Đề tài Một số vấn đề cơ bản về hình thức đầu tư trực tiếp nươc ngoài

Xu thế toàn cầu nền kinh tế thế giới đặt tất cả các quốc gia trước những cơ hội và thách thức to lớn. Trong xu thế đó, đầu tư nước ngoài là một tất yếu và là điều kiện về vốn công nghệ cho sự hội nhập và phát triển của các quốc gia. Tuy thời gian qua, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định nhưng chúng ta không phải không còn những khó khăn trong việc tạo lập và tạo dựng một nguồn đầu tư hiệu quả. Chính vì vậy, trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới toàn diện, tập trung nguồn lực và tranh thủ các cơ hội để hoà nhập và phát triển kinh tế. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong thời kỳ tới tạo điều kiện cho đầu tư trong nước và nâng cao tiềm lực nền kinh tế là thực hiện mục tiêu của Việt Nam trong thế kỷ tới.

doc63 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1168 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Một số vấn đề cơ bản về hình thức đầu tư trực tiếp nươc ngoài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và chưa có chính sách hỗ trợ thoả đáng của Nhà nuớc. 2.4 Quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI còn nhiều khiếm khuyết: Hệ thống pháp luật nước ta còn đang trong quá trình hoàn chỉnh nên thiếu đồng bộ. Việc thi hành pháp luật còn tuỳ tiện. Trong những năm đầu, do thiếu kinh nghiệm và không nhận thức đầy đủ tính phức tạp của vấn đề nên chưa coi trọng đúng mức công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI. Do đó, đã để xảy ra tình trạng lúng túng trong xử lý vấn đề phát sinh hàng ngày khi số dự án FDI tăng nhanh; phân công, phân nhiệm không rõ; có hiện tượng buông lỏng quản lý vừa can thiệp sâu vào hoạt động của doanh nghiệp. Chế độ thông tin báo cáo chưa vào nền nếp nên cơ quan quản lý các cấp thiếu phối hợp chặt chẽ và không nắm chắc được tình hình doanh nghiệp, chậm chạp trong sử lý các kiến nghị của doanh nghiệp. 2.5 Môi trưòng đầu tư ở Việt Nam còn nhiều rủi ro: Chính sách của nhà nước hay thay đổi, thiếu rõ ràng, cơ sở hạ tầng yếu kém, chi phi sinh hoạt thay đổi và không bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chuyển đổi ngoại tệ còn nhiểutở ngại, phiền hà. Chúng ta chưa có chính sách ưu đãi riêng đối với các tập đoàn lớn,xuyên quốc gia đã có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam nhằm duy trì, đẩy mạnh đầu tư của các tập đoàn này tại Việt Nam, trên cơ sở đó lôi kéo theo các nhà đầu tư có tiềm năng khác. II.Thực trạng các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: 1.Hình thức doanh nghiệp Liên doanh: 1.1 Những đóng góp: Doanh nghiệp liên doanh là hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu, chiếm tới 50,2% số dự án 64,7% vốn đầu tư đã được cấp giấy phép. Quy mô vốn đầu tư bình quan mỗi dự án là 18,7 triệu USD, trong đó có những dự án đầu tư đòi hỏi hàng tỷ USD như dự án liên doanh lọc dầu Việt – Xô tại Quảng Ngãi có vốn đầu tư 1,3 tỷ USD, dự án khu đô thị Nam Thăng Long Hà Nội vốn đầu tư tới 2,1 tỷ USD. Đến hết tháng 12 năm 2000 đã có 1035 dự án Liên doanh đựoc cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư gần 22 tỷ USD, trong đó vốn đã thực hiện đạt hơn 9,7 tỷ USD, tạo ra gần 150000 việc làm. Xuất phát từ định hướng thu hút đầu tư của Nhà nước, hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng như sản xuất xi măng, sắt thép, phân bón, hoá chất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử...đều là doanh nghiệp liên doanh. Các doanh nghiệp liên doanh đã góp phần vực dậy nhiều ngành công nghiệp Việt Nam bị suy thoái do mất thị trường Liên Xô (cũ) và Đông Âu tan rã, chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt nam theo hướng công nghiệp hoá, cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng cho nền kinh tế mà trước đây vẫn phải nhập khẩu. Thông qua việc cử cán bộ tham gia vào các doanh nghiệp liên doanh, Việt nam đã tiếp thu được công nghệ mới, kiến thức và kinh nghiệm quản lý của nước ngoài. Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật của Việt nam làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt và thích nghi với cơ chế thị trường. Nhiều cán bộ sau khi làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh đã được bổ nhiệm nắm giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan quản lý và doanh nghiệp Nhà Nước. 1.2 Những mặt còn tồn tại: Bên cạnh những đóng góp tích cực đối với nền kinh tế nêu trên, đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh tại Việt nam đã bộc lộ rõ những hạn chế sau: Khả năng góp vốn của các doanh nghiệp Việt Nam là rất thấp, bình quan chỉ chiếm chưa đầy 30% vốn pháp định và bằng khoảng 10% vốn đầu tư của các doanh nghiệp liên doanh, vốn góp chủ yếu bằng giá trị quyền sử dụng đất. Thông thường toàn bộ vốn vay của liên doanh do bên nước ngoài thu xếp, nhiều trường hợp lãi suất cao và điều kiện vay rất khắt khe, trở thành gánh nặng của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán quốc gia. Với cơ chế doanh nghiệp Việt nam góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, Nhà nước cho doanh nghiệpp Việt Nam nhận nợ, những khi doanh nghiệp Việt Nam chưa được chia lãi hoặc liên doanh thua lỗ thì Nhà Nước không thu được tiền thuê đất để góp vốn, trong khi đó, nếu cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thuê đất thì Nhà nước thu ngay được tiền thuê đất. Ngoài ra với cơ chế hiện nay, doanh nghiệp nào có quyền sử dụng đất thì doanh nghiệp đó có thể liên doanh với nước ngoài thậm chí ngành nghề chuyên môn không phù hợp với mục tiêu hoạt động của liên doanh. Một trong những mục tiêu liên doanh là đưa cán bộ vào tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp nhằm dảm bảo lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam, của Nhà nước, tiếp thu kinh nghiệm quản lý. Tuy nhiên, một bộ phận cán bộ trên chưa đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, phẩm chấtchính trị nên không phát huy được tác dụng đại diện cho doanh nghiệp Việt nam, hoặc là nặng về lo thu vénlợi ích cá nhân, thụ động theo sự điều hành của bên nước ngoài, thậm chí vì lợi ích riêng nên đã bỏ qua lợi ích chung của đất nước, đứng về phía lợi ích của bên nước ngoài. Các đối tác liên doanh có xu hướng khai tăng các chí phí đầu tư. Bên nước ngoài nâng giá thiết bị, máy móc góp vốn và nguyên liệu đầu vào, hạ giá đầu ra thông qua chuyển giá với công ty mẹ để thu lợi nhuận từ bên ngoài ngay từ đầu, hạch toán lỗ cho liên doanh mà bên Việt Nam trong liên doanh không có khả năng kiể soát được. Ngoài ra, bên nước ngoài có mục tiêu lâu dài là chiếm lĩnh thị phần, nên họ thực hiện chính sách khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo với chi phí lớn và giá bán thấp nhằm cạnh tranh, thậm chí chấp nhận lỗ trong những năm đầu. Bên Việt Nam trong liên doanh không đủ năng lực tài chính theo đuổi chiến lược đó nên không kiểm soát được các hoạt động này của bên nước ngoài. Trong khi đó, nước ta chưa có luật chống độc quyền, chống bán phá giá nhằm đảm bảo môi trường kinh doanh lành mạnh. Giữa các bên liên doanh nẩy sinh bất đồng hàng loạtcác vấn đề chiến lược kinh doanh, phương thức quản lý và điều hành doanh nghiệp, tài chính, quyết toán công trình. Từ đó dẫn đến tình trạng mâu thuẫn trong các liên doanh diễn ra khá phổ biến, ảnh hưởng đến việc triển khai dự án, và là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự đổ vỡ của các dự án. Những hạn chế nêu trên phát sinh từ cách nhìn nhận khác nhau về doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam. trong những năm đầu hợp tác đầu tư với nước ngoài, do quan niệm đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh có nhiều ưu thế hơn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, Nhà nước Việt Nam chủ trương hướng nhà đầu tư nước ngoài đầu tư theo hình thức doanh nghiệp liên doanh kèm theo một số chính sách ưu đãu hơn hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhưng lại ràng buộc những quy định chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ quyền lợi của các đối tác Việt Nam trong các doanh nghiệp liên doanh. Ví dụ, Luật đầu tư nước ngoài tại Viêt Nam (1996) quy định các vấn đề quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp liên doanh bao gồm: bổ nhiệm, miễn nhiệm Tổng giám đốc, Phó tổng giám đốc thứ nhất, Kế toán trưởng, sửa đổi bổ sung điều lệ doanh nghiệp, duyệt quyết toán thu chi tài chính hàng năm và quyết toán công trình, vay vốn đầu tư do Hội đồng quản trị quyết định theo nguyên tắc nhất trí giữacác thành viên Hội đồng quản trị có mặt tại cuộc họp. Tổng giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc thứ nhất phải là người của bên Việt Nam và là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Phó tổng giám đốc thứ nhất người Việt Nam có quyền hạn hầu như ngang với Tổng giám đốc của bên nước ngoài... Trong nhiều trường hợp nhà đầu tư nước ngoài còn bị áp đặt về đối tác Việt Nam (chủ yếu là doanh nghiệp Nhà Nước), tỷ lệ góp vốn, địa điểm đầu tư, chịu sự quản lý quá sâu của các bộ chuyên ngành và cơ quan quản lý cấp trên của đối tác Việt Nam vào quá trình snả xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Theo nghị định 10/1998/ NĐCP ngày 23 tháng 1 năm 1998 của Chính Phủ, một số lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân chỉ thu hút đầu tư nuớc ngoài theo hình thức liên doanh, bao gồm: -Khai thác, chế biếndầukhí, khoáng sản quý hiếm. -Xây dựng, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. -Kinh doanh xây dựng. -Vận tải hàng không, đường sắt, đường biển, vận tải hành khách công cộng, xây dựng ga hàng không. -Sản xuất xi măng, sắt thép. -Sản xuất thuốc nổ công nghiệp. -Trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm. -Du lịch lữ hành. -Văn hoá, thể thao, giải trí. Thực tế, trong nhiều lĩnh vực doanh nghiệp Việt Nam không có vốn để tham gia liên doanh, nên một thời gian triển khai dự án đã phải chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho đối tác nước ngoài để chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Tỷ lệ đổ vỡ của các dự án liên doanh khá cao. 2. Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Hình thức doanh ngh1ệp 100% vốn nước ngoài chiếm hơn 55% số dự án và khoảng 29% vốn đầu tư. Trong những năm gần đây, nhất là sau khi ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, đầu tư theo hình thức này gia tăng nhanh chóng. Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hình thức đầu tư 1988-2000. (Tính tới ngày 31 tháng 12 năm 2000) (Chỉ tính các dự án còn hiệu lực) Hình thức đầu tư Số dự án TVĐT Vốn pháp định Vốn thực hiện BOT 4 415.125.000 140.030.000 37.112.500 Hợp đồng hợp tác kinh doanh 130 3.789.394.746 3.192.672.560 2.653.655.547 100% vốn nước ngoài 1459 10.669504.330 4.687.507.991 5.284.834.802 Liên doanh 1035 21.417.003.561 8.272.209.327 9.740.363.765 Tổng số 2628 36.291.027.637 16.283.419.878 17.715.966.614 Nguồn: Vụ QLDA- Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tính đến hết năm 2000 có 1459 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được cấp phép theo hình thức đầu tư doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, với tổng vốn đăng ký hơn 10,6 tỷ USD, trong đó số vốn đã thực hiện đạt hơn 5,2 tỷ USD, đã tạo ra khoảng 200000 việc làm. Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu như dệt may, giầy dép. Phần lớn các doanh nghiệp này nằm trong các khu công nghiệp và khu chế xuất. Nhìn chung tốc độ triển khai thực hiện dự án của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhanh hơn các doanh nghiệp liên doanh. Tỷ lệ các dự án thất bại thấp hơn nhiều so với các hình thức đầu tư khác. Đến hết năm 2000 chỉ có 95 dự án đầu tư theo hình thức này phải giải thể trước thời hạn, chiếm 6,5%. Đối với hình thức đầu tư doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, nhà đầu tư được chủ động hơn trong việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, trong điều hành sản xuất kinh doanh. Nhiều doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thực chất là các chi nhánh, các công ty con trong mạng lưới kinh doanh toàn cầu của các công ty đa quốc gia, nên có nhiều thuận lợi trong tiếp cận với thị trường thế giới. Nhiều tập đoàn có chiến lược địa phương hoá nhân viên quản lý để tiết kiệm chi phí. Ngoài một số ít vị trí do phía nước ngoài nắm giữ, họ có chủ trương đào tạo, sử dụng người Việt Nam quản lý, điều hành doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp 100% vốn nước ngoàiđã chuyển dần cho người Việt Nam quản lý toàn bộ hoạt động. Như vậy, đầu tư theo hình thức 100% vốn nước ngoài vẫn tạo điều kiện cho việc thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý, giải quyết việc làm cho người lao động, tiếp cận thị trường thế giới. Tuy nhiên, vì toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh do nhà đầu tư nước ngoài chi phối, nên cần có các quy định ngăn ngừa họ gian lận thương mại, cạnh tranh không lành mạnh, chèn ép các doanh nghiệp trong nước... Gần đây, nhiều nhà đầu tư nước ngoài và nhiều tổ chức quốc tế đã yêu cầu Việt Nam thu hẹp lĩnh vực cấm đối với hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài và tự do hoá về mặt nguyên tắc đối với loại hình doanh nghiệp này tại Việt Nam. Hạn chế của hình thức đầu tư này là làm xuât hiện tình trạnh cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước và giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nươc ngoài với nhau để tranh giành thị truờng, có nguy cơ dẫn đến độc quyền. 3. Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh: Hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở Hợp đồng hợp tác kinh doanh chủ yếu áp dụng trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và về thực chất là hình thức 100% vốn nước ngoài theo dạng hợp đồng của chia sản phẩm. Ngoài ra, hình thức này còn được áp dụng đối với các dự án viễn thông do yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng, bên nước ngoài chỉ đàu tư vốn và thiết bị, còn bên Việt Nam nắm giữ toàn quyền quản lý và điều hành dự án. Đối với hình thức này, các bên tham gia không thành lập pháp nhân mới. Bên nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và tài chính theo Luật đầu tư nước ngoài, bên Việt Nam thực hiện theo pháp luật áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước. Hiện nay, số dự án và vốn đăng ký theo hình thức đầu tư này chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số dự án và vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí và khai thác mạng bưu chính viễn thông. Tính đến hết năm 2000, chỉ có 130 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đầu tư theo hình thức hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh được cấp phép với tổng vốn đầu tư khoảng 3,78 tỷ USD, chiếm 5% trong tổng số dự án đang hoạt động và 10,44% tổng vốn đầu tư của các dự án. Hình thức đầu tư này đã góp phần tích cực vào việc phát triển, hiện đại hoá công nghệ viễn thông Việt Nam, đồng thời đã tạo điều kiện cho Việt Nam tiến hành thăm dò khai thác nguồn tài nguyên quý giá trên thềm lục địa. Những vấn đề nảy sinh khi triển khai thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đầu tư hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh hiện nay là: -Đối tác nước ngoài bị coi là không thường trú tại Việt Nam nên không có tư cách pháp nhân, do vậy, không được đăng ký đứng tên hợp đồng thuên nhà, thuê lao động địa phưong..., không được vay tiền Việt Nam, có thể vay tiền từ nước ngoài nhưng không được chuyển tiền ra nước ngoài. -Trong quá trình thực hiện dự án hợp doanh, do thời hạn dự án ngắn, phải gia hạn hợp đồng nhiều lần, làm cho nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy hình thức này không đựoc khuyến khích. III. Những khác biệt về lợi ích của các hình thức FDI mang lại: 1.So sánh trên một số chỉ tiêu định lượng: So sánh ba hình thức đầu tư theo một số chỉ tiêu định lượng: (Giai đoạn 1988-2000). stt Chỉ tiêu Đơn vị tính Liên doanh 100% vốn NN Hợp doanh Tổng 1 Số dự án cấp phép Dự án 1035 1459 130 2624 2 Tỷ lệ dự án trong tổng số % 39,44 55,6 4,96 100 3 Vốn đăng ký Tr USD 21417 10669 3789 35875 4 Tỷ lệ trong tổng vốn đăng ký % 59,7 29,74 10,56 100 5 Quy mô dự án Tr USD 20,6 7,45 29,14 13,67 6 Số dự án giải thể Dự án 502 95 54 651 7 Tỷ lệ dự án giải thể % 48,5 6,51 41,15 24,8 8 Vốn thực hiện Tr USD 9740 5285 2654 17679 9 Tỷ lệ Vốn TH/ĐK % 45,47 49,53 70,04 49,23 10 Thu hút lao động Người 135000 195000 72000 402000 11 Doanh thu luỹ kế Tr USD 14378 8512 1956 24846 12 Xuất khẩu luỹ kế Tr USD 2132 6083 246 8461 13 Tỷ lệ XK/DT % 14,82 71,46 12,57 34,05 14 Tỷ lệ DT/Vốn % 67,13 79,78 51,62 69,26 Nguồn: Vụ QLDA- Bộ Kế hoạch và Đầu tư Do hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ phát triển mạnh trong thời gian từ năm 1996 trở lại đây nên tỷ trọng vốn đầu tư đã thực hiện còn thấp hơn so với hai hình thức đầu tư kia. Tuy nhiên, dễ nhận thấy rằng hình thức này đã đạt đựoc hiệu quả kinh doanh cao hơn hẳn hình thức liên doanh và hình thức hợp tác kinh doanh, thể hiện ở chỗ: -Tỷ lệ dự án bị đổ bể trên tổng dự án được cấp phép thấp nhất trong ba hình thức đầu tư. -Thu hút nhiều lao động nhất. -Tỷ lệ xuất khẩu cao nhất. -Tỷ lệ doanh thu trên vốn cao nhất. Điều này chứng tỏ định hướng thu hút đầu tư theo hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu là hợp lý, nhằm tận dụng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam về lao động. Hình thức hợp doanh, những năm đầu chủ yếu thu hút các dự án thăm dò khai thác dầu khí, là lĩnh vực có độ rủi ro cao nên nhiều dự án đãkhông thể đi vào sản xuất kinh doanh được. Hình thức liên doanh chủ yếu thu hút đầu tư vào sản xuất hàng hoá thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên, do thị trường Việt Nam chưa lớn, sức mua hạn chế nên các liên doanh hầu hết chưa phát huy được hiệu quả kinh doanh, trong khi bên Việt Nam có tiềm lực tài chính quá yếu. Điều này tất yếu dẫ đến các liên doanh bị thua lỗ và phải chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 2.So sánh hai hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trên phương diện lợi ích của Nhà nước Việt Nam: Nếu đứng trên phương diện Nhà Nước Việt Nam đễem xét hiệu quả kinh tế xã hội của từng lợi hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thông qua các chỉ tiêu định tính về thu hút lao động, nộp thu ngân sách Nhà nước, quản lý Nhà nuớc, quản lý doanh nghiệp, đào tạo và chuyển giao công nghệ, có thể thấy Việt Nam có lợi hơn nếu cho phép đầu tư theo hình thức doang nghiệp 100% vốn nước ngoài. So sánh hai hình thức doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trên phương diện lợi ích của Nhà Nước Việt Nam Chỉ tiêu Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Lao động và việc làm - Giúp Nhà nước giải quyết tình trạng thất nghiệp tạo ra một đội ngũ lao động có tác phong công nghiệp. Tại doanh nghiệp liên doanh có tổ chức công đoàn hỗ trợ bảo vệ quyền lợi người lao động. - Giống như doanh nghiệp liên doanh Tiền thuê đất - Nếu doanh nghiệp liên doanh thuê đất thì Nhà nước thu ngay đựoc tiền thuê đất hàng năm như doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài - Nếu Bên Việt Nam (Doangh nghiệp Nhà nước) góp vốn bằng quyền sử dụng đất thì tiền thuê đất Nhà nức cho ghi nợ, không thu được ngay. Trường hợp doanh nghiệp liên doanh kinh doanh thua lỗ hoặc có lãi nhưng phần lãi Bên Việt Nam không đủ để thu được không đủ để trả tiền thuê đất thì Nhà nước thất thu một phần hoặc toàn bộ tiền thuê đất. Trường hợp doanh nghiệp liên doanh kinh doanh có lãi và phần lãi Bên Việt Nam được hưởng cao hơn tiền thuê đất ghi nợ với Nhà Nước thì bên Việt Nam mới đựoc hưởng lãi từ việc kinh doanh. - Nhà nước thu ngay được tiền thuê đất hàng năm. Thuế thu nhập doanh nghiệp - Nhà Nước chỉ thu được thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp liên doanh có lãi. - Nếu kết quả kinh doanh thực lãi tương đương với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thì Nhà Nước thu được thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài thấp hơn doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài,vì một phần lãi đã chia cho bên Việt Nam. - Về cơ bản giống doanh nghiệp liên doanh. - Cao hơn doanh nghiệp liên doanh do không pahỉ chia lãi cho bên Việt Nam. Các đóng góp khác (cơ sở hạ tầng, từ thiện...). - Bên Việt Nam cũng phải chịu một phần tương ứng với tỷ lệ góp vốn vì đóng góp này được khấu trừ khi xác nhận thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. - Chỉ có chủ đầu tư nước ngoài góp. Quản lý Nhà Nước. - Phức tạp hơn, vì có nhiều người cùng sở hữu vốn, cùng tham gia quản lý, cùng phân chia lợi nhuận và chia sẻ rủi ro. - Đơn giản hơn vì chủ sở hữu doanh nghiệp đồng nhất, tự chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý doanh nghiệp, đào tạo và chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý cho Việt Nam. - Ra quyết định chậm. Dễ phát sinh mâu thuẫn trong việc điều hành doanh nghiệp gây trở ngại cho kinh doanh. - Cán bộ quản lý doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà Nước có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại và học hỏi kinh nghiệm quản lý của nước ngoài, thúc đẩy quá trình đào tạo lại cán bộ. - Ra quyết định nhanh. Dễ quản lý hơn do ít mâu thuẫn trong nội bộ doanh nghiệp. - Người Việt Nam nói chung có điều kiện tiếp cận với công nghệ hiện đại và kinh nghiệm quản lý, thúc đẩy quá trình đào tạo cán bộ. IV. Tình hình chuyển đổi hình thức đầu tư: Tình hình chuyển đổi hình thức đầu tư của các dự án FDI: Do có những rào cản về pháp lý, việc chuyển đổi hình thức đầu tư mặc dù có xu hướng tăng dần qua các năm, nhưng không phải là mạnh, phát triển chủ yếu từ năm 1997 trở lại đây: Đến hết năm 2000 đã có 94 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 866 triệu USD được phép chuyển đổi hình thức đầu tư, cụ thể như sau: -Chuyển từ doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 73 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 810 triệu USD. -Chuyển từ HĐHTKD thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 1 dự án với tổng vốn đầu tư 1,7 triệu USD. -Chuyển từ doanh nghiệp liên doanh sang 100% vốn Việt Nam 13 dự án với vốn đầu tư 36 triệu USD. -Chuyển từ doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành doanh nghiệp liên doanh 5 doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư 15 triệu USD. -Chuyển từ hợp doanh thành liên doanh 2 dự án với vốn đầu tư 3 triệu USD. Có thể thấy rằng việc chuỷen đổi hình thức đầu tư diễn ra đối với mọi hình thức đầu tư không chỉ chuyển từ doanh nghiệp liên doanh sang 100% vốn nước ngoài như suy nghĩ chung hiện nay. Việc chuyển đổi hình thức đầu tư chủ yếu thuộc các ngành sản xuất vật chấtnhư ngành công nghiệp, nông-lâm nghiệp và ngành xây dựng, các ngnàh còn lại chỉ chiếm 1-2 dự án rất nhỏ nên không thẻ có tác động lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh chung của ngành. Phần lớn các dự án chuyển đổi hình thức đầu tư là từ doanh nghiệp liên doanh sang doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có quy mô nhỏ (các dự án dệt bình quân dưới 5 triệu USD/dự án, các dự án khác dưới 2 triệu USD), chỉ có các dự án thuộc ngành Bia, nước giải khát, hoá mỹ phẩm là có quy mô vốn đăng ký tương đối lớn. Điển hình là các dự án: -Công ty nước giải khát Coca-Cola Việt Nam (Chương Dương), vốn đầu tư đăng ký 18,52 triệu USD. -Công ty Bia Rồng Vàng, vốn đầu tư đăng ký 60 triệu USD. -Công ty Bia Foster (BGI) Tiền Giang, vốn đầu tư đăng ký 43 triệu USD. -Công ty nước ngọt Coca-Cola Non Nước Đà Nẵng, vốn đầu tư đăng ký 25 triệu USD. -Công ty Coca-Cola Ngọc Hồi (Hà Tây) có vốn đăng ký 151 triệu USD. -Công ty TNHH Colgate-Palmolive sản xuất bột giặt, kem đánh răng, hóa mỹ phẩm khác, vốn đầu tư đăng ký: 40 triệu USD. Đây là cá dự án lớn, nhậy cảm do quản cáo nhiều và tên tuổi của các bên nước ngoài như Coca-Cola đều được mọi người biết đến nên đã gây ra phản ứng trong dư luận. Tuy vậy, có thể khẳng định rằng, việc xử lý chuyển đổi hình thức đầu tư của các doanh nghiệp trên đã được xem xét kỹ, theo đúng quy định hiện hành, có sự thống nhất của các Bộ, Ngành, Địa phương có liên quan. 2. Nguyên nhân chuyển đổi doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Theo công ty tài chính quốc tế (IFC), tất cả mọi liên doanh, lúc này hay lúc khác, đều tỏ ra không hoàn toàn hài lòng về chuyện chung vốn làm ăn cho dù liên doanh đang làm ăn thuận lợi. Điểm chung là các bên thường coi trọng lợi ích của đồng vốn mình góp mà ít nghĩ đến lợi ích chung của liên doanh. Ngay cả ở Mỹ, IFC nhận thấy sau sáu năm, khoảng hơn một nửa liên doanh với nước ngoài tan vỡ với lý do này hay lý do khác. ở Việt Nam, vấn đề chuyển đổi doanh nghiệp liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều xảy ra ở các doanh nghiệp liên doanh kinh doanh kém hiệu quả, bị thua lỗ kéo dài. Đặc biệt, trong những năm 1996, 1997 sự thua lỗ của các liên doanh mà đối tác nước ngoài là các công ty đa quốc gia hùng mạnh như Coca-Cola Chương Dương, liên doanh bia BGI Tiền Giang, liên doanh mỹ phẩm P&G...đã tạo nên những phản ứng khác nhau trong dư luận và thu hút sự quan tâm xem xét của nhièu cơ quan quản lý Nhà nước. Sự thua lỗ của các liên doanh đẫ gây hậu quả nghiêm trọng: đồng vốn của phía đối tác Việt Nam mà chủ yếu là các doanh nghiệp Nàh Nước bị tiêu hao và ngân sách nhà nước phải gánh chịu. Nguyên nhân chủ yếu dẫ đến sự thau lỗ trong kinh doanh của các doanh nghiệp liên doanh trên là: -Trước hết, do năng lực tài chính hạn chế, phần vốn góp của các doanh nghiệp Việt Nam trong các liên doanh thông thường là 30% vốn pháp định. Với tỷ lệ góp vốn như vậy, bên Việt Nam không thể chi phối hoạt động của liên doanh. Vì thế trong quá trình hoạt động của liên doanh, các đối tác theo đuổi mục đích khác nhau. Bên Việt Nam lấy lợi ích kinh doanh làm mục tiêu hàng đầu nhằm bảo toàn vốn Nhà Nước. Mục tiêu lâu dài của chủ đầu tư nước ngoài lại là chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Mục tiêu trước mắt cảu họ là tạo ra sự nổi tiếng, khuyến khích người Việt Nam duàng sản phẩm của họ nên bán hàng với giá thấp, chi phí rất cao cho quản cáo. Họ xác định chịu lỗ trong mấy năm để đẩy lui các đối thủ cạnh tranh, giành giật thị trường trong nước, điển hình là các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực rượu, bia, nước giải khát, hoá mỹ phẩm. Bên Việt Nam không đủ năng lực tài chính để theo đuổi chiến lược kinh doanh này. -Xét về bản chất liên doanh là hình thức đầu tư mà các bên tham gia là đồng sở hữu đối với tài sanr của liên doanh, nhưng hai bên đối tác lại có thể theo đuổi chiến lưởciêng của mình. Điều đó tất yếu dẫn đến mâu thuẫn nội bộ khó hoà giải, làm cho việc điều hành doanh nghiệp không có hiệu quả và việc chia tay giữa các đối tác tất yếu sẽ xẩy ra. -Liên doanh thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào trình độ quản lý, điều hành của các nhà quản trị công ty. Nhìn chung cán bộ Việt Nam được cử sang làm việc trong các liên doanh với nước ngoài đều chưa qua đào tạo quản lý kinh doanh, thiếu kinh nghiệm hợp tác quốc tế. Nhiều cán bộ Việt Nam trong liên doanh với năng lực kinh doanh, trình độ ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật chưa đáp ứng nhu cầu, thiếu quyết đoán, phụ thuộc nhiều vào các cấp lãnh đạo nên đã không nắm chắc được tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì thế khi phải đối mặt với các nhà kinh doanh nước ngoài lọc lõi, cán bộ Việt Nam chưa thể hiện được vai trò là người đại diện và bảo vệ quyền lợi của đất nước, của đối tác Việt Nam và của người lao động dẫn đến hai biểu hiện: Một là, theo đuôi bên nước ngoài, đồng tình với họ trong mọi quyết định, không khống chế được chi tiêu ài chính, dẫn đến để doanh nghiệp ngày càng thua lỗ. Hai là, đấu tranh bất hợp tác với đối tác nước ngoài. Trong mọi việc của liên doanh đều muốn có vai trò quyết định nên không dễ dàng thống nhất với bên nước ngoài, dẫn đến làm mất cơ hội kinh doanh, chưa kể đến các trường hợp mâu thuẫn giữa các bên kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoàn cảnh đó, nguyên tắc nhất trí trong Hội đồng quản trị là một trở ngại lớn, làm cho các nhà đầu tư nước ngoài không muốn liên doanh với Việt Nam. -Dự báo sai nhu cầu thị trường do nước sở tại chưa có quy hoạch tổng thể phát triển ngành, vùng lãnh thổ hoặc quy hoạch thiếu chính xác, dẫn đến việc liên doanh với nước ngoài không đạt được hiệu quả mong muốn của các bên. Điển hình là các doanh nghiệp liên doanh sản xuất ô tô chỉ huy động được 10% công suất, các doanh nghiệp khách sạn du lịch chỉ huy động được 30-40% công suất sử dụng phòng, các dự án sản xuất bê tông tươi hầu hết phải ngừng sản xuất do khả năng cung vượt quá cao so với nhu cầu thị trường. Bên cạnh đó, tình trạng hàng nhái, hàng giả, nhập lậu còn khá phổ biến (đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng như đường ăn, mì chính, đồ điện-điện tử gia dụng, hàng dệt may...) đang làm cho nhiều doanh nghiệp điêu đứng vì không tiêu thụ được sản phẩm. -Chi phí sản xuất của nhiều doanh nghiệp liên doanh chưa hợp lý. Chi phí trước sản xuất của các doanh nghiệp này hầu hết đều vượt dự toán của chủ đầu tư, như chí phí đền bù giải phóng mặt bằng, chi phí xin các loại giấy phép kinh doanh, chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực, chi phí chuyên gia... Việc giải quyết thủ tục đất đai, xây dựng chậm là một nguyên nhân quan trọng làm tăng chi phí do dự án không được đưa vào sản xuất kinh doanh đúng tiến độ, trong khi làm tăng các khoản chi phí về lãi vay, trả lương cho cán bộ, chuyên gia... Việc tăng chi phí đầu tư vượt quá mức cho phép làm dự án hoạt động không có hiệu quả, nhất là trong điều kiện thị trường bão hoà với một số sản phẩm. -Trong thực tế có tình trạng đối tác nước ngoài khai tăng giá thiết bị góp vốn vào liên doanh. Năm 1995 Uỷ ban Nhà Nước về hợp tác đầu tư (SCCI) đã thuê công ty SGS (Societe General de Surveilance) giám định lại giá trị máy móc thiết bị của 14 doanh nghiệp liên doanh và phát hiện 6 doanh nghiệp ttrong số trên đã khai vống giá trị thiết bị. Chênh lệch giá thiết bị ở một số liên doanh (Tr USD): STT Liên doanh Đối tác nước ngoài Giá thực tế Giá giám định Chênh lệch 1 Khách sạn Thăng Long Hongkong 4,340 2,997 1,343 2 XN ô tô Hoà Bình Philippines 5,820 4,210 1,610 3 Công ty bia BGI Tiền Giang Pháp 28,460 19,360 9,100 4 Công ty Saigon Vewong Đài Loan 1,009 0,650 0,359 5 Khách sạn Hà Nội Đài Loan 3,278 3,010 0,268 6 Công ty dệt Sài Gòn- Jubo Đài Loan 3,497 3,004 0,493 Nguồn: Việt Nam Đầu tư nước ngoài số 119 ra ngày 18/7/1995. -ở một số liên doanh, bên nước ngoài (công ty mẹ) trực tiếp cung ứng nguyên liệu đầu vào và bao tiêu sản phẩm. Việc này có thể dẫn đến tình trạng nâng giá đầu vào và hại giá đầu ra gây thua lỗ, trong khi bên Việt Nam tham gia liên doanh không thể khống chế được, đồng thời Nhà Nước cũng không thể can thiệp vì không có đủ sơ sở để xác đinh giá nguyên liệu đầu vào. Ví dụ: Phân tích kết cấu chi phí của Công ty liên doanh Coca-Cola Chương Dương năm 1996 để xác định nguyên nhân lỗ của công ty này: Kết quả kinh doanh của Coca-Cola Chương Dương 1996. (Do công ty kiểm toán Ernst & Young lập) Đv tính: 1000 VNĐ Tổng doanh thu bán hàng: 239.761.715. Chiết khấu hoa hồng : 1.224.487. Tổng doanh thu : 238.537.228. Tổng chi phí : 266.375.982. Lỗ : 27.838.982. Kết cấu chi phí Loại chi phí Số tiền % so với doanh thu % so với tổng chi phí Tiền lương Khấu hao TSCĐ Nguyên vật liệu Thuế doanh thu Lãi vay ngân hàng Chi phí khác Trong đó: Chi phí tiếp thị: Chi bán hàng: Chi QLHC: Cộng: 10.679.268 8.397.586 160.204.461 18.013.878 2.749.856 66.330.933 27.581.873 22.570.142 10.368.447 266.375.982 4,45 3,50 66,82 7,51 1,15 27,77 11,61 9,41 4,33 111,20 4,01 3,15 60,14 6,76 1,03 24,91 10,45 8,47 3,90 100,00 Nguyên nhân lỗ của liên doanh này là: -Chi phí nguyên liệu chiếm tới 60,14% trong tổng chi phí và 66,82% trong tổng doanh thu là quá lớn và không hợp lý đối với ngành sản xuất nước giải khát. Không tính chi phí tiếp thị thì liên doanh này đã lỗ chứng tỏ có tình trạng nâng giá nguyên liệu đầu vào cao hơn so với giá thực tế để hưởng chênh lệch giá. -Chi phí tiếp thị chiếm tỷ trọng khá cao (10,45% trong tổng chi phí 11,61% trong tổng doanh thu. Điều này có nghĩa là, để đảm bảo mục tiêu của công ty mẹ, phía đối tác nước ngoài trong liên doanh chấp nhận thua lỗ để laọi trừ đối thủ cạnh tranh. Điều đáng nói là khi liên doanh bị thua lỗ, đối tác nước ngoài thường yêu cầu tăng vốn để mở rộng quy mô, tăng khả năng cạnh tranh, nhưng phía Việt Nam thường không có khả năng đáp ứng, do đó, phải lựa chọn một trong các giải pháp tình thế: hoặc mua lại cổ phần của đối tác nước ngoài để chuyển thành doanh nghiệp Việt Nam, hoặc chấp nhận chuyển nhượng hết cổ phần cho đối tác nước ngoài, hoặc chấp nhận giảm tỷ lệ vốn góp trong liên doanh. Trong các giải pháp trên, bên Việt Nam thường chỉ có thể chọn giải pháp htứ hai và thứ ba. Cần lưu ý rằng, nếu chọn giải pháp thứ ba cuãng có nghĩa là đối tác Việt Nam phải tiếp tục chấp nhận thua lỗ, để đồng vốn của mình tiếp tục bị tiêu hao và chấp nhận giảm quyền lực trong liên doanh. Vì thế, thời gian qua, nhà nước Việt Nam đã phải cho phép hàng loạt doanh nghiệp liên doanh chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. 3. Tình hình các doanh nghiệp sau khi chuyển đổi: Theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, hầu hết các liên doanh sau khi chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đều tiếp tục triển khai dự án, ổn định sản xuất kinh doanh, duy trì được việc làm cho nguời lao động. Mặc dù liên doanh bị thua lỗ, khi rút khỏi liên doanh bên Việt Nam vẫn bảo toàn được vốn, do phía nước ngoài chịu toàn bộ lỗ của liên doanh, trả hộ tiền thuê đất mà bên Việt Nam đã ghi nợ với Nhà Nước khi góp vốn liên doanh, thậm chí có doanh nghiệp bên nước ngoài còn hỗ trợ thêm cho bên Việt Nam khắc phục những khó khăn trước mắt để ổn định sản xuất. Ví dụ, Công ty nước ngọt Coca-Cola Chương Dương, bên nước ngoài đã thanh toán cho bên Việt Nam 2,6 triệu USD, không kể tiền thuê đất, đồng thời bên Việt Nam còn đựoc tiếp tục gia công nút chai cho doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong 10 Năm được làm tổng đại lý và cho thuê hệ thống phân phối. Mặc dù các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyển từ doanh nghiệp liên doanh nhưng doanh số của nhiều doanh nghiệp đã tăng khá nhiều so với trước khi chuyển đổi, việc làm của hàng chục nghìn lao động đựoc đảm bảo. Ví dụ Công ty bia FOSTER Đà Nẵng (Trước đay là công ty bia BGI Đà Nẵng) sau khi chuyển đổi tiếp tục tăng trưởng với tốc độ 60% một năm và đang chiếm lĩnh thị trưòng Đà Nẵng và khu vực Miền Trung... Thực tế cho thấy, chỉ các doanh nghiệp mà chủ đầu tư nứoc ngoài có tiềm lực tài chính mạnh và trình độ quản lya cao khi chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam mới duy trì được mục tiêu của dự án và đảm bảo được quyề lợi cho các bên, của Nhà nước Việt Nam và của người lao động. Nếu chủ đầu tư nước ngoài là các công ty nhỏ, chưa có thị truờng, tiềm lực tài chính yếu thì việc chuyển đổi hình thức đầu tư cũng không mang lại hiệu quả. Điển hình như một vài trường hợp dưới đây: -Công ty liên doanh Daly Thuỷ tinh (Liên doanh giữa đối tác Việt Nam với đối tác Latvia vẫn gặp khó khăn về tài chính và thị trường tiêu thụ sản phẩm nên đã phải giải thể trước thời hạn. -Công ty liên doanh rượu Sampanh Việt-Nga, vốn đầu tư 10 triệu USD, vốn pháp định 6 triệu USD, sau khi chuyển thành doanh nghiệp 100% vốn Liên Bang Nga đã triển khia xây dựng xong nhà máy, song do gặp khó khăn về tài chính chủ đầu tư Nga lại phải chuyển nhượng bớt 20% cổ phần cho doanh nghiệp Việt Nam và trở lại hình thức doanh nghiệp liên doanh. Như vậy là, các dự án đàu tư trực tiếp nước ngoài dù dưới hình thức nào cũng có tác động tích cực, có đóng góp vào quá trình tăng trưởng và phát triẻn kinh tế xã hội của Việt Nam. Thời gian qua hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đã thể hiện rõ một số ưu thế trên một số mặt, đặc biệt là hiệu quả kinh tế cho cả chủ đầu tư và nước sở tại. Đứng về phía chủ đầu tư nước ngoài, hình thứuc doanh ngiệp 100% vốn nươc ngoài tại Việt Nam được ưa chuộng hơn và dễ thành công hơn so với hai hình thức còn lại. Chương III Một số giải pháp và kiến nghị I-/ Những triển vọng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới Để phát huy những thành quả đã đạt được của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, chúng ta đã phấn đấu đến năm 20... sẽ thu hút được khoảng triệu USD trong đó triệu USD là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm %. Nhưng như chúng ta biết thì đặc điểm hoạt động đầu tư nước ngoài không chỉ phụ thuộc vào các nỗ lực chủ quan của nước sở tại mà còn phụ thuộc rất lớn vào những điều kiện khách quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực. Trong những năm qua bằng sự cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thoáng, Việt Nam đã thu được rất nhiều thành quả trong thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng cuối năm 1997 đầu năm 1998 do tác động mạnh của khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực mà nhịp độ vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm mạnh. Như ta đã biết những đối tác chủ yếu của Việt Nam trong đầu tư nước ngoài là những nước trong khu vực. Cuộc khủng hoảng xảy ra đã và đang tác động mạnh đến các nước này, làm cho sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của họ bị xáo trộn và giảm mạnh. Chính vì vậy, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới có thể có những nét sau: Thứ nhất, Đầu tư của các nước Châu á vào Việt Nam bị hạn chế bởi những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước ASEAN gặp nhiều khó khăn tại chính quốc gia họ, dẫn đến các nhà đầu tư của những nước này phải tạm dừng hoạt động hoặc làm ăn cầm chừng hoặc xin rút giấy phép đầu tư. Một điều chắc chắn xảy ra là trong những năm tới số dự án mới sẽ giảm hẳn. Thứ hai, Hiện nay các nước trong khu vực đang trong tình trạng phục hồi nền kinh tế dẫn đến họ sẽ áp dụng nhiều biện pháp ưu đãi mạnh để thu hút vốn đầu tư. Chính điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam do phải cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực. Bởi Việt Nam có rất nhiều điểm tương đồng về lợi thế và điều kiện so với những nước như: Trung Quốc hoặc những nước trong khu vực Đông Nam á. Một yếu tố khác có thể tác động không nhỏ đến việc giảm sút đầu tư vào Việt Nam. Đó chính là dư âm của khủng hoảng sẽ làm cho các chủ đầu tư của Mỹ và Châu Âu dừng hoạt động lại để đánh giá xem xét tình hình đầu tư lâu dài. Do khủng hoảng mà một số nhà đầu tư đánh giá khu vực này chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro... Do đó mà trong những năm tới đầu tư vào Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn chung này. Ngoài các yếu tố kể trên, việc Việt Nam gia nhập APEC (tháng 11 năm 1998) và khu vực mậu dịch tự do AFTA với sự cắt giảm thuế quan vào năm 2006 sẽ làm cho hàng hoá của các nước trong khối thâm nhập và cạnh tranh gay gắt với nhau hơn. Nếu như Việt Nam không có một môi trường đầu tư có hiệu quả thì sẽ dẫn đến các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư tại những nơi khác thuận lợi hơn rồi chuyển hàng vào tiêu thụ tại thị trường nước ta. Trên đây là những yếu tố mang tính chất khách quan tác động vào hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thời gian tới. Bên cạnh đó, các yếu tố như cơ cấu đầu tư của Việt Nam chưa hợp lý điển hình là những đối tác mạnh trên thế giới có vị thế chưa xứng đáng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam lĩnh vực sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam chưa hợp lý dẫn đến nhiều ngành còn nhỏ lẻ. Hình thức đầu tư chưa thực sự đa dạng... Như vậy là trong những năm tới đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thuận lợi thì ít mà khó khăn thì quá nhiều. Đặt ra yêu cầu là Việt Nam cần phải có những biện pháp về cả tầm vĩ mô cũng như vi mô để ngày càng cải thiện môi trường để thu hút có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong những năm tới. II-/ Một số giải pháp chủ yếu để sử dụng và thu hút có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian tới. 1-/ Những giải pháp ở tầm vĩ mô - cấp Nhà nước. a-/ Môi trường pháp luật và thủ tục hành chính. Nhiều nhà kinh tế và nhà quản lý cho rằng việc cải thiện môi trường pháp luật và thủ tục hành chính là biện pháp mang tính “nội lực” nhất. Bởi lẽ việc cải cách luật pháp và thủ tục phụ thuộc chủ yếu vào “chất xám” cũng như hệ thống quản lý của chúng ta. Những biện pháp này đòi hỏi vừa mang tính lâu dài song cũng cần tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc trước mắt nhất là khâu thủ tục. Trong thời gian tới chúng ta cần tiếp tục xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ rõ ràng vừa mang tính ổn định, vừa mang tính linh hoạt trong thời gian dài để nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư cả trong nước cũng như nước ngoài như bổ sung các loại luật mới như luật về cạnh tranh, bảo hiểm, thị trường chứng khoán... tạo môi trường bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Như vậy chúng ta cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thủ tục cấp giấy phép đầu tư để tránh phiền hà, nhũng nhiễu, tạo khó khăn cho nhà đầu tư. Tạo chủ trương “một cửa, một dấu” chứ không phải là “một cửa, nhiều khoá” để làm ăn quan niêu tham nhũng. Thêm vào đó thì cần thiết phải xoá bỏ các ràng buộc các nhà đầu tư phải xác định rõ một địa điểm đầu tư nhất định ngay từ đầu, mà cứ xét duyệt dự án sau đó để nhà đầu tư tự tìm địa điểm xây dựng, triển khai và báo cáo lại, chúng ta chỉ nên cần báo cáo lại chứ không nhất thiết là phải phê duyệt lại mỗi khi dự án có thay đổi. Như phân tích ở trên việc liên doanh của Việt Nam lại chủ yếu với doanh nghiệp nước ngoài và có phân biệt đối xử với khu vực tư nhân, do đó cần thiết phải có sự xoá bỏ những ràng buộc khó khăn này và tiến tới cho phép các khu vực kinh tế được bình đẳng khi tham gia liên doanh, làm ăn với nước ngoài/ b-/ Về mặt tài chính Để thu hút nhanh chóng và sử dụng có hiệu quả cả vốn trong nước và vốn nước ngoài thì một điều cần thiết là phải tạo ra được một thị trường vốn ổn định, một hệ thống ngân hàng hoàn chỉnh. Muốn vậy, Nhà nước phải nhanh chóng tạo được thị trường chứng khoán, lành mạnh hoá hệ thống tài chính góp phần chu chuyển vốn từ nước ngoài vào trong nước và ngược lại được thuận tiện. Như vậy, Nhà nước cần phải soạn thảo và đưa ra luật cho thị trường chứng khoán, đào tạo con người có đủ khả năng và trình độ hoạt động tốt trên thị trường và hệ thống tài chính, nhanh chóng có biện pháp đẩy nhanh cổ phần hoá các doanh nghiệp. Ngoài ra chúng ta không nên để hình thức đầu tư của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoạt động trên cơ sở một công ty trách nhiệm hữu hạn mà nên để các công ty này theo hình thức công ty cổ phần thì như vậy vừa tạo điều kiện tốt cho thị trường chứng khoán ra đời, vừa tăng thêm vốn bổ sung của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư nước ngoài khác khi tham gia đóng góp cổ phần. Về mặt tài chính chúng ta cần có biện pháp để các nhà đầu tư tiếp cận một cách dễ dàng với nguồn ngoại hối hơn vì ngoại hối chính là dòng máu nuôi sống hoạt động đầu tư mà một khi khó khăn trong việc tiếp cận sẽ làm cho dự án không thể hoạt động trong thời gian lâu dài được. Thêm vào đó là cần phải xoá bỏ những quy định về việc trả lương cho lao động Việt Nam bằng ngoại tệ điều đó sẽ làm cho nhà đầu tư giảm được chi phí, khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề sử dụng nhiều lao động. Từ khủng hoảng kinh tế khu vực đã cho ta thấy cần phải thực hiện một chính sách về tỷ giá hối đoái sao cho linh hoạt có hiệu quả. Bên cạnh đó, việc thực hiện và điều chỉnh cán cân thanh toán cũng cần đặt ra cho chúng ta phải hạn chế nhập khẩu tăng cường xuất khẩu. Như chương II ta đã đề cập, các nhà đầu tư vẫn phàn nàn về chi phí kinh doanh ở Việt Nam cao, tiến độ hoạt động trong khu công nghiệp - khu chế xuất còn quá thấp. Do vậy, Nhà nước nên xem xét và giải quyết những thắc mắc của nhà đầu tư. Thêm vào đó, Nhà nước nên giảm một số lệ phí cũng như tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển, để tăng việc sử dụng diện tích trong các khu công nghiệp - khu chế xuất để giảm giá thành sản phẩm cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, tránh tình trạng lỗ nặng như hiện nay. c-/ Hoàn thiện hơn các loại hình dịch vụ tư vấn đầu tư. Theo kinh nghiệm của một số nước trong khu vực như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... về các dịch vụ tư vấn đầu tư thiết nghĩ chúng ta ngày càng hoàn thiện các loại hình dịch vụ này để tham gia tư vấn cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như trong nước biết các thông tin về đầu tư như: lĩnh vực nào Nhà nước cho phép đầu tư, lĩnh vực nào hạn chế và lĩnh vực nào không cho phép đầu tư. Ngoài ra, còn cung cấp cho các nhà đầu tư biết hiện tại lĩnh vực nào đang có lợi nhuận, hoặc các thông tin khác về tài chính, thuế, phí,... kinh nghiệm cho thấy các loại hình dịch vụ này ở các nước làm ăn rất có hiệu quả, thúc đẩy hoạt động thu hút đầu tư, cũng như hiệu quả của những đồng vốn bỏ ra. Bên cạnh việc cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư thì dịch vụ tư vấn cần được tổ chức để tăng cường phục vụ thông tin cho các bên hợp doanh cho Nhà nước để từ đó giảm tối thiểu mức thiệt hại do việc nâng giá nguyên liệu đầu vào, nâng giá công nghệ hoặc nâng giá đất... làm được như vậy sẽ tránh được phần nào tình trạng “lỗ giả, lãi thật” hiện nay của các doanh nghiệp liên doanh. d-/ Những giải pháp khác trong tầm vĩ mô. Như ta đã biết là có rất nhiều doanh nghiệp liên doanh bị thua lỗ nặng, hoạt động theo kiểu hợp doanh không có hiệu quả. Vì thế, Nhà nước nên cho phép các doanh nghiệp này chuyển sang thành các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để tránh hai bên “ghìm” nhau dẫn đến vốn đầu tư vào không hiệu quả. Ngày nay, cơ sở hạ tầng của Việt Nam bị đánh giá là tồi tàn, yếu kém. Một số nơi cơ sở hạ tầng được nâng cấp thì sinh ra quá nhiều khoản phí dẫn đến các nhà đầu tư cảm thấy “nản lòng” không muốn đầu tư. Việc đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng là cần thiết cho hoạt động thu hút đầu tư nhưng lại đòi hỏi một lượng vốn lớn mà chỉ có Nhà nước mới làm được. Do đó, Nhà nước cần phải tập trung xây dựng và tăng cường việc cho phép bên nước ngoài sử dụng các hình thức BOT, BTO, BT... để ngày càng hoàn thiện và xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng mới giúp ích cho hoạt động thu hút đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Nhà nước cần tổ chức thêm nhiều loại hình đào tạo khác để có khả năng đào tạo được một đội ngũ cán bộ có trình độ cao, có đạo đức kinh doanh cử vào các doanh nghiệp để tham gia liên doanh với đối tác nước ngoài chứ, không thể mang tiêu thức giỏi ngoại ngữ, thông thạo vi tính làm tiêu chuẩn chính để chọn cán bộ, có làm được như vậy thì mới tránh được tình trạng thua lỗ triền miên trong liên doanh hoặc cán bộ ăn hối lộ để phía Việt Nam luôn chịu thiệt, liên doanh luôn lỗ mà đối tác nước ngoài thì vẫn có lãi. Bên cạnh những giải pháp trên thì Nhà nước nên tìm cách để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng khác mang tính chất xã hội như tệ nạn tham ô, tham nhũng cửa quyền của cán bộ Nhà nước hiện nay. Tóm lại, trên bình diện quan sát ở tầm vĩ mô thì hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam còn rất nhiều tồn đọng cần thiết phải có sự thay đỏi, cải tổ của Đảng và Nhà nước. Nhưng bên cạnh sự nỗ lực của Nhà nước thì các doanh nghiệp cần phải làm gì để thu hút và sử dụng có hiệu quả đầu tư trực tiếp nước ngoài thời gian tới ? 2-/ Những giải pháp tầm vi mô - cấp doanh nghiệp Việc thu hút đầu tư và hiệu quả đầu tư còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng của các doanh nghiệp cũng như hiệu quả của từng dự án cụ thể. Như đã đề cập ở trên sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam là nguyên nhân giảm hiệu quả đầu tư cũng như hạn chế vai trò của phía Việt Nam trong hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, từng doanh nghiệp cần có những giải pháp riêng ở tầm vi mô. Một vấn đề cấp thiết là làm thế nào để tăng tiềm lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Cho đến nay, trong quá trình cải cách chúng ta đã chú ý đến vấn đề này, tuy vậy vẫn còn không ít những khó khăn đặt ra như: chủ trương thành lập các tổng công ty để tăng tiềm lực thực tế của doanh nghiệp Việt Nam nhưng rõ ràng tổng công ty không phải là một phương thức mầu nhiệm. Bởi lẽ đó mới chỉ là sự tập hợp lại của một hệ thống doanh nghiệp Nhà nước có vốn chưa phải là mạnh, mà vốn này chủ yếu do Nhà nước “rót” xuống cho nên thành lập tổng công ty theo kiểu “tập đoàn” như hiện nay không thể có kết quả tốt mà không sớm thì muộn nó sẽ trở thành một “ung nhọt” cho nền kinh tế, bởi sự thành lập của nó đã chứa đựng quá nhiều “mầm bệnh” như phân tích ở trên. Theo kinh nghiệm của một số nước Châu á như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông... thì giải pháp thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ là phù hợp với thực tế và hoàn cảnh của nền kinh tế hơn là xây dựng các “tập đoàn” lớn như của Hàn Quốc hoặc nếu muốn tạo ra các doanh nghiệp có tiềm lực lớn thì nó phải được xây dựng trên cơ sở khách quan như việc sáp nhập các công ty phát hành cổ phiếu, các doanh nghiệp Nhà nước cần được cổ phần hoá... Ngoài ra các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch kinh doanh dài hạn tránh tình trạng làm ăn theo kiểu “chụp giựt”. Các doanh nghiệp cần thiết phải xác định rõ lợi thế của mình khi tham gia vào thị trường cả trong nước cũng như nước ngoài. Chính vì vậy, yêu cầu đặt ra cho các doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động xâm nhập các thị trường mới có tiềm năng. Việc thua lỗ của các doanh nghiệp liên doanh không chỉ do một số ý đồ chủ quan của phía đối tác mà vấn đề quản lý của phía Việt Nam cũng cần phải xem xét lại do đó các doanh nghiệp cần phải tăng cường quản lý từ khâu đầu vào cũng như đầu ra để ngày càng sử dụng có hiệu quả vốn bỏ ra trong liên doanh. Bên cạnh đó, chúng ta phải có các biện pháp kiểm tra, giám sát thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh và có những mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý tầm vĩ mô để có đủ thông tin về biến động trên thị trường thế giới để nhanh chóng có các biện pháp thích nghi. Về vấn đề đội ngũ lao động thì không chỉ ở tầm vĩ mô mà ngay cả ở tầm vi các doanh nghiệp cũng cần có những kế hoạch đào tạo lao động phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình, thường xuyên theo dõi và đôn đốc người lao động tự học hỏi, tự nâng cao tay nghề. Trên đây là một số những giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian tới cả ở tầm vi mô và vĩ mô đặt ra cho Đảng và Nhà nước, các Bộ, các ngành nói chung và các doanh nghiệp nói riêng phải có những giải pháp tốt, phù hợp làm cho đầu tư trực tiếp nước ngoài là một nguồn vốn chủ yếu tạo tăng trưởng cho nền kinh tế Việt Nam vững mạnh trên con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa trong thiên niên kỷ mới. kết luận Xu thế toàn cầu nền kinh tế thế giới đặt tất cả các quốc gia trước những cơ hội và thách thức to lớn. Trong xu thế đó, đầu tư nước ngoài là một tất yếu và là điều kiện về vốn công nghệ cho sự hội nhập và phát triển của các quốc gia. Tuy thời gian qua, Việt Nam đã có những thành tựu nhất định nhưng chúng ta không phải không còn những khó khăn trong việc tạo lập và tạo dựng một nguồn đầu tư hiệu quả. Chính vì vậy, trước ngưỡng cửa của thế kỷ 21, Việt Nam cần tiếp tục đổi mới toàn diện, tập trung nguồn lực và tranh thủ các cơ hội để hoà nhập và phát triển kinh tế. Thúc đẩy đầu tư nước ngoài trong thời kỳ tới tạo điều kiện cho đầu tư trong nước và nâng cao tiềm lực nền kinh tế là thực hiện mục tiêu của Việt Nam trong thế kỷ tới. Với mục tiêu góp phần nhỏ của mình trong sự phát triển chung của đất nước. Trong chuyên đề này em xin đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nhưng do còn hạn chế về kiến thức và thời gian nên không tránh khỏi các sai lầm và thiếu sót, em rất mong có sự đóng góp của thầy cô để những lần viết sau được hoàn thành tốt hơn. Tài liệu tham khảo 1-/ Giáo trình kinh tế quốc tế - ĐH KTQD - 1998 2-/ Việt Nam một số vấn đề kinh tế (29-7-1999) - Cơ sở thảo luận của Chính phủ Việt Nam và quỹ IMF. 3-/ Văn kiện đại hội VIII 4-/ Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - 1996 5-/ Một số báo cáo của ngân hàng Nhà nước và Bộ KH và Đầu tư trình Chính phủ - 1999. 6-/ Tạp chí kinh tế Việt Nam và thế giới 1998 - 1999 7-/ Các tạp chí và báo: kinh tế phát triển, nghiên cứu kinh tế đầu tư, thời báo kinh tế, dự báo, ngân hàng - 1997 - 1998. 8-/ Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế Lê Văn Châu - NXB Chính trị quốc gia - 1995. 9-/ Giáo trình quản trị dự án đầu tư quốc tế và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài - ĐH KTQD - 1998.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docB0043.doc
Tài liệu liên quan