tốt để sau khi giao tiếp khách hàng có sự tin tưởng vào công ty. * Phương tiện quảng cáo công ty nên chú trọng phát triển: – ấn phẩm quảng cáo: Các loại hình quảng cáo như tập gấp, pano, áp phíchlà những phương tiện quảng cáo phổ cập nhất đối với các công ty du lịch ở Việt Nam nói chung và ở công ty du lịch Hà Nội nói riêng. Loại hình quảng cáo này đem lại hiệu quả cao và không thể thiếu được đối với công ty. Để những phương tiện này thực sự đem lại hiệu quả cao nhất thì nội dung phải ngắn gọn và giới thiệu được hầu hết các sản phẩm lữ hành của công ty. Hiện nay, việc in ấn các Brocher về hình thức còn to, dầy và nhiều tranh ảnh về các tuyến điểm còn trùng lặp. Do vậy, các phương tiện quảng cáo của công ty cần phải giảm số lượng tranh ảnh trùng lặp, điều này giúp cho khách du lịch dễ đọc và hiểu nội dung quảng cáo và tiết kiệm được chi phí. – Phối hợp với đường sắt: Cũng như đường hàng không, đường sắt cũng là phương tiện vận chuyển khách nhưng ở phạm vi hẹp hơn nhiều. ở Việt Nam, các tuyến đường sắt chủ yếu phục vụ trong nước, chỉ có một tuyến sang nước ngoài là Hà Nội – Bắc Kinh. Vì vậy, công ty có thể liên kết quảng cáo với ngành đường sắt để thu hút khách nội địa và khách Trung Quốc bằng những phương tiện in ấn thích hợp. – Phối hợp với thương mại: Hiện nay, hình thức quảng cáo này phổ biến tại các nước trên thế giới. Đây là biện pháp quảng cáo khá rộng rãi đối với các sản phẩm du lịch của công ty. Công ty có thể hợp tác, liên kết với các tổ chức thương mại nhằm quảng cáo cho cả hai sản phẩm: Sản phẩm du lịch và một sản phẩm hay dịch vụ khác. Trên tờ giới thiệu sản phẩm của một tổ chức thương mại có thể giới thiệu chương trình du lịch Việt Nam thông qua công ty. Mặt khác, trên các tập gấp, Brocher khi giới thiệu các sản phẩm du lịch của công ty thì có thể giới thiệu các sản phẩm liên quan mà khách du lịch sẽ có dịp được mua sắm hoặc được thưởng thức tại Việt Nam do các tổ chức thương mại cung cấp. Ngoài ra, công ty có thể phối hợp với các tổ chức thương mại để tham gia tài trợ một số hoạt động văn hoá thể thao trong và ngoài nước. – Hợp tác giữa các khách sạn nhà hàng và các trung tâm lữ hành- tuyến điểm: ở Việt Nam đây là một loại hình hợp tác quảng cáo đang phát triển, các bên tham gia hợp tác tạo nên một sản phẩm du lịch và cùng quảng cáo cho sản phẩm này trên cùng một phương tiện quảng cáo và cùng một thị trường. Dựa trên mối quan hệ lâu năm của mình, công ty sẽ lựa chọn cho mình các đối tác có triển vọng nhát để cùng thực hiện việc liên kết quảng cáo này. Các phương tiện quảng cáo phù hợp nhất cho hình thức này là các bưu ảnh, tập giấy,Chi phí quảng cáo sẽ được phân bổ theo diện tích mà công ty sử dụng trên tờ quảng cáo chung hay theo một tỷ lệ nào đó mà công ty và đối tác tham gia đã thoả thuận. * Ngân quỹ dành cho quảng cáo: Công ty du lịch là một doanh nghiệp nhà nước, do vậy công ty hoạt động độc lập nhưng vẫn nằm trong định hướng của nhà nước. Không phải ngẫu nhiên mà tổ chức du lịch thế giới nhấn mạnh rằng: “ Nếu công ty lữ hành muốn duy trì hình ảnh của mình ở nước ngoài thì công tác quảng cáo phải được quan tâm đặc biệt ” nhất là kinh phí dành cho hoạt động quảng cáo, “ công tác tuyên truyền quảng cáo góp phần quan trọng trong việc thu hút khách và tạo ra lợi nhuận cho công ty ”. Trong những năm qua vấn đề quảng cáo của công ty còn yếu, một mặt do sự chuyển đổi tổ chức của ngành nên vấn đề này chưa được quan tâm dúng mức, chưa định hướng được chính sách quảng cáo cho các sản phẩm du lịch của công ty và thiếu đầu tư cho đội ngũ cán bộ cũng như việc lập kế hoạch, xây dựng kênh tuyến để tuyên truyền quảng cáo. Mặt khác kinh phí đầu tư dành cho quảng cáo còn hạn hẹp. Do đó, hình ảnh của công ty trên thị trường du lịch trong nước cũng như khu vực còn hạn chế. Công ty cần thiết lập một ngân quỹ theo nhiệm vụ và mục tiêu của hoàn động quảng cáo dựa trên việc tính toán thị trường. Việc làm cần thiết là ấn định các mục tiêu đề ra. Thực hiện phương thức này tuy tốn nhiều thời gian và công sức nhưng nó đem lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh của công ty. Với việc xác lập ngân quỹ giành cho quảng cáo công ty nên áp dụng phưong pháp tính theo tỷ lệ % lợi nhuận làm ngân sách giành cho quảng cáo vì với nguồn kinh phí cố định này các hoạt động quảng cáo sẽ bị chi phối bởi tình hình kinh doanh cũng như lợi nhuận của công ty. * Đào tạo nhân viên trong hoạt động quảng cáo: Công thực hiện các hoạt động quảng cáo của mình mà không thông qua một đại lý quảng cáo nào khác nên công ty cần chú trọng tới đội ngũ cán bộ làm công tác quảng cáo. Do đội ngũ cán bộ và nhân viên quyết định tới sự thành công hay thất bại của các chính sách quảng cáo nên công ty phải chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực trình độ nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ, kỷ luật lao động và có trác nhiệm đối với công việc nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong quảng cáo. Lãnh đạo bộ phận quảng cáo là người có hiểu biết và đề xuất các chính sách quảng cáo phù hợp, các chế độ tiêu chuẩn, định mức và quy tắc nghiệp vụ. Người lãnh đạo phải hiểu biết về quản lý kinh tế, lập các kế hoạch quảng cáo, hạch toán kinh tế, giao dịch tài chính ngoại tệ,hoạt động thương mại, nắm vững các chuyên môn, đồng thời có nghệ thuật giao tiếp với cán bộ công nhân viên dưới quyền. Người chỉ đạo phải tháo vát, linh hoạt, thông thạo công việc, thông minh lịch sự, vững vàng về tư tưởng và có tính thuyết phục cao. Bộ phận viết quảng cáo phải được đào tạo có trình độ chuyên môn về quảng cáo, kiến thức về văn học, lịch sử, hiểu biết về văn hoá xã hội, tâm lý của đối tượng nhận thông tin từ quảng cáo và hiểu biết về pháp luật. Một đặc điểm của khách du lịch Nhật Bản là rất thích quay phim và chụp ảnh nhưng công ty chưa có bộ phận chụp ảnh, quay phim nên phải liên kết với các tổ chức nhiếp ảnh. Tuy nhiên các cán nhân viên phải có những nhìn nhận, góp ý kiến với các tổ chức nhiếp ảnh. Bên cạnh đó, công ty nên chú trọng chăm sóc đội ngũ cán bộ bằng cả vật chất và tinh thần, có chế độ lương thưởng hợp lý để khuyến khích mọi người say mê, tận tuỵ với công viêc, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 3.3.2.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ lao đông: Nói tới nâng cao chất lượng dịch vụ thì một yếu tố quan trọng quyết định đó là nguồn nhân lực. Cán bộ công nhân viên phải luôn tỏ ra tận tình, chu đáo với khách và nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách Nhật. Tuy nhiên, người Nhật Bản rất phức tạp trong việc biểu hiện suy nghĩ và tình cảm nên cần có sự hiểu biết tâm lý của họ thông qua một số giải pháp sau: – Tổ chức các lớp học nâng cao trình độ chuyên môn cho các hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Nhật Bản không chỉ về quy trình phục vụ mà cả những khác biệt về văn hoá. – Mở các lớp học tiếng Nhật cho đội ngũ lao động trực tiếp giao tiếp với khách. – Cử những người quản lý của công ty sang các công ty du lịch Nhật Bản học hỏi kinh nghiêm phục vụ khách Nhật. – Mời các nhân viên đại lý lữ hành của Nhật sang trợ giúp trong việc đào tạo nhân viên. – Có những lớp học ngắn ngày về phong cách phục vụ khách Nhật cho các nhân viên trong công ty theo các băng hình sẵn có. Bên cạnh đó công ty cần: + Tiếp tục sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý đến từng nhân viên thừa hành. + Tăng cường việc nâng cao tinh thần trách nhiệm, nâng cao khả năng nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên trong dây truyền phục vụ khách. + Kiểm soát chặt chẽ chất lượng và giá phục vụ khách, giám sát cán bộ công nhân viên về mặt kỹ thuật, nghề nghiệp và kỷ luật lao động khi họ được phân công phục vụ khách nhằm nâng cao uy tín cho công ty. + Kiên quyết loại trừ các trường hợp thiếu trách nhiệm trong việc phục vụ khách kể cả tại cơ quan và ở nơi có hợp đồng đưa đón khách. Ngoài ra, trong công tác tuyển chọn lao động, để có đội ngũ lao động có trình độ, công ty cần phải làm chặt chẽ ngay từ khâu tuyển chọn ban đầu. Để tăng cường sự gắn bó giữa nhân viên với công ty, quan tâm hơn nữa đến đời sống tinh thần, vật chất của nhân viên như: có chế độ lương thưởng hợp lý, tổ chức tặng quà chúc mừng sinh nhật các thành viên để tăng thêm sự say mê, tận tuỵ với công việc của mỗi nhân viên trong ty. 3.3.3. Một số kiến nghị khác: Trong vài năm trở lại đây, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế nói chung và hoạt động khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản tại công ty du lịch Hà Nội đã có những bước phát triển. Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng cường khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản trong thời gian tới đòi hỏi các cấp, ngành có liên quan đưa ra những chính sách, cơ chế thuận lợi, hợp lý. Trong phạm vi bài viết này em xin đề xuất một số kiến nghị sau: 3.3.3.1. Đối với chính phủ: Nhà nước cần duy trì sự quan tâm, đánh giá đúng mức đối với ngành kinh tế du lịch. Hiện nay, chế độ thủ tục, thời gian, lệ phí, phụ phí, visa đã được chính phủ quan tâm và cải thiện nhiều so với trước nhưng vẫn còn trở ngại đối với khách du lịch. Thực tế cho thấy nhiều nước có lượng khách quốc tế lớn đều miễn visa cho khách du lịch: Malaisia miễn visa cho khách du lịch trên 40 nước. Do đó, để tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế vào Việt Nam chính phủ cần có cơ chế, chính sách thông thoáng về thủ tục xuất nhập cảnh. Cụ thể, chính phủ cần áp dụng chế độ miễn visa tại các cửa klhẩu kể cả đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không để khuyến khích khách du lịch vào Việt Nam. Cải tiến hơn nữa thủ tục và nâng cao tinh thần thái độ đón khách tại các cửa khẩu quốc tế, các sân bay, cảng biển, các cửa khẩu đường bộ. Đối với khách du lịch Nhật Bản, chính phủ không ngừng củng cố quan hệ ngoại giao nhằm tiến tới miễn thị thực, visa cho khách Nhật vào Việt Nam. Ngoài ra, chính phủ nên tổng kết đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh của các công ty liên doanh để có chính sách phù hợp. Định hướng, tư vấn, tạo lập hành lang pháp lý hỗ trợ việc thành lập và phát triển một vài công ty chuyên doanh xe vận chuyển đặc chủng chở khách du lịch ( có thể tham khảo kinh nghiệm của các công ty liên doanh như PEACE TOUR, công ty xe buýt về chính sách thuế ưu đãi nhập khẩu) và một vài chuyên doanh về hướng dẫn viên du lịch ( tuyển dụng, đào tạo nguồn và cho các công ty có nhu cầu thuê); thành lập các tập đoàn chuyên doanh các cửa hàng shopping, các nhà hàng ẩm thực. 3.3.3.2. Đối với tổng cục du lịch: Do thông tin về du lịch Việt Nam còn quá ít tại các thị trường du lịch lớn nên cần phải đầu tư cho tuyên truyền, quảng bá mạnh mẽ tại những thị trường trọng điểm và tiềm năng, trong đó có thị trường khách Nhật Bản, để du khách tại những thị trường này hiểu rằng Việt Nam là đất nước hoà bình, mở cửa, ổn định , mến khách và có nhiều tiềm năng du lịch độc đáo, đa dạng, hấp dẫn. Do vậy, tổng cục du lịch Việt Nam cần: – Thành lập các cơ quan chuyên trách về xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam tại Nhật Bản có sự tham gia của các đại lý lữ hành. – Thành lập các cơ quan chuyên trách về xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam, tư vấn và có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch tham gia các đợt đi hội chợ, xúc tiến quảng bá du lịch ở nước ngoài như bảo lãnh visa, giảm giá vé máy bay, phòng khách sạn. – Cần có sự nghiên cứu, tìm hiẻu các phong tục tập quán của người Nhật và viết thành sách cho các nhân viên ngành du lịch nắm bắt được tâm lý của khách Nhật. Đồng thời, phát hành và phân phát các sách giới thiệu về du lịch Việt Nam và các tài liệu khác có liên quan bằng tiếng Nhật, phát miễn phí cho khách du lịch khi hộ đến Việt Nam. – Đẩy mạnh quan hệ du lịch và vận chuyển hàng không nhằm xây dựng các chương trình thu hút khách du lịch từ nhiều thị trường trọng điểm và tiềm năng vào du lịch Việt Nam trong đó có thị trừơng Nhật Bản. – Có chính sách cải tạo lại điều kiện phục vụ tại các điểm du lịch, khu du lịch, tuyến du lịch giúp cho các doanh nghiệp tạo ra thêm nhiều sản phẩm có sức hấp dẫn, độc đáo, phát triển du lịch bền vững và quảng bá sản phẩm du lịch Việt Nam trên thị trường quốc tế. Cần có chính sách cải thiện một cách căn bản môi trường tự nhiên và môi trường xã hội tại các diểm du lịch làm cho khách quốc tế có ấn tượng tốt đẹp về các điểm du lịch Việt Nam, kéo dài ngày lưu trú của khách, tăng tỷ lệ khách quay lại lần hai. – Để thu hút khách cùng với tạo sản phẩm hấp dẫn, phải chú trọng đầu tư cho quảng bá xúc tiến du lịch ở nước ngoài. ở singapo và Thái Lan để thu hút được 6 -7 triệu khách du lịch trên năm cơ quan quản lý du lịch ở mỗi nước đã đặt18 – 20 văn phòng đại diện ở các nước để quảng bá, tiếp thị, thu hút khách. Cho đến nay Việt Nam chưa có một văn phòng đại diện quốc gia nào cho ngành du lịch tại nước ngoài. Do vậy, tổng cục du lịch cần kiến nghị với chính phủ cho cơ chế trích một phần ngân sách thu từ du lịch cho ngành du lịch được đầu tư trực tiếp để phát triển du lịch, cho phép và cấp kinh phí từ ngân sách nhà nướcđể đặt một số văn phòng đại diện của du lịch Việt Nam tại một số nước là thị trường du lịch trọng điểm trong đó có Nhật Bản nhằm đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài. Bên cạnh đó, tổng cục du lịch cho thiết lập các văn phòng thông tin du lịch phục vụ khách quốc tế miễn ohí ở các sân bay quốc tế và các thành phố lớn để giải đáp kịp thời và thuận lợi thông tin cho du khách. – Mở rộng hợp tác quốc tế, triển khai những hiệp định đã ký kết nhất là hướng dẫn và khích lệ các doanh nghiệp du lịch Việt Nam tăng cường quan hệ bạn hàng với các hãng du lịch quốc tế, trong đó có các hãng lữ hành Nhật Bản. Tích cực tham gia hoạt động của các tổ chức du lịch thế giới, hiệp hội du lịch Châu á -Thái Bình Dương. – Ngành du lịch cần tiếp tục chủ động đề xuất với các ngành liên quan để có những quyết định kịp thời hỗ trợ cho các doanh nghiệp du lịch, có giải pháp cấp thời và lâu dài cho sự phát triển du lịch; Công tác dự báo phải khoa học và chính xác, công tác tư vấn hướng dẫn thực hiện phải kịp thời, sát thực và phù hợp; duy trì chấn chỉnh sự cạnh tranh theo hướng lành mạnh và bình đẳng. – Tổng cục du lịch Việt Nam phối hợp với bộ văn hoá thông tin để đưa các đoàn văn nghệ sang biểu diễn nghệ thuật truyền thống của Việt Nam như đàn bầu, múa rối nước – là những loại hình nghệ thuật mà người Nhật rất ưa thích để lôi cuốn khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam. 3.3.3.3. Đối với địa phương: – Cần tổ chức giáo dục cộng đồng dân cư địa phươngvì người dân tại các địa phương du lịch là đại diện cho điểm du lịch đó. Qua họ, du khách có thể nhận thấy những nét đẹp, nét tiêu biểu, những nét thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. – Ngăn chặn tình trạng bám theo khách tại các điểm du lịch. – Các địa phương phải chủ động, chỉ đạo và đôn đốc sự phối hợp giữa các ngành có liên quan như du lịch, công an, giao thông, lao động thương binh xã hội, văn hoáđể giải quyết dứt điểm các bất cập và tệ nạn xã hội. – Mỗi địa phương phải đảm bảo an toàn, không có chiến tranh, không có trộm cắp, không chèo kéo tại các điểm du lịch. – Cần quản lý di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cho việc phát triển du lịch, tăng cường phối hợp liên ngành trên địa bàn để chấn chỉnh trật tự, vệ sinh môi trường và an toàn, an ninh cho du khách. Nói tóm lại, khách tham quan du lịch Nhật Bản nói riêng và khách du lịch nói chung sẽ chọn một điểm du lịch mà không chỉ có cảnh đẹp, có nhiều di tích văn hoá, lịch sử, các món ăn ngon, và các trò vui chơi giải trí mà còn chọn nơi có hoạt động du lịch được tổ chức tốt, môi trường kinh doanh du lịch trong sạchvà các dịch vụ có chất lượng, lòng hiếu khách của nhân viên trong ngành du lịch tại điểm du lịch. Do vậy các cơ quan chức năng có liên quan cần đẩy mạnh tiếp thị, quảng bá cả trong và ngoài nước, đa dạng hoá, đặc thù hoá nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam. đồng thời tích cực tăng cường chuyển biến nhận thức về du lịch, giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, phong tục tập quán, tăng cường ý thức bảo vệ di sản thiên nhiên, văn hoá, lịch sử của đất nước. Mong rằng với nhu cầu đi du lịch cao của người Nhật và mối quan hệ hợp tác kinh tế – văn hoágiữa Việt Nam và Nhật Bản tăng nhanh, những hoạt động du lịch ngày càng được nâng cao chất lượng của du lịch Việt Nam nói chung và của công ty du lịch Hà Nội nói riêng sẽ thu hút được lượng khchs du lịch Nhật Bản đến Việt Nam, đến công ty ngày càng cao hơn. Kết luận Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống đi du lịch. Họ đi du lịch để nghỉ ngơi thoát khỏi những áp lực của cuộc sống công nghiệp, để tham quan thắng cảnh và quan trọng nhất là để hiểu biết. Với thu nhập quốc dân cao và được sự khuyến khích của chính phủ đã góp phần làm gia tăng nhu cầu đi du lịch nước ngoài của người dân Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường gửi khách du lịch lớn thứ 3 thế giới sau Mỹ và pháp tính cả về số lượng khách và chi tiêu cho du lịch. Hàng năm có 17 triệu người Nhật ra nước ngoài, chi tiêu 40 tỷ USD cho du lịch. Châu á là điểm đến ưu thích nhất của người Nhật, chiếm khoảng 48 % thị trường out- bound Nhật ( năm 2001). Trong đó du lịch out- bound từ Nhật đến Đông Nam á chiếm khoảng 22%. Căn cứ vào các kết quả cho thấy khách du lịch Nhật Bản thích chọn những địa điểm an toàn, có khoảng cách gần và lưu lại đó ít ngày. Do vậy, Việt Nam là một địa điểm du lịch không chỉ đáp ứng khách Nhật về mặt sở thích mà còn là nơi tạo ra sức hấp dẫn mới đối với họ khi đã có sự nhàm chán tại các khu nghỉ mát tại Thái Lan. Nước ta có tiềm năng phong phú về cảnh quan thiên nhiên và di tích lịch sử nên có thể thu hút đưọc khách Nhật trung niên tới thăm. Hơn thế nữa những nét tương đồng về văn hoá và các món ăn nổi tiếng của Việt Nam, những đồ gỗ, những đồ thủ công mỹ nghệ được bán tại Nhật cũng góp phần thu hút khách du lịch Nhật Bản đến tận nơi xuất xứ để thưởng thức và mua sắm. Đồng thời quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được củng cố, mở rộng, cùng với sự giao lưu về kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ thuậtlà tiền đề cho sự phát triển quan hệ hợp tác nói chung và lĩnh vực du lịch nói riêng. Công ty du lịch Hà Nội được đánh giá là một trong những công ty lữ hành hàng đầu tại Việt Nam. Qua những thông tin trên đủ để ta khẳng định rằng: Nhật Bản hiện nay đang là một thị trường đầy tiềm năng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản nhằm đề ra các biện pháp tăng cường khai thác và phát triển thị trường tiềm năng này là vấn đề quan tâm hàng đầu của công ty du lịch Hà Nội hiện nay. Dựa trên những kiến thức đã được học, kết hợp với thời gian thực tập tại công ty du lịch Hà Nội, em mong muốn đóng góp được phần nào ý kiến của mình nhằm phát triển thị trường khách du lịch Nhật Bản tại công ty. Do thời gian thực tập chông dài cũng như kiến thức của bản thân còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót và sự hạn chế trong mức độ đánh giá. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý của các thầy cô, ban lãnh đạo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên và các bạn đọc khác. Một lần nữa, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo – Ths Nguyễn Văn Đảng, các thầy cô giáo trong khoa khách sạn- du lịch cùng toàn thể các cán bộ công nhân viên tại công ty du lịch Hà Nội đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 05 năm 2003 Sinh viên Vũ Thị Mai Hồng Tài liệu tham khảo PGS – TS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh- Giáo trình: “Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch” – Nhà xuất bản Thống Kê năm 1998. TS Nguyễn Văn Lưu – “Thị trường du lịch” – Nhà xuất bản đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1998. ThS Vũ Đức Minh – “Tổng quan về du lịch” – NXB Giáo dục- 1999. Nhập môn khoa học du lịch Đổng Ngọc Minh – Vương Lôi Đình – “Kinh tế du lịch và du lịch học” NXB trẻ- 2002 Nhật Bản ngày nay – Hiệp hội quốc tế và thông tin giáo dục Tạp chí NIPPONIA tìm hiểu Nhật Bản. Tạp chí du lịch Việt Nam tháng 11, 12 năm 2002, tháng 1, 2, 3 năm 2003. Báo du lịch Pháp lệnh du lịch Việt Nam Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội năm 2000, 2001, 2002 Tài liệu hội thảo: Xúc tiến thị trường du lịch Nhật Bản tới Hà Nội và các tỉnh phía Bắc – Hà Nội, tháng 8/2002 Mục lục Lời mở đầu ChươngI Một số vấn đề cơ bản về khách du lịch, khách du lịch, thị trường du lịch và khách du lịch Nhật Bản 1.1 Một số khái niệm cơ bản 4 1.1.1 Khái niệm du lịch 4 1.1.2 Khách du lịch 6 1.1.2.1 Định nghĩa 6 1.1.2.2 Phân loại khách du lịch 7 1.1.3 Thị trường du lịch 8 1.1.3.1 Khái niệm thị trường và thị trường du lịch 8 1.1.3.2 Đặc điểm của thị trường du lịch 9 1.1.3.3 Phân loại thị trường du lịch 10 1.1.4 Các yếu tố hấp dẫn du lịch 12 1.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng tới dòng khách du lịch 14 1.1.6 Mô hình hệ thống thu hút khách du lịch 17 1.1.7 Các biện pháp phát triển thị trường khách du lịch 19 1.1.8 ý nghĩa của việc nghiên cứu phát triển thị trường khách du lịch 21 1.2 Khái quát về thị trường khách du lịch Nhật Bản 22 1.2.1 Những nét đặc trưng của khách du lịch Nhật Bản 22 1.2.1.1 Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản 22 1.2.1.2 Đặc điểm tâm lý của người Nhật Bản 24 1.2.2 Quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong một số lĩnh vực và ảnh hưởng của nó tới luồng khách du lịch của Nhật tới Việt Nam 26 1.2.3 Xu hướng vận động thị trường khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam 27 Chương II Thực trạng thị trường khách du lịch Nhật Bản của công ty du lịch Hà Nội 2.1 Giới thiệu khái quát về công ty du lịch Hà Nội 29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29 2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 31 2.1.2.1 Mô hình tổ chức bộ máy 31 2.1.2.2 Chức năng các bộ phận 32 2.1.3 Điều kiện kinh doanh của công ty du lịch Hà Nội 33 2.1.3.1 Môi trường vĩ mô 33 2.1.3.2 Môi trường cạnh tranh trực tiếp 35 2.1.3.3 Môi trường vi mô 35 2.1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 37 2.2 Thực trạng khai thác thị trường khách du lịch Nhật Bản 41 2.2.1 Đặc điểm thị trường khách du lịch Nhật Bản của công ty 41 2.2.1.1 Cơ cấu và số lượng khách 41 2.1.2.2 Thời gian đi du lịch 43 2.2.1.3 Cơ cấu chi tiêu 44 2.2.2 Kết quả khai thác khách du lịch Nhật Bản của công ty 46 2.2.3 Các hoạt động khai thác, mở rộng thị trường khách du lịch Nhật mà công ty du lịch Hà Nội đã và đang sử dụng 48 2.2.3.1 Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật Bản 49 2.2.3.2 áp dụng các chính sách marketing hỗn hợp 49 Chương III Một số giải pháp phát triển thị trường khách Nhật Bản tại công ty du lịch Hà Nội 3.1 Xu hướng và triển vọng phát triển của du lịch Việt Nam và Hà Nội 58 3.2 Phương hướng và mục tiêu của công ty du lịch Hà Nội trong thời gian tới 61 3.2.1 Phương hướng 61 3.2.2 Mục tiêu 62 3.3 Kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển thị trường khách Nhật Bản tại công ty du lịch Hà Nội 62 3.3.1 đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 63 3.3.2 Một số giải pháp đối với công ty 64 3.3.2.1 Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm 64 3.3.2.2 Hoàn thiện chính sách giá 70 3.3.2.3 Chính sách phân phối 71 3.3.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến, khuếch trương 73 3.3.2.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 77 3.3 3 Một số kiến nghị khác 79 3.3.3.1 Đối với chính phủ 79 3.3.3.2 Đối với tổng cục du lịch 80 3.3.3.3 Đối với địa phương 81 Kết luận 83 Tài liệu tham khảo

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQT1384.doc
Tài liệu liên quan